Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối « cam thối » của Hoa lục- Giáo sư Hồ Ngọc Đại: "Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ"

-Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì?

BBC

  • 29 tháng 9 2014
Căng thẳng đang gia tăng trên đường phố Hong Kong. Tại Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đang nghĩ gì về những cảnh như vậy trên đường phố?
1) “Tôi tự chuốc vào mình”
Bắc Kinh đã không cho các nhà dân chủ Hong Kong một cơ hội nào để lùi bước trong việc đề cử ứng viên của cuộc bầu cử 2017. Một số người cảnh báo rằng sẽ có rắc rối, nhưng ôngTập Cận Bình rõ ràng đã quyết định thà đối mặt với các cuộc biểu tình bây giờ hơn là mạo hiểm để một nhà lãnh đạo địa phương thực sự hợp pháp xuất hiện. Hôm nay là hệ quả tất yếu của thông báo tháng trước từ quốc hội Trung Quốc về các hạn chế phổ thông đầu phiếu, nhưng nó cũng là một thách thức chính trị trực tiếp tới Bắc Kinh – và do đó chắc chắn là một phép thử trước lời hứa của Trung Quốc về một quốc gia, hai hệ thống.

2) “Tôi phải thắng”
Những người biểu tình trên đường phố Bắc Kinh
Hai năm kể từ khi lên nắm Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực cá nhân ở mức không có đối thủ và rõ ràng ông là người đã đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã khiến ông có những kẻ thù nội bộ đầy quyền lực, và họ đang chờ thời cơ, đợi khi ông có một bước đi sai lầm. Vì vậy, những gì xảy ra ở Hong Kong không còn chỉ là chuyện Hong Kong nữa. Những người biểu tình muốn Bắc Kinh phải đảo ngược các quy định về bầu cử, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ và ông cũng không thể làm điều đó.
3) “Học sinh sinh viên lý tưởng lại một lần nữa là gót chân Achilles của chúng ta”
Các học giả trung niên, những người dẫn đầu phong trào Occupy Central là chuyện Bắc Kinh có thể dễ dàng dự đoán và ngăn chặn trước. Mối đe dọa thực sự là sinh viên đại học, những người bắt đầu bãi khóa từ thứ Hai tuần trước và nói rằng họ muốn đứng lên và được lắng nghe, ngay cả khi Bắc Kinh vẫn giả điếc trước những đòi hỏi của họ.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình tin vào một sự lãnh đạo cứng tay để giải quyết những yếu kém của Trung Quốc

Thông qua lập trường không nhượng bộ của mình về cải cách bầu cử, Trung Quốc đã tạo ra một phong trào đối lập với một ý thức rõ ràng về mục đích – một điều không nhỏ từ một nhóm cử tri vốn thường chỉ tập trung vào sách vở và triển vọng nghề nghiệp. Tới cuối tuần, sinh viên vẫn cất lên tiếng nói của mình, bất chấp bình xịt hơi cay, dồn sinh viên vào một khu, và bắt giữ những người lãnh đạo trong sinh viên. Tới lúc đó người lớn tuổi hơn trong phong trào Occupy Central cảm thấy họ cũng phải mang theo mặt nạ, kính mắt, bánh quy và cùng tham gia với sinh viên.
4) ‘Đuôi rồng sẽ không chỉ đạo được rồng’
Tính đến chiều chủ nhật không có một tin tức nào về các cuộc biểu tình ở Hong Kong được chạy tại những phần còn lại của đất nước Trung Quốc. Bắc Kinh không muốn công dân của mình biết về chuyện này. Có 7,2 triệu người ở Hong Kong và có 1,3 tỷ tại đại lục Trung Quốc. Tập Cận Bình cần phải thể hiện với cả hai phía rằng ông là người quyết định kịch bản.
Ở đại lục, một cuộc biểu tình chính trị công khai sẽ bị giải tán chỉ trong vài phút. Hong Kong lại khác nhờ công thức một đất nước hai hệ thống, và nó đảm bảo Hong Kong được quyền tự trị và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, một cuộc cách mạng màu – cách mạng phi bạo động – là một trong những cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Trung Quốc và hình ảnh các công dân Trung Quốc trẻ tuổi có lý tưởng với băng-rôn và khăn vàng buộc trên trán đang đặt chính phủ tại Bắc Kinh vào tình thế tiến thoái lưỡng nan “làm thì sẽ bị nguyền rủa mà nếu không làm cũng sẽ bị nguyền rủa” .
Đặt áp lực vào cảnh sát Hong Kong phải có hành động cứng rắn và do đó có nguy cơ sẽ kích động thêm người dân xuống đường ủng hỗ học sinh? Hay không làm ầm ĩ lên và đứng trước nguy cơ sẽ khuyến khích những nhà dân chủ rằng sau cùng thì tham gia là cũng an toàn, không sao cả?
5) “Hãy tìm cho tôi chiếc chìa khóa để đến với trái tim và khối óc Hong Kong”
Cảnh sát trên đường phố Hong Kong
Lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ không mấy dễ dàng là phải kiểm soát được tình hình.
Thật khó biết liệu nên ve vuốt, đe dọa hay phủ dụ vào thời điểm này. Tuy nhiên, cử tri tối quan trọng chính là công chúng. Bắc Kinh sẽ cố gắng thuyết phục công dân Hong Kong hãy ở nhà bằng cách vẽ ra hình ảnh người biểu tình là như những người bộp chộp nguy hiểm và cảnh báo rằng nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu Bắc Kinh muốn thắng trong trận chiến giành trái tim và khối óc của người Hong Kong, thì họ sẽ phải thật bình tĩnh và để cho các cuộc biểu tình diễn ra với sự nhẹ tay của cảnh sát. Một điều Trung Quốc cảm thấy rất khó thực hiện.
6) Trung Quốc có bao nhiêu đồn cảnh sát ở Hong Kong?
Tôi tin là khoảng 500 – nhưng ông Tập Cận Bình sẽ biết rõ hơn tôi. Cuộc biểu tình này là trái phép và vì vậy là bất hợp pháp. Cảnh sát Hong Kong có thể tìm cách bắt giữ tất cả mọi người. Nhưng một khi các đồn cảnh sát này đầy chật rồi thì rõ ràng là sẽ không có chỗ để giam giữ những người bị bắt. Vì vậy, cuộc biểu tình này có một điểm tới hạn mà dưới điểm đó thì tình trạng kiệt sức, bình xịt hơi cay và các mối đe dọa bị ngồi tù có thể khiến người biểu tình bỏ về nhà, nhưng nếu trên điểm tới hạn này thì sự an toàn về con số và khả năng có thêm người mới tham gia có thể sẽ tạo ra dây chuyền phản hồi và tăng thêm thái độ bất tuân.
7) “Sao chúng lại dám nhắc tôi về Đặng Tiểu Bình?”
Những người biểu tình xem họ là người nối tiếp di sản của cố lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc, người qua đời ngay trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, nhưng là người đàm phán với người Anh về việc chuyển giao từ cách đó 30 năm trước. Một sự lựa chọn kỳ lạ vì Đặng Tiểu Bình chính là người đã ra lệnh cho quân đội dập tắt các cuộc biểu tình dân chủ của sinh viên ở Bắc Kinh vào năm 1989.
Nhưng các nhà dân chủ Hong Kong chỉ ra rằng chính Đặng Tiểu Bình là người đã đưa ra công thức “một quốc gia, hai chế độ” để đảm bảo lối sống của Hong Kong trong thời gian 50 năm. Vào giai đoạn đó, họ nói, ông tin rằng Trung Quốc sẽ tự do hơn và khoảng cách về ý thức hệ có thể đã thu hẹp lại. Nếu ông đã thực sự tin như vậy thì ông đã nhầm. Đất nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang đi theo một chiều hướng khác, hướng tới sự kiểm soát độc đảng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và nếu ông Đặng Tiểu Bình đã nhìn xuống từ thế giới bên kia, tôi không dám tự tin mà nói rằng ông sẽ reo mừng cổ vũ những người biểu tình.
8) “Hãy đổ lỗi cho người nước ngoài”
Trong thời gian vài tuần trước khi diễn ra các cuộc biểu tình ở Hong Kong, đại diện của Trung Quốc đã ngày càng khẳng định rằng các nhà dân chủ bị người nước ngoài khuấy động, muốn làm tổn hại đến sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong và sử dụng nơi này như một đầu cầu để lật đổ chính phủ đại lục.
Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán người biểu tình
Truyền thông tại đại lục hoàn toàn không đưa tin về những cuộc biểu tình ở Hong Kong
Cuối tuần qua, báo chí thân Bắc Kinh ở Hong Kong đã đăng những cáo buộc rằng lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong có mối liên kết với chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ và Anh đã tìm cách tránh xa lập luận này, và thật khó để có thể thấy việc lật đổ chính phủ Trung Quốc sẽ mang lại cho họ lợi lộc gì. Vấn đề thực sự của chính phủ Bắc Kinh là ý tưởng nước ngoài chứ không phải là chính phủ nước ngoài.
9) “Tôi đã không đạt được những gì tôi có bằng việc nhượng bộ. Giờ tôi cũng sẽ không nhượng bộ.”
Chủ tịch Trung Quốc được cho là đã nêu nguyên nhân Liên Xô tan vỡ năm 1991 là không ai “đủ can đảm dám đứng dậy bảo vệ nó”. Kể từ khi lên nắm quyền cách đây hai năm, điều ngày càng trở nên rõ ràng là ông tự xem mình như lãnh tụ mà con dân phải nghe lời và tin rằng sự lãnh đạo mạnh mẽ là giải pháp cho những yếu kém của Trung Quốc. Hong Kong hãy lắng nghe.
10) “Một dịp kỷ niệm chẳng ra gì?”
Tuần này một bức chân dung mới của Chủ Tịch Mao được treo tại Cổng Thiên An Môn để chuẩn bị cho ngày Quốc Khánh. Ngày mùng Một tháng Mười là kỷ niệm lần thứ 65 cách mạng cộng sản Trung Quốc, thời điểm khi Chủ tịch Mao tuyên bố: “Người dân Trung Quốc đã đứng lên” và đám đông đã thực sự reo mừng.
Sáu mười lăm năm sau, ông Tập Cận Bình đứng đầu một đảng và một quốc gia rất khác. Giàu thì có đấy. Quyền lực cũng có đấy. Nhưng vào lần sinh nhật thứ 65, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại không có một thông điệp thống nhất vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc bài ngoại. Ông Tập Cận Bình đang rất cần xác định “Giấc mơ Trung Hoa” của ông theo một cách thức tạo được cảm hứng cho người dân Trung Quốc, bất kể là ở Hong Kong hay Trung Quốc đại lục.


-Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’

  • 29 tháng 9 2014

Khu Admiralty ở Hong Kong kín người biểu tình
“Tôi ở khu vực biểu tình suốt 30 tiếng đồng hồ, mệt đến độ tôi chóng mặt và phải ra ngoài chợp mắt một tiếng. Bây giờ xung quanh tôi trông ai cũng rất mệt mỏi vì có nhiều người giống như tôi – nhiều người chưa ngủ tẹo nào trong suốt 50 tiếng vừa qua”.

Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.
Giọng cô bị ngắt quãng bởi những tiếng ho khan. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, hò hét của đám đông xung quanh cô và cả tiếng diễn giả nói trên loa tiếp tục phát động sinh viên biểu tình.
Stephanie là một trong số hàng ngàn sinh viên trong suốt một tuần qua đã bãi khoá biểu tình ngồi ở khu trung tâm Hong Kong để phản đối đề xuất của Bắc Kinh đề cử người đứng đầu đặc khu hành chính này.
Có thể coi cô sinh viên năm thứ ba trường đại học Baptist này như một đại diện cho một bộ phận thế hệ 9X của Hong Kong: hiểu biết chính trị sâu sắc, nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, rành công nghệ và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu.
Cô cũng như rất nhiều sinh viên, học sinh khác đã phải vượt qua không ít rào cản để tham gia cuộc biểu tình quy mô này. Nhiều người vấp phải sự phản đối của gia đình, lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như cho rằng họ nên chú tâm vào việc học hành thay vì đi tham gia những chuyện bao đồng. Nhiều người phải nghỉ học và bỏ thi. Một tuần dầm mưa dãi nắng ở sân trường ĐH Trung Văn Hong Kong và khu trung tâm thành phố khiến sức khoẻ của họ giảm sút.
Tuy nhiên tất cả những yếu tố đó, cùng với áp lực từ lực lượng cảnh sát yêu cầu họ giải tán cũng như thái độ phớt lờ của Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh trước yêu cầu ra mặt đối chất, cũng không làm suy chuyển mức độ nhiệt tình của họ.
Thậm chí nhiều học sinh trung học cũng tỏ ra không thua kém độ nhiệt huyết với các anh chị sinh viên khi tình nguyện bãi khoá một ngày để ra biểu tình ủng hộ các đàn anh đàn chị, vừa ngồi biểu tình vừa vác sách vở ra tranh thủ học bài. Những người ở lại trường học thì cài ruy băng vàng lên áo để biểu hiện thái độ phản đối với đề xuất của chính phủ Trung Quốc.

Nhận thức chính trị sớm


Vì sao học sinh, sinh viên Hong Kong có nhận thức và nhiệt huyết tham gia chính trị sớm như vậy?
Tôi trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành Khoa học chính trị trường ĐH Baptist (Hong Kong), người đang nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung và đã giảng dạy cho nhiều sinh viên Hong Kong.
Ông nói: “Do thể chế chính trị Hong Kong khuyến khích tự do ngôn luận, tự do học thuật, không có rào cản đối với các quan điểm chính trị hay học thuật khác nhau, chính vì vậy sinh viên được tiếp xúc với nhiều quan điểm tự do cấp tiến từ sớm.”
“Các giảng viên đại học hầu hết cũng tốt nghiệp tiến sỹ từ các trường Đại học phương Tây. Ngoài ra, hệ thống truyền thông cũng không bị kiểm duyệt nội dung chính trị từ nhà nước.”
Ông Trung cũng cho rằng các phong trào, hay đảng phái dân chủ cũng có nhiều chương trình thu hút học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, giới trẻ cũng bị hấp dẫn với mục tiêu, lý tưởng của các phong trào này.
“Có thể nói, môi trường chính trị khá cởi mở và sự phát triển của các hội đoàn dân sự, đảng phái dân chủ, cộng với sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc đại lục đã góp phần làm cho học sinh, sinh viên Hong Kongcó ý thức cao hơn với các thế hệ cha ông trước đó.”
Một đặc điểm nổi bật nữa của thế hệ trẻ Hong Kong là xu hướng cập nhật thường xuyên với mạng xã hội, được coi là kênh thông tin phổ biến và đáng tin cậy nhất của họ. Hong Kong là quốc gia với số lượng báo chí rất lớn so với dân số chưa đến 8 triệu người, tuy nhiên khi tôi hỏi những nhà hoạt động từ U20 đến U40, họ đều nói họ có truy cập thông tin từ những trang tin, diễn đàn riêng chứ không hề dựa vào báo chí chính thống.


Sinh viên Hong Kong thường xuyên cập nhật mạng xã hội
Theo ông Michael Cheng, ủy viên ban chấp hành của Đảng Lao Động Hong Kong, người đã có thâm niên hơn 10 năm hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự, Internet và mạng xã hội đã là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động chính trị của học sinh sinh viên.
Thông qua mạng xã hôi, các học sinh sinh viên tìm đến nhau, xây dựng website, sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình… để truyền đạt thông tin cho nhau và thiết lập mạng lưới quan hệ. Nhờ các kênh này, những tổ chức học sinh, sinh viên như Scholarism nhanh chóng thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên.
Từ những hoạt động đoàn thể này họ càng trui rèn được khả năng tư duy phản biện cũng như lãnh đạo và tham gia các hoạt động có tổ chức, quy mô bài bản. Cuộc biểu tình phản đối áp dụng chương trình giáo dục công dân và đạo đức vào năm 10/2012, do thiếu niên (lúc đó) 15 tuổi Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) lãnh đạo quy tụ khoảng 100 ngàn nguời tham gia là một ví dụ cụ thể.
Điều đáng ngạc nhiên là ở tuổi được coi là “ăn chưa no, lo chưa tới”, học sinh sinh viên Hong Kong đã chứng tỏ là lực lượng huy động toàn bộ xã hội tham gia biểu tình hiệu quả.
Ông Michael Cheng giải thích: “Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau lại có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ. Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.”
Mức độ ảnh hưởng của sinh viên Hong Kong đã thực sự được khẳng định trong ngày 28/9 khi thủ lĩnh tổ chức Chiếm lấy khu Trung Tâm, ông Benny Tai, đã phải cấp tập phát động chiến dịch bất tuân dân sự sớm 3 ngày để tiếp nối ngay làn sóng biểu tình của hàng ngàn sinh viên vừa kết thúc, thay vì đợi đến ngày 1/10 như dự định.

Lý tưởng nhưng không ảo tưởng


Chung San Ho (trái) và Stephanie Cheung, sinh viên đại học Baptist ở Hong Kong
Tôi hỏi Stephanie và San Ho vào ngày thứ Sáu, ngày cuối của cuộc biểu tình sinh viên, các bạn muốn đạt được điều gì khi được tự bầu cử người đứng đầu Hong Kong?
Câu trả lời không mấy ngạc nhiên của những sinh viên ngành chính trị học là: Tôi muốn công bằng xã hội: ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội cũng có thể sử dụng lá phiếu để thay đổi cuộc sống của mình, thay vì để quyết định đó vào tay một số kẻ giàu.
“Thực ra số lượng những sinh viên biểu tình như chúng tôi không phải là quá nhiều. Nếu bạn đến cả các trường đại học chứ không chỉ đến khu vực biểu tình, bạn sẽ thấy một bức tranh khác về lần bãi khoá biểu tình này so với những gì báo chí đang mô tả. Nhiều sinh viên vẫn đến lớp như thường, công đoàn cũng ra sức vận động biểu tình nhưng không phải ai cũng tham gia. Chúng tôi đã quy tụ được thêm nhiều người, nhưng chúng tôi cần nhiều, rất nhiều hơn thế.” San Ho nói.
Khi tôi hỏi, họ có tin rằng phong trào biểu tình của học sinh sinh viên có thể thay đổi quyết định của Bắc Kinh không, cả Stephanie và San Ho đều lắc đầu.
“Cơ hội là rất mong manh. Tuy nhiên, với chúng tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của lần biểu tình này là thay đổi nhận thức của của chính mình và người khác. Bằng việc ra khỏi lớp học, ra khỏi quỹ đạo thói quen hàng ngày, chúng tôi có cơ hội tự nhìn lại mình và tự vấn mình, nên làm gì và hy sinh gì ở bản thân để đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự của Hong Kong.”

-Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối « cam thối » của Hoa lục

media
Người biểu tình thắp sáng điện thoại bên ngoài Trung tâm tài chính ngày 29/09/2014.REUTERS/Carlos Barria
Dân chủ Hồng Kông thách thức Bắc Kinh, Liên minh chống thánh chiến cực đoan mở rộng, Ấn Độ khẩn cấp cải thiện quan hệ với Mỹ là những hồ sơ quốc tế được báo chí Pháp tường thuật rộng rãi bên cạnh các chủ đề chính trị, kinh tế quốc nội như đảng Xã Hội Pháp mất đa số tại Thượng Viện, tại sao phi công Air France đầu hàng ? Hàng không dân dụng Pháp bị thiệt hại nặng sau cuộc đình công hai tuần.

Với tựa « Cuộc bãi khóa của học sinh Hồng Kông biến thành xung đột với cảnh sát » và « phong trào dân chủ Hông Kông thách thức Trung Quốc » hai nhật báo lớn của Pháp là Le Monde và Les Echos phân tích những yếu tố sâu xa thúc đẩy giới trẻ Hồng Kông động viên nhau cùng xuống đường tranh đấu cho dân chủ.
Theo Le Monde, từ thứ ba tuần trước phong trào tranh đấu với khí thế bừng bừng của tuổi trẻ đã chiếm lĩnh nhiều khu phố, bao vây tòa nhà Nghị viện. Trên hiện trường, người ta thấy Hồng y Trần Nhật Quân, hơn 80 tuổi, nguyên là Tổng giám mục Hồng Kông, vị tu sĩ dấn thân tranh đấu vì dân chủ chống chế độ cộng sản Trung Quốc, giáo sư Benny Tai, lãnh đạo phong trào công dân bất phục tùng Occupy Center tham gia xuống đường với học sinh. Từng đoàn bác sĩ, y tá tự nguyện chăm sóc cho những học sinh sinh viên bị hơi cay.
Trừ Apple Daily, nhiều tờ báo Hồng Kông cố ý không cho các nhà dân chủ phát biểu. Chính động thái này làm tuổi trẻ Hồng Kông lo ngại các quyền tự do bị gậm nhấm. Ngày 31/08 vừa qua, Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc quyết định chỉ có những ứng cử viên, tối đa ba người, và phải được một ủy ban bầu cử chấp thuận, mới có quyền ra tranh chức chủ tịch Đặc khu Hồng Kông. Cho đến nay, phong trào dân chủ luôn tỏ ra ôn hòa và kỷ luật. Tuy nhiên, các cuộc đình công, biểu tình không mang lại kết quả. Alex Chow, chủ tịch Liên hội sinh viên Hồng Kông khẳng định « cuộc bãi khóa lần này là một bước ngoặt trong tiến trình tranh đấu vì dân chủ ».
Theo Le Monde thì từ thầy đến trò đều có cùng một tâm trạng. Giáo sư Tommy Cheung, một trong số 400 giáo sư, giảng sư đại học ký tên ủng hộ phong trào, tuyên bố : Đã nhiều năm nay, người dân Hồng Kông đòi dân chủ thật sự và phải được Hiến định. Thế nhưng, tranh đấu chống chính quyền bằng những cuộc tuần hành đông đảo rồi sau đó ai về nhà nấy chờ năm sau tái diễn thì không mang lại kết quả nào. Do vậy, lần này chúng tôi thay đổi chiến thuật.
Một trong những hình ảnh mà phóng viên Le Monde cho là mang tính tiêu biểu nhất là chiếc rổ đựng trái cây của nhà giáo hồi hưu Jeffrey Lim tố cáo gọi là « đảng cử dân bầu » mà Trung Quốc muốn áp đặt. Ông đứng phát băng vải vàng biểu tượng của phong trào tranh đấu bên dưới một cái rổ trong đó có ba quả cam thối và hàng chữ: “Đây là những ứng cử viên mà họ đề nghị cho chúng ta. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn quả cam thối ưa thích“.
Học sinh sinh viên bất mãn, doanh nhân bất bình
Không phải chỉ có giáo sư, học sinh tâm đầu ý hợp mà ngay giới doanh nhân Hồng Kông cũng bất bình Trung Quốc. Qua góc nhìn kinh tế, đặc phái viên của nhật báo Les Echos gửi về bài phóng sự chi tiết với một số điểm chính yếu như sau : Sinh viên học sinh đi tiên phong trong phong trào tranh đấu để buộc Trung Quốc phải tôn trọng lời cam kết để người dân địa phương toàn quyền bầu chọn lãnh đạo vào năm 2017. Cơ may cho doanh nghiệp ăn nên làm ra là cần môi trường trong sạch không có bàn tay thao túng của Trung Quốc.
Mục tiêu tối thượng của phong trào là giúp cho người dân thấy rõ những người cầm loa phát biểu quan điểm khác biệt với chế độ không phải là những kẻ gây mất trật tự công cộng. Thủ phạm gây bất ổn là những phần tử lũng đoạn chia rẽ đối lập và cản bước tiến hóa của xã hội. Theo giáo sư luật Benny Tai, lãnh đạo phong trào Occupy Center thì Bắc Kinh muốn kềm chế Hồng Kông phát triển. Chính quyền thân Bắc Kinh bị mất tính chính đáng, họ không có một chút độc lập nào trong hành động kể cả thực hiện biện pháp xử lý rác.
Chuyên gia Pháp Sebastien Vag, giám đốc Trung tâm Trung Quốc hiện đại, xác nhận : Tự do báo chí đã bị thành phần thân Bắc Kinh tấn công toàn diện từ nhiều tháng nay. Ngay nhật báo South China Morning Post trước đây rất độc lập mà bây giờ cũng « ngoan ngoãn » ra nhất là từ khi ban biên tập được trao cho một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc điều hành.
Cuối cùng là môi trường làm ăn buôn bán: hơn 80 công ty tài chính đứng đầu là Edward Chin đã đồng ký một kiến nghị gửi Tập Cận Bình yêu cầu Bắc Kinh để cho Hồng Kông yên ổn. Một mặt, giới doanh nghiệp lo ngại về tình trạng tự do báo chí mất dần, mặt khác gần đây xuất hiện một nhóm nhỏ doanh nghiệp tóm thâu quyền lợi của Hồng Kông mà nhóm này lại là đảng viên cộng sản. Theo Edward Chin, trước đây có 700 gia đình chia nhau các thị phần quan trọng. Ngày nay, doanh nhân Hồng Kông phải giành giật với đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc và hơn bao giờ hết, muốn được hợp đồng thì phải mua chuộc quan hệ.
Điều tai hại hơn nữa đây không phải chế độ cộng sản mà chỉ là một nhóm nhỏ tài phiệt tìm mọi cách để thủ lợi tối đa không cho ai sống. Chính những tay tài phiệt tuân thủ Trung Quốc gây hại cho Hồng Kông chứ không phải là phong trào dân chủ, nhà tài chính Edward Chin nhận định như vậy trước khi kết luận một cách cay đắng : làm ăn buôn bán cũng cần một môi trường trong sạch và công lý. Có lẽ tôi phải di cư ra nước ngoài.
Theo ghi nhận của Les Echos thì điều làm người dân Hồng Kông chán ghét Hoa lục nhất là số lượng du khách từ Trung Quốc. Hơn 50 triệu người đã qua Hồng Kông, nơi chỉ có 7 triệu dân, mua sắm vơ vét hàng hóa chất đầy « valise ». Khách sạn, cửa hàng sang trọng « lúc nhúc » người Hoa lục và do tình trạng di dân ồ ạt, thành phần trung lưu Hồng Kông không tìm ra chổ ở.
Do vậy, người dân Trung Quốc bị dân Hồng Kông xem là kẻ xâm lăng
Trong cuộc chiến bất cân xứng này, phong trào dân chủ Hồng Kông không hề mang ảo tưởng. Những thành viên tranh đấu như Benny Tai nhắc đến kinh nghiệm của mục sư Mỹ da đen Martin Luther King.Doanh nhân Edward Chin trích tấm gương của thánh Gandhi của Ấn Độ và Nelson Mandela của Nam Phi.
Đây là những nhà tranh đấu biết chuyển thế yếu thành sức mạnh. Cuộc đấu tranh tại Hồng Kông thành bại tùy thuộc vào tình thế ở Bắc Kinh nơi mà giới lãnh đạo bị ám ảnh bởi nổi lo ảnh hưởng dân chủ tác động đến quyền lực của họ.Nhà báo Chen Ping, một đảng viên ly khai, tác giả phóng sự điều tra về lãnh đạo Lương Chấn Anh, kẻ bị xem là bù nhìn của Trung Quốc và vì phóng sự này ông bị hành hung đổ máu tỏ ra lạc quan hơn. Ông nói ông quen biết « 4 trong số 7 ủy viên bộ chính trị » và qua đó ông biết họ ý thức là không thể nào tránh khỏi dân chủ.
« Tại sao Ấn Độ cần Mỹ ? »
Trong các hồ sơ quốc tế, Thủ tướng Ấn đang có mặt tại Washington liệu có tìm cách hâm nóng quan hệ Mỹ -Ấn hay không ? Phòng thương mại Hoa Kỳ tỏ ra thất vọng vì Thủ tướng Modi đưa ra nhiều tín hiệu mâu thuẫn như chận một thỏa thuận tự do thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nhận định của giới phân tích.
Theo Les Echos, nhiều bất đồng thương mại đè nặng quan hệ Mỹ-Ấn nhưng ông Modi sẽ nhân chuyến viếng thăm đầu tiên này để thiết lập quan hệ cá nhân với Tổng thống Obama và tạo tin cậy giữ hai thủ đô. Trong khuôn khổ chính sách phát triển công nghiệp, ông sẽ tiếp xúc với cộng đồng doanh nhân Ấn tại Mỹ và các tập đoàn công kỹ nghệ Hoa Kỳ từ Google cho đến Boeing. Để lời kêu gọi đầu tư được lắng nghe, giới phân tích Mỹ cho rằng lãnh đạo Ấn phải thuyết phục doanh nhân Hoa Kỳ là ông khẩn cấp cải cách cấu trúc kinh tế Ấn nếu không các tập đoàn Mỹ sẽ bỏ Ấn Độ để tìm nơi khác.
Nhân chứng : chiến binh Hồi giáo ôm gối trốn bom
Nước Mỹ hấp dẫn nhưng nước Mỹ của Obama đang phải đối phó với khủng bố tự xưng là thánh chiến Hồi giáo. Theo Les Echos thì liên minh chống thánh chiến mỗi ngày mỗi đông đảo nhưng cánh Al Qaida ở Syria đe dọa trả thù Tây phương trên khắp địa cầu. Nhật báo cánh tả Libération ghi nhận Hoa Kỳ tập hợp được một liên minh nhưng liên minh này biến thành đối tượng trả thù của mọi tổ chức khủng bố tự khoác áo thánh chiến.
Tại vùng biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục ngàn dân Kurdistan chạy trốn thánh chiến cực đoan. Bị liên quân quốc tế oanh kích gây rối loạn hàng ngũ, các phe Al Qaida và tổ chức Nhà nước Hồi giáo liên kết với nhau để đối phó. Libération mượn lời nhận định của một người dân chạy loạn tuyệt vọng chạy tựa trên trang nhất : Tôi sợ cuối cùng không mang lại kết quả nào.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chiến thắng các tổ chức thánh chiến ? Một tháng kể từ ngày chiến dịch oanh kích bắt đầu, Libération nhận định tổng thống Obama chọn giải pháp quân sự. Liệu giải pháp này đủ để thành công. Theo nhiều nhân chứng thì chiến binh thánh chiến bị mất tinh thần. Một lần, khi bị dội bom trong đêm họ ôm cả súng lẫn gối chạy trốn.
« Bài toán nát óc »
Nhưng theo nhà phân tích Dominique Morsi của Les Echos thì cuộc chiến này chỉ thành công khi nào khối Ả Rập Hồi Giáo đoàn kết và cùng cứng rắn với những kẻ dã man và tTy phương tạo được một liên minh thật sự với các quốc gia theo đạo Hồi trong khu vực. Vấn đề theo nhà phân tích Pháp thì tổ chức Nhà nước Hồi giáo không phải là Trung Đông mà là những kẻ sống như thời Trung Cổ.
Mà muốn tiêu diệt họ thì phải ý thức là một bộ phận hệ phái Sunni chạy theo bạo lực một phần là do cuộc can thiệp của Mỹ vào Irak năm 2003 và thái độ bất động không can thiệp vào Syria năm 2013. Trong giai đoạn đầu, người Sunni cảm thấy bị Tây phương ăn hiếp còn giai đoạn sau thì họ cảm thấy bị bỏ rơi trước bom đạn của phe Shi-a mà đại diện là chế độ độc tài Damas.
Theo ý kiến của giáo sư Dominique Morsi thì để tiêu diệt được Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát một phần Irak và Syria thì cần phải có Iran Shi-a tham chiến. Nhưng liệu tây phương có nên trả giá thỏa hiệp, cho phép Iran trạng bị vũ khí hạt nhân đổi lấy sự giúp đỡ của Teheran để chiến thắng hay không ? Chính vì câu trả lời là không cho nên tác giả kết luận : khó lắm.

-Giới tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-09-29
000_Hkg9800000.jpg
Giới trẻ biểu tình trước Nhà hát TPHCM hôm 11/5/2014, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển của VN. AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Diễn biến của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đang là tâm điểm chú ý của thế giới, đặc biệt đối với giới trẻ dấn thân cho quyền con người và tự do dân chủ ở VN. Phong trào đòi dân chủ của giới trẻ ở Hồng Kông ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đấu tranh của giới trẻ ở VN?

Hơn 10 ngàn sinh viên đại học ở Hồng Kông bắt đầu cuộc bãi khóa hôm thứ Hai, 22/9, tụ tập xung quanh các tòa nhà của chính quyền đặc khu để phản đối dự luật về bầu cử của Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông trong cuộc bầu cử cho chức “Đặc khu trưởng đặc khu Hồng Kông” vào năm 2017. Ba ngày sau, học sinh trung học tham gia vào cuộc biểu tình này. Và đến chiều tối hôm Chủ nhật, 6 ngày sau khi cuộc biểu tình bất bạo động diễn ra, nhiều hình ảnh biển người bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay truyền đi khắp thế giới.
Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó.
– Anh Khúc Thừa Sơn
Thủ lãnh sinh viên là anh Joshua Wong, 17 tuổi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau cuộc bãi khóa nhưng cuộc biểu tình vẫn được những nhà hoạt động dân chủ thuộc phong trào “Chiếm khu trung tâm” cùng người dân Hồng Kông tham gia. Anh Joshua Wong vừa được trả tự do vào tối Chủ Nhật theo lệnh của tòa án. Tin tức đài RFA ghi nhận được đến tối thứ Hai, 29/9, cảnh sát đang tìm cách điều đình với sinh viên, yêu cầu các đoàn biểu tình rút khỏi những địa điểm ngay sát với khu vực hành chính của đặc khu nhưng phía sinh viên không chấp thuận điều đình, đặt điều kiện ông Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh phải chính thức lên tiếng với Bắc Kinh, đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải cho người dân Hồng Kông được toàn quyền chọn lựa người lãnh đạo, thay vì bỏ phiếu chọn người theo danh sách do Bắc Kinh đưa ra.
Có phải tương lai của Hồng Kông do chính giới trẻ của đặc khu này định đoạt và vì sao họ có thể tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến như vậy? Anh Khúc Thừa Sơn, một người trẻ đang dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do dân chủ cho VN lên tiếng nhận xét:
“Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó. Và họ nhìn được sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật ở Hồng Kông đã giúp cho họ thấy rằng bản chất của Cộng Sản dưới chế độ độc tài cho nên họ đã có được dân chủ và họ sẽ không bao giờ muốn quay trở lại độc tài nên họ cương quyết đấu tranh chống độc tài bằng mọi giá cho đến phút cuối cùng”.
Giới trẻ ở Hồng Kông đang đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ tồn tại nhiều năm trong lịch sử của Hồng Kông. Còn giới trẻ đang dấn thân ở VN thì đấu tranh để tìm kiếm sự tự do dân chủ cho quê hương mình. Sự đấu tranh của giới trẻ ở Hồng Kông được số đông ủng hộ. Sự đấu tranh của giới trẻ ở VN không những không được khích lệ mà còn bị nhiều áp lực từ xung quanh. Một ví dụ điển hình, lãnh đạo các trường học cũng như Hiệp hội Giáo viên lớn nhất ở Hồng Kông ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh viên biểu tình bơ vơ một mình” so với trường hợp cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên nhỏ bé, đơn độc biểu tình chống Trung Quốc, bị tù tội và còn bị nhà trường buộc thôi học.
Sự so sánh sẽ là khập khiễng khi bối cảnh đấu tranh giữa Hồng Kông và VN hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra phong trào của sinh viên Hồng Kông hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh còn mới mẻ của các bạn trẻ ở VN? Anh Nguyễn Đình Hà, một bạn trẻ từng đến Hoa Kỳ vận động cho nền báo chí độc lập và quyền tự do căn bản của người dân ở VN, cho biết quan điểm của mình:
Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước và số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN đang tăng lên.
– Anh Nguyễn Đình Hà
“Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước. Em nghĩ số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN đang tăng lên và đang rất chú ý. Thứ nhất là phấn khích về mặt tinh thần rằng Hồng Kông là 1 tấm gương tốt để noi theo. Về việc bắt bớ, đàn áp thì cũng không làm sờn ý chí tiến lên của giới trẻ đấu tranh tại VN. Bởi vì trong tất cả các cuộc cách mạng trước đây thì cũng đều có bắt bớ kể cả chết chóc nhưng với tinh thần trách nhiệm của mình đối với tương lai, đối với con cháu của người Việt Nam sau này thì những việc đó là điều nhỏ nhặt”.
Ở Hồng Kông, một chàng sinh viên 17 tuổi, Joshua Wong có thể phát động phong trào bãi khóa biểu tình đòi dân chủ một cách mạnh mẽ. Ở VN, một Nguyễn Phương Uyên, một Đinh Nguyên Kha, một Phạm Thanh Nghiên và còn những cánh chim đơn lẻ khác dù phải trả giá bằng những bản án tù rất nặng nề trong con đường đấu tranh của họ mà vẫn chưa tạo được sự cộng hưởng lớn cho giới trẻ ở trong nước nhưng họ vẫn vững một niềm tin kiên cường rằng con đường họ dấn thân là con đường tất yếu cho một đất nước VN tự do, dân chủ.
Có thể phong trào sinh viên đồng lòng vì tương lai ở Hồng Kông hiện nay sẽ là hình ảnh xa vời trong tâm tưởng của giới trẻ ở VN nhưng những người trẻ đeo đuổi giấc mơ làm chủ quốc gia dù ở VN hay ở Hồng Kông hay bất cứ nơi nào trên thế giới cùng tin rằng tuổi trẻ của họ sẽ làm nên lịch sử.

-Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam?

Hoài Vũ, phóng viên RFA

2014-09-29
000_Del6356316.jpg
Sinh viên trung học tham gia biểu tình đòi dân chủ bên ngoài trụ sở của Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm 29/9/2014.AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Cuộc cách mạng đòi dân chủ đang sôi sục ở Hong Kong nhanh chóng truyền cảm hứng cho giới hoạt động ở Việt Nam. Các nhà dân chủ Việt Nam nhận thấy nhiều bài học có thể rút ra từ cuộc cách mạng này. Họ cũng đồng ý rằng thời cơ ở Việt Nam chưa đến để có một cuộc cách mạng tương tự.

Hàng chục nghìn thanh niên đặc khu này đổ xuống đường hôm qua, tham gia cuộc tuần hành có tên Occupy Central, đòi dân chủ lại cho Hong Kong.
Ở Việt Nam, giới hoạt động dân chủ cũng cảm thấy được truyền cảm hứng từ Occupy Central ở Hong Kong. Blogger Mẹ Nấm liên tục chia sẻ lại các hình ảnh từ Facebook của chính tổ chức lãnh đạo tuần hành. Những nhà hoạt động khác thì thay ảnh trên trang Facebook là chiếc nơ vàng của phong trào hoặc ảnh của thủ lĩnh phong trào Joshua Wong nhằm tỏ ra sự ủng hộ.
Blogger Mẹ Nấm chia sẻ:
Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kong đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi. Nó là một phòng trào tôi nghĩ rằng khiến rất nhiều người trẻ không chỉ là những người theo đuổi phong trào dân chủ suy nghĩ mà tôi đặc biệt tin rằng các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ nhìn vào để nghĩ về mình và nhìn về tương lai đất nước Viêt Nam.
Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kong đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi.
– Blogger Mẹ Nấm
Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, dưới chính sách “một nhà nước, hai chế độ”. Thế nhưng gần đây Bắc Kinh ngày càng gia tăng sức ép lên Hong Kong. Những người biểu tình ở Hong Kong phản đối việc chính quyền Hoa Lục đòi có tiếng nói trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017. Theo đó, Bắc Kinh muốn tất cả các ứng viên ở Hong Kong phải được sự chuẩn thuận của họ.
Trước diễn biến này, học sinh, sinh viên Hong Kong đã tổ chức bãi khoá từ nhiều ngày nay và đỉnh điểm của cuộc biểu tình là hôm qua, thu hút được sự tham gia của khoảng hàng chục nghìn người. Cảnh sát Hong Kong hôm qua đã buộc phải ra bắn hơi cay vào đoàn biểu tình, tuy nhiên không giải tán được cuộc biểu tình.
Cuộc biểu tình hoà bình của học sinh, sinh viên Hong Kong cũng khiến giới hoạt động ở Việt Nam suy nghĩ. Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành nhận định:
Cái mình thấy có thể học từ họ là ý tưởng tổ chức và có một chiến lược dài hạn thì rõ ràng tất cả những việc họ làm nó không đơn thuần là sự bột phát nhất thời mà gây nên một hiệu ứng như vậy, mà rõ ràng là có một sự chuẩn bị rất là lâu dài và có chiến lược từng bước và đó là cái thiếu của tất cả các phong trào hiện nay ở Việt Nam.
Thủ lĩnh của cuộc cách mạng dân chủ ở Hong Kong là Joshua Wong, 17 tuổi. Blogger Mẹ Nấm cũng đánh giá cao chiến lược ôn hoà và lâu dài của Joshua Wong.
Đây là một bạn trẻ đầy bản lĩnh. Quan điểm của bạn ấy, mình thấy tương đồng với về quan điểm chia sẻ về thái độ chính trị. Tức là người dân đừng xem chính trị như nhiệm vụ mà nó có liên quan tất cả lĩnh vực trong đời sống hàng ngày ở Hồng Kong. Nó là giá của bữa ăn, là giá của thức uống, nó là tất cả những thứ mà có mối mô hình chung mà mình không thấy được. Bên cạnh đó cái thái độ của Joshua với cảnh sát cũng là một bài học mà mình nghĩ là ôn hòa và thẳng thắn, quyết liệt nhưng không có chống đối thì nó khá tương đồng với quan điểm của mình.
Chưa chín mùi
Các nhà hoạt động cũng đồng ý rằng, ở Việt Nam chưa đủ thời cơ cho một sự kiện tương tự như Hong Kong. Ở Việt Nam còn quá nhiều trở ngại cả về nhận thức tới điều kiện chính trị, xã hội, khiến phong trào ở Việt Nam chưa thể thăng hoa. Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành cho rằng thời cơ sẽ đến khi sự bất tin đối với chính phủ lên tới cùng cực. Ông nói:
Cả Việt Nam bây giờ đang trong trạng thái rất mò mẫm, ngay cả Chính phủ cũng mò mẫn, chứ đường thoát cũng không có, tất cả giới đấu tranh cũng mò mẫm. Trong một xã hội đang như chưa tìm được hướng ra, thì không thể nào trách được là người dân vẫn đang quan sát. Tới lúc mọi thứ đều rõ ràng, khi sự yếu kém của chính phủ ngày càng tệ hại, khi mà tương lai của sinh viên họ thấy khi ra trường họ càng ngày càng thất nghiệp. Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi, và lúc đó cần nhất những người có kinh nghiệm về tinh thần đấu tranh dân chủ, những người thực sự dân chủ, những người đó có thể đi hàng đầu trong việc biểu tình như việc Hong Kong đang diễn ra, thì chỉ những người đó mới là những ngừoi tác động tới sự thay đổi thêm.
Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi, và lúc đó cần nhất những người có kinh nghiệm về tinh thần đấu tranh dân chủ, những người thực sự dân chủ…
– Nguyễn Hồ Nhật Thành
Sau năm 1975, phong trào dân chủ ở Việt Nam chỉ bắt đầu rộ lên từ thập niên 90. Tuy nhiên, việc chính phủ Việt Nam đàn áp gay gắt, bắt bớ các bloggers và nhà hoạt động đã gây khó khăn cho phong trào này.
Trong điều kiện ở Việt Nam, sự đàn áp, những tiếng nói bất đồng, chứng kiến những tiếng nói đi ngược lại với tiếng nói chính thống của Đảng và Nhà nước là sẽ bị đàn áp cho nên giới trẻ là họ cũng khó công khai được nguyện vọng cũng như tâm tư của họ về những vấn đề chính trị như thế này.
Các nhà hoạt động cũng nhận định rằng điều quan trọng bây giờ là người dân Việt Nam nhận thức được dân chủ. Vì vậy, họ cố gắng đưa các thông tin đến giới trẻ, những người quan tâm bằng cách đăng thông tin trên Facebook cũng như thay hình ảnh đại diện là chiếc nơ vàng để gợi trí tò mò, dẫn tới việc quan tâm hơn tới dân chủ.
Cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày càng lan rộng. Dự kiến, ngoài phụ huynh của học sinh, sinh viên Hong Kong, những người dân khác cũng sẽ tham gia để ủng hộ phong trào dân chủ.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại: "Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ"

Trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại - người đã từng từ chối làm Thứ trưởng để dạy tiểu học đã bình luận như vậy khi nói về vai trò của người thầy - yếu tố thiên cốt tạo nên sức sống của nền giáo dục.

"Ai cũng dạy được, thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được"

GS Hồ Ngọc Đại nhận định: "Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt đầu chuẩn bị cuộc cải cách giáo dục với nhiều ảo tưởng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi về tôi cuộc cải cách giáo dục như thế nào? Tôi trả lời ngay: "Sẽ thất bại, vì chiến lược về nền giáo dục hiện đại dông dài, ly kỳ, khó hiểu. Cho đến bây giờ, Việt Nam chúng ta nếu nhìn về mặt triết học thì ngang bằng lịch sử, nhưng thực chất là đang tụt lùi 1-2 thế kỷ”.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại: Trong thế kỷ 21 ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm. Ảnh: Ngọc Quang.
Nếu đặt ra câu hỏi: Trước quá nhiều chuyện xấu xí của nền giáo dục, chúng ta phải chọn vấn đề gì cần phải làm trước để mở đường cho một cuộc cải cách? Hẳn bất cứ ai có hiểu biết về giáo dục đề sẽ trả lời: Cái lõi của sự đổi mới, không gì hơn được, đó chính là người thầy. Nếu người thầy năng lực không tốt, không mẫn cán mà nói vui là không chịu được áp lực "lái tàu cao tốc" thì hệ lụy là sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học sinh. Nhưng dường như ngành giáo dục chưa có một kế hoạch đủ mạnh để thay đổi vai trò của người thầy. Do đó, GS Hồ Ngọc Đại đánh giá rằng, trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm.

“Đi đến đâu tôi cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả.

Khi nghiên cứu về tâm lý học, tôi thấy rất tự ái về nghề, vì rằng ai cũng làm giáo viên được cả, kể cả thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được. Do đó, tôi muốn biến cái nghiệp vụ sư phạm thành công việc chỉ có thầy giáo mới làm được, ngoài ra không ai làm được”, GS Đại chia sẻ.

Đào tạo giáo viên dư thừa quá lớn
Song song với yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống cho người thầy thì công tác tuyển sinh ngành sư phạm cũng phải siết thật chặt, không nên để điểm đầu vào quá thấp như mấy năm qua. Nói cách khác, những ai không xứng đáng thì cũng đừng đứng vào hàng ngũ người thầy.

PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế cho hay: “Tôi thống kê hiện nay có 43 trường sư phạm, hoặc các trường không sư phạm nhưng lại có khoa sư phạm đào tạo giáo viên, thậm chí có những trường không có khoa sư phạm cũng đào tạo giáo viên. Năm trước, chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục là 16 nghìn có ngân sách nhưng các trường ở địa phương thì tăng lên 25.500 chỉ tiêu. Dù chủ trương của Bộ Giáo dục là giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên, nhưng năm nay vẫn có tới 25.250 chỉ tiêu đào tạo ở tất cả các trường trên cả nước. Như vậy là quá dư thừa".
PGS.TS Nguyễn Thám - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế đề nghị ngăn chặn sự phát triển ồ ạt đào tạo giáo viên. Ảnh: Ngọc Quang.
Trước thực trạng trên, PGS Nguyễn Thám đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải ngăn chặn được sự phát triển ồ ạt vượt quá hệ thống các trường đào tạo giáo viên.

"Nếu không kiên quyết điều chỉnh lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên, không kiên quyết giảm chỉ tiêu của các trường đào tạo giáo viên thì đừng nói đến chuyện. Tôi biết rằng chuyện này khó, nhưng phải kiên quyết làm cho được, đây là câu chuyện mang tầm quốc gia và nếu chỉ có riêng Bộ Giáo dục thì không thể làm được", PGS Thám nói.

Chia sẻ về những lo lắng này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định rằng "đào tạo vẫn rất nhiều và tuyển dễ dãi dẫn tới vàng thau lẫn lộn".

GS Thuyết đánh giá, chương trình - SGK hay trang thiết bị dạy học rất quan trọng, nhưng vai trò của nhà giáo luôn luôn là số một. Chính vì vậy, trong lần đổi mới này, chúng ta cần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nếu không đổi mới được trước thì ít nhất cũng phải song song với đổi mới chương trình - SGK.

"Trước hết, cần đổi mới ở khâu tuyển sinh. Lâu nay, biện pháp miễn học phí cho sinh viên, học viên sư phạm đã tỏ ra hết hiệu lực, không hấp dẫn được học sinh giỏi như trước nữa; bởi vì được miễn vài triệu đồng học phí, lúc ra trường phải chạy hàng trăm triệu đồng mới có một chỗ dạy học thì thầy cô lương ba cọc ba đồng lấy tiền đâu để bù vào khoản “tiêu cực phí” ấy? Chi bằng họ chọn nghề khác, tuy lúc ra trường vẫn phải “chạy việc” nhưng khả năng kiếm thêm, bù lại vẫn nhiều hơn. Để hấp dẫn người giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi, Nhà nước cần xác định được tương đối chính xác nhu cầu giáo viên để không đào tạo tràn lan và đảm bảo công ăn việc làm cho giáo sinh lúc ra trường. Xác định điều này hoàn toàn không khó khi đã có số liệu về trường, lớp, môn học, số trẻ sinh ra mỗi năm…

Sau khâu tuyển sinh là phương thức đào tạo. Công tác đào tạo ở các trường sư phạm phải gắn với đơn vị sử dụng lao động. Giáo sinh chỉ nên dành tối đa 60% thời gian học ở trường sư phạm, còn 40% thời gian học ở trường phổ thông. Có như vậy thì đào tạo mới gắn liền với thực tế, giáo viên mới giỏi được", GS Thuyết chia sẻ.
Ngọc Quang
(Giáo Dục)

Đỗ Tùng - Chính sách ve vãn của Mỹ và nghệ thuật đu dây của Việt Nam

Mỹ đang ve vãn VN bằng hai cách: kinh tế với hứa hẹn TPP, và quân sự với triển vọng nới lỏng luật cấm bán vũ khí sát thương.


Gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership) sẽ giúp VN thâm nhập dễ hơn vào thị trường Mỹ và các nước hội viên, từ đó có hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp ổn định chế độ và dĩ nhiên sẽ giúp các đại gia đỏ giàu thêm.

Được phép mua vũ khí từ Mỹ sẽ giúp quan hệ ngoại giao giữa VN và Mỹ nâng lên một tầm quan trọng hơn. Điều này có nhiều lợi ích cho nhà cầm quyền Hà nội: (i) nâng vị thế của VN đối với thế giới tự do; (ii) nâng tính chính đáng của đảng cầm quyền đối với dân VN và xoa dịu phong trào dân chủ; và (iii) thêm phương tiện để mặc cả với Bắc kinh. Đó là chưa kể vài chục phần trăm của những tỉ đô-la mua vũ khí tự động chui vào túi các quan chức lớn của đảng.

Trở ngại của VN để gia nhập TPP là vấn đề nhân quyền, quyền của người lao động, và công đoàn độc lập. Tuy nhiên phải hiểu là cả hai bên chính phủ Mỹ và VN đều muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán mau kết thúc tốt đẹp nên họ sẽ có những cách để "phù phép" cho xong những thủ tục này. Vấn đề là họ có qua mặt được Quốc hội Mỹ hay không, vì QH Mỹ là cơ quan cuối cùng quyết định.

Sau những chuyến viếng thăm VN của John McCain và Martin Damsey, chính phủ Mỹ đang chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận và có tin sẽ bán phi cơ thám thính P-3 Orion cho VN. Đây là loại phi cơ thám thính tuần tra vùng biển và chống tàu ngầm do Lockheed sản xuất lần đầu cách đây hơn 50 năm, được quân đội Mỹ sử dụng ở Cuba, VN, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Somalia, Libya và trong các hoạt động dân sự. Cũng có tin là quân đội Mỹ đang thay thế loại phi cơ này bằng một loại khác tối tân hơn do Boeing sản xuất. Cũng dễ hiểu nếu chính phủ Mỹ bị áp lực của giới tài phiệt trong kỹ nghệ sản xuất vũ khí đòi bỏ lệnh cấm vận với VN.

Tại sao Mỹ lại tốn công sức ve vãn VN ? Có thể lý giải bằng những điểm sau đây:

- Chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ đòi hỏi thu hút nhiều đồng minh để vừa phát triển kinh tế vừa chia bớt chi phí về quân sự và phòng thủ.

- VN nằm ở vị trí chiến lược, vừa là một thị trường tốt vừa là một nút chận quan trọng giấc mơ thôn tính Biển Đông của Trung Cộng (TC).

- Nhà cầm quyền VN phụ thuộc nặng nề vào TC, nhưng dân chúng VN thì chống tham vọng bành trướng của TC. Mỹ hy vọng nếu lôi kéo VN vào vòng ảnh hưởng của Mỹ thì sẽ tạo chỗ dựa cho những phong trào dân chủ ở VN, gây chia rẻ nội bộ CSVN, dần dần sẽ biến VN thành một nước dân chủ, không CS. Hy vọng này có hảo huyền không ? Chỉ có người dân VN mới trả lời được.

Về phía TC họ cũng biết là muốn thôn tính Biển Đông thì trước hết phải thôn tính VN. Họ cũng biết muốn thôn tính VN thì phải bảo vệ đảng CSVN, vì đó là trợ thủ đắc lực nhất của TC. Ngày VN hết CS, trở thành một nước tự do cũng là ngày cáo chung giấc mơ Đại Hán của tập đoàn TC. Đó là ý nghĩa của 4 chữ cuối trong "16 chữ vàng" - vận mệnh tương quan: Việt Cộng chết thì Tàu Cộng cũng chết và ngược lại.

Nhiệm vụ của TC là bảo vệ vị trí cầm quyền của đảng CSVN. Nhưng đây là một việc hết sức tế nhị. Một mặt TC muốn khống chế và thao túng VC về mọi phương diện nhưng một mặt họ phải che dấu để VC không bị lộ liễu đối với dân chúng VN là phường bán nước, là đang biến VN thành một tỉnh của TC.

TC "cho phép" VC xích gần Mỹ là một phương pháp bảo vệ chính quyền cho trợ thủ của họ. Như đã nói ở trên, khi quan hệ Mỹ Việt trở thành gần gũi hơn thì người dân VN càng thấy yên tâm, bớt sợ TC thôn tính, họ tiếp tục lo làm ăn sinh sống, phó thác hoàn toàn việc nước cho đảng CS lo. VC tiếp tục trò "đu dây" và TC tiếp tục gậm nhấm VN.

CSVN biết rõ là Mỹ không muốn VN hoàn toàn rơi vào tay của TC, vì như thế sẽ giúp TC khống chế được Biển Đông. VC cũng dư biết là TC phải bảo vệ ngôi vị cầm quyền độc tôn của đảng CSVN đồng thời phải che dấu thân phận lệ thuộc vào TC của họ. Khi đã biết như vậy thì chuyện đu dây không còn khó khăn nữa.

Chỉ còn một vần đề duy nhất: Liệu người dân VN có chịu tiếp tục cuộc sống hiện nay thêm chục năm nữa trước khi trở thành một tỉnh của Tàu ?
Đỗ Tùng 
28/9/2014
  (Dân luận)
 

-Suy nghĩ nhân Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN đang họp

Vũ Duy Phú, gửi RFA từ Hà Nội

2014-09-29
baomoi.com-305.jpg
Toàn cảnh cuộc họp báo Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN – Courtesy of baomoi.com
“Chủ nghĩa hội tụ” của Hồ Chí Minh đã tỏ ra là đúng đắn nhất.
Hồ Chí Minh đã đi tìm đường cứu nước, sau khi bôn ba tìm hiểu học tập thực tế mấy chục năm ở nhiều trung tâm văn hóa chính trị thế giới, cả TBCN lẫn XHCN, cùng với những trải nghiệm rất gian nan, những lựa chọn rất khó khăn, với nhận thức đã chín mùi dần dần, cuối cùng Người đã đi đến nhận xét: “Đức Phật thích ca có lòng Từ bi, Chúa Jesu có lòng Bác ái, Mác có phép Biện chứng, Tôn Trung Sơn thì có Chủ nghĩa Tam dân”.  Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà từ trí tuệ vô cùng sáng suốt tổng hòa, Hồ Chí Minh đã nói, nếu các Vị ấy mà sống lại, họ sẽ là những người bạn tốt của nhau, và chính Hồ Chí Minh đã tự nhận làm người học trò và người bạn chân thành của tất cả các Quý Vị ấy. Từ đó, cuối cùng, từ 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Mác để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các Vị tiền bối đó để tạo ra một Con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam, bắt đầu từ tháng 8 năm 1945.

Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam. Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1946 thì có thể cuộc sống của VN ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn. Tôi đã giải thích rõ, tại sao người ta cứ lầm lẫn giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của VN với cuộc cách mạng vô sản theo CN Mác, và cũng đã nói rõ CN Mác – Lê đã vào sâu VN bằng con đường nào và từ năm 1975, sau chiến tranh, đã cản trở con đường tiến lên văn minh hiện đại trong hòa bình của VN ra sao (**).
Vấn đề là hiện nay, chữa một cái nhà xây lầm về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới từ nền đất trống. Chúng ta không nên vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Thời nay, lý luận quá nhiều, thông tin tư liệu đổ về như nước vỡ bờ, cả nước lại đang nức lòng theo dõi nội dung Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN, do đó để người đọc đỡ nhàm chán, tôi xin giải trình rất ngắn gọn.
Thời phong kiến, không ít Vị vua rất nhân từ đạo đức, hết lòng chăm lo cho muôn dân, mặc dù họ là những người đứng đầu một thể chế chính trị còn lạc hậu. Ở Việt Nam ta điển hình nhất là vua Trần Nhân Tông. Chúng ta cũng không quên, nhiều Vị Tổng thống hay Thủ tướng đứng đầu những thể chế Tư bản chủ nghĩa, nhưng đã rất được nhân dân tin yêu, kính trọng, vì họ hết lòng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ ở Singapore, người dân, ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu (ông rất chống những việc làm mà ông cho là sai của CN Cộng sản). Vậy có nhất thiết cứ phải cách mạng vô sản đổ máu, đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” như đã từng xẩy ra ở Pháp, ở Nga, và như Cải cách ruộng đất ở VN trước đây? (1) Vấn đề số một là đạo đức làm người, thể chế chính trị khác nhau chỉ là điều kiện. Lúng túng, tranh luận mãi về “ý thức hệ” chỉ là ngụy biện, né tránh những sự thật.
Nên nhớ đinh ninh hộ, câu chuyện đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước của VN là một phạm trù chính trị nhân đạo hoàn toàn khác hẳn, không liên quan đến việc bàn về “cách cái mạng” nhiều khi rất ấu trĩ và thất đức khắp nơi.
Ông Các Mác mới quan tâm đến “sự bóc lột thậm tệ” của giai cấp tư sản và lý giải rất hay về “bóc lột giá trị thặng dư”. . . .Nhưng ông đã không tính kỹ đến, lý do tại sao lại xuất hiện những người công nhân và bần cố nông trước khi có nạn bóc lột quá đáng, trên cái ngưỡng mà người lao động có thể chịu đựng và khi họ vẫn còn vui vẻ chấp nhận làm thuê (như ở nước ta hiện nay)? Mặt khác, khi thế giới ngày càng nhiều người giầu có, thì muốn thực hiện nghiêm chỉnh học thuyết Mác, nghĩa là làm cách mạng “đạo đức” (giải phóng áp bức bóc lột) cho phần này của nhân loại, thì lại hành động dã man mất đạo đức (trắng trợn cướp đoạt, “cách” ngay cả cái mạng của con người) đối với phần kia của Loài người (1).
Chính những sai lầm lịch sử trong quá trình phát triển tự nhiên, mò mẫm đã đẩy Loài người đến hai cái thái cực: Hoặc là tự do dân chủ cạnh tranh tuyệt đối – tức Chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức Chủ nghĩa cộng sản. Mâu thuẫn giữa hai dạng cực đoan lớn này của Nhân loại đã dẫn đến những cái sai lầm tổn thất tai hại trên thế giới, như đã thấy.
Tocqueville, một trí thức Châu Âu, sau khi nghiên cứu khá sâu sắc tại thực địa nước Mỹ gần một năm trời, đã kết luận rằng, nước Mỹ vừa là Thiên đường (của những người giầu), vừa là địa ngục (của những người nghèo), nhưng đúng hơn cả: Nước Mỹ là một bãi chiến trường. Đương nhiên những người thuộc trường phái Tự do bình đẳng cạnh tranh là sẽ giầu có, nắm được sức mạnh và lên cầm quyền.
Và do đó, tiếp theo, nước Mỹ đã có xu hướng biến cả thế giới cũng thành “một bãi chiến trường”, như thời trước nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama mà chúng ta đã thấy. Trong khi đó, Lê nin ở nước Nga, thì lại theo chủ nghĩa đấu tranh giai cấp của Các Mác để có công bằng, bình đẳng tuyệt đối, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, bằng cách tiêu diệt giai cấp bóc lột, thực hiện công hữu hóa và kế hoạch hóa cả nước, nhà nước sẽ làm tất cả, lo xây dựng một Thiên đường cho toàn dân, trước hết cho những người nghèo.
Ngay từ khi Khơ rút xốp còn nắm quyền, ông đã tuyên bố, Liên Xô sắp hoàn thành Chủ nghia cộng sản, tức là sắp xây dựng xong một “Thiên đường” cho nhân dân Liên Xô và sau đó sẽ “giúp đỡ” các nước xây dựng “Thiên đường” như vậy trên toàn Trái Đất…
Kết cục của hai trường phái rất cực đoan này như thế nào? Rõ ràng, nhân dân Liên Xô và Đông Âu đã bị ăn “bánh vẽ”, nên các Đảng CS, cả đến 80 – 90% người dân LX và Đông Âu, là những dân tộc cũng khá thông minh sáng suốt trên thế giới, cuối cùng đều nhất trí từ bỏ CNXH kiểu Liên Xô cũ. Việc mấy chục nước đã tự nguyện, hòa bình quay trở lại chế độ tự do dân chủ nhân quyền đa nguyên thì không thể là một “sai lầm chiến thuật”, một sự “sơ hở”, “bồng bột” của mấy ông lãnh đạo (như Goor ba chốp, hay Enshin . . .).
Nhưng Mỹ thì, trái lại, vấn tồn tại, đã có lúc trở thành siêu cường độc nhất trên thế giới! Như vậy thực tế lịch sử đã phán xét và đưa ra kết luận hộ chúng ta: Nhân dân các nước (cho đến khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, còn TQ và VN phải “đổi mới”, mở cửa hội nhập và rất mong muốn các nước thừa nhận là tại nước mình đã có “thị trường hoàn chỉnh” . . . ) thì đã biểu đồng tình, rằng toàn thế giới hiện nay còn đang ngả về khuynh hướng toàn cầu hóa TBCN.
Nhưng hiện nay, dù Obama có “Hy vọng táo bạo”, “Tìm lại giấc mơ Mỹ”, “xoay” đến mấy cái “trục”, với bao nỗi lo lắng, vất vả (năm ngoái, bà Michelle Obama, vợ tổng thống Mỹ trong thư viết cho tôi, như một người bạn, đã than rằng, chồng bà vì dân vì nước lo lắng đến bạc cả đầu), mà nước Mỹ vẫn “lâm nạn”, mà lần này còn có thể lâm nạn “nặng” hơn. Bởi chế độ chính trị của nước Mỹ đã tốt, vẫn dẫn đầu thế giới, nhưng những mặt trái của chế độ chính trị của nước Mỹ những năm qua cũng đã dẫn đến và tích lũy quá nhiều sai lầm, cực đoan, thậm chí có lúc dã man tàn bạo (đã tạo ra cho thế giới cả một bãi chiến trường), hậu quả là “Kẻ thù lớn nhất” do Hoa Kỳ tự tạo ra trước kia thì hiện nay vẫn còn đang trỗi dậy trả thù.
Suy cho cùng, những người có đầu óc, trí tuệ, năng động và dũng cảm hơn thường ủng hộ Tự do bình đẳng cạnh tranh; những người ít tháo vát, chân thật, an phận, thậm chí ngu si, nhút nhát . . .thường thích thú bình đẳng, công bằng tuyệt đối. Đó là lẽ tự nhiên. Bất kỳ ai, chỉ cần có đầu óc một chút, cũng hành động tùy theo sức của mình. Mọi món lợi không chính đáng đều phải trả nợ. Mọi sự cực đoan đều là sai lầm. Chính vì vậy, đúng như Phật Thích ca đã dậy: “Kể thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, mà tôi đã dùng để gán cho sai lầm của cả CNTB và cả CNXH nói ở trên.
Có nghĩa, sau khi phe XHCN tan rã, đường lối Tự do dân chủ nhân quyền dưới sự điều hòa phối hợp của Liên hiệp quốc trên Thế giới hiện nay cũng vẫn còn rất nhiều bế tắc. Chính đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi nhắc lại một cách có hệ thống tư duy về một Chủ nghĩa hội tụ cho toàn cầu:  Tức là cái chủ nghĩa sẽ chọn lựa và tích hợp những cái hay, cái tốt, loại bỏ những cái dở, cái sai của cả hai Chủ nghĩa đấu tranh một mất, một còn Mác – Lê và Chủ nghĩa TB tự do dân chủ cạnh tranh sinh tồn không giới hạn hiện nay (đã được nêu trong “Khế ước toàn cầu” (*)).
Xin nhắc lại. Vấn đề là hiện nay,chữa một cái nhà xây nhầm lẫn về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới từ nền đất trống. Chúng ta rất không nên vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Kiên trì cái cũ (CN Mác – Lê, mô hình XHCN kiểu LX cũ) là sai lầm. Nhưng chủ trương quá khích, cực đoan muốn dẹp bỏ toàn bộ đường lối và hệ thống chính trị xã hội đã có là lại tự mình tạo ra thêm kẻ thù trong chính mình (mà ai đó có muốn cũng chẳng được). Nói khác đi, lại tạo ra một bãi chiến trường “quân ta lại đánh quân mình”, giống như sai lầm cải cách ruộng đất, cải tạo công thương trước đây, hoặc giống như CN Mác – Lê đã được thực hiện trong xây dựng hòa bình ở Liên Xô.
Nên nhớ, VN đã không chỉ một lần đứng trước những cơ hội lịch sử bằng vàng mà bạn bè chân thành trên thế giới đã sẵn sàng ủng hộ để VN làm “việc lớn”. Đó là sau chiến thắng năm 1954, năm 1975, giai đoạn VN gia nhập WTO, chủ trì Hội nghị APEC và được bầu vào UV Hội đồng bản an LHQ cũng vậy. Như trên đã nói, sự nhầm lẫn liên tục của thế giới, dẫn đến sự nhầm lẫn liên tục của Việt Nam chúng ta đã làm chúng ta bỏ lỡ bao “Cơ hội ngàn năm”. Không phải ngẫu nhiên, một nước đã trải qua biết bao gian nan chồng chất, lúng túng ghê gớm kéo dài về đường lối lớn, còn sản xuất, đời sống thì khó khăn, xã hội thì suy thoái nghiêm trọng, và nhân dân thì chê trách mất lòng tin vào Đảng lãnh đạo . . .đến như vậy mà hầu như cả nước vẫn đoàn kết một lòng chung quanh đảng CSVN, Chính phủ VN và Mặt trận TQ VN, còn bạn bè chân thực trên thế giới vẫn một lòng ủng hộ (Do vì thấy VN không bị tan rã như Liên Xô, không bất ổn,  bị “lâm nạn”, bị đe dọa đảo chính hay nội chiến như khá nhiều nước hiện nay).
Từ trên tầm cao của Nhân loại, thế giới vẫn rất cảm tình nhìn VN như một điểm “kỳ lạ”, tuy chưa lý giải nổi đầy đủ (***), nhưng vẫn rất khâm phục như một dân tộc anh hùng quả cảm đầy khí phách, bất khuất trước bất kỳ kẻ thù nào, kể cả anh bạn láng giềng đại bá đã nhiều lần phản bội (****). Nhưng nói lại như thế không phải là để chủ quan, tự kiêu, mà là để toàn dân toàn đảng nhận thức rõ: VN chúng ta, từ 2014, lại đang đứng trước một “Thời cơ vàng” mới.
Thiết nghĩ, chúng ta, toàn Đảng CS VN và toàn Dân vừa mới long trọng kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất kính yêu của mình. Chúng ta hãy mở đầu cho “Thời cơ vàng” này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ tập trung, lấy Dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm 1945 -1946;  công khai làm theo lời dậy, theo những nội dung phong phú trong bản Di chúc của Người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc một chữ nào đến CN Mác – Lê, đến đấu tranh giai cấp, đến Đảng lãnh đạo toàn diện mất dân chủ, đến CNXH công hữu và quốc doanh làm nòng cốt . . .(2).
Bác yêu cầu cán bộ phải là đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Vậy có một trong những việc mở đầu giai đoạn mới này tác động mạnh và rõ nhất là: Từ nay mọi việc đều phải công khai minh bạch trước dân (trừ an ninh quốc phòng công khai minh bạch theo quy chế riêng). Nhân dân cán bộ các nước tiên tiến họ cũng không phải không tham tiền tài chức vụ như ta. Sở dĩ các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến họ tiến nhanh hơn chúng ta, là bới vì họ dân chủ hơn chúng ta nhiều, trước hết là họ công khai, minh bạch, giải trình đầy đủ mọi việc- nhất là về tiền tài, chức vụ – cho dân biết mà kiểm tra, kiểm soát.
Hãy gác những sai lầm cũ lại, trừ cái gì vi phạm rõ ràng, trắng trợn, cố ý đụng thẳng ngay vào Hiến pháp và pháp luật cũ. Vì những sai lầm cũ, cái cũ còn rất phức tạp, nhiều nguyên nhân, trên tinh thần hầu hết mọi người, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của sai lầm cũ, nên không thể chờ đợi giải quyết thỏa đáng cái cũ rồi mới triển khai cái mới. Vì vậy cần công khai minh bạch cái mới mọi thứ ngay từ ngày mai, tháng sau!  Như vậy sẽ nhanh chóng giảm bớt ngay tham nhũng, tiêu cực, – cái nguyên nhân số một dẫn đến suy thoái đạo đức, u mê trí tuệ và mất đoàn kết xã hội, mất đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng với Nhân dân, kể cả mất uy tín quốc tế, khó kết bạn được với những nước văn minh tiến bộ.
Tóm lại, nếu có đạo đức làm người, vì dân, vì nước thật lòng, thì chẳng khó gì lắm để quay về với chính thể ban đầu của VN trước đây, một mẫu hình thực chất là Chủ nghĩa hội tụ do lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn gây dựng lên.
Thực hiện ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyến khích mọi người dân hãy “góp ý phản biện với Đảng và Nhà nước”, tôi xin kính gửi đề xuất này tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9, năn 2014
Vũ duy Phú
(*) “Khế ước toàn cầu” trong trang Web  vids.org.vn;
(**) “Lại nói rõ những cái Gốc” cũng trên trang Web đã nêu.
(***) Thời và Vận của VN theo “Sấm Trạng Trình” thì họ chưa thể hiểu nổi.
(****) Trung quốc là một trường hợp đặc thù, họ theo chủ nghĩa bành chướng bá quyền Đại Hán, cần có nghiên cứu riêng. Hiện nay, theo tư duy của những người dân TQ yêu nước, thì nước này cần thành lập Liên bang. Nhưng theo tư duy của nhiều công dân hành tinh nhìn xa trông rộng dựa trên lợi ích toàn cục của thế giới, thì nước này cần được thế giới giúp đỡ để phân chia thành một cộng đồng các quốc gia độc lập yêu chuộng hòa bình và văn minh. Xin xem thêm “Dự án thế giới vì một cộng đồng Trung Hoa văn minh” trên trang vids.org.vn.
(1) Bản thân chữ “cách mạng” là đã nói lên làm cách mạng là không tránh được việc phải “cách” cái “mạng” của kẻ thù rồi. Chính vì ông Mác phát động người nghèo đứng lên làm cách mạng, là đã tiềm ẩn một khả năng nguy hiểm: Vì ngèo ít được học hành, nên suy nghĩ thường thiếu cơ sở trí tuệ, lại sẵn nỗi hận đời, sẵn lòng ghen tức căm thủ những kẻ giầu có sung xướng hơn mình . . .nên khi được “phát động”, “bồi dưỡng” lòng căm thù giai cấp là điên lên ngay, đánh nhầm là chuyễn dễ xẩy ra !
(2) Có người nói rằng, Cụ Hồ không nhắc đến CN Mác – Lê, và CNXH, nhưng Cụ đã nói trong di chúc là sẽ đi gặp các cụ Mác, cụ Lê, vậy đó là cái gì ? Theo tôi, Cụ Hồ coi mấy Vị ấy như những người quen, và còn bàn tiếp về những sai lầm của các cụ ấy thì sao?
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Kiểm tra việc kê khai nộp thuế của luật sư Trần Đình Triển Văn phòng Luật sư Vì Dân

Công ty Cổ phần đầu tư ATS địa chỉ tại 252 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, có đơn g ửi B áo Người cao tuổi, tố cáo Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng VPLS Vì Dân địa chỉ tại 28 ngõ 81, phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội có dấu hiệu trốn thuế trong một số dịch vụ hợp đồng pháp lí với khách hàng những năm gần đây 2010-2014.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/11/29/trandinhtrieninfonet_1.jpg
Luật sư Trần Đình Triển
Đơn tố cáo nêu rõ, vào ngày 12/10/2012 công ty ATS chuyển cho VPLS Vì Dân 300 triệu đồng thanh toán tạm ứng tiền phí luật sư cho 36 vụ việc theo hợp đồng đã kí giữa công ty ATS và VPLS Vì dân. Cùng ngày ông Nguyễn Hữu Sinh phó giám đốc công ty ATS còn chuyển 1 tỉ đồng, vào tài khoản của VPLS Vì Dân, “cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thoa”.
Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lí với công ty ATS, hai bên đã tiến hành bàn giao trả hồ sơ tài liệu. Công ty ATS đề nghị ông Triển trả số tiền 1 tỉ đồng vay của cá nhân bà Thoa, ông Triển phủ nhận khoản vay này, khẳng định đó là tiền phí dịch vụ pháp lí. Trên thực tế VPLS Vì Dân không kí hợp đồng dịch vụ, không phát hành phiếu thu hoặc hoá đơn giá trị gia tăng cho công ty ATS đối với khoản tiền theo 2 giấy nộp tiền ngày 12/10/2012.
Từ đơn tố cáo trên, đÒ nghị Chi cục Thuế quận Đống Đa xác minh khoản tiền tạm ứng 1,3 tỉ đồng của công ty ATS gửi vào tài khoản của VPLS Vì Dân ngày 12/10/2012 nếu là dịch vụ pháp lí đã được thể hiện trong bảng cân đối phát sinh của VPLS Vì Dân, tại thời điểm nào của năm 2012 và 2013? VPLS Vì Dân có kê khai nộp thuế chưa?
Điều này giống như việc UBMT Tổ quốc hiệp thương giới thiệu bà Đặng Thị Hoàng Yến (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo, thân chủ của luật sư Trần Đình Triển) ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII quy trình đều đúng.Nhưng việc bà Yến khai lí lịch không trung thực để ứng cử đại biểu Quốc hội, thì chỉ có Báo Người cao tuổi phát hiện và kiên trì đấu tranh. Và kết quả Quốc đã miễn nhiệm bà “Nghị” này ra khỏi Quốc hội.
Việc ông Trần Đình Triển ngoài danh mục đã kê khai và nộp thuế, hiện bị tố cáo có dấu hiệu trốn thuế, khoản tiền nhận 1,3 tỉ đồng phí dịch vụ của công ty ATS, đang được cơ quan cảnh sát điều tra PC45 Công an Hà Nội điều tra theo đơn tố cáo của công ty này. Báo Người cao tuổi phản ánh đến Chi cục Thuế quận Đống Đa một số dấu hiệu sai phạm củaVPLS Vì Dân, theo đơn thư công dân.
Theo quy định của Luật Báo chí sửa đổi và bổ sung, Báo Người cao tuổi có công văn số 295/CV-BNCT ngày 10/9/2014, gửi Chi cục Thuế quận Đống Đa, đăng ký lịch làm việc với nội dung thông tin việc khai và nộp thuế hằng năm của VPLS Vì Dân. Ngày 23/9/2014 Chi Cục Thuế đã làm việc và đề nghị Báo chuyển đơn tố cáo việc trốn thuế của VPLS Vì Dân và cung cấp các hồ sơ chứng cứ liên quan để Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra xử lí theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lí Chi cục Thuế quận Đống Đa sẽ trả lời quý báo.Ngày 25/9/2014 Chi cục thuế đã nhận hồ sơ Báo Người cao tuổi chuyển để giải quyết theo thẩm quyền.
Trần Thị Thực
(Báo Người Cao tuổi)

Chính trị – Xã hội


Phillipines nóng lòng khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong  -(RFA)   —  Mỹ, Philippines tập trận gần quần đảo Trường Sa   -(VOA)
Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam? -(RFA)    —   Giới tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong -(RFA)
Trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam -(RFA)
Theo Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, ông Nguyễn Tuấn Nam đang trong tình trạng sức khỏe cực kỳ suy yếu, không thể tự đi đứng.
Việt Nam phóng thích 2 tù nhân lương tâm -(VOA)  -Ông Trần Tư (sinh năm 1941) có quốc tịch Mỹ, là thành viên của Liên đảng Cách Mạng Việt Nam, bị bắt từ tháng 3/1993 tại Sài Gòn. Ông bị tuyên án chung thân với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền.’
Ông Nguyễn Tuấn Nam (sinh năm 1938) là thành viên Đảng Nhân dân Hành động có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ông bị bắt tại biên giới Campuchia-Thái Lan từ tháng 11/1996 và bị phạt tù 19 năm với cáo buộc tội ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.’
Theo Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, ông Nguyễn Tuấn Nam đang trong tình trạng sức khỏe cực kỳ suy yếu, không thể tự đi đứng.===>>>

Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam   -(VOA)   —  Tảo mộ tại nghĩa trang quốc gia Arlington -(RFA)   —-  Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người Việt ăn ít muối -(RFA)   — Chương trình Tinh Hoa Nước Việt-(RFA)
Suy nghĩ nhân Đại hội Mặt trận Tổ quốc VN đang họp-(RFA) -Vũ Duy Phú, gửi RFA từ Hà Nội
Từ chuyện sinh viên Hong Kong đến cuốn phim lịch sử VN   -(RFA) – Huy Đức :  -“Nhiều thế hệ Việt Nam đã yêu mến Hồ Chí Minh, các bạn cứ tiếp tục yêu mến Hồ Chí Minh, đừng “shock” khi đọc thấy “những người đàn bà của Bác”. Các bạn chỉ nên so sánh di sản của Hồ Chí Minh (là những gì mà Việt Nam đang có ngày nay) với chính chuẩn mực của ông: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì”.

Đại sứ quán Trung Quốc chiêu đãi kỷ niệm 65 năm Quốc khánh  – (VOV) -Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 65 năm qua. Tối 29/9/ Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã đến dự buổi chiêu đãi kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (01/10/1949 – 01/10/2014) do Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc củng cố, phát triển hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung, tăng cường hơn sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước, đưa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới“.
Đổ bao xương máu để độc lập rồi tự nguyện làm nô lệ cho ngoại bang thì độc lập có nghĩa lý gì?   -(  Nổ Xong Xây FB) -Lịch sử dân tộc này là anh hùng. Đấy là sự thật! nhưng giờ đây có 1 sự thật khác rất đau lòng mà ai cũng biết, đó là CS đang giẫm đạp lên cái lịch sử anh hùng và biến dân tộc này thành một dân tộc hèn yếu.
Đội hùng binh Hoàng Sa sống mãi cùng dân tộc Việt Nam!   -(PLTP)   —  “Ghi nhớ các thế hệ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”   -(BP)   —  Ra mắt cuốn sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”   -(Infonet)  —   Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi cung cấp cho biển Đông?   -(TN)   —  Nga giúp Trung Quốc xây nhà máy ĐHN trên biển  – (ĐV)
Trung Quốc âm mưu gì khi đưa “công xưởng” chế biến cá “khủng” đến Biển Đông?   -(PT)  —  Thung lũng Silicon có thể làm thay đổi những tính toán ở Biển Đông?   -(GDVN)   — Indonesia lập 2 phi đội bảo vệ mỏ khí đốt   -(NLĐ)   —  Mỹ và Philippines tập trận đánh chiếm bờ biển gần Biển Đông   -(KT)  —  Trung Quốc tập trận ‘tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột’   -(TN)
Chính sách ve vãn của Mỹ và nghệ thuật đu dây của Việt Nam   -(DLB)   —  Mỹ bỏ cấm vận vũ khí là gửi tín hiệu cảnh báo Trung Quốc   -(Tin Nóng)
Tiết lộ mới: Thủ tướng không đồng ý thu hẹp diện tích dự án Văn Giang  - (VNTB)   —    Tiểu thương chợ Tân Bình bãi thị, kéo lên UBND quận phản đối dự án TTTM (MTG)  Mời xem lại : Vào cửa quan  -(Nguyễn tường Thụy -RFA)
Quy định 4 tiêu chí xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú  -(GDVN)
Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú phải trung thành với Tổ quốc-(DT)  -Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Điều kiện đầu tiên để ứng viên được xem xét tặng danh hiệu là phải trung thành với tổ quốc XHCN.
*** Thấy chưa, phải TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC XHCN- mà cái tổ quốc này thì ngày nay ai cũng biết cũng hiểu, tức là cái thế giới đại đồng cọng sản – Bới vậy cho nên người VN nào chống Trung cộng xâm lược, bắn giết ngư dân ta hành nghề trên vùng Biển Đâỏ của TỔ QUỐC VIỆT NAM… chính là chống lại cái tổ quốc XHCN ===> chống Trung cộng  ===>>>  chống nhà nước CHXHCN VN ====>>> chống tổ quốc XHCN , cho nên phải vào tù với tội “phản động chống lại tổ quốc XHCN – Cho nên cũng từ đó thấy được là đòi lại Hoàng Sa, Trường sa mà Trung cộng đã “giữ dùm” là sai trái, và vô lý phải không nào, mai kia tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNCS thì của VN cũng là của Trung cộng, đòi cái gì phải không nào- Ai bảo vệ và trung thành với cái TỔ QUỐC XHCN mà đòi Hoàng sa, Trường sa…là chống lại tổ quốc XHCN. Chắc như đinh đóng cột.

Những ứng biến của một lớp trẻ có học, có trách nhiệm với nơi mình đang sống thật đáng khâm phục!  -(Nguyễn đình Bổn FB)  ===>>>
Một thừa nhận chính xác-(Nguyễn đình Bổn FB) – Dù Đài truyền hình VN không đưa tin, nhưng “Người Hongkong biểu tình đòi dân chủ”, là những cái tựa tràn ngập trên các báo có giấy phép tại Việt Nam, như vậy các nhà báo, các tòa soạn này mặc nhiên cho rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc là không có dân chủ, một thừa nhận chính xác, nhưng không phải dễ mà viết ra.
Vì sao? Vì Việt Nam đang copy chính mô hình chính trị Trung Quốc đó thôi!
“Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần III)  -(Lê Mai)  – (Phần II)  – (Phần I)
Kỷ niệm về một trận công đồn của Giáp tướng quân   -(Nguyễn Hoa Lư)
TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ…  -( Mai Tú Ân FB)
TRẬN ĐẤU GIỮA AN NINH TP HÀ NỘI VỚI PHẠM THÀNH BẤT NGỜ BỊ ĐÌNH HOÃN  -(Badamxoe)  >>> 
Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 46.-(Badamxoe)
TRẺ EM: ĐỐI TƯỢNG SÁCH NHIỄU MỚI CỦA CÔNG AN?   -(Lê Anh Hùng) –  “Có mỗi việc nhập hộ khẩu cho ba đứa trẻ để các cháu ổn định việc học hành mà các vị ‘đầy tớ của nhân dân’ cũng cứ hành lên hành xuống mấy năm nay
Tinh thần Bùi Thị Minh Hằng – Kỳ 3: Đêm Cao Lãnh   -(Nguyễn tường Thụy -RFA)
Giúp việc  – (Nguyễn thị Từ Huy -RFA)
Phải quyết liệt dấn thân xây dựng một xã hội của tình huynh đệ và bao dung, của tình yêu và sự thật  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)

Đại học phi lợi nhuận không phải là thiên đường trú ẩn của kẻ bất tài  -(Trần vinh Dự -VOA)

******************************************************
Đặc khu trưởng Phú Quốc sẽ có một số thẩm quyền đặc biệt   -(DT)   —  Đã “thay máu” toàn bộ bộ máy lãnh đạo cao cấp của Agribank    -(DT)
Chưa xác định khả năng ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc cử tri vào ngày 3.10  -(TN)   —  Ông Nguyễn Bá Thanh có thể không về tiếp xúc cử tri   -(ĐSPL)
Bí thư Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin “bôi trơn” làm sổ đỏ  -(Dân trí)   >>>  Tỉnh nghèo sai phạm hơn 120 tỷ đồng   >>>  Người lớn phải nêu những tấm gương ngay ngắn   >>>   Dân bỏ nhà mới vì cứ mưa là… dột
“Bản trường ca” qua ba nhiệm kỳ bộ trưởng!  -(Dân trí)
Quyền im lặng đang bị “lặng im”-(Dân trí)   —  Quyền im lặng đưa vào Luật: Nên hay không nên?   -(VTV)   —  Quyền im lặng của nghi can  -(VnEx)   —  Quyền im lặng  -(NNVN)   —  Quyền im lặng đang bị “lặng im”   -(ĐCSVN)
‘Tôi mất xe máy, còn bị công an còng tay treo lên trần nhà đánh’   -(MTG)
Việt Nam cần có Tòa án Hiến pháp   -(BLA)   —  Bị kết tội mua bán người nhưng nạn nhân xác nhận không quen biết người bán   -(BLA)
Báo Kiến thức đã bị thổi còi khi đưa tin kéo đổ tượng đài Lenin?   -( Tin Không Lề  FB) -Bài này đây : Video kéo đổ tượng đài V.I.Lenin ở thành phố Kharkov (mất rồi)
Báo nào là “không chính thống”?   – (PT) – “Vậy thưa ông Nguyễn Huy Phong, ông có thể liệt kê ra xem, ở Việt Nam ta, những loại báo nào là ‘báo chính thống’ và loại báo nào là ‘không chính thống’? Và ông căn cứ tiêu chí nào để bảo những tờ báo mà đã nêu trong công văn là ‘chính thống’, và tất cả những cơ quan thông tấn báo chí không có trong danh sách mà ông nêu là ‘không chính thống’ ở điểm nào?Chẳng lẽ chỉ có 7 cơ quan báo chí mà ông nêu trong công văn là “có sự lãnh đạo của Đảng”, nên được gọi là “chính thống”, còn những cơ quan báo chí khác là ‘không có Đảng lãnh đạo’ hay sao?
Bao nhiêu cát tặc, vàng tặc được tiếp tay để… rút ruột quốc gia?   -(DT) —   Quan chức quận Cầu Giấy làm ngơ để doanh nghiệp “biến sai thành đúng”   -(PT)  —  Độc quyền nhà nước về vận tải đường sắt: Phải phá vỡ!   -(VNTB)  —   Bản Tin LĐV 20140928- Shilla Bags giữ 10 ngày lương, và mướn trẻ em dưới 18 - (LĐV)
Hội sinh viên phát điên vì đồ án (ĐHXD) – (FB) -Có thể nói dân Hồng Kong còn đang nghèo, kinh tế yếu kém, dân trí thấp. Đo đó sinh viên dễ bị kích động, lôi kéo. Những hành động đang diễn ra rõ ràng làm bất ổn đến đời sống và chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Là sinh viên Việt Nam, chúng ta phải có lập trường vững vàng, không để bị hoang mang, tác động tiêu cực của dư luận. Như các thầy giáo dạy giáo dục Quốc phòng đã nói ”sinh viên biết cái gì mà nói chuyện chính trị, làm hoang mang, tạo điều kiện cho các thế lức thù địch chống phá, tất cả đã có Đảng và Nhà nước lo”; Hay ” Yêu nước hơn hết là làm 1 công dân gương mẫu, mỗi ngày đi học hoặc đi làm và tin tưởng chủ nghĩa Mác – Lenin,mọi chủ trương, đường lối của Đảng”.
 “Dân chủ”, “tôn trọng”, “xóa bỏ định kiến” và “địa chỉ cuối cùng”!  -(DT) – Bùi hoàng Tám :   Tinh thần phản biện của nhân dân là tinh thần dũng cảm nói lên sự thật dù điều đó không cùng, thậm chi trái ngược với quan điểm của nhà quản lý xã hội. Nếu Mặt trận cần sự phản biện của nhân dân thì ngược lại, nhân dân cũng yêu cầu Mặt trận dũng cảm để lắng nghe sự thật, kể cả những sự thật cay đắng.
Vì sao Bắc Kinh không sử dụng những trò bẩn thỉu để đối phó với người biểu tình như chính quyền VN hiện nay vẫn làm?  -( Nổ Xong Xây FB)
Báo Trung Quốc: “Hong Kong đừng mong Bắc Kinh thay đổi kế hoạch”  -(Infonet) –  Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ không thay đổi quyết định bất chấp các cuộc biểu tình căng thẳng hiện nay ở Hong Kong.  >>>  Hong Kong: Cảnh sát xịt hơi cay, biểu tình thành bạo loạn
TQ diễn tập giả định xung đột Biển Đông, Quảng Châu bị không kích  -(GDVN)  —  “Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ, Việt Nam đủ sức chống can thiệp”   -(GDVN)   —  4.700 quân Mỹ và Philippines tập trận gần biển Đông   -(PLTP)
Indonesia xây sân bay, tăng tiêm kích chặn ‘lưỡi bò’ háu đói?   -(ĐV)  —  Trung Quốc tạo sức ép: Việt Nam thay đổi thế nào?   -(ĐV)   —  Bước ngoặt mới của Không quân Hải quân Việt Nam   -(ĐV)   —  Việt Nam mua máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel   -(ĐV)
Chuyên gia Nga: Việt Nam mua vũ khí Mỹ là chuyện bình thường-(GDVN)   >>> Biển Đông là vấn đề cốt lõi trong quy hoạch ngoại giao, chiến lược Mỹ
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Tuấn Nam đang rất cần được trợ giúp   – (DCCT)   —  Công an Hà Nội bắt đầu chiến dịch khủng bố các nhà báo  -(DCCT)
Xót xa cảnh người phụ nữ lấy cái chết để giảm gánh nặng cho gia đình-(GDVN)
Binh pháp quan trường – kế thứ hai: “Tân tạo nhân diện” -(GDVN)
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ”-(GDVN)    —  Nhà báo Nguyễn Công Khế: Dân thường làm gì có quyền mà tham nhũng?   -(MTG)
Bản chất của xã hội dân sự là đối thoại, hòa giải -(MTG)  -LTS: Tại diễn đàn Kinh tế mùa xuân do uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, ông Trương Ðình Tuyển, nguyên bộ trưởng bộ Thương mại, cho rằng “đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”. Ông Tuyển đưa ra nhận định “thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự” trong bối cảnh các diễn giả đang bàn thảo về cải cách thể chế, mở đường tiếp tục phát triển.
Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỉ đồng và những chuyện chỉ có ở xứ…ta   -(MTG)
Kỳ 61: Triều Tiên – Việt Nam: “Tuy hai mà một”…  -(MTG)

Kinh tế

Săn “quái vật” của mùa màng xuất sang Trung Quốc  -(Dân trí) – Thời gian gần đây, nông dân các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang… đổ xô bắt ốc bươu vàng (OBV) được xem là “quái vật” của mùa màng để lấy thịt bán cho cơ sở chế biến rồi xuất sang Trung Quốc.
Kẽo kẹt nợ xấu: Sếp ngân hàng bán cá, trông kho  - (VEF)
Chất vấn Thống đốc NHNN về chính sách tiền tệ, tái cơ cấu ngân hàng   -(VOV)   —   Thống đốc: “Tôi chịu trách nhiệm về sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng“   -(VOV)   —  Thống đốc: Bản kiểm điểm tôi cũng mang theo đây   -(LĐ)   —  Kết luận của Chủ tịch Quốc hội về phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  -(PT)
Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng   –  (TBKTSG)
Thống đốc ngân hàng: Nợ xấu sẽ được giải quyết căn cơ  -(VOV)   —  Bình tĩnh trước… nợ xấu!  -(NLĐ)  —  Nợ xấu như “cục máu đông”, Thống đốc liên tục than khó khăn   -(GDVN) tức là nó có thể chặn bất thình lình thì “chết bất đắc kỳ tử”  —- Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Không dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu   – (Tin Tức) ông Bình bỏ tiền túi, phẻ cho dân Lo chuyện “làm xấu thêm nợ xấu”  -(PLVN)
Gỡ “cục máu đông” nợ xấu ở Việt Nam cần “kháng sinh” liều cao   -(TTXVN)   —  Không đủ thuốc trị nợ xấu   -(TT)
Đắk Nông: Doanh nghiệp đưa 01 tài sản đi thế chấp 02 tổ chức tín dụng  -(GDVN )   —  Chuyên gia kinh tế: Thay vì né tránh, cứ cho ngân hàng phá sản  -(VTC)   —  Rút giấy phép 2 ngân hàng ngoại, đóng chi nhánh HSBC, Standard Charter  -(Infonet)   —   NHNN khăng khăng bảo vệ chính sách tiền tệ  -(TBKTSG)   —  Chuyên gia kinh tế: Cứ mạnh dạn cho ngân hàng phá sản   -(VTC)
Giá vàng SJC xuống thấp nhất trong gần 5 tháng   -(VnEc)   —  Kinh tế Mỹ và biểu tình tại Hong Kong chi phối thị trường vàng   -(TTXVN)
Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh nhất kể từ hơn 2 năm qua   -(VOA)

Thế giới

Mỹ để lại 10,000 lính hỗ trợ cho quân đội Afghanistan -(RFA)
Bình Nhưỡng hứa điều tra vụ bắt cóc người Nhật -(RFA)   —  Thêm dấu hiệu Triều Tiên ‘phớt lờ’ Trung Quốc   -(ĐV)   —  Báo Hàn: Kim Jong-un nằm viện phẫu thuật rạn xương mắt cá chân  -(GDVN)
Trung Quốc tử hình 2 người vì giết giáo sĩ Hồi giáo thân Bắc Kinh -(RFA)  — Trung Quốc có thể sẽ xây nhà máy điện hạt nhân nổi -(RFA)
Phong trào ‘Chiếm Trung’ ở Hồng Kông gia tăng cường độ   -(VOA)    —  Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế   -(VOA)   —  Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông   -(VOA)   — Người biểu tình Hồng Kông quyết bám trụ trên đường phố -(VOA)  -Video   —  Người Hong Kong tiếp tục biểu tình -(BBC)   —  Bác tin Bắc Kinh sẽ trấn áp biểu tình -(BBC)   —  Trung Quốc ‘kiểm duyệt’ tin Hong Kong -(BBC)   —  Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’ -(BBC)  —   Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì?  -(BBC) -
Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối « cam thối » của Hoa lục  -(RFI)    — “Cách mạng ô” ở Hồng Kông  -(Dân trí)   —  Báo chí Trung Quốc tấn công phong trào dân chủ Hồng Kông  -(RFI)   —  Thông điệp từ những chiếc ô trong cuộc biểu tình tại Hồng Kông  -(GDVN)


Hong Kong: Cái sẩy có nẩy cái ung?  -(Toquoc.gov.vn) – “Để phản kích lại những người biểu tình Hong Kong, nhà đương cục Trung Quốc đã tổ chức ‘phản biểu tình’ hôm 17/8. Theo phát biểu của ban tổ chức, có 193 nghìn người, tổng cộng 1500 đoàn thể đã tham gia cuộc tuần hành này. Những người biểu tình phần lớn là những đoàn thể đến từ Đại lục. Một người tham gia biểu tình đến từ Quảng Đông cho phóng viên biết, nhà đương cục Bắc Kinh dùng phương thức bao ăn, phát tiền để vận động họ đến Hong Kong tham gia biểu tình.Cuộc biểu tình phản chiếm Trung tâm kéo dài khoảng 5 tiếng thì kết thúc“.
Người Hong Kong đang tự phá hoại các cơ hội phát triển kinh tế của mình (minh họa của báo China Daily)  ===>>>

TRUNG QUỐC VÀ HỒNG KÔNG: CHÚNG TÔI CỬ, CÁC ANH BẦU  -(TNM)   —  TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÁ CỜ KHI ĐẤU TRANH  -(TNM)
CHND Trung Hoa, thể chế bị căm ghét nhất trên hành tinh này…  – (Mai Tú Ân)   —  Đôi điều về Hong Kong -(Hiệu Minh) -Hong Kong là cái đảo bé tý, rộng hơn 1000km2, hơn 7 triệu dân mà GDP Nominal tới 302 tỷ đô la. Là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Là con gà đẻ trứng vàng của Trung Quốc nhưng rất có thể là ngọn lửa về dân chủ thắp sáng lục địa có 1,3 tỷ người.
Hồng Kông khủng hoảng  - (NLĐ)   —  Biểu tình tại Hong Kong khiến chỉ số Hang Seng giảm sâu   -(TTXVN)   —  Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất 4 tháng do biểu tình tại Hong Kong   – (Gafin)  — Du lịch Hong Kong đình trệ do biểu tình  -(VnEx)   — Hong Kong: ‘Nguy’ và ‘cơ’ với TQ  -(VNN)
Bất ổn Hồng Kông: Anh, Mỹ chọc giận Trung Quốc  -(ĐV)
Báo Đảng Mô Tả Về Suy Thoái Đạo Đức Trong Xã Hội Trung Quốc   -(ĐKN)   >>>   Trung Quốc: Trừng Phạt Quân Sự Khắc Nghiệt Đối Với Sinh Viên Gây Ra Xung Đột Và Tử Vong   >>>   Trung Quốc Muốn Che Giấu Điều Gì Trong Vấn Đề Biên Giới Với Ấn Độ   >>>  Trung Quốc: Một Tạp Chí Chính Trị Thẳng Thắn Bị Ép Buộc Theo Khuôn Khổ Của Đảng   >>>  Trung Quốc Truyền Bá Hận Thù Ra Nước Ngoài (video)   >>>  Dùng Trẻ Em Làm Lá Chắn, Hai Gã Người Hoa Tấn Công Học Viên Pháp Luân Công ở Venice   >>>  David Matas: ‘Du Lịch Ghép Tạng Từ Trung Đông’
Báo Pakistan: Chuyến thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình đã thất bại   – (GDVN)   >>>   Báo Nga: Trung Quốc sẽ mua 700 máy bay chiến đấu J-20 và J-31
Mỹ không kích thêm các mục tiêu của IS ở Syria   -(VOA)  —  Thủ tướng Israel: Iran nguy hiểm hơn nhóm Nhà nước Hồi giáo   -(VOA)
Công tố viên LHQ yêu cầu tuyên án tù chung thân Karadzic   -(VOA)   —  Bỉ bắt đầu xét xử hàng chục kẻ khủng bố   -(VOA)
Tây Ban Nha đình chỉ cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ở Catalonia   -(VOA)
Tân Tổng thống Afghanistan nhậm chức, kêu gọi chấm dứt chiến tranh-(VOA)
Ông Giang Trạch Dân cùng xem văn nghệ với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình -(MTG)
Mỹ đang nuôi âm mưu “quỷ hóa” tổng thống Nga Putin -(MTG)
Đổ trách nhiệm cho tình báo, ông Obama bị ‘luận tội’ -(MTG)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

“Kết quả đánh giá tiểu học lởm khởm, mặt bằng đánh giá lung tung”  -(GDVN)

Bạn đọc cảnh giác với những tin đồn thất thiệt về các hoàn cảnh nhân ái    -(DT)  —  Phó Chủ tịch xã chết bất thường trong phòng làm việc    -(DT)
Làm rõ vụ bắt nhầm một Đại úy biên phòng   -(DT)   —  Người dân tự đầu độc mà không biết    -(DT)
Mua giấy khám sức khỏe: Dễ như mua rau  -(Dân trí)
Đoàn xe siêu tải kéo gỗ bon bon qua mặt 5 tỉnh   -(ĐV)
Nổ loa do hành khách gửi trên xe khách giường nằm, 3 người nguy kịch  -(GDVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét