Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

HOT - Tin nóng trong ngày

 HNTƯ 6 vì sao thất bại?

Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng


Hội nghị TW 6 khóa 11 đã khép lại.

Hiệp 3 của trận bốc sơ của Sang- Trọng đánh với 3 Dũng đã kết thúc.

Kết quả là Thủ tướng thắng bằng điểm với kết quả 129/175.

Cuộc Chỉnh đảng do Nguyễn Phú Trọng phát động từ tháng 2/2012 đã mất sinh khí và đang tắt lụi dần.

Tựu chung lại là Cân như vũ, như mọi đợt phê và tự phê của ĐCS VN trong quá khứ.

Vẫn là đầu voi: đây là đợt sinh hoạt “sống còn của chế độ “, vì có “tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”….

Vẫn là đuôi chuột: “Ban Chấp hành Trung ương…quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Quan sát phong trào chỉnh đảng lần này, không ai là không nhận ra: Cặp CT nước-TBT ĐCS VN quyết tâm cao độ ” chơi” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sự kiện chính, hướng tới suy đoán này, đầu tiên là sự kiện TBT Nguyễn Phú Trọng giành lại chức trưởng ban chống tham nhũng của TW, trước đây do Thủ tướng nắm giữ.

Sau đó là vụ bắt “Bầu Kiên”.

Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc trong bài viết về vụ bắt giữ bầu Kiên đăng tải trên website của ông, cho rằng ‘ không ai ở Việt Nam có được tài sản lớn mà không có quan hệ mật thiết với các thành viên quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam. Không ai có tầm cỡ như ông Kiên có thể bị bắt mà không có chuẩn thuận chính trị từ các cấp cao nhất’.

Mà Nguyễn Đức Kiên được coi là người thân cận với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ nhiều tháng nay, các trang blog trong và ngoài nước liên tục đưa các tin bài về các vụ thao túng ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng của bầu Kiên với sự tham gia của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Song song với những vụ bắt bớ, làm xáo trộn thị trường chứng khoán VN với gần 5 tỷ đô la bốc hơi trong những ngày cuối tháng 8/2012, là sự kiện phê và tự phê của BCT ĐCS VN.

Hàng loạt các tin không có kiểm chứng gây hoang mang trong dư luận quần chúng như Thủ tướng bị thiểu số trong BCT, Thủ tướng phải ra đi…

Rồi ngày 1/10/2012, TBT Nguyễn Phú Trọng triệu tập bất thường hội nghị TW6, mà lẽ ra theo lịch trình sẽ họp vào ngày 16/10/2012. Những tin không kiểm chứng như có sự tịch thu phôn tay của các ủy viên TW, Tổng cục 2 chịu trách nhiệm an ninh vòng trong cùng và kết hợp với Bộ công an tổ chức 2 vòng an ninh ngoài, 1 tài liệu được Tổng cục 2 in trong bí mật được phát cho các ủy viên TW, gồm 313 trang, nói về tham nhũng của Thủ tướng…đã tạo nên không khí căng thẳng của 1 cuộc đấu đá, sát phạt 1 sống 1 chết: không khí của 1 cuộc đảo chính cung đình.

Những đảng viên lão thành của câu lạc bộ Thăng Long đã nói về sự ra đi của Thủ tướng.
G/S Nguyễn Minh Thuyết nói về sự thay đổi lớn về nhân sự ở cấp cao nhất trên BBC…

Tất cả như cương lên, tất cả như căng cứng chuẩn bị cho sự bùng nổ của niềm vui, của thoả mãn, thì 15/10/2012, ông TBT Nguyễn Phú Trọng ‘nghẹn ngào’ kết thúc hội nghị 6 : “Ban Chấp hành Trung ương…quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Tạo ra 1 không khí khủng bố “cách mạng” từ tháng 2/2012 đến nay.

Huy động những nhân lực, vật lực to lớn của nhà nước VN cho việc chuẩn bị kết tội Thủ tướng ( lực lương an ninh TC2, tập tài liệu 313 trang. …)

Tạo những bất hòa về lòng tin giữa an ninh công an và an ninh quân đội.
Tạo ra sự bốc hơi của thị trường chứng khoán VN hàng tỷ đô la…

Cuối cùng là “hòa cả làng” với giọng mếu máo, của 1 diễn viên non vai, của ông TBT.

Nguyễn Phú Trọng đã chơi trò chơi ú tim gì với người dân Việt Nam dân trí thấp, với các đảng viên già như những con ngựa già chỉ biết 1 lối đi?

Cả BCT ĐCS VN đã không chống được tham nhũng.

Tất cả cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, kể cả Chính phủ VN, dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCS VN đã không tìm ra 1 chứng cớ để buộc tội tham nhũng vào Thủ tướng.

Những hôm nay, ngay sau kết thúc hội nghị TW 6, căp CT nước- TBT liên tục gặp gỡ các cử tri và hô hào mọi người dũng cảm chống tham nhũng :”Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng…,”/ Trương Tấn Sang phát biểu tại thành phố HCM, theo BBC/.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói : “Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.

Như vậy những người lãnh đạo này đang bầy tỏ quyết tâm chống tham nhũng đến cùng bằng công sức, nhiệt tình của các đảng viên thường, của người dân thường.

Xin thưa với bà con, cô bác: Chế độ cộng sản này đã tồn tại tại VN ta hơn 60 năm rồi.

“Đừng nghe CS nói, hãy xem cộng sản làm” đã là 1 chân lý luôn được kiểm nghiệm tính chính xác của nó.

Cả 1 lực lượng chuyên nghiệp khổng lồ các trinh sát kinh tế, các trinh sát chống hối lộ, các trinh sát chống tham nhũng…hàng ngày 8 giờ đồng hồ hưởng lương từ đồng thuế của nhân dân lao động VN, mà không đưa ra nổi 1 chứng cớ tham nhũng của Thủ tướng, thì thử hỏi, những người dân đầu tắt mặt tối vì sinh nhai, làm sao có thể phát hiện ra những tham nhũng của các con sâu, con mèo ăn vụng biết chùi mép này?

Mà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ chống giả vờ thôi.

Họ chẳng đã bỏ tù nhà báo Hoàng Khương vì vạch trần tham nhũng của cảnh sát giao thông đó sao?…

Xin bà con, cô bác dành sức lực của mình, dành nhiệt tình của mình để tụ tập nhau, cùng cho 1 mồi vào trụ sở BCH TW ĐCS VN, là xong hết, thanh toán hết lũ tham nhũng của đất nước này.

Trở lại với Hội nghị TW 6, chúng ta thử tìm hiểu thực sự những gì đã diễn ra xung quanh hội nghị này? Tại sao Thủ tướng lại thoát hiểm, trong khi có nhiều tin đồn về kỷ luật cho Nguyễn Tấn Dũng?

Trước hết, tôi xin nhắc lại 1 đoạn văn trong Kinh thánh Tân ước liên quan đến “ném đá”..

1. Ném đá trong Kinh thánh.

“Jésus đang giảng đạo giữa đám đông… Bỗng có có 1 đám đông gồm nhiều trí thức và tu sĩ lôi đến một dâm phụ vừa bị bắt quả tang. Sau khi đẩy người đàn bà tội lỗi ấy vào giữa đám đông, họ nói với Jésus:

- Thưa ông, con dâm phụ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?

Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!

Nhưng bọn ấy cứ chất vấn thông thái mãi, viện hết khoản nọ, đến điều luật kia, đòi hành tội người phụ nữ tội lỗi… Jésus, không thể làm thinh được nữa bèn ngước mặt lên, nói:

- Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên!

Khi nghe lời phán ấy, dân chúng bắt đầu tản dần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.

Jésus bèn hỏi người đàn bà:

- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?

Người đàn bà thưa:

- Không ạ!

Jésus nói:

- Ta cũng vậy! Thôi về đi.”/ Hết trích/

2. Sự thực của Phê và tự phê trong BCT. Sự thực của các ý kiến trong Hội nghị TW 6.

Sự thực chắc là Thủ tướng đã tự bảo vệ thành công trước các cáo buộc tham nhũng của TBT và CT nước tại phê và tự phê trong BCT..

Trong BCT đã chia 2 phe rõ rệt và không ai có đa số. Sự kiện ủng hộ cho khẳng định này là việc Tướng Phùng Quang Thanh, người vẫn được coi là theo phe Đảng-Nhà nước, phát biểu bảo vệ Thủ tướng trong Hội nghị TW 6.

Tin chỉ có 4/14 người trong BCT ủng hộ Thủ tướng, chắc là 1 tin đồn do CT nước và TBT thổi ra.

Câu: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.” không có nghĩa là 100% trong BCT đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng. Câu này bao hàm 1 ý : Nếu Thủ tướng có khuyết điểm, thì cả BCT cũng có khuyết điểm.

Sau hội nghị TW 6, CT Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri thành phố Sài Gòn đã nói đại ý : Tôi theo dõi kỹ Hội nghị 6 thì cả Hội nghị đều lên án tham nhũng.

Tất nhiên là các thành viên của Hội nghị ai cũng phải chống tham nhũng.

Nếu ai đó không chống tham nhũng thì mặc nhiên họ tự công nhận là người tham nhũng.

Nhưng khi bỏ phiếu thì chỉ có 46 người “ném đá” Thủ tướng, còn 129 người lảng đi, không “ném đá”.

Giải thích hiện tượng này ra sao, xin bạn đọc dùng logic của đoạn văn nói về ném đá trong kinh thánh.

Nghĩa là 129 ủy viên TW cũng cảm thấy mình có lỗi “tham nhũng” như Thủ tướng.

Câu hỏi là : Có phải 46 ủy viên TW “ném đá” kia là trong sạch, không tham nhũng không?

Tôi chắc là không, họ chỉ vì bè phái mà ném đá nhau, thế thôi. Cũng là tham nhũng 1 ruộc cả mà thôi.

3. Tại sao Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang thất bại.


Sau Hội nghị 6, không 1 kỷ luật nào được đưa ra đối với Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhà bình luận cho rằng Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang không quyết tâm chống Nguyễn Tấn Dũng đến cùng.

Sai.

Tất cả không khí chống tham nhũng xung quanh Chỉnh đảng. Tất cả các động tác như thâu tóm lại chức trưởng ban chống tham nhũng TW Đảng, bắt Bầu Kiên, dẫn độ Dương Chí Dũng, in tài liệu, chứng cớ tham nhũng 313 trang …tạo không khí khủng bố xung quanh Hội nghị TW 6 … đều nói lên quyết tâm cao độ của cặp đôi quyền lực này.

Chưa bao giờ chính trường VN chứng kiến cảnh các lãnh tụ cao cấp của ĐCS VN nói xấu nhau, như ngày hôm nay. QLB đặc biệt chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng, có thể, có liên quan đến cặp đôi TBT-CT nước.

Nhưng họ làm sao lật ngay được Thủ tướng, khi số lượng biểu quyết cho ông ta 1 hình thức kỷ luật không vượt qua quá bán trong BCT. Làm sao có thể kỷ luật 1 Thủ tướng, khi ông ta có 129 ủy viên TW ủng hộ ông ta?

Tìm nguyên nhân thất bại của Sang-Trong, chúng ta hãy xem cặp đôi này đại diện cho đường lối nào của CN Mác Lênin?

Nguyễn Phú Trọng là giáo điều và “liêm khiết”.

Trương Tấn Sang chỉ có 1 căn hộ 51 m2 và sẵn sàng trả lại Nhà nước khi thôi nhiệm./Tin BBC/

Tóm lại , hôm nay, họ là đại diện của thứ CNCS khắc kỷ, trong sạch, mà thế hệ cộng sản đầu tiên thực hành.

Nguyễn Tấn Dũng thì khác. Từ 1 y tá, rồi công an viên, ông ta leo dần lên ngôi quyền lực.
Con đường mà ông ta đi là con đường của những đảng viên đảng cộng sản muốn thăng tiến.
Con đường này tựu chung lại chỉ có vài chữ làm hướng đạo:

Hãy tạo ra ảnh hưởng để có nhiều người hối lộ cho mình. Hãy nhận hối lộ thật nhiều, và cũng hối lộ lên cấp trên thật nhiều.

Ngày hôm nay, noi gương Thủ tướng, các đảng viên có chức có quyền tham nhũng trắng trợn, công khai.

Đây là nguyên nhân chính khiến Trọng và Sang thất bại.
Cặp đôi này không đại diện cho tầng lớp “tiên tiến” trong ĐCS VN.

Họ là cổ hủ, quá khứ.

Ngày xưa, khi CNCS còn sức hút, tạo ra hình ảnh 1 người đạo đức, quên cá nhân, hi sinh cho lý tưởng của nhân loại, có sức cuốn hút nghê gớm đối với thế hệ trẻ, với các đảng viên thường.

Ngày hôm nay, không ai còn tin vào CNCS nữa rồi. Các đảng viên vào Đảng là tìm cơ hội làm giầu cho cá nhân. Còn ai mà noi gương, khâm phục 2 vị lãnh đạo Sang và Trọng, để trở lại thời nghèo đói thiếu thốn?

Kết luận.


Chống tham nhũng không nằm trong khả năng của ĐCS VN.

Độc quyền lãnh đạo, lãnh đạo không minh bạch, lý tưởng cộng sản đã quá hạn…là nhưng nguyên nhân dẫn đến tham nhũng đại trà tại VN.

Cả 2 khả năng: quay lại thời cộng sản khắc kỷ, tàn bạo, hay tiếp tục tham nhũng đại trà, đều hủy hoại tương lai của dân tộc VN.

Đảng CS VN đã không có khả năng lãnh đạo dân tộc VN trong tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay.

Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang không có khả năng chống tham nhũng, làm trong sạch đảng vì họ không có tầm nhìn cho tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mất hết ủng hộ đạo đức của xã hội, không còn khả năng lãnh đạo quốc gia về đối nội cũng như đối ngoại.
Tình hình đất nước đang hỗn độn của thời kỳ hỗn mang khi trời và đất không phân biệt.

Một nước VN mới sẽ ra đời như thế nào?

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

 Tống Văn Công - Để CT Nước hoàn thành nhiệm vụ!

Mấy ngày qua, nhân dân cả nước chăm chú lắng nghe các vị lãnh đạo của Đảng trả lời cử tri, đặc biệt là những lời tâm huyết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Tình hình còn nhiều phức tạp , mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng…. Có những người đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập, nhiều khi gia đình tan tác. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ nổi những con người đó”. Ông kêu gọi mọi người dũng cảm phát hiện tham nhũng: “Tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người, nhưng không thể trù úm cả dân tộc”! Ông nói: “Khi tự thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin ngh”ỉ; “rút lui để những người dũng cảm làm việc”.
Nhớ lại, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến cuối nhiệm kỳ đã ân hận kể: Khi tiễn ông đi nhận nhiệm vụ Chủ tịch nước, người thầy ngày xưa đã gửi gắm kỳ vọng cho anh học trò giỏi toán ngày nào sẽ giải được bài toán tham nhũng đang hoành hành đất nước. Ông thẳng thắn nhận khuyết điểm: “Chống tham nhũng là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân. Nhưng cho đến hôm nay tôi thấy nhiệm vụ đó tôi chưa làm xong!”. Vậy phải có những quyết sách gì để Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như tất cả các nhà lãnh đạo khác đến cuối nhiệm kỳ không phải ân hận như nguyên Chủ tịch Nguyễn Minh Triết?
“Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người, nhưng không thể trù úm cả dân tộc”. Vâng, vấn đề chính là phải tìm ra biện pháp để không ai, không thế lực nào có thể trù úm được một người dân thường đứng ra tố cáo những kẻ tham nhũng đang nắm quyền lưc lớn! Biết tìm đâu ra biện pháp đó? Xin cơ quan tư pháp thử phân tích một số vụ trù úm người tố cáo tham nhũng chắc chắn sẽ rút ra được hằng loạt điều bổ ích. Thực tế có vô vàn ví dụ, xin đơn cử một vụ ở Ninh Bình. Ông Đinh Đức Phiếu, sĩ quan, hội viên cựu chiến binh viết đơn tố cáo ông Đinh Văn Hùng bí thư tỉnh ủy tham nhũng, chỉ năm ngày sau, cơ quan điều tra kết luận đây là vụ án vu khống, rồi chỉ hơn một tháng sau, tòa án nhân dân Ninh Bình xét xử, không có luật sư bào chữa, không có đại diện Hội cựu chiến binh dự, kết án 5 năm tù giam. Bài học rút ra rất đơn giản: Bí thư tỉnh ủy đứng trên các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ở vụ Tiên Lãng, gia đình ông Vươn liên tục khiếu nại, tố cáo, kiện ra tòa nhiều năm; báo Đối ngoại trung ương phanh phui từ năm 2008, nhưng nó chỉ được lắng nghe khi tiếng mìn tự tạo bùng nổ. Đến lúc đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật, hệ thống chính trị và tất cả báo, đài của Hải Phòng vẫn tiếp tục khẳng định rằng chủ trương cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền Tiên Lãng được cấp trên bật đèn xanh là hoàn toàn đúng đắn! Bài học từ Tiên Lãng cũng rất đơn giản: Bọn tham nhũng đã điều khiển được hệ thống tư pháp, tòa án và tất cả báo chí.
Thật ra, những bài học rút ra ở trên không phải là mới, từ lâu nhân loại đã nhận ra rằng, khi quyền lực không được kiểm soát thì sẽ xảy ra lạm quyền và tham nhũng. Hơn 2500 năm trước, nhà hiền triết Platon đã nói: “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của luật pháp thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước”. Lý thuyết về dân chủ và nhà nước sau này tiếp tục khai phá theo hướng đó. Ngày nay, các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới là những quốc gia dân chủ, nhà nước phân quyền, kiểm soát được quyền lực, xây dựng nền tư pháp độc lập và nền báo chí tự do.

Tống Văn Công
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 20-10-12

 

 Thanh Tùng - Tôi nhất định không “cướp công” của ai!



Trong phần (7) của báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư – trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – trên VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) vào tối ngày 15/10/2012, có đoạn nói: "Thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước…".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình. Ảnh: TRỌNG PHÚC (Nguồn: phapluattp.vn)


Đọc đến câu: "và nhân dân trong cả nước" bỗng dưng "liêm sỉ" của tôi trỗi dậy thét lên: "Tôi dù có là người ngu dốt nhưng nhất định không cướp công của ai"…

Tôi vẫn rất nhớ, từ thuở còn thơ bé, tôi đã được Ba Mẹ tôi răn dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Thấm nhuần lời dạy – nói cao siêu một chút là "tư tưởng" – của cổ nhân chứ không phải của bậc thánh nhân nào, tôi đã giữ được mình "trong sạch", chí ít là cho đến thời điểm hiện tại, trừ một vài lần hái trộm táo, ổi của người hàng xóm theo kiểu a dua con nít. Chính vì thế, khi nghe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6 trên VTV1 vào tối ngày 15/10/2012, có đoạn nói: "…Thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước…", tôi chỉ thừa nhận Tổng bí thư nói đúng là: "…có sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên…". Còn phần "…và nhân dân trong cả nước" – với "Nhân Dân" khác thì tôi không biết, nhưng riêng tôi thì tôi thú nhận là tôi chưa hề đóng góp gì vào "sự thành công" của Đại hội Trung ương 6 nói riêng và chính sách của Đảng và Nhà nước, nói chung.

Nói chưa hề đóng góp không có nghĩa là tôi không muốn đóng góp và thiếu trách nhiệm công dân, mà chỉ là do tôi "tài hèn, sức mọn", mà nói thẳng tuột ra là tôi ngu dốt nên không biết góp ý thế nào, mặc dù cũng nhận biết được rằng "nhân vô thập toàn", các tổ chức cũng thế thôi.

Sự ngu dốt của tôi thể hiện ở chỗ: tôi không thể hiểu được Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định về "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ví dụ: khi tôi đọc điểm A, khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999: "Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" – tôi không thể hiểu được "Tuyên truyền xuyên tạc…" là sao! Có phải là chỉ được coi là có tội khi tuyên truyền những thông tin xuyên tạc nhằm phỉ báng chính quyền nhân dân? Nếu "tuyên truyền" những thông tin đúng, chính xác nhằm "xây dựng" chứ không "phỉ báng"… thì có bị quy tội theo điểm A, Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 hay không?

Điểm B nói: "Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân". Cụm từ: "phao tin bịa đặt" thì dễ hiểu rồi: không có nói thành có, nói nôm na là "vu khống, gắp lửa bỏ tay người hay ngậm máu phun người…". Nhưng còn "luận điệu chiến tranh tâm lý" thì lại trở nên quá trừu tượng đối với cái đầu ngu của tôi.

Thế nào là "luận điệu chiến tranh tâm lý"? Trong khi mày mò, tìm kiếm khái niệm chiến tranh tâm lý tôi đọc được một bài đăng trên Tạp chí quốc phòng toàn dân ở trang qđnd.vn ngày 12/06/2009 với tựa đề: "Phương thức và thủ đoạn tiến hành chiến tranh tâm lý trong thời bình của các thế lực thù địch" của tác giả ĐỨC LÊ. Trong bài này có đoạn: "…Bản chất chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch, dù là trong thời bình hay thời chiến, không có gì khác, đó là hành động phản cách mạng, phản nhân loại, đi ngược lại với ước nguyện hòa bình của dân tộc ta và nhân dân tiến bộ trên thế giới".

Khi đọc xong cái "bản chất chiên tranh tâm lý" mà tác giả ĐỨC LÊ đưa ra tôi liền reo lên: "A! Đây rồi!". Thế là tôi hăm hở đọc lại một số bài viết và trả lời phỏng vấn báo giới ngoại quốc của TS. Luật học Cù Huy Hà Vũ, xem có chỗ nào mang tính "hành động phản cách mạng, phản nhân loại, đi ngược lại với ước nguyện hòa bình của dân tộc ta và nhân dân tiến bộ trên thế giới" không. Nhưng không, chí ít là theo nhận thức của tôi, thì tôi không thấy có chỗ nào có hành động phản cách mạng, phản nhân loại, đi ngược lại với ước nguyện hòa bình của dân tộc ta và nhân dân tiến bộ trên thế giới" cả. Ngay cả việc TAND TP. Hà Nội đã kết án TS. Luật học Cù Huy Hà Vũ với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và các cơ quan tiến hành tố tụng của Hà Nội cũng đã không làm rõ cho tôi hiểu được một cách tường tận khái niệm "tuyên truyền chống Nhà nước…" là như thế nào?

Gần đây nhất, theo Thanhnien Online, ngày 24/9/2012, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 3 blogger và tuyên án: Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, ngụ quận 3) 12 năm tù, Phan Thanh Hải (43 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) 4 năm tù và Tạ Phong Tần (44 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) 10 năm tù cùng tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Theo cáo trạng, trên blog "Câu lạc bộ nhà báo tự do" và blog cá nhân, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước Việt Nam. Từ tháng 9.2007 - 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết, 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá Nhà nước Việt Nam) đăng trên blog "Câu lạc bộ nhà báo tự do", trong đó có 26 bài viết được giám định là có nội dung chống phá nhà nước.

Và điểm C, khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự nói: "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đọc khúc đầu: "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu…" để "áp" cho các Blogger bị xử tù về tội danh này thì thấy quá đúng rồi, nhưng khi đọc khúc sau lại là có nội dung "chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", thì quả thực tôi đã không thể hiểu?

Các "căn cứ" mà cáo trạng buộc tội các Blogger làm tôi càng cảm thấy hoang mang. Thực sự là tôi không hề hoang mang vì các bài viết của TS. Cù Huy Hà Vũ và các Blogger bị buộc tội chống phá nhà nước, mà tôi vô cùng hoang mang về Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và những bản cáo trạng buộc tội một cách chung chung, mơ hồ kiểu như: "Có 26 bài viết được giám định là có nội dung chống phá nhà nước".

26 bài đó là những bài nào, sao không công bố cụ thể kết quả giám định, đó là chưa kể đến trình độ nghiệp vụ của người giám định về vấn đề nhạy cảm này. Theo thiển nghĩ của tôi, bất kể là ai vi phạm pháp luật đều phải nghiêm trị một cách bình đẳng theo pháp luật. Nhưng, khi ra một phán quyết tước bỏ tạm thời quyền công dân, thậm chí là phải cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội của bất kỳ một ai đó thì phải nêu căn cứ cụ thể và thuyết phục, chứ không thể mù mù, mờ mờ được.

Nói túm lại, cho đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu một cách tường tận thế nào là một bài viết có nội dung "chống phá nhà nước" để tôi còn biết đường mà "né" khi viết lách. Vì tôi chẳng bao giờ có ý định chống ai cả, mà chỉ muốn góp ý thôi. Tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội vào chiều 16/10/2012, phần kết luận hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mong mỏi cử tri, người dân cả nước giám sát, góp ý kiến để Đảng, Quốc hội tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm của mình, nhưng khi cái đầu ngu của tôi vẫn chưa hiểu được khái niệm: "Tuyên truyền chống Nhà nước…" của Điều 88 Bộ luật Hình sự thì làm sao tôi dám viết bài đóng góp ý kiến để đáp lại lòng mong mỏi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: người dân cả nước giám sát, góp ý kiến để Đảng, Quốc hội tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm của mình?

Vậy thế nào là "tuyên truyền chống phá nhà nước"? Đâu là lằn ranh giữa "tuyên truyền chống phá nhà nước" và "phản biện, góp ý kiến"? Có lẽ câu hỏi này tôi xin được gửi đến cơ quan có chức năng và nhiệm vụ giải thích pháp luật là Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời giùm.

Vì chưa bao giờ viết bài góp ý cho Đảng và Nhà nước trong việc điều hành đất nước nên khi Tổng bí thư nói: "…Thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước" bản thân tôi thấy vô cùng xấu hổ. Chính vì biết xấu hổ nên "liêm sỉ" của tôi đã trỗi dậy và thét lên: "Tôi dù có là người ngu dốt nhưng nhất định không cướp công của ai".

T.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

DanLuan

 

 Nguyễn Quang Lập - Cái lý cuối cùng

Loa loa loa... Thế lực thù địch!


Chung quanh đề tài đồng chí X. không bị kỉ luật có rất nhiều người bình luận, theo mình bác Nguyễn Lễ bình luận hay nhất, trong bài Nếu tôi là ủy viên trung ương (tại đây), với một cái nhìn điềm đạm, rộng rãi và thái độ tôn trọng TW và BCT, bác Lễ đã đưa ra những nhận xét rất sắc sảo, khó có thể bắt bẻ được.

Thích nhất vẫn là phần bác bàn về thế lực thù địch: "Lý do duy nhất mà Trung ương Đảng đưa ra là không tạo cơ hội 'cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá'. Nếu đúng thế thì đáng lý 'ủy viên Bộ Chính trị' nào đấy phải cảm ơn các 'thế lực thù địch'. Bản thân 'các thế lực thù địch' cũng nên lấy làm mừng vì giờ đây họ lớn mạnh đến mức có thể tác động được vào quyết định của Trung ương Đảng." … "Đối với quảng đại dân chúng Việt Nam, đơn giản là họ chỉ muốn kẻ có tội phải bị trừng trị. Họ không thấy 'các thế lực thù địch' như các ủy viên trung ương đã nhìn thấy mà họ chỉ thấy các quan chức sai phạm đang làm họ bất bình." … "Rõ ràng, khi đi đến quyết định không phạt, các vị ủy viên Trung ương đã bị 'các thế lực thù địch' ám ảnh đến mức họ không nhìn thấy nhân dân."

Bác Lễ nói rất có lý, nhiều người tin tưởng ngây thơ và mọi sự tuyền truyền của lề phải, họ ám ảnh về thế lực thù địch cũng là điều dễ hiểu. Kể cả những nhà lý luận của Đảng khi viết bài chống diễn biến hòa bình đa số trong họ cũng hồn nhiên cho rằng lực lượng thù địch là có thật và vô cùng nguy hiểm. Dựa vào tâm lý đáng thương này mà một bộ phận không nhỏ luôn luôn đưa cái lý "không để lực lượng thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá" về bất kì chuyện sai trái nào khi họ không có cái lý nào để chống chế.

Đưa ra cái lý "Thế lực thù địch" có ba cái lợi:
  • Một là, với những người yêu Đảng yêu chế độ đến mụ mị như cụ Tổng đều tin tưởng chắc chắn rằng Đảng ta rất vĩ đại, chế độ ta rất tốt đẹp. Nếu Đảng mất chế độ sụp là vì thế lực thù địch chứ không vì một lý do nào khác. Cho nên nghe đến cái lý "thế lực thù địch" nhất định các đồng chí bôn sệt sẽ chùn tay. Cụ Tổng nói rồi mà, làm gì thì làm không để mất chế độ.

  • Hai là, với những ai phê bình, phê phán, phản biện… vân vân… thì cái lý " Thế lực thù địch" là con ngoáo ộp khổng lồ để đe nẹt họ, khi cần có thể bỏ tù họ bất cứ lúc nào. Với sự tù mù của khái niệm "lực lượng thù địch" sẽ tù mù luôn cả cái gọi là "xuyên tạc" và "chống phá" thì người ta có thể trấn áp bất cứ ai, bất cứ điều gì không có lợi cho họ. Con bài này đã có từ lâu, kể từ 2007 người ta đồng loạt dùng nó rất triệt để ở bất kì lĩnh vực nào, từ việc biểu tình yêu nước đến việc người dân đứng lên đòi đất.

  • Ba là, với bộ phận không nhỏ thì cái lý này giúp họ triệt phá tất cả những ai không ủng hộ, đừng nói chuyện chống họ. Núp dưới chiêu bài bảo vệ chế độ, đàn sâu khổng lồ của chế độ sẽ tha hồ đục rỗng đất nước mà người dân không dám ho he.

Lợi thì có lợi thật, cái lý này có thể nhất thời dẹp yên được mọi chuyện, giúp cho mấy ông lãnh đạo khỏi phải nghỉ ngợi gì nhiều mà chế độ và đảng vẫn an toàn. Nhưng đó là cái lý rất nguy hiểm, bởi vì một khi dùng đến lý súng đạn, lý nhà tù là đã hết lý. Chính cái lý này, nói như bác Phong Lê, tạo ra chiến lũy giữa đảng và dân. Khi đó dân chẳng ai dại chống lưng cho Đảng nữa. Và đúng như bác Nguyễn Lễ đã nói: "nếu được người dân chống lưng thì dẫu cho trăm ngàn 'thế lực thù địch' cũng không làm gì nổi Đảng. Bằng ngược lại, một khi lòng dân không còn tựa cộng với sự suy yếu từ bên trong không khắc phục thì thế lực thù địch chỉ cần ngồi vỗ tay thì Đảng cũng sụp."

Liệu các đồng chí của chúng ta có biết vậy không? Xin thưa, trừ một số u mê đa phần đều biết cả. Nhưng họ không quan tâm, với tư duy nhiệm kì họ chỉ cần cái nhất thời, chẳng ai ngu ngồi nghĩ kế bền lâu. Đếch gì, xong nhiệm kì của tao rồi kệ mẹ chúng mày, không sụp cũng tốt mà sụp được lại càng tốt hơn.

Rứa đo rứa đo.

Nguyễn Quang Lập

 

 HNTƯ 6: Nghẹn ngào đoàn kết

Ông Trọng khóc
Tham nhũng và lạm quyền tại Việt Nam trầm trọng đến nỗi ngay cả những người đứng đầu guồng máy cai trị đất nước cũng không thể phủ nhận. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận vấn nạn tham nhũng là “sự thật không thể né tránh” đã từng ví bọn tham nhũng như “một bầy sâu, ăn hết của dân”, và bầy sâu này nằm cả trong thành phần lãnh đạo ở cấp cao.
Mục đích của Hội nghị Trung ương 6, được triệu tập khẩn cấp, là để chấn chỉnh những sai trái về nhân sự và đường lối của Đảng lãnh đạo.
Trong diễn văn bế mạc Hội nghị 6, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết:
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.
Nhưng ông TBT còn cho biết tiếp:
Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Trong cuộc gặp gỡ cử tri tại TP/HCM ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói:
Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”. Có nghĩa là khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân “đồng chí đó” là rõ ràng. Nghĩa là không có ai nêu lý do để bênh vực tập thể Bộ Chính trị và cá nhân một đồng chí nào đó đã bị quy lỗi. Nói cách khác, lỗi lầm của Bộ Chính trị và một cá nhân trong tập thể này đã rành rành, không bênh vực được, và chẳng có ai lên tiếng bênh vực. Ông Trương Tấn Sang còn giải thích thêm rằng, dù Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, “Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Nguyễn Tấn Dũng cười
 Đối với dân, có người đã bị phạt tù hàng năm trời, chỉ vì ăn trộm vài con vịt; có học sinh tiểu học chỉ vì bị nghi lấy tiền của bạn đã bị cảnh sát bắt tra khảo thập tử nhất sinh; có nhiều người chỉ phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm đã bị bắn què chân, thậm chí bị đánh chết. Nhưng với các quan trong Đảng, dù tập thể hay cá nhân, phạm lỗi rành rành, đã tự quyết định tha cho nhau.
Lên tiếng trên đài RFI, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:
Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào?
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đa số trong 175 người thuộc Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu không thi hành kỷ luật đối với Bộ Chính trị và một cá nhân trong tập thể này, vì có bao giờ bầy sâu trong vườn tán thành việc diệt sâu?
Dư luận đã chú ý, khi đọc diễn văn bế mạc hội nghị 6, TBT Nguyễn Phú Trọng có lúc đã nghẹn ngào, vì thấy điều phải (diệt tham nhũng) mà không làm được, thấy điều trái (kẻ xấu) mà không loại được, và muốn làm gương (tự xin chịu kỷ luật) mà không thực hiện được. Thật ra, ông Trọng vẫn có thể làm được điều có ý nghĩa còn lại mà không ai có thể ngăn được, là tự xử, là từ chức. Ngoài cá nhân ông Trọng, cả Bộ Chính trị, đã xin tự chịu kỷ luật mà đàn em không giám quyết định, tại sao tất cả không từ chức để bầu lại?
Trong cuộc gặp cử tri đã dẫn, ông Sang nói:
Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo [tham nhũng] là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?
Các ông đã biết rõ lỗi lầm của “một đồng chí trong Bộ Chính trị” mà vẫn không dám tố cáo rõ tên và chức vụ; các ông đã thấy rõ một con sâu lớn và chẳng những không loại được mà còn chịu sống chung với nó. Vậy hô hào dân tố cáo, các ông có xui dại không? Còn “đất nước này sẽ thế nào?” các ông đã biết quá rõ.
Ông Sang nói thêm: “Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”. Chính Chủ tịch nước còn sợ bị trù úm nên không dám tố cáo đích danh “đồng chí X”, liệu ông có dám từ chức để đứng về phía “cả dân tộc này” không?
Nắm vận mệnh của cả quốc gia dân tộc trong cơn nguy biến mà thấy điều phải không làm được, thấy điều trái không ngăn được, và thay vì tự xử cho phải đạo lại chỉ biết nghẹn ngào. Đất nước này sẽ thế nào?
Tuy vậy, vẫn có người cho rằng Hội nghị Trung ương 6 đã thành công tốt đẹp. Nếu có tốt đẹp là ở chỗ nó làm sự tức giận của người dân tăng hơn mức mong đợi của “các thế lực thù địch”, và ngày cáo chung của chế độ cộng sản Việt Nam đến gần hơn.
© 2012 pro&contra

 

 Quốc Hội VN đối mặt với kinh tế khó khăn, đấu đá nội bộ

(NV) - Quốc Hội VN bắt đầu họp khóa cuối năm, bắt đầu từ ngày Thứ Hai, 22 tháng 10, giữa những khó khăn kinh tế chồng chất và đấu đá trong nội bộ đảng biểu lộ ở chóp bu quyền lực.

Quốc Hội CSVN gồm đại đa số là các đảng viên cao cấp trong đảng CSVN lại đồng thời nắm các chức vụ cao nhất trong guồng máy nhà nước. Giới truyền thông quốc tế gọi Quốc Hội Hà Nội là con dấu cao su (rubber stamp) của đảng CSVN.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), “Khóa họp dự trù chỉ kéo dài một tháng đến ngày 22 tháng 11, 2012.”

Một số luật người ta muốn có như Luật Biểu Tình, sửa Luật Lao Ðộng đã lỗi thời thì không thấy đụng chạm tới, trong khi Luật Ðất Ðai cũng đã lỗi thời chỉ được đưa để “cho ý kiến” chứ chưa biết sẽ thông qua hay không.

Cuộc họp Trung Ương Ðảng hai tuần lễ mới kết thúc ngày 15 tháng 10, 2012 vừa qua là tiền đề cho kỳ họp Quốc Hội lần này để lại nhiều sự thất vọng cho những ai muốn nhìn thấy có sự thay đổi trong cách suy nghĩ của những kẻ cầm đầu đảng CSVN. Người ta chỉ thấy xuất hiện những lời ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đả kích kịch liệt các sự tồi tệ của “đồng chí X,” mà ai cũng hiểu là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo bản tin TTXVN hai vấn đề sẽ có trong nghị trình họp Quốc Hội CSVN sắp tới là thảo luận về “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội Ðồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn” và “Nghị quyết về lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.”

Quốc Hội CSVN tuy Hiến Pháp định nghĩa là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” nhưng lại có cái đảng CSVN cưỡi trên đầu nên luôn luôn được hiểu là chỉ làm nhiệm vụ tay sai, thực hiện các quyết định của đảng thông qua chính phủ.

Bà Ðặng Thị Hoàng Yến, một nữ đại biểu bị gạt ra khỏi Quốc Hội CSVN giữa năm vừa qua trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 4 tháng 10, 2012 có một nhận xét bẽ bàng là “người ta” (tức đảng) chỉ “thích những con cừu” chứ không phải là những người đóng góp phản biện, đả kích những sai trái hay đưa ra các kế hoạch ích nước lợi dân.

Chuyện sửa lại bản Hiến Pháp CSVN đã được nói nhiều từ đời chủ tịch Quốc Hội khóa trước, nhưng đến nay, những gì chế độ Hà Nội muốn sửa lại, không phải là cái người dân thực sự muốn. Không hề thấy chế độ Hà Nội bỏ điều 4 dành độc quyền cho đảng CSVN cưỡi trên đầu nhân dân. Nhân dân tuy là “chủ” đất nước nhưng cái đảng độc tài này tuy là “đầy tớ nhân dân” lại có quyền bỏ tù nhân dân khi phản đối các trò cướp ngày của đảng. Dùng quyền tự do báo chí, tự do phát biểu như bản Hiến Pháp công nhận thì lại bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống nhà nước.”

Chủ tịch đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, tướng lãnh quân đội và công an, các bộ trưởng, tỉnh ủy, chủ tịch “Ủy Ban Nhân Dân” các tỉnh cũng đều là “đại biểu Quốc Hội.” Báo chí quốc tế đều gọi Quốc Hội CSVN là con dấu cao su (rubber stamp) của Ðảng CSVN chứ không phải là một cơ quan lập pháp theo đúng nghĩa của các nước dân chủ theo đúng nguyên tắc phân quyền hoàn toàn giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Nền kinh tế Việt Nam hướng về xuất cảng bị điêu đứng một phần vì sự suy thoái toàn cầu nhưng lỗi chính ở các chính sách kinh tế tài chính sai lầm dựa trên nguyên tắc tư bản bè đảng, chia chác quyền lợi giữa những kẻ cùng phe phái trong đảng.

Quốc Hội CSVN, theo TTXVN, ngày Thứ Hai tới đây sẽ “nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo của chính phủ” về thực hiện các chương trình kế hoạch kinh tế xã hội nhưng trong vai trò “con dấu cao su” thì chỉ có những lời phát biểu chiếu lệ ra cái vẻ “đại biểu nhân dân” mà chẳng có tác dụng gì.

Hơn 80,000 xí nghiệp lớn nhỏ hoặc đã phá sản, hoặc “chết lâm sàng” tức chết mà không khai báo trong năm qua. Vụ bắt giữ một số ông cầm đầu ngân hàng Á Châu được ngầm hiểu lũng đoạn thị trường tài chính, tay chân của ông thủ tướng. Vụ bắt giữ Dương Chí Dũng, cục trưởng Cục Hàng Hải về những tội lỗi của ông này khi còn nắm tổng công ty tàu biển Vinalines. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng được báo cáo chưa tới 10% nhưng giới chuyên viên quốc tế ước tính lên tới 20% chỉ vì cho đám quốc doanh vay bừa bãi vào các dự án đầu tư địa ốc.

Những vụ này liên tiếp xảy ra sau khi tai tiếng tập đoàn đóng tàu Vinashin làm cho ông thủ tướng bị vạch mặt chỉ tên trong cuộc họp Trung Ương Ðảng vừa diễn ra và có thể ảnh hưởng nhiều đến cơ hội của ông leo lên ghế tổng bí thư đảng CSVN ở kỳ đại hội đảng vào năm 2015.

Quốc Hội CSVN không có thực quyền nên sẽ không đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước ngoài sự “nhất trí” với đảng và nhà nước mà cũng là chính các ông tay trái “nhất trí” với tay phải để hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước tuyên truyền.

Sự thật về những khó khăn của đất nước và sự thất bại của các chính sách sai lầm của đảng và nhà nước mọi mặt sẽ tiếp tục bị che giấu.

(Người Việt)

 

 3D - Con dê tế Đảng?

Bạn đọc nào là độc giả của Tam Quốc Chí hẳn nhớ kế sách “Chỉ tang mạ hòe” (chỉ cây dâu để mắng cây hòe) của Tào Tháo.

Lúc đó Tào Tháo đem quân đi đánh Viên Thuật, lương thảo thiếu thốn, lòng quân sa sút. Tào Tháo bèn nghĩ kế đổ tội thiếu thốn lương thảo cho quan coi lương Vương Hậu, vu cho tội ăn cắp quân lương để chém lấy đầu an lòng quân sĩ.

Quả nhiên, quân sĩ từ đó không kêu ca mà dốc sức công thành cho đến khi thắng lợi.

Từ chuyện xưa đến chuyện gần hơn 1 chút.

Năm 1956, sau thất bại to lớn trong Cải cách ruộng đất tại miền Bắc. Ông Hồ Chí Minh đã khóc lóc trước toàn thể dân chúng khi nhận lỗi lầm về cải cách ruộng đất.


Và có 3 con dê tế Đảng là Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và Hồ Viết Thắng đều bị giáng cấp 1 cách nhẹ nhàng (Wikipedia).

Chỉ có như vậy đã làm yên lòng dân chúng về Đảng và nhân dân miền Bắc tiếp tục cống hiến hết mình cho cái gọi là kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này.

Năm 2012, lịch sử đang lặp lại.

Sau hội nghị TW6, TBT Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào đọc báo cáo kết quả hội nghị về vấn đề thống nhất không kỷ luật 1 đồng chí Ủy viên Bộ Chính Trị.


Đồng chí này được ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi bằng bí danh đồng chí X.

Theo ông Sang, không kỷ luật đồng chí X không có nghĩa là đồng chí X không sai mà đơn giản chỉ là cân nhắc lợi hại thì không nên kỷ luật lúc này.

Bằng cách đặt tên đồng chí X cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Sang nghiễm nhiên trở thành “nhà cải cách”, chống lại tiêu cực, các cá nhân sai trái trong Đảng mà cụ thể là “đồng chí X” đây.

ĐẢNG KHÔNG SAI

Có 1 lời giải thích cho các thất bại của ĐCSVN trong việc quản lý quốc gia mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng nắm rõ, đó là: “Đảng không sai, chỉ có các cá nhân trong Đảng làm sai mà thôi.”

“Đồng chí X” giờ đây trở thành cái bị bông thu hút mọi sự tức giận của dân chúng.

Và ông Sang, 1 kịch sĩ bậc thầy đang cố gạt dân chúng thay vì chống Đảng thì hãy chống các tiêu cực, cùng lắm thì chống “đồng chí X”.

Tôi không tin là có xích mích, tranh quyền giữa ông 3 và ông 4.

Chẳng qua là trò hề chính trị của CSVN mà thôi, do 2 diễn viên này đóng.

Tình hình KT tài chánh quá sức tệ hại, đảng viên bị thua lỗ nhiều triệu tỉ đồng (mỗi 1 triệu tỉ đồng là 50 tỉ USD), sức chống đối Trung ương từ chính các đảng viên cấp cao đã lên cao chưa từng thấy trong lịch sử đảng.

Do đó, vài đứa chóp bu trong ĐCSVN mới bày ra vở kịch này, trong đó ông Dũng làm con dê tế Đảng, chịu bị dân chúng mắng, làm bao cát cho dân chúng đấm vào, làm “ống nhổ” cho dân chúng phỉ nhổ vào.

TẤT CẢ trò hề chỉ là: Để cứu đảng. Đảng không bao giờ sai, có chăng là “đồng chí X sai”.

ĐCSVN đang tổ chức trò hề “Sang chống Dũng” để nhân dân phục Sang, theo Sang, nay rất đông người nhìn Sang như 1 vị cứu tinh.

Đợi thêm vài tháng, khi Sang được đánh bóng thêm chút nữa, ĐCSVN sẽ diễn vở kịch cho Dũng về vườn, Sang lên.

Khi đó lòng dân ủng hộ Sang đủ lớn, từ đó Sang đổ vấy mọi sự tệ hại lên đầu Dũng, và tuyên bố “đồng chí X ra đi, mọi sự tệ hại nay chấm dứt, Đảng nay tốt lắm”.

Dân chúng VN chắc chắn lại sẽ bị lừa gạt, như họ bị lừa gạt 82 năm nay, sắp qua năm 83.

Người ta sẽ cho rằng thời gian qua KT xấu chỉ là vì “đồng chí X”. Vài tháng tới, khi đồng chí ấy ra đi, thì Đảng lại trong sạch, vững mạnh, và sẽ lại cai trị VN yên ổn thêm nhiều năm tới.

KẾ HOẠCH B

Cứ vài năm họ lại thay thế 1 cái bao cát, 1 ống nhổ 1 lần, kéo dài thêm sự cai trị càng dài càng tốt.

Đương nhiên CSVN không muốn như vậy – họ muốn mọi lãnh đạo đều là ân nhân ngàn năm của dân tộc VN – chỉ là PHẢI như vậy, do tình hình KT tài chánh quá sức tệ hại mà tự họ không thể nào giải quyết.

Kẹt quá, khi PHẢI chọn (1) tiếp tục khư khư ủng hộ 1 lãnh đạo nào đó, để rồi dân chúng quá tức giận lật đổ đảng, hoặc (2) hy sinh nhân vật này để cứu đảng, thì khi đó ĐCSVN mới bỏ nhân vật này mà thôi. Đây chỉ là Kế Hoạch B.

Nhân dân Việt Nam không nhìn ra được vở kịch này thì ngày cai trị của ĐCSVN còn kéo dài thêm nữa và không biết khi nào chấm dứt.

Có lẽ, sự cai trị của ĐCSVN sẽ chấm dứt sau khi quốc gia này hoàn toàn bị diệt vong, buộc phải sáp nhập vào Trung Cộng.

————————-

Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, xuống ủy viên Trung ương và Lê Văn Lương ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống ủy viên dự khuyết TW, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương đảng.
Wikipedia Việt Nam, Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam

 

 Mai Xuân Dũng - Đồng chí X

Sau hình ảnh “nghẹn ngào” giống như một clip Hot nhất năm 2012 của ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng thì cụm từ “Đồng chí X” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong phát biểu vừa được phát trong phần tin thời sự kênh VTV1, Đài Truyền hình Trung ương với các cử tri quận Nhất tại Sài gòn được coi là câu chuyện “Cà phê” gây được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận.

"Cả Trung ương không ai phản đối (về) cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả". Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”

Cách dùng cụm từ “đồng chí X” của ông Tư Sang đã trở thành một chủ đề thời sự sôi nổi hài hước trên các trang mạng.

Trước đây khi đưa tin về việc tầu Trung quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt nam, truyền thông “mậu dịch quốc doanh” đã dùng từ “tầu lạ” để tránh né việc gọi đích danh tầu Trung quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt nam.

Việc dùng từ “tầu lạ” của truyền thông quốc doanh bị cư dân mạng “ném đá” không tiếc tay vì thái độ đớn hèn của các chính trị gia Trần Ích Tắc trước “nước lạ”.

Trong một hoàn cảnh khác hẳn, ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thường được dân chúng gọi tắt là “anh Tư” hoặc “anh 4”) đã sử dụng cụm từ “đồng chí X” để ám chỉ một đồng chí  trong 14 vị ủy viên bộ chính trị mới đây được ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đem ra “phê” và bắt “tự phê”. Cũng như nói “nước lạ” ai cũng hiểu là nói về Trung quốc và ông Trương Tấn Sang nói “đồng chí X” ai cũng hiểu ông đang ám chỉ thủ tướng đương nhiệm là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Việc phải dùng lối nói “lái” như vậy cho thấy ông Trương Tấn Sang cũng rất dè chừng “đồng chí X” và vẫn phải thủ thế, tính đến trường hợp bị “đồng chí X” phản công thắng lợi.

Ông Tư có thể ám chỉ “giai ngìn cân”-theo cách gọi của chị Beo là “đồng chí X’ hay thế nào cũng được vì đó là việc của ông nhưng nhân dân quan tâm chuyện khác.

Việc ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào khi nhận lỗi của bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng cộng sản trước nhân dân trong diễn văn bế mạc hội nghi TW 6 cho thấy sự lưỡng lự, hoang mang của đảng trước áp lực của nhân dân đang đòi hỏi dân chủ và công bằng xã hội.

Đảng nhận thức được sự nguy hiểm đe dọa chế độ nếu để ông Dũng ở ngoài vòng kiểm soát của đảng như thời gian qua nhưng cũng nguy hiểm không kém cho chế độ khi đảng dứt khoát loại bỏ ông Dũng.

Việc ném chuột rất có thể làm vỡ bình khi con chuột quá to mà cái bình lại rất mỏng manh. Đảng chọn giải pháp là “suỵt suỵt” dọa con chuột thay vì cầm hòn gạch ném chuột. Giải pháp này có  thể an toàn cho đảng trong thời gian ngắn chứ không thể là cách làm hay cho đất nước.

Người ta đồn đoán về sự can thiệp từ Trung quốc đến tiến trình và kết quả của hội nghị TW6 như là một điều không thể tránh khỏi. Cuộc “chơi chợ Nam ninh” với cuộc tiếp xúc không mang đủ nghi thức ngoại giao cấp nhà nước của “đồng chí X” với ông Tập Cận Bình trước phiên họp TW6 như là một sự báo hiệu “cầu viện binh” phương Bắc cho trận chiến quyền lực trong đảng đã rất gắt gao.

Sự thất vọng bao trùm về kết quả hội nghị TW6 của nhân dân cùng với số đông đảng viên cho thấy một điều rõ rệt là ông Dũng đã mất chức thủ tướng một cách vĩnh viễn trong con mắt của dân chúng cho dù nhiệm kỳ hai của ông vẫn còn ba năm nữa mới kết thúc. Chính sự mất uy tín này tăng thêm khả năng thất bại trong công tác điều hành chính sách của chính phủ trong những năm tiếp theo của ông Dũng nếu ông còn tại vị.

Người ta nhớ lại hồi mới lên nhậm chức thủ tướng năm 2006, ông Dũng tuyên bố còn “bạo miệng” hơn cả vua chém gió Đinh La Thăng: “Nếu không chống được tham nhũng tôi sẽ xin từ chức ngay” cùng với những hứa hẹn hấp dẫn về các chính sách phát triển kinh tế. Lúc đó uy tín của ông Dũng còn khá nguyên vẹn với tình hình kinh tế trong nước và Thế giới đang có nhiều dấu hiệu sáng sủa. Với nhiều lợi thế như vậy mà ông Dũng đã biến các cơ hội vàng trở thành thảm họa cho nền kinh tế nhà nước với hàng loạt các sai phạm của các tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinaline…và sự hỗn loạn trong công tác tài chính ngân hàng. Lạm phát, suy thoái kinh tế, đổ vỡ chứng khoán và khả năng vỡ bong bóng bất động sản kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống nhân hàng là có thực. Con thuyền bục đáy với người lèo lái đã bị “què tay” lại còn mất đi sự ủng hộ của các “đồng chí” và hết thảy nhân dân chắc chắn không thể đem lại một tương lai tốt cho con thuyền Việt nam trước cơn sóng dữ.

Đảng đang cố gắng dành quyền kiểm soát công việc của chính phủ bằng việc thành lập ban kinh tế và giành lại ủy ban chống tham nhũng từ tay ông Dũng cũng như các dấu hiệu gần đây cho thấy đảng cũng đã kiểm soát khá tốt các kênh truyền thông nhà nước.

Tuy nhiên hành động vừa dọa dẫm, khống chế vừa mơn trớn dỗ dành “con chuột” để giữ cho cái “bình quý” khỏi vỡ nát xem ra là một việc khó hơn dùng cây gỗ mục chống trời nếu đảng vẫn tiếp tục coi tập hợp các lực lượng tiến bộ xã hội là các “thế lực thù địch”.

 Chẳng có “các thế lực thù địch” nào cả ngoài các thế lực lợi ích nhóm đã và sẽ làm sụp đổ chế độ như đã từng làm sụp đổ cả Liên bang Xô viết trước đây.

Mai Xuân Dũng
 

Nguyễn Phương Uyên- Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm

- Ngay sau khi tin cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị công an bắt biệt tích thì cộng đồng mạng, nhất là thế giới Facebook đã bùng lên những quan tâm, lo lắng cho bạn Uyên, lẫn lòng phẫn nộ đối với hành động bắt người của công an. Lần này, bị bắt đem đi là lòng yêu nước không phải từ một cựu chiến binh dày dạn như blogger Điếu Cày vừa mới bị tuyên án 12 năm tù, không phải là từ một người như chị Bùi Hằng mạnh mẽ, nhiều kinh nghiệm đã từng bị tống vào trại phục hồi nhân phẩm vì yêu nước. Lần này, bị bắt cóc biệt tăm là một sinh viên hồn nhiên 20 tuổi - Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp, phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Bị bắt vì làm truyền đơn chống TQ.

Đã 4 ngày trôi qua, gia đình và bạn bè vẫn không hề có bất cứ tin tức nào của Phương Uyên. Người thân đến đồn công an hỏi thì nhận được câu trả lời là không biết. Có bạn đã ghé phòng công tác chính trị HSSV của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, gặp trưởng phòng là cô Mai Thị Tân (ĐT 08 - 38163315) báo tin cho trường biết về tình trạng của Uyên và hỏi thêm thông tin cá nhân của Phương Uyên, nhưng cô Tân đã thẳng thừng từ chối.

Tất cả đều được trả lời bằng sự im lặng ghê sợ. Trường học im lặng. Công an im lặng. Báo chí lề đảng im lặng. Im lặng trong sự hèn câm. Chỉ có khắp trên các trang mạng, diễn đàn, Facebook lề dân, mọi người nhìn tấm hình cô sinh viên 20 tuổi hồn nhiên đang cười mà lòng lo âu cho sự an nguy của cô.
Hôm nay, 20.10 - nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, những người bạn chưa từng quen biết Uyên chia sẻ:
Để giữ lòng mình đứng vững trước hèn câm...
Để nhắn nhủ cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên...
Hay để nhủ chính lòng mình phải đứng vững. Phải đứng vững khi chung quanh ta phong ba bão táp đang phủ kín, giăng đầy: anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, Anhbasaigon vừa bị kết án tù; Nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình sắp bị đem ra xét xử với bản án bỏ túi đã có sẵn. Tất cả đều mang một tội danh: Yêu Nước.

Phải chăng Blogger Gió Lang Thang đang nhắn nhủ cùng Uyên mà cũng nhắn nhủ cùng nhau, cùng lòng yêu nước: phải đứng vững trước hèn câm...

Nghĩ đến Phương Uyên, biết Uyên đang là Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp, đồng thời là phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, tôi lại nhớ đến hình ảnh "hàng rào người" giữa lòng thành phố của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngăn cản người yêu nước. Vậy mới biết rằng ở đằng sau lớp áo Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn vẫn còn đó một tấm lòng son sắt đối với quê hương. Mới biết lòng yêu nước sẽ không bao giờ bị dập tắt và sẽ luôn giữ lòng mình đứng vững trước hèn câm.
Nhưng hình ảnh trên chỉ thoáng qua trong tôi như hình ảnh của những người lạ hằng ngày vẫn lởn vởn trước nhà. Chỉ có những hình ảnh của bạn bè hừng hực lửa Lạc Hồng mới luôn luôn khắc sâu vào tâm khảm của tôi:
Có lẽ, biết đâu trên con đường nhiều bước chân hôm đó có đồng hành bước chân của Uyên đứng về phía bên này của cái "hàng rào người".
Phương Uyên - bây giờ em ở đâu? Mọi người đang nghĩ, lo và nhớ đến em và "...mong rằng Nguyễn Phương Uyên một Malala Yousafzai Việt Nam không bị Taliban hãm hại..." như lời của Facebook Thân Phận Bọt Bèo. Một sự lo lắng hợp lý trong thời đại có quá nhiều "vào sinh ra tử" khi bước qua cánh cửa đồn công an. 

Nguyễn Hoàng Vi 
Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Nguyễn Đình Ấm - Vài nét chân dung kẻ đòi Thủ tướng khen thưởng

Bài viết sau đây của anh Nguyễn Đình Ấm, một người đồng môn của Blogger Bà Đầm Xòe. Nhân sự việc hội nghị BCHTW6 vừa họp, chính sự còn nhiều điều bàn cãi. Trong giới giang hồ chính trị luận, có một nhân vật "Minh Râu" nổi lên vì sự thạo tin và những những dự báo đầy tranh cãi. Anh Nguyễn Đình Âm đã viết bài sau đây kể vài nét về thân thế và bản tính con người Blogger Bà Đầm Xòe. (tự Minh Râu), xin đăng để hầu quý vị quan tâm. 

Sau khi đăng bài “Đừng quá quan tâm đến ôngBa Dũng làm thủ tướng hay không” trên blog Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều người quen, bạn bè tới tấp hỏi, phone, mail…muốn biết “chân dung” về kẻ huyênh hoang đòi thủ tướng khen thưởng kiểu “tay không bắt giặc”(không có hồ sơ xin xỏ, thủ tục đầu tiên…). Vậy xin mấy lời về hắn.

Hắn, tức Phạm Thành, là chủ blog “Bà đầm xòe” đã hai lần bị đánh sập, tên khai sinh là Phạm Chí Thành, quê châu Hoan, học cùng khóa báo 3 với người viết bài này. Từ thời là SV hắn đã có tính ngang tàng, chẳng thấy nói thầm bao giờ. Hắn cãi cả thầy giáo dạy môn Mác-Lê. Có bài giảng về đấu tranh giai cấp, CNXH,…ai cũng thấy nội dung, lý sự vớ vẩn nhưng “kệ thây” cốt cho qua cốt đủ điểm ra trường “làm ăn lương thiện”  nhưng hắn thì lý sự lại làm nhiều khi thầy phải ngắc ngứ. Giờ giải lao thoắt đã thấy hắn ở quán nước ngoài đường, chuyện trò bô bô, hết giờ chính trị mới lại mò về...Người bảo hắn “ăn to, nói lớn” kẻ gọi hắn là ngang tàng, lộng ngôn…

Vừa rồi không hiểu linh cảm giỏi hay “chó ngáp phải ruồi” mà hắn đã nói “y phom” từ đại cục đến chi tiết kết cục Hội nghị BCT và BCHTƯ6 trong đó nổi bật là việc đoán trúng thắng lợi của thủ tướng. Hắn viết loạt bài đăng tùm lum trên mạng phân tích cái “kém bản lĩnh” của BCT, thế, lực của Thủ tướng góp phần “định hướng” cho BCH ủng hộ ông Dũng dẫn đến ông ta thắng lợi từ một tháng trước... Hắn cho đó là có công với thủ tướng nên đòi khen thưởng.
Hắn thường nhìn chế độ XHCN ưu việt, “dân chủ gấp vạn lần” nước tư bản của chúng ta với con mắt “bất kính” kể cả khi xã hội còn có chút sạch. Hắn có Hậu Chí Phèo, sách xuất bản cách nay đã hơn 20 năm. Trong sách đó hắn ám chỉ lãnh đạo Việt Nam như là bọn vô học- Chí Phèo. Ấy mà hắn không hề hấn gì. Rồi hắn viết bài, trả lời phỏng vấn tùm lum, tum la lên án cái xã hội cộng sản bất công đủ kiểu mà cũng không ai “chấp”. Những gì hắn nói, hắn viết thường khác người. Nhiều bạn bè ngạc nhiên hỏi nhau "sao hắn chưa bị tóm?”. Dọa hắn “liệu khăn gói quả mướp mà vào nhà đá”, hắn bảo: “Bắt cái con “tự do” tao đây này. Tao làm gì có chỗ trong ấy". Cứ bắt tù tao đi, cứ năm tù ông viết được cuốn sách hay, bán ối tiền uống bia…

Mặc dù hắn tùm lum tùm la như thế, nhưng có lúc hắn ngấp ngé chức phó tổng biên tập, đã làm thư ký tòa soạn một tờ báo của chính phủ, nhưng vì hắn nhất quyết không vào đảng lại viết bài lên án TQ xâm lược, chê lãnh đạo sợ mất ghế…đăng trên mạng nên bị bãi chức. Bãi chức nhưng hắn cùng chẳng hề hấn gì, người ta vẫn phải dùng lại còn khen ngợi hắn đủ đường. Có lẽ vì tính ngang tàng trong khi lãnh đạo nơi hắn và giới truyền thông đầy “tì vết” nên sợ nếu trị hắn thì “đánh chuột vỡ bình” đành cứ phải “ngậm đắng nuốt cay” lựa hắn mà giữ ghế...

Nay thì hắn mới về hưu. Quyền lợi hắn đủ cả, cũng Việt -Xô chữa bệnh, cũng huân huy chương, giấy khen đủ loại. Nhân việc hai blog Bà Đàm Xòe của hắn bị đánh sập, hẳn nghỉ chơi blog luôn và nói tập trung vào viết sách vở “độc” gì đó. Kích hắn là “kém, sợ…” thì hắn hứa hai tháng sẽ khôi phục BĐX. Hãy chờ xem hắn có “nhất ngôn” không.

Làm người ai cũng lo cái ăn, cái mặc, làm giàu không cho mình thì cho cha mẹ, vợ con, nhưng xem ra hắn chẳng màng đến mánh gì kiếm tiền. Hắn bảo, số ta "hết lại có, có nhiều dễ biến thành họa". Cuối đời công tác, sắp về hưu túi hắn chẳng có món tiền nào phòng thân, nhưng bỗng nhiên được thể phét lác: Bất ngờ có một người bạn biếu hắn khoản tiền lớn (so với những kẻ không biết kiếm tiền), đủ cho hắn dưỡng già và nuôi con nhỏ trưởng thành.

Hắn là kẻ nhiễu sự kỳ quặc, có khi cái to thì cho là bé và ngược lại. Hôm trước hắn cùng tôi và vài bạn bè về thăm quê hương của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xứ nghệ. Giữa núi rừng trầm mặc uy nghiêm, tôi đưa máy ảnh lên ngắm hắn để chụp chân dung ở trạng thái tự nhiên thì bất ngờ nhận ra hắn có nhiều nét giống “Minh râu” (Mời bà con xem ảnh). Hắn tỏ ra rất tự hào về điểm ngẫu nhiên vớ vẩn này liền đưa cho tôi xem bức ký họa hắn do họa sĩ  Đặng Huy Quyến vẽ. Ngạc nhiên? Giống quá. Hắn còn kể, lần khác, khi họa sĩ Ngô Chính ký họa hắn, họa sĩ cũng phảỉ ồ lên: "Ồ, không được rồi, giống “Minh râu” quá. Để tao vẽ lại". Ngô Chính lại hạ bút vẽ bức thứ hai. Một lúc sau lại thấy Ngô Chính thốt lên: "Ô, bỏ mẹ, kiểu gì mày cũng giống Minh râu" (mời các bạn xem hai ký họa của HS Ngô Chính). Và đề cho mọi người khỏi nhầm lẫn hắn còn yêu cầu họa sĩ Ngô Chính ghi vào cả hai ký họa: "Bà Đầm Xòe Phạm Thành không phải Minh râu".

Hắn có vẻ tự hào việc “giống Minh râu” và cho đó là bí quyết để đoán trúng những “đại sự” như vừa rồi.

Hãy chờ xem hắn có tài thật hay không. Nhanh thôi, vì xứ Việt ta đâu thiếu việc “đại sự” trong khi lãnh đạo chuyên dấm dúi, chẳng việc gì công khai minh bạch. Phải chăng đó là “đất sống” của những kẻ hay đoán sự đời đòi khen thưởng kiều “tay không bắt giặc” như hắn?
Tác giả: NĐA

Blog Lê Quốc Quân

Con đường dài để cải cách Doanh Nghiệp Nhà Nước của Việt Nam

(Asian Money) - Hà Nội đã công bố kế hoạch tái cơ cấu DNNN (doanh nghiệp nhà nước) cồng kềnh của họ bằng cách bán bỏ hoặc liệt kê chúng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, điều cần nhất là họ phải nhổ tận gốc cái chủ nghĩa đồng đội chia chác nhau từng thấm nhập quá đậm sâu trong các công ty và khu vực ngân hàng.

Việt Nam đang vấp ngã dưới một núi nợ nần. Và đất nước này có thể xụp đổ.

Cám dỗ tài chính của đất nước có được là nhờ sự giúp đỡ của một làn sóng đầu tư trực tiếp rất lớn từ nước ngoài (FDI) trong thập kỷ qua, vốn đã thúc đẩy lối chi tiêu không khôn ngoan của doanh nghiệp nhà nước vào các ngành kinh doanh không liên quan. Ví dụ như, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đã dự trữ tài sản trong các ngành xây dựng, khách sạn và thậm chí cả một công ty taxi. Một số doanh nghiệp nhà nước đã có đến 400 công ty con.

"Sự tình không khác gì chuyện lấy thẻ tín dụng của cha mẹ để đi Las Vegas rồi nói rằng "nếu thắng thì là tiền của tôi, nếu thua thì bố mẹ tôi sẽ trả nợ "Andrew Clarke, một nhà phân tích tại VinaSecurities nhận xét. "Một điều tương tự như thế đã xảy ra ở đây. Tại sao một công ty có công ty lại phải có nhiều công ty phụ ? Ở đây, vẫn đang ở trong giai đoạn khám phá. Họ thực sự hiểu được rằng những điều này có thể tồi tệ đến đâu."

Một báo cáo hôm 17 tháng 7 của Bộ Tài chính cho thấy, vào cuối tháng 9 năm 2011, tởng số nợ doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ở mức khoảng 415 nghìn tỷ đồng (20 tỷ USD). Đấy là 16% tổng sản phẩm GDP 122 tỷ USD của đất nước trong năm 2011, hầu hết đều nằm trong tay các ngân hàng thất bại của họ. Việc quản trị kém cỏi và thiếu minh bạch đã giúp các doanh nghiệp nhà nước thủ đắc được những tài sản không thuộc ngành kinh doanh chính của mình thông qua các chính sách tài chính thoải mái. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 1/3 sản lượng của đất nước, đã trở thành quá lớn và quá yếu. Một số thực sự phải phá sản.

Chính phủ đang hành động quá muộn màng để giải quyết những vấn đề này. Ngày 17 tháng 7, Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự bằng cách quy định một kế hoạch lớn khiến các doanh nghiệp nhà nước phải thanh lý các vị trí trong doanh nghiệp không chuyên môn vào năm 2015. Đất nước cũng bắt đầu thương thảo với Ngân hàng Phát triển châu Á để tái cơ cấu hai doanh nghiệp nhà nước đầu tiên như các mẫu mực để giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Theo sau là một số vụ bắt giữ những nhân vật có tăm tiếng. Ngày 20 tháng 8 Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Châu Á, ngân hàng cho vay lớn nhất Việt Nam, đã bị bắt vì "hoạt động kinh doanh bất hợp pháp", theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Ngày hôm sau, cổ phiếu của ngân hàng đã tụt giảm đến giới hạn hàng ngày 7%, khiến Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.

Tiếp theo là là Dương Chí Dũng, cựu giám đốc của Công ty Hàng hải Việt Nam, bị bắt ngày 05 tháng 9 về những cáo buộc tham nhũng dẫn đến 4,5 tỷ USD trong các khoản nợ xấu. Theo Saigon Times, ngân sách nhà nước phải huy động khoảng 14.6 nghìn tỷ đồng VN được huy động từ ngân sách nhà nước để trang trải các khoản lỗ.

Sau đó, vào ngày 26 tháng 9 Hà Nội công bố rằng Công ty xăng dầu PVN sẽ phải từ bỏ tất cả các tài sản không thuộc về kinh doanh chính của mình. Các câu hỏi quan trọng bây giờ là liệu những động thái này có quá ít và quá muộn hay không.

Tinh hình tài chính ngày càng nguy hiểm của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã làm suy yếu các ngân hàng của họ. Ngân hàng Mizuho ước tính các khoản cho vay không hiệu quả (nợ xấu) chiếm đến 20% tổng số nợ. Trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 là yếu nhất, tổ chức Standard & Poor xếp hệ thống ngân hàng Việt Nam vào hạng thứ chín. Mặc dù đã cam kết sẽ giải quyết khu vực ngân hàng, chính phủ vẫn bị chỉ trích rộng rãi vì không đưa ra được đường hướng cụ thể.

"Chúng tôi đã làm rõ các vấn đề cần phải giải quyết, bao gồm cả các khoản nợ xấu, và chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu hai lĩnh vực tài chính và ngân hàng này", Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói với Asiamoney, có vẻ tránh không muốn nói đến chi tiết cụ thể.

Theo một báo cáo ngày 29 tháng tám của Vina Securities và Macquarie , để ngăn chặn các ngân hàng của đất nước này không rơi vào cuộc khủng hoảng hệ thống, Việt Nam cần tài trợ khoảng 30 tỷ USD.

Để nâng cao lượng tiền đòi hỏi phải nhanh chóng gạt bỏ việc để tài sản nhà nước rơi vào tay tư nhân, đúng như chính phủ đã dự kiến. Những đầu tư như vậy cũng rất cần thiết để giúp các dự án doanh nghiệp nhà nước, là những đầu tư cần vốn mạnh và không thể tài trợ được từ trong nước mà phải cần đến công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế đang ngày càng thận trọng về lối quản trị doanh nghiệp kém chất lượng của và các hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam, đặc biệt là sau các vụ bắt giữ gần đây. Để thúc đẩy dòng vốn, Hà Nội cần cung cấp cho các nhà đầu tư cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp nhà nước với giá hấp dẫn, dù có phải chịu gánh nặng về chính trị.

Những lợi quyền khó lay chuyển

Trong nhiều năm, sự đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài đã che giấu cho các doanh nghiệp nhà nước kém năng lực của Việt Nam.

Năm 2008, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, FDI đạt mức kỷ lục 72 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã phơi bày những khó khăn của đất nước. Đầu tư FDI sụp đổ và chưa phục hồi lại được, với các hạng mục đầu tư trong nước sụt giảm đến14,7 tỷ USD trong năm 2011.

Nếu không có dòng tiền mặt này, các doanh nghiệp nhà nước đã bị chìm trong một hố nợ nần. Việc không trả được nợ là chắc chắn, phải bán tháo tài sản là bắt buộc sẽxảy ra.

Đến mức này, ngày 27 tháng 6, Bộ Tài chính mới công bố kế hoạch tái cơ cấu 889 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2015.

Trong số ấy, 367 doanh nghiệp phải cổ phần hoá (một từ ngữ mà Đảng Cộng sản sử dụng để mô tả việc tư nhân hóa thông qua bán cổ phiếu hoặc bán hàng chiến lược mà không phải đề cập đến từ 'tư nhân hóa'). 532 doanh nghiệp nhà nưóc khác hoặc sẽ được ký gởi, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể. 93 doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký để cổ phần hóa vào năm 2012.

Các thông báo về chính sách và những vụ bắt giữ của chính phủ cho thấy rằng Hà Nội hiểu được mình phải cải cách và chống tham nhũng. Nhưng điều này sẽ không dễ dàng, nhiều giới tinh hoa cầm quyền của đất nước đã hưởng lợi rất tốt từ hệ thống hiện tại và miễn cưỡng không muốn nhìn thấy thay đổi.

Ví dụ, các công ty doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là những công ty lớn nhất của đất nước nhưng chỉ có sáu công ty, bao gồm cả Công ty Cổ phần Supe phốt phát Hóa chất Lâm Thao và PV Gas, được niêm yết trên thị trường chứng khoán của tháng Tám. Việc thiếu vắng các công ty đăng ký trên sàn chứng khoán phần lớn là hậu quả của việc quan chức chính phủ muốn bảo vệ quyền lợi bất di bất dịch của mình.

"Mọi người đều quan tâm nhiều về công việc của họ hơn là về việc thực hiện tiến trình này, ngay cả khi họ vẫn hiểu rằng mình có để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

"Không ai muốn chịu trách nhiệm ", một quan chức cấp cao tại một công ty đầu tư tại Việt Nam nói.

Sự không sẵn lòng này được đi ra ngoài khuôn khổ đã mang lại một tác dụng phụ không mong muốn: các kỳ vọng không thực tế về giá cả.

"Vì những lợi quyền khó lay chuyển của họ, các nhà đầu tư có thể phải trả một chi phí cao để mua đứt các nhà quản lý hiện tại ", ông Alex Kun, nhà phân tích nghiên cứu đầu tư cao cấp tại ngân hàng tư nhân Wells Fargo tại Hồng Kông cho biết. "Giới quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thường ... luận chuyển các lợi ích của việc điều hành các doanh nghiệp nhà nước về lại cho chính mình thông qua các phương cách có liên quan. Họ thích doanh nghiệp nhà nước thuộc về chính phủ để họ có thể tiếp tục các hoạt động mờ ám".

Các quan chức đảng ngoan cố của các công ty thường đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập trung bình (PE) là 30 lần nhiều hơn sổ sách dành cho tài sản doanh nghiệp nhà nước, trong khi các nhà đầu tư tin rằng thu nhập 9 hoặc 10 phần hơn là hợp lý hơn, theo các nhà đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Mong đợi định cao giá của chính phủ rõ ràng là không đạt được khi nhìn vào hiệu quả của sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Các chỉ số chứng khoán rơi vào một thị trường tụt giảm mạnh vào ngày 27 tháng Tám, sau khi đã giảm hơn 20% từ tháng 8 và thấp hơn 7% so với một năm trước đây, có nghĩa là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng ít hơn rất nhiều từ khi rao bán lần đầu ra công chúng trong năm 2011 .

Chỉ số tụt giảm này giúp những nhà đầu tư tiềm năng thêm động lực để đòi hỏi mức định giá thấp hơn.

Tất cả cứ xảy ra quá thường xuyên, kết quả là một khoảng cách khá lớn giữa bên chính phủ muốn bán và bên nhà đầu tư sẵn sàng mua.

Vất vả cải thiện

"Cho đến nay, thị trường tài chính đã không được thân thiện" Kun của Wells Fargo cho biết.

"Thật không may là thị trường cổ phiếu chưa được thực sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tính khích lệ để cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bị thiếu sót trừ khi chính phủ có thể mang lại việc giảm giá nhiều hơn nữa. Nhưng điều ấy sẽ có nghĩa là giá bán sẽ quá rẻ ".

Để giải quyết vấn đề này chính phủ đã sửa đổi Nghị định số 59 về cổ phần hoá trong tháng tư để cho các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu ở một mức giá thấp ngang với giá đấu thầu thấp nhất. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần trước khi bán đấu giá cho tư nhân, nhưng họ phải giữ các cổ phiếu trong ít nhất là năm năm, tăng lên từ mức ba năm trướcđây.

"Các quy định được thay đổi, chúng không hoàn toàn sửa chữa được vấn đề nhưng cũng là đạt được một số tiến bộ", ông Jerome Buzenet, một đối tác tại công ty luật DFDL nhận xét.

"Nhưng đó là một quyết định chính trị rất khó khăn từng được chính phủ thực hiện để bán ra cho người nước ngoài những gì thấp hơn so với giá IPO"

Doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Thép Việt Nam, Petrolimex, nhà nhập khẩu và phân phối dầu mỏ lớn nhất của đất nước, Ngân hàng Phát triển nhà ở Mê Kông và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhìn thấy giá cổ phiếu của họ chỉ tăng khoảng 1% từ khi đưa ra bán trong công chúng vào năm 2011. Các công ty này vẫn chưa được niêm yết và hiện chỉ đang giao dịch trên thị trường ngoài quầy (OTC) vốn thiếu giá cả minh bạch.

Một điểm vướng mắc nữa là sự miễn cưỡng của chính phủ không muốn từ bỏ quyền kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước của mình. Các công ty chiến lược nước ngoài muốn mua các cổ phần lớn trong công ty, nhưng Hà Nội lại cứ thích bán các cổ phần quá nhỏ khiến các cổ đông viên nước ngoài phải suy nghĩ.

Ví dụ, PV Gas đã được liệt kê trên sàn chứng khoán trong tháng năm, nhưng chính phủ chỉ đưa 5% ra để bán. Điều đó ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài, những người chỉ mua được 4,5% cổ phần có sẵn. Việc cầm giữ dòng vốn quá chặt của chính phủ cũng gây khó khăn cho giới đầu tư muốn tìm kiếm cổ tức lớn hơn.

"Họ phải bán các phần đủ lớn để công ty hiện không phải là công ty của chính phủ và các cổ đông sẽ bắt đầu có được một số quyền hạn và việc quản trị doanh nghiệp được cải thiện", ông Marc Djandji, phó chủ tịch cấp cao của Indochina Capital nói. "Tuy nhiên, nếu chính phủ đang nắm giữ 95% của công ty, thật chẳng có gì thực sự thay đổi."

Việc không sẵn lòng nới lỏng sự kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ là một hệ quả của những lợi ích riêng tư mà các nhà quản lý doanh nghiệp nắm giữ được. Các công chức biết rằng điều này phải thay đổi nhưng bị bối rối vì không biết tiến hành như thế nào.

"Các quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, cùng với đầu tư công cộng và khu vực tài chính, 3 khu vực mà chúng tôi nhấn mạnh này là ... rất phức tạp, vì đó là sự nhạy cảm về chính trị và xã hội" Võ Trí Thanh, viện trưỏng viện Quản lý Kinh tế Trung ương ( CIEM), liên quan trực tiếp đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho biết.

Không có được một cách để gỡ rối các bộ phận hư hỏng của các doanh nghiệp nhà nước bằng cách chuyển các cổ phần bị kiểm soát trong các công ty mới niêm yết ra khỏi chính phủ, các công ty nước ngoài ít có động cơ để mua tài sản tại Việt Nam.

"Chúng tôi không thực sự tích cực tập trung hoặc chờ đợi những tài sản đó được cổ phần hoá vì lịch sử đã cho thấy rằng chúng từng được bán ở một mức giá quá cao hoặc không bán được đủ đểchúng trở nên thực sự quan trọng", ông Djandji nói.

Chỉ có 1,2% cổ phần của Công ty Rượu Bia Hà Nội (Habeco) vào Tháng 3 năm 2008 đã được người nước ngoài mua giữa mối lo ngại rằng mức giá ban đầu 50, 000 là quá cao. Việc thiếu tiếp nhận đã đẩy mưc giá cổ phiếu thắng trung bình chỉ được 50, 015 Đồng.

Làm thế nào để tạo tiến bộ

Khi mọi việc xảy ra, Hà Nội đã bắt đầu nói lên những điều không đúng, nhưng họ vẫn chưa hành động đủ để lôi kéo các nhà đầu tư.

Bước đầu tiên của chính phủ để cải thiện quản trị doanh nghiệp và minh bạch nên là việc phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Cần phải giải thích cho các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước và người lao động những lợi ích của việc lên danh sách và mời các nhà đầu tư nước ngoài có chuyên môn và công nghệ quản lý tiên tiến vào hội đồng quản trị để có khả năng thúc đẩy cạnh tranh và từ đó tạo nên dòng vốn.

Để tạo điều kiện thuận lợi này, phải loại bỏ các các quan chức cao cấp gây trở ngại và các giao dịch tham nhũng. Một phương cách thực hiện sẽ là việcphải có kiểm toán viên chính thức của nhà nước để kiểm tra các giao dịch của quản lý cấp cao và thiết lập các quy tắc có nền tảng pháp lý để tăng cường tính minh bạch.

Sau đó, các doanh nghiệp nhà nước nên chuẩn bị cho việc có nên niêm yết, giá trị cổ phiếu hay không. Điều đó sẽ buộc phải yêu cầu công bố các thông tin về tài chính công, đưa các vấn đề tài chính ra ánh sáng rõ ràng.

Chính phủ cũng phải nới lỏng hơn nữa các quy định về cổ phần hóa để chúng ít hạn chế đối với các nhà đầu tư chiến lược. Điều này có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ các hạn chế về số năm mà các nhà đầu tư phải chờ đợi để chuyển cổ phần của họ từ năm năm. Nghị định số 59 cũng hạn chế các nhà đầu tư chiến lược trong giới hạn ba đối tượng. Nâng cao con số đó có thể cung cấp cho nhà đầu tư sự thoải mái của giảm thiều rủi ro.

Các công ty nước ngoài nên được cho phép để mua các phần chia lớn hơn trong các doanh nghiệp nhà nước bằng cách nâng cao mức 49% sở hữu nước ngoài. Gia tăng ảnh hưởng nước ngoài trong các quyết định của hội đồng quản trị cũng sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu được kỹ năng quản lý, hướng dẫn các công ty trong nước thông qua các mô hình quốc tế.

Chính phủ cũng cần cung cấp những đánh giá công bằng để lôi kéo các nhà đầu tư.

"Giá trị của doanh nghiệp nên được dựa đa phần vào thị trường," Võ Trí Thanh nói. "Điều quan trọng là làm thế nào để chúng ta có thể không chỉ thu hút vốn, mà quan trọng hơn là làm thế nào để chúng ta có thể có được công nghệ mới, kỹ năng mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước cho các TNNN đã cổ phần hoá." Với dòng vốn nước ngoài cạn đi, tình trạng hiện tại của các doanh nghiệp nhà nước nợ nần và khu vực ngân hàng khó khăn sẽ không chống đỡ được nữa.

Hà Nội cần phải kết hợp sự sẵn lòng đấu tranh chống lại nạn tham nhũng với sự sẵn sàng cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những quyền hạn gia tăng và sự linh hoạt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Và Hà Nội phải nhanh chóng thực hiện những điều này trước khi gánh nặng nợ xấu của mình trở nên quá nặng nề không thể giải quyết được.

Frances Yoon - Asian Money

Lê Quốc Tuấn/XCafeVN chuyển ngữ

Chỗ đứng của Mạc Ngôn 

Ông đứng ở đâu khi xe tăng tiến vào Thiên An Môn? Ở đâu khi người sinh viên bé nhỏ đứng chặn trước đầu đoàn xe?
Ông đứng ở đâu khi quân Trung Quốc vũ trang đến tận răng tiến vào Tây Tạng? Ở đâu khi Đạt Lai Lạt Ma lên tiếng đòi tự do cho dân tộc mình?
Ông đứng ở đâu khi người Hán tàn sát dân tộc thiểu số Tân Cương?
Ông đứng ở đâu khi Lưu Hiểu Ba bị giam trong ngục tối và Giải Nobel Hòa bình phải trao cho một chiếc ghế?
Ông đứng ở đâu khi đồng bào ông lấy cớ bảo vệ chủ quyền quốc gia đi đốt phá, hôi của tất tần tật những gì made in Japan, ngay cả Rừng Na-uy của Murakami?
Và, trong cuộc chiến mà Đặng Tiểu Bình bảo dạy cho Việt Nam một bài học, thì ông đứng ở đâu khi bảo rằng đó là cuộc chiến vệ quốc?
Lại nữa, ông đứng ở đâu khi ông cho rằng nhà văn cần phải tự kiểm duyệt và bị kiểm duyệt?
Rõ ràng là ông đứng về phía Đảng.
Và, đứng với một cái chân rất dài.
Còn một chân nữa, trong Phong nhũ phì đồn, trong Cây tỏi nổi giận,… thì đúng là ông đứng về phía nhân dân. Ngay cả trong Ma chiến hữu ông cũng nói tới nổi khổ của những con ma lúc sống là những nông dân nghèo đói ngu dốt bị lùa qua biên giới trong chiến thuật biển người.
Nhưng đó là một chân rất ngắn.
Đọc những tác phẩm nói trên, nhiều người lầm tưởng ông là một người dũng cảm, dám phơi bày bộ mặt thật của một Trung Hoa xôi đậu thời Quốc Cộng, một Trung Hoa điên cuồng mê muội dưới thời Tứ Nhân Bang.
Thực ra, đó là những gì mà đảng của những kẻ sống sót sau cách mạng (vô) văn hóa, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình và hiện giờ là Hồ Cẩm Đào cho phép nói. Cái thây ma chưa chôn ấy ông muốn nói, muốn viết, muốn chửi bao nhiêu cũng được miễn là đừng đụng tới cái hiện tại cùng hung cực ác của Trung Nam Hải.
Liệu ông có biết cái ác của thời Mao chỉ là ác với dân tộc mình, còn cái ác của thời hậu Mao là ác với cả nhân loại?
Ông không thấy một Trung Hoa hung hăng, ngang ngược đang mang thai một hậu duệ có cả gien của Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo và cả Hitler để lại đưa nhân loại vào thế chiến thứ ba?
Tôi tin là ông thấy, ông nghe, ông biết nhưng ông im lặng như bút danh của ông. Mà im lặng trước cái ác tức là thỏa hiệp với nó.
Phải công nhận ông là một nhà văn có tài, mà cái tài đáng nể nhất là đi khập khiễng với một chân ngắn về phía nhân dân, một chân dài về phía Đảng.
Ở Việt Nam, có một nhà thơ (!) hào hển khen ông rằng, viết mà được Đảng tin (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn), dân mến (nhiều người đọc) và địch yêu (trao Nobel) là rất đáng khâm phục. Tôi nghĩ rằng không chỉ có một con cừu mà có cả một bầy cừu.
Bây giờ, trên đỉnh cao chói lọi của một nhà văn được Giải Nobel, tiếng nói của ông vang khắp thế giới. Ông có thể mở miệng mà không một thế lực nào dám bịt miệng, nhưng ông chỉ thỏ thẻ một cách yếu ớt như tiếng kêu be be của một con cừu rằng, thì là ông hy vọng Lưu Hiểu Ba được sớm trả tự do.
Thật tội nghiệp cho ông! Một người đi cà thọt, chàng hảng, thì cái tự do[1] lủng lẳng dù  Giải Nobel có như một liều viagra, nó vẫn ỉu xìu buồn thiu mà thôi.
Vậy thì tôi ơi, đừng ngây thơ mà mơ mộng rằng, ông sẽ ngẩng cao đầu tuyên bố không nhận Giải Nobel nếu nhà cầm quyền chưa thả Lưu Hiểu Ba!
Và, ông đứng đâu mặc ông, miễn là không còn đứng trong lòng tôi nữa là được rồi!
18/10/2012
Khuất Đẩu
© 2012 pro&contra

[1]Tự do cái con cặc!” (Vũ Văn Hiển)
 

Nguyễn Quang Lập - Thuốc chữa tin đồn

 
Chưa khi nào xứ ta có lắm tin đồn đến vậy. Từ những tin đồn lặt vặt đại loại như có đỉa trong bánh snack, trong sữa Mộc Châu, cây sưa hơn 30 tỷ đồng bị đốn hạ, con cua đinh khổng lồ linh thiêng …  đến những tin đồn về sóng thần ở Quảng Ngãi, động đất ở Quảng Nam, về “ trái đất sắp lật ngược”… làm hoảng loạn hàng chục vạn người dân. Nhiều tin đồn gây thất thiệt hàng nghìn tỉ đồng chứ không ít.
Từ ngày văn hóa mạng phát triển cũng “phát triển” luôn các dạng tin đồn, đặc biệt là tin đồn chính trị, những chuyện thâm cung bí sử của ông nọ bà kia, những chuyện chính trường ông này xuống ông kia lên… phát triển như nấm sau mưa, phương hại đến uy tín nhiều lãnh đạo nước nhà.
Tin đồn ít khi có ý nghĩa tích cực, chúng thường gây độc hại môi trường, gây tán loạn nhân tâm nhưng dẹp được chúng không phải là chuyện dễ. Bởi vì tin đồn, theo TS tâm lý học Lê Văn Hảo, là những “ lý giải” của dân chúng trước một sự kiện, một tình huống chưa được kiểm chứng. “Khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn”.
Như vậy tin đồn trước khi xuất hiện dưới dạng tiêu cực nó là nhu cầu tích cực của người dân nhằm lý giải một vấn đề gì đó một khi thiếu vắng thông tin. Nếu như được thỏa mãn về thông tin đích thực thì chẳng khi nào có tin đồn, nói cách khác tin đồn sẽ chết ngay từ trong trứng nó khi nó rơi vào một môi trường công khai minh bạch. Ngược lại, một môi trường thiếu vắng thông tin đích thực, mọi thứ đều tù mù nửa thực nửa hư, chính là đất sống của tin đồn. Mọi nỗ lực hình sự hay hành chính nhằm dẹp bỏ hoặc hạn chế tin đồn rốt cuộc chỉ là đơm đó ngọn tre, chẳng những không dẹp bỏ được mà còn kích thích cho tin đồn phát triển.
Công khai minh bạch chính là “thuốc giải độc” cho mọi tin đồn nhảm. Ngoài ra, theo TS Lê Văn Hảo, một vac-xin phòng chống tin đồn rất hiệu quả, đấy là một nền giáo dục nuôi dưỡng và phát triển tư duy độc lập và tinh thần phê phán. Chính tư duy độc lập và phê phán “giúp con người xét đoán, quyết định tin hay không tin vào một điều gì đó.”
Đó là hai thứ thuốc chữa tin đồn rất đặc hiệu, thế giới văn minh đã dùng rất hiệu quả, bảo đảm không có thuốc chữa nào tốt hơn. Muốn có hai loại thuốc này cũng chẳng khó khăn gì. Vấn đề là ta có dám dùng hay không, hay là vẫn dùng thuốc “định hướng”, thuốc “giáo dục nhân dân”, những món thuốc mới xem toa đã biết đó là thuốc rất cũ xuất phát từ ý thức không coi dân là chủ, vả chăng chúng cũng đã kháng thuốc từ lâu.
Có dám dùng hay không? Khốn thay đấy là câu hỏi quá khó, bởi vì câu trả lời không thuộc về dân chúng.
 
Nguyễn Quang Lập
 
(quechoa.vn)

Bùi Văn Bồng - Sâu tàng hình

Sâu tàng hình nhiều lúc hóa ra muôn ngàn vòi bạch tuộc. Báo động đỏ! Chí nguy, chí nguy!

Khoa học quân sự đã có máy bay tàng hình. Người ta cũng đang nghiên cứu loại áo khoác tàng hình. Một số nhà khoa học khác lại đang nghiên cứu hóa chất tàng hình, thậm chí còn vọng tưởng đến một loại ẩm thực tàng hình, tức là chỉ cần ăn vào là sẽ có khả năng tàng hình trong vài giờ đồng hồ, …Tức là, tàng hình là chuyện thần thoại ly kỳ ngày xưa thì nay đang trở thành hiện thực.


Đảng và nhà nước đang tích cực truy tìm sâu
Nhưng, có lẽ Việt Nam đi trước nền văn minh nhân loại, có nền ký sinh trùng siêu lạ này hơn cả các nước tiên tiến mà khoa học đang tập trung giải mã chưa ra được dấu hiệu gì khả quan. Tức là Việt Nam đã xuất hiện một loại sâu tàng hình. Đúng thế! Nói cho đầy đủ hơn là sâu tham nhũng tàng hình.
Bởi vì, thực tế buộc người ta phải ông nhận điều đó là có thực. Tất nhiên là phải thực 100%, bằng tỉ lệ 14 vị Bộ Chính trị đoàn kết tốt, nhất trí cao biểu quyết đề nghị Ban CHT.Ư kỷ luật Bộ Chính trị và “một đồng chí Uỷ viên Bộ CT” như công bố kết quả Hội nghị T.Ư 6 mới rồi.
Ai cũng tin là sâu tàng hình ở VN ta là rất nhiều, ăn lan nhanh và tất nhiên có thật 100%. Bởi vì, Nghị quyết T/Ư 4 ghi nhận “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền bị suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống” và nhiều tật xấu nữa, nhiều mặt yếu kém có nguy cơ đến sự tồn vong của Đảng cầm quyền và chế độ xã hội XHCN. Khi gặp gỡ cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội), vua Nguyễn Phú Trọng nói: “Tham nhũng nhìn đâu cũng có, sờ đâu cũng thấy”. Trương Chủ tịch nói với bà con quận 3, T.p Hồ Chí Minh: “Không phải chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”, chắc là nhiều không kể xiết…
Thế mà, qua vài tháng nay trần thân tìm tòi, đưa cả vũ khí “Tự phê bình và Phê bình” loại hiện đại tự động hóa sáng lòa, nhưng từ Bộ Chính trị đến 63 tỉnh, thành phố, rồi tìm trong số 6,5 vạn đảng viên khối Đảng các cơ quan Trung ương, lại tìm đến các Bộ, ngành, đoàn thể cấp Trung ương, tìm đến tận các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước, rặt không phát hiện được con sâu tham nhũng nào cả. Thế là sâu tàng hình đã quá rõ. Nhất là sâu tàng hình vào các ngân hàng cuỗm đi hơn 200.000 tỉ nợ xấu, nhưng mới chỉ bắt được vài bóng hình mà đang điều tra, xác minh tiếp xem có phải đúng là sâu hay bướm?

Sâu tàng hình còn nghịch ngợm và ham sống lâu, vào tận huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cuỗm đi bộ sừng tê giác của Đại gia Trầm Bê…Ôi, sâu tàng hình quả là thiên biến vạn hóa khôn lường. Không biết nó được ăn hay được chích hóa chất siêu hạng nào? Khó tìm đến mức mấy thành nay lùng sục, sôi sùng sục trăm khoanh nghìn kế vẫn không thấy. Lần trước, Trương Chủ tịch nói với cử tri T.p HCM như vậy (không phải chỉ một con, mà nhiều…), nay gặp lại cử tri cũng phải lắc đầu quầy quậy, đến con sâu to nhất, dễ thấy nhất, nghe nói đã dồn đuổi, quây nó vào một phòng kín quần đảo suốt 15 ngày, nay vẫn còn là ẩn số lớn. Trương Chủ tịch đành tạm gọi là “con sâu X” (?!).

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu côn trùng học nay cũng đã hết cách vắt óc, vò đầu, bứt tai, quần nát các trang mạng tìm kiếm, nhờ vả những thầy phù thủy, chiêm tinh, bói toán bậc siêu trên thế giới mạng như: Google, Yahoo, AVG, Mozila Firefox, Bing, Wolfran Alpha, Baidu, Yandex, Twurdy,…Tốn biết bao công sức và thời gian, thế mà cũng không tài nào phát hiện ra cái căn nguyên, nguồn gốc, tố chất, ổ chứa, cái tổ sâu, thậm chí một con sâu tàng hình nào. Thôi, Việt Nam ta chắc đành bó tay với loại sâu tàng hình nguy hiểm và vô cùng lạ lùng này.

Bùi Văn Bồng

(Blog Bùi Văn Bồng)

Câu lạc bộ Những Người Kháng Chiến Cũ Kêu gọi sinh viên - thanh niên, cùng tham gia đấu tranh

 
Bức thư tâm tình của Lê Văn Trinh (Thành viên Câu lạc bộ Những Người Kháng Chiến Cũ) gửi các anh chị và bạn hữu cùng chung lý tưởng đấu tranh

Thưa quý Anh Chị và Bạn Hữu,

Đã hơn 51 năm qua -- nửa thế kỷ -- mà tôi cứ tưởng như mới hôm nao... Ngày ấy Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam kêu gọi mọi thành phần dân tộc, đặc biệt là tầng lớp sinh viên - thanh niên, cùng tham gia đấu tranh giải phóng đất nước.

Thời điểm đó, chúng ta đang ở độ tuổi học trò ở khắp nẻo quê hương, từ nông thôn đến thành thị; không quen biết nhau, không cùng mái trường song có cùng lý tưởng, cùng chọn một con đường đi cầm súng chiến đấu, hoặc xuống đường chống chiến tranh xâm lược đòi lại hoà bình, độc lập, tự do, ấm no và quyền dân tộc tự quyết. Nhưng chiến tranh đã chấm dứt mà hoài bão ngày nào vẫn còn đó.

Rồi chiến tranh giải phóng Campuchia xảy ra, tiếp theo đó là cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lấn từ phương Bắc. Đất nước tiếp nối với những đổ vỡ, dân tộc chịu đựng tiếp với bao nhiêu tang thương. Cùng lúc đó, Tổ quốc bị xâm phạm. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974, tung quân lấn chiếm 3 tỉnh cận biên miền Bắc năm 1979, tấn công đoạt Trường Sa năm 1988, rồi cưỡng đoạt thêm hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ với Hiệp định Biên giới năm 1999, và hàng chục ngàn cây số vuông lãnh hải qua Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000. Cuộc chiến tranh "Quốc-Cộng" gây thương vong cho hàng triệu người nhưng không làm thương tổn lãnh thổ Tổ Quốc, nhưng đảng Cộng sản VN đã làm mất đi một phần lãnh thổ to lớn nhất trong suốt quá trình lịch sử đất nước chỉ vì cần sự bảo hộ chính trị.

Năm 1974, khi Hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nguyên Tổng Thư Ký LHQ, ông U-Than đã  tuyên bố: "Một nước lớn uy hiếp một nước nhỏ là nguyên nhân của chiến tranh". Lúc đó, với tư cách là thành viên trung ương Hội Bảo vệ Nhân Quyền và Dân Quyền Việt Nam (chi nhánh của Quốc Tế Nhân Quyền, hoạt động theo mục tiêu của LHQ là hoà bình, công lý, bình đẳng, hợp tác và hữu nghị) chúng tôi đã bày tỏ thái độ trước diễn đàn thế giới.

Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua, Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn, xâm phạm lãnh hải Việt Nam và có thái độ hung hãn táo tợn. Sự kiện này nói lên nguy cơ chủ quyền đất nước thật sự đang bị đe doạ. Nếu tình trạng này kéo dài, chủ quyền đất nước sẽ mất dần và nguy cơ bị xâm chiếm sẽ trở thành hiện thực. Từ đó, hàng ngàn sinh viên thanh niên và đồng bào yêu nước đã căm phẩn đứng lên, cùng nhau xuống đường biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Trong số này tôi thấy có quý anh Phạm Đình Vượng, Vương Đình Chữ, Nguyễn Đình Đầu, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quốc Thái, Trần Tử Vân Anh, André Menras Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm...

Sự hiện diện của những khuôn mặt quen thuộc ngày nào làm lòng tôi xúc động mãnh liệt. Tôi tin rằng trong số những người xuống đường bảo vệ chủ quyền đất nước ngày 5/6/2011 còn có nhiều anh chị em thành viên CLBNNKCC và tập thể sinh viên học sinh tranh đấu ngày trước. Có phải chăng thời thể thay đổi, chế độ chính trị khác đi nhưng trong lòng những người sinh viên, thanh niên ngày nào, mục đích và hoài bão đấu tranh vẫn còn đó?!!

Tôi cảm ơn tất cả những ai đã hiện diện và sẽ tiếp tục tham gia những cuộc biểu tình, tuần hành vì công lý, vì lẽ phải, và vì tương lai của đất nước, đồng bào mình.

Thưa quý Anh Chị và Bạn Hữu,

Chúng ta hầu hết đã bước vào tuổi lục tuần hoặc hơn... Thời gian còn lại không bao nhiêu mà bức xúc trong lòng thì luôn nặng nề, canh cánh. Với tư cách là một thành viên CLBNNKCC, và một tấm lòng dành cho đất nước đồng bào như ngày nào, tôi mạo muội viết thêm thư ngỏ này gửi đến những người tôi luôn quý mến và kỳ vọng. Mong đợi của tôi là trong thời gian tới, những tấm lòng son sắt cho quê hương sẽ bước qua được những cản trở khắc nghiệt của xã hội ngày nay, để cùng góp với nhau tiếng nói, thái độ và hành động; hầu không phải xấu hổ với các thế hệ con em hôm nay và mai sau là thời gian đã mài mòn đi ý chí của những người yêu nước.

Chúng ta không gây chiến với Trung Quốc nhưng chúng ta cũng đừng quên những kinh nghiệm đắng cay với nước láng giềng nhiều tham vọng này. Tôi nhớ năm 1969, báo Newsweek đăng bài "Giải pháp hoà bình cho Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt", ghi lại nội dung 13 câu phỏng vấn của nhà báo Walter Lippmann với Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày ông mãn phần. Trong đó, ông đã nhấn mạnh về bản chất của nhà nước Trung Quốc và sự cần thiết của vai trò nhân dân là Lấy Dân Làm Gốc. Ông cũng đã nêu cao sự cần thiết cho quyền tự quyết của dân tộc.

Ngày nay, trước nguy cơ bị Trung Quốc gây hấn, xâm phạm, lịch sử đang chứng kiến thái độ của những thế hệ Việt Nam hôm nay, trong đó có cả chúng ta.

Nhà nước Việt Nam, đúng ra nên có một thái độ khôn ngoan hơn để vừa giữ được nước, giữ được lòng tin của nhân dân, và giữ được một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử. Nhưng thực tế chính trị nước ta có quá nhiều điều đáng bức xúc, những người yêu nước không có nhiều sự chọn lựa như chúng ta đã có vào hơn 50 năm trước.

Thưa quý Anh Chị và Bạn Hữu,

Từ một góc nhìn nào đó, cuộc đấu tranh của chúng ta rõ ràng chưa chấm dứt. Khi xã hội còn lắm điều bức xúc, đất nước còn đứng trước nguy cơ và dân tộc còn nhiều đau khổ thì hoài bão ngày nào vẫn còn đó.

Nhiệm vụ của chúng ta có lẽ chưa chấm dứt. Nó sẽ tiếp diễn thế nào, điều đó tuỳ thuộc vào thái độ và quyết định của chính mỗi chúng ta.

Những dòng chữ này xin được gửi đến quý Anh Chị và Bạn Hữu với tất cả niềm tin và hy vọng. Hy vọng sao những thành viên của CLBNNKCC ngày nào sẽ tiếp tục nhiệm vụ đấu tranh của mình trong những tháng ngày còn lại trước khi thời gian cướp đi sự chủ động của chúng ta.

Kính chúc quý Anh Chị và Bạn Hữu được luôn có nhiều sức khoẻ và niềm tin.

Chân thành và trân trọng.

Lê Văn Trinh
Thành viên Ban Thường Trực CLBNNKCC

Báo chí nhà nước tự do sửa lời của Chủ tịch nước

Ngay sau khi chấm dứt Hội nghị Trung ương Ðảng kỳ 6 ngày 15 tháng 10, 2012, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày hôm sau bay ngay vào Sài Gòn tiếp xúc với “cử tri” liên tiếp hai ngày.
Ông Sang trả lời chất vấn, đề nghị của “cử tri” đều là những “đại biểu” chọn lọc của đảng bộ đảng CSVN địa phương, thấy nêu ra trên mặt hệ thống báo “lề phải” từ tham nhũng, không kỷ luật “đồng chí X” đến những âu lo về họa phương Bắc.
Luật báo chí của chế độ tuy nhiều khuyết tật và ngăn chặn quyền hành nghề tự do của ký giả nhưng ở điều 6, sửa đổi ngày 12 tháng 6, 1999, vẫn nói báo chí có nhiệm vụ “thông tin trung thực.” Ðiều 9 thì bắt báo chí cải chính các “thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống.”
Ðã rất nhiều lần, đài truyền hình, báo nhà nước bịa đặt lời nói, hành động của người dân bị yêu cầu cải chính đều không làm. Dân kiện báo đài nhà nước vu khống thì đơn bị ném vào sọt rác.
Trong khi đó, nhiều báo tại Việt Nam ngang nhiên bẻ quẹo lời phát biểu của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ông đi tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn trong cương vị “đại biểu nhân dân” tại Quốc Hội. Những lời bẻ quẹo này với những ý trái ngược hoặc khác nhau hoàn toàn dù chỉ từ miệng ông Trương Tấn Sang và chỉ ở một cuộc tiếp xúc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn ngày 17 tháng 10, 2012. (Hình: Tuổi Trẻ)
Không thấy ông chủ tịch nước, một trong những người quyền uy nhất chế độ, lên tiếng cải chính hay đòi cấp dưới làm công tác tuyên truyền phải cải chính. Cũng không thấy báo chí “lề phải” của ông cải chính.

Các báo đều tường thuật về lời ông Sang trả lời chất vấn về tình trạng tham nhũng kinh hoàng từ trên xuống dưới mà ông nhìn nhận, “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn,” báo Dân Trí ngày 17 tháng 10, 2012 tường thuật cuộc tiếp xúc cùng ngày của ông Trương Tấn Sang.

Chịu trách nhiệm điều hành guồng máy nhà nước là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong sự tường thuật của tờ Dân Trí, ông Sang đẩy trách nhiệm chống tham nhũng cho dân trong khi dân không được bảo vệ vì bị đám quan quyền tham nhũng trả thù.

Báo Dân Trí tường thuật ông Sang khuyến khích dân can đảm chống tham nhũng bằng cách nói rằng, “Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này.”

Báo VietNamNet cũng tường thuật câu nói y như vậy. Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ lại thuật lại lời ông Sang nói là “không ai có thể trù úm cả lực lượng quân đội, công an và cả dân tộc này.”

Nhóm từ “người ta có thể” của báo Dân Trí có thể hiểu là một cá nhân hay một nhóm người, trong khi nhóm từ “không ai có thể ” của tờ Tuổi Trẻ được hiểu với ý nghĩa mạnh mẽ gấp bội.

Bản tin tường thuật của báo Thanh Niên có một đoạn đáng để ý khác không thấy những tờ báo khác khai thác. Báo Thanh Niên thuật lời ông Trương Tấn Sang nói, “Báo cáo kết quả Hội nghị Trung ương 6 có nói đến khuyết điểm của một đồng chí trong Bộ Chính Trị. Tên tuổi cụ thể sẽ có trong tài liệu gửi đến các đồng chí...”

Trong đoạn video clip mà đài truyền hình VTV1 phổ biến về cuộc họp với cử tri của ông Sang, người ta chỉ nghe thấy ông nói đến khuyết tật của“đồng chí X” mà ai cũng hiểu là ông ám chỉ ông thủ tướng, đối thủ của ông trong việc chạy đua chiếm ghế tổng bí thư đảng vào kỳ đại hội đảng năm 2015.

Hai ngày liên tiếp, người ta thấy ông chủ tịch nước được báo chí thông báo về các cuộc tiếp xúc của ông với “cử tri.” Ông Tư Sang mượn cơ hội này mà “phang” ông Ba Dũng rất bạo, dù không nói thẳng tên.

Bản thông báo báo chí phổ biến trên hệ thống truyền thông nhà nước CSVN kết quả cuộc họp Trung Ương Ðảng kỳ 6 loan báo “Bộ Chính Trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị.”

Tuy nhiên, bản báo cáo này lại nói rằng, “Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp Hành Trung Ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị.”

Dư luận đều hiểu “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” bị quy cho nhiều tội lỗi trong cuộc họp Trung Ương Ðảng không ai khác hơn là ông thủ tướng.

Khác với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi tiếp xúc ngay với “cử tri” ở Hà Nội và Sài Gòn là các đơn vị các ông đại diện ở Quốc Hội, ông Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu Quốc Hội của tỉnh Hải Phòng thì ngồi lỳ ở dinh và đến ngày 19 tháng 10, 2012 thì cầm đầu một phái đoàn bay đi Phnom Penh để chia buồn với Cambodia về cái chết của ông cựu Hoàng Norodom Sihanouk.

Chắc ông hiểu là sẽ chẳng đẹp mặt gì khi bị người ta hỏi về cuộc họp mà ông đã bị đồng đảng dập tơi bời.

Ít lâu nay, người ta thấy ông Tư Sang “chơi” ông Ba Dũng nhiều quả khá bạo. Ông Ba Dũng cũng không phải tay vừa nên sẽ phải đợi xem các đòn phép của ông chơi lại ra sao sau khi để cho địch thủ thắng keo đầu. Ðòn ngầm, đòn hiểm nhiều khi không thấy mà rất đau, rất độc. Rốt cuộc chỉ nhân dân và đất nước là thiệt hại.

Tư Ngộ

(Người Việt)

Nguyễn Quang Thiều - Tranh nhau làm... người tử tế

Có một sự thật là: chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số lượng những hành động tử tế lại ít hơn bao giờ hết.
Tử tế chính là lẽ sống cho cả cuộc đời của một con người.  Để làm người tử tế quả là một thách thức khổng lồ. Nó đòi hỏi người ta phải sống vì cái đúng và vì người khác từng giờ, từng ngày và suốt cả cuộc đời, không bao giờ được phép ngưng nghỉ.
Sự tử tế sẽ biến mất ngay lập tức khỏi mỗi chúng ta khi chúng ta đố kị và ghen ghét người bên cạnh. Sự tử tế cũng biến mất ngay khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi người được mình giúp lại không biết cách bày tỏ lòng biết ơn chúng ta, không biết cách tung hô sự giúp đỡ của chúng ta và không biết cách quảng cáo cho sự giúp đỡ của chúng ta.
Khi chúng ta tìm cách công khai lòng tốt của chúng ta với một ai đó, sự tử tế lại giảm đi một chút. Và đến lúc nào đó, khao khát đến quá mức được công khai lòng tốt của mình cho thiên hạ biết sẽ xóa đi toàn bộ lòng tốt ban đầu của chúng ta.
Ông cha ta đã nói tới việc tích đức và luôn luôn khuyên bảo con cái tích đức, chứ mấy ai khuyên con cái tích của. Tích đức và tích của là hai con đường ngược nhau. Tích của là gom góp tiền bạc vào túi của riêng mình, còn tích đức lại là ban phát sự tử tế cho thiên hạ.
Nhưng ngày nay, có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận: đó là có không ít những người lên tiếng về sự tử tế nhưng thực chất lại chỉ là làm sự "tử tế" cho cá nhân mình mà thôi. Nghĩa là những gì người đó thể hiện chỉ để cho thiên hạ biết đến họ, chứ không phải làm cho thiên hạ.

Có phải là 'Người tình' của Thủ Tướng? (Ảnh minh họa -chú ý 2 cái tay)
Một trong những yếu tố làm nên sự tử tế chính là sự hy sinh. Mà sự hy sinh đầu tiên và quan trọng nhất là hy sinh lợi ích của mình. Nghĩa là họ gom góp những cái gọi là sự tử tế để làm đầy cái túi cá nhân của họ mà thôi. Như thế, sự "tử tế" ấy chỉ là sự "tử tế" cho con người họ chứ đâu phải là sự "tử tế" cho thiên hạ.
Mấy năm gần đây, có không ít việc đau lòng xảy ra trong đời sống. Người sai thì đúng là sai rồi. Dù người sai ân hận cũng không quay ngược được thời gian nữa và chỉ còn cách sống nghiêm túc hơn, làm việc nghiêm túc hơn trong tương lai mà thôi. Nhưng qua những sự việc đau lòng của một hay một số cá nhân gây ra thì có một nỗi đau còn làm cho chúng ta đau hơn. Đó chính là nỗi đau về sự tranh nhau làm người tử tế của chúng ta. Trước kia, người ta thi nhau làm việc tốt, tranh giành làm việc tốt, còn giờ người ta tranh giành nhau dạy dỗ người khác và mắng nhiếc người khác để chứng minh mình là người tử tế. Bây giờ ai cũng có quyền nói về sự tử tế nhưng mấy ai tranh giành làm những điều tử tế đâu.
Nhân cái sai của người này hay người kia, chúng ta tràn lên phê phán, dạy dỗ và cả chửi rủa những người đã mắc sai lầm. Trong số những người lên tiếng, có những người luôn luôn tìm cách sống tử tế. Và việc lên tiếng hay nổi giận của họ chính là sự lên tiếng hay nổi giận của lương tâm con người mà chúng ta phải lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc để sống tốt hơn.
Nhưng bên cạnh đó, có quá đông sự lên tiếng của những người mà trong cuộc sống lâu nay họ là những kẻ tham lam, đố kị và chẳng sống vì ai. Nhưng họ lại là những người to tiếng nhất về sự tử tế. Sự tử tế của họ là sự tử tế của ngôn từ, chứ không phải sự tử tế của hành động. Và khi sự này, vụ nọ hết thời gian tính của nó thì sự tử tế của những người như vậy lại biến mất. Họ trở về đời sống thường nhật với những đố kị, ghen ghét, ích kỷ, vô cảm và chỉ thích nói về bản thân. Rồi đến một ngày nào đó, nhân một cơ hội nào đó, họ lại lên tiếng mắng nhiếc  và dạy dỗ người khác một cách không tưởng tượng nổi. Cái sự "tử tế" như thế tôi gọi là "Mùa tử tế".
Mỗi năm có một hoặc vài ba mùa tử tế. Mà cái mùa tử tế này  thì lúc nào cũng bội thu. Bội thu mùa lúa, mùa ngô  làm cho đời sống con người thêm no ấm, còn bội thu "mùa tử tế" thì chỉ làm cho xã hội thêm tồi tệ mà thôi.
Nguyễn Quang Thiều
(TVN)

Tập đoàn đa quốc gia rời bỏ Việt Nam?

(VEF.VN) - Đến, ở rồi lại rút lui khỏi một thị trường âu cũng là lẽ thường tình trong "thế giới phẳng" ngày nay, nhưng để một loạt đối tác ngoại có thương hiệu uy tín lần lượt rời bỏ thị trường vì những lý do "không đâu" thật ra cũng chẳng phải là điều gì hay...
Sự kiện tập đoàn Shell (Hà Lan) vừa xác nhận đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho một công ty gas Thái Lan đánh dấu một dấu mốc buồn trên thị trường gas hóa lỏng Việt Nam, bởi đây là thương hiệu dầu khí toàn cầu thứ ba rời thị trường gas nội địa - trước đó là Mobil Unique Gas (Mỹ) và BP Gas (Anh).
Mặc dù trong công văn gửi các nhà phân phối, Shell Gas Vietnam giải thích: "Việc chuyển nhượng này phù hợp với chiến lược kinh doanh của Shell, tái tập trung thị trường trọng điểm của ngành hạ nguồn vào ít thị trường hơn nhưng quy mô lớn hơn". Tuy nhiên, có không ít nguồn tin lại khẳng định Shell Gas rời thị trường vì không chịu nổi những "đòn bẩn" của gas lậu đang lan tràn trên thị trường Việt Nam.
Lâu nay, chuyện hàng hóa "made in Việt Nam" luôn sống trong tình cảnh quen thuộc: "thua ngay trên sân nhà", trước các mặt hàng ngoại nhập và hầu như trên tất cả các mặt trận từ lĩnh vực cao cấp như ngân hàng, điện máy... đến thấp nhất như chuyện rau củ quả, gà thịt, gà giống... Vì thế, chuyện một loạt hãng gas "ngoại" nổi đình nổi đám liên tục ngã ngựa tại thị trường Việt Nam khiến người ta thêm tò mò.
Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là "người ta" thua không phải sự thua kém về dịch vụ, tính cạnh tranh hay thương hiệu, mà thua bởi họ không thể chịu nổi những đòn bẩn của hàng lậu xuất xứ từ chính thị trường Việt Nam.

Shell Gas rời thị trường vì không chịu nổi những "đòn bẩn" của gas lậu đang lan tràn (ảnh Tuổi Trẻ)
Quay trở lại với câu chuyện của Shell Gas và hai thương hiệu gas toàn cấu vừa lần lượt rút lui. Nếu như các công ty kinh doanh gas Việt Nam có sức cạnh tranh vượt bậc, buộc những thương hiệu quốc tế này thoái lui thì đây là thông tin tích cực, đằng này không phải vậy. Dù không nói thẳng ra nhưng cách giải thích của các công ty này cho thấy hàm ý việc rời bỏ cuộc chơi trên thị trường gas có nguyên do từ tình trạng sang chiết gas lậu không kiểm soát được ở trong nước. Những thương hiệu nước ngoài như Elf, Total, BP rồi Shell... đã chi khá nhiều tiền cho việc bảo vệ thương hiệu như sơn màu bình gas, công ty lập ra "đội đặc nhiệm" đi săn lùng các trạm chuyên sang chiết gas lậu... Nhưng thị trường gas Việt Nam vẫn có đến gần 40% bình gas trôi nổi không quay về chủ sở hữu để làm công tác kiểm định chất lượng. Các công ty kinh doanh gas phải chấp nhận thực trạng không thể kiểm soát này. Điều này đồng nghĩa với việc "phải sống chung" với nạn sang chiết gas trái phép.
Các công ty kinh doanh gas mệt mỏi, người tiêu dùng thì nhìn những bình gas như quả bom nổ chậm trong nhà. Thực tế này không chỉ làm méo mó môi trường kinh doanh gas Việt mà còn khiến những hãng gas thương hiệu toàn cầu phải nản lòng, dứt áo mà đi.
Tất nhiên, đến đây người ta cũng vỡ lẽ ra một điều các doanh nhân chân chính ở đâu cũng giống nhau cả thôi, dù họ là người Việt hay người Âu, hay Mỹ nhưng cũng có những "gót chân Asin" rất dễ bị tổn thương. Cứ đàng hoàng sắp xếp đội ngũ chỉnh tề và thi đấu theo đúng "luật" thì dễ gì làm được gì nhau. Nhưng trước những đối thủ vô ảnh, vô hình như vấn nạn hàng lậu, hàng nhái thoắt ẩn, thoắt hiện trên thị trường thì cũng đành phải "bó tay.com".
Tất nhiên, hàng giả hàng nhái đang là vấn nạn toàn cầu chứ chẳng phải là "đặc sản" của riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, hình như ở nước ta vấn nạn này đang hoành hành có vẻ ầm ĩ nhất, với đủ loại từ hàng lậu từ ngoài nhập vào cho đến hàng lậu từ trong bung ra. Chẳng thế, thị trường Việt Nam đang thực sự bị xáo động từ chuyện hàng nội, từ các loại cao cấp như điện máy, vật liệu xây dựng, thời trang  rồi đến những thứ gần với đời sống dân sinh hơn như hang may mặc, thực phẩm tươi sống bị hang ngoại nhập lậu "đánh" cho bầm dập ngay trên sân nhà, rồi lại xuất hiện tiếp tình trạng hàng ngoại "xịn" vào Việt Nam cũng lien tục thay nhau ngã ngựa cũng do những tác động từ vấn đề hàng lậu có xuất xứ ngay trong nước.
Nhưng không hiểu sao vai trò của những cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ lực lượng gác cửa (hải quan) cho đến lực lượng canh cửa thị trường nội địa (quản lý thị trường, công an...) lại khá mờ nhạt, khiến cho người tiêu dùng cho đến doanh nghiệp phải khóc dở, mếu dở khi phải liên tục đối đầu với hàng giả, hàng nhái...
Đến, ở rồi lại rút lui khỏi một thị trường âu cũng là lẽ thường tình trong "thế giới phẳng" ngày nay, nhưng để cho một loạt đối tác ngoại có thương hiệu uy tín lần lượt rời bỏ thị trường vì những lý do "không đâu" thật ra cũng chẳng phải là điều gì hay...

Tâm Thời

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) lỗ nghìn tỷ vì vàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quý 3/2012, khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ còn 1.187 tỷ đồng.


    Lực mua từ ACB cùng với một số ngân hàng khác là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước giữ mức chênh lệch cao so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua.


    Thông tin này được ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, cho biết trên bản tin mới đây của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

    Cụ thể, khoản lỗ nói trên xuất phát từ việc ACB thực hiện đóng trạng thái vàng âm. Do phải mua vàng trong nước để bù đắp trạng thái, mà giá vàng nội cao hơn vàng quốc tế từ 2 - 3 triệu đồng/lượng tùy thời điểm, dẫn đến số lỗ nói trên.
   

Ông Hùng cũng cho biết, hiện trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng trước ngày 25/11 năm nay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này cũng đã trích lập dự phòng tối đa và không còn treo khoản dự phòng nào.

    Trước đó, từ ảnh hưởng của việc ông Nguyễn Đức Kiên - người có liên quan đến ACB trước đây - bị bắt giữ và có hiện tượng người dân rút vàng trước hạn dẫn đến lo ngại mất cân đối trạng thái, ông Trần Mộng Hùng cũng đưa ra khẳng định rằng: “Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng”.

    Ông Hùng giải thích: trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài; bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu.

    “Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho nhập số vàng của ACB đã mua”, ông Hùng nói.

    Trong khi chưa được nhập, ACB phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của mình. Lực mua từ ACB cùng với một số ngân hàng khác là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước giữ mức chênh lệch cao so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua.

    Theo cơ chế tham gia bình ổn và sự bảo hiểm giá bằng tài khoản vàng ở nước ngoài, nếu ACB được phép nhập khẩu, mức lỗ sẽ được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chấp thuận đề nghị được nhập khẩu của ACB. Theo đó, mức lãi ở tài khoản vàng nước ngoài không thể bù đắp được chênh lệch giá 2 - 3 triệu đồng do phải mua vàng ở trong nước.

    Về mốc hẹn dừng huy động từ 25/11 tới, với thông tin trên từ ông Trần Mộng Hùng, nhiều khả năng ACB sẽ đảm bảo thực hiện đúng.

    Còn với một số ngân hàng khác có khả năng không tất toán trạng thái vàng được đến ngày 25/11, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ gia hạn thêm một thời gian nhất định để tránh những ảnh hưởng bất lợi tới ổn định hệ thống.

    Sau mốc hẹn 25/11, ngoại trừ khả năng có gia hạn nói trên, một tình huống khác cũng có thể xẩy ra là hệ thống ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ngừng hẳn việc huy động vàng như hiện nay nữa, thay cho khả năng Ngân hàng Nhà nước tổ chức huy động và các ngân hàng thương mại làm đại lý như dự tính thời gian qua. VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin thêm về tình huống này.
Bằng Kiều được chào đón nồng nhiệt ở sân bay (TT) – Bằng Kiều được chào đón nồng nhiệt ở sân bay. TTO – Trưa 20-10, ca sĩ Bằng Kiều và gia đình đã về tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để chuẩn bị cho chương trình biểu diễn lớn nhất trong sự nghiệp của anh. >> Sốt vé xem live show Bằng Kiều ..

“Bao luật” khủng khiếp   (NNVN) -Để gà giống lậu đại náo được TP Móng Cái, để những chiếc xe chở gà khệnh khạng vượt gần 250km đường trên địa phận đất Quảng Ninh, các đầu nậu đã phải chi ra một số tiền khủng….

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét