Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Tin nóng - Tiếp tục đề tài Hậu Hội nghị TW6

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng nhưng không trực tiếp chỉ trích thủ tướng

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước

AFP/Washington Post
HÀ NỘI, Việt Nam – Các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc hội nghị kéo dài hai tuần hôm thứ Hai mà không trực tiếp chỉ trích thủ tướng, và dường như ông sẽ tiếp tục ngồi lại vị trí cũ trong những ngày tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải chịu nhiều áp lực bước vào cuộc họp Ủy ban Trung ương đảng vì các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và suy thoái trong nền kinh tế một thời nóng nhất khu vực. Một số nhà phân tích đã dự đoán rằng ông Dũng có thể bị buộc phải từ chức trong cuộc họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Hai rằng đảng “thành thật thừa nhận” các sai lầm liên quan đến tham nhũng trong một số cán bộ đảng viên. Ông đã không nói thêm các chi tiết cụ thể. Tuyên bố này được xem như là một lời khiển trách đối với ông Dũng, nhưng đó không phải cách chỉ trích trực tiếp mà một số đảng viên ưu tú muốn tiến hành.
Ông Dũng được bổ nhiệm vào chức vụ thủ tướng năm 2006 trong bối cảnh hy vọng rằng ông sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Nhưng những hy vọng đó đã phai nhạt sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008. Các trang blog đã lên tiếng chỉ trích ông Dũng mang tính gia đình trị cũng như các vấn đề liên quan đến tham nhũng khác. Hiện ông phải chịu nhiều áp lực đối với việc kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước cùng với số nợ hàng triệu đô la trong ngành ngân hàng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Dũng, chính phủ Việt Nam đã tăng cường các chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ. Một số người cũng đã bị bắt giữ trong thời gian vừa qua.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

 

Đảng xin lỗi nhưng ‘cuộc tranh giành quyền lực vẫn tiếp tục’

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước

K. Oanh Hà/Daniel Ten Kate/Peter Hirschberg,
Bloomberg News
Vừa qua sau khi Hội nghị Trung ương 6 kết thúc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng xin lỗi, quyết định không trừng phạt một đồng chí cao cấp và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục vị trí cũ sau khi bị các trang mạng trực tuyến công kích ông. Trong khi đó thì thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh nhất trong vòng một tháng qua.
“Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trên đài phát thanh và truyền hình nhà nước hôm thứ Hai. “Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó”.

175 thành viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó họ có quyền miễn nhiệm các lãnh đạo hàng đầu, đã tha bổng 14 Uỷ viên Bộ Chính trị và một thành viên xứng đáng bị trừng phạt, ông Trọng nói. Thị trường chứng khoán đã tăng lần đầu tiên trong bốn ngày sau khi bài phát biểu của ông Trọng được công bố, đánh dấu kết thúc cuộc họp kéo dài hai tuần nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của đảng và các lãnh đạo – bao gồm cả ông Dũng.
Các lãnh đạo Việt Nam đang vật lộn trong việc thực hiện những cam kết cắt giảm bớt vai trò của chính phủ trong nền kinh tế giữa lúc nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước làm ảnh hướng đến xếp hạng tín dụng trong thời gian qua. Theo Carlyle Thayer, giáo sư chính trị tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, thì kết quả đã dẫn đến việc ông Dũng bị trừng phạt và có nhiều tín hiệu sự hỗn loạn vẫn còn tiếp diễn trong những ngày tới tại đất nước một đảng này.
‘Không lấy máu’
“Tình hình ở Việt Nam lâu nay là luôn luôn duy trì sự ổn định”, giáo sư Thayer, người đã viết về đất nước trong ba thập kỷ qua. “Loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục gây bất ổn khủng khiếp và điều này sẽ đã làm nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, xác thịt thì có nhưng họ không được phép lấy máu”.
Chỉ số VN Index (VNINDEX) tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 1,6% lên 397,92 điểm vào 11:30 sáng ngày thứ Ba. Đây là lần chỉ số VN Index tăng nhiều nhất kể từ ngày 14 tháng Chín. Tiền đồng cũng được thay đổi đôi chút.
“Tình trạng không bất ổn phần nào đã được loại bỏ khỏi tâm trí của người dân, vì vậy thị trường tăng giá cũng không phải là điều bất ngờ. Giờ đây thì các nhà đầu tư có thể thấy bức tranh rõ ràng hơn và có thể dự đoán trước các chính sách và đầu tư”, ông Attila Vajda, phân tích gia tại ngân hàng ACB có trụ sử ở thành phố Hồ Chí Minh nói.
Tháng rồi Moody’s đã cắt giảm mức tín nhiệm trái phiếu của Việt Nam xuống còn B2, năm bậc thấp hơn mức đối với mức đầu tư, đưa nước này vào tình trạng “nguy cơ cao” và chính phủ sẽ cần phải gánh các khoản chi phí khi các ngân hàng điều chỉnh vốn. Nền kinh tế tại đây dự đoán sẽ có mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 sau nhiều năm tín dụng giá rẻ dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng tăng lên mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đại tu ngành ngân hàng
Việt Nam cần phải đại tu lại hệ thống ngân hàng và ổn định nền kinh tế để cải thiện môi trường đầu tư, ông Trọng nói. Uỷ ban Trung ương kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước kết thúc đầu tư vào các lĩnh vực không phải chuyên ngành của họ cũng như bán cổ phần trong các công ty mà chính phủ sở hữu ít hơn 50% vào năm 2015.
Các tập đoàn nhà nước cần phải được cải tổ lại thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, ông Trọng nói. Uỷ ban Trung ương nhắc lại dự báo tăng trưởng 5,2% trong năm nay và lạm phát cuối năm 2013 ở mức 7% đến 8%.
Những tai ương kinh tế đã dẫn đến các cuộc công kích chống lại ông Dũng, năm nay 62 tuổi, vì ông đã thất bại trong việc giám sát các công ty nhà nước. Tháng trước, ông đã ra lệnh cho các Bộ nói với nhân viên tránh đọc hai trang blog trực tuyến là Quan Lâm Bảo và Dân Làm Báo, trong đó cả hai đều có các bài viết chỉ trích ông và gia đình ông nặng nề.
Tăng trưởng tín dụng
Moody’s cho biết rằng sau khi ông Dũng lên nắm quyền vào năm 2006, tổng sản phẩm quốc nội tăng trung bình khoảng 6,5% trong năm năm liên tiếp vì tăng trưởng tín dụng đã “vượt xa” kinh tế. Cựu giám đốc ngân hàng trung ương đã phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi Vinashin, công ty đóng tàu lớn nhất đất nước, và Vinalines, đã trở thành gánh nặng nợ nặng nhất trong nền kinh tế Việt Nam.
Uỷ ban Trung ương đã thiếu sự giám sát đối với các lãnh đạo công ty nhà nước, đặc biệt là Vinashin và Vinalines, để “hoạt động không có hiệu quả và hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại lớn và hậu quả rất nghiêm trọng”, ông Trọng nói trong bài phát biểu bế mạc. “Kế hoạch tái cơ cấu công ty nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và giải quyết”, ông nói.
Tham nhũng và các vụ bắt giữ
Theo các cuộc điều tra hàng năm của Tổ chức Minh bạch quốc tế thì hơn 60% dân số cảm thấy rằng tham nhũng ở Việt Nam đã gia tăng từ năm 2007 đến 2010.
Tháng trước công an đã bắt giữ cựu Chủ tịch của Vinalines vì làm giả các hợp đồng, một phần trong các cáo buộc đối với cựu giám đốc điều hành này và buộc ông phải nhận trách nhiệm về quản lý yếu kém tại các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Vào tháng Tám, công an cũng đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập Ngân hàng Thương mại châu Á – một trong những ngân hàng không thuộc quyền sở hữu của chính phủ lớn nhất tại Việt Nam.
Các tín hiệu đối với quyết định ngày hôm qua cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực giữa ông Dũng và các đối thủ của ông sẽ còn tiếp tục, có khả năng làm phức tạp thêm những nỗ lực để vực dậy hệ thống tài chính, Joshua Matthews, một nhà phân tích đầu tư cao cấp tại Fundamental Value Partners ở Hồng Kông chia sẻ.
“Nguy cơ là không ai bước ra rõ ràng và họ chỉ tiếp tục công việc như trước”, ông nói qua điện thoại. “Đó là chính sách mà không có sự ủng hộ đầy đủ của nhà nước, ví dụ, một nhóm trong chính phủ đang cố gắng làm sạch lại lĩnh vực ngân hàng nhưng đang gặp phải rất nhiều vật cản. Nếu bạn có đủ mối quan hệ để có được một giấy phép [thành lập] ngân hàng thì bạn sẽ có rất nhiều người giúp bạn bảo vệ nó”.
‘Hệ thống quen biết’
Theo ông Tường Vũ, giáo sư tại Đại học Oregon, thì hai đối thủ chính của ông Dũng là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trọng, đang sử dụng cuộc suy thoái kinh tế mới nhất để thách thức sự lãnh đạo của ông Dũng. Các hệ thống cạnh tranh trong đảng đang ganh đua nhau để giành quyền lực và tiền bạc đến từ các nguồn bán hàng, dự án xây dựng và giấy phép độc quyền trong các ngành công nghiệp như ngân hàng và năng lượng, ông nói thêm.
“Các cuộc đấu tranh phe nhóm đã luôn tồn tại trong đảng, nhưng nó chưa bao giờ được đưa ra ngoài quần chúng như thế này”, ông Vũ viết trong một e-mail. “Ở một mức độ nào đó có thể là do Internet, nhưng một thực tế quan trọng vẫn là các hệ thống quen biết và liên quan đến các cơ quan kinh tế lớn”.
Theo Tổng cục Thống kê thì năm ngoái, khu vực [doanh nghiệp] chính phủ chiếm 1/3 của nền kinh tế, giảm xuống từ mức 38% vào năm 2005, với các công ty nhà nước đầu tư nhiều hơn vào các khu vực tư nhân so với các doanh nghiệp địa phương. Các dữ liệu hiện nay cho thấy các doanh nghiệp được điều hành bởi chính phủ sản xuất khoảng 21% trong tổng số thu ngân sách qua chín tháng đầu năm nay.
Tính hợp pháp của Đảng [Cộng sản Việt Nam]
Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản tại một cuộc họp năm 1930 ở Hồng Kông, và đưa đảng này lên nắm quyền thông qua các cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, giết chết hàng triệu người Việt Nam. Bản Hiến pháp hiện hành nêu rằng Đảng Cộng sản “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Thông qua tổ chức cấp địa phương và cả nước thì Đảng đã chiếm 499 ghế trong Quốc hội, và Quốc hội đã bầu chủ tịch nước  và thủ tướng.
Khả năng để đảng làm cho cuộc sống của 90 triệu dân trở nên tốt đẹp hơn là tâm điểm với mục đích nhằm cố gắng duy trì tính hợp pháp. Để thực hiện mục tiêu này thì đảng đã phải bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng chính kiến. Hiện nay có 5 nhà báo và 19 blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, bao gồm cả hai người vừa bị kết án tù 6 năm vào tháng Tám vừa qua vì tội tuyên truyền [chống nhà nước]. Phóng viên Không Biên giới cho biết hồi tháng trước rằng các con số này tại Việt Nam vẫn nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, ngoại trừ Trung Quốc và Iran.
“Công dân có thể nhân nhượng hơn đối với chế độ một đảng nếu họ liên tục giữ mức tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội”, Eddy Malesky, Phó Giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Duke nói. “Trong lịch sử, các chế độ không giữ được các điều trên đã phải đối mặt với bất ổn chính trị”.
Liên hệ với nhân viên Bloomberg News về bài viết này: K. Oanh Hà ở Hà Nội – oha3@bloomberg.net, Daniel Ten Kate ở Bangkok – dtenkate@bloomberg.net.
Liên hệ với biên tập viên chịu trách nhiệm về bài viết này: Peter Hirschberg –  phirschberg@bloomberg.net.
Tựa đề do CTV Phía Trước đặt.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/dang-xin-loi-nhung-cuoc-tranh-gianh-quyen-luc-van-tiep-tuc/

 

Kết quả Hội nghị Trung ương 6, nét ‘văn hóa’ XHCN

Tác giả:
Hội nghị 6 của Trung ương đảng CSVN mới kết thúc tại Hà Nội sau hai tuần căng thẳng và tuyệt mật. Hình như chưa có vở kịch chính trị nào gây được tác động cao độ như vở kịch Hội nghị 6! Từ dàng dựng sân khấu, kịch bản, kịch sĩ, khán giả đến yếu tố thời gian.
Như một con thủy quái trong chiếc ao làng đã bị mắc lưới và khán giả trên bờ chỉ chờ chực giây phút cuối, lưới được kéo lên, để chứng kiến tường tận mặt mũi con quái vật!
Và, mẻ lưới đã được kéo lên. Mọi người đều ồ ra. Kinh ngạc! Lưới bị rách toang hoác!
Mười năm đầu, sau 1975, cả nước Việt Nambị tàn phá tan hoang. Dân tình điêu đứng. Người bị lùa vô rừng. Người thì bơi ra biển. Sau năm tháng dài huynh đệ tương tàn, đã giết nhau vô bổ vì chiến tranh, bây giờ chết thêm vì đói. Chết vì bệnh tật. Chết vì lao tù. Chết vì bị khổ sai kiệt sức. Nổi bật giữa chết chóc tang thương đó là những cái loa phóng thanh hết cỡ, những báo chí, những bản nhạc ca ngợi chiến thắng ầm ĩ. Ca ngợi “Đảng ta”. Ca ngợi chủ nghĩa vô địch “bách chiến bách thắng”. Những bài ca ‘hát trên những xác người’ đó chẳng những phải nghe bằng tai mà còn phải chứng kiến bằng mắt. Từ đầu phố đến cuối thôn nhan nhản pano “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”!
Thế giới chứng kiến cũng bàng hoàng nên đã nối vòng tay lớn lo Cứu nguy Người Vượt biển. Trong lúc đó kẻ chủ xướng đẩy người ra khơi lại trúng lớn. Mùa gặt vàng! Mười sáu tấn vàng thời VNCH để lại, lãnh đạo đã chia nhau chẳng thấm tháp gì thì bấy giờ là thời điểm chia thêm vàng ròng mới thu được.
Và, cứ thế, con đường hoạn lộ của kẻ trực tiếp chỉ huy mùa thu gặt vàng bắt đầu!
“Đảng ta” đã đầu tư đúng người!
Từ sau năm 1986, qua thời kỳ vàng ròng là thời kỳ Tư Bản. Thế giới bắt đầu đổ tiền của đầu tư vào ViệtNam. Tài nguyên, biển, đảo, đất đai, cộng thêm sức cần cù lao động của nông dân, công nhân nghèo khó, “Đảng ta” đem đánh đổi tất cả cho Trung Cộng và Tư Bản để chia chác lợi nhuận. Cũng chẳng cần che dấu, bất cứ nơi nào cơ ngơi của “Đảng ta” cũng bề thế hơn của chính phủ. Đảng ủy, Chính trị viên bao giờ cũng nắm trọn quyền lực. Tài sản của đảng viên, viên chức, con cái và gia đình giàu nứt đố đổ vách trước sự cùng khốn của cả ¾ dân số cả nước. Kỳ công nầy là phần thưởng tự chia chác của tầng lớp cai trị và phe cánh.
Và, còn bao nhiêu hệ lụy khác từ mấy chục năm tròng tréo nên đem “ông X” [1] ra kỷ luật thì Đảng chẳng những cởi áo cho người xem lưng mà còn tự chặt tay chân của chính mình!
Công của “một Ủy viên Bộ Chính trị” dù to lớn đến thế nhưng cũng có thể bị nêu đích danh và kỷ luật nếu được cha đẻ của “Đảng ta” từ ngày khai sinh chấp thuận!
Gần 40 năm sau khi cướp được miềnNam, cả nước đang nợ nần chồng chất. Tư bản Đỏ càng giàu sụ thì người dân càng nghèo đi. Nhưng thuế, nợ vay của Tư Bản thì người ViệtNamphải gánh chịu. Nai lưng ra trả từ thế hệ nầy cho đến thế hệ khác.
Văn hóa, tín ngưỡng, giáo dục là nền tảng của xã hội thì phá hủy đến tận gốc rễ để thay vào đó đủ loại tạp nhạp. Bậc tu hành thuần túy bị đày ải. Đồi trụy, mê tín quốc doanh thì nhân rộng. Quốc doanh nhà thờ được xây cao, chùa được làm lớn, miếu, đền được sơn phết để phát triển mê tín. Giới chức “Đảng ta” rủ rê đồng bóng, tung tiền của để hối lộ thần linh, mua quan bán chức.
Quân đội và công an thay vì chuyên lo về an ninh tổ quốc, trật tự xã hội lại dùng trấn áp người biểu tình yêu nước phản đối Tàu cộng xâm lược, đàn áp dân oan khiếu kiện vì bị mất đất, mất nhà!
Một đất nước bị bật gốc từ nền tảng, kinh tế tan hoang, nợ nần chồng chất [2],
hệ thống ngân hàng đang có nguy cơ bị sụp đổ mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại được đề cử ‘chiến sĩ thi đua’ [3] ..
Thế nhưng “Đảng ta” vẫn là lãnh đạo tuyệt đối!
“Đảng lãnh đạo toàn diện và quốc hội được cho tăng cường giám sát” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu như thế hôm qua! [4]
Cả tập thể 175 Ủy viên Trung ương “Đảng ta” sau 15 ngày nhóm họp cũng không dám nêu đích danh, chỉ gọi khơi khơi là “một Ủy viên Bộ Chính trị” bị đề nghị kỷ luật, thế mà sáng nay ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại xúi dân đừng sợ bị “trù úm” mà tiếp tay tố cáo chống tham nhũng! [1]
Hai nhân vật chính “Thực thi Nghị Quyết 4 Đại hội Đảng” vừa tổ chức xong Hội nghị 6 đã phát ngôn như thế trong lúc Hiếp pháp Việt Nam ghi rõ: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất” thì, hoặc là người dân không hiểu loại ngôn ngữ đặc thù của Hiến pháp Việt Nam, hoặc chính lãnh tụ cao nhất nước nói liều!
Trong lúc dư luận sôi sục về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ‘đi hay ở’ thì ngày 20/9/2012, nhân cơ hội dự Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại ASEAN tại Nam Ninh, Trung Quốc, ông đã trực tiếp diện kiến ông Tập Cận Bình, một nhân vật được dự trù sẽ lên lãnh đạo cao nhất Trung Cộng vào tháng 11 tới. Cái bắt tay lạ lùng nầy tự nó đã nói lên toàn bộ bản chất của chế độ CSVN hiện tại!
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị lật đổ thì chắc chắn ông Tập Cận Bình đã không bao giờ cho gặp! Chính cái bắt tay nầy là con dấu, là “triện son”, cho phép ông Nguyễn Tấn Dũng tại vị! [5]
Vì thế, nếu Trung ương đảng CSVN có muốn thay đổi ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không dám! Cho nên kết quả của Hội nghị 6 biến thành một vở bi hài kịch. Bây giờ vở bi hài kịch nầy có xoa dịu được công luận đang phẫn uất hay không(?) hay lại tạo cơ hội cho người ViệtNambày tỏ quyết tâm và dứt khoát hơn với đảng CSVN, cái đó chỉ còn yếu tố thời gian!
Riêng đảng CSVN đối với người Việt Nam đã rõ ràng là một thái độ lì lợm.
Và lì lợm chính là loại văn hóa mới, văn hóa Xã hội Chủ nghĩa!
Qua sự kiện nầy, người Việt Nam phải được sáng mắt! Con thủy quái vẫn còn nguyên đó, trong cái ao làng! Muốn bủa lưới bắt nó và vây cánh phải là quyết định riêng của chính người ViệtNam!
Mọi lập luận chế độ CSVN sẽ tự chuyển hóa đều hoang tưởng!
(Oct 17th, 2012)
© Hồ Phú Bông
© Đàn Chim Việt
________________________________________________________________
[1]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121017_truongtansang_voters.shtml
[2] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121016_opinions_vn_party.shtml
[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121017_nguyenvanbinh_nomination.shtml
[4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121017_vn_party_ruling_moves.shtml
[5] http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandan-online/homepage/politics/external-relations/prime-minister-vietnam-treasures-ties-with-china-1.368554

(đã đọc vần thơ của Tố Hữu chưa nhỉ: Đảng ta đó trăm tay ngàn mắt.... => KHông biết đó là sinh vật gì nữa)

Chống tham nhũng, phải sửa lỗi hệ thống’


Giáo sư Tương Lai
Cựu Viện trưởng Viện Xã hội học
Cập nhật: 10:50 GMT – thứ sáu, 19 tháng 10, 2012  – BBC
Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6
Ngay từ đầu, tôi đã tiên liệu diễn biến Hội nghị Trung ương 6 sẽ như thế thôi, mặc dù rất nhiều người tranh luận, hy vọng sẽ có kết quả nào đó.
Mục tiêu của hội nghị, qua sự dọn đường dư luận trước đó của các trang mạng chính thức, phi chính thức như ‘Quan làm báo, Dân làm báo, Vua làm báo…’, như để cho một cuộc thanh toán quyết liệt. Người ta muốn hạ bệ một nhân vật mà vấ đề tham nhũng chính là vấn đề người dân dễ thấy nhất, bức xúc nhất. Dựa vào sự phẫn nộ của toàn dân,người ta cần chém tế cờ một người để lấy lại uy tín của những người lãnh đạo, để phần nào giữ lại niềm tin của dân. Nhưng điều đó đã không thực hiện được. Bộ Chính trị nhất trí 100%, nhưng Trung ương phủ quyết.
Dàn dựng vụng về
Ý định kỷ luật Bộ Chính trị cũng là sự dàn dựng vụng về, chủ yếu là tập trung kỷ luật cái ông ủy viên Bộ Chính trị mà họ nhập nhằng không nói tên mà ai cũng biết. Như vậy, một việc lẽ ra cần thanh thiên bạch nhật, cũng không dám nói rành rọt. Nó cho thấy tương quan lực lượng đấu đá nội bộ vẫn chưa phân ngã ngũ, vì thế kết quả đó, với những người thức thời, chẳng có gì ngạc nhiên.
Những người bức xúc, thực ra rất đáng trọng, họ muốn kỳ này trị anh tham nhũng. Tôi cũng muốn trị tham nhũng. Nhưng phân tích khách quan, tham nhũng nằm ngay trong cơ chế của thể chế chính trị này. Ví dụ, Vinashin, Vinalines là trách nhiệm rõ của Thủ tướng. Nhưng xác định kinh tế nhà nước chủ đạo, phải có nắm đấm quốc doanh để giữ Chủ nghĩa Xã hội, là đường lối chung của Đảng.
Các vụ cướp đất cho dự án gây phẫn nộ lớn, vẫn còn âm ỉ, đâu chỉ là Ecopark hay gì gì đấy, của một nhân vật nào. Gốc gác của nó là quan điểm đất đai sở hữu toàn dân. Mới họp cử tri tuần này, ông Tổng Bí thư còn hùng hồn nhắc lại.
Vụ Vinashin chỉ là một biểu hiện của khủng hoảng cơ chế?
Không thể chữa hiện tượng mà phải là bản chất. Phải thay đổi nhận thức về kinh tế thị trường, sở hữu toàn dân. Chính đó là nguồn gốc tham nhũng hiện nay.
Pháp luật như trò hề, muốn xử thế nào thì xử, là vì nhà nước pháp quyền này lại là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố không chấp nhận tam quyền phân lập, nhưng đó đâu phải là sản phẩm của nhà nước tư sản, mà là thành tựu của nền văn minh. Ông Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nên ngay trong Tuyên ngôn Độc lập, ông khẳng định về nội dung của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khi trích dẫn tuyên ngôn của Hoa Kỳ và tuyên ngôn dân quyền của Cách mạng Pháp, đặt thể chế Việt Nam trong quỹ đạo chung của loài người. Không ai được ngồi trên pháp luật.
Nhưng những nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã bị vứt bỏ khi một nghị quyết Bộ Chính trị cũng thay đổi được vấn đề. Ví dụ chuyện quy hoạch Hà Nội hay phá Hội trường Ba Đình. Rồi thì tùy tiện bỏ tù những người không bạo động, chỉ phát biểu về tư tưởng.
Không xây dựng nhà nước pháp quyền, chính đó mới là nguồn cơn của tham nhũng, tùy tiện quy hoạch cướp đất của dân. Là nguồn cơn của các thế lực tài chính không khác gì mafia. Nếu không có tiếp tay của chính quyền thì không có mafia. Chính quyền ở đây là cả thể chế.
“Từ lâu người ta nói phê và tự phê là quy luật phát triển của Đảng. Nhưng tôi chứng kiến, chưa thấy quy luật đó phát triển như thế nào. Tôi chỉ thấy người ta ngồi vào hội nghị nói rất hay trước mặt nhau, nhưng ra khỏi Hội Nghị thì rồi vở kịch cũng hạ màn.”
Tôi chả có cảm xúc gì về hội nghị vì tôi quá buồn, quá thất vọng vì dù sao cũng muốn nhen nhóm hy vọng về đổi mới, để giảm bớt bức xúc của người dân, trong đó có cá nhân tôi. Nhưng kết quả là số Không. Bây giờ ho chữa cháy bằng cách đi gặp cử tri, nói năng rất hay. Nói cạnh nói khóe nhau cũng có, nói công khai cũng có. Nhưng diễn kịch thì lại càng làm mất lòng dân hơn.
Từ lâu người ta nói phê và tự phê là quy luật phát triển của Đảng. Nhưng tôi chứng kiến, chưa thấy quy luật đó phát triển như thế nào. Tôi chỉ thấy người ta ngồi vào hội nghị nói rất hay trước mặt nhau, nhưng ra khỏi Hội Nghị thì rồi vở kịch cũng hạ màn.
Trước đây, tôi có bài đăng trên báo chính thống, với tựa Đạo đức là sự bất lực đưa ra hành động. Tôi viết khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn lời Ludwig Andreas Feuerbach, nói rằng người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Tôi nhắc lại rằng chính C. Mác đã từng phê phán đạo đức do L. Foiơbach đề xướng: “Đạo đức là sự bất lực đưa ra hành động”! Vì vậy tôi không nói gì thêm về câu hỏi phê và tự phê của anh nữa.
Lấy lại lòng tin?
Diễn biến sắp tới thế nào phụ thuộc liệu người ta có nhận ra vở diễn vừa rồi đã thất bại và lòng tin của dân càng mất nhiều hơn. Cách tốt nhất là làm gì đó để lấy lại niềm tin. Cái gì đó không phải là nói suông, mà là hành động.
Cách phân biệt chính tà lúc này là thái độ với kẻ xâm lược. Biển Đông dậy sóng như thế, Trung Quốc mừng Quốc khánh tại Tam Sa, lãnh thổ của ta, đó là nỗi nhục và đau đớn cho những người Việt có lương tri. Khi lãnh đạo biết phát động tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước, đấy là cách lấy lại niềm tin của dân, và từ đó thay đổi hành xử với dân.
Nếu không, đất nước này sẽ tìm giải pháp khác. Tôi xin dẫn lại lời một kiến trúc sư người Pháp nói với tôi cách đây 16, 17 năm. Ông Edouard De Penguilly: “Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.” Tôi tin vào sức mạnh của dân tộc. Dân tộc này không bao giờ cúi đầu trước thế lực cường quyền nào. Và bao giờ dân tộc này cũng tìm ra được giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Bình luận của Giáo sư Tương Lai được ghi lại dựa trên cuộc phỏng vấn với BBC ngày 18/10/2012.

Con gái Thủ tướng trách blog ‘phản động’

Cập nhật: 10:18 GMT – thứ sáu, 19 tháng 10, 2012 – BBC
Nguyễn Thanh PhượngBà Phượng nói dư luận khắt khe ‘đôi khi’ đã phủ nhận các nỗ lực cá nhân của bà
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lên án ‘một vài blog’ phản động đã bôi nhọ bà trong vụ Ecopark Văn Giang và cũng nói bà sớm được ‘giải oan’ trong cáo buộc khác liên quan tới Sacombank.

Trả lời phỏng vấn tờ Đầu tư Chứng khoán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, bà Phượng nói:
“Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình.
“Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!”
Trong số các vụ bà nói bị vu oan có dự án Ecopark Văn Giang và ngân hàng Sacombank.
Đây là lần đầu tiên bà Nguyễn Thanh Phượng xuất hiện trên báo chí từ khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6, nơi người cha, đương kim Thủ tướng, tiếp tục nhận được tín nhiệm của đa số trong Trung ương Đảng.
Liên quan tới vụ Văn Giang, bà Phượng nói Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên năm 2003 và tham gia vào Ecopark hoàn toàn khác với Công ty cổ phần bất động sản Việt Nam thành lập năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Phượng Bấm bình luận: “Tuy nhiên, câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng Công ty Bất động sản Refico tham gia thành lập CTCP Bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại TP. HCM để tham gia một dự án cũng tại TP. HCM.
“Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này.”
Sẽ được “giải oan”
Liên quan tới tin đồn bà đứng sau vụ thâu tóm Sacombank, con gái Thủ tướng nói:
“Cá nhân tôi và Ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không…
“Bản thân anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT của Eximbank, với tư cách là “người trong cuộc” của thương vụ này, đã không dưới một lần khẳng định rằng, tôi và Bản Việt hoàn toàn không liên quan trong toàn bộ câu chuyện này dưới bất cứ hình thức nào…
Bà Nguyễn Thanh Phượng khẳng định không liên quan dự án gây tranh cãi Ecopark

“Tôi nghĩ rồi một thời gian ngắn nữa thôi, mọi người cũng sẽ biết rõ nhiều sự việc liên quan đến Sacombank… Nhưng nói thật, cái quan niệm cứ thấy phi vụ nào “hoành tráng” là mọi người cho rằng, phải có tên tuổi “hoành tráng” tham gia hoặc “chống lưng” đằng sau thì mới thực hiện được đã vô tình tạo ra biết bao điều tiếng không có thực cho rất nhiều người.
“Điều này đang dần trở thành định kiến và trường hợp của tôi không là ngoại lệ. Nhưng tôi tin rằng, rồi thời gian sẽ “giải oan” cho tôi và sự thật sẽ nói lên tất cả…”
Bà Phượng cũng cho biết bà là “cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng [Bản Việt, nơi bà là Chủ tịch hội đồng quản trị] với 4,9%.
Theo báo cáo tài chính năm 2011 của Bản Việt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng này là hơn 3.300 tỷ đồng.
Báo cáo này cũng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bản Việt trong năm 2011 đã tăng 379%, từ con số 75 tỷ của năm 2010 lên 360 tỷ.
‘Mệt mỏi cùng cực’
Bà Phượng cũng nói với Đầu tư Chứng khoán rằng bà chịu “áp lực” vì là con gái Thủ tướng từ khi đi học trong đó có những năm học ngành tài chính – ngân hàng ở Đại học Kinh tế Quốc dân:
“Từ lúc bắt đầu đi học, tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình.
“Được điểm tốt thì có tiếng xì xào là vì “con ông lớn” nên được nâng đỡ.
“Cũng có lúc bị điểm xấu thì bị nói sau lưng là vì “con quan” nên mới ỷ lại, chẳng lo học hành.
“Tôi không phủ nhận mình có những lợi thế nhất định, nhưng chắc chắn những ai làm kinh doanh ở xứ sở này sẽ hiểu là có phải con nhà quan chức là dễ dàng hơn hay không.
“Sự quan tâm của số đông luôn gắn với những quan điểm và dư luận có phần khắt khe [và điều này] không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.”
Nguyễn Thanh Phượng
“Tôi phải khẳng định là tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí là có những bất lợi hơn và tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn để có thể theo đuổi sự nghiệp này.
“Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình. Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!”
Bà Phượng cũng nói bà “chưa bao giờ nghĩ là mình đã thành đạt trong sự nghiệp” và nói sự dõi theo của dư luận “không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.”
Cha của bà Phượng, ông Nguyễn Tấn Dũng, gần đây chịu nhiều sức ép trong đó có việc bị cho là người đã bị Bộ chính trị đề nghị Ban chấp hành trung ương kỷ luật.

Thủ tướng và cái giá của sự ‘ngạo mạn’

Nhật Bình
Gửi cho BBC từ London
Cập nhật: 14:48 GMT – thứ năm, 18 tháng 10, 2012
Nguyễn Tấn Dũng
Việt Nam của năm 2012 là đất nước chìm trong khối nợ xấu khổng lồ, bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng, khối quốc doanh yếu kém, những doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và sự thao túng nền kinh tế của các nhóm lợi ích.
Trong bối cảnh đó, những năm qua nhiều ý kiến chỉ trích đã hướng về phía thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng vì quản lý lỏng lẻo và chủ nghĩa bè phái, với cao trào là Hội nghị Trung ương 6 vừa bế mạc ngày 15/10.
Bài viết nhìn lại về một vài dấu ấn của ông lên nền kinh tế Việt Nam từ lúc nhậm chức hồi năm 2006.

“Thủ tướng hiện đại”

Từ góc nhìn của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, ông Dũng là “Thủ tướng hiện đại đầu tiên của Việt Nam”.
Là người mà Thayer gọi là “kinh tế gia theo chủ nghĩa dân tộc”, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu trong việc giám sát tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ năm 2006 và là người lãnh đạo cao cấp trong việc lèo lái và thỏa thuận với các chính khách và nhà đầu tư nước ngoài.
Ngay từ lúc nhậm chức, ưu tiên hàng đầu của ông là hỗ trợ xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm hải sản và may mặc; ngoài ra còn có phát triển những nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ví dụ như thủy năng và năng lượng hạt nhân.
Ngoài ra, việc đầu tư vào những công trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất của chính phủ cho thấy xu hướng muốn tách dần ra khỏi việc xuất khẩu tài nguyên dạng thô bằng cách trang bị cho kinh tế nội địa khả năng chế biến trước khi xuất khẩu nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận xét về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ của thủ tướng, giáo sư Carl Thayer nói: “Khi Việt Nam phải gánh chịu khủng hoảng hồi năm 2008, thủ tướng đã đề xuất và thực hiện gói kích cầu để tạo một lá chắn khá tốt cho Việt Nam.”
Một ý kiến khác từ chuyên gia Châu Á của hãng phân tích ONDD, ông Raphael Cecchi thì cho rằng “Nghị quyết số 11 của chính phủ vào năm ngoái đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể, kiềm chế thành công lạm phát”.

‘Ngạo mạn’

Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát và kinh tế yếu kém trong vài năm qua.
Là “một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng”, tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận.
Để giúp tiến hành cải cách kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính. Đến khi thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm, ông đưa tổ chuyên gia này lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ.
Thế nhưng ngay khi nhậm chức, ông Dũng đã giải thể ban nghiên cứu này qua Quyết định số 1008/QĐ-TTg (ban hành ngày 28/7/2006).
“Ông Dũng đã loại bỏ đội ngũ cố vấn của thế hệ đi trước và thay vào đó bằng một mạng lưới bè phái của riêng mình” – Giáo sư Carl Thayer nhận xét.
Sự ngạo mạn này còn được cho là thể hiện qua cách ông đề bạt nhân sự.
“Chỉ cần nhìn cách thủ tướng đề bạt người nhà và những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đủ thấy ông tự tin thế nào vào sức mạnh vây cánh của mình.” Một người có quan hệ cấp cao trong bộ máy Đảng Cộng sản bình luận với BBC.
“Thực ra ngay từ lúc đầu của Hội nghị Trung ương, những người trong cuộc đều biết rằng cả ông và những người thân tín của ông trong Đảng sẽ không mất chức. Tin đồn rằng thủ tướng bị cách chức chứng tỏ dư luận vẫn còn quá ngây thơ”, người muốn ẩn danh này nói thêm.
Thói quen bỏ ngoài tai những lời khuyên can đã trở thành một điều được nói đến thường xuyên của chính phủ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có những lời khuyên can về sự bành trướng của mô hình Tập đoàn Nhà nước, những đầu tư công thiếu hiệu quả, làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng môi trường cũng như sự bùng nổ của tăng trưởng tín dụng từ những kinh tế gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các lãnh đạo và cựu lãnh đạo quốc gia mà tiêu biểu có tướng Võ Nguyên Giáp, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Tín đồ của tăng trưởng nóng

Ông Dũng có tham vọng biến Vinashin thành tập đoàn mạnh cấp khu vực.
Sai lầm lớn nhất của Thủ tướng Dũng là đã theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, lấy trọng tâm là khối quốc doanh trong lúc nền kinh tế đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất khu vực trong suốt một thập niên qua.
Không ít các ý kiến cho rằng với tham vọng tăng trưởng thần kỳ, việc ông Dũng xây dựng các tập đoàn Nhà nước lấy ý tưởng từ Bấm mô hình Chaebol của Nam Hàn để trang bị cho nền kinh tế những ‘cú đấm thép’ là không có gì đáng ngạc nhiên.
Tương tự với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước của thủ tướng được ưu đãi những khối tín dụng khổng lồ, được đảm bảo từ phía chính phủ. Nếu tăng trưởng tín dụng trong những năm 90 chỉ có 20% thì đến năm 2010, mức này lên đến 136%. Tín dụng chủ yếu được bơm vào các doanh nghiệp Nhà nước và các thế lực đầu cơ chứng khoán, bất động sản.
Tuy nhiên khác với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước Việt Nam không được hình thành qua quá trình tích tụ vốn, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và không những không thay thế được nhập khẩu mà còn đẩy cán cân thương mại sang nhập siêu khi nhập khẩu quá nhiều vật liệu.
Không những thế, quyết định cho phép các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2006 – 2010 kèm theo sự quản lý yếu kém của thủ tướng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này lạm dụng nguồn cung cấp tín dụng dồi dào để phát triển đa ngành, lũng đoạn nền kinh tế nội địa với các công ty con làm ăn thua lỗ, khiến 70% nợ xấu trong tổng 200 nghìn tỷ nợ xấu tại các ngân hàng thuộc về khối quốc doanh.
“Điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng”
Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc
Thu hút vốn đầu tư và vay vốn lãi suất thấp từ Trung Quốc để khắc phục thâm hụt mậu dịch là một phần khác trong chiến lược tăng trưởng của thủ tướng; tuy nhiên điều này không những gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa hai nước mà còn khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Công thương thì trong 4 tháng đầu năm 2011, nhập siêu Việt Nam là gần 4,9 tỷ đôla, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 4 tỷ đôla.
Điều đáng chú ý là nhập siêu với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Dũng là ở mức 12,7 tỷ đôla, cao gấp 5 lần mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải.
Sự nhập siêu này được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách VEPR, đại học quốc gia Hà Nội lý giải là dưới thời thủ tướng Dũng, có đến 90% các dự án lớn, chủ yếu là công nghiệp thượng nguồn của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trụ cột với giá trị trúng thầu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đôla có nhà thầu là Trung Quốc.
Điều đáng chú ý ở đây, là các nhà thầu này thường chỉ sử dụng lao động và thiết bị đem từ Trung Quốc sang, dẫn đến việc Việt Nam không được hưởng chút lợi ích nào về lao động việc làm trong các thương vụ với Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng FDI của Việt Nam.
Để bù đắp cho sai lầm trong chính sách mậu dịch với Trung Quốc, chính phủ thủ tướng Dũng đã phải tìm kiếm những khoản FDI khác từ nước này để cân bằng cán cân thương mại, bất chấp những quan ngại về sự phá hoại môi trường và an ninh quốc phòng.
Tín dụng
Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với khu vực qua các năm
Dự án Bauxite Tây Nguyên mà tác giả David Pilling trong bài viết đăng ngày 6/5/2009 trên Financial Times gọi là sự ‘triều cống’ của Việt Nam để đổi lại khoản đầu tư 15 tỷ đôla nhằm giải quyết 11 tỷ đôla nhập siêu năm đó là một trong những dự án như vậy.
Để đảm bảo tăng trưởng, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng còn phải chỉ đạo thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án biệt thự, sân golf, công nghiệp.
Nhiều vụ trong số này đã trở thành cưỡng chế bạo lực, dẫn đến những vụ như Văn Giang hồi tháng Tư năm nay. Điều này khá giống với tình hình tại Trung Quốc trong bản báo cáo mới nhất của Ân xá Quốc tế.
Chỉ tính trong 5 năm từ 2006-2010, cả Việt Nam đã mất khoảng 200 nghìn ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, biệt thự, dẫn đến gần 2,5 triệu lao động mất việc và người nông dân có 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.

Lạm phát “quán quân” khu vực

Bất ổn vĩ mô đã kéo theo biến động trong khu vực ngân hàng Việt Nam
Không có nước nào trong khu vực hoặc thậm chí có điều kiện tương tự mà lạm phát liên tục cao hơn tăng trưởng như Việt Nam những năm qua
Hồi tháng 10/2007, trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là phó thủ tướng) tự tin khẳng định “chỉ tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2008 là khiêm tốn”. Thậm chí ông cho rằng trong điều kiện thuận lợi, khả năng tăng trưởng lên đến hai con số là hoàn toàn có thể.
Có lẽ lúc đó ông Hùng đã không lường trước rằng, thứ duy nhất tăng lên hai con số năm 2008 là … lạm phát.
Lạm phát năm 2007-2008 bùng nổ vì nhiều lý do, trong đó có sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, gia tăng giá cả của hàng hóa quốc tế và việc luồng đầu tư nước ngoài đổ vào ồ ạt sau khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 mà không có chính sách kiểm soát; kèm theo chính sách tiền tệ lỏng lẻo, thiếu linh hoạt cũng như tỷ giá cứng nhắc.
“”Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục”"
Geoffrey Cain, cây bút trên Foreign Policy
Ngân hàng Nhà nước lúc đó phải bơm tiền đồng vào nền kinh tế để giảm nhẹ áp lực tăng tỷ giá, làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát, đưa lạm phát tháng Tám năm 2008 lên mức 28,2%, cao nhất kể từ năm 1993, theo số liệu từ Tổng cục thống kê.
Không những thế, những chi tiêu công quá mức (chiếm khoảng 20% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương) thiếu hiệu quả, không tạo ra sản phẩm tương ứng, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như các khoản vay theo quan hệ và sự độc quyền giá xăng, điện khiến lạm phát như quả bom chỉ chực bùng nổ và thực tế đã tiếp tục leo lên 23,2%, mức cao nhất Châu Á trong tháng Tám năm 2011.
Cũng kể từ năm 2008, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn bị hạ thường xuyên nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn liên tục trượt mốc chỉ tiêu, với tăng trưởng trượt dốc từ mức 8,2% năm 2006 xuống còn 5,2% trong năm 2012 theo báo cáo tháng Mười của Ngân hàng Thế giới.

Đầu tư để kiếm lỗ?

Nguyễn tấn dũng
Thủ tướng Dũng trong những phút cuối diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một trong những dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên kinh tế Việt Nam là việc hướng đầu tư công vào những dự án hoặc có rất ít, hoặc không có chút giá trị kinh tế nào trong khi cả người dân lẫn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều than vãn về hạn chế cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong việc đo đạt hiểu quả đầu tư là Hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Mục đích của hệ số này là tính ra phải mất bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới tạo ra một đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả.
Nếu báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy ICOR dưới thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1991-1995 chỉ là 3,5 và tăng lên 3,9 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải thì dưới thời thủ tướng Dũng, hệ số ICOR tăng vọt lên 6,15 trong giai đoạn 2007-2008 và đến năm 2009 thì lên đến 8.
Dù con số này đến năm 2010 đã giảm xuống mức 6,9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đáng chú ý hơn, ICOR của khu vực Nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung trong khi đó, ICOR của khu vực ngoài Nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, chứng tỏ sự vượt trội trong hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra báo cáo của sứ quán Anh hồi tháng Sáu cũng chỉ ra khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008.
Chỉ cần lấy ví dụ những công trình mà thủ tướng đích tay ký như cảng Vân Phong, với tổng mức đầu tư 3,6 tỷ đôla và lễ khởi công hoành tráng tốn kém hơn 4,144 nghìn tỷ đồng giờ chỉ còn lại “114 cọc thép và một xà lan toàn những máy móc rỉ” (theo AP); những câu chuyện như sự tiêu phí 4 tỷ đôla của Vinashin hay các dự án bỏ hoang của Vinaconex thì cũng dễ hiểu tại sao cây bút Geoffrey Cain lại phải thốt lên “Việt Nam của năm 2012 là nơi có chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục” trong bài viết trên trang Foreign Policy hồi tháng Bảy.

Sau những thành tựu

Nỗ lực làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước của ông Nguyễn Phú Trọng được một số người đánh giá cao.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được “phong tặng” các danh hiệu nhất nhì bởi các tổ chức quốc tế.
Về kinh tế, Việt Nam là nước thứ nhì ASEAN từ dưới đếm lên trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo báo cáo tháng Chín của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tụt tổng cộng 16 bậc trong hai lần xếp hạng gần nhất của tổ chức này.
Báo cáo hồi tháng Sáu năm nay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chỉ ra rõ những cái ‘nhất’ khác của kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á những năm qua.
Đó là chưa kể đến những danh hiệu phi kinh tế khác như “nước bảo vệ động vật hoang dã tồi nhất” của Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WFF) hay vị trí 172/179 trong xếp hạng những nước thù địch tự do Internet của Tổ chứng phóng viên không biên giới (RSF).
Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười.
Trả lời về kết quả Hội nghị Trung ương Sáu sau buổi bế mạc ngày 15/10, giáo sư Carl Thayer nói:
“Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ Chính trị”
Giáo sư Carl Thayer
“Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.”
Nhận định về người có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Dũng, ông Thayer cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ chính trị.
“Nhiều người cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người khá trung lập trong quan hệ trong Đảng cộng sản. Tuy nhiên thực tế là ông Phúc là người rất thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” nguồn tin giấu tên có quan hệ cấp cao trong Đảng nói.
“Trong mắt ông Dũng, ông Phúc là người ‘dễ bảo’ và có đường lối ôn hòa.”
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống tại London, Anh quốc.

Nếu dân nói thẳng nói thật’

Cái đề bên Blog của Ông BVB :THÔI, CHẢ DẠI (!)

Bùi Văn Bồng
Viết từ Cần Thơ
Cập nhật: 09:34 GMT – thứ sáu, 19 tháng 10, 2012 – BBC
Chủ tịch nước Trương Tấn SangChủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ
Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
“Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng…,” ông kêu gọi.
Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng.
Nghề Chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc “vi hành” xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không?
Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: “Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.
Bàn dân thiên hạ biết rồi, thưa cụ Tổng, thấy quá rõ rồi, cũng rất quyết liệt nên phải kéo cả nửa tháng mà rồi cũng chưa đến đầu đến đũa theo ý định ban đầu, nhiều “cú sốc” bị bật lò xo ngược trở lại vào ngay mặ thượng cấp; nếu kéo dài ngày thêm thì thấy kỳ, phải “kết thúc, kết luận non” chung chung, u u minh minh vậy thôi!
“Quyết liệt” đến mức không dám nêu thẳng họ tên “một đồng chí”, và càng quyết liệt khi kết luận là chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, mặc dù Cụ Tổng nói là “rất thấm thía, day dứt”, lòng đau đến mức sắp bật khóc.
Ông Nguyễn Phú TrọngTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6
“Dưng mà”, những người mà ông muốn giáo dục đã có sạn trong đầu hết rồi, thời trẻ, khi sung sức không lo giáo dục, nay đầu hai thứ tóc cả còn “vừa học vừa làm” hay sao? Còn nếu làm gương nhân “sự kiện” này để giáo dục thế hệ sau, thì họ sẽ học ngay được câu: “Mình học theo các tiền bối mà hóa hay.
Cứ tham nhũng mạnh vào, cả đống luật cũng chẳng làm gì được, có sao đâu, chẳng phải hề hấn lo nghĩ gì!”.

‘Giáo dục, răn đe’ ai?

Còn ở Tp HCM, Trương Chủ tịch cũng lại về nơi “ngày xưa vinh hiển, quyền biến một phương” và lại cũng vội tổ chức gặp cử tri. Ông cũng tỏ ra thẳng thắn và rất chi là chân tình: Thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”.
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.

“Dân mà nói thẳng, nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là ‘ăn phải bã’ những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước.”
Bùi Văn Bồng
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Ô hay, sao Trương Chủ tịch lại nói vậy? Làm gì có kẻ nào len lỏi được vào Đảng và Nhà nước? Kết quả Hội nghị 6 vừa rồi chứng minh rõ, công khai cả thế giới biết rồi.
Chẳng qua chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe” thôi mà, vẫn “đoàn kết tốt, thương nhau trên tình đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ”, kể cả tiến bộ trong việc phải khôn khéo hơn, tiến bộ hơn trong “nghệ thuật, chiến thuật” ẵm hàng trăm nghìn tỉ của Nhà nước…Chưa gì đừng nghe bọn xấu xúi giục mà làm lộ phi vụ, lộ ra cả nhóm.
Ở phố tôi có một “kẻ xấu” khi còn đương chức mà dám phê bình cấp trên trực tiếp tham ô, móc ngoặc, bị liệt vào đảng viên kém, cán bộ xấu, cho hưu non rồi. Kẻ len lỏi chui vào ấy đã bị dẹp từ lâu rồi.
Chắc nay ông ta thấy sự “khoan hồng” của “tổ chức” khỏi bị nâng quan điểm, cũng là khỏi bị tra hỏi lên bờ xuống ruộng.
Giờ ông ta có “nói xấu lãnh đạo” nào đó thì cũng coi như cái đồ thứ dân, ai thèm nghe? Nếu như nền dân chủ của ta được nói thẳng nói thật như lý thuyết, như đường lối, như các vị phát biểu thì có lẽ đâu phải ra đời cái NQT.Ư 4?
Chính ông, ở tầm, cương vị như ông mà cũng không dám nói thẳng nói thật, không dám chỉ đích danh họ tên ai, mà cái tên đó cả thiên hạ đã thừa biết tỏng tòng tong, vậy mà ông chỉ dám nói “đồng chí X”, sao lại đi xúi dại người dân nói thẳng nói thật?
Nói về thống tham nhũng, khi nghe các cử tri hỏi rằng tại sao “tắm từ trên” ma làm sơ sơ, quấy qua như vậy, dưới sao tắm sạch? Tại sao càng chống thì tham nhũng càng thách thức với pháp luật, thủ đoạn tinh vi hơn, câu kết chặt hơn? Vậy hiệu quả ở đâu?… Trương Chủ tịch nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”.
Thì vưỡn! Ai chả biết như vậy! Nhưng xem ra hành động của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư như vừa rồi thì đúng là sự khỏa lấp, lẩn tránh của cả “một bộ phận không nhỏ”.
Đã là bộ phận không nhỏ thì tất nhiên tỉ lệ phiếu ủng hộ cho cái sai sẽ rất cao, trên 70% kia mà! Vậy Trương Chủ tịch nói mạnh đấy, còn hành động sẽ ra sao?
Nhưng, thưa ông Chủ tịch nước! Chưa gì mà trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về những biện pháp phải “ra tay” phải trấn áp “các thế lực thù địch”.

‘Nói thẳng, nói thật’

Dân mà nói thẳng nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là “ăn phải bã” những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước.
Dân cũng ngán ngại lắm. Tốt nhất 36 chước vẫn là im mồm cho yên thân. Thêm nữa, túi tiền người dân chẳng đủ mua rau, mua tương mà nói này nọ không khéo bị “quy chụp” chỉ có hại mà thôi.
Lãnh đạo Việt NamLãnh đạo kêu gọi dân nói thẳng, nói thật, nhưng Bộ Chính trị không nêu đích danh cán bộ tham nhũng
Lo kiếm tiền mà sống qua ngày. Mất công “chính chị chính em” để mang lại gì? Chẳng ai dại mà vạ miệng.
Hà Nội bị người ta dựng cảnh quay hình “người dân nhận tiền của thế lực thù địch” ngay giữa cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo. Lại vu cho là nói xấu lãnh đạo là chống đảng, chống chế độ, bị “thế lực thù địch xui khiến, kích động…”.
Ai mà dám. Có người “nói có tổ chức” hẳn hoi, làm đơn nêu những hiện tượng thế này thế kia để gọi là hăng hái “nghe, tin lời Chủ tịch góp phần xây dựng đảng” ngờ đâu gửi đơn hôm trước, hôm sau bị công an phương mời lên “sạc” cho một trận, còn nói là cảnh báo, răn đe cho phải cảnh tỉnh, dân mà dám nói xấu chính quyền là dân hỏng!
Mấy ông trí thức cũng hăng hái đi đầu, gửi đơn kiến nghị, nhưng với tầm một giáo sư cũng bị thằng nhóc cảnh sát khu vực gọi lên phường hoạnh họe, đến tận nhà cảnh báo.
Góp ý nhiều, nói thẳng biết bao nhiêu, nay lại thấy mất công gần 200 ông “Thượng đỉnh xã hội” đóng kín cửa lại, to nhỏ bảo nhau suốt 15 ngày đêm mà ra được cái sản phẩm “hòa cả làng” vậy, liệu rằng dân nói thì mang lại cái gì? Thậm chí ít nhất là cảnh cáo, khiển trách trong Đảng cũng không có nữa, tốt hết, một Ban chấp hành Trung ương rất “trong sạch, vững mạnh”! Một lời xin lỗi là coi như phủi sạch. Thôi, chả dại!
Nhưng mà, Chủ tịch nói hay, hứa ngon, nhất là lần này sau “thành công tốt đẹp” của Hội nghị T.Ư 6, rồi sẽ thêm cái Hội nghị 7, 8 rồi 9 chăng nữa mà vẫn kiểu như Hội nghi 6 mới rồi, chắc lần sau Chủ tịch có tổ chức gặp cử tri sẽ bị thưa thớt người dự, vì “biết rồi, chỉ có vậy thôi, không hơn được”!
Nhưng dân không ngu như ông tưởng đâu, mà cũng đâu dễ lừa mị, trấn an? Chẳng qua, người ta không muốn nói. Cũng không hy vọng gì, nhưng có người tò mò vẫn đến xem ông nói gì. Cuối cùng họ vẫn mặc kệ, các ổng thích nói thé cứ nói, làm thế cứ việc mà làm, ý kiến ý cọ làm gì, chả dại!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài đã đăng trên Bấm blog của tác giả.

Bi kịch tự thú, tự xử lý

Phụng Việt, viết từ Singapore -2012-10-19 – RFA
Về ngữ nghĩa, bi kịch thường được dùng để chỉ những xung đột không thể hóa giải giữa thiện và ác, giữa cao cả với thấp hèn… và những xung đột đó diễn ra trong tình huống thường là hết sức căng thẳng, với kết cục hết sức bi thảm, khiến người khác suy tư và xúc động mạnh.
 
Courtesy chinhphu.vn -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị TW6 hôm 15-10-2012.
Từ định nghĩa như thế về bi kịch, đem định nghĩa này đối chiếu với tương quan thời sự – dư luận tại Việt Nam trước, trong và sau Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, có lẽ, có thể gọi toàn bộ tiến trình này là một bi kịch…

Ai phải chịu trách nhiệm?

Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (thường được gọi tắt là Hội nghị Trung ương 6) đã kết thúc mà không có tập thể hoặc cá nhân nào bị kỷ luật, kể cả khi vẫn còn “một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm”, như ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận trong diễn văn bế mạc.
Nói cách khác, tuy giữ vai trò lãnh đạo Đảng cầm quyền, chỉ đạo, chi phối toàn diện, triệt để chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nhưng cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư lẫn Ban Chấp hành Trung ương Đảng vẫn không có ai phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô, khiến cả hệ thống ngân hàng lẫn hệ thống doanh nghiệp rơi vào tình trạng được nhận định là có thể sụp đổ hàng loạt.
Cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước hiện khoảng 200 ngàn tỷ đồng(số liệu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, hồi cuối tháng 9).
Tương tự, sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng khoảng 85 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phải đóng cửa, ngưng hoạt động hồi năm 2011 (theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011), và trong 4 tháng đầu năm nay, có thêmgần 20 ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng tương tự (theo số liệu do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê công bố). Đồng thời, đi kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp tràn lan, dân chúng đói khổ. Tại một số đô thị lớn, báo chí Việt Nam ghi nhận, dịch vụ bán cơm trắng (cân cơm theo lạng, không kèm thức ăn) đang phát triển vì người lao động không còn tiền để trả cho những bữa ăn bình thường (cơm kèm thức ăn).
Cũng có thể vì Ban Chấp hành Trung ương chỉ quan tâm đến yếu tố: kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ… nên những sai lầm dẫn đến sự thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng đầu tư vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, không đủ làm các đồng chí bận tâm, bất kể sự phung phí đó khiến cho nguồn lực quốc gia cạn kiệt, không còn khả năng đầu tư vào hệ thống phúc lợi công cộng. Bệnh viện, trường học không đủ chuẩn, không kham nổi nhu cầu. Tình trạng bệnh nhân nằm dưới gầm giường, nằm ngoài hành lang, thậm chí nằm cả ngoài sân, sẽ phải chờ đến sau năm 2015 mới giải quyết được, như bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế – xác nhận hồi tháng 5 vừa qua.
hntw6-250.jpg
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, diễn ra tại Hà Nội ngày 1 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO.
Và cũng có thể vì… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí, vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ… nên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương không cần quan tâm xem ai phải chịu trách nhiệm về việc đã phê duyệt đủ loại dự án thu hồi đất vô tội vạ, cho dù sau đó, có hàng trăm khu công nghiệp bỏ hoang, hàng trăm ngàn căn hộ không có người mua, góp phần dẫn tới hiện trạng, dư nợ bất động sản hiện chiếm một nửa trong số 2 triệu tỷ dư nợ ngân hàng, như ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, vừa tiết lộ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16 tháng 10. Chưa kể theo sau đó là hiện tượng mà Thanh tra Chính phủ loan báo hồi giữa năm nay: “Khiếu nại – tố cáo tăng và tính chất, mức độ gay gắt hơn. Nội dung khiếu nại về đất đai chiếm trên 70%, trong đó phần lớn là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội”.

Toàn Đảng sẽ “giúp nhau cùng tiến bộ”?

Nghe, rồi đọc lại diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của ông Nguyễn Phú Trọng, người viết bài này có vài thắc mắc.
Thứ nhất, ngoài việc xác định Đảng CSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, Điều 4 Hiến pháp hiện hành còn ghi: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Khi tuyên bố bế mạc, dù có nói đến “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “buông lỏng, kiểm tra, giám sát không chặt chẽ gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng”… – vốn là dấu hiệu của những tội đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam như: “hối lộ”, “cố ý làm trái”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”,… – song theo ông Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương không đồng tình ban cho “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Thay vì chuyển cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét những dấu hiệu tội phạm như qui định của pháp luật, Ban Chấp hành Trung ương chỉ: Yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Phải chăng, nếu là thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thì khi có sai phạm, chỉ cần “tự phê bình, phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý” rồi tỏ ra “thấm thía, day dứt” và “tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân” là đủ? Trong nội bộ lãnh đạo Đảng, giải quyết các sai phạm và hậu quả chỉ cần trên tinh thần “đoàn kết, thương yêu đồng chí” và “giúp nhau cùng tiến bộ”, không cần luật pháp và cũng không nên làm phiền những cơ quan bảo vệ pháp luật?
Thắc mắc thứ hai là phương thức này có áp dụng trong toàn Đảng? Sở dĩ có thêm thắc mắc này là vì trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết: Trung ương yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, từ Trung ương đến cơ sở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải tiếp tục thực hiện thật tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, không làm qua loa, hình thức. Càng xuống cấp dưới, cấp cơ sở càng phải được chỉ đạo chặt chẽ, hết sức tránh tư tưởng đại khái, “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”; đặc biệt phải có những việc làm thật cụ thể, thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để mỗi tổ chức mạnh hơn, mỗi cá nhân tiến bộ, gương mẫu hơn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Khi thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, nếu “cấp dưới, cấp cơ sở”làm triệt để, không “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”, đặc biệt “là có những việc làm thật cụ thể, thiết thực” như kỷ luật các Đảng viên có sai phạm, chuyển cơ quan điều tra yêu cầu xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân mà sai phạm có dấu hiệu tôi phạm thì “cấp dưới, cấp cơ sở” có bị xem là vi phạm nguyên tắc ứng xử “không thi hành kỷ luật”, “không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá” mà Ban Chấp hành Trung ương vừa áp dụng với “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” không?
Thắc mắc thứ ba là nếu “Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên, nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng” thì sau đợt chỉnh đốn Đảng này, có nên tổ chức một cuộc thăm dò trên toàn quốc về sự tin yêu và ủng hộ Đảng trong nhân dân không?

Hai mỏ dầu ở Vịnh Bắc Bộ và tham vọng Trung Quốc

Phunutoday

(Quốc phòng) – Tân Hoa xã ngày 18/10 đưa tin, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa vào sản xuất hai mỏ dầu mới nhất ở Vịnh Bắc Bộ là Weizhou 11-2 và Weizhou 6-9/6-10.
Trong một thông cáo báo chí ngày 18/10, CNOOC cho biết hai mỏ dầu mới Weizhou11-2 và Weizhou 6-9/6-10 đã được đưa vào khai thác thương mại thành công.

Mỏ dầu Weizhou 11-2, nằm ở Vịnh Bắc Bộ và nước biển ở đây có độ sâu trung bình khoảng 34,5m, hiện có 4 giếng sản xuất dầu. Mỏ này sử dụng các thiết bị hiện có của tập đoàn khai thác dầu Weizhou để giảm chi phí và đạt sản lượng cao nhất vào khoảng 3.960 thùng/ ngày trong năm 2012.
Mỏ dầu Weizhou 6-9/6-10 cũng nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với nước biển có độ sâu trung bình 32,5m. Các hoạt động thăm dò và khai thác mỏ dầu này chủ yếu dựa vào thiết bị của các mỏ dầu xung quanh. Hiện thời, với 9 giếng dầu, Weizhou 6-9/6-10 dự kiến sẽ đạt công suất khai thác đỉnh điểm 5.870 thùng/ngày vào năm 2013.
Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông.
Weizhou 11-2 và Weizhou 6-9/6-10 là hai mỏ dầu riêng rẽ và đều do CNOOC nắm 100% cổ phần.
CNOOC có tham vọng đạt mục tiêu khai thác 330-340 triệu thùng dầu trong năm nay.
Trung Quốc hiện có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Việt Nam và một số nước khác. Hồi tháng 6/2012, CNOOC công bố chào thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Việc này bị Việt Nam phản đối mạnh mẽ.
Đến cuối tháng 8/2012, CNOOC lại công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này.
  • (Theo Đất Việt, VNE)

SỰ THỰC VỀ CÁCH LÀM CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG GẦN ĐÂY

Biendong


Từ tháng 8 trở lại đây, tình hình Biển Đông có vẻ lắng dịu hơn do không xảy ra những vụ việc nghiêm trọng như trong những tháng đầu năm 2012 khi Trung Quốc gây ra vụ việc phức tạp nghiêm trọng ở Biển Đông như tranh chấp kéo dài với Philippin ở khu vực bãi cạn Scarborough từ tháng 4/2012; công bố Quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” (21/6/2012) và tiếp đó ráo riết triển khai các hoạt động củng cố cơ quan lập pháp, hành chính, quân sự và cơ sở hạ tầng ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” này; công bố mời thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách bờ Biển Việt Nam 60 hải lý (23/6/2012).
Nhiều nhà nghiên cứu đặt ra các câu hỏi: nguyên nhân của sự lắng dịu tình hình Biển Đông là do đâu? có phải tình hình Biển Đông thực sự lắng dịu và Trung Quốc có thiện chí giải quyết hòa bình với các nước láng giềng về những bất đồng khác biệt ở Biển Đông hay không? Chúng ta hãy đi phân tích để trả lời cho những câu hỏi này.
Nói về tình hình Biển Đông, có sự lắng dịu hơn là do một số nguyên nhân sau đây:
Một là, trước những hành động ngang ngược ngày càng leo thang của Trung Quốc trong những tháng đầu năm đã tạo ra mối quan ngại chung cho cả cộng đồng quốc tế. Mỹ đã có phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay trên vấn đề Biển Đông thể hiện qua việc: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã 5 lần bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông chỉ trong vòng 1 tháng; trong Tuyên bố ngày 3/8/2012, Mỹ đã phản đối trực diện việc Trung Quôc thành lập “thành phố Tam Sa” và lập cơ quan chỉ huy quân sự đồn trú ở “Tam Sa”; Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết 524 và các Nghị sĩ Mỹ đã phê phán mạnh mẽ những hành động của Trung Quốc liên quan đến cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Thái độ mạnh mẽ hơn của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã làm cho các nước Châu Âu cũng quan tâm và có thái độ rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông, nhiều nước đã công khai phê phán những việc làm gây mất ổn định khu vực của Trung Quốc, thậm chí còn chủ động yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông vào nội dung thảo luận của Hội nghị cấp cao Á – Âu đầu tháng 11 tới tại Lào. Trước tình hình đó, Trung Quốc phải xem lại cách hành xử của họ ở Biển Đông để ngăn Mỹ và các nước Châu Âu can dự sâu thêm vào vấn đề Biển Đông và không đẩy các nước láng giềng ven Biển Đông ngả theo Mỹ.
Hai là, trong những tháng gần đây tình hình biển Đông Hải hết sức căng thẳng xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc. Nhật tỏ thái độ kiên quyết trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Nhật không chấp nhận tồn tại tranh chấp) trong khi Mỹ khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật và Mỹ sẽ bảo vệ nếu Senkaku bị tấn công bằng quân sự, điều này đặt Trung Quốc vào tình thế bị động đối phó. Trung Quốc không thể cùng lúc gây 2 điểm nóng ở cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông, vì vậy Trung Quốc buộc phải tìm cách “hạ nhiệt” ở Biển Đông để tập trung ứng phó với những căng thẳng ngày càng leo thang ở khu vực biển Hoa Đông.
Ba là, sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM45) tại Cămpuchia, Trung Quốc đã lộ nguyên hình của kẻ gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết trong nội bộ ASEAN và kẻ phá rối ngăn cản việc AMM45 ra Tuyên bố chung. Các nước đã lên án phê phán mạnh mẽ cách làm này của Trung Quốc. Việc các nước ASEAN ngay sau đó ra Tuyên bố riêng 6 điểm về Biển Đông (20/7/2012) là “gáo nước lạnh” dội lên đầu những kẻ gây rối Trung Quốc. Trung Quốc nhận ra rằng nếu tiếp tục lấn tới với những hành động và việc làm thô bạo thì chỉ làm cho các nước ASEAN càng tập hợp lại với nhau hơn để đối phó với Trung Quốc. Mặt khác, các hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao Đông Á đang đến gần lần, Trung Quốc luôn muốn giữ thể diện cho những người lãnh đạo của họ, không muốn để người lãnh đạo cao nhất của họ lại bị các nước vạch mặt chỉ tên, lên án vì những hành vi thô bạo ở Biển Đông tại diễn đàn khu vực sắp tới.
alt

Tàu Hải giám của TQ trên biển. Ảnh: Xinhua.
Bốn là, chỉ còn chưa đầy tháng nữa là diễn ra Đại hội 18 của Đàng Cộng sản Trung Quốc, đấu đá trong nội bộ, sự tranh giành quyền lực ở Trung Quốc đang diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Trung Quốc cần tập trung giải quyết vấn đề nội bộ để đàm bảo Đại hội diễn ra suôn sẻ, họ không muốn để những diễn biến ở Biển Đông ảnh hưởng đến kết quả Đại hội 18. Những vụ việc phức tạp Trung Quốc gây ra ở Biển Đông đang gây mối lo ngại về “nguy cơ Trung Quốc” không chỉ đối với các nước trong khu vực mà đối với cả cộng đồng quốc tế, họ phải tạm dừng các hoạt động gây hấn ở Biển Đông để còn có thể lớn tiếng hô vang các khẩu hiệu “chính sách phát triển hòa bình”, “chính sách láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh” tại Đại hội 18.
Trả lời câu hỏi thứ 2: có phải tình hình Biển Đông thực sự lắng dịu và Trung Quốc có thiện chí giải quyết hòa bình với các nước láng giềng về những bất đồng khác biệt ở Biển Đông hay không?
Có thể khẳng định rằng sự “hạ nhiệt” ở Biển Đông chỉ là tạm thời vì mục tiêu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Thực tế diễn biến ở Biển Đông trong mấy năm trở lại đây cho thấy tình hình sẽ ngày càng phức tạp leo thang, hành động của Trung Quốc ngày càng quyết liệt và thô bạo hơn. Nhiều chuyên gia đã rút ra kết luận rằng tình hình Biển Đông diễn biến theo chu kỳ sóng biển và lớp sóng sau thì cao hơn lớp sóng trước, hết căng thẳng này sẽ đến căng thẳng khác nghiêm trọng hơn. Sự lắng dịu chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, cách làm của Trung Quốc để thực hiện mục tiêu xuyên suốt là khống chế Biển Đông.
Trên thực tế thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ở Biển Đông. Họ vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động để củng cố cái gọi là “thành phố Tam Sa”; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các tàu chấp pháp Trung Quốc (tàu ngư chính, hải giám); tiếp tục tổ chức các đội tàu cá lớn dưới sự yểm trợ của tàu hải giám, ngư chính xuống hoạt động ở Biển Đông; đặc biệt, vẫn tiếp tục bắt giữ, đe dọa uy hiếp các tàu cá, ngư dân Việt Nam đang hoạt động đánh bắt hợp pháp trên các ngư trường truyền thống ở Biển Đông…. Những gì Trung Quốc đã và đang làm liên quan đến tranh chấp với Nhật Bản xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku cho thấy họ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình.
Còn bàn về “thiện chí” của Trung Quốc thì có lẽ chẳng có ai có thể tin được đó là sự thật. Họ luôn kiếm cớ đổ lỗi cho các nước láng giềng xung quanh gây ra tình hình căng thẳng. Là thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, nhưng họ đã không tôn trọng Công ước; ký với các nước ASEAN Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhưng họ luôn vi phạm DOC; nếu có “thiện chí” tại sao Trung Quốc không chịu ngồi vào cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán về Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (COC) để làm cơ sở cho việc duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh an toàn hàng hải trên Biển Đông, trong khi các nước ASEAN đã sẵn sàng và các nước ngoài khu vực, kể cả Mỹ luôn kêu gọi sớm ký kết COC; Là thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng Trung Quốc luôn hành động thiếu trách nhiệm; nếu có “thiện chí” thì tại sao Trung Quốc không dám tổ chức một diễn đàn đa phương để tất cả các bên liên quan cùng thảo luận tìm ra một giải pháp thỏa đáng, hợp lý, hợp tình các bên cùng có thể chấp nhận được mà lại luôn đòi giải quyết tay đôi để tìm cách “bắt nạt”, “hù dọa” các nước nhỏ; nếu có “thiện chí” thì tại sao Trung Quốc không dám đưa vấn đề ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế để phân giải; nếu có “thiện chí”, có “chính nghĩa” tại sao Trung Quốc luôn sợ đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại các diễn đàn quốc tế và khu vực ….
Gần đây, các nước láng giềng phát hiện Trung Quốc in cả hình bản đồ “đường lưỡi bò” vào trong quyển hộ chiếu điện tử của người dân và danh thiếp của các quan chức Trung Quốc, một cách làm chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Đúng là một sáng kiến thể hiện tham vọng một cách thô thiển mà một người bình thường không thể hình dung ra được.
Tóm lại, Trung Quốc hoàn toàn không có thiện chí trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Họ luôn tìm cách gây sức ép để buộc những nước láng giềng phải “khuất phục” họ. Trong 2 – 3 tháng trở lại đây, Trung Quốc chưa gây ra các vụ việc phức tạp nghiêm trọng ở Biển Đông là do những yếu tố khách quan và những vấn đề nội tại của họ; đây chỉ là thay đổi về sách lược nhằm che đậy cho những hành vi và âm mưu nham hiểm của họ trong thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
Lê Thành

Hình thức và hậu quả của tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam


TC.Phía trước
Transparency International
Tải bản PDF tiếng Việt
Hơn năm thập kỷ qua, ngành giáo dục Việt Nam đã chứng kiến nhiều thành tựu – ngay cả bạn bè quốc tế cũng ca ngợi những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc nâng cao tỉ lệ biết chữ và tỉ lệ đến trường của học sinh. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng ngày càng tăng trong lĩnh vực này đe dọa những tiến bộ đã đạt được.

Những câu chuyện về tham nhũng trong giáo dục được đăng tải thường xuyên trên báo chí Việt Nam, từ việc nhân viên nhà trường gian lận tiền hỗ trợ học sinh nghèo đến việc nâng điểm cho học sinh. Năm 2010, Khảo sát Phong Vũ Biểu Toàn cầu về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tiến hành tại Việt Nam cho thấy giáo dục được coi là là ngành đứng thứ hai trong số những ngành tham nhũng nhất được khảo sát, với 67% số người được phỏng vấn ở khu vực đô thị cho rằng giáo dục có tham nhũng.
Nhận thức rõ được nguy cơ này, những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị định và vận động đấu tranh chống tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thường bị lảng tránh bằng tên gọi một hiện tượng xã hội hơn là được nhận dạng thực sự là tham nhũng. Cần có những phân tích kỹ hơn nhằm nâng cao nhận thức về bản chất của tham nhũng trong lĩnh vực này.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên, phụ huynh học sinh cũng như các nhà quản lý trường học cộng với các công trình nghiên cứu, khảo sát và thông tin truyền thông hiện nay, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sự hỗ trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch, đã tiến hành nghiên cứu những Hình thức và Hậu quả của Tham nhũng trong Ngành Giáo dục Việt Nam.
Kết quả:
Những hình thức tham nhũng chính trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay được công chúng chỉ ra bao gồm:
• Tham nhũng trong xây dựng trường học, lớp học, cung cấp thiết bị giảng dạy và in ấn sách giáo khoa;
• Đưa hối lộ nhà trường và giáo viên để đổi lấy bằng cấp, thành tích và danh hiệu rởm;
• Hiệu trưởng nhận phụ cấp giảng dạy nhưng không lên lớp;
• Giáo viên đưa hối lộ cho cán bộ quản lý nhà trường để được phân dạy lớp tốt;
• Phụ huynh học sinh và học sinh đưa hối lộ để được điểm tốt và được nhận vào trường tốt, lớp tốt;
• Ép học sinh đóng tiền đến lớp học thêm bằng cách phân biệt đối xử những học sinh không học thêm;
• Ăn chặn tiền dành cho học sinh;
• Thu tiền của phụ huynh và học sinh trái quy định.
Nguyên nhân của tham nhũng:
• Trách nhiệm thể chế yếu gắn với văn hóa ‘xin-cho’ và quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng
• Hệ thống pháp lý không đầy đủ vẫn còn nhiều bất cập do có những lỗ hỗng và mẫu thuẫn
• Thiếu văn hóa tố cáo tham nhũng trong ngành giáo dục
• Thu nhập của giáo viên thấp bên cạnh những cơ hội làm giàu thông qua các cơ chế thị trường đầy hứa hẹn
• Thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát, theo dõi và quản lý trường học; và
• Thiếu minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Hậu quả của tham nhũng đối với giáo dục:
Làm tăng chi phí và bất bình đẳng
Tham nhũng trong giáo dục đe dọa tăng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình và vì vậy làm tăng nguy cơ bỏ học đối với các gia đình không có đủ điều kiện chi trả các khoản ngoài quy định. Từ đó, tham nhũng trực tiếp làm tăng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Giảm chất lượng
Tham nhũng không chỉ đe dọa tạo ra bất công trong giáo dục mà còn tác động tới cam kết của giáo viên và sự trung thực của học sinh. Kết quả là, tham nhũng tạo ra môi trường học tập và làm việc không tốt, làm suy giảm nhiệt huyết của các nhân tố trong hệ thống và làm giảm uy tín của cả bộ máy giáo dục.
Xói mòn chuẩn mực đạo đức
Tham nhũng góp phần làm xuống cấp giá trị đạo đức của giáo viên và học sinh vì gây thiệt thòi cho những người sống chính trực.
Khuyến nghị:
• Để công tác chống tham nhũng đạt hiệu quả, xã hội phải gọi đích danh hành vi tham nhũng là tham nhũng và nhận thức được nguy cơ to lớn của tham nhũng đối với xã hội Việt Nam;
• Ban hành quy định tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng và áp dụng cơ chế độc lập để thực thi những qui định này;
• Tăng cường sự giám sát, kiểm tra và theo dõi của phụ huynh và người dân đối với trường học theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên;
• Tiếp tục cải cách tiền lương để công chức có thể sống bằng lương và không có động cơ nhận hối lộ;
• Thành lập các Hội Giáo viên bổ sung cho công tác của các Hội Cựu Giáo chức hiện nay nhằm bảo vệ giáo viên và điều kiện làm việc của giáo viên;
• Thực hiện cơ chế giám sát đảm bảo minh bạch và công bố thông tin của các trường (theo quy định hiện hành);
• Đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở cấp giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông đồng thời tăng cường giáo dục phòng, chống tham những trong gia đình.
LIÊN HỆ:
Tổ chức Hướng tới Minh bạch
51A Nguyễn Khắc Hiếu,
Ba Đình, Hà Nội,Việt Nam
Phone: +84 (04) 3715 4084
Fax: +84 (04) 3715 4090
Email: info@towardstransparency.vn
http://phiatruoc.info/hinh-thuc-va-hau-qua-cua-tham-nhung-trong-nganh-giao-duc-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét