Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Trung Quốc cam kết cho Việt Nam vay 300 triệu USD

Ông Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài ngày 20/12. Ảnh: China.com.cn-TLQ: -Cầu truyền hình hay diễn biến hòa bình?
-  – Trung Quốc cam kết cho Việt Nam vay 300 triệu USD (VNN).Sáng 21/12, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tiếp và hội đàm với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm chính thức Việt Nam.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình quan hệ hai nước thời gian qua và các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, nhất trí quán triệt đầy đủ, nghiêm túc những nhận thức chung và kết quả quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011.
 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đón Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ, Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nâng cao vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; thúc đẩy hợp tác giữa các cấp, các ngành; tăng cường giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước.
Thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi, trên cơ sở từng bước thu hẹp nhập siêu của Việt Nam, hướng tới mục tiêu mới cho kim ngạch thương mại hai nước trong giai đoạn 2011 - 2015, Trung Quốc cam kết cung cấp 300 triệu USD vốn vay tín dụng ưu đãi cho Chính phủ Việt Nam dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực hợp tác khác.
Hai bên cũng sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giao lưu văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, thông tin truyền thông... Trung Quốc cam kết cấp thêm 300 suất học bổng trong năm 2012 giúp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Việt Nam.
Trao đổi về vấn đề Biển Đông, phía Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng phía Trung Quốc giải quyết bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác trong khu vực.
Hai bên nhất trí chỉ đạo Đoàn đàm phán cấp Chính phủ hai nước nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.
Chiều 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Tập Cận Bình.
Trước lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Reuters

Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tiếp nối sau cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  tại Hội nghị APEC tháng 11 vừa qua.

Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với đoàn.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc vừa qua cũng đã đề cập đến tình đoàn kết giữa 2 nước. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng hai nước cùng có xã hội tương đồng, đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển giữa hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc cùng trong giai đoạn phát triển rất quan trọng, đứng trước tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm chạm, hai bên cần tăng cường hợp tác để thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của hai nước. Hai nước có cùng chế độ nên cần tăng cường sự hợp tác trong việc gìn giữ và phát triển đất nước trong tương lai. Sự giao lưu hợp tác toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu cùng củng cố nhận thức chung về các vấn đề sẽ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng chuyển lời hỏi thăm của nguyên Chủ tịchTrung Quốc Giang Trạch Dân tới các lãnh đạo lão thành Việt Nam và chuyển lời mời của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhất trí với ý kiến trao đổi của Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình và bày tỏ hài lòng về kết quả hội đàm giữa bên. Chủ tịch nước cho rằng tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp nhưng với truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, hai bên cần giữ vững quan hệ tốt đẹp. Việt Nam luôn xem Trung Quốc là bạn là đối tác tin cậy trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng gửi lời thăm hỏi đến các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc và gửi lời mời Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam trong thời gian thích hợp
Theo TTXVN, Vietnam+, VOV

>> Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam sáng nay
>> Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hôm nay đến VN
Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: The Battle for China's top nine leadership posts (Washington Quarterly Winter 2012) -- Bài cực kỳ có ích của Cheng Li (Lý Thành, không phải là Trần Lý như nhiều người đã dịch!). Phân biệt hai phe: Phe "thái tử đảng" gồm Giang Trạch Dân, Tằng Khánh Hồng, Tập Cận Bình, Vương Kì San, Bác Hi Lai... và phe "populist" (tuanpai = Đoàn Phái) gồm Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường. (Thật ra lối chia "một đảng, hai phe" này của Lý Thành không phải là mới, ông ta đã trình bày nó trong một báo cáo năm 2005).◄◄


Việt Nam - Trung Quốc ký kết 8 văn kiện quan trọng (QĐND) Sáng 21-12, Lễ đón chính thức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đã diễn ra tại Phủ Chủ tịch. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chủ trì lễ đón.
Sau lễ đón, hai đoàn đại biểu Việt Nam – Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dẫn đầu, đã tiến hành hội đàm.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam chứng kiến Lễ ký 8 văn kiện quan trọng giữa hai bên

Ngay sau hội đàm, các nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ kí 8 văn kiện quan trọng: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hợp tác y tế; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam và Văn phòng Báo chí Đối ngoại Quốc Vụ viện Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin báo chí và thông tin đối ngoại; Thỏa thuận hợp tác giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Trung Quốc giai đoạn 2012-2013; Hiệp định tín dụng ưu đãi bên mua cho dự án nhà máy sản xuất phôi thép Thanh Hóa; Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc; Thư cam kết cho vay giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với Ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc; Thư cam kết cho vay giữa Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội với Ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc về dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long; Hợp đồng cho vay giữa Công ty Cổ phần hữu hạn Điện lực An Khánh với Ngân hàng Trung Quốc về dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh.
Trước lễ đón, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn Bác Hồ.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước; cụ thể hóa những kết quả, nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước gần đây./.
Theo VOV


-
ANALYSIS: Chinese leader visits Hanoi as tone shifts over sea dispute M&C 
Hanoi - China's Vice President Xi Jinping was in Hanoi Wednesday as Vietnam's relationship with its neighbour takes a different tack over the issue of competing territorial claims in the South China Sea.
Ministry of Foreign Affairs spokesman Luong Thanh Nghi said the event was very important for bilateral ties and would include talks on international issues of mutual and regional concern.

The muted tone contrasts with earlier in the year, when state media reported accusations by Vietnam that China had cut the cables of an oil survey vessel in the sea, renewing a decades-old conflict.
The alleged attack sparked several weeks of rare protests in Hanoi against perceived Chinese aggression.
The controversy centres on the Paracel and Spratly islands, which are believed to be rich in fish and mineral resources. China claims the whole area, whereas Brunei, Malaysia, the Philippines and Taiwan stake partial claims.
Vietnam's balancing act with China is a delicate one. China is a major trading partner but the two countries share a bitter history. Many of the protesters in June displayed posters with the names of 53 people killed when China took the Paracel islands in 1974.
The banned political party Viet Tan alleged that previous 'secret deals' between Hanoi and Beijing 'have been detrimental to the interests of the Vietnamese people.'
After allowing the protests for 11 weeks, Vietnam kept its head down. In October, the two nations signed a six-point agreement on discussing border issues.
Tensions appear to have calmed. At the annual meeting of the Council for Security Cooperation in the Asia-Pacific last month, diplomatic analyst Dang Dinh Quy said the South China Sea was no longer a 'sensitive' issue. The Ministry of Foreign Affairs also urged participants not to speak to reporters 'so they would not be distracted from the content of the workshop.'
'The Vietnamese have met with China and learned that continued diplomatic provocations will only make matters worse,' said Carl Thayer, Vietnam and South-East Asia analyst at the Australian Defence Academy. 'Vietnam is very clever if not disingenuous in getting other parties to criticize the Chinese while promoting cooperation.'
By communicating in that way, Thayer said, Vietnam can inform China that it tried to tone down remarks that might offend China.
Not everyone agrees that Xi's visit will be significant for resolving the South China Sea issues.
David Koh from the Institute of South-East Asian Studies in Singapore called it a chance to bolster diplomatic relations.
'There have been few if any visits by top Chinese leaders in recent years, and so the visit of Mr Xi is a good opportunity for both sides to build a stronger rapport than has been apparent in the past few years,' he said.
'Both China and Vietnam have many other channels other than official visits of top leaders to communicate their views to each other. The general secretary of Vietnam's Communist Party visited China two months ago, and the South China Sea was already discussed then and might not be on the agenda of the visit of Mr Xi.'
Koh dismissed claims that any discussions of the South China Sea would be a test for Xi's political career.
'Diplomacy skills I think are not made simply from a single set of issues,' he said.
Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam hôm qua, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức trong hai ngày.

Trang Chinna.com.cn đưa tin, ông Tập Cận Bình đã đáp xuống sân bay Nội Bài vào 16h ngày 20/12, các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam đã ra sân bay đón đoàn.
Ngay khi bước xuống máy bay, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt tay và trò chuyện thân mật với Trưởng ban Đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga.
Tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ông Tập Cận Bình khẳng định, Việt Nam là quốc gia quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã xác định con đường phát triển phù hợp với tình hình đất nước, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, tăng cường phát triển kinh tế, giữ vững an ninh ổn định xã hội, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Trong năm nay, Đại hội Đảng lần thứ XI và bầu cử Quốc hội khóa XIII đã chọn ra bộ máy lãnh đạo mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đồng thời vạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 5 – 10 năm tiếp theo, đặt ra phương hướng chỉ đạo toàn diện thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước. ÔngTập Cận Bình bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam chắc chắn đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ XI và gặt hái những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp đổi mới.

Ông Tập Cận Bình, 57 tuổi, được cho là lãnh đạo kế cận của Trung Quốc. Ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tháng 3/2008; Đến tháng 10/ 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc.
Ông Tập nhấn mạnh, Việt Nam – Trung Quốc núi sông liền kề, vốn có truyền thống hữu nghị lâu bền. Các tầng lớp lãnh đạo trước đây đã xây dựng nền tảng hữu nghị đáng quý. Những năm gần đây, quan hệ Việt – Trung đang từng bước phát triển ổn định, hai bên xác định vững chắc phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và theo tinh thần bốn tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Phó Chủ tịch Tập khẳng định, củng cố vững chắc quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung là phù hợp với lợi ích căn bản của Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và toàn thế giới. “Tôi mong muốn trao đổi quan điểm với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam về quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và những vấn đề quan trọng của khu vực, quốc tế. Tôi hy vọng chuyến thăm hữu nghị lần này sẽ góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu hảo, tăng cường lòng tin, thúc đẩy hợp tác thiết thực, làm phong phú hơn nội hàm quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói. 
Trung Quốc tin tưởng với sự nỗ lực chung của hai bên cũng như sự quan tâm cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nâng cao tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo hướng phát triển ổn định, lành mạnh, thực chất, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy khẳng định đây sẽ là chuyến thăm tăng cường nhất trí chiến lược, nâng cao lòng tin chính trị và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong thời gian ở thăm, ông Tập Cận Bình sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; đi sâu trao đổi ý kiến về tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và những vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Trung Quốc tin tưởng với sự nỗ lực chung của hai bên cũng như sự quan tâm cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nâng cao tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo hướng phát triển ổn định, lành mạnh, thực chất, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Sau khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị Việt Nam vào ngày 22/12, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức Thái Lan theo lời mời của Chính phủ nước này.


 (中国网 china.com.cn 时间: 发表评论>>): 


Tập Cận Bình (phải) tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch (trái), chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội CSVN, ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011. (Hình: Ðất Việt)Ông Tập Cận Bình được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai

Thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lành mạnh, ổn định
Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 20 đến 22-12, Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy khẳng định, đây sẽ là chuyến thăm tăng cường nhất trí chiến lược, nâng cao lòng tin chính trị và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Vương Gia Thụy, năm nay đánh dấu sự kiện 20 năm Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ. Hai mươi năm qua, dưới sự chỉ dẫn của “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt”, hai nước đã thiết lập và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Hai bên duy trì giao lưu cấp cao, tăng thêm lòng tin chính trị; thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi; cùng học tập, áp dụng những lý luận và kinh nghiệm lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước; tăng cường hợp tác, giao lưu cán bộ Đảng và chính quyền; mở rộng hợp tác về văn hóa, giáo dục, quân sự, hành pháp; duy trì liên lạc và phối hợp trong những vấn đề lớn của khu vực và quốc tế. Ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh, do Trung Quốc và Việt Nam có chế độ xã hội giống nhau, con đường phát triển cũng tương tự nhau nên quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước phát triển ổn định, lành mạnh, cùng phát triển và chấn hưng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 10 vừa qua, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cùng với Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về việc nâng cao lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn nhìn nhận quan hệ Trung - Việt từ tầm cao chiến lược và lâu dài, nguyện cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác toàn diện, bảo vệ tốt, củng cố tốt, phát triển tốt quan hệ Trung - Việt mà các thế hệ lãnh đạo lão thành hai nước đã xây dựng và dày công vun đắp.
Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy. Ảnh: Internet

Tiếp nối tinh thần ấy, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc, Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 22-12. Đây là hoạt động giao lưu cấp cao quan trọng của hai Đảng, hai Nhà nước sau chuyến thăm Trung Quốc thành công của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong thời gian ở thăm, đồng chí Tập Cận Bình sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; đi sâu trao đổi ý kiến về tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Trung Quốc tin tưởng, với sự nỗ lực chung của hai bên cũng như sự quan tâm cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nâng cao tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo hướng phát triển ổn định, lành mạnh, thực chất, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Cũng theo ông Vương Gia Thụy, hợp tác giao lưu giữa hai Đảng là bộ phận quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Việt, phát huy vai trò tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, củng cố địa vị cầm quyền của hai Đảng và thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở hai nước. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và hai nước đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu cải cách phát triển ở mỗi nước, hai Đảng cần tiếp tục tăng cường hợp tác giao lưu để nắm chắc cơ hội và đối phó với thách thức. Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai Đảng cũng đã ký kết Kế hoạch hợp tác. Theo đó, hai bên thỏa thuận tiếp tục nâng cao nhất trí chiến lược; tăng cường giao lưu cấp cao; đưa hoạt động thảo luận, giao lưu kinh nghiệm lãnh đạo đi vào chiều sâu; mở rộng giao lưu, hợp tác cán bộ Đảng và chính quyền; tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại và tuyên truyền ở hai Đảng. Trung Quốc hy vọng với nỗ lực chung của hai bên, giao lưu hợp tác giữa hai Đảng nhất định sẽ đạt thành quả mới, góp phần xây dựng Đảng và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
(TTXVN)

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc

Việc ai là lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến thế giới
Năm 2012, bốn trong năm nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc – là Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc – sẽ có các cuộc ‘bầu cử’ quan trọng. Nhưng có thể nói cuộc ‘bầu cử’ chọn lãnh đạo mới ở Trung Quốc được giới quan sát và truyền thông quan tâm nhiều nhất.

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc – dự tính sẽ diễn ra vào mùa Thu năm tới – sẽ chính thức quyết định ai là người thay thế ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo trong vai trò Tổng bí thư/Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc trong 5 hay 10 năm tới đây.
Ngoài ra, với việc từ nhiệm của ông Hồ, ông Ôn và năm người khác vào dịp đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, bảy trong chín ủy viên thường vụ của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc – cũng được bầu chọn trong đại hội này.
Với vị thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, lập trường và đường lối của giới lãnh đạo Trung Quốc không chỉ quyết định hướng đi của quốc gia 1.3 tỷ người này mà còn tác động đến kinh tế và an ninh chung của thế giới.
Tập Cận Bình
Người được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là ông Tập Cận Bình vì dù ‘bầu cử’ chưa chính thức diễn ra giới quan sát đều chắc chắn rằng ông sẽ lên thay thế ông Hồ Cẩm Đào giữ chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước sau kỳ đại hội.
Sinh năm 1953, ông là con trai của Tập Trọng Huân – người đã từng tham gia Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông, sau đó được giữ chức Phó Thủ tướng và được coi là một trong những công thần của chế độ. Dù bị thanh trừng trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, ông được Đặng Tiểu Bình khôi phục, trọng dụng và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế Trung Quốc vào những năm 1980, giúp nước này đạt những thành quả kinh tế vượt bực.
Cũng vì mang ‘dòng máu cách mạng’, ông Tập Cận Bình thường được nhắc đến như là một ‘thái tử đảng’ và sự nghiệp chính trị của ông cũng tương đối dễ dàng. Ông đã từng được giao những chức vụ quan trọng khác nhau ở cấp địa phương, trong đó có Bí thư thành phố Thượng Hải.
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong tuần này
Nhưng tên tuổi của ông chỉ được nhắc đến nhiều kể từ khi ông được bầu vào Thường vụ Bộ chính trị năm 2007. Tháng Ba năm 2008, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước. Và một năm sau, tạp chí Time đã chọn ông là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới và tin rằng ông sẽ giữ chức chủ tịch nước vào năm 2012.
Mọi đồn đoán về vai trò lãnh đạo của ông dường như đã trở thành hiện thực khi ông Tập được trao chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương tháng 10 năm 2010 vì theo truyền thống bầu chọn lãnh đạo của Trung Quốc, nếu ai được giao giữ chiếc ghế đầy quyền lực đó, chắc chắn người ấy sẽ trở thành lãnh đạo tương lai của nước này.
Tuy vậy, mặc dù được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, ít ai biết rõ lập trường chính trị của ông. Như một bài viết của Geoff Dyer trên The Financial Times ngày 04/03/2011 nhận định, vì tránh đề cập đến những chủ đề gây tranh cãi, ông Tập ít khi bày tỏ chính kiến. Đó cũng là lý do người ta khó nắm bắt được quan điểm của ông.
Nhưng dựa trên thân thế và sự nghiệp của ông Tập, bài viết này đưa ra hai giả thiết về đường lối lãnh đạo trong tương lai của ông. Thứ nhất, nếu thừa kế được lập trường của cha mình, ông Tập sẽ có đường lối cởi mở vì cha ông là một người có tư tưởng cải cách và là người đã từng công khai phản đối cuộc đàn áp ở Thiên An Môn năm 1989.
Giả thiết thứ hai cho rằng ông sẽ là một người bảo thủ vì ngay từ bước đầu trong sự nghiệp chính trị của mình, ông đã quyết định theo sát đường lối, lập trường chính thống của đảng và chính con đường này đã giúp ông thăng tiến trên bậc thang quyền lực. Hơn nữa, khi thời điểm lên ngôi của mình đang đến, ông tìm cách gia tăng sự ủng hộ từ những thành phần thuộc các gia đình cách mạng và quân đội – hai lực lượng luôn muốn duy trì hiện trạng, không chấp nhận thay đổi.
Cũng theo Geoff Dyer, vì có quan hệ thân thiết với quân đội, ông Tập có thể dễ dàng tác động lên lực lượng này và cũng vì có mối liên hệ gần gũi như vậy, có thể ông có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.
Trong bài viết của mình được đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ hôm 28/09/2011, Bruce Gilley cũng cho rằng ông Tập có lập trường cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại, và có những dấu hiệu cho thấy ông theo đuổi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong chính sách ngoại giao. Một ví dụ được Bruce Gilley đưa ra để chứng minh thái độ cứng rắn của ông là việc ông công khai chỉ trích lại những ai chỉ trích Trung Quốc trong chuyến thăm Mexico của ông năm 2009.
Lý Khắc Cường
Nhân vật thứ hai được nhắc đến nhiều là Lý Khắc Cường, sinh năm 1955, hiện là phó Thủ tướng và là người dường như chắc chắn sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức Thủ tướng. Cũng giống như ông Tập, ông Lý được bầu vào thượng vụ Bộ chính trị năm 2007.
Ông Lý Khắc Cường hiện là phó thủ tướng
Nhưng trái ngược với ông Tập Cận Bình, ông Lý Khắc Cường không phải là diện ‘con cha cháu ông’. Giống như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, ông đi lên từ phong trào thanh niên cộng sản. Đó cũng là lý do tại sao giới quan sát cho rằng ông được hai người này bảo vệ, nâng đỡ.
Là một sinh viên luật tại Đại học Bắc Kinh – ông thi vào đại học năm 1977, sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa – và có bằng tiến sỹ kinh tế, ông được coi là một trí thức, có đầu óc cải cách. Một bài viết của Chris Buckley, Reuters từ Bắc Kinh hôm 28/10/2011 cho hay trong số những bạn bè học đại học với ông nhiều người cổ võ cho dân chủ và sau này trở thành những nhà bất đồng chính kiến chống lại chính phủ.
Những bạn bè ông được trích dẫn nói rằng khi nói chuyện ông cũng không có đề cập đến những khẩu hiệu của Mao Trạch Động. Trái lại, ông rất mê học tiếng Anh. Và theo bài viết này, so với lớp lãnh đạo trước như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, thông thạo tiếng Anh cũng là một lợi thế của thế hệ lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc.
Trước đại hội 17 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, ông thường được coi là ứng viên cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Nhưng theo một bài viết của Malcolm Moore trên The Guardian hôm 11/01/2011, vì cho rằng ông có lập trường tự do, cởi mở nhiều thành phần bảo thủ trong đảng đã quay sang ủng hộ đối thủ của ông là Tập Cận Bình.
Nhân vật khác
Hai nhân vật khác cũng được nhắc nhiều là Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh và Uông Dương, Bí thư Quảng Đông. Họ được coi là hai ứng viên nặng ký trong khoảng 14 ứng viên khác cho bảy chiếc ghế còn trống tại Thường vụ Bộ chính trị.
Thân thế của ông Bạc Hy Lai, sinh năm 1949, cũng giống như Tập Cận Bình. Ông là con trai của Bạc Nhất Ba – một công thần chế độ, bị trù dập trong thời Cách mạng Văn hóa, nhưng sau đó được Đặng Tiểu Bình phục hồi và đóng vai trò quan trọng việc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Vì vậy, ông Bạc Hy Lai cũng gần gũi với Tập Cận Bình, một thái tử đảng khác.
Còn con đường sự nghiệp của ông Uông Dương, sinh năm 1955, lại giống con đường của ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường – lớn lên từ phong trào đoàn.
Theo một bài viết trên Asia Times hôm 22/07/2011, hai nhân vật này không chỉ có thân thế trái ngược nhau mà quan điểm chính trị cũng rất khác nhau.
Ông Bạc chủ trương quay lưng lại với các chính sách kinh tế thị trường và theo đuổi chủ nghĩa quân bình của thời Mao Trạch Đông, giới hạn khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra ông cũng khuyến khích hát những ca khúc nhạc đỏ yêu nước, học thuộc lòng những tác phẩm của Mác-xít và Mao-ít nhằm khôi phục lại những giá trị, tư tưởng thời Mao Trạch Đông.
Trái lại, ông Uông Dương chủ trương tiếp tục chính sách kinh tế thị trường và tiến hành thêm cải cách.
Một bài viết trên The Economist, số ra hôm 26/11/2011, và một bài viết của De La Grange đăng trên nhật báo Pháp, Le Figaro, hôm 14/10/2011, cũng đề cập đến hai nhân vật này và bình luận rằng họ đang theo đuổi hai mô hình phát triển khác nhau tại Trung Quốc. Hai bài báo này cũng cho rằng đây là hai khuynh hướng đối lập đang tranh giành ảnh hưởng hiện tại ở Trung Quốc.
‘Mô hình Quảng Đông’ có cổ võ tự do, ủng hộ kinh tế thị trường, giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế cũng như cuộc sống của người dân. Trong khi đó ‘mô hình Trùng Khánh’ lại thiên về xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước và những giá trị xã hội chủ nghĩa truyền thống.
Bài viết của Asia Times cho rằng vì sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn tại Trung Quốc, xem ra quan điểm của ông Bạc Hy Lai đang được công chúng ủng hộ hơn. Bài viết này cũng cho rằng ngay trong đảng Cộng sản Trung Quốc, những cuộc đấu đá chính trị đang âm thầm diễn ra và không ai ngoài cuộc có thể đoán được quan điểm nào sẽ thắng thế trước đại hội 18 năm tới.
Chưa thay đổi
Đúng vậy, chưa ai có thể đoán được lập trường, đường lối của thế hệ lãnh đạo mới như thế nào hay khuynh hướng nào sẽ thắng thế vì như một bài viết của The Economist, trong số đặc biệt The World in 2012, nhận định, mãi tới khi ông Tập Cận Bình lên ngôi và yên vị trong chức vụ mới, không nên đoán trước ông sẽ làm gì trong tư cách lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Theo bài viết này, trong năm tới cũng sẽ không có gì mới trong chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Thậm chí có ít đổi mới về chính trị dù giới trí thức, nhà báo và một số đảng viên đòi hỏi có thêm cải cách trong lĩnh vực này từ. Trái lại, có thể chính quyền Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn hơn với những giới bất đồng để bảo đảm rằng không ai có thể làm rung chuyển hệ thống trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Vì vậy, dù nóng lòng muốn xem lập trường, đường lối cụ thể về đối nội đối ngoại của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc như thế nào, các nhà chiến lược, giới quan sát, phân tích vẫn phải chờ đợi.
Chẳng hạn, dù quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong thời gian vừa qua có nhiều sóng gió, đặc biệt liên quan đến tranh chấp Biển Đông, dư luận chung đều cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam và Thái Lan lần này cũng không mang đến những thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

-Phối hợp thực hiện thỏa thuận cấp cao Việt-Trung TTXVN-Tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, Thủ tướng đề nghị hai bên Việt-Trung phối hợp thực hiện nghiêm túc thỏa thuận cấp cao.




-
Trung Quốc hy vọng phát triển quan hệ với Việt Nam, Thái Lan - VOA - 
Bản tin Tân Hoa xã ngày 19/12 trích thuật nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Bắc Kinh dự định tăng cường các mối quan hệ hơn nữa với Việt Nam và Thái Lan nhân chuyến công du sắp tới của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Tập sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 22 trước khi ghé Thái Lan từ 22 đến 24 tháng này.



Tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ gặp gỡ giới lãnh đạo cấp cao của chính phủ Hà Nội, thảo luận về việc siết chặt các mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản và hai nhà nước và các vấn đề quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới mà đôi bên cùng quan tâm.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong chuyến thăm lần này, ông Tập Cận Bình cũng sẽ ký các văn kiện hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, báo chí, kinh tế, và thương mại.


Trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tới Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua, hai nước Việt- Trung đạt đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách hợp lý.
Đôi bên cũng tái khẳng định ý chí chính trị và quyết tâm giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển bằng các cuộc thương lượng và tham vấn hữu nghị.
-
Ông Tập Cận Bình có trách nhiệm giải trình với Việt Nam  – (Cu Làng Cát).  – Ý nghĩa chuyến đi thăm VN của Phó Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình  – (RFA).-- Quan sát trước chuyến nam du của họ Tập (Nguyễn Tây Ninh). -
“Trung Quốc mong củng cố quan hệ với Việt Nam” TTXVN -Trung Quốc hy vọng Bắc Kinh và Việt Nam sẽ tiến thêm một bước trong củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tăng lòng tin chiến lược.

-
Thúc đẩy hợp tác toàn diện láng giềng Việt-Trung
Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22/12/2011.


Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc có những bước phát triển mới tích cực sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Trung Quốc phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì thường xuyên, trong hơn 20 năm qua đã có hơn 70 đoàn cấp cao (từ ủy viên thường vụ Bộ chính trị trở lên) và mỗi năm có hơn 200 đoàn các cấp qua lại.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài.

Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Từ cuối năm 2007, phía Trung Quốc khôi phục lại việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp cho Việt Nam. Năm 2008, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thỏa thuận về cơ chế hợp tác giao lưu. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-15/10/2011), hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015.

Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được tiếp tục tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003); hai ngành an ninh (3/2005); Thỏa thuận hợp tác biên phòng (8/2007); Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12/2007); Hiệp định về tăng cường hợp tác phòng chống buôn bán người (2010).

Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm... Những năm gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương Trung Quốc như Bí thư, Tỉnh trưởng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Thiên Tân, Hải Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Chủ tịch Chính hiệp Thượng Hải... đã sang thăm Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam và nhiều lãnh đạo các địa phương ta cũng nhiều lần thăm các địa phương Trung Quốc.

Giao lưu giữa nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường thông qua các hoạt động như: Liên hoan Thanh niên, Diễn đàn nhân dân, Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt-Trung...

Sau 20 năm bình thường hóa, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc phát triển vượt bậc, kim ngạch thương mại song phương từ 32 triệu USD năm 1992 tăng lên tới 30 tỷ USD năm 2010. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10/2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 28,14 tỷ USD tăng 31,5%, trong đó xuất khẩu đạt 8,56 tỷ USD tăng 57,5%, nhập khẩu đạt gần 20 tỷ USD tăng 23,6%.

Quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến hết tháng 10/2011, Trung Quốc có 808 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD, đứng thứ 14/93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Tính đến nay, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam khoảng 1,4 tỷ USD tín dụng ưu đãi. Hai bên đã và đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại (khoảng 300 triệu Nhân dân tệ) dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt-Trung.

Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai nước những năm qua cũng được đẩy mạnh. Hàng năm, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoảng 130 học bổng dài hạn; hiện có khoảng 13.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học của Trung Quốc với ngành nghề đa dạng và phía bạn cũng nhận giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sỹ đến năm 2020...

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước; cụ thể hóa những kết quả, nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đại cấp cao hai nước gần đây.

Nhân chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các biện pháp đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu và xem xét ký kết một số văn bản hợp tác giữa hai nước./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)

-
Thử thách ngoại giao cho ông Tập Cận Bình
-Việc tổ chức cầu truyền hình là dấu hiệu cho thấy thái độ của VN đối với chuyến thăm của TCB, tổ chức trọng thể nhưng báo chí đưa tin nhạt nhòa. Dù sao, VTV tổ chức thì VN vẫn ở dưới cơ, kg biết VN chứng tỏ vị thế của mình ra sao?

Greg Torode & Teddy NgPhạm Anh Tuấn TTHN dịch -  Test of mettle for Xi in Vietnam (SCMP). 
-Phó chủ tịch có nhiệm vụ khó khăn trước thăng tiến lên chủ tịch vào năm 2013
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình là sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới – một nhiệm vụ mà các nhà phân tích tin rằng ông ta bàn luận các vấn đề biển Nam Trung Hoa như là một thử nghiệm quan trọng trước khi được đưa lên làm Chủ tịch vào năm 2013.

Lương Thanh Nghi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định rằng ông Tập sẽ tới thăm Hà Nội từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 12 theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các biện pháp củng cố và tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, chiến lược và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc “, Nghi nói.
Trong khi đó chuyến thăm Nepal dự kiến ​​vào tuần tới của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bị hoãn lại vì “lý do nội bộ của Trung Quốc”, theo một báo cáo Associated Press trích dẫn lời Phó Thủ tướng Nepal, Narayan Shrestha Kaji. Ôn Gia Bảo cũng sẽ thăm Myanmar nhưng không rõ chuyến đi đó vẫn còn trong kế họach.
Tranh chấp Biển Nam Trung Quốc được dự kiến ​​sẽ chóan hết thời gian chuyến thăm của ông Tập sau một năm ngoại giao nặng nhọc để giảm bớt căng thẳng ngày càng tồi tệ, và các chuyển hướng của Việt Nam để có thêm quan hệ với không chỉ Hoa Kỳ, nhưng cả Ấn Độ và Nhật Bản.
Đối với một số nhà quan sát, tương tự như cách Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ngay trước khi nhậm chức trong tháng 11 năm 2002, được giao nhiệm vụ để xử lý các vụ va chạm giữa một chiếc máy bay do thám của Mỹ và máy bay chiến đấu Trung Quốc gần đảo Hải Nam.
“Trung Quốc có thể gửi các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đến Việt Nam để cải thiện quan hệ song phương, nhưng ông Tập sẽ đi”, theo ông Jia Qingguo, phó hiệu trưởng của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh. “Tôi tin rằng có một số cân nhắc đặc biệt đằng sau nó.” Jia cũng cho biết Trung Quốc đã cho các quốc gia Đông Nam Á thấy là họ đã đánh giá cao quan ngại về vấn đề này.
Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc, lặp lại các ý kiến. “Nếu ông Tập muốn bước lên đài danh vọng ở Trung Quốc, ông phải chứng minh dũng khí của mình trong việc đối phó với Việt Nam; không có nghi ngờ các báo cáo chính thức của chuyến thăm của ông Tập sẽ lạc quan và nói chung chung, nhưng một số thương lượng cứng rắn sẽ xảy ra,” học giả kỳ cựu của mối quan hệ Trung-Việt cho biết thêm rằng ông Tập sẽ “cắt giảm công việc của mình” với Việt Nam.
Ông cho biết Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn cản một mặt trận thống nhất chống lại các lợi ích của họ hình thành trong Hiệp hội Đông Nam Á trước các cuộc họp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) được tổ chức bởi Bắc Kinh vào tháng tới.
Du Jifeng, chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, ông Tập sẽ được tiếp xúc với quốc tế nhiều hơn trong những tháng tới. “Đây là một chiến thuật cho phép ông ta thiết lập các mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo nước ngoài tạo điều kiện làm việc thuận lợi khi ông chính thức nhậm chức”, Du nói.
Bất chấp những nỗ lực ngoại giao và kinh tế để giảm bớt tranh chấp, một số người muốn có hành động cứng rắn hơn.
“Trung Quốc khá thụ động trong tranh chấp này,” ông Xu Shaoli, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. “Đất nước cần có cách tiếp cận chủ động hơn, và hành động cứng rắn như Vladimir Putin”.
Ian Storey, một học giả chiến lược tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết ông tin rằng chuyến thăm của ông Tập sẽ cung cấp rất ít cơ hội cho một bước đột phá trên biển Nam Trung Hoa với Việt Nam, mà Trung Quốc có một mối quan hệ nhưng lịch sử huynh đệ đáng ngờ.
“Và tôi không nghĩ rằng ông ta sẽ đạt được nhiều kết quả trong con đường viện trợ hoặc các ưu đãi kinh tế – Trung Quốc biết hiện nay họ không thể mua Việt Nam,” Storey nói. “Họ sẽ được nhiều hơn về việc thiết lập quá trình giao dịch tương lai của ông Tập với Hà Nội.”
Bắc Kinh đã theo dõi chặt chẽ mối quan hệ Mỹ-Việt mới nổi, một phần của Washington tăng cường sự tham gia trên khắp khu vực Đông Á – mối quan hệ giữa các kẻ thù cũ đã bao gồm các chuyến thăm viếng quân sự cảng Việt Nam được đánh giá chiến lược cao.
Phó Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Burns rời khỏi Hà Nội ngày hôm nay sau cuộc hội đàm với các quan chức trong một tuyên bố của Mỹ được gọi là “phát triển mối quan hệ chiến lược của chúng tôi với Hà Nội.


HÀ NỘI (NV) - Ngày 13 tháng 12, 2011, Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan tin thật ngắn, “Nhận lời mời của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22 tháng 12, 2011.”

Khi được báo chí ngoại quốc hỏi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chỉ đưa ra câu trả lời mà không trả lời gì cả: “Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các biện pháp củng cố và tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Nhưng một số chuyên viên quốc tế tin rằng chuyến đi của ông Bình có thể nhằm tìm kiếm một lối thoát cho vấn đề tranh chấp Biển Ðông.
Bắc Kinh nhìn thấy Việt Nam đang lôi kéo nhiều nước bên ngoài ASEAN, từ Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật nhảy vào nhằm hóa giải các áp lực quá lớn của họ.
Tập Cận Bình, 57 tuổi, hiện là phó chủ tịch nước và cũng là phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc. Các tin tức tuy không chính thức nhưng được loan truyền rộng rãi nói ông sẽ là người lên thay Hồ Cẩm Ðào ở ghế chủ tịch nước vào năm 2013 khi ông Ðào mãn nhiệm.

Chuyện Biển Ðông

Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm nay nhiều sóng gió. Nổi bật nhất là chuyện tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giữa tháng 10, 2011 với đỉnh điểm là ký thỏa hiệp nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo giữa hai nước.
Nhưng cái nền tảng của vấn đề vẫn là chủ trương không thay đổi chiến lược đàm phán của Bắc Kinh. Tức là chỉ muốn đàm phán tay đôi để tận dụng lợi thế nước lớn mà chèn ép. Hà Nội chấp nhận đàm phán tay đôi với Bắc Kinh về vấn đề Hoàng Sa nhưng đòi hỏi đàm phán Trường Sa phải có sự hiện diện của những nước khác liên quan như Philippines, Malaysia, Brunei.
Khi tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011, Tập Cận Bình được báo Ðất Việt tường thuật nói là: “Thời gian vừa qua, do những bất đồng, tranh chấp ở Biển Ðông nên quan hệ giữa hai nước có những khó khăn tạm thời, nhưng lãnh đạo hai đảng và hai nhà nước luôn có niềm tin chắc chắn rằng hai bên sẽ tìm ra những giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề này.”
Cái gai góc nhất trong đàm phán biển đảo giữa hai nước là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH năm 1974.
Không có một tiết lộ nào về nội dung các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông. Nhưng những gì được một số chuyên viên quốc tế phân tích thì Bắc Kinh nhất quyết không thảo luận gì về Hoàng Sa vì vụ đánh cướp đã xong từ lâu, không có gì để thương thuyết.
Nhưng về phía Việt Nam, nhà cầm quyền thường xuyên lập lại quan điểm của mình là nước Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo này.
Ngày 25 tháng 11, 2011, khi ra trả lời chất vấn ở Quốc Hội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, lập lại chủ trương của Hà Nội là “đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.”
Một đoạn video clip được tung lên mạng về cuộc điều trần của ông Dũng trong đó ông nói: “Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này.”
Dịp này, ông Dũng cả quyết Việt Nam đã “làm chủ thực sự” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “ít nhất từ thế kỷ thứ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất cứ quốc gia nào.”
Tờ Hoa Nam Bưu Báo (SCMP) ngày 14 tháng 12, 2011 cho hay chuyến thăm viếng Việt Nam của ông Tập Cận Bình được dự đoán rộng rãi là chuyện tranh chấp Biển Ðông sẽ là nét chính nội dung các câu chuyện ở Hà Nội.
Việt Nam, sau lần bị cắt cáp thăm dò dầu khí hồi tháng 6 đã liên tiếp có những chuyến thăm viếng hoặc tiếp xúc đàm phán đối tác chiến lược với nhiều nước kể cả Ấn Ðộ, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Hàn và Philippines.

“Mặt trận chống Trung Quốc?”

Nhiều phần khi Tập Cận Bình đến Hà Nội trong tư thế của người sắp cầm đầu Trung Quốc có thể sẽ vỗ về Hà Nội, hầu tránh căng thẳng hơn và nhất là tránh đối diện với Mỹ, Ấn, Nhật, Úc trên Biển Ðông.
Giả Khánh Quốc, hiệu phó Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế ở Bắc Kinh nhận xét qua cuộc phỏng vấn của SCMP: “Tôi tin rằng có thể có cái gì đó đặc biệt nằm đằng sau chuyến đi.”
Còn ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, người thường được báo chí quốc tế phỏng vấn, cho rằng: “Nếu Tập Cận Bình lên cầm đầu Trung Quốc, ông ta phải chứng tỏ là người có dũng khí đối phó Việt Nam. Không có nghi ngờ gì về những lời ca ngợi hồ hởi (tuyên truyền) về chuyến thăm viếng, nhưng một số các cuộc đàm phán gay go cũng sẽ diễn ra.”
Bắc Kinh đưa Tập Cận Bình tới Hà Nội để cho ông ta thêm tăm tiếng, chuẩn bị thêm cho uy tín để dễ leo lên ghế chủ tịch năm 2013.
Theo nhận định của ông Thayer, Tập Cận Bình sẽ cố thuyết phục để Hà Nội đừng kéo các nước khác thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, nhất là sắp có cuộc họp về Biển Ðông sắp được tổ chức ở Bắc Kinh.
Ian Storey, một học giả tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore cho rằng chuyến đi của Tập Cận Bình có thể mang theo một vài đề nghị để khai thông các bế tắc hiện nay. Nhưng liệu Hà Nội có nghe theo không?
“Tôi không tin là ông ta sẽ đem mối lợi kinh tế sang nhử vì Bắc Kinh biết không dùng được cái mồi này vào bây giờ.” Storey nói. “Nhiều phần những gì ông nói sẽ chỉ là đặt nền móng cho những chuyện đàm phán sau này.”-Nguồn:Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông


-Việt-Trung làm cầu truyền hình - (BBC)-Cầu truyền hình quy mô mang tên 'Láng giềng gần' được thực hiện trong hai tiếng đồng hồ tối thứ Tư 14/12. Cầu TH Việt - Trung: Ấn tượng về sự giao thoa văn hoá
Đài Truyền Hình Việt Nam
Chương trình cầu truyền hình Việt –Trung diễn ra tối qua đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự giao thoa văn hoá giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Cầu truyền hình trực tiếp "Giao lưu Việt - Trung: Láng giềng gần" được thực hiện ...
Áo dài Việt đẹp rực rỡ đêm Giao lưu Việt – TrungXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Cầu truyền hình Việt Nam - Trung QuốcTin nhanh
Cầu truyền hình Việt - Trung: Láng giềng gầnTuổi Trẻ
Dân Trí -Đài Tiếng Nói Việt Nam

Vệ tinh Mỹ chụp hình hàng không mẫu hạm Trung Quốc (Nguoi-Viet Online) -

Vệ tinh thương mại của một công ty Hoa Kỳ đã chụp được hình chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trong chuyến chạy thử trên biển Hoàng Hải ngày 8 Tháng Mười Hai.
GS. Geoffrey Till, Ý nghĩa toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Nghiên cứu Biển Đông -Dù Trung Quốc cho rằng Biển Đông là vấn đề khu vực, thì thực tế rõ ràng rằng Biển Đông mang tầm quan trọng toàn cầu và đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ được liên hệ với thái độ của nước này trong quan hệ quốc tế trong tương lai. Vì vậy, cần phải có những cơ chế giải quyết thích hợp hơn là những hành động mang tính hung hăng, đối đầu.
HỢP TÁC KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNGy basam-HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011 HỢP
 Chính phủ Trung Quốc thuê người viết bài phản biện trên mạng basam-South Asia Analysis Group Chính phủ Trung Quốc thuê các Tweeter viết bài trên mạng Tác giả: B. Raman Trúc An dịch 11-12-2011 Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Đài Á châu Tự do được Bộ Ngoại giao Mỹ bảo trợ, đã phổ biến một bản tin của hãng tin AFP về cách Trung Quốc -Hacker Trung QuốcAs few as 12 hacker teams responsible for bulk of China-based data theft (WP 12-12-11)---Gián điệp Trung Quốc: China’s Spies Are Catching Up (NYT 10-12-11) -- U.S. Homes In on China Spying (WSJ 13-12-11) -- Đọc câu này mới đáng sợ: Still, diplomatic considerations may limit the U.S. interest in taking a more confrontational approach because some U.S. officials are wary of angering China, the largest holder of U.S. debt
Mong sao những bộ lịch tết vì Hoàng sa – Trường Sa được ra đời(Quê choa). – Đà Nẵng triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (PLTP). - Bộ đội Tây Nguyên diễn tập bắn đạn thật (Dân Việt). “Đối thoại thay đối đầu” – khơi thông dòng chảy hội nhập (TVN). - Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương (VOV). - Vận động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao (TN). - “Mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia” (VTV).  – Mạc Vân –Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc (ethongluan). Hoa Kỳ có món nợ cần trả với Hoàng Sa Việt Nam – (Cu Làng Cát). Liên quan đến bài: Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974 (canglang.com/ Ba Sàm). ?-  South China Sea dispute escalates‎  (Radio Australia News). – Trung Quốc điều tàu hải giám lớn nhất đến vùng Biển Hoa Đông  —  (RFI). –  Philippines launches its biggest warship amid South China Sea territorial dispute (Washington Post). – Biển Đông : Philippines giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới  —  (RFI). – Philippines, Trung Quốc triển khai tàu chiến lớn nhất (NLĐ/AP, Tân Hoa Xã). Hàn Quốc, Australia bắt tay nhau, Trung Quốc bất an vnmedia
-Philippines đưa tàu chiến vào hoạt động ở Biển Ðông Tổng thống Philippines hôm Thứ Tư, tham dự buổi lễ đưa một khu trục hạm mua lại của Mỹ vào hoạt động tại Biển Ðông, mà Philippines gọi là biển Tây Philippines.

------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét