Chính trị – Xã hội
Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông -(RFI) >>> Philippines tập trận với Mỹ, mở đối thoại quốc phòng với Singapore‘Nước lớn nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế’ -(VNN) — Vương Nghị: Giải quyết tranh chấp QT bằng luật pháp, trừ Biển Đông?! -(GDVN) — Học giả quốc tế ‘bẻ gãy’ luận điệu Biển Đông của TQ -(ĐV) — Học giả quốc tế “bẻ gãy” luận điệu của TQ về chủ quyền trên Biển Đông -(Infonet) — Trung Quốc ngang ngược lên kế hoạch đưa ‘công xưởng’ chế biến cá đến Trường Sa -(VNTB)
Điều tàu ngầm tới Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang công khai tham vọng? -(ANTĐ) – — Hai tàu chiến Mỹ đến Philippines tập trận -(NLĐ) — Mãi biết ơn các thế hệ đã hy sinh vì chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa -(GDVN)
Mã Anh Cửu: Trung Quốc không nên khinh suất áp đặt ADIZ ở Biển Đông -(GDVN) — “Các quốc gia cần từ bỏ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế“ -(VOV)
Thế chiến lược toàn cầu mới -(RFA) -BS Nguyễn Đan Quế
Khi các quan né sốc… về hưu -(TVN) >>> Quan chức hạ cánh và cặp bài trùng ma quỷ — 22.000 người dân Lý Sơn hạnh phúc trong niềm vui có điện -(TT) — Hàng trăm hộ dân hàng ngày đánh đu với cầu tạm để qua sông -(GDVN)
Phí 1,2 triệu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Đắt hay rẻ? -(GDVN) — Tuyến Metro TP.HCM đội vốn gấp rưỡi: Bộ trưởng Thăng thêm đúng? -(ĐV)
Thủ tướng đặt câu hỏi về nợ của vàng Phước Sơn -(ĐV)Mưa lớn 2 giờ, dân Sài Gòn lại bì bõm -(NLĐO) ===>>>
<<< === Dân lại lập rào, ngăn xe ben phá đường -(NLĐO)-
Xử phạt hành vi cản trở tố tụng phải chờ luật -(TN)
Sài Gòn không còn gương mặt
-(TN) – Tháo dỡ Thương xá Tax để xây dựng một tòa nhà chọc trời là cách
nhanh nhất để phá bỏ một phần bản sắc ít ỏi còn sót lại của TP.HCM.
Vào cửa quan -(VNTB) -Truyện ngắn của Nguyễn Tường Thụy
Chương trình Tinh Hoa Nước Việt -(RFA) —-Những cảnh đời khốn khổ dưới đòn roi -(RFA)
28.9: Ngày Quốc tế cho Quyền Được Biết -(DLB) — Phỏng vấn Linh mục Phan Văn Lợi nhân ngày Quốc tế về Quyền Được Biết 28/9 -(DLB)
Dân tộc anh hùng! -(Dannews) — Yêu nước cần phải có đóng dấu!-(Dannews)
Dương Hoài Linh – “Xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách” -(DL)Nguyễn Khắc Mai – Ý kiến của tổng bí thư về Mặt trận – Nói và Làm -(DL)
Nguyên Hà – “Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu” -(DL)
Vương Trí Nhàn – Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời -(DL)
Ebook miễn phí: “Căn bản về truyền thông và báo chí” của tác giả Đoan Trang -(DL)
Kinh tế
Diễn đàn Kinh tế mùa thu “nóng” theo nợ xấu -(TT) — Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng -(VNTB) — Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng -(MTG) — Chợ càng cao tầng càng vắng khách -(MTG)Chẳng có lý do gì VN không vượt qua được khó khăn kinh tế liên quan đến TQ -(MTG) — Nợ xấu cản trở kinh tế phục hồi -(TN)
Một kho lá khô cũng bán được 700 tỷ đồng Giá chung cư đang đà giảm và còn giảm -(ANTĐ)
Thế giới
Nga tố Mỹ muốn chỉ huy cả thế giới -(VNN) — Báo Nga: Mỹ ít nhất có 60 căn cứ triển khai UAV trên thế giới -(GDVN) — Ông Kissinger: TT Putin không phải là người dễ chịu… -(MTG) — Nga một tay “chặn họng” EU, một tay “bóp cổ” Ukraine -(ĐV) — Ukraine quyết không ký thỏa thuận khí đốt với Nga -(VOV)
Hungary ngừng cấp khí đốt cho Ukraina vì áp lực Nga ? -(RFI) — Kiev “hóa phép” dân thường thành tù binh trao đổi với Donbass -(ANTĐ )
Lavrov : Cần khởi động lại quan hệ Nga Mỹ -(RFI) — Chống tổ chức EI: Mỹ tốn 1 tỉ đô la mỗi tháng -(RFI) >>> Dầu hỏa, vũ khí chiến lược của « Nhà nước Hồi giáo »TT Obama: Khuynh hướng không tin cậy cảnh sát ‘gặm mòn’ nước Mỹ -(VOA) — Nga: Cần ‘định lại’ quan hệ với Mỹ -(VOA)
IS là con đẻ của Mỹ? -(ĐV) — Mỹ không kích IS: Washington bắt đầu phải trả giá? -(ĐV) — Mỹ ‘gây thiệt hại lớn’ cho IS -(BBC) — Không kích nhắm vào cơ sở dầu khí của IS ở Syria -(VOA)
Pháp không loại trừ khả năng can thiệp vào Syria -(RFI) — Al Qaeda tại Syria dọa trả thù quốc tế tấn công EI -(RFI) — Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo -(RFI)
Triều Tiên rời Trung Quốc, gần gũi với “bạn lớn” Nga -(ĐV) — Ngoại trưởng Triều Tiên chỉ trích Liên Hợp Quốc là diễn đàn “lừa dối” -(GDVN) — Đại diện Triều Tiên gây sốc tại đại hội đồng LHQ -(MTG)
Bình Nhưỡng : Liên Hiệp Quốc « nói láo » -(RFI)
Trung Quốc chi hơn 27 tỷ USD xây đường sắt đến biên giới Nga -(MTG) — Báo Đài Loan: Ông Kim Jong-Un có thể đang bị quản thúc tại gia -(MTG) — Vì sao Trung Quốc đứng ngoài cuộc chiến chống IS? -(TNO)
Kỳ 60: Giải mật hồ sơ “chạy đua vào cõi chết“ -(MTG)
Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay trấn áp người biểu tình -(TN) – Căng thẳng gia tăng tại trung tâm Hồng Kông khi cảnh sát chống bạo động bắn đạn hơi cay vào hàng chục ngàn người biểu tình đòi dân chủ tại trung tâm đặc khu này vào ngày 28.9. ===>>>
Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông -(TN) — Dân Hồng Kông bắt đầu chiến dịch ‘bất tuân dân sự’ -(MTG) — Đòi dân chủ, trí thức trẻ Hồng Kông ăn hơi cay -(MTG) — Tình hình Hồng Kông: Sinh viên, dân chủ và cảnh sát -(ĐV) — Hong Kong: Cảnh sát và sinh viên đụng độ trong biểu tình phản đối TQ -(Infonet) — Người biểu tình Hong Kong đối đầu kịch liệt với cảnh sát dùng hơi cay -(VOV)
Người biểu tình Hong Kong tự vệ ra sao? -(BBC) — Xảy ra đụng độ với cảnh sát ở HK-(BBC /nghe xem) — Biểu tình ở trung tâm tài chính HK -(BBC /nghe xem)
Cảnh sát Hồng Kông bắn lựu đạn cay giải tán biểu tình đòi dân chủ -(VOA) — Chiến dịch chiếm đóng trung tâm Hồng Kông mở màn -(RFI)Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên công du Hoa Kỳ -(RFI) — Ấn Độ đề nghị đàm phán nghiêm chỉnh với Pakistan -(VOA)
Bị phạt 16 triệu đô, nữ Bộ trưởng nhập viện khẩn cấp -(MTG) -Một chính trị gia nổi tiếng tại Ấn Độ vừa bị kết án tù 4 năm và nộp phạt 1 tỷ rupeee do tội tham nhũng trong một vụ án gây tranh cãi kéo dài 18 năm.
Nhật Bản: Núi lửa phun trào, ít nhất 40 người bị thương -(NLĐ) >>> Nhật Bản: Núi lửa phun trào, hơn 30 người thiệt mạng — Cảnh sát Nhật Bản tìm thấy hơn 30 xác người sau vụ nổ núi lửa -(VOA)
Truyền Thông Trung Quốc Bênh Vực Phiến Quân Khủng Bố ISIS (video) -(ĐKN) >>> Trung Quốc: Thiếu Lâm Tự Kiện Tụng vì Tranh Chấp Khoản Lợi Nhuận Kếch Xù từ Lệ Phí Tham Quan >>> Dòng Tiền Chạy Trốn…Từ Trung Quốc
Philippines tăng cường an ninh chống Abu Sayyaf -(RFI)Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Biên soạn sách giáo khoa: Bộ GDĐT không buông -(TT)
Cần ít nhất 778 tỉ đồng để triển khai chương trình – SGK mới -(NLĐ)
Bí ẩn về một dòng họ khoa bảng tại Việt Nam -(GDVN)Cần ít nhất 778 tỉ đồng để triển khai chương trình – SGK mới -(NLĐ)
Sợ cải cách giáo dục -(VnEx)
Cháy kho tiệm cầm đồ, 60 xe gắn máy cháy rụi -(VNN) —- Tất bật đi xách từng xô nước giữa thủ đô -(VNN) — ‘Xe vua’ nghênh ngang: Không có bảo kê? -(VNN) — Nhóm người nghi ‘bắt trẻ em, mổ bụng’ ở Bình Thuận là ai? -(VNN) — Đang nhậu, lẻn vào buồng sàm sỡ vợ bạn -(VNN)
Nghi trộm chó, bị đánh tử vong -(TT) >>> Xe khách liên tục bị ném đá: không lẽ bó tay?
Tòa xử Lý Nguyễn Chung, ông Nguyễn Thanh Chấn không đến -(NLĐO)- >>> Bắt vụ buôn lậu hơn 40 kg ngà voi qua sân bay Tân Sơn Nhất >>> Đi đường xuống cấp, phó chủ tịch phường nứt xương chân >>> Hà Nội: Bắt phụ nữ nước ngoài trong khách sạn cùng 4,929 kg heroin >>> “Hiệp sĩ” tham gia bắt kẻ cướp xe tại TP HCM
Dân Bến Tre trố mắt với đám ‘hấp hôn’ của nguyên chủ tịch Sacombank -(TN) >>> Bắt nghi can sát hại ông chủ vườn cao su
Một phụ nữ Nam Phi bị xe ben cán tử vong ngay trung tâm TP.HCM -(Infonet)
Đặt quan tài đòi tiền “chạy án”, bị ném “bom xăng” -(ĐSPL)
Những người chống chế độ từ bên trong
Khi Nazi đi bắt những người cộng sản, tôi im lặng, tôi có là cộng sản đâu.
Khi chúng giam những người dân chủ xã hội, tôi im lặng, tôi có theo dân chủ xã hội đâu.
Khi chúng lùng những thành viên công đoàn, tôi im lặng, tôi có ở công đoàn nào đâu.
Khi chúng đến bắt tôi, thì chẳng còn ai, để có thể đứng ra phản đối.
Đó là những lời còn mãi của nhà thần học Tin lành Martin Niemöller
(1892-1984) và lãnh đạo Giáo hội Thống hối, người cũng được nhắc đến
trong bài điểm sách dưới đây. Từng bầu cho Đảng Quốc xã, ủng hộ chính
thể của Quốc trưởng và có khuynh hướng bài Do Thái, song chỉ 4 năm sau
khi Hitler lên cầm quyền ông đã chuyển thành một người chống đối, bị
giam cầm trong các trại tập trung, có thời gian như một tù nhân riêng
của Hitler, cho đến khi được lính Mỹ giải phóng. Trong số những người
Đức âm thầm chịu đựng chế độ Quốc xã, thậm chí tìm cách giành được một
vị trí nhiều ảnh hưởng trong đó để chống nó từ bên trong, nổi bật lên
hai nhóm: tướng lãnh và nhà thờ Tin lành, một có chỗ dựa là vũ khí quân
sự, một có chỗ dựa là vũ khí tinh thần. Phần lớn họ cuối cùng đều thiệt
mạng. Song cuộc đời họ cho thấy là khả năng ấy có thật chứ không phải
một lời biện minh mệt mỏi, rằng người ta phải đến gần cái Ác để ngăn
chặn nó.
Phạm Thị Hoài
|
Khi
Adolf Hitler xâm chiếm Ba Lan năm 1939, người Châu Âu vốn đã có một
truyền thống dùng vũ trang để chống lại nhà cầm quyền, từ đó họ học hỏi
nhiều kinh nghiệm. Tại những nước như Đan Mạch, Pháp, và Ba Lan, các
phong trào có thực lực đã xuất hiện chống lại việc chiếm đóng của Quốc
xã. Nhưng chính trong nước Đức, một cuộc chống đối tương đối nhỏ cũng
phải vất vả lắm mới có thể bám trụ và hiếm khi đặt ra một đe dọa nghiêm
trọng nào cho chế độ Hitler.
Hầu hết mọi người Đức đều lo ngại trước hết cho chính sự sống còn của bản thân mình và vì thế, khi thông tin bắt đầu rò rỉ về việc trục xuất người Do Thái và các sự lạm quyền khác của Quốc xã, họ chỉ giấu kín bất cứ quan ngại nào nếu có ở trong lòng. Dẫu sao, chỉ cần nhắc đến những vấn đề này cũng có thể rước lấy án tử hình, cũng như nghe lén các đài nước ngoài và loan tải tin đồn. Sự đe dọa của hình phạt nghiêm khắc rất có hiệu quả: Đảng Quốc xã bưng bít thành công mọi thông tin từ ngoài vào đối với hầu hết người Đức, và bất cứ ai biết được sự thật mà đâm ra ray rứt, thì người ấy sẽ chịu nhiều nguy hiểm do việc hành động theo lương tâm của mình. Một thiểu số can trường tham gia kháng chiến, ý thức một cách đau đớn rằng họ thiếu hẳn hậu thuẫn từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng việc này không gây ngạc nhiên cho hầu hết những người chống chế độ.
Tuy nhiên, những lý giải về lý do tại sao quá ít người Đức nổi dậy chống Hitler và quá nhiều người Đức bám víu ông ta đến hơi thở cuối cùng đã không dành chỗ cho những câu chuyện của những người Đức, nam cũng như nữ, đã chống lại chế độ Quốc xã. Trong cuốn No Ordinary Men, Elizabeth Sifton và Fritz Stern giúp điền vào chỗ trống này bằng cách ghi chép các sự kiện liên quan cuộc đời của hai thành viên hàng đầu của kháng chiến Đức: nhà thần học nổi tiếng Dietrich Bonhoeffer và người anh rể ít tiếng tăm hơn, luật gia Hans von Dohnanyi. Trong khi kể về Bonhoeffer và Dohnanyi, cuốn sách đã trình bày một bức tranh rất hấp dẫn về làn sóng ngầm chống Quốc xã. Trong nhiều nhận xét sâu sắc được đưa ra, có lẽ điều quan trọng nhất là, mặc dù những người chống Hitler thường có động cơ chính trị và chiến lược không liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc xã, nhưng những nhân vật phản kháng quan trọng nhất ở đây được thúc đẩy chủ yếu (hay chí ít một phần lớn) do cùng có một cảm nhận chung về sự hãi hùng đối với cuộc tàn sát tập thể nhắm vào người Do Thái.
CHẶN ĐỨNG BÁNH XE
Cả Bonhoeffer và Dohnanyi đều chống đối chế độ Quốc xã từ đầu, nhưng sự xung đột của Bonhoeffer với Đảng Quốc xã là công khai hơn và vì thế ngày nay được nhiều người nhớ đến hơn. Được sinh ra trong một gia đình nổi tiếng tại Berlin, Bonhoeffer quyết định theo đuổi sự nghiệp của một mục sư từ khi mới 14 tuổi. Sifton và Stern gợi ý rằng ngoài ảnh hưởng của phía gia đình bên mẹ ông (cả ông ngoại và ông cố ngoại đều là mục sư), Bonhoeffer có lẽ đã được thu hút đến một cuộc đời mục vụ để phản ứng lại tình trạng “bấp bênh đạo lý” và “bất ổn tâm linh” vốn là đặc tính của những năm sau Thế chiến I. Về sau, Bonhoeffer đã học một năm tại Chủng viện Thần học Hợp nhất [the Union Theological Seminary] tại New York dưới sự chỉ giáo của triết gia Reinhold Niebuhr (vị này lại là cha của đồng tác giả Sifton).
Vào năm 1933, khi Hitler được chỉ định làm Thủ tướng Đức, Bonhoeffer đã là một mục sư được thụ phong có tiếng tăm nhờ những tác phẩm thần học của mình. Lúc bấy giờ, Giáo hội Luther Đức, mà ông là một thành viên, không có một lập trường thống nhất về Chủ nghĩa Quốc xã. Một phe có thế lực trong Giáo hội, mà các thành viên tự xưng là “Những người Thiên chúa giáo Đức” ủng hộ cái được coi là một phiên bản Thiên chúa giáo mang đặc tính Đức, công bố một “Giê-su của chủng tộc Aryan” và hậu thuẫn chủ nghĩa bài Do của Đảng Quốc xã. Hầu hết các mục sư Đức không phải là những thành phần Quốc xã cực đoan, mà là những người theo chủ nghĩa dân tộc, trung thành với bất cứ chính phủ nào đang cầm quyền. Bonhoeffer bác bỏ cả hai lập trường. Chỉ hai ngày sau khi Hitler được bổ nhiệm, Bonhoeffer đã đọc một diễn từ trên đài phát thanh cảnh báo rằng nếu một lãnh tụ đầy quyền lực (Führer) như Hitler vi phạm niềm tin của nhân dân, ông ta có “nguy cơ trở thành một tên lừa mị vĩ đại” (Verführer). Trong khi đó, các đảng viên Quốc xã phát động một nỗ lực quan trọng nhằm xác lập quyền kiểm soát việc điều hành Giáo hội và thanh lọc các “phần tử phi-Aryan” [non-Aryans] khỏi hàng giáo phẩm.
Không lâu sau bài diễn từ đó, Bonhoeffer cho xuất bản “Giáo hội và Vấn đề Do Thái,” một tiểu luận tranh luận rằng Giáo hội Đức có “một bổn phận vô điều kiện đối với các nạn nhân của bất cứ một cuộc sắp xếp trật tự xã hội nào.” Mặc dù vai trò của Giáo hội “không phải là ca ngợi hay chỉ trích luật lệ nhà nước,” ông viết, Giáo hội phải chất vấn xem các hành động của nhà nước có chính đáng hay không. Hơn nữa, Giáo hội có thể có bổn phận không những “băng bó vết thương của những người ngã gục dưới bánh xe…mà đôi khi phải chặn đứng bánh xe ấy lại” bằng cách vận động chính trị trực tiếp. Theo ngôn từ của nhà thần học Thụy Sĩ Karl Barth, bài tiểu luận này đã làm cho Bonhoeffer trở thành “mục sư đầu tiên và gần như duy nhất nắm bắt được và đối phó với vị trí trung tâm của Judenfrage [Vấn đề Do Thái].” Vì không thể cúi đầu sống theo điều mà ông coi là sự hèn nhát của Giáo hội Luther trước những nỗ lực kiểm soát nó của Hitler, Bonhoeffer và mục sư bạn Martin Niemöller đã dẫn đầu một nhóm gồm hơn 2.000 mục sư để thành lập một tổ chức mới gọi là Giáo hội Thống hối.
Chẳng bao lâu, Bonhoeffer cũng từ bỏ nhóm này, vì cho rằng các thành viên của nó còn quá e dè, không dám chống lại các cảm tình viên và mật vụ Quốc xã đang tìm cách kiểm soát các Giáo hội Đức. Nhưng Gestapo có vẻ tin rằng Giáo hội Thống hối đặt ra một mối đe dọa và bắt giữ khoảng 800 mục sư của Giáo hội này năm 1937. Ba năm sau, Quốc xã cấm hẳn Bonhoeffer giảng đạo hay phát biểu bất cứ điều gì trước công chúng.
Trong thời gian Bonhoeffer thử nghiệm những giới hạn của nỗ lực chống Quốc xã thì Dohnanyi đang phục vụ trong hàng ngũ cao nhất của chế độ Quốc xã. Dohnanyi, con trai của nhà soạn nhạc Hung Gia Lợi nổi tiếng Ernst von Dohnanyi (và sau này là cha của nhạc trưởng lừng danh Christoph von Dohnanyi), đã lớn lên ở Berlin và quen biết với gia đình Bonhoeffer từ thời thơ ấu. Trong thời gian soạn luận án tiến sĩ luật tại Đại học Hamburg, Dohnanyi gặp và năm 1925 cưới Christine, chị của Bonhoeffer. Bốn năm sau, hai vợ chồng trở về Berlin, tại đây Dohnanyi bắt đầu làm việc tại Bộ Tư pháp và lần lượt giữ những chức vụ có uy tín. Năm 1933, ông trở thành trợ lý chính cho Bộ trưởng Tư pháp, Franz Gürtner. Ghê tởm trước sự tàn bạo của Quốc xã, Dohnanyi đã dùng ưu thế của mình để bắt đầu lập hồ sơ về những hành động phi pháp của chúng. Về sau ông đã khai với những thẩm vấn viên Quốc xã là chính “sự độc đoán phi lý trong lãnh vực pháp lý và các bản án của Quốc xã trong vấn đề Do Thái và các Giáo hội” đã thúc đẩy ông chống lại chế độ.
Nhưng Dohnanyi còn đối diện nhiều rủi ro nghiêm trọng khác vì di sản huyết thống của mình: ông có một người ông Do Thái. Như tất cả mọi công chức nhà nước, Dohnanyi bị bắt buộc phải kê khai bằng chứng về dòng dõi Aryan của mình. Tuy nhiên, Gürtner báo cho Hitler biết rằng Dohnanyi là trợ tá không thể thiếu, do đó Hitler ra sắc lệnh cho phép Dohnanyi khỏi phải “chịu bất cứ một thiệt thòi nào vì gốc gác chủng tộc của mình.” Để đảm bảo an toàn thêm cho Dohnanyi, Gürtner đã bổ nhiệm ông làm thẩm phán tại toà án tối cao Đức, đưa ông ra khỏi sự giám sát trực tiếp của Gestapo.
Sự tin tưởng của các đảng viên Quốc xã đối với Dohnanyi được đặt không đúng chỗ. Ngay từ năm 1934, ông đã bắt đầu tích cực chống phá nhà nước Quốc xã: ngấm ngầm giúp đỡ những người Do Thái mà ông quen biết hoặc chính họ tìm đến ông, đồng thời dùng khả năng tiếp cận của mình để thu thập và sắp xếp những hồ sơ đồ sộ về tội ác của chế độ. Năm 1939, Đô đốc Wilhelm Canaris, chỉ huy trưởng cơ quan Abwehr, cánh tay phản gián của quân đội Đức, đã tuyển Dohnanyi vào làm việc trong tổ chức của ông. Dưới sự chỉ huy của Canaris, một quan chức cũng chống đối Hitler ngấm ngầm, Dohnanyi có điều kiện tiếp tục giúp đỡ người Do Thái, trong vài trường hợp đã tác động để thuyên chuyển họ từ một trại tập trung đặc biệt nguy hiểm đến một trại ít nguy hiểm hơn. Dohnanyi còn dùng địa vị mới của mình để giúp nối kết các phần tử chống đối khác nhau trong hàng ngũ sĩ quan Đức.
Đồng thời, Dohnanyi thường tìm sự cố vấn tâm linh của người em rể Bonhoeffer; việc Dohnanyi tiếp tục phục vụ cho một chế độ đầy tội ác, dù đó chỉ là một bình phong, cũng làm ông bất ổn tâm lý sâu sắc. Nhưng khoảng năm 1939, cả hai anh em đã gặp nhau trên một quan điểm: thay vì sống trung thực với tín lý của mình và công khai bày tỏ sự bất bình đối với các chính sách của chế độ, người ta nên bám lấy một chức quyền khả dĩ uy tín nhất trong chế độ Quốc xã để phá hoại nó từ bên trong.
Về phần mình, Bonhoeffer cũng lâm vào một tình trạng nan giải. Năm 1940, ông có khả năng bị bắt nhập ngũ, và ông hết sức bất an với ý tưởng phải phục vụ cho tập đoàn tội phạm Quốc xã trong bộ quân phục của mình. Nhưng ông coi việc chống đối chiến tranh vì lý do lương tâm [conscientious objection] là một hành vi tự sát, vì những người từ chối nhập ngũ thường bị xử tử. Sau khi đơn xin làm tuyên úy quân đội của Bonhoeffer bị bác bỏ, Dohnanyi và các cộng sự của ông đã tìm cách cho Bohoeffer được hoãn quân dịch bằng cách tuyển dụng ông làm liên lạc viên dân sự cho lực lượng phản gián Abwehr. Bonhoeffer về sau đã trở thành một thành viên chính thức của một tổ chức bí mật chống Quốc xã tích cực trong hàng ngũ Abwehr. Thành viên của âm mưu này gồm cả Đô đốc Canaris; Tướng Hans Oster, chỉ huy phó của tổ chức phản gián Abwehr; Ludwig Beck, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Đức, và Helmuth James von Moltke, một sĩ quan Abwehr khác và là một hậu duệ của thống chế lừng danh Helmuth von Moltke dưới thời Bismark — tất cả đều kinh tởm việc Hitler đàn áp người Do Thái. Nhưng cũng như Bonhoefer và Dohnanyi, họ quả quyết rằng những cơ may tốt nhất để chặn đứng Hitler nằm ở vị trí cận kề nhất với những kẻ điều khiển quyền lực quốc gia, việc này đòi hỏi một sự đồng lõa bất đắc dĩ với chế độ.
Có lẽ âm mưu có ý nghĩa nhất mà Bonhoeffer và Dohnanyi đã thai nghén trong thời gian làm nhân viên của cơ quan phản gián Abwehr là nỗ lực tranh thủ hậu thuẫn của Vương quốc Anh cho một cuộc đảo chánh. Tháng Năm 1942, Bonhoeffer nhận được tin George Bell, Giám mục địa phận Chichester và là một nghị sĩ của Thượng viện Anh, đang thăm viếng Thụy Điển. Bonhoeffer có quen biết Bell và vì thế đã bay qua Stockholm để gặp ông ta. Ông cho vị Giám mục này hay rằng một nhóm âm mưu có thanh thế tại Đức sẵn sàng lật đổ chế độ Quốc xã. Và Bonhoeffer đã yêu cầu chính phủ Anh không nên coi thường cuộc đảo chánh có tiềm năng xảy ra này và tránh khai thác lợi thế quân sự từ bất cứ một bất ổn nào có thể xảy ra ở Đức trong trường hợp cuộc đảo chánh thành công.
Bell chuyển tin nhắn này đến Ngoại trưởng Anh, Anthony Eden. Nhưng Eden không chịu đưa ra một cam kết nào dù trên giả thuyết, và với Thủ tướng Anh Winston Churchill, Bell cũng không thể tiến xa hơn. Nhóm kháng chiến Đức đưa ra những kêu gọi tương tự với các chính phủ nước ngoài khác nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Do đó, Bonhoeffer và Dohnanyi không còn mang một ảo tưởng nào về cơ may thành công của mình, mặc dù trước đó họ cảm thấy cần phải cố gắng giành lấy một sự động viên tinh thần nào đó, nếu không phải là sự hỗ trợ vật chất mà phe Đồng minh đang dành cho mọi phong trào kháng chiến tại Châu Âu ngoại trừ ở Đức.
Căn cứ trên hậu thuẫn bền bỉ của dân chúng Đức dành cho Hitler, Bonhoeffer và Dohnanyi cũng thừa hiểu những nguy hiểm mà hành động phản kháng sẽ mang đến cho bản thân mình và gia đình mình. Như Sifton và Stern nhận xét, những người này đã “hi sinh mọi điều tốt đẹp trong lãnh vực đời tư để chống lại cái ác trong lãnh vực công.”
Chính trong tinh thần này mà năm 1942 Dohnanyi đã tổ chức đưa lậu 14 người Do Thái từ Berlin sang Thụy Sĩ, ngụy trang họ như những nhân viên tình báo Đức, việc này cho phép cả nhóm đi qua biên giới với sự chấp thuận của Heinrich Himmler, trùm SS Đức. Nhưng đây là một nước cờ rốt cuộc đã đưa Dohnanyi đến tai họa: tháng Tư 1943, chính quyền Quốc xã đã bắt giữ Dohnanyi và Bonhoeffer với những cáo buộc về các vi phạm luật tiền tệ liên quan đến việc tài trợ cho điệp vụ Thụy Sĩ nói trên.
Trong phần cuối của cuốn sách, Sifton và Stern mô tả thời gian tù kéo dài gần hai năm của hai người, ghi nhận việc họ không chịu khai ra bất cứ một cộng sự nào. Các tác giả mô tả việc Bonhoeffer và Dohnanyi, khi đối diện với những cuộc thẩm vấn gắt gao, đã dựa vào trình độ pháp lý và biện chứng thâm hậu của mình trong một hành vi phản kháng cuối cùng, nhằm bác bỏ những cáo buộc, đe dọa, và cả những lời nhục mạ của Gestapo. Cả hai bị treo cổ tháng Tư 1945 — chỉ vài tuần trước khi Hồng Quân chiếm Berlin.
CÁC CUỘC MƯU SÁT NHẮM VÀO HITLER
Chắc chắn là, không phải tất cả mọi người kháng chiến Đức đều coi việc Quốc xã bách hại người Do Thái là động cơ thúc đẩy chính. Những tội ác khác của Quốc xã cũng ghê gớm không kém: đấy là việc đình chỉ bản hiến pháp dân chủ của Đức, việc hủy bỏ các quyền dân sự, việc hi sinh bừa bãi hàng triệu binh lính, việc tàn sát tập thể tù binh Xô viết. Trong suốt cuộc chiến tranh, Henning von Tresckow, một sĩ quan cao cấp, đã lên kế hoạch và âm mưu thực hiện nhiều cuộc đảo chánh, chủ yếu là những nỗ lực ám sát Hitler. Không một vụ nào thành công, và sau vụ mưu sát bất thành trong “Chiến dịch Valkyrie” tháng Bảy 1944, Tresckow tự tử. Nhưng một năm trước khi chết, Tresckow đã thổ lộ với người bí thư tin cẩn của mình rằng chính việc tàn sát tập thể người Do Thái đã thúc đẩy ông và những người đồng mưu tìm cách giết Hitler.
Claus von Stauffenberg, viên đại tá đặt bom với ý định giết Hitler trong âm mưu Valkerie, cũng khai việc tàn sát Do Thái là động lực chính đã thúc đẩy ông hành động. Vào tháng Tư 1942, khi nói chuyện với một sĩ quan tham mưu tại Bộ Tư lệnh tối cao, Stauffenberg đã bày tỏ phẫn nộ trước sự đối xử thô bạo với thường dân trên đất Nga do Đức chiếm đóng, với việc tàn sát tập thể người Do Thái, và việc bỏ đói tù binh Xô viết. Vào tháng Năm, khi nhận được báo cáo của các nhân chứng về việc nhân viên SS đã tập trung người Do Thái tại một thị xã của Ukraine, bắt họ tự đào huyệt, rồi xả súng bắn vào họ, Stauffenberg hạ quyết tâm là Hitler cần phải bị trừ khử. “Chúng đang bắn giết hàng loạt người Do Thái,” ông nói với một sĩ quan khác sau đó. “Những tội ác này không được phép tiếp diễn.”
Tresckow và Stauffenberg không phải là những nhân vật đơn độc bênh vực người Do Thái: hồ sơ Gestapo còn sót lại trích dẫn từng trường hợp của 15 cá nhân, trong số hàng chục người phản kháng tìm cách giết Hitler vào tháng Bảy 1944, đã khai với nhân viên thẩm vấn rằng họ chống lại chế độ Quốc xã vì chế độ này đã bách hại người Do Thái. Sau hàng tháng liên tục thẩm vấn và tra tấn những kẻ đồng mưu với họ, Gestapo kết luận rằng toàn bộ sự bất mãn bên trong đối với ý thức hệ Quốc xã — đặc trưng của những người thuộc giới âm mưu phản động – phơi bày rõ nét nhất trong lập trường của họ đối với Vấn đề Do Thái… Họ ngoan cố giữ lấy lập trường phóng khoáng về việc phải ban bố trên nguyên tắc cho người Do Thái một địa vị giống hệt đã dành cho mọi người Đức.
Tại sao các âm mưu ám sát Hitler từ năm 1938 đến 1944 luôn luôn thất bại? Một lý do chủ yếu là, Quốc xã không hề nương tay trong việc đàn áp bất đồng chính kiến bên trong nước Đức. Giữa những năm 1933 và 1945, các lực lượng Quốc xã, sử dụng các thủ tục được nhà nước cho phép, đã hành quyết khoảng 77.000 người Đức về các tội chính trị và thủ tiêu vô số đối lập trong nước tại các trại tập trung bất chấp mọi thủ tục pháp lý. Các toà án quân sự Đức hành quyết khoảng 25.000 binh sĩ Đức. (Trong khi đó, các toà án quân sự Đồng minh có liên quan đến Thế chiến II tuyên án chưa đến 300 vụ tử hình.) Bọn chỉ điểm Gestapo thường xuyên cản trở các âm mưu thành lập liên minh của những người chống đối. Đài phát thanh nằm trong đặc quyền kiểm soát của chính phủ; những người chống đối chỉ còn một cách là sao chép và rải truyền đơn bằng tay, một phương pháp thiếu hiệu quả, dễ bị cảnh sát phát hiện và ngăn chặn.
Nếu nội cái việc tán phát các truyền đơn chống Quốc xã đã là thậm khó, thì việc lên kế hoạch ám sát Hitler thật không đơn giản chút nào. Tuy vậy, một số âm mưu đã đến chỗ sắp thành công, và hầu hết đã gặp trở ngại chỉ vì rủi ro, những trục trặc kỹ thuật, hay những thay đổi ngoài dự kiến trong lịch trình của Hitler. Âm mưu Valkyrie, mà mục đích chủ yếu là cho nổ một trái bom đựng trong cặp tài liệu, không phải là một trường hợp ngoại lệ. Đại tá Stauffenberg, người chỉ còn một mắt và ba ngón tay trên một bàn tay sau thời gian phục vụ tại Tunisia, là nhân vật then chốt đã bố trí vụ mưu sát này. Vào sáng ngày 20 tháng Bảy, ông đến Tổng hành dinh Hang Sói của Hitler, trên mặt trận miền đông, và sắp sửa châm ngòi hai gói thuốc nổ 1000 gram — một tiến trình bị làm gián đoạn bởi một viên sĩ quan cần vụ; người này đến yêu cầu Stauffenberg phải khẩn trương đến tham dự một cuộc họp giữa trưa với Hitler vốn đã bắt đầu. Với nguy cơ bị phát hiện trước mắt, Stauffenburg cắt ngắn thủ tục châm ngòi và chạy đến phòng họp với chỉ nửa phần của lượng thuốc nổ mà ông dự trù sử dụng. Quả bom phát nổ, và Hitler lẽ ra có thể đã bị giết chết nếu cặp hồ sơ của Stauffenberg được đặt – hay vẫn còn ở vị trí — đủ gần Hitler. Nhưng Stauffenberg đã rời khỏi phòng họp (để lại cặp hồ sơ) để bay về Berlin, nơi ông là người chủ mưu duy nhất có đủ quyết tâm và khả năng để điều hành giai đoạn kế tiếp của cuộc đảo chánh theo kế hoạch.
Điều này cho thấy một sự thật kinh khủng là, tại Berlin ngoài Stauffenberg ra, không còn ai đáng tin cậy để xúc tiến công việc tiếp theo sau vụ mưu sát. Tresckow thì đang chiến đấu trên mặt trận miền đông, còn Bonhoeffer và Dohnnayi thì đã bị Quốc xã bắt giam. Do đó, Stauffenberg đã đảm nhận một vai trò kép không thể nào thực hiện được – cùng một lúc điều hành hai bộ phận của một âm mưu đảo chánh tại hai nơi cách nhau đến 350 dặm [miles]. Việc ông là người duy nhất có quyết tâm và can đảm để kinh qua toàn bộ nỗ lực này là nguyên nhân sâu sắc và bi đát hơn cả đã dẫn đến sự thất bại của âm mưu này.
Trong những tuần lễ trước khi bị hành quyết, Dohnnayi đã đưa ra một gỉải thích tương tự về sự thiếu thành công của những người chống đối: “Sự trì độn và hèn nhát của những người có tài sản và có ảnh hưởng, và sự ngu đần của hầu hết tầng lớp sĩ quan đã làm thất bại mọi nỗ lực phản kháng.” Cách suy nghĩ này, dĩ nhiên, là điệp khúc thông thường của những người Đức phản kháng khi họ than trách về tình trạng yếu kém của phong trào. “Kể từ khi Đức chiếm đóng Ba Lan, ba trăm ngàn người Do Thái trên lãnh thổ này đã bị tàn sát một cách dã man nhất,” theo một tờ rơi được phát tán năm 1942 bởi Hoa Hồng Trắng, một nhóm sinh viên phản kháng tại Đại học Munich. “Nhân dân Đức một lần nữa đang ngủ một giấc u mê, cho phép những tên tội phạm phát-xít này có đủ táo tợn và cơ hội để tiếp tục hận thù – và chúng đang gieo rắc hận thù… Mọi người đều phạm tội, phạm tội, phạm tội!” (Những lãnh đạo của nhóm này, Hans Scholl và em gái là Sophie Scholl, bị chặt đầu một năm sau đó.)
Sifton và Stern kết thúc tác phẩm của mình bằng cách đề cập đến việc thậm chí sau khi Quốc xã bị đánh bại, hai gia đình Bonhoeffer và Dohnanyi vẫn còn bị bôi bác một cách công khai và chính thức vì là thân nhân của những tên phản quốc. Tại Đức ngày nay, dĩ nhiên, hai nhân vật phản kháng này đã được chính thức vinh danh. Nhưng sở dĩ các truyện kể về những người Đức, nam cũng như nữ, thực tâm chống đối chế độ Quốc xã, vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, một phần cũng chỉ vì những câu chuyện này sẽ làm ô nhục những người không chịu chống đối, hoặc vì quá lo lắng về sự sống còn của bản thân, hoặc thiếu cơ hội, thiếu bản lãnh, hoặc vì đã tích cực hậu thuẫn chế độ Quốc xã. Vì thế, Sifton và Stern đã có một cống hiến quan trọng là, khám phá cuộc đời của hai nhân vật đã chọn một con đường mà, theo quan niệm của Dohnanyi, “một người tử tế tất yếu phải đi.”
Hầu hết mọi người Đức đều lo ngại trước hết cho chính sự sống còn của bản thân mình và vì thế, khi thông tin bắt đầu rò rỉ về việc trục xuất người Do Thái và các sự lạm quyền khác của Quốc xã, họ chỉ giấu kín bất cứ quan ngại nào nếu có ở trong lòng. Dẫu sao, chỉ cần nhắc đến những vấn đề này cũng có thể rước lấy án tử hình, cũng như nghe lén các đài nước ngoài và loan tải tin đồn. Sự đe dọa của hình phạt nghiêm khắc rất có hiệu quả: Đảng Quốc xã bưng bít thành công mọi thông tin từ ngoài vào đối với hầu hết người Đức, và bất cứ ai biết được sự thật mà đâm ra ray rứt, thì người ấy sẽ chịu nhiều nguy hiểm do việc hành động theo lương tâm của mình. Một thiểu số can trường tham gia kháng chiến, ý thức một cách đau đớn rằng họ thiếu hẳn hậu thuẫn từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng việc này không gây ngạc nhiên cho hầu hết những người chống chế độ.
Tuy nhiên, những lý giải về lý do tại sao quá ít người Đức nổi dậy chống Hitler và quá nhiều người Đức bám víu ông ta đến hơi thở cuối cùng đã không dành chỗ cho những câu chuyện của những người Đức, nam cũng như nữ, đã chống lại chế độ Quốc xã. Trong cuốn No Ordinary Men, Elizabeth Sifton và Fritz Stern giúp điền vào chỗ trống này bằng cách ghi chép các sự kiện liên quan cuộc đời của hai thành viên hàng đầu của kháng chiến Đức: nhà thần học nổi tiếng Dietrich Bonhoeffer và người anh rể ít tiếng tăm hơn, luật gia Hans von Dohnanyi. Trong khi kể về Bonhoeffer và Dohnanyi, cuốn sách đã trình bày một bức tranh rất hấp dẫn về làn sóng ngầm chống Quốc xã. Trong nhiều nhận xét sâu sắc được đưa ra, có lẽ điều quan trọng nhất là, mặc dù những người chống Hitler thường có động cơ chính trị và chiến lược không liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc xã, nhưng những nhân vật phản kháng quan trọng nhất ở đây được thúc đẩy chủ yếu (hay chí ít một phần lớn) do cùng có một cảm nhận chung về sự hãi hùng đối với cuộc tàn sát tập thể nhắm vào người Do Thái.
CHẶN ĐỨNG BÁNH XE
Cả Bonhoeffer và Dohnanyi đều chống đối chế độ Quốc xã từ đầu, nhưng sự xung đột của Bonhoeffer với Đảng Quốc xã là công khai hơn và vì thế ngày nay được nhiều người nhớ đến hơn. Được sinh ra trong một gia đình nổi tiếng tại Berlin, Bonhoeffer quyết định theo đuổi sự nghiệp của một mục sư từ khi mới 14 tuổi. Sifton và Stern gợi ý rằng ngoài ảnh hưởng của phía gia đình bên mẹ ông (cả ông ngoại và ông cố ngoại đều là mục sư), Bonhoeffer có lẽ đã được thu hút đến một cuộc đời mục vụ để phản ứng lại tình trạng “bấp bênh đạo lý” và “bất ổn tâm linh” vốn là đặc tính của những năm sau Thế chiến I. Về sau, Bonhoeffer đã học một năm tại Chủng viện Thần học Hợp nhất [the Union Theological Seminary] tại New York dưới sự chỉ giáo của triết gia Reinhold Niebuhr (vị này lại là cha của đồng tác giả Sifton).
Vào năm 1933, khi Hitler được chỉ định làm Thủ tướng Đức, Bonhoeffer đã là một mục sư được thụ phong có tiếng tăm nhờ những tác phẩm thần học của mình. Lúc bấy giờ, Giáo hội Luther Đức, mà ông là một thành viên, không có một lập trường thống nhất về Chủ nghĩa Quốc xã. Một phe có thế lực trong Giáo hội, mà các thành viên tự xưng là “Những người Thiên chúa giáo Đức” ủng hộ cái được coi là một phiên bản Thiên chúa giáo mang đặc tính Đức, công bố một “Giê-su của chủng tộc Aryan” và hậu thuẫn chủ nghĩa bài Do của Đảng Quốc xã. Hầu hết các mục sư Đức không phải là những thành phần Quốc xã cực đoan, mà là những người theo chủ nghĩa dân tộc, trung thành với bất cứ chính phủ nào đang cầm quyền. Bonhoeffer bác bỏ cả hai lập trường. Chỉ hai ngày sau khi Hitler được bổ nhiệm, Bonhoeffer đã đọc một diễn từ trên đài phát thanh cảnh báo rằng nếu một lãnh tụ đầy quyền lực (Führer) như Hitler vi phạm niềm tin của nhân dân, ông ta có “nguy cơ trở thành một tên lừa mị vĩ đại” (Verführer). Trong khi đó, các đảng viên Quốc xã phát động một nỗ lực quan trọng nhằm xác lập quyền kiểm soát việc điều hành Giáo hội và thanh lọc các “phần tử phi-Aryan” [non-Aryans] khỏi hàng giáo phẩm.
Không lâu sau bài diễn từ đó, Bonhoeffer cho xuất bản “Giáo hội và Vấn đề Do Thái,” một tiểu luận tranh luận rằng Giáo hội Đức có “một bổn phận vô điều kiện đối với các nạn nhân của bất cứ một cuộc sắp xếp trật tự xã hội nào.” Mặc dù vai trò của Giáo hội “không phải là ca ngợi hay chỉ trích luật lệ nhà nước,” ông viết, Giáo hội phải chất vấn xem các hành động của nhà nước có chính đáng hay không. Hơn nữa, Giáo hội có thể có bổn phận không những “băng bó vết thương của những người ngã gục dưới bánh xe…mà đôi khi phải chặn đứng bánh xe ấy lại” bằng cách vận động chính trị trực tiếp. Theo ngôn từ của nhà thần học Thụy Sĩ Karl Barth, bài tiểu luận này đã làm cho Bonhoeffer trở thành “mục sư đầu tiên và gần như duy nhất nắm bắt được và đối phó với vị trí trung tâm của Judenfrage [Vấn đề Do Thái].” Vì không thể cúi đầu sống theo điều mà ông coi là sự hèn nhát của Giáo hội Luther trước những nỗ lực kiểm soát nó của Hitler, Bonhoeffer và mục sư bạn Martin Niemöller đã dẫn đầu một nhóm gồm hơn 2.000 mục sư để thành lập một tổ chức mới gọi là Giáo hội Thống hối.
Chẳng bao lâu, Bonhoeffer cũng từ bỏ nhóm này, vì cho rằng các thành viên của nó còn quá e dè, không dám chống lại các cảm tình viên và mật vụ Quốc xã đang tìm cách kiểm soát các Giáo hội Đức. Nhưng Gestapo có vẻ tin rằng Giáo hội Thống hối đặt ra một mối đe dọa và bắt giữ khoảng 800 mục sư của Giáo hội này năm 1937. Ba năm sau, Quốc xã cấm hẳn Bonhoeffer giảng đạo hay phát biểu bất cứ điều gì trước công chúng.
Trong thời gian Bonhoeffer thử nghiệm những giới hạn của nỗ lực chống Quốc xã thì Dohnanyi đang phục vụ trong hàng ngũ cao nhất của chế độ Quốc xã. Dohnanyi, con trai của nhà soạn nhạc Hung Gia Lợi nổi tiếng Ernst von Dohnanyi (và sau này là cha của nhạc trưởng lừng danh Christoph von Dohnanyi), đã lớn lên ở Berlin và quen biết với gia đình Bonhoeffer từ thời thơ ấu. Trong thời gian soạn luận án tiến sĩ luật tại Đại học Hamburg, Dohnanyi gặp và năm 1925 cưới Christine, chị của Bonhoeffer. Bốn năm sau, hai vợ chồng trở về Berlin, tại đây Dohnanyi bắt đầu làm việc tại Bộ Tư pháp và lần lượt giữ những chức vụ có uy tín. Năm 1933, ông trở thành trợ lý chính cho Bộ trưởng Tư pháp, Franz Gürtner. Ghê tởm trước sự tàn bạo của Quốc xã, Dohnanyi đã dùng ưu thế của mình để bắt đầu lập hồ sơ về những hành động phi pháp của chúng. Về sau ông đã khai với những thẩm vấn viên Quốc xã là chính “sự độc đoán phi lý trong lãnh vực pháp lý và các bản án của Quốc xã trong vấn đề Do Thái và các Giáo hội” đã thúc đẩy ông chống lại chế độ.
Nhưng Dohnanyi còn đối diện nhiều rủi ro nghiêm trọng khác vì di sản huyết thống của mình: ông có một người ông Do Thái. Như tất cả mọi công chức nhà nước, Dohnanyi bị bắt buộc phải kê khai bằng chứng về dòng dõi Aryan của mình. Tuy nhiên, Gürtner báo cho Hitler biết rằng Dohnanyi là trợ tá không thể thiếu, do đó Hitler ra sắc lệnh cho phép Dohnanyi khỏi phải “chịu bất cứ một thiệt thòi nào vì gốc gác chủng tộc của mình.” Để đảm bảo an toàn thêm cho Dohnanyi, Gürtner đã bổ nhiệm ông làm thẩm phán tại toà án tối cao Đức, đưa ông ra khỏi sự giám sát trực tiếp của Gestapo.
Sự tin tưởng của các đảng viên Quốc xã đối với Dohnanyi được đặt không đúng chỗ. Ngay từ năm 1934, ông đã bắt đầu tích cực chống phá nhà nước Quốc xã: ngấm ngầm giúp đỡ những người Do Thái mà ông quen biết hoặc chính họ tìm đến ông, đồng thời dùng khả năng tiếp cận của mình để thu thập và sắp xếp những hồ sơ đồ sộ về tội ác của chế độ. Năm 1939, Đô đốc Wilhelm Canaris, chỉ huy trưởng cơ quan Abwehr, cánh tay phản gián của quân đội Đức, đã tuyển Dohnanyi vào làm việc trong tổ chức của ông. Dưới sự chỉ huy của Canaris, một quan chức cũng chống đối Hitler ngấm ngầm, Dohnanyi có điều kiện tiếp tục giúp đỡ người Do Thái, trong vài trường hợp đã tác động để thuyên chuyển họ từ một trại tập trung đặc biệt nguy hiểm đến một trại ít nguy hiểm hơn. Dohnanyi còn dùng địa vị mới của mình để giúp nối kết các phần tử chống đối khác nhau trong hàng ngũ sĩ quan Đức.
Đồng thời, Dohnanyi thường tìm sự cố vấn tâm linh của người em rể Bonhoeffer; việc Dohnanyi tiếp tục phục vụ cho một chế độ đầy tội ác, dù đó chỉ là một bình phong, cũng làm ông bất ổn tâm lý sâu sắc. Nhưng khoảng năm 1939, cả hai anh em đã gặp nhau trên một quan điểm: thay vì sống trung thực với tín lý của mình và công khai bày tỏ sự bất bình đối với các chính sách của chế độ, người ta nên bám lấy một chức quyền khả dĩ uy tín nhất trong chế độ Quốc xã để phá hoại nó từ bên trong.
Về phần mình, Bonhoeffer cũng lâm vào một tình trạng nan giải. Năm 1940, ông có khả năng bị bắt nhập ngũ, và ông hết sức bất an với ý tưởng phải phục vụ cho tập đoàn tội phạm Quốc xã trong bộ quân phục của mình. Nhưng ông coi việc chống đối chiến tranh vì lý do lương tâm [conscientious objection] là một hành vi tự sát, vì những người từ chối nhập ngũ thường bị xử tử. Sau khi đơn xin làm tuyên úy quân đội của Bonhoeffer bị bác bỏ, Dohnanyi và các cộng sự của ông đã tìm cách cho Bohoeffer được hoãn quân dịch bằng cách tuyển dụng ông làm liên lạc viên dân sự cho lực lượng phản gián Abwehr. Bonhoeffer về sau đã trở thành một thành viên chính thức của một tổ chức bí mật chống Quốc xã tích cực trong hàng ngũ Abwehr. Thành viên của âm mưu này gồm cả Đô đốc Canaris; Tướng Hans Oster, chỉ huy phó của tổ chức phản gián Abwehr; Ludwig Beck, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Đức, và Helmuth James von Moltke, một sĩ quan Abwehr khác và là một hậu duệ của thống chế lừng danh Helmuth von Moltke dưới thời Bismark — tất cả đều kinh tởm việc Hitler đàn áp người Do Thái. Nhưng cũng như Bonhoefer và Dohnanyi, họ quả quyết rằng những cơ may tốt nhất để chặn đứng Hitler nằm ở vị trí cận kề nhất với những kẻ điều khiển quyền lực quốc gia, việc này đòi hỏi một sự đồng lõa bất đắc dĩ với chế độ.
Có lẽ âm mưu có ý nghĩa nhất mà Bonhoeffer và Dohnanyi đã thai nghén trong thời gian làm nhân viên của cơ quan phản gián Abwehr là nỗ lực tranh thủ hậu thuẫn của Vương quốc Anh cho một cuộc đảo chánh. Tháng Năm 1942, Bonhoeffer nhận được tin George Bell, Giám mục địa phận Chichester và là một nghị sĩ của Thượng viện Anh, đang thăm viếng Thụy Điển. Bonhoeffer có quen biết Bell và vì thế đã bay qua Stockholm để gặp ông ta. Ông cho vị Giám mục này hay rằng một nhóm âm mưu có thanh thế tại Đức sẵn sàng lật đổ chế độ Quốc xã. Và Bonhoeffer đã yêu cầu chính phủ Anh không nên coi thường cuộc đảo chánh có tiềm năng xảy ra này và tránh khai thác lợi thế quân sự từ bất cứ một bất ổn nào có thể xảy ra ở Đức trong trường hợp cuộc đảo chánh thành công.
Bell chuyển tin nhắn này đến Ngoại trưởng Anh, Anthony Eden. Nhưng Eden không chịu đưa ra một cam kết nào dù trên giả thuyết, và với Thủ tướng Anh Winston Churchill, Bell cũng không thể tiến xa hơn. Nhóm kháng chiến Đức đưa ra những kêu gọi tương tự với các chính phủ nước ngoài khác nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Do đó, Bonhoeffer và Dohnanyi không còn mang một ảo tưởng nào về cơ may thành công của mình, mặc dù trước đó họ cảm thấy cần phải cố gắng giành lấy một sự động viên tinh thần nào đó, nếu không phải là sự hỗ trợ vật chất mà phe Đồng minh đang dành cho mọi phong trào kháng chiến tại Châu Âu ngoại trừ ở Đức.
Căn cứ trên hậu thuẫn bền bỉ của dân chúng Đức dành cho Hitler, Bonhoeffer và Dohnanyi cũng thừa hiểu những nguy hiểm mà hành động phản kháng sẽ mang đến cho bản thân mình và gia đình mình. Như Sifton và Stern nhận xét, những người này đã “hi sinh mọi điều tốt đẹp trong lãnh vực đời tư để chống lại cái ác trong lãnh vực công.”
Chính trong tinh thần này mà năm 1942 Dohnanyi đã tổ chức đưa lậu 14 người Do Thái từ Berlin sang Thụy Sĩ, ngụy trang họ như những nhân viên tình báo Đức, việc này cho phép cả nhóm đi qua biên giới với sự chấp thuận của Heinrich Himmler, trùm SS Đức. Nhưng đây là một nước cờ rốt cuộc đã đưa Dohnanyi đến tai họa: tháng Tư 1943, chính quyền Quốc xã đã bắt giữ Dohnanyi và Bonhoeffer với những cáo buộc về các vi phạm luật tiền tệ liên quan đến việc tài trợ cho điệp vụ Thụy Sĩ nói trên.
Trong phần cuối của cuốn sách, Sifton và Stern mô tả thời gian tù kéo dài gần hai năm của hai người, ghi nhận việc họ không chịu khai ra bất cứ một cộng sự nào. Các tác giả mô tả việc Bonhoeffer và Dohnanyi, khi đối diện với những cuộc thẩm vấn gắt gao, đã dựa vào trình độ pháp lý và biện chứng thâm hậu của mình trong một hành vi phản kháng cuối cùng, nhằm bác bỏ những cáo buộc, đe dọa, và cả những lời nhục mạ của Gestapo. Cả hai bị treo cổ tháng Tư 1945 — chỉ vài tuần trước khi Hồng Quân chiếm Berlin.
CÁC CUỘC MƯU SÁT NHẮM VÀO HITLER
Chắc chắn là, không phải tất cả mọi người kháng chiến Đức đều coi việc Quốc xã bách hại người Do Thái là động cơ thúc đẩy chính. Những tội ác khác của Quốc xã cũng ghê gớm không kém: đấy là việc đình chỉ bản hiến pháp dân chủ của Đức, việc hủy bỏ các quyền dân sự, việc hi sinh bừa bãi hàng triệu binh lính, việc tàn sát tập thể tù binh Xô viết. Trong suốt cuộc chiến tranh, Henning von Tresckow, một sĩ quan cao cấp, đã lên kế hoạch và âm mưu thực hiện nhiều cuộc đảo chánh, chủ yếu là những nỗ lực ám sát Hitler. Không một vụ nào thành công, và sau vụ mưu sát bất thành trong “Chiến dịch Valkyrie” tháng Bảy 1944, Tresckow tự tử. Nhưng một năm trước khi chết, Tresckow đã thổ lộ với người bí thư tin cẩn của mình rằng chính việc tàn sát tập thể người Do Thái đã thúc đẩy ông và những người đồng mưu tìm cách giết Hitler.
Claus von Stauffenberg, viên đại tá đặt bom với ý định giết Hitler trong âm mưu Valkerie, cũng khai việc tàn sát Do Thái là động lực chính đã thúc đẩy ông hành động. Vào tháng Tư 1942, khi nói chuyện với một sĩ quan tham mưu tại Bộ Tư lệnh tối cao, Stauffenberg đã bày tỏ phẫn nộ trước sự đối xử thô bạo với thường dân trên đất Nga do Đức chiếm đóng, với việc tàn sát tập thể người Do Thái, và việc bỏ đói tù binh Xô viết. Vào tháng Năm, khi nhận được báo cáo của các nhân chứng về việc nhân viên SS đã tập trung người Do Thái tại một thị xã của Ukraine, bắt họ tự đào huyệt, rồi xả súng bắn vào họ, Stauffenberg hạ quyết tâm là Hitler cần phải bị trừ khử. “Chúng đang bắn giết hàng loạt người Do Thái,” ông nói với một sĩ quan khác sau đó. “Những tội ác này không được phép tiếp diễn.”
Tresckow và Stauffenberg không phải là những nhân vật đơn độc bênh vực người Do Thái: hồ sơ Gestapo còn sót lại trích dẫn từng trường hợp của 15 cá nhân, trong số hàng chục người phản kháng tìm cách giết Hitler vào tháng Bảy 1944, đã khai với nhân viên thẩm vấn rằng họ chống lại chế độ Quốc xã vì chế độ này đã bách hại người Do Thái. Sau hàng tháng liên tục thẩm vấn và tra tấn những kẻ đồng mưu với họ, Gestapo kết luận rằng toàn bộ sự bất mãn bên trong đối với ý thức hệ Quốc xã — đặc trưng của những người thuộc giới âm mưu phản động – phơi bày rõ nét nhất trong lập trường của họ đối với Vấn đề Do Thái… Họ ngoan cố giữ lấy lập trường phóng khoáng về việc phải ban bố trên nguyên tắc cho người Do Thái một địa vị giống hệt đã dành cho mọi người Đức.
Tại sao các âm mưu ám sát Hitler từ năm 1938 đến 1944 luôn luôn thất bại? Một lý do chủ yếu là, Quốc xã không hề nương tay trong việc đàn áp bất đồng chính kiến bên trong nước Đức. Giữa những năm 1933 và 1945, các lực lượng Quốc xã, sử dụng các thủ tục được nhà nước cho phép, đã hành quyết khoảng 77.000 người Đức về các tội chính trị và thủ tiêu vô số đối lập trong nước tại các trại tập trung bất chấp mọi thủ tục pháp lý. Các toà án quân sự Đức hành quyết khoảng 25.000 binh sĩ Đức. (Trong khi đó, các toà án quân sự Đồng minh có liên quan đến Thế chiến II tuyên án chưa đến 300 vụ tử hình.) Bọn chỉ điểm Gestapo thường xuyên cản trở các âm mưu thành lập liên minh của những người chống đối. Đài phát thanh nằm trong đặc quyền kiểm soát của chính phủ; những người chống đối chỉ còn một cách là sao chép và rải truyền đơn bằng tay, một phương pháp thiếu hiệu quả, dễ bị cảnh sát phát hiện và ngăn chặn.
Nếu nội cái việc tán phát các truyền đơn chống Quốc xã đã là thậm khó, thì việc lên kế hoạch ám sát Hitler thật không đơn giản chút nào. Tuy vậy, một số âm mưu đã đến chỗ sắp thành công, và hầu hết đã gặp trở ngại chỉ vì rủi ro, những trục trặc kỹ thuật, hay những thay đổi ngoài dự kiến trong lịch trình của Hitler. Âm mưu Valkyrie, mà mục đích chủ yếu là cho nổ một trái bom đựng trong cặp tài liệu, không phải là một trường hợp ngoại lệ. Đại tá Stauffenberg, người chỉ còn một mắt và ba ngón tay trên một bàn tay sau thời gian phục vụ tại Tunisia, là nhân vật then chốt đã bố trí vụ mưu sát này. Vào sáng ngày 20 tháng Bảy, ông đến Tổng hành dinh Hang Sói của Hitler, trên mặt trận miền đông, và sắp sửa châm ngòi hai gói thuốc nổ 1000 gram — một tiến trình bị làm gián đoạn bởi một viên sĩ quan cần vụ; người này đến yêu cầu Stauffenberg phải khẩn trương đến tham dự một cuộc họp giữa trưa với Hitler vốn đã bắt đầu. Với nguy cơ bị phát hiện trước mắt, Stauffenburg cắt ngắn thủ tục châm ngòi và chạy đến phòng họp với chỉ nửa phần của lượng thuốc nổ mà ông dự trù sử dụng. Quả bom phát nổ, và Hitler lẽ ra có thể đã bị giết chết nếu cặp hồ sơ của Stauffenberg được đặt – hay vẫn còn ở vị trí — đủ gần Hitler. Nhưng Stauffenberg đã rời khỏi phòng họp (để lại cặp hồ sơ) để bay về Berlin, nơi ông là người chủ mưu duy nhất có đủ quyết tâm và khả năng để điều hành giai đoạn kế tiếp của cuộc đảo chánh theo kế hoạch.
Điều này cho thấy một sự thật kinh khủng là, tại Berlin ngoài Stauffenberg ra, không còn ai đáng tin cậy để xúc tiến công việc tiếp theo sau vụ mưu sát. Tresckow thì đang chiến đấu trên mặt trận miền đông, còn Bonhoeffer và Dohnnayi thì đã bị Quốc xã bắt giam. Do đó, Stauffenberg đã đảm nhận một vai trò kép không thể nào thực hiện được – cùng một lúc điều hành hai bộ phận của một âm mưu đảo chánh tại hai nơi cách nhau đến 350 dặm [miles]. Việc ông là người duy nhất có quyết tâm và can đảm để kinh qua toàn bộ nỗ lực này là nguyên nhân sâu sắc và bi đát hơn cả đã dẫn đến sự thất bại của âm mưu này.
Trong những tuần lễ trước khi bị hành quyết, Dohnnayi đã đưa ra một gỉải thích tương tự về sự thiếu thành công của những người chống đối: “Sự trì độn và hèn nhát của những người có tài sản và có ảnh hưởng, và sự ngu đần của hầu hết tầng lớp sĩ quan đã làm thất bại mọi nỗ lực phản kháng.” Cách suy nghĩ này, dĩ nhiên, là điệp khúc thông thường của những người Đức phản kháng khi họ than trách về tình trạng yếu kém của phong trào. “Kể từ khi Đức chiếm đóng Ba Lan, ba trăm ngàn người Do Thái trên lãnh thổ này đã bị tàn sát một cách dã man nhất,” theo một tờ rơi được phát tán năm 1942 bởi Hoa Hồng Trắng, một nhóm sinh viên phản kháng tại Đại học Munich. “Nhân dân Đức một lần nữa đang ngủ một giấc u mê, cho phép những tên tội phạm phát-xít này có đủ táo tợn và cơ hội để tiếp tục hận thù – và chúng đang gieo rắc hận thù… Mọi người đều phạm tội, phạm tội, phạm tội!” (Những lãnh đạo của nhóm này, Hans Scholl và em gái là Sophie Scholl, bị chặt đầu một năm sau đó.)
Sifton và Stern kết thúc tác phẩm của mình bằng cách đề cập đến việc thậm chí sau khi Quốc xã bị đánh bại, hai gia đình Bonhoeffer và Dohnanyi vẫn còn bị bôi bác một cách công khai và chính thức vì là thân nhân của những tên phản quốc. Tại Đức ngày nay, dĩ nhiên, hai nhân vật phản kháng này đã được chính thức vinh danh. Nhưng sở dĩ các truyện kể về những người Đức, nam cũng như nữ, thực tâm chống đối chế độ Quốc xã, vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, một phần cũng chỉ vì những câu chuyện này sẽ làm ô nhục những người không chịu chống đối, hoặc vì quá lo lắng về sự sống còn của bản thân, hoặc thiếu cơ hội, thiếu bản lãnh, hoặc vì đã tích cực hậu thuẫn chế độ Quốc xã. Vì thế, Sifton và Stern đã có một cống hiến quan trọng là, khám phá cuộc đời của hai nhân vật đã chọn một con đường mà, theo quan niệm của Dohnanyi, “một người tử tế tất yếu phải đi.”
Peter Hoffmann
Trần Ngọc Cư dịch
____________
PETER HOFFMANN là Giáo sư Sử học tại McGill University và là tác giả cuốn sách vừa xuất bản gần đây, nhan đề Carl Goerdeler and the Jewish question, 1923-1942 (Carl Goerdeler và Vấn đề Do Thái, 1933-1942).
No Ordinary Man: Dietrich Bonhoeffer and Hans von Dohnanyi, Resisters Against Hitler in Church and State (Những con người không tầm thường: Dietrich Bonhoeffer và Hans von Dohnanyi, Những người chống Hitler ngay trong Giáo hội và Nhà nước) của ELIZABETH SIFTON và FRITZ STERN. New York Review Books, 2013, 157 trang, giá 19.95 USD
Nguồn: Foreign Affairs, July/August 2014. Nhan đề bài viết của pro&contra.
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra
PETER HOFFMANN là Giáo sư Sử học tại McGill University và là tác giả cuốn sách vừa xuất bản gần đây, nhan đề Carl Goerdeler and the Jewish question, 1923-1942 (Carl Goerdeler và Vấn đề Do Thái, 1933-1942).
No Ordinary Man: Dietrich Bonhoeffer and Hans von Dohnanyi, Resisters Against Hitler in Church and State (Những con người không tầm thường: Dietrich Bonhoeffer và Hans von Dohnanyi, Những người chống Hitler ngay trong Giáo hội và Nhà nước) của ELIZABETH SIFTON và FRITZ STERN. New York Review Books, 2013, 157 trang, giá 19.95 USD
Nguồn: Foreign Affairs, July/August 2014. Nhan đề bài viết của pro&contra.
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra
Nguyễn Khắc Mai - Ý kiến của tổng bí thư về Mặt trận - Nói và Làm
Hôm nay đọc tin về Đại hội Của Mặt trận, thấy TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu. Tôi chú ý ba điều.
Một là, TBT nói “Mong Mặt trận phản biện sắc sảo, chân tình”. Có thể hiểu rằng lâu nay MT phản biện chưa
sắc sảo, chân tình, nay phải nhắc lại. Vì sao MT chưa “sắc sảo và chân
tình”? Vì như người dân thường lâu nay vẫn cho rằng MT chỉ là “bonsai”
của Đảng, của chế độ. Đến mức như nhiều trí thức từng hài hước, Đảng coi
trí thức (một thành phần quan trọng của MT, tức là liên minh Công-
Nông-Trí) như lọ hoa, đặt trên bàn tiệc rất trân trọng, nhưng khi vào
tiệc thì đem cất bình hoa đi cho đỡ vướng! Như vậy ở vấn đề này ít ra là
có hai điều phải thay đổi, may ra MT mới có thể phản biện sắc sảo chân
tình được. Thứ nhất đảng phải thay dổi quan niệm về mặt trận. Bởi hiện
nay lãnh đạo của đảng vẫn rất dị ứng với hình thái xã hội dân sự, đến
mức cấm hệ thống dân vận, trong đó có cái MT nói về xã hội dân sự. Tôi
đã chất vấn những người phụ trách dân vận của Đảng, họ nói BCT chưa cho
đề cập vấn đề này. Không có hình thái xã hội dân sự thật, thì mọi thiết
chế “dân sự” như MT không thể có thực chất, mà không là bông hoa cây
cảnh trang trí thì cũng chỉ là hình thức, nữa vời mà thôi. Rất nhiều
công, nông, binh, trí thức mấy chục năm qua đã phản biện sắc sảo, chân
thành cho đảng cho nhà nước. Số phận họ thế nào anh Trọng chắc đã rõ.
Gần đây Phương Uyên, một người trẻ phản biện rất sắc sảo, chân tình về
hiểm họa ”Tàu khựa” đã bị bỏ tù, đuổi học. Chỉ khi nào anh Trọng
có một chủ trương thả (chứ không phải là tha)mọi tù nhân lương tâm,
chính trị, thì điều ông nói ở MT mới có giá trị khả tín! Thứ hai là phải tổ chức lại các gọi là MT hiện nay. Nên bỏ đi tên gọi “mặt trận”.
Tiếng mặt trận trong hình dung của dân là nơi có đầu rơi máu chảy, súng
nổ ùng oàng, không phải là nơi điềm tĩnh, ung dung, tự tại, làm chủ, tự
do, nói có người nghe, ý kiến được tôn trọng, dù là ý kiến một người,
không đại diện cho ai cả, vẫn được trọng thị. Cứ cái cách ứng xử vô văn
hóa như hiện nay, thư gởi, kiến nghị đầy tâm huyết của công nông trí
thức vẫn bị phớt lờ ăng lê thì thử hỏi cái mong ước có gì là tâm, là trí
hay chỉ là thủ đoạn chính trị rất nhàm chán?
Bây
giờ Đại hội rồi, bên cạnh cái UBTWMT vừa được gọi là hiệp thương cử ra
đấy, nên chọn ra ba chục người “Sắc sảo và Chân tình”, mời gọi cho được
ba mươi người cũng “Sắc sảo-Chân tình” trong số những người có ý kiến khác,
tức là lập trường khác cộng sản như TBT đã nói tại ĐH này, một nữa ở
ngoài nước một nữa ở trong nước, bốn mươi người khác mời đại biểu các
tôn giáo lớn, và một số nhân sĩ trí thức của đồng bào ít người. Hãy
thành lập một Ủy Ban Liên Minh vì Dân tộc, Dân quyền để bàn cho thực chất những vấn đề cấp thiết và chiến lược của Dân của Nước, cố nhiên của cả đảng CS đang tiếm quyền hiện nay.
Có làm được một Đại Diên Hồng
mới cho Việt Nam hôm nay, gở cho ra manh mối những tắc tị, vấn nạn,
những hư hỏng cũ kỹ mà buộc Hồ chí Minh cũng phải nói ra trong di chúc,
sửa cho được những lỗi lầm của CNXH ảo tưởng, vô minh, của mô hình toàn
trị xa lạ với đạo lý và khát vọng của Dân tộc, thoát vượt cho đặng cái
thòng lọng xâm lăng và nô dịch giặc Tàu, cái Ủy Ban TW mới của “Mặt
Trận” mới chính danh, chính nghĩa vì Dân vì Nước! Đó mới thật sự là
những phản biện có ý nghĩa trong tình hình đát nước hôm nay.
Tôi viết những dòng này tặng cho UBTWMTTQVN mới.
Hà nội ngày thứ hai của Đại hội 27-9-2014
N.K.M
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)
Nợ công của Việt Nam tăng vọt vì các dự án đường sắt
HÀ NỘI (NV) .- Các
dự án đường sắt đô thị ở Việt Nam đều chậm trễ, vốn đầu tư tăng thêm
hàng tỉ Mỹ kim và đó sẽ là lý do khiến mức độ nợ nần của Việt Nam thêm
nặng nề.
Thi công Tuyến metro số 1 Sài Gòn. Các dự án đường sắt chậm trễ làm tăng nhanh nợ công thêm nhiều tỉ đô la. (Hình: TBKTSG) |
Chẳng hạn dự án metro Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội, có chiều dài chỉ
13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở
dang. Nhà thầu Trung Quốc – phía được chọn thiết kế, cung cấp thiết bị -
công nghệ và xây dựng tuyến metro này đã đòi nâng vốn đầu tư từ 553
triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim.
Hoặc dự án Tuyến metro số 1 Sài Gòn, có chiều dài chưa đến 20 cây số, chạy từ chợ Bến thành đến Suối Tiên. Lúc đầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2017, nay đã được cho phép dời thời điểm khánh thành đến 2020. Năm 2007, vốn đầu tư dự trù khoảng 17,000 tỉ đồng. Đến 2009, vốn đầu tư đã được nâng lên thành 47,000 tỉ đồng.
Tương tự, dự án Giai đoạn 1 của Tuyến metro số 2 Sài Gòn, có chiều dài chỉ 11 cây số, chạy từ chợ Bến Thành đến An Sương. Lúc đầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2018, nay cũng được cho phép dời thời điểm khánh thành đến 2020. Năm 2010, vốn đầu tư dự trù khoảng 1.4 tỉ Mỹ kim. Sau đó, vốn đầu tư đã được nâng lên thành 2.1 tỉ Mỹ kim.
Theo báo chí Việt Nam, các tuyến metro 3A, 3B, số 4, số 5, số 6 ở Sài Gòn và các tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, Nam Thăng Long – Tây Hà Nội,… cũng trong tình trạng y hệt như vậy: chậm trễ từ hai đến 5 năm và vốn đầu tư của mỗi dự án tăng thêm hàng tỉ Mỹ kim.
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải CSVN, thú nhận, tình trạng vừa kể là vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án đường sắt đô thị và chưa có nhân sự đủ kiến thức, đủ bản lĩnh để nghiên cứu thấu đáo.
Ông Trần Đức Toàn, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam, cũng thừa nhận, hiểu biết của Việt Nam về đường sắt đô thị rất kém, việc lập các dự án metro, giám sát, thi công,… đều dựa vào quốc gia cho vay tiền thực hiện.
Tuy nhiên, các chuyên gia không tán thành những ý kiến vừa kể. Ông Phan Văn Trường, một kỹ sư từng là Phó Chủ tịch Alsthom Transports của Pháp, cho biết, khi thực hiện các dự án metro, người ta có rất nhiều lý do để điều chỉnh tổng mức đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện. Ví dụ gặp đá, gặp đất lún… Ông Trường cũng cảnh báo, lý do khiến vốn đầu tư các dự án metro tăng vọt còn nằm ở chỗ thay đổi công nghệ. Nếu chủ đầu tư không ‘cứng’ thì vốn đầu tư dễ tăng lên nhiều lần.
Cũng vì vậy, ông Trường khuyến cáo, Việt nam không thể nhún nhường và để phụ thuộc hoàn toàn vào phía cho vay vốn thực hiện các dự án metro. Phía cho vay đã hưởng lợi qua việc doanh nghiệp của họ được ưu tiên thực hiện toàn bộ dự án. Thành ra, Việt Nam phải có sự ràng buộc chặt chẽ cả về chuyển giao công nghệ, lẫn giá cả.
Theo ông Trường, nếu chủ đầu tư có hiểu biết và có bản lĩnh thì tổng vốn đầu tư của một dự án metro không bao giờ tăng quá 10% một năm. Ông trường nhấn mạnh, nếu dự án tăng quá 10% mỗi năm thì điều đó đồng nghĩa với việc “chủ đầu tư quá dễ dãi và chắc chắn có tham nhũng”.
Tổng vốn đầu tư của các dự án metro tại Việt Nam không chỉ tăng quá 10% mà thường là tăng gần gấp đôi hoặc hơn gấp đôi.
(Người Việt)
Hoặc dự án Tuyến metro số 1 Sài Gòn, có chiều dài chưa đến 20 cây số, chạy từ chợ Bến thành đến Suối Tiên. Lúc đầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2017, nay đã được cho phép dời thời điểm khánh thành đến 2020. Năm 2007, vốn đầu tư dự trù khoảng 17,000 tỉ đồng. Đến 2009, vốn đầu tư đã được nâng lên thành 47,000 tỉ đồng.
Tương tự, dự án Giai đoạn 1 của Tuyến metro số 2 Sài Gòn, có chiều dài chỉ 11 cây số, chạy từ chợ Bến Thành đến An Sương. Lúc đầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2018, nay cũng được cho phép dời thời điểm khánh thành đến 2020. Năm 2010, vốn đầu tư dự trù khoảng 1.4 tỉ Mỹ kim. Sau đó, vốn đầu tư đã được nâng lên thành 2.1 tỉ Mỹ kim.
Theo báo chí Việt Nam, các tuyến metro 3A, 3B, số 4, số 5, số 6 ở Sài Gòn và các tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, Nam Thăng Long – Tây Hà Nội,… cũng trong tình trạng y hệt như vậy: chậm trễ từ hai đến 5 năm và vốn đầu tư của mỗi dự án tăng thêm hàng tỉ Mỹ kim.
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải CSVN, thú nhận, tình trạng vừa kể là vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án đường sắt đô thị và chưa có nhân sự đủ kiến thức, đủ bản lĩnh để nghiên cứu thấu đáo.
Ông Trần Đức Toàn, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam, cũng thừa nhận, hiểu biết của Việt Nam về đường sắt đô thị rất kém, việc lập các dự án metro, giám sát, thi công,… đều dựa vào quốc gia cho vay tiền thực hiện.
Tuy nhiên, các chuyên gia không tán thành những ý kiến vừa kể. Ông Phan Văn Trường, một kỹ sư từng là Phó Chủ tịch Alsthom Transports của Pháp, cho biết, khi thực hiện các dự án metro, người ta có rất nhiều lý do để điều chỉnh tổng mức đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện. Ví dụ gặp đá, gặp đất lún… Ông Trường cũng cảnh báo, lý do khiến vốn đầu tư các dự án metro tăng vọt còn nằm ở chỗ thay đổi công nghệ. Nếu chủ đầu tư không ‘cứng’ thì vốn đầu tư dễ tăng lên nhiều lần.
Cũng vì vậy, ông Trường khuyến cáo, Việt nam không thể nhún nhường và để phụ thuộc hoàn toàn vào phía cho vay vốn thực hiện các dự án metro. Phía cho vay đã hưởng lợi qua việc doanh nghiệp của họ được ưu tiên thực hiện toàn bộ dự án. Thành ra, Việt Nam phải có sự ràng buộc chặt chẽ cả về chuyển giao công nghệ, lẫn giá cả.
Theo ông Trường, nếu chủ đầu tư có hiểu biết và có bản lĩnh thì tổng vốn đầu tư của một dự án metro không bao giờ tăng quá 10% một năm. Ông trường nhấn mạnh, nếu dự án tăng quá 10% mỗi năm thì điều đó đồng nghĩa với việc “chủ đầu tư quá dễ dãi và chắc chắn có tham nhũng”.
Tổng vốn đầu tư của các dự án metro tại Việt Nam không chỉ tăng quá 10% mà thường là tăng gần gấp đôi hoặc hơn gấp đôi.
-Thế chiến lược toàn cầu mới
BS Nguyễn Đan Quế – RFA
Trương Nhân Tuấn - Những bài học không bao giờ thuộc
Một cách ngoại lệ, ở Việt Nam, người ta luôn tôn thờ những võ tướng,
nhất là những võ tướng lập chiến công lừng lẫy, đánh thắng giặc ngoại
xâm. Có lẽ do lịch sử, thường xuyên phải lo chống nạn ngoại xâm, những
trang sử VN luôn là những trang sử viết bằng máu. Chúng ta thờ Lý Thường
Kiệt đánh thắng quân Tống với trận Như Nguyệt cùng với bản tuyên ngôn
độc lập « Nam quốc sơn hà ». Chúng ta tôn thờ Trần Hưng Đạo vì có công
đánh thắng giặc Nguyên Mông. Chúng ta tôn thờ Lê Lợi vì có công dánh
giặc Minh. Thờ Nguyễn Huệ vì có công đánh tan quân Thanh và thống nhất
đất nước qua hàng thế kỷ phân tranh Trịnh-Nguyễn... Ta có thể viết hàng
giờ với những vị anh hùng như thế.
Đền thờ danh nhân Panthéon ở Pháp, nơi thờ những người « có công với đất nước Pháp », đều là những nhà tư tưởng, triết gia, nhà văn, nhà khoa học… tức là những người thuộc phái « văn ».
Ta hiểu rằng vấn đề « có công với đất nước » không phải là đánh đông dẹp bắc, mà là làm cho đất nước càng văn minh, càng giàu đẹp hơn.
Vấn đề đánh đông dẹp bắc, công lao của một anh lính quèn hy sinh tại mặt trận so với một danh tướng thì ai hơn ai? Ở VN ta có câu trả lời. Nhưng các nước Tây phương như Mỹ, Pháp, Anh… họ thờ « người anh hùng vô danh » chứ không thờ ông tướng nào hết. Nơi thờ vinh quang nhất của nước Pháp là nơi thờ chiến sĩ vô danh. Nơi đó có ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt.
Công của vị tướng, trước hết là sự hy sinh của người lính chết trận. Người ta ghi ơn, tôn thờ là thờ người lính chết trận chứ không ai thờ ông tướng. Người ta thờ ông tướng chỉ khi nào ông chết trận.
Làm cho đất nước giàu hơn, đẹp hơn, nền văn minh rạng rỡ hơn… là phải nhờ đến những nhà trí thức, triết gia, những thuơng gia, những văn nghệ sĩ, nhà giáo…
Để đào tạo ra những lớp người có khả năng đóng góp cho đất nước như vậy, trước hết đất nước phải được dìu dắt bởi nhà lãnh đạo tài ba, những chính trị gia lỗi lạc, những nhà tư tưởng nồng nàn yêu nước…
Chúng ta không có thói quen tôn thờ những người « cầm viết » mà chỉ tôn thờ những người « cầm súng ».
Người « cầm súng » lãnh đạo thì tâm lý, văn hóa xã hội là tâm lý, văn hóa cầm súng.
Một xã hội sống trong cảnh thanh bình từ 4 thập niên vẫn còn quán tính tôn thờ bạo lực, vẫn còn nặng nề đầu óc « địch ta », là do tâm lý và văn hóa « cầm súng ».
Những người « cầm viết », những người làm việc bằng trí tuệ vì vậy bị gạt qua bên lề xã hội.
Đất nước làm sao tiến bộ?
Lịch sử lặp lại, một ông tướng võ biền (chết một năm sau) được phong thánh. Dưới chân ông tướng này là 4 triệu người Việt đã đổ máu xương.
Với núi xương sông máu đó ông đã xây dựng được cái gì cho nước Việt ?
Một nước Việt độc lập tự do hay một nước Việt đang cô lập trong vũng bùn nghèo hèn và chậm tiến?
Nước Việt mà ông tướng này góp công xây dựng đang là một nước Việt nghèo hèn, một nước Việt mồ côi niềm tin, kiệt quệ tài nguyên, môi trường hủy hoại và lòng người thì ly tán.
Nếu người dân Việt tiếp tục lầm lẫn phen này, thì chắc phải lâu lắm mới thoát ly được vũng lầy tối tăm nghèo đói.
Trương Nhân Tuấn
(FB. Trương Nhân Tuấn)
-Người biểu tình Hong Kong tự vệ ra sao?
BBC
Hàng chục ngàn người đã biểu tình
ngồi hôm Chủ nhật 28/9/2014 bên ngoài khu vực trụ sở chính của chính
quyền Hong Kong để phản đối các quy định hạn chế tự do bầu cử ở vùng
lãnh thổ này.
Nhiều học sinh sinh viên tự trang bị khẩu trang, kính đeo mắt để đối lại với bình xịt hơi cay và xịt tiêu của cảnh sát.
Các trang bị này cùng với nước uống đã được nhiều nhóm sinh viên chuẩn bị từ trước.
Ô, dù cũng được trang bị như một biện pháp phòng chống trước các loại dụng cụ được cảnh sát sử dụng.
Nhiều bạn trẻ mặc cả áo ni-lông để phòng vệ ngay trước giờ cảnh sát Hong Kong ra tay bằng các loại hơi cay, bình xịt.
Biểu tình ngồi hôm Chủ nhật diễn ra sau các cuộc bãi khóa trước đó một tuần của nhiều học sinh, sinh viên tại Hong Kong.
Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông
(TNO) Cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông
đang lớn dần lên, với hàng chục ngàn người xuống đường tuần hành tại
trung tâm đặc khu này sau khi đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và người
biểu tình.
Một góc đặc khu Hồng Kông - Ảnh: Reuters |
Sau đây là 5 điều cần biết về tình hình bất ổn chính trị tại Hồng Kông, theo CNN:
1. Hồng Kông không phải là một thành phố bình thường của Trung Quốc
Nằm ở đông nam Trung Quốc, Hồng Kông là nơi cư ngụ của 7 triệu người. Khi thành phố này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997, một thỏa thuận đã được 2 nước ký kết; trong đó, Trung Quốc cam kết sẽ trao cho Hồng Kông “một quyền tự trị” theo mô hình “một đất nước, hai chế độ”.
Luật Cơ Bản, hay còn gọi là “hiến pháp mini”, của đặc khu này cho phép thành phố được giữ quyền lực về kinh tế và pháp luật, theo CNN.
Tuy nhiên, đặc khu trưởng Hồng Kông lại được bầu ra bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên thân Bắc Kinh.
2. Người dân Hồng Kông đang bất mãn
1. Hồng Kông không phải là một thành phố bình thường của Trung Quốc
Nằm ở đông nam Trung Quốc, Hồng Kông là nơi cư ngụ của 7 triệu người. Khi thành phố này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997, một thỏa thuận đã được 2 nước ký kết; trong đó, Trung Quốc cam kết sẽ trao cho Hồng Kông “một quyền tự trị” theo mô hình “một đất nước, hai chế độ”.
Luật Cơ Bản, hay còn gọi là “hiến pháp mini”, của đặc khu này cho phép thành phố được giữ quyền lực về kinh tế và pháp luật, theo CNN.
Tuy nhiên, đặc khu trưởng Hồng Kông lại được bầu ra bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên thân Bắc Kinh.
2. Người dân Hồng Kông đang bất mãn
Người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền đặc khu hôm 27.9 - Ảnh: Reuters |
CNN cho biết các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ chính quyền đặc
khu của người dân Hồng Kông đang giảm mạnh, còn sự ngờ vực đối với
chính quyền Bắc Kinh thì ở mức cao nhất kể từ khi đặc khu này được
trao trả cho Trung Quốc.
Sự bất mãn, đặc biệt là ở giới trẻ, đang gia tăng bởi cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và việc ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đại lục được miễn thuế ồ ạt tràn vào Hồng Kông để mua sạch mọi thứ, từ căn hộ cho đến sữa bột trẻ em.
Một cuộc khảo sát công bố hôm 21.9 cho thấy cứ 5 người Hồng Kông thì có một người muốn rời khỏi đặc khu.
Đợt biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông bùng phát sau khi Bắc Kinh hồi tháng 8 bác bỏ yêu cầu được tự chọn lãnh đạo cho năm 2017 của người dân đặc khu.
Những người đòi dân chủ đã đáp trả lại sự khước từ của Bắc Kinh bằng lời đe dọa sẽ phong tỏa khu vực trung tâm Hồng Kông, nơi tọa lạc của nhiều ngân hàng lớn và các công ty, bằng một chiến dịch mang tên “Chiếm lĩnh Trung tâm” (Occupy Central).
Những người tham gia biểu tình lần này thuộc đủ mọi thành phần xã hội, bao gồm cả học sinh, sinh viên, giáo sư đại học, lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia tài chính, theo CNN.
Sau nhiều tháng cảnh báo, Occupy Central đã chính thức được phát động vào ngày 28.9, với hàng chục ngàn người bao vây trụ sở chính quyền đặc khu.
3. Không phải ai cũng tham gia biểu tình
Sự bất mãn, đặc biệt là ở giới trẻ, đang gia tăng bởi cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và việc ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đại lục được miễn thuế ồ ạt tràn vào Hồng Kông để mua sạch mọi thứ, từ căn hộ cho đến sữa bột trẻ em.
Một cuộc khảo sát công bố hôm 21.9 cho thấy cứ 5 người Hồng Kông thì có một người muốn rời khỏi đặc khu.
Đợt biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông bùng phát sau khi Bắc Kinh hồi tháng 8 bác bỏ yêu cầu được tự chọn lãnh đạo cho năm 2017 của người dân đặc khu.
Những người đòi dân chủ đã đáp trả lại sự khước từ của Bắc Kinh bằng lời đe dọa sẽ phong tỏa khu vực trung tâm Hồng Kông, nơi tọa lạc của nhiều ngân hàng lớn và các công ty, bằng một chiến dịch mang tên “Chiếm lĩnh Trung tâm” (Occupy Central).
Những người tham gia biểu tình lần này thuộc đủ mọi thành phần xã hội, bao gồm cả học sinh, sinh viên, giáo sư đại học, lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia tài chính, theo CNN.
Sau nhiều tháng cảnh báo, Occupy Central đã chính thức được phát động vào ngày 28.9, với hàng chục ngàn người bao vây trụ sở chính quyền đặc khu.
3. Không phải ai cũng tham gia biểu tình
Một người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông bị cảnh sát lôi đi - Ảnh: Reuters |
Các nhóm thân Bắc Kinh như nhóm “Số đông im lặng vì Hồng Kông” cho
biết người biểu tình đòi dân chủ sẽ “gây nguy hiểm cho Hồng Kông” và
tạo hỗn loạn tại đây.
Các nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình của riêng mình để chống lại phong trào Occupy Central, đồng thời cho đăng các quảng cáo trên truyền thông địa phương để nêu bật sự lo ngại của mình.
Cuộc tuần hành lớn nhất của nhóm thân Bắc Kinh diễn ra vào hôm 17.8, với sự tham dự của hàng ngàn người. Tuy nhiên, đã có thông tin cho rằng những người tham gia đã được trả tiền, CNN cho biết.
Giới doanh nghiệp thì lo sợ các chiến dịch nhằm vào khu trung tâm Hồng Kông sẽ làm tổn hại đến danh tiếng là nơi làm ăn an toàn và ổn định của đặc khu.
4. Bắc Kinh cho rằng người dân Hồng Kông đang “lẫn lộn”
Các nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình của riêng mình để chống lại phong trào Occupy Central, đồng thời cho đăng các quảng cáo trên truyền thông địa phương để nêu bật sự lo ngại của mình.
Cuộc tuần hành lớn nhất của nhóm thân Bắc Kinh diễn ra vào hôm 17.8, với sự tham dự của hàng ngàn người. Tuy nhiên, đã có thông tin cho rằng những người tham gia đã được trả tiền, CNN cho biết.
Giới doanh nghiệp thì lo sợ các chiến dịch nhằm vào khu trung tâm Hồng Kông sẽ làm tổn hại đến danh tiếng là nơi làm ăn an toàn và ổn định của đặc khu.
4. Bắc Kinh cho rằng người dân Hồng Kông đang “lẫn lộn”
Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay vào hàng trăm sinh viên bãi khóa biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông hôm 27.9 - Ảnh: Reuters |
Trong một báo cáo công bố hồi tháng 6, Bắc Kinh cho rằng Hồng Kông
không được hưởng “quyền tự trị hoàn toàn” và người dân tại đây “đang lẫn
lộn hoặc hiểu nhầm” về mô hình “một đất nước, hai chế độ”.
CNN bình luận nhận định nói trên cho thấy Bắc Kinh khó có khả năng điều chỉnh cách thức bầu chọn lãnh đạo tại Hồng Kông.
Trong chuyến thăm Hồng Kông mới đây, ông Lý Phi, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cho rằng việc chọn lọc ứng viên cho chức đặc khu trưởng Hồng Kông là cần thiết để đảm bảo rằng lãnh đạo mới là người “yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông và sẽ bảo vệ chủ quyền an ninh và quyền lợi phát triển của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng đã tìm cách đổ lỗi cho Anh và Mỹ là đã can thiệp vào Hồng Kông, tạo ra phong trào đòi dân chủ.
5. Chính quyền Hồng Kông nói người dân nên chấp nhận nhượng bộ của Bắc Kinh về cách thức bầu cử lãnh đạo
CNN bình luận nhận định nói trên cho thấy Bắc Kinh khó có khả năng điều chỉnh cách thức bầu chọn lãnh đạo tại Hồng Kông.
Trong chuyến thăm Hồng Kông mới đây, ông Lý Phi, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cho rằng việc chọn lọc ứng viên cho chức đặc khu trưởng Hồng Kông là cần thiết để đảm bảo rằng lãnh đạo mới là người “yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông và sẽ bảo vệ chủ quyền an ninh và quyền lợi phát triển của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng đã tìm cách đổ lỗi cho Anh và Mỹ là đã can thiệp vào Hồng Kông, tạo ra phong trào đòi dân chủ.
5. Chính quyền Hồng Kông nói người dân nên chấp nhận nhượng bộ của Bắc Kinh về cách thức bầu cử lãnh đạo
Ông Lý Phi (phải), Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, bước vào cuộc họp với các nhà lập pháp Hồng Kông cùng Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh - Ảnh: Reuters |
Chính quyền đặc khu Hồng Kông tuyên bố người dân nên chấp nhận thỏa thuận về cải cách bầu cử do Bắc Kinh đưa ra.
Quy định mới cho phép cử tri Hồng Kông được chọn đặc khu trưởng trong số các cử tri do ủy ban thân Bắc Kinh đưa ra.
Nhiều người Hồng Kông chỉ trích rằng điều này đồng nghĩa với việc chỉ có ứng viên thân Bắc Kinh xuất hiện trong phiếu bầu.
Quy định mới cho phép cử tri Hồng Kông được chọn đặc khu trưởng trong số các cử tri do ủy ban thân Bắc Kinh đưa ra.
Nhiều người Hồng Kông chỉ trích rằng điều này đồng nghĩa với việc chỉ có ứng viên thân Bắc Kinh xuất hiện trong phiếu bầu.
Hoàng Uy
- Người biểu tình Hong Kong tự vệ ra sao? (BBC) - Người biểu tình Hong Kong trang bị 'vũ khí' biểu tình bằng khẩu trang, kính mắt, ô dù để đối lại bình xịt và hơi cay của cảnh sát.
- Nhóm Al-Nusra đe trả đũa không kích (BBC) - Nhóm ‘Mặt trận al-Nusra’ ở Syria lên án và đe dọa trả đũa không kích của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống Nhà nước Hồi giáo.
- Pháp bầu lại bán phần Thượng viện, cánh tả có thể mất đa số (RFI) - Các đại cử tri Pháp, phần lớn là các đại biểu dân cử như các thị trưởng và các hội đồng thành phố và thị xã, được mời tham gia cuộc bầu lại một nửa Thượng viện Pháp vào hôm nay, 28/09/2014. Tổng cộng sẽ có 179 trên tổng số 348 Thượng nghị sĩ. Cánh tả nắm đa số từ năm 2008 đến nay, được dự báo là có thể thua lần này.
- Philippines tăng cường an ninh chống Abu Sayyaf (RFI) - Manila điều khoảng một ngàn lính đến đảo Sulu, miền nam Philippines, nơi nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf đang bắt giữ hai con tin người Đức.
- Philippines tập trận với Mỹ, mở đối thoại quốc phòng với Singapore (RFI) - Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
- Chương trình Tinh Hoa Nước Việt (RFA) - Chương trình văn nghệ, văn hóa lịch sử mang tên Tinh Hoa Nước Việt được tổ chức thường niên, chủ yếu do các diễn viên trẻ không chuyên gồm các học sinh, sinh viên vùng Hoa Thịnh Đốn biểu diễn.
- Làm sao chấm dứt nạn ngược đãi tù chính trị? (RFA) - Một số tù nhân chính trị tại Việt Nam vừa được trả tự do trong tuần qua. Sau khi ra tù những người này cho biết họ bị đối xử vô cùng khắc nghiệt trong thời gian giam giữ. Hội Cựu tù nhân lương tâm lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tình trạng đó.
- "Các quốc gia cần từ bỏ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" (BaoMoi) - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng LHQ khóa 69 đang diễn ra tại New York.
- Thông điệp của Việt Nam tại phiên Thảo luận cấp cao:
“Tôn trọng luật pháp quốc tế là nền tảng bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững” (BaoMoi) - Từ ngày 24 đến 30/9/2014, tại New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Phiên thảo luận cấp cao Khóa 69 Đại hội đồng LHQ với sự tham dự của 144 Nguyên thủ/Thủ tướng và nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Chiều 27/9, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu, chia sẻ những quan tâm về các vấn đề quốc tế nổi cộm hiện nay, nêu bật thông điệp và đóng góp của Việt Nam đối với giải quyết các vấn đề toàn cầu mà cộng đồng quốc tế đang quan tâm.
- Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông (RFI) - Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
- Học giả quốc tế 'bẻ gãy' luận điệu Biển Đông của TQ (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Nhiều học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chứng minh luận điệu chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là thiếu thuyết phục.
- Tất cả chứng cứ về Hoàng Sa đều do Trung Quốc ngụy tạo sau cuộc xâm lược năm 1974 (BaoMoi) - Bài viết 'South East Asia still no evidence of historical Chinese claims' của Bill Hayton - thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore - đăng trên tờ The Nation đã nêu những lý lẽ bác bỏ hoàn toàn các chứng cứ lịch sử Trung Quốc đưa ra về tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh. Một Thế Giới xin trích dịch cùng bạn đọc...
- Dã tâm lớn của Trung Quốc tại Trường Sa (BaoMoi) - (Toquoc)-Trung Quốc khẩn trương cơi nới Gạc Ma, bồi đắp 5 bãi đá ngầm khác với hàng triệu tấn đá và cát, tạo các đảo nhân tạo, xây dựng tuyến đầu khống chế Biển Đông.
- Cảnh sát giải tán biểu tình ở Hong Kong (BBC) - Mặc dù bị cảnh sát xịt hơi cay, những người biểu tình phản đối áp đặt bầu cử ở Hong Kong không giải tán mà còn 'siết chặt đội ngũ'.
- Hongkong: Cảnh sát bắn hơi cay vào sinh viên biểu tình (RFA) - Vào tối chủ nhật cảnh sát đã bắn hơi cay vào hàng ngàn người biểu tình xung quanh các tòa nhà chính phủ tại Trung tâm Hongkong. Tin cho hay là có nhiều người biểu tình bị thương.
- Chiến dịch chiếm đóng trung tâm Hồng Kông mở màn (RFI) - Cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay giải tán hàng chục ngàn người biểu tình chiếm đóng trụ sở chính quyền. Phong trào dân chủ cương quyết đòi Bắc Kinh nới rộng quyền tự do chính trị của đặc khu kinh tế này. Occupy Central khởi động chiến dịch bất phục tùng dân sự 3 ngày sớm hơn dự kiến.
- Phe biểu tình Hong Kong ra yêu sách (BBC) - Occupy Central phát động chiến dịch phong tỏa khu trung tâm tài chính ở Hong Kong và ra yêu sách với chính quyền.
- Liên minh tấn công nhà máy lọc dầu do ISIS kiểm soát (RFA) - Lực lượng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu tấn công một nhà máy lọc dầu nằm trong lãnh thổ Syria do quân nổi dậy Hồi giáo ISIS kiểm soát.
- Al Qaeda tại Syria dọa trả thù quốc tế tấn công EI (RFI) - Mặt trận Al Nosra, chi nhánh của mạng lưới khủng bố Al Qaeda tại Syria, dọa trả thù các nước tham gia liên minh chống phong trào thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (EI). Tổ chức EI đang reo rắc kinh hoàng tại Irak và Syria.
- Bình Nhưỡng : Liên Hiệp Quốc « nói láo » (RFI) - Trở lại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên từ 15 năm qua, đại diện của Bắc Triều Tiên trong bài phát biểu ngày 27/09/2014 tố cáo Hội Đồng Bảo An là một diễn đàn phao tin thất thiệt và có thái độ thiên vị nghiêm trọng.
- Đoàn VĐV Bắc Hàn ca ngợi lãnh tụ Kim Jong-Un (RFA) - Theo thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn thì hôm thứ bảy các lực sĩ Bắc Hàn đã tập hợp với nhau để ca hát và ngâm thơ ca ngợi lãnh tụ Kim Jong-Un.
- Pháp : Chống thuốc lá bằng bao “không nhãn” (RFI) - Trong cuộc chiến chống nạn ghiền thuốc, Pháp vừa tiến thêm một bước với việc bắt buộc là kể từ nay các bao thuốc lá phải có cùng kích cỡ, hình dáng, màu sắc. Nói cách khác đó là bao thuốc lá” không nhãn”, vì trên đó không có logo cũng như nhãn hiệu của nhà sản xuất. Ngược lại, trên đó sẽ có in nhiều lời cảnh báo về tác hại kinh khủng của thuốc lá. Như vậy bao thuốc lá nhìn bề ngoài sẽ bớt “hấp dẫn” hơn. Cho tới nay, nhiều hãng thuốc lá vẫn sản xuất những bao thuốc lá rất “ bắt mắt” để thu hút thêm khách hàng, nhất là phụ nữ và giới trẻ.
- Lavrov : Cần khởi động lại quan hệ Nga Mỹ (RFI) - Trả lời đài truyền hình Nga Channel 5 ngày 28/09/201, Ngoại trưởng Sergueï Lavrov đánh giá « cần khởi động lại » quan hệ giữa Matxcơva với Washington và quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ đã làm xấu đi bang giao hai nước. Tại Liên Hiệp Quốc ông Lavrov quy trách nhiệm cho Mỹ gây bất ổn tại Ukraina.
- Một trực thăng Thái mất tích khi tham gia cứu hộ ở Miến (RFA) - Các viên chức Miến Điện cho hay là một chiếc máy bay Thái Lan bị mất tích khi đang trên đường tham gia cứu hộ những người leo núi tại Miến Điện.
- Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Tổng thống Erdogan vào hôm qua đã thông báo một sự thay đổi lập trường rõ ràng về việc tham gia liên minh chống lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo, khi ông thừa nhận lực lượng này là một mối đe dọa đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan còn gợi lên khả năng triển khai quân lính ở Syria.
- Núi lửa Nhật Bản Ontake bất ngờ thức giấc : Ít nhất 30 người chết (RFI) - Vào trưa hôm qua, 27/09/2014, núi lửa Ontake nằm giữa tỉnh Nagano và Gifu miền Trung Nhật Bản, đã bất ngờ thức giấc và phun tro bụi, đất đá và hơi nước lên không trung và ra vùng phụ cận. Trong số hàng trăm người đang leo núi để du ngoạn, một số đã chạy xuống được an toàn, nhưng nhiều người khác đã phải tìm nơi trú ẩn trong những nhà nghỉ gần đỉnh núi. Khoảng 30 ca tử vong đã được ghi nhận.
- Bài 31 : Tiếp thị (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh : "Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
- Chuyện iPhone 6 ở Trung Quốc (RFA) - Người hâm mộ hãng điện thoại có hình quả táo ở Trung Quốc đã làm cho giới buôn lậu tổ chức đưa iPhone 6 vào nước này.
- Mỹ không kích giết chết 4 phiến quân ở tây bắc Pakistan (VOA) - Một vụ không kích của Mỹ giết chết 4 phiến quân trong vùng bộ tộc ở tây bắc Pakistan, giữa lúc không quân Pakistan thực hiện những oanh kích khác gần biên giới Afghanistan
- Vận động viên Kenya Kimetto lập kỷ lục tại marathon Berlin (VOA) - Vận động viên chạy đường dài Dennis Kimetto của Kenya đã lập kỷ lục thế giới tại cuộc thi marathon ở Berlin
- Somalia treo giải thưởng 2 triệu đôla để giết thủ lĩnh al-Shabab (VOA) - Somalia vừa loan báo giải thưởng 2 triệu đô la để hạ sát tân thủ lãnh al-Shabab, ông Ahmed Omar Abu Ubeyd
- Phiến quân ở Yemen ký thỏa thuận hòa bình (VOA) - Nhóm phiến quân của người Hồi giáo Shia ở Yemen đã ký một thỏa thuận an ninh hôm thứ bảy, qui định việc giải giới và rút khỏi những khu vực mà họ chiếm trong vài tháng qua
- TT Obama: Khuynh hướng không tin cậy cảnh sát 'gặm mòn' nước Mỹ (VOA) - Phát biểu tại dạ tiệc của Khối Các Nhà Lập Pháp Da Đen, ông Obama nói rằng sự gặm mòn đó ảnh hưởng đến những cộng đồng cần tới các cơ quan chấp hành pháp luật nhiều nhất
- Nhân viên cảnh sát bị bắn ở Ferguson (VOA) - Các giới chức ở thành phố Ferguson có nhiều căng thẳng ở tiểu bang Missouri của Mỹ cho biết một cảnh sát viên bị bắn trúng tay hôm thứ bảy
- Trung Quốc toan tính đưa tàu cá 200.000 tấn ra Trường Sa (BaoMoi) - (VTC News) - Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa tàu chứa cá cỡ lớn ra vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (BaoMoi) - Chính phủ nói về ảnh hưởng của tình hình biển Đông đến xuất nhập khẩu...
- Mã Anh Cửu: Trung Quốc không nên khinh suất áp đặt ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Đã có kinh nghiệm ở Hoa Đông, Mã Anh Cửu hy vọng Trung Quốc đã không tiếp tục tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông.
- Trung Quốc âm mưu gì khi đưa “công xưởng” chế biến cá “khủng” đến Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ Nhật báo Khoa học Trung Quốc vừa đưa tin, Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống trọng tải 200.000 tấn đến khu vực Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- ASEAN kêu gọi kiềm chế trong vấn đề biển Đông (BaoMoi) - TP - Tại các cuộc họp ngày 26/9 ở Mỹ, hầu hết các ngoại trưởng ASEAN bày tỏ lo ngại về căng thẳng vừa qua trên biển Đông; kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.
- Trung Quốc lên kế hoạch đưa tàu hậu cần tới Trường Sa (BaoMoi) - TP - Trung Quốc đang lập kế hoạch đưa một tàu hậu cần đa mục đích tới vùng nước quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, China Science Daily (Nhật báo Khoa học Trung Quốc) đưa tin.
- Vương Nghị: Giải quyết tranh chấp QT bằng luật pháp, trừ Biển Đông?! (BaoMoi) - (GDVN) - Kêu gọi cộng đồng quốc tế tuân thủ luật pháp quốc tế, Bắc Kinh trước tiên hãy ngừng các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
- Dấu tích những trận thủy chiến bảo vệ và thực thi chủ quyền (BaoMoi) - Như Thể thao & Văn hóa đã đưa tin trong hai số báo gần đây, những phát hiện khảo cổ mới nhất đã củng cố thêm cho sự hiện diện sớm và liên tục của người Việt tại Biển Đông. Đó không chỉ là tuyến giao thương quan trọng trong lịch sử hàng hải thế giới mà còn nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt chống giặc phương Bắc.
- Thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo Quê hương (BaoMoi) - ANTĐ - Các chú bộ đội Hải quân kính mến!
- Mưu đồ xây dựng trại cá di động trên biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Trang tin Want China Times (lãnh thổ Đài Loan) ngày 27-9 dẫn nguồn từ Nhật Báo Khoa Học Trung Quốc cho biết Viện Hàn lâm khoa học thủy sản Trung Quốc đã dự tính mua một tàu chở dầu 200.000 tấn và hoán cải thành tàu nuôi cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét