Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Học từ khủng hoảng để cải cách

Một khu dân cư ở Bình Dương xây dựng khang trang nhưng không có người ở. Thời gian qua, không ít những dự án kiểu như vậy trên cả nước đã gây lãng phí đất đai, tiền của và ảnh hưởng xấu cho cả nền kinh tế. Ảnh: THANH TAO.Thực tế cho thấy Nhà nước hướng đầu tư công vào khu vực nông thôn, nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Ảnh chụp nông dân thu hoạch mía ở ĐBSCL. Ảnh: Duy Khương.

Vũ Quang Việt: Học từ khủng hoảng để cải cách (TBKTSG 31-12-11) (TBKTSG) - Những cuộc khủng khoảng kinh tế mà ta thường thấy mang tính chu kỳ và thường trở nên khốc liệt hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, bắt nguồn và bị duy trì lâu dài chỉ vì chính sách tài chính sai lầm của nhà nước.

Dù dễ dàng kết luận như thế nhưng nhiều chính phủ vẫn chưa rút được bài học này, thậm chí thay vì đóng vai trò quản lý vĩ mô để bảo đảm sự ổn định cho hoạt động sản xuất thì lại hồ hởi tiếp tay cho giới tài chính, tưởng rằng hoạt động tài chính nở rộ thì nền kinh tế sẽ phát triển như vũ bão. Chính vì thế tưởng cũng nên nhìn lại những kinh nghiệm đã qua, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng năm 1929, cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1987 và cuộc khủng hoảng năm 2008 còn kéo dài cho đến hôm nay. Nhưng trước khi nhìn lại, cũng cần biết qua một số điều căn bản về học thuyết kinh tế.
Vai trò của tài chính trong nền kinh tế
Các nhà lý thuyết kinh tế đều thấy rằng cái thực sự làm kinh tế phát triển sau khi lao động đã toàn dụng (chỉ có nghĩa là về mặt cơ cấu không thể giảm thất nghiệp xuống thấp hơn) là việc tăng năng suất trong các hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Mà tăng năng suất là kết quả của tiến bộ về khoa học về kỹ thuật, là biết trang bị lao động với tri thức kỹ thuật tiên tiến, là biết tổ chức sản xuất hợp lý, là biết chọn lựa đầu tư vốn đúng đắn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, và để đạt được những điều trên thì phải thiết lập được một thể chế bảo đảm có tự do cạnh tranh, không có chính sách phân biệt đối xử đối với người sản xuất.
Tài chính, theo nghĩa tiền tệ, tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác đều là công cụ mang tính trung gian (financial intermediary). Hoạt động tài chính là hoạt động trung gian (intermediation), có nhiệm vụ làm cho việc trao đổi hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng và làm cho việc tích tụ vốn tài chính hữu hiệu hơn, và do đó làm cho nhiều của cải được sản xuất hơn trong một chu kỳ sản xuất so với nếu không có chúng. Gọi là trung gian bởi vì chúng không thật sự tạo ra của cải, nhưng làm tăng khả năng sản xuất của những người sản xuất ra của cải, và do đó thị trường cần đến họ và chi trả cho sự đóng góp của họ, cũng như chi trả cho các dịch vụ cần thiết khác cho sản xuất như luật sư, kế toán viên.
Chiến lược phát triển vừa qua cho thấy Việt Nam đã chạy theo sự hồ hởi phát triển tài chính như từng xảy ra ở Mỹ, cũng thả rông cho doanh nghiệp mở ngân hàng, đầu tư tài chính và địa ốc, cũng bằng mọi cách vay mượn, sẵn sàng chấp nhận thiếu hụt ngân sách cao...
Tuy nhiên, khi những nhà tài chính làm giàu cho chính họ qua những trò chơi tài chính bất thường thì đó là lúc họ tạo ra được trò đánh bạc, tập hợp được đông đảo dân chúng say sưa làm giàu và vượt khỏi sự kiểm soát của bất kể một thể chế nhà nước, thường lại được nhà nước tiếp tay, hoặc ít ra làm lơ với trò đánh bạc của họ. Trò đánh bạc này, nói cho nôm na dễ hiểu, là trò “móc túi” của cải từ người khác cho vào túi họ. Họ làm giàu không vì đồng lương do dịch vụ trung gian đưa lại mà vì đã thành công trong việc tạo ra được sự lên giá một cách vô lý cho những tờ giấy tài chính hay tài sản phi tài chính không do sản xuất tạo ra khác.
Biểu hiện của sự bất thường này là giá một tờ cổ phiếu lúc trước kia mua 10 đồng bây giờ có thể bán với giá 100 đồng chẳng hạn, mà không phản ánh gì lợi nhuận do sức sản xuất tăng trong tương lai của nó. Hay việc lên giá gấp nhiều lần của một cơ sở địa ốc (thực chất là đất thôi, một tài sản phi tài chính không do sản xuất tạo ra) - không phải là vì địa điểm cũ bỗng trở thành điểm thương mại đắc địa mà chỉ vì tâm lý đánh bạc. Giá nhà trở thành phi lý khi một người có đồng lương rất cao từ sản xuất dù làm cả đời cũng không thể mua được, và nếu đem kinh doanh cho thuê không thể bù đắp được chi phí. Khi biểu hiện lên giá không chỉ xảy ra với một vài công ty có khả năng kỹ thuật mới và do đó có khả năng tạo ra thị trường mới như Google, Apple... mà xảy ra với toàn bộ nền kinh tế thì không chóng thì chầy bong bóng sẽ vỡ. Khi bong bóng vỡ, những kẻ ma mãnh tài chính lại được nhà nước đứng ra cứu bằng chính tiền thuế của dân vì sợ khủng hoảng sẽ trầm trọng hơn. Chỉ có người dân bình thường là thiệt.
Nhìn nền kinh tế nói chung, lý thuyết kinh tế đã vạch ra là giá, lãi và tốc độ phát triển về dài hạn phải đi đôi với nhau. Không thể có tỷ lệ lãi hay lợi nhuận thực trong dài hạn (sau khi khử lạm phát) - gọi chung là lãi suất - vượt quá khả năng tăng GDP. Nếu GDP tiềm năng tăng 3% thì lãi suất cũng sẽ ở khoảng 3%. Lãi suất có thể là hàn thử biểu để xem xét tình hình kinh tế. Giá trị của cố phiếu trên thị trường có quá đà hay không tùy thuộc vào lãi suất thực sự chúng có thể tạo ra. Thí dụ lãi suất (lãi/giá tài sản) 3,5% thì giá tài sản/lãi (số nghịch đảo) hay là tỷ số P/E là 29. Thông thường, chỉ số giá nếu điều hành khéo tăng khoảng 3% một năm, lãi suất theo giá hiện hành phải là 6,5% và tỷ số P/E tính theo giá hiện hành là 15. Ở đây bài viết hạn chế phân tích dựa vào thị trường chứng khoán thay vì đi rộng ra vào thị trường nhà đất, và các công cụ tài chính mới nhằm khuếch đại quá trớn khu vực này.
Phân tích các cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ
Số liệu về tốc độ tăng GDP, giá và tỷ số P/E nói ở trên phản ánh kinh tế Mỹ tính từ năm 1929-2010. Nhìn vào bảng 1 về chỉ số P/E trên thị trường Mỹ ta thấy là khi chỉ số giá cố phiếu (P/E) vượt mức trung bình khoảng 15-20 thì khủng hoảng nổ ra, và khi cao tới mức 30 hay 45 thì bong bóng tất vỡ mạnh. Chỉ số P/E quá cao có nghĩa là người đầu tư đã quá hồ hởi bởi những “phân tích” ăn theo của giới truyền thông để sẵn sàng chấp nhận mua giá cao với kỳ vọng phát triển vượt bực trong tương lai sẽ xảy ra để họ có được mức lãi cao, hoặc bán lại với giá cao hơn. Khi lãi thực tế tiếp tục quá thấp, P/E trở nên quá cao, đưa đến sự sụp đổ của giá cổ phiếu.
Như đã nói, ở Mỹ, GDP tăng bình quân năm, từ năm 1970 đến nay, là 3,5%, và có khuynh hướng giảm. Nhưng có khoảng thời gian bốn năm, từ năm 1997-2000, GDP tăng vượt trội lên 4-5% năm. (Nguyên nhân GDP tăng vượt trội thời điểm này cũng là điều nên xem xét, trong đó có ảnh hưởng của giá nhập khẩu giảm mạnh). Lúc đó, cũng là lúc Clinton nắm chính quyền, các nhà kinh doanh tài chính hồ hởi cho rằng nền kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn mới với năng suất tăng cao chưa từng thấy vì sự phát triển của công nghệ thông tin, dù các nhà phân tích kinh tế không tìm thấy năng suất vượt trội này. Clinton và Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), cũng hùa theo đám đông.
Để mở rộng cho việc huy động tư bản dễ dàng, năm 1999 Clinton và các nhà hoạt động tài chính đưa ra quốc hội xóa bỏ đạo luật Glass-Steagall ra đời năm 1933 nhằm xóa bỏ các kiểm soát hoạt động tài chính. Ngân hàng thương mại được phép tham gia tất cả mọi hoạt động tài chính đầy rủi ro như kinh doanh cổ phiếu và các công cụ tài chính phái sinh mới (financial derivatives), mà không có luật lệ, quy định kiểm tra thật giả, nhằm bảo vệ khách hàng. Luật hạn chế lãi suất tiết kiệm cũng bị xóa. Tất cả các thay đổi trên là nhằm mở cửa cho tự do cạnh tranh bằng lãi suất để thu hút vốn. Thị trường chứng khoán tăng kỷ lục, chỉ số giá cổ phiếu trên lãi (P/E) đạt chỉ số gần 45. Sau đó, việc phải đến đã đến, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng mạnh vào năm 2006. Tình trạng xảy ra không khác mấy so với đại khủng hoảng bắt đầu từ năm 1929.
Nhìn lại lịch sử kinh tế Mỹ từ năm 1854 đến nay, ta thấy có tất cả 33 cuộc khủng hoảng, trung bình cứ bốn năm rưỡi một cuộc khủng hoảng. Kể từ năm 1945 đến nay thì trung bình sáu năm một cuộc khủng hoảng. Riêng từ năm 1990-2006 thời Clinton và Bush con cầm quyền thì chỉ có hai cuộc khủng hoảng, tức là tám năm một lần. Và hai cuộc khủng hoảng này lại rất ngắn, chỉ khoảng tám tháng, thay vì trung bình là 16 tháng. Chính vì lý do trên, nhiều nhà kinh tế, đặc biệt là Chủ tịch FED, Alan Greenspan, tại vị gần 20 năm đã vỗ ngực cho rằng sự hiểu biết về kinh tế đã cho phép họ quản lý nền kinh tế vĩ mô tuyệt vời hơn, năng suất tiềm năng sẽ cao. (Năng suất tính một cách đơn giản tăng trung bình 1,5% năm sau khi khử tốc độ tăng lao động là 2% năm). Greenspan lại cố giữ lãi suất quá thấp trong khi giá thị trường chứng khoán và địa ốc lên ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Đùng một cái, vào năm 2007, chỉ sau khi Greenspan về hưu chưa đầy một năm, kinh tế Mỹ suy sụp.
Khủng hoảng vừa qua kéo dài 18 tháng, được coi là chấm dứt vào tháng 9-2009, vì GDP quí không còn âm, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất èo uột, GDP tăng thấp, thất nghiệp vẫn còn rất cao, khoảng 9-10% và tình hình này có thể kéo dài đến 10 năm nữa. Thường các cuộc khủng hoảng trước đây, trừ cuộc khủng hoảng năm 1929, thường làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lên thêm 2-3%. Cuộc khủng hoảng vừa qua làm thất nghiệp tăng thêm 4-5%. Tại sao lại nói thế? Vì cũng như những gì đã xảy ra với kinh tế Nhật, khi doanh nghiệp và người dân còn nợ ngập đầu, thì dù có tiền cũng không ai muốn đầu tư. Ưu tiên phải là trả nợ. Tình trạng này cũng đang là vấn đề ở Mỹ, dù ở mức độ thấp hơn Nhật (xem tỷ lệ nợ của các nước ở bảng 3).
Tại sao lại có hiện tượng trên? Và tại sao các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đều bắt nguồn từ sự sụp đổ các trò ma mãnh của giới tài chính? Cần để ý là tình hình kinh tế bị coi là rơi vào khủng khoảng khi GDP giảm liên tục trong hai quí (và do đó mà GDP cả năm có thể vẫn dương nếu kinh tế nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng).
Phân tích khủng hoảng ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam yếu kém vì gặp cả hai vấn đề. Thứ nhất là vấn đề cơ cấu: luật pháp nhà nước bị lạm dụng, Nhà nước thay vì làm quản lý và thực thi pháp luật lại tham gia trực tiếp vào làm kinh tế với chiến lược ưu tiên phát triển tập đoàn kinh tế quốc doanh nên dễ bị các nhóm lợi ích chung quanh lạm dụng. Vấn đề thứ hai là chính sách chạy đuổi theo tốc độ tăng GDP bằng vay mượn và đầu tư không thích đáng đã đẩy nền kinh tế đến khủng hoảng mạnh, liên tiếp năm 2008, rồi 2010-2011. Như đã phân tích ở trên, khủng hoảng xảy ra khi các chính sách dựa vào các chính sách tài chính tín dụng đẩy nền kinh tế vượt quá xa khả năng phát triển tiềm năng của nó.
Cũng như phân tích kinh tế Mỹ ở trên, ta cần xem tốc độ tăng tiềm năng của kinh tế Việt Nam là bao nhiêu. Tất nhiên không thể lấy Mỹ làm thước đo vì đấy là một nền kinh tế có thể coi là toàn dụng lao động và tài sản. Còn nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nằm ở giai đoạn chưa toàn dụng lao động và tài sản, cho nên tiềm năng phát triển phải cao hơn. Việc tạo việc làm chuyển lao động nông nghiệp bán toàn dụng sang lao động công nghiệp sẽ có tác dụng tăng năng suất và do đó tăng tốc độ tăng GDP. Nhưng tiềm năng tăng GDP là bao nhiêu? Khó lòng biết. Tuy thế kinh nghiệm phát triển ở những nước khác cho ta một ý niệm về tiềm năng này. Ta thấy GDP từ năm 1970 đến nay ở Hàn quốc tăng trưởng trung bình năm là 7,3%, Malaysia là 7% và Thái Lan là 6%. Xét về nhiều mặt, nhất là thể chế trong đó các tác nhân kinh tế hoạt động, Việt Nam chưa tạo ra khả năng phát triển bằng các nước trên, đặc biệt là sự ưu đãi đối với khu vực quốc doanh kém hiệu quả, tiềm năng phát triển khó lòng bằng Malaysia hay hơn Thái Lan. Cứ cho rằng bằng Malaysia đi thì tiềm năng cao nhất cũng chỉ bằng 7%.
Với lạm phát bình quân năm là 7% thì chỉ số P/E của cổ phiếu sẽ chỉ là 7. Nếu thị trường chứng khoán có chỉ số là 13 như hiện nay thì rõ ràng là việc đánh giá thị trường còn quá lạc quan. Chúng ta chỉ có thể đánh giá so sánh chỉ số P/E giữa các nước khi tính thêm chỉ số lạm phát trước mắt. Việc đánh giá thị trường nhà đất cũng tương tự, có thể tính bằng cách lấy tiền cho thuê trừ đi mọi chi phí kể cả trả lãi vay vốn và đem chia cho giá vốn tự có bỏ ra mua.
Từ đó ta thấy chiến lược nhằm vào tốc độ bình quân năm 9-10% tất dẫn đến khủng hoảng.
Chiến lược phát triển vừa qua cho thấy Việt Nam đã chạy theo sự hồ hởi phát triển tài chính như từng xảy ra ở Mỹ, cũng thả rông cho doanh nghiệp mở ngân hàng, đầu tư tài chính và địa ốc, cũng bằng mọi cách vay mượn, sẵn sàng chấp nhận thiếu hụt ngân sách cao, đẩy tiền và vốn cho doanh nghiệp quốc doanh, bất chấp sự ổn định dài lâu của nền kinh tế và tiềm năng phát triển thực sự. Thay vì lấy tiền người khác đút túi mình thì lấy tiền vay mượn nước ngoài đút túi mình. Kinh nghiệm cho thấy giá tài sản quá cao không phản ánh tiềm năng phát triển tất đưa đến suy sụp. Tăng GDP quá nóng tất khi có lạm phát mà lại muốn bảo trì hối suất tất dẫn đến thiếu hụt cán cân thanh toán và cuộc tháo chạy của tư bản tài chính như đã xảy ra năm 1997 ở châu Á.
Vì vậy, cần lấy lại sự ổn định của nền kinh tế bằng các chính sách kiểm soát đúng đắn chính sách tiền tệ, tín dụng, tài chính. Và chỉ có thể có chính sách trên đúng đắn khi kiểm soát được các hoạt động của khu vực quốc doanh và nhóm ăn theo, và chấm dứt việc chạy theo tốc độ tăng GDP bằng cách chạy theo đầu tư, và chấm dứt được các ảnh hưởng quá đáng của lợi ích nhóm và địa phương.
Tất nhiên tiềm năng tăng GDP có thể cao hay thấp còn tùy thuộc vào khả năng chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, hấp thụ khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý hữu hiệu, đây là tiềm năng dài lâu mà chỉ có một thể chế kinh doanh đúng đắn mới có thể mở cửa cho nó. Ở đây cũng nên thấy khi Trung Quốc chạy theo tốc độ tăng GDP ngắn hạn thì mọi tài sản thiên nhiên đang bị hủy hại và tăng trưởng dài lâu sẽ bị ảnh hưởng, đó là chưa nói tới tiềm năng của một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang chờ đợi trước mắt.
KHỦNG HOẢNG Ở MỸ VÀ VAI TRÒ TRUNG QUỐC
Có thể chia ra hai loại khủng hoảng: khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng cơ cấu thường mang tính dài hạn, khó cứu chữa và ngay cả tính chất của nó cũng khó xác định. Có người coi kinh tế Mỹ hiện nay ngoài khủng hoảng tài chính còn rơi vào khủng hoảng cơ cấu. Rõ hơn cả là tỷ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ, và được coi là có nguyên do cơ cấu. Tư bản Mỹ không có ý niệm tổ quốc, nên sẵn sàng di chuyển vốn sang những nước có lao động rẻ. Điều này có thể không mang tính cơ cấu, vì lý thuyết kinh tế cho rằng bình thường điều này chẳng có hại gì. Khi các nước đó có thu nhập cao hơn họ sẽ mua hàng mà họ chưa sản xuất được của Mỹ, cả kinh tế Mỹ và các nước đang phát triển đều lợi. Điều không bình thường, và mang tính chính trị, là quá trình điều chỉnh trên đã và đang bị Trung Quốc cản trở, với chính sách giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để dễ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, và ngày càng tích tụ quá nhiều ngoại tệ trong tay. Họ tạo ra công ăn việc làm cho họ, nhưng làm Mỹ thất nghiệp cao.
Có hai vấn đề với tình trạng này. Vấn đề thứ nhất là về dài lâu Trung Quốc chẳng có lợi gì vì không lẽ họ sản xuất chỉ để nắm giữ một mớ giấy lộn? Vấn đề thứ hai là về lý thuyết hành động của Trung Quốc có thể tạo ra thất nghiệp ở Mỹ. Nhưng trên thực tế, đành rằng một số ngành gặp khó khăn, nhưng do giá cả giảm, khả năng tiêu dùng và cả sản xuất cao hơn, Mỹ có thể chuyển vào phát triển những ngành khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có lẽ nói lên điều này. Lý do là vào thời kỳ những năm 60, 70, và 80 thế kỷ trước khi Trung Quốc chưa là yếu tố cạnh tranh, thất nghiệp mang tính cơ cấu (tức là không thể giảm thấp hơn được) ở Mỹ đã tăng từ 4,4% lên 6%. Vào thập niên 1990 khi sức cạnh tranh của Trung Quốc tăng thì thất nghiệp cơ cấu giảm xuống 5% rồi 4%, ngược lại với điều dự đoán là chính sách của Trung Quốc đáng lẽ đã làm tăng thất nghiệp cơ cấu. Vào những năm 2000, thất nghiệp cơ cấu tăng lên 4,5%. Cho nên thất nghiệp cơ cấu ở Mỹ cần phải được giải thích với lý do khác hơn là chỉ dùng yếu tố Trung Quốc.

Việt Nam trong một thế giới đang thay đổi (TBKTSG 1-1-12) -- Bài TS Trần Lê Anh. Số Tết Dương lịch này của TBKTSG có nhiều bài rất hay, nên mua ngay kẻo hết!

(TBKTSG) - 2011 là năm thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội rất sâu sắc. Những biến động này vừa làm lộ rõ hậu quả của những diễn tiến đã và đang xảy trong nhiều năm qua và vừa khẳng định những xu hướng mới trên toàn cầu. Nắm bắt những điểm này là điều rất cần thiết trong việc định hướng đất nước hướng tới một giai đoạn phát triển mới tích cực hơn.
Một thế giới nhiều biến động
Về phương diện chính trị, ấn tượng nhất là làn sóng phản đối chống chính phủ ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông. Cho đến thời điểm này, ba chính phủ đã bị lật đổ (ở Tunisia, Ai Cập, và Libya) trong khi sự phản đối vẫn mạnh mẽ ở một số nơi khác, chẳng hạn như Syria. Có nhiều lý do dẫn đến phong trào trên, nhưng nổi bật nhất vẫn là sự hà khắc của giới cầm quyền, những bất công trong xã hội, nạn tham nhũng, và những khó khăn về kinh tế.
Ở một chừng mực nào đó, phong trào này cũng đã “hà hơi” cho phong trào “Chiếm phố Wall” ở Mỹ, bắt nguồn từ New York rồi lan rộng ra nhiều thành phố lớn khác. Ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm một bộ phận dân Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn. Họ bất bình vì cảm thấy rằng tình trạng khó khăn của họ một phần là do những nhóm tài phiệt có ảnh hưởng chính trị gây ra. Do đó, “Chiếm phố Wall” là dịp để họ lên tiếng phản đối về sự bất bình đẳng giàu nghèo đang gia tăng trong xã hội cũng như sự lũng đoạn của những nhóm lợi ích và sự lúng túng của chính phủ trong việc tháo gỡ những bất cập của nền kinh tế.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn đang trên đà lan rộng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự vay mượn và chi tiêu quá trớn của chính phủ trong những năm trước đó. Trong những nỗ lực xoay xở tình hình, ngoài việc thương lượng những gói giải cứu, chính phủ các nước liên quan buộc phải đưa ra những kế hoạch cắt giảm chi tiêu khá mạnh tay. Việc này tất nhiên gây ảnh hưởng tiêu cực đến những chương trình phúc lợi xã hội cũng như làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp. Do đó, từ Hy Lạp đến Ý, nhiều người dân lại xuống đường phản đối chính phủ.
Những ảnh hưởng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là chủ đề thường được đề cập đến trong quan hệ quốc tế. Là một nước có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc cùng cộng tác với các nước để giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu. Trung Quốc cùng các nước khác trong khối BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc) đã ngày càng có ảnh hưởng hơn trong tiến trình cải tổ các định chế quản trị toàn cầu theo hướng gia tăng sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình ra quyết định để họ có thể theo đuổi các lợi ích của mình hữu hiệu hơn.
Tuy nhiên, với những tham vọng riêng của mình, Trung Quốc đang gây ra nhiều thách thức đối với siêu cường của thế giới (Mỹ) và các nước trong khu vực Đông Á. Trong lúc Mỹ bận rộn với hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cũng như với những nỗ lực chống khủng bố trên toàn cầu thì Trung Quốc đã có những bước đi mạnh mẽ hơn trong khu vực. Do đó, để củng cố địa vị siêu cường của mình, Mỹ đang tập trung hơn nữa vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này phần nào được thể hiện qua những động thái gần đây của Mỹ, chẳng hạn như nỗ lực trong việc đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương và tuyên bố của Tổng thống Obama về kế hoạch gửi 2.500 binh sĩ Thủy quân Lục chiến đến đồn trú tại Úc (mặc dù đây là con số khiêm tốn nhưng nó được xem như là một bước đi tượng trưng khá mạnh khiến Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều hơn). Một cách ngắn gọn và rõ ràng, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gọi thế kỷ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.
Những xu hướng chính
Từ những diễn biến toàn cầu quan trọng ở trên, có thể thấy những điểm trọng yếu sau đây. Một là, sự gia tăng bất bình đẳng là hiện tượng toàn cầu chứ không phải tập trung ở các nước đang phát triển. Nó phần nào cho thấy rằng tiến trình toàn cầu hóa, mặc dù đã giúp nhiều người trên thế giới thoát khỏi tình trạng nghèo tuyệt đối, đã làm nặng thêm tình trạng kẻ mất người được có khuynh hướng gây bất ổn xã hội nhiều hơn.
Hai là, tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô vừa khó lường hơn vừa có sức lan tỏa nhanh hơn. Thủ phạm chính của hiện tượng này là sự thiếu trách nhiệm của chính phủ cộng với sự chi phối của giới tài phiệt toàn cầu.
Ba là, người dân ở nhiều nơi trên thế giới ít ngần ngại hơn trong việc phản đối những bất công và áp bức trong xã hội. Họ trở nên hữu hiệu hơn phần lớn nhờ vào sự sử dụng những kỹ thuật truyền thông hiện đại, trong đó gồm có cả các mạng xã hội trên Internet, trong cuộc tranh đấu của mình.
Bốn là, trước tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên, các quốc gia buộc phải tìm mọi cách để xoay xở đối phó. Theo đây, ngoài sự tranh giành, các nước phải tìm mọi cách để đưa ra những sáng kiến và phát minh mới nhằm sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững hơn. Do đó, xu thế cạnh tranh toàn cầu sẽ là cạnh tranh dựa trên sức sáng tạo và khả năng tích lũy vốn con người.
Năm là, với sự trỗi dậy của một số nước đang phát triển, xu hướng hướng tới một thế giới đa cực có phần rõ nét hơn. Trước diễn tiến này, các cường quốc sẽ vừa cạnh tranh để chiếm (hoặc cố giữ) một địa vị có sức ảnh hưởng toàn cầu và vừa hợp tác để giải quyết những vấn đề chung của nhân loại.
Ứng xử cho Việt Nam
Vậy Việt Nam nên ứng phó như thế nào trong một bối cảnh thế giới mới? Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng vì độ mở của nền kinh tế, thực tiễn địa chính trị, và những thay đổi trong xã hội của mình, Việt Nam ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ tất cả những xu hướng mới của toàn cầu như đã nêu. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức. Vấn đề quan trọng là biết tận dụng cơ hội và biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh đất nước phát triển theo hướng bền vững, công bằng và dân chủ hơn.
Cơ hội tương đối dễ thấy nhất là Việt Nam đang nằm trục tăng trưởng (khu vực Đông Á) của nền kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh giao thương, điều chỉnh luật lệ phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, và tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực được nâng cao. Nhưng để có thể tận dụng triệt để cơ hội này trong khi giảm thiểu các tác động tiêu cực thì cần phải có những chính sách đúng đắn. Quan trọng nhất vẫn là đấu tranh với tham nhũng và thúc đẩy dân chủ trong quy trình làm chính sách để có thể ngăn chặn bớt sự thao túng của các nhóm lợi ích.
Bên cạnh đó, tình trạng phân hóa giàu nghèo đang gia tăng ở Việt Nam cần phải được giải quyết. Muốn xã hội vững mạnh hơn, Việt Nam cần đặc biệt xây dựng một tầng lớp trung lưu ngày càng lớn. Đây là lực lượng chính để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế quốc dân vững mạnh, có khả năng giảm bớt các tác động khủng hoảng đến từ bên ngoài, và một xã hội dân chủ.
Chi tiết hơn, trước hết cần phải chiến lược hóa lại cơ cấu đầu tư công. Nhà nước cần hạn chế trút vốn vào những ngành công nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả và đang có xu hướng lỗi thời. Thay vào đó, nên hướng nguồn vốn này để thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn bằng cách xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng yếu, đầu tư vào giáo dục (đặc biệt là các trường dạy nghề phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế), và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân vay vốn nhằm phát triển công việc của họ.
Trước sự gia tăng của dân số cũng như những ảnh hưởng của thay đổi môi trường và khí hậu, vấn đề an ninh lương thực càng trở nên quan trọng hơn. Theo đây, cần duy trì tốt diện tích đất canh tác nông nghiệp và hạn chế tình trạng biến đất canh tác thành các khu công nghiệp và khu giải trí (chẳng hạn như sân golf) một cách bừa bãi thiếu hiệu quả kinh tế. Đất dành cho các khu này phải là đất không còn (hoặc ít có) khả năng canh tác nông nghiệp có hiệu suất.
Hơn nữa, các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống sản xuất của người nông dân (có thể thấy qua các ví dụ như những dòng sông bị ô nhiễm và tác hại của một số ngành khai khoáng) cần phải được xử lý nghiêm minh. Những luật lệ về bảo vệ môi trường cần phải được thực thi rốt rào và điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển xanh và sạch của thế giới.
Mở rộng ra hơn, luật pháp nói chung cần phải thật sự là công cụ để xây dựng một xã hội văn minh hàm chứa những tính chất như tôn trọng tự do, dân chủ, yêu chuộng công lý, khuyến khích sáng tạo, tương thân tương ái, và yêu chuộng hòa bình. Khi làm được như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa khi kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp dựa trên những luật lệ quốc tế. Một nước Việt Nam văn minh với một hệ thống pháp lý phù hợp với trào lưu tiến bộ của nhân loại thì tất nhiên sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trên trường quốc tế.
2012: Tín dụng tăng 17%, lạm phát về 1 con số? (Tầm nhìn).- “Quyết không ‘bao cấp’ để tái cơ cấu ngân hàng” (TTXVN)- Thông điệp đầu năm 2012 của Thống đốc Bình (NDHMoney). – Thấy gì từ Thư chức mừng năm mới của Thống đốc CafeF). - Hôm nay, hàng loạt quyết định quan trọng có hiệu lực (VnMedia)..- Vũ điệu khùng của vàng (VOV).- Ông Đặng Như Lợi: Xăng dầu kêu, quản lý tưởng đúng… (Bee).- Cây xăng “bẩn” ở Hà Nội bất ngờ đóng cửa (VOV).- Kinh tế 2012, đâu là kỳ vọng? (TVN).  – Dự báo kinh tế 2012: “Dẫu sao cũng nhẹ nhàng hơn” (VnEconomy).-- Các sự kiện kinh tế vĩ mô cuối cùng trong năm 2011 (DVT).- Ngành ngân hàng năm 2012: “Thắt lưng” để khỏe (Công Thương).

Tiền đông cứng trong két sắt mỗi gia đình (VEF). - Gian lận qua thẻ (NLĐ).Tiền đồng mất giá nhiều nhất kể từ 2008- Hãng tin Bloomberg nói tiền đồng Việt Nam mất giá nhiều nhất trong năm 2011 so với các năm từ 2008.
-

Chính sách mới về đầu tư của Trung Quốc: China Shifts Foreign-Investment Focus (WSJ 31-12-11)
--"Quyết không 'bao cấp' để tái cơ cấu ngân hàng" (VN+ 1-1-12) -- P/v thống đốc Nguyễn Văn Bình. (Nhưng ông có dám cưỡng lệnh thủ tướng không?)
-Jagdish Bhagwati chống TPP: America’s Threat to Trans-Pacific Trade (Project Syndicate 30-12-11) -- Bình thường thì tôi rất trọng ý kiến của Bhagwati (năm 2004, tôi đã điểm một cuốn sách của ông này), nhưng bài này làm tôi thất vọng vô cùng.  Đúng là Trans-Pacific Partnership sẽ làm "méo mó" thương mại toàn cầu, nhưng đó là lý thuyết.  Trên thực tế thì thương mại không thể tách rời khỏi tương quan chính trị thế giới, nghĩ như Bhagwati trong bài này thì quả là hơi ngây thơ! 



-Nguồn:VN giảm nhập siêu, tăng nhập hàng xa xỉ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cảnh báo thâm hụt thương mại sẽ tăng.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam có giảm nhưng chính phủ lo ngại nhập siêu trong năm sau sẽ tăng.
Tổng Cục thống kê trong một báo cáo sơ bộ cho biết nhập siêu năm 2011 ở mức 9.5 tỷ USD, so với 2010 (12.4 tỷ), 2009 (12.8 tỷ) và 2008 ở mức kỷ lục (17 tỷ).

Xuất khẩu của tăng 33,3% so với năm ngoái, đạt 96,2 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 24,7% đạt 105,7 tỷ USD.
Lý giải về điều được báo chí Việt Nam mô tả là “thành công bước đầu này”, Bộ Công Thương cho biết yếu tố cơ bản góp phần giảm nhập siêu trong năm 2011 là xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
Trong khi đó giới quan sát cho rằng việc chính phủ phá giá tiền đồng mạnh trong năm nay là yếu tố để Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu.
'Xuất gạo chỉ đủ nhập xe'
Báo điện tử Bấm Chính phủmô tả “nhập siêu được kiểm soát có hiệu quả thông qua các chính sách, giải pháp do Chính phủ và các Bộ ngành ban hành, trong đó, riêng việc ban hành và triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đối với nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu”.
Tuy nhiên báo Bấm Lao Độngcảnh báo thực trạng không thể kiềm chế được “chứng” nhập siêu hàng xa xỉ.
“Cụ thể là nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ nguyên chiếc đạt con số tới hơn 32.000 xe, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ; trong khi mặt hàng điện thoại di động và linh kiện tăng tới 74% so với cùng kỳ”.
Báo này nói tính toán đến khoảng tháng 11 năm 2011, Việt Nam xuất khoảng hơn 6 triệu tấn gạo và đạt gần 4 tỉ USD.
“Theo các chuyên gia thì đây đúng là sự trả giá”.
“Bởi hàng chục triệu nông dân trên toàn Việt Nam làm lụng vất vả để xuất khẩu được lượng gạo và lượng tiền chỉ bằng đúng số tiền nhập ôtô và điện thoại di động”.

Điểm đáng chu ý là “nếu so sánh với số tiền khoảng 10 tỉ USD nhập khẩu hàng xa xỉ trong năm 2010 thì số tiền gần 14 tỉ nhập khẩu hàng xa xỉ năm 2011 vẫn thực sự là điều đáng cảnh báo”, báo Lao Động bình luận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng được truyền thông Việt Nam trích dẫn nói cảnh báo thâm hụt thương mại vẫn có thể lên đến 13 tỷ USD vào năm 2012.
Theo Bấm AFP, Việt Nam là một trong những nước hiện chịu mức lạm phát cao nhất thế giới - đạt 18,13% vào tháng 12 tính theo năm - và chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi chống lạm phát là ưu tiên cao nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho năm 2012.


Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường Đức (SGTT).- Viết tiếp vụ “lá thư tức tưởi gửi Bộ trưởng Tài chính”: Một doanh nghiệp khác cũng… khổ vì hải quan! (LĐ).
-18 công ty chứng khoán lỗ trên 1.350 tỷ đồng Stockbiz --Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng của các công ty chứng khoán niêm yết cho thấy tỷ lệ thua lỗ lên tới 2 phần 3..
Việt Nam nằm trong 5 nước sản xuất hàng đầu của thế giới Stockbiz -Dự báo hàng quý về thương mại toàn cầu gần đây nhất của HSBC cho biết đến cuối năm 2025, tổng giá trị thương mại của Việt Nam..
.-Tổng cục Thống kê: Lạm phát cả năm 2011 là 18,13% Stockbiz -Con số do Tổng cục Thống kê công bố cao hơn so con số được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra ngày hôm qua là 18,12%..
-- Người mua vàng đang gánh lỗ thay doanh nghiệp (TP).

Tản mạn từ chuyện thưởng tết (SGTT).- 2012: khó khăn còn nhiều (SGTT).–Thưởng Tết và sự phân hoá giàu nghèo (TQ).  – Nam Định: DN tư nhân thưởng tết 26 triệu (LĐ).  – Nhiều doanh nghiệp thưởng tết bằng bột ngọt, hạt dưa…(SGTT).
Định tăng giá điện đến 11,7% (VEF).-- Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu (VEF).- Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước? (Bee).
LHQ: Nguy cơ dễ bị tổn thương trước khủng hoảng toàn cầu (SGTT).- Lòng tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ tăng   —  (VOA).Trung Quốc nghi ngờ các cơ quan xếp hạng tín dụng phương Tây
Chủ nợ của thế giới và các nhóm lợi ích trong cải cách (TVN/Foreign Affairs).-- 15 sự kiện kinh tế đáng chú ý trong năm 2011 (DVT/CNBC).

Mỹ yêu cầu Trung Quốc và Nhật ngưng giảm giá đồng tiền

-Mỹ nhận định Trung Quốc không thao túng tiền tệ Trong báo cáo về chính sách kinh tế quốc tế và tỷ giá hối đoái vừa trình lên Quốc hội, Bộ Tài chính Mỹ nhận định Trung Quốc không thao túng đồng Nhân dân tệ (NDT), với lý do "đã có sự nâng giá trị đồng tiền này so với đồng USD trong thời gian gần đây"....-China Isn’t Manipulating Currency, U.S. Says THE ASSOCIATED PRESSThe Treasury Department’s semiannual report cited China’s progress in raising the exchange rate but said more progress was needed.
Các nền kinh tế Đông Dương đang trên đường cải cách và tự do hóa
 - John Loh, Malaysia Star
It’s the Economy: The China Threat
 NYT -America’s global competitiveness is based on introducing the newest, best ideas. So what happens when China catches up?
ASIA: Asia’s Natural-Born Allies
 Project Syndicate -ASIA: Asia’s Natural-Born Allies At a time when China’s economic, diplomatic, and military rise casts a shadow of power disequilibrium over Asia, the just-concluded visit of Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda to India cemented a fast-growing relationship between two natural allies. Now the task for Japan and India is to add concrete strategic content to their ties.
ROACH: Why India is Riskier than China Project Syndicate -ROACH: Why India is Riskier than China Today, fears are growing that China and India are about to be the next victims of the ongoing global economic carnage. Yet fears of hard landings for both economies are overblown, especially regarding China.
Funds expect surge of bad loans in China
 (Financial Times)- Foreign and domestic distressed debt funds expect a big supply of bad loans to come on to the market in China


-Nhận định tình tình kinh tế Hoa Kỳ--Duy Anh






Trong bối cảnh kinh tế hoàn cầu CUỐI NĂM 2011 đang có những dấu hiệu khó khăn, đặc biệt từ khu vực Âu Châu với hàng loạt những cuộc khủng hoảng tài chánh tại các quốc gia như Hy Lạp (Greece), Bồ Đào Nha (Portugal) và gần đây nhất là Ý Đại Lợi (Italy), vai trò của Hoa Kỳ như cường quốc số một về kinh tế lại càng trở nên quan trọng. Mọi người đều ngóng trông liệu Hoa Kỳ có đủ sức để lôi kéo toàn thế giới thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới hay không?

Khu vực kinh tế Liên Minh Âu Châu (European Union), hay còn gọi là khu vực đồng Euro (Eurozone) hiện đang dẫn đầu về tổng sản lượng quốc dân (GDP) với 16.2 ngàn tỷ USD (2010), so với Hoa Kỳ là 14.5 ngàn tỷ, Trung Cộng (Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa) 5.8 ngàn tỷ và Nhật 5.4 ngàn tỷ. Hẳn nhiên là nếu khối Liên Minh Âu Châu bị khủng hoảng, thế giới sẽ bị mất đi một nguồn lợi tức về kinh doanh đáng kể.

Hoa Kỳ vừa trải qua một cơn bệnh ngặt nghèo kéo dài từ giữa năm 2007 đến nay, đã có một ít dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn dấu vết di chứng nguy hiểm như nạn thất nghiệp, suy giảm về địa ốc, thâm thủng ngân sách và lạm phát đang có nguy cơ bùng phát do chính sách thả lỏng về tài chánh kéo dài của chính quyền. Trong những điều kiện như vậy, trông mong vào Hoa Kỳ để cứu nguy kinh tế thế giới phải chăng là điều không tưởng?

Nhiều người hướng về Trung Cộng như một “cứu tinh”, còn tích lũy nhiều tiền của với tham vọng trở thành một chân vạc trong thế “Tam Quốc Chí” thời đại mới. Với tổng tài sản thặng dư trên 1 ngàn tỷ USD ký gởi dưới dạng công khố phiếu khắp nơi, nhiều nhà chính trị Âu Châu cho rằng nếu Trung Cộng đứng ra bảo đảm những món nợ quốc gia của nhóm PIGS (Portugal, Italy, Greece, Spain) là những quốc gia đang gặp khó khăn nhất trong khối Euro thì may ra Âu Châu có thể vượt qua được khủng hoảng kỳ này. Theo sự tính toán của kinh tế gia Alexopoulos, ngân hàng trung ương Âu Châu đang cần một khối lượng tiền là 1 ngàn tỷ Euro ($1.33 ngàn tỷ) thì giải quyết được những món nợ quốc gia có khả năng không thanh khoản được.

Nhưng xét cho cùng, nền kinh tế Trung Cộng vẫn còn thuộc dạng “ký sinh cộng hưởng”, dựa vào buôn bán xuất cảng vào hai khối kia để phát triển chứ không thể đóng vai trò chỉ huy thế giới được. Vả lại, như những anh giàu mới nổi keo kiệt, Trung Cộng có những chủ trương khác để sử dụng những món tiền tích lũy của mình, ngay đến dân chúng Trung Hoa còn chưa được hưởng phúc lợi xã hội lẽ ra phải có, trông mong chi đảng Cộng Sản Trung Hoa ra tay “tế độ” kinh tế Âu Châu?

Rốt cục rồi chỉ còn lại Hoa Kỳ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ sơ lược một số yếu tố có tính cách kinh tế vĩ mô (macroeconomics) của Hoa Kỳ để từ đó, thử đưa ra một nhận định về thực trạng kinh tế Hoa Kỳ cuối năm 2011 và khả năng của nước Mỹ có thể lôi kéo kinh tế thế giới trở lại được hay không?


1. Tỉ lệ thất nghiệp

Tỉ lệ thất nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Điều này dễ hiểu vì có công ăn việc làm thì mới có sản xuất và đất nước mới có sản lượng. Tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia phải tài trợ và tái huấn luyện cho những người bị thất nghiệp.

Hiện nay tình trạng thất nghiệp tại Hoa Kỳ là một vấn đề nan giải cho chính quyền và đe dọa Obama có thể mất ghế tổng thống vào kỳ bầu cử năm 2012. Đã qua 2 lần QE (Quantitative Easing, hay chính sách thả lỏng tiền tệ) mà tỉ lệ thất nghiệp vẫn không chịu tụt giảm như dự tính. Điều này đã khiến phe Cộng Hòa tha hồ bắn phá chính sách kinh tế của chính quyền đương nhiệm là không có hiệu quả và phí tiền của người đóng thuế.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, chiều hướng có tiến triển khả quan. Tháng 11/2011, tỉ lệ thất nghiệp lần đầu tiên rớt xuống mức 8.6%, thấp nhất từ tháng 10/2009 là 10.1% đến nay.


Thất nghiệp ở Mỹ
Phải chăng trong cái khó khăn nào cũng có thể có cái hay của nó? Những người lạc quan thì cho rằng tỉ lệ thất nghiệp cao với chiều hướng suy giảm nói lên tiềm năng phát triển GDP còn nhiều. Chắc chắn khi tỉ lệ thất nghiệp rớt trở xuống mức bình thuờng là 3% thì sản lượng sẽ tăng vọt một khoản đáng kể.

Điều cần lưu ý là khi kinh tế phát triển trở lại thì lực lượng lao động sẽ gia tăng vì số người lâu nay tìm không ra việc làm (hay đã chấm dứt lãnh trợ cấp thất nghiệp) sẽ gia nhập trở lại. Đó cũng là điều làm cho tỉ lệ thất nghiệp không thể tụt giảm nhanh chóng được.


2. Tỉ lệ lạm phát

Về tỉ lệ lạm phát thì trái với sự lo sợ của một số nhà phân tích, tình trạng hiện nay vẫn còn ở mức độ kiểm soát được. Theo lý thuyết tiền tệ, khi chính phủ tung tiền ra kích thích kinh tế, hậu quả đương nhiên là theo thời gian, sẽ tạo ra lạm phát vì quá nhiều tiền theo đuổi hàng hóa, giá cả tất nhiên sẽ lên.

Cho đến nay thì mọi kinh tế gia đều đồng ý là lạm phát, nếu để yên, sẽ làm sụp đổ kinh tế một cách nhanh chóng theo đường xoắn ốc, có khi chỉ trong vòng một vài tháng.

Cách sử dụng lưu lượng tiền như thế nào để đạt hiệu quả tối đa phát triển kinh tế mà không gây lạm phát là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng trung ương các quốc gia. Lạm phát toàn năm trong khoảng 2-3% được coi là lý tưởng.
Lạm phát ở Mỹ



3. Tăng trưởng GDP


Tăng trưởng ở Mỹ
Nguồn: viewpointonline.net
GDP được tính từng tam cá nguyệt một. Sau kỳ khủng hoảng tài chánh 2007-2008 vừa qua, kinh tế Hoa Kỳ đã từ từ hồi phục trở lại với tỉ lệ tăng trưởng tạm chấp nhận được. Quý 1/2011 sự tăng trưởng có vẻ bị khựng lại vì biến động địa ốc với hàng loạt “foreclosures” (tịch thu vì thiếu nợ) nhà cửa khiến nhiều nhà phân tích thốt lên: “Double recession!” (suy thoái đôi).

Tuy nhiên sau đó liên tiếp quý 2 và quý 3, tỉ lệ tăng trưởng đã bắt nhịp trở lại tuy còn ở mức độ khá khiêm nhường. Theo phỏng đoán chung của các nhà phân tích thì tỉ lệ tăng trưởng GDP quý 4/2011 có thể lên đến 2.9% nhưng toàn năm 2012 chỉ ở mức 2.1%.


4. Chỉ số sản xuất (Index of Productivity)

Chỉ số sản xuất là sản lượng sản xuất tính trên đầu người lao động (labor productivity) của Hoa Kỳ thuộc vào hàng đầu thế giới. Thượng nghị sĩ John Mc Cain đã từng tuyên bố trong kỳ tranh cử tổng thống năm 2008 là người lao động Mỹ siêng năng và giỏi nhất thế giới!

Theo một bài báo đăng trên Wall Street Journal năm 2008 thì người lao động Mỹ đứng hạng thứ tư sau Switzerland, United Arab emirates và Qatar.


Tăng trưởng ở Mỹ
Nguồn: Bộ Lao Động Hoa Kỳ
Chỉ số sản xuất tính theo đầu người lao động rất quan trọng vì nếu tính một cách đơn giản, nhân số lượng lao động với chỉ số sản xuất sẽ ra sản lượng sản xuất trong một thời kỳ. Theo thống kê của bộ Lao Động Hoa Kỳ thì chỉ số sản xuất nước Mỹ không ngừng tăng triển, một phần lớn nhờ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị khiến càng lúc, người lao động Hoa Kỳ càng sản xuất ra nhiều của cải hơn.

The cách tính toán của bộ Lao Động Hoa Kỳ lấy năm 2005 làm chuẩn, biểu đồ chỉ số sản xuất của người lao động Mỹ (tính theo giờ làm việc) như sau:


Chỉ số sản xuất ở Mỹ
Nguồn: Bộ Lao Động Hoa Kỳ




5. Lãi suất

Nói chung, lãi suất được coi là chi phí vay vốn (borrowing costs of capital) trong phạm vi kinh tế của một quốc gia. Lãi suất có hai dạng: (1) theo thị trường tự do và (2) theo ấn định (hay tác động) của chính phủ.

Các nhà kinh doanh buôn bán khi cần vay vốn để làm ăn thường phải trả lãi suất theo thị trường tự do, cao hay thấp tùy vào uy tín (credit) của mình, loại kinh doanh và nhất là tùy môi trường kinh tế của quốc gia sở tại. Trong thời kỳ khó khăn thì đương nhiên các chủ nợ đòi hỏi một lãi suất cao hơn bình thường. Ngay cả những chính phủ khi muốn vay mượn để trang trải chi phí bằng cách phát hành công khố phiếu cũng phải chịu sự tác động của lãi suất thị trường tự do.

Thể chế ngân hàng trung ương (ở Hoa Kỳ là hệ thống Dự Trữ Liên Bang) được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề điều chỉnh lãi suất thị trường tự do không biến động quá đáng để ổn định sự tăng trưởng kinh tế. Khi có khó khăn, ngân hàng trung ương có thể tác động làm hạ lãi suất bằng cách ra sức thu mua công khố phiếu, tung tiền ra ngoài lưu lượng thị trường. Dĩ nhiên muốn làm được điều này, chính phủ phải “in” thêm tiền với nguy cơ gây lạm phát. Giải pháp tránh lạm phát tốt nhất là có sự tài trợ của một tổ chức tài chánh cao hơn, chẳng hạn như ngân hàng thế giới đứng ra cho vay với lãi suất đặc biệt. Tuy nhiên để đánh đổi lại, các quốc gia chịu sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới phải tiến hành những sự cải tổ về đường lối, chính sách, nhằm thỏa mãn những điều kiện đưa ra khi vay nợ.

Trường hợp của Hoa Kỳ đặc biệt hơn vì gần như không còn tổ chức tài chánh nào cao hơn nên phải “tự cứu” lấy mình và trong thời gian vừa qua đã chấp nhận mức nợ lên đến 92.7% GDP (theo USNews.com).


Lãi suất theo thị trường ở Mỹ
Nguồn: Bộ Lao Động Hoa Kỳ
Lãi suất ấn định của chính phủ Hoa Kỳ hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử là 0-0.25% và chủ tịch Dự Trữ Liên Bang Bernanke đã tuyên bố sẽ giữ mức độ này trong một thời gian nữa. Lãi suất này đã giúp cho lãi suất ngoài thị trường tự do tụt giảm một cách đáng kể, chẳng hạn như lãi suất mượn tiền mua nhà 30 năm hiện đã rớt xuống dưới 4%.

Lãi suất nói lên chính sách tiền tệ mà một quốc gia đang theo đuổi và có những mặt lợi và hại khác nhau:

- Lợi: tạo một nguồn tài chánh dồi dào cho những người làm ăn, kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân, từ đó tạo ra nhu cầu mua sắm và thúc đẩy kinh tế thêm nữa.
- Hại: quốc gia phải nợ thêm, tiền lãi phải trả hàng năm lên cao làm thâm thủng ngân sách. Ngoài ra cái tai hại nhất là khả năng tạo ra lạm phát và lôi cuốn nền kinh tế sụp đổ trở lại.


6. Nợ quốc gia

Với tỉ lệ nợ so với GDP là 92.7%, Hoa Kỳ đang “vươn” lên đứng hàng thứ ba trong 10 cường quốc kinh tế hiện nay, sau Nhật và Ý. Nếu tính theo số nợ tuyệt đối thì Hoa Kỳ thật sự là “đệ nhất chúa chổm!”

May mắn cho Hoa Kỳ là nay với sự mất uy tín của Euro, đồng USD lại trở thành nơi trú ẩn của những quốc gia muốn tồn trữ của cải thặng dư và từ đó, chính phủ Hoa Kỳ có khả năng hạ lãi suất xuống mà vẫn có kẻ bấm bụng mua công khố phiếu Mỹ, chấp nhận thà lãi ít mà chắc ăn còn hơn không. Lãi suất US Treasury bond 10 năm hiện chỉ còn 1.95%!

Làm một bài tính đơn giản, với số nợ 14.6 x 92.7% = 13.5 và lãi suất 1.95%, số lãi hàng năm chính phủ Hoa Kỳ phải trả là: 13.5 x 1.95% = $263 tỷ hay 7.1% ngân sách ($3.7 ngàn tỷ) của chính phủ. Nếu lãi suất là 7% (như trường hợp của Ý gần đây) thì tỉ lệ này sẽ lên đến 26%! Khả năng quỵt nợ dĩ nhiên là rất cao. Cũng chẳn ngạc nhiên lắm khi công ty Standards & Poors đã lần đầu tiên trong lịch sử đã hạ uy tín công khố phiếu của Hoa Kỳ xuống còn ở mức AA trong vài tháng vừa qua.

Gần đây đang có những cố gắng của Quốc Hội nhằm cắt giảm chi phí chính phủ nhưng chắc chắn sẽ còn lâu lắm mới quân bình lại thu chi của chính phủ, còn chuyện trả nổi nợ thì còn phải lâu hơn nữa.


Danh sách tỉ lệ nợ so với GDP
Nguồn: Bộ Lao Động Hoa Kỳ
Danh sách tỉ lệ nợ so với GDP của 10 cường quốc lớn nhất thế giới.


Kết luận

Bức tranh toàn cảnh trên đây cho thấy là tuy đã có dấu hiệu hồi phục khả quan nhưng nói chung tình hình kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn nhiều điểm đen tối mà trong đó lớn nhất là món nợ quốc gia đang chồng chất dần lên. Tiếp theo là nạn thất nghiệp và chính sách thả lỏng tiền tệ kéo dài đang có nguy cơ dẫn đến lạm phát.

Ngoài ra còn những điều bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào liên quan đến chính trị của toàn thế giới. Iran với tham vọng phát triển chương trình hạt nhân vẫn còn là một mối đe dọa đáng kể cho hòa bình trong vùng Trung Đông. Bắc Hàn với cái chết của Kim Jong-il đang để lại một lỗ hổng bất ổn cho vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Chiến tranh bùng nổ dù chỉ trong phạm vi khu vực bất cứ lúc nào cũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới.

Tuy vậy, năm 2011 cũng đánh dấu một số điều đáng mừng cho nhân loại. Nhiều người cho rằng năm 2011 là năm “tuổi” cho một số kẻ ác nổi tiếng. Bin Laden, Gadafi (Lybia), Kim Jong-il (Bắc Hàn) đã qua đời. Tội phạm chiến tranh Bosniam Serb Mladic bị tóm cổ. Mubarak (Ai Cập), Ben Ali (Tunisia), Ali Saleh (Yemen) bị mất quyền lực. Thế giới Ả Rập đang chuyển mình với khát vọng tự do dân chủ.

Trên mặt trận khủng bố thì tập đoàn Al Qeda đang tàn lụi dần sau cái chết của Bin Laden. Hoa Kỳ đã chính thức triệt thoái khỏi Iraq và từ từ rút chân ra Afghanistan. Ngân sách quốc phòng được cắt giảm đáng kể, dồn phương tiện cho những dự án phát triển kinh tế khác có hiệu quả hơn.

Trên thực tế, đánh giá vai trò chỉ huy của nền kinh tế Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới trong thời gian tới đây là một điều vô cùng khó khăn nếu không nói là không tưởng. Mọi sự nhận định chỉ là phỏng đoán và...hi vọng! Nếu dựa vào những yếu tố kể trên để cho điểm thực trạng kinh tế Hoa Kỳ từ 0 (xấu nhất) đến 10 (tốt nhất), chúng tôi có thể tạm kết luận như sau:

1. Tỉ lệ thất nghiệp: 5
2. Tỉ lệ lạm phát: 7
3. Tăng trưởng GDP: 6
4. Chỉ số sản xuất: 7
5. Lãi suất: 6
6. Nợ quốc gia: 3

Trung bình: 5.66

Cũng chỉ vừa điểm... đậu nếu giám khảo dễ dãi.

Như vậy, có thể nói không sai là một mình con én Mỹ không thể làm nên mùa xuân được!

Vấn đề thế giới cần giải quyết đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chánh đang xảy ra tại khu vực Euro. Bản chất khủng hoảng này nói cho cùng là do yếu tố “nhân tạo” (man-made) nhiều hơn là do những yếu tố bất khả kháng. Kết quả hiện nay là một hậu quả tất yếu của chính sách xã hội mà một số các quốc gia Âu Châu đã theo đuổi từ nhiều thập niên nay. Chính phủ các quốc gia này đã mị dân và kiếm phiếu bằng cách hứa hẹn và thông qua những chương trình an sinh xã hội vượt quá sức chịu đựng của ngân sách quốc gia. Tự do quá trớn cũng khiến người dân chây lười, đòi hết điều này đến điều nọ và sẵn sàng biểu tình phá rối nếu không được thỏa mãn. Đã có những lúc mà dân Âu Châu đòi chế độ làm việc chỉ có 30 giờ/tuần và về hưu lúc chưa đầy 60 tuổi.

Đã đến lúc dân Liên Minh Âu Châu phải thắt lưng buộc bụng lại và chi tiêu những gì trong khả năng của mình kiếm ra được. Điều này cũng đúng cho chính phủ Hoa Kỳ nữa vì nếu không cân bằng được ngân sách thì hậu quả giống như đang xảy ra tại Âu Châu sẽ không thể tránh khỏi được.

Điểm thứ hai là cộng đồng thế giới cần hiệp lực lại tài trợ cho Âu Châu để giải quyết những món nợ quốc gia đang có nguy cơ bị phá sản. Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (ECB), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tài Chánh Quốc Tế (IMF) là những bộ phận có thể đứng ra bảo đảm cho những món nợ này. Trung Cộng cũng cần phải có trách nhiệm đóng góp vì Âu Châu bị sụp đổ thì hàng hóa Trung Cộng cũng chẳng còn chỗ mà bán buôn.

Điểm thứ ba là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc cần mở cửa rộng rãi hơn để hàng hóa Âu Châu được vào thoải mái, phần nào kích động nền kinh tế Âu Châu hồi phục trở lại. Thời gian gần đây đồng Euro bị mất giá đã phần nào làm cho hàng hóa Âu Châu rẻ và dễ cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Âu cũng là trong cái khó, ló ra cái... may.

Một điểm đáng chú ý là chính sách năng lượng xanh (green energy) hay năng lượng thay thế cho năng lượng từ dầu hỏa, phải chăng có thể mang lại cho nước Mỹ một sự bộc phá mới về khoa học kỹ thuật tương tự như thời kỳ thập niên 1990's với sự phát minh computer và Internet? Thời kỳ phát triển kỹ nghệ dầu hỏa đã vượt qua “đỉnh dầu” (oil peak) và dầu hỏa đang có nguy cơ cạn kiệt dần. Đã đến lúc văn minh nhân loại cần một dạng năng lượng thay thế mới. Hoa Kỳ, với khả năng đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến đang ở vị trí thuận lợi nhất để phát triển kỹ nghệ này. Nếu điều này trở thành hiện thực thì Hoa Kỳ có thể mở đầu một thời kỳ thịnh vượng mới.


California ngày 23/12/2011


© DCVOnline
Tham khảo truy cập 20/11/2011

http://www.tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate
http://www.usatoday.com/money/economy/story/2011-12-02/unemployment-rate-november/51577788/1
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)
http://www.businessinsider.com/naufal-sanaullah-on-europe-2011-11?op=1
http://www.cnbc.com/id/45473270
http://data.bls.gov/pdq/SurveyOutputServlet?request_action=wh&graph_name=PR_lprbrief
http://blogs.wsj.com/numbersguy/ranking-the-workers-of-the-world-416/
http://www.usnews.com/news/articles/2011/01/28/the-10-countries-with-the-most-debt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét