- Trung Quốc 'kiểm duyệt' tin Hong Kong (BBC) - Mạng Instagram có vẻ bị chặn ở Trung Quốc, trong khi nhiều post trên Weibo liên quan đến biểu tình Hong Kong bị xóa.
- Báo chí Trung Quốc tấn công phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI) - Trước sự sôi sục của phong trào dân chủ tại Hồng Kông, hôm nay 29/09/2014, báo chí chính thức tại Trung Quốc lục địa gần như đồng thanh lên án gay gắt lãnh đạo biểu tình đòi bầu cử tự do là những « kẻ cực đoan chính trị ». Các thông tin liên quan đến biến động tại Hồng Kông bị kiểm duyệt chặt.
- Biểu tình lớn ở Hong Kong (BBC) - Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ vẫn còn trụ lại trên đường phố Hong Kong bất chấp hơi cay của cảnh sát và phớt lờ lời kêu gọi hãy về nhà của chính quyền.
- Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam? (RFA) - Cuộc cách mạng đòi dân chủ đang sôi sục ở Hong Kong nhanh chóng truyền cảm hứng cho giới hoạt động ở Việt Nam.
- Kharkiv hạ bệ tượng Lê-nin (RFI) - Bức tượng lớn nhất của lãnh tụ cách mạng Nga, Lê-nin còn tồn tại ở Ukraina đã bị hạ bệ sáng nay. Thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraina muốn xóa bỏ tất cả những vết tích gợi lại ảnh hưởng của Matxcơva.
- Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin (BBC) - Ý kiến từ Hungary nhìn vào di sản của Lenin và lý do vì sao tượng của ông bị kéo đổ liên tiếp.
- Kinh tế VN 'tiếp tục phục hồi' (BBC) - Chính phủ Việt Nam nói tăng trưởng GDP 9 tháng ước đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ hai năm trước.
- Suy nghĩ nhân Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN đang họp (RFA) - Chúng ta hãy mở đầu cho “Thời cơ vàng” này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ tập trung, lấy Dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm 1945 -1946.
- Từ chuyện sinh viên Hong Kong đến cuốn phim lịch sử VN (RFA) - Kết quả của việc tuyên truyền và những cuốn sách giáo khoa mang tính tuyên truyền giữa thời đại Internet đôi khi có tác dụng ngược lại những điều mà nhà nước của đảng mong muốn.
- Đan Mạch đãi ngộ chiến binh thánh chiến hối cải trở về (RFI) - Trong khi các nước Châu Âu khác đang tìm biện pháp cứng rắn nhất để chống làn sóng thánh chiến nước ngoài, Đan Mạch chọn phương pháp nhẹ nhàng hơn. Chính phủ đất nước Bắc Âu này chủ trương sẵn sàng đón nhận những kiều dân đã tham gia thánh chiến nhưng nay đã ăn năn hối cải muốn trở về. Những chiến binh thánh chiến lầm lạc trở về Đan Mạch được trợ giúp tái hòa nhập vào xã hội mà không bị xử lý pháp luật.
- Bầu cử Thượng viện Pháp : thắng lợi của cánh hữu (RFI) - Cánh hữu giành thắng lợi tại Thượng viện trong cuộc bầu cử bán phần ngày 28/09/2014. Lần đầu tiên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia FN giành được hai ghế. Đây là cuộc thất bại thứ ba liên tiếp trong vòng 6 tháng của cánh tả cầm quyền.
- Người Nhật bị bắt cóc: Bắc Triều Tiên chưa có thêm bằng chứng (RFI) - Trong cuộc họp tại Thẩm Dương, Trung Quốc, Tokyo đòi Bình Nhưỡng nhanh chóng thông báo kết quả điều tra về số phận hơn một chục công dân Nhật bị bắt cóc vào những năm 1970-1980. Năm 2002 Bắc Triều Tiên nhìn nhận đã bắt giữ hơn một chục người Nhật. Những người này có nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên muốn sang Nhật Bản hoạt động.
- Bầu cử tổng thống Brazil : hai bà giành một chiếc ghế (RFI) - Ngày 05/10/2014 hơn 142 triệu cử tri Brazil sẽ bầu lại 27 thống đốc các bang, 513 đại biểu Quốc hội, trên 1.000 dân biểu cấp vùng và 1/3 Thượng viện. Nhưng quan trọng hơn cả là cử tri Brazil sẽ chọn ai làm tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới ? Các thăm dò dư luận cho thấy hai người có nhiều triển vọng lọt vào vòng nhì là tổng thống mãn nhiệm Dilma Roussef của cánh tả và nữ ứng cử viên của đảng Xanh là bà Marina Silva.
- Obama: "Mỹ đã đánh giá thấp tổ chức Nhà nước Hồi giáo" (RFI) - Hôm qua, 28/09/2014, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận nước Mỹ đã đánh giá thấp mối đe dọa của lực lượng mang tên Nhà nước Hồi giáo (EI) tại Syria. Trong khi đó liên quân chống thánh chiến tiếp tục tấn công phá hủy các cơ sở dầu mỏ, nguồn thu tài chính của quân thánh chiến tại Syria.
- California có luật 'sex ở đại học' (BBC) - California trở thành tiểu bang đầu tiên tại Mỹ yêu cầu sinh viên ở các đại học công phải đồng ý rõ ràng trước khi quan hệ tình dục.
- California ban hành luật ngăn chặn nạn cưỡng hiếp trong trường đại học (VOA) - Thống đốc bang California ký ban hành luật hôm Chủ nhật. Những người ủng hộ nói luật này sẽ làm thay đổi nhận thức của sinh viên về điều gì có nghĩa là sự đồng tình
- Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế (VOA) - Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã được đáp lại phần lớn bằng sự im lặng của các chính phủ nước ngoài, gây thất vọng cho người tổ chức biểu tình
- Bác tin Bắc Kinh sẽ trấn áp biểu tình (BBC) - Lãnh đạo Hong Kong nói tin đồn Bắc Kinh điều quân trấn áp biểu tình là ‘không đúng’ trong lúc biểu tình lan rộng.
- Sinh viên HK 'lý tưởng mà không ảo tưởng' (BBC) - Ý kiến từ Hong Kong cho rằng sinh viên ở đây hoạt động chính trị từ sớm và tràn đầy lý tưởng, nhưng không ảo tưởng trước thực tế.
- Người Khmer Krom sắp biểu tình chống VN (BBC) - Người Khmer Krom sắp biểu tình nhiều ngày ở Phnom Penh, đưa thỉnh nguyện thư cáo buộc ‘Việt Nam lấy đất Campuchia’.
- Hong Kong tiếp tục biểu tình (BBC) - Hàng chục ngàn người thuộc phong trào Chiếm khu trung tâm tiếp tục biểu tình, bất chấp cảnh báo của chính quyền.
- Tổng thống Đài Loan ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI) - Tổng thống Mã Anh Cửu « rất quan ngại » trước các diễn biến ở Hồng Kông và kêu gọi Bắc Kinh lắng nghe nguyện vọng dân chủ của người dân. Đài Bắc theo dõi sát các cuộc biểu tình ở Hồng Kông do Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan theo quy chế « một đất nước hai chế độ ».
- Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông (VOA) - Hàng ngàn người Đài Loan đã xuống đường biểu tình để bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông
- Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì? (BBC) - 10 điều ông Tập Cận Bình có thể nghĩ trước tình hình căng thẳng do các cuộc biểu tình tại Hong Kong.
- « Cách mạng ô dù » Hồng Kông thách thức chính quyền Bắc Kinh (RFI)
- Hàng ngàn người dân Hồng Kông hôm nay, 29/09/2014, tiếp tục biểu
tình, thách thức chính quyền, sau một đêm đối mặt với cảnh sát chống bạo
động. Đối phó với lựu đạn hơi cay và bột tiêu của cảnh sát, giới sinh
viên chỉ có một vũ khí duy nhất là những chiếc ô và từ nay, vật dụng này
đã trở thành biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng
Kông.
Thành ngữ « cách mạng ô dù » đang được lan truyền rộng rãi và thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thậm chí, một dải băng mang dòng chữ này còn được gắn trên hàng rào cố thủ của sinh viên biểu tình ngay trước một trạm tàu điện ngầm ở Hồng Kông.
- Thời trang cao cấp “Made in China” vẫn cần kỹ thuật Ý (RFI) - Tên tuổi các nhà thiết kế lớn Trung Quốc đang dần được biết đến trong lãnh vực thời trang cao cấp. Nhưng để có thể phát triển mạnh hơn nữa như các đàn anh đàn chị trong giới, Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào kỹ nghệ của Ý.
- Tân tổng thống Afghanistan tuyên thệ nhậm chức (RFI) - Lịch sử Afghanistan đang lật qua trang mới với việc ông Ashraf Ghani chính thức nhậm chức tổng thống trong một buổi lễ long trọng hôm nay 29/09/2014 tại Kaboul. Kinh tế gia Ashraf Ghani lên kế nhiệm tổng thống Hamid Karzai, lãnh đạo Afghanistan từ khi Taliban bị đánh đổ năm 2001. An ninh được thắt chặt tại thủ đô Kaboul, tuy vậy ngày nhậm chức của tân tổng thống vẫn bị phủ màu tang tóc bởi một vụ đánh bom tự sát nổ ra sáng nay gần sân bay Kaboul làm 4 người chết.
- Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối « cam thối » của Hoa lục (RFI) - Dân chủ Hồng Kông thách thức Bắc Kinh, Liên minh chống thánh chiến cực đoan mở rộng, Ấn Độ khẩn cấp cải thiện quan hệ với Mỹ là những hồ sơ quốc tế được báo chí Pháp tường thuật rộng rãi bên cạnh các chủ đề chính trị, kinh tế quốc nội như đảng Xã Hội Pháp mất đa số tại Thượng Viện, tại sao phi công Air France đầu hàng ? Hàng không dân dụng Pháp bị thiệt hại nặng sau cuộc đình công hai tuần.
- Núi lửa Ontake tại Nhật phun trào, gần 50 người thiệt mạng (RFI) - Reuters, trích từ thống kê chưa đầy đủ của chính quyền Nhật ngày hôm nay 29/09/2014, cho biết đã xác định ít nhất 10 người chết thêm vào con số 36 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng trong vụ núi lửa Ontake bất ngờ hoạt động trở lại hôm 27/9. Trong khi đó chiến dịch cứu hộ chiều nay đã phải tạm ngừng.
- Thủ tướng Ấn Độ chính thức công du Hoa Kỳ. (RFI) - Kinh tế và chiến lược chống khủng bố là trọng tâm của chuyến công du nước Mỹ đầu tiên kể từ khi ông Narendra lên cầm quyền. Tối nay tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Ấn tại Nhà Trắng. Đôi bên chính thức làm việc vào ngày mai 30/09/2014. Washington và New Delhi cùng muốn thắt chặt quan hệ vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị rút lui khỏi Afghanistan.
- Giáo sĩ Hồi giáo bị sát hại, án tử hình cho 2 người Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 29/9/2014, loan tin tư pháp Trung Quốc vừa tuyên án tử hình và một án chung thân trong vụ án sát hại một giáo sĩ Hồi giáo tại Kashgar, Tân Cương hồi tháng 7 vừa qua.
- Mỹ - Philippines tập trận chung (RFI) - Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận chung gần vùng Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng ở Đông Nam Á. Đôi bên huy động hàng ngàn binh sĩ tham gia cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014.
- Malaysia bắt giữ 22 ngư dân và 2 tàu đánh cá Việt Nam (RFI) - Theo báo Malaysia The Sundaily, ngày 28/09/2014, cơ quan thực thi pháp luật biển, ở quận 10 duyên hải Tok Bali cho biết đã bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam và hai tàu đánh cá xa bờ vì đã xâm nhập vào hải phận Malaysia, ở Biển Đông.
- Thủ tướng Abe lại đề nghị họp thượng đỉnh Nhật Trung (RFI) - « Nhật Bản và Trung Quốc là một cặp đôi không thể tách rời ». Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố như trên và một lần nữa Tokyo tìm cách cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
- Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người Việt ăn ít muối (RFA) - Nhân ngày tim mạch thế giới 29 tháng 9 hàng năm, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông cáo báo chí kêu gọi người Việt nên giảm lượng muối ăn hàng ngày để giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch.
- Mỹ để lại 10,000 lính hỗ trợ cho quân đội Afghanistan (RFA) - Tân chính phủ Afghanistan và đại diện của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ký bản thỏa hiệp chấp thuận cho một lực lượng khoảng 10,000 binh sĩ Mỹ ở lại Kabul sau ngày tất cả binh sĩ quốc tế rời khỏi Afghanistan, tức sau ngày 31 tháng 12 năm nay.
- Trung Quốc tử hình 2 người vì giết giáo sĩ Hồi giáo thân Bắc Kinh (RFA) - Tờ báo mạng Thiên Sơn Nét của Trung Quốc cho biết tòa Tân Cương mới tuyên án tử hình 2 người Uighurs về tội giết chết một giáo sĩ Hồi Giáo thân chính quyền.
- Phillipines nóng lòng khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong (RFA) - Chủ Tịch Tập Đoàn Dầu Khí Philippines cho hay sẽ đơn phương thực hiện những cuộc thăm dò tìm dầu khí ở Bãi Cỏ Rong, không thể tiếp tục chờ đợi câu trả lời từ Trung Quốc là có muốn hợp tác chung hay không.
- Trung Quốc có thể sẽ xây nhà máy điện hạt nhân nổi (RFA) - Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tầu Trung Quốc đã được chính phủ chỉ định để nghiên cứu và xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên, nhằm cung cấp năng lượng cho các cơ sở của Trung Quốc tại Biển Đông.
- Sinh viên Hong Kong tiếp tục biểu tình đòi dân chủ (RFA) - Bất chấp phản ứng mạnh mẽ đến từ chính quyền và cảnh sát, học sinh, sinh viên đặc khu Hong Kong tiếp tục biểu tình đòi tự do dân chủ.
- Trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (RFA) - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vào đầu tháng 10 này sẽ gặp người tương nhiệm Hoa Kỳ, John Kerry tại Washington DC.
- Tảo mộ tại nghĩa trang quốc gia Arlington (RFA) - Hôm 28 tháng 9, Hội quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt phối hợp cùng với các hội đoàn của cộng đồng người Việt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và các vùng phụ cận đã có một buổi lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại nghĩa trang quốc gia Arlington, Washington DC.
- Thủ tướng Israel: Iran nguy hiểm hơn nhóm Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Ông Netanyahu nói, "Họ rõ ràng không hiểu rằng ISIS và Hamas là những nhánh mọc ra từ cùng một cây độc hại” .
- Bỉ bắt đầu xét xử hàng chục kẻ khủng bố (VOA) - Nhóm Sharia4Belgium nhồi sọ những thanh niên Hồi giáo bằng mạng xã hội và những bài viết, và đưa họ tới Syria để chiến đấu
- Công tố viên LHQ yêu cầu tuyên án tù chung thân Karadzic (VOA) - Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ ở The Hague đã bắt đầu phần biện luận sau cùng trong phiên tòa xét xử của cựu lãnh đạo người Bosnia gốc Serbia, Radovan Karadzic
- Tân Tổng thống Afghanistan nhậm chức, kêu gọi chấm dứt chiến tranh (VOA) - Trong bài diễn văn nhậm chức ông Ghani kêu gọi phe Taliban và các nhóm nổi dậy khác ngồi vào bàn đàm phán chính trị, và nói rằng người dân Afghanistan đã chán ngán chiến tranh
- Mỹ không kích thêm các mục tiêu của IS ở Syria (VOA) - Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria cho biết các cuộc không kích của Mỹ đã đánh trúng các địa điểm của Nhà nước Hồi giáo tại ít nhất 2 tỉnh ở Syria
- Một nhà ngoại giao Tây Ban Nha bị đâm chết ở Sudan (VOA) - Một nhà ngoại giao Tây Ban Nha được phát hiện bị đâm chết tại nhà ở thủ đô Khartoum của Sudan
- Dân quân người Kurd, IS đụng độ dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (VOA) - Giao tranh giữa các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS và các dân quân người Kurd vẫn tiếp diễn ở miền bắc Syria
- Việt Nam phóng thích 2 tù nhân lương tâm (VOA) - Việt Nam vừa phóng thích trước thời hạn 2 tù nhân lương tâm giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP
- Chuyên gia bi quan về triển vọng đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên (VOA) - Đặc sứ Hoa Kỳ về Chính sách Bắc Triều Tiên Glen Davies đi Châu Á trong tuần này để dự các cuộc họp tại Bắc Minh, Seoul và Tokyo
- 12 người thiệt mạng tại miền đông Ukraine (VOA) - 12 người thiệt mạng ở miền đông Ukraine, nơi cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phe ly khai thân Nga tiếp diễn
- Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam (VOA) - Nhà chức trách Malaysia đã bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam và tịch thu 2 tàu cá đánh bắt nước sâu với cáo buộc xâm phạm hải phận của Malaysia ở Biển Đông
- Các tổ chức ở Indonesia nộp đơn kiện chống luật bầu cử mới (VOA) - Quốc hội Indonesia mới đây đã thông qua một luật mới để hủy bỏ các cuộc bầu cử trực tiếp để bầu ra các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương
- Thủ tướng Ấn Độ sẽ gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc (VOA) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc. Sự kiện này được mô tả là nỗ lực của hai nước để xây dựng một liên minh chiến lược mới
- Ra Hoàng Sa, Trường Sa, nhà báo nghĩ gì? (BaoMoi) - "Chúng tôi thường xuyên đối mặt với say sóng, đối mặt tàu Trung Quốc điên cuồng bắn vòi rồng, đâm va. Chứng kiến những hành động này, tôi uất nghẹn"- PV Đắc Thành (Báo Nông nghiệp VN) chia sẻ.
- 3.500 lính Mỹ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (BaoMoi) - Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tấn công giữa Mỹ và Philippines trên Biển Đông.
- Dự báo thời tiết hôm nay 30/9: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước (BaoMoi) - Dự báo thời tiết hôm nay 30/9 cho biết, thời tiết mưa dông diễn ra nhiều nơi trên cả nước.
- 4.700 quân Mỹ và Philippines tập trận gần biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Trang tin Rappler (Philippines) đưa tin ngày 29-9, 3.500 binh sĩ Mỹ và 1.200 binh sĩ Philippines đã tham gia cuộc tập trận hải quân và không quân mang tên Phiblex kéo dài 12 ngày tại hai địa điểm ở đảo Palawan và đảo Luzon (Philippines), cách bãi cạn Scarborough 160 km.
- Indonesia bố trí máy bay phòng thủ trên biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Báo Jarkata Post (Indonesia) ngày 29-9 đưa tin Indonesia đã chuẩn bị bố trí một phi đội máy bay thế hệ mới nhất F-16 C/D tại Pekanbaru thuộc tỉnh đảo Riau (phía Nam biển Đông) và một phi đội trực thăng Apache gần biển Đông.
- Mỹ, Philippines tập trận chung (BaoMoi) - Ngày 29.9, gần 5.000 binh sĩ Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ chung mang tên Philblex kéo dài 11 ngày trên biển Đông.
- Biển Đông: Kinh nghiệm 100 năm cho Việt Nam (BaoMoi) - Trong hơn 100 năm qua, giải quyết tranh chấp trên biển hay trên đất liền bằng pháp luật quốc tế là phương cách được nhiều nước ở phương Tây và ở phương Đông thực hiện.
- Indonesia lập 2 phi đội bảo vệ mỏ khí đốt (BaoMoi) - (NLĐO) – Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quân sự ở biển Đông, Indonesia chuẩn bị thành lập một phi đội máy bay chiến đấu F16 và một phi đội trực thăng Apache .
- Các nước lớn xoay trục sang châu Á-TBD để kiềm chế nhau (tiếp theo) (BaoMoi) - Sau Mỹ phải nói đến sự “xoay trục” hay bành trướng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Vốn là một nước nằm ở khu vực này, lâu nay Trung Quốc đã muốn vươn lên trước hết là làm chủ châu Á với khẩu hiệu “châu Á phải thuộc về người châu Á”.
- Mỹ và Philippines tập trận đánh chiếm bờ biển gần Biển Đông (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Hàng nghìn binh sĩ Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung hàng năm ngày 29/9 gần vùng tranh chấp trên Biển Đông.
- Q.6, TP.HCM: Trao 100 suất học bổng cho HS nghèo hiếu học (BaoMoi) - PN - Sáng 28/9, nhân kỷ niệm 6 năm Ngày khuyến học Việt Nam, Công ty TNHH nhựa Long Thành (Long Thanh Plastic) đã trao tặng 100 triệu đồng cho Hội Khuyến học Q.6, TP.HCM, dành tặng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Q.6 đang theo học ĐH-CĐ và THPT.
- Trung Quốc tập trận 'tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột' (BaoMoi) - (TNO) Quân khu Quảng Châu vào hôm 27.9 đã phát động một cuộc tập trận phòng không chống không kích nhằm vào Quảng Châu và một số thành phố lớn ở miền nam Trung Quốc trong tình huống tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột.
- Mỹ bỏ cấm vận vũ khí là gửi tín hiệu cảnh báo Trung Quốc (BaoMoi) - (Tin Nóng) Theo giáo sư Tom Pepinsky chuyên về khoa học chính quyền, đại học Cornell (Mỹ), việc Mỹ xem xét bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một tín hiệu gửi đến Trung Quốc về phản ứng của Mỹ trước các hành động hung hăng trên Biển Đông.
- Philippines - Mỹ: Bắt đầu tập trận ở Biển Đông (BaoMoi) - (CAO) Hàng ngàn binh sĩ Philippines và Mỹ hôm thứ hai bắt đầu tập trận hàng năm gần vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông, thử nghiệm tính sẵn sàng của hai đồng minh an ninh lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam Á trong phản ứng với mọi tình huống khẩn cấp.
- Mỹ - Philippines khởi động tập trận đổ bộ trên Biển Đông (BaoMoi) - Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận thường niên trên Biển Đông hôm 29/9.
- Philippines, Mỹ bắt đầu tập trận chung (BaoMoi) - (HNMO) – Hôm nay, 29/9, hàng nghìn binh sĩ Philippines và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận thường niên gần vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
- Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Chính quyền Indonesia đang chuẩn bị lập phi đội chiến đấu cơ F-16 và phi đội trực thăng tấn công Apache nhằm tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông.
- Tập trận Philippines-Mỹ ở Biển Đông (BaoMoi) - PNO – Ngày 29/9, hàng ngàn binh sĩ Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận hàng năm gần vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nhằm kiểm tra sự ứng phó của hai đồng minh lâu năm về an ninh trong tình huống khẩn cấp.
- Khách quốc tế đến Việt Nam vượt con số 6 triệu (BaoMoi) - (Toquoc)- Trong 9 tháng qua, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhiều diễn biến không thuận lợi cho ngành du lịch nhưng tổng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt 6.062.090 lượt, tăng 10,42 % so với cùng kỳ năm 2013.
- Trung Quốc biến tàu chở dầu thành tàu cá "khủng" triển khai xuống biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Trung Quốc đang có kế hoạch biến một tàu chở dầu 200.000 tấn thành một tàu cá cỡ lớn để triển khai tới bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tờ China Science Daily tiết lộ.
- 5.000 lính Philippines-Mỹ tập trận gần vùng tranh chấp ở Biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Cuộc tập trận chung quy mô của lực lượng Philippines-Mỹ bắt đầu hôm thứ Hai gần Biển Đông, sát cạnh khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines, như tin đưa của AFP.
- Trung Quốc tiến hành xây cơ sở hạt nhân tại biển Đông (BaoMoi) - Để đáp ứng nhu cầu khát năng lượng, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi và dự định triển khai thí điểm ở Biển Đông. Đây là hành động đáng lo ngại đến tình hình môi trường trong khu vực.
- Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi cung cấp cho biển Đông? (BaoMoi) - (TNO) Viện Nghiên cứu 719 của Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đã được chỉ định để thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của nước này tại tỉnh miền trung Hồ Bắc.
- Hồng Kông có thể thành Thiên An Môn thứ hai (BaoMoi) - Cuộc biểu tình của sinh viên và học sinh Hồng Kông đòi dân chủ đang khiến cả thế giới quan tâm. Ông Richard Broinowski, cựu đại sứ Úc tại Việt Nam và Hàn Quốc có sự hiểu biết rộng rãi về tình hình châu Á, đã đưa ra ý kiến phân tích trên trang News của Úc.
- Trung Quốc sắp xây trạm nổi điện hạt nhân trên biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi ở tỉnh Hà Bắc nhằm cung cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc trên biển Đông.
- TQ ngang nhiên tính đưa 'nhà máy cá' ra Trường Sa (BaoMoi) - Thông tin do trang điện tử Ecns.cn phiên bản tiếng Anh của tờ China News dẫn từ Nhật báo Khoa học TQ.
- Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông? (BaoMoi) - (PLO)- Nhiều khả năng Trung Quốc có đủ điều kiện để phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển Đông.
- Philippines hiện thực hóa tuyên bố về tranh chấp Biển Đông? (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Sau khi tuyên bố không ngại xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines liên tiếp tiến hành tập trận quy mô lớn với Mỹ tại vùng biển này.
- Nga giúp Trung Quốc xây nhà máy ĐHN trên biển (BaoMoi) - (Khoa học) - Một nhà máy điện hạt nhân nổi dự kiến sẽ được xây dựng ở tỉnh Hà Bắc nhằm cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông.
- Mỹ - Philippines tập trận chung gần Biển Đông (BaoMoi) - Hàng nghìn binh sĩ hải quân cùng lính thủy đánh bộ của Mỹ và Philippines hôm nay bắt đầu cuộc tập trận thường niên nhằm tăng cường khả năng tác chiến và an ninh hàng hải.
Tình Thế Đột Biến Ở Hồng Kông, Bắc Kinh Lo Sợ Sự Kiện 4-6 Tái Diễn
Hoạt động bỏ học đòi tranh cử của học sinh Hồng Kông ngày càng diễn ra
kịch liệt, tình thế tương đối hòa bình trước đây bỗng đột ngột trở nên
căng thẳng sau đêm hôm qua! Một số đông học sinh bao vây trụ sở chính
phủ Hồng Kông đã tiến vào quảng trường Công Dân, gây ra một cuộc bạo
động kịch liệt với cảnh sát, rất nhiều người đã bị bắt. Tình hình căng
thẳng đột biến ở Hồng Kông đã gây ra nỗi lo sợ bị giải thể của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các phương tiện truyền thông báo cáo rằng
ĐCSTQ đã ban hành một nguyên tắc gồm 6 chữ “không thỏa hiệp, không đổ
máu,”, điều này cho thấy dưới áp lực mạnh mẽ của ý kiến nhân dân ĐCSTQ
đã phải xuống nước và trở nên mềm mỏng hơn.
BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).
Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.
Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.
Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.
Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.
Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.
Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.
Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.
Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.
Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.
Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.
Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.
30 Tháng Chín, 2014BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).
Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.
Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.
Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.
Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.
Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.
Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.
Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.
Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.
Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.
Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.
Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.
(Epoch Times Staff)
Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính
quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa
phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô
sản.
Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt,
cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá
bát'...
Đọc những bình luận đó, có thể liên tưởng tới những vần thơ “bất hủ” của
Tố Hữu thời 1953, khi ông ta cùng các đồng chí khóc Stalin trong thi
phẩm 'Đời đời nhớ Ông'.
Đối với một kẻ xa lạ, ở một đất nước mà khi đó có lẽ đại đa số dân Việt
chưa biết là ở đâu, chưa thấy có mối liên hệ hay công trạng gì với Việt
Nam, nhưng nhà thơ lại rưng rưng:
“Yêu biết mấy khi con học nói - Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”.
Để rồi trong cả 'bài thơ', thi sĩ nhiều khi òa lên một cách hết sức vô duyên:
“Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! - Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? -
Thương cha, thương mẹ, thương chồng - Thương mình thương một, thương Ông
thương mười...”. Và đặt vào miệng con trẻ những lời hết sức “chối”:
“Con còn bé dại con ơi - Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!”.
'Sùng bái lãnh tụ'
Tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ một cách mù quáng, vô độ, phổ biến trong thế
giới cộng sản xưa, đã bị chính các đảng cộng sản bài trừ từ vài chục
năm nay, coi đó là cội nguồn của những thảm họa dân tộc.
Chỉ cần đọc lại bản báo cáo mật của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev
đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 vào cuối tháng 2-1956,
là đủ thấy những hậu quả khôn lường của nó.
Dầu sao đi nữa, không thể không đặt câu hỏi: Stalin trên cương vị một
trong những đao phủ lớn nhất của lịch sử loài người tất nhiên là đáng
lên án, nhưng phải chăng chỉ ông ta mới 'đáng trách'?
Phải chăng ông là cội nguồn của tất cả những tội ác, mà sau này, một sử
gia của Pháp đã nhận định rằng, đau đớn thay, đó là tội ác của một nhà
nước nhằm vào và chống lại nhân dân của chính mình?
Câu trả lời là Không.
Bởi lẽ, Stalin đã tiếp thu và tất nhiên, có nâng cao tất cả những tệ hại
nhất của người thầy Lenin - như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai
cấp, thanh trừng và khủng bố, đàn áp tôn giáo... Lenin rất mạnh tay với
giới trí thức và hóa truyền thống Nga
Tất cả những tội ác đó đã được thực hiện rất triệt để trong thời gian
1917-1922, tức là khi Lenin còn khỏe và mọi hành động của ông đều là rất
có ý thức, chứ không phải sự nhầm lẫn đáng tiếc lúc già yếu.
Trên cương vị người sáng lập nhà nước vô sản đầu tiên trên hoàn cầu,
suốt đời hoạt động của mình, Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng
bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải
quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị.
Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn,
cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu
trời'.
Cũng trong thời gian đó, những phần tử ưu tú, tinh hoa nhất của giới trí
thức Nga truyền thống đã bị cưỡng bức rời quê hương - mở đầu cho một
thông lệ tệ hại ở Liên Xô là chính quyền có thể trục xuất chính công dân
mình nếu cảm thấy ai đó có thể không hợp hoặc không có lợi cho họ.
Đấy cũng là tội của Lenin - người rất thấu hiểu sức mạnh của tri thức
nên đã rất mạnh tay với giới trí thức, với nền văn hóa truyền thống Nga.
Thế nên, rất có thể đối với Đảng Cộng sản Liên Xô, hoặc với cá nhân ai
đó thì Lenin (từng) là thần tượng, là người hiền, nhưng chỉ cần đọc lại
một chút những nghiên cứu lịch sử đứng đắn là biết được di sản của Lenin
nguy hại như thế nào đối với một phần đáng kể nhân loại.
Vậy có nên tiếp tục nhắm mắt nhắm mũi mà sùng bái ông hay không, nhất là
nhiều khi chỉ là theo quán tính, theo thói quen mà không hề có óc suy
xét?
Hơn thế nữa, liên quan tới quyết định của thành phố nọ, có thể nghĩ xem
Lenin đã làm được gì cho Ukraine, mà Ukraine cần giữ tượng đài Lenin ở
mọi nơi?
Những pho tượng ấy đã được dựng lên - và có thể phù hợp với ý thức hệ bị
cưỡng bức của một thời kỳ nào đó, khi dân tộc Ukraine chưa được độc lập
- thì bây giờ, sau hai mươi ba năm, nếu thấy nó ko còn phù hợp nữa,
người ta hạ xuống. Có gì đáng thương khóc?
Những tượng đài Lenin, hồi xưa vốn hiện diện nhan nhản, đa phần do bị
bắt buộc ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu, thì nay dường như
đã bị loại sạch.
Có những nơi như tại Hungary, những pho tượng ấy được tập trung lại một
nơi để ai có nhu cầu tìm hiểu quá khứ có thể tới thăm viếng.
Thêm một pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine
Như thế là văn minh: vị trí của chúng là ở đó, chứ không phải tại các
quảng trường, nơi công cộng... bởi công tội phải phân minh.
Cũng như, lịch sử phải được tôn trọng, quá khứ phải được nhìn nhận sòng
phẳng. Người dân Đông Âu biết đánh giá hơn ai hết giá trị to lớn của nền
văn hóa Nga, vẻ đẹp của đất nước Nga, họ cũng không có vấn đề gì với
dân tộc Nga vốn được mô tả như những con người hiền hậu, tốt bụng và mến
khách. Tuy nhiên với những trải nghiệm lịch sử đau đớn, họ quá hiểu cần
gìn giữ cái gì, và loại bỏ cái gì.
Việt Nam ta ở xa, chớ nên 'dạy khôn' cho họ.
Người Dân Bài từ Nhịp cầu Thế giới
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh Người
Dân đã đăng trên trang Nhịp cầu Thế giới hôm 20/8/2014 ở Hungary.
-------------------
Ghi chú:
Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà cách mạng, triết gia, tác giả cuốn “Về
cuộc cách mạng Nga” (Die Revolution in Russland) viết trong tù ngục để
phê phán chủ trương của Lenin - tiêu diệt các đảng phái đối lập và bóp
nghẹt dân chủ trong chính nội bộ Đảng. Rosa Luxemburg để lại câu nói nổi
tiếng, đến giờ vẫn hay được trích dẫn: “Tự do dành riêng cho những ai
ủng hộ chính phủ, dành riêng cho thành viên một đảng – cho dù đông đảo
đến mấy – cũng không phải là tự do. Tự do, luôn phải là tự do của những
người khác chính kiến”.
Maxim Gorky (1868-1936), tác giả “Những suy tưởng không hợp thời” về
cách mạng cộng sản Nga, bị cấm tại Liên Xô trong bảy thập niên trong
khi chính quyền vẫn tung hô Gorky như là nhà văn lớn nhất của trường
phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tác Nga ngữ thì kiếm: М.
ҐОРЬКИЙ: Несвоеврменные мысли (đăng lần đầu trên tạp chí Литературное
обозрение, số 9, 10, 12 năm 1988).
(BBC)
Thay ai - Ai thay?
Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thay thế ngay những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tuy là phát biểu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng thực ra đây cũng là
vấn đề đặt ra với tất cả bộ, ngành, địa phương, đoàn thể cả nước không
trừ một lĩnh vực nào. Đây cũng chính là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
đối với bộ máy công quyền hiện nay.
Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là thay ai và ai thay không dễ có câu
trả lời. Lý do là chúng ta chưa có bộ tiêu chuẩn để xếp loại “những cán
bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc”. Cơ quan Nhà nước
thì nói không có và nếu người bị thay đâm đơn ra tòa hành chính kiện thủ
trưởng cơ quan, không chừng quyết định “thay thế cán bộ” sẽ phải hủy.
Câu chuyện về “cán bộ cắp ô” chắc chắn chính là cán bộ không đáp ứng yêu
cầu công việc từng gây tranh cãi vẫn chưa có hồi kết. Đích thân Phó thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra con số 30% được dư luận rộng rãi đồng
tình là kết luận thỏa đáng. Thế nhưng Bộ trưởng Bộ Nội vụ lại cho rằng,
chỉ có 1% khiến người dân nghi ngờ, con số đẹp được chế ra từ các bộ,
ngành và địa phương y chang tình trạng 100% học sinh trong lớp, 99%
trong trường đều là học sinh tiên tiến.
Có tin ở một vài phường, quận, sở, ở nơi này nơi kia thực hiện để người
dân chấm điểm công chức bằng công nghệ thông tin cho kết quả khả quan.
Công chức đã biết “sợ” dân hơn và công việc dịch vụ công có trôi chảy
hơn, dân đỡ kêu hơn. Tuy nhiên, cách thức này không nhân ra đại trà nên
rốt cuộc dân vẫn khổ vì cán bộ quan liêu, lười nhác và “không đáp ứng
yêu cầu”. Nay thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các trụ sở dịch
vụ công nên mở rộng thực hiện để dân chấm điểm cán bộ.
Vậy đã có tiêu chuẩn đánh giá cán bộ chưa? Người dân có thể trả lời
ngay là có tiêu chuẩn đánh giá cán bộ rồi đấy, dù cơ quan quản lý là Bộ
Nội vụ thì đang xây dựng. Người dân lại bảo xây dựng làm gì khi 99% cán
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc? Xin nhắc lại câu trả lời từ Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình rằng: “Sơ bộ, số công chức không hoàn
thành nhiệm vụ chỉ chiếm khoảng 1%. Bộ Nội vụ cam kết cuối tháng 9-2013
sẽ họp báo công bố kết quả tổng hợp chính xác cuối cùng về đánh giá công
chức cả nước”.
Theo tài liệu đã công bố, đến năm 2013, tổng số công chức, viên chức
Nhà nước là 2.224.769 người (công chức 525.481 người, viên chức
1.699.288 người). Cứ như Bộ Nội vụ, số cán bộ “cắp ô” 1% ấy là công
chức, nghĩa là chỉ có khoảng hơn 5.200 người, trong khi chính Bộ này lại
trình Chính phủ dự thảo kế hoạch tinh giản biên chế 100.000 cán bộ
trong 6 năm tới, bao gồm cả công chức lẫn viên chức?
Người dân chất vấn rằng, cứ cho là Bộ Nội vụ thống kê chỉ có 1% là cán
bộ “cắp ô” thì cũng có 22.247 người, bằng hơn 3 sư đoàn đang ngồi chơi
xơi nước. Miệng ăn núi lở, sơ sơ tính ra ngân sách phải gánh nuôi báo cô
số cán bộ này cũng đã tốn trên 2.000 tỉ mỗi năm. Nếu quy ra thóc, thiệt
hại do 30% cán bộ cắp ô sẽ là 60.000 tỉ, nghĩa là mất đứt 3 tỉ USD. Có
người đặt câu hỏi, phải chăng vì thế mà nhiều nhà báo đang vận động để
trẻ em miền núi hằng tuần sẽ được ăn cơm có thịt do các nhà hảo tâm hiến
tặng.
Truy tìm số cán bộ không được việc đâu có khó. Hãy tìm trong công bố
chỉ số cải cách hành chính (Par Index) những bộ, ngành, địa phương ở Top
dưới để lập danh sách ít nhất 1% cán bộ, nhân viên làm hỏng Par Index,
vì họ mà cơ quan, bộ, địa phương qua 2 năm vẫn nằm ở thang bậc cuối
cùng. Vậy thì hãy thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng “thay thế ngay những
cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc” mà không cần chờ
trên cho ý kiến.
Vào năm học mới, các bậc phụ huynh học sinh kêu trời vì các khoản đóng
góp quá sức chịu đựng của phí, quỹ tiền triệu. Dân kêu, các ông bà đốc
học mới vào cuộc, mới thấy quả là học trò phải thực hiện quá nhiều quy
định bằng tiền và đã có khá nhiều trường phải trả lại tiền cho các em.
Và nếu các vị đốc học “đáp ứng yêu cầu” thì đâu đến nỗi dân kêu hà rầm
vì đóng góp!
Trên các nẻo đường, người dân dễ dàng thấy xe “hổ vồ”, “xe vua”, xe
siêu trường, siêu trọng phá hỏng cầu đường và đồng tình với Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải khi quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương,
thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông. Họ đã không “đáp ứng được yêu
cầu công việc”.
Đi chợ, ra phố dễ thấy tràn ngập hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại,
hàng nhập lậu… Thế nhưng, không có ai trong cơ quan quản lý thị trường
bị thăm hỏi cả. Hèn nào cuộc thi tuyển công chức cho lực lượng quản lý
thị trường tiêu cực đến nỗi phải hủy kết quả để thi lại.
Đáng quan ngại nhất là tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Qua mấy
phiên tiếp dân của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng
thanh tra Chính phủ mới thấy nhiều vụ việc do địa phương không thực hiện
kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Có vụ khiếu
kiện 30 năm, 15 năm tưởng đã vô vọng, nhưng dân vẫn theo. Ngay ở huyện
Đan Phượng, có vụ xảy ra từ thời tỉnh Hà Tây chưa sáp nhập về Hà Nội.
Sau khi ông Nguyễn Văn Nên và Huỳnh Phong Tranh lắng nghe, cho kiểm tra,
chỉ đạo mới xử ổn thỏa.
Vậy thì làm thế nào để có người đứng đầu dám “thay thế ngay những cán
bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc” theo yêu cầu của Thủ
tướng? Dân gian nhắc nhở rằng, coi chừng “ông chưa thay được ai thì ông
đã bị thay rồi”. Điều này đòi hỏi việc lựa chọn, cất nhắc, bổ nhiệm
người đứng đầu trước hết phải là người đáp ứng được công việc và dám
thực hiện đầy đủ chức trách của mình.
Báo chí đăng tải thông tin về phó giám đốc sở bị đuổi việc, chánh án
tòa án huyện ăn tiền chạy án bị khởi tố, cán bộ xã bị truy cứu vì tham
nhũng. Đây cũng là sự thay thế cán bộ không chỉ không đáp ứng yêu cầu
công việc mà còn mắc nhiều sai phạm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây vẫn
là xử lý hậu sai phạm. Rất ít vụ việc được phát giác ngăn chặn kịp thời
khi chưa quá muộn.
Ngày 18/9, Tòa án TP HCM xét xử một vụ đại án tham nhũng tại Công ty
ALC II. Sai phạm của bộ sậu lãnh đạo công ty do Vũ Quốc Hảo là giám đốc
bị phát hiện đã diễn ra có hệ thống từ năm 2009. Vậy nhưng Hảo không hề
bị thay thế nên tiếp tục lấn sâu vào tội lỗi mà nghiêm trọng nhất là
thổi giá một thiết bị giá 100 triệu lên 130 tỉ để chiếm dụng. Y đã bỏ
túi hàng chục tỉ đồng và gây thiệt hại cho công quỹ 633 tỉ đồng. Vũ Quốc
Hảo trở thành quan chức đầu tiên bị đề nghị 2 án tử hình. Xem ra công
tác quản lý cán bộ quá lỏng léo, kiểm tra tài chính quá sơ sài mới nên
nỗi.
Hãy làm như Thủ tướng yêu cầu: Thay thế ngay cán bộ không được việc,
cán bộ thiếu trách nhiệm, cán bộ có dấu hiệu tham nhũng trước khi xảy ra
sai phạm đến mức ra tòa.
Bảo Dân
(PetroTimes)
Binh pháp quan trường - kế thứ hai: “Tân tạo nhân diện”
(GDVN) - Trong dân gian, người Việt cũng lưu truyền nhiều kiến thức về
Nhân trắc học cho hậu thế,...“mặt vuông chữ điền”, “mặt sắt đen xì”
,“mặt thịt”.
Nghi can Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận đánh cháu bé 14 tuổi
Mang quan tài đến nhà con nợ để đòi tiền chạy án
Quyền im lặng có phải là “hàng mẫu không bán”?
“Tân tạo nhân diện” vừa có nghĩa là thay đổi diện mạo bản thân vừa có
nghĩa là làm thay đổi nhận thức của người khác về diện mạo của mình. Để
thay đổi diện mạo bản thân phù hợp với sự biến động liên tục của mọi
loại “thời tiết”, quần áo, đồng hồ, siêu xe… chỉ là phụ tùng thay thế,
tác dụng thay đổi “nhân diện” không cao, quan trọng nhất là khuôn
mặt.Việc dùng từ ngữ vay mượn “Tân tạo nhân diện” chẳng qua là sĩ diện
chứ cứ nói là “đắp mặt cho dày” hay đơn giản là “kế mặt dày” ai ai cũng
hiểu.
Có lời khuyên được truyền khẩu cho các chàng trai khi “tán gái” như sau: “thứ nhất đẹp trai, thứ hai mặt dày”. Để có thể vận dụng diệu kế “đắp mặt cho dày” thì cần có một chút hiểu biết về môn khoa học hơi mang tính thần bí là “Nhân trắc học”, nói nôm na đó là khoa học nghiên cứu về hình thể, đặc biệt là khuôn mặt con người.
Một bài viết mô tả khuôn mặt nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ như sau: “Trong số lãnh đạo Trung Quốc, người có gương mặt ấn tượng nhất đối với tôi là Cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhìn vào mặt ông, tôi cứ có cảm giác như đang nhìn vào gương mặt chúa sơn lâm vậy“. [1]
Trong dân gian, người Việt lưu truyền khá nhiều kiến thức Nhân trắc học cho hậu thế. Chẳng hạn về khuôn mặt nam giới thì có các loại: “mặt vuông chữ điền”, “mặt sắt đen xì” ,“mặt thịt”, “mặt lưỡi cầy”... Còn với nữ giới thì có: “mặt trái xoan”, “mặt bánh đúc”, “mặt bầu bĩnh”, “mặt thịt”, “mặt lưỡi cầy”… Xin đừng nhầm lẫn khuôn mặt theo Nhân trắc học với các nét biểu cảm khuôn mặt mà ta hay nói như: mặt tươi roi rói, mặt buồn rười rượi, mặt đưa đám…, lại cũng cần phân biệt màu da trên khuôn mặt như mặt hồng hào, mặt vàng ệch…
Cũng là kiến thức Nhân trắc học, nhưng không phải về khuôn mặt mà là
về hình thể của các “quái kiệt” các cụ nhà ta viết: “nhất lé (mắt lác),
nhì lùn, tam hô (răng vẩu), tứ rỗ”, trong bốn tiêu chí định danh “anh
hùng thiên hạ”chỉ có tiêu chí thứ hai (nhì lùn) là không liên quan đến
khuôn mặt.
Xem thế đủ thấy đường nét khuôn mặt là vô cùng quan trọng cho những ai chán học, chán hành mà lại muốn tiến nhanh trên con đường ô lọng.
Mặt vuông chữ điển nếu kèm theo cặp lông mày xếch ngược là con người quyết đoán, dám nói dám làm, có thể trở thành thủ lĩnh của một cộng đồng (quốc gia hay băng đảng). Loại mặt sắt đen xì thì nước da thâm tái, hố mắt rất sâu kèm theo cặp lông mày rậm nhưng cụp xuống, đây là loại người không có tình thương, cục cằn thô lỗ, sự độc ác không dấu diếm được. Loại mặt thịt (hai gò má ụ lên như đắp miếng thịt tròn vào) là loại người vừa thô lỗ, vừa thâm hiểm, bên ngoài không dễ nhận ra, loại người này không từ một thủ đoạn nào.
Với phụ nữ, mặt trái xoan, mặt bầu bĩnh thì xinh xắn, dịu dàng ai cũng mến. Mặt bánh đúc thì hiền lành chất phác, ruột để ngoài da, chẳng giận ai lâu. Mặt thịt thì cũng như tướng mạo đàn ông đã nói ở trên. Mặt lưỡi cày (đôi khi còn gọi là mặt quắt) là loại xiểm nịnh, thủ đoạn, chỉ mưu lợi cho mình. Loại này chỉ làm được những việc nhỏ không làm được việc lớn, càng không làm được thủ lĩnh.
Những mô tả trên đây mới chỉ là “thiên bẩm” tức là của trời cho, còn “nhân định” tức là những thứ do con người quyết định thì lại là chuyện khác. Giống như thuật xem tướng tay, tay trái (nam giới) là “thiên bẩm” xem tay này chưa đủ mà còn phải xem thêm tay phải là “nhân định” để biết mình có thể cố gắng khiến cho “nhân định thắng thiên” hay không?
“Đắp mặt cho dày” vừa chống lại được các tác động cơ học (chẳng hạn khi bị tát), cũng giúp chống lại cả các tác động về tâm lý, tinh thần, đặc biết hữu hiệu khi chống lại búa rìu dư luận.
Chẳng hạn ở Indonesia, ông Akil Mochtar 53 tuổi, cựu thẩm phán của Tòa án Hiến pháp đã nhận tổng cộng 5,4 triệu USD để thay đổi phán quyết trong các vụ án. Mochtar bị tuyên án tù chung thân, tuy nhiên ông cho biết sẽ kháng cáo vì nghĩ bản án đó "không công bằng". [2]
Nếu không “mặt dày” liệu Mochtar có dám kháng cáo khi bị bắt quả tang nhận hối lộ?
Hay như đường lưỡi bò trên biển Đông, mặc dù bị cả thế giới phản đối nhưng người kế thừa nó từ Trung Hoa dân quốc vẫn nhận xằng rằng họ dựa vào “chủ quyền lịch sử”, cái mà nhân loại chẳng ai nhìn thấy bao giờ. Nói thể để thấy, từ cá nhân đến quốc gia, từ việc cỏn con đến việc đại sự, “mặt dày” là một công cụ luôn được sử dụng, chính vì thế nếu không nắm vững kế sách “đắp mặt cho dày” thì khó mà “công thành danh toại”. Vấn đề là làm sao để có thể “dày mặt” nếu sinh ra vốn bị mỏng mặt?
Việc “tu dưỡng bản thân” để áp dụng kế sách này phải bài bản, công phu, những người “sĩ diện” khó mà đạt đến “cảnh giới”. Chỉ có ba bước rèn luyện để trở thành “cao thủ mặt dày”, nhanh hay chậm là còn tùy vào “cái duyên” của người tập luyện.
Bước đầu tiên là “Tung hỏa mù” để đón nhận dư luận, hỏa mù phải vừa đúng vừa sai để có chỗ cho dư luận vừa khen, vừa chê. Ví dụ ở tầm “trung mô”, dưới đuôi (vĩ) mô một tí, có thể tung hỏa mù như cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng tuổi đã bát tuần đi thi đại học để có cơ hội cộng thêm điểm cho các mẹ. Đây việc làm nhân văn, lại đúng với quy định ưu tiên người có công, thế thì phải được khen ngợi, rủi có những ý kiến chê bai thì lại là điều tốt để mà rút kinh nghiệm.
Cách rút kinh nghiệm rất chi là đa dạng, chẳng hạn vận dụng chiêu cũ lại tung hỏa mù tiếp, ví dụ cộng điểm tiếp cho con các cụ cách mạng lão thành nếu có đi thi cao đẳng, đại học. Cần lưu ý khi tung hỏa mù là phần để cho dư luận chê chỉ vừa đủ, không thì khéo quá hóa vụng, lại bị đối phương dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông”. Bước đầu tiên này chỉ là khởi động để cho quen với gió sương, mới chỉ như mát xa để có lớp da mịn màng, săn chắc chuẩn bị cho hai bước tiếp theo.
Không ai được quyền đứng trên luật pháp
(GDVN)-Trong một xã hội pháp quyền, không một cá nhân, tổ chức nào được phép đứng trên pháp luật. Luật pháp phải đảm bảo quyền lợi tối thượng của quốc gia và người dân.
Sau bước tung hỏa mù là đến bước “Lì đòn”, ví dụ minh họa cho bước
”Lì đòn” này có thể thấy qua bài viết trên báo Tuổi trẻ Online ngày
22/8/2014: “dù đơn thư đã được đại biểu Quốc hội chuyển đến Bộ trưởng X,
nhưng Bộ Y đã chính thức đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí “không
đăng tải các nội dung chưa được kiểm chứng, chưa được các cơ quan chức
năng liên quan kết luận... để không ảnh hưởng đến uy tín của ngành Y,
của Bộ Y”.
Cái việc mà báo chí không nên “xía vào” ấy không phải ở Cục QLTT mà là ở Cục QLCT thuộc Bộ Y. Còn những chuyện khác như giá xăng dầu, ghi số điện, hàng giả, hàng nhái, động đất sông Tranh… thì đã cũ mèm, không ai muốn nhắc đến. Mà nếu có nhắc như hàng chục năm nay thì cũng chả sao, uy tín của ngành, của Bộ “dầy dặn” như thế, khả năng “lì đòn” siêu hạng như thế mấy câu của báo chí làm sao mà xuy xuyển được.
Hay như gần đây Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đưa ra Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015”. Chỉ là thí điểm nhưng đã cần tới 4.000 tỷ, số tiền này là nhằm khấu trừ vào bữa cơm của phụ huynh và học sinh thành phố, tuy nhiên nó lại mang danh “đổi mới giáo dục” của một cơ quan công quyền. Biết rằng sẽ bị “ném đá” nhưng vì phải luyện công phu “Lì đòn” nên Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vẫn cứ nhắm mắt làm liều. Đề án này không đạt thì nghĩ cách chuyển sang đề án khác, thiên hạ sức mấy mà ném mãi, việc lợi cho dân, nhất là cho “trẻ con” như thế tại sao bọ lại không làm?
Sau khi đã đạt chuẩn “lì đòn”, thì phải chuyển sang bước ba, là bước “đánh bóng”. Phải thay các khuôn mặt “xấu xí” thành khuôn mặt nhân từ, phúc hậu.
Chẳng hạn ở Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội những 30 km, sau khi ra tù, Minh “Sâm” trở thành trùm xã hội đen nhưng lại được vinh danh là một trong 1000 doanh nghiệp tiêu biểu, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen. Cái mác doanh nhân “thành đạt và hào phóng” mà trùm xã hội đen có được đã làm lóa mắt nhiều người cầm cân nảy mực ở gần nên phải cậy đến Bộ Công an vào cuộc mới “cháy nhà, ra mặt doanh nhân thành đạt”.
Một trong những liệu pháp “phẫu thuật thẩm mỹ” được sử dụng thường xuyên cho kỹ xảo “đánh bóng” là làm từ thiện. Chẳng hạn tổ chức một đoàn cỡ trên chục người, bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, nghỉ ngơi ở khách sạn một đêm cho lại sức, sáng hôm sau thuê mấy cái taxi xuống vùng bị ngập lũ tặng bà con túi quà gồm mì chính, mì tôm và mùng che muỗi, chiều về lại Sài Gòn nghỉ ngơi, chờ máy bay hôm sau quay ra Hà Nội. Đoàn phải đông người một chút, mỗi người khệ nệ xách chục túi quà lội nước, leo cầu khỉ, thế mới chứng tỏ họ thật là nhân từ, thật là phúc hậu. Ở chiều ngược lại, khối nghệ sĩ phương nam lại ra tận vùng núi phía bắc tặng quà, nếu tặng gần, bụt chùa nhà không thiêng.
“Những đỉnh cao muôn trượng chỉ có chim ưng và loài bò sát là vươn tới được”, câu nói này ngày xưa thì đúng, nay thì cần phải xem lại. Chim ưng thì chỉ có một vài loài, bò sát thì đông vô kể nhưng tất cả đều thua loại “bò sát” hai chân đã luyện công phu “lì đòn, đánh bóng” đến mức thượng thừa. Không tin thì cứ việc lên đỉnh Boeing 737 mà xem, bọn bò sát, chim ưng chỉ có thể lên đến đỉnh Everest hơn 8 nghìn mét là hết cỡ, còn cao thủ “lì đòn” thì lên cao mười nghìn mét trong khoang Vip Boeing là chuyện cơm bữa.
Trong quá trình “Tân tạo nhân diện” cần lưu ý không được tiếc tiền, chẳng hạn má hóp mặt quắt phải độn thêm cho trở thành bầu bĩnh thì đừng có dùng silicon dỏm như mấy chi độn ngực, nó mà vỡ ra chảy vào răng thì có khi lại không còn cái răng nào mà ăn … cháo.
Cũng lại hết sức chú ý là nếu trời sinh thuộc vào hàng lùn thì đó là điều may mắn, đừng làm gì cả. Trên thế giới Napoleon hay Đặng Tiểu Bình đều thuộc tuýp người lùn, nhưng thế giới vẫn phải ngước nhìn họ đấy. Còn nếu rủi có bị “lùn trí tuệ” thì cứ ung dung đi không sao đâu, kiếm “mấy thằng” quân sư quạt mo chỉ số IQ 150 là ổn. Nhớ là hợp đồng quân sư phải ghi rõ bản quyền như sau: “anh (quân sư) phải thực thi một cách tuyệt đối “quyền im lặng”, những gì anh nói ra, viết ra, kể cả đang suy nghĩ trong đầu bản quyền đều thuộc về tôi (người lùn), nghiêm cấm việc nói năng trả lời bất kỳ người nào, kể cả người có phận sự dù chỉ một từ Đa hay Nhét (tiếng Nga)”.
Qua bao nhiêu gian khó, đạt đến độ “cảnh giới mặt dày”, nghĩa là đã được công nhận theo tiêu chuẩn “OSIN 2014” thì không còn gì có thể gọi là khó, mọi trở ngại chỉ như muỗi mắt, phẩy tay một cái là xong. Con đường quan lộ thênh thang đã ở trước mặt, nhưng đừng vội mừng, trước khi “thò chân” vào hãy nhìn trước, nhìn sau, tốt nhất là luyện thêm vài chiêu nữa cho chắc ăn, rủi có bị ngã còn có cái gậy chống.
Nếu ai chưa từng biết đến tiêu chuẩn OSIN thì phải chịu khó tìm hiểu, mấy bác “nhà quê guốc mộc” chỉ biết osin là đầy tớ không biết bấm nút điều khiển nồi cơm điện chứ đâu có biết Osin thời @ khác xa ngày xưa, họ sợ thịt cá mà chỉ chuộng rau sạch thôi. Chỉ xin gợi ý rằng việc phát minh ra tiêu chuẩn này được tổ chức “Minh bạch liên quốc tế” đánh giá rất cao đấy.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://vmcinhanoi.blogspot.com/2010/01/chu-dung-co-hieu-oi.html
[2]http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/cuu-tham-phan-indonesia-nhan-hoi-lo-5-trieu-usd-3011731.html
Cãi nhau do va chạm giao thông. Ảnh minh họa: kenh14.
Có lời khuyên được truyền khẩu cho các chàng trai khi “tán gái” như sau: “thứ nhất đẹp trai, thứ hai mặt dày”. Để có thể vận dụng diệu kế “đắp mặt cho dày” thì cần có một chút hiểu biết về môn khoa học hơi mang tính thần bí là “Nhân trắc học”, nói nôm na đó là khoa học nghiên cứu về hình thể, đặc biệt là khuôn mặt con người.
Một bài viết mô tả khuôn mặt nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ như sau: “Trong số lãnh đạo Trung Quốc, người có gương mặt ấn tượng nhất đối với tôi là Cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhìn vào mặt ông, tôi cứ có cảm giác như đang nhìn vào gương mặt chúa sơn lâm vậy“. [1]
Trong dân gian, người Việt lưu truyền khá nhiều kiến thức Nhân trắc học cho hậu thế. Chẳng hạn về khuôn mặt nam giới thì có các loại: “mặt vuông chữ điền”, “mặt sắt đen xì” ,“mặt thịt”, “mặt lưỡi cầy”... Còn với nữ giới thì có: “mặt trái xoan”, “mặt bánh đúc”, “mặt bầu bĩnh”, “mặt thịt”, “mặt lưỡi cầy”… Xin đừng nhầm lẫn khuôn mặt theo Nhân trắc học với các nét biểu cảm khuôn mặt mà ta hay nói như: mặt tươi roi rói, mặt buồn rười rượi, mặt đưa đám…, lại cũng cần phân biệt màu da trên khuôn mặt như mặt hồng hào, mặt vàng ệch…
|
Ảnh minh họa |
Xem thế đủ thấy đường nét khuôn mặt là vô cùng quan trọng cho những ai chán học, chán hành mà lại muốn tiến nhanh trên con đường ô lọng.
Mặt vuông chữ điển nếu kèm theo cặp lông mày xếch ngược là con người quyết đoán, dám nói dám làm, có thể trở thành thủ lĩnh của một cộng đồng (quốc gia hay băng đảng). Loại mặt sắt đen xì thì nước da thâm tái, hố mắt rất sâu kèm theo cặp lông mày rậm nhưng cụp xuống, đây là loại người không có tình thương, cục cằn thô lỗ, sự độc ác không dấu diếm được. Loại mặt thịt (hai gò má ụ lên như đắp miếng thịt tròn vào) là loại người vừa thô lỗ, vừa thâm hiểm, bên ngoài không dễ nhận ra, loại người này không từ một thủ đoạn nào.
Với phụ nữ, mặt trái xoan, mặt bầu bĩnh thì xinh xắn, dịu dàng ai cũng mến. Mặt bánh đúc thì hiền lành chất phác, ruột để ngoài da, chẳng giận ai lâu. Mặt thịt thì cũng như tướng mạo đàn ông đã nói ở trên. Mặt lưỡi cày (đôi khi còn gọi là mặt quắt) là loại xiểm nịnh, thủ đoạn, chỉ mưu lợi cho mình. Loại này chỉ làm được những việc nhỏ không làm được việc lớn, càng không làm được thủ lĩnh.
Những mô tả trên đây mới chỉ là “thiên bẩm” tức là của trời cho, còn “nhân định” tức là những thứ do con người quyết định thì lại là chuyện khác. Giống như thuật xem tướng tay, tay trái (nam giới) là “thiên bẩm” xem tay này chưa đủ mà còn phải xem thêm tay phải là “nhân định” để biết mình có thể cố gắng khiến cho “nhân định thắng thiên” hay không?
“Đắp mặt cho dày” vừa chống lại được các tác động cơ học (chẳng hạn khi bị tát), cũng giúp chống lại cả các tác động về tâm lý, tinh thần, đặc biết hữu hiệu khi chống lại búa rìu dư luận.
Chẳng hạn ở Indonesia, ông Akil Mochtar 53 tuổi, cựu thẩm phán của Tòa án Hiến pháp đã nhận tổng cộng 5,4 triệu USD để thay đổi phán quyết trong các vụ án. Mochtar bị tuyên án tù chung thân, tuy nhiên ông cho biết sẽ kháng cáo vì nghĩ bản án đó "không công bằng". [2]
Nếu không “mặt dày” liệu Mochtar có dám kháng cáo khi bị bắt quả tang nhận hối lộ?
Hay như đường lưỡi bò trên biển Đông, mặc dù bị cả thế giới phản đối nhưng người kế thừa nó từ Trung Hoa dân quốc vẫn nhận xằng rằng họ dựa vào “chủ quyền lịch sử”, cái mà nhân loại chẳng ai nhìn thấy bao giờ. Nói thể để thấy, từ cá nhân đến quốc gia, từ việc cỏn con đến việc đại sự, “mặt dày” là một công cụ luôn được sử dụng, chính vì thế nếu không nắm vững kế sách “đắp mặt cho dày” thì khó mà “công thành danh toại”. Vấn đề là làm sao để có thể “dày mặt” nếu sinh ra vốn bị mỏng mặt?
Việc “tu dưỡng bản thân” để áp dụng kế sách này phải bài bản, công phu, những người “sĩ diện” khó mà đạt đến “cảnh giới”. Chỉ có ba bước rèn luyện để trở thành “cao thủ mặt dày”, nhanh hay chậm là còn tùy vào “cái duyên” của người tập luyện.
Bước đầu tiên là “Tung hỏa mù” để đón nhận dư luận, hỏa mù phải vừa đúng vừa sai để có chỗ cho dư luận vừa khen, vừa chê. Ví dụ ở tầm “trung mô”, dưới đuôi (vĩ) mô một tí, có thể tung hỏa mù như cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng tuổi đã bát tuần đi thi đại học để có cơ hội cộng thêm điểm cho các mẹ. Đây việc làm nhân văn, lại đúng với quy định ưu tiên người có công, thế thì phải được khen ngợi, rủi có những ý kiến chê bai thì lại là điều tốt để mà rút kinh nghiệm.
Cách rút kinh nghiệm rất chi là đa dạng, chẳng hạn vận dụng chiêu cũ lại tung hỏa mù tiếp, ví dụ cộng điểm tiếp cho con các cụ cách mạng lão thành nếu có đi thi cao đẳng, đại học. Cần lưu ý khi tung hỏa mù là phần để cho dư luận chê chỉ vừa đủ, không thì khéo quá hóa vụng, lại bị đối phương dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông”. Bước đầu tiên này chỉ là khởi động để cho quen với gió sương, mới chỉ như mát xa để có lớp da mịn màng, săn chắc chuẩn bị cho hai bước tiếp theo.
Không ai được quyền đứng trên luật pháp
(GDVN)-Trong một xã hội pháp quyền, không một cá nhân, tổ chức nào được phép đứng trên pháp luật. Luật pháp phải đảm bảo quyền lợi tối thượng của quốc gia và người dân.
Cái việc mà báo chí không nên “xía vào” ấy không phải ở Cục QLTT mà là ở Cục QLCT thuộc Bộ Y. Còn những chuyện khác như giá xăng dầu, ghi số điện, hàng giả, hàng nhái, động đất sông Tranh… thì đã cũ mèm, không ai muốn nhắc đến. Mà nếu có nhắc như hàng chục năm nay thì cũng chả sao, uy tín của ngành, của Bộ “dầy dặn” như thế, khả năng “lì đòn” siêu hạng như thế mấy câu của báo chí làm sao mà xuy xuyển được.
Hay như gần đây Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đưa ra Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015”. Chỉ là thí điểm nhưng đã cần tới 4.000 tỷ, số tiền này là nhằm khấu trừ vào bữa cơm của phụ huynh và học sinh thành phố, tuy nhiên nó lại mang danh “đổi mới giáo dục” của một cơ quan công quyền. Biết rằng sẽ bị “ném đá” nhưng vì phải luyện công phu “Lì đòn” nên Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vẫn cứ nhắm mắt làm liều. Đề án này không đạt thì nghĩ cách chuyển sang đề án khác, thiên hạ sức mấy mà ném mãi, việc lợi cho dân, nhất là cho “trẻ con” như thế tại sao bọ lại không làm?
Sau khi đã đạt chuẩn “lì đòn”, thì phải chuyển sang bước ba, là bước “đánh bóng”. Phải thay các khuôn mặt “xấu xí” thành khuôn mặt nhân từ, phúc hậu.
Chẳng hạn ở Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội những 30 km, sau khi ra tù, Minh “Sâm” trở thành trùm xã hội đen nhưng lại được vinh danh là một trong 1000 doanh nghiệp tiêu biểu, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen. Cái mác doanh nhân “thành đạt và hào phóng” mà trùm xã hội đen có được đã làm lóa mắt nhiều người cầm cân nảy mực ở gần nên phải cậy đến Bộ Công an vào cuộc mới “cháy nhà, ra mặt doanh nhân thành đạt”.
Một trong những liệu pháp “phẫu thuật thẩm mỹ” được sử dụng thường xuyên cho kỹ xảo “đánh bóng” là làm từ thiện. Chẳng hạn tổ chức một đoàn cỡ trên chục người, bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, nghỉ ngơi ở khách sạn một đêm cho lại sức, sáng hôm sau thuê mấy cái taxi xuống vùng bị ngập lũ tặng bà con túi quà gồm mì chính, mì tôm và mùng che muỗi, chiều về lại Sài Gòn nghỉ ngơi, chờ máy bay hôm sau quay ra Hà Nội. Đoàn phải đông người một chút, mỗi người khệ nệ xách chục túi quà lội nước, leo cầu khỉ, thế mới chứng tỏ họ thật là nhân từ, thật là phúc hậu. Ở chiều ngược lại, khối nghệ sĩ phương nam lại ra tận vùng núi phía bắc tặng quà, nếu tặng gần, bụt chùa nhà không thiêng.
“Những đỉnh cao muôn trượng chỉ có chim ưng và loài bò sát là vươn tới được”, câu nói này ngày xưa thì đúng, nay thì cần phải xem lại. Chim ưng thì chỉ có một vài loài, bò sát thì đông vô kể nhưng tất cả đều thua loại “bò sát” hai chân đã luyện công phu “lì đòn, đánh bóng” đến mức thượng thừa. Không tin thì cứ việc lên đỉnh Boeing 737 mà xem, bọn bò sát, chim ưng chỉ có thể lên đến đỉnh Everest hơn 8 nghìn mét là hết cỡ, còn cao thủ “lì đòn” thì lên cao mười nghìn mét trong khoang Vip Boeing là chuyện cơm bữa.
Trong quá trình “Tân tạo nhân diện” cần lưu ý không được tiếc tiền, chẳng hạn má hóp mặt quắt phải độn thêm cho trở thành bầu bĩnh thì đừng có dùng silicon dỏm như mấy chi độn ngực, nó mà vỡ ra chảy vào răng thì có khi lại không còn cái răng nào mà ăn … cháo.
Cũng lại hết sức chú ý là nếu trời sinh thuộc vào hàng lùn thì đó là điều may mắn, đừng làm gì cả. Trên thế giới Napoleon hay Đặng Tiểu Bình đều thuộc tuýp người lùn, nhưng thế giới vẫn phải ngước nhìn họ đấy. Còn nếu rủi có bị “lùn trí tuệ” thì cứ ung dung đi không sao đâu, kiếm “mấy thằng” quân sư quạt mo chỉ số IQ 150 là ổn. Nhớ là hợp đồng quân sư phải ghi rõ bản quyền như sau: “anh (quân sư) phải thực thi một cách tuyệt đối “quyền im lặng”, những gì anh nói ra, viết ra, kể cả đang suy nghĩ trong đầu bản quyền đều thuộc về tôi (người lùn), nghiêm cấm việc nói năng trả lời bất kỳ người nào, kể cả người có phận sự dù chỉ một từ Đa hay Nhét (tiếng Nga)”.
Qua bao nhiêu gian khó, đạt đến độ “cảnh giới mặt dày”, nghĩa là đã được công nhận theo tiêu chuẩn “OSIN 2014” thì không còn gì có thể gọi là khó, mọi trở ngại chỉ như muỗi mắt, phẩy tay một cái là xong. Con đường quan lộ thênh thang đã ở trước mặt, nhưng đừng vội mừng, trước khi “thò chân” vào hãy nhìn trước, nhìn sau, tốt nhất là luyện thêm vài chiêu nữa cho chắc ăn, rủi có bị ngã còn có cái gậy chống.
Nếu ai chưa từng biết đến tiêu chuẩn OSIN thì phải chịu khó tìm hiểu, mấy bác “nhà quê guốc mộc” chỉ biết osin là đầy tớ không biết bấm nút điều khiển nồi cơm điện chứ đâu có biết Osin thời @ khác xa ngày xưa, họ sợ thịt cá mà chỉ chuộng rau sạch thôi. Chỉ xin gợi ý rằng việc phát minh ra tiêu chuẩn này được tổ chức “Minh bạch liên quốc tế” đánh giá rất cao đấy.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://vmcinhanoi.blogspot.com/2010/01/chu-dung-co-hieu-oi.html
[2]http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/cuu-tham-phan-indonesia-nhan-hoi-lo-5-trieu-usd-3011731.html
Người Việt: Chỉ trích "lạnh xương" và "khen cho chết"
Chúng ta rất thích được khen, thích nghe tâng bốc đến nỗi khi có môi trường thuận lợi thì nó đẻ ngay ra thành thói ưa phỉnh nịnh
Hôm nọ ngồi xem Master Chef Việt Nam, nghe một giám khảo tuyên bố (nhấn mạnh đến vài lần): "Tôi sẽ dập tắt ước mơ của bạn", tôi lạnh cả xương sống. Sao cay nghiệt đến thế? Tại sao và có quyền gì dập tắt ước mơ của người khác?
Dù đặt trong bối cảnh game show cần kịch tính để thu hút người xem trên truyền hình thì câu nói này cũng bộc lộ một thái độ hết sức không nên, thậm chí đi ngược lại mục đích cuộc chơi.
Có thực người Việt như một nhận xét của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, "thiên về chỉ trích hơn khuyến khích"?
Tôi thấy điều đó mô tả chính xác một phần tính cách số đông người Việt. Mặt còn lại hoàn toàn trái ngược: chúng ta rất thích được khen, thích tâng bốc đến nỗi khi có môi trường thuận lợi thì nó đẻ ngay ra thành thói ưa phỉnh nịnh.
Mê mẩn với lời khen nên mới có những kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy", nhà bên cạnh xây 5 tầng thì mình phải cố ngoi lên cao hơn nó, hơn nửa tầng cũng được. Cũng chỉ để được khen.
Hôm nọ ngồi xem Master Chef Việt Nam, nghe một giám khảo tuyên bố (nhấn mạnh đến vài lần): "Tôi sẽ dập tắt ước mơ của bạn", tôi lạnh cả xương sống. Sao cay nghiệt đến thế? Tại sao và có quyền gì dập tắt ước mơ của người khác?
Dù đặt trong bối cảnh game show cần kịch tính để thu hút người xem trên truyền hình thì câu nói này cũng bộc lộ một thái độ hết sức không nên, thậm chí đi ngược lại mục đích cuộc chơi.
Có thực người Việt như một nhận xét của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, "thiên về chỉ trích hơn khuyến khích"?
Tôi thấy điều đó mô tả chính xác một phần tính cách số đông người Việt. Mặt còn lại hoàn toàn trái ngược: chúng ta rất thích được khen, thích tâng bốc đến nỗi khi có môi trường thuận lợi thì nó đẻ ngay ra thành thói ưa phỉnh nịnh.
Mê mẩn với lời khen nên mới có những kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy", nhà bên cạnh xây 5 tầng thì mình phải cố ngoi lên cao hơn nó, hơn nửa tầng cũng được. Cũng chỉ để được khen.
Thích được khen nhưng đa phần chúng ta không thích khen nhau. Khi
phải khen thì khen không thật lòng, không chân thành, nên mới nảy nòi ra
thứ "văn hóa" nhỏ mọn kiểu "Khen cho chết", hoặc thấp và phổ biến hơn
thì "Khen trước mặt, trổ... sau lưng".
Một cộng đồng thiếu lời khen ngợi thành thực sẽ giống như sa mạc. Không bông hoa, cành lá nào có thể nảy mầm trên đó, nói chi đến phát triển tươi tốt và quấn quít với nhau.
Tôi thích quan sát cách người ta hành xử nên hay xem những chương trình truyền hình thực tế. Một trong số đó là chương trình Master Chef của Mỹ.
Tôi rất thú vị khi các giám khảo bày tỏ thái độ quyết liệt với thí sinh phạm sai lầm đến nỗi họ nhổ thức ăn ra, gọi nó là thảm họa, hoặc ném luôn nó vào sọt rác. Không khoan nhượng với thành phẩm, nhưng khi nhận xét thí sinh, họ công bằng và khuyến khích! Lời nói nào cũng nhằm động viên.
Có thí sinh ưa phá cách, sáng tạo, không hoàn toàn tuân theo đề bài nên bị đánh rớt. Giám khảo nhận xét đó là điểm mạnh sẽ khiến thí sinh này tạo ra các sản phẩm độc đáo phù hợp với mong ước mở một quán bar cho dân chơi rock của anh. Có thí sinh nhút nhát, mê thích nướng bánh đến nỗi khắp ngón tay, cổ tay, trên cổ và đùi cô xăm đầy những từ chuyên môn ngành bánh. Cô rớt trong một vòng thi vì nấu nướng những món khác (ngoài bánh) không ngon bằng các thí sinh còn lại. Khi chia tay, giám khảo nhận xét cô là người thợ làm bánh xuất sắc nhất ông từng biết (căn cứ diễn biến cuộc thi thì đúng như vậy) và từ nay mỗi lần nhìn thấy một cái bánh ông đều nhớ đến cô. Một thí sinh khác được các thành viên công nhận anh có biệt tài nếm, món gì anh cũng nếm rất ngon, nhưng anh lại thất bại trong một thử thách vì không đạt yêu cầu về bề ngoài của món ăn. Anh được giám khảo khen ngợi tài nếm và hứa sẽ giúp hết lòng khi anh mở một xe đẩy bán thức ăn-như ước mơ của anh.
Cứ cho rằng bớt vài phần mục đích an ủi thí sinh bị đánh rớt thì trong các lời khen nói trên đều chứa hầu hết sự thật, do vậy tác dụng động viên khuyến khích của nó thật lớn. Thí sinh ra về, dù tiếc nhưng rất hân hoan vì được những nhà chuyên môn lừng danh giúp nhìn ra và thừa nhận điểm mạnh trong tay nghề của họ.
Đó chính là phần thưởng vô hình mà người ngoài cuộc không thể đánh giá hết được giá trị của nó. Lời khen ngợi chân thành không những khiến người được khen tự tin vào chính mình mà trong một số trường hợp có thể giúp họ thay đổi cả cuộc đời, nhờ vào động lực nó góp phần tạo ra. Khen ngợi và xử phạt bao giờ cũng là chiếc chìa khóa thần hai mặt của quản lý nhân sự, mà khen ngợi luôn luôn là mấu chốt.
Nhưng sự chân thành hay tính thẳng thắn, thành thật hiện giờ quả khó kiếm. Tôi tham gia năm sáu diễn đàn trên mạng xã hội, mỗi diễn đàn có khoảng vài ngàn thành viên. Hầu hết thảo luận nêu trên diễn đàn đều được phản biện từ nhiều góc nhìn, những kiến thức và trải nghiệm cá nhân hết sức phong phú. Tôi xem đây là trường học hết sức thú vị và bổ ích vì những cuộc thảo luận đều gạt ra cái nhìn cảm tính, nể nang, "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", thậm chí cơ hội của đa số mối quan hệ ngoài đời thực, nhờ đó sự thật được tiệm cận.
Nhưng làm sao để có điều đó? Chúng tôi thừa nhận là nhờ tuyệt đại đa số các tên ẩn danh. Nhờ không ai biết ai nên dám nói thẳng, nói thật và tranh luận đến tận cùng.
Lẽ nào để nói ra những lời khen ngợi cổ vũ nhau lại khó khăn đến thế?
Hoàng Xuân
Một cộng đồng thiếu lời khen ngợi thành thực sẽ giống như sa mạc. Không bông hoa, cành lá nào có thể nảy mầm trên đó, nói chi đến phát triển tươi tốt và quấn quít với nhau.
Tôi thích quan sát cách người ta hành xử nên hay xem những chương trình truyền hình thực tế. Một trong số đó là chương trình Master Chef của Mỹ.
Tôi rất thú vị khi các giám khảo bày tỏ thái độ quyết liệt với thí sinh phạm sai lầm đến nỗi họ nhổ thức ăn ra, gọi nó là thảm họa, hoặc ném luôn nó vào sọt rác. Không khoan nhượng với thành phẩm, nhưng khi nhận xét thí sinh, họ công bằng và khuyến khích! Lời nói nào cũng nhằm động viên.
Có thí sinh ưa phá cách, sáng tạo, không hoàn toàn tuân theo đề bài nên bị đánh rớt. Giám khảo nhận xét đó là điểm mạnh sẽ khiến thí sinh này tạo ra các sản phẩm độc đáo phù hợp với mong ước mở một quán bar cho dân chơi rock của anh. Có thí sinh nhút nhát, mê thích nướng bánh đến nỗi khắp ngón tay, cổ tay, trên cổ và đùi cô xăm đầy những từ chuyên môn ngành bánh. Cô rớt trong một vòng thi vì nấu nướng những món khác (ngoài bánh) không ngon bằng các thí sinh còn lại. Khi chia tay, giám khảo nhận xét cô là người thợ làm bánh xuất sắc nhất ông từng biết (căn cứ diễn biến cuộc thi thì đúng như vậy) và từ nay mỗi lần nhìn thấy một cái bánh ông đều nhớ đến cô. Một thí sinh khác được các thành viên công nhận anh có biệt tài nếm, món gì anh cũng nếm rất ngon, nhưng anh lại thất bại trong một thử thách vì không đạt yêu cầu về bề ngoài của món ăn. Anh được giám khảo khen ngợi tài nếm và hứa sẽ giúp hết lòng khi anh mở một xe đẩy bán thức ăn-như ước mơ của anh.
Cứ cho rằng bớt vài phần mục đích an ủi thí sinh bị đánh rớt thì trong các lời khen nói trên đều chứa hầu hết sự thật, do vậy tác dụng động viên khuyến khích của nó thật lớn. Thí sinh ra về, dù tiếc nhưng rất hân hoan vì được những nhà chuyên môn lừng danh giúp nhìn ra và thừa nhận điểm mạnh trong tay nghề của họ.
Đó chính là phần thưởng vô hình mà người ngoài cuộc không thể đánh giá hết được giá trị của nó. Lời khen ngợi chân thành không những khiến người được khen tự tin vào chính mình mà trong một số trường hợp có thể giúp họ thay đổi cả cuộc đời, nhờ vào động lực nó góp phần tạo ra. Khen ngợi và xử phạt bao giờ cũng là chiếc chìa khóa thần hai mặt của quản lý nhân sự, mà khen ngợi luôn luôn là mấu chốt.
Nhưng sự chân thành hay tính thẳng thắn, thành thật hiện giờ quả khó kiếm. Tôi tham gia năm sáu diễn đàn trên mạng xã hội, mỗi diễn đàn có khoảng vài ngàn thành viên. Hầu hết thảo luận nêu trên diễn đàn đều được phản biện từ nhiều góc nhìn, những kiến thức và trải nghiệm cá nhân hết sức phong phú. Tôi xem đây là trường học hết sức thú vị và bổ ích vì những cuộc thảo luận đều gạt ra cái nhìn cảm tính, nể nang, "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", thậm chí cơ hội của đa số mối quan hệ ngoài đời thực, nhờ đó sự thật được tiệm cận.
Nhưng làm sao để có điều đó? Chúng tôi thừa nhận là nhờ tuyệt đại đa số các tên ẩn danh. Nhờ không ai biết ai nên dám nói thẳng, nói thật và tranh luận đến tận cùng.
Lẽ nào để nói ra những lời khen ngợi cổ vũ nhau lại khó khăn đến thế?
Hoàng Xuân
(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét