-ĐBQH Đỗ Văn Đương: Quyền im lặng không phải quyền con người!
CTV Danlambao
– Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm
27/9/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban
Tư pháp của quốc hội đã hùng hồn tuyên bố rằng: quyền được im lặng không
phải là quyền con người!
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới
là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực
hiện chức năng gỡ tội cho họ”, ông Đương khẳng định.
Phát biểu trên được ông nghị thuộc đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM
đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng
hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị
công an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra.
Quyền được im lặng đã được áp dụng tại nhiều nước văn minh trên thế
giới, qua đó đã hạn chế tối đa việc kết án oan soan và bỏ tù người vô
tội, quyền lợi người bị kết tội được đảm bảo trong thời gian giam giữ.
Dù vậy, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương vẫn cho rằng, dứt khoát
không thể luật hóa quyền được im lặng, bởi việc này sẽ gây khó khăn cho
công an điều tra.
‘‘Ngay cả khi đối tượng sắp chết vẫn phải lấy sinh cung. Nếu nó chết là xong, nó đem xuống dưới đó thì làm sao mà bắt được nó’’
“Một số đồng chí vì đấu tranh chống tội phạm, nhưng lại trở
thành tội phạm. Ví dụ mấy anh dùng nhục hình ấy, mà phải nuôi con cho
tội phạm”, ông Đương dẫn chứng.
Trong lúc phát biểu, người dẫn chương trình phải thường xuyên chen
vào giữa chừng mỗi khi vị ĐBQH này xuất ra những phát biểu tào lao.
Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ
luật, là đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư
pháp của Quốc hội cộng sản.
Ông này còn có một biệt danh là ‘ông nghị rau muống’. Hồi năm 2011,
ĐBQH Đỗ Văn Đương đã biện minh cho tình trạng lạm phát tại Việt Nam khi
đăng đàn giữ nghị trường so sánh: “Tôi đi các nước thấy giá tiêu
dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng,
nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn”.
“Quyền im lặng không phải quyền con người” đã cho thấy rõ trình độ
và khả năng nhận thức của vị ĐBQH có bằng tiến sỹ luật Đỗ Văn Đương.
Trước phát biểu trên, một trong những chuyên gia luật hàng đầu Việt Nam là LS Lê Công Định nêu nhận xét ngắn gọn: “Có
lẽ việc đầu tiên phải làm để cải cách tư pháp là đuổi cổ những đầu óc
này ra khỏi các vị trí như thế, thì may ra mới có thể bàn công việc tiếp
theo!”
“Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu”
Ông Trương Đình Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã
hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi
mới, đó là điều rất là vô lý”.
Cực kỳ nóng sốt, đó là cụm từ được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn
Giàu dành cho tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung đã bắt đầu được thảo luận
tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ngay từ sáng 27/9.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong lời phát biểu khai mạc
nhấn mạnh, tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ là quan tâm của các vị đại
biểu Quốc hội mà cử tri rất kỳ vọng vào sự chuyển biển mạnh mẽ và cơ bản
của công việc này, để khắc phục những hạn chế, yếu kém mang tính cơ
cấu, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Vì vậy Phó chủ tịch kỳ vọng các ý kiến tại diễn đàn về những mặt làm
được và chưa được cũng như chỉ ra những điểm nghẽn sẽ góp phần đánh giá
khách quan, đầy đủ hơn về tái cơ cấu nền kinh tế.
Trình bày tổng quan về tái cơ cấu nền kinh tế là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.
Nhận định tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra rất chậm, kết quả
thực tiễn không nhiều và không cơ bản, ông Thiên cho rằng phải trả lời
cho được, rằng chậm vì cách làm đúng mà chưa chịu làm hay sai nên làm
mãi không được?
Đi sâu hơn vào tái cơ cấu ngân hàng, ông Thiên nêu rõ, tốc độ xử lý nợ
xấu chậm hơn quá trình phát sinh nợ xấu là cực kỳ đáng báo động. Và gần
quan điểm với một số chuyên gia khác, Viện trưởng Thiên nhấn mạnh dự báo
cho năm tới phụ thuộc rất nhiều vào xử lý nợ xấu.
Vẫn theo phân tích của vị chuyên gia này thì ngành ngân hàng làm được
nhiều việc nhưng phải vật lộn với quá nhiều thứ ngoài ngân hàng, quá sức
của mình nên hai điểm mấu chốt nhất chưa động đến được là nợ xấu và ở
hữu chéo.
Nợ xấu tăng còn sở hữu chéo, cho vay sân sau cực kỳ lớn mà không kiểm soát được, ông Thiên nói.
Tái cơ cấu vì sao chậm? Trả lời câu hỏi này, ông Thiên cho rằng có
nguyên nhân khách quan đây là việc quá trọng đại, nhưng ý kiến trái nhau
cũng nhiều, thậm chí có ý kiến “chọc ngoáy”.
Còn lý do chủ quan là do đánh giá thấp nguy cơ. Như nợ xấu, ta tưởng
“ăn” ngay được, dăm ba năm là xong, như vậy là hơi coi thường nguy cơ,
ông Thiên dẫn chứng. Bên cạnh đó còn có lý do không “đánh” đúng nguyên
nhân, dẫn tới không có đề án khả thi, giải pháp hữu hiệu.
Truy tìm nguyên nhân chính, ông Thiên nêu ra ba nhóm. Thứ nhất là do duy
trì mô hình tăng trưởng bị lệch, dựa vào vốn “dễ” đánh đổi lạm phát
theo kiểu “điếc không sợ súng” nên đã trói doanh nghiệp trong nước, lúc
nào cũng phải đương đầu với lãi suất cao, giúp cho doanh nghiệp nước
ngoài chả cần nỗ lực cũng vượt xa doanh nghiệp nội.
Các quá trình tái cơ cấu chưa đụng chạm đến mô hình tăng trưởng, con
bệnh sắp chết phải cho uống thuốc độc nhưng liều lượng phải đủ để khỏi
bệnh, ông Thiên sốt ruột.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là cơ chế cạnh tranh yếu, gây méo mó giả cả đưa
ra tín hiệu sai, hay nói cách khác là chưa thay đổi cơ chế cạnh tranh,
chưa xác lập giá thị trường cho các loại giá cơ bản.
Thứ ba là định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường chưa rõ,
xin - cho vẫn được duy trì và can thiệp bằng hành chính vẫn được ưa
thích.
Đặc biệt là bộ máy vẫn duy trì cơ chế trách nhiệm tập thể, mà kinh tế
thị trường là cơ chế trách nhiệm cá nhân, ông Thiên phân tích.
Để xoay chuyển tình hình, ông Thiên đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp gắn trách nhiệm cá nhân với từng công việc cụ thể.
Đặt đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế lên đầu tiên trong các biện pháp
trung dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng, nguyên Bộ trưởng Trương Đình
Tuyển thêm một lần bàn về xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại.
Nhấn mạnh vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng kinh tế thị trường,
ông Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự”
giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều
rất là vô lý”.
Phải có xã hội dân sự, theo phân tích của vị chuyên gia này là vì:
“Chính xã hội dân sự, thông qua va chạm thực tiễn, thông qua chịu tác
động của chính sách, sẽ cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm thực
chứng về chính sách, thế nào là xấu, thế nào là tốt. Thế giới ngày càng
chuyển sang một mô hình xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng, và
chúng ta không thể không thừa nhận nó”.
Chỉ có thể xây dựng thể chế kinh tế thị trường trên ba trụ cột thị
trường, nhà nước và xã hội dân sự, thì mới buộc các ngành kinh tế và
doanh nghiệp phải tái cấu trúc để có thể tồn tại được, “ông WTO” nhấn
mạnh.
Cho biết hiện vẫn đang làm cố vấn cho hai đoàn đàm phán hai hiệp định
rất lớn, ông Tuyển cũng chia sẻ là trong khi đàm phán gia nhập các hiệp
định TPP và FTA, có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu
tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của “xã hội dân sự” vào hoạch định
chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.
Nhưng, “chúng ta lại không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản
công khai, nên chúng tôi phải đau đầu”, ông Tuyển giải thích.
Nguyên Hà
(VnEconomy)
-Biểu tình Hong Kong: Dân Việt quan tâm, Ba Đình rung chấn
Hoàng Trần (Danlambao) – Ngày 28/9/2014, cuộc biểu tình bất tuân dân sự mang tên ‘Chiếm Trung Tâm’
bùng nổ tại Hong Kong, theo sau là những diễn biến nóng hổi được cập
nhật liên tục từng giây từng phút. Rung chấn từ Hong Kong đã lan sang
Việt Nam và trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm chưa từng có về
cuộc cách mạng đòi dân chủ tại vùng đất cựu thuộc địa Anh này.
Dù vậy, phong trào đấu tranh tại Hong Kong vẫn là một chủ đề ‘nhạy
cảm’ đối với đảng CSVN. Chương trình truyền hình trực tiếp của CNN chiếu
tại Việt Nam đã lập tức bị cắt đứt khi đang chiếu bản tin nói về Hong
Kong.
Hồng Kông: Bất tuân dân sự
Cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng bình xịt và lựu đạn cay để đối
đầu với hàng chục ngàn người biểu tình đòi dân chủ vào hôm chủ nhật,
ngày 28/9/2014.
Các cuộc biểu tình bất tuân dân sự mang tên ‘Chiếm Trung Tâm’
được bắt đầu sớm hơn dự kiến 3 ngày. Khoảng 60 ngàn người, phần lớn là
sinh viên đã vây hãm trụ sở chính phủ nhằm phản đối Bắc Kinh can dự vào
việc bầu cử lãnh đạo của người dân Hong Kong.
Những người biểu tình yêu cầu trưởng đặc khu Hong Kong, ông Lương
Chấn An từ chức để tái khởi động tiến trình cải cách chính trị, qua đó
người dân có thể tự do lựa chọn người đứng đầu để lãnh đạo vùng đất cựu
thuộc địa Anh này.
Ban đầu, phong trào ‘Chiếm trung tâm’ dự kiến sẽ diễn ra vào
ngày 1/10, nhưng cuộc phản kháng bất tuân dân sự đã bùng nổ trước dự
định sau khi cảnh sát Hong Kong bắt giam 70 người lãnh đạo biểu tình chủ
chốt.
Dù bất ngờ, nhưng cuộc biểu tình đã cho thấy sự chuẩn bị và tính tổ
chức vượt trội. Người biểu tình tự vệ bằng áo mưa, dù, khẩu trang, mắt
kính… vẫn tiếp tục đứng vững trước các cuộc tấn công bằng bình xịt và
lựu đạn cay của cảnh sát vào trưa và tối ngày 28/9/2014.
Toàn bộ những khu tài chính và tuyến đường sầm uất của Hong Kong bị
tê liệt hoàn toàn ngay trong ngày đầu phát động phong trào ‘Chiếm Trung
Tâm’.
Tối 28/9/2014, cảnh sát Hong Kong ném lựu đạn cay trong nỗ lực giải tán biểu tình nhưng bất thành.
Theo CNN, ít nhất 41 người biểu tình và 6 cảnh sát đã bị thương sau
các vụ đụng độ. 78 người tuổi từ 16 đến 58 cũng đã bị bắt giam, trong
đó có cả các lãnh đạo biểu tình.
Thông tin mới nhất cho biết, ngày 29/9/2014, cảnh sát Hong Kong đã
rút ra khỏi một số khu vực có đông người biểu tình đang tiếp tục bám trụ
từ đêm hôm trước.
Việt Nam: CNN bị cắt tín hiệu khi đưa tin về Hong Kong?
Cuộc phản kháng bất tuân dân sự tại Hong Kong cũng đã được truyền
hình trực tiếp và liên tục cập nhật diễn biến trên nhiều mạng xã hội.
Rung chấn từ Hong Kong đã lan sang Việt Nam, trở thành một chủ đề
nóng trên các mạng xã hội facebook, đặc biệt là đối với giới hoạt động
tranh đấu cho dân chủ Việt Nam.
Video một cô gái Hong Kong kêu gọi quốc tế ủng hộ sau khi đưa lên
youtube được vài tiếng đã lập tức được dịch phụ đề sang tiếng Việt.
Tinh thần chống lệ thuộc Tàu Cộng có lẽ là lý do chính khiến cuộc
đấu tranh tại Hong Kong thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.
Dù vậy, trái với không khí rạo rực trên các mạng xã hội, hệ thống
truyền thông chính thức của đảng cộng sản Việt Nam chỉ đưa tin một cách
rất hạn chế về tình hình Hong Kong.
Trưa ngày 29/9/2014, kênh truyền hình cáp CNN tại Việt Nam đã bất
ngờ bị cắt khi đang chiếu trực tiếp bản tin về cuộc biểu tình Hong Kong.
Ảnh: Facebook Nguoi Ha Noi
Trên màn hình tivi, người xem chỉ nhận được thông báo “Chương trình tạm thời gián đoạn do tín hiệu vệ tinh không ổn định và trở lại sau ít phút. Mong quý vị và các bạn thông cảm”. Sau ít phút, kênh CNN đã được chiếu lại bình thường.
Trong khi đó, kênh truyền hình quốc gia VTV hiện vẫn chưa có bản tin nói về sự kiện đang được người dân Việt Nam quan tâm.
Dường như cuộc cách mạng bất tuân dân sự tại Hong Kong vẫn đang là
chủ đề ‘nhạy cảm’ đối với đảng CSVN, chưa kể đến tâm lý thần phục và sợ
làm mất lòng quan thầy Bắc Kinh luôn thường trực trong giới lãnh đạo bu
CS.
Một lần nữa, internet tiếp tục là một vũ khí hữu hiệu giải tỏa cơn
thèm khát thông tin cho người dân. Hiếm có một cuộc cách mạng nào trên
thế giới thu hút được sự quan tâm chú ý của người dân Việt Nam như những
gì đang diễn ra tại Hong Kong.
Rõ ràng, người dân Hong Kong không chỉ đang thách thức sự cai trị
của Bắc Kinh mà thậm chí còn khiến cho CS Ba Đình phải rúng động.
Lê Mai - “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần III)
Cuộc
đại luận chiến giữa “hai ông anh” được đẩy tới cao trào khi Trung Quốc
tung ra “Những kiến nghị về đường lối chung của phong trào Cộng sản quốc
tế”, trình bày 25 ý kiến của ĐCS Trung Quốc, thường được gọi tắt là “25
điều”. Nó chính là bức thư của “ông anh Hai” trả lời bức thư ngày
30.3.1963 của “ông anh Cả”.
Nguyên đây là bài viết có tên “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt – một trong những lý luận gia xuất sắc nhất của ĐCS Trung Quốc. Trương Nhiếp Lâm là danh thủ bóng bàn Trung Quốc rất giỏi trong việc phòng thủ, đỡ, gạt, có thể cứu được các kiểu bóng hiểm, bay lắt léo mà đối phương tung ra, khác Trang Tắc Đống – một danh thủ bóng bàn Trung Quốc khác, rất giỏi tấn công nhanh. Trần Bá Đạt đã đọc được ý tứ sâu xa của Mao khi ông ta chỉ thị khởi thảo bức thư trả lời: “Cái mà ta cần là kiểu Trương Nhiếp Lâm, không cần kiểu của Trang Tắc Đống”. Bài viết “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt rất được Mao và BCT tán thưởng.
Mao yêu cầu gửi bài viết cho Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành để trưng cầu ý kiến.
“Ông anh Cả” lập tức phản ứng. Báo chí Liên Xô nhằm thẳng vào “25 điều” của Trung Quốc để phê phán. Đồng thời, liên tục phát đi các bài xã luận: “ĐCS Liên Xô giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa Lênin”; “Sự nhất trí không gì phá vỡ nổi giữa Đảng và nhân dân”; “Chúng ta trung thành với chủ nghĩa Lênin”…”Ông anh Hai” đấu lại bằng cách tung ra liên tiếp 9 bài bình luận nổi tiếng – tức “cửu bình”.
Trong khi “hai ông anh” đang ra sức chửi nhau bằng đủ các loại các ngôn từ, cuộc chiến tranh ở Việt Nam xuất hiện bước ngoặt mới. Ngày 5.8.1964, xẩy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Quốc hội Hoa Kỳ, với số phiếu tuyệt đối, nhất trí thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống Johnson, với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội, “thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm đánh lui mọi hành động tấn công vũ trang chống các lực lượng Hoa Kỳ và ngăn ngừa những hành động xâm lăng khác”.
Trung Quốc, với âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và tạo ra vùng đệm an toàn ở phía Nam, nhanh chóng ra tuyên bố: “Nước VNDCCH là một thành viên của phe XHCN, không một nước XHCN nào có thể ngồi nhìn Việt Nam bị xâm lược. Mỹ xâm phạm nước VNDCCH tức là xâm phạm Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc quyết không thể khoanh tay ngồi nhìn”.
Các cuộc mít tinh khổng lồ, có từ hàng vạn đến gần một triệu người liên tiếp được tổ chức tại Bắc Kinh, ủng hộ Việt Nam, lên án Mỹ. Mao, Lưu, Chu, Chu, Đặng đều lên thành lầu Thiên An Môn, cùng với quần chúng nhân dân “hét vang các khẩu hiệu chống Mỹ”.
Gặp gỡ Hồ Chí Minh, Mao nói:
- Hồ Chủ tịch, đồng chí đến từ Việt Nam, tôi ở Hồ Nam, chúng ta người một nhà cả ! Có khó khăn gì ? Cần người có người, cần vật có vật, đồng chí đừng khách sáo.
Một đoàn đại biểu cấp cao khác, do Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp dẫn đầu, đã đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Quốc gia tăng viện trợ, cử sang Việt Nam lính công binh, lính đường sắt, bộ đội pháo cao xạ. Võ Nguyên Giáp hai lần hội đàm với La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng và Dương Thành Vũ, Phó Tổng tham mưu trưởng, bàn việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
Thi hành chính sách “đứng giữa” của mình, Việt Nam đã hết sức khôn khéo và linh hoạt để “hai ông anh” không phật ý và đều sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến với người Mỹ.
Về phía “ông anh Cả” Liên Xô, viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam được tăng đều đặn từ năm 1965 đến 1968. Liên Xô gửi tới Bắc Việt Nam các thiết bị công nghiệp, viễn thông, xe tải, trang thiết bị y tế, máy móc công cụ…Thời gian đầu, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam ít hơn của Trung Quốc. Đến năm 1967, toàn bộ viện trợ các nước XHCN cho Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ đô la.
Liên Xô cố gắng đáp ứng yêu của của Việt Nam bằng cách cung cấp nhiều loại vũ khí và đạn dược nhằm bảo vệ VNDCCH trước các đợt không kích của Mỹ và tăng cường khả năng phòng không của Bắc Việt Nam. Quan trọng nhất có thể kể tới là tên lửa “đất đối không”, máy bay phản lực chiến đấu, súng phòng không và các trang thiết bị phòng không khác. Tháng 7.1965, tên lửa “đất đối không” đã hạ một chiếc F4C trên bầu trời gần Hà Nội. Các vũ khí phòng không của Liên Xô đã trở thành những nỗi ám ảnh thường trực đối với chỉ huy và binh sỹ Hoa Kỳ trong các chiến dịch không kích trên bầu trời Bắc Việt Nam.
Liên Xô còn đào tạo cho Việt Nam hàng ngàn sỹ quan để phục vụ cho ngành không quân và phòng không. Con trai các ông Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn là Võ Điện Biên và Lê Kiên Thành đã từng học ngành kỹ thuật hàng không ở Liên Xô.
Giúp Việt Nam chống lại người Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ nhìn ở các lợi ích chính trị, tư tưởng mà còn lưu tâm tới các cơ hội thử nghiệm vũ khí trên chiến trường, thu thập thông tin vũ khí mới nhất của Mỹ qua chiến lợi phẩm. Một hiệp định với Hà Nội đã được ký kết, Mátxcơva yêu cầu Hà Nội thu thập, đánh giá những mẫu vũ khí, trang bị quân sự Mỹ và một nhóm chuyên gia quân sự được gửi tới Việt Nam. Họ có nhiệm vụ thu thập các bộ phận máy bay Mỹ bị bắn rơi, các vũ khí khác thu được, kiểm tra những trường hợp vũ khí Liên Xô không hoạt động tốt và gửi những đánh giá, kết luận về Liên Xô. Từ tháng 5.1965 đến đầu năm 1967, các chuyên gia đặc biệt của Liên Xô đã chuyển về Mátxcơva hơn 700 mẫu các trang thiết bị quân sự Mỹ, gồm những bộ phận của máy bay phản lực, tên lửa, ra đa và trang thiết bị thám ảnh.
Hoạt động này tỏ ra rất có hiệu quả. Các chuyên gia Liên Xô tìm ra các phương pháp bảo vệ Bắc Việt Nam thoát khỏi không kích của Mỹ. Chẳng hạn, việc cải tiến hệ thống Dvina đã bắn rơi máy bay F111A của Mỹ mà tốc độ bay lên tới 3.700 km/giờ.
Bây giờ, ta lại đến với “ông anh Hai”. Hà Nội đã phản đối những đề nghị của Bắc Kinh đòi gửi thêm quân tới lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ lính công binh và đường sắt. Nếu chấp nhận điều đó, có nghĩa là Hà Nội phải phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh – điều mà các nhà lãnh đạo VNDCCH không mong muốn. Song, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam rất thận trọng để giữ quan hệ với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Một khối lượng lớn hàng viện trợ từ các nước khác, kể cả Liên Xô phải đi qua lãnh thổ Trung Quốc, mỗi tháng từ 8 đến 9 ngàn tấn. Làm sao để không bị cắt đứt kênh phân phối này là vấn đề rất quan trọng, bởi khi cần, Trung Quốc sẽ dễ dàng giở trò. Hãy đọc một chuyện ông Trần Đĩnh kể lại trong Đèn cù: “Do tên lửa Liên Xô gửi cho Việt Nam qua đất Trung Quốc đã bị Trung Quốc giữ lại đòi khám và “áp tống” sang Việt Nam. Biết Trung Quốc muốn đánh cắp bí mật làm tên lửa, Liên Xô phản đối. Cuối cùng, 28 Tết âm lịch Đinh Mùi, Cụ Hồ đành cử Lê Thanh Nghị sang cầu khẩn Mao cho gặp. Nghị nói thưa Chủ tịch, lẽ ra Hồ Chủ tịch chúng tôi sang gặp Chủ tịch nhưng Hồ Chủ tịch chúng tôi sức yếu không thể đi. Mao bèn hỏi: “Sao mà yếu?” – “Dạ, Hồ Chủ tịch chúng tôi quá lo lắng vì máy bay Mỹ đánh phá ác liệt mà chúng tôi thì hết tên lửa do Trung Quốc và Liên Xô chưa thoả thuận được việc chuyển tên lửa.” Mao nói ngay: “Ồ, tưởng gì chứ thế thì dễ.” Quay sang Chu Ân Lai: “Tổng lý giải quyết việc này để cho Hồ Chủ tịch chóng khoẻ lại”.
Ảnh hưởng của “hai ông anh” vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, có lúc nghiêng về Trung Quốc, tuy Hà Nội luôn cố gắng cân bằng hai mối quan hệ đó. Các nhà lãnh đạo VNDCCH đã bắt đầu nghi ngờ về mục tiêu của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Hợp tác với Mátxcơva sẽ tạo cho Hà Nội một cơ hội thoát khỏi sự bảo trợ quá đáng của Trung Quốc và có được một vị trí độc lập hơn trong quan hệ với Bắc Kinh.
(còn tiếp)
Nguyên đây là bài viết có tên “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt – một trong những lý luận gia xuất sắc nhất của ĐCS Trung Quốc. Trương Nhiếp Lâm là danh thủ bóng bàn Trung Quốc rất giỏi trong việc phòng thủ, đỡ, gạt, có thể cứu được các kiểu bóng hiểm, bay lắt léo mà đối phương tung ra, khác Trang Tắc Đống – một danh thủ bóng bàn Trung Quốc khác, rất giỏi tấn công nhanh. Trần Bá Đạt đã đọc được ý tứ sâu xa của Mao khi ông ta chỉ thị khởi thảo bức thư trả lời: “Cái mà ta cần là kiểu Trương Nhiếp Lâm, không cần kiểu của Trang Tắc Đống”. Bài viết “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt rất được Mao và BCT tán thưởng.
Mao yêu cầu gửi bài viết cho Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành để trưng cầu ý kiến.
“Ông anh Cả” lập tức phản ứng. Báo chí Liên Xô nhằm thẳng vào “25 điều” của Trung Quốc để phê phán. Đồng thời, liên tục phát đi các bài xã luận: “ĐCS Liên Xô giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa Lênin”; “Sự nhất trí không gì phá vỡ nổi giữa Đảng và nhân dân”; “Chúng ta trung thành với chủ nghĩa Lênin”…”Ông anh Hai” đấu lại bằng cách tung ra liên tiếp 9 bài bình luận nổi tiếng – tức “cửu bình”.
Trong khi “hai ông anh” đang ra sức chửi nhau bằng đủ các loại các ngôn từ, cuộc chiến tranh ở Việt Nam xuất hiện bước ngoặt mới. Ngày 5.8.1964, xẩy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Quốc hội Hoa Kỳ, với số phiếu tuyệt đối, nhất trí thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống Johnson, với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội, “thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm đánh lui mọi hành động tấn công vũ trang chống các lực lượng Hoa Kỳ và ngăn ngừa những hành động xâm lăng khác”.
Trung Quốc, với âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và tạo ra vùng đệm an toàn ở phía Nam, nhanh chóng ra tuyên bố: “Nước VNDCCH là một thành viên của phe XHCN, không một nước XHCN nào có thể ngồi nhìn Việt Nam bị xâm lược. Mỹ xâm phạm nước VNDCCH tức là xâm phạm Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc quyết không thể khoanh tay ngồi nhìn”.
Các cuộc mít tinh khổng lồ, có từ hàng vạn đến gần một triệu người liên tiếp được tổ chức tại Bắc Kinh, ủng hộ Việt Nam, lên án Mỹ. Mao, Lưu, Chu, Chu, Đặng đều lên thành lầu Thiên An Môn, cùng với quần chúng nhân dân “hét vang các khẩu hiệu chống Mỹ”.
Gặp gỡ Hồ Chí Minh, Mao nói:
- Hồ Chủ tịch, đồng chí đến từ Việt Nam, tôi ở Hồ Nam, chúng ta người một nhà cả ! Có khó khăn gì ? Cần người có người, cần vật có vật, đồng chí đừng khách sáo.
Một đoàn đại biểu cấp cao khác, do Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp dẫn đầu, đã đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Quốc gia tăng viện trợ, cử sang Việt Nam lính công binh, lính đường sắt, bộ đội pháo cao xạ. Võ Nguyên Giáp hai lần hội đàm với La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng và Dương Thành Vũ, Phó Tổng tham mưu trưởng, bàn việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
Thi hành chính sách “đứng giữa” của mình, Việt Nam đã hết sức khôn khéo và linh hoạt để “hai ông anh” không phật ý và đều sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến với người Mỹ.
Về phía “ông anh Cả” Liên Xô, viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam được tăng đều đặn từ năm 1965 đến 1968. Liên Xô gửi tới Bắc Việt Nam các thiết bị công nghiệp, viễn thông, xe tải, trang thiết bị y tế, máy móc công cụ…Thời gian đầu, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam ít hơn của Trung Quốc. Đến năm 1967, toàn bộ viện trợ các nước XHCN cho Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ đô la.
Liên Xô cố gắng đáp ứng yêu của của Việt Nam bằng cách cung cấp nhiều loại vũ khí và đạn dược nhằm bảo vệ VNDCCH trước các đợt không kích của Mỹ và tăng cường khả năng phòng không của Bắc Việt Nam. Quan trọng nhất có thể kể tới là tên lửa “đất đối không”, máy bay phản lực chiến đấu, súng phòng không và các trang thiết bị phòng không khác. Tháng 7.1965, tên lửa “đất đối không” đã hạ một chiếc F4C trên bầu trời gần Hà Nội. Các vũ khí phòng không của Liên Xô đã trở thành những nỗi ám ảnh thường trực đối với chỉ huy và binh sỹ Hoa Kỳ trong các chiến dịch không kích trên bầu trời Bắc Việt Nam.
Liên Xô còn đào tạo cho Việt Nam hàng ngàn sỹ quan để phục vụ cho ngành không quân và phòng không. Con trai các ông Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn là Võ Điện Biên và Lê Kiên Thành đã từng học ngành kỹ thuật hàng không ở Liên Xô.
Giúp Việt Nam chống lại người Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ nhìn ở các lợi ích chính trị, tư tưởng mà còn lưu tâm tới các cơ hội thử nghiệm vũ khí trên chiến trường, thu thập thông tin vũ khí mới nhất của Mỹ qua chiến lợi phẩm. Một hiệp định với Hà Nội đã được ký kết, Mátxcơva yêu cầu Hà Nội thu thập, đánh giá những mẫu vũ khí, trang bị quân sự Mỹ và một nhóm chuyên gia quân sự được gửi tới Việt Nam. Họ có nhiệm vụ thu thập các bộ phận máy bay Mỹ bị bắn rơi, các vũ khí khác thu được, kiểm tra những trường hợp vũ khí Liên Xô không hoạt động tốt và gửi những đánh giá, kết luận về Liên Xô. Từ tháng 5.1965 đến đầu năm 1967, các chuyên gia đặc biệt của Liên Xô đã chuyển về Mátxcơva hơn 700 mẫu các trang thiết bị quân sự Mỹ, gồm những bộ phận của máy bay phản lực, tên lửa, ra đa và trang thiết bị thám ảnh.
Hoạt động này tỏ ra rất có hiệu quả. Các chuyên gia Liên Xô tìm ra các phương pháp bảo vệ Bắc Việt Nam thoát khỏi không kích của Mỹ. Chẳng hạn, việc cải tiến hệ thống Dvina đã bắn rơi máy bay F111A của Mỹ mà tốc độ bay lên tới 3.700 km/giờ.
Bây giờ, ta lại đến với “ông anh Hai”. Hà Nội đã phản đối những đề nghị của Bắc Kinh đòi gửi thêm quân tới lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ lính công binh và đường sắt. Nếu chấp nhận điều đó, có nghĩa là Hà Nội phải phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh – điều mà các nhà lãnh đạo VNDCCH không mong muốn. Song, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam rất thận trọng để giữ quan hệ với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Một khối lượng lớn hàng viện trợ từ các nước khác, kể cả Liên Xô phải đi qua lãnh thổ Trung Quốc, mỗi tháng từ 8 đến 9 ngàn tấn. Làm sao để không bị cắt đứt kênh phân phối này là vấn đề rất quan trọng, bởi khi cần, Trung Quốc sẽ dễ dàng giở trò. Hãy đọc một chuyện ông Trần Đĩnh kể lại trong Đèn cù: “Do tên lửa Liên Xô gửi cho Việt Nam qua đất Trung Quốc đã bị Trung Quốc giữ lại đòi khám và “áp tống” sang Việt Nam. Biết Trung Quốc muốn đánh cắp bí mật làm tên lửa, Liên Xô phản đối. Cuối cùng, 28 Tết âm lịch Đinh Mùi, Cụ Hồ đành cử Lê Thanh Nghị sang cầu khẩn Mao cho gặp. Nghị nói thưa Chủ tịch, lẽ ra Hồ Chủ tịch chúng tôi sang gặp Chủ tịch nhưng Hồ Chủ tịch chúng tôi sức yếu không thể đi. Mao bèn hỏi: “Sao mà yếu?” – “Dạ, Hồ Chủ tịch chúng tôi quá lo lắng vì máy bay Mỹ đánh phá ác liệt mà chúng tôi thì hết tên lửa do Trung Quốc và Liên Xô chưa thoả thuận được việc chuyển tên lửa.” Mao nói ngay: “Ồ, tưởng gì chứ thế thì dễ.” Quay sang Chu Ân Lai: “Tổng lý giải quyết việc này để cho Hồ Chủ tịch chóng khoẻ lại”.
Ảnh hưởng của “hai ông anh” vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, có lúc nghiêng về Trung Quốc, tuy Hà Nội luôn cố gắng cân bằng hai mối quan hệ đó. Các nhà lãnh đạo VNDCCH đã bắt đầu nghi ngờ về mục tiêu của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Hợp tác với Mátxcơva sẽ tạo cho Hà Nội một cơ hội thoát khỏi sự bảo trợ quá đáng của Trung Quốc và có được một vị trí độc lập hơn trong quan hệ với Bắc Kinh.
(còn tiếp)
Lê Mai
Truyện ngắn Vũ Thư Hiên: Bức tranh thờ
Cuộc chuyển trại diễn ra đột ngột. Không một dấu hiệu báo trước. Tịnh
không. Mà ai, chứ tù thì tinh lắm lắm. Một động thái bé nhỏ nhất, mơ hồ
nhất của Ban Giám thị, chỉ cần khác thường một tí thôi, không cần
nhiều, lập tức được các bình luận gia ghi nhận, phân tích, và cho ra
ngay một kết luận, nói chung và về đại thể nếu không đúng hẳn thì cũng
gần đúng.
Vậy mà không một ai biết trước cuộc chuyển trại ấy. Mọi sự đều diễn ra bình thường trong những ngày trước đó. Đùng một cái, tai hoạ ập đến. Mọi người tá hoả tam tinh, nhớn nhác, mặt xám ngoét, nhưng đến lúc ấy thì không còn gì để làm nữa rồi, không kịp nữa rồi.
Đối với người tù, chuyển trại là một tai hoạ, ôi thôi, to lớn vô cùng. Cuộc sống thường nhật, dù rằng trong trại tù, lâu ngày đã ổn định, đã thành nếp, cho dù tồi tệ đến mấy cũng vẫn cứ là đâu vào đó, đùng một cái bị lộn tùng phèo. Mất mát đủ thứ. Tan đàn xẻ nghé. Trước mặt là một sự tù mù trên hết mọi sự tù mù, tốt xấu không thể biết.
Trong khắp các nhà giam, được bố trí thành hàng lối đều đặn trong vòng vây hàng rào trại như những cục gạch xám nếu nhìn từ trên cao, tù nhân xôn xao. Đã tới giờ mở cửa cho tù ra làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, rồi đi lao động, mà cửa các nhà giam vẫn im ỉm.
Mãi hơn một giờ sau, mới thấy từ cổng tò vò trại một toán đông quan quân túa ra, bộ điệu hùng hổ, súng cầm ngang.
- “Loại”? – một người trong rất nhiều người chen chúc nhau bám vào song sắt cửa sổ để nhìn ra, quay đầu lại – Hầy, dám lắm.
Qua cổng trại, toán công an tản thành nhóm nhỏ đi về phía các phòng.
- Dễ không phải. – người khác, cũng trong những người xúm xít sau cửa, yếu ớt phản bác – Chắc chuyện gì khác. Để xem.
- Thôi chết tôi rồi, – người thứ ba giật thót – điệu này chuyển trại đây, trông kìa…
- Hừm, chưa chi đã rối tinh rối mù lên. – giọng thứ tư bình luận – Chuyển trại ắt cánh tự giác phải biết, có lần nào tự giác không biết?. Chuyển trại thì họ đã bị sai dọn tủ giả, khuân hồ sơ từ mấy hôm rồi. Các ông cán bộ chiều thân mình lắm, không đời nào chịu khuân lấy đâu…
- Hay là thanh tra? – ai đó xướng lên một câu hỏi bâng quơ, không chờ câu trả lời – Bộ về?
Gì thì gì, cái sự bất thường này chắc chắn là nguy hiểm, lành ít dữ nhiều. Mấy anh tự giác thuộc toán lâm sản hối hả chạy đi thủ tiêu những đồ vi phạm nội quy. Cẩn tắc vô áy náy. Chỗ thủ tiêu tốt nhất, ai cũng biết, là hố xí cuối phòng. Chỉ có chỗ ấy là chưa bao giờ bị lục đến. Những viên cai tù trẻ buồn đời vì cuộc sống rừng núi rất mẫn cán, rất hung hăng trong sự mò mẫm các xó xỉnh để tìm cớ trừng phạt lũ tù nhân khốn khổ cũng chừa chỗ ấy ra.
Đồ bị cấm thì nhiều lắm, kể không xiết. Nó có thể là những ống bương đựng dầu diesel ăn cắp ở tổ máy cày mang về dùng cho việc “sột sệt”, những bọc trà “tự biên tự diễn” to tú hụ do hái trộm mà có, là quần áo dân sự mới để cung cấp cho tù được tha, là bật lửa tàu bò, đá lửa Liên Xô, lưỡi dao cạo râu Tiệp Khắc, tất cả những thứ vật dụng đời thường nhờ mua bán đổi chác với dân quanh trại mà có. Có thể kể thêm những dụng cụ để chế tạo vật dụng hàng ngày như nõ điếu, thìa, hộp đựng thuốc lào bằng nhôm, do những tay tổ của nghề chạm trổ làm ra, đẹp không kém hàng thủ công mỹ nghệ. Những thứ này đến cán bộ cũng mê. Họ thường đặt tù làm với giá rẻ mạt, hoặc đổi thuốc lào, để mang về xuôi làm quà, hoặc bán lại. Cho nên được dịp để tịch thu vô tội vạ thì ai bỏ qua cho được. Người ta thu tất tật mọi vật nhọn hoặc sắc bằng kim khí, là thứ có thể suy diễn thành dụng cụ cưa cắt chấn song cho một cuộc trốn trại, hoặc hung khí cho một cuộc thanh toán lẫn nhau…
Trong căn phòng tối, mờ mịt khói thuốc lào, mấy cái bóng xám vọt vào vọt ra nơi cửa chuồng xí trong khi ở bên ngoài đã vang lên tiếng khoá mở lạch xạch, tiếng then rít ken két trong hõng.
- Ê, ra sân tập họp! Nhanh lên!
- Mang theo đồ đoàn. Mang tuốt.
Tiếng mấy “ông cán bộ” vang lên nơi cánh cửa vừa được mở rộng. Không khí trong lành của ban mai ùa vào.
Một tiếng ồ ngạc nhiên khe khẽ lan nhanh trong đám tù nhốn nháo. Người ta quýnh quáng:
- “Loại”[1] rồi!
- Chuyển trại đấy.
- Thường, đến trại mới người ta mới “loại” mình cơ mà.
- Chết cha, con dao mày để đâu?
- Nhét ở cái hốc mọi khi.
- Tao cầm bằng mất toi cái tàu bò[2].
- Suỵt! Giấu không kịp đâu. Vứt.
- Tao nhét bao “ken tẩy”[3] ở đây đấy nhá. Tao hô rồi đấy. Thằng nào “bẩm” tao xin tí tiết. Trong cái nhà này tao biết tỏng thằng nào là Gia Ve.
Nhưng cả tự giác, tù thường, lẫn Gia Ve, đều chưng hửng khi ở sân trại họ được lệnh rỡ hết đồ đoàn để ra trước mặt. Giờ thì tất cả đều như nhau trong cuộc tổng lục soát.
Hầu như người tù nào cũng có một cái gì đó vi phạm nội quy trại, hoặc nhẹ nhất thì cũng bị coi là trái với nó, nếu trong nội quy chưa ghi đủ. Một cái áo rách xé ra bện thành bùi nhùi giữ lửa có thể bị tình nghi là thừng dùng để vượt tường rào. Một tờ giấy viết dở cũng bị nghi là sự thông tin với bên ngoài chưa kịp chuyển đi.
Già Lương, ông hàng xóm của tôi, ngồi xếp bằng tròn trên giường, mặt lạnh tanh, bình chân như vại. Trong lúc thiên hạ bấn loạn, chỉ có mình già là tỉnh khô, nhìn đời bằng con mắt bàng quan. Thật vậy, già thì có quái gì mà phải lo. Người ta sợ mất thứ này thứ khác, cuống cuồng giấu giấu giếm giếm. Chứ già chỉ có một cái tay nải. Tôi biết tỏng trong đó có gì: một bộ quần áo tù còn lành không mấy khi mặc đến, một cái áo trấn thủ còn khá tươm để dành cho những ngày đại hàn, một sợi chỉ dài quấn quanh một cọng tre với một cái kim. Không kể mẩu khăn mặt rách, to hơn bàn tay, đã thâm xỉn vì mồ hôi nhiều năm. Cái đồ vật đáng giá hơn cả thì già đã khoác trên người, đông cũng như hè. Đó là cái áo bông vải kaki xanh Sĩ Lâm, loại bán cho cán bộ chứ không bán cho dân, nhưng cũng đã rách, với những mụn vá sặc sỡ,
Già Lương là tù “số lẻ”, tức tù chính trị. Tôi nằm cạnh ông hơn một năm trời nhưng tịnh không biết ông phạm vào tội gì trong cái sự chính trị rất chi là tù mù ở nước ta. Đáp lại câu hỏi của tôi: ông có phải Ku Dét[4] không? Ông lắc. Có phải ông là Đờ Vờ[5] không? Ông lắc. Hay ông bị quy địa chủ cường hào gian ác, có nợ máu với nhân dân? Ông cũng lắc. Lại hỏi: có phải ông lỡ lời nói xấu chế độ, hoặc lỡ tay chống người nhà nước để phạm tội chống chính quyền địa phương không? Ông cũng lắc nốt. Tóm lại, tại sao già Lương là tù “số lẻ” là câu hỏi không có lời giải đáp. Chỉ biết ông tội danh của ông là “phản động, chống chế độ”, tức là i xì cái tội danh rất chung chung của hơn hai trăm tù “số lẻ” trong trại. Ấy là thân rồi tôi mới dám hỏi già. Chứ trong tù mà hỏi tội danh của nhau là điều tối kỵ. Người ta chỉ tình cờ biết người nào tội gì vào dịp tổng điểm danh, mỗi năm một lần. Chỉ vào dịp ấy cán bộ trại mới gọi tên từng người, mới công khai xướng lên giữa bàn dân thiên hạ rằng ai phạm tội gì, án phạt bao nhiêu năm.
Cuộc lục soát bắt đầu.
Tù ngồi thành từng toán trên sân điểm danh. Mỗi quản giáo trông hai tự giác lục bới đồ đoàn của từng người. Giờ thì không ai dám thì thào với ai nữa. Sân trại im phăng phắc. Những người tù, mặt chảy dài, theo dõi đôi tay thoăn thoắt lục bới của kẻ khám đồ. Chẳng còn cách nào giấu kịp những thứ cầm bằng bị thu. Ở trong tù cái gì cũng là của quý cả. Từ mảnh ni-lông gói đồ. Từ mẩu đai thùng được mài sắc làm dao chẻ tăm, cắt móng chân móng tay.
Thường, trong cuộc tổng “loại” như thế này, cán bộ chỉ thu đồ vi phạm nội quy chứ không phạt kẻ sở hữu. Phạt không xuể. Số người vi phạm nội quy thường quá đông, mà trại chỉ có một khu kỷ luật với một tá xà lim. Trừ phi phát hiện ra vũ khí, hoặc có thể dùng làm vũ khí, đại loại như dao găm hoặc dùi, búa, cưa sắt, tức là tội nặng, nặng nhất tính từ trên xuống dưới, người ta mới tống kẻ vi phạm vào u tì quốc, cùm chặt.
Của thu được dần dần được chất thành đống.
Người trông cuộc tổng “loại” là trung uý Tằng, biệt hiệu “Tằng ác ôn”, phó giám thị. Lùn một mẩu, cằm bạnh, môi thâm, mắt trắng dã, Tằng có tính đặc biệt là rất thích ra oai với tù. Biết thế nên khi đứng trước mặt y, anh tù nào vô phúc có chiều cao nhỉnh hơn y một tí là phải lập tức khuỵu hai đầu gối xuống, cổ rụt lại, hai tay bỏ thõng tối đa. Thấp đi được chừng nào hay chừng ấy. Bản năng sinh tồn mách bảo họ làm thế.
Già Lương thản nhiên nhìn trời. Mọi sự diễn ra chung quanh chẳng làm già động tâm. Cái lối nhìn trời như thế đã nhiều lần bị các quản giáo bắt tội: này, cái anh già vênh vênh cái mặt kia, anh thách thức ai đấy? Anh láo hả? Cụp cái mặt xuống!
Khốn nạn thân già Lương. Nào già có định thách thức ai đâu, có định thách thức cái gì đâu. Tôi biết cái tật ấy của già lắm. Già mải suy cái nghĩ của già, vậy thôi. Có lần mải suy nghĩ và nhìn trời, già đã ăn mấy báng súng vì tội không thèm trả lời cán bộ. Rồi chứng nào tật nấy, già vẫn cứ thế, cứ vênh vênh, không chừa.
- Tránh voi chẳng xấu mặt nào, bác ơi! – trong những trường hợp như thế chính tôi cũng phải khuyên già – Mình là thằng tù. Một thằng oắt con đáng tuổi cháu gọi bằng ông cũng có quyền cầm roi vụt mình, bác chớ có dại…
- Khốn tính tôi cả nghĩ, ông ạ – già chép miệng – Mà đã nghĩ là cứ lan man, dứt không ra. Thí dụ tôi nghĩ tới các cụ tôi ngày xưa dạy tôi thế nào, các cụ dữ lắm, đòn luôn luôn, có lần tôi mải nhìn trời nhìn đất gặp cụ mõ không chào, thế là bị một trận vì tội khinh người… Ông biết đấy, mõ là thứ cùng đinh trong thiên hạ, bị thiên hạ coi rẻ, nhưng tôi oan, tôi nhãng đi không nhìn thấy cụ ấy, chứ không phải tôi dám khinh. Chao ôi là dữ, cái trận ấy…
Già bắt đầu kể, rồi chìm nghỉm trong những hồi tưởng, im bặt.
Lần này cũng vậy. Trung uý Tằng đến trước mặt già mà già vẫn không hay. Mà già cao hơn Tằng hẳn một cái đầu. Phải ngước lên mới nhìn được vào mắt già, Tằng đã khó chịu lắm.
- Anh kia, nhìn nhìn cái gì?
Tôi đứng bên già Lương. Tôi huých già một cái mạnh. Già choàng tỉnh. Cúi xuống nhìn Tằng, già chậm rãi hỏi ông cán bộ đáng tuổi con út của mình:
- Cán bộ hỏi nhà cháu ạ?
- Còn hỏi thằng chó nào nữa? Anh nhìn nhìn cái gì?
Cặp mắt kéo màng của già mở to hơn một chút, đôi lông mày rậm với những sợi lông dài bạc trắng của già hơi nhướng lên một chút.
- Dạ?
Tằng nạt nộ:
- Dạ cái con khỉ. Tôi hỏi anh phải đứng nghiêm trả lời: anh nhìn cái gì?
Già Lương đến lúc ấy mới vỡ câu hỏi. Theo thói quen, già vuốt râu một cái, rồi thủng thẳng đáp:
- À, thưa cán bộ, nhà cháu nhìn đám mây ạ.
- Đám mây thì có gì mà nhìn? Anh dở người hử?
- Dạ, không, nhà cháu tỉnh trí ạ…
- Thế sao nhìn mây?
- Dạ, nó giống cái kiệu bát cống ạ.
Tằng gườm gườm nhìn già Lương. Rồi hất hàm gọi tay trật tự trại và tay nhà bếp vừa khám xong một người tù ở gần đấy:
- Lại đây. “Loại” thằng này! Tao bảo đảm: nó có vấn đề.
Già Lương lúc ấy mới thật tỉnh hẳn khỏi những suy nghĩ. Già tự động ngồi xuống, chậm chạp mở nút buộc tay nải. Những ngón tay khô xác run run. Cái đó lại càng gây ra nghi ngờ. Không có gì vi phạm thì sao lại run? Có tật giật mình. Nhưng cả tay trật tự lẫn tay nhà bếp đều biết tỏng ông già là người thế nào. Như bất cứ ai trong trại. Ông già hiền lành chẳng có gì để vi phạm nội quy, có “loại” mấy cũng chẳng ra. Biết thế, cho nên họ chỉ thò tay vào bọc khua khoắng lấy lệ. Khi lôi từ trong tay nải ra bộ quần áo tù, cái áo trấn thủ, mẩu khăn mặt hôi rình và rất nhiều mụn vải, mũi họ chun lại.
- Báo cáo ông, không có gì ạ. – anh trật tự đứng lên, lễ phép bẩm.
- Chắc không? – Tằng trề môi – Còn cái áo bông kia?
Y hất hàm ra lệnh cho già Lương cởi áo bông ra.
Đúng vào lúc ấy già Lương phạm một sai lầm không tha thứ được – thay vì lễ phép đưa áo cho anh trật tự thì già lại quăng nó xuống đất. Thái độ ấy của già làm cho tay trật tự cáu. Y chẳng nói chẳng rằng, mặt hằm hằm nắn bóp cái áo bông. Rồi bỗng mắt y sáng lên. Y giật mạnh tay xé rách lớp mền cái roạt, rồi lôi từ trong đó ra một khúc nứa tép.
- Cái gì thế này? – bằng giọng trịch thượng y hỏi già.
- Thì anh cứ xem đi. – thay vì ăn nói lễ phép với y, ít nhất thì y cũng là bậc chức sắc trong xã hội tù, già lại khinh khỉnh đáp.
Tằng nheo mắt nhìn ống nứa tép. “Không biết thằng già giấu cái gì trong đó?” – cái nhìn của y nói.
Mở cái ống không được, nắp của nó gắn liền với thân bằng một thứ nhựa quỷ quái gì không biết, rất chặt, tay trật tự bèn đặt nó lên đầu gối, bẻ gãy đôi. Tiếng nứa vỡ kêu đánh toác. Bên trong là một tờ giấy cuộn tròn.
- Hừm, – Tằng nói – anh già này gớm nhỉ? “Yểm” cái gì đấy?
Sống với tù lâu, Tằng thuộc mọi tiếng lóng của lưu manh.
Già Lương biến sắc.
Tay trật tự mở tờ giấy, giơ ra trước mặt. Đó là một bức tranh vẽ bằng bút chì. Tranh chân dung. Trong tranh là hình một ông già quắc thước, chòm râu thưa phơ phất.
- Cái gì đây, hở? – Tằng hỏi già, giọng nghiêm khắc.
Già Lương lúng túng. Già lí nhí:
- Báo cáo cán bộ: cái này là…
- Cái gì?
- Dạ, báo cáo cán bộ, nó là cái tranh thờ của nhà cháu ạ….
Tằng ra lệnh:
- Đưa tôi!
Tay trật tự cung kính đưa bức tranh cho phó giám thị bằng hai tay.
- Hừm! – Tằng nghiêng ngó ngắm bức tranh, rồi sẵng giọng – Anh này láo. Láo quá!
Anh có biết anh phạm tội gì không?
Già Lương còn lúng túng hơn nữa.
- Dạ, nhà cháu không biết…
- Lại còn vờ vĩnh! – Tằng gắt – Không biết? Hay cố tình?
Đến lúc ấy thì già Lương hoàn toàn luống cuống:
- Dạ, thưa cán bộ, nhà cháu…
- Nói đi, cái gì?
- Nhà cháu…, thưa cán bộ, không có ý giấu giếm gì đâu ạ. Nhà cháu sợ cái tranh bị ướt, nhà cháu mới cất cẩn thận…
- Nhưng anh phải thấy rằng anh có tội.
- Dạ, xin ông cán bộ chỉ bảo…
Tằng cất giọng nghiêm nghị:
- Anh còn chưa biết tội anh đâu. Nghe cái giọng anh tôi biết. Để tôi giảng cho anh nghe. Tội của anh là thế này: nhân dân ta ai cũng có lòng thành kính đối với lãnh tụ. Thờ Bác không có tội. Nhưng chỗ thờ phụng Bác phải là nơi tôn nghiêm, tinh khiết, vậy mà anh dám cả gan để Bác ở trong tù! Lại còn bảo không biết! Anh phải nhớ anh là cái thằng nào chứ! Anh là thằng tù, hiểu chưa? Thằng tù không có phép được thờ Bác, nhất là lại thờ trong cái chốn nhơ nhuốc này, hiểu chửa?
Già Lương lắp bắp:
- Dạ, nhà cháu hiểu… Nhưng, thưa ông xét cho…
Tằng dằn từng tiếng:
- Tôi bảo anh: im ngay cái mồm. Xét xét cái gì? Đừng có mà nguỵ biện. Không có nhưng nhiếc gì hết. Tôi lại không đi guốc vào bụng các anh ấy à. Mười anh bị bắt vào đây, chín anh rưỡi kêu oan. Có mà oan Thị Mầu! Tội lỗi đầy mình còn ngoạc mồm ra kêu Đảng kêu Bác đèn trời soi xét…
Mặt già Lương thượt ra:
- Dạ, quả thật nhà cháu không dám thế, báo cáo ông …
Tằng quát:
- Có im không thì bảo? Anh hay đứa nào ở đây dám vẽ ảnh Bác?
Già Lương quýnh lên:
- Dạ, thưa ông… Đây không phải là ảnh Cụ Hồ đâu ạ…
Tằng còn quát to hơn nữa:
- Tôi đang hỏi anh: thằng nào vẽ? Khai ra.
Mấy cán bộ trông nom việc khám xét chạy lại.
Đôi mắt Tằng quắc lên. Tình hình coi mòi nghiêm trọng. Không phải chuyện chơi. Mặt già Lương rịn mồ hôi.
Anh trật tự nói khẽ với già, giọng thương hại:
- Khốn nạn, bố ngu như bò í. Có gì cứ khai thật, ông cán bộ thương, ông tha cho.
- Nhưng…
- Còn nhưng nhưng cái gì? – anh ta nhăn mặt – Ngu thế. Cứ thưa thật với ông cán bộ đi. Muốn chết hử?
Già Lương cuống lên:
- Thì tôi khai thực mà. Anh đừng lên mặt với tôi. Anh cũng là thằng tù như tôi thôi. Báo cáo ông cán bộ, nhà cháu xin khai thật với ông… Cái này không phải ảnh Cụ Hồ đâu ạ… Nó là… là bức tranh thờ của nhà cháu…
Tằng cắt ngang:
- Của anh thì rõ rồi, không phải của anh thì anh “yểm” kỹ thế làm gì. Bây giờ tôi hỏi anh: thằng nào báng bổ, dám vẽ Bác để cho anh thờ Bác trong tù? Anh thì không phải rồi, anh thì vẽ vời cái đếch gì. Sao? Anh không muốn nói hử? Còn định che giấu cho nó hử?
Già Lương cúi gằm mặt.
- Thằng nào? Nói mau!
Những người tù đứng gần quên cả mối lo lục soát, nhìn vào mặt già.
- Thưa ông, thật đấy ạ, không phải ảnh Cụ đâu ạ…
- Lại còn chối nữa?
- Thật ạ. – già Lương nói như khóc – Nói có trời đất, nhà cháu không dám dối ông.
Chả là nhà cháu năm nay gần tám mươi rồi. Cũng chẳng còn mấy nả nữa…
Già Lương cuối cùng đã lấy lại được giọng nói bình thường, già đằng hắng một cái, rồi tiếp tục phân trần:
- Tức là, thưa ông cán bộ, nhà cháu sắp xuống lỗ rồi, ở tuổi nhà cháu thì còn dối trá làm gì, ông xét cho…Lúc nhà cháu đi trại, mười lăm năm rồi chứ không phải ít, chỉ mỗn bộ quần áo trên người, không một hình tích để lại, con cái cháu chắt nhớ được cái tên chứ không biết mặt… Vậy nên nhà cháu mới cậy người ta hoạ cho một bức…
Tằng chưng hửng.
- Hừm.
- … để khi nào người nhà được phép lên thăm thì nhà cháu đưa chúng nó mang về…
- Hừm. – Tằng nheo mắt, chăm chú nhìn lại bức hình – Tức là, anh nói hình này là hình anh?
- … Dạ, đúng vậy. Nhà cháu nghĩ: nay mai nhà cháu có chết đi, thưa ông, thì cũng còn tấm hình để lại, cho con cháu nó nhớ mỗi khi giỗ tết…
Tôi ở với già Lương cả năm mà không biết già có bức hình ấy. Liếc mắt nhìn tờ giấy trong tay Tằng, tôi thấy Tằng không phải không có lý – người trong bức hình quả có giống lãnh tụ tối cao, cha già dân tộc. Cũng cặp mắt sâu, đôi lưỡng quyền cao, cũng chòm râu thưa “tu bất phủ hầu”, được thiên hạ coi là quý tướng. Không biết già có bức hình từ khi nào, mà sao già giữ kín thế?
Tằng gật gù:
- Khó tin. Chắc là hình anh không?
- Dạ, thưa ông cán bộ, có trời đất chứng giám…
- Không cần anh thề. Anh thề tôi cũng không tin. Bây giờ anh trả lời tôi: đứa nào vẽ?
- Thưa ông, anh Ca ạ. Anh ấy được tha năm ngoái. Không biết ông còn nhớ anh Ca không ạ? Cái anh xương xương người, Ban[6] vẫn thường gọi lên kẻ bảng với làm vườn hoa ấy ạ – như chết đuối vớ phải cọc, già Lương nói một thôi một hồi – Thưa ông, anh ấy có hoa tay lắm, nét vẽ rất có tinh thần…
- Chuyện này rồi phải cho điều tra đến nơi đến chốn. Cái thằng Ca xem chừng có vấn đề. Vẽ anh mà lại hao hao giống Bác. Có âm mưu gì đây? Các anh đừng có tưởng bở: khỏi vòng cong đuôi, cầm được tờ lệnh tha là xong mọi chuyện. Đừng hòng nhé! Ở đâu cũng là đất đai của Đảng, của Bác. Lưới Đảng lồng lộng, con ruồi chui không lọt.
Già Lương thấy phải bảo vệ tác giả bức hình:
- Thưa ông, anh Ca bị tội ăn cướp, có án đàng hoàng, không tập trung cải tạo như nhà cháu đâu ạ. Anh ấy không phải là phản động, kẻ thù của nhân dân ạ. Lại còn thuộc diện cải tạo tốt đấy ạ. Nhà cháu thấy anh ấy hoạ được, mới nhờ anh ấy hoạ cho một bức… Thưa ông, xin ông xét cho, kẻo tội anh ấy, người hiền lành tử tế. Anh ấy vẽ tinh thần lắm, giống nhà cháu lắm đấy ạ. Anh ấy không dám báng bổ Cụ Hồ đâu ạ…
- Hừm, anh dám bảo thằng Ca là hiền lành tử tế hử? Người hiền lành tử tế không ai ở đây. Lại còn bảo bức vẽ của nó giống nhà anh, là có tinh thần. – Tằng vẫn giữ giọng nghiêm khắc, nhưng không còn gay gắt – Vẽ anh mà lại hoá ra giống Bác, bậy. Phải có ẩn ý gì nó mới vẽ thế chứ?
- Thưa, ông xét cho, – già Lương nói – người già mà lại gày thời thường hao hao giống nhau. Ông chớ nghi anh Ca phải tội…
- Nghi đứa nào, nghi cái gì, là quyền của chúng tôi. Ngay cái chuyện nó vẽ hình cho anh để thờ cũng đáng phải trừng phạt rồi. Anh là thằng nào? Hử? Anh là thằng phản động. Có phải thằng phản động không?
- Dạ, báo cáo cán bộ, phải.
- Không ai thờ thằng phản động hết. Con cháu cũng vậy, không có con cháu nào muốn thờ ông cha phản động, anh rõ chưa? Đừng tưởng bở. Đứa nào thờ phản động thì đứa ấy cũng phản động. Anh muốn cả nhà anh kéo nhau vào đây hay sao?
- Dạ.
Giọng Tằng “ác ôn” bỗng dịu hẳn:
- Thôi được, nói thế thôi, chứ tôi tha cho anh lần này. Là tôi thương cái tuổi già của anh…
- Dạ, đội ơn ông cán bộ…
- Nhưng cái hình này thì tôi thu.
Già Lương nín lặng một giây. Rồi ngập ngừng:
- Thưa ông …
- Còn thưa bẩm cái gì nữa?
- Xin ông cho lại nhà cháu cái hình. – già Lương đánh bạo nói – Không phải dễ gì nhà cháu được gặp người như anh Ca. Thật tình trong cả gia tộc không còn cái hình nào của nhà cháu cả… Trâu chết để da, người chết cũng phải để lại cái hình cái bóng…
- Im ngay! Không lằng nhằng!
Tằng quát. Tôi dùng cùi chỏ thúc vào mạng sườn ông bạn già. Tôi thúc quá mạnh, làm ông nhăn mặt. Tằng nhìn tôi, lừ mắt.
- Dạ. – giọng già Lương run run – Xin ông…
Bỗng Tằng đăm đăm nhìn vào mặt già Lương. Tôi chăm chú theo dõi cái nhìn của y. Thằng khốn nạn, y còn định làm gì ông già khốn khổ nữa đây? Mọi người ở quanh chúng tôi cũng chú mục nhìn y.
- Hừm. – Tằng có vẻ suy nghĩ – Hừm.
Già Lương cúi mặt, lấm lét nhìn y. Già vẫn còn phấp phỏng chờ đợi, già vẫn còn hi vọng, có vẻ thế. Biết đâu đấy, dù sao Tằng cũng là người, y ác đấy, nhưng cũng phải có lúc y hiền chứ, y sẽ nghĩ lại cho già cũng nên. Ngay giờ đây rất có thể y sẽ trao lại cho già chân dung để thờ kia, với một câu quát lấy lệ, không quát không được, nhưng y sẽ trả lại nó cho già. Tôi đoán già Lương nghĩ thế. Trong phút đó tôi hình dung ra bức hình của già được đặt trang trọng trên ban thờ, trong khói hương lởn vởn.
Nhìn vào mặt già Lương, Tằng nói, giọng thương hại:
- Anh chậm trí khôn lắm. Là loại ngu lâu, khó đào tạo. Loại như anh biết bao giờ mới được đánh giá là cải tạo tốt để được hưởng lượng khoan hồng của Đảng…
- Dạ, thưa ông, nhà cháu biết thế ạ, nhà cháu không dám nghĩ tới ngày về đâu ạ… Vì thế nhà cháu mới muốn có bức hình, để đến nỗi vi phạm nội quy trại…
- Nghĩ thế cũng không đúng. Đã vào đây rồi, an tâm cải tạo là tốt, nhưng phải nghĩ tới ngày được Đảng thương đến, Đảng cho về với vợ con chứ…
- Dạ. Cảm ơn ông chỉ bảo.
- Hừm.
Đúng là Tằng suy nghĩ. Với loại người như Tằng, những phút suy nghĩ rất hiếm hoi.
Tôi cho rằng cơn nóng đã dịu, y sẽ cho ông già được phép giữ bức hình. Tại sao y không thể làm người, dù chỉ trong một phút?
Tôi đoán sai. Vẫn bằng giọng ôn tồn, y nói với già Lương:
- Nói cho anh biết: anh là thằng tù. Đừng lúc nào quên điều đó. Được tha rồi cũng chớ quên. Hồ sơ anh còn đấy, nó theo anh mãi mãi. Suốt đời. Phàm là thằng tù thì không được hỗn. Không được phép giống Bác. Hỗn đấy. Tù nào cũng thế, tuốt mo, tù hiếp dâm, tù ăn cướp, tù phản động chống chế độ. Không được là không được. Hiểu chửa?
Già Lương nuốt nước bọt đánh ực.
Tằng gập bức hình làm tư, đút vào túi quần.
Đoạn, y vẫy tay gọi anh văn hoá trại đang lui cui khám đồ của một người tù ở gần đấy:
- Ê, văn hoá!
- Dạ, thưa ông gọi!
- Phải. Bỏ đó đã. Mang tông đơ lại đây!
Thoắt cái, anh ta chạy lên phòng văn hoá, cách đấy khá xa, thoắt cái đã đứng nghiêm trước mặt Tằng “ác ôn”, tay phải lăm lăm cái tông đơ.
- Húi trụi cả râu lẫn ria anh này cho tôi!
Nhìn vào mặt già Lương, Tằng xin xít nói qua hai hàm răng nghiến:
- Vào đây rồi mà còn để râu. Lại còn dám nói: hao hao giống Bác. Láo! Láo đến thế là cùng! Húi!
Anh văn hoá trại kiêm phó cạo vội vã đưa tông đơ lên.
Tôi nhìn xuống. Tôi không muốn chứng kiến cảnh tượng ấy. Trong tầm mắt của tôi, tôi nhìn thấy những sợi râu bạc trắng rơi xuống. Tôi nhìn thấy đôi chân gày của già Lương kiễng lên, kiễng lên mãi. Ấy là khi cái tông đơ rúc lên hai lỗ mũi già.
Tằng “ác ôn” lững thững rời khỏi chỗ già Lương đứng, tiếp tục chỉ huy cuộc lục soát.
Trong cuộc chuyển trại diễn ra sau đó, khi cuộc tổng “loại” kết thúc, mọi người trên xe chở tù đều im lặng, lắc lư, không ai nói với ai một câu.
Tôi không nghe già Lương ngồi bên tôi than thở. Ngay cả một tiếng thở dài cũng không.
Vậy mà không một ai biết trước cuộc chuyển trại ấy. Mọi sự đều diễn ra bình thường trong những ngày trước đó. Đùng một cái, tai hoạ ập đến. Mọi người tá hoả tam tinh, nhớn nhác, mặt xám ngoét, nhưng đến lúc ấy thì không còn gì để làm nữa rồi, không kịp nữa rồi.
Đối với người tù, chuyển trại là một tai hoạ, ôi thôi, to lớn vô cùng. Cuộc sống thường nhật, dù rằng trong trại tù, lâu ngày đã ổn định, đã thành nếp, cho dù tồi tệ đến mấy cũng vẫn cứ là đâu vào đó, đùng một cái bị lộn tùng phèo. Mất mát đủ thứ. Tan đàn xẻ nghé. Trước mặt là một sự tù mù trên hết mọi sự tù mù, tốt xấu không thể biết.
Trong khắp các nhà giam, được bố trí thành hàng lối đều đặn trong vòng vây hàng rào trại như những cục gạch xám nếu nhìn từ trên cao, tù nhân xôn xao. Đã tới giờ mở cửa cho tù ra làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, rồi đi lao động, mà cửa các nhà giam vẫn im ỉm.
Mãi hơn một giờ sau, mới thấy từ cổng tò vò trại một toán đông quan quân túa ra, bộ điệu hùng hổ, súng cầm ngang.
- “Loại”? – một người trong rất nhiều người chen chúc nhau bám vào song sắt cửa sổ để nhìn ra, quay đầu lại – Hầy, dám lắm.
Qua cổng trại, toán công an tản thành nhóm nhỏ đi về phía các phòng.
- Dễ không phải. – người khác, cũng trong những người xúm xít sau cửa, yếu ớt phản bác – Chắc chuyện gì khác. Để xem.
- Thôi chết tôi rồi, – người thứ ba giật thót – điệu này chuyển trại đây, trông kìa…
- Hừm, chưa chi đã rối tinh rối mù lên. – giọng thứ tư bình luận – Chuyển trại ắt cánh tự giác phải biết, có lần nào tự giác không biết?. Chuyển trại thì họ đã bị sai dọn tủ giả, khuân hồ sơ từ mấy hôm rồi. Các ông cán bộ chiều thân mình lắm, không đời nào chịu khuân lấy đâu…
- Hay là thanh tra? – ai đó xướng lên một câu hỏi bâng quơ, không chờ câu trả lời – Bộ về?
Gì thì gì, cái sự bất thường này chắc chắn là nguy hiểm, lành ít dữ nhiều. Mấy anh tự giác thuộc toán lâm sản hối hả chạy đi thủ tiêu những đồ vi phạm nội quy. Cẩn tắc vô áy náy. Chỗ thủ tiêu tốt nhất, ai cũng biết, là hố xí cuối phòng. Chỉ có chỗ ấy là chưa bao giờ bị lục đến. Những viên cai tù trẻ buồn đời vì cuộc sống rừng núi rất mẫn cán, rất hung hăng trong sự mò mẫm các xó xỉnh để tìm cớ trừng phạt lũ tù nhân khốn khổ cũng chừa chỗ ấy ra.
Đồ bị cấm thì nhiều lắm, kể không xiết. Nó có thể là những ống bương đựng dầu diesel ăn cắp ở tổ máy cày mang về dùng cho việc “sột sệt”, những bọc trà “tự biên tự diễn” to tú hụ do hái trộm mà có, là quần áo dân sự mới để cung cấp cho tù được tha, là bật lửa tàu bò, đá lửa Liên Xô, lưỡi dao cạo râu Tiệp Khắc, tất cả những thứ vật dụng đời thường nhờ mua bán đổi chác với dân quanh trại mà có. Có thể kể thêm những dụng cụ để chế tạo vật dụng hàng ngày như nõ điếu, thìa, hộp đựng thuốc lào bằng nhôm, do những tay tổ của nghề chạm trổ làm ra, đẹp không kém hàng thủ công mỹ nghệ. Những thứ này đến cán bộ cũng mê. Họ thường đặt tù làm với giá rẻ mạt, hoặc đổi thuốc lào, để mang về xuôi làm quà, hoặc bán lại. Cho nên được dịp để tịch thu vô tội vạ thì ai bỏ qua cho được. Người ta thu tất tật mọi vật nhọn hoặc sắc bằng kim khí, là thứ có thể suy diễn thành dụng cụ cưa cắt chấn song cho một cuộc trốn trại, hoặc hung khí cho một cuộc thanh toán lẫn nhau…
Trong căn phòng tối, mờ mịt khói thuốc lào, mấy cái bóng xám vọt vào vọt ra nơi cửa chuồng xí trong khi ở bên ngoài đã vang lên tiếng khoá mở lạch xạch, tiếng then rít ken két trong hõng.
- Ê, ra sân tập họp! Nhanh lên!
- Mang theo đồ đoàn. Mang tuốt.
Tiếng mấy “ông cán bộ” vang lên nơi cánh cửa vừa được mở rộng. Không khí trong lành của ban mai ùa vào.
Một tiếng ồ ngạc nhiên khe khẽ lan nhanh trong đám tù nhốn nháo. Người ta quýnh quáng:
- “Loại”[1] rồi!
- Chuyển trại đấy.
- Thường, đến trại mới người ta mới “loại” mình cơ mà.
- Chết cha, con dao mày để đâu?
- Nhét ở cái hốc mọi khi.
- Tao cầm bằng mất toi cái tàu bò[2].
- Suỵt! Giấu không kịp đâu. Vứt.
- Tao nhét bao “ken tẩy”[3] ở đây đấy nhá. Tao hô rồi đấy. Thằng nào “bẩm” tao xin tí tiết. Trong cái nhà này tao biết tỏng thằng nào là Gia Ve.
Nhưng cả tự giác, tù thường, lẫn Gia Ve, đều chưng hửng khi ở sân trại họ được lệnh rỡ hết đồ đoàn để ra trước mặt. Giờ thì tất cả đều như nhau trong cuộc tổng lục soát.
Hầu như người tù nào cũng có một cái gì đó vi phạm nội quy trại, hoặc nhẹ nhất thì cũng bị coi là trái với nó, nếu trong nội quy chưa ghi đủ. Một cái áo rách xé ra bện thành bùi nhùi giữ lửa có thể bị tình nghi là thừng dùng để vượt tường rào. Một tờ giấy viết dở cũng bị nghi là sự thông tin với bên ngoài chưa kịp chuyển đi.
Già Lương, ông hàng xóm của tôi, ngồi xếp bằng tròn trên giường, mặt lạnh tanh, bình chân như vại. Trong lúc thiên hạ bấn loạn, chỉ có mình già là tỉnh khô, nhìn đời bằng con mắt bàng quan. Thật vậy, già thì có quái gì mà phải lo. Người ta sợ mất thứ này thứ khác, cuống cuồng giấu giấu giếm giếm. Chứ già chỉ có một cái tay nải. Tôi biết tỏng trong đó có gì: một bộ quần áo tù còn lành không mấy khi mặc đến, một cái áo trấn thủ còn khá tươm để dành cho những ngày đại hàn, một sợi chỉ dài quấn quanh một cọng tre với một cái kim. Không kể mẩu khăn mặt rách, to hơn bàn tay, đã thâm xỉn vì mồ hôi nhiều năm. Cái đồ vật đáng giá hơn cả thì già đã khoác trên người, đông cũng như hè. Đó là cái áo bông vải kaki xanh Sĩ Lâm, loại bán cho cán bộ chứ không bán cho dân, nhưng cũng đã rách, với những mụn vá sặc sỡ,
Già Lương là tù “số lẻ”, tức tù chính trị. Tôi nằm cạnh ông hơn một năm trời nhưng tịnh không biết ông phạm vào tội gì trong cái sự chính trị rất chi là tù mù ở nước ta. Đáp lại câu hỏi của tôi: ông có phải Ku Dét[4] không? Ông lắc. Có phải ông là Đờ Vờ[5] không? Ông lắc. Hay ông bị quy địa chủ cường hào gian ác, có nợ máu với nhân dân? Ông cũng lắc. Lại hỏi: có phải ông lỡ lời nói xấu chế độ, hoặc lỡ tay chống người nhà nước để phạm tội chống chính quyền địa phương không? Ông cũng lắc nốt. Tóm lại, tại sao già Lương là tù “số lẻ” là câu hỏi không có lời giải đáp. Chỉ biết ông tội danh của ông là “phản động, chống chế độ”, tức là i xì cái tội danh rất chung chung của hơn hai trăm tù “số lẻ” trong trại. Ấy là thân rồi tôi mới dám hỏi già. Chứ trong tù mà hỏi tội danh của nhau là điều tối kỵ. Người ta chỉ tình cờ biết người nào tội gì vào dịp tổng điểm danh, mỗi năm một lần. Chỉ vào dịp ấy cán bộ trại mới gọi tên từng người, mới công khai xướng lên giữa bàn dân thiên hạ rằng ai phạm tội gì, án phạt bao nhiêu năm.
Cuộc lục soát bắt đầu.
Tù ngồi thành từng toán trên sân điểm danh. Mỗi quản giáo trông hai tự giác lục bới đồ đoàn của từng người. Giờ thì không ai dám thì thào với ai nữa. Sân trại im phăng phắc. Những người tù, mặt chảy dài, theo dõi đôi tay thoăn thoắt lục bới của kẻ khám đồ. Chẳng còn cách nào giấu kịp những thứ cầm bằng bị thu. Ở trong tù cái gì cũng là của quý cả. Từ mảnh ni-lông gói đồ. Từ mẩu đai thùng được mài sắc làm dao chẻ tăm, cắt móng chân móng tay.
Thường, trong cuộc tổng “loại” như thế này, cán bộ chỉ thu đồ vi phạm nội quy chứ không phạt kẻ sở hữu. Phạt không xuể. Số người vi phạm nội quy thường quá đông, mà trại chỉ có một khu kỷ luật với một tá xà lim. Trừ phi phát hiện ra vũ khí, hoặc có thể dùng làm vũ khí, đại loại như dao găm hoặc dùi, búa, cưa sắt, tức là tội nặng, nặng nhất tính từ trên xuống dưới, người ta mới tống kẻ vi phạm vào u tì quốc, cùm chặt.
Của thu được dần dần được chất thành đống.
Người trông cuộc tổng “loại” là trung uý Tằng, biệt hiệu “Tằng ác ôn”, phó giám thị. Lùn một mẩu, cằm bạnh, môi thâm, mắt trắng dã, Tằng có tính đặc biệt là rất thích ra oai với tù. Biết thế nên khi đứng trước mặt y, anh tù nào vô phúc có chiều cao nhỉnh hơn y một tí là phải lập tức khuỵu hai đầu gối xuống, cổ rụt lại, hai tay bỏ thõng tối đa. Thấp đi được chừng nào hay chừng ấy. Bản năng sinh tồn mách bảo họ làm thế.
Già Lương thản nhiên nhìn trời. Mọi sự diễn ra chung quanh chẳng làm già động tâm. Cái lối nhìn trời như thế đã nhiều lần bị các quản giáo bắt tội: này, cái anh già vênh vênh cái mặt kia, anh thách thức ai đấy? Anh láo hả? Cụp cái mặt xuống!
Khốn nạn thân già Lương. Nào già có định thách thức ai đâu, có định thách thức cái gì đâu. Tôi biết cái tật ấy của già lắm. Già mải suy cái nghĩ của già, vậy thôi. Có lần mải suy nghĩ và nhìn trời, già đã ăn mấy báng súng vì tội không thèm trả lời cán bộ. Rồi chứng nào tật nấy, già vẫn cứ thế, cứ vênh vênh, không chừa.
- Tránh voi chẳng xấu mặt nào, bác ơi! – trong những trường hợp như thế chính tôi cũng phải khuyên già – Mình là thằng tù. Một thằng oắt con đáng tuổi cháu gọi bằng ông cũng có quyền cầm roi vụt mình, bác chớ có dại…
- Khốn tính tôi cả nghĩ, ông ạ – già chép miệng – Mà đã nghĩ là cứ lan man, dứt không ra. Thí dụ tôi nghĩ tới các cụ tôi ngày xưa dạy tôi thế nào, các cụ dữ lắm, đòn luôn luôn, có lần tôi mải nhìn trời nhìn đất gặp cụ mõ không chào, thế là bị một trận vì tội khinh người… Ông biết đấy, mõ là thứ cùng đinh trong thiên hạ, bị thiên hạ coi rẻ, nhưng tôi oan, tôi nhãng đi không nhìn thấy cụ ấy, chứ không phải tôi dám khinh. Chao ôi là dữ, cái trận ấy…
Già bắt đầu kể, rồi chìm nghỉm trong những hồi tưởng, im bặt.
Lần này cũng vậy. Trung uý Tằng đến trước mặt già mà già vẫn không hay. Mà già cao hơn Tằng hẳn một cái đầu. Phải ngước lên mới nhìn được vào mắt già, Tằng đã khó chịu lắm.
- Anh kia, nhìn nhìn cái gì?
Tôi đứng bên già Lương. Tôi huých già một cái mạnh. Già choàng tỉnh. Cúi xuống nhìn Tằng, già chậm rãi hỏi ông cán bộ đáng tuổi con út của mình:
- Cán bộ hỏi nhà cháu ạ?
- Còn hỏi thằng chó nào nữa? Anh nhìn nhìn cái gì?
Cặp mắt kéo màng của già mở to hơn một chút, đôi lông mày rậm với những sợi lông dài bạc trắng của già hơi nhướng lên một chút.
- Dạ?
Tằng nạt nộ:
- Dạ cái con khỉ. Tôi hỏi anh phải đứng nghiêm trả lời: anh nhìn cái gì?
Già Lương đến lúc ấy mới vỡ câu hỏi. Theo thói quen, già vuốt râu một cái, rồi thủng thẳng đáp:
- À, thưa cán bộ, nhà cháu nhìn đám mây ạ.
- Đám mây thì có gì mà nhìn? Anh dở người hử?
- Dạ, không, nhà cháu tỉnh trí ạ…
- Thế sao nhìn mây?
- Dạ, nó giống cái kiệu bát cống ạ.
Tằng gườm gườm nhìn già Lương. Rồi hất hàm gọi tay trật tự trại và tay nhà bếp vừa khám xong một người tù ở gần đấy:
- Lại đây. “Loại” thằng này! Tao bảo đảm: nó có vấn đề.
Già Lương lúc ấy mới thật tỉnh hẳn khỏi những suy nghĩ. Già tự động ngồi xuống, chậm chạp mở nút buộc tay nải. Những ngón tay khô xác run run. Cái đó lại càng gây ra nghi ngờ. Không có gì vi phạm thì sao lại run? Có tật giật mình. Nhưng cả tay trật tự lẫn tay nhà bếp đều biết tỏng ông già là người thế nào. Như bất cứ ai trong trại. Ông già hiền lành chẳng có gì để vi phạm nội quy, có “loại” mấy cũng chẳng ra. Biết thế, cho nên họ chỉ thò tay vào bọc khua khoắng lấy lệ. Khi lôi từ trong tay nải ra bộ quần áo tù, cái áo trấn thủ, mẩu khăn mặt hôi rình và rất nhiều mụn vải, mũi họ chun lại.
- Báo cáo ông, không có gì ạ. – anh trật tự đứng lên, lễ phép bẩm.
- Chắc không? – Tằng trề môi – Còn cái áo bông kia?
Y hất hàm ra lệnh cho già Lương cởi áo bông ra.
Đúng vào lúc ấy già Lương phạm một sai lầm không tha thứ được – thay vì lễ phép đưa áo cho anh trật tự thì già lại quăng nó xuống đất. Thái độ ấy của già làm cho tay trật tự cáu. Y chẳng nói chẳng rằng, mặt hằm hằm nắn bóp cái áo bông. Rồi bỗng mắt y sáng lên. Y giật mạnh tay xé rách lớp mền cái roạt, rồi lôi từ trong đó ra một khúc nứa tép.
- Cái gì thế này? – bằng giọng trịch thượng y hỏi già.
- Thì anh cứ xem đi. – thay vì ăn nói lễ phép với y, ít nhất thì y cũng là bậc chức sắc trong xã hội tù, già lại khinh khỉnh đáp.
Tằng nheo mắt nhìn ống nứa tép. “Không biết thằng già giấu cái gì trong đó?” – cái nhìn của y nói.
Mở cái ống không được, nắp của nó gắn liền với thân bằng một thứ nhựa quỷ quái gì không biết, rất chặt, tay trật tự bèn đặt nó lên đầu gối, bẻ gãy đôi. Tiếng nứa vỡ kêu đánh toác. Bên trong là một tờ giấy cuộn tròn.
- Hừm, – Tằng nói – anh già này gớm nhỉ? “Yểm” cái gì đấy?
Sống với tù lâu, Tằng thuộc mọi tiếng lóng của lưu manh.
Già Lương biến sắc.
Tay trật tự mở tờ giấy, giơ ra trước mặt. Đó là một bức tranh vẽ bằng bút chì. Tranh chân dung. Trong tranh là hình một ông già quắc thước, chòm râu thưa phơ phất.
- Cái gì đây, hở? – Tằng hỏi già, giọng nghiêm khắc.
Già Lương lúng túng. Già lí nhí:
- Báo cáo cán bộ: cái này là…
- Cái gì?
- Dạ, báo cáo cán bộ, nó là cái tranh thờ của nhà cháu ạ….
Tằng ra lệnh:
- Đưa tôi!
Tay trật tự cung kính đưa bức tranh cho phó giám thị bằng hai tay.
- Hừm! – Tằng nghiêng ngó ngắm bức tranh, rồi sẵng giọng – Anh này láo. Láo quá!
Anh có biết anh phạm tội gì không?
Già Lương còn lúng túng hơn nữa.
- Dạ, nhà cháu không biết…
- Lại còn vờ vĩnh! – Tằng gắt – Không biết? Hay cố tình?
Đến lúc ấy thì già Lương hoàn toàn luống cuống:
- Dạ, thưa cán bộ, nhà cháu…
- Nói đi, cái gì?
- Nhà cháu…, thưa cán bộ, không có ý giấu giếm gì đâu ạ. Nhà cháu sợ cái tranh bị ướt, nhà cháu mới cất cẩn thận…
- Nhưng anh phải thấy rằng anh có tội.
- Dạ, xin ông cán bộ chỉ bảo…
Tằng cất giọng nghiêm nghị:
Bức ảnh thờ. Nguồn: OntheNet |
- Anh còn chưa biết tội anh đâu. Nghe cái giọng anh tôi biết. Để tôi giảng cho anh nghe. Tội của anh là thế này: nhân dân ta ai cũng có lòng thành kính đối với lãnh tụ. Thờ Bác không có tội. Nhưng chỗ thờ phụng Bác phải là nơi tôn nghiêm, tinh khiết, vậy mà anh dám cả gan để Bác ở trong tù! Lại còn bảo không biết! Anh phải nhớ anh là cái thằng nào chứ! Anh là thằng tù, hiểu chưa? Thằng tù không có phép được thờ Bác, nhất là lại thờ trong cái chốn nhơ nhuốc này, hiểu chửa?
Già Lương lắp bắp:
- Dạ, nhà cháu hiểu… Nhưng, thưa ông xét cho…
Tằng dằn từng tiếng:
- Tôi bảo anh: im ngay cái mồm. Xét xét cái gì? Đừng có mà nguỵ biện. Không có nhưng nhiếc gì hết. Tôi lại không đi guốc vào bụng các anh ấy à. Mười anh bị bắt vào đây, chín anh rưỡi kêu oan. Có mà oan Thị Mầu! Tội lỗi đầy mình còn ngoạc mồm ra kêu Đảng kêu Bác đèn trời soi xét…
Mặt già Lương thượt ra:
- Dạ, quả thật nhà cháu không dám thế, báo cáo ông …
Tằng quát:
- Có im không thì bảo? Anh hay đứa nào ở đây dám vẽ ảnh Bác?
Già Lương quýnh lên:
- Dạ, thưa ông… Đây không phải là ảnh Cụ Hồ đâu ạ…
Tằng còn quát to hơn nữa:
- Tôi đang hỏi anh: thằng nào vẽ? Khai ra.
Mấy cán bộ trông nom việc khám xét chạy lại.
Đôi mắt Tằng quắc lên. Tình hình coi mòi nghiêm trọng. Không phải chuyện chơi. Mặt già Lương rịn mồ hôi.
Anh trật tự nói khẽ với già, giọng thương hại:
- Khốn nạn, bố ngu như bò í. Có gì cứ khai thật, ông cán bộ thương, ông tha cho.
- Nhưng…
- Còn nhưng nhưng cái gì? – anh ta nhăn mặt – Ngu thế. Cứ thưa thật với ông cán bộ đi. Muốn chết hử?
Già Lương cuống lên:
- Thì tôi khai thực mà. Anh đừng lên mặt với tôi. Anh cũng là thằng tù như tôi thôi. Báo cáo ông cán bộ, nhà cháu xin khai thật với ông… Cái này không phải ảnh Cụ Hồ đâu ạ… Nó là… là bức tranh thờ của nhà cháu…
Tằng cắt ngang:
- Của anh thì rõ rồi, không phải của anh thì anh “yểm” kỹ thế làm gì. Bây giờ tôi hỏi anh: thằng nào báng bổ, dám vẽ Bác để cho anh thờ Bác trong tù? Anh thì không phải rồi, anh thì vẽ vời cái đếch gì. Sao? Anh không muốn nói hử? Còn định che giấu cho nó hử?
Già Lương cúi gằm mặt.
- Thằng nào? Nói mau!
Những người tù đứng gần quên cả mối lo lục soát, nhìn vào mặt già.
- Thưa ông, thật đấy ạ, không phải ảnh Cụ đâu ạ…
- Lại còn chối nữa?
- Thật ạ. – già Lương nói như khóc – Nói có trời đất, nhà cháu không dám dối ông.
Chả là nhà cháu năm nay gần tám mươi rồi. Cũng chẳng còn mấy nả nữa…
Già Lương cuối cùng đã lấy lại được giọng nói bình thường, già đằng hắng một cái, rồi tiếp tục phân trần:
- Tức là, thưa ông cán bộ, nhà cháu sắp xuống lỗ rồi, ở tuổi nhà cháu thì còn dối trá làm gì, ông xét cho…Lúc nhà cháu đi trại, mười lăm năm rồi chứ không phải ít, chỉ mỗn bộ quần áo trên người, không một hình tích để lại, con cái cháu chắt nhớ được cái tên chứ không biết mặt… Vậy nên nhà cháu mới cậy người ta hoạ cho một bức…
Tằng chưng hửng.
- Hừm.
- … để khi nào người nhà được phép lên thăm thì nhà cháu đưa chúng nó mang về…
- Hừm. – Tằng nheo mắt, chăm chú nhìn lại bức hình – Tức là, anh nói hình này là hình anh?
- … Dạ, đúng vậy. Nhà cháu nghĩ: nay mai nhà cháu có chết đi, thưa ông, thì cũng còn tấm hình để lại, cho con cháu nó nhớ mỗi khi giỗ tết…
Tôi ở với già Lương cả năm mà không biết già có bức hình ấy. Liếc mắt nhìn tờ giấy trong tay Tằng, tôi thấy Tằng không phải không có lý – người trong bức hình quả có giống lãnh tụ tối cao, cha già dân tộc. Cũng cặp mắt sâu, đôi lưỡng quyền cao, cũng chòm râu thưa “tu bất phủ hầu”, được thiên hạ coi là quý tướng. Không biết già có bức hình từ khi nào, mà sao già giữ kín thế?
Tằng gật gù:
- Khó tin. Chắc là hình anh không?
- Dạ, thưa ông cán bộ, có trời đất chứng giám…
- Không cần anh thề. Anh thề tôi cũng không tin. Bây giờ anh trả lời tôi: đứa nào vẽ?
- Thưa ông, anh Ca ạ. Anh ấy được tha năm ngoái. Không biết ông còn nhớ anh Ca không ạ? Cái anh xương xương người, Ban[6] vẫn thường gọi lên kẻ bảng với làm vườn hoa ấy ạ – như chết đuối vớ phải cọc, già Lương nói một thôi một hồi – Thưa ông, anh ấy có hoa tay lắm, nét vẽ rất có tinh thần…
- Chuyện này rồi phải cho điều tra đến nơi đến chốn. Cái thằng Ca xem chừng có vấn đề. Vẽ anh mà lại hao hao giống Bác. Có âm mưu gì đây? Các anh đừng có tưởng bở: khỏi vòng cong đuôi, cầm được tờ lệnh tha là xong mọi chuyện. Đừng hòng nhé! Ở đâu cũng là đất đai của Đảng, của Bác. Lưới Đảng lồng lộng, con ruồi chui không lọt.
Già Lương thấy phải bảo vệ tác giả bức hình:
- Thưa ông, anh Ca bị tội ăn cướp, có án đàng hoàng, không tập trung cải tạo như nhà cháu đâu ạ. Anh ấy không phải là phản động, kẻ thù của nhân dân ạ. Lại còn thuộc diện cải tạo tốt đấy ạ. Nhà cháu thấy anh ấy hoạ được, mới nhờ anh ấy hoạ cho một bức… Thưa ông, xin ông xét cho, kẻo tội anh ấy, người hiền lành tử tế. Anh ấy vẽ tinh thần lắm, giống nhà cháu lắm đấy ạ. Anh ấy không dám báng bổ Cụ Hồ đâu ạ…
- Hừm, anh dám bảo thằng Ca là hiền lành tử tế hử? Người hiền lành tử tế không ai ở đây. Lại còn bảo bức vẽ của nó giống nhà anh, là có tinh thần. – Tằng vẫn giữ giọng nghiêm khắc, nhưng không còn gay gắt – Vẽ anh mà lại hoá ra giống Bác, bậy. Phải có ẩn ý gì nó mới vẽ thế chứ?
- Thưa, ông xét cho, – già Lương nói – người già mà lại gày thời thường hao hao giống nhau. Ông chớ nghi anh Ca phải tội…
- Nghi đứa nào, nghi cái gì, là quyền của chúng tôi. Ngay cái chuyện nó vẽ hình cho anh để thờ cũng đáng phải trừng phạt rồi. Anh là thằng nào? Hử? Anh là thằng phản động. Có phải thằng phản động không?
- Dạ, báo cáo cán bộ, phải.
- Không ai thờ thằng phản động hết. Con cháu cũng vậy, không có con cháu nào muốn thờ ông cha phản động, anh rõ chưa? Đừng tưởng bở. Đứa nào thờ phản động thì đứa ấy cũng phản động. Anh muốn cả nhà anh kéo nhau vào đây hay sao?
- Dạ.
Giọng Tằng “ác ôn” bỗng dịu hẳn:
- Thôi được, nói thế thôi, chứ tôi tha cho anh lần này. Là tôi thương cái tuổi già của anh…
- Dạ, đội ơn ông cán bộ…
- Nhưng cái hình này thì tôi thu.
Già Lương nín lặng một giây. Rồi ngập ngừng:
- Thưa ông …
- Còn thưa bẩm cái gì nữa?
- Xin ông cho lại nhà cháu cái hình. – già Lương đánh bạo nói – Không phải dễ gì nhà cháu được gặp người như anh Ca. Thật tình trong cả gia tộc không còn cái hình nào của nhà cháu cả… Trâu chết để da, người chết cũng phải để lại cái hình cái bóng…
- Im ngay! Không lằng nhằng!
Tằng quát. Tôi dùng cùi chỏ thúc vào mạng sườn ông bạn già. Tôi thúc quá mạnh, làm ông nhăn mặt. Tằng nhìn tôi, lừ mắt.
- Dạ. – giọng già Lương run run – Xin ông…
Bỗng Tằng đăm đăm nhìn vào mặt già Lương. Tôi chăm chú theo dõi cái nhìn của y. Thằng khốn nạn, y còn định làm gì ông già khốn khổ nữa đây? Mọi người ở quanh chúng tôi cũng chú mục nhìn y.
- Hừm. – Tằng có vẻ suy nghĩ – Hừm.
Già Lương cúi mặt, lấm lét nhìn y. Già vẫn còn phấp phỏng chờ đợi, già vẫn còn hi vọng, có vẻ thế. Biết đâu đấy, dù sao Tằng cũng là người, y ác đấy, nhưng cũng phải có lúc y hiền chứ, y sẽ nghĩ lại cho già cũng nên. Ngay giờ đây rất có thể y sẽ trao lại cho già chân dung để thờ kia, với một câu quát lấy lệ, không quát không được, nhưng y sẽ trả lại nó cho già. Tôi đoán già Lương nghĩ thế. Trong phút đó tôi hình dung ra bức hình của già được đặt trang trọng trên ban thờ, trong khói hương lởn vởn.
Nhìn vào mặt già Lương, Tằng nói, giọng thương hại:
- Anh chậm trí khôn lắm. Là loại ngu lâu, khó đào tạo. Loại như anh biết bao giờ mới được đánh giá là cải tạo tốt để được hưởng lượng khoan hồng của Đảng…
- Dạ, thưa ông, nhà cháu biết thế ạ, nhà cháu không dám nghĩ tới ngày về đâu ạ… Vì thế nhà cháu mới muốn có bức hình, để đến nỗi vi phạm nội quy trại…
- Nghĩ thế cũng không đúng. Đã vào đây rồi, an tâm cải tạo là tốt, nhưng phải nghĩ tới ngày được Đảng thương đến, Đảng cho về với vợ con chứ…
- Dạ. Cảm ơn ông chỉ bảo.
- Hừm.
Đúng là Tằng suy nghĩ. Với loại người như Tằng, những phút suy nghĩ rất hiếm hoi.
Tôi cho rằng cơn nóng đã dịu, y sẽ cho ông già được phép giữ bức hình. Tại sao y không thể làm người, dù chỉ trong một phút?
Tôi đoán sai. Vẫn bằng giọng ôn tồn, y nói với già Lương:
- Nói cho anh biết: anh là thằng tù. Đừng lúc nào quên điều đó. Được tha rồi cũng chớ quên. Hồ sơ anh còn đấy, nó theo anh mãi mãi. Suốt đời. Phàm là thằng tù thì không được hỗn. Không được phép giống Bác. Hỗn đấy. Tù nào cũng thế, tuốt mo, tù hiếp dâm, tù ăn cướp, tù phản động chống chế độ. Không được là không được. Hiểu chửa?
Già Lương nuốt nước bọt đánh ực.
Tằng gập bức hình làm tư, đút vào túi quần.
Đoạn, y vẫy tay gọi anh văn hoá trại đang lui cui khám đồ của một người tù ở gần đấy:
- Ê, văn hoá!
- Dạ, thưa ông gọi!
- Phải. Bỏ đó đã. Mang tông đơ lại đây!
Thoắt cái, anh ta chạy lên phòng văn hoá, cách đấy khá xa, thoắt cái đã đứng nghiêm trước mặt Tằng “ác ôn”, tay phải lăm lăm cái tông đơ.
- Húi trụi cả râu lẫn ria anh này cho tôi!
Nhìn vào mặt già Lương, Tằng xin xít nói qua hai hàm răng nghiến:
- Vào đây rồi mà còn để râu. Lại còn dám nói: hao hao giống Bác. Láo! Láo đến thế là cùng! Húi!
Anh văn hoá trại kiêm phó cạo vội vã đưa tông đơ lên.
Tôi nhìn xuống. Tôi không muốn chứng kiến cảnh tượng ấy. Trong tầm mắt của tôi, tôi nhìn thấy những sợi râu bạc trắng rơi xuống. Tôi nhìn thấy đôi chân gày của già Lương kiễng lên, kiễng lên mãi. Ấy là khi cái tông đơ rúc lên hai lỗ mũi già.
Tằng “ác ôn” lững thững rời khỏi chỗ già Lương đứng, tiếp tục chỉ huy cuộc lục soát.
Trong cuộc chuyển trại diễn ra sau đó, khi cuộc tổng “loại” kết thúc, mọi người trên xe chở tù đều im lặng, lắc lư, không ai nói với ai một câu.
Tôi không nghe già Lương ngồi bên tôi than thở. Ngay cả một tiếng thở dài cũng không.
Vũ Thư Hiên
Nguồn: . Vũ Thư Hiên. Blog Them một niềm vui. 21/09/2014.
-------------------------
[1] Tiếng lóng: khám xét, kiểm tra đồ tuỳ thân của tù.
[2] Bật lửa có khắc hình xe tăng.
[3] Thuốc lá.
[4] Tức QZ, gọi tắt Quốc Dân Đảng.
[5] Đờ Vờ, gọi tắt Đại Việt.
[6] Ban Giám thị.
(DCVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét