Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN
Sau hai ngày khánh thành, tuyến cao tốc này đã xuất hiện lún, phát sinh
nứt tách biệt nền mặt đường theo hình cung tại Km 83 chiều từ Yên Bái về
Phú Thọ.
Trên truyền thông đại chúng, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đầu
tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang cố gắng hết sức có thể
để biện minh cho hiện trạng hư hỏng bất ngờ trên là do bất khả kháng, do
khoảng cách vị trí xen giữa hai điểm khoan có địa chất bất thường, do
mưa bão…
Ngoài vị trí đang bị lún nứt trên thì Bộ GTVT còn đang dự trữ 9 vị trí
còn lại chắc chắn cũng sẽ xảy ra sự cố lún nứt tương tự, và là điều đã
được tiên lượng để chối bỏ trách nhiệm tiếp theo.
Cũng dễ hiểu được mục đích biện minh này là muốn giữ uy tín, chối bỏ
trách nhiệm của chính họ (Bộ GTVT và VEC). Hầu hết trong phát ngôn của
họ đều bất chấp, bỏ qua và đi ngược nhiều quy định, quy trình quy phạm
bắt buộc của các tiêu chuẩn dành cho thiết kế và thi công đường cao tốc
của Việt Nam TCVN 5729 : 2012. (Theo mục 9.2.6 - Yêu cầu thiết kế đối
với nền đường cao tốc đắp trên đất yếu).
Cụ thể:
Họ chấp nhận nứt là điều được tiên lượng thì việc bảo đảm tính ổn định
toàn khối của nền đắp trên nền đất yếu là yêu cầu bắt buộc theo TCVN
trên sẽ không còn giá trị.
Nếu cho là sai sót trong khoan địa chất thì số liệu quan trắc lún, dịch
chuyển ngang, cắt cánh của nền đường trong quá trình thi công, trước khi
xây dựng kết cấu áo đường không được thực hiện đúng quy định, hoặc chất
lượng số liệu quan trắc không bảo đảm đủ tin cậy để phát hiện sai sót
địa chất hi hữu giữa khoảng cách khoan trong thời gian thi công (hoặc
gia tải nếu có). Điều đó mới dẫn đến nứt đường sau khi hoàn thiện mặt
đường.
Ở Việt nam ngày nay căn bệnh biện minh, đánh tráo bản chất vụ việc một
cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân và tổ chức không còn là
chuyện lạ.
Bản chất của công việc theo dõi quan trắc lún, chuyển vị ngang, cắt cánh
trong quá trình thi công nền đường đất yếu tuân thủ theo 22TCN 262 -
2000 và 22 TCN 211 - 06 không ngoài mục đích phát hiện kịp thời, để có
biện pháp xử lý thích hợp trong thời gian thi công nền đường (nếu có),
nhằm bảo vệ tính ổn định toàn khối, làm nền tảng quyết định triển khai
tiếp mặt đường, nhất là cấp đường sử dụng tốc độ cao.
Bỏ qua các lý luận khôi hài “do lượng mưa lớn, đất nền và xung quanh bão
hòa, tốc độ lún nhanh hơn dự kiến có thể là nguyên nhân sinh ra vết
nứt”, lạm dụng quanh co tấm bản hiệu “Đường chờ lún” để đánh tráo khái
niệm.
Còn lại bất cứ một biện minh nào, cho rằng đây là chuyện bất khả kháng,
để bảo vệ hiện tượng nứt xé nền mặt đường mới hoàn thành đưa vào sử
dụng, chính là sự ngụy biện có mục đích nhằm bao che lợi ich riêng và
trấn an dư luận cộng đồng.
Ở Việt nam ngày nay căn bệnh biện minh, đánh tráo bản chất vụ việc một
cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân và tổ chức không còn là
chuyện lạ.
Trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, y tế, điện, nước, hành chính, hành
pháp, vi phạm nhân quyền…việc đánh tráo này vẫn xảy ra hàng ngày. Lẩn
tránh trách nhiệm, không dám đương đầu với sự thật để giải quyết tận gốc
rễ vấn đề, là tính cách mặc định mà hầu hết những người lãnh đạo ở Việt
nam đều mắc phải. Thử hỏi người dân xứ Việt đang ngóng chờ vào đâu?
Đừng để hiện tượng lún có kiểm soát trên đường thành vết nứt lòng tin của công đồng Việt Nam.
Trà Trường
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
(BBC)
Chút hài hước về kinh phí đại hội đảng
Văn phòng trung ương đảng vừa ban hành văn bản 39-QĐ/VPTW ký ngày 4/9/2014 qui định về chế độ chi cho đại hội đảng.
Nội dung điều chỉnh của qui định áp dụng cho đại hội đảng cấp tỉnh và
tương đương trở xuống. Kinh phí đại hội đảng toàn quốc là bí mật quốc
gia.
Ảnh minh họa |
Loại hình và văn phong của văn bản có tính qui phạm; theo đó, Văn
phòng trung ương đảng, do một phó chánh văn phòng ký, ra lệnh và bắt
buộc tất cả các cơ quan/ cấp quản lý ngân sách thuộc phía nhà nước từ
cấp tỉnh trở xuống, và dĩ nhiên, theo luật, cả quốc hội và các cơ quan
thuộc lĩnh vực này cấp trung ương nữa, phải chấp hành.
Nội dung văn bản là nói về tiền, về nội dung chi và mức chi. Đúng ra,
với tính chất như thế, ít nhất nó phải được điều chỉnh bằng một văn bản
cấp nghị định của chính phủ. Tại sao bên đảng lại không có một thủ tục
làm việc với hệ thống nhà nước để ra một văn bản điều hành như vậy nhỉ;
nó sẽ phù hợp với phương châm mấy chục năm ra rả rằng đảng không ra
lệnh, không dài tay, không bao biện làm thay; nó cũng thể hiện màu sắc
pháp quyền hơn, giống với người ta hơn chứ ? Để ít nhất người ta cũng
tham khảo vào đó để tin vào tính minh bạch trong quản lý ngân sách, hạch
toán thống kê của nước Việt Nam đang mong muốn đến năm 2018 được hội
nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới và được công nhận là nền kinh tế thị
trường.
Đàng này tuyệt không. Đã có điều 4 hiến pháp; đảng ra lệnh và thị uy toàn xã hội quyền lực của mình.
Trong văn bản có qui định 13 nội dung chi; hầu như không thiếu cái
gì, từ văn kiện đến tờ giấy A4; từ công tác nghiên cứu, biên tập đến
phục vụ, vệ sinh. Gộp hết các nội dung nhân với mức qui định rối nhân
tiếp với 63 tỉnh, thành phố và các đảng bộ, đảng uỷ trực thuộc trung
ương, con số tổng không thể dưới nghìn tỷ. Trong đó, chi cho văn kiện
ngót nghét 40 tỉ; chi cho các tiểu ban, tổ nghiên cứu làm việc một năm
rưỡi với phụ cấp hàng tháng cho từng thành viên là một khoản không nhỏ.
Mỗi tỉnh điều động hàng trăm cán bộ vào các chức danh này. Theo mức chi
đó, cộng với những bì thư nhận từ các cấp, cơ quan, doanh nghiệp đến
nghiên cứu, mỗi vị qua mười mấy tháng làm việc, được hưởng lương và phụ
cấp bình thường, được ăn cắp hợp lệ thời gian công vụ theo chức danh,
được ô tô đưa đón...có khoản nhận thêm bằng một ngôi nhà tình nghĩa, nhà
tình thương hay một loại tình gì đó. Vị chi, cả nước có gần chục ngàn
ngôi nhà như vậy vào túi đảng viên.
Nội dung chi phục vụ ăn, ở, phương tiện đi lại của toàn bộ đại biểu
và khách mời của 3 cấp đại hội thì chắc là lớn đền mức, tính không xuể,
chỉ chờ hồ sơ quyết toán nộp thì mới biết được.
Về mức chi, văn bản nhất quán nguyên tắc cấp trên có mức cao hơn cấp
dưới. Giá trị của từng mức không biết dựa trên cơ sở nào. Tất cả đều
tròn vành vạnh.
Nguyên tắc phân mức như vậy xem có vẻ phù hợp với những nội dung có
tính chất thù lao trí tuệ, sức làm việc và ngày công lao động, tương ứng
với thang bậc lương. Song có những nội dung sự phân mức không thể không
hài hước được. Trong đó, đáng chú ý là nội dung ăn và uống, những nhu
cầu gắn về lượng với từng cá thể sinh học của đại biểu và khách mời.
Theo đó, cấp tỉnh ăn 300.000 đồng/người/ngày, uống 25.000 đồng người
/buổi; tương ứng cấp huyện là 200.000 đồng và 20.000; cấp xã 150.000
đồng và 15.000 đồng.
Khổ thế, chỉ vì ở cấp dưới mà tuy cũng phấn khởi vì đại hội như nhau
vì tinh thần đảng viên nhưng chỉ ăn 2/3 hoặc bằng nửa bửa của cấp trên,
2/3 hoặc một nửa độ ngon bổ của cấp trên; uống thì phải chịu khát một
chút khi cấp tỉnh uống 3 chai nước khoáng, cấp xã chỉ được gần 2 chai.
Văn minh, đạo đức, bình đẳng trong đảng là như vậy đó. Nó tiết kiệm
như kiểu khi Sài Gòn không tổ chức lễ thông xe các cây cầu thì báo chí
đã hết lời ca; còn chi cả nghìn tỉ để sao chép văn kiện từ trung ương
xuống cấp xã thì chẳng sao cả. Nó văn minh khi đến miếng ăn giọt nước
uống cũng phân cấp cao thấp như kiểu giỗ kỵ dọn theo mâm cao thấp ở miền
bắc thời trước 1945. Chỉ có điều, đảng là của dân, do dân, vì dân nên
chỉ có cách ăn vạ vào dân với cái gậy điều 4.
Xích Tử
(Dân Luận)
Người Buôn Gió - Chuyện phiếm viết báo
Cái
này ít ai biết, trước kia thỉnh thoảng mình cũng viết báo. Báo giấy hay
tập san, tạp chí xuất bản đàng hoàng nhé. Mỗi tội là tác giả do biên
tập tuỳ hứng đặt tên gì thì đặt.
Suýt nữa mình đi vào nghề báo thật. Có lần một bà chị là nhà văn thấy mình lông bông, mới bảo mày đi viết báo đi, kiếm tiền nuôi con. Chứ vật vờ này phí. Để chị giới thiệu cho mày lên viết cho một nơi.
Theo giới thiệu chị ấy, đến toà soạn ở Lý Nam Đế, anh chủ bảo. Gì chứ chị... đã giới thiệu thì khỏi cần kiểm tra khả năng, anh có đề tài này em xem viết cho anh. Cứ làm hai tháng thì vào biên chế. Giờ có chương trình sân khấu, ca nhạc gì thì đến đó làm tin, cố gắng khai thác những chuyện sau hậu trường, xem bọn ca sĩ nó ăn, uống hay chơi bời gì cũng thì mình đều viết được hết. Mỗi lần có chương trình thì sẽ có giấy giới thiệu, giấy mời anh đưa cho đi.
Mình về nhà, vắt tay lên trán, nghĩ cảnh luồn sau hậu trường chụp bọn nó thay quần áo cũng thích. Rồi cảnh bọn nó đi picnịch hay ở trong những khu sang trọng mình cũng được mò vào, thấy sướng lâng lâng. Nhưng nghĩ một hồi bụng bảo dạ, Hàn Tín ngày xưa luồn trôn vì đại nghĩa. Loại mình có làm được cái gì lớn đéo đâu mà đi rình bọn ca sĩ, diễn viên nó mặc quần lót gì. Làm thế không đáng tí nào, thà vật vờ còn hơn.
Không thấy mình đi làm báo chỗ kia, bà chị nhà văn hỏi, mình thật lòng tâm sự. Chị ấy nghe chuyện thế cười tươi, bảo thôi thế thì em viết truyện ngắn cuộc sống đi, chị lo xuất bản cho. Cứ viết để cho thiên hạ biết mình, sau có đấu tranh gì còn có cái tiếng, chúng nó muốn làm gì em cũng khó.
Bẵng đi chả có thời gian viết truyện ngắn gì, một hôm có ông anh làm phóng viên ảnh gọi đưa mình cái địa chỉ. Bảo đến chỗ ấy mà làm. Đó là nơi làm tập san chuyên đề cướp giết hiếp...dạo đó loại nửa báo, nửa sách này bán chạy cực. Mình đến nơi, nhận bài viết, đến khi gửi thì bảo không được, thứ nhất là dài, thứ hai là không thu hút bạn đọc. Họ bảo mình phải viết về tình tiết này, tình tiết kia, bỏ cái đoạn này đi không cần. Lại về nhà giở máy tính ra đọc lại bài mình viết, đêm lại vắt tay lên trán. Hiểu ra vấn đề là người ta cần giật gận, kích thích người đọc, tội ác phải đẫm máu. Mà mình viết thì lại thiên về ý muốn để cho người nào muốn phạm tội đọc cũng nên dừng lại. Kiêủ viết như là bài văn chứ không phải bài báo. Cuối cùng thấy không hợp nên thôi.
Đang lông bông, lại gặp một ông anh hừng hực đến bảo giờ anh làm phụ trách mảng chống tiêu cực, chú đi với anh. Ông anh bảo bọn sâu mọt hại dân phải giết, không thể để nó lộng hành. Anh có đủ phương tiên, thẻ, giấy công tác, xe, máy móc...chú đi làm phụ tá cho anh.
Ôi, đúng máu. Thế là đi ngay không lăn tăn. Ngay vụ đầu tiên đi điều tra dân oan mất đất. Nhà người ta nghèo xơ xác, ông anh hỏi chuyện, bảo mình ghi chép và chụp ảnh, mình hỏi thêm vài câu thì ông anh gạt đi. Bảo cứ thế đã, mình gặp thằng chủ tịch xã hỏi tội nó thêm. Ra cửa anh còn bảo dân mình khổ quá, nhìn nhà người ta xơ xác thế mà chúng nó còn cướp. Hôm sau anh đi gặp chủ tich xã một mình, anh bảo vì mình không có giấy tờ gì, vào nó hỏi không có mất hay. Mình ở nhà, còn anh ấy đi.
Chục hôm nữa không thấy gì, mình hỏi thì anh bảo.
- Ai cũng là con người, mình làm gì cũng phải lấy đức em ạ. Thằng nào nó không biết điều mình đánh cho chết luôn, nhưng có người họ hối hận rồi, mình cũng nên để người ta sửa sai, không ép họ quá làm gì.
Mình định hỏi là thằng chủ tịch xã ấy nó '' biết điều '' thế nào , nó '' hối hận '' ra sao.? Nhưng nghĩ ai lại phụ tá báo chí lại đi phỏng vấn sếp. Nên mình lặng ngắt không nói, từ đó chia tay, gọi cũng bảo bận không gặp.
Lại gặp một ông anh làm báo, cũng mảng chống tiêu cực. Anh em hợp nhau, ông này bảo có vụ tới ông ấy đang làm một kỳ, mình cả ông ấy sẽ chiến tiếp các kỳ sau. Oánh bọn phá rừng, chặt gỗ lậu, tuồn cho bọn buôn lậu gỗ. Ông ấy cho xem bao nhiêu tài liệu, clip, hình ảnh bọn chặt gỗ lậu, rồi gỗ chở đến nhà quan nào. Vừa nói ông vừa rít thuốc lào xòng xọc, rồi nhảy lên con xe máy ghẻ phi đi với lời nói như đinh là tuần sau anh em mình lên rừng chiến đấu.
Tuần sau gặp lại, thấy ngồi quán trà đá vỉa hè, hút thuốc lào, mặt mũi chán chường. Hỏi làm sao thì ông chửi.
- Đm mình già rồi mà dại, toàn đi làm mồi cho chúng nó. Bọn nó bảo mình đi làm, về được một kỳ, kỳ sau là nó thôi.
Mình ngớ người hỏi sao, ông ấy càng điên chửi to hơn.
- Thì đm nó, chú không hiểu à, nó có tiền nó dúi cho thằng sếp mình, thế là thằng sếp mình bảo thôi không đăng nữa. Đi làm vụ khác, đm rồi vụ khác cũng thế thôi. Anh đéo làm nữa, anh bảo làm đơn anh xin đi học. Toàn đi hầu dái chúng nó doạ người để chúng nó làm tiền, báo chí cái con c..
Tiếp đến là có cô bạn, thấy thương mình nên gọi đến bảo viết bài cho báo chỗ cô ấy làm, báo này trả tiền hơi cao. Đại khái là về thú ăn chơi này nọ. Có lần bài giao trước một tuần, đến sáng ngày lấy hỏi bài đâu, mình ngớ người ra vì quên, đành nói dối là đang sửa chính tả chiều gửi. Xong ba chân bốn cẳng phi xe đi hỏi nháo nhào mấy nơi, về cắm đầu viết đến cuối giờ chiều gửi. Bài ok ngon lành, làm phảt hơn triệu dễ như ăn bát phở. Làm cái này ngon lành, cứ có đề tài gì, bảo cái là mình đi tìm, đến nơi chỉ nhìn ngó loanh quanh, hỏi ất ơ vài ba câu, thế mà về thao thao bất tuyệt thành bài. Được thời gian thì cô ấy bỏ chỗ làm đó, nên mình cũng phải thôi.
Em Trang Hạ lúc đó làm tờ Lửa Ấm, mình viết được một hai bài, có lần em ấy bảo mình đi phỏng vấn một nhà văn. Mình bảo đưa câu hỏi, em ấy ghi cho. Mình đến đưa cho nhà văn câu hỏi , bảo chị trả lời giúp em. Bà kia cặm cụi gọt giũa trả lời, khi mình đến lấy lại còn dúi mấy trăm bảo cho cháu ăn quà. Nhưng rồi tờ Lửa Ấm cũng teo.
Thằng bạn làm chủ công ty quảng cáo, nhiều việc. Nó gọi đến bảo anh rảnh, đi trông thợ làm cái nhà kia giúp em. Mình đi trông thợ, nhưng cũng làm cùng như thơ. Cũng leo trèo, khoan, hàn, cưa xẻ. Đang làm thì thấy chủ bên kia họ gọi điện ai đó nhờ viết bài cho trang website của họ, thấy điện đi điện lại có vẻ khó khăn lắm. Mình mới ngứa mồm bảo chuyện này khó gì, để đấy tôi viết cho. Cậu chủ kia nhìn mình tưởng hâm, mình hỏi vài câu về ý tưởng muốn viết thế nào, cậu ấy nghe câu hỏi có vẻ chuyên môn, nên bớt nghi ngại, mới nói là nội dung đại khái thế này, thế kia. Mình bảo cho mình ngồi máy tính viết luôn được không, cậu ấy chần chừ rồi cũng gật đầu. Mình vừa hỏi, vừa viết, cậu ấy mỗi câu hỏi của mình lại có vẻ nhiệt tình trả lời hơn. Còn đi lấy số liệu mang ra cho mình xem để viết.
Mình gõ bàn phím, chỉ có đúng đầu ngón tay là sạch bởi trước khi đụng vào có vớ cái giẻ lau tay, tóc trên đầu vẫn đầy bụi tường vì bãn nay đứng khoan bắt cái biển nội quy treo trong nhà. Chừng hơn một tiếng thì xong. Cậu chủ trẻ xem xong, có vẻ ưng. Cậu gọi ai đó bảo gửi bài để góp ý, hình như gọi mấy người. Còn mình lại ra làm tiếp với thợ.
Đến chiều thì cậu ấy cả một người đứng tuổi thấy bọn mình dọn đồ về, gọi mình ra quán cà phê cách đó mấy nhà. Người lớn tuổi bảo mình viết được lắm, có học đâu không. Sao viết được thế mà lại đi làm lam lũ thế này. Mình bảo không học đâu, còn đi làm thế này chỉ là hôm nay người ta thuê một hôm thôi. Mình thất nghiệp ở nhà, thỉnh thoảng mới có người gọi đi làm nội thất quảng cáo thế này. Người lớn tuổi nói họ nhờ bạn là nhà báo viết hộ cho bài giới thiệu công ty trên website, nhờ bao hôm mà thấy khó khăn vì bạn bận. Thôi thì đáng nhẽ nhờ người khác cũng tiền, mình làm họ gửi mình 2 triệu tiền công viết và 1 triệu cho anh em thợ uống nước.
Lúc nhận tiền của người đứng tuổi, mình thấy ánh mắt ông ấy nhìn mình vẻ đau đáu. Mình cầm tiền vội vã đi ra thu xếp đồ với anh em về, mình sợ ai nhìn mình thương hại như vậy. Đưa lại cho anh em một triệu bảo chủ họ thấy làm tốt họ thưởng. Bọn thợ bảo đúng là đi làm anh có khác, lần sau anh đi với bọn em đừng làm, anh cứ đứng chỉ thôi, để bọn em làm.
Đấy là bài viết mình được trả nhiều tiền mặt nhất từ trước đến lúc đó, tiền tươi roi rói trao tay khi viết xong.
Suýt nữa mình đi vào nghề báo thật. Có lần một bà chị là nhà văn thấy mình lông bông, mới bảo mày đi viết báo đi, kiếm tiền nuôi con. Chứ vật vờ này phí. Để chị giới thiệu cho mày lên viết cho một nơi.
Theo giới thiệu chị ấy, đến toà soạn ở Lý Nam Đế, anh chủ bảo. Gì chứ chị... đã giới thiệu thì khỏi cần kiểm tra khả năng, anh có đề tài này em xem viết cho anh. Cứ làm hai tháng thì vào biên chế. Giờ có chương trình sân khấu, ca nhạc gì thì đến đó làm tin, cố gắng khai thác những chuyện sau hậu trường, xem bọn ca sĩ nó ăn, uống hay chơi bời gì cũng thì mình đều viết được hết. Mỗi lần có chương trình thì sẽ có giấy giới thiệu, giấy mời anh đưa cho đi.
Mình về nhà, vắt tay lên trán, nghĩ cảnh luồn sau hậu trường chụp bọn nó thay quần áo cũng thích. Rồi cảnh bọn nó đi picnịch hay ở trong những khu sang trọng mình cũng được mò vào, thấy sướng lâng lâng. Nhưng nghĩ một hồi bụng bảo dạ, Hàn Tín ngày xưa luồn trôn vì đại nghĩa. Loại mình có làm được cái gì lớn đéo đâu mà đi rình bọn ca sĩ, diễn viên nó mặc quần lót gì. Làm thế không đáng tí nào, thà vật vờ còn hơn.
Không thấy mình đi làm báo chỗ kia, bà chị nhà văn hỏi, mình thật lòng tâm sự. Chị ấy nghe chuyện thế cười tươi, bảo thôi thế thì em viết truyện ngắn cuộc sống đi, chị lo xuất bản cho. Cứ viết để cho thiên hạ biết mình, sau có đấu tranh gì còn có cái tiếng, chúng nó muốn làm gì em cũng khó.
Bẵng đi chả có thời gian viết truyện ngắn gì, một hôm có ông anh làm phóng viên ảnh gọi đưa mình cái địa chỉ. Bảo đến chỗ ấy mà làm. Đó là nơi làm tập san chuyên đề cướp giết hiếp...dạo đó loại nửa báo, nửa sách này bán chạy cực. Mình đến nơi, nhận bài viết, đến khi gửi thì bảo không được, thứ nhất là dài, thứ hai là không thu hút bạn đọc. Họ bảo mình phải viết về tình tiết này, tình tiết kia, bỏ cái đoạn này đi không cần. Lại về nhà giở máy tính ra đọc lại bài mình viết, đêm lại vắt tay lên trán. Hiểu ra vấn đề là người ta cần giật gận, kích thích người đọc, tội ác phải đẫm máu. Mà mình viết thì lại thiên về ý muốn để cho người nào muốn phạm tội đọc cũng nên dừng lại. Kiêủ viết như là bài văn chứ không phải bài báo. Cuối cùng thấy không hợp nên thôi.
Đang lông bông, lại gặp một ông anh hừng hực đến bảo giờ anh làm phụ trách mảng chống tiêu cực, chú đi với anh. Ông anh bảo bọn sâu mọt hại dân phải giết, không thể để nó lộng hành. Anh có đủ phương tiên, thẻ, giấy công tác, xe, máy móc...chú đi làm phụ tá cho anh.
Ôi, đúng máu. Thế là đi ngay không lăn tăn. Ngay vụ đầu tiên đi điều tra dân oan mất đất. Nhà người ta nghèo xơ xác, ông anh hỏi chuyện, bảo mình ghi chép và chụp ảnh, mình hỏi thêm vài câu thì ông anh gạt đi. Bảo cứ thế đã, mình gặp thằng chủ tịch xã hỏi tội nó thêm. Ra cửa anh còn bảo dân mình khổ quá, nhìn nhà người ta xơ xác thế mà chúng nó còn cướp. Hôm sau anh đi gặp chủ tich xã một mình, anh bảo vì mình không có giấy tờ gì, vào nó hỏi không có mất hay. Mình ở nhà, còn anh ấy đi.
Chục hôm nữa không thấy gì, mình hỏi thì anh bảo.
- Ai cũng là con người, mình làm gì cũng phải lấy đức em ạ. Thằng nào nó không biết điều mình đánh cho chết luôn, nhưng có người họ hối hận rồi, mình cũng nên để người ta sửa sai, không ép họ quá làm gì.
Mình định hỏi là thằng chủ tịch xã ấy nó '' biết điều '' thế nào , nó '' hối hận '' ra sao.? Nhưng nghĩ ai lại phụ tá báo chí lại đi phỏng vấn sếp. Nên mình lặng ngắt không nói, từ đó chia tay, gọi cũng bảo bận không gặp.
Lại gặp một ông anh làm báo, cũng mảng chống tiêu cực. Anh em hợp nhau, ông này bảo có vụ tới ông ấy đang làm một kỳ, mình cả ông ấy sẽ chiến tiếp các kỳ sau. Oánh bọn phá rừng, chặt gỗ lậu, tuồn cho bọn buôn lậu gỗ. Ông ấy cho xem bao nhiêu tài liệu, clip, hình ảnh bọn chặt gỗ lậu, rồi gỗ chở đến nhà quan nào. Vừa nói ông vừa rít thuốc lào xòng xọc, rồi nhảy lên con xe máy ghẻ phi đi với lời nói như đinh là tuần sau anh em mình lên rừng chiến đấu.
Tuần sau gặp lại, thấy ngồi quán trà đá vỉa hè, hút thuốc lào, mặt mũi chán chường. Hỏi làm sao thì ông chửi.
- Đm mình già rồi mà dại, toàn đi làm mồi cho chúng nó. Bọn nó bảo mình đi làm, về được một kỳ, kỳ sau là nó thôi.
Mình ngớ người hỏi sao, ông ấy càng điên chửi to hơn.
- Thì đm nó, chú không hiểu à, nó có tiền nó dúi cho thằng sếp mình, thế là thằng sếp mình bảo thôi không đăng nữa. Đi làm vụ khác, đm rồi vụ khác cũng thế thôi. Anh đéo làm nữa, anh bảo làm đơn anh xin đi học. Toàn đi hầu dái chúng nó doạ người để chúng nó làm tiền, báo chí cái con c..
Tiếp đến là có cô bạn, thấy thương mình nên gọi đến bảo viết bài cho báo chỗ cô ấy làm, báo này trả tiền hơi cao. Đại khái là về thú ăn chơi này nọ. Có lần bài giao trước một tuần, đến sáng ngày lấy hỏi bài đâu, mình ngớ người ra vì quên, đành nói dối là đang sửa chính tả chiều gửi. Xong ba chân bốn cẳng phi xe đi hỏi nháo nhào mấy nơi, về cắm đầu viết đến cuối giờ chiều gửi. Bài ok ngon lành, làm phảt hơn triệu dễ như ăn bát phở. Làm cái này ngon lành, cứ có đề tài gì, bảo cái là mình đi tìm, đến nơi chỉ nhìn ngó loanh quanh, hỏi ất ơ vài ba câu, thế mà về thao thao bất tuyệt thành bài. Được thời gian thì cô ấy bỏ chỗ làm đó, nên mình cũng phải thôi.
Em Trang Hạ lúc đó làm tờ Lửa Ấm, mình viết được một hai bài, có lần em ấy bảo mình đi phỏng vấn một nhà văn. Mình bảo đưa câu hỏi, em ấy ghi cho. Mình đến đưa cho nhà văn câu hỏi , bảo chị trả lời giúp em. Bà kia cặm cụi gọt giũa trả lời, khi mình đến lấy lại còn dúi mấy trăm bảo cho cháu ăn quà. Nhưng rồi tờ Lửa Ấm cũng teo.
Thằng bạn làm chủ công ty quảng cáo, nhiều việc. Nó gọi đến bảo anh rảnh, đi trông thợ làm cái nhà kia giúp em. Mình đi trông thợ, nhưng cũng làm cùng như thơ. Cũng leo trèo, khoan, hàn, cưa xẻ. Đang làm thì thấy chủ bên kia họ gọi điện ai đó nhờ viết bài cho trang website của họ, thấy điện đi điện lại có vẻ khó khăn lắm. Mình mới ngứa mồm bảo chuyện này khó gì, để đấy tôi viết cho. Cậu chủ kia nhìn mình tưởng hâm, mình hỏi vài câu về ý tưởng muốn viết thế nào, cậu ấy nghe câu hỏi có vẻ chuyên môn, nên bớt nghi ngại, mới nói là nội dung đại khái thế này, thế kia. Mình bảo cho mình ngồi máy tính viết luôn được không, cậu ấy chần chừ rồi cũng gật đầu. Mình vừa hỏi, vừa viết, cậu ấy mỗi câu hỏi của mình lại có vẻ nhiệt tình trả lời hơn. Còn đi lấy số liệu mang ra cho mình xem để viết.
Mình gõ bàn phím, chỉ có đúng đầu ngón tay là sạch bởi trước khi đụng vào có vớ cái giẻ lau tay, tóc trên đầu vẫn đầy bụi tường vì bãn nay đứng khoan bắt cái biển nội quy treo trong nhà. Chừng hơn một tiếng thì xong. Cậu chủ trẻ xem xong, có vẻ ưng. Cậu gọi ai đó bảo gửi bài để góp ý, hình như gọi mấy người. Còn mình lại ra làm tiếp với thợ.
Đến chiều thì cậu ấy cả một người đứng tuổi thấy bọn mình dọn đồ về, gọi mình ra quán cà phê cách đó mấy nhà. Người lớn tuổi bảo mình viết được lắm, có học đâu không. Sao viết được thế mà lại đi làm lam lũ thế này. Mình bảo không học đâu, còn đi làm thế này chỉ là hôm nay người ta thuê một hôm thôi. Mình thất nghiệp ở nhà, thỉnh thoảng mới có người gọi đi làm nội thất quảng cáo thế này. Người lớn tuổi nói họ nhờ bạn là nhà báo viết hộ cho bài giới thiệu công ty trên website, nhờ bao hôm mà thấy khó khăn vì bạn bận. Thôi thì đáng nhẽ nhờ người khác cũng tiền, mình làm họ gửi mình 2 triệu tiền công viết và 1 triệu cho anh em thợ uống nước.
Lúc nhận tiền của người đứng tuổi, mình thấy ánh mắt ông ấy nhìn mình vẻ đau đáu. Mình cầm tiền vội vã đi ra thu xếp đồ với anh em về, mình sợ ai nhìn mình thương hại như vậy. Đưa lại cho anh em một triệu bảo chủ họ thấy làm tốt họ thưởng. Bọn thợ bảo đúng là đi làm anh có khác, lần sau anh đi với bọn em đừng làm, anh cứ đứng chỉ thôi, để bọn em làm.
Đấy là bài viết mình được trả nhiều tiền mặt nhất từ trước đến lúc đó, tiền tươi roi rói trao tay khi viết xong.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
-Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?
Thanh Trúc, RFA
2014-09-26- Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo' (BBC) - Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đánh tiếng ở New York về khả năng Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
- Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN (BBC) - Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với đầu tư 1.5 tỷ đô la bị lún nứt sau khi thông xe là trường hợp 'bất khả kháng'?
- FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh (BBC) - Tổng vốn FDI mới vào Việt Nam trong chín tháng đầu năm giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng vốn thực giải ngân tăng 3,2%.
- 'Giấc mơ ngục tù' (BBC) - Quỹ Koestler mang tên triết gia cộng sản Hungary từng bị tù mở triển lãm nghệ thuật của tù nhân tại Anh.
- Bộ trưởng Ngoại giao VN: Cấm vận vũ khí là điều bất thường (VOA) - Các bình luận của ông Phạm Bình Minh được đưa ra trong lúc giới chức cao cấp Mỹ cho biết các cuộc thảo luận về việc nới lỏng cấm vận vũ khí 'đang diễn ra ở Washington'
- Mỹ bỏ cấm vận vũ khí : Hà Nội trấn an Bắc Kinh (RFI) - Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực của Hoa Kỳ hướng tới việc bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương, đồng thời, Hà Nội tìm cách trấn an rằng động thái này không làm gia tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và Bắc Kinh không có gì phải lo ngại.
- TQ xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa, VN nói gì? (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh không thể có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.
- Mỹ giúp Việt Nam khả năng truy diệt tàu ngầm "lạ"? (RFA) - Việt Nam ráo riết tăng cường hải quân để phòng vệ vùng biển. Liệu Mỹ có nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương để Việt Nam mua máy bay gia tăng khả năng thám sát hải phận, phát hiện kịp thời những giàn khoan lậu và các tàu ngầm "lạ"?
- Tại Liên Hiệp Quốc, Barack Obama tố cáo Nga xâm lược Ukraina (RFI) - Hãng tin Pháp AFP cho biết, hôm qua, 24/09/2014, trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của Nga tại Ukraina.
- Pháp họp Hội đồng An ninh Quốc gia sau vụ con tin bị sát hại (RFI) - Tổng thống François Hollande triệu tập Hội đồng An ninh bao gồm các bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao và Nội vụ để bàn cách đối phó với quân thánh chiến sau khi có tin Hervé Gourdel, con tin người Pháp bị giết hại. Paris không loại trừ khả năng tiêu diệt EI tại Syria.
- Pháp lên án vụ chặt đầu con tin (BBC) - Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án vụ một nhóm liên quan Nhà nước Hồi giáo hành quyết du khách Herve Gourdel ở Algeria.
- Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết ngăn chặn làn sóng thánh chiến nước ngoài (RFI)
- Để đấu tranh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hôm qua, 24/09/2014,
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết ngăn
chặn làn sóng thánh chiến nước ngoài tới Syria và Irak, gia nhập các tổ
chức khủng bố.
Một khi hồi hương,những kẻ tham gia thánh chiến còn là một mối đe dọa khủng bố đối với các quốc gia này. Cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An đã diễn ra một cách long trọng, với sự chứng kiến của 28 nguyên thủ quốc gia.
- LHQ thông qua nghị quyết chống IS (BBC) - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các nước ngăn chặn dòng người đầu quân cho Nhà nước Hồi giáo.
- Chuyên gia: Cuộc chiến chống nhóm IS có thể phản ứng ngược (VOA) - Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Beirut nói nhóm Nhà nước Hồi giáo muốn các nước Tây phương tấn công họ, và đã chuẩn bị cho các vụ tấn công, giấu đi đa số vũ khí đáng giá
- Trung Quốc hưởng lợi nếu tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Không thể tự nhận là cường quốc mà lại thờ ơ trước các vấn đề quốc tế quan trọng. Trong một thời gian dài, Trung Quốc luôn luôn viện dẫn nguyên tắc « không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác », để lẩn tránh trách nhiệm trước các cuộc khủng hoảng quốc tế.
- 'Tấn công IS ở Iraq là hợp pháp' (BBC) - Văn phòng Thủ tướng Anh nói việc chính phủ Iraq yêu cầu hỗ trợ chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo có nghĩa là việc Anh Quốc không kích tại đây là hợp pháp.
- Thỏa thuận về người tỵ nạn giữa Cam Bốt và Úc gây nhiều tranh cãi (RFI) - Trên nguyên tắc ngày mai 26/09/2014 Phnom Penh và Canberra sẽ thông qua thỏa thuận về người tỵ nạn. Thỏa thuận này cho phép Cam Bốt đón nhận những người tỵ nạn muốn nhập cư vào Úc. Giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích chính quyền của Thủ tướng Abbott bất nhân với những người tỵ nạn đến từ những quốc gia nghèo nhất thế giới.
- Nghi phạm Úc 'không hành động một mình' (BBC) - Cảnh sát Australia nói nghi phạm khủng bố bị bắn chết sau khi đâm hai cảnh sát viên có thể đã hành động với các đồng đảng khác.
- Người Nhật bị bắt cóc: Tokyo và Bình Nhưỡng dự kiến gặp nhau tuần tới (RFI) - Đối với Tokyo, giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị chế độ Bắc Triều Tiên bắt cóc là một trong những điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ song phương. Hồ sơ này bị đình trệ trong nhiều năm qua. Hôm nay, 25/09/2014, Nhật Bản thông báo các bên dự kiến sẽ họp mặt vào thứ Hai tới (29/09/2014) tại Trung Quốc.
- Chủ tịch Bắc Hàn vắng mặt kỳ họp quốc hội Triều Tiên (RFA) - Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un vắng bóng trong cuộc họp của Hội nghị Nhân dân Tối cao, tức là quốc hội Bắc Hàn hôm qua.
- Nhật và Bắc Hàn sắp họp về vấn đề người Nhật bị bắt cóc (RFA) - Đại diện của hai chính phủ Nhật Bản và Bắc Hàn sẽ gặp nhau vào ngày thứ Hai tuần tới ở Thẩm Dương, để giải quyết những trở ngại liên quan đến kế hoạch bắt cóc người Nhật làm con tin mà Bình Nhưỡng từng thực hiện hồi thập niên 1970.
- Đối thoại cao cấp Nhật Trung về biển đảo (RFI) - Lần đầu tiên từ tháng 5/2012, Nhật Bản và Trung Quốc mở đối thoại cao cấp về lãnh hải. Phái đoàn hai nước đã gặp nhau trong hai ngày 23 và 24/09/2014 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và chủ yếu trao đổi quan điểm về vùng Biển Hoa Đông. Đây là dấu hiệu mở đường cho việc Tokyo và Bắc Kinh cải thiện quan hệ.
- Trung Quốc bác bỏ kế hoạch của Philippines về Biển Đông (RFI) - Kế hoạch gồm 3 bước được Philippines đề nghị để làm giảm căng thẳng ở Biển Đông đã bị các chuyên gia Trung Quốc bác bỏ. Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông cho rằng nhẽ ra Manila nên đưa ra kế hoạch nói trên sớm hơn.
- "Đổi gió" trong vấn đề khí hậu (RFI) - Hơn 120 lãnh đạo các nước cùng với đại diện hơn 200 công ty đa quốc gia đã tham dự Thượng đỉnh khí hậu khai mạc ngày 23/09/2014, tại New York. Cuộc họp lần này nhằm chuẩn bị cho Thượng đỉnh sắp tới tại Lima vào cuối năm nay và tại Paris vào cuối năm 2015. Báo Le Monde phản ánh sự kiện này trong số ra hôm nay
- Giới trẻ và quyền được biết (RFA) - Ngày 28 tháng 9 tới đây, là ngày Liên Hiệp Quốc chọn làm ngày “Quốc tế quyền được biết”, nhân sự kiện này, trong tạp chí diễn đàn bạn trẻ kỳ này, Chân Như mời quý vị cùng theo dõi chia sẻ của một số các bạn khách mời về đề tài “Tôi muốn biết này”.
- Văn hoá dân chủ (VOA) - Một văn hoá dân chủ bao giờ cũng là một văn hoá dân sự, nơi các công dân ý thức vai trò và trách nhiệm của mình đối với cái chung
- Án oan và nguyên tắc xét xử độc lập (RFA) - Nhân dịp xem xét dự luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật không chịu bất kỳ can thiệp chỉ đạo nào. Trên thực tế quá trình tố tụng ở VN có nhiều khiếm khuyết, dẫn tới những vụ án oan sai.
- Sinh viên, ngọn lửa cách mạng của trí thức trẻ (RFA) - Ngày 22 tháng 9 năm 2014, sinh viên Hong Kong bắt đầu một tuần bãi khóa với quy mô lớn để phản đối lập trường của chính phủ trung ương TQ trong việc cải cách bầu cử ở đặc khu hành chính này. Có 24 trường đại học tổng hợp, bách khoa và trung học Hongkong tham gia bãi khóa.
- Tây Ban Nha: Mại dâm và buôn thuốc phiện chiếm nhiều tỷ đô-la trong GDP (RFI) - Tây Ban Nha hôm nay 25/09/2014 công bố lại số liệu thống kê tăng trưởng của năm 2010, căn cứ theo các chuẩn mới do Liên HIệp Châu Âu đề ra, cho thấy buôn lậu thuốc phiện và các hoạt động mại dâm chiếm nhiều tỷ đô-la trong tổng thu nhập quốc nội.
- Tại Indonesia, cựu lãnh đạo đảng cầm quyền bị kết án tù vì tham nhũng. (RFI) - Hôm qua, 24/09/2014, tư pháp Indonesia đã kết án cựu lãnh đạo đảng cầm quyền 8 năm tù với tội danh nhận hối lộ. Vụ việc này càng làm cho nhiệm kỳ hai của Tổng thống mãn nhiệm Yudhoyono thêm hoen ố.
- Vatican chuẩn bị xử một cựu giám mục lạm dụng tình dục trẻ em (RFI) - Tòa thánh Vatican chuẩn bị lần đầu tiên đưa ra xét xử một cựu giám mục về tội lạm dụng tình dục trẻ em, đó là sứ thần ở Cộng hòa Dominicana Josef Wesolowski, người Ba Lan. Giám mục Wesolowski bị truy tố về mặt hình sự vì tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên tại Cộng hòa Dominicana và tội tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
- Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón Thủ Tướng Ấn Độ (RFA) - Sự hiện diện của ông Modi trên đất Mỹ được các nhà quan sát chính trị toàn cầu xem là một biến cố quan trọng, vì ông được cử tri chọn để lãnh đạo quốc gia trong lúc quan hệ giữa New Delhi với Washington gặp nhiều khó khăn.
- Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ chức (VOA) - Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder quyết định từ chức sau 6 năm lãnh đạo Bộ Tư pháp Mỹ
- Lãnh đạo thế giới họp tại LHQ về khủng hoảng Ebola (VOA) - Các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại Hội đồng Liên hiệp quốc hôm nay họp bàn về mối đe dọa do bệnh dịch Ebola tại Tây Phi đề ra
- Tổng thống Obama kêu gọi thế giới hành động nhiều hơn về Ebola (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với cuộc họp ở Liên Hiệp Quốc rằng thế giới chưa hành động đủ để ngăn chặn sự lây lan của virut Ebola ở Tây Phi.
- Hong Kong sẽ ra sao? (RFA) - Phong trào bãi khóa đòi thực hiện dân chủ của sinh viên Hong Kong ngày một mạnh mẽ bất kể sự lạnh lùng và từ chối thẳng thừng từ Đại lục.
- Bắc Kinh "trả đũa" sinh viên Hong Kong (RFA) - Trung Quốc vừa triệu kiến một phái đoàn gồm hàng chục tỷ phú Hong Kong tới Bắc Kinh trong bối cảnh học sinh, sinh viên Hong Kong đổ ra đường phản đối chính sách của chính quyền Bắc Kinh trước cuộc bầu cử năm 2017.
- Đài Loan vẫn không cấp phép sử dụng tàu chở hàng TQ (RFA) - Trước áp lực của phía đối lập, chính phủ Đài Loan đã phải bỏ ý định cho phép các công ty tư nhân sử dụng tàu chở hàng của Trung Quốc.
- Mỹ - Trung củng cố quan hệ quốc phòng hai nước (RFA) - Trung Quốc và Mỹ đồng ý thúc đẩy tiến độ các nỗ lực nhằm xây dựng lòng tin giữa quân đội hai nước.
- Quân đội Myanmar cho giải ngũ 109 binh sĩ vị thành niên (RFA) - Văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện cho biết quân đội Miến đã trả 109 em dưới tuổi thành niên về lại gia đình, nhưng cảnh báo vẫn còn nhiều em khác đang bị bắt phải làm việc cho quân đội.
- ADB: mức phát triển của Đông Nam Á giảm so với dự báo (RFA) - Mức tiêu dùng của các nước tân tiến ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Đó là điểm được nhấn mạnh trong bản báo cáo mới được Ngân hàng Phát Triển Châu Á đưa ra ngày hôm nay (25/9) tại Manila.
- Indonesia: người dân tập trung phản đối hủy bỏ bầu cử địa phương (RFA) - Hàng ngàn người dân Indonesia tiếp tục tập trung trước trụ sở Quốc Hội, để phản đối dự luật hủy bỏ những cuộc bầu cử các chức vụ điều hành cấp địa phương.
- Philippines khẳng định sẽ không thương thảo với Abu Sayyab (RFA) - Tại Manila, các giới chức quốc phòng và an ninh Philippines khẳng định sẽ không thương thảo với quân khủng bố Abu Sayyab, cho dù các phiến quan Hồi Giáo quá khích đe dọa sẽ hành quyết 2 du khách người Đức bị chúng bắt giữ làm con tin từ đầu năm nay.
- Ukraine sẽ xin gia nhập EU vào năm 2020 (VOA) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko loan báo nước ông sẽ đăng ký làm thành viên Liên hiệp Châu Âu vào năm 2020
- Iran lên tiếng tại LHQ về nhóm IS, chương trình hạt nhân (VOA) - Tổng thống Iran Hassan Rouhani ra trước Đại Hội đồng LHQ đọc diễn văn tập trung tới mối đe dọa của IS và chương trình hạt nhân của nước này
- Nhà nước Hồi giáo công khai xử tử một nữ luật sư Iraq (VOA) - LHQc lên án vụ các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo xử tử nữ luật sư nhân quyền Iraq sau khi bà lên tiếng phản đối các hành động hủy diệt của nhóm này
- Pháp thực hiện thêm các cuộc không kích ở Iraq (VOA) - Pháp loan báo các phản lực cơ chiến đấu của họ vừa thực hiện một loạt không kích mới nhắm vào các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Iraq
- Pháp quyết săn lùng Nhà nước Hồi giáo bất chấp vụ giết con tin (VOA) - Pháp thề quyết tiếp tục cuộc không kích nhắm vào các phần tử thánh chiến Nhà nước Hồi giáo bất chấp vụ chặt đầu dã man một con tin người Pháp
- Quân đội Myanmar giải ngũ cho 109 lính trẻ em (VOA) - Liên hiệp quốc loan báo Miến Điện vừa giải ngũ cho 109 trẻ em. Đây là đợt phóng thích nhiều binh sĩ trẻ em nhất
- Lệnh trừng phạt lương thực của Nga: Lợi hay hại? (VOA) - Các lệnh trừng phạt của Nga đối với những sản phẩm nhập khẩu từ phương Tây đã làm cho người dân Nga lo ngại rằng giá cả có thể tăng cao
- Người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên tiết lộ về tình trạng tù đày (VOA) - Công dân Mỹ bị tuyên án 6 năm tù lao động khổ sai ở Bắc Triều Tiên tiết lộ với báo giới về cuộc sống tù đày tại nước cộng sản cô lập này
- Hai người bị phạt tù trong vụ tranh chấp đất đai ở Dương Nội (VOA) - Ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang bị tuyên án tù theo thứ tự là 22 tháng tù và 20 tháng tù vì tội 'Gây rối trật tự công cộng'
- Tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân (BaoMoi) - * VN ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố
- Việt Nam đăng cai Đại hội biển Đông Á lần thứ 5 (BaoMoi) - Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại hội biển Đông Á lần thứ 5. Thông tin trên được Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết hôm nay (25/9).
- Việt Nam tích cực bảo vệ ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Hiện Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại Hoàng Sa và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt bình thường.
- Trung Quốc tập bắn đạn thật gần Hoàng Sa và hành động của Việt Nam (BaoMoi) - (GDVN) - Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại phía Nam đảo Hải Nam, phạm vi tập trận kéo dài đến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- “Các bên phải có trách nhiệm duy trì hòa bình ở Biển Đông” (BaoMoi) - ANTĐ - Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhấn mạnh nội dung trên khi trả lời câu hỏi về hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng tại các đảo, rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 25-9.
- Việt Nam đã có biện pháp bảo vệ ngư dân khi Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay (25/9), Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh thông tin về việc ngày 24/9, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại phía Nam đảo Hải Nam, phạm vi tập trận kéo dài đến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Gặp gỡ nhân chứng "76 ngày biển Đông dậy sóng" (BaoMoi) - TTO - Chiều 25-9, tại Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 2 (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) diễn ra buổi giao lưu “Những câu chuyện từ 76 ngày biển Đông dậy sóng”.
- Bộ Ngoại giao: Việt Nam vẫn còn công dân ở Syria (BaoMoi) - Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 25.9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, hiện nay Việt Nam còn 1 công dân đang làm việc tại Syria.
- Bộ Ngoại giao: Sớm đưa người Việt ở Syria về nước (BaoMoi) - Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria cho biết còn 1 công dân Việt Nam đang làm việc tại Syria. Đại sứ quán đang phối hợp với chính quyền địa phương và tổ chức di cư quốc tế để sớm đưa công dân này về nước.
- CLIP PTT Phạm Bình Minh: Việt Nam biết rõ Trung Quốc (BaoMoi) - Bài phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội châu Á (Asia Society) ở New York chiều 24/9 nhận được sự quan tâm của cử tọa gồm nhiều nhân vật nổi bật trong giới học giả Mỹ.
- Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế (BaoMoi) - VOV.VN - Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.
- Việt Nam có biện pháp bảo vệ ngư dân khi Trung Quốc tập trận (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình chiều nay khẳng định, ngay khi có thông tin Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở phía nam đảo Hải Nam, các cơ quan chức năng Việt Nam đã xác minh thông tin đồng thời tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân Việt Nam.
- Việt Nam thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân (BaoMoi) - VOV.VN - Chính phủ Việt Nam luôn có các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân hoạt động bình thường trên ngư trường truyền thống.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biển, đảo và biên giới quốc gia (BaoMoi) - Sáng 25-9, Sở Tư pháp, BĐBP Cà Mau phối hợp với UBND huyện U Minh tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biển, đảo và biên giới quốc gia năm 2014 cho gần 200 cán bộ chủ chốt các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện U Minh.
- Người đi bộ xuyên Việt 'Hướng về biển Đông' đã tới TP.HCM (BaoMoi) - (TNO) Sáng 24.9, thầy giáo - trẻ thạc sĩ Võ Mạnh Tuấn (27 tuổi), người đi bộ xuyên Việt gây quỹ từ thiện “Tiếp bước đến trường - Vững chí ra khơi” đã đến TP.HCM sau hơn 2 tháng đi bộ bắt đầu từ Hà Nội với chuyến hành trình dài 1.730 km.
- Việt Nam chắc chắn hấp dẫn hơn với Mỹ về quốc phòng, an ninh (BaoMoi) - (GDVN) - Chính hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đã nâng cao ý thức cấp bách ở Việt Nam về đa dạng hóa các đối tác an ninh.
- Thái Bình Dương nhỏ bé trước phương tiện trinh sát Mỹ (BaoMoi) - (Ảnh Nóng) - Dù đã triển khai hàng loạt phương tiện để giám sát Thái Bình Dương, nhưng Mỹ vẫn quyết định triển khai thêm 4 chiếc UAV MQ-8B để thực hiện nhiệm vụ này.
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp xúc bên lề khóa họp LHQ (BaoMoi) - Sau khi tham dự lễ khai mạc phiên thảo luận cấp cao chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 69 tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 24/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Phần Lan, Tanzania….
- Ông Obama: Các nước phải tôn trọng luật lệ về tranh chấp biển đảo (BaoMoi) - (TNO) Phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 24.9, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các nước tôn trọng luật pháp quốc tế trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền biển đảo tại châu Á - Thái Bình Dương đang gia tăng.
- 'Sự thiếu lòng tin chiến lược giữa nước lớn đang tăng lên' (BaoMoi) - (Chính trị Việt Nam) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói như vậy trong buổi nói chuyện tại Hội châu Á (Asia Society).
- Khai mạc Phiên thảo luận Cấp cao Khóa họp 69 Đại hội đồng Liên hợp quốc (BaoMoi) - Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 69 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khai mạc trọng thể vào sáng 24/9/2014 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 30/9/2014. Theo chương trình sẽ có 144 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, lãnh đạo cao cấp của nhiều nước thành viên Liên hợp quốc đến tham dự và phát biểu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Lễ khai mạc và có bài phát biểu tham luận tại Hội nghị.
- Những người thắp sáng Biển Đông (BaoMoi) - Ban đêm, trên tuyến hàng hải nội địa và quốc tế nhộn nhịp đi qua Biển Đông, thủy thủ trên các con tàu luôn nhận được những ánh chớp ngọn hải đăng dẫn đường: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Xanh (Bình Định), Hòn Đỏ, Trường Sa (Khánh Hòa) Hòn Hải (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)... Ở phía dưới chân hải đăng có bao nhiêu con người đã sống thầm lặng, bất chấp gian khổ, hy sinh ở nơi đảo xa, bao nhiêu câu chuyện chứa chan tình người. Tất cả chỉ vì một tuyến hàng hải nối từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương an toàn.
- Tổng thống Philippines gấp rút đưa nguy cơ mất biển ra cộng đồng quốc tế (BaoMoi) - Sau chuyến công du tại châu Âu, Tổng thống Benigno Aquino đã đến Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông đã tận dụng các kẽ hở thời gian để đưa nguy cơ Biển Đông ra bàn đàm phán quốc tế cho dù đó không phải là chủ đề của hội nghị. Nỗi lo của ông là chính đáng trong bối cảnh vùng biển Trường Sa bị lấn chiếm với tốc độ chóng mặt.
- Nước lớn cần tránh gây bất ổn cho nước nhỏ (BaoMoi) - TTO - Phát biểu với các chuyên gia và học giả tại trung tâm Asia Society ở New York chiều 24-9 (giờ địa phương), phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định các nước lớn cần tránh gây ảnh hưởng đối với các nước nhỏ và gây bất ổn an ninh khu vực.
- Việt Nam sẽ mua máy bay cảnh báo sớm P-3 cho Biển Đông? (BaoMoi) - Hệ thống cảnh báo sớm trên không hiện vẫn là một hạn chế của Việt Nam và có vẻ một hợp đồng mua máy bay cảnh báo sớm P-3 của Mỹ đang được xem xét.
- Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua khởi động đợt huấn luyện bắn đạn thật kéo dài một tuần ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam.
- Philippines quan ngại về thông điệp của Trung Quốc (BaoMoi) - Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, trả lời phỏng vấn báo giới ở New York hôm 23-9-2014
- Thỏa thuận phòng thủ mới giữa Mỹ và Philippines bị phản ứng (BaoMoi) - Thỏa thuận phòng thủ mới giữa Mỹ và đồng minh Philippines đối mặt nguy cơ bị “treo” nhiều năm vì những thách thức pháp lý, gây thất vọng cho kế hoạch tăng cường quan hệ song phương bằng cách đưa quân Mỹ đến đất nước Đông Nam Á này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét