HNTƯ 6: Ai phải chịu trách nhiệm?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Từ định nghĩa như thế về bi kịch, đem định nghĩa này đối chiếu
với tương quan thời sự - dư luận tại Việt Nam trước, trong và sau Hội
nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, có lẽ, có
thể gọi toàn bộ tiến trình này là một bi kịch…
Ai phải chịu trách nhiệm?
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (thường được gọi tắt là Hội nghị Trung ương 6) đã kết thúc mà không có tập thể hoặc cá nhân nào bị kỷ luật, kể cả khi vẫn còn “một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm”, như ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận trong diễn văn bế mạc.Nói cách khác, tuy giữ vai trò lãnh đạo Đảng cầm quyền, chỉ đạo, chi phối toàn diện, triệt để chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nhưng cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư lẫn Ban Chấp hành Trung ương Đảng vẫn không có ai phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô, khiến cả hệ thống ngân hàng lẫn hệ thống doanh nghiệp rơi vào tình trạng được nhận định là có thể sụp đổ hàng loạt.
Cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước hiện khoảng 200 ngàn tỷ đồng (số liệu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, hồi cuối tháng 9).
Tương tự, sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng khoảng 85 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phải đóng cửa, ngưng hoạt động hồi năm 2011 (theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011), và trong 4 tháng đầu năm nay, có thêm gần 20 ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng tương tự (theo số liệu do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê công bố). Đồng thời, đi kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp tràn lan, dân chúng đói khổ. Tại một số đô thị lớn, báo chí Việt Nam ghi nhận, dịch vụ bán cơm trắng (cân cơm theo lạng, không kèm thức ăn) đang phát triển vì người lao động không còn tiền để trả cho những bữa ăn bình thường (cơm kèm thức ăn).
Cũng có thể vì Ban Chấp hành Trung ương chỉ quan tâm đến yếu tố: kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ… nên những sai lầm dẫn đến sự thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng đầu tư vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, không đủ làm các đồng chí bận tâm, bất kể sự phung phí đó khiến cho nguồn lực quốc gia cạn kiệt, không còn khả năng đầu tư vào hệ thống phúc lợi công cộng. Bệnh viện, trường học không đủ chuẩn, không kham nổi nhu cầu. Tình trạng bệnh nhân nằm dưới gầm giường, nằm ngoài hành lang, thậm chí nằm cả ngoài sân, sẽ phải chờ đến sau năm 2015 mới giải quyết được, như bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế - xác nhận hồi tháng 5 vừa qua.
Và cũng có thể vì… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí, vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ… nên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương không cần quan tâm xem ai phải chịu trách nhiệm về việc đã phê duyệt đủ loại dự án thu hồi đất vô tội vạ, cho dù sau đó, có hàng trăm khu công nghiệp bỏ hoang, hàng trăm ngàn căn hộ không có người mua, góp phần dẫn tới hiện trạng, dư nợ bất động sản hiện chiếm một nửa trong số 2 triệu tỷ dư nợ ngân hàng, như ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, vừa tiết lộ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16 tháng 10. Chưa kể theo sau đó là hiện tượng mà Thanh tra Chính phủ loan báo hồi giữa năm nay: “Khiếu nại – tố cáo tăng và tính chất, mức độ gay gắt hơn. Nội dung khiếu nại về đất đai chiếm trên 70%, trong đó phần lớn là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội”.
Toàn Đảng sẽ “giúp nhau cùng tiến bộ”?
Nghe, rồi đọc lại diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của ông Nguyễn Phú Trọng, người viết bài này có vài thắc mắc.Thứ nhất, ngoài việc xác định Đảng CSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, Điều 4 Hiến pháp hiện hành còn ghi: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Khi tuyên bố bế mạc, dù có nói đến “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “buông lỏng, kiểm tra, giám sát không chặt chẽ gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng”... – vốn là dấu hiệu của những tội đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam như: “hối lộ”, “cố ý làm trái”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”,… – song theo ông Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương không đồng tình ban cho “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Thay vì chuyển cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét những dấu hiệu tội phạm như qui định của pháp luật, Ban Chấp hành Trung ương chỉ: Yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Phải chăng, nếu là thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thì khi có sai phạm, chỉ cần “tự phê bình, phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý” rồi tỏ ra “thấm thía, day dứt” và “tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân” là đủ? Trong nội bộ lãnh đạo Đảng, giải quyết các sai phạm và hậu quả chỉ cần trên tinh thần “đoàn kết, thương yêu đồng chí” và “giúp nhau cùng tiến bộ”, không cần luật pháp và cũng không nên làm phiền những cơ quan bảo vệ pháp luật?
Thắc mắc thứ hai là phương thức này có áp dụng trong toàn Đảng? Sở dĩ có thêm thắc mắc này là vì trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết: Trung ương yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, từ Trung ương đến cơ sở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải tiếp tục thực hiện thật tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, không làm qua loa, hình thức. Càng xuống cấp dưới, cấp cơ sở càng phải được chỉ đạo chặt chẽ, hết sức tránh tư tưởng đại khái, “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”; đặc biệt phải có những việc làm thật cụ thể, thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để mỗi tổ chức mạnh hơn, mỗi cá nhân tiến bộ, gương mẫu hơn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Khi thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, nếu “cấp dưới, cấp cơ sở” làm triệt để, không “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”, đặc biệt “là có những việc làm thật cụ thể, thiết thực” như kỷ luật các Đảng viên có sai phạm, chuyển cơ quan điều tra yêu cầu xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân mà sai phạm có dấu hiệu tôi phạm thì “cấp dưới, cấp cơ sở” có bị xem là vi phạm nguyên tắc ứng xử “không thi hành kỷ luật”, “không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá” mà Ban Chấp hành Trung ương vừa áp dụng với “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” không?
Thắc mắc thứ ba là nếu “Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên, nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng” thì sau đợt chỉnh đốn Đảng này, có nên tổ chức một cuộc thăm dò trên toàn quốc về sự tin yêu và ủng hộ Đảng trong nhân dân không?
Phụng Việt (RFA), viết từ Singapore
Giáo sư Tương Lai - 'Chống tham nhũng, phải sửa lỗi hệ thống'
Ngay từ đầu, tôi đã tiên liệu diễn biến Hội nghị Trung ương 6 sẽ như thế thôi, mặc dù rất nhiều người tranh luận, hy vọng sẽ có kết quả nào đó.
Mục tiêu của hội nghị, qua sự dọn đường dư luận trước đó của các trang mạng chính thức, phi chính thức như ‘Quan làm báo, Dân làm báo, Vua làm báo…’, như để cho một cuộc thanh toán quyết liệt. Người ta muốn hạ bệ một nhân vật mà vấ đề tham nhũng chính là vấn đề người dân dễ thấy nhất, bức xúc nhất. Dựa vào sự phẫn nộ của toàn dân,người ta cần chém tế cờ một người để lấy lại uy tín của những người lãnh đạo, để phần nào giữ lại niềm tin của dân. Nhưng điều đó đã không thực hiện được. Bộ Chính trị nhất trí 100%, nhưng Trung ương phủ quyết.
Dàn dựng vụng về
Ý định kỷ luật Bộ Chính trị cũng là sự dàn dựng vụng về, chủ yếu là tập trung kỷ luật cái ông ủy viên Bộ Chính trị mà họ nhập nhằng không nói tên mà ai cũng biết. Như vậy, một việc lẽ ra cần thanh thiên bạch nhật, cũng không dám nói rành rọt. Nó cho thấy tương quan lực lượng đấu đá nội bộ vẫn chưa phân ngã ngũ, vì thế kết quả đó, với những người thức thời, chẳng có gì ngạc nhiên.
Những người bức xúc, thực ra rất đáng trọng, họ muốn kỳ này trị anh tham nhũng. Tôi cũng muốn trị tham nhũng. Nhưng phân tích khách quan, tham nhũng nằm ngay trong cơ chế của thể chế chính trị này. Ví dụ, Vinashin, Vinalines là trách nhiệm rõ của Thủ tướng. Nhưng xác định kinh tế nhà nước chủ đạo, phải có nắm đấm quốc doanh để giữ Chủ nghĩa Xã hội, là đường lối chung của Đảng.
Các vụ cướp đất cho dự án gây phẫn nộ lớn, vẫn còn âm ỉ, đâu chỉ là Ecopark hay gì gì đấy, của một nhân vật nào. Gốc gác của nó là quan điểm đất đai sở hữu toàn dân. Mới họp cử tri tuần này, ông Tổng Bí thư còn hùng hồn nhắc lại.
Không thể chữa hiện tượng mà phải là bản chất. Phải thay đổi nhận thức về kinh tế thị trường, sở hữu toàn dân. Chính đó là nguồn gốc tham nhũng hiện nay.
Pháp luật như trò hề, muốn xử thế nào thì xử, là vì nhà nước pháp quyền này lại là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố không chấp nhận tam quyền phân lập, nhưng đó đâu phải là sản phẩm của nhà nước tư sản, mà là thành tựu của nền văn minh. Ông Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nên ngay trong Tuyên ngôn Độc lập, ông khẳng định về nội dung của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khi trích dẫn tuyên ngôn của Hoa Kỳ và tuyên ngôn dân quyền của Cách mạng Pháp, đặt thể chế Việt Nam trong quỹ đạo chung của loài người. Không ai được ngồi trên pháp luật.
Nhưng những nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã bị vứt bỏ khi một nghị quyết Bộ Chính trị cũng thay đổi được vấn đề. Ví dụ chuyện quy hoạch Hà Nội hay phá Hội trường Ba Đình. Rồi thì tùy tiện bỏ tù những người không bạo động, chỉ phát biểu về tư tưởng.
Không xây dựng nhà nước pháp quyền, chính đó mới là nguồn cơn của tham nhũng, tùy tiện quy hoạch cướp đất của dân. Là nguồn cơn của các thế lực tài chính không khác gì mafia. Nếu không có tiếp tay của chính quyền thì không có mafia. Chính quyền ở đây là cả thể chế.
"Từ lâu người ta nói phê và tự phê là quy luật phát triển của Đảng. Nhưng tôi chứng kiến, chưa thấy quy luật đó phát triển như thế nào. Tôi chỉ thấy người ta ngồi vào hội nghị nói rất hay trước mặt nhau, nhưng ra khỏi Hội Nghị thì rồi vở kịch cũng hạ màn."
Từ lâu người ta nói phê và tự phê là quy luật phát triển của Đảng. Nhưng tôi chứng kiến, chưa thấy quy luật đó phát triển như thế nào. Tôi chỉ thấy người ta ngồi vào hội nghị nói rất hay trước mặt nhau, nhưng ra khỏi Hội Nghị thì rồi vở kịch cũng hạ màn.
Trước đây, tôi có bài đăng trên báo chính thống, với tựa Đạo đức là sự bất lực đưa ra hành động. Tôi viết khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn lời Ludwig Andreas Feuerbach, nói rằng người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Tôi nhắc lại rằng chính C. Mác đã từng phê phán đạo đức do L. Foiơbach đề xướng: “Đạo đức là sự bất lực đưa ra hành động”! Vì vậy tôi không nói gì thêm về câu hỏi phê và tự phê của anh nữa.
Lấy lại lòng tin?
Diễn biến sắp tới thế nào phụ thuộc liệu người ta có nhận ra vở diễn vừa rồi đã thất bại và lòng tin của dân càng mất nhiều hơn. Cách tốt nhất là làm gì đó để lấy lại niềm tin. Cái gì đó không phải là nói suông, mà là hành động.
Cách phân biệt chính tà lúc này là thái độ với kẻ xâm lược. Biển Đông dậy sóng như thế, Trung Quốc mừng Quốc khánh tại Tam Sa, lãnh thổ của ta, đó là nỗi nhục và đau đớn cho những người Việt có lương tri. Khi lãnh đạo biết phát động tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước, đấy là cách lấy lại niềm tin của dân, và từ đó thay đổi hành xử với dân.
Nếu không, đất nước này sẽ tìm giải pháp khác. Tôi xin dẫn lại lời một kiến trúc sư người Pháp nói với tôi cách đây 16, 17 năm. Ông Edouard De Penguilly: "Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.” Tôi tin vào sức mạnh của dân tộc. Dân tộc này không bao giờ cúi đầu trước thế lực cường quyền nào. Và bao giờ dân tộc này cũng tìm ra được giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Giáo sư Tương Lai
Cựu Viện trưởng Viện Xã hội học
(BBC)
Bình luận của Giáo sư Tương Lai được ghi lại dựa trên cuộc phỏng vấn với BBC ngày 18/10/2012.
Lê Hiếu Đằng - HNTƯ 6: Kết quả của một Nhà nước toàn trị
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến
hành từ ngày 1 đến 15/10/2012 tại Hà Nội, đã được dư luận chờ đợi sẽ có
những thay đổi lớn lao.
Tuy nhiên, kết quả theo như thông báo chính thức thì Bộ Chính trị và
Ban bí thư đã nhận lỗi về những yếu kém, suy thoái ; và đề nghị Ban chấp
hành trung ương « kỷ luật khiển trách Bộ Chính trị và một đồng chí
trong Bộ Chính trị », nhưng Ban chấp hành trung ương không đồng ý. Có
nghĩa là, theo như AFP, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát được sự
trừng phạt của Đảng, tuy nhiên vị thế sẽ bị yếu đi.
Dư luận trong và ngoài nước đến nay vẫn còn xôn xao về sự kiện này.
Chúng tôi đã liên lạc với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm.
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, xin ông vui lòng cho biết những nhận xét của ông về Hội nghị trung ương 6 vừa qua ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng :
Thật ra trước kỳ họp Ban chấp hành Hội nghị trung ương 6 có hai loại ý
kiến. Một là hy vọng và mong chờ đây là dịp để Chủ tịch nước và Tổng bí
thư phối hợp với nhau bài trừ tham nhũng, mà tham nhũng ở đây rõ ràng là
bên chính phủ. Vì vậy người ta cũng hy vọng sẽ có những bước chuyển
trong vấn đề chống tham nhũng.
Nhưng cũng có nhiều người, mà cũng là quan điểm của cá nhân tôi, đó
là thật ra - như ông Nguyễn Văn An từng là chủ tịch Quốc hội trước đây
đã nói - là cái lỗi hệ thống. Có nghĩa là không phải một vài cá nhân, mà
vai trò trách nhiệm chính là của Đảng Cộng sản.
Với một cơ chế như vậy thì không phát huy được vai trò làm chủ của
người dân. Không có một định chế để người dân giám sát được, kiểm tra
được các cơ quan của Đảng và của Nhà nước, thì dù có thay đổi đi chăng
nữa thì cũng không giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Do đó không
trông chờ, không hy vọng gì ở hội nghị Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ)
lần thứ 6 này.
Đó là hai khuynh hướng ý kiến khác nhau trước đại hội 6. Thì rõ ràng
diễn tiến hội nghị đúng như khuynh hướng thứ hai. Có nghĩa đây là lỗi hệ
thống, và những người nằm trong cái hệ thống đó là có vấn đề.
Ví dụ 175 ủy viên BCHTƯ Đảng là ai ? Phân tích ra, thì bao gồm bí thư
hoặc là chủ tịch các tỉnh, thành phố, hoặc là các bộ trưởng, trưởng đầu
ngành. Mà có thể nói những vị này cũng có những thiếu sót nhất định
trong vấn đề tham nhũng. Tất nhiên không phải là tất cả, nhưng ví dụ
trong vấn đề đất đai chẳng hạn, thì nhiều người cũng vi phạm cái này.
Hoặc là các bộ trưởng, thì một số cũng có vấn đề.
Vì vậy việc Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật bản thân Bộ Chính trị và một
vị trong Bộ Chính trị, nhưng mà đưa ra BCHTƯ thì lại không được chấp
nhận, không đồng ý. Thành ra cái hội nghị này thì kết quả - nói như giáo
sư Tương Lai - là bằng không.
Như vậy rõ ràng đây là lỗi hệ thống, và không thể giải quyết bằng một
hội nghị trung ương được. Mà theo tôi, muốn giải quyết tình trạng tham
nhũng ở Việt Nam, cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nói chung
là phải làm sao cho nhân dân Việt Nam có một quyền nhất định, thông qua
các định chế dân chủ, trong đó các quyền tự do của người dân phải được
tôn trọng theo như Hiến pháp quy định. Và dứt khoát theo xu hướng tiến
bộ hiện nay trên tất cả các thể chế trên thế giới thì phải tam quyền
phân lập, trong đó vai trò của Đảng như thế nào phải định rõ.
RFI : Hiện nay Đảng Cộng sản vẫn là người lãnh đạo toàn bộ nền chính trị Việt Nam…
Vừa rồi Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) trung ương cũng đề nghị phải có luật
về sự lãnh đạo của Đảng. Đề nghị đó là hợp lý, bản thân tôi khi góp ý
cho Hiến pháp cũng có nêu ý đó, nhưng vấn đề ở chỗ luật đó như thế nào.
Và nói thật ra bây giờ những người lãnh đạo của ĐCSVN, của chính phủ có
thật tâm muốn cho người dân làm chủ thật sự đất nước này hay không ? Có
thật tâm đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên hay không ?
Lúc đó mới có thể nói là giải quyết vấn đề triệt để được, bằng cách
xây dựng một thể chế dân chủ thực sự. Quốc hội cho ra Quốc hội, MTTQ và
các đoàn thể cho ra MTTQ và các đoàn thể. Chứ không phải Quốc hội gì mà
đa số là đảng viên, khi Đảng quyết định thì người đảng viên phải thi
hành thôi. Cũng như tất cả các tổ chức khác, đại đa số đều là đảng viên,
thì như vậy Đảng trở thành một thứ siêu quyền lực. Còn các cơ quan dân
cử khác, từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp thì cũng chỉ là hình
thức, hay các tổ chức chính trị xã hội khác như Mặt trận rồi các đoàn
thể cũng chỉ là hình thức.
Không giải quyết căn bản những vấn đề trên, thì dù có mấy cái hội
nghị như hội nghị trung ương 6 thì cũng không giải quyết được gì. Mà kết
quả nhãn tiền rõ ràng là hội nghị trung ương 6 không giải quyết được
vấn đề gì, chỉ có lời nói của ông Tổng bí thư hứa hẹn thế này thế kia.
Nhưng người ta đặt vấn đề, nếu chống tham nhũng, tại sao những người gây
hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam, và có biểu hiện vi
phạm, tham nhũng, thì lại không bị xử lý, mà lại vô tội hết ? Thì tôi
nghĩ điều này làm cho người dân hoài nghi. Và đem lại một hậu quả theo
tôi là rất nghiêm trọng, là người dân không còn tin Đảng và Nhà nước
nữa.
Bởi vì trước khi họp HNTƯ 6 nói về cả một quá trình trước HNTƯ 4, rồi
nói thực tâm của Đảng của Chủ tịch nước, Tổng bí thư để mà dẹp tham
nhũng, nhưng kết quả lại không phải như vậy. Và như vậy cũng là tình
trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay : giữa lời nói và việc làm không đi
đôi với nhau. Vì vậy dân vốn đã mất niềm tin rồi, qua hội nghị này lại
càng mất niềm tin hơn nữa. Tôi cho hậu quả này là rất nghiêm trọng, bởi
vì nói gì thì nói, sự tồn tại của chế độ phải dựa trên niềm tin người
dân. Mà một khi người dân mất niềm tin thì đó là nguy cơ rất lớn.
RFI : Thưa ông, cũng có nhận định là dù sao hội nghị này phê bình có vẻ mạnh mẽ hơn so với từ trước đến nay ?
Đúng là có sự phê bình mạnh mẽ, và nhất là lời ông Tổng bí thư nhận
lỗi trước đảng và trước nhân dân, là vì sao ? Là vì cái tình trạng nó
nghiêm trọng quá rồi ! Tham nhũng nó bày ra trước mẳt rồi, các tổng công
ty làm tổn thất cho nhà nước không biết bao nhiêu, mà nhà nước là tiền
của của nhân dân, chứ bản thân nhà nước làm gì có tiền là mồ hôi nước
mắt của nhân dân.
Chưa bao giờ trong lịch sử VN, hay nói ngắn hơn là từ 1975 đến giờ,
mà có tổn thất về mặt kinh tế như trong giai đoạn hiện nay. Thành ra Bộ
Chính trị và Trung ương phải kiểm điểm thôi, chứ không làm thì không trả
lời trước dân được. Nhưng lẽ ra bên cạnh việc thừa nhận, tự phê như
vậy, thì phải kèm theo hình thức kỷ luật những người đã gây ra cái hậu
quả này. Chứ không phải chỉ nói thành khẩn tự phê bình, trong khi đó
chẳng có ai đứng ra chịu trách nhiệm cả, thì vô lý.
Còn bây giờ qua kết luận của hội nghị BCHTƯ và qua thông báo, thì vị
ủy viên Bộ Chính trị đó có khuyết điểm, đề nghị kỷ luật nhưng BCHTƯ
không thông qua, tất nhiên cũng sẽ tại vị. Vì nếu không kỷ luật thì làm
sao Quốc hội có thể đặt vấn đề được, bởi vì Quốc hội đại bộ phận là đảng
viên.
Nếu tại vị, tôi nghĩ sẽ có hai vấn đề đặt ra. Một, nếu vị ủy viên Bộ
Chính trị đó, hay nói thẳng ra là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bởi vì ai
cũng biết hết, ngay cái điều này tôi cũng thấy, đâu phải BCHTƯ, Bộ Chính
trị nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra là không đoàn kết được. Mà nêu
tên thì lại càng thấy là Đảng rất nghiêm khắc, dù là ở cấp nào. Bởi vì
không nêu tên nhưng ai cũng biết rằng đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo tôi sắp tới nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một vị lãnh đạo
khôn ngoan và thành khẩn, thấy được những cái sai, những thiếu sót của
mình, thì sẽ sửa đổi. Đây là thời cơ để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấy
lại lòng tin, bằng những công việc cụ thể trong việc chấn chỉnh nền kinh
tế của chúng ta. Nhất là chấn chỉnh, một là các tổng công ty, không
được thua lỗ, thất thoát nữa, thì mới gọi là chủ đạo chứ. Thứ hai là hệ
thống ngân hàng, vốn là mạch máu của một nền kinh tế. Làm sao xây dựng
hệ thống ngân hàng lành mạnh, là đòn bẩy cho phát triển, chứ không phải
như trước.
Trong thông báo có nêu ông bầu Kiên, ông cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá,
rồi một số vị nữa, nhưng thực tế không chỉ những cá nhân đó, mà hiện
nay cả một hệ thống ngân hàng đang gặp nguy cơ rất lớn, mà biện pháp sắp
tới phải như thế nào nếu không sẽ gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế.
Mà hậu quả cuối cùng ai chịu đựng ? Là người dân thôi.
Bây giờ rõ ràng vật giá gia tăng, các công ty xí nghiệp đóng cửa hàng
loạt nên nhiều người thất nghiệp. Trong khi đó các đại gia, các vị quan
chức của Đảng và Nhà nước đâu có hề hấn gì, còn người dân đen là nạn
nhân trước tiên của những sai lầm của các vị lãnh đạo.
RFI : Thí dụ sau hội nghị này Thủ tướng từ chức hay bị buộc từ chức, theo ông thì sẽ có thay đổi gì không ?
Tôi cho là nếu qua hội nghị này mà Thủ tướng từ chức, đưa một người
khác lên mà nếu vẫn giữ cái hệ thống như thế này thì sẽ không có thay
đổi gì. Thành ra mình mới gọi là lỗi hệ thống bởi vì một Thủ tướng lên
mà nếu không có những ràng buộc về mặt pháp lý, thì ai sẽ xử Thủ tướng,
ai sẽ xử Chủ tịch nước khi những vị này vi phạm nghiêm trọng ? Các nước
người ta có tòa án Hiến pháp, nhưng nước mình không có. Thành ra trường
hợp tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì các quan
chức tư pháp cũng nói là không có tiền lệ này.
Như vậy coi như các vị đó đứng trên và đứng ngoài luật pháp. Thì tâm
lý người ta, bản thân tôi nếu làm Thủ tướng mà cho tôi quyền hành rộng
rãi mà không ai giám sát, đôi lúc tôi cũng trở thành một người độc đoán,
một người có thể phạm những sai lầm rất nghiêm trọng. Đó là quy luật
khách quan thôi, con người ai cũng vậy, phải có sự kiểm soát của xã hội.
Người con trong gia đình phải có kiểm soát của cha mẹ, người công dân
ngoài xã hội phải được sự kiểm soát của xã hội thông qua các quy định
của luật pháp thì mới sợ.
Các nước bây giờ nhiều vị tổng thống, nhiều vị thủ tướng hạ cánh an
toàn rồi nhưng bây giờ phát hiện có tham nhũng, có vấn đề cũng lôi ra.
Ví dụ bà tổng thống trước đây của Philippines chẳng hạn. Như vậy người
ta mới sợ, mới thấy trách nhiệm của mình.
Chứ còn cái kiểu này, không có hệ thống luật pháp để trừng trị, theo
nguyên tắc tất cả mọi công dân kể cả những quan chức cao cấp của Nhà
nước, kể cả Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, khi vi phạm thì cũng
phải bị nghiêm trị thì mới được nếu không thì sẽ không đi đến đâu cả.
RFI : Dự định đặt ra ban chống tham nhũng do Đảng phụ trách phải chăng lại là một bước lùi ?
Đúng rồi. Thật ra chống tham nhũng mà giao cho đảng cũng không ổn, nó
trái với luật mà lại tăng cường quyền lực của đảng. Lẽ ra phải thành
lập một ủy ban chống tham nhũng độc lập, trong đó nòng cốt là Quốc hội,
Mặt trận và các đoàn thể. Nó có tính chất độc lập thì mới mong chống
tham nhũng được. Chứ còn nếu không dù đưa qua tổ chức đảng đi chăng nữa
cũng không thể nào chống tham nhũng có hiệu quả được.
RFI : Ông còn những thất vọng gì về Hội nghị trung ương 6, và theo ông thì tình hình sắp tới sẽ như thế nào ?
Nhưng qua hội nghị tôi còn một thất vọng nữa, là về vấn đề ruộng đất
không giải quyết được gì, vẫn xác định quản lý nhà nước về ruộng đất tất
nhiên nhà nước quản lý thì quản lý nhưng phải thừa nhận quyền sở hữu
ruộng đất của người dân thì mới giải quyết được những cái lỗ hổng về mặt
pháp lý để từ đó các quan chức nhà nước không thể tham nhũng thông qua
vấn đề ruộng đất. Mà trong nhiều hội nghị cũng đã kết luận tham nhũng
lớn nhất là trong vấn đề ruộng đất, và người dân khổ sở nhất trong vấn
đề này. Từ đó mới có hiện tượng Đoàn Văn Vươn, hiện tượng Văn Giang, vân
vân.
HNTƯ có nhiều điều để người ta hy vọng, nhưng kết quả lại không như
mong muốn của mọi người. Tôi cho rằng đó là kết quả đương nhiên của một
Nhà nước toàn trị thôi, ở đó vai trò người dân không là gì cả. Không có
ảnh hưởng gì, không có tác động gì đến chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, mà là ý chí chủ quan, rồi bộ máy quan liêu tham nhũng chi
phối, lúc đó những thiếu sót sẽ vẫn tiếp tục.
Theo quan điểm riêng của tôi, tình hình không sáng sủa lắm. Tức là
sau hội nghị này tình hình cũng sẽ ngày càng xấu đi. Nếu không có biện
pháp chấn chỉnh, đặt Đảng và Nhà nước trong sự giám sát nghiêm ngặt của
người dân, thì lúc đó mới có thể thay đổi.
Như vậy phải chấp nhận tam quyền phân lập, chấp nhận những định chế
dân chủ như các nước. Đây là sản phẩm có thể nói là trí tuệ của loài
người đã tổng kết rồi, thì mình không thể nào phủ nhận điều đó cả.
Còn một Nhà nước toàn trị, muốn làm gì thì làm, thì sẽ dẫn đến hậu
quả rất là to lớn, đe dọa sự tồn vong của đất nước bên cạnh một nước lớn
luôn luôn lăm le xâm chiếm, luôn luôn uy hiếp là Trung Quốc, thì mối
nguy này cộng với nội lực dân tộc bị suy yếu, bị tệ nạn tham nhũng quan
liêu đục ruỗng, thì lúc đó nguy cơ hết sức lớn.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật
gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI
Việt ngữ.
(RFI)
(RFI)
Sừng tê nhà Trầm Bê ‘chưa có hồi kết’
Việt Nam hoãn ký văn bản luật với Nam Phi nhằm hạn chế nạn săn bắn trộm tê giác trong lúc Bộ Môi trường Nam Phi đặt câu hỏi về chiếc sừng tê bị trộm từ chủ nhân Trầm Bê.
Báo Bấm Mail & Guardian của Nam Phi ngày 18/10 có bài nói biên bản ghi nhớ -đã từng được thảo luận giữa hai nước kể từ tháng chín năm ngoái– đáng ra được ký kết tại một hội nghị đa dạng sinh học quốc tế bế mạc vào hôm thứ Sáu tại Hyderabad, Ấn Độ.
Tuy nhiên Bộ Môi trường Nam Phi xác nhận với báo Mail & Guardian tuần này rằng lễ ký kết đã bị tạm hủy, với người phát ngôn Roopa Singh nói rằng bộ trưởng của bộ có chức năng của Việt Nam "không tới để ký được”.
Ông Singh cho biết cuộc thảo luận với phía Việt Nam sẽ tiếp tục với hy vọng biên bản ghi nhớ có thể được ký kết trước cuối năm nay.
Nam Phi thông báo rằng mức độ săn trộm đã tăng đến mức cao kỷ lục, với 455 con tê giác bị giết kể từ đầu năm đến nay, vượt con số của năm ngoái là 448.
Tiến sĩ Jo Shaw - điều phối viên phụ trách tê giác WWF Nam Phi - cho biết cần có "hỗ trợ chính trị từ cấp cao nhất ở Nam Phi" để đảm bảo rằng thỏa thuận cuối cùng sẽ được ký kết và rằng "những câu từ này được chuyển thành hành động thông qua quá trình thực thi pháp chung giữa hai nước".
Biên bản Ghi nhớ Việt Nam - Nam Phi
Thông báo của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 11/10/2012.
Câu hỏi:Đề nghị cho biết thời điểm và địa điểm ký kết thỏa thuận song phương về chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã giữa Việt Nam và Nam Phi?
Trả lời: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Môi trường và Tài nguyên nước của Nam Phi vừa qua đã tiến hành đàm phán và đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến tới ký kết trong thời gian sớm nhất “Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học và thực thi pháp luật”.
Theo đó, Việt Nam và Nam Phi cam kết nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế trog việc bảo vệ, chống săn bắn, buôn bán và vận chuyển trái phép tất cả các loài động vật hoang dã.
Trong nhiều tháng, Bộ Môi trường Nam Phi đặt hy vọng của mình - một số người nói là viển vông – vào biên bản ghi nhớ với Việt Nam.
Việt Nam là nước đã ký Công ước LHQ về đa dạng sinh học nhưng lại là quốc gia được xem là thị trường tiêu thụ chính cho sừng tê giác.
Tác giả bài báo, Julian Rademeyer mô tả điều ông gọi là Việt Nam dường như miễn cưỡng hợp tác với Nam Phi trong bất kỳ cấp độ nào.
Vào tháng Tư năm nay, Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Edna Molewa cho biết đã yêu cầu Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam "tiến hành kiểm tra và xác minh xem sừng tê giác trắng xuất từ Nam Phi sang Việt Nam vẫn còn thuộc sở hữu của những người săn bắn hay không".
Trong tuần này, người phát ngôn Bộ Môi trường cho biết nhà chức trách Việt Nam vẫn chưa cung cấp cho Nam Phi bất kỳ bằng chứng nào rằng sừng tê giác xuất khẩu sang Việt Nam vẫn còn thuộc sở hữu của chính những thợ săn gốc.
"Nhà chức trách Việt Nam tỏ y rằng họ sẽ chỉ có thể tiến hành thanh tra vào cuối năm 2012," Bộ trưởng môi trường Edna Molewa nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 11/10/2012 khẳng định điều họ gọi là đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến tới ký kết trong thời gian sớm nhất “Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học và thực thi pháp luật”.
"Thợ săn thể thao"
Những tay “thợ săn thể thao” Việt Nam đầu tiên đến Nam Phi là vào năm 2003.
Đến năm 2007, thợ săn Việt khuynh đảo phần lớn thị trường săn bắn tê giác ở Nam Phi.
Làn sóng bắn tê lấy sừng chỉ dừng lại vào đầu năm 2012 sau khi Nam Phi bắt đầu từ chối cấp giấy phép cho các thợ săn Việt Nam trong khi chờ đợi kết quả thanh tra mà Việt Nam hứa sẽ làm.
"Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chiếc sừng mà không trực tiếp [hoặc], dành để sử dụng cá nhân, có thể bị xem là có mục đích thương mại; và một hoạt động thương mại liên quan đến sừng tại nước nhập khẩu là không được phép trong khuôn khổ của Công ước" - Roopa Singh, Người phát ngôn Bộ Môi trường Nam Phi
Hầu hết những người thợ săn đã được thuê vào các tập đoàn dùng mánh lách luật luật săn bắn của Nam Phi để kiếm được sừng tê giác cho các thị trường lậu ở Đông Nam Á.
Sừng tê giác được sử dụng nhiều tại Việt Nam - đặc biệt là những người giàu có - như thần dược cho bách bệnh trong đó có ung thư.
Ngoài ra còn có những bằng chứng là những đại gia mới giàu cũng ưa dùng sừng tê để trị nhức đầu do uống rượu bia quá nhiều cũng như trưng bày sừng tê như biểu tượng của sự thành đạt.
"Ngày nay, hối lộ cho các quan chức được cải trang dưới hình thức không chỉ là món quà, kì nghỉ sang trọng và xe hơi, mà còn là sừng tê giác, mật gấu, hoặc cao hổ", Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nói với báo trong nước.
Bài báo liên hệ nạn buôn lậu sừng tê với sự cố trong đó một trong các doanh nhân giàu có nhất ở Việt Nam, ông Trầm Bê, bị trộm vào nhà lấy đi sừng tê trong Bấm “thú nhồi bông”.
Ông Trầm Bê khẳng định với báo trong nước rằng ông nhận con tê giác ở dạng quà tặng ngày tân gia cách đây bốn năm và có đầy đủ giấy tờ cần thiết cũng như giấy phép để chứng minh ông là chủ sở hữu hợp pháp con tê giác này.
Tuy nhiên, tờ báo Mail & Guardian cho rằng sự việc không hẳn như thế.
Sử dụng cho cá nhân
Giấy tờ cho thấy con tê giác này bị bắn bởi thợ săn Ngô Thành Nhân từ Tp HCM. Theo ông Singh, Người phát ngôn của Bộ Môi trường Nam Phi thì sừng tê này “có chủ sở hữu hợp pháp là ông Ngô Thành Nhân, người có đứng tên trong giấy phép xuất mà CITES cấp cho ông".
CITES, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, cả Nam Phi và Việt Nam đều đã ký, quy định về việc buôn bán các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng và bị đe dọa.
"Công ước CITES nói... sừng nên được coi như là một hạng mục để sử dụng cho cá nhân [của thợ săn]," ông Singh nói.
"Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chiếc sừng mà không trực tiếp [hoặc], dành để sử dụng cá nhân, có thể bị xem là có mục đích thương mại; và một hoạt động thương mại liên quan đến sừng tại nước nhập khẩu là không được phép trong khuôn khổ của Công ước".
"Hoạt động này tuy nhiên phải được thi hành luật pháp tại quốc gia nhập khẩu sừng."
Nhà chức trách Việt Nam tiếp tục truy lùng kẻ trộm [sừng tê trong nhà ông Trầm Bê], nhưng đã không có nỗ lực để bắt giữ người bị mất cắp, báo này bình luận.
Trong khi đó đại diện Hiệp hội bảo tồn Ðộng Vật Hoang dã (WCS) cho BBC biết cho tới ngày 19/10/2012 “WCS chưa nhận được trả lời từ phía công an tỉnh Trà Vinh hay công an huyện Trà Cú về tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác được báo là bị mất ở nhà ông Trầm Bê”.
(BBC)
LS Nguyễn Văn Đài - Thế nào là phản động?
Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và quy kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…
Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.
Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính phủ.
Trong Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng mới nói ra.”
Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.
Nhân quyền
Cuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.
"Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."
Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.
Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.
Một khía cạnh trong nền dân chủ ở Mỹ
Tổng thống Obama và ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney
Bầu cử tổng thống ở Mỹ có ba đặc điểm nổi bật: minh bạch, kéo dài và
vô cùng tốn kém. Chuyện minh bạch thì đã rõ: các đảng phái tha hồ bới
móc nhau; giới truyền thông cũng vào cuộc săm soi từng li từng tí, từ
chuyện đời tư đến sự nghiệp và chính sách, không những chỉ trong thời
gian tranh cử mà có khi mấy chục năm trước đó nữa. Từng chuyện tình
nhăng nhít thời trẻ, từng bài phát biểu đây đó, từng lá phiếu bầu trong
Quốc Hội hay lúc nắm giữ vai trò nào đó trong chính quyền cấp tiểu
bang…Tất cả đều được phanh phui. Dài: Ở các nước khác,
các cuộc tranh cử thường kéo dài một tháng, hay nhiều lắm, hai ba tháng;
ở Mỹ, gần như cả năm. Và cuối cùng, tốn kém: Ví dụ, trong cuộc tranh cử
tổng thống năm 2008, tổng chi phí của các đảng phái và ứng cử viên độc
lập lên đến khoảng 2.4 tỉ; riêng hai ứng cử viên chính, Barack Obama và
John McCain, ngốn hết trên một tỉ (Obama: 730 triệu và McCain: 333
triệu).
Số tiền ấy từ đâu ra?
Từ ba nguồn chính: Một, từ tiền túi (chủ yếu với các ứng cử viên giàu có); hai, từ các hoạt động kinh tài của đảng mà họ đại diện; và ba, từ sự quyên góp. Thuộc loại thứ ba, người ta chia thành hai nhóm: những người đóng góp nhỏ (dưới 200 đô la) và những người đóng góp lớn (trên 200 đô la).
Trong ba nguồn tài chính trên, nguồn thứ ba, từ sự quyên góp, có vị trí quan trọng nhất. Có thể nói, một cách đơn giản, một ứng cử viên giỏi, trước hết, phải là một người quyên góp giỏi. Thứ nhất, đó cũng là một phần trong kỹ năng chính trị của một người lãnh đạo: thuyết phục và chinh phục quần chúng; thứ hai, một phần trong khả năng tổ chức mạng lưới những người phục vụ cho mình và cho nhóm của mình. Thứ hai, đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành vận động tranh cử vốn đòi hỏi rất nhiều tiền: tiền lương cho nhân viên, tiền di chuyển, và đặc biệt, tiền quảng cáo.
Cho đến nay, người được xem là có khả năng quyên góp (từ quần chúng) giỏi nhất là Barack Obama. Chỉ riêng tháng 9 vừa qua, số tiền ông quyên góp được lên đến 181 triệu Mỹ kim. Đó chưa phải là kỷ lục. Cách đây bốn năm, tháng 9 năm 2008, trong cuộc tranh cử đầu tiên, ông quyên góp được 193 triệu.
Điều khiến tôi chú ý nhất không phải là tổng số tiền quyên góp được. Mà là số người hiến tặng. Các bản tin báo chí cho biết số tiền 181 triệu đô la quyên góp được trong tháng 9 vừa qua là do sự hiến tặng của 1.825.813 người trên khắp nước Mỹ. Đó chỉ là trong một tháng. Tổng cộng, trong năm 2012 này, có trên 10 triệu người tặng một số tiền lên đến một tỉ đô la cho cuộc tranh cử của ông Obama.
Rất nhiều người trong con số 10 triệu ấy không phải là những người giàu có. Nhiều người nghèo nữa là khác: Có thể họ là những công nhân khá lam lũ hoặc là những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội hoặc bằng số tiền mình tự dành dụm được. Mà số tiền họ đóng góp cũng không cần nhiều. Theo quy định, tối thiểu là 8 đô la. Khá giả, người ta có thể tặng nhiều hơn. Còn không thì 8 hay 10 đô la. Vậy thôi.
Vấn đề là: Tại sao những người dân bình thường, thậm chí, nghèo khó ấy, lại sốt sắng hiến tặng tiền bạc, dù là ít ỏi, của mình để người khác lên làm… tổng thống, chức vụ được xem là quyền uy nhất không những của nước Mỹ mà còn của thế giới nói chung?
Câu trả lời, rất đơn giản, là:
Thứ nhất, họ đang tranh đấu cho chính quyền lợi của họ. Mỗi ứng cử viên có những chính sách riêng liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ xã hội, giáo dục đến kinh tế, thương mại và quốc phòng. Mỗi chính sách sẽ có những tác động cụ thể đến từng thành phần trong xã hội. Một ứng cử viên chủ trương cắt giảm các trợ cấp xã hội, nếu thắng cử và lên làm tổng thống, hẳn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống của những người thất nghiệp hay nghèo khổ.
Thứ hai, ngoài quyền lợi, còn có vấn đề lý tưởng: Người ta ủng hộ một ứng cử viên, thật ra, là ủng hộ cho chính lý tưởng mà mình mong ước. Lý tưởng ấy có thể là sự công bằng trong xã hội nhưng cũng có thể là sức mạnh của nước Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới.
Nhưng lý do cuối cùng này là quan trọng nhất: người ta đóng góp vì người ta xem đó là bổn phận của một công dân. Ở mỗi người như có một cái gì thôi thúc tham gia. Người thì đóng góp tiền bạc. Người thì bỏ công sức vận động cho ứng cử viên mình ái mộ bằng cách hoặc đến từng nhà, từng nhà bỏ các tờ rơi vào thùng thư hoặc điện thoại đến từng người, từng người để thuyết phục họ bỏ phiếu cho phe mình. Đằng sau ứng cử viên nào cũng có cả hàng triệu người làm việc tự nguyện như vậy. Người ta hiểu một điều: Tự do không được cho không.
Nhiều nhà nghiên cứu cho yếu tố chính để duy trì nền dân chủ ở Mỹ không phải chỉ là cơ chế hay thiết chế mà, trước hết, chính là thái độ tích cực của quần chúng Mỹ trong các sinh hoạt chính trị như thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Số tiền ấy từ đâu ra?
Từ ba nguồn chính: Một, từ tiền túi (chủ yếu với các ứng cử viên giàu có); hai, từ các hoạt động kinh tài của đảng mà họ đại diện; và ba, từ sự quyên góp. Thuộc loại thứ ba, người ta chia thành hai nhóm: những người đóng góp nhỏ (dưới 200 đô la) và những người đóng góp lớn (trên 200 đô la).
Trong ba nguồn tài chính trên, nguồn thứ ba, từ sự quyên góp, có vị trí quan trọng nhất. Có thể nói, một cách đơn giản, một ứng cử viên giỏi, trước hết, phải là một người quyên góp giỏi. Thứ nhất, đó cũng là một phần trong kỹ năng chính trị của một người lãnh đạo: thuyết phục và chinh phục quần chúng; thứ hai, một phần trong khả năng tổ chức mạng lưới những người phục vụ cho mình và cho nhóm của mình. Thứ hai, đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành vận động tranh cử vốn đòi hỏi rất nhiều tiền: tiền lương cho nhân viên, tiền di chuyển, và đặc biệt, tiền quảng cáo.
Cho đến nay, người được xem là có khả năng quyên góp (từ quần chúng) giỏi nhất là Barack Obama. Chỉ riêng tháng 9 vừa qua, số tiền ông quyên góp được lên đến 181 triệu Mỹ kim. Đó chưa phải là kỷ lục. Cách đây bốn năm, tháng 9 năm 2008, trong cuộc tranh cử đầu tiên, ông quyên góp được 193 triệu.
Điều khiến tôi chú ý nhất không phải là tổng số tiền quyên góp được. Mà là số người hiến tặng. Các bản tin báo chí cho biết số tiền 181 triệu đô la quyên góp được trong tháng 9 vừa qua là do sự hiến tặng của 1.825.813 người trên khắp nước Mỹ. Đó chỉ là trong một tháng. Tổng cộng, trong năm 2012 này, có trên 10 triệu người tặng một số tiền lên đến một tỉ đô la cho cuộc tranh cử của ông Obama.
Rất nhiều người trong con số 10 triệu ấy không phải là những người giàu có. Nhiều người nghèo nữa là khác: Có thể họ là những công nhân khá lam lũ hoặc là những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội hoặc bằng số tiền mình tự dành dụm được. Mà số tiền họ đóng góp cũng không cần nhiều. Theo quy định, tối thiểu là 8 đô la. Khá giả, người ta có thể tặng nhiều hơn. Còn không thì 8 hay 10 đô la. Vậy thôi.
Vấn đề là: Tại sao những người dân bình thường, thậm chí, nghèo khó ấy, lại sốt sắng hiến tặng tiền bạc, dù là ít ỏi, của mình để người khác lên làm… tổng thống, chức vụ được xem là quyền uy nhất không những của nước Mỹ mà còn của thế giới nói chung?
Câu trả lời, rất đơn giản, là:
Thứ nhất, họ đang tranh đấu cho chính quyền lợi của họ. Mỗi ứng cử viên có những chính sách riêng liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ xã hội, giáo dục đến kinh tế, thương mại và quốc phòng. Mỗi chính sách sẽ có những tác động cụ thể đến từng thành phần trong xã hội. Một ứng cử viên chủ trương cắt giảm các trợ cấp xã hội, nếu thắng cử và lên làm tổng thống, hẳn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống của những người thất nghiệp hay nghèo khổ.
Thứ hai, ngoài quyền lợi, còn có vấn đề lý tưởng: Người ta ủng hộ một ứng cử viên, thật ra, là ủng hộ cho chính lý tưởng mà mình mong ước. Lý tưởng ấy có thể là sự công bằng trong xã hội nhưng cũng có thể là sức mạnh của nước Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới.
Nhưng lý do cuối cùng này là quan trọng nhất: người ta đóng góp vì người ta xem đó là bổn phận của một công dân. Ở mỗi người như có một cái gì thôi thúc tham gia. Người thì đóng góp tiền bạc. Người thì bỏ công sức vận động cho ứng cử viên mình ái mộ bằng cách hoặc đến từng nhà, từng nhà bỏ các tờ rơi vào thùng thư hoặc điện thoại đến từng người, từng người để thuyết phục họ bỏ phiếu cho phe mình. Đằng sau ứng cử viên nào cũng có cả hàng triệu người làm việc tự nguyện như vậy. Người ta hiểu một điều: Tự do không được cho không.
Nhiều nhà nghiên cứu cho yếu tố chính để duy trì nền dân chủ ở Mỹ không phải chỉ là cơ chế hay thiết chế mà, trước hết, chính là thái độ tích cực của quần chúng Mỹ trong các sinh hoạt chính trị như thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Dư luận xã hội trước thông tin thả gái bán dâm
(AFP photo) Gái mại dâm đang chờ khách, ảnh minh họa.
Chỉ xử phạt hành chính
Theo khoản 1 điều 2 Nghị quyết 24 của Quốc hội khóa 13 là “không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Những người có hành vi bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật”, hiện có gần 900 người từng hành nghề mại dâm trên cả nước đang được trả tự do từ các trại phục hồi nhân phẩm. Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ đầu tháng 7 chỉ áp dụng biện pháp hành chính đối với người bán dâm là phạt tiền ở mức 300 ngàn đồng đối với lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm.Trong những trại phục hồi nhân phẩm dù được đối xử tốt nhưng chắc chắn những người từng hành nghề bán dâm sẽ rất mừng vui vì được trở lại với cộng đồng, xã hội trước luật định mới của chính phủ vừa ban hành. Không chỉ là niềm vui của những người “trong cuộc” mà các nhà xã hội học cũng nhận định nghị quyết 24 là một nghị định mang tính nhân văn. Chuyên gia xã hội học, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho đài RFA biết là quyết định giải tán những trại phục hồi nhân phẩm để quản lý các cô gái là một việc làm được cân nhắc kỹ lưỡng. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nói:
“Những giải pháp mới đây có những thay đổi là thay vì tập trung rồi có những hình thức“cải tạo”(để trong ngoặc kép) thì người ta cũng chỉ xử phạt hành chính, răn đe, nhắc nhở, và và những giải pháp quản lý từ cấp cộng đồng, từ cấp cơ sở thì mang tính con người hơn. Và cũng không phải vì thế mà mang tính chất khuyến khích bùng nổ thực trạng này. Vì một số tác giả báo chí hay những nhà hoạt động xã hội thì lo lắng sẽ bùng nổ. Thật ra có bùng nổ thì đến một lúc nào đó cũng sẽ bão hòa”.
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng trong mọi chế độ xã hội, mại dâm vẫn là thực trạng hiện tồn. Trong nhu cầu tự thân vận động của xã hội thì dù có “ngăn sông cấm chợ” hay cấm đoán theo kiểu cực quyền thì vẫn tồn tại. Trong xu hướng hội nhập và theo dòng chảy chung của thế giới thì cách nhìn nhận về thực tiễn đời sống xã hội sẽ dần dần cởi mở hơn.
Một số tác giả báo chí hay những nhà hoạt động xã hội thì lo lắng sẽ bùng nổ. Thật ra có bùng nổ thì đến một lúc nào đó cũng sẽ bão hòa.Trong các cuộc tiếp xúc với những hướng dẫn viên du lịch trong nước, họ cho biết đi đôi với những sự kiện được tổ chức hàng loạt để thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam thì hoạt động động mại dâm vẫn âm thầm nhưng sôi động khi Việt Nam càng có nhiều du khách đến tham quan. Theo chia sẻ của nhiều hướng dẫn viên du lịch thì đa phần du khách Châu Á có nhu cầu tìm đến những nơi “buôn hương bán phấn” là rất nhiều. Cô hướng dẫn viên tên Sol chia sẻ là trong những cuộc nói chuyện với du khách, có những khách cũng đề cập đến nhu cầu muốn tìm kiếm những người bán dâm. Cô Sol cho biết:
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình
“Thật ra thì như Sol dẫn khách Châu Âu thì họ không hỏi mình chuyện đó nhưng bạn Sol - đồng nghiệp như khách Nhật, khách Đài Loan…Đó là một phần bắt buộc trong công việc của hướng dẫn luôn đó.”
Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước không phải là ít. Trong thời gian qua, nhiều đường dây “gái gọi” hay “đi khách” của những người mẫu, diễn viên, sinh viên cả nữ lẫn nam làm dấy lên sự lo lắng cho nhiều người. Sự lo lắng càng tăng cao khi chính sách của nhà nước thay đổi. Trên cả nước hiện có hơn 30 ngàn cô gái hành nghề mại dâm và vẫn chưa có con số thống kê cụ thể đối với nam giới. Phần lớn những người hành nghề này đang mắc các chứng bệnh nguy hiểm như HIV và nghiện ma túy. Trong số gần 900 cô gái được trả về với xã hội, người dân không được nghe bất kỳ tin tức gì về việc các cô gái này có được hỗ trợ nghề nghiệp hay được chữa các chứng bệnh mà khi hành nghề họ đã vướng phải.
Trả lời báo VNExpress, ông Nguyễn Ngọc Thạch, trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM cho biết sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được thông qua, tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố có dấu hiệu gia tăng. Vì những người hành nghề mại dâm khi bị bắt sẽ sẵn sàng nộp phạt và lại tiếp tục hành nghề. Ông Thạch nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng về nhận thức của giá trị tốt đẹp trong tình yêu và hôn nhân sẽ bị xem nhẹ, cũng như sẽ có rất nhiều người trẻ bị lôi kéo vào con đường mại dâm vì lợi nhuận cao mà không bị xử lý mạnh.
Người dân nghĩ gì
Cuộc sống với quá nhiều bộn bề lo toan của những người phụ nữ
trong gia đình dường như lại còn chồng chất lên thêm nỗi lo lắng cho
hạnh phúc gia đình khi phải đối diện với thực trạng mại dâm hiện tại. Vì
đâu họ phải lo lắng nhiều đến vậy? Một người vợ, người mẹ chia sẻ:
“Theo tâm lý của chúng tôi nếu mà dễ dàng quá như vậy thì lo. Lo đây là con cái mình sẽ bắt chước nhìn vào đó hoặc là dễ bị sa ngã vào con đường đó. Chồng con mình nếu là nam giới cũng dễ bị những vấn nạn đó lôi kéo. Tại vì tâm lý phụ nữ chung mà: khi người ta cảm thấy bình thường cái chuyện ăn bánh trả tiền, cảm giác của tôi là một người phụ nữ thì rất là lo lắng, lo lắng cho thế hệ sau này sẽ đi về đâu.”
Nỗi lo lắng của những người vợ, người mẹ không phải là không có cơ sở. Vì trong số những cô gái được trả về từ những trại phục hồi nhân phẩm mấy ai muốn có cuộc sống hoàn lương? Và còn những căn bệnh của thể kỷ có thể xâm nhập vào mái ấm gia đình bất cứ lúc nào.
“Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một suy nghĩ, có đôi khi mỗi người là cái nghiệp thôi. Đa phần là những cô gái dưới quê, họ lên đây bươn chải bằng những nghề đó, cho nên họ không muốn trở về quê với hai bàn tay trắng nên họ vẫn quay lại nghề. Một số được may mắn, họ không phải quay lại con đường cũ nhưng số đó thật sự là rất ít. Vì trong giới này, họ nói họ đã xuống vực thẳm rồi, họ không lên được nữa và nằm trong bùn nhơ thì họ không có cửa quay về.”
Nghị quyết 24 của Quốc hội Khóa 13 được đánh giá cao về tính nhân đạo. Tuy nhiên, nỗi lo chung của xã hội về hiện trạng mãi dâm vẫn đang trông chờ vào một giải pháp khả dĩ vừa giúp những cô gái bất hạnh trở về với đời sống cộng đồng mà còn giáo dục cho xã hội biết sự nguy hiểm khi mang sinh mạng của mình và gia đình ra đánh đổi một cuộc vui ngắn ngủi.
Hòa Ái, phóng viên RFA
“Theo tâm lý của chúng tôi nếu mà dễ dàng quá như vậy thì lo. Lo đây là con cái mình sẽ bắt chước nhìn vào đó hoặc là dễ bị sa ngã vào con đường đó. Chồng con mình nếu là nam giới cũng dễ bị những vấn nạn đó lôi kéo. Tại vì tâm lý phụ nữ chung mà: khi người ta cảm thấy bình thường cái chuyện ăn bánh trả tiền, cảm giác của tôi là một người phụ nữ thì rất là lo lắng, lo lắng cho thế hệ sau này sẽ đi về đâu.”
Nỗi lo lắng của những người vợ, người mẹ không phải là không có cơ sở. Vì trong số những cô gái được trả về từ những trại phục hồi nhân phẩm mấy ai muốn có cuộc sống hoàn lương? Và còn những căn bệnh của thể kỷ có thể xâm nhập vào mái ấm gia đình bất cứ lúc nào.
Theo tâm lý của chúng tôi nếu mà dễ dàng quá như vậy thì lo. Lo đây là con cái mình sẽ bắt chước nhìn vào đó hoặc là dễ bị sa ngã vào con đường đó.Anh V. L., một người từng thuộc thành phần trong thế giới “ngầm” cho đài RFA biết có khoảng 30% các cô gái hành nghề mại dâm mà anh quen biết quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi ra khỏi trại phục hồi nhân phẩm và 70% các cô vẫn trở lại nghề cũ. Anh V. L. nói:
Một phụ nữ
“Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một suy nghĩ, có đôi khi mỗi người là cái nghiệp thôi. Đa phần là những cô gái dưới quê, họ lên đây bươn chải bằng những nghề đó, cho nên họ không muốn trở về quê với hai bàn tay trắng nên họ vẫn quay lại nghề. Một số được may mắn, họ không phải quay lại con đường cũ nhưng số đó thật sự là rất ít. Vì trong giới này, họ nói họ đã xuống vực thẳm rồi, họ không lên được nữa và nằm trong bùn nhơ thì họ không có cửa quay về.”
Nghị quyết 24 của Quốc hội Khóa 13 được đánh giá cao về tính nhân đạo. Tuy nhiên, nỗi lo chung của xã hội về hiện trạng mãi dâm vẫn đang trông chờ vào một giải pháp khả dĩ vừa giúp những cô gái bất hạnh trở về với đời sống cộng đồng mà còn giáo dục cho xã hội biết sự nguy hiểm khi mang sinh mạng của mình và gia đình ra đánh đổi một cuộc vui ngắn ngủi.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Tập Cận Bình Lên Kế Hoạch Mở Đầu Cho Các Cải Cách, Nguồn tin Cho Biết
Tập
Cận Bình (phải) và Lý Khắc Cường (trái), ngày 29 tháng Chín, 2012, tại
đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. 2 người này được cho là thế hệ lãnh đạo
mới sau Đại hội đảng 18. (Feng Li/Getty Images)
Tập Cận Bình, người được cho là lãnh đạo kế tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có các kế hoạch cho việc cải cách chính trị và các biện pháp để mở đầu thông qua việc khiến cho bầu cử tại Đại hội đảng 18 vào các vị trí cao cấp trở nên cạnh tranh hơn - theo tin từ một nguồn tin gần gũi với đề tài này.
Đảng đã từng thực tập cái gọi là "dân chủ nội bộ Đảng" vài lần, và được đặt nặng quan điểm kể từ Đại hội đảng 17 năm 2007. Vấn đề ở chỗ các bầu cử kiểu này nó không dân chủ như tên gọi - trong quá khứ, hầu như mọi ứng viên nêu danh đều giành chiến thắng.
Tại Đại hội đảng 17 năm 2007, 8 phần trăm ứng viên cho các vị trí cao cấp đã bị loại sau bầu cử. Tại Đại hội 16 năm 2002, 5 phần trăm ứng viên được cho phép loại ra.
Đại hội đảng 18, dự kiến tổ chức ngày 8 tháng Mười một này, Tập và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường được mong đợi sẽ mở đầu cho một đội ngũ lãnh đạo Đảng mới, với Tập là Tổng bí thư và Lý là Thủ tướng.
Theo nguồn tin, các đề xuất của Tập được thăm dò với tỉ lệ thất bại 40% trong các bỏ phiếu tổ chức tại Đại hội đảng 18 dành cho các thành viên Thường vụ Bộ chính trị - một nhóm nhỏ điều hành ĐCSTQ, và tỉ lệ 30% khi bỏ phiếu với toàn bộ thành viên Bộ Chính trị (25 quan chức cao nhất của ĐCSTQ) và Ủy ban Trung ương (một tập hợp xấp xỉ 350 quan chức cao cấp)
Nguồn tin cũng cho biết rằng thành viên Bộ chính trị có thể sẽ được giảm từ 25 xuống 22, và số thành viên thuộc Thường vụ Bộ chính trị giảm từ 9 còn 7 người.
Vận Hành Thử Nghiệm cho Bầu Cử Dân Chủ
Theo nguồn tin, đương kim lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và ông Tập đã nắm giữ một quyền bầu cử bí mật trong đó nhóm 350 quan chức cao cấp đã bầu cho 5 ứng viên trong số 7 vị trí của Thường vụ Bộ chính trị - 2 vị trí còn lại là của Tập và phó Thủ tướng Lý là không còn bàn cãi, nguồn tin cho biết.Danh sách các ứng viên được tạo dựng cho phép Hồ và Tập sự tự tin lớn trong việc sử dụng các phiếu bầu, nguồn tin nói, và họ cũng rất mạnh dạn để tiến hành các bầu cử cho thường vụ Bộ chính trị, Bộ chính trị và Ủy ban Trung ương.
Tin tức về các bầu cử cạnh tranh sẽ được áp dụng cho các vị trí hàng đầu được củng cố thêm bởi một bài báo xuất hiện trên Nhân Dân Nhật báo vào tháng Tám.
Wang Jingqing, phó Bộ trưởng Bộ tổ chức thuộc ủy ban Trung ương đã nói tại một hội thảo báo chí rằng một cuộc bầu cử cạnh tranh sẽ loại bỏ nhiều ứng viên hơn nữa mà được ưu ái bởi Ủy ban trung ương.
Đại hội đảng 18
Tập còn có các kế hoạch khác cho cải cách, theo nguồn tin. Ông ta đang định thúc đẩy các cuộc bầu cử dân chủ cho dân thường và đòi hỏi các quan chức Đảng công khai tài sản.Thêm vào đó Tập ý định thu nhỏ quyền lực của Ủy ban Chính trị và Lập pháp (PLAC), cơ quan Đảng mà kiểm soát hầu hết các khía cạnh của hành pháp tại Trung Quốc. Tập cũng được cho rằng có kế hoạch trao sự độc lập ở một mức độ nào đó cho tòa án và cơ quan công tố.
Nhiều cải cách khác đã từng được nói nhiều ở Trung Quốc - như là quốc hữu hóa quân đội (ý nghĩa là nó sẽ độc lập khỏi ĐCSTQ), hủy bỏ điều luật độc đảng, và gỡ bỏ cấm vận truyền thông - sẽ không diễn ra trong kỳ đại hội sắp tới này, nguồn tin cho biết.
Cải Cách Chính Trị
Đầu tháng Chín, Reuters đã đưa tin về các cuộc trao đổi về cải cách chính trị đã diễn ra giữa Tập và một nhà cải cách lỗi lạc tên Hồ Đức Bình. Các lãnh đạo hàng đầu trong Đảng nhận thức được về các quan điểm mà Tập thể hiện trong các cuộc hội thoại với Hồ Đức Bình, nguồn tin cho biết.Ý tưởng của Tập về cải cách chính trị sẽ không phải nhanh chóng lắm, mà có thể dẫn đến bất ổn định, nhưng cũng không quá chậm. Các cải cách sẽ bao hàm toàn diện, từ trong ra ngoài Đảng, từ trên xuống dưới, và từ cấp trung ương đến địa phương.
Tập tin rằng nếu Đại hội Đảng 18 không đưa cải cách chính trị lên bước đi nhanh hơn, nó sẽ mất đi quyền được nói về cải cách chính trị trong 5 năm tới đây, khi đó người dân sẽ mất sự tin tưởng vào Đảng, nguồn tin nói.
Tập hy vọng rằng sẽ tạo ra nhiều bước chuyển lớn để thu hút sự quan tâm của các viên chức Đảng bình thường và nhiều người khác, những người đã hoàn toàn bị thất vọng bởi Đảng. Theo cách này, Tập hy vọng nhân dân sẽ có sự tin tưởng rằng ông sẽ thực hiện được cải cách - theo lời nguồn tin.
Cheng Jing & Hua Ming
(Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét