Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ

  • An ninh Nhà Trắng 'thất bại' (BBC) - Sếp Mật vụ Mỹ nói kế hoạch an ninh đã không được 'thực hiện hợp lý' khi xảy ra vụ một người đàn ông đột nhập vào Nhà Trắng.
  • EU giữ lệnh trừng phạt Nga (BBC) - EU giữ nguyên lệnh trừng phạt với Nga, vì cho rằng thỏa thuận hòa bình ở Ukraine chưa hoàn toàn hiệu quả.
  • Lao động Việt sang Lào, lao động TQ sang Việt Nam (RFA) - Tuy các khu công nghiệp ở VN vẫn để người nước ngoài, đặc biệt là người TQ ồ ạt sang lao động thời vụ và lao động lâu dài nhưng lao động VN lại phải tìm sang một nước khác để làm thuê. Đương nhiên là chuyện sang nước ngoài làm thuê có lắm nỗi nhiêu khê và cũng không phải nước nào cũng dễ dàng để lao động VN sang làm việc.
  • Thu nhập thực của người Việt là bao nhiêu? (RFA) - Theo báo cáo môi trường kinh doanh “Doing Business 2014” của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 7 năm nay, Việt Nam nằm ở bậc 99 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, và với vị thế này lẽ ra thu nhập bình quân đầu người của VN phải đạt trên 7.000 đô la/năm. Thế nhưng, hiện tại, thu nhập trung bình của người Việt chỉ trên dưới 1.400 đô la/ năm. Vì sao có sự chênh lệch lớn như vậy?
  • Làm sao giảm thiểu tình trạng bác sĩ bị hành hung? (RFA) - Truyền thông Việt Nam vừa đưa tin chuyện bác sĩ bị côn đồ xông vào phòng cấp cứu đánh làm vỡ quai hàm. Trước đó cũng có nhiều vụ bác sĩ bị hành hung, thậm chí có bác sĩ còn bị đâm chết. Nguyên nhân vì sao dẫn tới những việc này và liệu có phương cách gì giúp giảm tình hình hay hay không?
  • Biển Đông : Philippines ‘kể tội’ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (RFI) - Tại khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc- New York, sau Việt Nam, đến lượt Philippines lên tiếng chỉ trích Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Phát biểu ngày 29/09/2014, Ngoại trưởng Philippines vạch trần các mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
  • Trung Quốc liên tục tập trận (BaoMoi) - Quân đội Trung Quốc trong tháng 9 đã tiến hành ít nhất 6 cuộc tập trận, theo hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA).
  • WWF : Thú hoang trên trái đất chỉ còn phân nửa so với 40 năm trước (RFI) - Hành động của con người trong vòng 40 năm qua đã dẫn đến sự biến mất của phân nửa số động vật hoang dã trên hành tinh chúng ta.
    Kết luận đáng buồn trên đây là trọng tâm của bản báo cáo Hành tinh Sống 2014 của tổ chức phi chính phủ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), bản tổng kết mới nhất công bố hôm qua về một Trái đất bị khai thác quá mức.
  • Tây Ban Nha : Quyền tự quyết của vùng Cataluna (RFI) - Chính quyền vùng Cataluna ngày, 30/09/2014 đã quyết định lao vào một cuộc chiến pháp lý nhằm phản bác quyết định của Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha. Tòa vừa ra lệnh đình chỉ cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của vùng lãnh thổ này.
  • Syria : Tình hình nguy khốn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Sau 15 ngày bị bao vây, các chiến binh Kurdistan bảo vệ Kobane ngày 30/09/2014 đang trong tình trạng tuyệt vọng. Quân thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) chỉ còn cách lãnh địa người Kurdistan ở miền đông bắc Syria 5 cây số.391F9866-59CD-4F14-B1D9-D715AC435720
  • Thủ tướng Ấn khuyên Mỹ rút kinh nghiệm Irak (RFI) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt chân xuống Washington ngày 29/09/2014, chính thức khởi sự chuyến công du Hoa Kỳ. Ông đã được Tổng thống Obama nghênh tiếp bằng một bữa ăn tối thân mật, trước cuộc họp thượng đỉnh chính thức dự trù vào hôm nay.
  • Nghĩ về Joshua Wong và tuổi trẻ Việt Nam (RFA) - Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông.
  • Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc (RFI) - Đây là một phong trào đấu tranh chưa từng thấy kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn một tuần qua, giới sinh viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, phản đối quyết định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của người dân Hồng Kông trong các cuộc bỏ phiếu trong những năm tới
  • Bắc Kinh « ủng hộ » chính quyền Hồng Kông chống biểu tình (RFI) - Bắc Kinh ngày 30/09/2014 cam đoan « hoàn toàn ủng hộ » chính quyền Hồng Kông trong việc xử trí các cuộc biểu tình « bất hợp pháp ».
    Việc tái khẳng định này diễn ra sau khi Trưởng đại diện Hồng Kông Lương Chấn Anh đòi hỏi phải chấm dứt biểu tình ngay lập tức.
  • Đặc khu trưởng Hong Kong tuyên bố không từ chức (RFA) - Cuộc biểu tình đòi dân chủ của tập thể thanh niên, sinh viên, học sinh Hong Kong đã bước sang ngày thứ 5 với diễn biến mới nhất là tuyên bố của ông Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh nói rằng Bắc Kinh không chấp nhận đòi hỏi mà phe biểu tình đưa ra, đồng thời nói ông cũng không từ chức.
  • Hồng Kông : Chập chờn bóng Thiên An Môn (RFI) - Việc chính quyền Hồng Kông sử dụng vũ lực, hơi cay và bột tiêu để giải tán đoàn người biểu tình ôn hòa đã tiếp thêm sức cho phong trào đòi dân chủ. Nhưng Hồng Kông không phải là Thiên An Môn. Đài Loan "suy nghĩ" nhiều từ trường hợp của Hồng Kông
  • Nói tiếng Pháp : mốt mới của giới trẻ châu Âu (RFI) - Sau tiếng Anh của Shakespeare, ngôn ngữ của Molière là sinh ngữ số hai được giảng dạy ở các trường châu Âu. Tỷ lệ học sinh chọn Pháp ngữ gia tăng theo từng năm. Vì sao có hiện tượng này ?
  • Kinh tế Nhật chưa phục hồi (RFI) - Năm tháng sau khi tăng thuế trị giá gia tăng (VAT) đã khiến nền kinh tế chìm vào ngờ vực, Nhật Bản hoài công tìm kiếm những dấu hiệu hồi phục. Một loạt các chỉ số được công bố hôm nay 30/09/2014 không thể làm chính phủ an tâm.
  • Hoa Vi tung tiền tỷ mua chất xám ở Pháp (RFI) - Trong một thông cáo gởi đến hãng tin Pháp AFP ngày 30/09/2014, đại tập đoàn viễn thông và Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) xác nhận sẽ đầu tư 1,5 tỷ euro trong vòng 5 năm vào Pháp, và dự trù tuyển dụng 650 cán bộ nhân viên.
    Trọng tâm chiến lược Pháp của Hoa Vi là lãnh vực nghiên cứu và phát triển.
  • Thông báo (RFA) - Bắt đầu từ ngày 01/10/2014, chương trình phát thanh từ 9 giờ đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam, của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do sẽ được phát trở lại trên các làn sóng ngắn 25 và 31 mét.
  • Nghề "xuống sữa", buồn nhiều hơn vui! (RFA) - Nghề xuống sữa, có lẽ tên của nghề này nghe cũng xa lạ đối với một số nơi, nhưng với các tỉnh miền Trung, có thể nói đây là một nghề gia truyền đã lâu năm và tất cả mọi bà mẹ sinh con đều có một lần đụng đến nghề xuống sữa.
  • Những điểm đáng chú ý của Hội nghị biến đổi khí hậu tại LHQ (RFA) - Đại diện các quốc gia trên thế giới vào ngày thứ ba 23 tháng 9 vừa qua tập trung tại New York để bàn về tình trạng biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động đến cuộc sống con người trên hành tinh Trái Đất. Kỳ họp thượng đỉnh này có những điểm gì đáng chú ý?
  • Mỹ, Afghanistan ký hiệp ước an ninh (VOA) - Tân chính phủ Afghanistan và Mỹ ký hiệp ước an ninh song phương bị trì hoãn lâu nay. Hiệp ước này sẽ cho phép khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ lưu lại Afghanistan
  • Trung Quốc cho phép bán iPhone mới nhất (VOA) - Apple có thể bán các iphone mới nhất tại Trung Quốc sau khi công ty này đảm bảo là sẽ không chia sẻ các dữ liệu của người sử dụng với các chính phủ khác
  • Đại hội biển Đông Á 2015 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng (BaoMoi) - Đại hội biển Đông Á 2015 với chủ đề “Mục đích toàn cầu và lợi ích địa phương” do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ 17 – 21/11/2015 với khoảng 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự
  • Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân nổi, đưa tàu cá “khủng” xuống biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Trái cây có thể bảo quản trong 1 năm; Lại xảy ra tai nạn tại Lào Cai khiến 9 người bị thương; Taekwondo ra quân, Việt Nam thắp lên hy vọng có thêm huy chương vàng; Trung Quốc tiếp tục leo thang tại biển Đông; Người Hồi giáo Malaysia có thể thành lập Nhà nước Hồi giáo tại nước này…
  • Philippines chỉ trích Trung Quốc về biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Trong bài phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở Mỹ ngày 29.9 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario ám chỉ Trung Quốc chính là quốc gia đang có những hành động "nguy hiểm" và "liều lĩnh" ở biển Đông.
  • Du lịch Việt 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 125,000 tỷ đồng (BaoMoi) - Theo báo cáo của Grant Thornton về ngành Dịch vụ khách sạn 6 tháng đầu năm 2014, ảnh hưởng của sự kiện biển Đông khiến cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 và 6 suy giảm song tổng lượng khách 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng được 23% cùng kỳ, đạt 4.3 triệu lượt khách, ứng với 54% kế hoạch năm.
  • Mỹ bỏ cấm vận vũ khí nhằm duy trì hiện trạng trên Biển Đông (BaoMoi) - (Tin Nóng) Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam sẽ không làm thay đổi cân bằng quyền lực đang định hình về an ninh ở Biển Đông hiện tại, nhưng giúp duy trì hiện trạng trong khu vực này, theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản) ngày 29.9.
  • Vì một thế giới không tiếng súng (BaoMoi) - Trong phần kết bài phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 69 có đoạn khẳng định: "Hòa bình và phát triển là những người bạn đồng hành không thể tách rời, bổ trợ cho nhau nhằm hướng tới một thế giới phồn vinh”. Phát biểu của Phó Thủ tướng cũng có thể xem như một đại diện cho quan điểm của Việt Nam trước các thách thức về vấn đề quốc tế và khu vực; trước các mối đe dọa an ninh- chính trị, mất ổn định trên thế giới dù đã hiện hữu hoặc chưa rõ nét ở nơi này, nơi kia. Đứng trước những thách thức ấy, Việt Nam với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, có trách nhiệm không thể không đề cập tới.
  • Bắc Kinh sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Tờ Wantchinatimes của Đài Loan (Trung Quốc) ngày 28-9 cho biết, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi nằm trên địa bàn tỉnh Hồ Bắc nhằm cung cấp điện cho các cơ sở của nước này trên Biển Đông.
  • Ra Hoàng Sa, Trường Sa, nhà báo nghĩ gì? (BaoMoi) - "Chúng tôi thường xuyên đối mặt với say sóng, đối mặt tàu Trung Quốc điên cuồng bắn vòi rồng, đâm va. Chứng kiến những hành động này, tôi uất nghẹn"- PV Đắc Thành (Báo Nông nghiệp VN) chia sẻ.
  • 4.700 quân Mỹ và Philippines tập trận gần biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Trang tin Rappler (Philippines) đưa tin ngày 29-9, 3.500 binh sĩ Mỹ và 1.200 binh sĩ Philippines đã tham gia cuộc tập trận hải quân và không quân mang tên Phiblex kéo dài 12 ngày tại hai địa điểm ở đảo Palawan và đảo Luzon (Philippines), cách bãi cạn Scarborough 160 km.
  • Indonesia bố trí máy bay phòng thủ trên biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Báo Jarkata Post (Indonesia) ngày 29-9 đưa tin Indonesia đã chuẩn bị bố trí một phi đội máy bay thế hệ mới nhất F-16 C/D tại Pekanbaru thuộc tỉnh đảo Riau (phía Nam biển Đông) và một phi đội trực thăng Apache gần biển Đông.
  • Mỹ, Philippines tập trận chung (BaoMoi) - Ngày 29.9, gần 5.000 binh sĩ Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ chung mang tên Philblex kéo dài 11 ngày trên biển Đông.
  • Biển Đông: Kinh nghiệm 100 năm cho Việt Nam (BaoMoi) - Trong hơn 100 năm qua, giải quyết tranh chấp trên biển hay trên đất liền bằng pháp luật quốc tế là phương cách được nhiều nước ở phương Tây và ở phương Đông thực hiện.

Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ

Hình ảnh cho thấy cảnh tượng hỗn loạn và những vụ xô xát với khói bốc bên từ những quả lựu đạn cay.
Hình ảnh cho thấy cảnh tượng hỗn loạn và những vụ xô xát với khói bốc bên từ những quả lựu đạn cay.
BẮC KINH— Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hôm nay tiếp tục xuống đường chống lại Trung Quốc, bất chấp những lời yêu cầu đòi họ giải tán. Hàng ngàn người đã chiếm những con đường vốn rất tấp nập của trung tâm tài chánh Á Châu và chính phủ Trung Quốc  lên tiếng cảnh báo về sự can dự của nước ngoài. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Giới hữu trách Hồng Kông đã có hành động phô trương sức mạnh hiếm có trong ngày chủ nhật và tảng sáng thứ hai trong lúc họ tìm cách giải tán những người biểu tình đòi dân chủ. Hình ảnh chiếu trực tiếp trên internet cho thấy những cảnh tượng hỗn loạn và những vụ xô xát với khói bốc bên từ những quả lựu đạn cay.

Tuy nhiên, sáng nay cảnh sát chống bạo động đã rút lui và tình hình tạm lắng dịu.

Chính phủ Hồng Kông không ngớt hối thúc người biểu tình rút lui trong hòa bình, nhưng cuộc biểu tình chống lại quyết định mới đây của Bắc Kinh về cải cách bầu cử không có dấu hiệu xuống thang.

Chiến dịch “Occupy Central” hay “Chiếm Trung”, tên tắt của “Chiếm cứ khu Trung Hoàn”, đang là một đề tài được nói tới nhiều nhất trên trang mạng xã hội Twitter. Một bức hình cho thấy những người biểu tình ngồi lỳ chia nhau những món quà vặt và những người khác cầm những cành hoa như một biểu tượng của hòa bình.

Một số người bình luận trên internet bắt đầu gọi phong trào dân chủ này là “Cuộc Cách mạng Dù” vì nhiều người biểu tình đã dùng dù để che chắn khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để xịt vào họ.
Chiến dịch 'Occupy Central' hay 'Chiếm Trung' đang là đề tài được nói tới nhiều nhất trên Twitter
Chiến dịch 'Occupy Central' hay 'Chiếm Trung' đang là đề tài được nói tới nhiều nhất trên Twitter
Hiện chưa rõ người biểu tình có thể ở lại bao lâu tại khu trung tâm thành phố và cảnh sát có tìm cách gia tăng áp lực hay không. Nhưng trong lúc cuộc biểu tình tiếp diễn, nhiều người Hồng Kông đã ra sức giúp đỡ cho những người tham gia cuộc biểu tình ngồi lỳ.

"Những người biểu tình đói bụng đã vỗ tay hoan hô khi thức ăn được mang tới cho họ và hình ảnh trên mạng cho thấy cư dân quyên tặng rất nhiều nước uống cho người biểu tình."

Cô Milky, một nhân viên văn phòng, đã mang các phẩm vật đến cho những người biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ. Cô nói rằng nỗ lực này là tự phát chứ không có ai đứng ra tổ chức.

"Họ phổ biến tin tức trên Facebook, Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác để cho những người ở nhà và những nơi khác biết họ cần những gì. Cho nên chúng tôi biết họ cần gì và chúng tôi sẽ mua những thứ đó rồi mang tới đây. Một số người không thể đích thân tới biểu tình ngồi lỳ cho nên trước khi tới sở họ mua các vật dụng rồi mang tới đây. Tôi có một người bạn đã mua những thiết bị bảo vệ mắt để phát cho những người biểu tình ở khu Admiralty."

Một số người đã dùng ống plastic và gỗ để dựng những căn lều tạm, trong lúc người biểu tình chuẩn bị cho một cuộc tranh đấu dài ngày nhằm ngăn chận các ngã tư chính của thành phố.

Anh Jay là một sinh viên ngành điện toán của Đại học Hồng Kông. Anh nói rằng cha mẹ anh không tán thành việc xuống đường biểu tình nhưng anh cảm thấy có bổn phận phải tới đây.

"Tôi mong trưởng quan hành chánh của chúng tôi tới đây để nói chuyện. Là một nhà lãnh đạo chính trị, ông ấy phải đứng lên và không nên cảm thấy sợ hãi đối với chúng tôi. Chúng tôi đóng thuế để trả lương cho họ nên họ phải lắng nghe tiếng nói của chúng tôi và làm việc cho chúng tôi. Nhưng ông ấy không nghe chúng tôi. Ông ấy chỉ nghe lời chính phủ trung ương."

Hôm nay, Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ chính quyền Hồng Kông và bày tỏ sự tin tưởng về khả năng xử lý tình hình của chính quyền của đặc khu hành chánh này. Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc cương quyết chống đối những hành động bất hợp pháp, đe dọa tới nền pháp trị và ổn định xã hội. Bà cũng cảnh báo chống lại những chính phủ nước ngoài ủng hộ cuộc biểu tình.

"Hồng Kông thuộc về Trung Quốc và công việc ở Hồng Kông là một vấn đề nội bộ. Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ mưu toan nào của các chính phủ nước ngoài nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc hay hỗ trợ cho những hoạt động bất hợp pháp của phong trào Chiếm Trung."

Trong một thông cáo phổ biến hôm nay, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông cho biết họ ủng hộ những truyền thống lâu đời của Hồng Kông và các quyền tự do cơ bản, như tự do hội họp và tự do diễn đạt. Thông cáo nói rằng Washington không ngả về bên nào trong cuộc thảo luận về sự phát triển chính trị của Hồng Kông và không ủng hộ cá nhân hay tổ chức nào liên hệ tới vấn đề này. Thông cáo cũng kêu gọi tất cả các bên né tránh những hành động có thể làm cho căng thẳng leo thang thêm nữa.

Vụ xuống đường biểu tình chống Bắc Kinh hiện nay ở Hồng Kông đã được một số người so sánh với cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên an môn năm 1989. Cuộc biểu tình rầm rộ đó đã bị Trung Quốc dùng binh lính và xe tăng đàn áp một cách thô bạo.

Chính phủ Hồng Kông cho biết họ sẽ không yêu cầu binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang trú đóng ở thành phố này ứng phó với những cuộc biểu tình.

Một số người lo ngại là nếu tình hình hiện nay tiếp diễn một sự ứng phó tương tự như vụ Thiên An Môn sẽ được sử dụng.

Vào lúc này, Bắc Kinh đang để cho giới hữu trách Hồng Kông xử lý tình hình. Nhưng một học giả ở Trung Quốc đã gợi ý trên truyền thông  nhà nước là Bắc Kinh có thể phái cảnh sát vũ trang tới Hồng Kông nếu giới hữu trách thành phố này không thể kiểm soát các cuộc biểu tình.

Khi được hỏi về mối lo ngại này, anh sinh viên tên Jay nói rằng anh không hề sợ hãi.

"Tôi không nghĩ như vậy vì bây giờ truyền thông ở Hồng Kông vẫn được tự do. Hồng Kông vẫn có tự do thông tin. Ngoài ra, vì thế giới đã toàn cầu hóa nên tôi nghĩ rằng nếu chính phủ Hồng Kông hay chính phủ trung ương ở Bắc Kinh làm những việc như thế thì Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ ra tay giúp đỡ chúng tôi."

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông diễn ra trong lúc Trung Quốc chuẩn bị mừng lễ quốc khánh vào thứ tư tới đây. Tuy nhiên giới hữu trách Hồng Kông hôm nay loan báo hủy bỏ những cuộc bắn pháo bông vì các lý do về giao thông và an toàn công cộng.
Bill Ide
(VOA) 

Trung Quốc điều động quân đội trấn áp biểu tình Hong Kong?

 
Xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình Hong Kong khi lực lượng chức năng xịt hơi cay vào đám đông.
Khả năng chính quyền Trung Quốc sẽ điều quân đội trấn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. Song, hành động này có thể vấp phải phản đối của cộng đồng quốc tế khi thông tin chia sẻ toàn cầu.
Theo Huffington Post, Bắc Kinh không thể vội vàng đàn áp thẳng tay nhằm chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay tại vùng lãnh thổ bán tự trị Hong Kong trong bối cảnh phương tiện truyền thông đang phủ sóng khắp toàn cầu.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ quyết tâm chấm dứt các cuộc biểu tình nhanh nhất có thể để không làm khơi dậy thêm làn sóng biểu tình bất đồng quan điểm, đòi ly khai và chống chính phủ bùng phát tại đại lục. Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh vẫn sẽ ngăn chặn hình ảnh cũng như tin tức về các cuộc biểu tình được phát tán trên lãnh thổ nước này.
Mức độ nghiêm trọng của các biểu tình dân chủ tại Hong Kong đã thể hiện rõ khi người biểu tình yêu cầu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức do cảnh sát trấn áp mạnh tay và dùng hơi cay tấn công đám đông.
"Chính quyền Trung Quốc không muốn chứng kiến tình trạng biểu tình lây lan sang đại lục. Đây là áp lực lớn với chính quyền Bắc Kinh bởi họ đang lo về tác động lôi kéo sẽ xảy ra", nhà phân tích chính trị và sử học tại Trung Quốc, Zhang Lifan nói.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ quan điểm dứt khoát đàn áp những tư tưởng bất đồng và kêu gọi trao thêm quyền dân chủ trong mọi cuộc thảo luận về cải cách chính trị tại Hong Kong cũng như tránh tình trạng đổ máu.
"Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để duy trì ổn định. Tôi tin rằng quyền hành chính trị lớn mạnh từ nòng súng chứ không phải từ bầu cử", ông Zhang chia sẻ.
Thậm chí, trên website tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho đăng tải đoạn ý kiến gợi ý Bắc Kinh điều động quân cảnh, một đơn vị của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, tới giúp "trấn áp bạo động". Tuy nhiên, sau đó, Thời báo Hoàn Cầu đã cho xóa đoạn bình luận này.
Còn tại Hong Kong, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã bác bỏ tin đồn ông kêu gọi quân đội Trung Quốc can thiệp giải tán đám đông biểu tình.
Theo nhà nghiên cứu cấp cao Steve Tsang tại Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, tình hình hiện nay vẫn chưa đến mức yêu cầu quân đội can thiệp. Ông Tsang nhấn mạnh quyết định của chính quyền đặc khu Hồng Kong hồi tuần trước về việc điều động cảnh sát chống bạo động đã làm thay đổi mục đích biểu tình trong hòa bình của người dân.
"Nếu chính quyền Hong Kong thay đổi chiến lược, quay trở lại với phương pháp giải quyết truyền thống khi rút lực lượng cảnh sát và đàm phán với người dân, các cuộc biểu tình sẽ chỉ diễn ra tại một số khu vực nhất định", chuyên gia Tsang cho biết.
Nhà phân tích Willy Lam thuộc Đại học Trung Quốc tại Hong Kong nhận định Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực khi cần thiết để giải tán đám đông và việc triển khai quân đội là phương án cuối cùng. "Khả năng, cảnh sát Hong Kong có thể dùng vòi rồng và nhiều phương tiện khác như đạn cao su để giải tán đám đông", ông Lam nói.
Làn sóng biểu tình phản ánh rõ nét lòng tin của người dân Hong Kong đặc biệt là giới trẻ đối với chính quyền Trung Quốc đại lục đã tan vỡ bởi họ cho rằng Bắc Kinh không còn giữ lời hứa trao thêm quyền dân chủ cho khu vực này.
Lời hứa này được thể hiện trong hiến chương của Hong Kong khi là một phần của "một quốc gia, hai chế độ" vốn nằm trong thỏa thuận giữa Anh và Bắc Kinh khi Hong Kong được trao trả về Trung Quốc năm 1997.
Hồi tháng trước, Bắc Kinh đã từ chối đề xuất công khai lựa chọn các ứng cử viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo đầu tiên tại Hong Kong vào năm 2017. Thay vào đó, tất cả các ứng cử viên sẽ vẫn được một ủy ban thân Bắc Kinh lựa chọn.
Theo chuyên gia Lam, người dân Hong Kong "nhận thấy Bắc Kinh sẽ không thay đổi suy nghĩ, do đó, họ muốn gửi đi thông điệp 'chúng tôi muốn tự quyết định tương lai của mình'".
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dường như không cập nhật tình hình về các cuộc biểu tình tại Hong Kong mà chỉ đưa tin rằng đây là một cuộc tụ tập bất hợp pháp vượt ngoài tầm kiểm soát và cảnh sát đang giải quyết.
Trong một tuyên bố chính thức, chính quyền Trung Quốc đã phản đối các cuộc tụ tập trái phép và lên tiếng ủng hộ nỗ lực giải tán đám đông của trưởng đặc khu Lương.
Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV thậm chí còn không phát sóng bất cứ hình ảnh nào liên quan tới cuộc biểu tình đường phố tại Hong Kong.
Ngay cả các cuộc thảo luận về cuộc biểu tình tại Hong Kong cũng bị chặn trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, nơi chính quyền Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát người dùng đăng tải những tài liệu chính trị nhạy cảm kể từ hồi năm ngoái. Dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram cũng bị chính quyền Trung Quốc chặn.
Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của Huffington Post, một tờ báo địa phương có uy tín của Mỹ.
Minh Thu (lược dịch)
(Infonet)
-------------------------
Đọc thêm: Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu chấm dứt biểu tình đòi dân chủ (RFI)
Lãnh đạo chính quyền Hồng Kông Lương Chấn Anh yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các cuộc biểu tình. Giới hoạt động dân chủ vẫn quyết tâm chiếm giữ khu trung tâm thành phố cho đến khi nào Bắc Kinh thực hiện lời hứa về cải tổ chính trị.
Ngày 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Trung Hoàn là tên của khu thương mại và tài chính ở trung tâm Hồng Kông.
Nhưng tổ chức Chiếm lĩnh Trung Hoàn đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông. Trong một cuộc họp báo, một trong những người đồng sáng lập phong trào này, tuyên bố : « Nếu ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi sẽ ngưng chiếm đóng, ít ra là ngưng tạm thời ».
Tối hôm 29/09/2014, hàng chục ngàn người, đa số là học sinh và sinh viên, vẫn còn tập hợp ở một số khu vực, đòi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức và đòi phổ thông đầu phiếu hoàn toàn vào năm 2017.
Sinh viên và học sinh chính là những người đi đầu trong chiến dịch bất phục tùng dân sự để lên án điều mà nhiều người dân Hồng Kông xem như là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của đặc khu này.
Họ cực lực phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8/2014 cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn.
Trong ngày thứ ba của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của họ, cho dù theo các chuyên gia, điều này sẽ không thể xảy ra.
Số người tham gia biểu tình đòi dân chủ chắc chắn là sẽ đông hơn trong hai ngày 01/10 và 02/10, hai ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông. Ngày 01/10 là ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét