Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Vụ bắn súng ở Thái Bình - hay là quả bom Đoàn Văn Vươn thứ 2 ?! - Tức nước vỡ bờ

Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất?


Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 11/09 tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình.

Ít nhất hai người chết trong vụ một người dân bắn năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình, theo truyền thông trong nước.

Báo Nhân Dân mô tả điều họ gọi là UBND tỉnh Thái Bình thông tin cho báo này rằng "sau khi gây án, đối tượng Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đã trốn về quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) và dùng súng tự sát".

Báo này cho hay một nạn nhân là phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình "đã tử vong khi đang được cấp cứu tại Hà Nội".

Trước đó công an tỉnh Thái Bình xác nhận với BBC tiếng Việt “đã nắm được tên tuổi” nghi phạm nổ súng vào năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an Tỉnh Thái Bình, cho biết vụ nổ súng xảy ra tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố, có văn phòng nằm trong Ủy ban Nhân dân tỉnh.

“Chúng tôi đang tập trung làm việc qua đêm cho vụ án này, tên tuổi của nghi phạm thì đã xác định được rồi”, ông Tuyết nói vào tối ngày 11/09/2013.
"Chính quyền nên xem lại mình, sao dân lại có hành động như vậy?"
Manh Ta, facebook.com/BBCVietnamese
Ông Nguyễn Hải Trường - Chánh văn phòng UBND Thành phố Thái Bình, Người phát ngôn của UBND Thành phố Thái Bình, được trang web Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh dẫn lời nói "Khoảng 14h ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình có một đối tượng từ bên ngoài vào bắn người, gây trọng thương và bỏ trốn khỏi hiện trường.

"Ngay sau vụ việc xảy ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình tổ chức cấp cứu người bị hại, báo cáo kịp thời Công an Thành phố và tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường vụ án".

'Bắn vào đầu'

5 cán bộ Trung tâm Quỹ đất bị bắn

  • Vũ Ngọc Dũng, sinh năm 1962 - Phó giám đốc, bị bắn vào đầu (đã chết)
  • Phạm Thị Lan Anh, sinh năm 1977 - Phó giám đốc, bị bắn sượt qua mang tai phải.
  • Nguyễn Thanh Dương, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào mắt phải.
  • Vũ Công Cương, sinh năm 1990 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
  • Bùi Đức Xuân, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
  • Nguồn: Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình

Trang web này mô tả nghi phạm là Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình.

"Đối tượng gây án đã đến tìm gặp anh Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố và đã dùng súng bắn anh Dũng và những người khác".

"Loại súng bước đầu được xác định là súng Colt quay kiểu Trung Quốc bắn đạn chì", trang tin cho biết thêm.

Báo Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.

“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.
"Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh"
Huy Đức, www.facebook.com/Osinhuyduc
Trước đó hai trong số năm người được mô tả là bị thương rất nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội trong khi những người còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng".

"Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh".

Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó phải thành lập tổ công tác để giải quyết tình hình mất ổn định trong tỉnh.

Quý vị có thông tin gì về vụ việc có thể gửi về cho chúng tôi tại vietnamese@bbc.co.uk, hoặc tham gia diễn đàn trên Facebook.
(BBC)
 

Vác súng vào UBND TP.Thái Bình bắn thẳng 4 cán bộ

Sự việc xảy ra vào chiều ngày 11/9, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố (nằm trong UBND TP. Thái Bình, địa chỉ 1 phố Trần Phú, TP Thái Bình).
Theo nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại, hung thủ là đàn ông, độ tuổi khoảng 30, bất ngờ mở của bước vào phòng làm việc của Trung tâm Phát tiển Quỹ đất Thành phố.
Lúc đó tại đây có 6 người đang ngồi làm việc trong phòng.

Khi nhìn thấy mọi người đang ngồi trong phòng, chẳng nói chẳng rằng, người này nhằm thẳng những người đang có mặt  bắn trọng thương 4 người rồi nhanh chóng bỏ đi khỏi hiện trường.
Hiện trường nơi 4 cán bộ UBND TP. Thái Bình bị bắn.
Hiện trường nơi 4 cán bộ UBND TP. Thái Bình bị bắn.

"Thời điểm xảy ra vụ việc là gần 14 giờ chiều. Lúc đó, do UBND TP tổ chức cuộc họp nghe báo cáo dự thảo quy chế Quy hoạch Kiến trúc TP nên lãnh đạo Văn phòng UBND và các phòng ban khác đều đi họp.
Đúng 14h, rất nhiều người trong UBND TP nghe thấy tiếng nổ “bụp, bụp” rồi nghe thấy tiếng kêu la, huyên náo tại khu vực tầng 1, nơi đặt trụ sở Trung tâm Phát triên Quỹ đất Thành phố", một nhân chứng giọng còn hoảng hốt nói.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.

Danh tính những nạn nhân bị thương được xác định là Vũ Ngọc Dũng (phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố - Đội Giải phóng mặt bằng), ba người còn lại là ông Vũ Công Cương, ông Nguyễn Thanh Dương và ông Bùi Đức Xuân, hiện 3 người này cũng đều là nhân viên của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố.

Ngay lập tức, cả bốn người đều được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Sau đó, 2 người bị thương tích nặng nhất là Vũ Ngọc Dũng và Nguyễn Thanh Dương đã được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội.
Bên ngoài công tác an ninh, phong tỏa được triển khai gấp rút.
Bên ngoài công tác an ninh, phong tỏa được triển khai gấp rút.

Trao đổi với PV báo Đất Việt vào 19h ngày 11/9, ông Nguyễn Đình Trung - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã xác nhận sự việc.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chuyên mâu thuẫn giải phóng mặt bằng. Cách đây khoảng 1 tháng, Đội giải phóng mặt bằng có tiến hành giải quyết đền bù cho một số trường hợp, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng.
Nghi phạm này đi làm tại TP Hồ Chí Minh và mới về địa phương được khoảng 1 tuần.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra truy bắt đối tượng.
Tiếp tục cập nhật...
Việt Thành
(Đất Việt)

Tức nước vỡ bờ


Giáo dân Công giáo cầu nguyện bên ngoài nhà thờ chính tòa Hà Nội. Ảnh minh họa. (AFP photo)

Trong bài trả lời phòng vấn của Giám mục Nguyễn Thái Hợp – ngưởi quản nhiệm Giáo Phận Vinh – với Biên tập viên Mặc Lâm – RFA, ngài nói rất nhiều về nỗi buồn của những con chiên Thiên Chúa vốn cầu mong sống trong hòa bình, yêu thương và tiến bộ. Ngài cũng nhiều lần dùng đến chữ “bạo quyền”, và ngài bày tỏ nỗi thất vọng của cá nhân ngài cũng như của các giáo dân về nhà cầm quyền, ngài có dùng chữ “mất niềm tin”… Nhưng, dường như đằng sau nỗi thất vọng ấy, độc giả, thính giả có thể dễ dàng nhận ra một trận bão ngầm.

Trận bão ngầm này sẽ đi đến đâu? Và cục diện của nó như thế nào?

Có thể nói là trận bão đã tích tụ từ những năm 1955, đã có từ những ngày cải cách ruộng đất, những ngày đấu tố, những ngày quỉ ám khắp miền Bắc Việt Nam, các con của Chúa phải tứ tán lưu lạc để tránh thế lực hắc ám. Để rồi dần hồi sinh, mặc cho bom đạn, thủ đoạn, mưu ma chước quỉ nhắm vào nước Chúa để hãm hại, những người con của Chúa vẫn ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ.

Và điều gì đến nó phải đến, một khi thế giới văn minh đã chạm ngõ, không thể nào đóng cửa nghe theo kẻ nhốt mình được, phải mở tung cửa để đón những con người tự do, để sống trong bầu sinh quyển hòa ái và dân chủ, ở đó không có người bóc lột người, không có bạo quyền, người ta nói chuyện với nhau bằng tình thương yêu, lẽ phải và sự tôn trọng.

Đây cũng là thời điểm hết sức nhạy cảm, nhà cầm quyền độc tài, bạo chúa chuyển từ lo lắng sang sợ hãi, chuyển từ trấn áp sang đàn áp, vấy máu. Và câu chuyện buồn của những giáo dân Cồn Dầu – Đà Nẵng, Con Cuông, Thái Hà, và hiện tại là giáo xứ Mỹ Yên. Tất cả những cuộc đàn áp này, nếu xâu chuỗi theo thời gian, sẽ dễ dàng nhận thấy mức độ đàn áp càng lúc càng đẫm máu, không còn ở mức con người đối xử với con người mà hầu như mọi thủ đoạn, mọi hành vi thú tính đã được nhà cầm quyền sử dụng để đàn áp giáo dân.

Nếu như ước mơ của các vị tu sĩ và các giáo dân là tìm đến một Việt Nam đoàn kết, thân ái và giàu tình người, sống an lành, đùm bọc dưới vòng tay che chở của Thượng Đế thì điều này cũng đồng nghĩa với một mối đe dọa tiềm ẩn, thậm chí một mối cừu thù khó mà đội trời chung của nhà cầm quyền. Thứ họ đang thủ đắc và đang sử dụng là độc đoán, khuynh loát, chuyên quyền, thủ đoạn (ngay cả trong nội bộ của họ cũng thế). Chính vì thế, nếu có nhà nước Cộng sản, e rằng sẽ khó có một giáo hội Ki Tô được yên ổn nếu không chấp nhận sự chỉ bảo của họ.

Nhưng, trọng trách của người chăn chiên cũng như một con chiên không phải là nghe và làm hoặc chấp nhận, cam chịu tuân phục những thế lực chuyên quyền. Sứ mệnh của người con Đức Chúa Trời là mang lại yêu thương, bảo vệ lòng nhân ái và không chấp nhận tội ác.

Chính vì lẽ này, suốt mấy mươi năm dưới vòm trời Việt Nam, luôn ngấm ngầm một cuộc thanh trừng, triệt tiêu và tiêu diệt những người con của Chúa mà nhà nước Cộng sản rắp tâm chuẩn bị. Lẽ ra, họ đã làm điều này từ lâu nhưng vì kinh tế, vì sức mạnh của hòa bình thế giới và vì Giáo Hội Thiên Chúa Thế Giới luôn hướng đến Việt Nam, chính vì thế, họ cam chịu im lặng làm hòa.

Nhưng cách cười hòa có kèm theo thủ đoạn của người Cộng sản, từ chiếm cứ đất đai, xua đuổi giáo dân ra khỏi địa hạt tâm linh, đẩy giáo dân vào chỗ chết cho đến công khai đàn áp đẫm máu, bắt cóc giáo dân… tất cả những hành một mặt nhen nhóm sự kinh tởm của con người đối với chế độ này và một mặt khác nữa vô hình trung, đẩy giáo dân đến chỗ tức nước vỡ bờ.

Đương nhiên, một khi máu đã đổ ở Cồn Dầu, dùi cui, nắm đấm đã vung xuống ở Côn Cuông và máu lại tiếp tục đổ ở Mỹ Yên. Nếu như trước đây, phần lớn sự bức xúc nằm ở giáo dân, con chiên, thì bây giờ, sự bức xúc đã thấu tận các vị linh mục, giám mục. Thay vì khuyên các con chiên bình tĩnh và nhịn nhục theo cách “người ta tát má trái con hãy đưa thêm má phải cho người ta tát” và kẻ ác lợi dụng điều này, lại làm liên hoàn phải trái đến mức các vị chăn chiên đã bắt đầu thấy mệt mỏi với những kẻ được nước lấn tới, làm càn, hồ đồ như thế nữa.

Và một khi giáo dân và các vị chăn chiên đồng loạt thể hiện sự bức xúc của mình, vấn đề sẽ không còn đơn giản chỉ là phản đối hay thể hiện thái độ bất đồng thuận. Vì máu nào cũng là máu, thân xác nào cũng là thân xác của Thượng Đế ban cho, kẻ nào dám mệnh danh một thứ quyền lực nào đó xúc phạm đến ý Chúa, kẻ đó phải bị trừng phạt. Và, các con chiên, ngoài sức mạnh phản kháng, còn có thêm sức mạnh chống cái ác, tiêu diệt bóng đêm ma quỉ mà Chúa đã ban cho họ khi cần đến.

Trận bão sẽ xãy ra, dù không ai muốn thế, nhưng vì gió đã gieo quá lâu, quá nhiều, gió tự tích tụ, bão lớn tự đến, đây là một nhân quả. Và, một khi trận bão đến, đây không phải là bão của một thế lực dân tộc đấu với một băng nhóm Cộng sản sót lại, mà là cuộc chiến giữa Cộng đoàn Thiên Chúa Thế Giới nhằm chống lại một thứ băng đảng cường quyền, không biết tôn trọng mạng sống của đồng loại cũng như không hiểu gì về giá trị mạng sống con người.

Một khi nhà cầm quyền đẩy sự việc đến chỗ tức nước vỡ bờ, họ sẽ đụng đến vũ khí, thậm chí họ có thể biến một giáo phận nào đó thành một Thiên An Môn. Liệu làm thế, họ được gì? Cái được nhiều nhất của họ sẽ là sự cô lập của thế giới tiến bộ và tiếp sau đó là cuộc chiến giữa nhân loại tiến bộ với chế độ Cộng sản (còn sót lại lêu bêu vài mống) được ủy nhiệm ở cấp độ một quốc gia.

Đến lúc đó, liệu Cộng sản có còn nghĩ đến súng đạn hay nắm đấm nữa không một khi kẻ thù chính của họ là sự đơn độc và tội ác chất cao như núi? Liệu họ sẽ đi đâu nếu như nhân dân nổi dậy, nội bộ tan rã vì tranh nhau miếng ăn trong lúc thế giới cô lập, cắt viện trợ? Và nếu như họ còn giữ thái độ dã man như đang thấy, sẽ bao lâu nữa bão sẽ nổi lên?

Viết từ Sài Gòn
2013-09-11
(RFA)

Cuộc thập tự chinh của Đảng CS chống Cộng Cà Phê

Quán cà phê tại Hà Nội Cộng cà phê vẫn còn hoạt động dù đã xóa đi các hình ảnh nhà cầm quyền không thích. Báo Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ trích quán cà phê này.

Đã hơn ba tuần lễ kể từ khi quán Cộng Cà Phê ở Hà Nội bị một số tờ báo của nhà nước tấn công, xem xét, trước khi Phòng an ninh chính trị của công an thủ đô “vào cuộc” điều tra. Câu chuyện làm ồn của một quán cà phê, có thể dẫn tới việc bị phạt vi cảnh cho lần nhắc nhở đầu tiên, đã nhanh chóng chìm vào không khí tội phạm chính trị khá nặng nề. Người đứng đầu ngành văn hóa thông tin Hà Nội nói rằng chính quyền sẽ quan tâm sát sao chuyện này vì nó đụng chạm đến chính trị và an ninh.

sgtt.vn-305-1.jpg
Một góc quán cà phê Cộng, Hà Nội.
Photo courtesy of sgtt.vn
Hôm 9/9/2013 lại xuất hiện một bài báo trên Petro Times tiếp tục cuộc chiến chống Cà phê Cộng. Lần này bài báo lặp lại những chỉ trích chính trị lần trước kết hợp với việc phê bình một xe tải treo các khẩu hiệu chính trị của đảng cộng sản một cách không đàng hoàng.

Về phía chủ nhân của Cộng Cà Phê thì ngoài phát biểu của ca sĩ Linh Dung với báo Đất Việt, đến nay không có phản ứng gì, nhưng trên trang FB của chủ nhân đã xuất hiện một quyển thực đơn mới mà trong đó không còn hình bóng của Lenin nữa. Rồi hình như các hình ảnh nghịch ngợm được cho là không kính trọng các lãnh tụ cũng không còn nữa. Cộng Cà phê đã lùi một bước trước sự tấn công của nền chuyên chính Cộng sản.

Lý lẽ của bên tố cáo gồm hai phần. Thứ nhất là hình ảnh các lãnh tụ bị bôi bác. Theo họ thì hình ảnh của lãnh tụ phải được đặt ở nơi xứng dáng để tôn vinh,  trong đó ngoài hai ông Mác và Lê Nin vẫn được treo ảnh ở nhiều nơi tại Việt Nam, lại còn có cả ông Mao Trạch Đông bên Trung quốc vốn có lúc bị bộ máy tuyên truyền Việt Nam gắn với nhãn hiệu bành trướng xâm lược và nhiều điều xấu xa khác.

Lý lẽ thứ hai là Cộng Cà Phê xem thường các tác phẩm của Lenin mà bên tố cáo cho là kho tàng của nhân loại.

Phản ứng trước cuộc tấn công nhắm vào Cộng Cà Phê này, nhiều khách hàng của quán cho là sự việc không có gì ầm ĩ.

Một nữ họa sĩ trẻ là khách hàng của quán nói, “Em thấy bình thường, khi vào quán thì có một không khí nhẹ nhàng, em không thấy có vấn đề gì về việc bài trí quán cả. Em có đọc một số bài báo và em thấy nó nực cười, chẳng có cơ sở nào để chỉ trích như vậy cả.”

Chiến dịch của ĐCS

sgtt-200.jpg
Một góc quán cà phê Cộng. Photo courtesy of sgtt.vn
Điều đáng ngạc nhiên là số đông giới trẻ thủ đô, dù lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa như cô nữ họa sĩ kia, được cho học các kinh điển cách mạng từ tuổi thiếu nhi, cũng không thấy những châm biếm của quán cà phê Cộng là một cái gì đó nghiêm trọng. Họ xem những thông điệp châm biếm cái độc tôn cũ kỹ là chuyện vui nhộn bình thường, bình thường trong xã hội thông tin đa chiều ngày nay, bình thường với bao lý thuyết, tư tửởng của nhân loại mà người ta có thể tiếp cận hàng giờ hàng phút.

Vấn đề khá thú vị ở chổ là nếu sự bày trí của quán cà phê này đụng chạm tới an ninh và chính trị, thì tại sao hàng năm trời nó tồn tại mà không thấy ai nói gì? Blogger Uyên Vũ nói về sự việc này như sau:

Nó đã ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đã từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ý trở lại là vì cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác.

Không rõ là bộ máy tuyên huấn của đảng cộng sản Việt Nam muốn khỏa lấp chuyện gì đấy trong vô vàn chuyện xảy ra dưới quyền lãnh đạo của họ hiện nay hay không hay chỉ đơn giản là họ …không biết tới hay là…không hiểu ra!

Có thể so sánh chiến dịch này với các chiến dịch khác mang tính văn hóa tư tưởng trong thời gian qua. Chiến dịch tấn công quyển sách Trại súc vật được thực hiện hàng nửa năm trời sau khi quyển sách được ấn hành. Chiến dịch tấn công luận văn của nhà văn Nhã thuyên thì sau khi luận văn đã ra đời đến hai năm. Quyển sách Trại súc vật được nhiều người đọc hơn, nhiều người cũng biết đến nhà văn Nhã Thuyên là ai sau những chiến dịch ấy. Và Cộng Cà Phê dường như cũng đang đông khách hơn.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo có lần nhận xét về công tác tuyên truyền của đảng cộng sản hiện nay rằng,“Đám tuyên truyền của đảng cộng sản đang vỡ trận.”

Mà ngay trong chiến dịch (nếu có thể gọi nó là chiến dịch) văn hóa tư tưởng này cũng không thấy phía tuyên án bàn gì đến cái tên của quán là Cộng Cà Phê. Cái tên Cộng đó cùng với hình ảnh nền là các vạch đỏ cùng ngôi sao vàng, rõ ràng là mang một ý nghĩa khác với dấu cộng trong toán học. Và dường như nó muốn tạo nên một thông điệp nhiều ẩn ý, Quán Cộng Cà Phê trong một đất nước cầm đầu bởi đảng Cộng sản.

Nhưng làm sao để tấn công mục tiêu ấy, đâu thể nhân danh chủ nghĩa cộng sản đế tấn công một cái tên mang hàm ý của chính chủ nghĩa ấy. Cuộc thập tự chinh của đảng cộng sản trong thế vỡ trận của công tác tuyên truyền như nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói chống lại tên tuổi của Cộng Cà Phê sẽ có kết quả ra sao?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-11

Việt Nguyễn - Đa đảng kiểu Trung Quốc: giải pháp tạm thời cho Việt Nam?


Dư luận gần đây nổi sóng với ý tưởng thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội của ông Lê Hiếu Đằng. Đảng phái phi cộng sản tồn tại ngay trong lòng chế độ cộng sản không phải là chuyện vô tiền khoáng hậu. Đó là điều đã từng xảy ra tại Việt Nam (VN) và vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc (TQ).

VN có những ký ức không thể gọi là ngọt ngào khi áp dụng chính sách của “ông anh” láng giềng. Nhưng liệu mô hình đa đảng “made in China” có thể giúp phần nào “dung hoà được lợi ích giữa đảng và dân tộc”?  Không có ông vua “quang vinh muôn năm” nào tự nguyện rời bỏ ngai vàng, nhưng hãy là những thần dân tỉnh táo và thức thời.  

 Đủ loại đảng phái

Có thể nhiều người ngạc nhiên khi biết hiện nay ở TQ ngoài Đảng Cộng Sản còn có 8 đảng phái phi cộng sản khác đang hoạt động hợp pháp. Trong bài viết ngày 14/3/2013, thời báo Hoàn Cầu cũng phải thừa nhận về sự “nổi tiếng khiêm tốn” của những đảng này “không nhiều người biết đến sự tồn tại của các đảng chính trị hợp pháp khác ngoài Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở đại lục. Chỉ vài người có thể nêu tên được tất cả 8 đảng đó, gọi chung là “các đảng dân chủ”.  

Đây là những đảng được thành lập trong thời kỳ nội chiến với phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bao gồm (kèm theo năm thành lập):

1)    Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng (1948),
2)    Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc (1941),
3)    Hội Kiến thiết Dân tộc Dân chủ Trung Quốc (1945),
4)    Hội Thúc đẩy Phát triển Dân chủ Trung Quốc (1945),
5)    Đảng Dân chủ Công Nông Trung Quốc (1930),
6)    Chí công Đảng (1925),
7)    Hội Cửu Tam (1944), và
8)    Liên đoàn Tự trị Dân chủ Đài Loan (1947).

Khác với VN, những đảng phi cộng sản tại TQ vẫn “không chịu” tự giải tán sau khi đã “hoàn thành sứ mạng lịch sử”. Ngược lại họ vẫn phát triển rất mạnh…về số lượng.  Tính đến năm 2012, các đảng dân chủ có khoảng 850.000 đảng viên, bằng 24% so với số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Số lượng đảng viên tham gia chính quyền ngày càng tăng. Thống kê cho biết đến cuối năm 2010, có khoảng 32.000 đảng viên các đảng dân chủ đang nắm giữ các chức vụ cao cấp trong ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.  Năm 2007, Wang Gang - đảng viên Chí Công Đảng- được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ.  Cùng với Bộ trưởng Y Tế Chen Zhu, Wang Gang trở thành một trong những bộ trưởng ngoài Đảng Cộng Sản đầu tiên tại TQ kể từ những năm 1970.

Đảng viên các đảng dân chủ đa phần là những nhân sĩ, trí thức và không phải ai cũng có thể dễ dàng gia nhập đảng. Có đảng yêu cầu người gia nhập phải có trình độ thạc sĩ, phó giáo sư hoặc có đóng góp lớn trong lĩnh vực mình đang làm và phải được 2 đảng viên khác giới thiệu. Ngoài ra, một yêu cầu có vẻ còn “khó khăn” hơn. Đó là những người muốn gia nhập các đảng dân chủ phải có…lý tưởng cộng sản.  Thời Báo Hoàn Cầu trích lời Shi Zhongyan – đảng viên Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng – cho biết: “Khi chúng tôi xem xét liệu một người nào đó có đủ phẩm chất để gia nhập đảng hay không, thì đó phải là người tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản”.  Tuy nhiên, bài báo trên tờ The Diplomat ngày 28/12/2012 lại cho thấy một động cơ hoàn toàn trái ngược: “điều bí mật mà ai cũng biết là người ta gia nhập các đảng phi cộng sản chỉ để được thăng chức”.

Với những nhân sĩ, trí thức không muốn gia nhập Đảng Cộng Sản, thì việc tham gia các đảng dân chủ có vẻ là lựa chọn thức thời. Nhưng không phải trí thức nào cũng nghĩ như vậy. Tờ The New York Times ngày 12/3/2013 trích lời luật sư Liu Minh, 33 tuổi, tại tỉnh Hồ Nam cho biết anh muốn tham gia hoạt động chính trị nhưng tránh gia nhập Đảng Cộng Sản “vì tôi muốn lương tâm mình trong sạch”. Anh cũng không mặn mà với việc tham gia đảng phái phi cộng sản để thực hiện ý tưởng cải cách tư pháp của mình, anh nói “tôi có cảm giác mình chỉ là một tiếng nói lạc lỏng giữa rừng hoang”. 

 Cộng đồng mạng gần đây trên trang Weibo cũng tỏ ra bức xúc về tính minh bạch liên quan đến ngân sách giành cho các đảng này. Vài người phàn nàn rằng trong khi họ đã đóng thuế để “nuôi” Đảng Cộng Sản thì tại sao họ lại phải “nuôi” thêm 8 đảng kia nữa?

 Đa đảng dưới sự lãnh đạo của một đảng

Trong khi mục tiêu tối thượng của bất kỳ đảng chính trị nào cũng là trở thành đảng cầm quyền, thì mục tiêu của các đảng dân chủ lại khá “lạ lẫm”, đó là ủng hộ quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản. Họ “tự nguyện” chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và không cho rằng việc trở thành đảng đối lập là “cần thiết”.

Vậy mô hình này là gì? Độc đảng trong đa đảng? hay đa đảng nhưng vẫn độc đảng? Các nhà nghiên cứu có thể hơi nhức đầu trong việc phân loại mô hình chính trị TQ. Nhưng Bắc Kinh vẫn có cách để gọi tên cho đúng “bản chất sự việc”. Đây là Chế độ hợp tác đa đảng và Chính trị hiệp thương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc – một chế độ chính trị cơ bản của TQ. Theo đó các đảng dân chủ có chức năng (i) tham gia chính quyền nhà nước, (ii) tham gia hiệp thương về các phương châm chính sách lớn (iii) tuyển chọn lãnh đạo nhà nước, và (iv) tham gia quản lý công việc xây dựng và thi hành phương châm, chính sách, pháp luật Nhà nước.

Các đảng dân chủ cũng có ghế trong những cơ quan quyền lực cao nhất như Quốc Vụ Viện (chính phủ), Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (quốc hội) và Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân TQ. Về nguyên tắc, Đảng Cộng Sản phải tham khảo ý kiến với các đảng dân chủ trước khi đưa ra những quyết sách quan trọng. 

Tuy nhiên, độ hoành tráng về chức vụ mà các đảng dân chủ đang nắm giữ không thể khoả lấp được một thực tế: đây là những đảng gần như không có thực quyền. Vai trò giám sát, phản biện đối với đường lối chính sách do Đảng Cộng Sản đưa ra là rất mờ nhạt. 

Tháng 1/2013, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình khuyến khích các đảng dân chủ nên mạnh dạn hơn trong việc góp ý với Đảng Cộng Sản, ông nói “người ngoài Đảng Cộng Sản hãy dũng cảm nói lên sự thật, cả những lời nghịch nhĩ”. Nhưng điều này dường như vẫn chưa làm an lòng những đảng phái khác. Chen Changzhi, chủ tịch Hội Kiến thiết Dân tộc Dân chủ Trung Quốc, nói ông tán thành ý kiến cho rằng các đảng phi cộng sản nên nói lên nói lên sự thật “nhưng những chỉ trích đưa ra cần phải thực tế và ở mức độ vừa phải”.  Lý giải cho sự rụt rè này, giáo sư Zhu Shihai thuộc Viện Nghiên cứu CNXH Trung ương TQ nói “Thật khó để trông đợi họ đưa ra ý kiến khác biệt vì họ đứng cùng phe với đảng cầm quyền. Nếu họ đưa ra những chỉ trích thẳng thắng công khai, họ sẽ bị xem là “vô lễ” và “bất lịch sự”. 

Không phải đảng đối lập, không có thực quyền nhưng vẫn tồn tại. Có lẻ bản thân sự tồn tại của các đảng dân chủ TQ cho đến ngày nay đã là một ân huệ lớn (nếu so với những gì đã xảy ra tại VN). Và đương nhiên, khi bạn đã nhận được ân huệ thì không bao giờ bạn dám “vô lễ” hay “bất lịch sự” với những người đã ban phát nó cho mình.

Muốn đi Mẹc hay cuốc bộ dài dài?


Mô hình đa đảng tại TQ khá giống với đặc trưng hàng hoá mà họ sản xuất: mẩu mã hấp dẫn nhưng chất lượng bằng không. Bắc Kinh vẫn còn cần đến sự hiện diện của 8 đảng phái này. Nó giúp họ vừa kiểm soát giới trí thức trong nước, vừa tạo được bộ mặt “sáng sủa” hơn khi đối diện với chỉ trích nhân quyền từ bên ngoài.

Tại Việt Nam, đề xuất thành lập đảng của ông Lê Hiếu Đằng đang vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ chính quyền, đặc biệt là những nhà lý luận Mác Xít. Dường như họ quên rằng chính đồng minh ý thức hệ của mình đang để cho không những một mà còn đến tám đảng phái khác hoạt động một cách hợp pháp. Đương nhiên họ cũng hiểu ông Lê Hiếu Đằng không hề muốn xài hàng TQ, mà là hàng rin thật sự, một đảng đối lập thật sự. Nhưng việc xem xét mô hình TQ (vốn được xem là hình mẩu) để giải quyết áp lực đòi dân chủ trong nước có thể là cần thiết trong giai đoạn này. Điều quan trọng là phải thoát khỏi nổi ám ảnh: bất kỳ đảng phái nào được thành lập ngoài Đảng Cộng Sản cũng đều là đảng phản động.  

Phía những người ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng có thể cười lăn cười bò với ý tưởng đem mô hình đa đảng “made in China” vào VN. Nhưng hãy nhìn vào thực tế chính trị trong nước. Việc thành lập một đảng phái mới để “ăn thua đủ” với Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc này gần như là không tưởng. Những đảng dân chủ tại TQ không có thực quyền nhưng chí ít đó cũng là bước khởi đầu quan trọng cho sự lớn mạnh sau này (khi thời cơ đến). Và quan trọng hơn, đây có lẻ là giải pháp khả dĩ nhất mà chính quyền sẽ chấp nhận – một giải pháp đã được Bắc Kinh đóng mộc. Dân chủ là một hành trình dài đầy chông gai và đôi khi bạn cần phải “hối lộ” cảnh sát giao thông chút ít để tiến nhanh hơn.

Người Phương Tây thường nói: better than nothing (Có còn hơn không).  Khi bạn chưa đủ tiền để tậu con Mercedes hay Lexus, bạn hãy nghĩ đến việc dùng tạm chiếc Wave Tàu rẻ tiền. Nó vẫn tốt hơn so với việc bạn ròng rã cuốc bộ trên hành trình xa dịu vợi để rồi “trong giấc mơ tôi vẫn hằng mơ..”. 
Việt Nguyễn
(Quê Choa)

Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam


11.09.2013
Người Việt hải ngoại đã rút lui khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, vì những lo ngại do tình trạng suy thoái kinh tế gây ra.

Trang mạng Property Report cho biết trong năm 2013, đầu tư vào địa ốc của Việt kiều đã giảm đi phân nửa, so với năm 2011.

Lượng kiều hối do Việt kiều cư ngụ ở nước ngoài chuyển về nước đạt 2 tỉ rưỡi đôla trong năm nay.

Phần lớn đến từ Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, một số nước Đông Nam Á và Âu Châu.

Trang tin địa ốc quốc tế Property Report tường thuật rằng Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến lượng kiều hối sẽ tăng từ 10% đến 15% vào cuối năm nay.

Trang mạng xaluan.com nói rằng trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng kiều hối chuyển về thành phố HCM qua các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2,5 tỉ đôla, dự báo cuối năm sẽ đạt khoảng 4,5 tới 4,8 tỉ đôla.

Kiều hối chuyển về Việt Nam đến từ người Việt sinh sống ở hải ngoại, kể cả lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Tin của Property Report nói trong khi Việt kiều rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, người nước ngoài lại đang toan tính đầu tư vào thị trường này.

Các nhà phát triển địa ốc đã bị thiệt hại nặng khi giá nhà sụt giảm cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một cuộc khảo sát do Giaó sư Graeme Newell thực hiện cho Hội Địa Ốc Á Châu-Thái bình dương nói rằng Việt Nam có thị trường địa ốc nhỏ nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, một số tập đoàn địa ốc lớn lại có mặt trên thị trường nhỏ bé này, kể cả Warburg Pincus, một quỹ đầu tư toàn cầu đã mua cổ phần trong công ty địa ốc tư nhân lớn nhất Việt Nam, là Vingroup.

Nguồn: Property Report, Thanh nien
(VOA)
 

Phan Doãn Nam - Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của nền ngoại giao hiện đại

Tôi có vinh dự được làm việc dưới trướng của anh Nguyễn Cơ Thạch ngay từ khi mới bước chân vào Bộ Ngoại giao. Nguyên là năm 1956, sau khi học xong lớp Phiên dịch tiếng Anh của Bộ, tôi cùng anh Nguyễn Dy Niên và anh Đặng Phong Hoàn được cử sang công tác ở Tổng Lãnh sự quán nước ta mới mở tại New Delhi, Ấn Độ. Anh Thạch đã sang làm Tổng Lãnh sự ở đó sáu tháng trước. Học xong lớp “Phiên dịch”, chúng tôi được trang bị khoảng trên dưới 3000 từ tiếng Anh. Sang Ấn Độ tôi được anh Lưu Đoàn Huynh, lúc bấy giờ là Chánh Văn phòng của Tổng Lãnh sự quán phân công làm thường trực. Khi phân công công tác cho tôi, anh ấy bảo: “Sếp Thạch sau này là người sẽ nắm toàn bộ Bộ Ngoại giao đấy. Ghê lắm đấy. Bây giờ ở đây ai muốn gặp sếp Thạch đều phải qua cậu. Cho nên công tác thường trực của cậu rất quan trọng. Cậu cố gắng lên”. Nghe bùi tai, tôi liền chấp nhận công việc vì thấy cũng rất “oai”. Mặt khác, tôi nghĩ rằng làm thường trực thì sẽ có nhiều thì giờ để học thêm tiếng Anh qua giao dịch với khách. Khi không có khách thì đem sách ra học. Không ngờ thủ trưởng Thạch thấy tôi lúc nào cũng cầm sách học nên luôn thăm hỏi và động viên thêm. Tổng Lãnh sự quán hồi ấy chỉ vẻn vẹn có trên dưới 10 người. Ba tháng sau, anh Huynh gặp lại tôi bảo “cậu không phải làm thường trực nữa. Việc này sẽ giao cho một nhân viên người Ấn làm. Cậu lên giúp anh Thạch làm thư ký riêng. Nhiệm vụ của cậu là báo cáo, nhắc nhở giờ giấc các hoạt động hàng ngày của anh Thạch và phiên dịch cho anh Thạch khi đi dự các cuộc chiêu đãi của Ngoại giao Đoàn". (Trong việc phân công nhiệm vụ này, chủ ý của anh Thạch là nhằm giảm bớt công việc cho anh Huynh, từ nay anh Huynh chỉ phải dịch trong các cuộc tiếp xúc quan trọng, đồng thời tạo điều kiện cho tôi thực hành tiếng Anh, và bản thân anh cũng có điều kiện để sử dụng vốn tiếng Pháp của mình). Tôi đã hết sức cố gắng ngày đêm để hoàn thành nhiệm vụ mới. Với cương vị công tác này, tôi đã đi theo phiên dịch cho anh Thạch dự trên 300 cuộc chiêu đãi. Công việc này là rất khó khăn vì trình độ Anh văn của tôi còn quá non, nhiều khi phải biến báo mới dịch được hết ý. Thường những chỗ nào bí thì tôi dịch vòng quanh. Chẳng hạn có hôm tôi không biết tiếng Anh gọi “con gà mái” là gì, tôi phải nói “vợ con gà trống”. Cũng may là thời gian ấy do còn "mù" tiếng Anh, nên khi thấy tôi dịch mọi người ồ ra cười thì anh Thạch lại khen tôi “dịch tốt”.

Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)
Thấy tôi làm “tốt” công tác như vậy, chẳng bao lâu sau thủ trưởng Thạch bảo anh Huynh chuyển tôi sang làm công tác báo chí, phụ trách việc xuất bản Bản tin hàng tháng của Tổng lãnh sự quán và công tác vận động báo chí để chuẩn bị cho chuyến thăm Ấn Độ của Hồ Chủ Tịch (2/1958).

Anh Thạch rất coi trọng chuyến thăm này của Hồ Chủ Tịch vì nó là chuyến thăm đầu tiên của Người sang một nước lớn không phải là XHCN. Hơn nữa, Ấn Độ là Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát việc thi hành Hiệp định Geneve về Đông Dương. Cho nên trước chuyến thăm của Hồ Chủ tịch, Ấn Độ sẽ đón Ngô Đình Diệm để giữ thế cân bằng. Để chuẩn bị tốt cho chuyến thăm, anh Thạch bảo không những phải tranh thủ Ấn Độ đón tiếp thật trọng thể Hồ Chủ Tịch, mà còn phải làm cho chuyến đi trở thành một cột mốc đưa quan hệ hai nước nói chung và quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo lên một tầm cao mới và trở thành nền tảng của tình hữu nghị đời đời giữa hai dân tộc. Với mục đích đó, anh Thạch chủ trương phải đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc và lãnh tụ của hai nước. Do Tổng Lãnh sứ quán quá ít người, anh đã cho thuê một người Ấn Độ tiến bộ (do Đảng Cộng sản Ấn Độ giới thiệu) để sưu tầm tài liệu về quan hệ hai nước. Anh em Tổng Lãnh sự quán (trong đó có tôi) cũng được phân công đến các thư viện lớn của Ấn Độ để tìm tài liệu. Kết quả là đã sưu tầm được một số lượng lớn tài liệu. Lúc này vốn tiếng Anh của anh Thạch đã khá, nói chưa tốt, nhưng đọc rất tốt. Ngày đêm bản thân anh Thạch, tôi và anh Huynh chia nhau đọc. Kết quả thật khả quan, qua đợt nghiên cứu này, chúng tôi thấy được một số điểm rất hay, thiết thực phục vụ cho chuyến thăm của Hồ Chủ Tịch. Một là, quan hệ Việt Nam – Ấn Độ có từ rất lâu đời, có đến 1- 2 ngàn năm trước. Hai là, ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là bằng con đường văn hóa, tôn giáo (đạo Phật). Ba là, bản thân gia đình của Thủ tướng Nehru là một gia đình trí thức tiến bộ. Thân sinh Thủ tướng Nehru là cụ Motilal Nehru, một chiến sĩ chống đế quốc và đã gặp Hồ Chủ Tịch tại Bussels năm 1927 tại Hội nghị Quốc tế đại biểu các dân tộc bị áp bức. Anh Thạch đã báo cáo những chi tiết này về nhà trình Hồ Chủ Tịch và đã được khen. Mặt khác, Tổng Lãnh sự quán cũng dùng những mối quan hệ lâu đời để vận động báo chí và các đoàn thể quần chúng trong tuyên truyền chuẩn bị cho chuyến thăm của Hồ Chủ Tịch. Kết quả chuyến thăm đã thành công quá sự mong đợi của ta. (Thật tình anh Thạch cũng không biết có phải do báo cáo của Tổng lãnh sự quán hay không mà khi gặp Nehru ra sân bay đón, Bác đã nói với Nehru là Bác có mang theo một vòng hoa để đến viếng mộ cụ Motilal. Việc làm này đã làm cho Thủ tướng Nehru hết sức xúc động và quan hệ giữa hai vị lãnh tụ trở nên hết sức thân mật ngay từ đầu chuyến thăm).

Sau khi hết nhiệm kỳ công tác ở Ấn Độ về nước, anh Thạch được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Tình hình ở Lào lúc đó rất phức tạp. Anh được Bộ Chính trị cử làm Phó Trưởng đoàn (và sau đó là Quyền Trưởng đoàn) tại Hội nghị Quốc tế Geneve về Lào. Đây là lần đầu tiên anh Thạch dự một hội nghị quốc tế có thành phần đủ cả các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Song với kiến thức về tình hình Lào do anh tự theo dõi nghiên cứu và bản lĩnh chính trị vững vàng của mình, với những lập luận sắc bén về luật pháp quốc tế mà anh đã tự học, anh Thạch đã thuyết phục được Hội nghị chấp nhận phương án giải quyết vấn đề Lào do Việt Nam đề xuất. Luật sư Trần Công Tường, một thành viên của Đoàn đã khen: "Qua Hội nghị này Nguyễn Cơ Thạch đã trở thành một luật sư thực thụ".

Năm 1964, sau khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, anh Thạch được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời xem đây là dịp tốt để tổ chức lại bộ máy nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, anh Thạch đã thành lập ba vụ mới trong Bộ: Vụ I, chuyên theo dõi động thái hàng ngày của Mỹ; Vụ II, chuyên lo đối sách; và Vụ Nghiên cứu tư liệu, chuyên nghiên cứu cơ bản về Mỹ. Đồng thời, để thu hút các đơn vị trong Bộ tham gia công tác theo dõi âm mưu, ý đồ toàn cầu của Mỹ, anh Thạch đã chỉ thị tất cả các Vụ khu vực phải theo dõi hoạt động và ý đồ của Mỹ trong quan hệ song phương với các nước, đặc biệt với các nước lớn. Mặt khác, bản thân anh Thạch cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chiến lược, chiến thuật, thủ đoạn ngoại giao của Mỹ, nhất là đối với Việt Nam. Anh đã chỉ thị cho các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài tìm mua sách báo nói về các vấn đề trên gửi về trong nước để anh tự nghiên cứu, hoặc phân công cho cán bộ giỏi ngoại ngữ đọc rồi báo cáo lại. Kết quả của công tác nghiên cứu này đã thường xuyên được báo cáo lên Bộ Chính trị, giúp Bộ Chính trị đề ra các bước đi thích hợp trong cuộc đấu tranh với Mỹ. Anh Thạch thường xuyên được trường Nguyễn Ái Quốc và các Học viện khác mời giảng về Mỹ. Bộ Chính trị rất tin tưởng anh và xem anh như là chuyên gia số 1 về Mỹ. Do đó trong thời kỳ đầu đàm phán Paris, anh Thạch đã được giữ lại ở nhà để giúp Bộ Chính trị theo dõi Hội nghị, chuyển ý kiến chỉ đạo của bộ Chính trị đến Đoàn đàm phán. Sau chiến thắng Xuân – Hè (1972), Bộ Chính trị chủ trương chuyển chiến lược đàm phán, từ chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình và chỉ thị cho Tiểu ban CP50 (được thành lập từ năm 1971) do anh phụ trách soạn thảo “dự thảo Hiệp định Paris về Việt Nam”. Suốt 3 tháng liền dưới sự chỉ đạo của anh Thạch, CP50 đã xây dựng xong dự thảo. Anh làm việc miệt mài suốt ngày đêm, cân nhắc, chỉnh sửa từng chữ, từng điều khoản và cuối cùng đã được Bộ Chính trị thông qua và ngày 8/10/1972 đồng chí Lê Đức Thọ đã chuyển cho phái đoàn Mỹ ở Paris.

Để giúp thực hiện việc chuyển chiến lược này, Bộ Chính trị đồng thời cử anh Thạch sang Paris làm trợ lý cho đồng chí Lê Đức Thọ, kiêm Trưởng Đoàn chuyên viên của phái Đoàn ta. Trong buổi thông báo nội bộ của Đoàn, anh Phan Hiền, cũng là chuyên viên của Đoàn (sau Hội nghị Paris, anh Phan Hiền được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp) đã cho anh em biết: “Lần này anh Sáu (Lê Đức Thọ) sang có mang theo cả Pê-lê để chuyên làm bàn”. Anh em phấn khởi vỗ tay ầm lên. Đúng anh Thạch là “Pê-lê” thật. Là người chủ trì việc khởi thảo Dự thảo Hiệp định, anh Thạch thuộc lòng từng điều khoản, từng câu, từng chữ của dự thảo Hiệp định. Anh lại rất thông thạo về luật pháp quốc tế. Kissinger, người đối thoại chính của Cố vấn Lê Đức Thọ rất gờm anh Thạch đến mức y gợi ý với đồng chí Lê Đức Thọ là đừng để anh Thạch dự các cuộc họp hẹp giữa y với đồng chí vì “cứ mỗi lần chúng ta đi gần đến thỏa thuận thì ông Thạch lại viết giấy đưa cho ông Cố vấn” (Lời của Kissinger nói khi đi dạo riêng với đồng chí Lê Đức Thọ).

Tuy trong đấu tranh trên bàn hội nghị rất nghiêm chỉnh, không nhân nhượng và kiên quyết bảo vệ lợi ích của dân tộc, đường lối của Đảng trong quan hệ với Mỹ, nhưng vốn là người có tầm nhìn chiến lược anh Thạch luôn luôn có thái độ thân mật, thậm chí, biết hài hước và không làm cho đối phương tự ái, mà vẫn đạt được mục đích của mình.

Sau Hội nghị Paris, anh Nguyễn Cơ Thạch được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Ngoại giao. Lúc đó bối cảnh quốc tế của nước ta bị xấu đi nghiêm trọng. Các thế lực thù địch đã lợi dụng việc ta đưa quân vào Campuchia giúp nhân dân bạn đánh diệt bè lũ diệt chủng Pôn-Pốt để tiến hành bao vây cấm vận nhằm cô lập nước ta trên trường quốc tế. Tình hình đó đặt ra cho ngoại giao nước ta nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp.

Việc tháng 2/1979 Trung Quốc xua 60 vạn quân tiến đánh nước ta dưới danh nghĩa "dạy cho Việt Nam một bài học" đã biến quán hệ hai nước từ là đồng minh chuyển sang thù địch. Trong bối cảnh phức tạp đó, anh Nguyễn Cơ Thạch đã chỉ ra cho cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao thấy rằng "cuộc hành quân xâm lược của Trung Quốc chỉ là một cuộc phô trương lực lượng nhằm cổ vũ các nước ASEAN và phương Tây, đặc biệt là Mỹ tiếp tục chống ta về vấn đề Campuchia và sẽ sớm chấm dứt". Trước sau như một anh Thạch vẫn chủ trương giải quyết những bất đồng với Trung Quốc thông qua tiếp xúc và thương lượng hòa bình để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Do đó, sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi 6 tỉnh biên giới, anh Thạch đã báo cáo với Bộ Chính trị cho đề nghị với Trung Quốc mở các cuộc đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã được mở ra ở Hà Nội và Bắc Kinh. Tuy chưa đạt được kết quả gì, nhưng các cuộc đàm phán này đã làm cho các nước ASEAN và Mỹ thấy rằng Trung Quốc vẫn không có ý cắt đứt quan hệ với Việt Nam. Trong lúc chưa có thể nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp và chính thức với Trung Quốc, anh Nguyễn Cơ Thạch đã tranh thủ tiếp xúc với Đại sứ của Trung Quốc ở Hà Nội và nhất là với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trong thời gian dự họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Anh Thạch đã hai năm liền đến dự Lễ Quốc khánh của Trung Quốc tổ chức tại trụ sở của LHQ, do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mời. Mặt khác, để tỏ thiện chí với Trung Quốc và thay đổi nhận thức về Trung Quốc trong toàn đảng và toàn dân anh Thạch đã trình lên Bộ Chính trị (20/5/1987) kiến nghị của Bộ Ngoại giao bỏ câu "Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" trong lời nói đàu của Hiến Pháp và Điều lệ Đảng và đã được trên đồng ý.

Để chống lại âm mưu của các lực lượng thù địch nhằm bao vây cấm vận nước ta, anh Thạch đã nghĩ ngay đến việc làm dịu quan hệ với Mỹ. Nhằm mục đích này, anh Thạch đã đề nghị với Bộ Chính trị từng bước giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Đã hai lần ta đón tiếp Tướng Vesey, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về người Mỹ mất tích (MIA – POW). Đồng thời anh Thạch đã kiến nghị Bộ Chính trị hủy bỏ việc đòi Mỹ bồi thường chiến tranh. (Anh đã nghiên cứu lại bức thư của Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc Mỹ sẽ đóng góp để hàn gắn vết thương chiến tranh và phát hiện ra câu mà Kissinger đã thêm vào ở cuối thư là: “Hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện cam kết này theo đúng luật pháp của mỗi nước”). Như vậy là đã rõ. Điều này cho thấy không bao giờ ta có được sự bồi thường của Mỹ. Việc ta cứ tiếp tục đòi Nixon phải thực hiện điều y đã cam kết chỉ làm cho quan hệ hai nước càng khó được cải thiện. Dù Nixon có “thiện chí” muốn đóng góp thì Quốc hội Mỹ cũng phủ quyết. Mà Nixon thì không bao giờ có thiện chí đó. Những sáng kiến của Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch, như đã nói ở trên đã thúc đẩy một bước việc bình thường hóa quan hệ hai nước nước. Ngày 18/7/1990 Ngoại trưởng Mỹ James Baker tuyên bố Hoa Kỳ không ủng hộ ghế của Campuchia Dân chủ tại Liên hợp quốc và sẽ đàm phán trực tiếp với Việt Nam để tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia. Tiếp đó, ngày 17/10/1990 Ngoại trưởng Mỹ đã chính thức mời Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sang thăm thủ đô Hoa Kỳ. Qua những sự kiện này có thể thấy hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã giúp khởi động cho quá trình đi đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, diễn ra 5 năm sau đó dưới thời Tổng thống Clinton. Sự chuyển động trong quan hệ giữa ta và Mỹ đã có tác động to lớn góp phần làm sụp đổ hàng rào bao vây cấm vận kéo dài 10 năm do các thế lực thù địch dựng lên chống ta chung quanh vấn đề Campuchia. Do thấy Mỹ liên tục cử đoàn, gồm các quan chức cấp cao của Chính phủ và Quốc hội vào ta, các nước phương Tây khác cũng bắt đầu cỉa thiện quan hệ với ta. Pháp ký Nghị định thư viện trợ cho ta (1982) và Ngoại trưởng Pháp thăm ta (1983). Tiếp sau đó Ngoại trưởng Phần Lan (1984) và Ngoại trưởng Thụy Điển (1985) thăm ta. Cũng trong thời gian này, EEC nối lại viện trợ lương thực cho ta để khắc phục thiên tại. Ngoain trưởng Tây Đức (1980) và Ngoại trưởng Nhật Bản (1984) đã đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Trong cuộc đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia, được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị anh Nguyễn Cơ Thạch hầu như được toàn quyền hoạt động (lúc cần thiết thì trao đổi ý kiến với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Đức Thọ). Theo sáng kiến của anh Thạch và được lãnh đạo Lào và Campuchia đồng ý, Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã họp 6 tháng một lần, với địa điểm luân phiên giữa 3 nước. Sau mỗi lần họp, có một cuộc họp báo quốc tế để công bố những sáng kiến mới của 3 nước về giải pháp cho vấn đề Campuchia. Tại các cuộc họp báo này, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thường phải "đứng mũi chịu sào” và thật thú vị là hầu hết các phóng viên của các nước ASEAN và phương Tây tác nghiệp ở Thái Lan đã đến tham dự để nghe Bộ trưởng Thạch nói. Anh Thạch là người có tài hùng biện, rất có duyên với báo giới nên các cuộc họp báo này là những dịp rất tốt để giải thích chính sách của ta và qua các phóng viên (lại rất thích thú lắng nghe anh Thạch nói) giúp dư luận dần dần có nhận thức rõ hơn về sự thật cái gọi là “vấn đề Campuchia”, nhất là việc ta có quân ở Campuchia chỉ là nhằm giúp nhân dân Campuchia chống lại nạn diệt chủng Pôn Pốt.

Hai là, anh Thạch với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Việt nam hàng năm có sang trao đổi với Ngoại trưởng các nước ASEAN về vấn đề Campuchia. Các Ngoại trưởng ASEAN tuy không thể sang Việt Nam vì họ đang “bao vây cấm vận” Ta, nhưng họ rất muốn biết ý đồ thực sự của Ta cho nên họ đón tiếp Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch rất trọng thị và thân tình. Tuy lúc bấy giờ Thái Lan được các nước ASEAN xem như là “nước tiền tuyến” trong cuộc đối đầu với ba nước Đông Dương, nhưng tại Thái Lan nguyên Thủ tướng Kriengsak, đương kim Phó Thủ tướng Pichai Ratakul lại nhận anh Thạch làm anh em. Việc này đã ảnh hưởng đến thái độ của đương kim Ngoại trưởng Thái Lan Xa-vet Xila vốn có lập trường cứng rắn trong vấn đề Campuchia. Ở Philippine, Ngoại trưởng Alberto Gatmaitan Romulo, một chính khách nổi tiếng sống từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã ra tận sân bay đón anh Thạch. Tổng thống Philippine Ferdinand Marcos đã cho máy bay riêng của ông ta chở Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi tham quan Viện lúa quốc tế IRRI. Đặc biệt thân tình là các cuộc làm việc ở Indonesia và Malaysia. Ở đây các nhà lãnh đạo đã nói với Ta là họ hoàn toàn hiểu sự lo ngại của ta về các thế lực thù địch, nhất là các lực lượng đứng sau Pôn Pốt. Việc ta đưa quân vào Campuchia để diệt bè lũ Pôn Pốt là đúng, nhưng không nên ở lâu quá gây ra một tiền lệ nguy hiểm ở Đông Nam Á.

Do kết quả của các cuộc đi thăm và trao đổi trực tiếp giữa Ngoại trưởng của các nước ASEAN (đặc biệt với Ngoại trưởng Indonesia) và nhất là việc Việt Nam hoàn thành việc rút quân tình nguyện ở Campuchia về nước tháng 9/1989, (anh Thạch là người đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương này từ năm 1982) quan hệ đối thoại giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia với các nước ASEAN được chính thức xác lập, tạo điều kiện thuận lợi cho thành công của Hội nghị Paris về Campuchia, thể hiện qua Hiệp định giải quyết vấn đề Campuchia (1991). Tuy rằng lúc này anh Thạch không còn là Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam và Hiệp định Paris không diễn ra theo cách ta mong muốn, nhưng hai điểm cốt lõi của Hiệp định mà anh Thạch luôn luôn giữ vững trong các cuộc đối thoại với các nước ASEAN đã được thực hiện. Đó là: Loại trừ chủ nghĩa diệt chủng và sự liên hiệp giữa chính phủ Hunsen và Sihanouk (ít người biết rằng chính Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã bàn và khuyến khích ông Hunsen sang Pháp gặp Hoàng thân Sihanouk từ năm 1983).

Lãnh đạo các nước rất khâm phục và quý mến anh Nguyễn Cơ Thạch. Anh là Bộ trưởng Việt Nam không những được giới học giả, báo chí thế giới yêu mến và kính trọng, mà còn được rất nhiều bạn đồng nghiệp ở các nước ASEAN, các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước phương Tây khâm phục.

Sẽ là một thiếu sót lớn khi nói đến công lao của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nếu không đề cập đến đóng góp của anh trong việc xây dựng Bộ Ngoại giao trưởng thành như ngày nay. Sau khi đất nước được thống nhất và Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nhận thấy cần phải tổ chức lại Bộ Ngoại giao cả về cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo, lẫn nội dung hoạt động và công tác đào tạo cán bộ.

Anh Thạch coi đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng phải làm với phương châm là "tiến hành từng bước và việc gì cần làm trước thì làm trước”.

Việc đầu tiên mà Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch triển khai ngay sau năm 1975 là tổ chức lại công tác nghiên cứu của Bộ. Dưới sự chỉ đạo của anh Thạch, công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược của Bộ đã được đầu tư thích đáng cả về trí tuệ lẫn vật chất, từ đó Bộ Ngoại giao đã làm tốt chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, góp phần đề xuất nhiều chủ trương đường lối, cũng như biện pháp cụ thể trong việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu của toàn Ngành, nhằm nắm vững tình hình thế giới, về mặt tổ chức anh Thạch đã quyết định: Đưa tổ Động thái thuộc Vụ I lên Văn phòng Bộ để ra Bản tin A và thông báo tin tức cho toàn Bộ mỗi buổi sáng; thành lập Vụ Bắc Mỹ trên cơ sở sáp nhập Vụ I và Vụ II; và thành lập Viện Quan hệ Quốc tế trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao và Vụ Nghiên cứu tư liệu. Đồng thời, anh Thạch chỉ thị tất cả các Vụ trong Bộ phải có các công trình nghiên cứu cấp Vụ về các vấn đề cơ bản liên quan đến nước hoặc khu vực mình phụ trách. Trong phạm vi Bộ, Đồng chí chỉ thị hàng tháng, 6 tháng và hàng năm phải có sơ kết, tổng kết tình hình thế giới và khu vực, công tác đối ngoại của ta trong thời gian đó. Hàng ngày vào đầu giờ làm việc, Bộ đã thực hiện đều đặn họp giao ban và cập nhật thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo của Bộ từ cấp Phòng trở lên.

Để giúp anh em có thể làm tốt công tác nghiên cứu, anh Thạch đã đích thân giảng về phương pháp nghiên cứu ngoại giao, kết hợp phân tích chi tiết và đánh giá tổng hợp để tìm ra chân lý và rút ra kết luận cần thiết về các vấn đề nghiên cứu. Công tác nghiên cứu của Bộ có nề nếp như hiện nay là nhờ sự khởi động này của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Anh Thạch còn trực tiếp chỉ đạo nhóm xây dựng chiến lược của Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Tây Âu. Nhóm này gồm các đồng chí Vụ trưởng, chuyên gia lão thành của Bộ, được tập trung thời gian ba năm để xây dựng các chiến lược nhằm tham mưu cho Bộ Chính trị đưa ra các quyết sách đúng đắn với các nước lớn nói trên.

Việc thứ hai mà anh Thạch khởi xướng là ngoại giao Kinh tế. Đây là công việc rất mới mẻ đối với nước ta, nên lúc đầu khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn và trở ngại, nhất là về quan điểm (Bộ Ngoại giao có nên làm nhiệm vụ ngoại giao kinh tế hay không). Nhiều người, trong đó có cả những cán bộ được điều động tham gia không tán thành quan điểm của anh Thạch với lý do là sẽ chồng chéo lên nhiệm vụ của các bộ, ngành kinh tế khác. Để vượt qua khó khăn này, bản thân anh Thạch đã ngày đêm học tập qua sách vở, qua các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài để có cơ sở lập luận, thuyết phục mọi người. Đồng thời với việc truyền đạt các kiến thức học được cho anh em cán bộ, anh Thạch còn chỉ đạo dịch các tài liệu và sách giáo khoa về kinh tế học của các chuyên gia tầm cỡ quốc tế người Mỹ, Anh, Pháp…và các tổ chức quốc tế như IMF, WB…để cán bộ nghiên cứu trong Bộ tham khảo. Về mặt tổ chức, anh Thạch đã cho thành lập Vụ chuyên trách gọi là Vụ Tổng hợp Kinh tế - Văn hóa. Về sau nhiều cán bộ của Vụ này đã trở thành các cán bộ lãnh đạo của nhiều cơ quan kinh tế trong nước như Văn phòng Thủ tướng, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch…

Việc thứ ba anh Thạch thực hiện là cải tổ cách quản lý của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Trước đó mỗi thành viên Lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách một khu vực hoặc lĩnh vực. Tình hình này làm cho Lãnh đạo Bộ không có được cái nhìn tổng thể, ảnh hưởng đến công tác chung của Bộ, nảy sinh tư tưởng “cục bộ”, “vương quốc”, không ai muốn bị người khác lấn sân trong phạm vi khu vực mình phụ trách. Để khắc phục tình trạng này và giúp Lãnh đạo Bộ có cái nhìn bao quát chung về nội bộ cũng như đối ngoại, anh Thạch đã cho thành lập hai đơn vị mới là Vụ Tổng hợp đối ngoại và Vụ Tổng hợp đối nội. Thực tiễn cho thấy đây là một chủ trương hết sức đúng đắn. Một mặt giúp cho Lãnh đạo Bộ có thời gian tập trung vào các vấn đề lớn hơn của Bộ mà vẫn nắm được diễn biến hàng ngày do có hai trợ thủ đắc lực là hai Vụ nêu trên. Mặt khác, thông qua hai Vụ này, như là một nơi thích hợp nhất để lựa chọn, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo kế cận của Bộ.

Công việc thứ tư mà anh Thạch quan tâm thực hiện là công tác đào tạo cán bộ và xây dựng bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Cán bộ là khâu quyết định nhất trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó. Do đó, anh Thạch trăn trở rất nhiều về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ khi tiếp nhận quyền lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Đội ngũ cán bộ ngoại giao lúc đó là đội ngũ cán bộ thuộc thế hệ trước, bên cạnh các thế mạnh (như: lập trường vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao...) cũng có những hạn chế nhất định về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Ngoài việc khuyến khích cán bộ học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, anh Thạch thấy cần phải cách mạng hóa khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chính trong công việc này, anh Thạch đã có nhiều sáng kiến, đổi mới nhất.

Một là, về việc đào tạo cán bộ ngoại giao trẻ, anh Thạch đã đề nghị và được Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Đại học ưu tiên cho Bộ Ngoại giao tuyển chọn những học sinh thi đại học đỗ điểm cao nhất, có đạo đức tốt và quan điểm chính trị vững vàng vào học Ngành Ngoại giao ở trường Đại học Ngoại giao trong nước trực thuộc Bộ Ngoại giao và ở các trường Đại học nước ngoài.

Hai là, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy của trường Đại học Ngoại giao. Trước đó giáo trình giảng dạy tại trường được biên soạn chủ yếu dựa vào tài liệu của Liên Xô và Trung Quốc. Anh Thạch đã chỉ đạo các giáo viên của trường viết lại giáo trình, trước hết là giáo trình về lịch sử quan hệ quốc và chính sách đối ngoại của Việt Nam…theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Ba là, về công tác lựa chọn, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ quản lý trong Bộ. Thay vì chế độ “sống lâu lên lão làng”, Đồng chí cho thi hành chế độ “tập sự cấp Vụ”. Theo Quy chế này, các đơn vị trong Bộ lựa chọn những cán bộ trẻ và có năng lực theo tiêu chí đề ra của Bộ, có tính cả kết quả học tập chính trị, chuyên môn và bỏ phiếu tín nhiệm ở đơn vị để Lãnh đạo Bộ xem xét đưa vào danh sách "thực tập cấp Vụ". Thời kỳ đầu Bộ đã mở lớp "Bồi dưỡng tập sự cấp Vụ" tập trung có thi cử hẳn hoi để lấy kết quả trình Lãnh đạo Bộ xét duyệt đề bạt cán bộ, về sau khi công tác bồi dưỡng cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên Bộ chủ trương cho cán bộ được lựa chọn được dự lớp bồi dưỡng viết chuyên đề và tập sự cấp vụ trong 2 năm tại đơn vị mình công tác. Hết thời hạn tập sự, Lãnh đạo Bộ căn cứ vào nhận xét và bỏ phiếu của đơn vị chủ quản để quyết định việc đề bạt. Nếu được đề bạt, sẽ giữ chức Phó Vụ trưởng. Chế độ này đã giúp Bộ tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ quản lý cấp vụ trẻ dưới 40 tuổi, có năng lực, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, và có tư cách đạo đức, năng nổ trong công tác. Cách lựa chọn và đào tạo cán bộ quản lý này đã thành nếp của Bộ Ngoại giao. Rất lý thú là nhiều Bộ, ngành khác cũng học tập và vận dụng cách làm này của Bộ Ngoại giao.

Bốn là, sau thành công của việc bồi dưỡng cán bộ cấp vụ trẻ, anh Thạch đã chỉ đạo cho thi hành chế độ "Tập sự cấp Bộ" nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo Bộ kế cận, vừa trẻ, có năng lực, vừa được đào tạo một cách cơ bản. Số cán bộ tập sự cấp Bộ được lựa chọn từ các Vụ trưởng của Bộ, thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm của tất cả cán bộ cấp Vụ, Phòng và chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính trong Bộ, sau đó trình Lãnh đạo Bộ xem xét. Các cán bộ tập sự cấp Bộ, về đối ngoại được mang chức danh Trợ lý Bộ trưởng và điều hành công việc của Bộ như một Thứ trưởng. Sau 2 năm tập sự sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm để trình lên Thủ tướng xem xét đề bạt Thứ trưởng.

Năm là, tổ chức các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ. Theo đó, sau một thời gian công tác nhất định tất cả cán bộ, bao gồm cả cấp Vụ đều phải tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao của Bộ. Kết thúc các lớp học này, nếu cán bộ nào không đạt yêu cầu thì phải học lại và không được xét đi công tác luân chuyển nước ngoài.

Sáu là, chú trọng học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong thời gian anh Thạch làm Bộ trưởng, Bộ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, như: Cử đi học ở nước ngoài, mở lớp học trong nước, quy định biết ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc để tuyển chọn, bồi dưỡng và đề bạt, cũng như xét đi công tác luận chuyển nước ngoài và khen thưởng đối với cán bộ... Đặc biệt, Anh Thạch đã cho ban hành Quy chế đi công tác luân chuyển nước ngoài, trong đó quy định trình độ ngoại ngữ mà mỗi loại cán bộ phải đáp ứng (thông qua các đợt kiểm tra do trường Đại học Ngoại giao, sau đó là Viện Quan hệ Quốc tế tổ chức). Nếu không đạt thì không được đi công tác.

Bảy là, anh Thạch luôn luôn nhắc nhở cán bộ ngoại giao phải thường xuyên tu dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức và rèn luyện sức khỏe. Anh thường nói với mọi người muốn làm tốt công tác trong Ngành mỗi cán bộ, ngoài phẩm chất chính trị vững vàng ra phải có sức khỏe tốt. Anh rất quan tâm chỉ đạo Đảng ủy Bộ, Công đoàn, Nữ công chú ý chăm lo sức khỏe cho anh, chị, em.

Anh Nguyễn Cơ Thạch thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao đã hơn 20 năm, nhưng Bộ máy Bộ Ngoại giao do anh thiết lập đến nay vẫn vận hành tốt, đã giúp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị mà trên giao phó cho Bộ. Đội ngũ cán bộ của Bộ ngày càng trưởng thành và chuyên nghiệp hơn, vững vàng về chính trị, kiên định về lập trường, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ đặt ra. Nhìn tổng thể có thể nói cán bộ Ngoại giao Việt Nam ngày nay không thua kém gì cán bộ Ngoại giao các nước. Một phần lớn công lao này thuộc về cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch với tư cách là kiến trúc sư của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại ./.

Phan Doãn Nam
_________________________________________________
[*] Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao.

Trình kiến nghị Nhân Quyền ra Quốc Tế là "Bán nước, cầu viện ngoại bang" (?)


Có một số ý kiến cho rằng việc trình Tuyên Bố 258 của một số blogger Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ (NGO) bảo vệ nhân quyền, sứ quán các nước phương Tây được gọi là hành động "bán nước, cầu viện ngoại bang". Vậy nên hiểu những hành hoạt động này ra sao?

Tại sao có Tuyên Bố 258?

Tuyên Bố 258 chống lại việc lạm dụng Điều luật 258 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam để bỏ tù các tiếng nói ôn hòa, bất bạo động chỉ trích chính quyền VN về cách họ hành xử với những quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình....

Tại sao không trình lên cơ quan chức năng Việt Nam để giải quyết?

Tuyên Bố 258 đã được gửi đến các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như một cách hành xử bình thường của một xã hội bình thường, nơi người dân có quyền phản đối hoặc ủng hộ một chính sách nào đó của chính quyền.

Tuy nhiên, do hệ thống chính trị Việt Nam không hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập, việc một chính sách, điều luật của chính quyền bị coi là trái Hiến pháp không thể được xét xử bởi một tòa án độc lập với hành pháp và tư pháp.

Tại sao lại trình lên LHQ và các nước?

Việt Nam là thành viên đầy đủ của Công ước quốc tế Nhân quyền bao gồm Công ước QT về quyền dân sự, chính trị. Theo cơ chế của LHQ, VN và các nước nào là thành viên của công ước này sắp phải trãi qua đợt kiểm điểm trước Hội đồng nhân quyền LHQ về tình hình bảo vệ và tôn trọng nhân quyền, các điều ước về nhân quyền mà chính quyền nước đó đã thực thi.

Các quốc gia khác và các tổ chức NGO có quyền đưa ra các khuyến nghị và bàn thảo về tình hình nhân quyền của một quốc gia là thành viên của công ước này.

Do đó, việc một nước có ý kiến nhận xét về tình hình nhân quyền của một nước là việc bình thường.

Việt Nam đang vận động để có một ghế thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ, do đó việc kiểm điểm nghiêm túc trước cơ chế này về nhân quyền chiếu theo luật quốc tế càng có ý nghĩa và tất nhiên.

Chỉ trích chế độ là chửi quê hương đất nước?

Sai. Chế độ chính trị và khái niệm quốc gia cần phân tách rõ ràng. Chế độ chính trị thuộc phạm trù lịch sử tức là có hình thành, phát triển và tiêu vong. Nhiều chế độ trong lịch sử từ thời phong kiến, thuộc địa nửa phong kiến... đã hình thành và tiêu vong. Ngay cả học thuyết Marx cũng đề cập đến sự tiêu vong của nhà nước khi tiến lên XHCSCN.

Chính quyền được thành lập để bảo vệ nhân quyền của dân nước đó.

Việc chỉ trích chính quyền đã mắc lỗi hoặc không bảo vệ tốt nhân quyền không có nghĩa là "Chửi quê hương, đất nước" như một số quan niệm đã nhập nhằng giữa hai khái niệm này.

Sự thật là việc chỉ trích một chính sách nào đó của một chính quyền ở Tây phương là một việc hết sức bình thường, nó chỉ bất bình thường trong một xã hội nơi mà các quyền tự do bị buộc phải co lại cho vừa với khuôn khổ mà chính quyền muốn.

Thậm chí, Chủ tịch HCM có câu "Nếu chính phủ làm hại dân, dân có quyền đuổi chính phủ" chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ trích hay phê phán.
 

Nguyễn Bá Thanh: Anh em nói vui Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế

Làm việc với TAND Tối cao sáng nay 11.9, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính T.Ư, Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, đặt vấn đề phải làm rõ những vướng mắc của các cơ quan tố tụng trong việc xử lý các vụ án tham nhũng, biện pháp khắc phục.
 
Ông Trương Hòa Bình (trái, Chánh án TAND Tối cao) và ông Nguyễn Bá Thanh (phải, đứng phát biểu) tại buổi làm việc - Ảnh: Hoàng Trang

Đoàn công tác do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu là một trong bảy đoàn công tác được thành lập theo kế hoạch kiểm tra giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng phức tạp của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, đề ra từ hồi đầu tháng 8.


Chứ  tui thấy tình trạng trả đi trả lại hồ sơ, kéo dài gây phản cảm cho xã hội...

Trưởng ban Nội chính T.Ư
Nguyễn Bá Thanh


Tại buổi làm việc với TAND Tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết hoạt động kiểm tra lần này không đồng nhất với hoạt động kiểm tra của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 cũng như khác với hoạt động giám sát chấp hành pháp luật việc xử lý tội phạm tham nhũng của Ủy ban Tư pháp.

“Các đồng chí phải phục vụ nhiều đoàn rất vất vả nhưng đây công việc chung thì chúng ta phải làm. Đoàn thực hiện kế hoạch kiểm tra nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tòa án”, ông Thanh nói.

Đề cập đến nội dung làm việc của đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị lãnh đạo TAND Tối cao đưa ra những vướng mắc cụ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng. Theo ông Thanh, một trong những vướng mắc lớn trong việc truy tố xét xử án tham nhũng là còn thiếu các chế tài cơ sở pháp lý về giám định.

“Hiện nay khâu giám định tư pháp đang tắc vô cùng, các ngành đã gắng rồi nhưng nó vẫn dở dở ương ương, đến bây giờ đôn đốc các cơ quan rất là khó khăn. Nhiều vụ án giám định không biết bao giờ kết thúc, thích thì làm mấy tháng, không thích thì làm năm nọ qua năm kia cũng không ai làm gì được, đây là những sơ hở phải khắc phục”, ông Thanh nói.

Vấn đề trên, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng Tổng bí thư đã kết luận nhưng cuối cùng vẫn chưa chuyển biến và bản thân ông cũng thấy rất sốt ruột.

“Mấy bữa trước thấy kiểu này là tôi oải luôn, kiểu này chắc bay tiêu cả năm 2013. Anh em nói vui Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế. Năm 2013 còn mấy tháng nữa làm sao mà làm cho kịp”, ông Thanh nói tiếp.

“Tinh thần cuộc làm việc này là có bất cập nào như về quy định pháp luật thì các đồng chí cứ xới ra để Ban Nội chính sẽ phối hợp với các ngành cùng tổng rà soát, qua đó kiến nghị với Bộ Chính trị, có kiến nghị tới Đảng Đoàn Quốc hội sửa luật luôn. Sửa như thế nào đó để vận hành trơn tru”, ông Thanh cho biết.


... Tôi thì không am hiểu nhiều về tòa nhưng tôi được biết ở các nước thì tòa có quyền triệu tập, mà tòa triệu tập thì phải đi chứ đừng ngồi đó mà cãi lý. Không có kiểu thích thì đến mà không thích thì không đến. Luật pháp mình mơ mơ màng màng thế chứ ở các nước là nghiêm lắm...

Trưởng ban Nội chính T.Ư
Nguyễn Bá Thanh


Ông Thanh dẫn ra vụ việc cụ thể là vụ “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn...” xảy ra tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (gọi tắt là Vifon): “Trong vụ này hai ông là Bộ Công thương và Bộ Tài chính không chịu làm nguyên đơn dân sự. Các ông đều có cái lý của mình. Tôi đề nghị anh Trương Hòa Bình cho triệu tập cả hai ông đến tòa với tư cách nguyên đơn dân sự được không? Triệu tập đây không phải là có tội gì đâu mà để làm rõ lấy lại tiền cho Nhà nước cả mấy chục tỉ đồng, nên làm cho dứt điểm vụ này đi, một vụ nhỏ như thế này mà đẩy lên Bộ Chính trị thì tốn thời gian quá”.

Trả lời về việc này, ông Nguyễn Sơn, Phó chánh án TAND Tối cao, cho biết ba ngành tố tụng T.Ư xác định về thành phần tham gia tố tụng nên phải có sự thống nhất với nhau chứ riêng tòa án không quyết được.

“Thưa anh Sơn, tôi thì không am hiểu nhiều về tòa nhưng tôi được biết ở các nước thì tòa có quyền triệu tập, mà tòa triệu tập thì phải đi chứ đừng ngồi đó mà cãi lý. Không có kiểu thích thì đến mà không thích thì không đến. Luật pháp mình mơ mơ màng màng thế chứ ở các nước là nghiêm lắm”, ông Thanh nói.

“Vụ Vifon dù là nhỏ nhưng tôi thấy không đáng phải kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, khiến người dân cảm thấy bị chìm xuồng rồi, do vậy tôi đề nghị đưa vào làm cho dứt điểm”, ông Nguyễn Bá Thanh chốt lại.

Báo cáo của TAND Tối cao tại buổi làm việc cũng cho biết trong quá trình xét xử vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Đó là việc giải quyết một số vụ án tham nhũng còn để kéo dài. Vẫn còn một số bản án, quyết định giải quyết các vụ án tham nhũng bị tòa án cấp trên hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Bên cạnh đó, còn tình trạng quyết định cho bị cáo phạm tội về tham nhũng được hưởng án treo còn thiếu tính thuyết phục.

Báo cáo về công tác xét xử các vụ án tham nhũng, TAND Tối cao đề cập tới 10 “đại án” tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp trong đó có các vụ án như PMU 18, Vinashin, vụ nhận hối lộ tại dự án Đại lộ Đông - Tây, vụ bí thư Thành uỷ Vĩnh Yên…

Theo dự kiến, đoàn công tác do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu sẽ làm việc với TAND Tối cao từ nay cho đến cuối tháng 9. Sau khi nghe báo cáo tự kiểm tra giám sát của Ban cán sự Đảng TAND Tối cao, đoàn công tác sẽ trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, làm việc trực tiếp với một số đơn vị trực thuộc TAND Tối cao về công tác xét xử án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng phức tạp.

Thái Sơn
(Thanh niên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét