Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Tin thứ Bảy 20-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tiếp sức ngư dân (NLĐ).  – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh làm việc tại Quân khu 5 và Vùng 3 Hải quân (QĐND). Thôi rồi, rõ rồi! Không thấy căn dặn bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân gì cả, chỉ thấy nói chuyện trên trời: tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại quân sự”, “giữ vững hòa bình ổn định”. Có phải ngoài biển bọn “bạn 16 chữ vàng” nó đang lấn biển đảo, bắt bớ ngư dân ta, nên phải vội vàng nhào vô dặn dò quán triệt?
- Trung Quốc phô trương lực lượng với Nhật Bản trên biển Hoa Đông (RFI).  – Trung Quốc phô trương lực lượng trước Nhật trên Hoa Đông (DT). – Cận cảnh cuộc tập trận của Trung Quốc sát sườn Nhật (Infonet). – Nhật Bản đau đầu ngăn máy bay Trung Quốc xâm phạm (báo Phú Yên).  – Mỹ ban hành lệnh giới nghiêm toàn thể binh sĩ Mỹ ở Nhật Bản (VOA). - Ngoài làm găng, trong thủ thế (LĐ).
Trung Quốc liên tục tập trận (TN). - Trung Quốc diễn tập trên biển Hoa Đông (PLTP).
Trung Quốc, Philippines hội đàm sau căng thẳng (VnE).
Mỹ mời Myanmar dự tập trận lớn nhất thế giới (TP).  - Hoa Kỳ ủng hộ chuyện mời Miến Điện thao dượt quân sự (VOA).   Miến Điện được mời tham gia cuộc tập trận lớn nhất vùng Đông Nam Á (RFI).  – Tàu chiến Mỹ đến Indonesia tham gia tập trận chung (TTXVN).
- Việt Nam-Nga sẽ sớm ký hiệp định thành lập FTA (TTXVN).
- LS Nguyễn Văn Đài: Thế nào là phản động? (BBC).  – HRW: Luật pháp Việt Nam không tôn trọng nhân quyền (VOA). - Bài học đấu tranh dân chủ của ông Aryyeh Neier (Người Việt). – Gia đình tù nhân Dương Âu kêu cứu (RFA).  – Lê Diễn Đức – gửi Nguyễn Phương Uyên: Hãy cho biết con gái tôi ở đâu? (RFA’s blog).  – Em – Người con gái của đợi chờ (Chuacuuthe).
- Quân đội đánh giá cao sự gương mẫu của Bộ Chính trị (TTXVN/ VOV).  – Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Hội nghị Trung ương 6, kết quả đương nhiên của một Nhà nước toàn trị” (RFI).  – Giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học: ‘Chống tham nhũng, phải sửa lỗi hệ thống’ (BBC). Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6. Thấy hai đồng chí T, S tiếp xúc cử tri hăng quá, mà chưa thấy đồng chí X  … À! Đồng chí X mới ra Quyết định thành lập Học viện Phụ nữ VN, chắc cú phen này được cả nửa nước ủng hộ. =>
Hội nghị TW 6 khẳng định sức chiến đấu của Đảng đã hết hay vẫn còn? (TTXVN). - Hồ Phú Bông – Kết quả Hội nghị Trung ương 6, nét ‘văn hóa’ XHCN (DĐTK).  – Bi kịch tự thú, tự xử lý (RFA). “… nếu ‘Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên, nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng’ thì sau đợt chỉnh đốn Đảng này, có nên tổ chức một cuộc thăm dò trên toàn quốc về sự tin yêu và ủng hộ Đảng trong nhân dân không?” – Hội nghị TW 6 khẳng định sức chiến đấu của Đảng (TTXVN).
- Cử tri cả nước sẻ chia tâm huyết cùng Chủ tịch Trương Tấn Sang (DT). - Trả lại nhà cho Đảng (LĐ). – Cử tri TPHCM phản ánh: Tham nhũng làm lòng dân phân tán (SGGP).  – Cử tri chưa hết lo về nạn tham nhũng (NLĐ).
- Chính phủ báo cáo việc thực hiện các lời hứa trước cử tri (SGGP).  – “Đòi nợ” lời hứa các bộ trưởng (NLĐ). – ‘Chấm điểm’ việc thực hiện lời hứa của 9 bộ trưởng (VNE).  – Lấy phiếu tín nhiệm từ năm 2013 (TBKTSG).
- Bùi Văn Bồng: ‘Nếu dân nói thẳng nói thật’ (BBC).  – Thuốc chữa tin đồn (Quê Choa).   – TRÒ CHUYỆN VỚI GS. XOÀY TRỌNG CU (Sơn Thi Thư).
- Con gái Thủ tướng trách blog ‘phản động’ (BBC). Mời xem lại: Chủ tịch Viet Capital: ‘Cá nhân tôi và ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào!’ (VinaCorp).  – Đôi điều với nỗi oan cô Phượng (DLB). - Phải chăng Hưng Yên đẩy dư luận dồn vào Thủ tướng (Bùi Văn Bồng). – Nếu tôi là đại biểu quốc hội ở Hải Phòng… (Nguyễn Thông).
- Nguyễn Tấn Dũng – Con dê tế Đảng? (DĐKTVN). “Bằng cách đặt tên đồng chí X cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Sang nghiễm nhiên trở thành “nhà cải cách”, chống lại tiêu cực, các cá nhân sai trái trong Đảng mà cụ thể là ‘đồng chí X’ đây“.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: Các đoàn công tác Trung ương kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (ND). Đề nghị các đồng chí trong Bộ Chính trị học trước, học thuộc, làm theo cụ rồi hãy triển khai xuống các cán bộ cấp dưới.  – Bế mạc Hội thi các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (QĐND).  – Bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh (NLĐ). Sợ giống như tượng Lenin ở Mông Cổ?
- Thủ tướng Phan Văn Khải từng nhận lỗi trước nhân dân (ĐV).
HÃY ĐẤU TRANH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÌ TƯƠNG LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM! – (VLB).  Nhân bài viết đề cập tới câu chuyện về một thời chế độ XHCN tươi đẹp của ta, ngoài Đảng Cộng sản, đã từng có hai đảng Dân chủ và Xã hội làm màu, xin lạm bàn về hai xu hướng chính trị hiện nay, có phần tương tự như hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của chú Sam.
Có một “đảng” đại diện cho những người nông dân, công nhân nghèo cùng cực, chiếm đại đa số trong xã hội, cùng những tầng lớp khác, gồm cựu cán bộ đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên nghèo, tiểu thương… đều bất mãn trước tình trạng tham nhũng tệ hại, đang cướp đi niêu cơm hàng ngày của họ. Trong số này, có những người có học thức, am hiểu chính trị, mặc dù biết rằng nguyên nhân gốc rễ của tình trạng tham nhũng chính là cái hệ thống chính trị phi lý, và muốn trừ tận gốc thì phải thay đổi hệ thống đó, nhưng họ cho rằng trước hết phải trừ diệt sâu mọt, ung nhọt, hang ổ tội phạm đã vươn vòi tới cung đình, sau đó mới có thể mở rộng dân chủ, nhân quyền, … “đa đảng”. Bởi vì tệ cường hào ác bá nơi thôn quê cùng đám quan tham thị thành, đã nhân lên gấp bội vòng kìm kẹp vốn có của chế độ toàn trị. “Đảng” này ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến diệt trừ “sâu mọt” mà vài vị lãnh đạo đảng CSVN đang thực tâm phát động.
Một “đảng” khác, tuy tạp nham về thành phần, nhưng nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, một số lại có khả năng dẫn dắt dư luận quần chúng. Họ là những quan tham từ trung ương tới phường xã, cùng với những trí thức “thức thời”, giới “trung lưu”, doanh nhân “thành đạt”, cựu quan chức, và một số “Việt kiều yêu nước”… được hưởng ít nhiều bổng lộc, may mắn của cơ chế “kinh tế thị trường định hướng XHCN” quái dị. Trong số này, ngoại trừ đám quan tham, thì những người am hiểu cho rằng phải thay đổi tận gốc hệ thống chính trị, còn tình trạng tham nhũng chỉ là hệ quả, ngay cả “đồng chí X” suy cho cùng cũng chỉ là “nạn nhân”. “Đảng” này không mấy hào hứng với cuộc diệt trừ “sâu mọt”. Trong số họ còn có những người, cả thực tâm lẫn ngụy biện, cho là cứ để đám sâu mọt đục khoét làm mục ruỗng cái khung sườn chế độ đi cho nhanh, càng mau sụp đổ thì càng có lợi cho đất nước.
- Đất nước lạ lùng! (Nguyễn Thế Thịnh). “Đất nước mà người dân không bàn cách làm ăn, tự sướng bằng cách ngồi bàn nhân sự, mong có sự thay đổi nhân sự, tranh nhau cả chức tổ trưởng dân phố, đất nước lạ lùng!
- Nghẹn ngào đoàn kết (pro&contra).
- Lật lại vụ án Thỏ và Rùa (Tin khó tin).
MỘT VỊ TƯỚNG CÔNG AN ĐÁNG NỂ TRỌNG (Bùi Văn Bồng).
<- Sừng tê nhà Trầm Bê ‘chưa có hồi kết’ (BBC).   – Việt Nam hoãn ký kết với Nam Phi thỏa thuận chống săn trộm tê giác (RFI).  – Việt Nam không ký thỏa thuận chống săn trộm tê giác với Nam Phi (VOA).  – Bóc mẽ “dự án nuôi tê giác lấy sừng” của tội phạm Nam Phi (NĐT).
Đề nghị cách chức chánh án TAND huyện Đức Hòa (NLĐ). - Nguyên Kế toán trưởng công ty con của Vinalines tham ô 2,3 tỷ đồng (CAND).  - 12 cán bộ ngân hàng lập 110 sổ tiết kiệm khống (ANTĐ).  - Trưởng thôn trốn lệnh truy nã sa lưới (SGGP).
- Thủy điện Hủa Na: Tất cả vì mục tiêu phát điện cuối năm (Petro Times).   – Kiến nghị kiểm tra đặc biệt đập thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN).  - Kiểm định an toàn đập Sông Tranh 2 hằng năm (TN). - Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Cháy nhà mới ra mặt chuột (RFA).
- Hơn 600 nhà dân bị hư hỏng sau động đất (VNN).  - Quảng Nam: Phổ biến kiến thức và ứng phó về động đất (ĐĐK).  – Thủy điện Sông Tranh 2: Trạm quan trắc động đất đầu tiên được đưa vào sử dụng (VOV). – Khánh thành trạm quan trắc động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (TN).  – Kiểm định an toàn đập Sông Tranh 2 hằng năm (TN).  – Kiểm tra đặc biệt đập thủy điện Sông Tranh 2 (Kiến thức).
- Tự hào Dấu ấn khoa học và công nghệ trong xây dựng công trình thủy điện Sơn La (ND) vì “phát điện sớm hơn tiến độ ban đầu hai năm và hoàn thành công trình trước ba năm”, nhưng không thấy “dấu ấn” trong bao nhiêu vết nứt nẻ có thể dẫn tới thảm họa, rồi “dấu ấn” trong “công nghệ” bôi trét đi nhưng vẫn không thể yên tâm, phải đề nghị thuê nước ngoài đánh giá?
- Ngày 22-10, khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội: Sẽ “nóng” chuyện kinh tế – xã hội, đất đai (TT).  - Không thực hiện đúng lời hứa, bộ trưởng dễ mất tín nhiệm (TN).
Đề nghị quy định xử lý tài sản bất minh (TT).  - Thuế thu nhập cá nhân: Sửa sớm cho dân được nhờ!
- Dừng tăng lương: lợi bất cập hại (TT). - Không tăng lương sẽ kéo theo nhiều hệ lụy (ANTĐ). - Để tăng lương cần 60-65 nghìn tỷ đồng (TP).  – Không tăng lương, bóp bụng đi làm (Khám phá).  - Tiền… đi đâu về đâu? (ĐĐK).  - Lương tối thiểu vùng sẽ vẫn tăng (Khampha).
- Dư luận xã hội trước thông tin thả gái bán dâm (RFA). – Nên hay không nên hợp thức hoá hoạt động mại dâm (RFA). - Gái mại dâm sẽ tăng? (ĐV).
Thiếu tá công an bị tố cưỡng hiếp nữ doanh nhân (TN).
Phát hiện, xử lý hơn 300 vụ mua bán người (QĐND). - Công an Phú Yên điều tra vụ “bán” người lao động (CAND).  - Buôn lậu như… lũ (SGGP). - Hà Nội: Vận chuyển hàng lậu cực lớn với 5 xe cùng biển số (VnM).
Thừa Thiên – Huế: Tạm giữ tàu hàng nghi đã tông chìm tàu cá (SGGP).  - Bắt được tàu sắt tông chìm tàu cá (TT).
- Tìm chất độc trong dép Trung Quốc (TN). – Dép Trung Quốc nghi có độc bán ở nhiều chợ Hà Nội (Infonet).  - Hành trình tận thu cây kim cương để bán sang Trung Quốc (DT). – “Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc” – Action!  (Paulo Thành Nguyễn). – Buôn bán với TQ: ‘VN tiếp tục nhập siêu’ (BBC).
- “Tuổi trẻ Hà Tĩnh” bắt đầu quá đà:  RÕ ĐÂY QUỈ KẾ GIẶC TÀU! Đúng theo lối báo quốc doanh, sẵn sàng đổ tại “thế lực thù địch”.
- Mặc dù bị dựng tường lửa búa xua, nhưng vẫn có tới 30,8 triệu người Việt Nam sử dụng Internet (TT). Mừng nữa là  “95% người dùng Internet truy cập các trang tin tức.”
- Đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam viếng cựu Quốc vương Campuchia (RFA).  – Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam viếng Thái Thượng hoàng Campuchia Norodom Sihanouk (Chính phủ).
- Hàn Quốc qua mặt Cam Bốt để vào Hội Đồng Bảo An (RFI).
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un bị cháu trai gọi là “kẻ độc tài” (RFI). – Cháu nội Kim Jong-il lên tiếng (BBC).  – Dân Bắc Triều Tiên vẫn thiếu đói, dù Kim Jong Un hứa cải cách (RFI).  – Khẩu chiến nẩy lửa giữa Bình Nhưỡng và Seoul (RFI). – Bắc Triều Tiên đe dọa tấn công nếu miền Nam thả bóng bay tuyên truyền (VOA).  – Triều Tiên dọa tấn công Hàn Quốc trong tuần tới (Infonet).  – Bình Nhưỡng “đóng cửa cơ quan quản lý quỹ” (TN). - Bình Nhưỡng dọa tấn công Hàn Quốc (PLTP). - Triều Tiên tuyên bố khai hỏa nhằm vào Hàn Quốc (DV). - Bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ bom đạn (TN).
- Loạt bài về Cách mạng Văn hóa của Mao: Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 6) (Geo Epoche).
- Tập Cận Bình Lên Kế Hoạch Mở Đầu Cho Các Cải Cách, Nguồn tin Cho Biết (ĐKN).  – Dân mạng TQ so sánh sự tương phản giữa 2 hệ thống chính trị Mỹ, Trung (VOA).  – Nhiều người dân Trung Quốc thích nền dân chủ kiểu Mỹ (VOA).  – Tài Liệu Mật gửi Đại Sứ Quán Mỹ từ Vương Lập Quân   –   Bạc Hy Lai Đã bị Đưa Vào Nhà Tù ở Bắc Kinh, Nguồn Tin Cho Biết (ĐKN). =>
- Trung Quốc : Báo chí chính thức chỉ trích việc bắt giam một nhà bất đồng chính kiến (RFI).
- Bang giao Ấn-Trung cải thiện, vẫn đối đầu về sách lược (VOA).
- Tổ chức từ thiện Nhật Bản viện trợ cho Miến Điện (VOA).
- Fidel Castro bị xuất huyết não (Lenta/ Kichbu).

- Bành trướng lãnh thổ – Bước đi sai lầm của Trung Quốc (Infonet). Thấy ảnh minh họa cảnh dân Phi biểu tình chống Trung Quốc, sao không đưa ảnh dân ta biểu tình cho nó máu? Phải ưu tiên dùng hàng nội chớ!
- Đỗ Trung Quân: Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang đôi lời thưa chủ tịch (Huỳnh Ngọc Chênh). “Xét xử một nghệ sĩ / nhạc sĩ chỉ thông qua tác phẩm  thì nó kỳ lắm chúng ta đâu còn lui về thời kỳ của Nhân văn Giai phẩm nữa. Cùng lắm, nếu nó chướng tai với chính quyền cứ cấm nó là xong. Còn đưa vào tù và ra tòa chỉ vì nó chống Tàu hay yêu nước, nó nói lên thực trạng mà từ Chủ tịch nước đến thường dân cũng biết, cũng hiểu”.
- Tô Văn Trường: Nhìn lại, TA CÓ TOÀN TRỊ KIỂU TÀU ? (Bùi Văn Bồng).  – Cấm đoán thành thói quen (Nguyễn Thông).
KINH TẾ
Bắt đầu sàng lọc tập đoàn kinh tế (TVN).  - Quyết định hành chính không làm nên thương hiệu (VEF).
Vì sao thâm hụt cán cân thương mại 6 tháng đầu năm giảm? (NĐH).
Thép ngoại “tấn công” thép nội (SGGP). “Hàng triệu tấn thép nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc đang  khiến ngành thép trong nước sống dở chết dở.”
Du lịch nghiệp dư (TN).
Công bố nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta Bà Rịa – Vũng Tàu (TTVN).
<- Nhà máy “nhầm chỗ”, dân lãnh hậu quả (SGGP).
Doanh nghiệp điêu đứng vì Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Bắc Hà bội tín (DT).
Nợ lương chủ yếu do nợ đọng xây dựng cơ bản (LĐ).
Hàng loạt hợp tác xã… rã đám (TT).
14 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bị Nhật Bản cảnh báo (ĐCSVN).
Giá rau cao vì… tắc nguồn vào chợ (TT). - Khoai lang xuất ngoại (TN).
Sẽ chuyển mạng giữ số từ năm 2015? (VNN).
Bán khống chứng khoán: Khó quản hay làm ngơ? (VEF).
VinaCapital sẽ “không đầu tư mới” vào bất động sản (VnEco).
- Vietjet Air sắp có tuyến bay quốc tế (BBC).
Bùng nổ dịch vụ trên mạng 3G (VnM).
- Miến Ðiện cho phép sử dụng thẻ tín dụng của nước ngoài (VOA).
- Trung Quốc cần người tiêu dùng (BBC).
- WTO bác kháng nghị của Trung Quốc (BBC).
Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU (VOV).
Nhật Bản cân nhắc thực hiện gói kích thích 200 tỷ yen (VOV).
- Châu Âu đạt đồng thuận về cơ chế giám sát ngân hàng khu vực euro (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 87) (Nhật Tuấn).
CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐÌNH ĐÈO NGANG - (Tễu).
- Sơn Nam: Nhà văn miệt vườn (Alan Phan).
- 179. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí (Xưa&Nay).
Ai chém cụt đầu Liễu Thăng? (ĐV).
- Bộ tem “cực hiếm” về vua Bảo Đại (Kiến thức). =>
Về những cách tân nghệ thuật trong HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN, ĐỘI GẠO LÊN CHÙA của Nguyễn Xuân Khánh (II) (VHNA).  - Dấu ấn văn hoá người Pháp ở Hà Nội.
- Ngắm nhan sắc mộc mạc… quyến rũ của người đẹp Việt xưa (Kiến thức).
- Thị Nở nhà tôi với ngày của phụ nữ (Nguyễn Tường Thụy). – MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ MỘT CÂU CHUYỆN BUỒN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Về miền Tây (Người Việt).
- Họa sĩ Uyên Huy – chủ tịch hội mỹ thuật TP.HCM: Cấm tranh khỏa thân là không thuyết phục (TT).
Chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật (ND). - ‘Chân dài’ học ranh giới gợi dục (ĐV). - Sẽ khởi kiện công ty tổ chức live show Chế Linh – bài ca kỷ niệm (TT).  - Ya Suy “đi lạc”, khán giả còn thương? (DV). - MC – chưa thành tài đã thành tai vạ (LĐ).
Bánh mì “tàu ngầm” Sài Gòn nức tiếng thế giới (TVN).
Theo chân nữ sinh xuống phố bán hoa 20.10 (DV).
- Phỏng vấn cô gái Việt lên ngôi Vua Đầu bếp Mỹ (VOA).
Giải Nobel cho Mạc Ngôn từ hướng nhìn xã hội (Nguyễn Tường Thụy). – Trần Mạnh Hảo: Từ Lỗ Tấn đến Mạc Ngôn – nghĩ về hội chứng ăn thịt người trong văn học Trung Quốc (Nguyễn Tường Thụy).
- Lame de fond-Sóng ngầm của Linda Lê (RFI).
- Britney Spears nghiện ma túy nặng? (BBC).
“Newsweek” chấm dứt báo in sau 80 năm (TN).
Ảnh: Tái hiện Thế chiến II giữa khung cảnh hiện đại (VTC).
Sẽ giải quyết chuyện biên chế của Thu Cúc (TT).  - Tan nát bóng bàn.
Bóng đá VN xuất ngoại cầu thủ: Bước đột phá năm 2012 (Bóng Đá). - U-21 Việt Nam – U-21 Sydney FC (3-0): Thắng toàn diện! (PLTP). - Bán kết giải U21 quốc tế báo Thanh Niên 2012: Không có bất ngờ (TTVH).

- BÀI VĂN VỀ NGHỀ BÁO CỦA CON GÁI (Huỳnh Ngọc Chênh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Những người xây chợ đặc biệt (Nguyễn Vạn Phú).
- Nhiều trường học chưa được chứng nhận an toàn (DT).
- Giãn thu học phí với học sinh, sinh viên nghèo (SK&ĐS).
- Đột phá từ đội ngũ giáo viên (TT).  - 5 hiệu trưởng, hiệu phó bị kỷ luật, chuyển công tác(NLĐ).  - Cô giáo đánh đồng nghiệp thủng màng nhĩ (CAND).  - Hiệu phó đánh học sinh chỉ vì nợ 6.000đ tiền mua sách? (GD&TĐ).
<- Học bổng 600 triệu đồng cho 3 nhà khoa học nữ (GD&TĐ).
- Món “canh gà” và trò đùa thời internet (NLĐ).  – Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cải? (Chu Mộng Long).
- 10 ý kiến xin thay đổi giáo viên vụ “nữ sinh cắt cổ tay” (DT).
- Giúp trẻ học qua việc “phá” đồ chơi (Thanh Niên).  - Game giáo dục chinh phục người trẻ (TP).
- Nguyễn Ngọc Chinh: KHI KHIÊM TỐN TA ĐƯỢC GÌ MẤT GÌ? (Tâm Sáng).
‘Đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9…’ (VNN).
Sẽ xem xét lại mức trợ cấp cho nhà giáo nghỉ hưu chưa có phụ cấp thâm niên (SGGP).
Hà Tĩnh: “Nín thở” qua sông Ngàn Sâu (DV).  - Đưa con chữ về với bản làng (GD&TĐ).  - “Mồ côi, nhưng em vẫn còn bà nội để cố gắng” (DT).
Clip hot: Lời chúc đặc biệt dành cho phụ nữ ngày 20/10 (GDVN).
Chiết xuất trà xanh ức chế tế bào ung thư (TN).
- Loài ếch mang vuốt sắc như người sói (NLĐ).  - Cá heo ngủ với nửa não thức (VNN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Việt Nam đoạt giải thưởng “Vì con người” (TN).
- Kỳ lạ phố có hơn 50 “quốc gia” giữa Sài Gòn (TP/ DT).
- TP.HCM Bì bõm khổ cực giữa triều cường (TT).  - Cảnh báo từ xa đường bị ngập. - Kênh rạch TPHCM Bị san lấp vô tội vạ (SGGP).
Ồ ạt nhập đỉa: Rất nguy hiểm cho người (DV).
Phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (ND).
- Hãi hùng Đông dược trộn độc chất! (NLĐ).
- Lo ngại vì “vi sinh vật lạ” trong thịt heo chín (NĐT).  - Măng tre, cá biển nhiễm nhiều chất độc (ANTĐ).
- Chiêu kiếm tiền siêu lợi nhuận của những thầy thuốc bất lương (NĐT). - Xác minh vụ sản phụ chết sau khi sinh mổ (TT).
- Cô giáo tử vong bất thường: Sở Y tế vào cuộc (Khám phá).  - Tàn độc rạch mặt bé trai 20 tháng tuổi. - Một phụ nữ và 3 trẻ nhỏ bị tạt axit dã man (NLĐ).
- Ngay trước Ngày Phụ nữ VN Chờ chồng ngủ say, cắt đứt “của quý” (NLĐ).  - Những người đàn bà làm thân trâu ngựa (VTC). =>
Quảng Ngãi: Bé trai 1 tuổi bị rạch mặt chằng chịt (DV).
- Ông Hùng Mau: “Tôi không lừa tiền Cẩm Vân – Khắc Triệu!” (NLĐ).
- Huy động hàng trăm cảnh sát bắt 10 xe chở hàng lậu (NĐT).
- Quá muộn rồi để lo Bảo tồn voi tại Đắk Lắk, Nghệ An, Đồng Nai (SGGP). Lo làm bảo … tàng đi cho rồi!
- Cà Mau: Cá sấu lại sổng chuồng do … cá sấu đầu đàn chưa bị bắt ? (DT).
Cây sưa lớn nhất Việt Nam bị lâm tặc đốn hạ (TP).
Khỉ trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh tiếp tục cắn người (NLĐ).
Báo động nạn phá và xâm lấn rừng phòng hộ (QĐND).
- Hoa Kỳ giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (VOA).
- Huy động cộng đồng ngăn ngừa tội phạm mua bán người (NLĐ).
- Trung Quốc phá đường dây buôn trứng người (NLĐ).
- Mỹ: Dịch viêm màng não dẫn đến nhiều vụ kiện (VOA).

QUỐC TẾ
- Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngưng bắn ở Syria (VOA).  – Ðặc sứ hòa bình quốc tế Brahimi đến Syria (VOA).  – Đài VOA, BBC bị Syria phá sóng(VOA).  - Syria mất 2 tỉ USD hiện vật khảo cổ học (LĐ).
LHQ và Mỹ lên án vụ đánh bom đẫm máu ở Lebanon (VOV). - Đánh bom rung chuyển Beirut, quan chức tình báo thiệt mạng (DT).  - Nổ lớn làm quan chức Lebanon thiệt mạng (BBC).  – Bom xe nổ làm rúng động thủ đô của Li Băng (VOA).
Israel thành lập đặc nhiệm “Do Thái chính thống” (TN). - Nếu bị tấn công, Iran sẽ gây chiến toàn cầu (VnM).
- Afghanistan: 19 người đi dự đám cưới chết vì bom (VOA).
- Mỹ bắt nghi can thứ hai âm mưu đánh bom trụ sở FED (ANTĐ).
- Ông Obama và Romney tiếp tục cuộc vận động (VOA). - Nguyễn Hưng Quốc: Một khía cạnh trong nền dân chủ ở Mỹ (VOA’s blog).   – Khác với các nhân vật chính trong cuộc chiến Ba – Tư ở xứ ta, Ông Obama, ông Romney nói đùa, chế giễu nhau tại dạ tiệc từ thiện (VOA).  - Trung Quốc ‘thích’ ông Romney trở thành tổng thống Mỹ? (TP).
Bất đồng trong đàm phán hòa bình ở Cô-lôm-bi-a (ND).
- Nga bắn thử phi đạn đạn đạo giữa những căng thẳng (VOA). - Ván bài năng lượng của Putin (VEF).
Ấn Độ đặt mua hàng loạt vũ khí Nga (VTC).
- Trang mạng Twitter gỡ bỏ bài viết chống Do Thái tại Pháp (VOA).
- Google dọa loại bỏ truyền thông Pháp ra khỏi công cụ tìm kiếm của mình (RFI).
- Newsweek “thay đổi chứ không vĩnh biệt” (TT).  – Tuần báo Newsweek sẽ hoàn toàn online (Người Việt).
- Sức khỏe của cô gái Pakistan bị bắn đã khá hơn (VOA).
Bầu năm nước không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (PLTP). - Vị đắng của thua thắng (TN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/10/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 19/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 19/10/2012; + Cuộc sống thường ngày – 19/10/2012; + Thủ tướng viếng cựu Quốc vương Campuchia; + Thời sự 19h – 19/10/2012.

Cựu quan chức kêu gọi họp Đảng giữa kỳ

Cập nhật: 22:03 GMT – thứ sáu, 19 tháng 10, 2012  – BBC
Hội nghị trung ương 6Hội nghị 6 không quyết định kỷ luật ai dù có đề nghị

Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật Bộ chính trị và một ủy viên.

Ông giải thích với BBC trong phỏng vấn hôm 19/10: “Đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, rồi giữa hai kỳ Đại hội cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng là Ban chấp hành trung ương. Giữa [các] kỳ họp của Ban chấp hành trung ương cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ chính trị, điều hành là Ban bí thư…
“Nếu trên thấy vấn đề này chưa thỏa đáng cần làm tiếp nữa thì triệu tập Đại hội đại biểu toàn Đảng giữa nhiệm kỳ. Tức là những người đã dự Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua và bầu ra Ban chấp hành trung ương khóa này, họ mới họp lại [và] quyết một lần nữa.”
Nhưng ông Thuận nói lãnh đạo Đảng Cộng sản cần công khai lý do tại sao Bộ chính trị thấy cần chịu kỷ luật và tại sao Bộ chính trị đề nghị kỷ luật một thành viên của mình để các đảng viên và người dân đều biết.
“Tôi cho rằng chuyện đó là Trung ương không thi hành đúng nghị quyết của mình là ‘công khai minh bạch’.
“Tôi là đảng viên, tôi cũng kiến nghị phải công khai minh bạch tên của người đó ra và công khai minh bạch những khuyết điểm của người đó ra để toàn đảng, toàn dân và quốc tế biết.
“Bây giờ người ta cũng nói rùm beng ra ngoài hết rồi.
“Tôi đang về quê ở Bình Định, ở một vùng nôn thôn rất xa nhưng mọi người dân ở đây đều biết hết rồi.
“Vậy không có gì phải giấu như thế.
“Người Việt Nam có câu tục ngữ là ‘giấu như mèo giấu cái gì đó mà cuối cùng cũng thối uynh.”
‘Chống giặc nội xâm’
Ông Thuận nói các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa thể hiện quyết tâm chống tham nhũng như những gì họ nói.
Vị luật sư nói với BBC: “Tôi cho rằng nếu Bộ chính trị quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng, thì trong Hội nghị trung ương 4 đã nói rằng nếu đấu tranh kỳ này không xong thì Đảng sẽ có nguy cơ này, nguy cơ kia… có thể chết, [liên quan tới] sự tồn vong của Đảng…, [nhưng] cái cuộc đấu tranh chống tham nhũng cho đến bây giờ người ta không thấy có gì cụ thể cả, chỉ thấy những câu hô khẩu hiệu thôi.
“Rồi là những tiếng ấm ức, rồi không biết có giọt nước mắt nào không, nhưng có tiếng nấc lên, thì đấu tranh chống tham nhũng đâu phải như vậy.
“Đấu tranh thống tham nhũng phải có kết quả và khi đã sai lầm nghiêm trọng thì phải xử lý.”
Ông Thuận nhắc lại chuyện Tổng bí thư Trường Chinh phải từ chức và nhiều quan chức bị kỷ luật sau Cải cách ruộng đất trong khi nhiều chính trị gia cũng phải trả giá sau cải cách giá-lương-tiền.
Ông nói thêm: “Nhưng mà cái Trung ương [6] này là sống còn của Đảng mà chẳng thấy ai nhằm nhà gì hết, thì đâu có phải.
“Hồ Chí Minh đã nói rồi, chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, mà đã là chống giặc thì phải nhìn thấy tử thi của giặc chứ.”
Luật sư Trần Quốc Thuận
“Đây là một màn kịch, đứng lên nấc nấc rồi nói giọng uất hận, đâu có phải [thế].
“Theo quan điểm chống tham nhũng chính là chống giặc. Hồ Chí Minh đã nói rồi, chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, mà đã là chống giặc thì phải nhìn thấy tử thi của giặc chứ.”
Nhận xét về cuộc bỏ phiếu của 175 ủy viên trung ương trong đó quyết định kỷ luật Bộ chính trị và một ủy viên Bộ chính trị không được đưa ra, ông Thuận nói:
“Cuộc bỏ phiếu đó dẫn đến vấn đề là những người bỏ phiếu đó không biết ngày mai ai sẽ bỏ lá phiếu giống như vậy với mình.
“Cho nên họ rất dè dặt.”
Ông cũng nói cuộc bỏ phiếu cũng cho thấy sự chia rẽ trong Bộ chính trị khi tất cả đều đồng ý đề nghị trung ương kỷ luật nhưng sau đó lại “bẻ cò” và thuyết phục các ủy viên trung ương bỏ phiếu ngược lại.
Ông nói nếu Bộ chính trị đoàn kết thì “không ai dám bỏ phiếu ngược lại” vì cơ quan này có toàn quyền điều động các ủy viên trung ương.

 

Việc làm đang “đứng ngoài” chính sách vĩ mô?

SGTT.VN - Cùng với tăng trưởng GDP, chỉ tiêu tạo việc làm thêm một lần không về đích (1,515 triệu/1,6 triệu người) theo báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội 2012. Điều này có lẽ không có gì bất ngờ, khi niềm tin về các con số liên quan đến thị trường lao động ngày càng trở nên mong manh với không ít vị đại biểu của cơ quan lập pháp.

Nhiều công ty giải thể, phá sản, làm ăn thua lỗ trong năm 2012 nên chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp hiện nay không thể thấp được.========================>>>
Cách đây một năm, khi xem xét con số 1,583 triệu người được tạo việc làm mới (chỉ tiêu Quốc hội giao cũng là 1,6 triệu) của năm 2011, TS Trần Du Lịch, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh là ông “không bao giờ tin con số này”. Ông Trần Du Lịch cho biết, vấn đề thống kê việc làm đã được ông nêu tại Quốc hội nhiệm kỳ trước, và câu trả lời của nguyên bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc khi đó là: “Việt Nam không tính được bao nhiêu việc làm mới tạo ra trong một năm”.
Vẫn theo đại biểu Trần Du Lịch, khi hệ thống thống kê không tính được con số đó, thì không thể nào lý giải được quan hệ giữa tăng việc làm và đầu tư, đặc biệt đầu tư ngân sách. Tại các nước, cái quan trọng nhất là bao giờ người ta cũng tính được số việc làm mới cỡ nào, mới tính toán được là đầu tư hay không nên đầu tư.
Theo bộ Lao động – thương binh và xã hội, con số đăng ký thất nghiệp trong bảy tháng đầu năm là 305.791 người, giảm so với số 335.901 người của năm 2011. Song uỷ ban Kinh tế nêu ý kiến quan ngại kết quả này là do một bộ phận người lao động nhảy việc để lợi dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Trước đó, phiên họp toàn thể để chuẩn bị báo cáo thẩm tra này cũng ghi nhận đề nghị nghiên cứu, để có thể thay chỉ tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp cho chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm.
Vừa được phát hành ngày 18.10, bản tin Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định rằng vấn đề việc làm ở Việt Nam đã có dấu hiệu căng thẳng hơn trong khu vực chính thức cũng như phi chính thức.
Số liệu đến hết tháng 6.2012 được dẫn tại đây cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt mức 52,7 triệu người, nhưng số lao động ở tuổi này đang làm việc trong nền kinh tế ước chỉ đạt 51,6 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động trên phạm vi cả nước khoảng 2,29% trong sáu tháng đầu năm 2012, giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước, bản tin tiếp tục nêu con số ước tính.
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, cơ quan xây dựng bản tin cho rằng tỷ lệ thiếu việc làm cũng được đánh giá là một trong các tiêu chí quan trọng để đo sự biến động của thị trường lao động và việc làm. Con số này cũng đã giảm so với cùng kỳ năm trước 0,84%, ở mức 3,06% khi kết thúc quý 2.
Mặc dù vậy, bản tin cho rằng cũng đã xuất hiện dấu hiệu tiêu cực có nguy cơ dẫn tới sự căng thẳng trên thị trường lao động, và triển vọng đạt mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4% vào cuối năm 2012 được cho là một thách thức không nhỏ.
Cũng liên quan đến biến động lao động và việc làm, báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 vừa phát hành mới đây đã chỉ rõ ở Việt Nam, trọng tâm của các cuộc thảo luận chính sách vĩ mô thường hướng vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại… mà chưa dành sự phân tích thích đáng đối với nhóm chỉ số về thị trường lao động, cho dù chúng là những chỉ báo vĩ mô quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và được sử dụng như những tham số chủ chốt trong việc xây dựng và thực thi các chính sách vĩ mô như tiền tệ, tài khoá, tỷ giá…
Lý do chính của việc đưa ra gói kích thích QE3 vừa qua ở Mỹ cũng là vì giải quyết vấn đề lao động, thất nghiệp vì đó là mối lo lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, báo cáo nhấn mạnh.
Sau phân tích này, bản báo cáo cho rằng, thực tế đã đặt ra sự cần thiết phải giải quyết một vấn đề khác mang tính dài hạn hơn. Đó là lồng ghép việc giám sát thường xuyên thị trường lao động vào quá trình hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô. Đây là một cách nhìn rất mới ở Việt Nam, vì từ trước đến nay vấn đề lao động – việc làm chủ yếu được xem xét dưới góc độ xã hội như đào tạo nghề, lương tối thiểu, điều kiện làm việc, quan hệ chủ – thợ… mà chưa được xem xét như một biến vĩ mô quan trọng.
Tại hệ thống chỉ tiêu sẽ được trình Quốc hội ở kỳ họp thứ 4 khai mạc vào ngày 22.10 tới đây, chỉ tiêu tạo việc làm mới là 1,59 triệu lao động, trong khi GDP được dự báo sẽ tăng khoảng 5,5%.
Và như thế, chắc hẳn sẽ là chưa cũ khi nhắc lại một câu hỏi không mới của đại biểu Trần Du Lịch, là “năm nào cũng áng chừng mỗi năm giải quyết việc làm 1,5 – 1,6 triệu, kinh tế cỡ nào cũng cỡ đó, thì Quốc hội quyết làm gì chỉ tiêu này?”
Hà Giang

Ai chém cụt đầu Liễu Thăng?

(ĐVO) Liễu Thăng, một danh tướng lừng lẫy của nhà Minh (Trung Quốc) kiêu dũng và dày dạn kinh nghiệm chính trường đã thảm bại trước nghĩa quân của Bình Định Vương – Lê Lợi. Bản thân Liễu Thăng bị chém rơi đầu, quân Liễu Thăng “mười phần chết chín”. Vậy ai là người chém đầu danh tướng Liễu Thăng?
Liễu Thăng tất chết
Trong nhiều  tư liệu lịch sử có ghi: sau thất bại trong trận Tốt Động – Chúc Động (5 – 7/11/1426), Vương Thông (Wang Tong) vờ xin giảng hoà để chờ viện binh chính quốc. Tháng 10/1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan; đạo quân Mộc Thạnh (Mu Sheng) (khoảng 50 nghìn) từ Vân Nam (Yunnan) định qua Lào Cai tiến về Đông Quan.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lúc này Bình Định Vương Lê Lợi và mưu thần Nguyễn Trãi đã tiên đoán viện binh quân Minh sẽ có những đường tiến quân theo các ngả cứu viện nhằm đánh thẳng vào chủ lực quân đa đang đóng tại Xương Giang, Chi Lăng. Do vậy các mũi “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong” quân cứu viện nhà Minh đã được Bình Định Vương Lê Lợi sớm sắp đặt. Vẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng”.
Sơ đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.
Nguyễn Trãi …chỉ cho tướng Trần Lựu thi hành kế hoạch dụ Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng , đánh chỉ được thua , riêng về phía chủ lực thì đã có Lê Sát , Lưu Nhân Chú, Lê Linh , Lê Thụ đương đầu , song song với các tướng Phạm văn Xảo , Lê Khả , Lê Trung …tiếp ứng và chận các lộ quân tiếp viện từ Vương Thông , Mộc Thạnh .
Trần Lựu là tướng cẩn trọng , đang giữ ải Nam Quan ( Phá Lũy ), theo mệnh lệnh bỏ ải rút dần theo đà tiến của quân địch, về Ai Lưu rồi về Chi Lăng .Tới đây thói kiêu mạn của Liễu Thăng đã tràn trề , mặc cho Lý Khánh khuyên can , kệ cho Hoàng Phúc cầu xin dẫn 100 quân kỵ vượt qua cầu , cầu đỗ , người ngựa quân Minh đều rơi cả xuống sông.
Quân dân Đại Việt trong đại thắng Chi Lăng.
Trước khi đánh trận Chi Lăng,Lê Lợi và  Nguyễn Trãi đã tính toán kỹ về địa đồ. Ải Chi Lăng như một thung lũng nhỏ, hình bầu dục , dài khoãng 4 cây số theo hướng Bắc Nam , rộng chỉ độ 1 cây số theohướng đông tây . Phía đông là dãy núi Thái Hoà và Bảo Đài trùng trùng điệp điệp , phía tây là vách núi đá vôi dựng đứng bên dòng sông Thương . Lòng ải đã hẹp lại thêm 5 ngọn núi đá nhỏ , hai phía Bắc Nam mạch núi khép lại tạo thành một điạ hình hết sức là hiễm trở , và phía Nam ải Chi Lăng là ngọn núi Mã Yên, dưới chân núi là cánh đồng lầy lội có cầu bắc ngang qua. Chính nơi này là nơi Liễu Thăng ngã ngựa , bị nghĩa quân bằm xác chết không còn một chút hình hài của một vị chiến tướng của vua Minh .Đoàn phục binh của Lê Sát cùng với Trần Lựu quay lại , thanh toán toàn bộ nhóm Liễu Thăng. Tuy nhiên, người chém đầu Liễu Thăng không có chính sử nào chép cả mà chỉ còn một thần phả ghi lại sự việc trên.
Tam vị anh hùng
Người dân ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thuỵ Lũng tức xã An Bình huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình từ lâu đã biết đến tên tuổi những vị lập nên công trạng đó và hàng năm cứ đến tháng Hai đầu Xuân âm lịch, dân làng lại làm lễ tế tưởng nhớ đến các vị công thần ấy. Hiện bản thần phả này còn lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thần tích còn ghi rõ thần tích này theo ý chỉ của đức vua đề ngày 15 tháng 3 năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), đến nay đã ngót 260 năm.
Thần tích viết rằng: “Vào thời mà Lê Lợi đang tích dưỡng binh lương, chiêu dụ khắp nơi để tìm kiếm anh hùng hào kiệt cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược thì được biết tại xã Hương Trà, tổng Nhân Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc, có người họ Bạch huý là Bảo Công, văn vũ song toàn, tài năng nổi tiếng thiên hạ. Lê Lợi bèn cấp cho “ba vạn tinh binh lập tức thẳng tiến đến xã An Cố, huyện Chân Lợi, phủ Kiến Xương, dựng đồn lớn tại trại An Trạch (còn gọi là doanh trại Đồng Làng) để đánh giặc”.
Ải Chi Lăng: Tích xưa còn đó, đời này ai quên. Ảnh: ĐT

Tại đó có một phú ông họ Nguyễn huý là Liên Hoa có người con gái xinh đẹp vừa tròn đôi mươi tên là Lan Nương. Bảo Công xin hỏi làm vợ, rồi nàng sinh hạ một lúc ba người con trai. Cuộc hôn nhân và sinh nở 3 quý tử này tuy có khá nhiều tình tiết có vẻ hoang đường nhưng được xác định rõ tên tuổi và sau này được vua Lê phong tước rất rõ ràng:
Người thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp thống Thanh Kiền đại thần quan. Người thứ hai huý là Bạch, mỹ tự là Bạch Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng quân. Người thứ ba huý là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh. Cả 3 ông này khôn nhớn “thân dài 7 thước, nặng đến trăm cân”… được Vua quý phong tước rồi cấp “một nghìn thuyền rồng và 50 vị tướng giỏi để đi đánh giặc”.
Ba ông cùng binh mã cùng “xông thẳng đánh giặc, gặp tướng Liễu Thăng tại đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Quân giặc bốn phía bao vây khắp nơi. Ba ông ngồi trên ngựa vung kiếm xông thẳng vào giữa đồn giặc chém đầu tên phó tướng Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng, còn quân giặc chết nhiều không kể xiết. Ba ông thừa thắng đuổi theo giặc Minh, đuổi đến thành Lạng Sơn thì chém được tướng Liễu Thăng thành 3 mảnh. Quân tướng trong thế chiến thắng trở về uy nghiêm chấn động khắp nơị..”
Với chiến công ấy, Lê Thái Tổ đã:  ”Gia phong cho ông Thanh Kiền làm Đại nguyên soái đại tướng quân. Thăng cho trấn giữ đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá. Phong cho ông Bạch Thuộc làm quan đại thần trấn thủ đất Sơn Nam. Gia phong cho ông Tống Khánh làm quan đại thần kinh lược đạo Kinh Bắc…”
Ba ông còn được nhà vua cho hưởng lộc tại quê hương, và ngụ lộc tại An Trạch, Chân Định, khi mất sẽ được phụng thờ. Ba ông còn cho dân làng tiền bạc để sửa ngôi miếu xứ Đông Làng… Ba ông cùng mất vào giờ ngọ ngày 12 tháng chạp năm Tân Hợi. Thần phả còn ghi rõ ba vị đại vương sau này được nhà vua phong làm “thượng đẳng phúc thần” kèm theo những quy định cụ thể trong việc tổ chức tế lễ những dịp trong năm… Nhân dân vùng Kiến Thụy thường gọi họ là “tam vị anh hùng”.
Đình Tú
 

179. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí

TẠP CHÍ XƯA & NAY
Tháng 10/2012
Lê Văn Phong
Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, chính là sự xuất hiện và phát triển của báo chí Quốc ngữ. Tờ báo Quốc ngữ xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký điều hành. Trương Vĩnh Ký đã đưa ra ba mục tiêu cho tờ báo là “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ”(1). Đến cuối thế kỷ XIX, sau tờ Gia Định báo, một số tờ báo chứ Quốc ngữ khác cũng được ra đời, như Phan Yên báo (1868), Nhật Trình Nam kỳ (1883), Nam kỳ địa phận (1883).

Năm 1907, các nhà Duy tân trong Đông Kinh Nghĩa Thục sử dụng tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, sau này đổi thành Đăng cổ tùng báo in bằng hai thứ chữ, chữ Hán do Đào Nguyên Phổ phụ trách, chữ Quốc ngứ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Ngay trong số đầu tiên báo đăng tải bài Người An Nam nên biết chữ An Nam của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, để tuyên truyền, cổ vũ việc học và sử dụng chữ Quốc ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Song, chỉ đến khi Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí (1917) ra đời, thì vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ của báo chí mới thực sự nở rộ. Hai tờ tạp chí đều được xuất bản ở miền Bắc nên cách viết, cách sử dụng từ, sử dụng câu và cách phát âm có phần chuẩn hơn các tờ báo ở miền Nam. Cách viết tương đối thống nhất và hoàn chỉnh, dùng từ dễ hiểu, loại bỏ nhiều phương ngữ, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ trên hai tờ tạp chí này.
Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh điều hành, được sự tài trợ của chính quyền thuộc địa. Mỗi tuần ra một số, có sự tham gia của những cây bút xuất sắc nhất về Tây học lúc bấy giờ, như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn và những cây bút xuất sắc về Nho học, như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục. Trên Đông Dương tạp chí, xuất hiện nhiều bài viết luận bàn về cái hay, cái đẹp, cái lợi ích của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm, qua đó khuyến khích, cổ vũ nhân dân theo học. Tạp chí Đông Dương đưa ra mục tiêu “Phổ biến văn hóa Tây phương, cổ động học chữ Quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệm như canh nông, công nghệ…”(2). Việc Đông Dương tạp chí đăng tải các bài có nội dung phê phán những hạn chế của chữ Hán, chữ Nôm và lối học khoa cử, bàn về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ, về cách in ấn, cách thống nhất trong khi nói và viết, hay bàn về sự cần thiết phải tiếp nhận chữ Quốc ngữ – một sản phẩm của phương Tây ảnh hưởng đến Việt Nam.
Ngoài ra, Đông Dương tạp chí đăng tải nhiều vấn đề về cách dạy chữ Quốc ngữ từ cách đánh vần, viết chính tả, cách phát âm, tư thế ngồi viết đến phân biệt cách phát âm giữa tiếng miền Nam với miền Bắc. Những bài luận bàn về chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí, tiếp tục góp phần tích cực trong tiến trình cổ vũ, phổ biến và xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ trong xã hội Việt Nam.
Năm Thượng thư của triầi đình Huế sau cải cách năm 1933 của vua Bảo Đại (từ trái sang): Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toàn, Ngỏ Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn
Người đóng góp lớn lao vào quá trình truyền bá, cổ vũ cho chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông và những cộng sự trong tạp chí Đông Dương nhận thấy chữ Quốc ngữ là một lợi khí, một phương tiện để mở mang dân trí, nâng cao dân khí và phục hưng nền văn hóa dân tộc. Nên Nguyễn Văn Vĩnh đã tích cực viết nhiều về vấn đề này, tiêu biểu như: “Chữ Quốc ngữ”, “Cách viết chữ Quốc ngữ”, “Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, “Tiếng An Nam”… Qua đó, phân tích, lý giải để khẳng định, đối với nhân dân Việt Nam, việc cần thiết phải sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Ông khuyên nhân dân bỏ chữ Hán, chữ Nôm mà học ngay lấy chữ Quốc ngữ, vì chứ Hán và chữ Nôm khó học, tốn nhiều thời gian không phải ai cũng học được, còn “Chữ Nho chỉ nên giữ lại để mà dạy ở khoa trung đẳng nam học mà thôi… Bây giờ trẻ con xin nhất quyết đừng cho học chữ Nho nữa, mà các tràng Pháp Việt cũng xin bỏ lối dạy chữ Nho đi”(3). Theo ông, người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được mà người không biết chữ nghe người biết chữ đọc cũng hiểu ngay. Ông khẳng định, việc học chữ Quốc ngữ ai có chí thì vài ngày, ngu đần một tháng cũng biết đọc, biết viết. Trong khi, việc học chữ Hán, chữ Nôm mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học được cũng chỉ ích lấy một mình. Công cuộc truyền bá chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy, một mình ông thực hiện, thì không thể mang lại nhiều thành công và ông đã kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn Quốc ngữ” và đề xuất “nào báo quốc ngữ, nào sách học quốc ngữ, nào thơ quốc ngữ, nào văn chương quốc ngữ, án kỳ, hành trình, tiểu thuyết, nghị luận, tờ bồi việc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm bằng toàn chữ Quốc ngữ hết cả”(4). Ngoài việc kêu gọi, cổ vũ mọi người tham gia học và sử dụng chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh còn đưa vấn đề ngữ pháp ra bàn luận, nhằm cố gắng làm cho hoàn thiện chữ viết này. Ồng nêu vấn đề cách đặt câu, chấm câu, cách viết, cách nói thống nhất trong cả ba miền “nay bản quán lấy việc cổ động cho chữ Quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại”(6).
Vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh đối với chứ Quốc ngữ và văn Quốc ngữ được nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất có công với quốc văn nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch trên này mà ông có công ấy. Ông có công lớn với quốc văn là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên trí thức đương thời, vì ngoài một vài quyển tạp chí có giá trị, thanh niên hồi xưa không làm gì có những sách quốc văn như bây giờ để đọc. Mà ĐôngDương tạp chí hồi đó như thê nào? Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến người ta vần còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai”(6).
Tiếp sau Đông Dương tạp chí, là sự ra đời của Nam Phong tạp chí, vào năm 1917, do Louis Marty, thanh tra mật thám Đông Dương sáng lập. Trong đó, Phạm Quỳnh phụ trách về phần chữ Quốc ngữ, Nguyễn Bá Trác chịu trách nhiệm về phần chữ Hán. Tạp chí nhanh chóng cuốn hút được nhiều cây bút xuất sắc lúc bấy giờ, như Nguyễn Bá Học, Lê Dư, Phạm Duy Tôn, Nguyễn Hữu Tiến… Trong việc cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ trên Nam Phong, là sự kế tiếp và phát triển mạnh mẽ hơn Đông Dương tạp chí. Các tác giả trên Nam Phong tiếp tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chứ Quốc ngữ, nhất là mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn giây tờ và đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học. Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hóa, chuẩn hóa kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Nam Phong tạp chí đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như “Công văn phải dùng bằng chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ Cổ”, “Khảo về chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngứ quốc văn”, “Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ” hay “Sự tiến hóa của tiếng An Nam”, “Tiếng An Nam có cần phải thống nhất không”, “Văn Quốc ngữ”, “Văn chương Quốc ngữ”, “Bảo tồn Quốc ngữ”…
Người nổi bật nhất trong Nam Phong tạp chí, không ai khác, chính là chủ bút Phạm Quỳnh, ông đã góp phần vào công việc truyền bá, cổ vũ và sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm, để xây dựng một nền quốc văn cho đất nước. Trong bài Khảo về chứ Quốc ngữ, đăng trên Nam Phong tạp chí, số 122, Phạm Quỳnh đã khảo sát về sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ông khẳng định, các nhà truyền giáo người châu Âu khi đến Việt Nam đã tìm mọi cách nhằm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, để phục vụ cho công việc giảng kinh, truyền đạo. Ông nêu lên quá trình ảnh hưởng, phát triển của chữ Quốc ngữ đến với nhân dân, nhất là, khi thực dân Pháp sử dụng nó trong công việc hành chính. Phạm Quỳnh nhận thấy sự tiện ích và phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam, mà các nhà duy tân Đông Kinh Nghĩa Thục đã nêu ra hồi đầu thế kỷ XX. Và khẳng định, sự cần thiết phải cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ đến với nhân dân: “Ngày nay chữ Quốc ngữ đã nghiễm nhiên thành thứ chữ Viết, cái văn tự chung của dân tộc Việt Nam vậy. Học vừa dễ vừa mau, dùng vừa hay vừa tiện, thật là một cái lợi khí để truyền bá sự học trong quốc dân. Nay chúng ta được dùng cái chữ thần diệu đó…”(7).
Ngoài ra, Phạm Quỳnh không khoan nhượng trước một bộ phận người Việt Nam có tư tưởng xem thường chứ Quốc ngữ, coi chữ Quốc ngữ là thứ chữ không đáng học, không thể bằng chữ Pháp: “Chữ Quốc ngữ được thí nghiệm trong ba trăm năm được tiện lợi như thế, vậy mà còn có người bài bác, bao phen vận động muốn sửa đổi lại. Những nhà muốn cải cách ấy chỉ có câu nệ rằng trong chữ Quốc ngữ có nhiều vần không hợp với tiếng Pháp: nhưng tiếng Pháp là tiếng Pháp, Quốc ngữ là Quốc ngữ”(8). Không dừng lại việc bàn luận về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ trong công cuộc nâng cao dân trí, chủ bút Nam Phong nêu lên mối quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với tiếng Việt, và dùng chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt có thành văn chương như các thứ tiếng khác. Thời của Phạm Quỳnh, việc cổ vũ sử dụng chữ Quốc ngữ viết sách, báo là một khó khăn, thách thức lớn. Bởi một bộ phận người Việt Nam luôn có quan điểm: “Phàm văn tự, có khó khăn mới thâm thuý. Nay chữ Quốc ngữ dễ quá, đứa bé lên năm, học trò sơ học mở quyển sách ra cũng đọc lau láu được ngay, thì cái văn chương sản xuất bằng thứ chữ ấy tất là thô thiển bỉ tiện, không xứng đáng là văn chương được”(9), mà họ không biết rằng “chính chữ Quốc ngữ là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy”(10). Nhưng chủ bút Nam Phong với niềm tin “hậu vận nước Nam ta hay hay dở là ở chữ Quốc ngữ, ở văn Quốc ngữ” và ông tiếp tục viết báo, dịch thuật, diễn thuyết và cổ động cho chữ Quốc ngữ phát triển trong xã hội. Trước nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên sử dụng chữ Pháp làm quốc văn, làm văn tự chính thức cho dân tộc. Nhưng, Phạm Quỳnh phân tích, lý giải cả chữ Hán và chữ Pháp rồi đi đến kết luận, hai thứ chữ viết trên không thể dùng làm quốc văn, làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam, vì “chữ Hán cũng như chữ Pháp, chỉ có một số người học làm một chuyên khoa, không thể cho quốc dân học làm quốc văn được” và ông khẳng định “chỉ duy còn có chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ nói sao viết vậy. Mà cách viết ấy học rất mau, chi sáu tháng một năm là biết được cả”(11). Ồng xem chữ Quốc ngữ là một thứ chữ “mầu nhiệm” cho nhân dân Việt Nam mở mang dân trí và tin rằng vận mệnh chữ Quốc ngữ sẽ gắn chặt với tiếng Việt, với người Việt và quốc văn cũng nhờ đó mà mỗi ngày một tiến lên rực rỡ. Cuối cùng, Phạm Quỳnh khẳng định, chính chữ Quốc ngữ là công cụ tuyệt diệu giải phóng trí tuệ và thâu thái các khoa học mới cho nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, vào những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều bài viết đăng tải trên các báo chí bàn về các vấn đề: thống nhất tiếng nói, chữ viết, cải cách văn tự để tiếng Việt và chữ Quốc ngữ trở thành phương tiện cho người Việt biểu hiện tình cảm, tư duy, tư tưởng. Cuộc tranh luận về vấn đề này diễn ra rất sôi nổi vào những năm đầu thế kỷ XX, mà tiêu biểu như: “Chữ Quốc ngữ ở Nam kỳ và thế lực của phụ nữ”, “Vấn đề viết chữ Quốc ngữ cho đúng”, “Viết chữ Quốc ngữ phải đúng”, “Phải viết chữ Quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho đúng”, “Vấn đề viết chữ Quốc ngữ”, hay “Muốn viết chứ Việt Nam cho đúng phải phát âm cho đúng”,… của nhiều tác giả. Trong cuộc tranh luận liên quan đến chữ Quốc ngữ, Phan Khôi đưa ra nhiều lập luận sắc sảo và chính xác. Ông nêu ra việc viết chữ Quốc ngữ sao cho thống nhất trong cả nước, khi mà việc phát âm tiếng Việt vẫn còn những dị biệt ở các địa phương. Ý kiến của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt của một số trí thức bảo thủ, cố chấp nhưng phần lớn đều đồng tình và ủng hộ. Trong bài Tại làm sao chúng ta không nên bỏ chữ Quốc ngữ và phải viết cho đúng, đăng trên báo Trung lập, tác giả Phan Khôi đã thẳng thắn phê phán những quan điểm xem thường chữ Quốc ngữ, đồng thời ông phân tích sự tiện ích, phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam. Quan điểm của Phan Khôi về chứ Quốc ngữ cũng giống như Đông Dương tạp chíNam Phong tạp chí. Mặc dù, họ đều đề cao và yêu mến chữ Pháp, nhằm nâng cao sự hiểu biết về văn minh Pháp và văn minh phương Tây, song giới trí thức trong Nam Phong Đông Dương tạp chí không chủ trương dùng chữ của người Pháp làm văn tự chính thức cho dân tộc. Theo họ, tiếng Pháp không phải là lợi khí, là phương tiện hữu dụng để mở mang dân trí, nâng cao nhận thức cho nhân dân Việt Nam. Và khẳng định, chi duy nhất chữ Quốc ngữ mới là thứ chữ phù hợp với con người và văn hóa Việt: “chữ Quốc ngữ là một thành tựu mới so với chứ Nôm, phải nắm lấy nó, củng cố vững chắc của nó trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc”(12).
CHÚ THÍCH:
1. Nguyễn Quang Ân (1998), Lịch sử văn hóa Việt Nam những gương mặt trí thức, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.371.
2. Nguyễn Văn Vĩnh (1913), Chủ nghĩa, Đông Dương tạp chí, tr.137.
3. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đu thế kỷ XX, Nxb Thanh Niên, tr.148.
4. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, xb Thanh Niên, tr.158.
5. Hoàng Tiến (2003), Ch Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, Nxb Thanh Niên, tr.8.
6. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb Văn học, tr.52, 53.
7. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về ch Quốc ngữ, tạp chí Nam Phong, tr.335.
8. Phạm Quỳnh (1927), Khảo vê chữ Quốc ng, tạp chí Nam Phong, tr.335.
9. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về chữ Quốc ng, tạp chí Nam Phong, tr.337.
10. Phạm Quỳnh (2005), Thượng chi văn tập, Nxb Văn Học, tr. 59.
11. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về ch Quốc ngữ, tạp chí Nam Phong, tr.338.
12. Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 (2001), Nxb Lao động, Hà Nội, tr.32.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét