"Hố tử thần” ở Quảng Ninh: Hệ lụy từ than thổ phỉ
-Thiên tai hay nhân tai? -Chẳng
cần phải máy móc siêu âm, khoan phá hiện đại, mắt thường cũng thấy các
lò than “thổ phỉ” nhung nhúc như các lỗ chuột; mắt thường cũng thấy hiện
tượng hố “tử thần” đang cướp đi tài sản và sự sinh sống bình an của
người dân Hạ Long…
Song khi báo Pháp Luật TP.HCMđặt vấn đề “nhân - quả” giữa hai hiện tượng thì đại diện chính quyền chối phắt.
Ông Vũ Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long, vẫn còn tuyên bố là: “Việc này không thể đánh giá bằng cảm quan mà cần phải có cơ quan đủ năng lực tiến hành khoan thăm dò địa chất mới có thể xác định nguyên nhân chính xác”!
Thế là những hộ dân đã định cư ổn định từ nhiều đời, đã có giấy đỏ chứng nhận cho quyền sử dụng đất nếu không bị “than tặc” đe dọa thì cũng bị chính quyền ép nhận hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng (nhận liền lúc sáu tháng) để bỏ nhà cửa với hàng ngàn m2 đất di dời đến nơi khác (với diện tích mỗi hộ chỉ khoảng 80 m2). Có người dân chua chát nói, vậy là chính quyền vừa được tiếng “lo cho dân”, vừa có mặt bằng giao cho công ty than, một hình thức biến “thổ phỉ” thành công khai!
Thật ra những việc này người dân ở Hạ Long đều biết, bởi nói như một kỹ sư địa chất thì việc “tuyên chiến” với than thổ phỉ đã làm từ… 21 năm qua, đã có hàng ngàn cuộc họp, hàng ngàn tấn mìn đã nổ, đã phát hiện hàng chục ngàn lò, phát hiện hàng trăm ngàn tấn than lậu, bắt nhiều người, thu giữ nhiều phương tiện… nhưng rồi kết quả cuối cùng vẫn thế.
“Nạn than thổ phỉ không những bớt đi mà nay còn quy mô lớn hơn, sạt lở với hậu quả lớn hơn và tất cả những điều này người dân phải chịu” - lời nói của vị kỹ sư đã lý giải cội nguồn cái sự “không biết” ấy của chính quyền. Bởi nếu thừa nhận việc than “thổ phỉ” đe dọa và gây họa cho người dân thì buộc phải triệt phá bằng hết các lò trái phép, buộc các chủ “than tặc” phải bồi thường cho việc sụt nhà và việc lấy mặt bằng giao cho công ty than buộc phải theo quy trình của Luật Đất đai. Tức là chính quyền phải ra quyết định thu hồi đất, phải bồi thường và tái định cư cho các hộ dân và quá trình đó phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân là nơi ở mới ít nhất phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ.
Thế nhưng quy trình di dời “khẩn cấp” với lý do “thiên tai” đã xóa nhòa trách nhiệm ấy, xóa luôn khoản bồi thường lẽ ra người dân phải được hưởng khi di dời. Hơn thế, việc giao lại mặt bằng “sạch” cho công ty than (không qua đấu thầu) có khi còn đưa đến những lợi ích “mờ” khác cho các công bộc đang được tiếng “lo cho dân” ấy…
Vậy “thiên tai” hay là “nhân tai” đây?
Quảng Ninh: Than thổ phỉ “nuốt” nhà dân - Bài 1: Sống trong thống khổ
Quảng Ninh: Than thổ phỉ “nuốt” nhà dân! - Bài 3: Chính than thổ phỉ gây sụt lún
Ông Vũ Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long, vẫn còn tuyên bố là: “Việc này không thể đánh giá bằng cảm quan mà cần phải có cơ quan đủ năng lực tiến hành khoan thăm dò địa chất mới có thể xác định nguyên nhân chính xác”!
Thế là những hộ dân đã định cư ổn định từ nhiều đời, đã có giấy đỏ chứng nhận cho quyền sử dụng đất nếu không bị “than tặc” đe dọa thì cũng bị chính quyền ép nhận hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng (nhận liền lúc sáu tháng) để bỏ nhà cửa với hàng ngàn m2 đất di dời đến nơi khác (với diện tích mỗi hộ chỉ khoảng 80 m2). Có người dân chua chát nói, vậy là chính quyền vừa được tiếng “lo cho dân”, vừa có mặt bằng giao cho công ty than, một hình thức biến “thổ phỉ” thành công khai!
Thật ra những việc này người dân ở Hạ Long đều biết, bởi nói như một kỹ sư địa chất thì việc “tuyên chiến” với than thổ phỉ đã làm từ… 21 năm qua, đã có hàng ngàn cuộc họp, hàng ngàn tấn mìn đã nổ, đã phát hiện hàng chục ngàn lò, phát hiện hàng trăm ngàn tấn than lậu, bắt nhiều người, thu giữ nhiều phương tiện… nhưng rồi kết quả cuối cùng vẫn thế.
“Nạn than thổ phỉ không những bớt đi mà nay còn quy mô lớn hơn, sạt lở với hậu quả lớn hơn và tất cả những điều này người dân phải chịu” - lời nói của vị kỹ sư đã lý giải cội nguồn cái sự “không biết” ấy của chính quyền. Bởi nếu thừa nhận việc than “thổ phỉ” đe dọa và gây họa cho người dân thì buộc phải triệt phá bằng hết các lò trái phép, buộc các chủ “than tặc” phải bồi thường cho việc sụt nhà và việc lấy mặt bằng giao cho công ty than buộc phải theo quy trình của Luật Đất đai. Tức là chính quyền phải ra quyết định thu hồi đất, phải bồi thường và tái định cư cho các hộ dân và quá trình đó phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân là nơi ở mới ít nhất phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ.
Thế nhưng quy trình di dời “khẩn cấp” với lý do “thiên tai” đã xóa nhòa trách nhiệm ấy, xóa luôn khoản bồi thường lẽ ra người dân phải được hưởng khi di dời. Hơn thế, việc giao lại mặt bằng “sạch” cho công ty than (không qua đấu thầu) có khi còn đưa đến những lợi ích “mờ” khác cho các công bộc đang được tiếng “lo cho dân” ấy…
Vậy “thiên tai” hay là “nhân tai” đây?
Quảng Ninh: Than thổ phỉ “nuốt” nhà dân - Bài 1: Sống trong thống khổ
Quảng Ninh: Than thổ phỉ “nuốt” nhà dân! - Bài 3: Chính than thổ phỉ gây sụt lún
-"Hố tử thần” ở Quảng Ninh: Hệ lụy từ than thổ phỉ(Dân Việt) - Chỉ trong 5 ngày, tại phường Cao Xanh, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sụt đất tạo nên những “hố tử thần” đe doạ tính mạng, tài sản của người dân.
Phát hoảng vì hố “ma”
Chị
Trần Thị Phượng ở tổ 63, khu 5, phường Cao Xanh cho biết: Vào khoảng 9
giờ ngày 5.10, sau tiếng động lớn tôi chạy ra xem đã thấy trên lối đi ra
cổng nhà xuất hiện một cái hố sâu hút bán kính khoảng 2m. Một bức tường
xỉ của nhà hàngxóm,
đất đá, cây cối bị hố kéo xuống. Sau khoảng hai tiếng đồng hồ liên tục
“ăn” đất, “nuốt” cây, bán kính của miệng hố đã mở rộng ra gấp 2 lần.
Nhiều người hoang mang, lo sợ khi hiện tượng “hố tử thần” liên tiếp xảy ra.
"Tôi
nghe tiếng gió rít mạnh kèm sau đó là những tiếng “rầm” lớn. Tôi chạy
ra thì thấy xuất hiện một hố có đường kính khoảng 10m. Cái hố tiếp tục
lớn ra khi kéo hết đất đá và cây cối xung quanh xuống dưới" - bác Lê Văn
Tuấn, chủ ngôi nhà bị “hố tử thần” ăn sát vào gần chân móng kể. Nhìn
cảnh tượng như có ma làm này nhiều người phát hoảng.
Nguyên nhân do thổ phỉ than?
Trước
những nghi ngại trong lòng đất bị rỗng, tạo thành nhiều túi nước do quá
trình khai thác than từ thời Pháp cách đây hàng trăm năm, một lãnh đạo
Xí nghiệp Than Thành công đã khẳng định: Một số khu phố trên địa bàn
phường Cao Xanh thuộc ranh giới quản lý than của xí nghiệp, tuy nhiên do
đây là khu dân cư sinh sống nên xí nghiệp chưa bao giờ khai thác tại
đây.
Cũng
theo tài liệu thì chưa ai chứng minh được cách đây hàng trăm năm lò
than Pháp đã mở ở đây và có mở thì lò than sẽ khá chắc chắn và đi sâu
vào lòng đất. Do đó, việc xuất hiện “hố tử thần” và hiện tượng nứt gãy
địa chất gây nứt, đổ nhà, nguồn nước bị rút là do quá trình khai thác
than trái phép gây ra.
Để
làm rõ hiện tượng này có phải do “thổ phỉ” than gây ra, PV xin dẫn ra
vài vụ trong hàng trăm vụ chính quyền TP.Hạ Long đã đánh sập các lò than
trái phép tại đây: Ngày 19.1.2010, UBND phường Cao Xanh phối hợp Xí
nghiệp Than Thành Công và lực lượng chức năng TP.Hạ Long tổ chức đánh
sập 2 lò than khai thác trái phép của Đỗ Văn Hậu, tại tổ 65, khu 5,
phường Cao Xanh. Được biết, lò than trái phép ở khu vực này đã tồn tại
khá lâu.
Theo
một lãnh đạo Xí nghiệp than Thành Công, việc xuất hiện “hố tử thần” và
hiện tượng nứt gãy địa chất gây nứt, đổ nhà, nguồn nước bị rút là do quá
trình khai thác than trái phép gây ra.
Ban
đầu chỉ đào bới thủ công với quy mô nhỏ trong mảnh đất vườn nhà. Sau
đó, các đối tượng đầu tư thêm thiết bị, đường ray vận chuyển để khai
thác xuống sâu. Trong quá trình khai thác xuống sâu, các đường lò đi
sang phần đất của những hộ dân ở khu 4B, phường Cao Xanh gây sụt, nứt.
Ngày
12.5.2010, lực lượng chức năng TP.Hạ Long cũng đã triệt phá 1 lò khai
thác than trái phép trong nhà Trần Trung Hiếu tại tổ 60, khu 4B, Cao
Xanh. Khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thì đường lò có độ sâu
khoảng 100m. Xung quanh nhà, Hiếu xây dựng hệ thống tường bao hết sức
kiên cố để che đậy cho hoạt động khai thác than trái phép với diện tích
hơn 200m2.
Theo thống kê từ đầu năm đến nay của phường Cao Xanh đã có gần 100 lượt lò than trái phép bị triệt phá.
Hoàng Giang"Hố tử thần” ở Quảng Ninh: Hệ lụy từ than thổ phỉ
-----------
-
“Cuộc chiến” giành đất ở Đăk Nông
(Dân
Việt) - Với danh nghĩa trồng rừng và bảo vệ rừng, hàng chục doanh
nghiệp ở Đăk Nông đã đẩy người dân vào cảnh mất đất, mất nhà. Sau khi
được giao hàng chục nghìn ha đất lâm nghiệp, họ bỏ mặc cho rừng bị phá
với diện tích lớn...
Cơm sinh viên: Rau thối, thịt ươn, "một nở thành hai"danviet -
Đầu
bếp cho thêm vào một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên, sau đó
dùng một loại chất bột màu đỏ rắc lên khiến thịt gà chuyển sang màu tươi
và tỏa mùi thơm.
TTO
- 12g10 trưa 10-10, trước số nhà 376 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Minh,
quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) một tân sinh viên đã bị tai nạn thương tâm vì
vướng dây điện. Theo các nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra vụ việc,
Bùi Tuệ Trung (18 tuổi, ...Dây điện rớt xuống đường, một SV trọng thươngNgười Lao Động
Điện tròng cổ xe máy, một SV trọng thươngVTC
Dây điện rớt xuống đường, một sinh viên bị thương nặngDân Trí
VNExpress
-
Man dies after being electrocuted at wedding in Vietnam
(Dân trí) - “Tôi liên tục phát đi tín hiệu kêu cứu, nhưng không ai hiểu và nghe được. Tôi rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời mình… May mắn là tôi đã thoát khỏi “hố đen” trầm cảm trước khi tự kết thúc cuộc sống ...
12 triệu người Việt mắc các chứng tâm thầnTuổi Trẻ
Tâm thần: Gánh nặng thế kỷ 21Tiền Phong Online
Xuất hiện bệnh tâm thần 'hiện đại'Zing News
VTC -VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét