CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc đang xây bàn đạp mới? (DĐDN). – Lê Chân NhâN: Có xây đảo nổi cũng không “đảo nổi” lịch sử! (DT). “Đảo chìm trên Trường Sa đã bị Trung Quốc biến thành đảo nổi. Những can thiệp xây dựng của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam không còn là những dự đoán, mà được chứng minh rõ ràng“. – Biển Đông: TC Làm Tới (Việt Báo). – Pháp lý và đạo lý trong đấu tranh ngoại giao bảo vệ chủ quyền biển đảo (GDVN).
- Đồ sành gốm thời Trần, Lê được tìm thấy tại Trường Sa (VNE). – Nhiều phát hiện khảo cổ mới liên quan chủ quyền (TP). “Theo
kết luận của các chuyên gia, kết quả khảo cổ học cho thấy, người Việt
có mặt ở đây từ rất sớm, ít nhất là từ cuối thời Trần và liên tục có mặt
trong các thế kỷ sau“. – Khẳng định người Việt có mặt tại Trường Sa từ rất sớm (HNM). – Đẩy mạnh khảo cổ học dưới nước tại Trường Sa (VOV).
- Mỹ – Ấn xích lại gần nhau (NLĐ). – Nhân tố Trung Quốc thúc đẩy Ấn Độ tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ (RFI). “Tại
Mỹ luôn luôn có một suy nghĩ là cho dù có bắt đồng trên mọi vấn đề
khác, Ấn Độ cần phải được giúp đỡ để trở thành một tác nhân bảo đảm được
an ninh nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Á“. – Ấn Ðộ, Trung Quốc giải quyết tranh chấp biên giới (VOA). – Thủ tướng Nhật Bản đề nghị họp với Chủ tịch Trung Quốc (VOA).
- Ngoại trưởng Việt Nam chính thức thăm Mỹ : Biển Đông, hồ sơ nổi bật (RFI). – Ông Phạm Bình Minh thăm Mỹ 1-2/10 (BBC). – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp tục các cuộc gặp song phương (TTXVN/ TP).
- - Phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng: Dư luận sau phát biểu của Phó Thủ tướng Việt Nam tại LHQ (RFA). – Phản hồi về phát biểu của BT Phạm Bình Minh (Hiệu Minh). – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Đừng nghiễm nhiên thừa nhận mối quan hệ lớn-nhỏ mà TQ đã cố tình áp đặt (Giang Le).
- Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam hỗ trợ cho chiến lược châu Á? (GDVN). – Bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam: đang thương thảo, chưa quyết định (VOA).
- Đàm phán TPP: Việt Nam đánh đổi những gì? (RFA). Ngô Trí Long: “TPP
thì một trong các điều kiện hết sức quan trọng là quyền tự do lập
nghiệp đoàn. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu công đoàn là
chịu sự lãnh đạo của Nhà nước hay nói cách khác là Đảng, hay lập hiệp
hội gì đấy thì tùy theo qui chế. Nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia TPP
thì phải thực thi đúng theo cam kết. Nếu không thực thi thì chắc chắn
không thể hội nhập được“.
- Bộ Ngoại giao có thêm 2 tân Thứ trưởng
(NLĐ). Bộ Ngoại giao đã có 6 thứ trưởng rồi nhưng vẫn chưa đủ, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ký bổ nhiệm thêm 2 thứ trưởng nữa là 8 thứ trưởng.
Thiếu 2 người nữa thì Bộ Ngoại giao VN đủ một đội bóng. Không biết giá
của mỗi cái ghế thứ trưởng Bộ Ngoại giao là bao nhiêu? Ngay cả nước Mỹ,
một đất nước trông coi mọi thứ trên toàn cầu mà Bộ Ngoại giao chỉ có 2 thứ trưởng, đó là ông William Joseph Burns và bà Heather Higginbottom. Kể ra thì dân Mỹ nghèo quá, họ không có nhiều tiền để thuê thêm nhiều người làm quan. 2 tân thứ trưởng =>
Về chức thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, từ thời BNG có chức vụ này (năm 1972) cho tới năm 2009, BNG Mỹ chỉ có duy nhất 1 thứ trưởng.
Năm 2000, Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép BNG có thêm một người phụ
trách về Management and Resources, nhưng chính phủ Mỹ không bổ nhiệm ai
vào chức vụ này cho tới năm 2009, TT Obama đã bổ nhiệm ông Jack Lew
(ông này hiện đang làm Thứ trưởng Bộ Ngân khố) là người đầu tiên nắm giữ
chức vụ này. Bà Heather Higginbottom là người thứ 3 trong lịch sử nước
Mỹ giữ chức thứ trưởng phụ trách về Management and Resources. Nhiệm vụ
của bà là cố vấn cho Ngoại trưởng Mỹ, chịu trách nhiệm toàn cầu về chính
sách đối ngoại của Mỹ.
- Tại sao triển lãm Cải Cách Ruộng Đất? (Đào Hiếu). “Có
thể bới đống rác đã để lâu ngày theo cách nào đó, sao cho mọi người
thấy thơm hay không? Trả lời: Không. Không có cách nào hết. Muốn cho
đống rác thối không làm nhức mũi mọi người, chỉ có cách là quên nó đi,
đừng động đến nó, và nếu có thể thì lặng lẽ đổ bê-tông dày trùm lên nó.
Còn khi đã bới ra và còn gọi: ‘Ới các ông các bà, lại xem này! Đống rác
này thơm đấy chứ!’ thì mọi người đều phải bịt mũi, và có những người sẽ
nổi đóa lên vì không chịu nổi mùi thối và cú lừa thô thiển“. – Có một nỗi buồn không thể diễn tả được… (FB Hoàng Vỹ).- Hà Văn Thịnh: Đèn cù soi tỏ u mê (Quê Choa).”Lâu lắm rồi tôi mới được đọc một cuốn Hồi ký – tiểu thuyết giàu chất văn chương hay như thế về đời thường của các quan to, quan nhơ nhỡ, quan bé, quan dựa cột… dềnh dàng. Càng đọc thì càng phải toát mồ hôi để bụng bảo với dạ rằng thì ra mãi cho đến hôm nay mới biết mình ngu thậm ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về vì cái lẽ bị dối lừa suốt bấy nhiêu năm, đọc mòn sách mà cứ bán tin bán nghi về những điều xưng xưng hão…”
- NHÂN KIẾN NGHỊ CỦA BÀ 7 VÂN – NHÌN LẠI SỰ NGHIỆP LÊ DUẨN (TNM).
- Thiện Tùng – Tuổi bảy mươi (Dân Luận). “Dầu có đau lòng nhưng cũng phải thừa nhận: Việt Nam ta, một xã hội lừa với trên, dối với dưới đang không còn là hiện tượng cá biệt. Nói dối đã trở thành thói quen, là một biểu hiện hư đốn về văn hóa. Sợ sự thật đồng nghĩa với từ chối chân lý. Một xã hội không còn biết đâu là chân lý thì khác nào người mù đi đêm, luôn bị vấp ngã là tất yếu“.
- Chương trình ca nhạc ‘Chúng Tôi Muốn Biết’ (DLB). – 28.9: Ngày Quốc tế cho Quyền Được Biết (DLB).
- Hai tù nhân chính trị Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam “bất ngờ” được phóng thích (VNTB).
- Đinh Nhật Uy – Viết cho giới trẻ Việt Nam: Đừng so sánh nữa (Dân Luận). “Tuổi trẻ Hongkong, bãi khóa đòi tự do./ Xếp hàng dài, đả đảo phường cai trị./ Sinh viên cũng ốm tong teo./ Mắt cận lòi./ Mặt mày hốc hác./ Đứng lên dẫn lối đám đông, đòi hỏi tự do phố phường rung chuyển./ Tuổi trẻ Hongkong cũng đầy ấp những đam mê./ Thích iphone, xe đẹp, nhà cao, diễn viên, ca sĩ./ Nhưng họ đã/ Gạt bỏ đam mê./ Chung tay xuống đường hô vang đòi dân chủ“.
<- Dân oan Đồng Linh, Hải phòng tố cáo lãnh đạo bao che cho tội ác. (Xuân VN). – Dương Hoài Linh – Dân oan: Sự sỉ nhục vào học thuyết Mác – Lênin và chính thể chuyên chế (Dân Luận).
- Video: Tiểu thương phản đối xây chợ Tân Bình 24/9/2014 (hwangsoosot). – TP HCM: Tiểu thương bức xúc trước dự án xây mới chợ Tân Bình (VTC14).
- “Văn hóa tổ chức” của người Việt và bài học từ Hội Nhà Báo Độc Lập (Việt Hoàng) (Thông Luận).
- Nguyễn Trần Sâm: Sự tồi tệ của tâm lý bầy đàn (Đào Hiếu).
- Dân tộc anh hùng (FB Trương Nhân Tuấn). “Anh
hùng là đồng nghĩa với việc giết chóc, máu đổ đầu rơi. Sẽ không lạ khi
lá cờ của cái ‘dân tộc anh hùng’ này có màu đỏ của máu. Chất ‘anh hùng’
của ‘dân tộc anh hùng’ đó được xuất khẩu (rất thành công) sang các xứ
hồi giáo chủ nghĩa ngu dân. Các xứ này thay kinh Mác bằng kinh Coran ở
mặt tối tăm nhất“.
- Nhà nước Hồi giáo ISIS có khác gì nhà nước Cộng sản VN? (FB Caubay Thiem). “So
với bọn ISIS hôm nay, CSVN ngày xưa có rất nhiều điểm tương đồng. Đó là
khủng bố, cuồng tín, giáo điều, sùng bái lãnh tụ, khơi dậy lòng căm thù
Mỹ và cuối cùng là trò bịp về một ‘xã hội thiên đường’ hoàn toàn ảo
tưởng!“
- Nhìn lại cuộc rút quân 25 năm trước (BBC). “25
năm sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, người ta vẫn không rõ con
số binh lính người Việt đã thiệt mạng ở xứ chùa Tháp là bao nhiêu“.- Bộ phim của đạo diễn Rory Kennedy, con gái Út của cố TNS Robert Kennedy: Phim ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ (DCVOnline). “Kennedy cũng đã vẽ lên chân dung thực của Đại sứ Graham Martin, có người con trai duy nhất đã tử trận tại Việt Nam, và cho thấy Đại sứ Martin đã đợi quá lâu trước khi bắt đầu kế hoạch di tản người Mỹ. Điều này khiến nhiều người đã không đi kịp, nhưng Martin, một khi đã có lệnh, lại là một người vị tha đã cứu thoát hàng ngàn người trong những ngày cuối tại Việt Nam“.
- THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH (TNM). “Quyền
im lặng là quyền con người, đã là quyền con người thì phải được coi
trọng và không được xâm phạm. Liệu có quá bi quan hay không khi phải
thảng thốt nhìn nhận rằng: Người dân biết trông cậy vào đâu, hay chỉ còn
biết tự trách mình khi mà ‘quyền im lặng’ tiếp tục là thách thức cho
chuyện nhân quyền“.
- Quyền im lặng có phải là “hàng mẫu không bán”? (GDVN). “Nếu
chủ trương xây dựng một xã hội pháp quyền, một nhà nước của dân, do dân
và vì dân là chủ trương lớn của Đảng thì việc “tạm bỏ” quyền im lặng có
còn là do dân và vì dân? Nếu không vì dân thì vì ai, ai hưởng lợi từ
việc không đưa quyền này vào luật: cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án
hay giới luật sư?” – “Chính quyền của dân, do dân, vì dân” ở Mỹ (FB Huỳnh Duy Lộc).
- Tin thần Thượng tôn Pháp luật không hề có từ chính những người đại diện cho chính hai chữ Pháp luật (FB Vi K. Tran). “Khi
họ không hiểu và tôn trọng những giá trị căn bản nhất, đó là quyền con
người của người bị can/bị cáo, thì những cái được cho là pháp luật ở
Việt Nam vẫn chỉ là những văn bản không có giá trị thực tế gì“.
- Công khai tài sản quan chức cho toàn dân là vi hiến? (PLTP). Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng: “Nếu
đem công khai cho toàn dân biết thì không lường trước được, hậu quả
không nhỏ, như thế sẽ vi hiến chắc chắn. Chúng ta chưa được phép công
khai rộng rãi”. Ông Phí Ngọc Tuyển rất thành thật trong 1 phần nói
này. Đúng như ông nói, nếu công khai cho toàn dân biết tài sản của các
quan chức thì chế độ này sẽ sớm sụp đổ. Cho nên, chống tham nhũng ở VN
chỉ có thể chống tới đầu gối, còn chống tới nơi tới chốn thì tất cả vào tù, chẳng còn ông nào ở ngoài để làm việc. - Xử bốn lần, bị cáo bị giam tiếp vì… không kháng cáo (PLTP). Chủ tọa phiên tòa: “Tội này có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm, nhưng mỗi người đánh giá chứng cứ với mức nặng, nhẹ khác nhau. Chênh lệch quan điểm là do cấp sơ thẩm đánh giá, cấp phúc thẩm không thể giải thích thêm gì. Tuy nhiên, tôi thấy mức án như vậy là nặng, nếu bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ thì chúng tôi sẽ tuyên bằng với thời gian tạm giam và cho về nhà luôn”.
- “Đại án tham nhũng” tại Đắk Nông: Y án tử hình Vũ Việt Hùng (KP). – Ba án tử vụ nâng ‘100 triệu đồng lên 130 tỉ đồng’ (TP).
- “Không may” cho ông Hồ Nghĩa Dũng (LĐ). “Và việc gì phải xin lỗi dân, dân liên quan gì đến việc này? Ở đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cứ theo luật mà xử. Điều 9 của Nghị định 102 quy định: ‘Người thôi giữ chức vụ vi phạm các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật’. Không cần phải xin lỗi“.
- Ngàn người vây ô tô vì thông tin ‘bắt cóc trẻ em, mổ bụng’ (TP). – Nghi ngờ bắt cóc trẻ em, hàng ngàn người dân bao vây trụ sở UBND xã (PLTP). – Băng nhóm nghi chuyên bắt cóc xuất hiện ở Bình Thuận? (NLĐ).
- Video clip: CSGT nện gậy – Dân suýt chết… Vì không nghe hiệu lệnh (Long Hoàng). – Video: Bắt quả tang CSGT nhận tiền hối lộ (NĐT/ Long Hoang).
- Sư thầy trước ‘cơn sốt’ Iphone 6 (Thời Việt). – Sư thầy khoe ảnh đập hộp iPhone 6, xài Vertu gây sốt (KT).
- Bài văn quá thật thà của một học sinh tiểu học (FB Việt Quốc Lê). “Chiều nào đi làm về ba con cũng đem một bịch đựng tùm lum đồ ở chỗ sân bay về cho mẹ con bán, lúc đó mẹ con mừng lắm, đổ ra coi, con thấy có dầu thơm, đồng hồ, son phấn nữa, có bữa con thấy có điện thoại ai phon nữa. Con thấy mẹ thì mừng nhưng ông nội con thì ghét lắm. Lúc ăn cơm nào ông nội cũng la ba con là thằng Hải mày đừng có lấy đồ của người ta nữa được không, thất đức lắm nha mậy, ba con cãi lại ông, kệ bọn tui đi tụi Việt kiều nó giàu lắm“.
- Bộ Xây dựng lên tiếng về sự cố lún nứt trên cao tốc dài nhất Việt Nam (DT). – Bộ Giao thông vận tải khẳng định: Vết nứt ở mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là bất thường (LĐ). – Video phiếm và biếm: Hitler lên tiếng về tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai bị lún nứt (Nguyen Thực).
- Khu đô thị Phố Nối: Hàng loạt sai phạm có dấu hiệu được “bảo kê” (ĐSPL). – Chân dung trùm bảo kê “than phỉ” đất Mỏ chuyên dùng hàng nóng (ĐSPL). – Ai “bảo kê” cho vi phạm? (KTĐT).
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Mặt trận các cấp phải thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội (LĐ).
- Vụ công nhân “đi cũng dở, ở không xong”: Công nhân “vây” nhà tổng giám đốc đòi lương (LĐ).
<- Tập Cận Bình tiếp Quốc vương, Thái hậu Campuchia: TQ là nhà của quý vị (GDVN). Tập Cận Bình: “Thấy quý vị mạnh khỏe, tinh thần minh mẫn, tôi rất vui mừng. Bắc Kinh là nhà của quý vị, chào đón quý vị thường xuyên về thăm nhà!” Nghe cảm động vô cùng!
- Học sinh Hồng Kông phản đối Trung Quốc (NLĐ). – Học sinh Hồng Kông tham gia phong trào đòi dân chủ (RFI). “Tôi nghĩ rằng học sinh trung học là một thành phần của xã hội, và bản thân tôi tự coi là công dân Hồng Kông. Đó là lý do khiến tôi thấy cần phải có trách nhiệm âu lo về xã hội, và bày tỏ quan điểm thực sự của người dân Hồng Kông“. – Những tuyên ngôn để đời (Quê Choa).
- TIN CHẤN ĐỘNG, RUNG CHUYỂN TRUNG QUỐC VỀ CUỘC TỔNG ĐÌNH CÔNG CỦA HÀNG TRĂM VẠN LAO ĐỘNG (FB Vận Mệnh). – Trung Quốc: Dẫm đạp ở trường tiểu học, 37 học sinh thương vong (ANTĐ).
- Báo Trung Quốc: Bốn chục kẻ « xúi giục bạo loạn » bị tiêu diệt (RFI). – Trung Quốc nói 50 người chết trong các cuộc bạo động ở Tân Cương (VOA). – 50 người chết vì bạo lực ởTân Cương (BBC).
- [TQKKD] Hối lộ bằng bánh Trung thu vàng ròng ở Trung Quốc (video) (ĐKN).
- Trung Quốc: Thiếu Lâm Tự Kiện Tụng vì Tranh Chấp Khoản Lợi Nhuận Kếch Xù từ Lệ Phí Tham Quan (ĐKN).
- Trung Quốc sa thải 100.000 công chức “ma” (NLĐ). – Bí Thư Chi Bộ Treo Cổ Tự Tử Sau Khi Bị Sa Thải (ĐKN).
- Bí mật bao trùm sự « mất tích » của Kim Jong Un (RFI). – Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lâm bệnh (VNN/ PLTP). Xướng ngôn viên truyền hình Triều Tiên: “Sự thịnh vượng và phồn vinh của chủ nghĩa xã hội là nhờ vào các nỗ lực chịu thương chịu khó của nguyên soái chúng ta, người vẫn đang soi sáng con đường cho người dân, giống như một ngọn đuốc sáng, bất kể phải lâm bệnh vì lo lắng”. – Triều Tiên xác nhận lãnh đạo Kim jong-un ‘không được khỏe’ (TP). – Ông Kim Jong-un bị bệnh gút? (NLĐ).
- Bắc Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa di động (RFI).
- Công bằng lịch sử (VNTB). “Giống
như cách cách chúng ta hay nói về hòa hợp, hòa giải. Đó cũng chính là
sự công bằng lịch sử với sự dung hợp thắng thua, tội công, nó bao hàm
nhiều sự thật ở nhiều phía khác nhau. Một biểu tượng về nghĩa trang
binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trang nghiêm bên cạnh một nghĩa trang Trường
Sơn…, chẳng phải đó là sự công bằng lịch sử đó sao?“
- KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1) (DĐTK). “Bài
viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm
không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai
nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép
cháu tha hồ phá hoại. Thành tích đã có rồi: kiểm duyệt hết những bài,
những đoạn văn chống Cộng của nhà văn Võ Phiến để lập công với Đảng và
nhà nước“. – Mời xem lại: Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha? (VNTP).
- Công An xã Đô Thành – huyện Yên Thành – tĩnh Nghệ An Lạm Dụng Chức Quyền Đánh Người Tham Gia Giao Thông (Cựu TNLT).
- Mặt trận không cam chịu làm một thứ cây kiểng vô duyên được nuôi trồng bằng tiền thuế của dân – GS.Tương Lai (BVN/ Ngày Đêm).
- Đối thoại để phát hiện bệnh trong đảng (BVN). “Lẽ
thường, một con người bị ung thư đến mức di căn đều không thể tự mình
phát hiện ra được bệnh của mình. Dù trong nhà (hay tổ chức đoàn thể của
người ấy) có nhận ra di căn thì xu thế dấu bệnh không cho người ngoài
biết cũng là lẽ thường, để không phải bị người ngoài dè bỉu hay ít nhất
là thương hại – Đấy là người bình thường bị bệnh“. – Tiếng nói phản biện cần được lắng nghe (LĐ).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Việt Nam: 8 thứ trưởng ngoại giao! (BS). “Sự
hiện diện của nhiều tướng trong ngành công an ở VN cũng là một nét đặc
thù về thể chế của VN: công an trị. Nay đến sự hiện diện của đội quân
thứ trưởng thậm chí còn nhiều hơn tướng lại thêm một nét đặc thù khác
của VN: đó là ôm đồm và ham quản lí“.
- Vụ 7 “ông Chấn” ở Sóc Trăng: Bắt tạm giam thiếu tá công an dùng nhục hình (TN). – Vụ 5 công an dùng nhục hình: Ông Lê Đức Hoàn: “Mắc mớ gì đình chỉ tôi” (!) (NLĐ). – Vụ nhục hình làm chết người: Khởi tố cựu Phó trưởng CA TP Tuy Hòa (DT).
- Em lo lắm, các bác ơi! (DT). “Có
điều, mong rằng các bác đừng lương cao chót vót mà để nhân viên của
mình hưởng lương “chết đói”, doanh nghiệp mình trong báo cáo thì “hoành
tá tràng” nhưng đến khi vỡ lở, lại để lại món nợ cho nước, cho dân hàng
trăm tỉ, ngàn tỉ… hay hàng tỉ USD“.
- Cần tầm nhìn lớn (TN).
- Người biểu tình vào trụ sở chính quyền Hong Kong (BBC). – Hồng Kông: Hỗn loạn bên ngoài trụ sở chính quyền (NLĐ). – Hồng Kông: Người biểu tình đụng độ cảnh sát, chiếm trụ sở chính quyền (DT). “Ít
nhất 100 người biểu tình đã vượt qua hàng rào cảnh sát để xông vào trụ
sở chính của chính quyền Hồng Kông vào đêm ngày hôm qua 26/9, khiến cảnh
sát phải dùng đến bột ớt“. – SV Hồng Kông cáo buộc TQ “ban cho nền dân chủ giả tạo” (MTG).
- Tập Cận Bình: 1 nước 2 chế độ sẽ là mô hình “tốt nhất” cho Đài Loan (GDVN). Có tốt nhất hay không, hãy làm 1 cuộc trưng cầu dân ý. Dân Đài Loan sẽ cho câu trả lời. – Ông Tập chìa cành oliu “một quốc gia, hai chế độ” với Đài Loan (DT).
KINH TẾ- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 26-9-2014 (VietFin). – GDP cả nước tăng trưởng 5,62% sau 9 tháng, vượt các dự báo trước đó (CafeF).
- 1,84% người thất nghiệp: Tin được không? (NLĐ). “Với
tỉ lệ thất nghiệp 1,84% thì kinh tế Việt Nam phát triển ngon hơn cả
kinh tế Mỹ với tỉ lệ thất nghiệp của tháng 8-2014 là 6,2%!“.
- Ngành ngân hàng đang chuyển biến tích cực (CafeF).- Họ sẽ nói gì tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu? (VnEconomy).
- Nghịch lý giá sữa và thuốc lá tại Việt Nam (VNE/ TP).
- Chênh lệch trên 37 lần, thoát lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc có dễ? (DT).
- Tài sản đại gia Lê Phước Vũ ‘bốc hơi’ hơn 1.000 tỷ đồng (VNN/ TP).
- Bắt khẩn cấp Tổng giám đốc kinh doanh vàng trái phép (TN). – Hà Nội: Bắt chủ sàn kinh doanh vàng trái phép “hút” trên 100 tỷ đồng (ANTĐ). – Bắt khẩn cấp tổng giám đốc và kế toán trưởng sàn vàng VGX (CafeF). – Khoảng 700 nhà đầu tư tham gia mua bán vàng tài khoản trái phép (CafeF).
- Các nhà khổng lồ internet sẽ thống trị lĩnh vực y tế điện tử (RFI).
- TQ phát hiện 10 tỉ USD giao dịch giả (BBC).
- CEO từ chức vì con gái 10 tuổi than phiền (TTCN). “Khoảng
một năm trước, khi tôi yêu cầu cô con gái điều gì đó, hình như là đi
đánh răng, con bé không chịu. Con bé bảo tôi chờ một phút, rồi chạy vào
phòng mang ra một tờ giấy. Trên đó là danh sách những việc quan trọng
đối với nó mà tôi bỏ lỡ do quá đam mê công việc. Đó là lời thức tỉnh“.
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 27-9-2014 (VietFin).
- Tái cơ cấu 3 năm nhìn lại: Hô hào quyết liệt… nhưng vẫn giậm chân tại chỗ! (CafeF). “Chuyên
gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ
cấu, kinh tế Việt Nam vẫn chứa đựng nhiều khuyết tật, giậm chân tại chỗ
dù đã được Nhà nước hô hào thực hiện quyết liệt“. – TS. Trần Đình Thiên: Tái cơ cấu chậm vì mô hình tăng trưởng lệch (Gafin). – TS Trần Đình Thiên: Muốn tái cơ cấu nhanh, cần có chế tài cá nhân, tập thể rõ ràng (CafeF).
- Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng (Báo ĐT).
- Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 4,6% trong quý hai (VOA). – Kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng cao nhất trong hơn hai năm qua (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 88 – Những thần đồng …mất hút (Nhật Tuấn).
- PHẠM THẮNG VŨ – Con sóng dữ – KỲ 30 (Nhật Tuấn).
- Những nghi vấn về triều đại Quang Trung (NCLS).
- Phiên bản Tiểu thuyết (Da Màu).
- GHI CHÉP VỀ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN IV CUỐI 1989: PHÁI VUI TƯƠI VÀ PHÁI HẰM HẰM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đọc hậu hiện đại 03. Tác phẩm 2. Tôi là cột điện của Lê Anh Hoài (Inrasara).
- Hà Nội thanh lịch ơi, em ở đâu!? (PLTP).
- Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ (LĐ).
- Lộ diện nhiều kết quả khai quật về Điện Kính Thiên (KTĐT).
- Khu di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ ở Đà Nẵng: Cần sớm triển khai phương án bảo tồn (QĐND).
- Độc đáo quán cà phê tái chế rác thải của cô bé 9 tuổi ở Sài Gòn (Kênh 14).
- Cổng làng Mông Phụ thành tác phẩm bon-sai nghệ thuật (VNN).
- Cung đường nguy hiểm nhất thế giới mở cửa trở lại (DT).
- Nước Mỹ kỷ niệm sinh nhật thứ 75 phim « Cuốn theo chiều gió » (RFI).
- Thủ tướng Ấn Độ Modi không ăn nổi tiệc tại Nhà Trắng? (DV).
- SỐ PHẬN ĐẦY BI KỊCH CỦA VONG THẦN LÊ QUÝNH TRÊN ĐẤT NHÀ THANH (FB Lê Nguyễn).
- TUYẾT HOANG – “QUÂN TUYẾT HOANG” TRẢI NGHIỆM NHỮNG THÂN PHẬN (Nguyễn Trọng Tạo).
- HUYỀN SỬ MỘT TÊN LÀNG (hay là SỰ TÍCH HOA MA NƯƠNG) (Tương Tri).
- ĐỌC ĐÊM KHÁT CỦA THU HÀ / Đỗ Trường (Trần Mỹ Giống).
- iPad Ai Biết? (Tương Tri).
- Bằng Việt với bài thơ tình hay / Phạm Ngọc Thái (Trần Mỹ Giống). – HÀ GIANG TỨ TUYỆT / Vũ Duy Chu
- Ngôn ngữ làng quê trong thơ dị nhân Văn Thùy / Việt Thắng (Trần Mỹ Giống). – GIỚI THIỆU SÁCH MỚI “TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT” CỦA HÀ VĂN THÙY (KHN).
- Thương xá Tax những ngày cuối – Kỳ 1: ‘Đi đâu rồi cũng về thương xá Tax’ — Kỳ 2: Vì sao thương xá Tax trở thành ‘niềm thương nỗi nhớ’? — Kỳ 3: hương xá Tax: Số phận những chú gà trống Gaulois sẽ ra sao? (TN).
- Đoạt 4 HCV bơi lội ASIAD, Kosuke Hagino nhắm đến Olympic (VOA). – IOC yêu cầu thành phố đăng cai Olympic phải ký cam kết chống kỳ thị (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Kỳ thi THPT quốc gia: Đã chốt phương án, vẫn ngổn ngang trăn trở (CAND). – Phải tuyển nhiều nguyện vọng bổ sung vì tỷ lệ nhập học thấp (DT).
- “Choáng” với con số 1 triệu USD nếu trả tiền bản quyền sách giáo khoa (LĐ). – Phỏng vấn TS Bùi Mạnh Hùng – Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Sách giáo khoa mới: Nên bán đấu giá bản thảo (TT).
- ‘Trường bắt phụ huynh ký giấy khất nợ’, Sở Giáo dục nói gì? (TP). – Cà Mau yêu cầu kỷ luật lãnh đạo các trường lạm thu (GDVN).
- Bộ trưởng Bộ GD đề nghị công an vào cuộc vụ chạy điểm ĐH (NĐT). – “Nghi án gạ tình” ở Đại học Quy Nhơn: Gia đình sinh viên bị cáo buộc ngụy tạo chứng cứ (LĐ).
- “Tham nhũng vặt” ở trường học dạy học sinh điều gì? (GDVN). “Trò tố thầy, thầy tố trò, còn đâu là môi trường giáo dục tôn sư trọng đạo, hai chữ “giáo dục” giờ đây phải được hiểu thế nào?”
- Cô giáo bị đình chỉ dạy vì đánh, chửi học sinh: ‘Tôi luôn muốn các em nên người’ (TN). Sử dụng bạo lực đối với học sinh, khó có thể giúp các em nên người, cô giáo ạ.
- Sợ bị đâm vào “vùng kín”, cô giáo vội chạy ngã gãy chân (KP). Ở trong trường học mà bất an như đến mức cô giáo phải lo sợ như thế này, làm sao có thể hình dung được cuộc sống của người dân ngoài đời như thế nào?
- Nuôi giấc mơ mang con chữ về buôn (CATP). – Đổi thay ở trường bán trú vùng cao (Tin Tức).
- Gần 60% trẻ khuyết tật chưa được đi học (KTĐT).- Con gái và con trai: Ai học giỏi hơn? (Kênh 14).
- Du học: Làm gì đầu tiên khi đặt chân tới Pháp? (P1) (DT). – Làm gì đầu tiên khi đặt chân tới Pháp? (P2)
- Những việc phụ nữ sau tuổi 40 nên làm (PNTP).
- Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động KHCN tại Việt Nam (KP).
- Một nghịch lý đau lòng trong ngành khoa học Việt (DT).
- Câu Chuyện Bất Ngờ 200 Năm Tuổi Về Nhà Lập Trình Vi Tính Đầu Tiên Trên Thế Giới: Ada Lovelace (ĐKN).
- Sự Tương Đồng Giữa Các Tảng Đá Chạm Khắc Ở Israel và Mỹ Tiết Lộ Ngôn Ngữ Toàn Cầu Thời Cổ Đại? (ĐKN). – 28 “Sự Kiện Siêu Nhiên” Khoa Học Không Thể Giải Thích (ĐKN).
- Phát hiện “cột đèn giao thông” trên bề mặt sao Hỏa (DT/ TP).
- Nhóm phi hành gia Nga, Mỹ lên đến Trạm không gian Quốc tế (VOA).
- Bầu trời Sydney xuất hiện đám mây kỳ lạ như cảnh phim viễn tưởng bom tấn (ĐKN).
- Ngành giáo dục “xin” 400 tỷ đồng để thay cách dạy chữ, dạy người (GDVN). – 462 tỷ đồng biên soạn chương trình – SGK mới (TT). – Gần 800 tỉ đồng đổi mới sách giáo khoa (TN). – Đổi mới sách giáo khoa: Đề án mới đề xuất gần 800 tỷ thay cho 35 nghìn tỷ đồng (DV). – Quy định đổi mới chương trình, sách giáo khoa còn “lỏng” (VOV). – Chủ tịch Quốc hội nói về đổi mới SGK: Đa thư thì loạn mục (LĐ).
- Kiến nghị cứ 3 triệu dân có một cụm thi (GDVN).
- Giải đáp các tình huống sư phạm (GDTĐ).
- Cuộc cách mạng giáo dục ở Trung Quốc (Project Syndicate/ TCPT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Hà Nội: Lại cháy vắc xin dịch vụ 5 trong 1 (KP). – Hà Nội lại hết vắc xin tiêm phòng (VTC14). – Xếp hàng từ 2h giờ sáng để con được tiêm vắc xin (DT).
- Khởi tố và bắt giam kẻ nhét băng vệ sinh vào mồm cháu bé 2 tuổi (DT). – Bị nhét băng vệ sinh vào miệng: Bé gái vẫn hoảng loạn (KP). – Clip: Người đàn bà độc ác miêu tả cách bạo hành cháu bé 2 tuổi (ĐSPL).
- Vụ cháu bé 14 tuổi bị hành hạ dã man: Nghi can ra tay vì… tức giận?! (DT).
- Hành khách bị ném đá hỏng mắt, gãy sống mũi (TP).
- Xót xa hai đứa trẻ sinh đôi 5 ngày tuổi mất mẹ (DT).
- Mẹ ruột “bắt cóc” con sau 7 năm “biệt tích”? (DT).
- Nữ giám đốc “biến mất” giữa cuộc làm việc với báo chí? (DT).
- Hãi hùng thang máy Toà nhà Hà Nội Lotte Center rơi tự do từ tầng 63 xuống (LĐ).
- Hà Nội: Dầu ăn rẻ như… trà đá tràn khắp hàng quán (DT). Coi chừng dầu bẩn.
- TQ: Bị Sán Làm Tổ Toàn Thân vì Ăn Sushi (ĐKN). – Cơ thể một người đàn ông biến thành ổ giun vì ăn hải sản sống (PNTP).
- Hy Lạp: Vào viện trị ung thư, tỉnh dậy thấy nằm trong quan tài (NLĐ).
- Tình nguyện viên Peace Corps triển lãm hình ảnh (VOA).
- Người dân Trà My vẫn sống trong nỗi sợ động đất (RFA). “Từ hồi tháng Năm đến tháng Tám này nó nổ nhiều lắm. Mình ở vùng thấp, gần thủy điện không thấy nổ chứ ở mấy thôn Tư, thôn Năm nó rung dữ dội lắm, nhất là mấy ngày hồ tích đầy nước thì nổ dữ lắm… Không thấy cứu trợ hay hỏi han gì hết, chỉ thấy khu tái định cư người ta có sửa chữa mấy chỗ nứt, chứ còn mình không thuộc diện tái định cư thì không thấy gì cả!“
- Mỹ: Bệnh nhân Ebola thứ 3 khỏi bệnh (CL). – Ebola: Trọng tâm của hội nghị an ninh y tế toàn cầu tại Washington (VOA).
QUỐC TẾ
- Các nước châu Âu dồn dập điều chiến đấu cơ oach tạc IS (TN). – Đan Mạch sẽ đưa tiêm kích tham gia chiến dịch chống IS (TTXVN/ TP). – Đan Mạch điều 7 máy bay F-16 tham gia không kích IS (VOV). – Liên quân tiếp tục không kích miền Đông Syria (Tin Tức). – Oanh kích trúng các mục tiêu của nhóm IS ở đông bắc Syria (VOA). – Mỹ tiếp tục oanh kích các mục tiêu của nhóm IS ở Syria và Iraq (VOA). – Mỹ hủy diệt cỗ máy kiếm tiền của Nhà nước Hồi giáo (VNE). – Mỹ công bố ảnh oanh tạc cơ sở lọc dầu (BBC). – Không kích IS, Mỹ có thể tốn 10 tỉ USD (Tin Tức). – Nhật Bản viện trợ 50 triệu USD cho Trung Đông đối phó IS (TTXVN).
- FBI: IS sẽ trả đũa các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh (TTXVN). – Chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo : Pháp vẫn kiên định dù phải trả giá (RFI). – IS đe dọa Đông Nam Á (NLĐ). – Quốc hội Anh cho phép không kích IS ở Iraq (TN). – Tư lệnh Mỹ: 1.000 tay súng châu Á đầu quân cho IS (VTC). – Nhà nước Hồi giáo có thể đã thu hút 1.000 tân binh từ châu Á (VOA). – Pháp chưa chứng thực được tin IS sẽ tấn công ga tàu điện ngầm ở Paris (TTXVN). – New York tăng cường an ninh các trạm tầu điện ngầm (RFI). – Quan chức Mỹ trấn an người dân trước đe dọa của IS (TP). – FBI đã nhận diện được kẻ sát hại hai nhà báo Mỹ (RFI).
- Sự thật về hội đồng hành quyết của phiến quân Hồi giáo (Zing). – Treo thưởng 10 triệu USD để bắt thủ lĩnh phiến quân IS (TP). – IS công khai hành quyết nữ luật sư nhân quyền giữa quảng trường (TTVN). – Cuộc sống trong áp bức tại thành trì của phiến quân Hồi giáo (Zing). – Thủ phủ thánh chiến « Nhà nước Hồi giáo » tại Syria : Tất cả toàn một màu đen (RFI). – Video: CẢI ĐẠO HAY CHẾT ! ISIS (IRAQ. 2014) (Long Hoang). – ISIS HÀNH QUYẾT TẬP THỂ Ở IRAQ (01-08-2014) (Long Hoang). – Địa ngục trần gian (QĐND). – Chiến binh IS: Những nhân vật sừng sỏ (*): Cô dâu tự nguyện (NLĐ). – Phiến quân IS dùng lừa để đánh bom khủng bố (TP).
- Truyền thông Trung Quốc bênh vực phiến quân khủng bố ISIS (TTKKD). “Ngày
7/9, tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã đăng một bài
viết Công khai ủng hộ Nhà nước Hồi giáo ISIS sau khi ISIS giết chết hai
con tin người Mỹ và một con tin người Anh khi họ kiểm soát I-rắc và
Syria. Bài báo có tên ‘Hoa Kỳ ích kỷ khi kêu gọi chống Nhà nước Hồi
giáo’ cho rằng không công bằng khi nói không có cơ sở hợp lý cho sự nổi
dậy của Nhà nước Hồi giáo“.
- Tổng thống Poroshenko giục đóng cửa tất cả trạm kiểm soát biên giới Nga-Ukraine (DV) – Ukraine đã đóng một phần biên giới với Nga (Gafin). – Ukraine “phản pháo” vụ Nga công nhận nhà nước “Novorossiya” (DV). – Nga “đóng băng” Ukraine? (NLĐ). – EU, IMF sẽ bảo lãnh cho Ukraine trả nợ Nga 3,1 tỷ USD (Gafin). – 100 tỷ USD mới cứu được nền kinh tế Ukraine (NNVN). – Tổng thống Ukraine công bố Chiến lược cải cách đất nước (Tin Tức). – Tổng thống Ukraine dự định cải cách “kết thân” với EU (SM). – Điện Kremlin: Tổng thống Nga và Ukraine thảo luận khả năng gặp nhau (TTXVN).- Nga đe dọa ngừng cung cấp khí đốt cho Châu Âu (RFI). – Nga cảnh báo châu Âu về khả năng cắt nguồn cung cấp khí đốt (VOV). – Ukraine tố Nga dùng ‘con bài’ khí đốt (TP). – Hungary ngưng cấp khí đốt cho Ukraine (BBC). – Khủng hoảng Ukraine chia rẽ châu Âu thế nào? (Tin Tức).
- Taliban tấn công tỉnh gần thủ đô của Afghanistan (VOA). – Taliban tràn vào nhiều ngôi làng ở Afghanistan (VOA). – Afghanistan: Taliban chiếm một quận, sát hại 100 người (CAND).
- Australia, Campuchia ký thoả thuận gây nhiều tranh cãi về người tị nạn (VOA). – Australia trả cho Campuchia 35 triệu đôla cho thỏa thuận tái định cư người tị nạn (VOA). – Biểu tình trước sứ quán Úc tại Phom Penh phản đối thỏa thuận về người tỵ nạn (RFI).
- Thương thuyết về chương trình hạt nhân Iran tiến đến thời điểm trọng yếu (VOA).
- Pháp cố thúc đẩy Liên Hiệp Quốc cải cách về quyền phủ quyết (RFI).
- Quân đội Myanmar cho hơn 100 lính trẻ em giải ngũ (VOA).
- Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ loan báo từ chức (VOA).
- Mỹ tiến hành đợt không kích mới nhằm vào phiến quân IS ở Syria (TTXVN). – Quốc hội Anh thông qua kế hoạch không kích IS tại Iraq (CL). – Anh sẽ dùng vũ khí nào tấn công IS? (RT/ TP). – Anh mua 20 tên lửa, sẵn sàng tấn công IS (XH). – Những vũ khí Mỹ và đồng minh sử dụng trong không kích IS (ANTĐ). – Các nước châu Âu tham gia, liên minh chống ISIS ngày càng mạnh mẽ (Infonet). – Thế giới tuần qua: Có thể “xóa sổ” IS chỉ bằng bom đạn? (QĐND). – CNN: Cuộc chiến chống IS khó giành thắng lợi (TN). – Các vụ nổ tại Tân Cương: Có ảnh hưởng từ Nhà nước Hồi giáo (VOV). – Phiến quân Hồi giáo bỏ ôtô, đi xe máy (VNE). – IS lấy xe máy, xe đạp đấu với chiến đấu cơ Mỹ (VNN).
- Nga và cuộc chiến chống IS do Mỹ phát động (Nguyễn Vĩnh). “Vậy
riêng với thái độ của Nga? Nó sẽ được coi là đúng, là khôn ngoan? Hay
nó sẽ đưa lại bất lợi trong quan hệ quốc tế thời nay khi mà IS hiện
nguyên hình là một quyền lực ghê rợn. Bởi ai cũng biết IS đã xử dụng các
biện pháp thời Trung cổ đối xử với các con tin họ bắt cóc được? Những
điều này chắc chắn lịch sử sẽ phán xét“. – Nga cáo buộc Mỹ đã “vi phạm luật quốc tế” khi không kích Nhà nước Hồi giáo IS (VOV).
- Những tổ chức Hồi giáo cực đoan trong danh sách đen của Mỹ (CAND). – Đức cảnh báo khẩn cấp công dân mối đe dọa IS (Tin Tức). – Cánh tay mới của Al-Qaeda (HNM). – 9 tay súng người Nhật trong hàng ngũ khủng bố IS (MTG). – Chiến binh Chechnya – Bộ óc đằng sau những chiến tích của IS (VOA). – Lời kể của thai phụ thoát khỏi phiến quân tàn bạo (Zing). – Nhà nước Hồi giáo chơi dao hai lưỡi (VNE).
- Ukraine nói có 4000 lính Nga chết và mất tích ở miền Đông (NĐT). – “Mất mát” vì Ukraine, Nga được Trung Quốc bù đắp (VnMedia). – EU lên án việc Nga không cho một nhà lập pháp Âu châu nhập cảnh (VOA). – Thiếu khí đốt, EU cuống cuồng tìm đến Nga (VnMedia).
* RFA: + Sáng 26-09-2014; + Tối 26-09-2014* RFI: 26-09-2014
2998. Chuyện cờ quạt và hoà hợp hoà giải
GS Nguyễn Văn Tuấn
26-09-2014
Chuyện “cờ quạt” lại trở thành vấn đề thời sự trong cộng đồng người Việt ở Mĩ. Số là Thượng nghị sĩ Pam Roach (bang Washington) bảo trợ một nghị quyết (?) yêu cầu Mĩ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH ngày xưa. Thế là ngài đại sứ VN tại Mĩ viết thư đến TNS Roach phản đối. Một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết thư phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Đọc hai lá thư cũng cho chúng ta biết vài ý tưởng về cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt …
Chuyện cờ quạt ở ngoài này thật khó nói. Một điều chắc chắn là cộng đồng người Việt tị nạn, phần lớn đi từ miền Nam, sẽ vẫn giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ dù quốc gia có tên VNCH không còn nữa. Một điều chắc chắn khác là các cộng đồng này sẽ không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà họ gọi là “cờ máu”. Do đó, có thời người ta có phong trào vận động các chính quyền địa phương công nhận cờ vàng. Tôi đoán cái bill bang ở Washington nằm trong chiến dịch này. Do đó, cái bill có câu viết rõ ràng là “Recognizing the flag of the former Republic of Vietnam” (Công nhận lá cờ của nguyên Việt Nam Cộng Hòa).
Tôi không biết ý nghĩa và tác động của việc công nhận lá cờ vàng này là gì, vì VNCH không còn tồn tại. Tuy nhiên, tôi thông cảm cho những người còn lưu luyến lá cờ đó vì họ đã từng phục vụ Nhà nước VNCH, từng chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ đó. Chính tôi vẫn thấy lá cờ đó thân quen vì tôi từng đứng chào cờ mỗi sáng thời còn là học trò, và lớn lên dưới thể chế mà lá cờ đó biểu tượng. Do đó, tôi thấy chẳng có vấn đề gì khi trong các diễu hành cộng đồng người ta dùng lá cờ vàng như là một biểu tượng của VNCH. Giương cao lá cờ đó có lẽ cũng là một cách phát biểu họ không chấp nhận Nhà nước đương quyền ở VN. Tôi đoán việc công nhận lá cờ vàng chắc chỉ có ý nghĩa chính trị chứ chẳng có ý nghĩa thực tế nào khác.
Dĩ nhiên, lá cờ vàng không được chính quyền hiện hành công nhận. Họ mỉa mai gọi là “cờ ba que”. Mà, thật ra, ba que thì có vấn đề gì đâu khi nó thể hiện 3 miền của đất nước. Chẳng những không công nhận mà cán bộ của Nhà nước còn cảm thấy khó chịu khi thấy lá cờ đó xuất hiện nơi công cộng. Chính lá cờ này đã một phần làm cho Phương Uyên vướng vòng lao lí. Có người có lẽ do thiếu suy nghĩ nên khi thấy lá cờ vàng là la toáng lên là “phản động”.
Tôi nghĩ lá thư phản đối của ông đại sứ nằm trong cái tâm cảm “phản động” đó. Tuy nhiên, điểm đáng khen trong lá thư của ông đại sứ là văn phong tương đối từ tốn. Nếu có điểm chưa đạt thì tôi nghĩ lí lẽ trong thư thiếu tính thuyết phục. Chẳng hạn như chuyện ông đại sứ nói rằng hãng Boeing bán máy bay cho VN thì tôi thấy chẳng ăn nhập gì với lá cờ. Thật ra, VN cần mua máy bay của Boeing chứ nó có cần bán cho VN đâu?! Nên nhớ trong thời cấm vận, VN không mua được máy bay từ Mĩ. Có chỗ ông đại sứ dùng chữ mang tính miệt thị (“the so-called Republic of Vietnam”). Tôi phải hỏi tại sao dùng chữ “so-called” trong khi VNCH là một quốc gia được quốc tế công nhận và là quê quán của mấy chục triệu người Việt? Dùng chữ như thế mà gọi là “hoà giải, hoà hợp” thì ai mà tin được.
Không biết TNS Roach trả lời ông hay chưa, nhưng một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết một lá thư khá dài phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Ông này tuy kí tên là một công dân, nhưng hình như ông từng là một cựu chuyên gia phân tích tình báo và từng tham chiến ở VN. Lá thư viết bằng một văn phong gay gắt. Điều thú vị là ông nói khi Mĩ lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở VN thì phía VN than phiền là Mĩ can thiệp vào nội bộ VN. Dùng lí lẽ đó, ông nói việc ông đại sứ can thiệp vào cái bill công nhận cờ vàng là một can thiệp vào nội bộ Mĩ! Trong lá thư của Minarcin còn có nhiều đoạn tố cáo những cái mà ông cho là “tội ác” của chính quyền VN.
Tôi nghĩ cuối cùng thì chắc chẳng có nước nào công nhận lá cờ vàng là đại diện cho VN. Nhưng vẫn còn hàng chục triệu người Việt vẫn còn gắn bó với lá cờ đó, cũng như hàng chục triệu người khác thấy lá cờ đỏ là cờ tổ quốc. Những tranh chấp và can thiệp liên quan đến cờ vàng và cờ đỏ là một tín hiệu cho thấy người VN vẫn còn chia rẽ, và cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn trong tâm khảm của nhiều người. Tôi nghĩ nếu chính quyền thực tâm muốn hoà hợp hoà giải thì tại sao không công nhận lá cờ vàng tượng trưng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
=======
Thư của ngài đại sứ VN gửi TNS Pam Roach
Ngày 10-2-2004
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:
Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.
Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington .
Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ. Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốcViệt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.
Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam .
Như ông có thể nhớ lại, Nghị Quyết Thượng Viện loại này số 8659 đã bị rút lại sau cuộc duyệt xét vào mùa xuân vừa qua, khi những ý tưởng này được đưa ra bàn thảo.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng; tôi tin dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, một khi được cơ quan lập pháp của ông thông qua, sẽ đâm bổ vào chính Hiến Pháp. Hoa kỳ là nền tảng trao quyền hành cho việc thi hành chính sách đối ngoại duy nhất trong hệ thống liên bang. Vả lại, bằng sự kêu gọi công nhận lá cờ cũ ấy như là lá cờ chính thức duy nhất của nhân dân Việt Nam , nó sẽ làm cho quyền tự do phát biểu bị nghi ngờ.
Dưới ánh sáng của những nhận xét này, tôi thành kính yêu cầu ông đừng hành động hỗ trợ cho dự án Tượng Đài Kỷ Niệm.
Tôi cảm ơn ông về sự quan tâm và hợp tác.
Với lòng kính trọng cao nhất của tôi.
Ký tên : Nguyễn Tâm Chiến,
Đại Sứ.
=======
THƯ PHÚC ĐÁP TỪ WASHINGTON STATE .
Ngày 23-2-2004
Thưa Ông Đại Sứ,
Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.
Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam . Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào. Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc. Thế cũng được. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.
Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu ban Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.
Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu. Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.
Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.
Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.
Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông. Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.
Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? – 50,000? – 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi. Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp. Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới.
Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông.
Hãy nhìn vào sự gắn bó của nước ông trong hành động buôn bán nô lệ. Nhiều lần trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai và cả sau đó, nước ông bán người Mỹ, bán đồng minh và tù binh Việt Nam qua nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô-Viết. Một bằng chứng, năm 1983, nước ông bán 275 người Mỹ và 27,000 tù binh Việt Nam qua Liên-xô để trừ nợ đã vay trong chiến tranh. Đây là một vi phạm quá trọng đại đối với nhân quyền và là một tội ác chống nhân loại. Đã có nhiều lần nước ông bán người Mỹ, đồng minh và tù binh Việt Nam qua Liên-Xô, nhưng mỗi một lần số lượng không nhiều lắm.
Nước ông có thể giải quyết nhiều trường hợp Tù Binh/Người Mất Tích Trong khi làm nhiệm vụ một cách dễ dàng bằng cách mở các hồ sơ quân đội và Côngan của nước ông. Nhưng nước ông đã không làm chỉ vì không có lợi lộc gì trong việc giải quyết nhân đạo vấn đề tình cảm này. Nước ông tống tiền nước Mỹ cho lợi nhuận riêng và hưởng thụ. Tại sao? Bởi vì nước ông nhận thấyrằng Tổng Thống Nixon đã hứa viện trợ tái thiết cho nước ông khoảng 4 tỷ 3 đô-la. Điều này có thể xảy ra, nước ông có thể nhận được số tiền này một cách dễ dàng, nếu chịu công bố hồ sơ và danh sách tù binh của nước ông cho các gia đình và cho thế giới. Ít ra việc này cũng có thể làm giảm nhẹ một phần nào trong số tội ác của nước ông.
Rồi thì ông dám trơ tráo đòi hỏi rằng người Mỹ đừng can thiệp vào công việc nội bộ của ông và đòi vinh danh lá cờ của nước ông. Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.
Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.
Terrell A. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU (San Jose)
Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/09/chuyen-co-vang-tren-dat-my/
Nguồn: FB Nguyen Tuan
26-09-2014
Chuyện “cờ quạt” lại trở thành vấn đề thời sự trong cộng đồng người Việt ở Mĩ. Số là Thượng nghị sĩ Pam Roach (bang Washington) bảo trợ một nghị quyết (?) yêu cầu Mĩ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH ngày xưa. Thế là ngài đại sứ VN tại Mĩ viết thư đến TNS Roach phản đối. Một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết thư phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Đọc hai lá thư cũng cho chúng ta biết vài ý tưởng về cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt …
Chuyện cờ quạt ở ngoài này thật khó nói. Một điều chắc chắn là cộng đồng người Việt tị nạn, phần lớn đi từ miền Nam, sẽ vẫn giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ dù quốc gia có tên VNCH không còn nữa. Một điều chắc chắn khác là các cộng đồng này sẽ không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà họ gọi là “cờ máu”. Do đó, có thời người ta có phong trào vận động các chính quyền địa phương công nhận cờ vàng. Tôi đoán cái bill bang ở Washington nằm trong chiến dịch này. Do đó, cái bill có câu viết rõ ràng là “Recognizing the flag of the former Republic of Vietnam” (Công nhận lá cờ của nguyên Việt Nam Cộng Hòa).
Tôi không biết ý nghĩa và tác động của việc công nhận lá cờ vàng này là gì, vì VNCH không còn tồn tại. Tuy nhiên, tôi thông cảm cho những người còn lưu luyến lá cờ đó vì họ đã từng phục vụ Nhà nước VNCH, từng chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ đó. Chính tôi vẫn thấy lá cờ đó thân quen vì tôi từng đứng chào cờ mỗi sáng thời còn là học trò, và lớn lên dưới thể chế mà lá cờ đó biểu tượng. Do đó, tôi thấy chẳng có vấn đề gì khi trong các diễu hành cộng đồng người ta dùng lá cờ vàng như là một biểu tượng của VNCH. Giương cao lá cờ đó có lẽ cũng là một cách phát biểu họ không chấp nhận Nhà nước đương quyền ở VN. Tôi đoán việc công nhận lá cờ vàng chắc chỉ có ý nghĩa chính trị chứ chẳng có ý nghĩa thực tế nào khác.
Dĩ nhiên, lá cờ vàng không được chính quyền hiện hành công nhận. Họ mỉa mai gọi là “cờ ba que”. Mà, thật ra, ba que thì có vấn đề gì đâu khi nó thể hiện 3 miền của đất nước. Chẳng những không công nhận mà cán bộ của Nhà nước còn cảm thấy khó chịu khi thấy lá cờ đó xuất hiện nơi công cộng. Chính lá cờ này đã một phần làm cho Phương Uyên vướng vòng lao lí. Có người có lẽ do thiếu suy nghĩ nên khi thấy lá cờ vàng là la toáng lên là “phản động”.
Tôi nghĩ lá thư phản đối của ông đại sứ nằm trong cái tâm cảm “phản động” đó. Tuy nhiên, điểm đáng khen trong lá thư của ông đại sứ là văn phong tương đối từ tốn. Nếu có điểm chưa đạt thì tôi nghĩ lí lẽ trong thư thiếu tính thuyết phục. Chẳng hạn như chuyện ông đại sứ nói rằng hãng Boeing bán máy bay cho VN thì tôi thấy chẳng ăn nhập gì với lá cờ. Thật ra, VN cần mua máy bay của Boeing chứ nó có cần bán cho VN đâu?! Nên nhớ trong thời cấm vận, VN không mua được máy bay từ Mĩ. Có chỗ ông đại sứ dùng chữ mang tính miệt thị (“the so-called Republic of Vietnam”). Tôi phải hỏi tại sao dùng chữ “so-called” trong khi VNCH là một quốc gia được quốc tế công nhận và là quê quán của mấy chục triệu người Việt? Dùng chữ như thế mà gọi là “hoà giải, hoà hợp” thì ai mà tin được.
Không biết TNS Roach trả lời ông hay chưa, nhưng một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết một lá thư khá dài phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Ông này tuy kí tên là một công dân, nhưng hình như ông từng là một cựu chuyên gia phân tích tình báo và từng tham chiến ở VN. Lá thư viết bằng một văn phong gay gắt. Điều thú vị là ông nói khi Mĩ lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở VN thì phía VN than phiền là Mĩ can thiệp vào nội bộ VN. Dùng lí lẽ đó, ông nói việc ông đại sứ can thiệp vào cái bill công nhận cờ vàng là một can thiệp vào nội bộ Mĩ! Trong lá thư của Minarcin còn có nhiều đoạn tố cáo những cái mà ông cho là “tội ác” của chính quyền VN.
Tôi nghĩ cuối cùng thì chắc chẳng có nước nào công nhận lá cờ vàng là đại diện cho VN. Nhưng vẫn còn hàng chục triệu người Việt vẫn còn gắn bó với lá cờ đó, cũng như hàng chục triệu người khác thấy lá cờ đỏ là cờ tổ quốc. Những tranh chấp và can thiệp liên quan đến cờ vàng và cờ đỏ là một tín hiệu cho thấy người VN vẫn còn chia rẽ, và cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn trong tâm khảm của nhiều người. Tôi nghĩ nếu chính quyền thực tâm muốn hoà hợp hoà giải thì tại sao không công nhận lá cờ vàng tượng trưng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
=======
Thư của ngài đại sứ VN gửi TNS Pam Roach
Ngày 10-2-2004
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:
Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.
Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington .
Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ. Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốcViệt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.
Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam .
Như ông có thể nhớ lại, Nghị Quyết Thượng Viện loại này số 8659 đã bị rút lại sau cuộc duyệt xét vào mùa xuân vừa qua, khi những ý tưởng này được đưa ra bàn thảo.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng; tôi tin dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, một khi được cơ quan lập pháp của ông thông qua, sẽ đâm bổ vào chính Hiến Pháp. Hoa kỳ là nền tảng trao quyền hành cho việc thi hành chính sách đối ngoại duy nhất trong hệ thống liên bang. Vả lại, bằng sự kêu gọi công nhận lá cờ cũ ấy như là lá cờ chính thức duy nhất của nhân dân Việt Nam , nó sẽ làm cho quyền tự do phát biểu bị nghi ngờ.
Dưới ánh sáng của những nhận xét này, tôi thành kính yêu cầu ông đừng hành động hỗ trợ cho dự án Tượng Đài Kỷ Niệm.
Tôi cảm ơn ông về sự quan tâm và hợp tác.
Với lòng kính trọng cao nhất của tôi.
Ký tên : Nguyễn Tâm Chiến,
Đại Sứ.
=======
THƯ PHÚC ĐÁP TỪ WASHINGTON STATE .
Ngày 23-2-2004
Thưa Ông Đại Sứ,
Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.
Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam . Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào. Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc. Thế cũng được. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.
Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu ban Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.
Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu. Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.
Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.
Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.
Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông. Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.
Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? – 50,000? – 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi. Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp. Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới.
Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông.
Hãy nhìn vào sự gắn bó của nước ông trong hành động buôn bán nô lệ. Nhiều lần trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai và cả sau đó, nước ông bán người Mỹ, bán đồng minh và tù binh Việt Nam qua nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô-Viết. Một bằng chứng, năm 1983, nước ông bán 275 người Mỹ và 27,000 tù binh Việt Nam qua Liên-xô để trừ nợ đã vay trong chiến tranh. Đây là một vi phạm quá trọng đại đối với nhân quyền và là một tội ác chống nhân loại. Đã có nhiều lần nước ông bán người Mỹ, đồng minh và tù binh Việt Nam qua Liên-Xô, nhưng mỗi một lần số lượng không nhiều lắm.
Nước ông có thể giải quyết nhiều trường hợp Tù Binh/Người Mất Tích Trong khi làm nhiệm vụ một cách dễ dàng bằng cách mở các hồ sơ quân đội và Côngan của nước ông. Nhưng nước ông đã không làm chỉ vì không có lợi lộc gì trong việc giải quyết nhân đạo vấn đề tình cảm này. Nước ông tống tiền nước Mỹ cho lợi nhuận riêng và hưởng thụ. Tại sao? Bởi vì nước ông nhận thấyrằng Tổng Thống Nixon đã hứa viện trợ tái thiết cho nước ông khoảng 4 tỷ 3 đô-la. Điều này có thể xảy ra, nước ông có thể nhận được số tiền này một cách dễ dàng, nếu chịu công bố hồ sơ và danh sách tù binh của nước ông cho các gia đình và cho thế giới. Ít ra việc này cũng có thể làm giảm nhẹ một phần nào trong số tội ác của nước ông.
Rồi thì ông dám trơ tráo đòi hỏi rằng người Mỹ đừng can thiệp vào công việc nội bộ của ông và đòi vinh danh lá cờ của nước ông. Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.
Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.
Terrell A. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU (San Jose)
Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/09/chuyen-co-vang-tren-dat-my/
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2999. Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?
Thanh Trúc
26-09-2014
Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế nhị và nhạy cảm.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu nhận định trong:
“Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.
Cái chủ đề chung này, cái “theme chủ đạo” tay đôi này nó phát triển một cách trầm trầm mà cương quyết. Nói cách khác, nó chưa có những đột phá trong tương lai gần, nhưng nó báo hiệu là sẽ có các sự kiện có ý nghĩa. Trước hết sẽ có tuyên bố bãi bỏ cấm vận từng phần bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ có tuyên bố kết thúc cuộc đàm phán maratông về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.
Buổi nói chuyện giữa tuần rồi cũng là khúc dạo đầu rất tốt cho chuyến thăm và làm việc của ngoại trưởng Pham Bình Minh tại Washington trong hai ngày đầu tháng Mười sắp tới đây. Tôi nghĩ trong chuyến thăm Washington sắp tới đây thì ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry không chỉ bàn việc triển khai mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ mà còn có thể bàn bạc mở ra những sự kiện mới để đón chào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thành lập quan hệ ngoại giao bước sang 2015. Trên căn bản đó, mối quan hệ Việt-Mỹ đang đứng trước nhiều vận hội rất tích cực.”
Thanh Trúc: Thưa những điểm nào, theo ông, là chủ yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nếu nói về những điểm chính yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người dân với người dân, giữa những tổ chức xã hội. Ngoài giòng chính đó thì ngay vào thời điểm hiện nay chúng ta được thấy những trụ cột mà cả Việt Nam và Mỹ đều nhấn mạnh trong mối quan hệ Việt Mỹ.
Có lẽ trước hết ai cũng thấy đó là việc Việt Nam khẳng định ủng hộ chính sách tái cân bằng, chính sách xoay trục hiện nay của Hoa Kỳ. Trong buổi nói chuyện nếu để ý thì chúng ta thấy ông Minh nói là để giúp giải quyết tình trạng căng thẳng ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam hoan nghênh, tôi xin trích dẫn là :”bất cứ sự tham gia của nước nào, bao gồm cả chính sách xoay trục sang Châu Á của nước Mỹ.” Nên nhớ rằng Tung Quốc không bao giờ hoan nghênh cái chính sách xoay trục này của Mỹ cả. Như vậy ở đây có một điểm gặp nhau rất lớn trong quan hệ Việt Mỹ.
Vấn đề thứ hai nữa là ở đây Mỹ cũng rất chủ động đưa ra những sáng kiến để đóng băng các hoạt động phi pháp trên biển Đông. Mỹ cũng đòi trả lại nguyên trạng biển Đông như trước tháng Năm. Cái này cũng rất trùng hợp với quan điểm của Việt Nam. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại việc ông Minh, trong buổi nói chuyện tại New York, đã mạnh mẽ xác quyết lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải hiểu tuyên bố của Minh trong tương quan Việt Trung hiện nay là một tuyên bố đầy thách thức, có thể coi đấy là sự phê phán âm mưu cũng như hành động của Trung Quốc đang tiến hành xây cất trên các vùng biển gần Gạc Ma cũng như trên các đảo khác của Việt Nam.
Và điểm cuối cùng trong quan hệ Việt Mỹ là cả Việt Nam và Mỹ đều ủng hộ vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, của các quốc gia vừa và nhỏ trong vấn đề xây dựng an ninh khu vực. Ông Minh, trong bài nói chuyện của mình, đã lưu ý cử tọa về vai trò của một cộng đồng khu vực do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc an ninh mới. Đấy là những điểm nhấn gần đây nhất trong quan hệ Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ông nghĩ sao về phát biểu của ông Pham Bình Minh là Trung Quốc không việc gì phải nổi nóng trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phát biểu đó của ông Phạm Bình Minh, theo tôi, nói lên một không gian vận động chiến lược của Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Cái không gian này mang tính độc lập tương đối nhưng nó cũng có ngôn thuật. Không gian này tuy không thật rộng như một số thành viên ASEAN khác nhưng cũng không quá hẹp như thời Việt Nam bị kẹt trong chiến tranh lạnh.
Nếu phải mua vũ khí trang bị cho quân đội để đối phó với đe dọa từ bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ sắm vũ khí để tự vệ thôi. Tiếp đó, nếu không mua từ Mỹ thì Việt Nam có thể mua từ các nước khác như thực tế đã cho thấy. Cho nên tôi nghĩ ông Minh nói Trung Quốc không nên lo lắng là vì vậy. Tức là ông nói một vấn đề cụ thể nhưng qua đó ta có thể hiểu không gian vận động chiến lược mới của Việt Nam.
Thanh Trúc: Ông nhận định thế nào khi phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng so sánh Việt Nam với Philippines, nói rằng Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc hơn Philippines là nhờ có khuôn khổ đối tác chiến lược?
TS Đinh Hoàng Thắng: Riêng vấn đề này thì tôi có một số bảo lưu. Bởi vì cách hỏi của cử tọa khi đưa câu hỏi cho ông Minh là vấn đề của cử tọa, nhưng trên thực tế thì tôi không nghĩ rằng Philippines lại không hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, thậm chí tôi nghĩ người ta còn hiểu hơn là khác.
Tôi cũng không cho rằng cái khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Trung Quốc từ nay có thể giúp Việt Nam xử lý được hết thảy mọi rắc rối trong bang giao Việt Trung một cách dễ dàng hơn. Tôi chỉ nhắc lại việc mà chính ông Minh đã nói trong buổi nói chuyện đó, là trong thời gian khủng hoảng giàn khoan trên biển Đông thì Việt Nam đã 40 lần giao thiệp để đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của mình. Trong thời gian đấy tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam chắc chắn đã ngấm, rất ngấm cái nhận xét của một phân tích gia rằng là trong quan hệ quốc tế thà gặp một đối thủ chơi rắn nhưng tôn trọng luật pháp còn hơn là có một người bạn khó lường bất tuân và bất chấp luật pháp quốc tế.
Thanh Trúc: Ông Phạm Bình Minh cũng cổ vũ cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều gọi là quan hệ hợp tác Mỹ Trung trong dài hạn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Quan hệ hợp tác ổn định Mỹ Trung dài hạn rõ ràng nó rất quan trọng, nó luôn luôn giữ vai trò lĩnh xướng không chỉ trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả trên toàn cầu. Tôi nhớ gần đây chính chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố là việc Mỹ Trung đối đầu sẽ dẫn đến một thảm họa cho cả hai nước và cả thế giới. Còn chính phủ Mỹ cũng nhiều lần thanh minh là Mỹ không có ý đồ ngăn chận hay kềm chế Trung Quốc. Mỹ tuyên bố hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình và có sự đóng góp vào việc ổn định và phát triển trong khu vực cũng như có đóng góp vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế.
Tuy nhiên giữa các tuyên bố và việc triển khai chiến lược toàn cầu của các nước lớn thường nó có khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quân bình lực lượng, tùy thuộc vào tương quan lợi ích.
Các thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam chỉ có thể đối phó hữu hiệu với cái hệ lụy chưa lường được nếu như không bao giờ đặt tất cả trứng vào một giỏ.
Sau ba mươi năm thì lần đầu tiên mới đây Hà Nội có một hội nghị về ngoại giao đa phương, mời các tên tuổi quốc tế đến để bàn thảo về một nền ngoại giao đa phương, và bây giờ thì đến lượt một người đứng đầu ngành ngoại giao đến tận Liên Hiệp Quốc để thuyết trình về vị trí của đất nước trong một trật tự thế giới đang hình thành. Sắp tới đây là chuyến thăm Washington hai ngày của ông ngoại trưởng. Tất cả những cái đó cho thấy nền ngoại giao của Việt Nam đang ngày một trưởng thành. Hy vọng công cuộc đổi mới toàn diện sẽ dẫn dắt Việt Nam đi qua cơn khốn khó hiện nay.
3000. KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1)
Kiều Phong
26-09-2014
DĐTK: Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT
—–
Cháu Thu Tứ,
Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:
1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”
Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như người, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.
Tóm tắt vài chi tiết lịch sử mà vì đọc toàn sách báo Cộng sản, cháu không biết:
Kháng chiến chống Tây là việc của toàn dân. Đảng Cộng sản chỉ là một trong những đảng tham gia vào cuộc chiến đấu chung. Nhờ tổ chức giỏi, mưu mô xảo quyệt và tàn bạo – nhất là tàn bạo – vừa gặp cơ hội là đảng cướp chính quyền làm của riêng, đẩy các “đồng minh sát cánh chiến đấu” ra rìa. Rồi sợ họ bất mãn thì phiền, Đảng Cộng sản ra tay tiêu diệt các đảng khác. Việt Nam Quốc dân Đảng đóng góp cho kháng chiến 13 người liệt sĩ ở Yên Bái thành tích kháng chiến lẫy lừng, đảng viên cao cấp vẫn bị CS thủ tiêu, đảng viên cắc ké nhiều người bị giam cầm tới chết.
Thanh toán những đảng phái quốc gia cùng chiến đấu với mình vì sợ phải chia quyền lực cho họ, ta hiểu được. Nhưng bác Hồ còn thanh toán chính các đồng chí của mình, hung hãn không thua bác Staline, rồi thừa thắng xông lên, thanh toán luôn… nhân dân, Bác “cải cách ruộng đất” một phát long trời lở đất, biến những ngôi làng hiền hòa muôn thủa của dân tộc thành những pháp trường đẫm máu, rùng rợn chả kém gì làng quê của bác Mao, ông thầy dậy và bắt Bác phải giở trò man rợ này với chính đồng bào ruột thịt.
Mà khi đó, Bác mới làm vua nửa nước!
Trong bài, có chỗ cháu bào chữa cho Bác và Đảng là: bác Hồ đã sửa sai rồi! Chú cũng biết chuyện ấy, khi nghe bác Hồ hối hận, rơm rớm nước mắt, chú cũng mềm lòng, bùi ngùi cảm động.
Nhưng cảm thông với kẻ giết người hàng loạt xong biết tuyên bố sửa sai, thì ta cũng phải thông cảm với những người vì cái sai ấy mà chịu cảnh tang thương, nuôi lòng oán hận, và hàng triệu người sau khi chứng kiến cảnh đồng bào mình bị tàn sát, hoảng kinh co giò chạy thục mạng cho thật xa Bác và Đảng. Nếu Bác tiếp tục xông tới đòi chiếm luôn mảnh đất sống cuối cùng của họ thì nhất định họ phải chống cự. Bởi vì lúc đó họ không tiên đoán được là có lúc Bác hối hận. Mà biết thì cũng không ai ham làm nắm xương tàn trong mộ chờ ngày được Bác ban cho vài giọt lệ sửa sai lâm ly.
Mà đâu phải sau khi sửa sai, hối hận, Bác trở nên hiền như ma sơ. Tết Mậu Thân, có “thời cơ tốt”, Đảng Cộng sản quang vinh và Bác Hồ muôn vàn kính yêu ra tay chôn sống hàng ngàn đồng bào Huế tỉnh bơ. Rồi ở “một thời cơ tốt” khác, có đám đông đồng bào, đa số đàn bà con trẻ, khóc mếu bồng bế dắt díu nhau chạy loạn, các đồng chí dùng hỏa tiễn súng cối Nga Tầu phát cho, pháo kích chết la liệt hàng cây số trên đại lộ kinh hoàng. Khi không gặp thời cơ tốt, các đồng chí vẫn tạo ra thật nhiều “thời cơ hơi hơi tốt” bằng cách pháo kích đều đều vào thành phố, thịt xương con cháu đám Ngụy Dân lâu lâu lại tan nát, rải khắp sân trường.
Cháu có thể theo đúng kinh sách Cộng sản, lý luận rằng “cứu cánh biện minh cho phượng tiện” các đồng chí phải tàn sát không gớm tay để cứu nước, giúp cho những đứa may mắn sống sót được hưởng cuộc đời hạnh phúc phồn vinh trên thiên đường xã hội chủ nghĩa.
Cháu tin thế là quyền của cháu, nhưng đừng đòi hỏi nhà văn Võ Phiến và những người văn minh, nhân bản ở miền Nam phải buông súng, dâng mảnh đất tự do cuối cùng cho bọn người cuồng tín, bất nhân, và hung bạo như thế, để “nước khỏi bị chia hai”.
Bố cháu theo kháng chiến, dạy học, giúp những cán bộ cao cấp mở mang kiến thức (nhờ vậy mà được một người học trò cứu mạng). Trông thấy đảng Cộng sản tàn ác, bất nhân quá, ông bất bình, can ngăn. Thế là bị tù, suýt bị tử hình.
Thoát gông cùm, về được miền tự do, ông đặt chuyện chống Cộng lên trên hết, coi đó là vấn đề sinh tử của mình, gia đình mình, và toàn dân trên phần quê hương chưa bị cộng sản cưỡng chiếm. Muốn ghép hai chuyện chống Cộng và “thống nhất đất nước” vào với nhau thì phải viết rõ: “Nhà văn Võ Phiến quyết tâm chống Cộng vì không muốn để miền Nam bị bọn Bắc Cộng chiếm nốt, đất nước bị thống nhất dưới một chế độ độc tài, sắt máu nhất trong lịch sử loài người.”
Cháu viết lửng lơ: “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”… rồi ngửa mặt nhìn trời, tuôn ra một tràng những lời trách than ảo não, bi ai, nghe kêu boong boong: “Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?” ngụ ý rằng bố cháu quên công ơn dựng nước của tổ tiên, coi trọng việc chống Cộng hơn việc vẹn toàn lãnh thổ, còn cháu thì yêu nước, biết ơn tổ tiên, biết đau lòng vì đất nước chia hai v.v…
Viết như thế là gian lận, kiêu căng và xấc láo.
Chú tin cháu là người ngay thật, không cố tình dùng chữ nghĩa để bày trò gian vặt, cốt thủ thắng trong tranh luận. Chú cũng không tin cháu kiêu căng đến độ nghĩ mình khôn ngoan, yêu nước, biết ơn tiền nhân hơn cả các bậc cha chú và hàng triệu người chống Cộng ở miền Nam. Cháu cũng không là người ngu.
Chỉ mù quáng hết thuốc chữa thôi!
Bây giờ, ta xét xem chọn lựa “chống Cộng” đúng hay sai.
Nhờ chọn “chống Cộng”, bố cháu có chỗ dung thân, tạo sự nghiệp văn chương lừng lẫy, nuôi dưỡng các cháu thành tài, riêng cháu được du học để trở thành khoa học gia. Nếu ở lại với CS, với tội danh “phản động” sợ rằng tính mạng cũng không giữ được, số phận các cháu, con cái của một “tên phản động” chắc cũng không khá.
Nhờ hàng triệu người miền Nam chọn lựa chống Cộng giống bố cháu, cố chiến đấu giữ cho “nước chia đôi’ hai thập niên mà người dân miền Nam có đời sống khác xa thiên đường xã hội chủ nghĩa miền Bắc như thế nào, chẳng lẽ cháu không biết.
Nếu thật không biết thì hãy nhìn kỹ vào đất nước Nam Hàn. Như bố cháu, như miền Nam Việt Nam, Nam Hàn cũng chọn lựa quyết liệt chống Cộng, giữ cho chuyện “đất nước chia đôi” kéo dài. Họ may mắn hơn ta, thành công. Nhờ thế giờ này thành một quốc gia giầu mạnh, văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ngang với Nhật, và không bị cậu chủ tịch nhóc tì Kim Chính Vân lãnh đạo.
Nếu Việt Nam bây giờ còn chia đôi thì cháu và bộ máy tuyên truyền ở Hà nội tha hồ tưởng tượng ra cảnh một Việt Nam thống nhất được Bác và Đảng lãnh đạo cho lên phi thuyền, xuất phát từ đỉnh cao trí tuệ loài người, bay vù vù vượt xa Nam Hàn. Nhưng nước ta thống nhất bốn thập niên rồi, Việt Nam tiến tới đâu, khác Nam Hàn ra sao, người khiếm thị cũng thấy. Mới đây, trên báo Tuổi Trẻ ở trong nước, tác giả Nguyễn Hoa Lư trong bài “Ngậm ngùi rơi lệ” có đoạn rất hay nói sơ sơ về sự “khác biệt” giữa hai quốc gia:
“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.
VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương cách đây bốn, năm mươi năm, nghĩa là vào thời điểm chưa “bị” thống nhất, Việt (miền Nam thôi, các đồng chí đừng có nhận vơ!) chẳng kém Hàn. Thế mà giờ đây…
Nhà văn Võ Phiến, miền Nam VN, Nam Hàn chọn chống Cộng mà nhân loại hôm nay cũng chọn lựa giống hệt như thế.
Do đó, chủ nghĩa Cộng sản đã từng chinh phục một nửa thế giới bây giờ co cụm lại còn sót có bốn mống. Trong bốn mống đó thì Trung Cộng đã thành tư bản Đỏ, chỉ còn xứng danh Cộng sản dỏm. Cộng sản Việt Nam thì đang chạy theo hai con voi Tư bản xanh và Tư bản đỏ để hít bã mía cho đỡ đói, chả thấy còn giống con Giáp Cộng sản nào. Gia tài Cộng sản còn rơi rớt lại, nguyên con, không sứt mẻ là hệ thống công an cảnh sát đàn áp, hành hạ đối lập và bắt nạt, áp bức dân lành.
Và chính trên quê hương, nơi lý thuyết chủ nghĩa Cộng sản chào đời, dân tộc Nga cũng chọn lựa giống hệt nhân loại. Họ đem cái chủ nghĩa đáng ghê tởm ấy cùng những tượng lớn bé của các đấng sinh thành ra nó vứt hết vào bãi rác.
Bây giờ mà chống Cộng hăng quá thì có thể… sai thật. Vì mang tiếng tàn nhẫn, đánh đập những kẻ đã hấp hối, đang ngáp ngáp!
Về chuyện “thống nhất đất nước” thì nhà văn Võ Phiến, như hàng triệu người ở miền Nam, ở Nam Hàn có khi nào ngưng thiết tha mong ước ngày đất nước thôi bị chia hai đâu! Nhưng trái với đảng Cộng sản và cháu, họ chỉ muốn Việt Nam được thống nhất như Đông Tây Đức, nghĩa là chế độ Cộng sản Đức hết chỗ dung thân, dân Đông Đức từ nay không phải tìm tự do bằng cách vượt ngục, rồi bị lính Đức Cộng bắn chết gục dưới chân tường Bá Linh. Toàn dân Đông Đức được chung hưởng phúc lợi và niềm hãnh diện của những công dân một nước Đức tự do, văn minh, giầu mạnh.
Mơ ước không thành, nhưng chọn lựa “chống Cộng” thì thật đúng, theo phán quyết của chính quan tòa lịch sử nhân loại.
2 – Đoạn văn sau đây khiến người đọc, nhất là những người từng đọc Thu Tứ, bàng hoàng:
“Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.
Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể.”
Người đọc kinh ngạc sững sờ, không thể ngờ một cây bút luôn có những suy tư chín chắn, sâu sắc lại viết ra những lý luận, nhận định ngây ngô, nhảm nhí đến thế.
Ở đây, cháu mô tả Võ Phiến giống hệt một ông nông dân mù chữ, không biết viết, biết đọc, và suốt đời – suốt đời – quẩn quanh ở huyện Phù Mỹ nên không biết Tây nó ác, xã hội Việt Nam ngoài huyện Phù Mỹ có chênh lệch, bất công, có khi còn chả biết mặt mũi thằng Tây thế nào vì “ Phù Mỹ gần như không thấy bóng giặc Pháp” … thành ra ông nhà văn mù chữ quanh quẩn ở huyện Phù Mỹ nghĩ chuyện đất nước lệch lạc hết trơn!
Nào, bây giờ theo đúng cách lập luận của cháu, chú viết thế này: “Thủa nhỏ Thu Tứ sống ở Sài gòn, rồi đi du học, quanh quẩn ở Úc ở Mỹ nên không biết chế độ Cộng sản tác hại cho dân tộc đến thế nào, nên dễ nghĩ lệch về Bác và Đảng”.
Chắc chắn cháu sẽ “phản biện” nhận xét hồ đồ, ngây ngô này ngay: “Tôi biết tường tận chuyện đất nước quê hương chớ, nhờ đọc sách báo”.
Cháu đọc để biết thiên hạ sự thì cũng phải để ông nhà văn không mù chữ Võ Phiến đọc để biết những chuyện xảy ra khắp trên quê hương của ông chứ!
Nói chuyện đọc, chắc cháu đọc không nhiều bằng bố. Chú lại nghi cháu tập trung đọc toàn những sách ca ngợi, tâng bốc Cộng sản. Thành ra bắt chước cháu, chú cũng: “Có thể đặt vấn đề, hay là kho sách nhỏ của Thu Tứ chỉ toàn một giống tác phẩm tuyên truyền, ngợi ca Bác Đảng, khiến Thu Tứ đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước?”
Áp dụng suy luận này vào trường hợp cháu, nghe lại có vẻ rất… chí lý!
Kết luận Võ Phiến chỉ là một người mù chữ, vốn hiểu biết nghèo nàn gồm một mớ chuyện mắt thấy tai nghe quanh quẩn trong phạm vi huyện Phù Mỹ xong, cháu lên tiếng mắng mỏ, chê trách ông:
“Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ”. (Ông nhà văn này đáng trách thật, có mớ kiến thức cỏn con lượm lặt ở huyện Phù Mỹ mà lại còn bỏ sót một kiến thức quan trọng như thế!)
Mắng mỏ chê trách xong là đến màn dậy dỗ thân phụ:
“Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”
Ngoài kiến thức do đọc, ông Võ còn vốn sống. Tham gia kháng chiến, sống và làm việc với Cộng sản, ở tù, bị xử truớc tòa án nhân dân… rồi sau đó là hai thập niên đối đầu với Cộng sản hàng ngày, bắt buộc phải tìm hiểu chiến thuật, chiến lược của địch, phải theo dõi sát nút tình hình thế giới để biết chuyện gì sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia. Còn Thu Tứ vốn đọc hạn hẹp, vốn sống thì chỉ có mấy chuyến về thăm quê hương theo kiểu Tây ba lô! Vậy mà con nguời vốn đọc nghèo nàn, hẹp hòi, vốn sống là con số không to tướng lại lên mặt dậy dỗ chủ nhân một kho tàng kiến thức mênh mông! Lại vu cáo cho ông là: … nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”
Sao cháu có thể u mê đến độ dám viết ra những lời quàng xiên, ngớ ngẩn, hỗn xược đến thế?
Đoạn văn ấy không làm giảm uy danh nhà văn Võ Phiến để “phục vụ tốt” cho Bác Đảng đâu, mà chỉ biểu lộ tác phong, nhân cách của chính tác giả: kiêu căng, xấc láo và ngu muội đến mức không ngờ.
Trong bài, có đoạn cháu khoe đã về Việt Nam du lịch nhiều lần, tìm mãi không thấy “cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam,”. Chuyện ấy bàn sau, bây giờ hãy nói đến ảnh hưởng cực xấu của những tác phẩm do cơ quan tuyên truyền của Cộng sản sáng tác.
Những cuốn sách đã mốc meo, chính những người Cộng sản hiếm hoi cuối cùng còn sót lại cũng chán lè, không thèm đọc, vẫn thu hút được một nhà văn thông minh có tài, đang sống trên đất tự do. Thu hút và thôi miên, biến anh ta thành một con người ngây ngô, ngớ ngẩn, khả năng xét đoán đúng sai bị tê liệt, rồi tự biến mình thành một cán bộ tuyên truyền hạng bét.
Tệ hơn nữa, ngoài công tác tuyên truyền, tâng bốc, bào chữa cho một chủ nghĩa đã bị nhân loại ghê tởm, anh ta còn lợi dụng cơ hội được làm con nhà văn Võ Phiến để ở ngay trong nhà rình rập những lời nói “phản động”, moi móc các sáng tác của ông, kiếm tìm những câu văn chê Bác Đảng để viết báo cáo trình công an, xúi chúng nó cấm in sách của thân phụ mình.
Cháu luôn luôn tỏ ra tha thiết muốn bảo tồn văn minh, văn hóa Việt Nam. Hầu như bài viết nào cũng toát ra tấm lòng thiết tha đẹp đẽ ấy.
Nhưng cháu đang nỗ lực bảo tồn một nền văn hóa, văn minh Cộng sản mới đẻ ra từ thời “cải cách ruộng đất”, thứ văn minh “ đấu cha, tố mẹ” đã từng làm một con người khắc nghiệt, tàn nhẫn như Hồ Chí Minh phải ân hận, rơi lệ.
3- Những sai lầm văn chương, lý luận, suy diễn trong bài viết của cháu còn nhiều, chú bận quá, lại không hứng thú gì khi phải ngồi đọc đi đọc lại một bài mạt sát Võ Phiến ngây ngô, non nớt, thua xa văn chương của đám bồi bút tác giả cuốn: “Những tên biệt kích văn nghệ”, ấn hành ngay sau 75.
Hơn nữa, sau khi đọc phần 1 và 2, được chỉ dậy cho những sai lầm có thể làm một tác giả sáng suốt giật mình tỉnh ngộ, cháu vẫn nhất định ôm khư khư cái quái thai văn chương ấy… có giảng giải thêm cũng chẳng ích gì.
Vậy tạm gác cái sai văn chương, xét qua cái sai trong hành động.
Hành động lâu nay, được cháu tả rất rõ:
“Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước!”
Trước hết, chú tin cháu không cố tình gian lận, lươn lẹo trong việc sử dụng từ ngữ, nhưng cháu dùng toàn những từ gian lận Cộng sản cung cấp: “Người yêu nước” thay cho “ Người Cộng sản” “tổ quốc, nước” thay cho “Bác và đảng Cộng sản”, “nội dung chính trị” thay cho “nội dung chống Cộng”.
Dùng từ ngữ một cách ngay thẳng, có thể tóm tắt sinh hoạt của Thu Tứ như sau: Được cha già ủy quyền quản thủ gia tài văn chương của ông, Thu Tứ tự biến mình thành công an văn hóa, ngồi chọn lựa tác phẩm không chứa nội dung chống Cộng, nếu có tí chống Cộng nào thì kiểm duyệt, cắt bỏ ngay, rồi mới cho phổ biến. Và Thu Tứ tin mình làm thế là chu dáo với nhà và với (Đảng Cộng sản đang cai trị cả) nước.
Sinh hoạt trước đây là thế, sinh hoạt mới nhất, sôi nổi nhất thể hiện trong bài này là hô hoán báo động về cái hại trong văn chương Võ Phiến để nhà nước Cộng sản kịp thời có biện pháp đối phó. Thành tích đi báo Công an đó được nêu ra ngay từ đoạn mở bài:
“Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!
Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.”
Nghĩa là Võ Phiến được độc giả trong nước chào mừng, nhiều nhà xuất bản tư nhân (phi chính phủ!) muốn ấn hành các tác phẩm khác, có thể mang nội dung chống Cộng mà Thu Tứ đã loại bỏ, hoặc chưa kiểm duyệt. Thành ra anh công an văn hóa tình nguyện này phải gào lên kể tội chống Cộng của bố, để cứu đảng và nhà nước ta khỏi bị quân phản động hãm hại.
Nhiều lúc chú băn khoăn: hay là có biến cố gì làm cháu bị chấn động, hoang mang, rồi nẩy sinh những ý nghĩ, hành động bất thường? Nhưng hiện tại, trước mắt, thấy một người, dù điên hay tỉnh, đang cầm vũ khí, hoặc dao, hoặc bút, đâm chém loạn xạ, kể cả người đẻ ra mình, miệng gào thét kết tội các vị ấy “làm hại nước” v.v… thì cần có biện pháp đối phó ngay. Nguyên cớ tìm hiểu sau.
Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. Thành tích đã có rồi: kiểm duyệt hết những bài, những đoạn văn chống Cộng của nhà văn Võ Phiến để lập công với Đảng và nhà nước.
Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” của cháu.
Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao.
Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.
(Còn tiếp)
3001. Việt Nam: 8 thứ trưởng ngoại giao!
GS Nguyễn Văn Tuấn
27-09-2014
Mới đọc tin tức thấy VN mới bổ nhiệm thêm 2 thứ trưởng ngoại giao (1). Như vậy, tính đến nay, VN đã có 8 thứ trưởng ngoại giao. Nếu tính trung bình mỗi bộ ở VN có 5 thứ trưởng, thì với 23 bộ hay tương đương, VN đã có hơn 110 thứ trưởng! Một con số kinh khủng! Trong một nước người dân còn nghèo xơ xác, mà có một đội quân thứ trưởng nhiều như ở VN thì chắc chắn sẽ còn nghèo hơn nữa.
Ở VN, có lẽ do “tàn dư” của Pháp để lại (?), nên có quá nhiều chức danh phó. Thủ tướng thì có một lô phó thủ tướng. Bộ trưởng có hàng tá thứ trưởng. Dưới bộ có cục, vụ cũng lại thêm một lô trưởng và phó. Chưa hết, cấp tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã, thậm chí ấp, cũng có hàng lô trưởng và phó. Rồi từ đại học, bệnh viện, trung tâm, đến phòng ban trong các trung tâm đó đều có trưởng và nhiều phó. Tôi ngạc nhiên tại sao bao nhiêu năm nay mà VN không cải cách bộ máy hành chính cho tinh giản hơn, mà lại làm cho nó phình ra.
Đó là chưa nói trong hệ thống đảng, cũng có bộ máy song song với chính quyền. Tức là họ bên đảng cũng có trưởng và phó. Tất cả đều do người dân trả lương! Như vậy, người dân đóng thuế phải cưu mang hai bộ máy trong một nước. Một bộ máy ra mặt, còn một bộ máy không ra mặt (đứng sau chỉ huy) nhưng chẳng chịu trách nhiệm trước công chúng.
Ở các nước phương Tây mà tôi biết thì rất hiếm có phó. Như ở Úc, chỉ có thủ tướng và 1 phó thủ tướng. Mà, vai trò ông phó thủ tướng Úc cũng không “sáng chói” như phó thủ tướng ở VN. Còn cấp bộ, Úc hoặc là có 1 thứ trưởng hoặc chẳng có thứ trưởng nào. Cấp bang (thường có dân số gấp 5-10 lần một tỉnh ở VN) cũng hiếm thấy phó. Như bang NSW tôi đang ở, tôi thậm chí không biết ai là phó thủ hiến, cũng có thể bang không có chức danh này. Còn cấp bộ trưởng bang thì cũng hiếm thấy có phó, chỉ có 1 trưởng thôi. Vậy mà guồng máy hành chính của họ chạy rất trôi chảy và phục vụ dân thật sự chứ không phải “hành là chính” như ở VN.
Ở VN người ta dịch chữ “thứ trưởng” là deputy, còn ở nước ngoài (như Mĩ chẳng hạn) thứ trưởng có chức danh là assistant. Chữ deputy dĩ nhiên là oai hơn assistant. Có lẽ cách dịch của VN là muốn nâng cao vai trò của thứ trưởng. Trong thực tế, tôi nghĩ assistant có lẽ thích hợp hơn, vì thứ trưởng là phụ tá cho bộ trưởng.
Trong những năm gần đây, VN có quá nhiều tiến sĩ, giáo sư/phó giáo sư. Nhưng song song với sự tăng trưởng của guồng máy học thuật, VN còn có một sự tăng trưởng khác: số tướng tá trong quân đội và công an. Có lẽ chưa bao giờ trong thời bình mà VN có nhiều tướng tá như hiện nay. Cũng chưa bao giờ có chuyện cảnh sát giao thông đứng đường mang hàm trung tá! Ngày xưa, quân nhân mang hàm trung tá hay đại tá đã có thể là tỉnh trưởng (như chủ tịch UBND ngày nay), nhưng ngày nay, hàm đại tá quá nhiều và chẳng còn uy danh như ngày xưa. Không biết mấy nước khác thì sao chứ ở Úc này tôi không thấy công an / cảnh sát mang hàm cấp tướng. Sự hiện diện của nhiều tướng trong ngành công an ở VN cũng là một nét đặc thù về thể chế của VN: công an trị. Nay đến sự hiện diện của đội quân thứ trưởng thậm chí còn nhiều hơn tướng lại thêm một nét đặc thù khác của VN: đó là ôm đồm và ham quản lí.
Tại sao VN có quá nhiều thứ trưởng? Một phần có lẽ là do “truyền thống” từ thời Pháp thuộc để lại. Một phần khác là để tăng cường quản lí, vì bộ máy công quyền VN thích tập trung quyền lực và thích quản lí người dân. Một phần khác, chức danh “phó” có lẽ là một hình thức thưởng công hay dàn xếp giữa các phe phái, một cách chơi cờ người. Cũng có thể giải thích rằng VN có nhiều phó là phản ảnh sự incompetence của bộ trưởng. Có lẽ vì incompetence nên bộ trưởng phải cần nhiều phụ tá. Dù lí do nào hay cách giải thích nào thì sự hiện diện của đội quân thứ trưởng phản ảnh một bộ máy cồng kềnh, quan liêu, và kém hiệu quả.
——-
(1) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-ngoai-giao-co-them-2-tan-thu-truong-20140926201713551.htm
Nguồn: Nguyen Tuan
27-09-2014
Mới đọc tin tức thấy VN mới bổ nhiệm thêm 2 thứ trưởng ngoại giao (1). Như vậy, tính đến nay, VN đã có 8 thứ trưởng ngoại giao. Nếu tính trung bình mỗi bộ ở VN có 5 thứ trưởng, thì với 23 bộ hay tương đương, VN đã có hơn 110 thứ trưởng! Một con số kinh khủng! Trong một nước người dân còn nghèo xơ xác, mà có một đội quân thứ trưởng nhiều như ở VN thì chắc chắn sẽ còn nghèo hơn nữa.
Ở VN, có lẽ do “tàn dư” của Pháp để lại (?), nên có quá nhiều chức danh phó. Thủ tướng thì có một lô phó thủ tướng. Bộ trưởng có hàng tá thứ trưởng. Dưới bộ có cục, vụ cũng lại thêm một lô trưởng và phó. Chưa hết, cấp tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã, thậm chí ấp, cũng có hàng lô trưởng và phó. Rồi từ đại học, bệnh viện, trung tâm, đến phòng ban trong các trung tâm đó đều có trưởng và nhiều phó. Tôi ngạc nhiên tại sao bao nhiêu năm nay mà VN không cải cách bộ máy hành chính cho tinh giản hơn, mà lại làm cho nó phình ra.
Đó là chưa nói trong hệ thống đảng, cũng có bộ máy song song với chính quyền. Tức là họ bên đảng cũng có trưởng và phó. Tất cả đều do người dân trả lương! Như vậy, người dân đóng thuế phải cưu mang hai bộ máy trong một nước. Một bộ máy ra mặt, còn một bộ máy không ra mặt (đứng sau chỉ huy) nhưng chẳng chịu trách nhiệm trước công chúng.
Ở các nước phương Tây mà tôi biết thì rất hiếm có phó. Như ở Úc, chỉ có thủ tướng và 1 phó thủ tướng. Mà, vai trò ông phó thủ tướng Úc cũng không “sáng chói” như phó thủ tướng ở VN. Còn cấp bộ, Úc hoặc là có 1 thứ trưởng hoặc chẳng có thứ trưởng nào. Cấp bang (thường có dân số gấp 5-10 lần một tỉnh ở VN) cũng hiếm thấy phó. Như bang NSW tôi đang ở, tôi thậm chí không biết ai là phó thủ hiến, cũng có thể bang không có chức danh này. Còn cấp bộ trưởng bang thì cũng hiếm thấy có phó, chỉ có 1 trưởng thôi. Vậy mà guồng máy hành chính của họ chạy rất trôi chảy và phục vụ dân thật sự chứ không phải “hành là chính” như ở VN.
Ở VN người ta dịch chữ “thứ trưởng” là deputy, còn ở nước ngoài (như Mĩ chẳng hạn) thứ trưởng có chức danh là assistant. Chữ deputy dĩ nhiên là oai hơn assistant. Có lẽ cách dịch của VN là muốn nâng cao vai trò của thứ trưởng. Trong thực tế, tôi nghĩ assistant có lẽ thích hợp hơn, vì thứ trưởng là phụ tá cho bộ trưởng.
Trong những năm gần đây, VN có quá nhiều tiến sĩ, giáo sư/phó giáo sư. Nhưng song song với sự tăng trưởng của guồng máy học thuật, VN còn có một sự tăng trưởng khác: số tướng tá trong quân đội và công an. Có lẽ chưa bao giờ trong thời bình mà VN có nhiều tướng tá như hiện nay. Cũng chưa bao giờ có chuyện cảnh sát giao thông đứng đường mang hàm trung tá! Ngày xưa, quân nhân mang hàm trung tá hay đại tá đã có thể là tỉnh trưởng (như chủ tịch UBND ngày nay), nhưng ngày nay, hàm đại tá quá nhiều và chẳng còn uy danh như ngày xưa. Không biết mấy nước khác thì sao chứ ở Úc này tôi không thấy công an / cảnh sát mang hàm cấp tướng. Sự hiện diện của nhiều tướng trong ngành công an ở VN cũng là một nét đặc thù về thể chế của VN: công an trị. Nay đến sự hiện diện của đội quân thứ trưởng thậm chí còn nhiều hơn tướng lại thêm một nét đặc thù khác của VN: đó là ôm đồm và ham quản lí.
Tại sao VN có quá nhiều thứ trưởng? Một phần có lẽ là do “truyền thống” từ thời Pháp thuộc để lại. Một phần khác là để tăng cường quản lí, vì bộ máy công quyền VN thích tập trung quyền lực và thích quản lí người dân. Một phần khác, chức danh “phó” có lẽ là một hình thức thưởng công hay dàn xếp giữa các phe phái, một cách chơi cờ người. Cũng có thể giải thích rằng VN có nhiều phó là phản ảnh sự incompetence của bộ trưởng. Có lẽ vì incompetence nên bộ trưởng phải cần nhiều phụ tá. Dù lí do nào hay cách giải thích nào thì sự hiện diện của đội quân thứ trưởng phản ảnh một bộ máy cồng kềnh, quan liêu, và kém hiệu quả.
——-
(1) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-ngoai-giao-co-them-2-tan-thu-truong-20140926201713551.htm
Nguồn: Nguyen Tuan
-Đàm phán TPP: Việt Nam đánh đổi những gì?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-26
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét