-Chiến lược du lịch Hoàng Sa của TQ
BBC
(Nghe xem)
Theo luật pháp quốc tế, để tuyên bố được chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa, hay Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc, Bắc Kinh phải chứng
minh được nơi này không chỉ có hoạt động quân sự mà cả dân sự.
…Đưa người ta không đưa qua sông
Thế nên du lịch có thể mang tính quyết định đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Để được tham gia tour du lịch trọn gói 5 ngày, người Trung Quốc phải trả từ 1.200 đến 2.000 đôla Mỹ, và trải qua hành trình dài 20 giờ đồng hồ xuất phát từ đảo Hải Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng huy động ngư dân sống trên đảo để khai thác hải sản và bán cá khô cho du khách vào một số thời điểm nhất định trong năm.
Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và cho rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm khu vực quan trọng về địa chính trị này.
. Phát biểu ngày 29/09/2014, Ngoại trưởng Philippines vạch trần các mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Trung Quốc liên tiếp vi phạm luật quốc tế với những « yêu sách chủ quyền mang tính chất bành trướng », nhưng lại đòi nước khác áp dụng luật lệ quốc tế một cách « công minh và đúng đắn ».
Dù tránh nêu đích danh Trung Quốc bằng tên, chỉ nói chung chung « một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (a State Party) », Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liệt kê chi tiết các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, bị ông cho rằng đã đe dọa hòa bình, ổn định trong vùng, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông del Rosario xác định : « Thay vì giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển trong khuôn khổ [luật pháp quốc tế], Quốc gia đó – tức là Trung Quốc – đã nhúng tay vào một loạt các hoạt động nguy hiểm, liều lĩnh và mang tính cưỡng ép nhằm cố gắng đơn phương áp đặt một sự thay đổi hiện trạng Biển Đông ».
Ngoại trưởng Philippines đã dành 1/3 bài phát biểu dài gần 6 trang để nêu bật các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông, từ vụ cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012, chỉ cách đảo lớn Luzon của Philippines 124 hải lý, cho đến việc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá tại nhiều khu vực ở Biển Đông, xâm phạm quyền chủ quyền chính đáng đối với vùng đặc quyền kinh tế của của Philippines và một số quốc gia ven biển khác.
Đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông để củng cố ‘cái gọi là đường chín đoạn’
Người lãnh đạo ngành ngoại giao Philippines không quên nói đến các hoạt động ồ ạt cải tạo địa hình mà Bắc Kinh cho tiến hành trong vòng hai năm qua tại khu vực bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Ken Nan và Tư Nghĩa (McKennan and Hughes Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những nơi đã bị Trung Quốc dùng võ lực lấy từ tay Việt Nam vào năm 1988.
Ngoại trưởng Philippines không ngần ngại tố cáo : « Các hành động đơn phương đó, cùng nhiều hành vi khác, nằm trong một kế sách nhằm áp đặt một sự thay đổi hiện trạng trên biển, để củng cố cho cái gọi là đường chín đoạn, một đòi hỏi chủ quyền không thể chối cãi rộng khắp trên gần như toàn bộ Biển Đông, vi phạm cả bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông lẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã được Ngoại trưởng del Rosario nhấn mạnh khi ông nêu bật sự kiện Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc :
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
Chế độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện đang làm việc tại Hồng Kông.
RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?
- Trong mọi trường hợp, đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư, 01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.
RFI: Phải chăng đó là hình ảnh mà những người biểu tình muốn đưa ra ?
- Đây không phải là một hình ảnh mà đó là một thực tế. Một phong trào hoàn toàn ôn hòa. Người dân cảm thấy thật là bê bối khi những lời hứa không được thực hiện. Trung Quốc đã hứa sẽ cho tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và người dân đã nghĩ rằng đó là cuộc bầu cử thực sự và họ có quyền lựa chọn ứng viên. Thế nhưng, Quốc hội Trung Quốc đã thay đổi ý kiến và lại có được sự chấp thuận của cơ quan lãnh đạo Hồng Kông. Do vậy, người dân rất tức giận chính quyền Hồng Kông và họ đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông phải từ chức.
RFI: Điều đó có nghĩa là nền dân chủ tại Hồng Kông đang thực sự bị đe dọa ?
- Không hề có dân chủ thực sự tại Hồng Kông. Điều mà Hồng Kông hiện đang có là những người đấu tranh cho dân chủ và các dân biểu ở Hồng Kông có khả năng ngăn cản chính quyền Bắc Kinh hoặc những người thân Trung Quốc đang cầm quyền tại Hồng Kông hạn chế, xem xét lại những quyền tự do cơ bản. Đồng thời, đây cũng là một sự khẳng định bản sắc của Hồng Kông, một bản sắc rất đặc thù. Đương nhiên, đó cũng là bản sắc Trung Quốc, nhưng đồng thời bản sắc này gắn bó với một hệ thống chính trị, với những giá trị cơ bản, các quyền tự do cơ bản của hệ thống này, được bảo đảm bởi đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp. Như vậy, 17 năm sau khi Hồng Kông quay trở lại Trung Quốc, thế hệ mới, không hề biết đến thời kỳ Hồng Kông là thuộc địa của Anh, đã khẳng định bản sắc của mình và thể hiện sự gắn bó của mình với một hệ thống dân chủ và đòi Trung Quốc phải giữ lời hứa của mình.
RFI: Ông nói đến thế hệ trẻ. Chủ nhật vừa rồi, phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên. Trọng lượng của phong trào này như thế nào ?
- Phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn đã huy động lực lượng đấu tranh từ hai năm qua, nhưng lần này, có thể nói chính giới sinh viên đã thực sự khởi động một phong trào xã hội lớn. Một khi phong trào quần chúng đã khởi phát, thì tổ chức Chiếm lĩnh trung hòan hoặc các dân biểu ủng hộ dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông rất khó kiểm soát được. Hiện nay, đây là một phong trào hoàn toàn bất bạo động, nhưng lại không có lãnh đạo thực sự. Do vậy, khó có thể biết ai là người phát biểu nhân danh phong trào này. Có thể đó là Liên đoàn sinh viên hoặc giới học sinh trung học, nhưng rõ ràng phong trào này không hề có tổ chức thực sự. Đó là một phong trào tự phát của toàn thể người dân Hồng Kông, những người rất bất bình về việc Bắc Kinh đã từ bỏ lời hứa của mình.
RFI: Vậy những người biểu tình có cơ may đạt được điều mà họ muốn hay không ?
- Rất ít khả năng. Cần phải thừa nhận điều này ; khó xẩy ra trường hợp Quốc hội Trung Quốc thay đổi quyết định mà họ đã đưa ra. Có một yêu sách khác, đó là đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông từ chức. Điều này cũng khó xẩy ra. Nhưng điều có thể là một số thành viên chính phủ, cho đến lúc này, chưa xuất đầu lộ diện, thì nay sẽ tới thương lượng với đại diện phong trào. Tuy vậy, đây cũng là một khả năng hiếm hoi. Trong mọi trường hợp, phong trào này có tác dụng giáo dục ý thức chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế hệ mới, những người tranh đấu cho dân chủ. Điều này cho thấy bản sắc đặc thù của Hồng Kông rất mạnh.
RFI: Ông nói đây là một phong trào rất ôn hòa. Liệu có nguy cơ xẩy ra kịch bản như tại quảng trường Maidan ở Ukraina hay không ?
- Bình thường ra là không. Đương nhiên, người ta không thể loại trừ sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích. Cho đến lúc này, người ta nhận thấy đây thực sự là một phong trào ôn hòa. Những người biểu tình ngồi bệt xuống đất. Họ thảo luận và cùng hô vang các khẩu hiệu. Từ năm 1967, đã có nhiều phong trào đấu tranh ở Hồng Kông, nhưng không bao giờ xẩy ra bạo lực. Như vậy, người dân ở đây đã có thói quen tranh đấu ôn hòa. Mặt khác, cảnh sát tuy có sử dụng lựu đạn cay, cũng có kinh nghiệm, biết kiểm soát đám đông. Tôi nghĩ là dường như cả hai phía đều có những suy nghĩ tính toán, phòng ngừa và bình thường ra, phong trào này sẽ không dẫn tới bạo động. Đương nhiên, sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích vẫn có thể gây ra những sự cố mà người ta không thể gạt bỏ hoàn toàn.
Lãnh đạo chính quyền Hồng Kông Lương Chấn Anh yêu cầu chấm dứt ngay
lập tức các cuộc biểu tình. Giới hoạt động dân chủ vẫn quyết tâm chiếm
giữ khu trung tâm thành phố cho đến khi nào Bắc Kinh thực hiện lời hứa
về cải tổ chính trị.
Ngày 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Trung Hoàn là tên của khu thương mại và tài chính ở trung tâm Hồng Kông.
Nhưng tổ chức Chiếm lĩnh Trung Hoàn đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông. Trong một cuộc họp báo, một trong những người đồng sáng lập phong trào này, tuyên bố : « Nếu ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi sẽ ngưng chiếm đóng, ít ra là ngưng tạm thời ».
Tối hôm 29/09/2014, hàng chục ngàn người, đa số là học sinh và sinh viên, vẫn còn tập hợp ở một số khu vực, đòi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức và đòi phổ thông đầu phiếu hoàn toàn vào năm 2017.
Sinh viên và học sinh chính là những người đi đầu trong chiến dịch bất phục tùng dân sự để lên án điều mà nhiều người dân Hồng Kông xem như là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của đặc khu này.
Họ cực lực phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8/2014 cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn.
Trong ngày thứ ba của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của họ, cho dù theo các chuyên gia, điều này sẽ không thể xảy ra.
Số người tham gia biểu tình đòi dân chủ chắc chắn là sẽ đông hơn trong hai ngày 01/10 và 02/10, hai ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông. Ngày 01/10 là ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc.
Phong trào Occupy Central đã kêu gọi ông Leung gặp người biểu tình vào tối thứ Ba.
Trong khi đó, ông Leung nói người biểu tình – tập hợp gồm sinh viên, phong trào Occupy Central và người giận dữ vì phản ứng của cảnh sát – nên về nhà.
Thứ Ba 30/9, đường phố Hong Kong có im ắng hơn nhưng trước thềm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10 con số người xuống đường có thể sẽ gia tăng.
Hành chính Trưởng quan Đặc khu Hong Kong CY Leung khuyến cáo người biểu tình ngừng chiến dịch “ngay lập tức”, trong khi cuộc sống ở một số nơi vẫn bị hoạt động này làm gián đoạn.
Ông Leung cũng bác yêu cầu đòi ông từ chức với lý do làm như vậy sẽ là một bước lùi.
Ông nói: “Bất kỳ thay đổi nhân sự nào trước khi có quy chế bầu cử tự do toàn diện sẽ chỉ khiến Hong Kong tiếp tục chọn lãnh đạo theo mô hình Hội đồng Bầu cử”.
“Các sáng lập gia của Occupy Central từng hứa nếu như phong trào của họ không kiểm soát được nữa thì họ sẽ kêu gọi dừng tay.”
“Nay tôi yêu cầu họ thực hiện cam kết của họ với xã hội và dừng chiến dịch này ngay lập tức.”
Hàng vạn người Hong Kong ở lại qua đêm trên đường phố để tiếp tục biểu tình trong khi Trung Quốc nói đây là việc làm “bất hợp pháp”.
Cuộc biểu tình còn lan rộng hơn sau khi cảnh sát dùng gậy và hơi cay sáng sớm hôm thứ Hai nhằm giải tán đám đông. Tuy nhiên cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi.
Người biểu tình giận dữ vì chính quyền trung ương không cho người dân đặc khu được trực tiếp bầu lãnh đạo vào năm 2017.
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước khác không hỗ trợ “các cuộc biểu tình bất hợp pháp”.
Người biểu tình, gồm cả sinh viên và thành viên phong trào bất tuân dân sự có tên Occupy Central, muốn Bắc Kinh thôi kế hoạch bầu chọn lãnh đạo đặc khu qua một hội đồng tuyển chọn trung gian.
Cho tới nay, đặc khu hành chính trưởng quan vẫn được bầu qua một hệ thống thân Bắc Kinh.
Hoa Kỳ cũng thống nhất với quan điểm trên, Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hong Kong kiềm chế.
Ông Earnest nói với các phóng viên: “Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử tự do ở Hong Kong theo đúng Luật cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hong Kong”.
Hàng chục người biểu tình đã bị bắt đêm Chủ nhật. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã phun hơi cay vào đám đông.
Cheung Tak-keung, phó cảnh sát trưởng, nói cảnh sát đã dùng sức mạnh “tối thiểu”.
Ông nói 41 người, trong có 12 nhân viên cảnh sát, đã bị thương kể từ khi biểu tình nổ ra.
Chính quyền Hong Kong khuyến cáo người biểu tình bình tĩnh và rút lui một cách hòa bình, thế nhưng đám đông vẫn tiếp tục trụ lại quanh trụ sở chính quyền vào đêm thứ Hai.
Hàng nghìn người đã chặn một con đường lớn tại Mongkok, trên bán đảo Cửu Long, trong khi một đám đông khác làm khu vực Causeway Bay, phía đông đảo Hong Kong, tê liệt.
Các trường học ở Wan Chai, Trung tâm và khu vực phía Tây đóng cửa hôm thứ Hai và thứ Ba.
Cuộc sống trong thành phố bị gián đoạn, nhiều đường phố tắc nghẽn.
Người biểu tình kêu gọi Đặc khu Hành chính Trưởng quan CY Leung từ chức nhằm khai thông tiến trình cải cách chính trị và tạo điều kiện giải tỏa khủng hoảng.
Báo chí Trung Quốc thì nói “các lực lượng chống đối quá khích” đã gây bất ổn.
Giới phân tích nói lãnh đạo Bắc Kinh đang quan ngại làn sóng dân chủ có thể lan ra Hoa lục.
(Tiếp tục cập nhật)
Nhưng không dễ với dân Hồng Kông (cũng như Ma Cao). Một số đông đảo dân chúng các khu vực này đã không ngần ngại bày tỏ ý muốn trở lại làm thần dân của nữ hoàng Anh (hay trở lại làm thuộc địa của Portugal).
Lý do họ muốn từ bỏ tổ quốc Trung Hoa vì « tổ quốc » này (ngự ở Bắc Kinh) trước hết là một « tổ quốc » độc tài và hung bạo. Tổ quốc này đã không che chở, bảo vệ họ, cũng không đem lại sự thịnh vượng như ngày xưa. Tệ hơn, tổ quốc này muốn tước bỏ những gì mà nhà nước « thực dân » ngày trước đã đem lại cho họ (cũng như tổ tiên của họ), như sự tự do, sinh hoạt dân chủ, các quyền làm người được tôn trọng…
Những cuộc biểu tình, xuống đường của sinh viên học sinh, của các thành phần công dân khác trong xã hội… những ngày qua cho thấy sự khát khao về dân chủ, tức ý muốn trở lại « ngày xưa », thật là nóng bỏng.
Dĩ nhiên là không. Tổ quốc do con người xây dựng lên thì tổ quốc cũng sẽ do con người phá bỏ, hay phủ nhận nó. Một « tổ quốc » hung bạo sẽ bị lật đổ và thay thế bằng một tổ quốc xứng đáng hơn. Câu nói, trở thành một châm ngôn : « đừng hỏi tổ quốc (đất nước) làm gì cho bạn mà phải hỏi là bạn đã làm được gì cho tổ quốc (đất nước » là một câu châm ngôn rất sai, dễ bị lạm dụng, nếu đàng sau tổ quốc là những tên lưu manh chính trị !
Tổ quốc chỉ đáng để phục vụ và hy sinh là khi tổ quốc là của mọi người ; tổ quốc tạo điều kiện cho mọi người sống an lành hạnh phúc ; tổ quốc sống vì mọi người thì chết cũng vì mọi người. Tổ quốc phải biết bao dung, biết yêu thuơng, biết quí trọng và bảo vệ mọi thành tố của đất nước, từ con người cho đến trái núi, con sông, vùng biển, vùng trời…
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là ác mộng, là kẻ xem con người như con thú, là kẻ cướp đất đai, là nhà tù… Tổ quốc này đồng nghĩa với nghèo hèn, với chậm tiến…
Dĩ nhiên, những sự việc « lộn xộn » đòi dân chủ (của sinh viên, học sinh) ở Hồng Kông làm chính quyền VN lo ngại. Kinh nghiệm ở Đài Loan và Nam Hàn cho thấy, các cuộc dân chủ hóa ở các nơi đây thành công khởi đầu đều do tầng lớp sinh viên, học sinh. Họ tìm mọi cách phải « chữa lửa » từ xa. Lãnh đạo hai bên, VN và TQ, có cùng một đối thủ : dân chủ.
Đã là thói quen, tất cả những người tranh đấu cho dân chủ ở VN (cũng như ở Trung Quốc) từ trước đến nay đều bị bắt bỏ tù rất nặng. Không ngoại lệ, tất cả bị liệt vào tội danh « phản động », đương nhiên do đế quốc Mỹ giật dây đàng sau.
Báo chí lề phải VN, « dư luận viên chiến lược » đặt vấn đề, đặt câu hỏi ai là người đứng sau cậu học sinh 16 tuổi tên Joshua Wong ?
Tôi cũng có câu hỏi đặt ra cho các bạn : ai đứng đàng sau cậu nhỏ, cũng 16 tuổi, tên là Trần Quốc Toản ?
Để được tham gia tour du lịch trọn gói 5 ngày, người Trung Quốc phải trả từ 1.200 đến 2.000 đôla Mỹ, và trải qua hành trình dài 20 giờ đồng hồ xuất phát từ đảo Hải Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng huy động ngư dân sống trên đảo để khai thác hải sản và bán cá khô cho du khách vào một số thời điểm nhất định trong năm.
Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và cho rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm khu vực quan trọng về địa chính trị này.
-Biển Đông : Philippines ‘kể tội’ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
Trọng Nghĩa – RFI
Ngoại trưởng Philippines tại LHQ. Ngày 29/09/2014.
Tại khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc- New
York, sau Việt Nam, đến lượt Philippines lên tiếng chỉ trích Trung Quốc
nói một đằng làm một nẻo trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Phát biểu ngày 29/09/2014, Ngoại trưởng Philippines vạch trần các mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Trung Quốc liên tiếp vi phạm luật quốc tế với những « yêu sách chủ quyền mang tính chất bành trướng », nhưng lại đòi nước khác áp dụng luật lệ quốc tế một cách « công minh và đúng đắn ».
Dù tránh nêu đích danh Trung Quốc bằng tên, chỉ nói chung chung « một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (a State Party) », Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liệt kê chi tiết các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, bị ông cho rằng đã đe dọa hòa bình, ổn định trong vùng, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông del Rosario xác định : « Thay vì giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển trong khuôn khổ [luật pháp quốc tế], Quốc gia đó – tức là Trung Quốc – đã nhúng tay vào một loạt các hoạt động nguy hiểm, liều lĩnh và mang tính cưỡng ép nhằm cố gắng đơn phương áp đặt một sự thay đổi hiện trạng Biển Đông ».
Ngoại trưởng Philippines đã dành 1/3 bài phát biểu dài gần 6 trang để nêu bật các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông, từ vụ cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012, chỉ cách đảo lớn Luzon của Philippines 124 hải lý, cho đến việc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá tại nhiều khu vực ở Biển Đông, xâm phạm quyền chủ quyền chính đáng đối với vùng đặc quyền kinh tế của của Philippines và một số quốc gia ven biển khác.
Đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông để củng cố ‘cái gọi là đường chín đoạn’
Người lãnh đạo ngành ngoại giao Philippines không quên nói đến các hoạt động ồ ạt cải tạo địa hình mà Bắc Kinh cho tiến hành trong vòng hai năm qua tại khu vực bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Ken Nan và Tư Nghĩa (McKennan and Hughes Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những nơi đã bị Trung Quốc dùng võ lực lấy từ tay Việt Nam vào năm 1988.
Ngoại trưởng Philippines không ngần ngại tố cáo : « Các hành động đơn phương đó, cùng nhiều hành vi khác, nằm trong một kế sách nhằm áp đặt một sự thay đổi hiện trạng trên biển, để củng cố cho cái gọi là đường chín đoạn, một đòi hỏi chủ quyền không thể chối cãi rộng khắp trên gần như toàn bộ Biển Đông, vi phạm cả bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông lẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã được Ngoại trưởng del Rosario nhấn mạnh khi ông nêu bật sự kiện Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc :
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
-Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc
RFI
Người biểu tình chiếm lĩnh phố chính trong khu tài chính ở Hồng Kông, ngày 30/09/2014Reuters
Đây là một phong trào đấu tranh chưa từng thấy kể từ khi Hồng Kông
được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn một tuần qua, giới sinh
viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, phản đối quyết
định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của người dân Hồng Kông trong
các cuộc bỏ phiếu trong những năm tớiChế độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện đang làm việc tại Hồng Kông.
RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?
- Trong mọi trường hợp, đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư, 01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.
RFI: Phải chăng đó là hình ảnh mà những người biểu tình muốn đưa ra ?
- Đây không phải là một hình ảnh mà đó là một thực tế. Một phong trào hoàn toàn ôn hòa. Người dân cảm thấy thật là bê bối khi những lời hứa không được thực hiện. Trung Quốc đã hứa sẽ cho tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và người dân đã nghĩ rằng đó là cuộc bầu cử thực sự và họ có quyền lựa chọn ứng viên. Thế nhưng, Quốc hội Trung Quốc đã thay đổi ý kiến và lại có được sự chấp thuận của cơ quan lãnh đạo Hồng Kông. Do vậy, người dân rất tức giận chính quyền Hồng Kông và họ đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông phải từ chức.
RFI: Điều đó có nghĩa là nền dân chủ tại Hồng Kông đang thực sự bị đe dọa ?
- Không hề có dân chủ thực sự tại Hồng Kông. Điều mà Hồng Kông hiện đang có là những người đấu tranh cho dân chủ và các dân biểu ở Hồng Kông có khả năng ngăn cản chính quyền Bắc Kinh hoặc những người thân Trung Quốc đang cầm quyền tại Hồng Kông hạn chế, xem xét lại những quyền tự do cơ bản. Đồng thời, đây cũng là một sự khẳng định bản sắc của Hồng Kông, một bản sắc rất đặc thù. Đương nhiên, đó cũng là bản sắc Trung Quốc, nhưng đồng thời bản sắc này gắn bó với một hệ thống chính trị, với những giá trị cơ bản, các quyền tự do cơ bản của hệ thống này, được bảo đảm bởi đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp. Như vậy, 17 năm sau khi Hồng Kông quay trở lại Trung Quốc, thế hệ mới, không hề biết đến thời kỳ Hồng Kông là thuộc địa của Anh, đã khẳng định bản sắc của mình và thể hiện sự gắn bó của mình với một hệ thống dân chủ và đòi Trung Quốc phải giữ lời hứa của mình.
RFI: Ông nói đến thế hệ trẻ. Chủ nhật vừa rồi, phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên. Trọng lượng của phong trào này như thế nào ?
- Phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn đã huy động lực lượng đấu tranh từ hai năm qua, nhưng lần này, có thể nói chính giới sinh viên đã thực sự khởi động một phong trào xã hội lớn. Một khi phong trào quần chúng đã khởi phát, thì tổ chức Chiếm lĩnh trung hòan hoặc các dân biểu ủng hộ dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông rất khó kiểm soát được. Hiện nay, đây là một phong trào hoàn toàn bất bạo động, nhưng lại không có lãnh đạo thực sự. Do vậy, khó có thể biết ai là người phát biểu nhân danh phong trào này. Có thể đó là Liên đoàn sinh viên hoặc giới học sinh trung học, nhưng rõ ràng phong trào này không hề có tổ chức thực sự. Đó là một phong trào tự phát của toàn thể người dân Hồng Kông, những người rất bất bình về việc Bắc Kinh đã từ bỏ lời hứa của mình.
RFI: Vậy những người biểu tình có cơ may đạt được điều mà họ muốn hay không ?
- Rất ít khả năng. Cần phải thừa nhận điều này ; khó xẩy ra trường hợp Quốc hội Trung Quốc thay đổi quyết định mà họ đã đưa ra. Có một yêu sách khác, đó là đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông từ chức. Điều này cũng khó xẩy ra. Nhưng điều có thể là một số thành viên chính phủ, cho đến lúc này, chưa xuất đầu lộ diện, thì nay sẽ tới thương lượng với đại diện phong trào. Tuy vậy, đây cũng là một khả năng hiếm hoi. Trong mọi trường hợp, phong trào này có tác dụng giáo dục ý thức chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế hệ mới, những người tranh đấu cho dân chủ. Điều này cho thấy bản sắc đặc thù của Hồng Kông rất mạnh.
RFI: Ông nói đây là một phong trào rất ôn hòa. Liệu có nguy cơ xẩy ra kịch bản như tại quảng trường Maidan ở Ukraina hay không ?
- Bình thường ra là không. Đương nhiên, người ta không thể loại trừ sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích. Cho đến lúc này, người ta nhận thấy đây thực sự là một phong trào ôn hòa. Những người biểu tình ngồi bệt xuống đất. Họ thảo luận và cùng hô vang các khẩu hiệu. Từ năm 1967, đã có nhiều phong trào đấu tranh ở Hồng Kông, nhưng không bao giờ xẩy ra bạo lực. Như vậy, người dân ở đây đã có thói quen tranh đấu ôn hòa. Mặt khác, cảnh sát tuy có sử dụng lựu đạn cay, cũng có kinh nghiệm, biết kiểm soát đám đông. Tôi nghĩ là dường như cả hai phía đều có những suy nghĩ tính toán, phòng ngừa và bình thường ra, phong trào này sẽ không dẫn tới bạo động. Đương nhiên, sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích vẫn có thể gây ra những sự cố mà người ta không thể gạt bỏ hoàn toàn.
-Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu chấm dứt biểu tình đòi dân chủ
Thanh Phương -RFI
Biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông tại khu Mongkok. Ảnh ngày 30/09/2014.Reuters
Ngày 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Trung Hoàn là tên của khu thương mại và tài chính ở trung tâm Hồng Kông.
Nhưng tổ chức Chiếm lĩnh Trung Hoàn đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông. Trong một cuộc họp báo, một trong những người đồng sáng lập phong trào này, tuyên bố : « Nếu ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi sẽ ngưng chiếm đóng, ít ra là ngưng tạm thời ».
Tối hôm 29/09/2014, hàng chục ngàn người, đa số là học sinh và sinh viên, vẫn còn tập hợp ở một số khu vực, đòi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức và đòi phổ thông đầu phiếu hoàn toàn vào năm 2017.
Sinh viên và học sinh chính là những người đi đầu trong chiến dịch bất phục tùng dân sự để lên án điều mà nhiều người dân Hồng Kông xem như là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của đặc khu này.
Họ cực lực phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8/2014 cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn.
Trong ngày thứ ba của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của họ, cho dù theo các chuyên gia, điều này sẽ không thể xảy ra.
Số người tham gia biểu tình đòi dân chủ chắc chắn là sẽ đông hơn trong hai ngày 01/10 và 02/10, hai ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông. Ngày 01/10 là ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc.
-Lãnh đạo Hong Kong không nhượng bộ
BBC
Lãnh đạo của Hong Kong CY Leung kêu gọi người biểu tình ngừng chiến dịch “ngay lập tức”.
Hàng chục ngàn người đã phong tỏa đường phố ở nhiều nơi.Phong trào Occupy Central đã kêu gọi ông Leung gặp người biểu tình vào tối thứ Ba.
Trong khi đó, ông Leung nói người biểu tình – tập hợp gồm sinh viên, phong trào Occupy Central và người giận dữ vì phản ứng của cảnh sát – nên về nhà.
Thứ Ba 30/9, đường phố Hong Kong có im ắng hơn nhưng trước thềm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10 con số người xuống đường có thể sẽ gia tăng.
Hành chính Trưởng quan Đặc khu Hong Kong CY Leung khuyến cáo người biểu tình ngừng chiến dịch “ngay lập tức”, trong khi cuộc sống ở một số nơi vẫn bị hoạt động này làm gián đoạn.
Ông Leung cũng bác yêu cầu đòi ông từ chức với lý do làm như vậy sẽ là một bước lùi.
Ông nói: “Bất kỳ thay đổi nhân sự nào trước khi có quy chế bầu cử tự do toàn diện sẽ chỉ khiến Hong Kong tiếp tục chọn lãnh đạo theo mô hình Hội đồng Bầu cử”.
“Các sáng lập gia của Occupy Central từng hứa nếu như phong trào của họ không kiểm soát được nữa thì họ sẽ kêu gọi dừng tay.”
“Nay tôi yêu cầu họ thực hiện cam kết của họ với xã hội và dừng chiến dịch này ngay lập tức.”
Hàng vạn người Hong Kong ở lại qua đêm trên đường phố để tiếp tục biểu tình trong khi Trung Quốc nói đây là việc làm “bất hợp pháp”.
Cuộc biểu tình còn lan rộng hơn sau khi cảnh sát dùng gậy và hơi cay sáng sớm hôm thứ Hai nhằm giải tán đám đông. Tuy nhiên cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi.
Người biểu tình giận dữ vì chính quyền trung ương không cho người dân đặc khu được trực tiếp bầu lãnh đạo vào năm 2017.
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước khác không hỗ trợ “các cuộc biểu tình bất hợp pháp”.
Người biểu tình, gồm cả sinh viên và thành viên phong trào bất tuân dân sự có tên Occupy Central, muốn Bắc Kinh thôi kế hoạch bầu chọn lãnh đạo đặc khu qua một hội đồng tuyển chọn trung gian.
Cho tới nay, đặc khu hành chính trưởng quan vẫn được bầu qua một hệ thống thân Bắc Kinh.
Phản ứng của phương Tây
Vào thứ Hai, chính phủ Anh quốc đã kêu gọi tôn trọng quyền được biểu tình của người dân và thực hiện pháp quyền.Hoa Kỳ cũng thống nhất với quan điểm trên, Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hong Kong kiềm chế.
Ông Earnest nói với các phóng viên: “Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử tự do ở Hong Kong theo đúng Luật cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hong Kong”.
Hàng chục người biểu tình đã bị bắt đêm Chủ nhật. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã phun hơi cay vào đám đông.
Cheung Tak-keung, phó cảnh sát trưởng, nói cảnh sát đã dùng sức mạnh “tối thiểu”.
Ông nói 41 người, trong có 12 nhân viên cảnh sát, đã bị thương kể từ khi biểu tình nổ ra.
Chính quyền Hong Kong khuyến cáo người biểu tình bình tĩnh và rút lui một cách hòa bình, thế nhưng đám đông vẫn tiếp tục trụ lại quanh trụ sở chính quyền vào đêm thứ Hai.
Hàng nghìn người đã chặn một con đường lớn tại Mongkok, trên bán đảo Cửu Long, trong khi một đám đông khác làm khu vực Causeway Bay, phía đông đảo Hong Kong, tê liệt.
Các trường học ở Wan Chai, Trung tâm và khu vực phía Tây đóng cửa hôm thứ Hai và thứ Ba.
Cuộc sống trong thành phố bị gián đoạn, nhiều đường phố tắc nghẽn.
Người biểu tình kêu gọi Đặc khu Hành chính Trưởng quan CY Leung từ chức nhằm khai thông tiến trình cải cách chính trị và tạo điều kiện giải tỏa khủng hoảng.
Báo chí Trung Quốc thì nói “các lực lượng chống đối quá khích” đã gây bất ổn.
Giới phân tích nói lãnh đạo Bắc Kinh đang quan ngại làn sóng dân chủ có thể lan ra Hoa lục.
(Tiếp tục cập nhật)
Tuấn Khanh - Xúi giục
Trong cuộc biểu tình đáng kính trọng của người Hồng Kông
trong cuộc đứng lên đòi quyền phổ thông đầu phiếu và đòi dân chủ, nhà
nước cộng sản Trung Quốc sử dụng lại một chiêu bài cũ khi hô hoán rằng
Hoàng Chi Phong (Josua Wong) là một sản phẩm kích động của phương Tây,
bị xúi giục để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại Hồng Kông.
Tờ Văn Hối của Bắc Kinh, ngày 25 tháng 9, đã dành cả một trang để bôi
nhọ Hoàng Chi Phong, và nhắc đi nhắc lại chàng trang 17 tuổi này là một
sản phẩm của phương Tây, bị xúi giục, nghe lời bọn phản động để chống
lại nhân dân. Tờ báo này kêu gọi 7 triệu người dân Hồng Kông hãy bình
tĩnh để nhận thức thức đúng, không sa vào bẫy của bọn “phản động”.
Đáp lại những tố cáo bài bản này, vốn là bùa phép nằm lòng của giới cộng sản toàn thế giới, cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông lại bùng lên. Trong những hình ảnh mà chính giới kiểm duyệt chính trị Việt Nam cũng muốn ém nhẹm, người ta nhìn thấy có người già, trẻ em cùng tham gia cho nền dân chủ. Người Hồng Kông lo sợ cuộc đấu tranh này sớm chấm dứt nên đổ ra đường tiếp tế cho người đấu tranh mọi thứ, từ khăn nhúng nước, chanh, áo mưa, dù… để chống hơi cay rồi thực phẩm dồi dào đến mức giới sinh viên phải năn nỉ xin tạm dừng nhận tiếp tế vì sợ sẽ xả rác đầy đường phố.
Thế kỷ 21, giờ thì chẳng ai còn bở ngỡ với các chiêu bài tố cáo “bị kẻ xấu xúi giục” được phát đi từ các cấp chính quyền cộng sản. Bởi những giọng điệu này quen thuộc đến buồn nôn. Nó quen đến mức đôi khi tôi tự hỏi những người viết ra nó ở tờ Văn Hối, Trung Quốc hoặc những kẻ được lệnh cầm loa ở chợ Tân Bình, Việt Nam hối thúc giới tiểu thương bị cướp tài sản hãy mau trở về nhà “đừng nghe bọn xấu, bọn phản động xúi giục”, có bao giờ hối tiếc vì sự vô liêm sỉ của mình hay không?
Cả hai sự kiện này đều phát đi vào ngày 25 tháng 9/2014. Cộng sản Trung Quốc nói để huỷ diệt sức sống tự do của một phần quốc gia, còn ở Quận Tân Bình, chính quyền địa phương cố nói để bóp chết sức sống mưu sinh của đồng bào mình. Hai nơi, cùng ngày giờ, cùng diễn ra một bài lý luận bẻ cong sự thật rất đều nhịp như trong tình thầy trò, rộn ràng bỉ ổi khó tin.
300 tiểu thương ở chợ Tân Bình cực chẳng đã mới phải xuống đường để chống lại bạo cường và cướp bóc của chính quyền địa phương. Chỉ vì mưu lợi riêng, chính quyền ở đây đã quyết định đập đi ngôi chợ một cách vô lý, nhằm lấy đất xây lại, bán chỗ với giá cao hơn. Một người buôn bán ở đây nói họ đầu tư cả tỷ đồng để rồi biết chỉ được đền vài chục triệu. Sau đó lại phải mua chỗ với giá đầu tư từ đầu. Nếu bị nghe lời bọn xấu trục lợi “xúi giục” – thì chắc chắn chỉ có cẩu quan chứ không thể dân đen.
Buổi tối ngày 28 tháng 9, người Việt Nam quan tâm đến tình hình đòi dân chủ ở Hồng Kông đều biết đến các bản video của giới sinh viên Hồng Kông kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. “Hãy lên tiếng cùng chúng tôi”, bản tin có thể làm trái tim người dồn dập đập vì lẽ phải và công lý bừng lên trong mình.
Ngày 28 tháng 9, người Việt được tường thuật rằng các tiểu thương chợ Tân Bình kêu gọi giúp đỡ, nhưng khẩu hiệu là “cụ Hồ vinh quang ơi, đảng vinh quang ơi hãy cứu chúng tôi”.
Có cái gì đó ngượng ngập, nhưng không thể không nói ở đây. Những người trẻ ở Hồng Kông kêu gọi mọi người giúp đỡ họ, còn những người ở chợ Tân Bình thì kêu gọi “cụ Hồ” và “đảng” cứu họ. Chẳng lẽ những người tiểu thương đó không biết rằng việc ký giấy xoá sổ chợ Tân Bình, xoá sổ chính họ là từ những đảng viên cấp cao của địa phương đó? Và “cụ Hồ” dù trong quá khứ là một lãnh tụ nhưng nay chỉ là tên gọi của một người quá vãng. Những người tiểu thương Việt Nam đang mộng mơ gì trong cuộc đấu tranh của họ?
Tôi thấy chỉ trong một đêm, cả thế giới dồn dập đưa tin về Hồng Kông như một cuộc tiếp sức khổng lồ. Giới trẻ Việt Nam cũng trong một đêm, không ai hẹn ai, bùng phát nhiều bản video thuyết minh lời kêu gọi của sinh viên Hồng Kông như một cách chia sẻ. Lời kêu gọi của những người tranh đấu thực tiễn đã đến đúng nơi.
Và tôi cũng nhìn thấy lời kêu cứu của những tiểu thương chợ Tân Bình, Việt Nam, như muôn ngàn cuộc đòi công lý khác – nếu cứ mộng mơ – rồi sẽ đi về đâu, kết cục là gì.
Đáp lại những tố cáo bài bản này, vốn là bùa phép nằm lòng của giới cộng sản toàn thế giới, cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông lại bùng lên. Trong những hình ảnh mà chính giới kiểm duyệt chính trị Việt Nam cũng muốn ém nhẹm, người ta nhìn thấy có người già, trẻ em cùng tham gia cho nền dân chủ. Người Hồng Kông lo sợ cuộc đấu tranh này sớm chấm dứt nên đổ ra đường tiếp tế cho người đấu tranh mọi thứ, từ khăn nhúng nước, chanh, áo mưa, dù… để chống hơi cay rồi thực phẩm dồi dào đến mức giới sinh viên phải năn nỉ xin tạm dừng nhận tiếp tế vì sợ sẽ xả rác đầy đường phố.
Thế kỷ 21, giờ thì chẳng ai còn bở ngỡ với các chiêu bài tố cáo “bị kẻ xấu xúi giục” được phát đi từ các cấp chính quyền cộng sản. Bởi những giọng điệu này quen thuộc đến buồn nôn. Nó quen đến mức đôi khi tôi tự hỏi những người viết ra nó ở tờ Văn Hối, Trung Quốc hoặc những kẻ được lệnh cầm loa ở chợ Tân Bình, Việt Nam hối thúc giới tiểu thương bị cướp tài sản hãy mau trở về nhà “đừng nghe bọn xấu, bọn phản động xúi giục”, có bao giờ hối tiếc vì sự vô liêm sỉ của mình hay không?
Cả hai sự kiện này đều phát đi vào ngày 25 tháng 9/2014. Cộng sản Trung Quốc nói để huỷ diệt sức sống tự do của một phần quốc gia, còn ở Quận Tân Bình, chính quyền địa phương cố nói để bóp chết sức sống mưu sinh của đồng bào mình. Hai nơi, cùng ngày giờ, cùng diễn ra một bài lý luận bẻ cong sự thật rất đều nhịp như trong tình thầy trò, rộn ràng bỉ ổi khó tin.
300 tiểu thương ở chợ Tân Bình cực chẳng đã mới phải xuống đường để chống lại bạo cường và cướp bóc của chính quyền địa phương. Chỉ vì mưu lợi riêng, chính quyền ở đây đã quyết định đập đi ngôi chợ một cách vô lý, nhằm lấy đất xây lại, bán chỗ với giá cao hơn. Một người buôn bán ở đây nói họ đầu tư cả tỷ đồng để rồi biết chỉ được đền vài chục triệu. Sau đó lại phải mua chỗ với giá đầu tư từ đầu. Nếu bị nghe lời bọn xấu trục lợi “xúi giục” – thì chắc chắn chỉ có cẩu quan chứ không thể dân đen.
Buổi tối ngày 28 tháng 9, người Việt Nam quan tâm đến tình hình đòi dân chủ ở Hồng Kông đều biết đến các bản video của giới sinh viên Hồng Kông kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. “Hãy lên tiếng cùng chúng tôi”, bản tin có thể làm trái tim người dồn dập đập vì lẽ phải và công lý bừng lên trong mình.
Ngày 28 tháng 9, người Việt được tường thuật rằng các tiểu thương chợ Tân Bình kêu gọi giúp đỡ, nhưng khẩu hiệu là “cụ Hồ vinh quang ơi, đảng vinh quang ơi hãy cứu chúng tôi”.
Có cái gì đó ngượng ngập, nhưng không thể không nói ở đây. Những người trẻ ở Hồng Kông kêu gọi mọi người giúp đỡ họ, còn những người ở chợ Tân Bình thì kêu gọi “cụ Hồ” và “đảng” cứu họ. Chẳng lẽ những người tiểu thương đó không biết rằng việc ký giấy xoá sổ chợ Tân Bình, xoá sổ chính họ là từ những đảng viên cấp cao của địa phương đó? Và “cụ Hồ” dù trong quá khứ là một lãnh tụ nhưng nay chỉ là tên gọi của một người quá vãng. Những người tiểu thương Việt Nam đang mộng mơ gì trong cuộc đấu tranh của họ?
Tôi thấy chỉ trong một đêm, cả thế giới dồn dập đưa tin về Hồng Kông như một cuộc tiếp sức khổng lồ. Giới trẻ Việt Nam cũng trong một đêm, không ai hẹn ai, bùng phát nhiều bản video thuyết minh lời kêu gọi của sinh viên Hồng Kông như một cách chia sẻ. Lời kêu gọi của những người tranh đấu thực tiễn đã đến đúng nơi.
Và tôi cũng nhìn thấy lời kêu cứu của những tiểu thương chợ Tân Bình, Việt Nam, như muôn ngàn cuộc đòi công lý khác – nếu cứ mộng mơ – rồi sẽ đi về đâu, kết cục là gì.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
-Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975
Kính Hòa, phóng viên RFA
Hiệu Minh - Đôi điều về Hong Kong
Biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: Internet |
Hong Kong là cái đảo bé tý, rộng hơn 1000km2, hơn 7 triệu dân mà GDP
Nominal tới 302 tỷ đô la. Là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất
thế giới. Là con gà đẻ trứng vàng của Trung Quốc nhưng rất có thể là
ngọn lửa về dân chủ thắp sáng lục địa có 1,3 tỷ người.
Vài kỷ niệm thành phố trên đảo
Tôi đến Hong Kong vào tháng 9-1995 vì hồi đó World Bank gửi đi đào tạo bên Mỹ, được quá cảnh qua Hong Kong một đêm. Sau đó cũng qua lại vài lần và thấy thành phố có kiến trúc giống tây. Kể từ khi Hong Kong về với Trung Quốc tôi chỉ qua một lần năm 1999 khi đi Bắc Kinh. Từ đó đến nay đã 15 năm, chắc có nhiều thay đổi.
Tôi nhớ khi máy bay hạ cánh phải bay qua một khe núi, là sát thành phố. Từ trên cao nhìn xuống thấy nhà cửa cũng nhôm nhoam, khói bụi, ô nhiễm, quần áo phơi ngoài ban công, chắc cũng chật chội. Nhưng khi vào Kowloon (Cửu Long) cũng thấy hiện đại.
Từ đó tôi sang Los Angeles nên có thể so sánh hai thành phố này. Dân Hong Kong có cách sống như phương tây, giao thông, buôn bán, kiến trúc đến cách giao tiếp khá văn minh. Cùng là dân Trung Quốc mà vào Bắc Kinh và Hong Kong sẽ thấy sự khác biệt.
Hong Kong được coi là một trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, đứng sau London và New York, là một trong 5 con rồng châu Á nay còn sống sót cùng với Singapore và Hàn Quốc.
Kể từ khi về với Trung Quốc, tôi không biết nhiều về Hong Kong nữa. Mãi hôm nay mới để ý vì dân Hong Kong biểu tình.
Biểu tình dân chủ
Vốn là thuộc địa của Anh, được trao cho Trung Quốc năm 1997 sau 100 năm chiếm đóng, và có qui chế “một quốc gia, hai chế độ”, nghĩa là Hong Kong là CNTB trong lòng CNXH, Bắc Kinh nắm quân đội, và an ninh.
Dân Hong Kong được sống như phương Tây nhưng gần đây Trung Quốc đại lục đang tìm cách thắt chặt quản lý theo kiểu ở Bắc Kinh đã quen.
Với diện tích hơn 1000km2, nhưng GPD lên tới 302 tỷ, đầu người khoảng 55 ngàn đô la/năm, có chuyện gì bất ổn xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc và thế giới.
BBC VN cho hay, mấy ngày nay, biểu tình lan đến Đồng La Loan, một khu mua sắm sầm uất ở Hong Kong và bên kia bến cảng đến khu Mong Kok, đặt ra sự thách thức lớn hơn cho giới hữu trách trong việc kiềm chế.
Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình quanh tòa nhà của chính phủ, bất chấp thông điệp của những lãnh đạo sinh viên và ủng hộ dân chủ kêu gọi rút lui vì lo ngại cảnh sát có thể bắn đạn cao su.
Các vụ đụng độ xảy ra ngay sau khi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ mở một vòng tham khảo mới về cải cách bầu cử.
Đoàn biểu tình là một phần của phong trào bất tuân dân sự trong quần chúng kêu gọi Bắc Kinh bớt can thiệp chính trị trong thuộc địa cũ này của Anh.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ phẫn nộ sau khi Trung Quốc quyết định rằng tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phiếu phải được chấp thuận bởi một ủy ban thân Bắc Kinh.
Cảm hứng Thiên An Môn
Thủ lĩnh biểu tình của giới trẻ Joshua Wong là một thanh niên mặt búng ra sữa. Năm 2011, Wong, lúc đó mới 15 tuổi, đã cùng vài người bạn phản đối giáo án “National and Moral Education – Giáo dục đạo đức và tinh thần dân tộc” tại Hong Kong vì có hơi hướng cộng sản.
Theo lời kêu gọi của Joshua Wong, 120 ngàn người đổ ra đường biểu tình, có 13 thiếu niên tuyệt thực để phản đối. Họ bao vây trụ sở chính quyền Hong Kong và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Vụ biểu tình lần này cũng thế. Joshua Wong vừa bị bắt nhưng cảnh sát đã phải thả sau 48 tiếng giam giữ do luật sư can thiệp. Nhà cầm quyền Bắc Kinh lo sợ nhất sự bất tuân chính phủ này có thể lây sang đất liền vì biến cố Thiên An Môn cũng do giới trẻ khởi sướng.
“Một quốc gia, hai chế độ” là thể chế được Đặng Tiểu Bình dành cho Hong Kong. Tại đây, 7 triệu dân có thể phát biểu thoải mái, in sách bị cấm bên Trung Quốc, biểu tình ủng hộ Thiên An Môn.
Trung Quốc luôn coi đây là mồi lửa dân chủ, gây cảm hứng cho đất liền, bởi như nhà hoạt động dân quyền Hu Jia, 41 tuổi, nhận xét “The majority of China’s 1.3 billion people are not true citizens — most of the people are simply submissive – Phần đông trong 1,3 tỷ người Trung Quốc không phải là công dân, họ chỉ là những người biết vâng lời”.
Năm 1989, Hu Jia mới 15 tuổi, chứng kiến máu đổ ở Thiên An Môn và cũng là một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình, ở lứa tuổi của Joshua Wong bây giờ. Hiện anh bị quản chế tại Bắc Kinh.
Anh có nhận xét, nhà cầm quyền sẽ tìm cách bắt những người cầm đầu như Joshua Wong. Họ có thể đưa quân đội, cảnh sát sang dẹp loạn, kể cả xe tăng, nhưng sẽ không dám bắn vào biểu tình như năm 1989 tại Thiên An Môn.
Đây cũng là thách thức lớn và phép thử đối với chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình. Hiện ông ta đang ngồi trên hai thùng thuốc súng Hong Kong đòi dân chủ và Tân Cương đòi độc lập.
Nếu có biến và đổ máu ở Hong Kong thì thế giới phải tìm chỗ tỵ nạn cho 7,2 triệu dân Hong Kong di tản vì sợ Bắc Kinh đàn áp.
Kỷ niệm của một người bạn
Anh Khang, một đồng nghiệp làm ở WB, có gốc Hoa, từng sống ở Hà Nội đến năm 9 tuổi. Năm 1979, vì chuyện người Hoa, gia đình anh phải bán đổ tháo tất cả, gần như trắng tay ra đi trên con thuyền. Lênh đênh mấy ngày thì đến một thành phố nhà cao chọc trời, về đêm điện sáng như sao. Cùng đi có gia đình anh Kiên, bạn đánh đáo ở vỉa hè của anh Khang.
Người Hoa dặn nhau, nếu yêu đất nước (Trung Quốc), hãy đi về phía không có ánh điện. Muốn theo tư bản đế quốc, cứ chọn phía ánh sáng mà đi.
Có mấy gia đình đi về phía tối, trong đó có anh Kiên. Gia đình anh Khang và vài người bạn đến vùng sáng mà họ không biết đó chính là Hong Kong.
Ở đó một thời gian, gia đình anh được bảo lãnh sang Anh, được sinh sống ở London. Anh về VN lấy chị Bông mà tôi từng kể trong làng có những cái tên lạ. Vợ chồng con cái chán nước Anh, thấy đủ sống ở Việt Nam vài năm cho có cảm giác toàn cầu hóa, nay đã chọn nước Mỹ để định cư.
Những gia đình chọn phía không có ánh sáng được chính quyền Trung Quốc đưa về một khu cách ly, rồi cho ở một nơi khỉ ho cò gáy, từ thiên đường Hà Nội, họ bỗng rơi vào địa ngục Trung Hoa.
Vốn là những người từng trải đi khắp đó đây, tháo vát và không chịu được sự phân biệt đối xử, do sự móc nối với người quen bên Hong Kong, họ đã trốn sang đó, và 10 năm sau, những người trên chuyến thuyền năm xưa lại gặp nhau ở nước Mỹ. Anh Kiên và anh Khang vẫn thường gặp nhau kể chuyện xưa. Trái đất vốn tròn và bé nhỏ nếu những ai muốn phiêu lưu, mạo hiểm và muốn tự do.
Hôm nay, người Hong Kong đổ ra đường, cho dù có máu đổ, để chọn cho mình cuộc sống có tự do đúng nghĩa, được bầu ra người mình tự bỏ phiếu, không phải do trung ương nào duyệt. Chẳng ai lại chọn con đường không có ánh sáng như người xưa.
HM. 29-9-2014
(Blog Hiệu Minh)
Vài kỷ niệm thành phố trên đảo
Tôi đến Hong Kong vào tháng 9-1995 vì hồi đó World Bank gửi đi đào tạo bên Mỹ, được quá cảnh qua Hong Kong một đêm. Sau đó cũng qua lại vài lần và thấy thành phố có kiến trúc giống tây. Kể từ khi Hong Kong về với Trung Quốc tôi chỉ qua một lần năm 1999 khi đi Bắc Kinh. Từ đó đến nay đã 15 năm, chắc có nhiều thay đổi.
Tôi nhớ khi máy bay hạ cánh phải bay qua một khe núi, là sát thành phố. Từ trên cao nhìn xuống thấy nhà cửa cũng nhôm nhoam, khói bụi, ô nhiễm, quần áo phơi ngoài ban công, chắc cũng chật chội. Nhưng khi vào Kowloon (Cửu Long) cũng thấy hiện đại.
Từ đó tôi sang Los Angeles nên có thể so sánh hai thành phố này. Dân Hong Kong có cách sống như phương tây, giao thông, buôn bán, kiến trúc đến cách giao tiếp khá văn minh. Cùng là dân Trung Quốc mà vào Bắc Kinh và Hong Kong sẽ thấy sự khác biệt.
Hong Kong được coi là một trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, đứng sau London và New York, là một trong 5 con rồng châu Á nay còn sống sót cùng với Singapore và Hàn Quốc.
Kể từ khi về với Trung Quốc, tôi không biết nhiều về Hong Kong nữa. Mãi hôm nay mới để ý vì dân Hong Kong biểu tình.
Biểu tình dân chủ
Vốn là thuộc địa của Anh, được trao cho Trung Quốc năm 1997 sau 100 năm chiếm đóng, và có qui chế “một quốc gia, hai chế độ”, nghĩa là Hong Kong là CNTB trong lòng CNXH, Bắc Kinh nắm quân đội, và an ninh.
Dân Hong Kong được sống như phương Tây nhưng gần đây Trung Quốc đại lục đang tìm cách thắt chặt quản lý theo kiểu ở Bắc Kinh đã quen.
Với diện tích hơn 1000km2, nhưng GPD lên tới 302 tỷ, đầu người khoảng 55 ngàn đô la/năm, có chuyện gì bất ổn xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc và thế giới.
BBC VN cho hay, mấy ngày nay, biểu tình lan đến Đồng La Loan, một khu mua sắm sầm uất ở Hong Kong và bên kia bến cảng đến khu Mong Kok, đặt ra sự thách thức lớn hơn cho giới hữu trách trong việc kiềm chế.
Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình quanh tòa nhà của chính phủ, bất chấp thông điệp của những lãnh đạo sinh viên và ủng hộ dân chủ kêu gọi rút lui vì lo ngại cảnh sát có thể bắn đạn cao su.
Các vụ đụng độ xảy ra ngay sau khi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ mở một vòng tham khảo mới về cải cách bầu cử.
Đoàn biểu tình là một phần của phong trào bất tuân dân sự trong quần chúng kêu gọi Bắc Kinh bớt can thiệp chính trị trong thuộc địa cũ này của Anh.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ phẫn nộ sau khi Trung Quốc quyết định rằng tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phiếu phải được chấp thuận bởi một ủy ban thân Bắc Kinh.
Cảm hứng Thiên An Môn
Thủ lĩnh biểu tình của giới trẻ Joshua Wong là một thanh niên mặt búng ra sữa. Năm 2011, Wong, lúc đó mới 15 tuổi, đã cùng vài người bạn phản đối giáo án “National and Moral Education – Giáo dục đạo đức và tinh thần dân tộc” tại Hong Kong vì có hơi hướng cộng sản.
Theo lời kêu gọi của Joshua Wong, 120 ngàn người đổ ra đường biểu tình, có 13 thiếu niên tuyệt thực để phản đối. Họ bao vây trụ sở chính quyền Hong Kong và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Vụ biểu tình lần này cũng thế. Joshua Wong vừa bị bắt nhưng cảnh sát đã phải thả sau 48 tiếng giam giữ do luật sư can thiệp. Nhà cầm quyền Bắc Kinh lo sợ nhất sự bất tuân chính phủ này có thể lây sang đất liền vì biến cố Thiên An Môn cũng do giới trẻ khởi sướng.
“Một quốc gia, hai chế độ” là thể chế được Đặng Tiểu Bình dành cho Hong Kong. Tại đây, 7 triệu dân có thể phát biểu thoải mái, in sách bị cấm bên Trung Quốc, biểu tình ủng hộ Thiên An Môn.
Trung Quốc luôn coi đây là mồi lửa dân chủ, gây cảm hứng cho đất liền, bởi như nhà hoạt động dân quyền Hu Jia, 41 tuổi, nhận xét “The majority of China’s 1.3 billion people are not true citizens — most of the people are simply submissive – Phần đông trong 1,3 tỷ người Trung Quốc không phải là công dân, họ chỉ là những người biết vâng lời”.
Năm 1989, Hu Jia mới 15 tuổi, chứng kiến máu đổ ở Thiên An Môn và cũng là một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình, ở lứa tuổi của Joshua Wong bây giờ. Hiện anh bị quản chế tại Bắc Kinh.
Anh có nhận xét, nhà cầm quyền sẽ tìm cách bắt những người cầm đầu như Joshua Wong. Họ có thể đưa quân đội, cảnh sát sang dẹp loạn, kể cả xe tăng, nhưng sẽ không dám bắn vào biểu tình như năm 1989 tại Thiên An Môn.
Đây cũng là thách thức lớn và phép thử đối với chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình. Hiện ông ta đang ngồi trên hai thùng thuốc súng Hong Kong đòi dân chủ và Tân Cương đòi độc lập.
Nếu có biến và đổ máu ở Hong Kong thì thế giới phải tìm chỗ tỵ nạn cho 7,2 triệu dân Hong Kong di tản vì sợ Bắc Kinh đàn áp.
Kỷ niệm của một người bạn
Anh Khang, một đồng nghiệp làm ở WB, có gốc Hoa, từng sống ở Hà Nội đến năm 9 tuổi. Năm 1979, vì chuyện người Hoa, gia đình anh phải bán đổ tháo tất cả, gần như trắng tay ra đi trên con thuyền. Lênh đênh mấy ngày thì đến một thành phố nhà cao chọc trời, về đêm điện sáng như sao. Cùng đi có gia đình anh Kiên, bạn đánh đáo ở vỉa hè của anh Khang.
Người Hoa dặn nhau, nếu yêu đất nước (Trung Quốc), hãy đi về phía không có ánh điện. Muốn theo tư bản đế quốc, cứ chọn phía ánh sáng mà đi.
Có mấy gia đình đi về phía tối, trong đó có anh Kiên. Gia đình anh Khang và vài người bạn đến vùng sáng mà họ không biết đó chính là Hong Kong.
Ở đó một thời gian, gia đình anh được bảo lãnh sang Anh, được sinh sống ở London. Anh về VN lấy chị Bông mà tôi từng kể trong làng có những cái tên lạ. Vợ chồng con cái chán nước Anh, thấy đủ sống ở Việt Nam vài năm cho có cảm giác toàn cầu hóa, nay đã chọn nước Mỹ để định cư.
Những gia đình chọn phía không có ánh sáng được chính quyền Trung Quốc đưa về một khu cách ly, rồi cho ở một nơi khỉ ho cò gáy, từ thiên đường Hà Nội, họ bỗng rơi vào địa ngục Trung Hoa.
Vốn là những người từng trải đi khắp đó đây, tháo vát và không chịu được sự phân biệt đối xử, do sự móc nối với người quen bên Hong Kong, họ đã trốn sang đó, và 10 năm sau, những người trên chuyến thuyền năm xưa lại gặp nhau ở nước Mỹ. Anh Kiên và anh Khang vẫn thường gặp nhau kể chuyện xưa. Trái đất vốn tròn và bé nhỏ nếu những ai muốn phiêu lưu, mạo hiểm và muốn tự do.
Hôm nay, người Hong Kong đổ ra đường, cho dù có máu đổ, để chọn cho mình cuộc sống có tự do đúng nghĩa, được bầu ra người mình tự bỏ phiếu, không phải do trung ương nào duyệt. Chẳng ai lại chọn con đường không có ánh sáng như người xưa.
HM. 29-9-2014
(Blog Hiệu Minh)
Trương Nhân Tuấn - Ai đứng đàng sau cậu Trần Quốc Toản?
Trong một thể chế độc tài, những nhà lãnh đạo luôn tìm cách để đánh
đồng « chế độ » với tổ quốc. Ở VN, tổ quốc là « tổ quốc xã hội chủ nghĩa
». Dân VN vì đã « thuần » nên không (có khả năng) đặt lại vấn đề. (Động
từ « thuần » ở đây lấy từ của miệng đại tá công an Đỗ Hữu Ca – bây giờ
là thiếu tướng – nhân vụ Đoàn Văn Vươn.
Ông này nói trước báo chí rằng dân khu vực mà ông kiểm soát đã « thuần » rồi !). Chữ « thuần » mà ông Ca dùng trong trường hợp ở đây, trong ngôn từ Việt Nam, chỉ dùng cho thú vật, những con thú hoang dã đã được con người dạy dỗ, uốn nắn… thuần thục. Không ai dùng cho con người bao giờ.
Ông này nói trước báo chí rằng dân khu vực mà ông kiểm soát đã « thuần » rồi !). Chữ « thuần » mà ông Ca dùng trong trường hợp ở đây, trong ngôn từ Việt Nam, chỉ dùng cho thú vật, những con thú hoang dã đã được con người dạy dỗ, uốn nắn… thuần thục. Không ai dùng cho con người bao giờ.
Nhưng không dễ với dân Hồng Kông (cũng như Ma Cao). Một số đông đảo dân chúng các khu vực này đã không ngần ngại bày tỏ ý muốn trở lại làm thần dân của nữ hoàng Anh (hay trở lại làm thuộc địa của Portugal).
Lý do họ muốn từ bỏ tổ quốc Trung Hoa vì « tổ quốc » này (ngự ở Bắc Kinh) trước hết là một « tổ quốc » độc tài và hung bạo. Tổ quốc này đã không che chở, bảo vệ họ, cũng không đem lại sự thịnh vượng như ngày xưa. Tệ hơn, tổ quốc này muốn tước bỏ những gì mà nhà nước « thực dân » ngày trước đã đem lại cho họ (cũng như tổ tiên của họ), như sự tự do, sinh hoạt dân chủ, các quyền làm người được tôn trọng…
Những cuộc biểu tình, xuống đường của sinh viên học sinh, của các thành phần công dân khác trong xã hội… những ngày qua cho thấy sự khát khao về dân chủ, tức ý muốn trở lại « ngày xưa », thật là nóng bỏng.
Những người này có « phản bội tổ quốc » hay không ?
Dĩ nhiên là không. Tổ quốc do con người xây dựng lên thì tổ quốc cũng sẽ do con người phá bỏ, hay phủ nhận nó. Một « tổ quốc » hung bạo sẽ bị lật đổ và thay thế bằng một tổ quốc xứng đáng hơn. Câu nói, trở thành một châm ngôn : « đừng hỏi tổ quốc (đất nước) làm gì cho bạn mà phải hỏi là bạn đã làm được gì cho tổ quốc (đất nước » là một câu châm ngôn rất sai, dễ bị lạm dụng, nếu đàng sau tổ quốc là những tên lưu manh chính trị !
Tổ quốc chỉ đáng để phục vụ và hy sinh là khi tổ quốc là của mọi người ; tổ quốc tạo điều kiện cho mọi người sống an lành hạnh phúc ; tổ quốc sống vì mọi người thì chết cũng vì mọi người. Tổ quốc phải biết bao dung, biết yêu thuơng, biết quí trọng và bảo vệ mọi thành tố của đất nước, từ con người cho đến trái núi, con sông, vùng biển, vùng trời…
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là ác mộng, là kẻ xem con người như con thú, là kẻ cướp đất đai, là nhà tù… Tổ quốc này đồng nghĩa với nghèo hèn, với chậm tiến…
Dĩ nhiên, những sự việc « lộn xộn » đòi dân chủ (của sinh viên, học sinh) ở Hồng Kông làm chính quyền VN lo ngại. Kinh nghiệm ở Đài Loan và Nam Hàn cho thấy, các cuộc dân chủ hóa ở các nơi đây thành công khởi đầu đều do tầng lớp sinh viên, học sinh. Họ tìm mọi cách phải « chữa lửa » từ xa. Lãnh đạo hai bên, VN và TQ, có cùng một đối thủ : dân chủ.
Đã là thói quen, tất cả những người tranh đấu cho dân chủ ở VN (cũng như ở Trung Quốc) từ trước đến nay đều bị bắt bỏ tù rất nặng. Không ngoại lệ, tất cả bị liệt vào tội danh « phản động », đương nhiên do đế quốc Mỹ giật dây đàng sau.
Báo chí lề phải VN, « dư luận viên chiến lược » đặt vấn đề, đặt câu hỏi ai là người đứng sau cậu học sinh 16 tuổi tên Joshua Wong ?
Tôi cũng có câu hỏi đặt ra cho các bạn : ai đứng đàng sau cậu nhỏ, cũng 16 tuổi, tên là Trần Quốc Toản ?
Những người có tài thì không đợi đến tuổi đâu. Không phải hễ nói đến « dân chủ » thì phải có CIA, có Mỹ đàng sau.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Người Buôn Gió - Sinh viên, học sinh Hồng Kông vô ơn với Đảng, với Bác.
Đăng bởi Trung Lập vào Thứ Ba, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Người ta nói uống nước phải biết nhớ nguồn.
Nguồn ở HK là đất nước TH vĩ đại, và người mang nguồn nước công bằng, bác ái cho HK chính là Đảng CSTQ vĩ đại.
Từ một mảnh đất thuộc địa, người dân HK sống đau khổ, rên xiết dưới ách
cai trị của thực dân Anh. Người dân HK không có được quyền tối thiểu như
tự do báo chí, hội họp hay quyền bảy tỏ chính kiến. Nhờ công lao vĩ đại
của ĐCSVN, đã giải phóng cho nhân dân HK được những tháng ngày đen tối
trước kia.
HK dưới thời thực dân, cảnh sát có thể bắt người dân bất cứ lúc nào về
trụ sở tra khảo đến chết, sau đó tuyên bố là đột tử mà không hề phải e
sợ dư luận hay toà án, bởi hệ thống cái trị của thực dân là bảo vệ cho
những thành phần trong bộ máy của chúng trước tiên. Nạn cướp bóc diễn ra
hàng ngày. Có người đi đường bị bốn tên cướp xông vào cướp tiền, giằng
co xô đẩy tiền văng tung toé giữa đường, bọn cướp chạy mất. Nhưng những
người dân bị lối sống suy đồi đạo đức do bọn thực dân tiêm nhiễm đã hôi
tiền của người bị cướp.
Chưa hết, còn có những tai nạn xe chở hàng bị lật, người dân cũng xông
vào hôi của. Cướp xộc tận vào trong nhà giật đồ đi ra giữa thanh thiên
bạch nhật.
Đời sống nhân dân HK thật tăm tối, có đứa bé đi học vì đói quá ngã xuống
cầu chết. Ở vùng nọ có hai mẹ con vì quá khổ cực, người mẹ đã ôm con
vào rừng thắt cổ tự vẫn cả hai mẹ con. Có bà mẹ khác không có tiền đóng
học phí cho con, nên đã tự vẫn để hy vọng lấy tiền phúng đóng học cho
con mình. Đàn ông HK phải đi bán thận hàng đoàn lấy tiền trang trải cơm
áo trước mắt, phụ nữ xếp hàng khoả thân cho bọn Đài Loan, Hàn Quốc săm
soi.
Trong khi đó lũ quan chức giàu không sao tính nổi, trang trại của chúng
chim bay mỏi cánh, biệt thự xa hoa lộng lẫy. Chúng ăn uống bằng máu và
nước mắt của người dân. Chúng làm đường thì đường nứt, làm cầu thì cầu
đổ, chúng đóng tàu thì tàu thành sắt vụn, đường phố ngập lut mỗi khi
mưa, người dân đi giữa thành phố mà bị chết đuối do nước cuốn đi.
Nhưng nhờ có Đảng Cộng Sản tinh hoa của dân tộc, đã mang lại ánh sáng
ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Người HK ngày nay đã không còn phải chịu
cảnh áp bức của bọn thực dân Anh nữa. Cuộc sống bình yên trở lại, khăps
nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn, trên sân khấu ngày đêm diễn ra liên
miên ca hát. Nhà nghỉ, sới bạc, ổ điếm được công khai để phục vụ người
dân. Mọi trò chơi giải trí được mở rộng cho tất cả thanh thiếu niên tham
gia. Người dân HK được xếp hạng hạnh phúc thứ nhì thế giới.
Đáng ra những thành niên, sinh viên HK ngày hôm nay phải biết ơn ĐCS ,
biết ơn bác Mao vĩ đại. Nhờ có đảng, có bác mà chúng mới được học hành
tử tế. Chẳng những không biết ơn, chúng lại ăn phải bả của bọn tư bản
thôi nát kích động, những phần tử thế lực phản động lại đi ngược lại đạo
lý '' uống nước nhớ nguồn ''. Chúng đã chà đạp nên xương máu mà các
chiên sĩ , nhân dân TH đã đổ để giành độc lập, thống nhất đất nước.
Đại đa số quần chúng nhân dân tiến bộ đều căm phẫn trước hành động của
chúng, phát biểu cảm tưởng, một cựu chiến binh đã phải đau đớn thốt lên
rằng.
- Không thể để bất cứ kẻ nào làm ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng,
Đảng là người đã được nhân dân ta tin tưởng lãnh đạo , đã cùng nhân dân
ta chia sẻ những khó khăn gian khổ. Cần phải nghiêm trị thích đáng những
kẻ hung hăng này.
Đó cũng là ý nguyện của quần chúng nhân dân, sớm muộn những phần tử phá
hoại này sẽ bị nghiêm trị. Trả lại cuộc sống thanh bình cho người dân.
Toàn thể nhân dân TH và nhân HK nguyện đứng dưới là cờ của Đảng, của Bác
để xây dựng đời sống mới mà bao quốc gia phải thèm muốn. Nơi không có
cướp, hiếp, không có người dân bị mất đất đi khiếu kiện ròng rã màn
trời, chiếu đất, không có người dân phải tự vẫn vì không đủ ăn. Không có
trẻ con đi học đu dây hay chui túi nilon.....
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
-Tin tức nóng bỏng từ Hong Kong :
Boxitvn
BVN xin quý độc giả vui lòng cùng ký thỉnh nguyện thư dưới đây lên Tổng Thống B.Obama. Quyết không để chính quyền thân Tàu đàn áp sinh viên và dân chúng Hong Kong gây ra một vụ Thiên An Môn nữa.
Bauxite Việt Nam
|
1. CHỨNG KHOÁN HONG KONG GIẢM 460P HKEx, CÓ THỂ ĐÓNG CỬA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẤT CỨ LÚC NÀO.
2. TỔNG LIÊN ĐOÀN GIÁO CHỨC HONG KONG (GIẢNG VIÊN,
GIÁO VIÊN) RA TUYÊN BỐ TỔNG ĐÌNH CÔNG, THAM GIA CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI
ÔN HÒA.
3. NỞ RỘ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG, XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG, PHẢN ĐỐI ÔN HÒA.
4. SINH VIÊN, HỌC SINH TIẾP TỤC LÀ LỰC LƯỢNG TIÊN
PHONG TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN HONG KONG. ĐÂY ĐÚNG LÀ
THẾ HỆ VÀNG CỦA NHÂN DÂN HONG KONG.
5. BỘ NGOẠI GIAO ANH CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG KÊU GỌI HỖ TRỢ CUỘC BIỂU TÌNH CHO “PHỔ THÔNG ĐẦU PHIẾU” CỦA NHÂN DÂN HONG KONG.
6. GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI HONG KONG BỊ TÊ LIỆT.
7. CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG CỬA, XUỐNG ĐƯỜNG CÙNG NHÂN DÂN BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG, PHẢN ĐỐI ÔN HÒA.
….
….
CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN HONG KONG ĐANG THẮNG LỢI LỚN BẰNG CON ĐƯỜNG BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG,
PHẢN ĐỐI ÔN HÒA!!!
ĐƯỜNG LINK TRỰC TIẾP CUỘC BIỂU TÌNH ÔN HÒA TẠI HONG KONG:
9.29 佔中直播
9.29 佔中直播
CLIP NỔI BẬT:
https://www.youtube.com/watch?v=SGfFCastN04
https://www.youtube.com/watch?v=SGfFCastN04
CHUYỀN ĐỀ VỀ CUỘC BIỂU TÌNH ÔN HÒA CỦA NHÂN DÂN HONG KONG:
http://www.epochtimes.com/gb/nsc415.htm
http://www.epochtimes.com/gb/nsc415.htm
Vận Mệnh
-Bức thư của một giảng viên Hong Kong gửi các bạn sinh viên: Trái ngược nỗi lo sợ của tôi, tôi thấy rằng các bạn hi vọng
Danluan
Denise Y. Ho
Hoàng Triết chuyển ngữ
Hoàng Triết chuyển ngữ
Theo Con Đường Việt Nam
(Bức thư công khai của một giảng viên gửi đến các sinh viên Hong Kong của cô)
Denise Y. Ho – 9/29/14
Vào ngày này đúng một tuần trước đây, tôi đã ngồi với các em bên ngoài thư viện ĐH Trung Hoa ở Hong Kong, một giảng viên giữa các giảng viên, một thành viên của trường bên cạnh các sinh viên lên đến 13,000 người. Trong những tuần lễ trước đó rất yên tĩnh: tại ba buổi họp mặt sinh viên toàn trường quanh bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, các em đã nghiêm trọng lắng nghe các diễn giả được mời đến – các cựu hội trưởng hội sinh viên, một sinh viên đã từng bị bắt giữ ngày 1 tháng Bảy, Leung Kwok-Hung “tóc dài” từ Liên Đoàn các Nhà Dân Chủ Xã Hội. Không có nhiều người trong các em có mặt ở đó, nhưng các em đã đưa tay lên và nhẹ nhàng đề nghị thời giờ tổ chức buổi xuống đường thứ Hai vừa qua, đề nghị về việc người ta có thể chụp ảnh các em ngồi học bên ngoài lớp, về việc tạo nên các tác phẩm nghệ thuật công cộng bằng cách xếp những ngôi sao bằng giấy.
Denise Y. Ho – 9/29/14
Vào ngày này đúng một tuần trước đây, tôi đã ngồi với các em bên ngoài thư viện ĐH Trung Hoa ở Hong Kong, một giảng viên giữa các giảng viên, một thành viên của trường bên cạnh các sinh viên lên đến 13,000 người. Trong những tuần lễ trước đó rất yên tĩnh: tại ba buổi họp mặt sinh viên toàn trường quanh bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, các em đã nghiêm trọng lắng nghe các diễn giả được mời đến – các cựu hội trưởng hội sinh viên, một sinh viên đã từng bị bắt giữ ngày 1 tháng Bảy, Leung Kwok-Hung “tóc dài” từ Liên Đoàn các Nhà Dân Chủ Xã Hội. Không có nhiều người trong các em có mặt ở đó, nhưng các em đã đưa tay lên và nhẹ nhàng đề nghị thời giờ tổ chức buổi xuống đường thứ Hai vừa qua, đề nghị về việc người ta có thể chụp ảnh các em ngồi học bên ngoài lớp, về việc tạo nên các tác phẩm nghệ thuật công cộng bằng cách xếp những ngôi sao bằng giấy.
Và
rồi tôi đã ngạc nhiên khi tôi đến khuôn viên ĐH hôm thứ Hai. Dưới ánh
nắng chang chang của buổi chiều mùa hè, các em đã chiếm trọn khuôn viên
trường. Trên sân khấu được giàn dựng cấp tốc với những biểu ngữ trắng có
ghi, “Sinh Viên Biểu Tình, Chọn Vị Thế!” và “Hãy trở thành chủ nhân
tương lai của tương lai Hong Kong!”. Trong buổi chiều đó, một “Bức Tường
Dân Chủ” đã trỗi dậy ở phía sau đám đông; một trong những thông điệp em
gắn lên đó đơn giản nói lên sự ủng hộ cuộc xuống đường và ủng hộ nền
dân chủ của Hong Kong. Một số trong các em đã viết đầy lên các tấm biểu
ngữ đến tận bìa với sự phẫn nộ chính đáng: “Quốc hội Nhân dân Toàn quốc
đã tước đoạt quyền phổ thông đầu phiếu của chúng tôi… Các người không
phải là đế vương!” Các em đã mang mang đến những lá cờ sặc sỡ bay phấp
phới trong ánh nắng, đại diện cho các trường đại học, cho các ban ngành
của các em. Bầu không khí ấy thật sôi nổi. Các em reo hò và vẫy tay khi
một báy bay điều khiển chụp hình bay ngang qua bên trên. Các em hô vang
các khẩu hiệu với dải ruy băng vàng quấn quanh cổ tay của các em. Các em
đã hát những bài hát với những cánh tay giơ cao trong không khí.
Tôi
đã và rất lấy làm phấn khởi bởi hầu hết tất cả các lời nói của các em.
Để bắt đầu cuộc biểu tình của sinh viên, Alex Chow và Lester Shum đã
tuyên bố rằng các em đã có mặt với tư cách là người Hong Kong, là tương
lai của xã hội Hong Kong. Hai bạn ấy đã khẳng định rằng xã hội Hong Kong
cần phải được đánh thức, rằng Hong Kong cần phải là chủ nhân của chính
tương lai của nó. Shum đã miêu tả rõ ra rằng thực trạng của Hong Kong là
thực trạng của thực dân đô hộ, cai trị từ gốc bởi những ông trùm và từ
xa bởi Đảng Cộng Sản. Hôm nay, anh ta nói, các em sẽ giành lại tương lai
của Hong Kong. Với ý kiến rằng cuộc biểu tình này của sinh viên là vô
vọng, Chow đã trả lời rằng: “Không phải bởi vì chúng ta hy vọng rằng
chúng ta sẽ phấn đấu, mà bởi vì qua phấn đấu chúng ta sẽ thoáng thấy
được hy vọng.”
Tôi đã thật sự có được cảm hứng từ sự hiểu biết của các em về vai trò của mình trong xã hội. Sau bài phát biểu của Chow và Shum, một nhóm trong các em đã tiến về phía trước và giải thích tại sao các em đã tham gia phong trào này. Các em đã nói với chúng tôi rằng các em học về công tác xã hội, các em miêu tả sự bất bình đẳng đến cùng cực ở Hong Kong và những người sống trong các chuồng sắt, và các em nói rằng các em đang bảo vệ công bằng xã hội. Các em giải thích rằng các em đang học để trở thành các luật gia, và các em vạch ra ý tưởng về sự cai trị của pháp luật. Các em nói rằng các em sẽ trở thành các bác sĩ, và các em hỏi rằng những bệnh dịch nào đang tàn phá Hong Kong. Các em nói phận sự của các em là để giải cứu, phận sự của các em là phải cứu chữa. Từng lời của các em vang dội suốt chiều dài sân trường và phản ảnh qua những câu từ được viết trên “Bức Tường Dân Chủ” của tòa nhà khoa học y tế, “Y khoa theo cơ bản đã là một cuộc cách mạng; trên hết, nó chữa lành quốc gia, giữa chúng ta, nó chữa lành con người, dưới nữa, nó chữa lành bệnh tật.”
Tôi thật sự đã rất cảm hứng bởi khả năng các em có thể tự dạy dỗ bản thân mình, cũng như bởi việc tổ chức các hoạt động của các em sau cuộc xuống đường sau đó đã trở thành một cuộc biểu tình kéo dài cả tuần ở Tamar Park. Tôi đã đến tham dự các buổi tự-giảng và đã nhìn thấy trường đại-học-nhỏ của các em cũng như đã xem các em truyền tải trên mạng những bài thuyết giảng đã diễn ra cùng lúc. Các em đã có mặt một cách tự nguyện. Các em đã ghi chép rất cẩn mẫn. Các em đã tách ra thành nhiều nhóm và bàn luận về ý nghĩa của từng hành động trực tiếp, của bất tuân dân sự, của xuống đường biểu tình. Các em đã viết cho tôi đọc để biết cuộc biểu tình đã khiến các em hiểu về xã hội một cách sâu sắc hơn, và tôi đã mỉm cười khi các em thú nhận rằng đó vẫn còn là một sự hiểu biết hời hợt, rằng các em sẽ đọc nhiều sách vở hơn để hội nhập lý thuyết với thực hành. Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập.
Tôi rất lấy làm cảm hứng với việc các em đã thực hiện cuộc sinh viên bãi khóa này cho riêng mình. Trước đây tôi đã viết rằng các em đã lấy cảm hứng từ sự kiện Bốn-Tháng-Năm và sự thức tỉnh của của ý thức xã hội. Nhưng sau khi quan sát các em, tôi đã nhận ra rằng lý giải đó đã quá đơn giản, nhận định ban đầu đã không công nhận đủ thành quả của các em so với khả năng thích nghi và sáng tạo của các em. Một số đã khơi động lại Bốn-Tháng-Năm, và một số – chẳng hạn như “Tóc Dài” khi anh ta nói chuyện với các em – đã thuyết giảng về Ghandi và Martin Luther King. Không có gì để nghi ngờ rằng những nhân vật đó đã truyền cảm hứng cho các em. Nhưng khi đọc tạp chí bãi khóa của ĐH Trung Hoa và các bản báo cáo của các em ở Ming Pao, tôi thấy rằng trường hợp các em nghiên cứu là gần đây và có tính chất quốc tế. Các em đã nghiên cứu về 1968 ở Paris, cuộc xuống đường 2011 của sinh viên Chile, và sự kiện 2012 ở Quebec. Các em đã tự ý thức tổ chức các buổi họp mặt trước đây theo kiểu cách của Quebec, mang tính chất dân chủ ở mức tối đa có thể có, trao mỗi người trong số các em quyền làm chủ. Điều tôi nghĩ mang tính chất ngây thơ lại là một sự tái lập rất cẩn thận theo một mô hình các em xác định sẽ thành công. Cho nên, dù các nguyên tố của cuộc biểu tình có thể mang nguồn gốc lịch sử, tôi kính cẩn chào các em khi các em đã tìm ra một mô hình mới cho Hong Kong, một mô hình mà sự lãnh đạo của các em đã cho chúng tôi thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các phong trào sinh viên sắp tới.
Nhưng khi tôi lắng nghe các em, tôi đã và đang sợ hãi. Trong buổi xuống đường hôm thứ Hai, mắt tôi đã theo dõi sát một em, một học sinh của tôi, khi anh ta phát biểu trên khán đài. Có phải chăng đây là cậu học sinh im lặng nhất trong lớp chỉ mới hai năm trước đây thôi? Cậu ấy đã lớn lên từ khi nào, đã trở nên mạch lạc từ khi nào? Và hàm râu đó từ đâu ra nhỉ? Khi tôi nhìn các em run lên vì chính nghĩa của câu chữ của mình, với sự giận dữ của những người bị đối xử bất công – khi các em thét to rằng các em sẽ khiến chính quyền Trung Quốc quỵ xuống – có một thứ gì đó bóp lấy tim tôi bằng sự sợ hãi. Ngay trong thời điểm đó, tôi cảm thấy mình đã già, tuy nhiên, sự già nua theo kiểu da nhăn tóc bạc này đã không khiến tôi rùng mình. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng đã có những ước mơ.
Tôi đang lo sợ cho các em, như tôi đã nói với bạn bè của mình hôm thứ Bảy đó không phải là nỗi sợ hãi về việc bị bắt giam, về việc bị phương hại thân thể – mặc dù những sự kiện hôm Chủ Nhật cho thấy tôi có thể cũng nên sợ luôn những điều đó. Hơn hết cả, tôi lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu và khi thế giới các em hy vọng sẽ dựng lên sẽ không trở thành hiện thực. Khi một trong số các em viết cho tôi về việc cha mẹ các em cười nhạo sự ngu ngơ của các em, hoặc khi họ nói về sự bơ vơ bất lực của các em trước gương mặt lãnh cảm của xã hội, tôi thật đang lo sợ rằng các em sẽ đánh rơi những giấc mơ của mình. Bản thân đã căng đầy niềm tự hào khi nhìn thấy các em tổ chức những buổi tự-giảng chính là thằng tôi không muốn thấy các em thất chí. Các em còn rất trẻ, các em thậm chí có người còn chưa sang Trung Quốc – ngoại trừ những cuộc du lịch với cha mẹ theo gói tour, hay với tôi mùa hè năm ngoái – và giờ hiện còn quá sớm để các em trở nên già đi.
Tôi mong sao sự việc có thể khác được, và biết đâu sự phẫn nộ gia tăng cùng sự ủng hộ của công chúng kể từ hôm chủ Nhật sẽ dẫn đến điều cả hai chúng ta đều mong ước. Nhưng tôi thật đang lo sợ khi tôi thấy sự lãnh cảm mà các em đã phải chịu đựng, khi ảnh của những sinh viên bị còng tay được trình chiếu trên một chiếc xe điện không khiến một người nào ngước mặt khỏi màn hình điện thoại di động của họ. Tôi đã rất lo sợ khi ngửi thấy hơi cay vài khúc đường cách điểm biểu tình, tôi ngước mắt cay xè lên nhìn đám người bu đầy sau tấm kính của cừa hàng Apple để mua sắm. Nếu những cảnh này có thể khiến tôi thất vọng, khi chính tôi cũng không phải công dân Hong Kong hay là một thường trú nhân, chúng sẽ mang ý nghĩa gì đối với các bạn? Tôi thật đang lo sợ các bạn mất niềm tin. Hôm thứ Bảy, một người bạn người địa phương vừa là một giáo viên vừa là một người mẹ đã bật khóc thành tiếng khi hỏi rằng người lớn đang ở đâu khi những người trẻ đang dẫn đầu. Và tôi đà khóc với chị ấy vì tôi không cũng không biết phải làm gì nữa. Nhưng tôi cũng phân vân tự hỏi phải chăng những người các bạn miêu tả như không có cảm giác, những bậc cha mẹ các bạn xem như chỉ quan tâm đến việc của họ mà thôi, phải chăng chính họ cũng đang khóc thầm trong bóng tối?
Trái ngược với nước mắt của mình, tôi nhìn thấy các em hy vọng, cho nên tôi cũng hy vọng cho các em. Tôi hy vọng rằng qua sự kiện này các em sẽ học hỏi được cách tự dạy dỗ bản thân và những người khác tốt hơn. Các em muốn đánh thức ý thức của mọi người, kể cả của chính các em. Các em viết cho tôi rằng cuộc bãi khóa sẽ khiến các bạn cùng lớp của mình “đột phá ra khỏi cách học tập thông thường, nuôi dưỡng một nền tảng cho ý thức chính trị, và nó sẽ cho chúng ta kiến thức đầu tay về cảm giác đối đầu với bạo lực của quyền lực chính trị là như thế nào.” Tất cả những điều này giờ đã xảy ra y như vậy; những ngôi sao bằng giấy đã được thay thế bằng kính che mắt, mặt nạ tự chế, và những cây dù.
Tôi hy vọng rằng thông qua sự kiện này các em sẽ hiểu xã hội Hong Kong hơn, dù cho nó có thể sẽ bộ lộ nhiều mặt tối. Tôi thấy các bạn thất vọng khi không phải sinh viên nào cũng tham gia cuộc bãi khóa, nhưng các em vẫn tham gia. Tôi biết các em nhận ra những rào cản giữa sự năng động của những sinh viên lãnh đạo và sự tham gia của các sinh viên bình thường. Các em đã rất xông xáo với ý nghĩ rằng phong trào sinh viên sẽ khiến các bánh xe của Occupy Central chuyển động, nhưng các em đã đủ tỉnh táo để biết về sự phân kỳ giữa những sự lãnh đạo cần đến sự thương lượng cẩn trọng. Ngay cả trong phút này khi những sinh viên mặc đồ đen ồ ạt đổ về University Station và các phụ nữ trung lưu đang giơ cao biểu ngữ trước cổng trường lên án cảnh sát bạo lực, các em vẫn không chắc chắn tương lai sẽ rẽ về hướng nào. Các em đã vừa đến văn phòng của tôi để bày tỏ rằng các sinh viên đã thấm mệt, rằng các em không biết họ sẽ cầm cố được bao lâu nữa.
Nếu sự lo sợ của tôi nằm ở tuổi đời còn quá trẻ của các em , thì niềm hy vọng của tôi về các em nằm trong khả năng tự đứng vững bằng đôi chân của chính mình. Trong những tuần vừa qua, các em đã dạy cho tôi biết rất nhiều, và tôi biết rằng các bạn không ngây thơ chút nào. Một số các em đã nói thẳng với tôi rằng bài khóa sẽ không đem lại quyền phổ thông đầu phiếu. Một số các em tin rằng sau chân trời của những tuần lễ này, phong trào đối kháng một ngày nào đó có thể mang đến cho Hong Kong một hệ thống bầu cử thật sự phục vụ nhân dân. Trong khi đó thì hy vọng của tôi là điều mà các em đã bày tỏ, rằng các em sẽ “ngừng lại một lúc và suy nghĩ về những gì các em có thể làm cho Hong Kong”, rằng kinh nghiệm này sẽ khiến công cuộc theo đuổi học tập cho tương lai của các em sẽ sống động hơn như thế nào. Các em tất cả không nhất thiết phải là nhà hoạt động xã hội hết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ năng động. Tôi hy vọng ngọn lửa các em cầm trong tay hôm nay sẽ soi sáng con đường các em đi, trong áng sáng và trong cả bóng tối.
Ảnh và nguồn: http://www.chinafile.com/reporting-opinion/viewpoint/against-my-fear-i-see-you-hope
_______________
Denise Ho là một giảng sư trợ lý ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Trung Hoa của Hong Kong. Cô đã đậu bằng tiến sĩ về lịch sử Trung Quốc từ ĐH Havard và từng giảng dạy tại MIT và ở ĐH Kentucky. Cô là một sử gia chuyên về Trung Quốc trong thế kỷ 20, với chú tâm vào lịch sử văn hóa và xã hội của thời đại Mao Trạch Đông. Dự án viết sách hiện nay của cô là một lịch sử về các viện bảo tàng và triển lãm với tựa đề Curating Revolution: Politics on Display in Mao’s China: Bảo Quản Cách Mạng: Trưng Bày Chính Trị ở Trung Quốc thời Mao.
Các bài báo của và ý kiến của cô đã xuất hiện trong tờ The China Quarterly, China Review International, Frontier of History in China, History Compass, và The Journal of Asian Studies. Các chương dưới ngòi bút của cô sẽ xuất hiện trong các ấn bản sắp tới của Red Legacies: Cultural Afterlives of the Communist Revolution (Havard University Press), và The Oxford Handbook of History and Material Culture (Oxford University Press). Cô cũng đã từng viết cho The Atlantic, The China Beat, Dissent Magazine, The Nation, và tờ Origins: Current Events in Historical Perspective
Tôi đã thật sự có được cảm hứng từ sự hiểu biết của các em về vai trò của mình trong xã hội. Sau bài phát biểu của Chow và Shum, một nhóm trong các em đã tiến về phía trước và giải thích tại sao các em đã tham gia phong trào này. Các em đã nói với chúng tôi rằng các em học về công tác xã hội, các em miêu tả sự bất bình đẳng đến cùng cực ở Hong Kong và những người sống trong các chuồng sắt, và các em nói rằng các em đang bảo vệ công bằng xã hội. Các em giải thích rằng các em đang học để trở thành các luật gia, và các em vạch ra ý tưởng về sự cai trị của pháp luật. Các em nói rằng các em sẽ trở thành các bác sĩ, và các em hỏi rằng những bệnh dịch nào đang tàn phá Hong Kong. Các em nói phận sự của các em là để giải cứu, phận sự của các em là phải cứu chữa. Từng lời của các em vang dội suốt chiều dài sân trường và phản ảnh qua những câu từ được viết trên “Bức Tường Dân Chủ” của tòa nhà khoa học y tế, “Y khoa theo cơ bản đã là một cuộc cách mạng; trên hết, nó chữa lành quốc gia, giữa chúng ta, nó chữa lành con người, dưới nữa, nó chữa lành bệnh tật.”
Tôi thật sự đã rất cảm hứng bởi khả năng các em có thể tự dạy dỗ bản thân mình, cũng như bởi việc tổ chức các hoạt động của các em sau cuộc xuống đường sau đó đã trở thành một cuộc biểu tình kéo dài cả tuần ở Tamar Park. Tôi đã đến tham dự các buổi tự-giảng và đã nhìn thấy trường đại-học-nhỏ của các em cũng như đã xem các em truyền tải trên mạng những bài thuyết giảng đã diễn ra cùng lúc. Các em đã có mặt một cách tự nguyện. Các em đã ghi chép rất cẩn mẫn. Các em đã tách ra thành nhiều nhóm và bàn luận về ý nghĩa của từng hành động trực tiếp, của bất tuân dân sự, của xuống đường biểu tình. Các em đã viết cho tôi đọc để biết cuộc biểu tình đã khiến các em hiểu về xã hội một cách sâu sắc hơn, và tôi đã mỉm cười khi các em thú nhận rằng đó vẫn còn là một sự hiểu biết hời hợt, rằng các em sẽ đọc nhiều sách vở hơn để hội nhập lý thuyết với thực hành. Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập.
Tôi rất lấy làm cảm hứng với việc các em đã thực hiện cuộc sinh viên bãi khóa này cho riêng mình. Trước đây tôi đã viết rằng các em đã lấy cảm hứng từ sự kiện Bốn-Tháng-Năm và sự thức tỉnh của của ý thức xã hội. Nhưng sau khi quan sát các em, tôi đã nhận ra rằng lý giải đó đã quá đơn giản, nhận định ban đầu đã không công nhận đủ thành quả của các em so với khả năng thích nghi và sáng tạo của các em. Một số đã khơi động lại Bốn-Tháng-Năm, và một số – chẳng hạn như “Tóc Dài” khi anh ta nói chuyện với các em – đã thuyết giảng về Ghandi và Martin Luther King. Không có gì để nghi ngờ rằng những nhân vật đó đã truyền cảm hứng cho các em. Nhưng khi đọc tạp chí bãi khóa của ĐH Trung Hoa và các bản báo cáo của các em ở Ming Pao, tôi thấy rằng trường hợp các em nghiên cứu là gần đây và có tính chất quốc tế. Các em đã nghiên cứu về 1968 ở Paris, cuộc xuống đường 2011 của sinh viên Chile, và sự kiện 2012 ở Quebec. Các em đã tự ý thức tổ chức các buổi họp mặt trước đây theo kiểu cách của Quebec, mang tính chất dân chủ ở mức tối đa có thể có, trao mỗi người trong số các em quyền làm chủ. Điều tôi nghĩ mang tính chất ngây thơ lại là một sự tái lập rất cẩn thận theo một mô hình các em xác định sẽ thành công. Cho nên, dù các nguyên tố của cuộc biểu tình có thể mang nguồn gốc lịch sử, tôi kính cẩn chào các em khi các em đã tìm ra một mô hình mới cho Hong Kong, một mô hình mà sự lãnh đạo của các em đã cho chúng tôi thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các phong trào sinh viên sắp tới.
Nhưng khi tôi lắng nghe các em, tôi đã và đang sợ hãi. Trong buổi xuống đường hôm thứ Hai, mắt tôi đã theo dõi sát một em, một học sinh của tôi, khi anh ta phát biểu trên khán đài. Có phải chăng đây là cậu học sinh im lặng nhất trong lớp chỉ mới hai năm trước đây thôi? Cậu ấy đã lớn lên từ khi nào, đã trở nên mạch lạc từ khi nào? Và hàm râu đó từ đâu ra nhỉ? Khi tôi nhìn các em run lên vì chính nghĩa của câu chữ của mình, với sự giận dữ của những người bị đối xử bất công – khi các em thét to rằng các em sẽ khiến chính quyền Trung Quốc quỵ xuống – có một thứ gì đó bóp lấy tim tôi bằng sự sợ hãi. Ngay trong thời điểm đó, tôi cảm thấy mình đã già, tuy nhiên, sự già nua theo kiểu da nhăn tóc bạc này đã không khiến tôi rùng mình. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng đã có những ước mơ.
Tôi đang lo sợ cho các em, như tôi đã nói với bạn bè của mình hôm thứ Bảy đó không phải là nỗi sợ hãi về việc bị bắt giam, về việc bị phương hại thân thể – mặc dù những sự kiện hôm Chủ Nhật cho thấy tôi có thể cũng nên sợ luôn những điều đó. Hơn hết cả, tôi lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu và khi thế giới các em hy vọng sẽ dựng lên sẽ không trở thành hiện thực. Khi một trong số các em viết cho tôi về việc cha mẹ các em cười nhạo sự ngu ngơ của các em, hoặc khi họ nói về sự bơ vơ bất lực của các em trước gương mặt lãnh cảm của xã hội, tôi thật đang lo sợ rằng các em sẽ đánh rơi những giấc mơ của mình. Bản thân đã căng đầy niềm tự hào khi nhìn thấy các em tổ chức những buổi tự-giảng chính là thằng tôi không muốn thấy các em thất chí. Các em còn rất trẻ, các em thậm chí có người còn chưa sang Trung Quốc – ngoại trừ những cuộc du lịch với cha mẹ theo gói tour, hay với tôi mùa hè năm ngoái – và giờ hiện còn quá sớm để các em trở nên già đi.
Tôi mong sao sự việc có thể khác được, và biết đâu sự phẫn nộ gia tăng cùng sự ủng hộ của công chúng kể từ hôm chủ Nhật sẽ dẫn đến điều cả hai chúng ta đều mong ước. Nhưng tôi thật đang lo sợ khi tôi thấy sự lãnh cảm mà các em đã phải chịu đựng, khi ảnh của những sinh viên bị còng tay được trình chiếu trên một chiếc xe điện không khiến một người nào ngước mặt khỏi màn hình điện thoại di động của họ. Tôi đã rất lo sợ khi ngửi thấy hơi cay vài khúc đường cách điểm biểu tình, tôi ngước mắt cay xè lên nhìn đám người bu đầy sau tấm kính của cừa hàng Apple để mua sắm. Nếu những cảnh này có thể khiến tôi thất vọng, khi chính tôi cũng không phải công dân Hong Kong hay là một thường trú nhân, chúng sẽ mang ý nghĩa gì đối với các bạn? Tôi thật đang lo sợ các bạn mất niềm tin. Hôm thứ Bảy, một người bạn người địa phương vừa là một giáo viên vừa là một người mẹ đã bật khóc thành tiếng khi hỏi rằng người lớn đang ở đâu khi những người trẻ đang dẫn đầu. Và tôi đà khóc với chị ấy vì tôi không cũng không biết phải làm gì nữa. Nhưng tôi cũng phân vân tự hỏi phải chăng những người các bạn miêu tả như không có cảm giác, những bậc cha mẹ các bạn xem như chỉ quan tâm đến việc của họ mà thôi, phải chăng chính họ cũng đang khóc thầm trong bóng tối?
Trái ngược với nước mắt của mình, tôi nhìn thấy các em hy vọng, cho nên tôi cũng hy vọng cho các em. Tôi hy vọng rằng qua sự kiện này các em sẽ học hỏi được cách tự dạy dỗ bản thân và những người khác tốt hơn. Các em muốn đánh thức ý thức của mọi người, kể cả của chính các em. Các em viết cho tôi rằng cuộc bãi khóa sẽ khiến các bạn cùng lớp của mình “đột phá ra khỏi cách học tập thông thường, nuôi dưỡng một nền tảng cho ý thức chính trị, và nó sẽ cho chúng ta kiến thức đầu tay về cảm giác đối đầu với bạo lực của quyền lực chính trị là như thế nào.” Tất cả những điều này giờ đã xảy ra y như vậy; những ngôi sao bằng giấy đã được thay thế bằng kính che mắt, mặt nạ tự chế, và những cây dù.
Tôi hy vọng rằng thông qua sự kiện này các em sẽ hiểu xã hội Hong Kong hơn, dù cho nó có thể sẽ bộ lộ nhiều mặt tối. Tôi thấy các bạn thất vọng khi không phải sinh viên nào cũng tham gia cuộc bãi khóa, nhưng các em vẫn tham gia. Tôi biết các em nhận ra những rào cản giữa sự năng động của những sinh viên lãnh đạo và sự tham gia của các sinh viên bình thường. Các em đã rất xông xáo với ý nghĩ rằng phong trào sinh viên sẽ khiến các bánh xe của Occupy Central chuyển động, nhưng các em đã đủ tỉnh táo để biết về sự phân kỳ giữa những sự lãnh đạo cần đến sự thương lượng cẩn trọng. Ngay cả trong phút này khi những sinh viên mặc đồ đen ồ ạt đổ về University Station và các phụ nữ trung lưu đang giơ cao biểu ngữ trước cổng trường lên án cảnh sát bạo lực, các em vẫn không chắc chắn tương lai sẽ rẽ về hướng nào. Các em đã vừa đến văn phòng của tôi để bày tỏ rằng các sinh viên đã thấm mệt, rằng các em không biết họ sẽ cầm cố được bao lâu nữa.
Nếu sự lo sợ của tôi nằm ở tuổi đời còn quá trẻ của các em , thì niềm hy vọng của tôi về các em nằm trong khả năng tự đứng vững bằng đôi chân của chính mình. Trong những tuần vừa qua, các em đã dạy cho tôi biết rất nhiều, và tôi biết rằng các bạn không ngây thơ chút nào. Một số các em đã nói thẳng với tôi rằng bài khóa sẽ không đem lại quyền phổ thông đầu phiếu. Một số các em tin rằng sau chân trời của những tuần lễ này, phong trào đối kháng một ngày nào đó có thể mang đến cho Hong Kong một hệ thống bầu cử thật sự phục vụ nhân dân. Trong khi đó thì hy vọng của tôi là điều mà các em đã bày tỏ, rằng các em sẽ “ngừng lại một lúc và suy nghĩ về những gì các em có thể làm cho Hong Kong”, rằng kinh nghiệm này sẽ khiến công cuộc theo đuổi học tập cho tương lai của các em sẽ sống động hơn như thế nào. Các em tất cả không nhất thiết phải là nhà hoạt động xã hội hết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ năng động. Tôi hy vọng ngọn lửa các em cầm trong tay hôm nay sẽ soi sáng con đường các em đi, trong áng sáng và trong cả bóng tối.
Ảnh và nguồn: http://www.chinafile.com/reporting-opinion/viewpoint/against-my-fear-i-see-you-hope
_______________
Denise Ho là một giảng sư trợ lý ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Trung Hoa của Hong Kong. Cô đã đậu bằng tiến sĩ về lịch sử Trung Quốc từ ĐH Havard và từng giảng dạy tại MIT và ở ĐH Kentucky. Cô là một sử gia chuyên về Trung Quốc trong thế kỷ 20, với chú tâm vào lịch sử văn hóa và xã hội của thời đại Mao Trạch Đông. Dự án viết sách hiện nay của cô là một lịch sử về các viện bảo tàng và triển lãm với tựa đề Curating Revolution: Politics on Display in Mao’s China: Bảo Quản Cách Mạng: Trưng Bày Chính Trị ở Trung Quốc thời Mao.
Các bài báo của và ý kiến của cô đã xuất hiện trong tờ The China Quarterly, China Review International, Frontier of History in China, History Compass, và The Journal of Asian Studies. Các chương dưới ngòi bút của cô sẽ xuất hiện trong các ấn bản sắp tới của Red Legacies: Cultural Afterlives of the Communist Revolution (Havard University Press), và The Oxford Handbook of History and Material Culture (Oxford University Press). Cô cũng đã từng viết cho The Atlantic, The China Beat, Dissent Magazine, The Nation, và tờ Origins: Current Events in Historical Perspective
Ông Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế như thế nào?
Hồ Xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ, cho
nên dân Huế nói đến Hồ Xuân Mãn là đụng tới quyền lực và tiền.
Nổi tiếng nhất là vụ Hồ Xuân Mãn dùng quyền để làm báo cáo xin phong
tặng AHLLVTND. Tất cả có 17 thành tích thì 8 thành tích cướp công đồng
đội, 7 thành tích khai khống. Khi đưa về huyện để làm thủ tục, người ký
không được đọc, chỉ ký thôi, ký xong không được để lại bản lưu. Ở cấp
tỉnh, thường vụ tỉnh ủy, cũng sợ Mãn nên phải làm theo, hội đồng thi đua
khen thưởng của tỉnh không họp cũng được chỉ đạo làm biên bản và tờ
trình… vi phạm các quy định của Luật thi đua khen thưởng. Có người còn
ký xác nhận vào thành tích gian dối của Mãn dù họ không biết gì về thành
tích của Mãn.
Bản chất của Mãn là độc đoán, gia trưởng, bản vị, tham lam, háo sắc. Khi
nắm quyền cao nhất tỉnh, ông dùng quyền của mình làm hư hỏng cán bộ
Thừa Thiên Huế, chỉ dùng họ hàng và những kẻ xu nịnh mình. Bà Hoàng Thị
Cam vợ ông là một ví du. Bà là du kích trong kháng chiến chống Mỹ, sau
giải phóng làm mậu dịch viên của công ty thương nghiệp Hương Điền, trình
độ văn hóa chưa học hết tiểu học, vì thế phải nghỉ chế độ 176. Vậy mà,
ông Mãn dùng quyền lực làm chế độ hưu trí và đưa vợ trở thành thành viên
Ban sáng lập trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, và làm Chủ tích hội
đồng quản trị của Công ty lâm nghiệp 1 tháng 5 do Hoàng Bàng làm giám
đốc.
Còn Hồ Xuân Phán, em ruột Mãn, trong chế độ cũ là đoàn viên nhân dân tự
vệ, cùng cha là Hồ Bàng làm toán trưởng bình định cầm súng chống lại
cách mạng. Thành tích lớn đến nỗi chính quyền Thiệu tặng cho ông Hồ Bàng
một chiếc máy cày. Được các chiến sĩ cách mạng ở Phong An đưa Phán lên
rừng làm du kích. Hòa bình Phán về làm bưu điện, năm 1995 được bổ nhiệm
làm Trưởng phòng Bưu điện huyện Phong Điền, dẫu chưa học xong chương
trình cấp II. Muốn cho em mở mặt, Mãn đã đưa ông Phán lên làm Bí thư
Đảng ủy Bưu điện tỉnh kiêm Trưởng phòng tổ chức rồi về làm Giám đốc Sở
thông tin truyền thông, dù chẳng có chút chuyên môn nghiệp vụ gì? .
Vụ ông Hồ Xuân Mãn đứng ra lo cho thông gia là Giám đốc cảng Thuận An
thoát tội khi cho chiếc tàu 06 sang Trung Quốc buôn lậu, tàu chìm gần 10
người chết…làm dư luận bức xúc. Con rể ông Mãn tên là Phương tốt nghiệp
đại học không xin được việc làm, được cha cho xuống cảng làm việc. Trở
thành con rể, ông Mãn cho Phương về Phòng Kế hoạch Tài vụ Sở giao thông
Vận tải, lên phó phòng, trưởng phòng rồi Phó giám đốc Sở… bằng những
“thủ thuật” tinh vi. Có quyền trong tay, lại có ô dù, Phương trở nên cao
ngạo không coi ai ra gì. Mất uy tín ở Sở giao thông Vận tải, ông Mãn
dùng quyền “điều” con rể ra làm chủ tịch huyện Hương Trà. Thời gian làm
chủ tịch huyện ở đây, con rể ông Bí thư vi phạm nhiều vụ việc về đất đai
gây hậu quả nghiêm trọng đến nay giải quyết chưa xong. Đã không bị kỉ
luật, Phương được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư chuẩn
bị cho bước tiến cao hơn. Trước khi về hưu, ông Mãn tổ chức quy hoạch và
cơ cấu cán bộ, đưa con rể vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, hiện đang
học lớp đào tạo cán bộ nguồn chiến lwocj ở Trung.
Ở Thừa Thiên Huế có nhà hàng Hồ Văn Minh tại Phú Thượng, huyện Phú Vang
(cha Minh là đại úy ngụy). Tại đây, khi nhậu nhẹt đã đời, ông Mãn đã ôm
hôn một cô gái phục vụ trong nhà hàng, bị cô gái ấy cho ăn một cái tát
nổ đom đóm mắt… báo chí lên tiếng ầm ĩ. Để mua sự im lặng ông Mãn đã cho
tay chân tới tận nhà cô gái đưa cho cô một khoản tiền lớn để cô chuyển
vào Lâm Đồng. đồng thời cấp cho Hồ Văn Minh 2 miếng đất, một mảnh gần
3.000 mét vuông và một mảnh gần 8.000 mét vuông, toàn loại nhất đẳng
điền ở thôn Giáp Nhì, xã Hương Vân, Hương Trà để Minh xây dựng khu dịch
vụ Massage, karaoke và hoạt động kinh doanh.
Có quyền trong tay, ông Mãn làm nhiều việc bất chấp nguyên tắc, chỉ đạo
Sở công an phong cho Trần Công Phú là con cô, con cậu quân hàm đại úy,
và đề bạt làm Phó phòng an ninh. Ngồi chưa ấm chỗ, ông Phú được đề bạt
làm Phó Giám đốc Sở ngoại vụ dù không biết ngoại ngữ. Rồi trường hợp của
Nguyễn Viết Hoạch, có ông nội là lý trưởng gian ác, cha là thành viên
tích cực Đảng Cần lao của Diệm, chú là cảnh sát ngụy có nợ máu… Vậy mà
ông Mãn đã cho Hoạch về Phong Điền đưa lên làm chủ tịch huyện. Tại đây,
ông Hoạch dùng vốn vay để hỗ trợ người nghèo trồng rừng cảu vB và JBIC
và 3.204 héc-ta rừng giao hết cho hàng ngũ cán bộ huyện cùng ê kíp và bà
con của mình. Để che chở cho Hoạch, ông Mãn lại điều Hoạch lên làm Phó
Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, kiêm Cục trưởng Cục Kiểm lâm. Dân gọi
đây là vụ Hồ Xuân Mãn đưa tên “địa tặc” huyện lên làm “lâm tặc” tỉnh.
Chuyện Huỳnh Ngọc Sơn được sự nâng đỡ của Hồ Xuân Mãn, làm Phó phòng rồi
Trưởng phòng thuế đến nay dư luận còn râm ran. Để trả ơn, biết ông Mãn
thích đánh bạc, Sơn mở sòng bạc tại nhà, rồi cung cấp tiền cho ông Mãn
chơi. Được phong Cục trưởng Cục thuế Huỳnh Ngọc Sơn có nhiều sai phạm
trong quản lí thuế, làm thất thoát tới 70 tỉ đồng. Không những không bị
kỉ luật Huỳnh Ngọc Sơn được đề bạt làm Giám đốc Sở Tài chính rồi vào
tỉnh ủy. Hay như Nguyễn Hữu Trân còn được Mãn trước giải phóng chỉ là
một anh thợ mộc mới học xong cấp II, là liên toán trưởng nhân dân tự vệ,
được chính quyền ngụy đánh giá là một người lính tin cậy. Sau giải
phóng, làm thế nào Nguyễn Hữu Trân trở thành cán bộ cốt cán của phường
Thuận Hòa, rồi được bầu làm bí thư. Dưới bàn tay “đạo diễn” của Bí thư
Tỉnh ủy , ông Trân làm Phó Giám đốc Sở Thương mại, kiêm Cục Trưởng Cục
Quản lí thị trường, không lâu sau ngồi vào ghế Phó Chủ tịch tỉnh, Tỉnh
ủy viên Trưởng ban Quản lí các khu công nghiệp của tỉnh..
Chuyện Hồ Xuân Mãn dùng quyền lực với danh nghĩa là luân chuyển cán bộ
làm nhiều người không dám đấu tranh gì cả, thậm chí còn thỏa hiệp để
cùng hưởng lợi… Vì vậy, nói Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng đội ngũ cán bộ ở
Thừa Thiên Huế là do thế.
Nguyễn Quang Hà
(Người Cao tuổi) Alan Phan - Tuổi Trẻ Đói Khát
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng…(Thơ Thâm Tâm)
Tôi ra Hà Nội trưa 25/9/2014, một chuyến đi không nhiều mục đích,
ngoài việc gặp lại các bạn trẻ Việt để “say goodbye”. Không biết bao giờ
gặp lại, nhưng hai điều tôi sẽ không quên: cái “tâm hồn Hà Nội” đang
vào thu và cái quyến rũ của sự lạc quan bất tận dù phải bao quanh bởi
một môi trường xấu xí.
Dù đã thông báo, vị tỷ phú giàu thư hai ở Việt Nam hay cô siêu mẫu
tăm tiếng của thị trường “ngách” đều không xuất hiện. Có lẽ họ đã tự
“hook up” ở một điểm bí ẩn nào rồi. . Nhưng đó là cái may; vì tôi có cơ
hội ăn tối với 40 doanh nhân trẻ, tràn đầy nhiệt huyết cùng những ý
tưởng kinh doanh sáng tạo. Thay vì đem ngọn lửa đến cho họ, tôi mới là
người nhận được “lửa” cho những ngày tháng đang mỏi mệt vì nhàm chán.
Những ngày kế tiếp, tôi lại hân hạnh gặp thêm cả trăm bạn trẻ khác
trong 2 cuộc hội thảo; cũng như mạn đàm với những doanh nhân, những quản
lý công ty đang xông pha chiến địa. Họ giúp tôi một góc nhìn về thực
trạng của những vấn đề đang đối diện. Chúng tôi quên hẳn đi những phân
tích lý thuyết về “tái cơ cấu” “cải cách thể chế”(tôi sẽ điên nếu nghe
thêm những chữ này một lần nữa), về “quyết tâm chính trị”, về “thoát
Trung”, về “DNNN”, về “lịch sử của gương đạo đức” hay về “hồi phục kinh
tế”. Giàn khoan duy nhất mà các bạn trẻ này thảo luận là giàn khoan của
cá nhân, không đem đặt cọc sớm thì sẽ bị rỉ sét rất lẹ.
Nói chung, sức sống và tinh thần kinh doanh vẫn bộc phát manh mẽ qua
lời nói và hành động. Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ sờn chí, tiếp tục
bước đi để xây dựng cho mình và thế hệ sau một “thịnh vượng tử tế”, mặc
cho sự cám dỗ của nghề làm quan, của văn hóa phong bì, của lối làm ăn
cửa hậu…Họ vẫn lên kế hoạch cho những doanh nghiệp lấy chất lượng sản
phẩm và dịch vụ làm mục tiêu và đào tạo thêm kỹ năng cũng như trải
nghiệm cho hành trình khó khăn hàng ngày.
Có nhiều lý do để tôi rời bỏ Việt Nam đi tìm một môi trường kinh
doanh khác…nhưng lý do thường níu kéo tôi lại nơi đây là “ngọn lửa” của
tuổi trẻ Việt. Họ làm tôi gợi nhớ đến hính ảnh của tôi, 30, 40 năm về
trước…Tôi gặp một chị quản lý cao cấp của một tập đoàn tư nhân Việt lớn,
đã từng làm cho Wall Street hơn chục năm tại Mỹ, Nhật, Thái Lan, và
thông thạo 4 ngoại ngữ. Vừa nghỉ việc, nhưng không muốn quay về Mỹ, mà
bám trụ ở Việt Nam tìm cơ hội mới. Một tinh thần yêu nước âm thầm mà
không phải ốn ào cờ pháo về “tự hào là người Việt Nam”.
Cũng như tôi ngày xưa, mọi người trẻ đều mang trong mình cái đói khát…đói tự do và khát thành công.
Tôi không có quà chia tay nào, ngoài những lời nói mà có lẽ mọi BCA đều biết rõ:
1. Biết
Biết mình, biết người, biết tìm thầy, biết định vị, biết lực chuyển,
biết sản phẩm, biết thị trường, biết công nghệ, biết hiền tài, biết tài
chánh, biết văn hóa giao tiếp. Không biết thì tìm và học; và liên tục hỏi.
Nghi ngờ mọi kiến thức bất cứ từ đâu và tìm cho ra một sự thật “tương
đối’ qua cả trăm nghiên khảo và góc nhìn. Trong đời, tôi chưa gặp một
doanh nhân nào có chút thành công mà ngu xuẩn. Kiến thức là nền tảng của
mọi ngành nghề kinh doanh, dù là kinh doanh cơ bắp.
Có biết, chúng ta mới có thể lập ra một kế hoạch bài bản, mới tìm
được người đỡ đầu hay tài trợ, mới xây dựng được mạng lưới thân hữu
(networking) và mới quản lý được mọi rủi ro.
2. Tăng giá trị
Nguyên lý đơn giản trong việc kiếm tiền lương thiện: tạo nên giá trị gia tăng.
Ngay cả cá nhân, muốn mức lương cao hơn, phải tăng giá trị kỹ năng và
trải nghiệm của mình. Khi tăng giá trị doanh nghiệp qua bất cứ yếu tố
nào, chúng ta tăng thị giá của doanh nghiệp và của chính mình. Tăng chất
lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trong tiếp thị, tăng tính khả
dụng của công nghệ, tăng hiệu năng của đội ngũ, tăng sức mạnh của công
cụ tài chánh…là những phương thức tăng giá trị phổ thông cho việc kinh
doanh hàng ngày. Đây là cách kiếm tiền chắc chắn và bền vững trong bất
cứ tình huống nào.
Hành trình tăng giá trị cũng gay go cam khổ. Kiên nhẫn và liên tục
hành động thay vì chém gió là lựa chọn duy nhất. Chấp nhận thay đôi,
điều chỉnh quản lý, cởi mở sáng tạo…là những hành xử phải tạo thành thói
quen.
3. Tin vào mình
Giữa cái nhiễu nhương của buổi giao thời mạt hạ, đừng tin vào những
lời PR rỗng tuếch, những số liệu tự sướng, những khẩu hiệu bích chương
rẻ tiền. Bao quanh bởi văn hóa giả dối, trơ trẻn và lừa gạt, chúng ta
phải bám chặt vào các trụ đỡ của nhân cách, đạo đức và tâm linh. Niềm tin và chính nghĩa duy nhất là tin vào chính mình, đừng bị lừa gạt bởi những giáo chủ bịp bợm, những lý thuyết rác rưởi, những che đậy phi khoa học.
Tin vào nhận xét, phán đoán của chính mình sau khi nghiên khảo cẩn
thận và lục lọi đầy đủ. Học nghệ thuật đúc kết của những thám tử hay
nhất để tìm ra những động lực ngầm ở phía hậu cần. Đừng để lòng tham hay
xúc cảm làm mờ mắt và tạm quên sự thật. Ngoài kiến thức, chúng ta còn
một trực giác bén nhậy. Hãy để mọi sự lắng im để phân biệt bạn thù, để
hiểu quyền lợi của mọi phía, kể cả mình. Đừng ngây thơ và hoang tưởng về
những cái bánh vẽ đang ngập tràn xã hội.
&&&&&&&
Khi các bạn nằm lòng 3 nguyên lý trên, các bạn đã sẵn sàng để bơi ra
biển lớn, trực diện với nhóm cá mập đang dấu diếm và thụ hưởng kho báu
của nhân loại. Bạn có đầy đủ quyền năng và căn bản luân lý để chiếm hữu
và giao lại cho đám đông yếu kém ngoài kia “gia tài của mẹ”. Dù nhiều
khi, bạn chỉ cần tuyên dương cho chính mình, “yes, I can”.
Như một triết gia nào đã hào hứng,” bạn không có gì để mất…ngoài cái thắt lưng quần của bạn”.
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét