NÓNG! - Diễn tập về chống bạo loạn, khủng bố tại Điện Biên
(TTXVN). Tại sao nóng? Bởi vì theo nguồn tin từ mấy ngày trước trong
báo giới, trên Mường Nhé lại “có chuyện”. Không biết có phải “bạn vàng”
lại chơi ta?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khởi công trường “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” (TT). – Quỹ “tấm lòng vàng” trao 13 tỷ đồng cho ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (BP).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 87) (Nhật Tuấn).
- CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐÌNH ĐÈO NGANG - (Tễu).
- Sơn Nam: Nhà văn miệt vườn (Alan Phan).
- 179. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí (Xưa&Nay/ VSK).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khởi công trường “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” (TT). – Quỹ “tấm lòng vàng” trao 13 tỷ đồng cho ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (BP).
- Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị (VOV).
- Nhật, Mỹ hủy tập trận vì sợ kích động Trung Quốc (TTXVN). – Tàu Trung Quốc lại vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật (Tin tức). – Đài Loan thông qua nghị quyết chủ quyền Điếu Ngư (TTXVN).
- Tàu sân bay Mỹ tuần tra biển Đông (TN). – Mỹ tăng cường tập trận với các nước Đông Nam Á (VnMedia).
- Philippines mạnh tay chi tiền nâng cấp không quân (PN Today).
- Động đất Sông Tranh hay ‘động đất của EVN’? (VNN). – Giải trình về an toàn dự án Thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN). – Giải trình về Thủy điện Sông Tranh 2: Phải đảm bảo an toàn cho dân (Tin tức). – Vẫn chưa tích nước và theo dõi chặt chẽ thủy điện Sông Tranh 2 (CAND).
- Những nỗi đau thầm lặng trên tàu 0 số (NĐT). – Số phận kỳ lạ của chiếc trực thăng UH-1 số hiệu 60139 – Kỳ 2: Chiếc trực thăng bị đánh cắp (TT).
- Mô hình tập đoàn: Thất bại được báo trước (ĐV).
- Không được quên chống tham nhũng (ĐĐK).
- Nghiêm cấm đầu cơ, bao chiếm đất đai trong vùng dân tộc thiểu số (SGGP). – Tích tụ đất đai ngày càng phức tạp (VnEco).
- ‘Luật sư ơi, cứu con’ (ĐV).
- Nội bộ đảng cầm quyền Myanmar rạn nứt (PL&XH).
KINH TẾ
- Ngân hàng lỗ nghìn tỷ vì vàng (VnEco). – Quản lý thị trường vàng còn chưa ổn? (VOV). – Giá vàng còn 46,62 triệu đồng/lượng (TN). – Vàng giảm nhưng vẫn cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng (DT). – Vàng có thể tiếp tục trượt giá trong tuần tới (VnEco).
- Thương hiệu bưởi ngọt Đoan Hùng đang bị lợi dụng (TTXVN). – Khuyến mãi, xin đừng lợi dụng trẻ thơ (PN).
- Phỏng vấn ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): “Không vì thị trường lặng mà ngồi yên” (TBKTSG). – Bài học từ 25 năm trước dành cho TTCK toàn cầu (CafeF).
- Doanh nghiệp bất động sản tự cứu mình (TN). – ‘Cuộc chiến’ hạ giá của các đại gia địa ốc Hà Thành (VNE).
- Giá tăng nhưng không còn gạo để bán (TBKTSG).
- Hiệp hội Thép muốn siết chặt thép nhập khẩu (TBKTSG).
- Mía đường nội: lối thoát ở đâu? (VF).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 87) (Nhật Tuấn).
- CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐÌNH ĐÈO NGANG - (Tễu).
- Sơn Nam: Nhà văn miệt vườn (Alan Phan).
- 179. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí (Xưa&Nay/ VSK).
- Nhớ cố nhà văn Vũ Trọng Phụng (ĐĐK).
- GS.TS.NSND Ðình Quang: Một nhân cách văn hóa (SK&ĐS).
- “Võ quyền” trong làng giải trí (SK&ĐS).
- Nơi các bí mật không thể che giấu (TTVH).
- Xung quanh bản quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh: Khán giả tiếp tục chịu thiệt; – Bản quyền truyền hình: Có vì khán giả? (SGGP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cải cách giáo dục bắt đầu từ đâu? (ĐĐK).
- Dạy con đối mặt (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Muôn nghề vất vả của phụ nữ Việt (VNE). – Những “bóng hồng” khuân vác, phụ hồ (DT). – Tiểu đội hai sọt (TTCT). – “Bé 9 tuổi làm mẹ” đã vào lớp 5 (DV).
- Giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên (TN). – Bệnh viện thời tăng giá (SK&ĐS). – BV đa khoa Bình Thuận “trùm mềm” máy hô hấp ký (TN). – Tập trung giải quyết 4 dịch bệnh (TQ).
QUỐC TẾ
- Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ bước lên tuyến đầu chống Syria? (ĐV). – Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ở Syria (Tin tức). – Syria- Lebanon bùng phát căng thẳng (VOV).
- Afghanistan bắt được thủ lĩnh chủ chốt của Taliban (TTXVN). – Kho lương của quân đội Mỹ tại Afghanistan bị tấn công (VOV).
- Bầu cử Mỹ: Obama đang bứt phá (VNN).
Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống:
"Bao luật" khủng khiếp
minh việt - đắc thành -Thứ Sáu, 19/10/2012, 9:20 (GMT+7)
Để gà giống
lậu đại náo được TP Móng Cái, để những chiếc xe chở gà khệnh khạng vượt
gần 250km đường trên địa phận đất Quảng Ninh, các đầu nậu đã phải chi ra
một số tiền khủng.
>> Gà lậu đại náo Móng Cái
>> “Gà bay” quốc lộ 1
>> Giáp mặt trùm gà lậu chân Dốc Quýt
>> Mẻ lưới đầu tiên
>> “Gà bay” quốc lộ 1
>> Giáp mặt trùm gà lậu chân Dốc Quýt
>> Mẻ lưới đầu tiên
Xe chở gà chở hàng về tại bến đò thôn 3a
Chi 300 triệu đồng cho ong ve/tháng
Sáng sớm ngày 7/10, trong lúc ong ve
đang còn say sưa trong giấc ngủ, chúng tôi tiến vào bến Khuyến Nông. Bến
vắng lặng. Đầu đường vào bến có 2 chiến sỹ biên phòng ngồi trong một
cái lán. Quay ra bến Lục Lầm thì khác hẳn, nó vẫn còn sôi động, để hoàn
tất những lô hàng từ đêm qua?!
Trên những chiếc đò, đầy rẫy lông gà
và phân gà trong khoang. Trên mặt sông Ka Long, lông gà bám vào nhau như
những đám lục bình, trôi nhè nhẹ theo gió. Tạt vào quán nước tại bến
Lục Lầm, hai “con ong” mắt lờ đờ đang “chém” với nhau về “án” kỷ luật
tội để cho nhà báo ghi hình đêm qua.
Một ong nói: “Đ. mẹ, thấy bảo trên TP
biết chuyện, chỉ đạo phải tìm kỳ được mấy thằng nhà báo. 30 “con giời”
đi săn cả đêm đ. thấy nó đâu. Hôm nay mà không thấy nữa thì phải giăng
lưới, nhử mồi mới được”. Ong còn lại đáp: “Mẹ, em lạ gì mấy thằng nhà
báo. Nhìn bộ dạng nó đọc vị ngay. Chỉ sợ nó là an ninh, đ. phải nhà báo.
Anh yên tâm, nó vào địa bàn mình là tóm sống”.
Về tận đến quán ăn đêm qua gần nhà
nghỉ chúng tôi mới cười được! Chủ quán từng là cửu vạn và lái đò chở
hàng lậu thất nghiệp từ đầu năm, trong lúc đánh cờ với tôi bảo: “Đồng
hương Hải Hưng em nói thật. Có làm ăn gì ở đất này anh cứ đến gặp ông
trùm H (đã đổi tên viết tắt). Kiểu gì ông ấy cũng chơi hết. Gà qué Chính
phủ cấm như thế mà đêm qua ngồi đây anh thấy đấy, nó vẫn cứ chạy vè vè.
Mỗi ngày ôm trùm này thu vài tỷ đồng, tất nhiên chi cũng bạo. Riêng
tiền chi cho khoảng 300 “con ong ve” rải khắp các bến dọc đường biên,
các đoạn đường giao thông ở Móng Cái này, đã lên tới trên 300 triệu
đồng/tháng. Sau “Phương linh hột”, ông trùm này còn oách hơn nhiều”.
http://www.youtube.com/watch?v=GZh_jSe7se4&feature=player_embedded
“À, mấy ong ve sáng nay nó vào nhà nghỉ “thăm” các anh đấy. Nó vào “thăm” xem có phải 2 anh là nhà báo không. Nó bảo đ. phải… Nếu anh muốn chơi gà giống thì cứ đến cây số 8, có 1 kho tập kết gà lớn hỏi ông K. Cứ hỏi xem thế nào, làm được thì làm không thôi. Chết mẹ gì.” – ông chủ quán nói thêm. Tôi thầm nghĩ, bẫy đang giăng mình.
Về đến phòng, đúng là túi của mình đã
bị mất dấu. May thay trước khi ra ngoài chúng tôi đã dấu “hàng” trong bể
xả nước nhà vệ sinh. Ngồi tính lại, theo lịch, hôm nay sẽ tiếp cận một
ông chủ gà giống lậu tại Móng Cái, nhưng với những gì đang diễn ra, tiếp
cận ông chủ này, chả khác nào chui đầu vào rọ. Để đánh lạc hướng của
ong ve, chúng tôi đến thăm một người quen, nhưng ong ve vẫn theo sau,
cho đến tận khi chúng tôi ra chợ mua sắm. Từ đây mới biết được bà Th, số
ĐT 01642368xxx buôn gà giống lậu.
Sau khi cắt được đuôi, chúng tôi tìm
đến nhà bà Th với tư cách đồng hương Hải Hưng tại phường Ninh Dương, con
gái bà cho hay: “Mẹ em là chủ nhỏ, mỗi ngày chỉ được ông trùm phân bổ
cho vài vạn con gà giống. Nhận hàng tại bến cây số 3. Hôm nào đủ xe thì
nhà em chạy cả 2 xe ô tô của nhà về khu vực các huyện Đông Hưng, Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình. Còn không thì 1 xe. Nay mẹ em đi Thái Bình tối mới
về. Cứ 7 giờ tối gà về thì xe nhà em ra bến nhận. Nhận xong chở đến cây
số 15 lại đổ xuống, gà được chở qua đò sang bên kia sông để tránh trạm
kiểm soát cây số 15, xe quay lại là xe không qua trạm rồi nhận gà bên
này sông. Bây giờ nó không cho đi qua trạm nữa. Nó chỉ cho lách kiểu ấy
thôi, nhưng chi cũng tốn kém lắm anh ạ!”.
Trạm kiểm soát cây số 15 làm… cảnh
Đóng một gói hàng bên trong là đồ phế
thải, 5 giờ chiều chúng tôi lần theo con đường bên tay trái trạm kiểm
soát số 15, thuộc địa phận xã Hải Tiến – nơi những chiếc xe gà đêm qua
đi vào. Đó là một con đường đất rộng, nhưng nhiều ổ gà ổ voi (cho thấy
quá nhiều xe cộ đi lại), bắt đầu có những chiếc xe không từ trong đi ra
và những chiếc xe nặng trĩu hàng đi vào.
Kịch con đường đất rộng này là một bến
đò bắc qua sông, người dân gọi là sông cây số 15 và bến đò gọi là bến
đò thôn 3a xã Hải Tiến hay gọi theo cách dân buôn lậu là “bến đò tránh
trạm cây số 15”. Từ đây, nhìn ra cầu cây số 15 và trạm cây số 15 rõ mồn
một, khoảng cách chỉ chừng 700 mét.
Chạm bến, ngay lập tức 2 ong ve ra
hỏi: “Đi đâu đấy?”. Tôi trả lời, chuyển cho ông anh gói hàng sang bên
kia sông, ông anh đang qua lấy. Từ đó, 3-4 con ong ve thay nhau không
chớp mắt soi chúng tôi từng cử động một. Nhưng, chỉ sau vài phút gọi
điện “chửi” ông anh sao lâu thế, máy ghi hình của chúng tôi được gắn vào
xe máy đã quay trọn khung cảnh bến đò trung chuyển gà giống lậu để lách
qua trạm kiểm soát liên ngành cây số 15 này.
Chúng tôi nhanh chóng rút lui, và
những chiếc xe máy chở gà ca 1 đã bắt đầu đưa xuống đò qua bên kia sông –
nơi những chiếc xe ô tô lồng không đang đợi. Những chiếc xe ô tô này
sau khi nhận gà đã vượt sông lần nữa (lần 1 vượt sông Ka Long từ Trung
Quốc vào Việt Nam, lần 2 vượt sông cây số 15 để ra khỏi TP Móng Cái),
rồi chạy dọc theo con sông lên ngay cạnh cầu cây số 15, cách trạm kiểm
soát cây số 15 chừng 200 mét, ra QL18 chạy về xuôi.
Từ bến đò trung chuyển gà lậu thôn 3a
đi ra, chúng tôi lại bị ong ve bám theo. Dù vậy, khi xuôi QL18 qua trạm
cây số 15, chúng tôi vẫn “chộp” được 3 xe ô tô chở lồng không lao qua
trạm kiểm soát vào TP Móng Cái để chuẩn bị cho một đêm đại náo TP Móng
Cái nữa…
Đến thị trấn Hà Cối, cắt đuôi xong,
chúng tôi quay lại gần trạm cây số 15 gặp một chiến sỹ tên G (đã được
đổi tên) làm việc lâu năm tại trạm này nhờ lời giới thiệu của ông anh
Lục Cả D giúp tôi buôn trâu từ Lào sang Trung Quốc.
D mào đầu: “Anh là dân trong ngành.
Nhưng cái việc bao biên, bao luật được là anh giúp. Anh ở trạm kiểm soát
15 đã mười mấy năm rồi, nhiều anh em ở quê lên đây buôn bán anh đều
giúp. Nhưng cũng có thằng, khi đã “đớp” được vài chuyến ngon lành, là nó
nói chia tay anh luôn. Khi bị bắt không các lô hàng thì nó lại bám lấy
anh để xin cho nó. Đời là thế. Ở đất này, “tướng” có, “tá” có, nhưng
phải biết “chơi” thì mới tồn tại được. Anh là dân trong ngành, lại có
mối quan hệ tốt với các ông trùm, bao biên như thế nào chỉ alô là xong
thôi”.
Nói về chuyện đưa gà giống nhập lậu từ
Trung Quốc về, D bảo: “Anh khuyên chú thời điểm này chưa nên động vào
nó. Chú và anh không thể có khả năng để đưa nó trót lọt được về xuôi
đâu. Tất nhiên, là chi lớn nhưng ăn vẫn rất dày, nếu chú quyết làm anh
vẫn lo được”.
Chia tay D, chúng
tôi lại bắt đầu theo những chiếc xe gà về xuôi. Cả quãng đường gần 150
km từ Móng Cái về Hạ Long, những chiếc xe chở gà chạy như ma đuổi...
Thức đến 2 giờ sáng ngày 8/10 khu vực cầu Bãi Cháy, chúng tôi đếm được
12 xe ô tô chở gà xuôi QL18… Hàng chục vạn con gà giống nhập lậu từ
Trung Quốc lại tràn về các tỉnh miền xuôi trót lọt.
|
“Thời điểm này chú biết các ông trùm ở
đây bao biên cho một xe hết bao nhiêu không? 27 triệu đồng/xe. Để ra
khỏi được Móng Cái, phải đi qua bến đò lậu (bến đò thôn 3a, xã Hải Tiến)
lại phải bốc lên bốc xuống và chi phí thêm nữa. Còn qua trạm kiểm soát
15 rồi, từ đó về hết địa phận tỉnh Quảng Ninh thêm 13 triệu đồng/xe nữa.
Đấy là chưa kể liên ngành, rồi trung ương về làm phải chi thêm. Đêm
qua, anh vừa bao cho 2 xe chở vài vạn con gà giống qua bến đò cây số 15.
Đêm nào cũng vậy. Nếu chạy thẳng qua trạm kiểm soát cây số 15 thì giá
cao hơn nhiều. Nói thế thôi, có ông trùm mà không có bọn anh thì gà hay
hàng lậu khác không bao giờ thoát được con đường độc đạo này”.
Người trong trạm kiểm soát cây số 15
nói thì hẳn là sự thực. Không chi một khoản tiền lớn để bao các cơ quan
chức năng, làm sao gà giống lậu có thể đại náo được Móng Cái, có thể
vượt qua được trạm kiểm soát liên ngành cây số 15 ngay trước mũi được? (Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét