– Bản tường trình của nhà báo Hoàng Khương (Ba Sàm). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hiện trường”
và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
1. Tóm tắt yêu cầu triển khai tuyến bài và quy trình tác nghiệp báo chí:
1.1.
Vào khoảng tháng 5-2011, Khương được Trưởng ban Chính trị phổ biến kế
hoạch của tòa soạn triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao
thông (TNGT) trên báo Tuổi Trẻ. Theo đề xuất của Khương và được sự đồng ý
của Trưởng ban, tôi lần lượt thực hiện các loạt bài về bằng lái giả,
đua xe, công nghệ làm bằng lái giả, “đường đua” của xe ben, “Độ” xe
“ma”, Đồng tiền xóa sạch hồ sơ, CSGT giải cứu xe đua trái phép…Trong đó,
quy trình tác nghiệp hai bài: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ và giải cứu xe
đua trái phép được thực hiện theo các bước sau:
Đầu
tháng 6-2011, trong khi thực hiện các bài báo nêu trên Khương có tiếp
cận một vài đối tượng đua xe để tìm hiểu về quy trình xử lý vi phạm.
Trong quá trình đó, Khương được biết có sự nương nhẹ của một vài CSGT.
Qua tìm hiểu Khương được nghe các đối tượng đua xe cho biết nếu xe bị
giam thì nhờ CSGT đóng phạt, không qua khâu kiểm điểm ở tổ dân phố (các
đối tượng đua xe rất ngại bị đưa ra kiểm điểm). Để thu thập hồ sơ, chứng
cứ phục vụ cho bài viết, Khương rà soát trong số các đối tượng đua xe
có ai đang bị giữ xe hay không. Qua đó, Khương được biết có một người
tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ một chiếc xe máy do có hành vi
lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu
lệnh CSGT, không có giấy tờ xe… (tổng hợp các mức phạt khoảng 13-15
triệu đồng). Qua một người bạn cùng nhóm đua xe của Hòa là Nguyễn Đức
Đông Anh, Khương mượn biên bản vi phạm của Hòa để photo làm hồ sơ tác
nghiệp. Hòa cho biết sẵn sàng bỏ tiền đóng phạt nhưng do sợ bị đưa ra
kiểm điểm nên chưa đóng phạt được.
Song
song cùng thời điểm đó, trong lúc làm hồ sơ, tư liệu bài xử lý vi phạm
giao thông nên Khương có quen ông Tôn Thất Hòa (ông Hoà là chủ DN vận
tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT, TTGT). Khương có
hỏi ông Tôn Thất Hòa ở khu vực Q.9 (gần nhà ông) có xảy ra nạn đua xe
hay không, nếu có thì nhờ ông chỉ địa điểm để Khương đi thực tế viết
bài. Ông Tôn Thất Hòa nói không có. Qua câu chuyện, ông Tôn Thất Hòa có
cho biết, mới đây ông có người cháu bị CSGT Tân Bình giam xe, phải nhờ
“cò” đóng phạt giùm mới lấy xe ra sớm. Vì đang trong quá trình tìm hiểu
quy trình xử lý vi phạm, Khương nói với ông Tôn Thất Hòa có một trường
hợp bị CSGT Bình Thạnh giam xe và hỏi xem “cò” kia có giải quyết được
không. Ông Tôn Thất Hòa nói đưa biên bản và tiền đóng phạt để ông giúp.
Nghe vậy Khương gọi cho Hòa đem tiền và biên bản đưa cho ông Tôn Thất
Hòa. Lúc đó ông Tôn Thất Hòa đang ở Q.9 nên Hòa nhờ Nguyễn Đức Đông Anh
đưa cho Khương để Khương đưa lại cho ông Tôn Thất Hòa. Bẵng đi một thời
gian ông Tôn Thất Hòa nói không có giấy xác nhận của công an phường nên
không giải quyết được. Sau đó ông Tôn Thất Hòa đưa lại biên bản và tiền
đóng phạt cho Khương và Khương trả lại cho Hòa.
Do
thời gian thực hiện tuyến bài ngăn chặn tai nạn vi phạm giao thông đã
hết nên Khương tạm gác vụ xe đua sang một bên để tập trung viết bài nộp
cho trưởng ban (hai bài “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và
“Có móc ngoặc”).
1.2.
Sau khi hai bài này đăng, Khương đã đề xuất và được Trưởng ban đồng ý
thực hiện tiếp tuyến bài góp phần ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông.
Ngày 24-6, Khương có mặt tại các bãi xe trên xa lộ Hà Nội rà hỏi gần
đây có vụ TNGT nào xảy ra để tìm hiểu quy trình xử lý, làm hồ sơ, tài
liệu phục vụ bài điều tra. Khương có gặp lại ông Tôn Thất Hòa nhờ hỏi
giúp và được biết tối hôm qua (23-6) tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Bạch
Đằng có xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và một xe du lịch. Khương liền
nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe đầu kéo (bạn làm ăn
với ông Hòa) dò hỏi thông tin ban đầu về vụ TNGT và tiến độ xử lý vụ
việc. Qua đó, Khương được biết chiều 24-6 CSGT Bình Thạnh sẽ tiến hành
khám dấu vết, giải quyết vụ TNGT. Đến sáng 25-6, thông qua ông Tôn Thất
Hòa Khương được biết CSGT Bình Thạnh mời ông Tuấn lên làm việc. Khương
có nhờ ông Tôn Thất Hòa đưa đi cùng với mục đích quan sát, tìm hiểu quy
trình xử lý. Tuy nhiên khi Khương vừa lên đến Đội CSGT Bình Thạnh thì
ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn thông báo CSGT hẹn đến ngày hôm sau mới
giải quyết. Trên đường về ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn có gọi điện cho
CSGT Huỳnh Minh Đức xin gặp để xin giải quyết sớm vì hôm đó đã là thứ 7.
Khương nghe ông Tuấn nói ông Đức hẹn ra quán cà phê ở vòng xoay Điện
Biên Phủ nên Khương xin đi theo để nắm thông tin.
Đến
nơi, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói
chuyện (mục đích tác nghiệp đã rõ). Khương ngồi bàn riêng để quan sát.
Ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa ngồi bàn riêng. Sau đó ông Đức đến rồi cùng
ông Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ
TNGT (Khương hoàn toàn không ngồi chung bàn, không tham gia cuộc nói
chuyện). Sau này khi nghe lại băng ghi âm, Khương có nghe ông Đức ra giá
và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để giải quyết lấy xe ra sớm, miễn giam
xe (vụ việc này cơ quan điều tra đã khởi tố cả ba người về các hành vi
“làm môi giới hối lộ, “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”).
Cũng
tại cuộc nói chuyện này, sau phần thỏa thuận giải quyết vụ TNGT, ông
Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì
đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu
bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không
đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “10 chai” (giá
ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt,
anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em
chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa
đây”.ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi
ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân
phố (những nội dung trao đổi này Khương hoàn toàn không biết mà chỉ nghe
lại qua băng ghi âm). Kết thúc cuộc gặp gỡ, ông Đức ra về. Gặp Khương
dưới bãi xe, ông Tuấn, ông Tôn Thất Hòa nói ông Đức hẹn hai ông ra quán
ăn trên đường D5 (Bình Thạnh) chờ lấy giấy trả xe đầu kéo cho ông Tuấn.
Đến
quán ăn, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhằm mục đích để
tác nghiệp và ngồi ngoài đợi, ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa vào trong.
Lát sau Khương thấy ông Đức chạy xe máy tới. Khương có chụp mấy tấm hình
làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Tôn Thất Hòa
ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất
Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn
Thất Hòa “đưa liền đây”.
Vì
không liên lạc được với Hòa nên Khương gọi cho anh Mai (làm nghề chạy
xe ôm ở hẻm Trần Khắc Chân, P.9, Q.Phú Nhuận, tôi vẫn thường nhờ anh chở
đi công việc) theo số điện thoại 09076… nhờ anh chạy ra nhà bạn Hòa
(Khương không biết nhà Hòa) là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà
Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt hôm trước. Sau đó anh Mai mang tiền và
biên bản ra đưa cho Khương ở đường D5. Khi anh Mai mang tiền, biên bản
ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Vì mục
đích cần tiếp cận thông tin, trong khi đó sự kiện lại xảy ra bất ngờ,
Khương chỉ nghĩ rằng nếu không nhanh chân vào đưa giấy tờ, tiền đóng
phạt cho ông Tôn Thất Hòa thì cơ hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua
đi, nên Khương mang vào đến cửa phòng nhậu ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra
đưa. Sau đó tôi bỏ ra xe ngồi chờ.
Lát
sau ông Hòa ra gọi Khương vào. Khương vào thì thấy ông Tôn Thất Hòa
đang ngồi với ông Tuấn và ông Đức. Ông Tôn Thất Hòa giới thiệu Khương là
tài xế của ông Tôn Thất Hòa. Sau đó Khương ngồi quan sát thấy ông Đức
giở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi các lỗi lạng lách đánh
võng, gây rối… và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp
đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai,
ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai,
mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai,
mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói
thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa. Khương lấy điện
thoại ra chụp vài cái rồi cáo lui ra ngoài (hình ảnh đã đăng trên báo).
Từ đầu đến cuối từ việc trao đổi, thỏa thuận giữa ông Đức và ông Tôn
Thất Hòa ở quán cà phê vòng xoay và ở quán ăn Khương không hề tham gia.
Việc đưa tiền cho ông Đức cũng do ông Tôn Thất Hòa đưa.
Đêm
3-7, ông Tôn Thất Hòa gọi cho Khương báo Huỳnh Minh Đức đã trả xe và
gọi Khương ra quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đến nơi
Khương thấy ông Tôn Thất Hòa ngồi trong quán cà phê cùng vợ. Ông Tôn
Thất Hòa chỉ chiếc xe máy dựng trước quán nói “Đức mới trả xe, đưa cho
Hòa”. Khương liên lạc cho Hòa không được liền nhờ anh Mai (xe ôm) chạy
về đưa cho Đôn Anh để Đông Anh đưa cho Hòa.
Đêm
4-7, gặp lại Hòa Khương hỏi “xe em lấy về thấy bị hư gì không?”, Hòa:
“Dạ không, còn nguyên. Xe em để tuốt bên trong nên không sao. Anh ruột
của bạn thân em (làm ở Đội CSGT Bình Thạnh) nói anh lo cho mày không
được (Hòa từng nhờ người này giúp) thì chỉ giúp mày để xe phía trong,
yên trí không bị gì. Xe chỉ bị sét căm do để lâu ngày thôi. Bởi vì vậy
xe em lấy ra đâu có bị trầy trụa. Em chỉ thay bộ căm, rửa lại mới ken”.
Sau
khi nghe thông tin ông Đức trả xe cho người vi phạm, Khương đã tiến
hành các bước nghiệp vụ kiểm tra lại quy trình xử lý, phỏng vấn trực
tiếp lãnh đạo Đội CSGT Bình Thạnh (có nêu trong bài viết) thì được biết
ông Đức đã làm sai quy trình, thay vì nộp phạt trước rồi mới giải tỏa xe
nhưng ông lại giải tỏa xe trước. Với những sai phạm về quy trình xử lý
như trên, Khương viết bài “giải cứu xe đua trái phép” nộp cho Trưởng
ban.
Trên
đây là toàn bộ quy trình tác nghiệp của Khương thực hiện theo chỉ đạo
của tòa soạn và Trưởng ban chính trị với một mục đích duy nhất là muốn
dấn thân, tìm hiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông
một cách đầy đủ nhất. Khương cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình
huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động
nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ
vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên
đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho
đăng tải.
Khương
xin cam kết tất cả những điều trình bày nêu trên là hoàn toàn đúng sự
thật, chính là cơ sở để cho tôi viết và đăng công khai các bài báo hoàn
toàn đảm bảo. Nếu có gian dối, Khương xin chịu bất kỳ hình thức xử lý
nào của cơ quan và của pháp luật.
2. Về động cơ, mục đích và bản chất hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí:
Sau
khi báo đăng, vào ngày 18-11 tôi được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an TP Hồ Chí Minh (Cơ quan điều tra) đã có quyết định khởi tố vụ án
đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đôi với các ông Huỳnh Minh
Đức, Tôn Thất Hòa và Anh Tuấn. Tuy nhiên, Khương thật sự và hoàn toàn
bất ngờ, khi Cơ quan điều tra đã mời Khương lên làm việc để hỏi Khương
về những vấn đề liên quan đến vụ án nói trên.
Trong
quá trình làm việc với Điều tra viên, với trách nhiệm của một nhà báo
và vơi tư cách công dân, Khương đã trung thực trình bày sự thật diễn
biến như đã nêu trên. Bản thân Khương cũng đã nghiêm túc làm bản tường
trình đến Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ, tự nhận thấy trong quy trình tác
nghiệp nói trên, do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh này sinh
đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị
ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, nên cũng đã nghiêm túc kiểm
điểm và tự nhận mức kỷ luật “khiển trách”.
Tuy
nhiên, qua làm việc với cơ quan điều tra, Khương nhận thấy trong nội
dung biên bản và qua trao đổi trong các buổi ghi lời khai có một số vấn
đề cơ quan điều tra chưa đánh giá một cách toàn diện, chưa xác định đúng
mục đích, động cơ trong hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp
báo chí, từ đó có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi của
tôi. Cụ thể, Khương xin khẳng định những vấn đề sau đây:
Một
là,Khương hoàn toàn không lợi dụng việc Huỳnh Minh Đức giải quyết vụ
TNGT (xe của ông Tuấn) để nhờ Tôn Thất Hòa môi giới để đưa 15 triệu cùng
biên bản nhờ Đức lấy xe. Bởi lẽ, thực tế trong quá trình thu thập chứng
cứ để viết bài về xử lý vi phạm giao thông, xử lý tai nạn giao thông,
Khương đã mượn biên bản của Hòa photo làm hồ sơ trước hôm xảy ra vụ giải
quyết TNGT của xe ông Tuấn hơn một tháng (không phải đợi đến khi biết
Đức giải quyết vụ xe Tuấn thì Khương mới “nhờ Tôn Thất Hòa môi giới”).
Khi Tôn Thất Hòa nói mới có người cháu bị CSGT giam xe đã nhờ “cò” xử lý
xong, Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa nhờ “cò” đóng phạt giùm và Hòa đồng ý
(mục đích tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm để viết bài). Sau đó Khương
gọi điện cho Hòa biết có người đóng phạt giúp, nếu đồng ý đóng phạt thì
đưa tiền cho người ta. Hòa đồng ý và đưa tiền cho bạn Nguyễn Đức Đông
Anh đưa cho Khương. Sau đó Khương đưa tiền đóng phạt và biên bản cho Tôn
Thất Hòa.
Hai
là, Khương cam đoan không chủ động gặp gỡ, đặt vấn đề với Đức để lấy
xe, bởi lẽ: Tại quán cà phê vòng xoay Điện Biên Phủ, sau khi ông Huỳnh
Minh Đức, Trần Anh Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để
giải quyết vụ TNGT (Khương không ngồi cùng bàn, không tham gia), ông Đức
chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa
Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị
CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không
đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “thì 10 chai”
(giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền
phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ
em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa
đây”.
Tại
quán nhậu trên đường D5, trong lúc Khương đang nằm ngoài xe thì Tôn
Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”.
Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”,
ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.
Như
đã nêu ở trên, Khương đã gọi điện nhờ xe anh xe ôm chạy qua nhà bạn của
Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh để gặp Hòa lấy tiền, biên bản vi phạm mang
ra cho Khương. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn
Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Do trong tình thế cấp bách,
với mong muốn tìm hiểu thông tin, quy trình xử lý vi phạm để viết bài
nên Khương mang tiền nộp phạt và biên bản vào trước cửa rồi ngoắc ông
Tôn Thất Hòa ra đưa.
Sau
khi nghe lại băng ghi âm, Khương được biết ông Đức nhẩm tính các mức
phạt và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương
nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn
chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai,
mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm
chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức
nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa (hình ảnh đã đăng trên báo).
Ba
là, Cơ quan điều tra cho rằng “hành vi của Khương là cố ý, có chủ định
từ trước với mục đích để lấy bằng được xe cho Hòa nên đã chủ động gợi ý,
nhờ vả, đưa hối lộ cho Đức”. Khương đã trình bày và đề nghị xem xét lại
nhận định nói trên, vì đó không chỉ là suy đoán, mà còn không đúng bản
chất sự việc. Đúng là Khương có chủ định từ trước nhưng với động cơ, mục
đích là thu thập hồ sơ, chứng cứ về quy trình xử lý xe vi phạm để từ đó
phát hiện hành vi sai trái của một bộ phận CSGT để viết bài, hoàn toàn
không vì mục đích “lấy bằng được xe cho Hòa”. Mặt khác, nếu cho rằng mục
đích của Khương là “lấy bằng được xe cho Hòa thì can cớ gì Khương lại
đi viết bài, với tất cả tâm huyết và những nguy hiểm, rủi ro rình rập
mình, sau đó quyết tâm phản ánh về cách xử lý sai quy trình của Huỳnh
Minh Đức trên mặt báo ? Hơn nữa, đề tài về xử lý vi phạm, xử lý tai nạn
giao thông nằm trong kế hoạch thực hiện tuyến bài ngăn chặn hiểm họa
TNGT của tòa soạn và đã được trưởng ban triển khai cho Khương. Trong quá
trình tác nghiệp và hoàn thành khâu hồ sơ, chứng cứ, Khương đều báo cáo
tiến độ với trưởng ban và được trưởng ban đồng ý.
Bốn
là, Khương hoàn toàn không đồng ý với quy buộc của Cơ quan điều tra khi
cho rằng “khi Đức không đồng ý trả giấy tờ, tôi đã lợi dụng cương vị
của mình là nhà báo để viết bài đăng báo nhằm mục đích ép Đức thực hiện
đến cùng hành vi trái pháp luật”. Nhận định này không chỉ trái với sự
thật khách quan nêu trên, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy
tín của cá nhân Khương nói riêng và của Ban biên tập báo nói chung, bởi
lẽ: Thực tế Khương hoàn toàn không trao đổi gì với Huỳnh Minh Đức về
việc đòi trả lại giấy tờ xe. Do đó, không thể dùng đó làm chứng cứ để
quy kết động cơ của Khương như nêu ở trên, trong khi chính Huỳnh Minh
Đức khi nhận tiền, giải cứu xe đua trái quy trình, thẩm quyền mới là
“thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”.
3. Một số đề nghị xin được xem xét:
Nhìn
lại toàn bộ quy trình tác nghiệp nêu trên, bản thân Khương đã nghiêm
khắc nhận khuyết điểm, thừa nhận có sai sót nghiệp vụ liên quan công
đoạn cầm biên bản và tiền nộp phạt của bạn ông Hoà vào đưa cho ông Tôn
Thất Hòa. Lỗi tác nghiệp nói trên một phần do bản thân chưa được đào tạo
bài bản về pháp luật, chưa hiểu rõ việc cầm biên bản và tiền bạc đưa
cho ông Tôn Thất Hòa có thể bị coi là liên đới trong hành vi vi phạm của
những người nói trên. Tuy nhiên, do bị áp lực, căng thẳng của quá trình
tác nghiệp, tình huống xảy ra rất nhanh, bất ngờ, bản thân ông Tôn Thất
Hòa hối thúc phải lấy biên bản và tiền nộp phạt gấp… Trong bối cảnh ấy
Khương đã vội vàng cầm biên bản và tiền đưa vào, mà không để tự ông Tôn
Thất Hòa ra ngoài lấy…
Khương
nhận thức đây là sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp, nhưng
Khương thiển nghĩ và xin được xem xét ở chỗ, về bản chất hành vi cầm
biên bản và tiền nộp phạt đưa cho ông Tôn Thất Hòa chỉ nhằm mục đích tìm
kiếm, thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho bài viết, khác hoàn toàn
với động cơ, mục đích nhằm đưa tiền của, lợi ích vật chất cho người có
chức vụ, quyền hạn nhằm giải quyết một yêu cầu cụ thể cho đương sự.
Trong
quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá
nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức
nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có
lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có
những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để
đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan
điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.
Từ
những điều trình bày trung thực và chi tiết nêu trên, Khương xin trân
trọng kính đề nghị lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chủ
quản và Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ xem xét và đánh giá đúng bản chất hành
vi, động cơ, mục đích trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó xem xét
lại những nhận định chưa phù hợp và không đúng đối với cá nhân của
Khương
Trân trọng cám ơn!
Nguồn: nhà báo Huy Đức cung cấp.- Việt Nam: phóng viên báo Tuổi Trẻ bị tạm giam — (RFI). – Tạm giam nhà báo Hoàng Khương (NLĐ). - Tạm giam phóng viên báo Tuổi Trẻ - (BBC). – Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương (Bút lông). – CHUYỆN NHÀ BÁO — (Mẹ Nấm). – Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương – (Dân Luận). – Bùi Quang Minh – Cuối năm bàn chuyện “đồng chí”… – (FB Bùi Quang Minh/ Dân Luận).
- Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương
Hôm nay, Báo Tuổi Trẻ đã chính thức đưa tin về việc CA TP HCM bắt nhà báo Hoàng Khương như sau: Nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam
TTO
- Trưa 2-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết
định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi
làm việc của nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng
viên báo Tuổi Trẻ).
Theo
quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, phóng viên Hoàng Khương bị
khởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó)
để đưa 15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng
nhận đăng ký xe môtô… cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an
Q.Bình Thạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông
trái quy định.
Trước
đó, đầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm
trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính
phủ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”.
Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã
thực hiện nhiều bài viết nêu thực trạng và tìm những giải pháp nhằm
ngăn chặn thảm họa giao thông. Hoàng Khương với trách nhiệm của một
phóng viên đã thực hiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này, trong đó
có bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7).
Trong
bài viết trên, phóng viên Hoàng Khương phản ánh trường hợp của Trần Văn
Hòa - một thanh niên sử dụng xe máy “độ” chạy xe lạng lách đánh võng bị
Công an Q.Bình Thạnh tạm giữ xe trong đợt truy quét “bão đêm” quy mô
lớn.
Trong
khi liên hệ giải quyết một vụ “chạy” xe vi phạm khác, Tôn Thất Hòa đã
gợi ý “giải cứu” chiếc xe máy của Trần Văn Hòa và được Huỳnh Minh Đức
đồng ý. Sau đó, Đức đã nhận 15 triệu đồng và trả xe vi phạm.
Ngày 28-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báoTuổi Trẻ và
Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị “kiểm điểm và thu hồi
thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kiểm tra quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Theo
tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên
đã thiếu sót về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho Huỳnh
Minh Đức. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách, tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và
gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài -
trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh - Đoàn
luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương
ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứng kiến quá
trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa ngày 2-1.
GIA MINH
(Hết trích dẫn)
Xung quanh việc này, mạng xã hội FB có nhiều bình luận trái chiều (đa số của... nhà báo và CAM), BL xin trích dẫn vài điều luật để các bác tham khảo:
Tội
đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài
sản và yêu cầu người có CVQH làm hoặc không làm một việc có lợi cho
người đưa hối lộ (không phụ thuộc vào người có CVQH có đồng ý hay
không). Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có CVQH mà
chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có
chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa hối lộ nhầm
tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì
người đưa hối lộ vẫn phải chịu TNHS về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa
đạt).
Về mức hình phạt, Điều 289-Bộ luật Hình sự quy định 4 khung hình phạt:
- Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 6 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng.
-
Khung 2: quy định hình phạt tù từ 6 năm đến 13 năm, áp dụng đối với
trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết sau: có tổ chức, dùng
thủ đoạn xảo quyệt, dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ, phạm tội
nhiều lần, của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu
đồng, gây hậu quả nghiêm trọng khác.
-
Khung 3: quy định hình phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, đối với của hối lộ
có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
-
Khung 4: quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp
dụng đối với các trường hợp: của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở
lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung bằng tiền từ một đến năm lần giá trị của hối lộ.
Để
khuyến khích việc tố giác tội nhận hối lộ, tại khoản 6-Điều 289 quy
định 2 trường hợp được coi là không có tội hoặc được miễn TNHS:
+
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát
giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng
để đưa hối lộ.
+
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước
khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một
phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Hết trích dẫn
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
- Tố giác của công dân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức;
- Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(Trích Điều 100 BLTTHS)
4.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm
cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng
các biện pháp khác.
(Trích điều 8 BLHS)
-- Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương (ĐV). – Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ (NLĐ/PLXH). - Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương (TN).
Nguyên PV Hoàng Khương (người cầm túi quần áo) chuẩn bị về cơ quan điều tra vào trưa 2-1. Ảnh: Phạm Dũng
Chống
tiêu cực là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Trong sự nghiệp chung đó,
các phóng viên (PV) điều tra đã đóng góp một phần không nhỏ, đáng được
ghi nhận. Hóa thân để điều tra là công việc thường xuyên của PV. Vụ việc
nhà báo Hoàng Khương nhập vai chủ xe, đưa tiền cho một CSGT để chứng
minh cán bộ này nhận hối lộ đang khiến dư luận rất quan tâm bởi sau hành
vi này, PV Hoàng Khương đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam; trước đó đã
bị đình chỉ công tác...
Nội dung vụ việc
Ngày 5-7-2011, báo Tuổi trẻ TPHCM
đã đăng bài "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội
dung bài báo phản ánh: Vào 23g15 ngày 23-6, xe ô tô đầu kéo do ông Võ
Văn Thắng, lái xe thuê, cầm lái chạy trên đường Phan Đăng Lưu, đến giao
lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn quận Bình Thạnh (TPHCM) thì vượt sai
quy định, gây tai nạn.
Sau
khi thương lượng đền bù với người bị va chạm xong, sáng 25-6, ông Trần
Anh Tuấn, chủ xe đầu kéo cùng một người bạn là Tôn Thất Hòa đến gặp ông
Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh, CA quận
Bình Thạnh ở một quán cà phê gần khu vực vòng xuyến cầu Điện Biên Phủ
để xin ông Đức không tạm giữ bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong
ngày.
Hai
bên bàn bạc và nhất trí giá của vụ "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu
đồng). Sau khi đưa tiền cho ông Đức, ông Tuấn đã được trả lại phương
tiện…
Vào ngày 10-7-2011, báo Tuổi trẻ tiếp
tục đăng bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép". Bài viết
này cũng của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Ngày 23-4,
Đội CSGT quận Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do
điều khiển xe gắn máy BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối
trật tự… Hòa đã "cầu cứu" người quen tên là Tôn Thất Hòa, nhờ Hòa gặp
cảnh sát Đức để xin xe. Tại buổi gặp gỡ, Đức đồng ý trả xe cho Trần Minh
Hòa với giá 15 triệu đồng.
Nhận được thông tin từ báo Tuổi trẻ,
Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã vào cuộc. Ngày 18-11-2011, cơ quan này tống
đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành lệnh
bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước
danh hiệu CAND) về tội "nhận hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy
Nguyên về tội "Môi giới hối lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "Đưa hối lộ".
Trong
quyết định khởi tố bị can đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa có hành vi
móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức PV Hoàng
Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi
phạm giao thông và xe đua trái phép.
Ngày 28-11, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ nhận
được công văn của Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi
thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương. Sau đó, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với PV Hoàng Khương vì có sai sót nghiệp vụ.
Liên
quan đến vụ việc, mới đây, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã có văn bản gửi Cục
Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của PV
Hoàng Khương.
Một số ý kiến cho rằng, PV Hoàng Khương đã phạm tội Đưa hối lộ, nhưng một số người lại có ý kiến khác…
Cần làm rõ mục đích phạm tội!
Một
nhà báo xin giấu tên nêu quan điểm: "Tôi cũng nhận thấy trong quá trình
điều tra vụ việc, PV Hoàng Khương đã cố ý hợp tác với những người bị
giữ xe để hối lộ cảnh sát Đức. Nhưng xét cho cùng, nếu không làm vậy thì
sẽ rất khó để có bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Cơ quan chức
năng cần làm rõ ai là người đưa tiền cho ông Đức, ông Khương đưa tiền
hay chỉ là người có mặt tại đó. Nếu ông Khương trực tiếp đưa tiền cho
ông Đức thì đó là hành vi không thể chấp nhận. Cá nhân tôi cho rằng, sử
dụng biện pháp mật phục để ghi hình, ghi âm sẽ tốt hơn. Cần phải phân
biệt rõ việc PV Hoàng Khương có động cơ gì khi phối hợp với ông Hòa để
đưa hối lộ cho ông Đức hay không? Theo tôi, PV Hoàng Khương không phải
là người có phương tiện bị tạm giữ nên anh ta chỉ có động cơ là cố gắng
lấy bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Nếu PV Hoàng Khương không vờ
hợp tác với ông Hòa thì không thể tiếp cận với ông Đức.
Có
người cho rằng, khi phát hiện vụ việc, PV Khương phải tố cáo vụ việc
tới CQCA. Cần nói lại rằng, Hoàng Khương là PV nên việc "tố cáo" của
Hoàng Khương là viết bài phản ánh vụ việc một cách công khai".
Luật sư: Không có dấu hiệu phạm tội!
Luật
sư Vũ Lợi, Giám đốc Công ty Luật Hòa - Lợi cho rằng: "PV Hoàng Khương
không có động cơ phạm tội. Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục
đích chống tiêu cực. Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết
bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện
được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng
chứng, PV phải nhập vai một con bạc. Nếu việc đó đã được báo cáo Ban
biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng
Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui
trình…".
Đồng
quan điểm, luật sư Trịnh Anh Dũng - Trưởng VPLS Trịnh, Đoàn Luật sư TP
Hà Nội cho rằng "về lý luận pháp lý, chỉ có thể coi một người phạm vào
tội đưa hối lộ khi hành vi đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn của
người đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho
cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào
chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức đó bị thoái hóa,
biến chất. Trong vụ việc này, việc PV Hoàng Khương cùng Trần Anh Tuấn
đưa tiền cho Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ công an),
lấy đó làm tư liệu để viết và đăng các bài báo chống tiêu cực có thể xem
là hành động dũng cảm, có tác dụng giúp Công an TP HCM hoạt động đúng
đắn hơn, phẩm chất cán bộ được nâng cao, khiến nhân dân thêm tin vào cơ
quan quản lý". Do đó, luật sư Dũng cho rằng "việc làm này của PV Hoàng
Khương không có dấu hiệu phạm tội Đưa hối hộ, mà còn cần phải biểu dương
như là tấm gương tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng".
"Nhập vai" đến đâu là an toàn?
Để
tìm hiểu viết tin, bài về một vụ việc hoặc hiện tượng, PV được quyền sử
dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin. Tuy nhiên, cho đến nay
cũng chưa có một văn bản pháp luật nào qui định cụ thể PV được sử dụng
nghiệp vụ điều tra đến đâu, mà tùy vào tình hình cụ thể, người PV đó
hoặc tòa soạn sẽ đưa ra cách thức khai thác thông tin. Với những vụ việc
nhạy cảm, phức tạp như việc chứng minh CSGT nhận hối lộ nêu trên, việc
lấy thông tin "công khai" là rất hiếm, vậy câu hỏi đặt ra với các cơ
quan quản lý là PV được "nhập vai" như thế nào thì không phạm luật? Vì
trên thực tế, để phản ánh việc khai thác vàng trái phép, đã có PV vào
vai "phu" vàng, để phản ánh việc đánh bạc, đã nhập vai con bạc…
Trong
vụ việc này, để xác định việc làm của PV Hoàng Khương có dấu hiệu trách
nhiệm hình sự hay không cần phải làm rõ nguồn tiền Hoàng Khương đưa cho
Tôn Thất Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức ở đâu ra.
Tiền
của Trần Minh Hòa (người điều khiển xe máy vi phạm) đưa cho Hoàng
Khương hay tự Hoàng Khương bỏ ra, vì nếu chỉ để có bài viết, một PV chắc
không bỏ ra một khoản tiền lớn (15 triệu đồng) để thực hiện việc "gài
bẫy"? Ngoài ra, cần làm rõ mối quan hệ giữa PV Hoàng Khương và Trần Minh
Hòa. Vì theo luật thì người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan
đến việc làm hay không làm của người có chức vụ quyền hạn (lợi ích này
có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi ích của
người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà
người đưa hối lộ là đại diện), để xác minh xem PV Hoàng Khương có lợi
ích liên quan trong vụ việc này không?
Kết
luận của CQĐT sẽ làm sáng tỏ vụ việc, nhưng từ vụ việc này cũng nảy
sinh vấn đề mà các nhà làm luật cần lưu tâm đó là: Nhà báo được sử dụng
nghiệp vụ điều tra đến đâu?
02/01/2012 13:30Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương
(TNO)
Chiều 2.1, Cơ quan CSĐT tội phạm quản lý về kinh tế và chức vụ (PC 46)
Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đồng thời thực hiện
lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng
viên Báo Tuổi Trẻ) để điều tra, làm rõ hành vi “đưa hối lộ”.
Bắt giam phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ TPHCM
Khám xét nhà riêng
của ông Khương tại đường Chiến Thắng, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Cơ quan
CSĐT đã thu giữ một số tài liệu liên quan là tang vật của vụ án được
đựng trong hai thùng cạc tông.
Do
con hẻm vào nhà ông Khương hẹp, không đủ chỗ để xe ô tô vào nên ông
Khương đã được một số công an viên chở từ nhà đến trụ sở Công an P.9.
Tại đây, một xe chuyên dụng đã chờ sẵn chở ông Khương về trại giam Chí Hòa.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có có văn bản gởi Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Báo Tuổi Trẻ đề
nghị kiểm điểm, thu hồi thẻ nhà báo của ông Khương vì ông này liên quan
đến vụ án Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự, phản ứng
nhanh thuộc Công an Q.Bình Thạnh) bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm
giam vào ngày 18.11.2011 về hành vi “nhận hối lộ”.
Cơ quan điều tra khám xét nhà của ông Hoàng Khương - Ảnh: D.Đ.M |
Nhiều người dân theo dõi vụ việc - Ảnh: D.Đ.Minh |
Hoàng Khương (thứ hai từ trái sang) tại trụ sở Công an P.9 Q.Phú Nhuận - Ảnh: D.Đ.Minh |
Hoàng Khương được đưa ra xe về nơi tạm giam - Ảnh: D.Đ.Minh
|
Sau đó, Báo Tuổi Trẻ đăng
bản tin cho biết, Ban biên tập báo này đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra
toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện
bài “CSGT giải cứu đua xe trái phép” và tạm đình chỉ công tác nhà báo
này.
Liên quan
đến vụ án nhận hối lộ của Huỳnh Minh Đức, ông Tôn Thất Hòa, Giám đốc
DNTN Duy Nguyên cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “môi giới hối
lộ”; một bị can khác là Trần Anh Tuấn cũng bị khởi tố (cho tại ngoại) về
tội “đưa hối lộ”.
Trong
quyết định khởi tố bị can Hòa, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận định:
Hòa đã móc nối nhận tiền của Huỳnh Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (nhà
báo Hoàng Khương) đưa cho Đức để ông này giải quyết trái quy định đối
với tang vật là xe đua trái phép, vi phạm giao thông.
>> Tiếp tục cập nhật
Đàm Huy
An ninh thủ đô
ANTĐ - Nguồn tin từ phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM cho biết, chiều 2/1 cơ quan này đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Khương – bút danh Hoàng Khương – phóng viên báo Tuổi Trẻ ...
Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn KhươngNhân Dân
Khởi tố, bắt giam một nhà báoVietNamNet
Nhà báo bị điều tra tội đưa hối lộVNExpress
Thanh Niên
-
-Facebook Cô Gái Đồ Long Tựa Note lấy từ Quê Choa.info của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng những gì mà tôi biết về vụ này thì thấy dùng chữ "Ích kỷ" vẫn còn nhẹ mà phải là "Khốn nạn" sẽ dễ hình dung hơn. Một lần nói Hoàng Khương, có thấy bài học gì từ vụ án CGĐL không; anh chỉ cười và im lặng; rồi mặt lì hẳn đi. Những ngày vừa qua, chưa kể việc bị vô số đòn tâm lý từ CA; Hoàng Khương còn đau hơn thế khi nhiều đồng nghiệp bày tỏ thái độ bàng quan, trở mặt và thậm chí, vài vị tai to mặt bự của làng báo phát ngôn một cách a dua, xu nịnh và ngu xuẩn về bản chất vụ việc.
Viết tiếp chuyện Hoàng Khương...
SỰ ÍCH KỶ CỦA LÀNG BÁO.Mình rất cảm kích bài viết "Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương?" của Phan Lợi ( Cũng không rõ là Phan Lợi hay Phan Muôn), nói về trường hợp thu thẻ nhà báo và đình chỉ công tác nhà báo Hoàng Khương: “Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ.”Mình rất nhất trí với phân tích của Phan Lợi là,” Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.” Trước tình hình khẩn cấp như vậy, đáng lẽ Hội nhà báo và báo Tuổi trẻ phải ra sức tìm hiểu thực hư trước khi quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình chỉ công tác Hòang Khương, thì họ đã làm rất nhanh, dường như ngay tức thì đẩy Hoàng Khương đến chỗ mất việc mất nghề. Nói như Phan Lợi là đã ” rất nhanh ghi bàn”, thảm hại thay. Mình không quen Hoàng Khương, chưa gặp anh lần nào, cũng ít khi đọc bài của anh viết. Nhưng vì cùng hành nghề với nhau mình thấy xót xa quá. Cái ông phó chủ tịch Hội nhà báo bảo rằng: “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ”, hi hi thế thì còn gì là nhà báo. Ông này có lẽ chưa bao giờ đi viết bài chống tiêu cực. Cái điều mà ông nói là nghĩa vụ của một công dân. Nhà báo ngoài nghĩa vụ công dân còn là nghĩa vụ của nhà báo, họ phải bí mật đến phút cuối cùng trước khi bài báo được tung ra. Nếu nhà báo biết việc tiêu cực mà đi trình báo với cơ quan có thẩm quyền thì đảm bảo đến 99% phần trăm không bao giờ bài báo được tung ra nữa. Đó là một sự thật mà bất kì ai hành nghề báo đều biết, ở ta hay thế giới đều thế cả. Người ta bí mật cho đến khi bài báo được tung ra là để thực hiện đồng thời cả hai nghĩa vụ: công dân và nhà báo.
Về
nghĩa vụ công dân, nói như Phan Lợi rất đúng: “tố giác của công dân” và
“tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý
ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào.” Hơn nữa, tố giác công dân
trên báo chí bao giờ cũng hiệu quả gấp nhiều lần tố giác cho ai đó, ở
nơi nào đó. Bởi vì đó là sự tố giác công khai và minh bạch nhất. Không
một nhà báo nào ngu xuẩn đến nỗi thấy tiêu cực lại đi tố giác kiểu như
ông phó chủ tịch Hội nhà báo đã nói cả, ngoài trừ đây là việc nhỏ không
đáng viết một bài báo.
Một trong những loạt phóng sự điều tra của Hoàng Khương.
Đối
với các nhà báo đi chống tiêu cực thì vấn đề là mục đích chứ không phải
hành vi. Để tóm gọn được một vụ tiêu cực, rất nhiều khi nhà báo phải ”
bạn bè, cảnh hẩu”, phải ăn nhậu chơi bời, thậm chí có thể tham gia vào
những việc tiêu cực kia, kể cả việc nhận và đưa hối lộ. Đấy là việc nguy
hiểm nhưng vì mục đích trong sáng người ta dám làm và dám chịu trách
nhiệm. Cũng như hoạt động tình báo vậy, nếu không ăn nằm với địch, không
khen địch chửi ta, thì làm sao có thể có được những nguồn tin quí giá?
Thực
hư việc Hoàng Khương là thế nào, anh ta chống tiêu cực hay lợi dụng
việc chống tiêu cực để trục lợi, cần phải xem xét một cách hết sức cẩn
trọng, bởi vì nó hệ lụy đến sinh mạng chính trị và cuộc sống của một nhà
báo. Cái cách sút tung lưới đồng nghiệp quá nhanh của báo Tuổi trẻ và
Hội nhà báo khiến người ta nghi ngờ, không biết mấy ông này làm báo hay
làm bồi bút, bảo vệ đồng nghiệp hay bảo vệ cái ghế của mình? Và các nhà
báo nữa, hơn hai nghìn nhà báo mà chỉ có Phan Lợi lên tiếng thôi sao?
- Bút Lông -Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương? -Ngày 28/11, Công an TP.HCM có văn bản đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương” (tức PV Hoàng Khương), người thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. Hiện ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương, đồng thời ngày 3/12 thông báo trên mặt báo về việc này.
Trước đó, ngày 18/11 Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam cựu CSGT Huỳnh Minh Đức về tội nhận hối lộ và một cá nhân tên Hòa về tội môi giới hối lộ. Được biết, kết quả trên xuất phát từ các bài viết trên Tuổi Trẻ (thứ Ba 5/7/2011, bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và Chủ Nhật, 10/07/2011, bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”) của Hoàng Khương.
Theo nội dung bài viết ngày 5/7, 23g15 ngày 23/6, một xe đầu kéo va chạm với xe du lịch dẫn đến cả hai xe bị tạm giữ. Hai cán bộ của Đội CSGT Bình Thạnh (trong đó có Huỳnh Minh Đức) được cử khám dấu vết. Bài báo nêu rõ quá trình giải quyết vụ việc ông Đức hù phải phạt tài xế, giam bằng 2 tháng. Sau khi được “năn nỉ” ông Đức nói sẽ “nghiên cứu” lỗi nhẹ để không bị tước GPLX, không giam xe với giá: “Ba chai (3 triệu đồng: sếp chai, em chai, Lộc chai”). Sau khi nhận tiền, ông Đức cười an ủi: “Coi như thua trận banh chứ có gì đâu”.
Còn theo bài viết ngày 10/7, ngày 23/4 Đội CSGT Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Hòa do điều khiển xe máy “độ” với các lỗi: điều khiển xe máy lạng lách đánh võng, gây rối trật tự... Ngay tại thời điểm bị lập biên bản, Hòa không xuất trình được giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân. Sau đó đương sự nhờ người móc nối thượng úy Huỳnh Minh Đức và bị ông Đức hù: “Lỗi này phải đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Muốn “binh” phải đi đúng đường. Đưa biên bản coi rồi báo giá. Đưa tiền là lấy xe”. Người móc nối nói đưa trước 10 “chai” (triệu) cho ông Đức và đếm tiền đặt trên bàn, ông Đức xếp lại ngay ngắn rồi đút túi và nói “chủ nhật đưa giấy tờ xe, khoảng thứ năm, thứ sáu lấy xe, khỏi ra phường kiểm điểm”. Đến 3-7 (chủ nhật), ông Đức trả xe tại quán cà phê. Bài viết đăng kèm tấm hình ông Đức đang nhận tiền từ người môi giới (do Hoàng Khương chụp) và khẳng định việc trả xe là sai quy trình.
Đáng chú ý, tại quyết định khởi tố bị can Hòa, cơ quan điều tra nhận định: Hòa đã có hành vi móc nối nhận tiền của Tuấn và Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương), đưa cho Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép.
Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ. Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.
Dĩ nhiên, khi cơ quan điều tra thực thi công vụ thì không ai có thể cản, bởi theo BLTTHS hoạt động của họ là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao cơ quan điều tra không thực thi luôn quyết định tố tụng với Hoàng Khương, sau đó thông báo đến Ban biên tập Tuổi Trẻ và Cục Báo chí về quyết định của mình để hai nơi này automatic đình chỉ công tác và thu hồi thẻ nhà báo (theo luật) mà lại làm động tác “chuyền bóng” để các cơ quan kia “sút” trước?
Thật hay là Ban biên tập Tuổi Trẻ đã rất nhanh “ghi bàn”…
Tuy nhiên điều rất đáng quan tâm là ý kiến của một Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN (đăng trên báo CAND hôm 6/12). Theo ý kiến vị này thì Hoàng Khương biết việc CSGT (Huỳnh Minh Đức) tiêu cực mà lại không thực hiện nghĩa vụ công dân tố giác đến cơ quan điều tra là không công bằng, công tâm. Cách vị này nói “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ” có lẽ cũng giống như quan điểm nhiều cán bộ công an khi trao đổi với các phóng viên trẻ và phần nào cũng thuyết phục được một số người.
Hơn thế ý kiến của một vị lãnh đạo Hội nghề nghiệp còn có thể tác động rất lớn đến suy nghĩ, cách thức hành nghề của nhiều hội viên...
Thế nhưng xét kỹ quan điểm này là không chính xác, bởi khi Hoàng Khương đăng tải hành vi nhận hối lộ của Đức lên mặt báo nghĩa là Khương đã thực hiện việc báo tin tội phạm theo quy định tại Điều 100 BLTTHS. Theo điều luật này thì “tố giác của công dân” và “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào. Hoàng Khương là nhà báo và vị này đã báo tin tội phạm thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nên không thể phê phán anh ta.
Và có lẽ vì lý do này chính cơ quan điều tra còn lưỡng lự trước khi thực thi quyết định tố tụng?
--Nhà báo 'gài bẫy' CSGT phải nghỉ việc - (BBC)- Báo Tuổi Trẻ tạm đình chỉ công tác phóng viên Hoàng Khương vì 'sai sót nghiệp vụ' khi viết bài về cảnh sát giao thông.
Cô Gái Đồ Long
Tuần
qua, bản tin nhỏ trên Tuổi Trẻ đã làm rúng động nhiều đồng nghiệp trong
cả nước; nhưng thật ra – nếu ai biết về Hoàng Khương có lẽ không cần
phải giật mình. Nhiều bạn bè, lúc trà dư tửu hậu hay nửa đùa nửa thật
rằng: “Ra đường bị CSGT thổi, chỉ cần nói bạn của Hoàng Khương là mấy
ổng thả đi à!”. Để khách quan, xin trích dẫn lời của một nhà báo về v/v
Hoàng Khương: “Chúng tôi là đồng nghiệp với nhau nên biết rất rõ chuyện
này. Đúng như anh em đã cảnh báo, Hoàng Khương trước sau gì cũng sẽ bị
chơi lại.
Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu. Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự - điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an …”
Thực chất của việc này là gì?
Trong khi tác nghiệp điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”:
… Hoàng Khương đã thông qua một tay cò đưa tiền hối lộ cho CSGT để lấy bằng chứng xác thực/ chụp hình ảnh, do đó anh chính là người có mặt tại hiện trường; và hình ảnh này đã được đăng tải trên trang nhất báo Tuổi Trẻ khi xuất bản bài viết. Ngày 18-11, Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức - nguyên cán bộ CSGT thuộc Công an Q.Bình Thạnh - về hành vi nhận hối lộ. Và, Hoàng Khương sau bản tin thông báo một cách lạnh lùng của Tuổi Trẻ sẽ là chuyện gì khi vụ này trở thành án điểm...!!!???
P/s: những điều tra ồn ào gần đây của Hoàng Khương:
Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu. Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự - điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an …”
Thực chất của việc này là gì?
Trong khi tác nghiệp điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”:
… Hoàng Khương đã thông qua một tay cò đưa tiền hối lộ cho CSGT để lấy bằng chứng xác thực/ chụp hình ảnh, do đó anh chính là người có mặt tại hiện trường; và hình ảnh này đã được đăng tải trên trang nhất báo Tuổi Trẻ khi xuất bản bài viết. Ngày 18-11, Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức - nguyên cán bộ CSGT thuộc Công an Q.Bình Thạnh - về hành vi nhận hối lộ. Và, Hoàng Khương sau bản tin thông báo một cách lạnh lùng của Tuổi Trẻ sẽ là chuyện gì khi vụ này trở thành án điểm...!!!???
P/s: những điều tra ồn ào gần đây của Hoàng Khương:
+ Đọc thêm về những phóng sự điều tra của Hoàng Khương:
-Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2174517177172&set=a.1073608735149.10397.1674099665&type=1&ref=nf
-Cần truy tố PV Hoàng Khương, Báo Tuổi trẻ vì “đưa hối lộ”-CAND -
Việc phóng viên Hoàng Khương liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ là có thật. Vấn đề là việc đưa hối lộ sẽ được Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xem xét xử lý như thế nào. Đối chiếu với pháp luật, phóng viên Hoàng Khương đã phạm tội đưa hối lộ và cần phải truy tố trước pháp luật.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi Cục Báo chí (Bộ Thông tin - Truyền thông) để đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức Hoàng Khương). Lý do đề nghị thu hồi có liên quan đến vụ án Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh thuộc Công an quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) nhận hối lộ.
Sau khi thông tin này được đăng tải trên báo, nhiều bạn đọc Báo CAND gọi điện, gửi thư thắc mắc về mối liên quan này. Để bạn đọc tường tận hơn vụ việc, PV Báo CAND đã tìm hiểu sự việc và thu thập được thông tin ban đầu như sau:
Ngày 5/7, trên Báo Tuổi trẻ có đăng bài "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo được tóm tắt như sau: 23h15' ngày 23/6, xe đầu kéo do Võ Văn Thắng điều khiển chạy trên đường Phan Đăng Lưu hướng từ Bạch Đằng vào đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn quận Bình Thạnh thì vượt sai quy định, gây tai nạn. Sau khi thương lượng đền bù xong, sáng 25/6, ông Tuấn (chủ xe đầu kéo) cùng một người bạn tên Hoàng (làm ăn chung) gặp ông Đức (Huỳnh Minh Đức) tại một quán cà phê gần vòng xoay cầu Điện Biên Phủ để năn nỉ ông Đức miễn giam bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong ngày. Hai bên thỏa thuận và nhất trí giá "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu đồng). Ông Tuấn đã đưa tiền cho ông Đức để lấy xe về…
Tiếp đến, ngày 10/7/2011, trên Báo Tuổi trẻ có đăng bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép" cũng của tác giả Hoàng Khương và "nhân vật chính" vẫn là Thượng úy Huỳnh Minh Đức. Bài báo phản ánh: Ngày 23/4, Đội CSGT Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do điều khiển xe gắn máy "độ" BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự… Do những lỗi này phạt khá nặng nên Hòa nhờ một người quen tên Hoàng giúp đỡ. Hoàng gặp Đức để "trao đổi" và "đi đến thống nhất" giải tỏa xe cho Trần Minh Hòa với giá tổng cộng 15 triệu đồng. Hai bên đã nhận tiền và trả xe.
Sau hai bài báo này của Báo Tuổi trẻ, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã vào cuộc. Qua thời gian điều tra, thu thập chứng cứ, ngày 18/11/2011, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành tống đạt Quyết định khởi tố vụ án và bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước danh hiệu CAND) về tội "nhận hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên về tội "môi giới hối lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "đưa hối lộ" (bị can được tại ngoại).
Trong quyết định khởi tố bị can đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa đã có hành vi móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và xe đua trái phép. Như vậy, theo quyết định này thì ông Nguyễn Văn Khương, phóng viên Báo Tuổi trẻ đã phạm vào tội "đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 289, Bộ luật Hình sự và cần phải được xử lý nghiêm theo pháp luật. Xung quanh vấn đề này, ngày 3/12/2011, trên trang 4 của Báo Tuổi trẻ có đăng thông tin "Về đề nghị xử lý của Công an TP Hồ Chí Minh đối với phóng viên Hoàng Khương" cho hay: "Ngày 28/11, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ nhận được công văn của Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập Báo Tuổi trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép". Theo tường trình của phóng viên Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên đã có sai sót nghiệp vụ. Do đó Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương".
Như vậy, việc phóng viên Hoàng Khương liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ là có thật. Vấn đề là việc đưa hối lộ sẽ được Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xem xét xử lý như thế nào. Đối chiếu với pháp luật, phóng viên Hoàng Khương đã phạm tội đưa hối lộ và cần phải truy tố trước pháp luật. Báo CAND sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc để kịp thời thông tin đến bạn đọc
Nhóm PV-
-Xung quanh vụ đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của một phóng viên báo Tuổi Trẻ:
Cần xử lý nghiêm PV bất chấp pháp luật trong lúc hành nghề--07/12/2011-“Trong vụ “giải cứu” xe độ thì Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) cũng thông qua Hòa để đưa tiền cho Đức… Thế nhưng vì sao cơ quan Công an chỉ khởi tố Đức, Hòa, Tuấn mà không khởi tố Khương. Chẳng lẽ nhà báo khi tác nghiệp thì được quyền “đưa hối lộ”?”, một độc giả đặt câu hỏi.
Sau khi Báo CAND đăng bài về hành vi “đưa hối lộ” của phóng viên Hoàng Khương,
Báo Tuổi trẻ”, Tòa soạn nhận được khá nhiều thông tin phản hồi từ phía
bạn đọc. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Hội Nhà
báo TP Hồ Chí Minh, các luật sư xung quanh hành vi “đưa hối lộ” của
phóng viên Hoàng Khương, cũng như việc sử dụng nghiệp vụ trong quá trình
điều tra thu thập thông tin của người làm báo...
Ông Mã Diệu Cương, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh: Nhà báo được quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra nhưng không thể vi phạm pháp luật
Trao đổi với chúng tôi, ông Mã Diệu Cương cho biết, khi đọc một số bài báo của phóng viên Hoàng Khương đăng trên Báo Tuổi trẻ, nhất là bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua” (ra ngày 10/7/2011), ông rất trăn trở về cách nhìn nhận vấn đề của người viết báo. Theo ông, nếu ông là người thực hiện bài viết đó thì bên cạnh phản ánh tiêu cực của CSGT, ông sẽ kịch liệt lên án những kẻ đua xe trái phép, gây mất an ninh trật tự và đe dọa đến tính mạng của người dân. Đằng này, người viết tỏ ra rất “thông cảm” cho kẻ đua xe và khai thác triệt để những biểu hiện tiêu cực của người CSGT. Trong khi đó, chính người vi phạm và có ý định đưa hối lộ để được “giải tỏa” mới là nguyên nhân gây nên tệ nạn hối lộ.
Mặt khác, trong quá trình tác nghiệp, cụ thể là trong trường hợp này, khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ. Như thế thì mới công bằng, công tâm và đạt được hiệu quả tối đa trong giáo dục, răn đe nói chung.
Về việc xử lý hành vi của phóng viên Hoàng Khương, ông Cương cho rằng nó tùy thuộc vào quá trình điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Công an. Vì những thông tin trên báo chưa nêu cụ thể, rõ ràng diễn tiến của vụ việc xảy ra như thế nào nên ông chưa thể nêu quan điểm của mình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nhà báo có quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin, nhưng nếu anh lợi dụng nhiệm vụ được giao, cố tình vi phạm pháp luật và bị phát hiện thì tùy theo mức độ vi phạm cũng phải bị xử lý như bao người khác...
Luật sư Nguyễn Văn Đức - Văn phòng Luật sư Vạn Lý (TP Cần Thơ): Cần xử lý phóng viên bất chấp pháp luật trong lúc hành nghề
Thực tế xã hội ngày nay phải “dũng cảm” nhìn nhận một thực tế là việc đưa và nhận hối lộ ngày càng phổ biến, tinh vi và biến tướng dưới nhiều hình thức. Vụ việc phóng viên Hoàng Khương có liên quan đến một vụ án đưa và nhận hối lộ vừa bị cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, đang được dư luận đặc biệt quan tâm, theo tôi, đó chỉ là “phần nổi trong khối băng chìm”, bởi có người đưa hối lộ ắt hẳn tất yếu phải có người “làm luật” để được nhận hối lộ.
Nhìn nhận vấn đề liên quan đến phóng viên Nguyễn Văn Khương, theo tôi, báo chí, hay nói cụ thể nhà báo là người được xã hội ngày nay tôn vinh. Chính vì vậy, việc phóng viên trong lúc hành nghề, bất chấp việc có vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp hay không là điều cần xem lại. Độc giả không nghĩ rằng đằng sau những thông tin tưởng rằng vô tư, khách quan nhưng lại có những toan tính trước đó như thế. Còn về mặt pháp luật, đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Do vậy, theo tôi, pháp luật nên dành sự răn đe nghiêm khắc và công bằng nhất cho hành vi này.
Bạn đọc Nguyễn Văn Tư, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh: Bốn người vi phạm sao chỉ khởi tố 3?
Đọc
qua thông tin trên Báo CAND về hành vi liên quan đưa hối lộ của phóng
viên Hoàng Khương, tôi hiểu như thế này: Trong vụ “xóa hồ sơ” cho xe đầu
kéo thì ông Trần Anh Tuấn (chủ xe) thông qua ông Tôn Thất Hòa mối nối
với CSGT Huỳnh Minh Đức để đưa và nhận hối lộ nhằm lấy xe gây tai nạn ra
sớm. Còn trong vụ “giải cứu” xe độ thì Nguyễn Văn Khương (tức phóng
viên Hoàng Khương) cũng thông qua Hòa để đưa tiền cho Đức… Thế nhưng vì
sao cơ quan Công an chỉ khởi tố Đức, Hòa, Tuấn mà không khởi tố Khương.
Chẳng lẽ nhà báo khi tác nghiệp thì được quyền “đưa hối lộ”?
Bạn đọc Lê Thanh Quân, 17/6, khu phố 4, Tân Thới Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh: Một kiểu gài bẫy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét