Liệu có chuyện trù úm cả dân tộc này hay không?
Nguyễn quang LậpAnh Tư nói: “Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”
Sau TW6 câu chuyện trù úm được bàn tán trên rất nhiều trên báo lề trái và lề phái, chủ yếu trích dẫn lời của anh Tư. Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Tp HCM gần đây nhất, anh Tư đã phát biểu: “Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”.
Cái thói hay phản biện buộc mình nghĩ vẩn vơ: Liệu có chuyện trù úm cả dân tộc này không nhỉ?
Mình nghĩ là có, cái này nó nằm trong sự tù mù của khái niệm ” lực lượng thù địch”
Tổng kết TW6 cụ Tổng nói:“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Dân chúng sẽ yên tâm nếu như biết chắc chắn lực lượng thù địch là ai, là kẻ nào. Nếu không, người ta sẽ rất lo sợ không hiểu thế nào là” xuyên tạc”, là ” chống phá”.
Đọc bài Hội chứng hoang tưởng của bác sĩ Ngọc ( Tại đây) ông cho biết: “Hội chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD) là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người khác, nhìn người khác như là những người thù địch.”
Theo bác sĩ Ngọc chứng hoang tưởng PPD có 5 biểu hiện sau:
Một là nghi ngờ người khác một cách vô căn cớ, nghĩ rằng người khác đang lợi dụng mình, hãm hại mình, hay lường gạt mình.
Hai là bị ám ảnh bởi những nghi ngờ về sự trung thành và tin cậy của bạn bè, đồng nghiệp. Khi người khác giúp họ thật tình, họ cũng nghi ngờ sự giúp đỡ đó.
Ba là không muốn chia sẻ thông tin với người khác vì họ sợ thông tin sẽ được sử dụng để chống lại hay ám hại mình.
Bốn là lúc nào cũng diễn dịch ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau mỗi thông tin và sự kiện vì họ nghi ngờ rằng thông tin được trình bày chỉ là bề mặt, còn đằng sau là hàm ý ám hại họ.
Năm là lúc nào cũng tỏ thái độ đố kỵ, thù hận. Người mắc bệnh PPD không có khả năng tha thứ, họ luôn tìm cách dìm người khác, nói xấu người khác và khi cần ám hại họ.
Mình tin tưởng sâu sắc ( lại sâu sắc he he) rằng Đảng ta, tức 3 triệu đảng viên ( trong đó có mình), không mắc chứng hoang tưởng PPD, nhưng một nhóm người trong đảng thì mắc chứng này rất trầm trọng. Nhóm người này sợ thay lại có quyền, họ mặc nhiên coi họ là đảng. Vì sự tù mù của khái niệm “lực lượng thù địch”, ” xuyên tạc”, “chống phá” họ sẽ coi những ai phê bình góp ý cho họ là lực lượng thù địch, là bọn người ” xuyên tạc”, ” chống phá” đảng ta.
Những ai phê bình góp ý cho họ? Là cả dân tộc này đó, thưa anh Tư.
Cho nên lời khuyên của anh Tư: “Tôi khuyên cô bác cử tri đừng thụ động, cần mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình, tâm tư nguyện vọng của mình. Nếu ai nói người dân nói sai thì chính người đó đã sai” rất có thể đó là lời khuyên dại.
Nguyễn Quang Lập
Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về dân
CXNĐông A “…Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi…”
Khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước phong kiến. Năm 1876 vua Tự Đức nhà Nguyễn phê bình và tự phê bình mình qua đạo dụ Tự biếm như sau:
“Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn “lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan”, mải đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưỡng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ“.
Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến, quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân. Dẫu Tự Đức có đề ra hình thức kỷ luật cho mình, nhưng các mệnh quan triều đình, ăn bổng lộc của Tự Đức lỡ lòng nào mà phế Tự Đức chứ. Đạo dụ Tự biếm của Tự Đức chỉ là một trò mị dân. Nhưng chưa đầy 10 năm sau, đất nước trở thành nô lệ. “Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng trung”.
Đông A
Nguồn: donga01.blogspot.be
16 CHỮ VÀNG & 4 TỐT” : ĐÂU LÀ TRUNG QUỐC THẬT ? (BBT – WebVT)
Chauxuannguyen
Cập nhật: 17/10/2012
http://www.viettan.org/%C4%90au-la-Trung-Quoc-that.html
Mời quí bạn đọc xem tập tranh hí họa về bản chất Cộng Sản Trung Quốc do chính nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành vào đầu thập niên 1980.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=uo_830gl8tw
Ngoài tập tranh này còn có 3 tài liệu quan trọng khác tiết lộ bản chất gian trá của giới lãnh đạo Bắc Kinh và các thủ thuật chiếm dần lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu này đều đã được ấn hành bởi đảng CSVN. Địa chỉ nơi lưu trữ các tài liệu này được ghi tại cuối đoạn video. Kính mời quí bạn đọc theo dõi.
BBT-WebVT
Đâu là Trung Quốc thật ?
http://www.youtube.com/watch?v=uo_830gl8tw&feature=player_embedded
Nguyễn quang Lập :Thuốc chữa tin đồn
Quechoa
Chưa khi nào xứ ta có lắm tin đồn đến vậy. Từ những tin đồn lặt vặt đại loại như có đỉa trong bánh snack, trong sữa Mộc Châu, cây sưa hơn 30 tỷ đồng bị đốn hạ, con cua đinh khổng lồ linh thiêng … đến những tin đồn về sóng thần ở Quảng Ngãi, động đất ở Quảng Nam, về “ trái đất sắp lật ngược”… làm hoảng loạn hàng chục vạn người dân. Nhiều tin đồn gây thất thiệt hàng nghìn tỉ đồng chứ không ít.
Từ ngày văn hóa mạng phát triển cũng “phát triển” luôn các dạng tin đồn, đặc biệt là tin đồn chính trị, những chuyện thâm cung bí sử của ông nọ bà kia, những chuyện chính trường ông này xuống ông kia lên… phát triển như nấm sau mưa, phương hại đến uy tín nhiều lãnh đạo nước nhà.
Tin đồn ít khi có ý nghĩa tích cực, chúng thường gây độc hại môi trường, gây tán loạn nhân tâm nhưng dẹp được chúng không phải là chuyện dễ. Bởi vì tin đồn, theo TS tâm lý học Lê Văn Hảo, là những “ lý giải” của dân chúng trước một sự kiện một tình huống chưa được kiểm chứng. “Khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn”.
Như vậy tin đồn trước khi xuất hiện dưới dạng tiêu cực nó là nhu cầu tích cực của người dân nhằm lý giải một vấn đề gì đó một khi thiếu vắng thông tin. Nếu như được thỏa mãn về thông tin đích thực thì chẳng khi nào có tin đồn, nói cách khác tin đồn sẽ chết ngay từ trong trứng nó khi nó rơi vào một môi trường công khai minh bạch. Ngược lại, một môi trường thiếu vắng thông tin đích thực, mọi thứ đều tù mù nửa thực nửa hư, chính là đất sống của tin đồn. Mọi nổ lực hình sự hay hành chính nhằm dẹp bỏ hoặc hạn chế tin đồn rốt cuộc chỉ là đơm đó ngọn tre, chẳng những không dẹp bỏ được mà còn kích thích cho tin đồn phát triển.
Công khai minh bạch chính là “ thuốc giải độc” cho mọi tin đồn nhảm. Ngoài ra, theo TS Lê Văn Hảo, một vacxin phòng chống tin đồn rất hiệu quả, đấy là một nền giáo dục nuôi dưỡng và phát triển tư duy độc lập và tinh thần phê phán.Chính tư duy độc lập và phê phán “giúp con người xét đoán, quyết định tin hay không tin vào một điều gì đó.”
Đó là hai thứ thuốc chữa tin đồn rất đặc hiệu, thế giới văn minh đã dùng rất hiệu quả, bảo đảm không có thuốc chữa nào tốt hơn. Muốn có hai loại thuốc này cũng chẳng khó khăn gì. Vấn đề là ta có dám dùng hay không, hay là vẫn dùng thuốc “định hướng”, thuốc “giáo dục nhân dân”, những món thuốc mới xem toa đã biết đó là thuốc rất cũ xuất phát từ ý thức không coi dân là chủ, vả chăng chúng cũng đã kháng thuốc từ lâu.
Có dám dùng hay không? Khốn thay đấy là câu hỏi quá khó, bởi vì câu trả lời không thuộc về dân chúng.
Nguyễn Quang Lập
Chưa khi nào xứ ta có lắm tin đồn đến vậy. Từ những tin đồn lặt vặt đại loại như có đỉa trong bánh snack, trong sữa Mộc Châu, cây sưa hơn 30 tỷ đồng bị đốn hạ, con cua đinh khổng lồ linh thiêng … đến những tin đồn về sóng thần ở Quảng Ngãi, động đất ở Quảng Nam, về “ trái đất sắp lật ngược”… làm hoảng loạn hàng chục vạn người dân. Nhiều tin đồn gây thất thiệt hàng nghìn tỉ đồng chứ không ít.
Từ ngày văn hóa mạng phát triển cũng “phát triển” luôn các dạng tin đồn, đặc biệt là tin đồn chính trị, những chuyện thâm cung bí sử của ông nọ bà kia, những chuyện chính trường ông này xuống ông kia lên… phát triển như nấm sau mưa, phương hại đến uy tín nhiều lãnh đạo nước nhà.
Tin đồn ít khi có ý nghĩa tích cực, chúng thường gây độc hại môi trường, gây tán loạn nhân tâm nhưng dẹp được chúng không phải là chuyện dễ. Bởi vì tin đồn, theo TS tâm lý học Lê Văn Hảo, là những “ lý giải” của dân chúng trước một sự kiện một tình huống chưa được kiểm chứng. “Khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn”.
Như vậy tin đồn trước khi xuất hiện dưới dạng tiêu cực nó là nhu cầu tích cực của người dân nhằm lý giải một vấn đề gì đó một khi thiếu vắng thông tin. Nếu như được thỏa mãn về thông tin đích thực thì chẳng khi nào có tin đồn, nói cách khác tin đồn sẽ chết ngay từ trong trứng nó khi nó rơi vào một môi trường công khai minh bạch. Ngược lại, một môi trường thiếu vắng thông tin đích thực, mọi thứ đều tù mù nửa thực nửa hư, chính là đất sống của tin đồn. Mọi nổ lực hình sự hay hành chính nhằm dẹp bỏ hoặc hạn chế tin đồn rốt cuộc chỉ là đơm đó ngọn tre, chẳng những không dẹp bỏ được mà còn kích thích cho tin đồn phát triển.
Công khai minh bạch chính là “ thuốc giải độc” cho mọi tin đồn nhảm. Ngoài ra, theo TS Lê Văn Hảo, một vacxin phòng chống tin đồn rất hiệu quả, đấy là một nền giáo dục nuôi dưỡng và phát triển tư duy độc lập và tinh thần phê phán.Chính tư duy độc lập và phê phán “giúp con người xét đoán, quyết định tin hay không tin vào một điều gì đó.”
Đó là hai thứ thuốc chữa tin đồn rất đặc hiệu, thế giới văn minh đã dùng rất hiệu quả, bảo đảm không có thuốc chữa nào tốt hơn. Muốn có hai loại thuốc này cũng chẳng khó khăn gì. Vấn đề là ta có dám dùng hay không, hay là vẫn dùng thuốc “định hướng”, thuốc “giáo dục nhân dân”, những món thuốc mới xem toa đã biết đó là thuốc rất cũ xuất phát từ ý thức không coi dân là chủ, vả chăng chúng cũng đã kháng thuốc từ lâu.
Có dám dùng hay không? Khốn thay đấy là câu hỏi quá khó, bởi vì câu trả lời không thuộc về dân chúng.
Nguyễn Quang Lập
Nguyễn quang Lập :Cái lý cuối cùng
Quechoa
Loa loa loa ..Thế lực thù địch!
Chung quanh đề tài đồng chí X. không bị kỉ luật có rất nhiều người bình luận, theo mình bác Nguyễn Lễ bình luận hay nhất. Trong bài Nếu tôi là ủy viên trung ương ( tạ đây), với một cái nhìn điềm đạm, rộng rãi và thái độ tôn trọng TW và BCT, bác Lễ đã đưa ra những nhận xét rất sắc sảo, khó có thể bắt bẻ được.
Thích nhất vẫn là phần bác bàn về thế lực thù địch: “Lý do duy nhất mà Trung ương Đảng đưa ra là không tạo cơ hội ‘cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá’.Nếu đúng thế thì đáng lý ‘ủy viên Bộ Chính trị’ nào đấy phải cảm ơn các ‘thế lực thù địch’. Bản thân ‘các thế lực thù địch’ cũng nên lấy làm mừng vì giờ đây họ lớn mạnh đến mức có thể tác động được vào quyết định của Trung ương Đảng.”…”Đối với quảng đại dân chúng Việt Nam, đơn giản là họ chỉ muốn kẻ có tội phải bị trừng trị. Họ không thấy ‘các thế lực thù địch’ như các ủy viên trung ương đã nhìn thấy mà họ chỉ thấy các quan chức sai phạm đang làm họ bất bình.”…”Rõ ràng, khi đi đến quyết định không phạt, các vị ủy viên Trung ương đã bị ‘các thế lực thù địch’ ám ảnh đến mức họ không nhìn thấy nhân dân.”
Bác Lễ nói rất có lý, nhiều người tin tưởng ngây thơ và mọi sự tuyền truyền của lề phải, họ ám ảnh về thế lực thù địch cũng là điều dễ hiểu. Kể cả những nhà lý luận của Đảng khi viết bài chống diễn biến hòa bình đa số trong họ cũng hồn nhiên cho rằng lực lượng thù địch là có thật và vô cùng nguy hiểm. Dựa vào tâm lý đáng thương này mà một bộ phận không nhỏ luôn luôn đưa cái lý “không để lực lượng thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá” về bất kì chuyện sai trái nào khi họ không có cái lý nào để chống chế.
Đưa ra cái lý “Thế lực thù địch” có ba cái lợi:
Một là, với những người yêu Đảng yêu chế độ đến mụ mị như cụ Tổng đều tin tưởng chắc chắn rằng Đảng ta rất vĩ đại, chế độ ta rất tốt đẹp. Nếu Đảng mất chế độ sụp là vì thế lực thù địch chứ không vì một lý do nào khác. Cho nên nghe đến cái lý ” thế lực thù địch” nhất định các đồng chí bôn sệt sẽ chùn tay. Cụ Tổng nói rồi mà, làm gì thì làm không để mất chế độ.
Hai là, với những ai phê bình, phê phán, phản biện… vân vân…. thì cái lý ” Thế lực thù địch” là con ngoáo ộp khổng lồ để đe nẹt họ, khi cần có thể bỏ tù họ bất cứ lúc nào. Với sự tù mù của khái niệm “lực lượng thù địch” sẽ tù mù luôn cả cái gọi là ” xuyên tạc” và ” chống phá” thì người ta có thể trấn áp bất cứ ai, bất cứ điều gì không có lợi cho họ. Con bài này đã có từ lâu, kể từ 2007 người ta đồng loạt dùng nó rất triệt để ở bất kì lĩnh vực nào, từ việc biểu tình yêu nước đến việc người dân đứng lên đòi đất.
Ba là, với bộ phận không nhỏ thì cái lý này giúp họ triệt phá tất cả những ai không ủng hộ, đừng nói chuyện chống họ. Núp dưới chiêu bài bảo vệ chế độ, đàn sâu khổng lồ của chế độ sẽ tha hồ đục rỗng đất nước mà người dân không dám ho he.
Lợi thì có lợi thật, cái lý này có thể nhất thời dẹp yên được mọi chuyện, giúp cho mấy ông lãnh đạo khỏi phải nghỉ ngợi gì nhiều mà chế độ và đảng vẫn an toàn. Nhưng đó là cái lý rất nguy hiểm, bởi vì một khi dùng đến lý súng đạn, lý nhà tù là đã hết lý. Chính cái lý này, nói như bác Phong Lê, tạo ra chiến lũy giữa đảng và dân. Khi đó dân chẳng ai dại chống lưng cho Đảng nữa. Và đúng như bác Nguyễn Lễ đã nói: “nếu được người dân chống lưng thì dẫu cho trăm ngàn ‘thế lực thù địch’ cũng không làm gì nổi Đảng. Bằng ngược lại, một khi lòng dân không còn tựa cộng với sự suy yếu từ bên trong không khắc phục thì thế lực thù địch chỉ cần ngồi vỗ tay thì Đảng cũng sụp.”
Liệu các đồng chí của chúng ta có biết vậy không? Xin thưa, trừ một số u mê đa phần đều biết cả. Nhưng họ không quan tâm, với tư duy nhiệm kì họ chỉ cần cái nhất thời, chẳng ai ngu ngồi nghĩ kế bền lâu. Đếch gì, xong nhiệm kì của tao rồi kệ mẹ chúng mày, không sụp cũng tốt mà sụp được lại càng tốt hơn.
Rứa đo rứa đo.
Nguyễn Quang Lập
Loa loa loa ..Thế lực thù địch!
Chung quanh đề tài đồng chí X. không bị kỉ luật có rất nhiều người bình luận, theo mình bác Nguyễn Lễ bình luận hay nhất. Trong bài Nếu tôi là ủy viên trung ương ( tạ đây), với một cái nhìn điềm đạm, rộng rãi và thái độ tôn trọng TW và BCT, bác Lễ đã đưa ra những nhận xét rất sắc sảo, khó có thể bắt bẻ được.
Thích nhất vẫn là phần bác bàn về thế lực thù địch: “Lý do duy nhất mà Trung ương Đảng đưa ra là không tạo cơ hội ‘cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá’.Nếu đúng thế thì đáng lý ‘ủy viên Bộ Chính trị’ nào đấy phải cảm ơn các ‘thế lực thù địch’. Bản thân ‘các thế lực thù địch’ cũng nên lấy làm mừng vì giờ đây họ lớn mạnh đến mức có thể tác động được vào quyết định của Trung ương Đảng.”…”Đối với quảng đại dân chúng Việt Nam, đơn giản là họ chỉ muốn kẻ có tội phải bị trừng trị. Họ không thấy ‘các thế lực thù địch’ như các ủy viên trung ương đã nhìn thấy mà họ chỉ thấy các quan chức sai phạm đang làm họ bất bình.”…”Rõ ràng, khi đi đến quyết định không phạt, các vị ủy viên Trung ương đã bị ‘các thế lực thù địch’ ám ảnh đến mức họ không nhìn thấy nhân dân.”
Bác Lễ nói rất có lý, nhiều người tin tưởng ngây thơ và mọi sự tuyền truyền của lề phải, họ ám ảnh về thế lực thù địch cũng là điều dễ hiểu. Kể cả những nhà lý luận của Đảng khi viết bài chống diễn biến hòa bình đa số trong họ cũng hồn nhiên cho rằng lực lượng thù địch là có thật và vô cùng nguy hiểm. Dựa vào tâm lý đáng thương này mà một bộ phận không nhỏ luôn luôn đưa cái lý “không để lực lượng thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá” về bất kì chuyện sai trái nào khi họ không có cái lý nào để chống chế.
Đưa ra cái lý “Thế lực thù địch” có ba cái lợi:
Một là, với những người yêu Đảng yêu chế độ đến mụ mị như cụ Tổng đều tin tưởng chắc chắn rằng Đảng ta rất vĩ đại, chế độ ta rất tốt đẹp. Nếu Đảng mất chế độ sụp là vì thế lực thù địch chứ không vì một lý do nào khác. Cho nên nghe đến cái lý ” thế lực thù địch” nhất định các đồng chí bôn sệt sẽ chùn tay. Cụ Tổng nói rồi mà, làm gì thì làm không để mất chế độ.
Hai là, với những ai phê bình, phê phán, phản biện… vân vân…. thì cái lý ” Thế lực thù địch” là con ngoáo ộp khổng lồ để đe nẹt họ, khi cần có thể bỏ tù họ bất cứ lúc nào. Với sự tù mù của khái niệm “lực lượng thù địch” sẽ tù mù luôn cả cái gọi là ” xuyên tạc” và ” chống phá” thì người ta có thể trấn áp bất cứ ai, bất cứ điều gì không có lợi cho họ. Con bài này đã có từ lâu, kể từ 2007 người ta đồng loạt dùng nó rất triệt để ở bất kì lĩnh vực nào, từ việc biểu tình yêu nước đến việc người dân đứng lên đòi đất.
Ba là, với bộ phận không nhỏ thì cái lý này giúp họ triệt phá tất cả những ai không ủng hộ, đừng nói chuyện chống họ. Núp dưới chiêu bài bảo vệ chế độ, đàn sâu khổng lồ của chế độ sẽ tha hồ đục rỗng đất nước mà người dân không dám ho he.
Lợi thì có lợi thật, cái lý này có thể nhất thời dẹp yên được mọi chuyện, giúp cho mấy ông lãnh đạo khỏi phải nghỉ ngợi gì nhiều mà chế độ và đảng vẫn an toàn. Nhưng đó là cái lý rất nguy hiểm, bởi vì một khi dùng đến lý súng đạn, lý nhà tù là đã hết lý. Chính cái lý này, nói như bác Phong Lê, tạo ra chiến lũy giữa đảng và dân. Khi đó dân chẳng ai dại chống lưng cho Đảng nữa. Và đúng như bác Nguyễn Lễ đã nói: “nếu được người dân chống lưng thì dẫu cho trăm ngàn ‘thế lực thù địch’ cũng không làm gì nổi Đảng. Bằng ngược lại, một khi lòng dân không còn tựa cộng với sự suy yếu từ bên trong không khắc phục thì thế lực thù địch chỉ cần ngồi vỗ tay thì Đảng cũng sụp.”
Liệu các đồng chí của chúng ta có biết vậy không? Xin thưa, trừ một số u mê đa phần đều biết cả. Nhưng họ không quan tâm, với tư duy nhiệm kì họ chỉ cần cái nhất thời, chẳng ai ngu ngồi nghĩ kế bền lâu. Đếch gì, xong nhiệm kì của tao rồi kệ mẹ chúng mày, không sụp cũng tốt mà sụp được lại càng tốt hơn.
Rứa đo rứa đo.
Nguyễn Quang Lập
Đó không phải là sang trọng
Ngô Duy Phóng - Boxitvn
Đó mới là sang trọng. Đó mới là pháp quyền. Đó mới là văn hiến. Đó mới là tiếng nấc đồng cảm với cả triệu triệu dân nghèo cả nước bị “một đồng chí UV BCT” X nào đó đang mắc những sai phạm bởi năng lực, đạo đức làm cho “cùng cực hóa” vì bị cướp đất, cướp nồi cơm manh áo hết đời này sang cả đời con cháu bằng những “ quả đấm thép” Vinnashin- Vinaline… đấm thẳng vào mặt họ. Đó quyết đâu phải là thế lực thù địch nào? Đó quyết đâu phải bọn phản động nào? Một ông TBT hay TT, nếu tước bỏ cái ghế chức tước ấy đi thì các ông cũng chỉ như những con người bình thường khác, có gì khác biệt nổi trội đâu. Vậy tại sao các ông lại chỉ biết “nấc” cho nhau, còn thân phận đang quằn quại của biết bao con người làm nên “nhân dân” cho các vị “lãnh đạo” không đáng để nhỏ giọt lệ cùi hay sao? Các vị trí tuệ đầy mình chắc thừa biết, cá sấu chỉ ứa lệ để dụ con mồi thôi mà! Các vị đâu có là cá sấu? Nhân dân đâu có là đám ruồi nhặng dễ bị hấp dụ bởi những giọt nước mắt ấy? Một tiếng nấc, giọt nước mắt của người lãnh đạo cao nhất mà không dám nhận trách nhiệm cao nhất về mình thì… dân tộc ta, non sông đất nước ta liệu có còn phải “nghẹn ngào” hàng nghìn năm tiếp nữa không khi cái nghèo đói cứ đời đời kiếp kiếp dày vò, mà kẻ cướp thì đã đứng ngay ở đầu giường để giật nốt cái bát cháo mẻ của họ?
Mấy “nhời” của những kẻ chuẩn bị trở về với cát bụi, chả biết khôn hay dại, chỉ mong rằng đừng ai nuốt những giọt nước mắt cay đắng đó vào lòng mà nghẹn họng thành tiếng nấc như ngài TBT (!). Đau lòng lắm, mẹ Việt nam ơi!
Ngày 17/10/2012
N.D.P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevnNhìn giọt nước mắt không ứa ra được mà phải nuốt vào trong thành tiếng nấc nghẹn ngào của ông NPT trên VTV tối ngày 15/10 vừa qua, thật là xót xa, đau đớn ! Loại người già gần đất xa trời như chúng tôi cũng đã khô nước mắt, không sao cất nổi lên lời. Ông nấc lên cho một đồng chí UV BCT của mình, cho cả BCT trong đó ông là người đứng đầu để “xin được” kỷ luật vì đã đẩy đảng độc quyền lãnh đạo đất nước vào cơn khốn khó đe dọa sự tồn vong của nó mà không được ư?
Thế thì ai nấc lên cho hàng vạn dân oan bị “cướp cạn”, cho hàng nghìn người bị tù đầy oan khiên vì những “tài năng” và “đức độ” độc quyền lãnh đạo ấy mà đến bây giờ các ông mới phải nghẹn ngào làm vậy? Hàng vạn doanh nghiệp bỗng chốc trắng tay trong nước, hàng triệu lao động nghèo khổ phải tha phương cầu thực “xin được bóc lột” ở nước ngoài… thì ai “nấc lên” cho họ? Và giặc ngoại bang cướp bóc dân lành ngoài biển, ngang nhiên xâm lấn bờ cõi và đã “đóng chốt” ngay trong đầu óc lãnh đạo của cac ông thì ai “nấc” lên cho liệt tông – liệt tổ dân tộc Việt đã dựng xây nên bờ cõi văn hiến bằng xương máu bao ngàn năm qua?…
Cái “một đồng chí UV BCT” ấy là đồng chí nào mà ghê gớm như vậy, đến nỗi người lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền duy nhất trong xã hội cũng không dám gọi cả tên cúng cơm của ông ta ra nữa, nếu không phải là chính đồng chí TBT? Không thể ai ngoài đích danh ngài TBT, vì Hiến pháp năm 1992 của chế độ CHXHCN VN còn ghi rành rành: Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo duy nhất toàn diện xã hội! Vậy nếu đồng chí TBT không chịu trách nhiệm cả về mặt chính trị và thực tế, mà chỉ có “nấc” lên để BCH TƯ “quyết định” không đồng ý kỷ luật mình thì… xin 90 triệu người VN không kể già trẻ, gái trai, sang trọng nghèo hèn, miền xuôi miền ngược… hãy “nấc” lên cùng người lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền đi! “Một đồng chí UV BCT” X nào đấy không có gì phải “hối hận sâu sắc” cả, vì đồng chí cũng “bị lãnh đạo”, vẫn “dưới” một ông cộng thêm nhiều ông nữa cơ mà…! Không thể bám mãi vào cái “tài lãnh đạo” là “nhận vơ” và “đổ thừa” theo kiểu: “ Mất mùa là bởi thiên tai/ Được mùa là bởi thiên tài đảng ta” được nữa. Nếu BCH TƯ – một loại tổ chức cấp dưới, cấp “thủ hạ” của BCT không đồng ý “ kỷ luật cấp trên” của mình thì cái cấp trên cao nhất đó, là BCT trong đó có đồng chí TBT không cần phải đau đớn đến mức “nấc” lên đâu, chỉ cần “quyết liệt” xin từ chức, từ nhiệm gì gì đó thì đảng của các đồng chí cũng như người Việt nam ta mới “nhớn” lên được.Đó mới là sang trọng. Đó mới là pháp quyền. Đó mới là văn hiến. Đó mới là tiếng nấc đồng cảm với cả triệu triệu dân nghèo cả nước bị “một đồng chí UV BCT” X nào đó đang mắc những sai phạm bởi năng lực, đạo đức làm cho “cùng cực hóa” vì bị cướp đất, cướp nồi cơm manh áo hết đời này sang cả đời con cháu bằng những “ quả đấm thép” Vinnashin- Vinaline… đấm thẳng vào mặt họ. Đó quyết đâu phải là thế lực thù địch nào? Đó quyết đâu phải bọn phản động nào? Một ông TBT hay TT, nếu tước bỏ cái ghế chức tước ấy đi thì các ông cũng chỉ như những con người bình thường khác, có gì khác biệt nổi trội đâu. Vậy tại sao các ông lại chỉ biết “nấc” cho nhau, còn thân phận đang quằn quại của biết bao con người làm nên “nhân dân” cho các vị “lãnh đạo” không đáng để nhỏ giọt lệ cùi hay sao? Các vị trí tuệ đầy mình chắc thừa biết, cá sấu chỉ ứa lệ để dụ con mồi thôi mà! Các vị đâu có là cá sấu? Nhân dân đâu có là đám ruồi nhặng dễ bị hấp dụ bởi những giọt nước mắt ấy? Một tiếng nấc, giọt nước mắt của người lãnh đạo cao nhất mà không dám nhận trách nhiệm cao nhất về mình thì… dân tộc ta, non sông đất nước ta liệu có còn phải “nghẹn ngào” hàng nghìn năm tiếp nữa không khi cái nghèo đói cứ đời đời kiếp kiếp dày vò, mà kẻ cướp thì đã đứng ngay ở đầu giường để giật nốt cái bát cháo mẻ của họ?
Mấy “nhời” của những kẻ chuẩn bị trở về với cát bụi, chả biết khôn hay dại, chỉ mong rằng đừng ai nuốt những giọt nước mắt cay đắng đó vào lòng mà nghẹn họng thành tiếng nấc như ngài TBT (!). Đau lòng lắm, mẹ Việt nam ơi!
Ngày 17/10/2012
N.D.P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét