Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

Cận cảnh những vũ khí “khủng nhất” của Việt Nam (NLĐO)- Tổ hợp tên lửa phòng không S-300, máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư SU-30MK2, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P… và mới nhất là 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đều đã có trong biên chế trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sức mạnh vô địch của quân đội nhân dân Việt Nam là chiến lược quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, là sức mạnh tinh thần quyết chiến quyết thắng.
Song vũ khí, trang thiết bị hiện đại sẽ cộng hưởng và nhân lên gấp bội sức mạnh đó. Một quân đội hiện đại, nhất thiết phải được trang bị hiện đại.

Biên đội tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ đang tuần tra bảo vệ chủ quyền trên biển - Ảnh Trọng Thiết
Vì thế, Việt Nam đang từng bước sản xuất, cải tiến và mua sắm, bổ sung vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội phù hợp với khả năng của nền kinh tế cũng như nhu cầu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Hiện nay, tổ hợp tên lửa phòng không S-300, máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư SU-30MK2, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P… đều đã có trong biên chế trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mới đây nhất, 2 tàu hộ vệ tên lửa có khả năng tàng hình Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã được đưa vào biên chế của lực lượng hải quân Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân (22-12) xin giới thiệu một số loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội ta hiện nay.
Tàu Đinh Tiên Hoàng (trước) và Lý Thái Tổ (sau) lên đường tuần tra bảo vệ chủ quyền - Ảnh Trọng Thiết
Loại tên lửa đối hạm hiện đại Uran-E trên 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ - Ảnh Trọng Thiết
Tên lửa phòng không hiện đại S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ xa 200 km - Ảnh CTV
Tên lửa S-300 ngụy trang tham gia diễn tập phòng không - Ảnh VOV
Trong buồng điều khiển của tổ hợp tên lửa S-300 - Ảnh VOV
Máy bay chiến đấu SU-30MK2 đang tuần tra bảo vệ bầu trời Tổ quốc - Ảnh VNN
Trong buồng lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư SU-30MK2 - Ảnh ĐVO
Tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa 300 km - Ảnh Trọng Thiết
Luyện tập phóng tên lửa phòng thủ bờ biển - Ảnh Trọng Thiết
P. Dương
------------------------------
– Quân đội Việt Nam qua những hình ảnh đẹp (P1);  – Quân đội Việt Nam qua những hình ảnh đẹp (P2) (GDVN).Báo nước ngoài: Chiến thuật mới của Hải quân Việt Nam? (PN Today).

 

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

-10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

(GDVN) -Năm 2011 đã ghi dấu những thành công nổi bật đối với nền công nghiệp  - quốc phòng Việt Nam, với các thành tựu quốc phòng quan trọng.
Nhằm mục tiêu đưa quân đội Việt Nam ngày càng chính qui, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại. Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các ngành công nghiệp quốc phòng để có thể từng bước tự thiết kế, chế tạo, xây dựng dây chuyền sản xuất…các loại vũ khí hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội trong thời kỳ mới.
Báo GDVN xin tổng hợp 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua.
1.Chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.

Việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng

Đánh dấu một trong những thành công vượt bậc của nền công nghiệp – quốc phòng nước nhà đó là việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) nghiên cứu và chế tạo.

Việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc từng bước tự làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học-kỹ thuật nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội. (xem chi tiết)

2. Chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam hoàn toàn có thể được ứng dụng phủ lớp sơn tàng hình trong tương lai

Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng  radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...

Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay.

Sơn có thể ứng dụng để phủ lên các bề mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật như máy bay, tàu chiến…giúp giảm được tiết diện phản xạ tín hiệu radar và tăng cường khả năng sống còn cho người cũng như VKTB trên chiến trường.

3. Hạ thủy tàu K122 cho Hải quân.

Tàu chở khách lớn nhất và hiện đại nhất K122 cho Hải quân Việt Nam

Thành công nổi bật đầu tiên trong năm 2011 đó là việc xuất xưởng chiếc tàu chở khách hiện đại nhất và lớn nhất K122 cho Quân chủng Hải quân do Nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thực hiện thiết kế và đóng tàu.


Quá trình tổ chức thi công đóng tàu K122, nhà máy Z189 đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật cùng các tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ hiện đại của các đối tác châu Âu để có thể tiếp thu công nghệ, cũng như nâng cao trình độ đóng tàu.


Việc đóng và hạ thủy thành công tàu chở khách K122 đảm bảo các tính năng kỹ thuật, đạt chất lượng tốt sẽ góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.

4. Tiếp nhận các thiết bị từ nước ngoài để tự đóng 4 tàu tên lửa Molnya.

Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được các hệ thống điện tử, radar, vũ khí, động cơ…từ các công ty đóng tàu Nga và Ukraina để có thể sớm hoàn thành việc đóng 4 tàu tên lửa Molnya đầu tiên theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được ký trước đó với phía Nga.


Theo hợp đồng, 4 tàu tên lửa lớp Molnya đang đóng ở Việt Nam dưới sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Nga để có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc tự chủ đóng mới các chiến hạm hiện , giúp cho ngành công nghiệp đóng tàu quân sự nước ta tiếp thu được công nghệ đóng tàu của nước ngoài, tiến tới có thể tự thiết kế và đóng tàu chiến hiện đại trong tương lai gần.

5. Bàn giao tàu khảo sát, đo đạc biển.


Tiếp nối thành công của tàu chở khách K122 là việc Việt Nam đã tự đóng và bàn giao tàu khảo sát đo đạc biển HSV-6613 hiện đại mang tên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho đoàn đo đạc, vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (Quân chủng Hải quân).

Tàu HSV - 6613 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công tại Công ty Sông Thu góp phần khắc phục tình trạng thiếu trang bị phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển…Việc hoàn thành đóng tàu khảo sát, đo đạc biển với đối tác Hà Lan sẽ giúp tận dụng khai thác được các công nghệ đóng tàu cũng như các thiết bị điện tử tiên tiến từ phương Tây.

6. Nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA).


Nhằm phục vụ cho việc nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-54/55 đang được sử dụng với số lượng lớn trong quân đội.

Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.


Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới trong chiến đấu.


7. Nâng cấp cải tiến xe tăng, tên lửa.

Cục kỹ thuật binh chủng công binh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo khí tài tên lửa, xe tăng, thiết giáp sẵn sàng chiến đấu cao bảo vệ tổ quốc trước tình hình an ninh - quốc phòng luôn có biến động.

Bên cạnh đó, cục kỹ thuật còn thực hiện một số chương trình cải tiến tổ hợp tên lửa, xe tăng - thiết giáp. Đặc biệt, cục chủ trì dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B. 

Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn). Điều này sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam.

8. Tự đóng được tàu pháo TT400TP.

Tàu pháo TT400TP

Dựa vào tài liệu sơ bộ của đối tác, Công ty Hồng Hà hoàn thiện thiết kế, chế tạotàu pháo TT400TP, đánh dấu bước trưởng thành mới của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.

9. Hồi sinh xe thiết giáp V-100.
Cán bộ, công nhân viên thuộc Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, mẫu xe thiết giáp lội nước bánh lốp mà Việt Nam thu được của Mỹ sau chiến tranh.
10. Thử nghiệm kính ngắm MS.

Việt Nam đã phát triển và sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…


Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm nhưng đã được các sỹ quan quân đội đánh giá cao.


Kính ngắm MS có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây), có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm, khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.

Trịnh Xuân Tuân

-Báo Trung Quốc đưa ra điểm yếu của chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam-- (12/16/2011 8:06:39 AM) Bên cạnh việc phân tích các điểm mạnh chủ yếu của 2 chiếc chiến hạm Gepard 3.9 hiện đại nhất Việt nam thì tờ báo này cũng đã liệt kê 1 số điểm hạn chế của những chiếc chiến hạm này.
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam  (ảnh: SGTT)
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam (ảnh: SGTT)

Theo đó Tờ Hoàn Cầu cho biết: Trong năm nay Việt Nam đã nhận được 2 chiếc Gepard 3.9 (về Việt Nam được đổi tên thành chiến hạm Đinh Tiên Hoàng với Lý Thái Tổ) và đã kí tiếp hợp đồng mua thêm 2 chiếc chiến hạm loại này nữa. Chiến hạm Gepard 3.9 có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Vì thế nhờ được trang bị Gepard 3.9, phạm vi tuần tra của hải quân Việt Nam có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.

Xem xét khía cạnh hỏa lực tiến công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình chứ không phải thời chiến nên việc bố trí hỏa lực khá hạn chế. Gepard 3.9 phiên bản thời bình được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach. Theo kế hoạch sơ bộ, 2 chiếc Gepard 3.9 được đóng mới tiếp theo sẽ khắc phục điểm yếu này và sẽ  được trang bị nhiều tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.

Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm.


“Nhược điểm chủ yếu của Gepard 3.9 nằm ở năng lực phòng không. Do được trang bị hệ thống pháo Kashtan-M (tàu khu trục tên lửa 956EM của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống pháo Kashtan thời kỳ đầu), 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.

Trong giai đoạn đầu, Gepard 3.9 chủ yếu được sử dụng trong khu vực tác chiến của Việt Nam để bảo vệ khu vực biển có chiều sâu phòng thủ khoảng 150 km, nơi có thể nhận được sự bảo vệ của cả những quả tên lửa đất đối không tầm xa thuộc hệ thống S-300PMU1 đặt căn cứ trên bờ.

Để tăng cường năng lực phòng không của Gepard 3.9, hiện nay phương án lợi dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km đã hoàn thành.

Với việc trang bị thêm các dàn tên lửa Klinok chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam ít nhiều sẽ tăng cường khả năng phòng không, khả năng tiêu diệt nhiều cứ điểm cũng như mạnh dạn hơn để đi ra vùng biển xa hơn mà không phải dự vào sự hỗ trợ của tên lửa phòng thủ của Việt Nam nữa” Tờ Hoàn Cầu kết luận.

Nói tóm lại, cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm. Đồng thời, với sự phối hợp đó, lực lượng vũ trang Việt Nam cũng cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả.

Năng lực kiểm soát và tấn công của hải quân Việt Nam sẽ mở rộng từ phạm vi 100 km trước đây lên 150-300 km. Nhưng hải quân Việt Nam vẫn thiếu các hệ thống chống ngầm, chống hạm và tác chiến phòng không biển xa.
  • Phú Nguyễn - PHUNUTODAY (theo Hoàn Cầu, nghiên cứu biển Đông)
--Việt Nam chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và sơn hấp thụ sóng ra đa-Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ… Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta.
-Vì sao ngân sách quốc phòng VN tăng?-

-Xem vũ khí khủng của Su-30MK2 Việt Nam mới nhận -(Phunutoday) - Theo nhiều tờ báo quân sự nước ngoài gần đây đưa tin Việt Nam vừa nhận được thêm 20 Su-30MK2 từ Nga, điều đặc biệt là lô hàng tiêm kích mới này có rất nhiều những trang bị vũ khí mới.
Mô tả ảnh.
Rất nhiều loại vũ khí mới được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam

Theo đó tờ Hoàn Cầu đã trích dẫn lời của của Phó giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga ông Alexander Mikheyev  thì những chiếc Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có nhiều sự đổi mới.

"Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này"

"Thứ hai: Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu. Su-30MK2 Nga bán cho Việt Nam được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa chống tàu dưới âm tầm xa Kh-59 đặc biệt là Su-30MK2 Việt Nam đời 2011 có khả năng còn được trang bị loại tên lửa đạn đạo Club 3M-54" ông Alexander Mikheyev  cho biết thêm. 
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 Việt Nam được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu tiên tiến như Kh-31 hoặc Kh-59
Mô tả ảnh.
Ở hai bên cánh máy bay đều có hai dàn hỏa tiễn cực mạnh
Mô tả ảnh.
Đuôi những chiếc Su-30 đời mới này lớn hơn, kết thúc đuôi là vòi phun của động cơ tên lửa
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 có rất nhiều điểm mới so với các sản phẩm máy bay cùng loại
Mô tả ảnh.
Bộ dẫn đường cho bom KAB-1500
Mô tả ảnh.
Cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể

  • Phú nguyễn (theo Hoàn Cầu)
-Xem vũ khí khủng của Su-30MK2 Việt Nam mới nhận---
-“Át chủ bài“ của Không quân Việt Nam trên báo Trung Quốc

(Phunutoday) - Hôm qua trên trang quân sự Huanjiu của Trung Quốc có đăng một loạt ảnh về những chiếc Su-27 của không quân Việt Nam, tác giả bài báo cho rằng đây là con "át chủ bài" thứ hai của Không quân Việt Nam sau Su-30MK2.
Mô tả ảnh.
Su-27  trong biên chế Không quân Việt Nam
Với tựa đề bài viết là " Át chủ bài trong át chủ bài" tác giả bài báo đã nói rằng:
"Hiện nay Không quân Việt Nam đang có hai loại máy bay chiến đấu khá hiện đại đó là Su-30 MK2 và Su-27, trong đó bên cạnh sức mạnh của Su-30 thì Su-27 cũng là một đối thủ đáng gờm".
Mô tả ảnh.
*Thông số kỹ thuật của máy bay Sukhoi Su-27
- Phi hành đoàn: 1
- Chiều dài: 21,9 m
- Sải cánh: 14,7 m
- Chiều cao: 5,93 m
- Diện tích cánh: 62 m²
- Trọng lượng rỗng: 16.380 kg
- Trọng lượng cất cánh: 23.000 kg
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 33.000 kg
- Động cơ: 2 chiếc Saturn/Lyulka AL-31F; 122.8 kN
- Vận tốc cực đại: Mach 2,35 (2.500 km/h hoặc 1.550 mph)

"Việt Nam bắt đầu mua Su-27 từ tháng 5/1995, với hợp đồng đầu tiên Việt Nam đã nhận được lô hàng bao gồm: 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK. Hợp đồng ký thứ hai ký vào tháng 12 năm 1996, Việt Nam nhận thêm 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Từ năm 1997 đến năm 1998 Việt Nam nhận thêm 6 chiếc Su-27 nữa bao gồm: 2 Su-27SK, 2 Su-27 UBK, 2 Su-27PU…. Cho đến ngày hôm nay theo ước tính không đầy đủ thì Không quân Việt Nam có khoảng hơn 30 chiếc Su-27", tờ báo này cho biết thêm.
Mô tả ảnh.
Su-27SK có tầm bay chiến đấu:
- Trên biển: 1.340km (800 dặm)
- Trên đất liền: 3.530 km (2070 dặm)
* Trần bay: 18.500 m (60.700 ft)
- Vận tốc cất cánh: 325 m/s (64.000 ft/min)
- Áp lực lên cánh: 371 kg/m² (76 lb/ft²)
*Vũ khí:
01 pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 quả đạn pháo; 8.000 kg (17.600 lb) vũ khí trên 10 giá treo ngoài
Mang được 6 tên lửa không-đối-không tầm trung R-27, 4 tên lửa không-đối-không tầm nhiệt tầm gần R-73.

Theo ước tính của tờ báo này cho đến năm 2015 ít nhất thì Việt Nam cũng có khoảng gần 100 chiếc bao gồm hai loại Su-30 và Su-27 và coi đấy chính là xương sống của Không quân nhân dân Việt Nam.

"Trong thời điểm này, Su-27 và Su-30 đang là hai loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Việt Nam, nó đang là xương sống của Không quân Việt Nam. Việt Nam đang có sự kết hợp hoàn hảo hai loại máy bay này làm một để tạo thành những phi đội SU-30/27 có sức mạnh thật sự".
Mô tả ảnh.
Su-27 UBK

Dưới đây là hình ảnh con "Át chủ bài" thứ hai của Không quân Việt Nam trên báo Trung Quốc.
Mô tả ảnh.
Su-27 UBK hai chỗ dùng để xuất khẩu trong biên chế Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
"Hiện nay Không quân Việt Nam đang có hai loại máy bay chiến đấu khá hiện đại đó là Su-30 MK2 và Su-27, trong đó bên cạnh sức mạnh của Su-30 thì Su-27 cũng là một đối thủ đáng gờm".
Mô tả ảnh.
"Trong thời điểm này, Su-27 và Su-30 đang là hai loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Việt Nam, nó đang là xương sống của Không quân Việt Nam. Việt Nam đang có sự kết hợp hoàn hảo hai loại máy bay này làm một để tạo thành những phi đội SU-30/27 có sức mạnh thật sự".
  •  Phú nguyễn(Theo Huanjiu, Guangming)


-Lễ tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ


Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 - 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.

 

Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ


-Việt Nam sẽ nhận 6-12 chiếc Yak-130UBS và sắp có tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos
-TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015. Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải có được sự đồng ý của cả Nga và Ấn Độ.

Video thể hiện một phần sức mạnh lợi hại, đáng tự hào của hải quân Việt Nam. Những chiến hạm khổng lồ có gắn tên lửa bắn cực kỳ chính xác, các chiến sĩ tác chiến cùng xe tăng lội nước, tên lửa Yakhont hiện đại mua của Nga....



Tất cả thể hiện hình ảnh một đội quân tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng bảo vệ cùng trời, vùng biển của Tổ quốc, đập tan mọi mưu toan xâm lược từ bên ngoài...--

--
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1- Sức mạnh hệ thống tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam (bee 01/07/2011)
- S-300PMU1 là  hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cơ động, đa kênh dùng để bảo vệ các mục tiêu hành chính, công nghiệp và quốc phòng trọng yếu trước các cuộc tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương.


TIN LIÊN QUAN

Hệ thống S-300PMU1 là biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU, có thể tích hợp  được trên các tàu hải quân và tiến hành tác chiến  độc lập, bảo đảm tiêu diệt các loại máy bay, tên lửa có cánh chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục bay với tốc độ đến 2.8000m/s, có mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ (từ 0,02m2)… trong điều kiện bị oanh tạc liên tục và tác động mạnh của các loại nhiễu tích cực và tiêu cực.

S-300PMU1 gồm các phương tiện tác chiến, radar chiếu xạ và dẫn hướng, 12 ống phóng, các tên lửa có điều khiển, các phương tiện bảo dưỡng kỹ thuật, các phương tiện khai thác kỹ thuật và bảo quản tên lửa, xe thiết bị liên kết trắc địa, tài liệu hướng dẫn sử dụng, phụ tùng, các phương tiện cung cấp điện cho radar và ống phóng, ô tô.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 có thể bắn đồng thời đến 6 mục tiêu. Mỗi mục tiêu có thể bị tiêu diệt bằng 1 quả tên lửa hoặc theo loạt gồm 2 quả tên lửa. Khi bắn loạt, quả tên lửa thứ nhất sẽ được phóng bởi trắc thủ, còn quả thứ hai sẽ được phóng ở chế độ tự động.

Việc dẫn đường tên lửa được thực hiện theo mệnh lệnh của radar. Radar truyền mệnh lệnh đến khoang tên lửa. Mệnh lệnh dẫn đường tên lửa được tính toán theo tọa độ mục tiêu và tên lửa, được xác định bởi radar và theo các dữ liệu bám mục tiêu của bộ định vị vô tuyến trên khoang tên lửa. Nhờ vậy, việc dẫn đường cho tên lửa được chính xác hơn dù trong bất cứ môi trường nhiễu chủ động nào, kể cả khi bắn nhóm mục tiêu hay các mục tiêu bay thấp.

Ống phóng của S-300PMU1
Ống phóng của S-300PMU1

Ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay (1-2s trước khi trúng mục tiêu), việc đãn đường tên lửa chủ yếu được tiến hành theo các dữ liệu của bộ định vị vô tuyến trên khoang. Sau khi bắn mục tiêu, hệ thống sẽ tự động đánh giá kết quả và chuẩn bị loạt bắn mới. Radar của S-300PMU1 làm việc trong dải sóng X, gồm trạm anten, thiết bị thu phát, thiết bị nhận biết… Radar có thể hoạt động ở các dải quan sát tự động sau (góc tà x góc phương vị): 1° х 90° (phát hiện các mục tiêu bay thấp), 14° х 64° (phát hiện các mục tiêu khí động học ở tầm thấp và tầm trung), 5° х 64° (phát hiện các mục tiêu ở tầm xa), 10° х 32° (phát hiện tên lửa đạn đạo).

Radar quan sát và dẫn đường 30N6Е1
Radar quan sát và dẫn đường 30N6Е1
Xe thiết bị liên kết trắc địa 1Т12М2
Xe thiết bị liên kết trắc địa 1Т12М2

Ống phóng bảo đảm tự động chuẩn bị và phóng tên lửa theo mệnh lệnh từ radar quan sát và dẫn đường, cũng như vận chuyển và bảo quản tên lửa. Ống phóng gồm các thiết bị điện cơ học và thủy lực học, thiết bị chuẩn bị và phóng tên lửa, các phương tiện tự động cung cấp điện.

Tên lửa phòng không có điều khiển 48N6E của S-300PMU1 được lắp đặt trên congtainer vận chuyển – phóng dưới dạng nạp đầy đủ, không cần kiểm tra và hiệu chỉnh trong thời gian khai thác (tối thiểu 15 năm). Trọng congtainer chứa tên lửa là 2.560kg. Tên lửa có thể phóng thẳng đứng. Tên lửa được trang bị bộ định vị vô tuyến trên khoang; thiết bị vô tuyến trên khoang, bảo đảm trao đổi thông tin theo các đường liên lạc vô tuyến; bộ lái tự động; đầu nổ và đầu đạn tác chiến.
So sánh các đặc tính của S-300PMU1 và Partiot Pac-2 (Mỹ)

S-300PMU1
Partiot Pac-2
Phạm vị đánh chặn các mục tiêu khí động học/ tên lửa đạn đạo
40-150 km
Đến 90km/ 20km

Độ cao đánh chặn các mục tiêu khí động học/ tên lửa đạn đạo
0,01 đến 30km
0,06 đến 24,4km / 3 đến 12km
Vận tốc tối đa của mục tiêu
10.000m/s
2.200 m/s
Trọng lượng đầu đạn tác chiến
140 kg
80kg
Loại đầu đạn tác chiến
Dẫn hướng
Dẫn hướng
Thời gian chuẩn bị và triển khai phóng
5 phút
15/30 phút
Phương tiện vận chuyển
Xe bánh hơi
Bán rơ-moóc

Hoàng Liên (Tổng hợp)
-Vũ khí chiến lược của Hải quân Việt Nam
1. Chiến hạm Petya II – III
Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt
Nam

2. Tàu tuần tiễu lớp Petya-III - Độ giãn nước: 1,040 tấn
- Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét
- Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp;29 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 92Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search
- Sonar: Titan hull mounted MFEW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept
- Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL
- Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978.
- Việt Namhiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.

 
3. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500
Giữa Tháng Mười, 2003, Việt Nam đã đặt mua 10 tàu tấn công chạy nhanh của Nga do công ty Vympel vẽ kiểu. Theo thỏa thuận, các tàu chiến này sẽ được sản xuất ngay tại Sài Gòn (Saigon Shipbuilding Company) với bản vẽ có bí danh là chiến hạm loại BPS-500.
- Độ giãn nước: 517 tấn
- Kích thước: 62 x 11 x 2.5 mét/203.4 x 36 x 8.2 feet
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19,600 bhp, 32 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 28
- Radar: Positiv-E/Cross Dome air/surf searchEW: 2 PK-16 decoy
- Vũ khí: 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm,2 súng 12.7 mm MG
- Nguồn gốc: Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam
 
 
4. Tàu tên lửa Tarantul (Molniya)
Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1; 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8 được gắn hệ thống tên lửa tấn công Uran-E được giao cho Việt Nam vào năm 2006 – 2007. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa tại chính Việt Nam.
Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.
* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:
- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg
- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg
- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.
- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;
- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km
- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.
Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam
Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .
Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul tiếp tục đóng mới, hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại. 
 
 
 
5. Khu trục hạm Gepard
Năm 2007, công ty đóng tàu Zelenodolsk nhận được hợp đồng đóng hai tàu chiến lớn Gepard-3.9 và Project 11.661 cho hải quân Việt Nam. Chiếc tàu chiến đầu tiên sẽ được giao vào đầu năm 2010 và chiếc thứ nhì, giữa năm 2010. Đặc biệt Gepard 3.9 được thiết kế sản xuất riêng cho Việt Nam. Đây là loại tàu phục vụ việc săn tìm, phát hiện và chiến đấu với các mục tiêu trên mặt nước, ngầm và trên không, thực hiện các chiến dịch tuần tra, với trọng lượng 2100 tấn và tầm tuần du tới 5000 hải lý, trang bị vũ khí của Nga.
Tàu tuần duyên Gepard dài 102m, trọng tải 1,900 tấn, tốc độ 26 knots, trang bị 8 hỏa tiễn SSN-25, có từ một tới ba đai bác 76 ly, bốn ống phóng thủy lôi và có khả năng tránh radar cao.
 
 
 
 
6. Tàu tên lửa lớp Osa-II
- Độ giãn nước: 226 tấn
- Kích thước: 38.6 x 7.6 x 2 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 35 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 28
- Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2B Styx SSM, 2 dual 30 mm
- Nguồn gốc: Liên xô sản xuất, 8 chiếc được giao trong năm 1979-81. 
Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất xưởng.
Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.
Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” – Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ

Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.
Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.
Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.
Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa.
7. Tàu phóng lôi lớp Turya
- Độ giãn nước: 250 tấn- Kích thước: 39.6 x 7.6 x 2 mét
- Kích thước: 39.6 x 9.6 x 4 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 37 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 26- Sonar: Rat Tail dipping
- Vũ khí: 1 tháp pháo gắn súng 2 nòng 57mm/70cal AA, 1 súng 2 nòng 25 mm, 4 ống phóng ngư lôi 21 inch
- Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1984.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia.
8. SO 1 class patrol boats
- Độ giãn nước: 213 tấn
- Kích thước: 41.9 x 6.1 x 1.8 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 6,000 bhp, 28 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 33Vũ khí: 2 súng 2 nòng 25 mm, 4 hỏa tiễn RBU-1200 ASW RL, 18 mìn 
 
9. Tàu phóng lôi lớp Shershen
- Độ giãn nước: 161 tấn
- Kích thước: 34.60 x 6.74 x 1.72 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 12,000 bhp, 42 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 22
- Vũ khí: 2 dual 30 mm, 4 21 inch torpedo tubes, mines
- Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1979-1983. 
10. Tàu quét mìn lớp Yurka
- Độ giãn nước: 560 tấn full load
- Kích thước: 52.1 x 9.6 x 2.65 mét/171 x 31.5 x 8.7 feet
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 trục, 5,000 bhp, 16 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 46
- Sonar: MG-69 Lan’ mine avoidance
- Vũ khí: 2 dual 30 mm, 10 mines
- Nguồn gốc: Ex-Soviet steel-hulled minesweepers.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia.
- Việt Nam hiện có tàu HQ-851 , HQ-855 .

11. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão
- Độ giãn nước: approx. 2,800 tấn full load 2800 tấn
- Kích thước: 94.7 x 12.5 x 4.1 mét
- Sức đẩy: 4 động cơ diesel, 2 trục, 6000 bhp, 18 hải lý/ giờ nominal
- Thủy thủ đoàn: 200
- Vũ khí: 3 37 mm, 2 dual 25 mm, 2 SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm
- Nguồn gốc: Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của hải quân ngụy, banđầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do hải quân Nam ViệtNam.
- Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô
- Nơi sản xuất: Lake Washington SY, Houghton, WA.

12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya ( Project 1258 )
- Độ giãn nước: 77 tấn – 90 tấn full load
- Kích thước: mét ( Chưa có kích thước cụ thể )
- Tầm họat động : 300 dặm ở vận tốc 10 hải lý/ giờ
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 trục, 600 bhp, tốc độ tối đa 11 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 10 người
- Sonar: MG-7 small transducer streamed over the stern on a crane Radar : radar at I-band frequency (NATO: Spin Trough)
- Vũ khí: 1 pháo 2 nòng cỡ 25 mm, 10 quả thủy lôi
- Nguồn gốc: Liên bang Xô Viết thiết kế và sản xuất thập niên 1960.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia. Tên :
- Chưa có tên cụ thể của các tàu VN đang sử dụng . Hiện VN đang có 2 chiếc được sử dụng từ năm 1979 .
13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage ( Project 14310) 
- Độ giãn nước: 127.10 tấn
- Kích thước: 35.45 x 6.79 x 2.76 mét
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel M520B, 2 trục , 2 động cơ waterjets, 10,800 bhp ( 7940 kW )
- Tốc độ tối đa : 50 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 14 người
- Vũ khí: 1 pháo phòng không 30 mm_ AK-306 lọai 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 ng máy 14.5 mm + 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M + súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 + … SHTURM missile system complete with ATAKA missiles ( 6 tên lửa tầm xa 5800 mét ).
- Nguồn gốc: Almaz Central Marine Design Bureau in Saint Petersburg Việt Nam hiện có 4 chiếc.
 
14. Tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak ( project 10410 )
- Độ giãn nước: 375 tấn
- Kích thước: 49.5 x 9.2 x 2.16 mét Sức đẩy: 3 trục; 3 cruise diesel x 4.700 bhp ;
- Vận tốc : tối đa 30 hải lý/ giờ
- Tầm họat động : 2200 hải lý với vận tốc trung bình 13 hải lý / giờ
- Thủy thủ đoàn: 28 Vũ khí: 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm, 2 súng 12.7 mm MG Mồi bẫy : 1×4 P3RK
-- Báo Nga: Việt Nam đầu tư mạnh cho phòng không (Đất Việt)
Su-30MK2, ‘ông hoàng’ của Không quân Việt Nam (Đất Việt).
Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam. (>> chi tiết)


Nhân sự kiện này, Đất Việt xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.


Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.


Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết. Chiến đấu cơ này cũng có thể được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật bay và cách sử dụng các phương tiện tiêu diệt đường không cho phi công.

Đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có khả năng thực thi nhiệm vụ trong điều kiện đêm tối, đặc biệt có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay tiêm kích Su-30MK2
Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, phiên bản Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.


Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không.


Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.


Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với tải trọng tác chiến tối đa lên đến 38 tấn.
So sán khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ.
Thiết bị trinh sát hiện đại

Ở chế độ “không đối không”, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, chặn bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.


Ở chế độ "không đối đất", radar của Su-30MK2 bảo đảm phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, đo tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.

Buồng lái Su-30MK2

Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị - quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị - quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh nhiệt – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, "dẫn đường" cho các tên lửa “không đối đất” có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.

Vũ khí đa dạng

Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động cỡ 30mm loại GSh-301 (150 quả đạn), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.

Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không có điều khiển.

Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom hàng không điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).

Vũ khí không có điều khiển bao gồm bom hàng không loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên lửa không có điều khiển S-8, S-13, S-25-OFM.

Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2
Thông số cơ bản của Su-30MK2

Động cơ: 2xAL-31F
Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
Trọng lượng tải tác chiến: 8.000kg
Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
Vận tốc bay tối đa: Mach 2
Trần bay thực tế: 17.300m


>> Nga chuyển giao cho Việt Nam 4 phi cơ Su-30MK2
>> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
>> Không quân Nhân dân Việt Nam

Anh Dũng (tổng hợp)

-- Cảm ơn bác Quyên mách tin: và có lời bình
Việt nam đừng nghĩ mình mua được tên lửa hiện đại mà Trung quốc không mua được : trừ khi mình sản xuất được thì mới đáng gờm : ? 
Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại VN
- Nga giao 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên cho Việt Nam

VIT - Hãng tin RIA Novosti ngày 22/6 đưa tin: Nga đã bắt đầu chuyển 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên theo hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Việt Nam.
Người dẫn đầu đoàn đại biểu của công ty xuất khẩu vũ khí Nga Sergei Kornev thông báo về điều này với các nhà báo tại triển lãm hàng không quốc tế đang diễn ra ở Paris, Pháp.


Theo nguồn tin trên, Nga đã ký hợp đồng với Việt Nam cung cấp 8 máy bay chiến đấu. Thỏa thuận cung cấp thêm 12 chiếc cho Việt Nam đã được ký kết. Thời gian thực hiện hợp đồng là từ năm 2011 đến năm 2012.

“Bốn chiến máy bay Su-30MK2 đầu tiên đang được chuyển về Việt Nam”, ông Kornev nói.

Các máy bay chiến đấu Sukhoi hiện có trong trang bị 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Algeria, Iran, Ukraine và Azerbaijan. Tính tổng cộng trong thời gian hoạt động của hãng Sukhoi, các khách hàng nước ngoài đã được cung cấp trên 3.000 máy bay tiêm kích.

Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100km/h và tầm xa là 3.500km.

Dòng máy bay Su-30 có nhiều phiên bản dành xuất khẩu cho các nước khác nhau. Phiên bản Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay này cũng là "nắm đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.

Ngoài máy bay chiến đấu, Việt Nam còn mua tàu ngầm của Nga. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686.

Đại tướng Phùng Quang Thanh còn cho biết thêm: “Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này của chúng tôi rất công khai và minh bạch như tôi đã có dịp trả lời phỏng vấn báo chí trong nước”.
P. Thảo (Theo RIA) Nguồn tin: Thanhnien - Rian - Vtc
 

Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại Việt Nam


Kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, hôm qua, Quân chủng Phòng không - không quân tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 - Sư đoàn phòng không 361. Đây là tên lửa tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô và miền Bắc.


Trung tâm điều khiển hoạt động của tên lửa S-300.
Trung tâm điều khiển hoạt động của tên lửa S-300.…
Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.

Khí tài tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi giải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.

Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.


Tên lửa S-300.
Tên lửa S-300.
Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.

Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Theo Pháp luật VN

 -Hải quân Việt Nam làm chủ trang thiết bị mới
Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam thường xuyên thực hiện huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
>> Cận cảnh hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng

Sau đây là một số hình ảnh về Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm chủ các trang thiết bị mới, hiện đại.




Biên đội tàu Hải quân NDVN chuẩn bị huấn luyện trên biển.
Tàu hộ vệ săn ngầm Lữ đoàn 171 bắn đạn thật.
Tên lửa bộ Hải quân bắn đạn thật.
Tàu Hải quân huấn luyện bắn đạn thật trên biển.
Chuẩn bị đi biển.
Hải quân đánh bộ luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Huấn luyện làm chủ trang bị mới, hiện đại ở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân.
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.
Tên lửa bộ sẵn sàng chiến đấu.
Biên đội tàu Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân huấn luyện trên biển.
Tàu của Đoàn M72 huấn luyện trên biển.

>> Tận mắt xem đặc công hải quân luyện tập
>> Chiến sĩ Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió
>> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền

>> Hình ảnh hoành tráng về QĐND Việt Nam
>> Không quân Nhân dân Việt Nam
>> Hải quân Nhân dân Việt Nam

Theo Báo Quân đội Nhân dân
- Hình ảnh một số chiếm hạm và tên lửa của hải quân Việt Nam (GDVN).

(GDVN) - Hải quân Nhân dân Việt Nam là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân. Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, trong những năm vừa qua lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng đã được đầu tư các phương tiện vũ khí phòng thủ hiện đại, đủ sức bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn các âm mưu chiến tranh và giữ vừng hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ.
Chiến hạm hải quân:
Hải phòng hạm Petya II
Hải phòng hạm Petya II
Chiến hạm Gepard (Đinh Thiên Hoàng)
Hải phòng hạm Petya III
Hải phòng hạm Petya III
Hộ tống hạm BPS-500
Hộ tống hạm BPS-500
Hộ tống hạm Tarantul I
Hộ tống hạm Tarantul I
Hộ tống hạm Tarantul V
Hộ tống hạm Tarantul V
Tuần tra hạm Turya
Tuần tra hạm Turya
Tuần tra hạm Turya PTF
Tuần tra hạm Turya PTF
Tuần tra hạm Shershen PTF
Tuần tra hạm Shershen PTF
Tuần tra hạm Svetlyak
Tuần tra hạm Svetlyak
Tên lửa hải quân:
P-500 Bazalt/SS-N-12 Sandbox
P-500 Bazalt/SS-N-12 Sandbox
Kh-41 Moskit/SS-N-22 Sunburn
Kh-41 Moskit/SS-N-22 Sunburn
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E
  
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E khai hoả
 P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
Kh-41 Moskit
Kh-41 Moskit
Kh-41 Moskit
 Kh-35 Uran
Kh-35 Uran
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
--Việt Nam sắp có máy bay trinh sát, tuần tra biển
Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.


Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải. 


Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.

Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.


Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.


Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.
DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.
Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải  CASA C-212 từ Tây Ban Nha.


Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.


Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.


Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.


Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C  và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.
Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.
Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên  ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.


Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.  


Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.


Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ


Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.

Việt Trung (theo Vikingair, Aoc)
-Ảnh nổi bật-- Xem không quân Việt Nam ném bom, bắn tên lửa trên biển
Chiến đấu cơ Su 30, trực thăng MI của Không quân Việt Nam đã bắn tên lửa, rocket, thả bom... tiêu diệt thành công mục tiêu trên biển.


Đầu tháng 5, Đoàn Không quân B70 đã tổ chức bắn, ném bom nhằm đánh giá trình độ tổ chức chỉ huy, kiểm tra thực tế chiến đấu.

Trong 2 ngày, các đơn vị đã thực hiện được 37 lần chuyến bay bắn, ném bom với kết quả 100% phi công đạt yêu cầu trong đó 43,3% đạt xuất sắc ném trúng tâm bia, 32,4% đạt giỏi, 13,5% đạt khá và 10,8% đạt yêu cầu.

Kiểm tra tên lửa trước khi tập luyện

Lên phương án tác chiến

Máy bay Su30 phóng tên lửa

Bắn rốc ket

Máy bay Su30 thả bom

Phóng tên lửa từ trực thăng

Bom nổ tung dưới nước.

Trở về trong nụ cười chiến thắng.

Theo Năng lượng mới/VTC
-Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam (01-06-2011)

Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.
Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.


Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.
Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh. 

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
Nguồn tin: Vietnamnet 
- Không nên sử dụng vũ lực ở Biển Đông(RFA)- Sử dụng vũ lực ở Biển Đông là nguy hiểm, Biển Đông là vấn đề đa phương. Đây là nội dung chính của Tuyên Bố Jakarta sau khi Hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Indonesia kết thúc chiều 31/5.-Mỹ phản đối sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông (Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét