-Thẩm phán độc lập và đảng, câu chuyện cũ
Kính Hòa, phóng viên RFA
- Đính chính sai lầm về 'Nam Hải' (BBC) - Ý kiến giải thích vì sao từ Nam Hải lại 'biến tướng' thành Biển Nam Trung Hoa.
- Việt Nam tiếp tục thả tù nhân chính trị (RFI) - Trong tuần này đã có thêm hai tù nhân chính trị là Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam bất ngờ được trả tự do trước thời hạn. Đây là các tù nhân mang án nặng với tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền », được đặc xá sau khi đã có một số tù nhân lương tâm khác mãn hạn tù trở về trong tháng Chín.
- Thẩm phán độc lập và đảng, câu chuyện cũ (RFA) - Sự độc lập trong xét xử tại Việt Nam nói riêng, cũng như sự độc lập của ngành tư pháp thoát ra khỏi sự thống trị của đảng cộng sản là một câu chuyện rất cũ kỹ trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
- “Tôi tự hào là người Việt Nam” (RFA) - Cuộc tọa đàm có chủ đề “Tôi tự hào là người Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội và TPHCM mở đầu cho chuỗi hoạt động của dự án cùng tên trong đó có cuốn sách của 33 người viết do công ty Thái Hà Book xuất bản nhằm cổ xúy cho tinh thần tự hào là người Việt cũng như lan tỏa tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc thông qua những hoạt động cụ thể và thiết thực.
- Trần Tư, người tù thế kỷ (RFA) - Ông Trần Tư, được mệnh danh là “người tù thế kỷ” với số năm trong tù là 21 năm về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Ông vừa được trả tự do vào ngày 24 tháng 9 và đang chờ đợi quay trở về Mỹ vì ông là thường trú nhân của Hoa Kỳ trước khi bị bắt.
- Những cảnh đời khốn khổ dưới đòn roi (RFA) - Theo một nghiên cứu năm 2010, có tới 34% phụ nữ có gia
- Ông Nguyễn Thiện Nhân vẫn lãnh đạo MTTQ (BBC) - Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN khóa VIII bầu ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục giữ chức Chủ tịch.
- Thỏa thuận Úc-Campuchia gây tranh cãi (BBC) - Campuchia đồ̉ng ý nhận môt số người xin tỵ nạn mà Úc từ chối để đổi lấy 35 triệu Mỹ kim, trong thỏa thuận bị các nhóm nhân quyền chỉ trích.
- Hồng Kông : Cảnh sát giải tán sinh viên xâm nhập trụ sở chính quyền (RFI) - Phong trào biểu tình của sinh viên Hồng Kông tại trung tâm thành phố, để phản đối quyết định của Bắc Kinh giới hạn quyền bầu cử chức lãnh đạo đặc khu, có thêm một diễn biến mới, với việc sinh viên đột nhập trụ sở chính quyền. Hôm nay, 27/09/2014, cảnh sát đã dùng sức mạnh để trục xuất khoảng 50 sinh viên bám trụ trong tòa nhà.
- Dầu hỏa, vũ khí chiến lược của « Nhà nước Hồi giáo » (RFI) - Sự lớn mạnh về người và tài sản của tổ chức « Nhà nước Hồi giáo » (EI) và nỗ lực của cả thế giới nhằm chống lại mối họa khủng bố là đề tài vẫn được các nhật báo Pháp hôm nay (27/09/2014) bình luận. Đâu là nguồn tài chính giúp cho tổ chức EI đứng vững, trang bị vũ khí tối tân và có khả năng chiêu dụ thêm nhiều binh sĩ mới ? Nhật báo Le Monde có bài viết giải mã đề tựa : « Dầu hỏa, vũ khí chiến lược của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ».
- Mỹ 'gây thiệt hại lớn' cho IS (BBC) - Quân đội Hoa Kỳ nói các cuộc không tạc đang gây thiệt hại lớn cho Nhà nước Hồi giáo tại Syria nhưng chưa đủ để đánh bại phiến quân.
- Chống tổ chức EI: Mỹ tốn 1 tỉ đô la mỗi tháng (RFI) - Chi phí cho cuộc chiến trên không của Hoa Kỳ và các đồng minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) tại Irak và Syria có thể khiến Washington tiêu tốn trên 1 tỉ đô la mỗi tháng. Các chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ trong cuộc họp báo hôm qua 26/09/2014 cho biết như trên.
- Liên quân lần đầu không kích EI tại miền Trung Syria (RFI) - Hôm nay 27/09/2014, theo AFP, lần đầu tiên liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu đã tiến hành nhiều vụ oanh kích nhắm vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở miền Trung Syria. Hôm qua, Quốc hội Anh bỏ phiếu cho phép chính phủ tham gia vào các không kích tại Irak khiến liên quân có thêm một đối tác nặng ký.
- Pháp không loại trừ khả năng can thiệp vào Syria (RFI) - Cho tới nay, khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ tiến hành các cuộc không kích vào Irak nhằm chặn đứng đà tiến của lực lượng Nhà nước Hồi giáo, nhưng nay Paris không loại trừ khả năng can thiệp cả vào Syria.
- Hồ sơ nguyên tử Iran khó đạt được thỏa thuận (RFI) - Iran và các cường quốc hôm qua 26/09/2014 đã nhìn nhận viễn cảnh đạt được một thỏa thuận chung cuộc về chương trình nguyên tử của Teheran hãy còn xa, cho dù đã tiến hành thương lượng không ngơi nghỉ suốt tám ngày qua tại New York.
- Phi công Air France tiếp tục đình công (RFI) - Cuộc đình công của các phi công hãng Air France hôm nay 27/09/2014 vẫn tiếp diễn đến ngày thứ 13, mà không có hy vọng ra khỏi khủng hoảng sau khi chính phủ và ban giám đốc tập đoàn từ chối cử ra một nhà hòa giải.
- Hungary ngừng cấp khí đốt cho Ukraina vì áp lực Nga ? (RFI) - Thứ Năm 25/09/2014, Hungary đột ngột ngừng cung cấp khí đốt “vô thời hạn” cho nước láng giềng Ukraina. Quyết định của Budapest hôm trước cuộc đàm phán Nga-Ukraina tại Berlin cho thấy khả năng Matxcơva chủ trương gia tăng áp lực lên một số láng giềng Châu Âu của Ukraina để buộc Kiev phải chấp nhận nhiều nhượng bộ trong thương thuyết. Thông tín viên Hoàng Nguyễn tường trình từ Budapest.
- Khí đốt cho mùa đông : Đàm phán Ukraina-Nga vẫn cam go (RFI)
- Hôm qua 26/09/2014, theo AFP, tại Berlin, Matxcơva và Kiev dường như
đã đạt được một « thỏa thuận sơ bộ » về việc cung cấp khí đốt cho
Ukraina cho đến mùa xuân năm tới, trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn
giữa phe thân Nga và quân chính phủ ở miền đông về cơ bản được tôn
trọng.
Tuy nhiên, hôm nay 27/09, tập đoàn khí đốt Ukraina Naftogaz cho biết hiện tại nhiều bất đồng giữa Nga và Ukraina trong hợp đồng khí đốt vẫn chưa được giải quyết.
- Trung Quốc triển khai tàu chở cá sống trên Biển Đông (RFI) - Theo Nhật Báo Khoa học Trung Quốc, số ra ngày hôm nay, 27/09/2014, Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống trên biển đến khu vực Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ), một đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền.
- Lần đầu tiên Tokyo sẽ góp quân cho lực lượng lính mũ xanh (RFI) - Hôm qua 26/09/2014, theo AFP, lần đầu tiên Nhật Bản và trước đó là Mêhicô thông báo quyết định cung cấp binh sĩ cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong bối cảnh số lượng xung đột toàn cầu đang có xu hướng gia tăng.
- Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên công du Hoa Kỳ (RFI) - Thủ tướng Ấn Độ từ ngày 26/09/2014 đã khởi đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên từ sau khi đắc cử hồi tháng Năm, với mục đích xúc tiến đầu tư.Trong ngày đầu thăm New York hôm nay, ông Narendra Modi phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước khi đến Washington.
- Bình Nhưỡng xác nhận Kim Jong-Un bị bệnh (RFI) - Báo chí Nhà nước của Bắc Triều Tiên xác nhận là ông Kim Jong-Un đang bị bệnh, vào lúc đang có nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng sau ba tuần không thấy ông xuất hiện trước công chúng.
- Lãnh tụ Bắc Triều Tiên có thể đang được bác sĩ nước ngoài chữa bệnh (VOA) - Một quan chức Bắc Triều Tiên giấu tên nói rằng 1 nhóm chuyên viên y tế nước ngoài hình như đã đến thăm quốc gia cộng sản này để chữa bệnh cho lãnh tụ Kim Jong Un
- Liberia: Thứ trưởng y tế tự cách ly sau khi cấp dưới chết vì Ebola (RFA) - Thứ trưởng Bộ y tế Liberia cho biết bà tự mình cách ly khi một nhân viên dưới quyền bị phát hiện nhiễm vi rút Ebola và đã chết vào ngày hôm qua (27/9).
- Liverpool bị Everton cầm hòa (BBC) - Cú sút tuyệt đẹp của Phil Jagielka ở phút 91 đã cứu Everton trong trận hòa 1-1 với Liverpool trong giải Premier League.
- Ukraine: Phiến quân vi phạm lệnh ngừng bắn, 2 người thiệt mạng (RFA) - Có hai người chết và nhiều người khác bị thương khi quân thân Nga chống chính phủ vi phạm lệnh ngừng bắn tấn công vào thị trấn Shchastya gây thiệt hại cho một bệnh viện và trường huấn nghệ.
- Thế chiến lược toàn cầu mới (RFA) - Mâu thuẫn chính trên thế giới ngày nay không còn là mâu thuẫn ý thức hệ cộng sản – tư bản nữa, mà là hố xa cách giữa các nước giàu với các nước nghèo đã đến giới hạn nguy hiểm, buộc mọi người dân cũng như mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết.
- Tòa án Ai Cập hoãn phiên xử cựu tổng thống Hosni Mubarak (RFA) - Tòa án Ai Cập hôm nay (27/9) quyết định hoãn phiên xét xử cựu tổng thống Hosni Mubarak cho tới tháng 11 bị cáo buộc tội danh đồng lõa giết người biểu tình chống chính phủ vào năm 2011.
- Cảnh sát Indonesia bắt giữ một người Đức vì buôn lậu ma túy (RFA) - Một người đàn ông quốc tịch Đức bị cảnh sát Indonesia băt giữ vì buôn lậu ma túy. Người đàn ông này tên là Hans Peter Naumann, 48 tuổi bị bắt tại khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Bali với hơn 239 gram cocain chứa trong người.
- Indonesia: Tỉnh Aceh ban hành đạo luật về đồng tính gây tranh cãi (RFA) - Các nhà làm luật bảo thủ của Tỉnh Aceh thuộc Indonesia vừa ban hành đạo luật gây tranh cãi dữ dội khi buộc các người đồng tính nam khi quan hệ tình dục với nhau phải chịu hình phạt bằng roi trước công chúng.
- Chính quyền Côn Minh kết luận học sinh tiểu học tử vong do đùa giỡn (RFA) - Vụ dẫm đạp trong một trường tiểu học gây tử vong cho 6 trẻ nhỏ và làm bị thương 26 trẻ khác được chính quyền địa phương của Trung Quốc kết luận do các em đùa giỡn gây nên.
- Hong Kong: Cảnh sát giải tán, bắt giữ sinh viên biểu tình (RFA) - Cảnh sát Hong Kong bao vây bắt giữ và giải tán sinh viên biểu tình trước khu vực cơ quan hành chánh của chính phủ Hong Kong.
- Nhật Bản: núi lửa Ontake hoạt động, 250 người cần giải thoát (RFA) - Hơn 250 người Nhật mắc kẹt khi leo núi trong khi núi lửa Ontake miền trung nước Nhật bất ngờ hoạt động.
- Một phụ nữ Somalia bị tử hình bằng ném đá (VOA) - Một phụ nữ Somalia bị chôn xuống đất còn chừa đầu bên trên, và bị ném đá trước công chúng cho tới chết vì đã làm vợ của nhiều người đàn ông trong cùng thời gian
- Mỹ bác bỏ phát biểu có tính ‘công kích’ của Tổng thống Palestine ở LHQ (VOA) - Phát biểu tại Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu, Tổng thống Abbas đòi phải có một 'thời biểu rõ rệt' cho việc Israel rút khỏi các vùng đất của Palestine bị chiếm cứ
- Trung Quốc quyết tâm trừng phạt nghiêm khắc vi phạm về an toàn thực phẩm (VOA) - Trung Quốc hứa sẽ thực hiện thêm những biện pháp cải tổ trong việc quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm, áp dụng các 'mức phạt nghiêm khắc nhất' đối với các vi phạm
- TT Obama: Thế giới phải chuẩn bị chu đáo hơn cho những dịch bệnh như Ebola (VOA) - Tổng thống Mỹ kêu gọi phải chuẩn bị chu đáo hơn để ứng phó với những mối đe dọa sinh học tương tự như dịch bệnh Ebola nguy hiểm đang tiếp tục lan tràn
- Tổng thống Obama nói sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là ‘kiên định’ (VOA) - Tổng thống Obama nói Mỹ đang đảm nhận vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến tiêu diệt nhóm khủng bố ISIL, và nỗ lực tập hợp thế giới chống lại việc Nga xâm lấn Ukraine
- Nam Phi viện trợ kinh tế 31 triệu đôla cho Cuba (VOA) - Nam Phi vừa đồng ý một chương trình hỗ trợ kinh tế trị giá nhiều triệu đôla cho Cuba. Trong khi đó, các nhà lập pháp đối lập phản đối thỏa thuận này
- 600 học sinh khiếm thị 'Thắp sáng niềm tin cùng biển, đảo quê hương' (BaoMoi) - (TNO) Ngày 27.9, chương trình từ thiện Thắp sáng niềm tin lần thứ 11 đã được tổ chức tại khu du lịch Biển Đông, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), dành cho 600 em học sinh khiếm thị tại TP.HCM và khu vực Đông Nam bộ.
- TQ định đưa tàu chế biến cá 200.000 tấn ra Trường Sa (BaoMoi) - Nếu kế hoạch này thực hiện trót lọt, Trung Quốc sẽ tiếp tục điều nhiều "căn cứ di động" xuống Biển Đông.
- Mỹ tuyên bố tiếp tục tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương (BaoMoi) - Ngày 26-9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết, không có thay đổi trong chiến lược tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama, mặc dù Washington đang phải đối phó với các phần tử cực đoan thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
- Trung Quốc âm mưu triển khai tàu chế biến cá ra Trường Sa (BaoMoi) - (NLĐO)- Nhật báo khoa học Trung Quốc ngày 27-9 đưa tin Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu chế biến cá di động 200.000 tấn ra bãi Vành Khăn thuộc Trường Sa của Việt Nam.
- Bắc Kinh tính biến tàu dầu thành tàu cá "khủng" đến Trường Sa (BaoMoi) - TTO - Trung Quốc đang lên kế hoạch biến một tàu chở dầu nặng 200.000 tấn thành tàu chở và chế biến cá di động rồi đưa đến bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Triển lãm tư liệu pháp lý về Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - Sáng 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức triễn lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, với những bằng chứng lịch sử và pháp lý không thể chối cãi.
- Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu chở cá sống siêu lớn vào Trường Sa (BaoMoi) - VOV.VN - Bắc Kinh hiện đang có kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống tới bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch đưa 'công xưởng' chế biến cá đến Trường Sa (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống 200.000 tấn, phục vụ như một 'công xưởng' chế biến cá di động, đến bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Nghẹt thở làm sự kiện VIF 2014 (BaoMoi) - (Baodautu.vn) Ngày 25/3, chúng tôi bắt đầu sự kiện đầu tiên của năm 2014 bằng hội thảo về cơ hội đầu tư vào các sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tác cùng với chúng tôi tổ chức sự kiện này là Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI). Mỗi năm, chúng tôi tổ chức khoảng 5 sự kiện như thế, hầu hết là tự làm.
- Chuyên gia quân sự: Sức mạnh đội tàu ngầm Việt Nam (BaoMoi) - (Quốc phòng Việt Nam) - Giới chuyên gia nước ngoài đánh giá cao đội tàu ngầm của Việt Nam với khả năng răn đe Trung Quốc.
- 500 suất học bổng cho con em ngư dân, cảnh sát biển, kiểm ngư (BaoMoi) - (PLO)- Từ ngày 27-9 đến ngày 1-10, 500 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng sẽ được trao cho con em ngư dân, chiến sỹ cảnh sát biển, kiểm ngư nhằm góp phần động viên quân và dân đang chiến đấu, bảo vệ chủ quyền tổ quốc Việt Nam ở biển Đông.
- Tham luận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng (BaoMoi) - Tỉnh Sóc Trăng nằm ở lưu vực Sông Hậu, thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển. Dân số toàn tỉnh hơn 1,3 triệu người; có 3 dân tộc chủ yếu sống đan xen lẫn nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm 30,71%, dân tộc Hoa chiếm 5,02% và một số các dân tộc khác như: Nùng, Thái, Chăm, Ấn... chiếm khoảng 0,03% dân số.
- Singapore và Philippines nhất trí đối thoại quốc phòng thường niên (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Singapore và Philippines đã nhất trí tổ chức đối thoại quốc phòng thường niên ở cấp sĩ quan cao cấp để củng cố hợp tác quốc phòng song phương.
- Tàu hộ vệ Type 056 TQ có khả năng “lục soát” tàu ngầm Mỹ ở Biển Đông? (BaoMoi) - (GDVN) - Bài báo cho rằng, Hải quân Trung Quốc bắt đầu trang bị thiết bị định vị thủy âm kéo chủ/bị động, tăng cường khả năng săn ngầm đối phó Mỹ ở Biển Đông.
- Nhật tố tàu Trung Quốc khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế (BaoMoi) - ANTĐ - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 26-9 cho biết, máy bay nước này đã phát hiện 1 tàu công vụ Trung Quốc đang thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
- Đại hội biển Đông Á sẽ diễn ra tại Đà Nẵng (BaoMoi) - ANTĐ - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có buổi làm việc với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội biển Đông Á lần thứ năm do Việt Nam đăng cai.
-Tái cơ cấu 3 năm nhìn lại: Hô hào quyết liệt… nhưng vẫn giậm chân tại chỗ!
Infonet / CafeF
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho
rằng sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, kinh tế Việt Nam vẫn chứa
đựng nhiều khuyết tật, giậm chân tại chỗ dù đã được Nhà nước hô hào thực
hiện quyết liệt.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014 tổ chức tại Ninh Bình
ngày 27-28/9/2014, những nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
đã phác họa lên một bức tranh kinh tế Việt Nam ngổn ngang, đầy thách
thức.
TS. Lê Đăng Doanh nhận định, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng thời gian qua triển khai nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính.
Cụ thể, việc xử lý nợ xấu vẫn chưa đánh giá đầy đủ quy mô nợ xấu, cơ cấu nợ xấu nằm ở đâu: bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng, hay chất lượng tài sản thế chấp? Thêm nữa, mô hình VAMC với số vốn 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước ứng ra thực chất không khai thông được nợ xấu!
Các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải.
“Không có tiền tươi thóc thật “cục máu đông” nợ xấu vẫn còn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế”, ông Doanh nói.
Trong khi đó, thị trường bất động sản được Công ty Nomura đánh giá lên đến 21 tỷ USD lại chôn một số vốn tín dụng khổng lồ với rất nhiều yếu tố tiêu cực như lừa đảo, chiếm dụng vốn, tỷ lệ đút lót, lại quả rất cao. Đề án 30.000 tỷ đồng được giải ngân rất chậm, theo ông Doanh thì gói cứu trợ này hiện không có ý nghĩa nhiều trong việc giải tỏa tồn kho bất động sản. Kết quả là bong bóng bất động sản tiếp tục tác động đến cục máu đông nợ xấu, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
“Nếu như các hành vi đầu cơ trong bất động sản không bị xử lý, những nhà đầu cơ được an toàn trong tương lai không xa sẽ có những làn sóng đầu cơ mới gây tác hại lớn cho kinh tế và xã hội”, ông Doanh cảnh báo.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua chủ yếu tập trung vào cổ phần hóa tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa vẫn rất chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động thấp. TS. Lê Đăng Doanh lấy ví dụ việc duy trì một tỷ trọng vốn nhà nước quá cao trong các đề án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ bán cổ phần khoảng 25%-30%, nếu trừ đi phần cổ phần ưu đãi bán cho công nhân, viên chức thì tỷ lệ bán ra thị trường chỉ còn 15%-20%, không cho phép các nhà đầu tư chiến lược có đủ tỷ lệ cổ phần để tham gia Hội đồng quản trị, tác động vào nhân sự, chiến lược và quản trị của doanh nghiệp cổ phần hóa thì sẽ không có nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra để bộ máy cũ sử dụng tiền của họ mà họ không có tiếng nói nào.
Trong khi đó, các vấn đề khác rất quan trọng như đại diện chủ sở hữu, tách bạch rõ quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu và bổ nhiệm nhân sự, thực hiện công khai minh bạch vẫn chưa được giải quyết. Theo đó, Ngân sách nhà nước bội chi vượt xa dự toán, nợ công tăng nhanh, phải vay mới để trả nợ cũ là những đòi hỏi bức bách phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước.
Một khuyết điểm nữa của tái cơ cấu kinh tế, ông Doanh cho rằng các đề án tái cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước trong khi khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, gặp rất nhiều khó khăn, Nhà nước chưa có hỗ trợ cũng chưa có đề án tổng thể nào về tái cơ cấu khu vực này. Theo thống kê, hơn 200.000 doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản trong năm 2013!
“Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế dân doanh cần có một đề án tái cơ cấu và phát triển toàn diện. Vấn đề đặt ra là liên kết các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị với nông dân – ngư dân – doanh nghiệp chế biến – xuất, nhập khẩu – khoa học – công nghệ – giáo dục, đào tạo, ngân hàng, vận dụng công nghệ và quản trị tiên tiến đang rất cần được giải quyết”, ông Lê Đăng Doanh cho hay.
Ông Doanh vạch rõ hai yếu điểm trong dự án án tái cơ cấu kinh tế. Một là, vai trò của khoa học – công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh.
Việc thay đổi các chính sách đòn bẩy, cải cách thể chế để chuyển động lực phát triển kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào các mối “quan hệ”, khai thác nguồn tiền vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, khai thác chênh lệch giá của đất đai, tài nguyên mỏ, rừng, biển… sang phát huy khoa học – công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh chưa được đề ra.
Thực tế của số ít ỏi các doanh nghiệp vươn lên nhờ vận dụng khoa học – công nghệ cho thấy các doanh nghiệp có tiềm năng lớn chưa được khai thác và để vận dụng thành công khoa học-công nghệ, doanh nghiệp rất cần vai trò hỗ trợ và “bà đỡ” của nhà nước. Việc đề ra các yêu cầu đổi mới và vận dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong tái cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi.
Tái cơ cấu là cơ hội để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ, giảm tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu, xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải, nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, sản phẩm…
Hai là, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới: AEC, TPP … sẽ là thách thức rất to lớn đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động.
>>> Đại phẫu ngân hàng có triệt để được nợ xấu?
Hướng Dương
TS. Lê Đăng Doanh nhận định, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng thời gian qua triển khai nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính.
Cụ thể, việc xử lý nợ xấu vẫn chưa đánh giá đầy đủ quy mô nợ xấu, cơ cấu nợ xấu nằm ở đâu: bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng, hay chất lượng tài sản thế chấp? Thêm nữa, mô hình VAMC với số vốn 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước ứng ra thực chất không khai thông được nợ xấu!
Các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải.
“Không có tiền tươi thóc thật “cục máu đông” nợ xấu vẫn còn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế”, ông Doanh nói.
Trong khi đó, thị trường bất động sản được Công ty Nomura đánh giá lên đến 21 tỷ USD lại chôn một số vốn tín dụng khổng lồ với rất nhiều yếu tố tiêu cực như lừa đảo, chiếm dụng vốn, tỷ lệ đút lót, lại quả rất cao. Đề án 30.000 tỷ đồng được giải ngân rất chậm, theo ông Doanh thì gói cứu trợ này hiện không có ý nghĩa nhiều trong việc giải tỏa tồn kho bất động sản. Kết quả là bong bóng bất động sản tiếp tục tác động đến cục máu đông nợ xấu, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
“Nếu như các hành vi đầu cơ trong bất động sản không bị xử lý, những nhà đầu cơ được an toàn trong tương lai không xa sẽ có những làn sóng đầu cơ mới gây tác hại lớn cho kinh tế và xã hội”, ông Doanh cảnh báo.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua chủ yếu tập trung vào cổ phần hóa tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa vẫn rất chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động thấp. TS. Lê Đăng Doanh lấy ví dụ việc duy trì một tỷ trọng vốn nhà nước quá cao trong các đề án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ bán cổ phần khoảng 25%-30%, nếu trừ đi phần cổ phần ưu đãi bán cho công nhân, viên chức thì tỷ lệ bán ra thị trường chỉ còn 15%-20%, không cho phép các nhà đầu tư chiến lược có đủ tỷ lệ cổ phần để tham gia Hội đồng quản trị, tác động vào nhân sự, chiến lược và quản trị của doanh nghiệp cổ phần hóa thì sẽ không có nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra để bộ máy cũ sử dụng tiền của họ mà họ không có tiếng nói nào.
Trong khi đó, các vấn đề khác rất quan trọng như đại diện chủ sở hữu, tách bạch rõ quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu và bổ nhiệm nhân sự, thực hiện công khai minh bạch vẫn chưa được giải quyết. Theo đó, Ngân sách nhà nước bội chi vượt xa dự toán, nợ công tăng nhanh, phải vay mới để trả nợ cũ là những đòi hỏi bức bách phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước.
Một khuyết điểm nữa của tái cơ cấu kinh tế, ông Doanh cho rằng các đề án tái cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước trong khi khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, gặp rất nhiều khó khăn, Nhà nước chưa có hỗ trợ cũng chưa có đề án tổng thể nào về tái cơ cấu khu vực này. Theo thống kê, hơn 200.000 doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản trong năm 2013!
“Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế dân doanh cần có một đề án tái cơ cấu và phát triển toàn diện. Vấn đề đặt ra là liên kết các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị với nông dân – ngư dân – doanh nghiệp chế biến – xuất, nhập khẩu – khoa học – công nghệ – giáo dục, đào tạo, ngân hàng, vận dụng công nghệ và quản trị tiên tiến đang rất cần được giải quyết”, ông Lê Đăng Doanh cho hay.
Ông Doanh vạch rõ hai yếu điểm trong dự án án tái cơ cấu kinh tế. Một là, vai trò của khoa học – công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh.
Việc thay đổi các chính sách đòn bẩy, cải cách thể chế để chuyển động lực phát triển kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào các mối “quan hệ”, khai thác nguồn tiền vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, khai thác chênh lệch giá của đất đai, tài nguyên mỏ, rừng, biển… sang phát huy khoa học – công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh chưa được đề ra.
Thực tế của số ít ỏi các doanh nghiệp vươn lên nhờ vận dụng khoa học – công nghệ cho thấy các doanh nghiệp có tiềm năng lớn chưa được khai thác và để vận dụng thành công khoa học-công nghệ, doanh nghiệp rất cần vai trò hỗ trợ và “bà đỡ” của nhà nước. Việc đề ra các yêu cầu đổi mới và vận dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong tái cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi.
Tái cơ cấu là cơ hội để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ, giảm tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu, xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải, nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, sản phẩm…
Hai là, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới: AEC, TPP … sẽ là thách thức rất to lớn đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động.
>>> Đại phẫu ngân hàng có triệt để được nợ xấu?
Hướng Dương
Theo Infonet
-Ông Trương Đình Tuyển: “Kinh tế Việt Nam đang vật vã đi lên”
Infonet
“Nhìn tốc độ tăng trưởng, kinh tế Việt Nam đã xuống đáy từ cuối năm 2013 và đang vật vã đi lên theo đường parabol“.
Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nêu quan điểm tại diễn đàn. (Ảnh ND)
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển nêu nhận định tại
Diễn đàn kinh tế mùa thu được tổ chức tại tỉnh Ninh Bình ngày 27/9.Tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, mặc dù phải đối mặt với một số khó khăn, điển hình là sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở Biển Đông hồi tháng 5, nhưng chúng ta vẫn vượt kế hoạch với 12/14 chỉ tiêu đặt ra. 9 tháng đầu năm, tăng trưởng hầu hết các ngành đều có chuyển biến mạnh hơn…
Tuy nhiên bên cạnh đó, bà Ngân cũng cho rằng, kinh tế xã hội vẫn còn những bất cập, phục hồi chậm và chưa vững, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn khó khăm, số lượng giải thể, ngừng hoạt động còn khá cao với khoảng 47 nghìn doanh nghiệp phá sản, dừng sản xuất.
Trong khuôn khổ diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn các chuyên gia sẽ chỉ ra những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ ra những điểm nghẽn từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, sự phục hồi kinh tế thế giới còn rất bấp bênh, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và cả khối Asean, trong đó có Việt Nam đang bị đánh xấu cả 2 nghĩa.
Lý do theo TS Thành vì các nước đang phải đối mặt với một thế giới rất bất định và đầy rủi ro. 4 rủi ro được ông chỉ rõ là những cú sốc giá cả; sự phục hồi kinh tế thế giới còn yếu; rủi ro tài chính và dịch chuyển vốn, đứt khúc mạng sản xuất và rủi ro về địa chính trị…
Cùng nhận định này, PGS. TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn khó khăn và còn kéo dài, thậm chí xu hướng phục hồi mong manh. Tái cơ cấu có những bước tiến, nhưng chậm và chưa có thay đổi mang tính chiến lược. Tuy nhiên điều quan trọng, theo ông Trần Đình Thiên là phải xem tái cơ cấu đã đi đúng hướng không? Qúa trình tổng kết về tái cơ cấu cần phải làm rõ điều này.
Riêng đối với tái cơ cấu DNNN, theo TS Thiên, để xoay chuyển tình hình và đạt kết quả tốt, chủ trương này phải được gắn trách nhiệm cá nhân và phân công chức năng cụ thể. TS Thiên cho rằng, khi thực hiện nên bán gần hết cổ phần mà không cần nhà nước phải giữ quá 51% trở lên. “Thay đổi tỷ lệ là một trong những thay đổi phải làm” – TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Khiêm tốn nhận mình mang đến diễn đàn “món ăn đồng quê”, bên cạnh các “món ăn đặc sản”, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đặt ra câu hỏi: Kinh tế Việt Nam đã đến đáy chưa? Theo ông Tuyển thì Việt Nam đang thoát ra khủng hoảng và trên đà đi lên:
“Nhìn tốc độ tăng trương, kinh tế Việt Nam đã xuống đáy từ cuối năm 2013 và đang vật vã đi lên theo đường parabol”. Trên cơ sở này, ông Tuyển đưa dự báo kinh tế Việt Nam năm 2015 có mức phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6%-6,2%, lạm phát không quá 6,5%. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ và các rủi ro về nợ công tăng, đe doạ khả năng trả nợ và an toàn tài chính.
Về giải pháp ngắn hạn, ông cho rằng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời có giải pháp hữu hiệu để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, gắn với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thực hiện minh bạch tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, cần có chính sách để các quỹ đầu tư, kể cả các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thi trường mua bán nợ.
Chiến lược trung dài hạn, theo ông Trương Đình Tuyển cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, cải cách DNNN và đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp.
Nguyễn Dũng
-TS Nguyễn Đình Cung: Điều nguy hiểm hơn trong tái cấu trúc
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/ts-nguyen-dinh-cung-dieu-nguy-hiem-hon-trong-tai-cau-truc-3102788(Doanh nghiệp) – Nếu tái cấu trúc không đúng hướng, đúng phương pháp không sẽ làm méo mó thêm thị trường…
Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế một lần nữa được đặt
ra tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức
hai ngày 27-28/9 tại Ninh Bình. Tại diễn đàn lần này, một trong những
trọng tâm thảo luận là vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, điểm
cốt lõi trong việc tái cấu trúc nền kinh tế.
Tham gia phần tham luận tại diễn đàn, TS Nguyễn Đình
Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng: “Để đạt
được những mục tiêu tái cơ cấu kinh tế buộc nhà nước phải thay đổi thể
chế buộc kinh tế hoạt động theo quy luật thị trường; phải thay đổi cơ
cấu tổ chức, năng lực. Đó là cái khó của chúng ta. Nếu nhà nước cứ giữ
thế này, thị trường méo mó thêm, làm mất cân bằng phân bổ nguồn lực”.
Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 tổ chức tại Ninh Bình |
Không thể dùng một cái sai lệch, méo mó để điều tiết thị trường
Vấn đề chúng ta đã nói nhiều lần, nhiều nơi và nhiều năm nhưng kết
quả chưa thấy, theo ông Cung đó là phải áp đặt đầy đủ quy tắc thị trường
trong sản xuât kinh doanh. DNNN phải cạnh tranh công bằng, bình đẳng
(kinh tế học gọi đó là chế độ ngân sách cứng); phải quản trị theo thông
lệ thị trường quốc tế.
“Yếu tố này VN chưa làm được gì, thậm chí chưa có
chuyển biến gì về tư duy nhận thức. Biểu hiện của ngân sách mềm vẫn còn
phổ biến”, TS Cung phát biểu.
Một trong những biểu hiện cụ thể được vị chuyên gia
này chỉ ra như: DNNN chưa thực sự lời ăn lỗ chịu, ông Cung cho rằng đầy
là phần thưởng nhưng đồng thời cũng là một sự trừng phạt của nguyên tắc
áp dụng kỷ luật cơ bản của thị trường.
Thứ hai, chính phủ đi vay để cho DNNN vay lại – chưa
buộc DNNN phải tiếp cận vốn theo đúng các nguyên tắc và điều kiện thị
trường vốn quốc tế.
Thứ ba, là chưa tính đủ giá vốn (chỉ cần lãi được một
đồng thì coi như là đã phát triển vốn), DNNN hầu như không bị buộc phải
tính chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh của các DN. Khi DN không
nộp được thuế thì được chính phủ cho giảm, gia hạn, thậm chí khoanh nợ
thuế.
Khi DN không trả được nợ thì chính phủ cho giãn, hoãn,
khoanh nợ giảm lãi suất phải trả hoặc chuyển chính phủ, hay DN khác
gánh chịu; Khi không bán được sản phẩm thì có bộ trưởng, chủ tịch thậm
chí phó thủ tướng can thiệp để tiêu thụ được sản phẩm.
Trong khi đó, vấn đề trách nhiệm lại chưa được đặt ra
một cách nghiêm túc. Doanh nghiệp thua lỗ, không hoàn thành kế hoạch
kinh doanh không bị bãi nhiệm, miễn nhiệ ngay mà phải đợi đến 2 năm thua
lỗ liên tục do chủ quan lúc đó mới bị bãi nhiệm.
Ông Cung cũng lưu ý số DN còn độc quyền sử dụng tài
nguyên quốc gia, DNNN chiếm giữ độc quyền tự nhiên không bị kiểm soát.
Tức là khi cần vốn, khi thua lỗ thì cứ tự nhiên tăng giá lên bù lỗ chứ
không nghĩ giảm chi phí, tăng năng suất.
“Điều này làm méo mó thị trường, sai lệch tín hiệu thị
trường nhất là giá cả cung cầu; làm sai lệch phân bố, quản lý và sử
dụng nguồn lực; hiệu quả thấp gây bất lợi, thua thiệt bất công cho DN
khác nhất là DN tư nhân trong nước”, TS Cung nói.
Về quản trị DNNN đã được coi là một khung khổ hợp lý,
thống nhất theo thông lệ quốc tế hiện nay theo ông Cung cũng chưa thực
hiện được. Vấn đề công khai, minh bạch hóa thông tin; Việc nâng cao đầy
đủ quyền chủ sở hữu nhà nước; tách quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh
chủ sở hữu và điều tiết thị trường; Vấn đề nâng cao vị trí, vai trò
trách nhiệm, thẩm quyền, tính độc lập HĐQT tất cả đều chưa làm, thậm chí
có xu hướng đi ngược lại.
Trong khi đó, chế độ đãi ngộ người quản lý theo nguyên
tắc thị trường; có hậu kiểm đánh giá dù có được thực hiện nhưng còn rất
xa so với thông lệ. Một vài năm gần đây thì lại còn có dấu hiệu lùi lại
và xa hơn so với yêu cầu quản trị theo thông lệ quốc tế.
Từ những hạn chế, yếu kém nói trên TS Cung cho rằng chúng ta đang phải đối diện với một nền quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Điều đó có nghĩa là khách hàng không hiểu, không tin
nên không thiết lập giao dịch hoặc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp
trong nước. Hoặc có hợp tác cũng giới hạn về quy mô, phạm vi, mức độ
hoặc có tính toán tỉ lệ rủi ro cao trong thiết lập các giao dịch. Như
vậy làm khó thêm doanh nghiệp, tăng chi phí thiết lập các giao dịch cho
doanh nghiệp.
Dẫn tới, các điều kiện giao dịch thị trường đối với
DNNN đều bất lợi hơn so với DN khác, còn DNNN đang kém hiệu quả sẽ có
nguy cơ kém hiệu quả hơn; DNNN đang khó mở rộng, khó thâm nhập thị
trường càng khó hơn.
“Có thể nói DNNN vẫn đang chơi theo một luật lệ khác,
quy tắc khác như vậy thì sẽ rất khó có thể hội nhập được đầy đủ đúng với
ý nghĩa của nó”.
Một khi, những bất cập trên không được thay đổi nghĩa
là chúng ta không tạo ra được áp lực ràng buộc trách nhiệm đối với bên
ngoài. Trách nhiệm bên trong DN lại không có sự phân công rõ ràng. Hay
nói cách khác trách nhiệm không thuộc về ai. Hệ quả ai cũng thấy là sẽ
không thể thực hiện được vai trò nòng cốt, đồng thời khó sử dụng những
doanh nghiệp như thế để điều tiết thị trường. Bởi vì bản thân nó là một
méo mó sai lệch sẽ không thể dùng một cái sai lệch, méo mó để điều tiết
thị trường.
Nỗ lực nhiều nhưng hiệu quả không được bao nhiêu
Đối với công cuộc cổ phần hóa, TS Nguyễn Đìhh Cung
nhận xét, dù có tin hiệu gây sức ép về trách nhiệm từ phía Chính phủ tuy
nhiên tính tới tháng 9/2014, mới có 65 DNNN tiến hành CPH so với mục
tiêu từ nay tới năm 2015 phải CPH 432 DN, con số này là tỉ lệ rất thấp.
Nhưng chất lượng CPH thế nào, ông Cung cho rằng “chưa
đạt được chất lượng CPH nhằm thay đổi thể chế đối với CPH DNNN. Nhất là
trong mục tiêu giảm tỉ lệ vốn sở hữu của nhà nước, thu nạp được các cổ
đông chiến lược”.
Vấn đề thoái vốn hiện nay chủ yếu là lĩnh vực ngân
hàng, BĐS, các đơn vị thoái vốn đều thuộc các tập đoàn, DNNN nhưng cũng
chỉ là làm cho có, thoái vốn không đúng bản chất.
“Thoái vốn đa số chỉ là chuyển giao nội bộ khu vực nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước chứ không bán ra ngoài. Sự chuyển giao
này hoàn toàn không phải theo nguyên tắc thị trường mà chủ yếu là chuyển
giao nội bộ. Như vậy, chất lượng thoái vốn dưới góc nhìn của thể chế có
lẽ cũng chưa đạt được”.
Ông Cung cho rằng, khi chưa thay đổi được luật chơi
đối với DNNN, chưa áo đặt được đầy đủ ngân sách cứng và quản trị theo
thông lệ thị trường sẽ không tạo ra áp lực, động lực và đòn bẩy khuyến
khích mới để vừa ép buộc vừa thúc đẩy thay đổi phương thức phân bố nguồn
lực, cách thức sử dụng nguồn lực… một cách thực sự. Khi cách thức phân
bổ và sử dụng nguồn lực trong khu vực DNNN chưa thay đổi, DNNN chưa thể
cải thiện về năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Ông Cung kết luận, công cuộc tái cấu trúc dù nỗ lực
nhiều, quyết liệt nhưng kết quả không được bao nhiêu. Điều đáng nói, khi
thể chế chưa trở thành động lực thúc đẩy thay đổi thì chắc chắn hạn chế
còn dài. Nguy hiểm hơn, nếu tái cấu trúc không đúng hướng, đúng phương
pháp không những không làm thay đổi mà còn làm méo mó thêm thị trường,
thậm chí làm xấu đi chứ không phải tốt hơn.
Vũ Lan-Có nỗi lo ngại là một bộ phận của Quân đội Trung Quốc đã có hành vi bất tuân
Jeremy Bender, Business Insider, ngày 25 tháng Chín 2014
Trần Ngọc Cư dịch
Người ta lo ngại rằng nhiều phần tử trong Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (QGP), mà trên lý thuyết là phải hoàn toàn
phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thể đã có hành vi bất
tuân, theo Ankit Panda của tờ The Diplomat.
Dấu hiệu có khả năng rạn nứt giữa Quân đội và ĐCSTQ
đã trở nên rõ nét vào tuần qua khi Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình thăm
viếng Ấn Độ trong một nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao và các
quan hệ kinh tế song phương. Trong lúc cuộc thăm viếng đang diễn ra,
lính Trung Quốc đã xâm nhập vào một vùng biên giới tranh chấp dẫn đến
một cuộc đối đầu quân sự giữa hai quốc gia gần Kashmir.
Sau khi trở về Trung Quốc, Tập đã khiển trách Quân
đội trong một bài diễn văn đọc tại một buổi họp mà các tướng tham mưu
của QGP có tham dự. Trong đó, Tập nhấn mạnh việc Quân đội phải “tuyệt
đối trung thành và kiên quyết tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Panda viết tiếp:
“Bề ngoài rất có thể là các tướng lãnh QGP đôi khi đã
hành động không thông qua sự phê chuẩn của hàng lãnh đạo cao cấp trong
Đảng Cộng sản và, nghiêm trọng hơn nữa, đi ngược lại tầm nhìn chiến lược
của giới lãnh đạo đó… Chúng ta chỉ biết được rằng Tập Cận Bình, Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cảm
thấy cần phải đưa ra một tuyên bố nhắc nhở GPQ, mà trên thực tế là để
nói rằng ‘Xin quí vị tuân theo lời tôi.’
Tập được coi là một trong những lãnh đạo mạnh nhất mà
người dân Trung Quốc đã chứng kiến kể từ thời Mao. Từ khi nhậm chức đến
nay, Tập đã chủ trì những cuộc điều tra chống tham nhũng sâu rộng đưa
đến việc bắt giam cựu Phó Tư lệnh QGP cũng như nhân vật đứng đầu bộ máy
công an TQ đã nghỉ hưu. Bất cứ một vấn đề nào do các phần tử bất phục
tùng trong Quân đội gây ra đều là một thách thức nghiêm trọng đối với
quyền hành của Tập.
Vào đầu năm nay, các tướng lãnh đã công khai tuyên bố
các cam kết hậu thuẫn đối với Tập trên báo chí nhà nước. Tập còn chủ
trì việc tái phối trí hàng ngũ lãnh đạo QGP kể từ khi ông lên cầm quyền,
gồm cả việc bổ nhiệm các tư lệnh Hải quân, Không quân, Đệ nhị Pháo
binh, và bảy quân khu. Tất cả việc này tạo nên một bộ mặt trung thành
của Quân đội đối với Tập.
Một phương án khác, như Panda nhận xét, là Tập có thể
đang nói xa nói gần đến các phần tử bất phục tùng trong quân đội nhằm
cố tạo ra cho Chính quyền Trung ương một mức độ “khả tín nào đó trong
việc chối từ trách nhiệm” trong tương lai.
Trung Quốc có những tranh chấp biên giới đang âm ỉ
với các nước láng giềng. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc liên tục từng bước
xâm lấn lãnh thổ nước này qua nhiều năm nay bằng một loại chính sách
“tằm ăn dâu” trong một nỗ lực chiếm cứ lãnh thổ mà không bao giờ cho Ấn
Độ có đủ lý do để tuyên bố chiến tranh.
Đồng thời, Trung Quốc đang lâm vào một cuộc tranh
chấp biên giới với Nhật Bản trong khi cũng đưa ra các đòi hỏi chủ quyền
tại biển Hoa Nam [Biển Đông] trong một cuộc tranh chấp với Philippines,
Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Một giáo sư tại một đại học quân sự Trung
Quốc đã tiên đoán rằng những tranh chấp biển đảo này có thể dẫn đến Thế
chiến III.
Việc Trung Quốc từng bước xâm lấn các lãnh thổ xung
quanh có thể cuối cùng sẽ bị các nước láng giềng dùng sức mạnh quân sự
để đẩy lui. Bằng cách nuôi dưỡng cái ảo ảnh là một bộ phận trong Quân
đội Trung Quốc đã có hành vi bất tuân lệnh trên, Trung Quốc, với mức độ
thành công khả nghi, có thể rút ra khỏi một cuộc đụng độ vũ trang mà có
thể Trung Quốc đã không thật sự mong muốn hoặc thậm chí đã không dự
kiến.
J. B.
Dịch giả gửi BVN.
Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (4)
Con giết mẹ ở Tiên Hưng, Thái Bình
Bảo là vợ ngã ao mà chết, nhưng sao vợ
chết chồng lại bỏ đi? Đội mới xem chỗ cầu ao, thấy nông không đến một
thước thì không thể chết đuối được. Mà chết thì phải quẫy, đằng này bèo
không bị bới lộn lên gì cả.
Nữ đội phó khám tử thi. Người con gái cứ
khóc bù lu bù loa. Nhưng nhìn kỹ ít nước mắt lắm. Có lúc không có nước
mắt mà vẫn kêu. Quái, nó là con sao không biết thương mẹ? Mà sao nó cứ
ôm lấy đầu mẹ nó? Khám đầu không được, gạt nó ra nó lại xô vào ôm chằm
lấy đầu mẹ nó. Gạt hẳn ra khám đầu, thấy một vết dao. Thế tức là có án
mạng chứ không phải tự vẫn. Cô con cũng ngã ngửa người ra. Ừ thế là có
người giết mẹ tôi.
Phát động nhân dân: Cô con gái là người
không tốt. Nó 27-28 tuổi, đã lấy chồng, cứ chửi mẹ chăm chẳm cả ngày.
Sao nó biết mẹ nó chết ở ao, nó ra đúng chỗ mà tìm (không phải cầu ao).
Truy mãi, cô con gái đành phải thú là do
một tên phú nông Quốc dân Đảng xúi giục: mẹ mày là địa chủ, nhân dân nó
truy tố thì hết của, chi bằng giết mẹ đi, không còn trông vào đâu nữa
thì mới giữ được của mà ăn.
Cả làng đóng cùm
Xã Dược Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh truy bức
lung tung, bắt tới 23 bần cố trung nông. Sửa sai xử ra thì chỉ có một
tên là Thiệu phải đi tù. Một vài người thì có liên quan vụ án, còn đa số
là oan.
Du kích cứ lên cầu Tây vác gỗ về. Rồi thợ mộc cứ côm cốp đóng cùm vang ầm cả làng lên.
*
Địa chủ ngủ với em gái
Ở Thái Nguyên. Địa chủ lôi em gái vào
chuồng trâu hiếp. Em gái nói, nhỡ chửa thì chết mất. Địa chủ bảo, chị
mày tao ngủ như bổ củi cũng chẳng chửa nữa là.
Đang khi đó chị người ở dắt trâu về,
thấy địa chủ còn đang ngủ với em gái. Chị sợ quá định quay trâu ra, tên
địa chủ gọi giật lại, xong thấy hắn đứng lên lấy cái vác cày đập một
cái, cô em vỡ sọ chết. Hắn bảo, mày trông gương đấy, nếu mà nói lộ ra
ông sẽ giết tươi. Sau đó hắn thủ tiêu người em gái, ném xuống ao, làm
như chết đuối.
Vụ án mạng giấu mãi 10 năm, tới ngày CCRĐ chị người ở mới dám nói ra.
*
Chê vợ
Anh ta là Đảng viên. Năng lực có thể là
xã đội hay chi ủy viên. Nhưng phải cái tội trai gái nên anh em không
trao cho nhiệm vụ xứng đáng. Anh lên huyện, lên tỉnh, hay đi bộ đội, đi
đâu cũng phải trả về vì mỗi lý do là cứ thấy gái là tít mắt lại, lăng
nhăng.
Anh có vợ, được một con. Anh khăng khăng
đề nghị chi ủy giải quyết cho tôi. Anh đòi ly dị vợ. Không có chúng tôi
không thể sống với nhau được. Không biết có phải vì anh yêu cô nào khác
không thì không rõ. Kể về trai gái thì anh ấy có hàng trăm vụ biết đâu
mà lần.
Chi ủy khó cư xử quá. Không biết làm thế
nào. Năm lần bảy lượt đề nghị lên huyện, để huyện giải quyết cho, chứ
không thì hai bên không có hạnh phúc mà tương lai càng khổ, chi bằng
giải quyết sớm đi cho họ, mỗi người một đằng xây dựng cuộc đời cho nó
còn sớm sủa. Huyện lắc đầu, vì không có lý do chính đáng nào cả. Chị vợ
thì lại không đồng ý bỏ. Thế mới rầy rà. Một lần anh ta đã thắt cổ, xong
mẹ và vợ cứu được kịp thời.
Chuyện chê vợ đó đã lằng nhằng 4 năm nay
rồi vẫn chưa giải quyết xong. Đến nay vẫn vậy. Hiện giờ anh ấy có nói
thêm một lý do: Vợ tôi là cháu địa chủ, tôi muốn dứt khoát hẳn đi!
*
Tư tưởng cán bộ muốn có rễ tốt
- Phát triển anh này, nó ngụy binh thì
sau này không thể được kết nạp. Mà mình là cán bộ tổ chức lại vớ phải rễ
thế này thì còn ra thế nào?
- Rễ mình mà không nổi thì công tác mình còn thành tích gì nữa?
- Bỏ mẹ! Mấy ngày rồi mà chưa có rễ. Không có rễ tốt, phen này lại khuyết điểm!
*
Oan là tổ chức cũ
Sau giảm tô, anh cốt cán Lụt được lên chủ tịch. Đội giảm tô đi có dặn: Địa chủ đã thoái tô thì cho nó bán gà lợn của nó.
Nhất trời nhì đội, anh cốt cán tuân theo.
Tổ quốc tế về kiểm tra thôn quê, tỉnh
rồi huyện có lệnh: Kẻ biển tự do đi lại, đổi giấy thông hành trắng ra
giấy xanh như mọi người cho địa chủ. Mục đích là tỏ ra mình bảo đảm
quyền tự do đi lại.
Anh cốt cán Lụt tích cực thi hành.
Xong lại có lệnh đảm bảo thóc thuế nông
nghiệp. Lệnh rằng: Nếu địa chủ nó không có nhân công thì mình phải tìm
nhân công chuyển cho nhanh thóc thuế của nó, và phải đảm bảo tiền công
cho anh em nhân công.
Lụt lại thi hành nhanh chóng.
Đến khi đội cải cách về mới thành vấn
đề. Nhất trời nhì đội, cả quần chúng, cả đội cũng tự nhìn mình như thế.
Đội nghe thấy dư luận: anh cốt cán lên làm chủ tịch, không biết sao lại
cho địa chủ bán lợn gà phân tán tài sản, cấp giấy thông hành xanh cho
nó, lại còn vận động nông dân gánh thóc thuế cho nó. Đội kết luận: anh
Lụt này bị nó mua chuộc thành tay sai địa chủ rồi. Tổ chức cũ ấy xấu,
con người tổ chức cũ ấy cũng hỏng.
Âm mưu địa chủ ghê thật.
Dĩ nhiên từ đó anh Lụt mất tín nhiệm,
đội cũng chẳng nói gì với anh, anh cũng chẳng biết tại sao, chỉ biết
rằng tự nhiên đội chẳng hỏi han gì anh nữa. Anh bị bỏ rơi.
Viết chuyện này, bà con sẽ phê bình
người viết và sẽ khối thắc mắc, nào tại sao lệnh của trên mà đội không
biết, tại sao đội giảm tô với ủy ban huyện với đội cải cách không thống
nhất. Nào tại sao đội cải cách không đi xâu mà đã kết luận hấp tấp. Nào
tại sao anh Lụt không biết mà thanh minh.
Cuộc đời nó như vậy đó, sự thực nó trớ trêu chứ có phải tại người viết bịa đặt ra đâu?
*
Liên quan địa chủ
Bà Toán goá chồng, trung nông, tự dưng
bụng to ra, bà con điều tra là bà Toán có chửa với địa chủ Tâm goá vợ.
Sau lại thấy nhà bà có con lợn của địa chủ Tâm. Bà con xì xào: nhận của
phân tán của địa chủ.
Bà Toán bị coi là tay sai địa chủ, bà
con kể ra lắm tội, từ cái việc bà Toán mất con gà vén váy chửi đổng cũng
bị coi là lập mưu vờ mất gà để chia rẽ nông dân, v.v… Cán bộ bước tới
ngõ định vào là bà con đã kéo áo: Tay sai địa chủ đấy… Liên quan đấy…
Về sau điều tra lại thì ra địa chủ Tâm
lại xuống trung nông… Cán bộ giảng giải chính sách đoàn kết trung nông.
Bà Toán lại đi họp. Những chuyện thông dâm và nhận lợn không ai nói tới
nữa. Mà người ta lại nói tới những đức tốt của bà Toán, những nỗi khổ
của bà. Bà trở nên loại tích cực, chuỗi tốt! Từ cái việc bà mất con gà
vén váy chửi đổng người ta cũng bảo thế là đúng rồi của đau con xót, và
người ta quy, chắc lại tay sai địa chủ nào nó ăn cắp gà của bà để gây
chia rẽ nông dân thôi.
*
Đấu bị hở miếng
„Mày hiếp tao.“
„Đâu nào? Có ai làm chứng?“
Chị ấy mới kể cụ thể, nào những cởi dải rút, đè ra, v.v… Nó bảo: „Thế về sau chị chả đồng ý, cứ rên hừ hừ là gì?“
„Mày có hiếp tao không?“
„Có.“
„Hiếp thế nào?“
Nó trâng tráo kể ra, lại xen những cái xỏ lá vào: „Tôi hiếp một lần, lần sau chị ấy đồng ý…“
*
Địa chủ Hàm
Mới 28 tuổi. Cách mạng thì mới 18 tuổi.
Nó vào Bình dân Học vụ. Xong làm ông giáo đến nay. Đời hắn không làm gì
rõ ràng tội ác. Làng xóm vẫn sợ hắn vì uy thế từ đời ông làm chánh tổng,
đời cha làm lý trưởng.
„Thưa trên là có đội, dưới là các cụ ông
cụ bà anh chị em tức là nông dân, tôi đã biết lỗi lầm địa chủ là không
tốt, thì của cải chúng tôi không nhận trưng mua nữa, chúng tôi ủng hộ bà
con và chính phủ cả!“
„Của mày đâu mà mày ủng hộ?“
„Không phải của tôi nhưng tôi ủng hộ cái việc trưng mua ấy.“
*
Lo lên bá
Đội truy bá. Sự thực toàn những tiểu bá,
bá xóm cả. Nhưng cả đội đã sốt ruột. Các xã người ta cờ giong trống
đánh, đấu bá cứ ầm ầm cả lên rồi. Xã mình mãi không tìm ra bá xã mà đấu.
Nên cứ sốt vó cả lên.
„Cứ quy nó là bá xã cũng được chứ sao?
Nó cũng có dính dáng đến một xóm khác Ở chỗ: nó đem đánh vịt qua xóm
người ta, xong chửi mắng bà con cho vịt nó đi đấy thôi?“
Một anh cãi: „Có một tội xíu ấy quy lên bá xã làm sao được?“
Nhiều tiếng khác: „Cứ quy mẹ nó lên. Cũng chẳng oan ức gì chúng nó mà sợ.“
Thế là quy lên bá xã.
*
Trung nông quy lên phú nông
Đối với nhà Tiều, bà con tố rất nhiều những thái độ những cư xử những tội tình lầm lỗi từ mấy đời. Cũng có cả bóc lột nữa.
Lương phụ trách lên biểu. Lương lấy biểu mãi vẫn không thấy đủ tiêu chuẩn, công xá gạn mãi cũng không đủ 240 công.
Thành là đội trưởng cứ bảo: „Cố lấy biểu mà quy cho nó lên phú nông.“
„Nhưng mà tôi đã cố mãi rồi không đủ. Thì chi ủy phải xét lại cho kỹ. Không thể lên phú nông được.“
Thành lườm: „Cậu thì cứ hẹp hòi, cò kè
công xá mãi. Quy lên phú nông thì có lợi cho CCRĐ, trường hợp đặc biệt
còn tiếc gì mà không quy?“
Lương trình bày cặn kẽ bao nhiêu công… bao nhiêu công… Nào đã gạn mãi. Nào đã cố mãi mà không được.
Thành bảo: „Cái thằng Tiều ấy mà không quy lên phú nông được thì tiếc lắm nhỉ.“
Sau cứ quy lên phú nông.
*
Địa chủ Sợi là lang thuốc
Diên là cán bộ xóm đã cùng cốt cán điều
tra lên biểu địa chủ Sợi. Ruộng đất đủ tiêu chuẩn mà không có lao động.
Chỉ mắc cái là Sợi có nghề bốc thuốc. Nhưng Sợi bốc thuốc từ 49 về
trước, từ 49 thì hắn chỉ bán sì sằng tí thuốc cam, cả nhà có mấy cái lọ
bằng nắm tay nhì nhằng. Theo bà con thì hắn sống bằng tô. Đến 53 thì hắn
chết. Còn vợ vẫn bán thuốc cam và cho phát canh 7 mẫu ruộng.
Diên báo cáo lên, trên chi ủy cứ gạt đi.
Người ta có nghề thuốc, quy là tiểu thương thôi. „Một mình tôi cãi chả
lại“, thế là Diên chịu lép vế. Giải thích lại cho bà con, không ai chịu
cả.
Chi ủy đang bận lắm vấn đề. Bí thư nhìn
con số địa chủ đã quy là 23, so với 392 gia đình thì tỷ lệ là 4,7 % rồi.
Nếu quy thêm 1 người nữa thì vượt tỷ lệ. Bí thư lo vượt tỷ lệ, lo không
biết nói với trên thế nào. Cụm lại bắt kiểm tra lại hết cả thì chậm
hết, công tác lại kém cả… Bí thư cứ gạt đi, không cho lên biểu Sợi.
Mãi sau có kiểm tra của Đoàn. Diên lại trình bày thắc mắc của mình và của cốt cán. Cuối cùng lên biểu địa chủ Sợi. [...]
*
Bần cố nông
Anh ta là bần cố nông, cán bộ cơ quan, có tính tự ái và bảo thủ đặc biệt.
Một hôm có lệnh: Sớm mai các tổ đi ra lấy gỗ, mỗi tổ khiêng một cây gỗ về để chống nhà.
Khi đó đã 9, 10 giờ đêm thì được lệnh
ấy. Không biết anh ta nghĩ thế nào, có thể là sợ đến mai thì các tổ khác
nó lấy hết mất, có thể là anh muốn tổ anh được đi đầu tích cực. Nhưng
có cái là anh khua anh em dậy.
„Các cậu này, có lệnh ra khiêng gỗ.“
Một anh nói giọng khó chịu: „Lệnh là sớm
mai khiêng chứ đêm hôm thế này thì khiêng cái quỷ gì?“ Anh tổ trưởng cứ
khăng khăng: „Chúng ta ngại một tí, sớm mai lại vẫn phải khiêng, chi
bằng khiêng sớm đi là hơn. Phàm cái việc gì làm sớm vẫn hơn là muộn.“
Một anh là giáo viên bình dân học vụ
(Quyết) mới đem lý lẽ ra: „Bây giờ đêm, đường thì tối lại phải lội qua
suối thì một là ướt hết, hai là lâu, đường xá tối mò đi một bước khó
bằng đi mưới bước ban ngày. Tôi đề nghị để đến sớm mai đỡ tốn công hơn.
Chứ khiêng đêm nay thì không thể khiêng được.“
„Sao đồng chí lại bảo là không khiêng được? Đồng chí không tin ở anh em à?“
„Sao lại không tin? Nhất định khiêng đêm thì không khiêng được.“
Anh ta phát cáu: „Thế là đồng chí không tin ở anh em. Đồng chí không tin ở lực lượng bần cố nông à?“
Quyết cũng tức mình: „Tôi tin ở bần cố nông nhưng tôi không tin ở anh. Anh chủ trương sai lầm lắm.“
Thế là cãi vã hồi lâu. Anh tổ trưởng
nhất định khăng khăng úp cho Quyết là không tin ở bần cố nông. Anh em
phải xúm vào can ngăn. [...]
Anh ta có cái là rất tự tin ở bản chất
bần cố nông của mình. Một hôm cãi nhau về vấn đề văn hoá, anh khăng
khăng rằng: „Tôi chả có văn hoá gì mà tôi vẫn làm kế toán cơ quan được.
Vì tôi là bần cố nông. Ối anh trung nông, ối anh tư bản chữ nghĩa nhiều
mà chả làm được.“
Quyết vặn: „Thế kế toán có mấy loại, mấy mục?“
Anh ta ấp úng. Song quật lại: „Cái đó chẳng cần biết cũng vẫn làm được.“
Quyết tức là anh ta tự cao tự đại cứ
muốn gạt hết các thành phần khác, vơ vào cả cho mình. Quyết cười giễu:
„Thế không phải là anh biết làm kế toán. Anh chỉ biết làm có tính cộng
tính trừ. Như vậy có làm cũng như lối mèo ăn cứt mà thôi.“
Anh em cười ồ cả lên. Vì ai cũng khó
chịu cái anh chàng tự tôn giai cấp một cách hẹp hòi quá đáng. Anh chàng
ức lắm nhưng vẫn không chịu: „Vâng vâng các anh là thành phần trên, các
anh giỏi. Chúng tôi chỉ là bần cố nông dốt nát thôi. Thế Đảng dựa vào
các anh tiểu tư sản hay dựa vào chúng tôi?“ Mọi người vẫn cười, lấp cả
lý lẽ của anh chàng. Anh ta vẫn nói trong tiếng cười ầm ầm: „Vâng vâng
các anh trí thức, các anh thành phần trên.“
Anh nói dai dẳng lắm (có phải đó là tinh
thần bền bỉ kiên quyết đấu tranh của bần cố nông không?). Nhiều khi anh
kêu ca về điểm „chỉ thấy nói nâng đỡ bần cố nông mà không thấy thực tế
đâu cả“. Anh nói „nâng đỡ“ và anh hiểu ngầm là: không thấy đề bạt anh
vào lãnh đạo, không thấy kết nạp anh vào Đảng. Kỳ chỉnh huấn, anh đã tố
khổ căm thù, các chị ở cơ quan phải khóc cơ mà? Cán bộ phải bồi dưỡng
anh ngày đêm, nhất nhất liên hệ về nông thôn gần như chỉ có anh, chứ cơ
quan đa phần là tiểu tư sản biết gì về nông thôn?
Một lần Bí thư tuyên bố thể lệ bầu tổ
trưởng học tập. Bí thư cũng có cái trâng tráo là nói trắng ra: „Các đồng
chí cũng nên thông cảm, tổ trưởng thì nên bầu sao cho tiện việc lãnh
đạo của Đảng…“
Bí thư lãnh đạo bầu bán như vậy. Anh ta
ức lắm. Có phải vì anh đã lăm le đem cái bần cố nông ra mà giành lấy
chức tổ trưởng! Anh mới giơ tay: „Tôi có ý kiến. Nếu như vậy thì chỉ bầu
người trong Đảng thôi chứ không bầu quần chúng à?“
Anh em khi nãy đang tức vì lời tuyên bố
sỗ sàng của Bí thư, nhưng bây giờ vì ghét anh kia nên lại trút cả sự tức
bực lên đầu anh. Người ta xì xào: „Bí thư nói thế là phải rồi, còn gì
mà thắc mắc. Bầu như thế là đúng rồi còn gì nữa?…“
*
Giả bảng vàng danh dự
Một gia đình trung nông có 3 con đi bộ
đội, được bảng vàng. Kỳ CCRĐ, gia đình đó cố xin đổi cho 10 thước ruộng
tốt, đội cải cách không cho, lấy cớ là không thiếu không chia mà cũng
không đổi cách gì cả.
Gia đình ấy đâm bất mãn, đem cái bảng vàng lên giả chính phủ. Họ cần thực tế nâng đỡ hơn là cần bảng vàng bảng bạc.
*
Chia ruộng
Đã nhắc anh em cố nông dăm lần bẩy lượt, học đi học lại mãi rằng: Nhận trước thì phải nhận có gần có xa, có xấu có tốt.
Ừ ào cả. Thông cả. Đến buổi tự nhận, cố
nông ưu tiên tự nhận ruộng cả buổi tối, nhận chưa xong thì đã thấy hết
cả ruộng thứ nhất, thứ nhì và ruộng gần. Bần nông xì xào, trung nông thở
dài.
Đấy cứ bảo để anh em tự giác. Thông chỉ
thông cái mồm chứ không thông cái bụng tham. Tối ấy phải ngường lại. Hôm
sau cho học tập. Tối sau lại chia. Suốt từ chiều đến sáng trắng ra mới
xong. [...]
*
Một anh thanh niên
Trước ở du kích, anh ta bị chính trị
viên xã đội chèn ép nhiều bề. Ruộng nương là một, bị chính trị viên xã
đội cắm mất. Tình yêu là hai, anh ta yêu một chị nữ du kích, chính trị
viên xã đội không bằng lòng. Anh ta cứ yêu, đi lại lén lút. Một lần bị
vỡ lở, anh ta bị đem ra chi bộ kiểm thảo và khai trừ vị tội hủ hoá. Anh
ức lắm. Mẹ nó! Người ta yêu nhau nó cấm, người ta yêu nhau mà gọi là hủ
hoá!
Anh ta bỏ làng đi bộ đội địa phương. Kỳ
cải cách, anh nhất định xin về xã. Một là lấy người yêu cũ, hai là trả
thù. Anh không nói với trên rõ ý anh như vậy, mà chỉ xoáy mạnh vào chỗ
có thù ruộng đất. Trên cho về.
Anh ta rất tích cực. Về sau tìm ra được
chính trị viên xã đội là một địa chủ, loại tiểu bá. Nhưng người yêu cũ
thì đã đi yêu một người khác. Anh ta buồn, lòng ước mối thù không thỏa
mãn hoàn toàn. Lại vác ba lô về đơn vị.
Đội cải cách không bắt rễ vào anh vì cho
là lý lịch không trong sạch. Anh ức lắm. Anh có lý của anh. Người ta
yêu nhau thì không có gì là không trong sạch cả. Những kẻ cấm đoán người
ta mới là kẻ bẩn thỉu.
*
Từ ngữ
Cán bộ: „Tại sao thằng hào Thức nó lại sướng cao độ thế?“
Chị cốt cán: „Nó sướng cao độ thế là vì nhà nó đi bóc lột nhân dân.“
Cán bộ: „Thế tại sao chị lại khổ cao độ thế?“
Chị cốt cán: „Em khổ cao độ thế là vì em bị nó bóc lột em trên một cái vấn đề đi ở cho nó mười mấy năm.“
„Hôm nay em không đi họp được vì nhà em nó cứ khống chế em.“
Chúng ta không được phóng tay lỏng lẻo, mà phải phóng tay chặt chẽ.
Bần cố nông là con đẻ Cụ Hồ, dân nghèo là con nuôi thôi, nên mới đề ra chiếu cố.
Vì giai cấp địa chủ bóc lột mấy nghìn năm nay nên chị Phước mới bị toét mắt.
(Còn tiếp)
Phạm Thị Hoài biên soạn
© 2014 pro&contra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét