THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 30/12/2011
TTXVN (Angiê 21/12)
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kìm Châng In qua đời ngày 17/12/2011 do đột quỵ trong khi
đang đi trên đoàn tàu đặc biệt của mình. Truyền hình Nhà nước Bắc Triều
Tiên công bổ cái chết của ông vào hai ngày sau đó. Giữa vô vàn những lời bình luận, tạp chí Trung Hoa ngày nay đưa ra những nhận xét dưới đây:
Trong thế kỷ 21, hiếm khi cái chết của
một nhà lãnh đạo nào lại gây ra nhiều tâm tư và vấn đề như vậy. Đó là hệ
quả của việc Bình Nhưỡng có cả một lịch sử ủng hộ khủng bố – vốn là
nguồn gốc gây ra căng thẳng thường xuyên ở hai bên giới tuyến – và mặt
khác là do tinh trạng gần nhu hoàn toàn mờ mịt về thể chế, hoạt động,
tương quan lực lượng, ý định và thực trạng của đất nước này. Do tình
hình bấp bênh chi phối, các thị trường chứng khoán Tôkyô, Hồng Công,
Thượng Hải và Xơun đều tuột dốc, mạnh nhất là ở Xơun (-4,9%).
Đằng sau vẻ
thống nhất bề ngoài là sự rạn nứt – vốn nảy sinh do sự kình địch giữa
Mỹ và Trung Quốc ở châu Á – xuất hiện trong 5 nước bảo trợ cho tiến
trình “đàm phán 6 bên về Bắc Triều Tiên” giữa một bên là Trung Quốc và
có thể cả Nga hiện đang trong quá trình hợp tác gia tăng với Bình
Nhưỡng, và bên kia là Mỹ và các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Mục tiêu
hàng đầu của cuộc đàm phán này không phải là sự ổn định của Chế độ Bắc
Triều Tiên như Bắc Kinh và có thể cả Nga dường như muốn ưu tiên mà là
chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, kể cả khi có nguy cơ chế
độ chính trị ở Bắc Triều Tiên sụp đổ. Nhưng đó là một trongnhững điều
mà không ai nói ra.
Thêm vào đó là những ý định không bình
thường của Bình Nhưỡng và một số điều không nói ra và ẩn ý của Bắc Kinh,
Oasinhtơn và Xơun khiến cho tình hình càng phức tạp thêm với những ẩn
số đang đè nặng lên toàn vùng.
Tâm trạng lo âu của các nước láng giềng,
kể cả Trung Quốc khiến họ gia tăng mức độ cảnh giác. Đó là hậu quả của
câu chuyện đây sóng gió Vừa mới vừa cũ của một chế độ thù dai và cứng
nhắc, bị ám ảnh bởi sự tồn tại của chính mình, nhưng lại có vũ khí hạt
nhân. Đôi với bên ngoài, Bình Nhưỡng thường tiến hành các vụ đánh bom,
bắt cóc công dân Hàn Quôc và Nhật Bản, dùng hạt nhân để tống tiền và
quấy nhiễu về quân sự. Ở trong nước Bình Nhưỡng để dân chúng bị đói và
lâm vào tình cảnh nửa tự do nửa tù tội, bị thao tung, bị cắt đứt với thế
giới bên ngoài và bị đầu độc bằng lối nói mô tả một cách có hệ thống
rằng nước ngoài, đôi khi kể cả Trung Quốc, như là kẻ thù cần hạ thủ.
Tâm trạng khó chịu trước chế độ khép kín
ra đời từ “Vương quốc ẩn dật” từ thế kỷ 17 này, cũng xuất phát từ việc
Bình Nhường bưng bít gần như hoàn toàn tình hình đất nước. Cho đến tận
ngày hôm nay, không ai biết rõ hậu quả của các thảm họa nhân đạo, xảy ra
sau khi Liên Xô sụp đổ và giáng xuống đất nước này trong những năm
1990-1997, là như thế nào. Tác động của những thảm họa đó càng trầm
trọng hơn vì Bình Nhưỡng thiếu nghiêm trọng hệ thống y tế, giao thông
vận tải, nạn lũ lụt nặng nề và sản xuất điện giảm 80% do các nhà máy
điện xuống cấp.
Năm 2001, Bình Nhưỡng chính thức thừa
nhận có 220.000 người chết trong thời kỳ 1995-1998. Nhưng một nhà kinh
tế học Hàn quốc đánh giá số người chết lên tới 600.000 người do thiếu
dinh dưỡng. Vào các năm 2005 và 2008 và mới đây là vào tháng 3/2011,
Liên hợp quốc lại lên tiếng báo động cộng đồng quốc tế về nguy cơ nạn
đói và tình trạng y tế thảm hại của Bắc Triều Tiên. Theo Văn phòng công
tác nhân đạo của Liên hợp quốc, 6 triệu người Bắc Triều Tiên chỉ nhận
được khẩu phần lương thực bình thường trong khi 30% số trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng.
Ngoài con số thống kê chính thức của
Bình Nhưỡng, nhưng chắc chắn đã bị nhào nặn, người tỵ nạn Bắc Triều Tiên
cũng là một nguồn khác cung cấp thông tin về tình hình ở nước này. Tuy
Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cung cấp ít thông tin, song người ta cho rằng
hàng năm có nhiều nghìn người Bắc Triều Tiên chạy trốn khỏi đất nước và
gần 400.000 người trong số họ hiện đang sống bí mật ở Trung Quốc.
Người nào gặp được cơ quan truyền thông
phương Tây cũng cung cấp những thông tin đáng lo ngại và tiếp tục kể
những câu chuyện về số người bị chết đói, như một số người tỵ nạn được
BBC hỏi chuyện vào mùa Thu năm 2010 ở biên giới Trung Quốc. Họ khẳng
định ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ăn uống bình thường trong khi ở nhiều
vùng trong nước, dân chúng chỉ được ăn một bữa một ngày.
Các nguồn tin chính thức không nói gì
nhiều về mối quan hệ giữa quân đội với gia đình họ Kim, cũng như năng
lực lãnh đạo của người con trai út mới được đẩy lên vị trí lãnh đậo cao
nhất. Một số người Bắc Triều Tiên thậm chí nghi ngờ Kim Châng Un, người
được chỉ định kế nhiệm Kim Châng In, để tạo quvền lực và vốn lãnh đạo,
có thể là kẻ chủ mưu hai vụ quấy nhiễu quân sự trong năm 2010 chống Hàn
Quốc (dùng ngư lôi bắn chìm tàu Cheonan làm 46 lính thủy thiệt mạng vào
tháng 3/2010, và pháo kích vào đảo Yeonpyeong vào tháng 11/2010). Những
lời đồn đoán về tính hiếu chiến của con người đã từng bí mật theo học ở
Thụy Sỹ này, con người mà không ai biết chính xác là bao nhiêu tuổi,
được đưa ra không phải chỉ để làm yên lòng những người đang lo ngại.
Trái lại, người ta có thể xác định được
rõ ràng lập trường của các bên tham gia đàm phán 6 bên, với 2 cách tiếp
cận khác nhau mặc dù cả hai bên đều nói những lời dễ nghe về phương diện
ngoại giáo. Đúng là tất cả các nước xung quanh đều thận trọng, song
Trung Quốc và ở mức độ thấp hơn là Nga, trong khi tái khẳng định lập
trường chống phổ biến vũ khí hạt nhân, vẫn công khai lựa chọn con đường
hợp tác với Bình Nhưỡng và phản đối sử dụng áp lực để buộc Bình Nhưỡng
phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Họ làm như thể ưu tiên của
mình không phải là kìm hãm quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân mà rõ ràng
là ngăn chặn sự sụp đổ của Bình Nhưỡng.
Nhưng con đường dẫn đến bình thường hóa
tình hình thông qua phát triển còn dài và đầy bất ổn. Đã gần 10 năm nay
Trung Quốc đi theo con đường đó bằng kinh nghiệm riêng của mình. Tuy
nhiên, mức độ trao đổi thương mại song phương chỉ đạt gần 3 tỷ USD so
với 250 triệu USD với Hàn Quốc, nước có Tổng sản phẩm quốc nội cao hơn
30 lần so với của người anh em thù địch phương Bắc. vấn đề là các nhà
đầu tư còn nghi ngại và nhiều dự án mở cửa kinh tế vẫn dậm chân tại chỗ,
chẳng hạn như các cuộc thử nghiệm thị trường tự do ở biên giới. Lý do
là Bình Nhưỡng hầu như không có phản ứng gì về phương diện thương mại do
bị tác động bởi lôgích đối đầu và kiểm soát hoàn toàn dân chúng vì sợ
họ di tản ồ ạt sang Trung Quốc.
Trong khi Bắc Kinh và Mátxcơva công khai
chọn con đường hợp tác với mục tiêu hàng đầu là tránh cho Bình Nhưỡng
khỏi sụp đổ, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, trái lại, quan tâm hơn cả đến vấn
đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Oasinhtơn từ chối đưa ra bảo đảm an
ninh với Bình Nhưỡng như nước này yêu cầu và đòi hỏi Bắc Triều Tiên
trước hết phải thực sự từ bỏ vĩnh viễn chương trình hạt nhân quân sự.
Đó chính là ngõ cụt hiện nay của cuộc
đàm phán 6 bên khi Bình Nhưỡng bỏ về vào mùa Xuân năm 2009 sau khi trục
xuất toàn bộ số thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA). Bằng cách hành xử quen thuộc này, Bình Nhưỡng đáp lại thái độ
cứng rắn hơn của Mỹ vì nghi ngờ việc phóng không thành công một vệ tinh
của Bắc Triều Tiên thực tế là một vụ thử tên lửa đạn đạo.
Như vậy, tương lai của bán đảo Triều
Tiên đang phải chịu nhiều áp lực. Thái độ khó chịu của Bắc Kinh và
Oasinhtơn là có thể hiểu được, Trung Quốc do quá sợ tình trạng hỗn loạn ở
biên giới của mình đặc biệt là trong lúc “Mùa Xuân Arập” đang diễn ra,
khiến nước này phải ưu tiên giữ nguyên trạng về chính trị. Bắc Kinh hy
vọng viện trợ kinh tế của mình – người ta nói rằng Bắc Kinh cung cấp tới
90% lượng dầu mỏ và 70% lượng lương thực nhập khẩu của Bình Nhưỡng –
cũng như tấm gương mình chấp nhận luật lệ của thị trường nhưng có kiểm
soát về chính trị, sẽ giúp Bắc Triều Tiên dần dần tiến tới bình thường
hóa về chính trị, xã hội và kinh tế.
Tuy khó xác định mức độ chính xác viện
trợ kinh tế của Trung Quốc, song chắc chắn là Bắc Kinh từ năm 2009 đã
tăng viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Tâm điểm của viện trợ Trung Quốc là
vùng biên giới sông Áp Lục, giữa Dandong và vùng cửa sông – với việc
phát triển 2 hòn đảo ở cửa sông – và vùng Rajin-Sonbong (Rason) ở bờ
biển Bắc Triều Tiên. Ở cả hai vùng này, Bắc Kinh được hưởng quyền chuyển
nhượng hoạt động trong 50 năm.
Một lôgích khác là của Mỹ, nước rất cảnh
giác trước vấn đề hạt nhân, chỉ bảo đảm thỏa mãn yêu cầu về an ninh của
Bình Nhưỡng với điều kiện nước này hủy bỏ chương trình hạt nhân do IAEA
kiểm soát.
Ngoài các yếu tố trên còn có nhiều yếu tố khác với những điều không nói ra nhưng tác động mạnh đến tình hình.
Thứ nhất là Bình Nhưỡng hy vọng khả năng
đe dọa hạt nhân của mình dưới cái bóng của Bắc Kinh là chìa khóa cho sự
sống còn của mình. Thực tế này làm giảm đáng kể cơ may giải quyết khủng
hoảng, kể cả trong những năm tới, trừ khi trong nội bộ Chế độ Bình
Nhưỡng xuất hiện những nhà cải cách có đủ ảnh hưởng và quyền lực để đặt
các cuộc cải cảch đất nước lên trên chính sách tuyên truyền phòng thủ,
theo đó Bắc Triều Tiên là một hình mẫu không thua kém ai và bị bên ngoài
đe dọa. Nhưng điều này ít có khả năng xảy ra.
Một điều không nói ra nữa là tâm trạng
bất an của Bắc Kinh bị ám ảnh bởi viễn cảnh Bình Nhưỡng sụp đổ đột ngột
mà Trung Nam Hải không muốn nói đến một cách chính thức. Bộ chính trị
Đảng cộng sản Trung Quốc quả thực chưa bao giờ đáp ứng đề nghị của Mỹ
lập kế hoạch phản ứng phối hợp trong trường hợp xảy ra sự cố nội bộ ở
Bắc Triều Tiên Chính sách này của Trung Quốc, được khẳng định vào năm
2010 khi Bắc Kinh không lên án các cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào
Hàn Quốc, sẽ dẫn Trung Quốc đến chỗ ủng hộ chế độ Bắc Triều Tiên, có khi
không có lợi cho chính họ, chẳng hạn trong trường hợp Bình Nhưỡng lại
áp dụng chiến lược tống tiền và quấy nhiễu, vấn đề là xem Bắc Kinh sẵn
sàng đi theo con đường này đến bao giờ.
Dĩ nhiên là Đảng cộng sản Trung Quốc
hiện nay đặt hy vọng vào việc dàn xếp quyền lực mà Kim Châng In đã chuẩn
bị trước khi chết, theo đó Kim Châng Un, người con trai út và là người
được chỉ định kế nhiệm, sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của một ban lãnh
đạo tập thể bao gồm quân đội và người em gái của Kim Châng In là Kim
Yong Hee, người mới được đề bạt tướng bốn sao và dựa vào người chồng là
em rể của Kim Châng In là Jang Song Thaek, năm nay 66 tuổi. Một chi tiết
thú vị là nhân vật này phụ trách đầu tư nước ngoài ở Bắc Triều Tiên và
có vị trí cao trong phái đoàn của Bình Nhưỡng đến thăm Trung Quốc vào
tháng 5/2011.
Jang Song Thaek đã từng được Kim Châng
In chỉ định làm cố vấn cao cấp sau khi ông bị đột quỵ vào năm 2008. Năm
2010, Jang được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc gia,
thực tể là cơ quan hành pháp tối cao của Bắc Triều Tiên. Nhưng không gì
cho thấy ông sẽ thành công trong việc làm thay đổi sự cứng nhắc của Chế
độ Bình Nhưỡng, thể hiện trong việc tuyên truyền ầm ĩ cảnh khóc than với
nỗi đau thương giả tạo, với mục tiêu có thể là vừa tỏ lòng tôn kính với
nhà lãnh đạo đã khuất, vừa báo đảm duy trì chế độ.
Cuối cùng, trong số những điều không nói
ra, không thể không nói đến sức mạnh của tổ hợp quân sự-công nghiệp bảo
thủ hiện có quan hệ làm ăn với Hàn Quốc, có mối liên hệ với Mỹ và trục
lợi từ việc duy trì lôgích đối đầu, mặc dù Bình Nhưỡng phản bác điều
này. Kim Tê Chung trước đây đã định thoát ra khỏi ngõ cụt này. Ông đã
thành công một phần nhờ chính sách mở cửa gọi là “Chính sách Ánh dương”
khiến Oasinhtơn bị bất ngờ. Nhưng những người kế nhiệm ông đã không đủ
khả năng để tiếp tục trong khi phe bảo thủ truyền thống thiên về lôgích
phê phán Bắc Triều Tiên trở lại nắm quyền.
Trong khi Bình Nhưỡng coi vũ khí hạt
nhân hay tống tiền là chìa khóa để sống sót, sự kình địch gia tăng giữa
Mỹ và Trung Quốc ở châu Á khiến Bắc Kinh lại càng bám lấy hy vọng mong
manh theo đó Bình Nhưỡng có thể tiến triển tốt hơn, đồng thời có thể đạt
được giải pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bởi lẽ xét cho
cùng, Trung Quốc cho rằng thất bại của Bắc Triều Tiên có nghĩa là thắng
lợi của Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng hiện nay với Mỹ.
Lối suy nghĩ này của Trung Quốc còn bị
tác động bởi áp lực dân tộc chủ nghĩa khiến cho việc từ bỏ liên minh với
Bình Nhưỡng trở nên khó khăn trước dư luận ở trong nước. Liên minh này
quả thực nảy sinh từ cuộc xung đột Triều Tiên, giai đoạn duy nhất trong
lịch sử trong đó chí nguyện quân Trung Quốc trực tiếp chiến đấu chống
quân đội Mỹ, trong bối cảnh biểu tượng kháng chiến chống áp lực của
phương Tây, mà Bắc Triều Tiên là ngọn cờ đầu, vẫn là một trong những
điểm chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Thêm vào đó là
mối lo ngại của Bắc Kinh đối với chính bản thân mình vì đang phải đối
mặt với những ẩn số nếu Bình Nhưỡng sụp đổ về phương diện chính trị.
Từ đó, người ta có thể đặt câu hỏi về
tính hữu hiệu của cuộc “đàm phán 6 bên” mà tất cả các bên đều muốn nối
lại, nhưng với những ẩn ý cho thấy cuộc đàm phán khó có thể thành công.
Trong một bài báo mới đây được đưa lên mạng Project Syndicate, ông
Christopher Hill, cựu Đại sứ Mỹ tại Xơun và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại
cuộc “đàm phán 6 bên”, nhìn nhận những mâu thuẫn hiện nay một cách thực
tế, Theo ông, hợp tác giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn tuy có mâu thuẫn song
vẫn là giải pháp bắt buộc để có thể làm dịu tình hình ở bán đảo Triều
Tiên.
Hơn thế nữa, ông Christopher Hill còn
cho rằng Oasinhtơn không những cần chia sẻ với Bắc Kinh và Xơun về việc
cung câp viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng mà cũng cần làm mọi cách để
Trung Quôc hiểu rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiến triển cũng
không ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của họ. Cuối cùng, Mỹ cũng cần
bảo đảm với Trung Quốc rằng trong trường hợp xảy ra sự cố nội bộ ở Bắc
Triều Tiên, không một binh sĩ Mỹ nào sẽ vượt qua vĩ tuyến 38.
Về lợi ích của việc nối lại “đàm phán 6
bên”, ông Christopher Hill giải thích một cách thực tế rằng cuộc đàm
phán đó sẽ khó khăn và căng thẳng, nhưng không khó khăn và căng thẳng
bằng sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên nếu không được chuẩn bị thông qua các
cuộc trao đổi nghiêm túc về vấn đề này. Sớm hay muộn thì cũng cần nối
lại đàm phán. Tình hình không chắc chắn hiện nay cho thấy cái chết của
ông Kim Châng In có thể là thời điểm thuận lợi nhất.
***
(Đài RFI23/12)
Sau khi lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Châng In qua đời, con trai của ông là Kim Châng Un chính thức kế nhiệm cha. Nhưng do còn quá trẻ, lại thiếu kinh nghiệm chính trị và quân sự, rất có thể Kim Châng Un sẽ không nắm toàn bộ thực quyền, mà đứng giật dây đằng sau ông sẽ là những nhân vật khác trong gia đình họ Kim.
Diễn tiến tình hình Bắc Triều Tiên tùy thuộc phần lớn vào thái độ của đồng minh Trung Quốc đối với ban lãnh đạo mới ở Bình Nhưỡng. Từ Xítni, Ôxtrâylia, nhà báo Lưu Tườmg Quang trả lời phỏng vấn với những nhận định như sau:
- Sau khi ông Kim Châng In qua đời thì
người con là Kim Châng Un đã chính thức lên kế nhiệm cha. Tuy nhiên, đây
là nhân vật có lẽ người ta không biết gì nhiều. Vậy nhận định đầu tiên
của ông về nhân vật Kim Châng Un như thế nào?
+ Kim Châng Un là người rất trẻ, không
có kinh nghiệm về ngoại giao chính trị và cũng hoàn toàn không có kinh
nghiệm về quân sự. Trong một vài năm vừa qua, sự kiện Kim Châng Un sẽ kế
nghiệp Kim Châng In là việc đã được biết. Nhưng cái việc người ta không
kiểm soát được, không ngờ được là thời điểm Kim Châng Un trở thành lãnh
tụ của Bắc Triều Tiên. Kim Châng Un là ai? Có lẽ trong nay mai, báo
chí, truyền thông do nhà nước kiểm soát của Bắc Triều Tiên sẽ hết lời ca
tụng huyền thoại của Kim Châng Un cũng như báo chí và cơ quan tuyên
truyền nhà nước đã làm như vậy với Kim Châng In. Đặc biệt, bộ máy này đã
từng huyền thoại hóa Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Châng Un.
Theo những nguồn tin người ta biết được,
lúc còn trẻ, Kim Châng Un đã sang Trung Quốc học với một cái tên giả và
khi lớn lên Kim Châng Un đi học ở Thụy Sĩ. Theo giới chức không phải là
học sinh xuất sắc nên đứng về phương diện học vấn thì Kim Châng Un
không có gì nổi bật. Tuy nhiên, vai trò của Kim Châng Un bây giờ là
trong vai trò chuyển tiếp và Kim Châng Un sẽ thành công như thế nào thì
còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như vấn đề chuyển tiếp có được suôn
sẻ hay không? Ai đứng đằng sau để giúp đỡ Kim Châng Un? Và Kim Châng Un
có thể có những phần tử đối kháng nào không? Vai trò của Trung Quốc
trong thời kỳ chuyển tiếp này sẽ là như thế nào? Tất nhiên, Mỹ và các
nước phương Tây rất quan tâm theo dõi tất cả vấn đề này vì ở vùng Bắc Á,
vấn đề vũ khí hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên là vấn đề lớn, có thể đe
dọa sự ổn định nền hòa bình của châu Á-Thái Bình Dương và có thể củạ cả
thế giới nữa.
- Khác với cha là Kim Châng In trước đây
được lên kế nhiệm Kim Nhật Thành với sự chuẩn bị rất lâu, Kim Châng Un,
như chúng ta đã thấy, việc chuẩn bị này diễn ra khá là nhanh so với chế
độ “Cha truyền, con nối” ở Bắc Triều Tiên. Bây giờ, ông ta lên cầm
quyền với tuổi còn rất trẻ. Theo ông, trong những năm tới phải chăng Bắc
Triều Tiên sẽ nằm dưới sự lãnh đạo của một tập thể hơn là một lãnh tụ
giống như Kim Nhật Thành hay Kim Châng In?
+ Chế độ Bắc Triều Tiên tuy là chế độ
Cộng sản và trong thực tế ngày nay chúng ta nhìn thấy vấn đề “Cha
truyền, con nối” thực sự là chế độ phong kiến không hơn, không kém và có
đầy đủ các yếu tố vận động đằng sau hậu trường, thâm cung bí sử. Cho
nên, vì lý dó đó, với vai trò của Kim Châng Un hiện nay thì người ta
không lấy làm lạ là đằng sau Kim Châng Un phải có một thế lực quan
trọng. Hiện giờ, theo giới quan sát quốc tế, thế lực quan trọng này
chính là chồng của người em gái ông Kim Châng In. Tuy nhiên, vấn đề
không đơn giản như vậy vì ông Kim Châng In đã từng nghĩ đến việc cho
người con trưởng là Kim Châng Nam kế nghiệp mình. Kim Châng Nam hiện nay
40 tuổi, tuy nhiên đã bị thất sủng và vì lý do đó không được kế nghiệp.
Ngoài ra, ông Kim Châng In còn có một người con gái tên là Kim Yeo Jong
36 tuổi, là chị của Kim Châng Un. Cho nên người ta có thể nghĩ rằng
trong vòng 6 tháng đến 1 năm thì Kim Châng Un có thể có nguy cơ gặp vài
sự chống đối.
Dù sao, diễn biến tình hình tại Bắc
Triều Tiên tùy thuộc phần lớn vào thái độ, vai trò của Trung Quốc mà cho
tới nay vẫn là đồng minh rất thân thiết của Bình Nhưỡng. Theo ông,
Trung Quốc sẽ có thái độ như thế nào đối với một nhà lãnh đạo còn rất
trẻ như Kim Châng Un và như ông đã nói có thể Bắc Triều Tiên sẽ không có
một nhà độc tài như trước đây nữa mà là một tập thể lãnh đạo?
+ Chính thức thì ông Hồ cẩm Đào đã bày
tỏ sự kính trọng đối với người quá cố và đồng thời một cách gián tiếp
bày tỏ sự ủng hộ đối với Kim Châng Un. Điều này rất quan trọng vì Trung
Quốc từ trước đến nay vẫn là một quốc gia bảo trợ cho Bắc Triều Tiên.
Nếu không có sự bảo trợ của Trung Quốc thì Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ, ít
nhất về phương diện kinh tế. Cho nên, vì lý do đó, sự tiếp tục bảo trợ
của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là sự kiện quan trọng vì Trung Quốc lúc
nào cũng coi Bắc Triều Tiên là đối tác chiến lược quan trọng trong bàn
cờ chính trị tại Bắc Á. Quyền lợi lâu dài của Bắc Kinh là giữ Bắc Triều
Tiên ở tình trạng ổn định và có thể có ảnh hưởng sâu rộng tới đường
hướng tương lai của Bắc Triều Tiên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét