Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

HỢP TÁC PHÒNG THỦ TÊN LỬA CHÂU ÂU GIỮA NATO VÀ NGA: BẾ TẮC VÀ MỘT CUỘC CHẠY ĐUA VŨ KHÍ HẠT NHÂN MỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

HỢP TÁC PHÒNG THỦ TÊN LỬA CHÂU ÂU GIỮA NATO VÀ NGA:

BẾ TẮC VÀ MỘT CUỘC CHẠY ĐUA VŨ KHÍ HẠT NHÂN MỚI

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 19/12/2011
TTXVN (Niu Yoóc 8/12)

Ngày 1/12, viện “Jamestown Foundation” của Mỹ công bố tài liệu đề cập đến sự bế tc hiện nay giữa NATO và Nga trong việc hợp tác thiêt lập một hệ thong phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu và tác động của nó dẫn đến cuộc chạy đua phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới trên toàn cầu, nội dung như sau:
Rõ ràng, khi NATO và Nga không đạt được một thỏa thuận về hệ thống phòng thủ tên lửa chung châu Âu, chính sách tái khởi động của Mỹ đối với Nga chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Các cuộc đàm phán thành công dẫn đến START III và cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân tấn công chiến lược của Mỹ và Nga, đỉnh cao của chính sách tái khởi động, nhưng không dẫn đến tiến bộ trên các lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh khác. Nếu các kho hạt nhân chiến lược từng là trụ cột của sự răn đe và ổn định chiến lược trong nửa thập kỷ qua, thì hiện nay chúng không còn quan trọng cho việc đề ra đường lối chung của các mối quan hệ, một phần do nhận thức mối đe dọa của mỗi bên đã giảm và do các khả năng quân sự khác đóng vai trò quan trọng hơn như: phòng thủ tên lửa, các loại vũ khí hạt nhân phi chiến lược, các hệ thống vũ khí thông thường phục vụ cho các cuộc tấn công chiến lược và tiến trình cải cách các lực lượng quân sự thông thường do tác động của những phát triển trong C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát).
Cải cách quân sự của Nga và NATO không nhằm mục đích chống lại nhau, nhưng hiện nay khôns có cơ chế nào để giai quyết những thách thức an ninh ơ khu vực Âu-Á và biến kiếm soát vũ khí thành một lựa chọn quan trọng. Nói về số Không Toàn cầu, nó được dư luận quan tâm rất nhiều cách đây vài năm, nhưng hiện nay trở nên yếu ớt. Mất ổn định quốc tế thúc đẩy các cường quốc can thiệp như những người quản lý khủng hoảng, nhưng không có bất cứ quan điểm lâu dài nào về một hệ thống quản lý sau các cuộc khủng hoảng. Một lần nữa Mátxcơva đang đánh giá hành động can dự của Mỹ và NATO dẫn đến sự sụp đô của chê độ Gaddafi ở Libi và đang tìm cách tạo nên sự nghiệp chung với Bắc Kinh trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm phản đối bất cứ biện pháp cấm vận nào chống chế độ Assad tại Xyri khi hành động đàn áp các cuộc biếu tình của chế độ gây nên cuộc nội chiến, từ đó xuất hiện nguy cơ thực sự về sự can thiệp của nước ngoài.
Mùa Xuân Arập sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ thống quốc tế, nhưng dường như tác động không đủ lớn để buộc Oasinhtơn và Mátxcơva từ bỏ những gì được coi là ưu thế đối với kiểm soát vũ khí. Bên cạnh đó các nhà quan sát của Mátxcơva, trong đó có ông Yevgeniy Shestakov, chỉ trích gay gắt cuộc điều trần gần đây trước ủy ban Đối ngoại Thượng viện của ông Michael McFaul, người được Tống thống Mỹ Obama chỉ định làm Đại sứ Mỹ tại Nga. Họ khẳng định, để bảo đảm chắc chắn, Đại sứ McFaul, một trong những người đề xuất chính sách tái khởi động với Nga của Chính quyền Mỳ, phải có cách tiếp cận khác và từ bỏ thái độ “diều hâu” đối với Nga. Rõ ràng đây là kết quả của cuộc thảo luận về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và các yêu cầu của Nga về một văn bản ràng buộc pháp lý để hệ thống đó không có ý đồ chống lại các lực lượng hạt nhân chiến lược tấn công của Nga. Đại sứ McFaul cho biết, Chính phủ Nga không chấp nhận các cam kết miệng và văn bản không mang tính ràng buộc pháp lý và thú nhận các cuộc đàm phán bị bế tắc mặc dù “cách tiếp cận từng giai đoạn có khả năng điều chỉnh thích hợp” của Chính quyền Obama đang đạt được tiến bộ Các lợi ích quốc gia của Nga sẽ phải tuân theo các nguyện vọng của Mỹ trên lĩnh vực này trong giai đoạn nhất định. Về vấn đề cắt giảm các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật, Đại sứ McFaul sẽ không chấp nhận bất cứ ràng buộc nào giữa những bảo đảm về phòng thủ tên lửa và cắt giảm các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa và cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ tiếp tục, nhưng không có nhiều hy vọng đạt được tiến bộ và trông chờ những phát triển sau các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Ồng Vladimir Kozin, nhà bình luận về chương trình phòng thủ tên lửa châu Âu và thành viên của Nhóm Làm việc Liên Cơ quan của Tổng thống về Hợp tác với NATO về Phòng thủ Tên lửa, tổ chức một hội nghị truyền hình do Trung tâm Carnegie tài trợ tại Mátxcơva cuối tháng 9/2011 với chủ đề “Hệ thống Phòng thủ Tên lửa châu Âu-Đại Tây Đương: Quan điểm của Mátxcơva và Kiép” như một cơ hội để xem xét triển vọng cho hợp tác phòng thủ tên lửa NATO-Nga. 30 chuyên gia Nga vả Ucraina tham gia hội thảo đã phát biểu các chủ đề khác liên quan đến an ninh châu Ầu, trong đó có Số Không Toàn cầu, đổi mới Hiệp ước Lực lượng Thông thường không cân xứng trước đây tại châu Âu và ngăn chặn các chương trình triển khai các loại vũ khí trên vũ trụ. Nhưng chủ đề chính của họ là phòng thủ tên lửa châu Âu. Ông Kozin xác định 2 chủ đề chính tại cuộc hội thảo: những hậu quả chiến lược-quân sự tiềm tàng của việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nếu không có sự tham gia của Nga, cũng như triển vọng chung của một hệ thống như vậy trong trường hợp Mátxcơva không tham gia dự án. Việc tham gia của Nga vào một dự án như vậy cơ bản sẽ làm thay đổi quan điểm chính thức hiện nay cửa Kiép là không tham gia phòng thủ tên lửa châu Âu, được Konstantin Grishenko tuyên bố ngày 15/9. Vấn đề nổi lên trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia Nga và Ucraina là sự hợp tác chặt chẽ về chính sách giữa Mátxcơva và Kiép về sáng kiến phòng thủ tên lửa châu Ầu của NATO. Nếu Mátxcơva nằm trong một hệ thống như vậy, Kiép có thể xem xét lại quan điếm của họ. Nếu Nga không tham gia dự án, lúc đó Mátxcợva sẽ đề nghị Kiép thành lập một hệ thông phòng thủ tên lửa chung Nga-Ucraina.
Thực tế như ông Kozin thông báo, sau hội nghị truyền hình, Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Nga, Trung tướng Oleg Ostapenko tuyên bố với các phương tiện thông tin đại chúng của Nga rằng Mátxcơva đã tiến hành các cuộc đàm phán như vậy với Kiép. Đầu tháng 10/2011, Đại diện Thường trực của Kiép Igor Đolgov tại NATO cho biết Kiép sẵn sàng tham gia tiến trình phòng thủ tên lửa châu Âu nếu hệ thống này có thể được thành lập với Nga và chỉ sau khi xác định chính xác cơ cấu tố chức của hệ thống phòng thu. Điều quan trọng là ông Kozin coi sự miễn cưỡng của Kiép trong, việc ủng hộ kế hoạch triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO trên lãnh thổ Ucraina là một thắng lợi chính trị lớn của Mátxcơva. Ông Kozin cho biết giới lãnh đạo chính trị và quân sự NATO đặt vấn đề tham gia thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa chung châu Âu của Ucraina như một ưu tiên cao nhất. Sự nhấn mạnh này trở nên rõ ràng sau Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lixbon, lúc đó giới lãnh đạo Liên minh chủ trương hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ bao gồm tất cả các nước. Nhưng ông Kozin khăng định cuộc đàm phán của NATO về việc tham gia của Nga rốt cuộc chẳng khác nào một màn khói để cho phép Liên minh đạt được “đường hướng có thể điều chỉnh theo giai đoạn” cho đến khi hệ thống đó trở thành mối đe dọa thực cho các lực lượng hạt nhân chiến lược tấn công của Nga. Vấn đề này càng trở nên rõ ràng sau khi Tây Ban Nha quyết định cung cấp căn cứ cho Mỹ triển khai lực lượng phòng thủ tên lửa Aegis đặt căn cứ trên biển. Các tuyên bố đơn giản của Tây Ban Nha và Mỹ không tạo ra bất cứ điều gì đế xoa dịu nỗi lo ngại của Nga. Việc không đưa ra tuyên bố mang tính ràng buộc pháp lý liên quan đến mối đe dọa mà hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ nhằm vào đã làm tăng rắc rối hơn nữa cho Nga. Các tuyên bố của phương Tây chỉ đề cập đến Iran và Bắc Triều Tiên, các nước có tên lửa đạn đạo, là những nước mà hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO có thể được sử dụng. Nhưng tuyên bố không rõ ràng về Nga hoặc các cường quốc khác khiến Mátxcơva coi dự án đó là hành động trực tiếp chống lại Nga và có thể cả các đối tác quốc tế của Mátxcơva như Trung Quốc và Ẩn Độ.
Ồng Steven Pifer, một cựu quan chức trong cơ quan Kiểm soát Vũ khí Mỹ-Nga, gần đây đưa ra một nhận định tích cực hơn về sự bế tắc giữa NATO và Nga trên lĩnh vực phòng thủ tên lửa và tuyên bố các căng thẳng liên quan đến phòng thủ tên lửa sẽ không phá hủy chính sách tái khởi động quan hệ của Mỹ với Nga. Trả lời các câu hỏi xung quanh mối quan hệ giữa Mùa Xuân Arập và thỏa thuận giữa Mỹ và Tây Ban Nha triển khai 4 tàu tuần tiễu lớp Aegis, ông Piter cho biết việc triển khai các tàu tuần tiễu đó không liên quan đến Mùa Xuân Arập và là một bộ phận của “đường hướng có thể điều chỉnh theo giai đoạn” được Tổng thống Obama công bố năm2009. Đối với các cuộc đàm phán NATO-Nga về chương trình phòng thủ tên lửa, ông nói về: “sự không liên quan giữa một mặt là hội nghị đề ra thời hạn triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và mặt khác là nguyện vọng của NATO và Nga mong muốn tìm kiếm thoả thuận về hợp tác phòng thủ tên lửa”. Công nhận những điểm bất đồng giữa NATO và Nga về phòng thủ tên lửa, ông Pifer vẫn hy vọng hai bên có thế đạt được một thỏa thuận. Ông khẳng định, mặc dù không đi đến thoa thuận, nhưng chính sách tái khởi động sẽ tồn tại và hình thành nên các mối quan hệ Mỹ- Nga trong tương lai. Ông nói: “Tôi không tin bất đồng về phòng thủ tên lửa có thể phá hủy tất cả các lĩnh vực của chính sách đó”.
Ngày 18/10, chuyên gia về kiểm soát vũ khí Steven Pifer của Mỹ tỏ ra lạc quan về mối quan hệ NATO-Nga và vấn đề phòng thủ tên lựa, 1 rong khi Đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin công bố một giải pháp nhàm giái quyết bế tắc về đề nghị của NATO đế bảo đảm đường hướng cơ chế điều chỉnh theo giai đoạn sẽ không dẫn đến một hệ thống có thể phá hủy các khả năng răn đe của lực lượng hạt nhân tấn công của Nga. Đại sứ Rogozin đề nghị Nga và NATO phát triển chung một “hệ thống phòng thủ trái đất chiến lược” nhầm bảo vệ trái đất không những tránh khỏi, các cuộc tấn công tên lửa mà cả các mối đe dọa từ các hành tinh vả các vật thể khác từ vũ trụ. Ồng Rogozin coi dự án này là cơ sở cho việc hợp tác chống lại mối đe dọa từ bên ngoài vũ trụ và bác bỏ ý kiến cho rằng châu Âu sẽ đối mặt với các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo. Các nhà quan sát không tin đề nghị của Nga sẽ đẩy Mỹ khỏi kế hoạch phồng thủ tên lửa châu Âu. ông Fyodor Lukyanov, biên tập viên tạp chí “Nga trong hoạt động chính trị toàn cầu” không tin đề nghị đó sẽ làm trì hoãn kế hoạch triển khai chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. Sau đó một ngày, báo chí Nga đưa ra triển vọng đạt được một thỏa thuận NATO-Nga về phòng thủ tên lửa châu Âu. Bà Ellen Tauscher, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, tuyên bố Mỹ không có ý định sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửạ châu Âu để thách thức các khả năng răn đe của kho hạt nhân tấn công chiến lược của Nga. Một số nhà quan sát Nga dự đoán cuối cùng Mátxcơva và Oasinhtơn sẽ đạt được tiến bộ trong các cuộc thảo luận về phòng thủ tên lửa châu Âu. Họ hoan nghênh tuyên bố của bà Tauscher và coi đây là biện pháp đầu tiên dẫn đến các nhượng bộ của Mỹ. Ngày 21/10, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết Nga không thấy tiến bộ nào trong việc hợp tác giữa Nga và NATO về phòng thủ tên lửa châu Âu, bởi vì Mỹ nhất định từ chối tất cả mọi tuyên bố ràng buộc pháp lý liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu không chống lại Nga. Mười ngày sau, Chính phủ Nga nhắc lại cảnh báo về việc hai bên không đạt được tiến bộ để đi đến thỏa thuận Nga-NATO về phòng thủ tên lửa châu Âu. Tổng thống Medvedev cảnh báo không đạt được một thỏa thuận về phòng thủ tên lửa sẽ dẫn đến một cuộc chạy vũ trang mới Một tuần sau, Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov nhắc lại tuyên bố về việc Nga-NATO không đạt được tiến bộ về phòng thủ tên lửa. Ông nói: ‘Tình hình rất nghiêm trọng và chắc chắn chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra trong các cuộc gặp cấp tổng thống Nga, Mỹ và các nhà lãnh đạo của các nước thành viên NATO”.
Cuộc chạy đua vũ trang như Tổng thống Medvedev cảnh báo đã trở thành nhận thức chung chỉ sau tuyên bố cua Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov một ngày. Cuộc chạy đua đó được bắt đầu bằng bài báo đăng trên tờ “Người Bảo vệ” của Anh, trong đó khẳng định một cuộc chạy đua vũ trang mới đang bắt đầu trên toàn cầu. Chính phủ Anh đã và đang cắt giảm chi tiêu, như một phần của chương trình khắc khổ, nhưng vẫn tìm cách duy trì sức mạnh hạt nhân của nước này. Như một phần của tiến trình đánh giá, Hội đồng, Tin tức An ninh Anh-Mỹ (BASIC) đã thành lập Ủy ban Trident để tổ chức cuộc tranh luận về chính sách vũ khí hạt nhân của Anh, đặc biệt về việc cải tổ Trident, ủy ban BASIC Trident nhận được ,sự ủng hộ từ các Cựu chuyên gia của tất cả các đảng chính trị lớn ở Anh. Báo cáo đầu tiên của ủy ban do ông Ian Kerns chuẩn bị cho biết, các cường quốc vũ khí hạt nhân khác đã tăng chi phí, ví dụ Mỹ dự chi 700 tỷ USD và Nga dự chi 70 tỷ USD, cho các loại vũ khí hạt nhân cũng như các hệ thống phóng trong thập kỷ tới. Báo cáo còn cho biết, một số cường quốc hạt nhân, nhất là Nga và Pakixtan, đang chuyển chiến lược đầu tư cho các loại vũ khí và các hệ thống phóng trên mức răn đe chiến lược. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ đang theo đuổi các hệ thống chiến lược tấn công mạnh mẽ thông thường. Tiếp đó tất cả các phương tiện truyền thông của Nga đồng loạt đưa tin sau khi báo cáo của BASIC được công bố, các phương tiện truyên thông của Nga đã đánh giá về nội dung bản báo cáo và khẳng định thế giới bắt đầu vòng đua mới của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Mỹ, nước dẫn đầu cuộc đua với các khoản đầu tư khổng lồ cho các loại vũ khí trang bị trong thập kỷ tới, Đề cập khoản dự chi 70 tỷ USD của Nga, các phương tiện truyền thông Nga cho biết các khoản đầu tư đó sẽ tập trung phát triển loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn lớp Lars và các hệ thống hạt nhân chiến lược trên biển, đặc biệt phát triển loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn “Buiava”, tên lửa hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng “Lainer” và chế tạo 8 tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân đạn đạo (SSBN) lớp “Borei”. Báo chí Nga khẳng định kế hoạch phát triển các máy bay ném bom tầm xa PAK DA có khả năng mang-các-loại vũ khí hạt nhân và khoản tiền đầu tư lớn để sản xuất các tên lưa Iskander tầm ngắn có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân sẽ nâng tổng số đơn vị tên lửa này của Nga lên 10 sư đoản vào năm 2020.
Các bài báo khác tiếp tục nhắc đến nhiều khía cạnh của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Ngày 1/11, trang Web “lenta.ru” của Nga chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến bản báo cáo của Anh và đề cập đến 6 kết luận lớn trong bản báo cáo đó như sau:
1- Xu hướng cắt giảm các kho hạt nhân, được bắt đầu trong thập kỷ 1980, đã chấm dứt và các nước thành viên của câu lạc bộ hạt nhân đang tăng thêm các kho hạt nhân;
2- Các chương trình hiện đại hóa dài hạn đang dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới;
3- Tất cả các nước có vũ khí hạt nhân chiến lược đều coi loại vũ khí này như một phương tiện cần thiết và có ý nghĩa sổng còn đế bảo đám an ninh quốc gia của họ;
4- Các kế hoạch của các cường quốc hạt nhân khác đang thúc đẩy các chương trình hiện đại hóa các loại vũ khí. Chẳng hạn trường hợp của Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và các hệ thống tấn công toàn cầu thông thường của Mỹ đã thúc đẩy Nga hiện đại hóa hạt nhân;
5- Các nước có lực lượng thông thường yếu kém ngày càng chú trọng hơn đến các lực lượng hạt nhân phi chiến lược và coi đây là một phương tiện bổ sung cho sự yếu kém;
6- START III là một thành tựu ngoại giao quan trọng của Mỹ và Nga, nhưng không giải quyết hàng loạt vấn đề và sẽ không trở thành một chiếc phanh để hạn chế cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đang phát triển.
Tác giả bài báo kết luận, báo cáo của ông Kearns không có gì ngạc nhiên, nhưng đã đề cập đến các xu hướng chính về phát triền lực lượng trong số các cường quốc hạt nhân. Nhà bình luận Aleksei Arbatov của Nga mô tả chính sách của Mỹ và Nga là hiện đại hóa các kho hạt nhân bằng cách cắt giảm quy mô và khẳng định Trung Quốc là nước duy nhất có điều kiện kinh tế và công nghệ để hiện đại hóa và phát triển kho hạt nhân của nước này. Bên cạnh đó, nhà báo Nga Litovkin khẳng định cuộc tranh luận của Anh về việc phát triến các tên lửa Trident D5 trên 4 tàu SSBN là một hình thức hợp tác xuyên quốc gia về phát triển tên lửa đạn đạo và hành động này của Anh và Mỹ sẽ vi phạm “Đạo luật hành xử của quốc tế chống phố biến tên lửa đạn đạo”, ông còn cho biết các chuyên gia Anh tiết lộ hiện nay nhiều nước thành viên của câu lạc bộ hạt nhân đã tham gia một cuộc chạy đua vũ trang nhằm chế tạo các loại vũ khí hạt nhân và các hệ thống phóng mới. Mỹ và Nga là hai nước đi đầu trong việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, nỗ lực phát triển các kho hạt nhân hiện có và tăng thêm các khả năng hạt nhân mới. Thực tế tháng 11/2011, thế giới chứng kiến sự sụp đổ tất yếu của các giải pháp chung giữa NATO và Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân bắt đầu tái xuất hiện trên toàn cầu./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét