Bắc Hàn đóng cửa biên giới với Trung Quốc
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Theo
các quan chức Trung Quốc tiếp xúc với những người Bắc Hàn cho biết, Bắc
Hàn đã đóng cửa biên giới đất liền về thương mại, du khách với Trung
Quốc và triệu tập các công nhân nhà nước sinh sống ở phía bên Trung Quốc
về nước để chuẩn bị lễ tang của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.
Ngăn
chặn đường huyết mạch về kinh tế của đất nước chính là một động thái
tạm thời để cho phép chính phủ tập trung vào tang lễ ngày 28, nhưng đồng
thời cũng tạo cho Kim Jong Un, người con trai và người kế nhiệm ông Kim
một cơ hội để thực hiện việc kiểm soát tuyệt đối đối với phần biên giới
và các công dân của đất nước này.
Vào
hôm thứ Ba, một số doanh nhân Trung Quốc làm việc với Bắc Triều Tiên
cho biết rằng họ nghĩ rằng nhân vật Kim trẻ có thể mang lại sự cải cách.
Nhưng những người bất đồng chính kiến tại Seoul nói với các phóng viên
hôm thứ Ba rằng tốc độ thay đổi có thể chậm, và rằng chế độ Bình Nhưỡng
mạnh hơn là những người bên ngoài từng nghĩ tưởng.
Rim
Chun-ryong, người phục vụ trong quân đội Bắc Triều Tiên 17 năm trước
khi ông trốn khỏi đất nước vào năm 2000, nói rằng việc phá vỡ những suy
nghĩ ở Bắc Hàn là khó khăn bởi vì người dân ở đó qúa chìm đắm trong sự
tuyên truyền và việc biểu lộ chính kiến bất đồng là điều không tưởng.
"Ngay
cả nếu bạn không buồn và không muốn khóc, bạn cũng nên khóc" ông nói.
"Nếu nước mắt không tuôn ra được, tối thiểu là bạn cũng phải làm đẫm ướt
khuôn mặt của mình bằng nước miếng. Đó chính là Bắc Hàn. Thuần nhất hơn
bạn tưởng nhiều" ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
Tại
ngã biên giới chính ở Tumen, một thị trấn TQ ở biên giới Bắc Triều Tiên
vốn là một trong những điểm quá cảnh chính cho người dân và việc di
chuyển hàng hóa giữa hai nước, cảnh sát cho biết rằng Bắc Hàn đã đóng
cửa phía bên đất liền của họ, không cho bất cứ ai qua lại, trừ những
người Bắc Hàn trở về ngay sau cái chết của Kim Jong Il đã được công bố
vào hôm thứ Hai. Các quan chức Trung Quốc nói rằng các biện pháp tương
tự cũng đã được thi hành tại các cửa khẩu lớn khác ở Huichun và Đan
Đông.
Nhiều
thành viên có quyền chức của Bắc Hàn sống và làm việc tại Trung Quốc -
nơi chất lượng cuộc sống cao hơn - và nhiều người khác đã lẻn qua biên
giới, thường bằng cách đi bộ qua con sông đóng băng trong mùa đông, để
tìm việc làm ở vùng đông bắc Trung Quốc. Hậu quả là các thành phố ở đấy
đã trở thành trọng tâm của các hoạt động truyền giáo Nam Hàn. Những
người Bắc Hàn đào thoát nếu bị bắt ở Trung Quốc đều có nguy cơ bị đưa
trở lại cho những trừng phạt khắc nghiệt.
Các
quan chức Trung Quốc cho biết nhiều người Bắc Hàn làm việc hợp pháp tại
Trung Quốc đã quay về nước, mang theo những bó hoa trắng và biên giới
có khả năng phải đóng cửacác hoạt động doanh nghiệp khác ít nhất là cho
đến khi xong tang lễ và có thể cho đến cuối năm nay.
Ba
quan chức Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch trở lại văn phòng sơ sài nơi
họ làm việc tại nhà ga ở Tumen. Trong văn phòng có treo chân dung Kim Il
Sung, người sáng lập Bắc Triều Tiên, và Kim Jong Il - không có treo ảnh
của Kim Jung Eun.
Họ
từ chối trả lời các câu hỏi, nhưng một người đàn ông Trung Quốc gốc Hàn
trong văn phòng cho biết ông là một người bạn của họ để giải thích rằng
họ đã được đóng chốt tại Tumen để giúp giải quyết giao thương thông qua
biên giới - chủ yếu là thực phẩm từ phía Trung Quốc, thép và khoáng
chất từ Bắc Hàn.
"Vì
là đảng viên, họ phải quay trở lại để dự đám tang", người đàn ông trả
lời, khi các quan chức Bắc Triều Tiên thoái vào đống giấy tờ, hút thuốc
và xem xét một bó hoa màu trắng mà người bạn đã mang lại cho họ để mang
về cho tang lễ .
Ông
cho biết các quan chức đã lên kế hoạch trao hoa tang cho người đứng đầu
bộ phận của mình, những người sau đó sẽ dâng tất cả hoa từ mọi nhân
viên của bộ phận đó, cùng với hoa của những người làm việc từ các cơ
quan khác của chính phủ, đến tại lễ tang.
"Tất
cả họ đều muốn biểu lộ lòng ủng hộ nhà lãnh đạo mới. Chẳng có gì khác
cả. Họ sẽ không nói chuyện với bạn bởi vì làm thế có thể bị phiền phức"
một người bạn nói thêm và không thêm chi tiết gì.
Một
quan chức giám sát thương mại với Bắc Hàn ở Đan Đông cho biết, vì người
mua hoa cho tang lễ, giá hoa cúc đã tăng tăng lên đến 15 nhân dân tệ
(khoảng $2,35) từ hai đồng nhân dân tệ thông thường. Cô cho biết cô đã
mua hai giỏ hoa mất 1.500 nhân dân tệ và gửi về cho các đối tác Bắc Hàn
của mình.
Ngay
cả trước khi bị đóng cửa, các vùng biên giới của Bắc Hàn vẫn đánh dấu
sự kết thúc của rất nhiều người từ thế giới nước ngoài nhập vào đất nước
này. Khoảng 200 người đào thoát dự định tụ tập gần khu vực biên giới
Nam và Bắc Hàn vào hôm thứ Tư để phát hành 200.000 tờ rơi kêu gọi người
dân Bắc hàn hãy đứng lên dành tự do.
Tại
Seoul, người đào thoát Do Myung-hak, cho biết có khả năng là Bình
Nhưỡng sẽ trông bình tĩnh và bình thường vào lúc này bởi vì đất nước xem
việc thê hiện sự tôn kính khi một nhà lãnh đạo qua đời là một đức tính
quan trọng. Ông nhắc lại thời gian để tang ba năm trước đây khi Kim Il
Sung, người sáng lập Bắc Hàn qua đời vào năm 1994.
"Vấn
đề là những gì sẽ xảy ra sau khi giai hết tang", ông Đo nói, đặc biệt
là vì Kim Jong Il đã chết trước khi ông hoàn tất việc chuyển giao quyền
lực cho người con trai của mình. "Trong một vài tháng tới, một số vấn đề
sẽ dần dần nỗi lên".
Ở
Tumen, một số doanh nhân Trung Quốc thường xuyên đi Bắc Hàn cho biết họ
mong chế độ mới ở đó sẽ thắt chặt các hạn chế về đi lại của họ cùng các
hoạt động thương mại trong thời gian ngắn mà thôi.
Chế
độ cũng có khả năng sẽ đóng băng các dự án lớn như các kế hoạch đầy
tham vọng của Trung Quốc để mở rộng thương mại và cơ sở hạ tầng xuyên
biên giới giữa các thành phố đông bắc và Bắc Hàn, đặc khu kinh tế Rason
và Sinuiju mới được hình thành, họ nói.
Nhưng
tất cả đều bày tỏ hy vọng rằng về dài hạn, người con trai của ông Kim
sẽ khởi động những cải cách thị trường theo định hướng mà cha mình
thường hứa hẹn nhưng chưa làm được. "Họ nên noi theo tấm gương của Trung
Quốc và cho phép dân mình làm giàu" một người đàn ông, điều hành một
cửa hàng bán cá trong một khu chợ ở Tumen nói.
Ông
cho biết, sò và cua mà ông mua từ Bắc Hàn mỗi năm cũng đã trở nên bé
teo dần từ trong thập kỷ qua. "Giống như ở Trung Quốc cách đây 30 hoặc
40 năm vậy" ông nói thêm.
Nguồn: Wall Street Journal
-Mỹ chỉ có ảnh hưởng giới hạn với Bắc Hàn-WASHINGTON (Reuters) - Cái chết của lãnh tụ Kim Jong-il có thể đưa đến những bất ổn khó dự đoán trên bán đảo Triều Tiên, do đó các giới chức Hoa Kỳ tỏ ra rất dè dặt tránh mọi hành động hay lời nói gì lúc này làm cho tình thế căng thẳng leo thang.
Quốc kỳ Bắc Hàn tại tòa nhà hiệp hội cư dân Bắc Hàn tại Tokyo, Nhật, được hạ xuống để tưởng nhớ sự qua đời của Chủ Tịch Kim Jong-il. (Hình: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images)
Vì vậy Ngoại Trưởng Hillary Clinton hôm Thứ Hai cũng chỉ bày tỏ ý kiến rất ôn hòa rằng Hoa Kỳ “có lợi ích với tình trạng hòa bình và ổn định của Bắc Hàn” và “mong muốn thấy một sự chuyển giao quyền lực êm ả”. Bà nói thêm: “Chúng tôi rất quan tâm đến dân chúng Bắc Hàn và cầu mong cho họ có được cuộc sống an lành trong những thời điểm khó khăn như thế này”. Ngoại Trưởng Clinton giải thích: “Hy vọng của chúng tôi là ban lãnh đạo mới ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên sẽ dẫn dắt đất nước họ theo con đường hòa bình, duy trì những cam kết đã có và cải thiện quan hệ bang giao với các nước láng giềng, tôn trọng những quyền của người dân”.
Sự
chuyển quyền êm ả đến thế hệ thứ ba của triều đại gia đình họ Kim có vẻ
là điều ít tệ hại nhất trong những điều mà Washington không mong muốn
và tạo điều kiện cho sự tiếp tục những nỗ lực ngoại giao khác để thương
lượng về vấn đề phát triển nguyên tử.
Nếu
chế độ Bắc Hàn sụp đổ sẽ xảy tới một tình trạng đáng lo ngại là làn
sóng dân tị nạn đổ sang Trung Quốc và Nam Hàn, đồng thời tạo thêm những
khó khăn về kinh tế cho toàn thể khu vực Ðông Bắc Á Châu.
Ngoài
ra một cuộc tranh chấp quyền lực trong giới lãnh đạo quân sự và chính
trị ở Bắc Hàn có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh với Nam Hàn
và kéo theo Hoa Kỳ nhập cuộc.
Mặc
dầu có nhiều liên hệ, Washington chỉ có một vị trí bên lề trong mọi
chuyển biến chính trị ở Bắc Hàn. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao
chính thức, không có tòa đại sứ và chỉ có những tiếp cận hết sức giới
hạn với nội bộ quyền lực tại đất nước khép kín nhất thế giới này. Vì vậy
Hoa Kỳ rất cần sự hợp tác của Trung Quốc, đồng minh gần gũi nhất của
Bắc Hàn, và Trung Quốc ngay sau cái chết của Kim Jong-il đã nói họ tin
là Bắc Hàn sẽ vẫn ổn định.
Mặt
khác giới quân sự Hoa Kỳ cũng theo đường lối thận trọng và chờ đợi
trong tư thế sẵn sàng nhưng không ban hành lệnh báo động gây sự ngộ nhận
ngoài ý muốn. Thái độ này khác hẳn Nam Hàn và Nhật Bản đã loan báo tình
trạng khẩn trương cho quân đội của họ.
Tướng
Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp, được hỏi về vụ Bắc
Hàn thử hỏa tiễn hôm Thứ Hai, ngay trước khi loan báo Kim Jong-il chết,
nói ông không thấy có gì khác lạ đáng phải quan tâm về việc này vì đó
chỉ nằm trong kế hoạch bình thường đã dự định trước.
Người
ta chưa thể rõ Kim Jong-un, người con mới 28 tuổi của lãnh tụ quá cố,
có được sự ủng hộ của giới quân sự Bắc Hàn đến mức nào và có thể Jong-un
cần một vụ biểu dương sức mạnh để xây dựng uy lực của mình. Trước đây
các giới chức Hoa Kỳ cũng như Nam Hàn đã từng giải thích là nhu cầu tạo
điều kiện “nối ngôi” của Jong-un là nguyên nhân những hành động khiêu
khích của Bắc Hàn năm 2010 bao gồm đánh chìm một chiến hạm và pháo kích
một hải đảo Nam Hàn.
Các
giới chức Hoa Kỳ từ chối không dự đoán có thể sẽ có những hành động
khiêu khích kiểu ấy trong tương lai hay không. Một giới chức quân sự,
yêu cầu không nêu danh tánh, nói: “Cố gắng dự đoán Bắc Hàn sẽ làm gì là
chuyện vô ích” và “Chúng ta nên chờ xem nhà lãnh đạo còn non trẻ và chưa
từng thử thách sẽ hành động như thế nào khi phải đứng vào vị trí này”.
Một
viễn cảnh khác có lẽ còn xa vời và chưa chắc Trung Quốc mong muốn là sự
thống nhất hòa bình giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với Nam Hàn, ngay cả đạt
tới kết quả lý tưởng này cũng chưa phải là tốt, lấy kinh nghiệm Tây Ðức
phải mang gánh nặng kinh tế xã hội khi thống nhất với Ðông Ðức, và Bắc
Hàn là một đất nước quá đói nghèo so với mức sống của người dân Nam Hàn
hiện nay.
Tín
hiệu do chính quyền Obama đưa ra là cho thấy vẫn sẵn sàng can dự thương
lượng với Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và cho dù khả năng có đáp
ứng tích cực không cao, nhưng đó là đường lối ngoại giao đúng hướng
nhất. Một phụ tá tại Quốc Hội nhận định: “Chúng ta nên chứng tỏ cho lãnh
đạo mới ở Bắc Hàn thấy là Hoa Kỳ không có chủ trương thù nghịch. Ở vào
thời điểm chưa biết tân chính quyền Bắc Hàn như thế nào, điều quan trọng
không phải là đòi hỏi họ mà là Hoa Kỳ và Nam Hàn có thể cho họ những
gì”. (H.C.)
-Thay đổi lãnh tụ: Nhân dân Bắc Hàn vẫn khốn cùng -Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (danlambao) - Đi vào Bắc Hàn là lạc vào một thực tế mới. Tôi đã làm hai lần, một lần trên tàu cổ từ biên giới Trung Quốc, và lần thứ hai kỳ lạ hơn cùng với Alexander Downer (cựu Bộ trưởng bộ Ngoại giao Úc) trên một máy bay phản lực của chính phủ (Úc) sang trọng.
Cho
dù lắc lư trên đường ray bảo trì yếu kém, xuyên qua một vùng nông thôn
nơi những người dân còi cọc đang lùng kiếm thức ăn, hoặc bay vào một
vùng đất rộng tăm tối nơi xa xa có ánh sáng mờ nhạt hai bên đường băng. Ở
cuối đường băng là chân dung Kim Il-sung tỏa sáng, người sáng lập ra
nhà nước Bắc Hàn, trong chốc lát ta đã nhận ra được sự ưu đãi hiển nhiên
(dành cho vị lãnh tụ) mà những sự bình thường không thích hợp ở nơi
đây.
Chính
quyền Bắc Hàn ra đời bởi hậu thuẫn của Liên Xô dưới sự lãnh đạo của một
lãnh tụ du kích cộng sản nhằm chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật
hoàng. Kim đúc kết lại và tạo ra một bản sao của hệ thống đế quốc Nhật
Bản được ngụy trang bằng chủ thuyết Stalin, và ông ta là lãnh tụ kế
nhiệm. Nếu không có 2500 năm dòng dõi Nhật hoàng thì nó sẽ là một hành
động khó để thực thi. Những khủng bố trong các hình thức của một trại
tâp trung với 200.000 tù nhân, giám sát kiểu chuyên chế cực quyền, phân
loại dân số thành 51 tầng lớp cách mạng đã hăng hái thi hành.
Sự
thừa kế đang được bắt đầu theo một mô hình. Các con trai hư hỏng thối
nát. Sau đó, chúng phải tự mình nhuốm máu. Kim Jong-il đã được giáo dục ở
Đông Đức, nhưng đã nổi tiếng với sự hưởng thụ xa hoa của mình. Ông cho
du nhập các đầu bếp nước ngoài, rượu vang Pháp và rượu mạnh (Brandy), và
cô gái tóc vàng đẹp như pho tượng. Ông học làm điện ảnh, và một đạo
diễn hàng đầu Nam Hàn cùng cô vợ diễn viên bị bắt cóc về để giúp thực
hiện điều này.
Được
cho biệt danh là "Lãnh tụ kính mến" và người kế nhiệm vào đầu những năm
1980, mặc dù, Kim trẻ hiểu rằng sự tàn nhẫn và chính sách "bên miệng hố
chiến tranh" (brinkmanship) là những phẩm chất cần thiết cần để gây ấn
tượng với những người cần thiết đó là những tướng lãnh trong Quân đội
nhân dân Hàn Quốc với 1.1 triệu quân số.
Khi
cha ông qua đời vào năm 1994, trong bối cảnh một nền kinh tế bị sụp đổ
từ sự mất mát từ các thiên tai và sự tan rã của Liên Xô, Kim và quân đội
đã đặt sự tồn tại của chế độ là tối ưu. Quân đội (quân nhân) được cho
ăn, và những chương trình vũ khí hạt nhân bí mật và các chương trình tên
lửa đạn đạo rót ngân quỹ. Hậu quả là có tới 2 triệu thường dân hoặc 10%
dân số bị chết đói.
Thế
giới bên ngoài thậm chí có giá trị thấp hơn nhiều (đối với Kim). Kim
đích thân điều hành phòng 39 (mờ ám) của Đảng Lao động Bắc Hàn, giám sát
việc in đô la Mỹ giả và buôn bán thuốc (ma túy) ở châu Á. Úc dường như
là một mục tiêu khi con tàu mang cờ Tuvalu mà Bắc Hàn sở hữu và thủy thủ
đoàn tàu Pong Su đã "hạ thủy" 150 kg ma túy xuống cho một tổ chức tội
phạm gốc Mã Lai tại tiểu bang Victoria.
Kim
luôn luôn đánh cược cao. Khi cựu tổng thống George W. Bush liệt kê Bắc
Hàn vào danh sách "trục ma quỉ" (axis of evil) và tuyên bố "hận thù theo
bản năng" của mình đối với anh chàng lùn họ Kim, thì "Lãnh tụ kính yêu"
đáp trả bằng cách rút Bắc Hàn ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân , thử nghiệm tên lửa gần Nhật Bản, và tiến hành hai vụ thử hạt
nhân sau đó.
Các
cuộc đàm phán sáu bên bất hành tại Bắc Kinh đã làm thất vọng các quan
chức Mỹ, họ cảm thấy họ bị yêu cầu "mua cùng một con ngựa hai lần'' (ám
chỉ hình con ngựa trên đồng tiền cắc của Bắc Hàn).
Kim
thứ ba có vẻ như phiên bản của cha (bộ dạng và hành vi). Trung Quốc từ
lâu đã cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng tuân theo các cải cách thị trường
của mình. Kim Jong-il đã đáp lại bằng cách cho kinh doanh vỉa hè
(pavement trading) từ năm 2002, nhưng thường kiểm soát chặt chẽ khi nó
trở nên quá thành công (cho người bán).
Năm
ngoái (2010), Kim Jong-un (Kim con) bị cho là đã đứng phía sau một cuộc
định giá lại trị giá tiền tệ (Bắc Hàn), đột ngột đã làm cho hầu hết các
khoản tiết kiệm và vốn trong thị trường tự do vô giá trị. Một quan chức
cấp cao bị đổ lỗi cho việc làm này đã bị bắn.
Sự
thăng tiến của Kim Jong-un là người thừa kế cha, theo sau là hai sự cố
quân sự gần ranh giới tranh chấp trong vùng biển Hoàng Hải năm ngoái là
vụ làm chìm tàu hộ tống hải quân Cheonan của Nam Hàn tháng ba và pháo
kích của một làng đánh cá nhỏ trong tháng mười một. Nếu không có sự
khuyến khích của cha mình, các nhà phân tích dự đoán sự không biết việc
làm đẫm máu này của Kim Jong-un có còn tiếp tục không.
Anh
ta (Kim con) sẽ được hướng dẫn bởi một bên là các tướng lãnh trong quân
đội và bên kia là em rể của cha mình, Jang Song-taek, người năm ngoái
được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực, vị
trí quyền lực số hai ở Bắc Hàn. Em gái duy nhất của Jang và Kim là Kim
Kyong-hui, sẽ được nhiếp chính trong triều đại nhà Kim.
Bắc
Triều Tiên sẽ đi vào một cực điểm của tiếc thương mà có thể tiếp tục
cho đến khi kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Kim Il-sung trong tháng tư.
Tất cả mọi người sẽ xem xét bên hành lang để xem ai sẽ là nhân vật nổi
lên như Khrushchev hoặc Gorbachev của Bắc Hàn. Quân độ Bắc Hàn sẽ bị cắt
chia ra để kiểm soát vùng biên giới với Nam Hàn và cố gắng để ngăn chặn
một khối lượng lớn dân chúng trốn chạy vào Trung Quốc.
Cho
đến nay chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy một chế độ cộng sản nào ở châu Á
tan rã, bất kể bao nhiêu đau khổ của người dân hoặc các thành phần lãnh
đạo thanh trừng lẫn nhau. Nó vẫn có thể là khá lâu.
Cũng
theo tiến sĩ Bronwen Dalton thì Kim Jong-un dù đã được cha chuẩn bị kỹ
càng để nối nghiệp, tuy nhiên hắn vẫn chưa giành sự ủng hộ tuyệt đối từ
quân đội.
Tác giả: Tiến sĩ Bronwen Dalton thuộc trường đại hoc UTS
Chuyển ngữ:
- Cái chết của Kim Jong Il gây trở ngại cho chính sách Bắc Triều Tiên của Hoa Kỳ — (RFI). – Tổng thống Obama theo dõi sát tình hình Bắc Triều Tiên — (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Bắc Triều Tiên theo đuổi ‘con đường hòa bình’ — (VOA). – Nhật Bản ‘sẽ đối phó với mọi tình huống’ — (BBC). – Sự chuyển quyền ở Bắc Triều Tiên gây quan ngại về ổn định trong vùng — (VOA). - Trung Quốc lo lắng qua cái chết của Kim – (x-café). Dịch từ bài: China Wary Over Kim Death (The Diplomat). – Bình Nhưỡng làm lễ viếng Kim Jong Il và xưng tụng lãnh tụ mới Kim Jong Un — (RFI). –Con trai lãnh tụ Kim Jong-il đưa tiễn cha tại Lăng Kumsusan — (VOA). – Nhiều câu hỏi đặt ra sau cái chết của nhà độc tài Bắc Triều Tiên — (RFI). – BẮC TRIỀU TIÊN THỜI HẬU KIM JONG IL – (Phạm Viết Đào). . – Hàn Quốc gửi lời phân ưu tới nhân dân Triều Tiên — (VOA).
- 2 ngày 2 cái chết đặc biệt – (RFA). – Phục chú Kim Dung In – (DLB). – Kim Jong-il phi thường và những thành tựu tuyệt vời – (DLB). – Huyền thoại về vĩ nhân – (DLB). – Thơ: Bùi Chí Vinh – Những giọt nước mắt khóc Kim Jong-Il – (Dân Luận). . – J.B. Nguyễn Hữu Vinh:Cóc chết, giải mã những cuộc than khóc của bầy cừu (RFA’s blog). – Bài dịch – Tổng hợp: Kim Jong Il chết, nước mắt thật hay giả của dân chúng Bắc Triều Tiên? (RFA’s blog). – VƯƠNG TRIỀU HỌ KIM VÀ NHỮNG BÍ ẨN Ở BÁN ÐẢO CAO LY (NCTG). – Bao giờ dân Bắc Triều tiên hết khổ? – (Lương Kháu Lão). – Anh bạn Triều Tiên (Blog Thành). – KHÓC VÀ VỖ TAY (Trần Kỳ Trung). – Cóc chết, giải mã những cuộc than khóc của bầy cừu (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Bắc Hàn có thể trở thành một Việt Nam khác không? – (x-café). Dịch từ bài:O’Hanlon: Could North Korea be the next Vietnam? (CNN).
-Cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên gây quan ngại về ổn định trong vùng - VOA - Ông Kim Jong Un có thể là nhà lãnh đạo sắp tới của Bắc Triều Tiên nhưng thế lực của ông bên trong giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên chưa được rõ rệt.
Cố thân phụ của ông là Kim Jong Il đã bổ nhiệm ông Kim Jong Un vào nhiều chức vụ cấp cao nhất, kể cả phong chức tướng 4 sao, chỉ mới trong năm ngoái.
Chuyên
gia phân tích về Bắc Triều Tiên Benjamin Habib thuộc trường Đại học
LaTrobe của Australia nói rằng ông Kim Jong Un không có nhiều thời gian
để chiếm được lòng tin cẩn của những người môi giới quyền lực trong quân
đội và Đảng Lao Động Triều Tiên cầm quyền.
-Ông Habib nói: “Ông ta có đủ hậu thuẫn của các nhân vật chủ chốt để việc kế nhiệm xúc tiến êm thắm hay không? Nếu ta nhớ lại thì ông Kim Jong Il đã có 20 năm học việc để củng cố các mạng lưới ủng hộ trước khi ông lên ngôi vào năm 1994. Vì thế có một dấu hỏi lớn về việc kế nhiệm của ông Kim Jong Un sẽ xúc tiến êm thắm như thế nào.”
-Ông Habib nói: “Ông ta có đủ hậu thuẫn của các nhân vật chủ chốt để việc kế nhiệm xúc tiến êm thắm hay không? Nếu ta nhớ lại thì ông Kim Jong Il đã có 20 năm học việc để củng cố các mạng lưới ủng hộ trước khi ông lên ngôi vào năm 1994. Vì thế có một dấu hỏi lớn về việc kế nhiệm của ông Kim Jong Un sẽ xúc tiến êm thắm như thế nào.”
Hai
nhân vật nổi bật mà sự hậu thuẫn sẽ giúp cho Kim Jong Un là người em
gái của thân phụ ông là Kim Kyong-Hui và người chồng đầy thế lực của bà
này là Jang Song-Thaek.
Ông
Jang đã bành trướng thế lực của mình trong vai trò là cố vấn chính cho
Kim Jong Il sau khi ông Kim cha dường như đã bị một cơn đột quỵ vào năm
2008.
Một
số chuyên gia cho rằng các thân nhân lớn tuổi của Kim Jong Un có thể
coi ông ta là quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để lên nắm quyền, ít nhất là
vào lúc ban đầu.
Ông
Habib nói tiếpVOICE (AI): “Một chọn lựa khác có thể là Kim Jong Un sẽ
trở thành một người lãnh đạo tượng trưng cho một chế độ độc tài quân
trị, một thứ giống như lãnh đạo quân đội tập thể mà ta thấy ở Myanmar,
hoặc có thể Kim Jong Un sẽ bị loại hẳng ra để nhường chỗ cho một ban
lãnh đạo độc tài quân trị.”
Ông
John Swenson-Wright là một chuyên gia chính trị về Triều Tiên tại
Chatham House ở London. Ông tin rằng quân đội Bắc Triều Tiên có phần
chắc sẽ không tổ chức một cuộc đảo chính chống lại ông Kim trẻ trong lúc
này.
Ông
Swenson-Wright nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một mưu toan củng cố
quyền lực và đem lại sự trấn an cho dân chúng Bắc Triều Tiên, và quan
trọng nhất là giới thiệu và hợp thức hóa Kim Jong Un trong tâm trí người
dân thường ở Bắc Triều Tiên. Điều này sẽ phải cần có thời gian.”
Vào
lúc tiến trình chuyển tiếp diễn ra, một sự bất định khác là số phận của
các cải cách kinh tế theo dự định tại quốc gia cộng sản cô lập này.
Trong
những năm vừa qua, các nhà lập chính sách trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên
thuộc thế hệ Kim Jong Un đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Họ
cũng đã mở cửa cho các dịch vụ giới hạn về điện thoại di động và
internet.
Ông
Habib cho rằng một vấn đề chủ chốt mà giới lãnh đạo sắp tới của Bắc
Triều Tiên phải đối phó là liệu có mở cửa thêm cho nền kinh tế đã chật
vật phải nuôi ăn dân chúng từ thập niên 1990 hay không.
Ông
Habib nói tiếp: “Nếu có, thì điều đó có nghĩa là cộng đồng quốc tế có
cơ hội để giao thiệp với chính phủ mới này. Nếu không, và chúng ta biết
rằng hệ thống này vốn dĩ là bất ổn, thì sự kiện ấy sẽ mở màn cho sự thất
bại của nhà nước và sự sụp đổ của hệ thống.”
Các
nước láng giềng của Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn lo sợ rằng sự hỗn loạn
tại quốc gia ấy có thể đẩy hàng triệu người Bắc Triều Tiên tràn qua biên
giới vào nước họ. Hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên đã vượt biên qua
Trung Quốc trong những năm vừa qua để mưu tìm thực phẩm.
Chuyên
gia của trường Đại học LaTrobe, ông Habib nói rằng nguy cơ Bắc Triều
Tiên trở thành một quốc gia thất bị sẽ kheín cho các cường quốc trong
khu vực kiên quyết hơn trong việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên với
Bình Nhưỡng như một cách để xử lý bất kỳ vụ khủng hoảng nào.
Bắc
Triều Tiên đã rút ra khỏi các cuộc đàm phán vào năm 2009. Các cuộc đàm
phán nhắm mục đích thuyết phục Bình Nhưỡng hủy bỏ chương trình vũ khí
hạt nhân của họ để đổi lấy các khích lệ ngoại giao và kinh tế.
Một
số chuyên gia cho rằng sự chuyển quyền bất ngờ ở Bắc Triều Tiên cũng
khơi ra nguy cơ Bình Nhưỡng có thể có hành động quân sự chống lại các
nước láng giềng trong cố gắn quy tụ dân chúng Bắc Triều Tiên quanh các
nhà lãnh đạo mới.
Lực
lượng Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào một hòn đảo biên giới của Nam
Triều Tiên hồi năm ngoái, một hành động mà Bình Nhưỡng cho là công lao
của Kim Jong Un.
Nhưng
chuyên gia Swenson-Wright của Chatham House nói ông trông đợi Bắc Triều
Tiên sẽ theo đuổi một đường lối thực tiễn hơn trong quan hệ khu vực.
Ông
Swenson-Wright cho biết: “Đây không phải là một nước mà tôi nghĩ là có
khuynh hướng khiêu khích quốc tế hay cố ý tìm cách gây bất ổn trong
vùng. Nước này muốn theo đuổi các lợi ích quốc gia, cho dù là tăng cường
an ninh, hay cải thiện sự tiếp cận với các nguồn lực kinh tế, hay củng
cố quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.”
Chính
sự khu vực có thể trở nên phức tạp hơn trong năm tới, khi Nam Triều
Tiên tổ chức bầu cử tổng thống và cũng trải qua một sự chuyển tiếp quyền
bính.
- Đại tướng Kim Jong Un viếng linh cữu cha (TT). – Riêng Cuba để tang Kim Jong-il trong ba ngày – không có Việt Nam, Lào, Trung Quốc, há? (BBC). – Trung Quốc tỏ ý ủng hộ Kim Jong-un (NLĐ). – Bắc Hàn thời hậu Kim Jong-il — (BBC). – Bắc Hàn sau sự ra đi của ‘Lãnh Tụ Kính Yêu’ — (NV). – Triều Tiên về đâu sau sự ra đi của Chủ tịch Kim? (VNN/New York Times). – Tình báo Mỹ, Hàn bị chỉ trích vì hụt tin ông Kim Jong-il qua đời (TN). – Kim Jong Il: Bí ẩn và huyền thoại(TVN/Reuters, AP).
- Hàn Quốc cân nhắc hoãn thắp đèn Giáng sinh gần biên giới (Bee/AFP). -IAEA hopes for progress on North Korean nuclear stand-off DPA --ANALYSIS: US concerned about power transition in North Korea M&C
Time For North Korea's Economy to Come Out of Isolation? TIME- Outsiders
are hoping that Kim Jong Un's knowledge of the world beyond North Korea
could spur him to transform the country's economy. But first he would
need to escape his family's legacy.
The Koreas: Could Kim Jong Il's Death Lead to Reunification? TIME-Kim
Jong Il's sudden death sent Seoul scrambling -- and reignited
decades-old questions about the future of the Korean peninsula
-Kim's son pays respects as world reads tea leaves on transition DPA -Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời - (BBC)-Các công dân mạng Trung Quốc sôi nổi bàn tán quanh chuyện lãnh tụ Bắc Hàn qua đời, chẳng ngại bị giới chức kiểm duyệt.
BACKGROUND: North Korea: Military might and famine M&C --Chavez offers condolences over death of North Korea's Kim DPA
'Vụ thử phi đạn không liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Il' -
VOA -Một giới chức Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên xác nhận với đài VOA
rằng Bắc Triều Tiên đã phóng thử một phi đạn tầm ngắn ngày hôm nay, thứ
Hai, chỉ vài giờ trước khi Bình Nhưỡng loán báo tin lãnh tụ Kim Jong Il
qua đời.
New Weight on U.S.-South Korea Relations NYT -The
United States’ close ties with the South are likely to prove crucial as
the two countries navigate through the perilous days ahead.
In Kim Jong-il Death, an Extensive Intelligence Failure NYT -For
South Korean and American intelligence services to have failed to pick
up clues right away about Kim Jong-il’s death attests to the secretive
nature of North Korea.‘Diễn biến hòa bình’ hay đột biến? (Nguoi-Viet
Online) -Chúng ta đều chờ đợi là trong năm 2012 sắp khởi đầu, một số
quốc gia dân chủ sẽ có bầu cử. Ai sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, Pháp, hay
Ðài Loan thì chưa ai biết, kể cả các ứng cử viên trong cuộc. Xin chia
buồn cùng họ và chung vui với người dân!Fears for regional stability rise with Kim's death M&C -ANALYSIS: Experts warn nuclear talks in limbo after Kim's death M&C -Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời -
(BBC)- Các công dân mạng Trung Quốc sôi nổi bàn tán quanh chuyện lãnh
tụ Bắc Hàn qua đời, chẳng ngại bị giới chức kiểm duyệt. -Questions About North Korea’s Stability After Kim Jong-il NYT -The abrupt death of Kim Jong-il threw the rest of Asia into deep anxiety Monday and reverberated across the Pacific.
- Mỹ kêu gọi Bắc Hàn duy trì hòa bình — (BBC). – Người thừa kế Bắc Triều Tiên là một bí ẩn — (VOA). – Ảnh: Cuộc sống bên trong Bắc Hàn (BBC). – Dân chúng Bắc Triều Tiên để tang nhà lãnh đạo Kim Jong-il — (VOA). – Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời — (BBC). – Mỹ, Nhật kêu gọi chuyển đổi hòa bình tại Bắc Triều Tiên — (VOA). – Trung Quốc tin tưởng vào nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên (PLTP). – Mỹ kêu gọi lãnh đạo Triều Tiên chấm dứt hạt nhân (PLTP). – Tương lai nào cho kho hạt nhân của Bắc Triều Tiên? (ĐV). – Gia đình ‘bí ẩn’ của Chủ tịch Kim Jong-il (VNE). – Bác sĩ Pháp tiết lộ bệnh tim của Kim Jong-il (VNE). – Triều Tiên đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho sự kiện bước ngoặt (DT).
-"Diễn Biến Hòa Bình" hay Đột Biến?-Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20111219
Một năm chuyển tiếp đầy bất trắc
* Bán đảo Triều Tiên từ vệ tinh của NASA: miền Bắc không ánh sáng! *
Chúng
ta đều chờ đợi là trong năm 2012 sắp khởi đầu, một số quốc gia dân chủ
sẽ có bầu cử. Ai sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, Pháp, hay Đài Loan thì chưa
ai biết, kể cả các ứng cử viên trong cuộc. Xin chia buồn cùng họ và
chung vui với người dân!
Chúng
ta cũng chờ đợi là trong năm 2012 này, một số quốc gia độc tài sẽ chọn
lãnh đạo mới theo kiểu riêng. Nhưng dù là "bầu cử" tại Nga, Venezuela
hay Đại hội đảng Khoá 18 tại Trung Quốc diễn tiến thế nào đi nữa thì
Vladimir Putin và Hugo Chavez vẫn làm Tổng thống Nga và Venezuela – trừ
phi Hugo Chavez bất ngờ "chuyển sang từ trần" vì chứng bệnh ung thư mà
nền y tế của Cuba không cứu được. Qua năm 2013, Tập Cận Bình cũng sẽ là
Chủ tịch Trung Quốc. nền dân chủ mới nhiêu khê rắc rối chứ ách độc tài
thì đơn giản hơn nhiều!
Còn
lại, trong vùng tranh tối tranh sáng của thung lũng sông Nile, xứ Egypt
có bầu cử tổng thống hay chăng? Ai sẽ thực sự cầm quyền trong một cơ
chế có vẻ dân chủ hơn để chấm dứt chế độ bất thường của "Thượng Hội đồng
Quân lực" Ai Cập, chúng ta chưa biết. Bất ngờ cuối năm là ta được biết
khá sớm về lãnh đạo của một quốc gia thuộc loại âm u bí hiểm nhất địa
cầu.
Đó
là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay Bắc Hàn. Nhân chuyện quốc
hiệu, cũng nên rút tỉa ngay một kết luận: xứ nào có cái tên rấtt dài để
dán lên mặt các đức tính cao đẹp nhất thường cũng cho người dân ít tự do
và có tỷ lệ tham ô cao nhất. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc hay Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những thí dụ nóng hổi!
Ngày
19 Tháng 12, Chính quyền Cộng sản Bắc Hàn loan tin lãnh tụ kính mến Kim
Chính Nhật của họ đã từ trần hôm 17 vì "lao lực trong phục vụ tổ quốc",
thọ 69 tuổi.
Lập
tức mọi người đều chú ý đến "đồng chí anh minh" Kim Chính Ân - con trai
út của Chính Nhật và cháu nội của Kim Nhật Thành - là người được cha
gắn sao Đại tướng để lên kế vị. Sau lễ quốc táng ngày 28 này, cậu Chính
Ân sẽ lên lãnh đạo Bắc Hàn, vào đúng đầu năm 2012, nhân dịp kỷ niệm trăm
năm ngày sinh của "Chủ tịch Vĩnh viễn" Kim Nhật Thành.
Nhưng lên lãnh đạo chỉ là một cách nói.
***
Kim
Chính Nhật được thân phụ chọn làm người kế vị từ vài chục năm - trước
khi Kim Nhật Thành qua đời vào năm 1994 - mà cũng phải mất nhiều năm mới
củng cố được quyền lực. Chính Ân – ban đầu có người dịch sai từ tiếng
Nhật thành Kim Chính Vân – chỉ được cha bồng lên từ hai năm trước, ở
tuổi 26-27 gì đó và chưa hề có một chút công trạng, nên sẽ mất nhiều
thời gian hơn.
Rút
kinh nghiệm bản thân năm xưa, Chính Nhật đã trì hoãn việc chỉ định thái
tử để tránh những vận động và phân hóa nội bộ. Nhưng trong ba người con
thì con trai lớn là Kim Chính Nam tràn trề hy vọng, lại còn củng cố
được quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề kế nhiệm chỉ được đặt ra từ năm 2001
và Chính Nam bị thất sủng vì... ham vui: dùng thẻ thông hành giả qua
chơi Dysneyland tại Tokyo và bị Nhật Bản bắt tại phi trường quốc tế
Narita vào Tháng Năm năm đó!
Quả là mất mặt nhà cầm đồ....
***
Người
ta thường cho rằng các chế độ bạo ngược có hệ thống cai trị thống nhất
với quyền lực tập trung trong tay một bạo chúa. Sự thật nó rắc rối hơn
vậy.
Kinh
nghiệm xa lắc của Tần Thủy Hoàng Đế cho thấy là quanh hai con trai là
Phù Tô và Hồ Hợi còn có Lý Tư và Triệu Cao. Khi bạo chúa suy yếu vì bệnh
tật thì đấy là lúc các thế lực đen tối ra tay và cả hai con của Hoàng
Đế đều chết thảm!
Chính Nhật lâm trọng bệnh từ năm 2008 cho nên các nhóm quyền lực bên trong đã chuẩn bị. Họ là những ai?
Đó
là con cháu các lão đồng chí hay liệt sĩ thời cách mạng, là các công
thần trong đảng Lao động và Hội nghị Nhân dân Tối cao, là Ủy viên Thường
vụ Quốc hội, là tướng lãnh và các nhân vật phụ trách an ninh để bảo vệ
chế độ. Và cả những tay chân kinh tài cho lãnh tụ được an hưởng để phục
vụ nhân dân và cách mạng. Đấy là một chế độ "quả đầu" - olygarchie - với lãnh tụ tối cao dàn xếp được sự hợp tác của các nhóm quyền lực mà không dám tin vào riêng một nhóm nào.
Việc
Chính Nhật từ trần và tổ chức tang lễ được thông báo cho thấy quần thần
có chuẩn bị và không bị đột biến. Chính Ân được bế lên ngai, trên vai
lấp lánh một nắm sao Đại tướng. Và một người có thể dàn xếp tương quan
tạm ổn giữa các phe nhóm trên chính là ông chú họ Trương.
Đó là chuyện "nó lú nhưng chú nó khôn", kiểu Cao Ly.
Sinh
năm 1946, Trương Thành Trạch (Jang Song Thaek hay Chang Song-Taek) lấy
em gái Kim Chính Nhật là... Tướng Kim Kính Cơ và đã sốt sắng vận động
cho Kim Chính Nam đi theo giải pháp cải cách kiểu Trung Quốc, vì vậy mới
bị thất sủng sau khi Chính Nam rớt đài. Chẳng những bị thất sủng mà còn
bị anh rể cho đi cải tạo mất hai năm, đến 2006 mới lò dò trở lại.
Lý
do là Chính Nhật ngại chuyện vận động quyền lực sẽ gây bất ổn và bị
ngoại bang khai thác, kể cả Bắc Kinh. Hay Hoa Kỳ khi đó đã mở chiến dịch
tấn công Iraq.
Ban
đầu, các tướng lãnh cũng e sợ bàn tay Bắc Kinh luồn qua Kim Chính Nam
nên muốn phò con trai thứ hai của Chính Nhật là Chính Triết (Jong-Chul).
Họ muốn cải thiện quan hệ với Nam Hàn để tìm thêm phương tiện kinh tế
hầu bảo vệ chế độ. Nhưng có lẽ cậu bé sinh năm 1981 này lại giống mẹ là
một nữ vũ công - cậu bị thân phụ chê là ủy mị. Nhờ đó, cậu út Chính Ân
mới có phần.
Khi
Kim Chính Nhật lâm bệnh từ năm 2008, mà vợ thứ và mẹ của Chính Triết
Chính Ân là nàng Kim Anh Cơ lại mất sớm, em gái là Kim Kính Cơ trực tiếp
coi sóc việc nhà và việc nước. Nhờ vậy mà Trương Thành Trạch trở về
củng cố lại quyền lực, lên tới vị trí thứ hai trong Quân ủy Trung ương
và nay là bậc trưởng thượng đáng tin nhất của Kim Chính Ân. Hai vợ chồng
sẽ thủ vai "nhiếp chính", có lẽ với sự ủng hộ của các tướng vì họ biết
rõ nhược điểm dễ bảo của cậu Đại tướng còn bụ sữa....
Nhìn
trên toàn cảnh, dường như lãnh đạo Bắc Hàn không muốn có đột biến trong
lúc này. Bắc Kinh cũng vậy vì đang có trăm chuyện ngổn ngang ở nhà. Hoa
Kỳ cũng thế với cuộc bầu cử là ưu tiên trong mọi ưu tiên.
Nhưng người ta vẫn có thể thấy ra chuyện khác.
Trong
những năm Kim Chính Nhật phải củng cố quyền lực, Bắc Hàn bị thiên tai
và khủng hoảng khiến mấy triệu người chết đói. Vậy mà lãnh đạo tiếp tục
tiến hành kế hoạch hạch tâm để bắt bí thiên hạ và còn phổ biến loại võ
khí tàn sát này để kiếm tiền bảo vệ chế độ. Dưới vẻ khật khùng như kẻ
điên, Chính Nhật là kịch sĩ có hạng và lừa được nhiều quốc gia, kể cả
Hoa Kỳ thời Bill Clinton và George W. Bush. Năm ngoái, sau khi đã chọn
Chính Ân làm Thái tử, Chính Nhật cũng vẫn khiêu khích Nam Hàn với vụ bắn
hạ chiến hạm Thiên An và nã đạn vào đảo Diên Bình!
Vì vậy, loại rủi ro trong buổi giao thời của chế độ âm u này vẫn là điều đáng quan tâm.
Tuy
nhiên, lùi lại một chút để thấy ra cục diện chung, ta hiểu rằng lãnh
đạo Bắc Hàn – và nhiều xứ độc tài khác – đều biết là phải thay đổi hầu
có thể tránh được khủng hoảng. Họ cần thay đổi để bảo vệ chế độ chứ
không nhắm vào việc cải thiện đời sống của người dân. Cỗ xe đen ngòm sẽ
phải quẹo cua trên hai bánh đã long vì kinh tế sa sút.
Cuộc
tranh luận về thay đổi tại Bắc Hàn - và một số thử nghiệm quanh cậu ấm
Kim Chính Ân - có thể là cơ hội mà các nước lân bang đều tìm cách khai
thác. Hoa Kỳ sẽ không để lỡ cơ hội. Nhưng tiến hành ra sao thì bộ máy an
ninh và ngoại giao của xứ này phải lo lấy, chứ không bị nhiễu âm đến mờ
mắt của chuyện tranh cử.
Report: North Korean troops halt winter exercises after Kim's death DPA
Cuộc sống bên trong Bắc Hàn -
(BBC) -Những bức hình ghi lại cuộc sống bên trong xã hội Bắc Triều
Tiên, một trong những quốc gia bị kiểm soát và nghèo khó nhất thế giới
ngày nay.
---Bắc Hàn có thể trở thành một Việt Nam khác không ?
- Nguồn: Michael O'Hanlon -Global Public Square/CNN
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Xét
cho cùng, cái chết của Kim Jong-Il là một tin tốt lành. Dù rằng sự chết
đi của bất cứ ai thực không thể là một điều gì đó để ăn mừng, những ông
đã dính quá nhiều máu trên đôi tay của mình để mà đáng được thương
tiếc. Các hoạt động về vũ khí hạt nhân của ông ta, cách giải quyết nạn
đói khổng lồ ở Bắc Triều Tiên trong những năm 1990 và rồi cuối cùng giữa
những "thành tích" đê hèn nhất của ông ta là vụ sát hại lạnh lùng 50 người Nam Hàn trong hai sự cố hồi năm ngoái đã nổi bật trong tâm trí tôi.
Đúng
hơn là, mọi thứ đều đã luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Với những quyết
định ngu xuẩn và thiếu may mắn, Bắc Triều Tiên có thể bị sụp đổ hoặc tấn
công vào Nam Hàn. Vì vậy, tất cả mọi phe phái cần phải cảnh giác, khi
các nhà lãnh đạo Bắc Hàn cố gắng hình thành một chính phủ mới, có lẽ là
dưới quyền Kim Jong-un. Làm việc với Nam Hàn và Nhật Bản, cũng như với
Trung Quốc, chúng ta nên gửi một thông điệp trấn an và nhấn mạnh rằng,
tất nhiên, chúng ta không có ý định làm phức tạp hoặc khai thác tình
huống này.
Nói
rộng hơn, ngay cả trong khi vẫn đề phòng và duy trì sự tỉnh táo trước
những triển vọng cho sự thay đổi, Tổng thống Obama nên nhắc lại ngôn ngữ
trong bài diễn văn nhậm chức của ông về việc Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng chìa
tay ra đến bất kỳ chế độ cực đoan nào nới lỏng nắm tay của riêng mình.
Rất tiếc là loại ngôn từ đó, khi vừa lên tiếng đã phải chạm trán với vụ
thử hạt nhân lần thứ hai của Bắc Hàn trong năm 2009. Nhưng có lẽ là sẽ
khác hơn vào lúc này.
Không
có lý do gì để cự tuyệt với khả năng khả thi. Trong ba năm trời, Obama
đã tìm cách để chứng minh rằng ông không ngây thơ về triển vọng nối lại
tình hữu nghị với một chế độ ngỗ nghịch như thế, nhưng đồng thời vẫn mở
cửa cho những khả năng mới như sự việc vươn tới Miến Điện trong năm nay.
Cuối cùng, có lẽ một điều tương tự có thể xảy đến với Bắc Hàn.
Vào
năm 2003 trước đây, tôi và Mike Mochizuki, giáo sư Đại học George
Washington đã viết một cuốn sách mang tên là Cuộc Khủng hoảng trên bán
đảo Triều Tiên, đưa ra một chương trình nghị sự rộng rãi cho mối quan hệ
Mỹ-Bắc Hàn và các cuộc đàm phán sáu bên. Một vài năm sau đó, cùng Kirt
Cambell, hiện là Trợ lý Ngoại Trưởng cho vùng Á Châu tôi đã nhắc lại lập
luận cơ bản từ một chương trong cuốn sách của chúng tôi, Quyền lực
Cứng: nền chính trị mới về an ninh quốc gia.
Trong cả hai trường hợp, chúng tôi phác thảo ra điều có thể được gọi là một "mô hình Việt Nam" cho
thay đổi ở Bắc Hàn mà không cần phải nêu lên các mong đợi không thực.
Phác thảo đó, giữa nhiều điều khác, còn vượt quá cả công cuộc phi hạt
nhân hóa để bao gồm việc tái cấu trúc về kinh tế trong nội bộ CHDCND
Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng quan tâm, thực hiện các biện pháp có ý nghĩa
và khả thi hướng đến cách rộng lớn, thì thế giới bên ngoài chắc đã dần
dần đáp trả, đầu tiên là với việc tháo gỡ lệnh trừng phạt, tăng viện trợ
nhân đạo và dần đi đến những hỗ trợ phát triển kinh tế lớn hơn theo
thời gian.
Đặt
ra một tầm nhìn như vậy có giá trị hơn là việc chỉ liên lạc với một
chiến thuật đơn giản là sẵn sàng để nói chuyện với những lời hứa hẹn mơ
hồ về một mối quan hệ có thể được cải thiện trong tương lai, trong những
ngày những tuần sắp tới. Thông thường, Washington quá chiến thuật và
thiếu óc tưởng tượng trong việc nói về tầm nhìn của mình đối với bán đảo
Triều Tiên và đây là thời điểm tốt để có nhiều sáng tạo và táo bạo hơn.
Không gì có khả năng thay đổi nhanh chóng, nhưng một nhà lãnh đạo Bắc
Triều Tiên trẻ có thể nhạy cảm hơn. Và, không chỉ Việt Nam, mà cả Trung
Quốc, cũng đã từng di chuyển trong hướng cải cách này trước từ bên trong
hệ thống cộng sản của họ. Chẳng bao lâu, sẽ có niềm hy vọng (như thế)
cho cả Bắc Hàn nữa.
-- O’Hanlon: Could North Korea be the next Vietnam? (CNN’s Blog).-Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ Việt Nam (BBC 19-12-11)
Ông Kim Jong-un được mô tả là “Người thừa kế vĩ đại” (TN 19-12-11) -- Các "thái tử Đảng" Việt Nam nên lập hồ sơ về cách "chuyển giao quyền lực" này để rút kinh nghiệm. Nghiêm túc hơn, đọc bài này: The Once and Future Kim (Foreign Affairs 25-10-10).
China Moves to Ensure Stability in North Korea NYT -The
greatest concern for China is whether Kim Jong-il’s death will lead to a
rise in tensions on the divided Korean peninsula--.Gia đình họ Kim bí ẩn - (BBC)-Đánh giá cán cân quyền lực giữa các thành viên trong gia đình lãnh tụ Kim Jong-il.
Bangladesh mourns loss of "dear friend" in Kim Jong Il DPA
Kim Jong Il Dead Pictures M&C --Dân Bắc Hàn khóc than ông Kim Jong-Il - (BBC)-Hàng triệu người dân vật vã khóc lóc trước tin lãnh tụ Kim Jong-Il qua đời, hãng tin KCNA của Bắc Hàn tường thuật.--China's Communist Party mourns passing of "old friend" DPA --Kim's Death: Jitters in Northeast Asia TIME-The North Korean dictator's sudden death has sent a chill through the region's corridors of power -Truyền hình Bắc Hàn thông báo tin lãnh tụ qua đời - (BBC)-Truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên thông báo tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời vì 'làm việc quá sức'. -Cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il - (BBC)-Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il, người được cho là lãnh đạo ẩn dật và bí hiểm nhất thế giới. -Kim Jong-il, Dictator Who Turned North Korea Into a Nuclear State, Dies NYT -Kim Jong-il remained an unknowable figure but fostered perhaps the last personality cult in the Communist world. -Kim Jong Il's Life: Myth, Mystery and Mayhem TIME- In North Korea the "Dear Leader" -- and more recently the "Supreme Leader" -- cultivated a cult of personality and maneuvered his small, totalitarian nation into a force that compelled deep concern and even fear from among the world's powers. -Kim Jong Un called "great successor," loyalty urged DPA
Kim Jong Il Dead Pictures M&C --Dân Bắc Hàn khóc than ông Kim Jong-Il - (BBC)-Hàng triệu người dân vật vã khóc lóc trước tin lãnh tụ Kim Jong-Il qua đời, hãng tin KCNA của Bắc Hàn tường thuật.--China's Communist Party mourns passing of "old friend" DPA --Kim's Death: Jitters in Northeast Asia TIME-The North Korean dictator's sudden death has sent a chill through the region's corridors of power -Truyền hình Bắc Hàn thông báo tin lãnh tụ qua đời - (BBC)-Truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên thông báo tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời vì 'làm việc quá sức'. -Cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il - (BBC)-Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il, người được cho là lãnh đạo ẩn dật và bí hiểm nhất thế giới. -Kim Jong-il, Dictator Who Turned North Korea Into a Nuclear State, Dies NYT -Kim Jong-il remained an unknowable figure but fostered perhaps the last personality cult in the Communist world. -Kim Jong Il's Life: Myth, Mystery and Mayhem TIME- In North Korea the "Dear Leader" -- and more recently the "Supreme Leader" -- cultivated a cult of personality and maneuvered his small, totalitarian nation into a force that compelled deep concern and even fear from among the world's powers. -Kim Jong Un called "great successor," loyalty urged DPA
TRUNG QUỐC LO LẮNG QUA CÁI CHẾT CỦA KIM
-Nguồn: David Cohen - The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.12.2011
Cái
chết của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il tạo ra thời điểm căng thẳng đối
với quốc gia lạ kỳ nhất trên thế giới này cũng như những nước láng
giềng. Thị trường chứng khoán châu Á đã sụt giảm hôm nay sau tin Kim qua
đời, và các lãnh đạo Nhật và Hàn Quốc được cho biết là đang họp để đối
phó với khả năng Bắc Hàn tấn công - được cho là có thể xảy ra trong thời
gian chuyển giao quyền lực khi Kim Jong Un tìm cách gia tăng uy tín
quân sự của mình. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc nói rằng Bắc Hàn đã
bắn thử một tên lửa tầm ngắn trong cùng ngày Kim qua đời, nhưng không
rõ hai sự kiện này có liên quan với nhau hay không.
Trong
trường hợp một khủng hoảng chắc chắn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên -
chiến tranh hạt nhân, chiến tranh qui ước, hoặc viện trợ nhân đạo - mọi
con mắt chắc hẳn sẽ dồn vào Trung Quốc, kẻ bảo trợ quốc gia cô độc này
và là đồng minh có cùng chủ thuyết. Trung Quốc là nước cung cấp chủ yếu
cho Bắc Hàn về năng lượng và việc trợ lương thực, và trong quá khứ đã
chứng tỏ rằng họ có thể vỗ về những nhà lãnh đạo nước này có những hợp
tác chừng mực với cộng đồng quốc tế, ví dụ như việc tham gia vào bàn
Thương thảo Sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Hôm
nay tôi đã nói chuyện với Mike Chinoy, cựu phóng viên CNN trong khu vực
này và là tác giả cuốn “Nóng chảy: Câu chuyện phía sau cơn khủng hoảng
hạt nhân của Bắc Hàn”, ông nói rằng Trung Quốc sẽ là lực lượng hỗ trợ
cho sự ổn định của triều đại nhà Kim. “Điều chủ yếu là Trung Quốc hoàn
toàn cam kết trong việc giữ vững Bắc Hàn - đấy là nguyên nhân lớn nhất
mà tại sao tôi không cho là nó sẽ sụp đổ sớm,” ông nói. Đối với Trung
Quốc, sự sụp đổ của chính quyền này sẽ là cơn ác mộng, nó sẽ tạo ra một
làn sóng dân tị nạn không thể cản nổi đổ vào khu vực đông bắc Trung
Quốc, trong khi việc thống nhất với Nam Hàn có thể đưa lính Mỹ đến sát
biên giới Trung Quốc. Điều tồi tệ hơn nữa là một sự sụp đổ thiếu trật tự
sẽ làm những vũ khí hạt nhân của quốc gia này trở nên vô chủ.
Nhưng
Trung Quốc chắc chắn sẽ thúc đẩy thay đổi - với thái độ lo ngại. Trung
Quốc xem đất nước đói khát viện trợ này là một của nợ, và đã bày tỏ quan
điểm rất rõ ràng là Bắc Hàn nên từ bỏ chương trình hạt nhân và đi theo
con đường đổi mới và mở cửa theo phong cách Trung Quốc. Nhưng như giáo
sư Đại học Bắc Kinh Zhu Feng nói với tờ Interpreter thuộc Học viện Lowy
vào tháng trước, ảnh hưởng của Trung Quốc có vẻ như cực kỳ giới hạn -
ông nói rằng nguồn viện trợ hiện nay của Trung Quốc là “ống dưỡng khí”
của Bắc Hàn, ông nói rằng Trung Quốc không thể doạ cắt viện trợ mà không
tránh khỏi nguy cơ Bắc Hàn bị sụp đổ hoàn toàn. Mặc dù rất quan trọng
đối với sự sống còn của chính quyền Kim, ông Zhu nói, cả hai đều biết
rằng Trung Quốc không thể sử dụng chính sách “cây gậy” - và Bắc Hàn đã
cho thấy là chẳng màng gì đến việc đáp trả chính sách “củ cà rốt” của
Trung Quốc qua việc tăng cường viện trợ kinh tế.-- Kim Jong Un & mô hình chủ nghĩa xã hội nguyên bản (Trương Duy Nhất). – 2 cái chết đặc biệt (Trương Duy Nhất). – Đi đi ông! Nhại bài “Đi đi em” của Tố Hữu (Quê choa). – VĂN CÔNG HÙNG: VĨNH BIỆT ĐỒNG CHÍ KIM DÂNG IN (Quê choa). - Video clip cảnh than khóc tập thể của dân Bắc Hàn khi Kim Jong Il qua đời – (Cu Làng Cát). - Ảnh: Người dân Bắc Hàn khóc than lãnh tụ (BBC). – Đám tang lãnh tụ (Zetamu).
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il qua đời — (RFI). – - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời – (CNN/ DLB). – Lãnh tụ Bắc Hàn từ trần: Nam Hàn báo động, Nhật họp an ninh khẩn cấp – (RFA). – Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ VN — (BBC). – Các câu hỏi về cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il — (VOA). – Gia đình họ Kim bí ẩn — (BBC). –Một nhà chính trị bí ẩn (TT). - Kim Jong Il : Có thể bạn chưa biết…(Thụy My).
- BÌNH NHƯỠNG SAU CÁI CHẾT CỦA “LÃNH TỤ KÍNH YÊU”(NCTG). – Kim Jong-un – người sẽ dẫn dắt Bắc Hàn? — (BBC). – Bình Nhưỡng thông báo Kim Jong Un lên thay cha — (RFI). – Ít có khả năng xẩy ra rối loạn do tranh giành quyền lãnh đạo tại Bắc Triều Tiên — (RFI).
- Lính Bắc Hàn và chiến tranh Việt Nam — (BBC). – Hàn Quốc không biết trước tin Chủ tịch Kim qua đời? (GDVN). - Châu Âu phản ứng dè dặt đối với việc ông Kim Jong-Il từ trần - (VOA). – Nam Triều Tiên kêu gọi bình tĩnh sau cái chết của Kim Jong-Il — (VOA). – Hàn Quốc đặt quân đội trong tình trạng báo động — (RFI). –Nhật Bản theo dõi sát tình hình Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong Il — (RFI). – Phản ứng của Trung Quốc, Nhật Bản trước tin ông Kim Jong-Il qua đời — (VOA). – Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích quân sự — (RFI). - ‘Vụ thử phi đạn của không liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Il’ - (VOA).
- Trung Quốc ủng hộ vai trò lãnh đạo của Kim Jong-ul (VOV). - Mạng xã hội phát sốt về “Người kế tục vĩ đại” (VTC). - Người thừa kế Bắc Triều Tiên là một bí ẩn - (VOA). - Câu hỏi lớn khó trả lời (TN). - Diễn biến khó lường tại Triều Tiên (TN). - Mỹ kêu gọi tiến trình chuyển giao ổn định ở Triều Tiên (Bee).
- Havel và báo dân chủ Việt Nam ở Czech — (BBC). – Vaclav Havel : Biểu tượng của lòng nhân bản chống độc tài toàn trị — (RFI). - Linh hồn cuộc “Cách mạng Nhung” 1989 - (RFA). - Hàng ngàn người tưởng nhớ cựu Tổng thống Cộng hoà Czech Havel - (VOA). – “Dân quyền đứng trên quyền của nhà nước,” Václav Havel – (DCVOnline). – Toàn văn Hiến chương 77 – (ĐCV).- Thế giới chia buồn với nhân dân Czech — (BBC).--
- Dân Chủ qua bản án của cựu Tổng thống Jacques Chirac – (RFA).--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét