Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

Nguyễn Minh Tuấn - Trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.
 Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.
Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.
Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).
Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.
Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.
Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.
Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…
Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.
Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.
Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.
Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).
Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ…
Sài Gòn, 25/01/2012
Sau khi GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ ý kiến của mình trên Báo Tuổi trẻ  đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau luận bàn về vấn đề thế nào là “trí thức”. Tạm gác lại những khía cạnh khác, chỉ xét riêng về khía cạnh trao đổi thuật ngữ thì thấy có hai luồng ý kiến: Người thì đồng tình cho rằng trí thức là lao động trí óc, việc đánh giá là dựa trên kết quả, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội. Người thì phản đối cho rằng trí thức không chỉ là người chú trọng đến chuyên môn hẹp của mình, mà cần phải là một nhà khoa học có lương tri, nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, dấn thân vì cộng đồng, phản biện, lên tiếng vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Tôi nghĩ mỗi người vốn dĩ không ai giống ai, từng người tùy theo sức lực, khả năng, sự đam mê mà lựa chọn cách thức, con đường đi riêng cho mình. Những trí thức có cách cống hiến bằng chính kết quả lao động hoặc bằng những hành động cụ thể của mình góp ích cho xã hội thì đã là đáng quí.
Những trí thức mà không những giỏi chuyên môn, ngoài ra còn thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau của người dân, dám lên tiếng phản biện, dùng trí của mình để dẫn dắt, thức tỉnh xã hội thì lẽ dĩ nhiên sẽ còn đáng quí hơn. Như vậy, có thể thấy về bản chất giữa các khái niệm “trí thức” hay “trí thức của công chúng” theo tôi không hề có sự mâu thuẫn.
Phản biện xã hội thời nào cũng cần, vì đó chính là tác nhân quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên khi liên hệ với trường hợp Việt Nam cũng nên đặt ngược lại vấn đề liệu dư luận xã hội, thể chế ở Việt Nam đã đủ rộng lượng, đủ khoan dung, luật pháp Việt nam đã đủ thông thoáng để mở đường cho phản biện và tiếp thu phản biện chưa? Cần phải làm gì để cải thiện tình hình hiện nay và cần bắt đầu từ đâu?
Nguyễn Minh Tuấn
(Blog Nguyễn An Dân)

Dương Hoài Linh - Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt

Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp.

Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.
Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.
Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.
Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.
Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.
Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.
Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.
Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.
Dương Hoài Linh
(Blog Nguyễn An Dân)

-LẠI CÓ MỘT CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý KHÔNG TIỀN KHOÁNG HẬU…


Tô Hải

Cả tuần nay, trên khắp các trang báo đủ mọi lề, rộ lên một cao trào “ném đá” vào một chuyện “vô lý tất nhiên nhưng không thể tránh khỏi”… .Đó là ba anh văn nghệ sỹ nhà lước lấy tiền dân đi làm “tác phẩm” theo com-măng của Viện anh Huynh để rồi…dân bỏ phiếu: KHÔNG!
Không xem những thứ văn nghệ bầy đặt để “cúng cụ” này..!
Với điện ảnh, ca nhạc, sân khấu thì cụ thể nhất bằng cách không thèm xem, không thèm nghe, thậm chí có mời, có cho không vé cũng vứt thẳng vô sọt rác! …
Không cần học tập rút kinh nghiệm những gì đã xảy ra cách đây 10 năm, các nhà an ninh tư tưởng đã đổ ra 13 tỉ đồng cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cố tạo ra một “Ký ức Điện Biên” để rồi cuối cùng, sau ba ngày ra mắt tại rạp Đống Đa, Trung Tâm Quận 5 Sài-gòn-Chợ Lớn, chỉ bán được..đúng 60 vé (!) , để rồi phải …rút lui đi chiếu miễn phí ở các địa phương…kiếm ….“chỉ tiêu khán giả”!!!

Ấy vậy mà năm nay, họ lại tự tiện, tự tung, tự tác, vác tiền dân quẳng ra 21 tỷ VNĐ nữa để tiếp tục “ăn mày dĩ vãng đã bị xuyên tạc” bằng một “siêu rác phẩm” “Sống cùng lịch sử” để tiếp tục ngợi ca cái chiến thắng mà người dân cũng như những “chiến sỹ Điện Biên” năm xưa đã muốn xóa đi trong “dĩ vãng …vinh quang vô ích” của mình, trừ những kẻ ….nhờ nó để có cớ cao giọng “Đảng ta, Bác Hộ, và …đại tướng Võ nguyên (dù đã bị thất sủng hơn 20 năm) là muôn đời tài tình, muôn đời bất diệt!
Và… “lớp hậu sinh nối gót chúng tao đây, dù có một “số không nhỏ” đã “suy thoái trầm trọng” nên… đã trở thành “sâu bọ”, nhưng chúng tao vẫn xứng đáng tiếp tục ..đứng trên “đỉnh cao chói lọi”! Đó là điều không thể tranh cãi, không thể nào phủ nhận! Kẻ nào phản đối, sẽ “xử lý” đến nơi!
chúng tao vẫn đứng trên “đỉnh cao chói lọi” mặc chúng mày đu dây qua sông, đói khát: Nhà đầy tớ làm việc 7000 tỉ và cảnh không có nổi một bát ăn cơm của đàn cháu bác Hồ
Nhưng than ôi! Cả lũ ngu không có nổi một tên… “bớt ngu” để tính ra rằng: Riêng cái tên phim “Sống Cùng Lịch Sử” đã làm cho mọi người ngu mấy cũng phải thắc mắc: “Lịch sử nào?” Tại sao phải có chuyện “sống cùng”? Vậy lâu nay dân ta đã “chết” cùng lịch sử hay sao mà phải nhờ các ông làm phim của đảng nhắc nhở phải sống lại với lịch sử đây ?!
Hay là..lịch sử đã “chết” đã bị ai “giết” trong lòng dân ta, nay cần phải cho nó “hồi sinh” trở lại?…, Rồi thì..… “Lịch sử “Đảng Ta”? hay “lịch sử Tầu”? Nếu là lịch sử “Ta” thì Lịch sử ở giai đoạn nào ?”…vv và vv…
Đến khi biết rõ đây là cái “xái” đã hết chất kích thích thích mang tên “Điện Biên chấn động địa cầu” thì….người dân đành phải thở dài mà rằng: “Lại Điện Biên! Lại tướng Giáp tài dụng binh như thần dù chẳng học ở trường quân sự nào” và lần này làm phim chắc để phục hồi danh dự cho ông, “không phải là con nuôi mật thám Tây, không phải là “làm việc cho CIA, ”… sau 20 năm “nằm chơi xơi xúp” vừa qua!
Nghĩa là: riêng cái tên phim đã mang cái giọng dậy đời phải, phải, phải như thế này, thế nọ…phải…sống cùng lịch sử mà “đảng ta đã muốn nó là như thế”!
Và kết quả của cuộc “trưng cầu dân ý” về văn nghệ được đảng lãnh đạo và chi tiền là thế nào thì cả nước đã rõ: RA RẠP KIM ĐỒNG: KHÔNG BÁN ĐƯỢC MỘT VÉ NÀO!
Rõ ràng không cần một ban giám sát Liên Hiệp Quốc nào, không cần một ban kiểm phiếu vô tư nào: “NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÃ GIÕNG GIẠC TUYÊN BỐ: “KHÔNG” VỚI CÁI THỨ VĂN NGHỆ TUYÊN TRUYỀN CỦA CỘNG SẢN!”
Mình lại muốn nhắc đến cái điều cốt lõi của vấn đề “Ai thắng ai” trong đường lối văn nghệ, qua các cuộc biểu diễn của các ngôi sao lừng danh chống cộng một thời đã đi ra hải ngoại tìm tự do sau 1975, nay trở về, dù đã ngoài cái tuổi “hết hơi” dân Việt vẫn cố xoay tiền triệu vào nghe chút dư âm thừa còn lại và báo chí (của đảng, đoàn cả đấy nhé) thì hoan nghênh đến rát mặt mấy ông “nhạc sỹ vô học” đến hôm nay vẫn cố gắng rặn cho ra một bài “ca ngợi cụ Hồ mới” mà đều biết trước là khó mà vượt qua được mấy ông Chu Minh, Thuận Yến, ….đã xài hết mọi danh từ, tính từ, trạng từ, …đại ngoa-ngôn từ có thể có trong hai ngôn ngữ Hán-Việt để bộc bạch nỗi lòng với cụ mất rồi! (ở vào cái thời mấy ông này còn… “mê” ông cụ thật) chứ đâu như tình yêu vờ vẫn đối với cụ của lớp cháu của bác sẵn sàng hôn cái đít ghế của ngôi sao K-Pop hôm nay chứ thà chết không thèm xem “Những bài ca theo năm tháng” dù có “vào cửa tự do”!
Tóm lại là: Mọi cái gì gọi là văn nghệ dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản (dù đại đa số họ đã …vồ hết sản của toàn dân để trở thành “đại địa chủđại tư bản đỏ) nhưng vì “ nhè ra không nổi, nuốt vào không xong” họ đang cố công “chỉ đạo” thực hiện lấy được bằng bất cứ giá nào sẽ chỉ là một thứ uổng công vô ích…
Nhân dân, trừ khi bị…dí súng vào lưng bắt phải đi xem, sẽ kiên quyết bỏ phiếu KHÔNG, KHÔNG XEM, KHÔNG NGHE….TẤT CẢ NHỮNG GÌ LÀ SẢN PHẨM CỦA LÒ TUYÊN HUẤN ĐẢNG!
Đền thờ được kiến trúc theo mô típ vuông, tròn, tượng trưng cho đất và trời.

“Kim Điện”đền thờ dát vàng giá ngàn tỷ ở Bình Dương nè (khánh thành 2007), cái đoảng cần phải vàng lóe cao sang chứ đâu bèo như cái dân cần??? – mời bạn đọc xem thêm những xa hoa khó tin trong một xứ sở còn nghèo hèn như thế này ở bên dưới bài này

* * *
Bất giác mình nghĩ tới những gì khi gặp Nguyễn Minh Châu tại nhà xuất bản văn nghệ khi anh còn nước, còn tát cố vào Đồng Nai để chữa căn bệnh quái ác ung thư đã di căn của anh…
Khi nói về bài viết “liều mạng” của anh “Lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Nội dung cực kỳ xác đáng, thẳng thắn, nhưng…..tiếc rằng (mình nói) chẳng có mấy tác dụng đến những người ăn lương đảng-nhà nước để viết theo đường lối đảng vạch ra đâu! Hầu hết đang còn… “Hèn” một cục! …
Và Minh Châu đã gật gù đáp lại: “Ừ thì cũng cứ phải có thằng đi tiên phong như tớ chứ… thiệt tình thì….khó! …Nhưng biết đâu 5, 10 năm nữa chẳng có được vài Solzhenitsyn, Tchukhrai ở cái xứ này?…..
Và anh chàng đạo diễn mà mình coi là số 1 ở VN Đặng Nhật Minh cũng từng nói, cách đây 10 năm: ”Lời ai điếu cho một nền điện ảnh công chức” nhưng đã dám nói cụ thể tí ti là:
Xã hội Việt Nam bước vào co chế thị trường đã gần 20 năm mà nền điện ảnh VN thực chất vẫn là một nền điện ảnh bao cấp (!?) những người làm điện ảnh, kể cả người sáng tác đều ăn lương nhà nước…”…
Không có câu kết nhưng mình cứ tự cho phép bổ xung ….: “Vì thế , muốn vợ con khỏi đói, muốn có tí chấm mút thì, bảo gì làm nấy! Chứ sao nữa???”
Chỉ tiếc rằng không một ai (Hoặc có mà mình không biết?) dám dạ thưa các anh! Em đang chữa bệnh hiểm nghèo, xin các anh giao cho người khác! Đấy! Cái “hèn”, cái “nhục” của thằng văn nghệ sỹ là ở cái chỗ chọn thái độ sống và làm việc thế nào giữa một cái xã hội đầy dối trá, bất công và mất tự do ….
Tiếc rằng, ít người dám lựa chọn một thái độ bất hợp tác, “nghỉ chơi” chứ chưa nói khối kẻ đã thề suốt đời đi theo những ai đã biến mình từ… “sâu bọ trở thành người”!
Và mình càng thấy cảm phục cái ông Trần Độ, .. khi, cách đây 15 năm đã dám đánh đổi cả mọi vinh quang, chức tước, quyền lợi lẫn mạng sống của mình khi viết lên những dòng cực kỳ “phản đảng” như sau trong “Nhật ký Rồng Rắn”:
“Nhiều người nói rằng: Đảng CSVN đã ăn cái “xái” (xái thuốc phiện) của thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến xái 3 xái 4 là hết, còn xái thắng lợi thì “đảng ta” ăn đến cái xái thứ 100 rồi mà vẫn chưa chán…”
Chỉ có điều cái xái thứ 100 hay 101 lần này xem chừng khó nuốt trôi nữa rồi bác Độ ạ! Nhân dân đã lên tiếng một cách khá là thống nhất, khá là hung hồn: “XIN TRẢ VỀ ĐỂ CÁC CHÚ … XÀI NỘI BỘ! Mặc cho những lời lẽ biện bạch lấy được của mấy tay “ný nuận” , “lều báo” cố chịu đấm kiếm miếng…xôi! Nào là:
-Do có ít tiền quảng cáo quá nên công chúng không biết!
-Nào là “chưa có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật” để làm phim lịch sử…
-Và lếu láo nhất là: Do trình độ nhận thức về cái “Hay” cái “Đẹp” của quần chúng đang còn…hạn chế!? rồi chiềng làng hàng loạt những “thành công tự tạo” của những cái tên phim, những cái “tên đạo… của diễn viên” chứ không phải là đạo diễn, đã một thời làm mưa làm gió trên thị trường phim độc nhất, độc diễn một thời xa xưa khi dân miền Bắc còn chưa biết cái mùi “văn nghệ không cộng sản” nó ra răng?
Thậm chí sau 75, khi xem một phim Mỹ, thậm chí cả một phim “xét lại” của liên xô như “Đàn sếu bay qua” hoặc “Bài ca người lính” còn dấu dấu, diếm diếm rỉ tai nhau như thể…đi buôn thuốc phiện lậu (!), nghe một bản nhạc của P.D , T.C.S có thể bị…tịch thu cả dàn máy và đi cải tạo như chơi!
Thế mà, khi đã trót hô “mở cửa”, khi đã “lỡ” nhận sự đầu tư của tất cả mọi nước, khi điện ảnh của các “lực lượng thù địch” đã ùa vào chiếm lĩnh các màn ảnh to ngoài phố, màn ảnh nhỏ trong nhà, mà những nhà an ninh tư tưởng vẫn cứ kiên trì “kinh tế dù có nhiều thành phần nhưng văn hóa văn nghệ chỉ có một” để tiêu tiền xả láng (hoàn toàn được phép bí mật) cho những tổ chức, nuôi béo những tên bất tài, bất tướng làm “công cụ tuyên truyền đắc lực nhất” cuả đảng, rồi …phủi tay bằng một câu: ”Chưa có tác phảm xứng đáng với tầm thời đại” trong mỗi lần tổng kết thành tích để rồi …lại tiếp tục treo giải thưởng, tiếp tục đầu tư (có “chọn… mũi gửi vàng”) rồi chờ…cái điều không bao giờ đến y như chờ chủ nghĩa xã hội dzậy!
Rõ ràng: Chẳng cần ai tuyên truyền, chẳng mất một đồng quảng cáo nhưng…. “văn nghệ đích thực” đã đánh gục toàn bộ nền văn nghệ mang danh vô sản, văn nghệ công nông binh, của quá khứ cũng như hiện tại và…tương lai đang lâm vào “ngõ cụt” đẩy các bác văn nghệ sỹ chuyên bưng bê vào chỗ…bế tắc và đói rã họng, nếu không cố “cưa sừng làm nghé” một cách trơ trẽn bằng các trò…“mông, đùi, vú, đít” bằng chiêu trò “âm nhạc để xem không phải để nghe”, bằng những cuộc triển lãm mà tác giả tự ngồi trên WC đọc sách… hay “thơ điên” đọc xong đố biết nói cái gì!?
Một lần nữa CUỘC THĂM DÒ, TRƯNG CẦU Ý KIẾN KHÔNG TIỀN KHOÁNG HẬU ĐÃ DIỄN RA RẤT CÔNG BẰNG, RẤT VÔ TƯ….
Liệu “bọn họ” có kẻ nào mở mắt? Hay vẫn cứ tiếp tục chỉ đạo làm phim, xây đền đài tiền trăm, ngàn tỉ để ngợi ca công ơn các ông “thánh sống”, “thánh chết” ở khắp đất nước, ca ngợi lịch sử do Đảng Cộng Sản viết nên bằng tiền của dân cho đến khi….chết tiệt cả lũ mới thôi?! (xem loạt ảnh dưới đây)
Lung linh đền thờ dát vàng Ngàn Tỷ tại Việt Nam
Nguồn: VietNamNet 17/06/2013
Kim Điện được Trung tâm Sách kỷ lục VN công nhận là đền thờ lớn nhất VN. Trong và ngoài đền thờ đều được dát vàng 24k, giá trị ước tính hàng ngàn tỷ đồng.
Kim Điện tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Với diện tích 5.000 m2 nằm trong khuôn viên 9ha, Kim Điện được Trung tâm Sách kỷ lục VN công nhận kỷ lục đền thờ lớn nhất VN. Đây là đền thờ các vị anh hùng dân tộc như vua Hùng, vua Trần Nhân Tông, chủ tịch Hồ Chí Minh, đức thánh Trần Hưng Đạo và mẹ Âu Cơ.
Kim Điện được khánh thành từ năm 2007
Hành lang sáng lóa bởi vàng được dát lên vách tường
Kim Điện có 28 bộ cửa làm bằng gỗ quý, chạm khắc hoa văn cầu kỳ và tất cả đều được dát vàng
Hoành phi hoa văn dát vàng
vàng sáng lóe
đâu cũng dát vàng
Chánh điện thờ Phật Tổ, vua Hùng và vua Trần Nhân Tông
Hưng Đạo Vương nằm bên tả điện thờ
Khu thờ các danh nhân Việt Nam
còn trưng bày cục đá nở hoa nổi tiếng nữa cơ đấy
Mọi thứ đều được dát vàng sáng loáng
Nguồn: VietNamNet 17/06/2013

-Quan hệ Mỹ-Trung sẽ như thế nào nếu Hillary Clinton là tổng thống ?

Phiatruoc

Shannon Tiezzi, Tạp chí Diplomat
Dịch bởi Minh Trung, CTV Phía Trước
Nếu Hillary Clinton đắc cử tổng thống vào năm 2016, quan hệ Mỹ-Trung có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ không thân thiện mà Trung Quốc dành cho bà.
Nhiều người cho rằng Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ là ứng cử viên nặng kí cho chiếc ghế tổng thống vào năm 2016, mặc dù cho đến nay bà vẫn không phủ nhận cũng chẳng xác nhận có ra tranh cử hay không. Theo nhà phân tích chính trị O’Hanlon thuộc Viện Brookings, nếu Hillary đắc cử tổng thống, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (TQ) sẽ có nhiều điều đáng chú ý, nhất là do bà đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi còn làm Ngoại trưởng.

Hillary Clinton được coi là một trong những kiến trúc sư của chính sách “trục châu Á”- còn gọi là chính sách “tái cân bằng”- trong chính quyền Obama. Là gương mặt nổi bật của chính sách này, bà thường xuyên công du đến Châu Á và xác định rõ vai trò của Mỹ đối với từng vấn đề trong khu vực. Nổi bật nhất là, trong diễn văn đọc ở Diễn đàn khu vực ASEAN 2010, bà tuyên bố lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông đang bị đe dọa. Vai trò của bà trong chính sách trục châu Á lớn tới mức cây bút Elizabeth Economy, thuộc tạp chí Current History chuyên về các vấn đề quốc tế, cho rằng việc bà rời ghế ngoại trưởng là một trong những yếu tố chính gây trở ngại cho việc thực hiện chính sách này trong nhiệm kì thứ hai của Tổng thống Obama.
O’Hanlon chỉ ra thái độ “cứng rắn” trong những nhận xét của Hillary Clinton về chính quyền Bắc Kinh. Ông trích dẫn hồi kí của bà, trong chuyến thăm TQ năm 2009 tổng thống Obama đã được TQ đón tiếp với “thái độ lạnh nhạt”. Hillary nhấn mạnh đến các hành động khiêu khích quân sự của TQ, đặc biệt ở Biển Đông, và cho rằng “chúng ta đang ở trong giai đoạn mới của mối quan hệ với một TQ đang lên, có quan điểm cứng rắn và không còn dấu giếm sức mạnh kinh tế và quân sự ngày một nâng cao”. Với sự tôn trọng dành cho nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và hiểu rõ rằng quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh là mối đe dọa đối với Mỹ, bà sẽ xử lí tốt mối quan hệ với TQ nếu bà làm tổng thống.
Phản ứng trước thái độ “cứng rắn” của Hillary, TQ chẳng ưa gì bà. Bắc Kinh cho rằng Hillary là tác giả của chính sách ngoại giao thù hằn với TQ trong suốt nhiệm kì ngoại trưởng của mình, từ việc Mỹ can thiệp sâu hơn vào các vấn đề khu vực đến việc tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Những phát biểu “lung tung” của Hillary khi viếng thăm nước khác (như Mông Cổ năm 2012 và Tanzania năm 2013) càng làm cho TQ khó chịu hơn.
Khi Hillary rời ghế ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh cảm thấy như cất được một gánh nặng. Tờ nhật báo China Daily đã so sánh Ngoại trưởng John Kerry với người tiền nhiệm như sau: “Hillary Clinton cứ thao thao bất tuyệt và tỏ vẻ không quan tâm đến người nghe. Ngược lại, Kerry thức thời hơn, sẵng sàng lắng nghe và trao đổi với người đối thoại”. Trong mắt nhiều nhà phân tích TQ, Hillary là biểu tượng cho chính sách đối ngoại xấu xa của Mỹ: đạo đức giả về nhân quyền và dân chủ, can thiệp vào các vấn đề khu vực, và quan trọng nhất là thái độ thiếu tôn trọng TQ và “lợi ích cốt lõi” của nước này.
Như vậy, quan hệ Mỹ-Trung sẽ như thế nào nếu bà Hillary đắc cử tổng thống ? Với nhiều người Mỹ, TQ ko ưa Hillary lại là điều tốt. Họ cho rằng, khi chơi với Bắc Kinh, thà bị Bắc Kinh sợ còn hơn là được Bắc Kinh thích. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop như phụ họa thêm cho quan điểm này khi phát biểu trước báo giới “TQ không tôn trọng các nước nhỏ”. Bà hứa Úc sẽ “phản đối thái độ đó” bất chấp TQ có nổi giận hay không.
Nhiều người Mỹ cũng mong muốn chính quyền Washington phải tỏ thái độ như Úc. Bill Bishop, người lập ra trang website Sinocism Newsletter, cho rằng “Bắc Kinh ngày càng chứng tỏ họ không tôn trọng Obama và các quan chức hoạch định chính sách ngoại giao ở nhiệm kì hai của ông”. Những người cho rằng Obama không được TQ coi trọng thích bỏ phiếu cho Hillary vì quan điểm cứng rắn với TQ của bà. Chính quyền Bắc Kinh có thể không có thiện cảm với bà nhưng sẽ phải tôn trọng bà hơn – sự “tôn trọng” chỉ để làm giảm sức ép từ Mỹ.
Cần thiết lập quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa hai lãnh đạo Mỹ-Trung trước chuyến thăm chính thức. Blogger Yang Hengjun cho biết, mối quan hệ khắng khít Nga-Trung dựa một phần trên quan hệ cá nhân giữa tổng thống Putin và chủ tịch Tập Cận Bình. Những khác biệt về địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh khiến cho quan hệ giữa hai nước sẽ không bao giờ tốt đẹp, nhưng quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo lại có thể xóa bỏ sự ngờ vực vốn đang rất cao. Thực tế cho thấy, dù chính sách đối ngoại của tổng thống George W. Bush không được khen ngợi nhiều, nhưng mối quan hệ thân mật trong công việc giữa ông và Chủ tịch Hồ Cảm Đào đã giúp ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung khi cả hai còn đương chức.
Tuy đã rất cố gắng nhưng Obama và thuộc cấp không có quan hệ thuận lợi với lãnh đạo Trung Quốc như hai bậc tiền nhiệm. Chính quyền Obama đã dành nhiều thời gian và công sức để tạo quan hệ với Tập Cận Bình từ khi ông còn là phó chủ tịch nước. Nhưng, cho đến nay, những nỗ lực đó có thể coi đã thất bại, điều này thể hiện ở việc Chủ tịch Tập Cận Bình muốn nhìn xa hơn mối quan hệ Mỹ-Trung trong việc lập chính sách đối ngoại. Nếu Hillary trúng cử, quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung.

-Trục Đông Á của Nga: Tập trung vào Hàn Quốc

Putin in SKorea
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Stratford

Lời giới thiệu: Đây là bài thứ hai trong ba bài phân tích về các lý do vì sao Nga tăng cường tập trung vào khu vực Đông Á. Trong Phần 1, bài viết đã phân tích về sự tăng cường của Nga với Việt Nam. Phần 2 sẽ xem xét đến những lợi ích của Nga ở Đông Bắc Á và các nỗ lực tăng cường mối quan hệ với Hàn Quốc. Phần 3 sẽ phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ giữa Nga với Ấn Độ, bao gồm cả các nước có mối quan tâm chung về cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Khi châu Âu đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để không phụ thuộc quá nhiều vào Nga thì Moscow ngay lập tức quay về phía các nền kinh tế đầy tiềm năng ở châu Á để tìm kiếm thị trường xuất khẩu dầu khí. Mặc dù trọng tâm truyền thống của Nga ở châu Á là hai nền kinh tế hàng đầu gồm Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng Hàn Quốc cũng là thị trường lớn mà Moscow đang nhìn đến. Thị trường năng lượng lành mạnh của Hàn Quốc và tiềm năng đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga đã giúp thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước. Hồi tháng Mười một năm 2013, Nga đã ký 25 hiệp định song phương với Hàn Quốc và hiện đang tìm kiếm cơ hội để nối thông tuyến đường sắt và đường ống dẫn dầu đến khu vực này. Trong khi đó, giữa lúc mối quan hệ giữa Seoul và Washington đang tiến đến giai đoạn giảm bớt sự hỗ trợ quân sự từ Hoa Kỳ thì Hàn Quốc có thể chuyển hướng sang Nga để có thể nhận thêm các khoảng mà họ đang thiếu hụt.


***
Phân tích
Vùng Viễn Đông của Ngalà một phần đấtquan trọng đối vớiMoscow vì nơi này có chứalượng lớn tài nguyên thiên nhiên như than, dầuvà khí đốtcũng như cáckhoáng sản khácnhư vàng,thiếc, quặng sắtvà đồng.Nhữngnguyên liệu này vô cùng quan trọng đối với một quốc giacó nền kinh tếchủ yếu dựa vàoxuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên,khu vực này cáchxaMoscowvà trung tâm Muscovite của Nga,nằm ​​ở phía tâyUrals sâu trong vùng châu Âu.Toàn bộlãnh thổchâu Áhiện códân cư khá thưa thớt, với phần lớn dân sốtập trung ởcác trung tâmđô thị và hiện ngày càng bị giảm dần(giảmtrung bình14% mỗi năm kể từ năm 1991). Phát triểnvùng Viễn Đông sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vàhành chính vì cách trung tâm của Nga quá xa.
Mặc dùkhu vực này cách xatrung tâmquốc gia,vùng Viễn Đông củaNga vẫn có những lợi thế địa lýtốt hơn một số nơi khác. Khu vực này có đườngbiên giớichung vớiKazakhstanvà Mông Cổ cũng nhưng chia sẻ chung đường biên giới khá dàivới Trung Quốc(4.195 km hay2.607dặm), cùng vớiđường bờ biển kéo dài4.500kmtrênThái Bình Dương. Vùng này còn có cảngnước ấmtạiVladivostok nằm trênBiển Nhật Bản.Về phía nam,vùng Viễn Đông cũngchia sẽ đườngbiên giới dài 17kmvới Bắc Triều Tiênthông qua mộtdải đất hẹpdọc theo bờThái Bình Dương.
Nga ở Đông Bắc Á
Những khu vực có chung đường biên giới và biển giúp cho vùng Viễn Đông của Nga được tiếp cận với các nền kinh tế rộng lớn hơn ở Đông Bắc Á. Đây là một tiềm năng rất lớn về vốn đầu tư cũng như doanh thu từ việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực này hiện có nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc và thứ ba là Nhật Bản, lẫn Hàn Quốc – nền kinh tế đứng thứ 15 trên thế giới. Nga hiện đang hướng đến ba nền kinh tế lớn này, và đặc biệt quan tâm mạnh mẽ trong việc đảm bảo các chương trình thương mại với Trung Quốc. Nhật Bản hiện đã nhập khẩu 10 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga, và tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng tiếp tục gia tăng giữa lúc Nhật Bản đang cố gắng đa dạng hóa nguồn năng lượng ra khỏi khu vực Trung Đông. Rosneft và Gazprom – hai công ty dầu khí có phần lớn vốn sở hữu của chính phủ Nga – đang cạnh tranh để kéo Nhật Bản tham gia vào các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Vladivostok, và Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản hiện nắm 22 phần trăm cổ phần tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Sakhalin 2.
Tuy nhiên,Trung Quốc – vớitiềm năng tăng trưởngmạnh mẽvàkhátnăng lượng – hiệnlàmục tiêu hàng đầucủa Nga.Hồi tháng Mười năm 2013, RosneftvàNovatek thuộc sở hữu của nhà nướcNga đã kýthỏa thuận năng lượngvới China National Petroleum Corp thuộc quyền sở hữu của chính quyền Trung Quốc. Rosneftsẽ cung cấp200.000 thùngdầu mỗi ngàytrong một thập kỷ tới, vàNovateksẽ cung cấp4,5 tỷmétkhối khí đốttự nhiên hóa lỏngmỗinăm sau khithiết bị đường ống hoàn tất vào năm 2017.Ngacũng đã kýmột thỏa thuận để China National PetroleumCorp tham gia trongdự ánkhí đốt thiên nhiênhóa lỏng ở Yamal do Novatek lãnh đạo,cùng với tập đoàn Total của Pháp. Nga hiện đangtìm kiếm khách hàng. Nga hiện là nước xuất khẩukhí đốt tự nhiên(200 tỷ mét khốimỗi năm,nhưng chỉ có14,8 tỷmétkhối khí đốttự nhiên hóa lỏng, với hầu hết cácphần còn lạiđược dẫn đến châu Âu) trên thế giới.Với sáudự án khí đốttự nhiên hóa lỏng, Nga hy vọng sẽtăng con số nàylên thành 100tỷ métkhối,với nhiều khả năngsẽ đạt50 tỷmét khối vào2016-2018. Phần lớn con số xuất khẩu này có thểtìm thấy tại cácthị trườngở châu Á.Tuy nhiên, cácchương trình khí đốt tự nhiênvẫn còn rấtmong manh – đặc biệt giữa lúc Nga đang cạnh tranh vớiÚc, trong đó Úc có kế hoạchsẽ trở thànhnước xuất khẩukhí đốt tự nhiênlớn nhất thế giớivào năm 2020 vớigần như tất cảlượng xuất khẩuđều dành cho khu vựcchâu Á.
Chương trình năng lượng với Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều rất cần thiết cho Nga, nhưng việc này đi kèm với nhiều rủi ro vì cả hai nước đều đặt ra các mối đe dọa chiến lược khác nhau đối với Moscow. Vì có chung đường biên giới khá dài với cả vùng Viễn Đông Nga lẫn các nước Trung Á, khu vực ảnh hưởng cốt lõi của Nga, nên Trung Quốc trở thành mối đe dóa của Nga ở vùng biên giới phía nam gần núi Thiên Sơn (Shan Tian). Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu khả năng thống trị Thái Bình Dương như họ đã làm sau trận quyết thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ năm 1904 đến 1905. Điều này đã phần lớn kiềm chế kế hoạch của Nga trong việc mở rộng ảnh hưởng của họ về phía đông. Từ năm 1905 đến năm 1945, Nhật Bản đã thống trị khu vực Thái Bình Dương và sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đã trao lại toàn bộ khu vực này cho Hoa Kỳ. Hơn nữa, Nhật Bản và Nga về mặt quy tắc thì hai nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, và vẫn đang tranh chấp lãnh thổ – bao gồm cả Sakhalin.
Đối tác chiến lược của Nga với Nam Triều Tiên
Ngahiện đang muốnđa dạng hóa các mối quan hệ đối táckinh tếở Đông Bắc Á, và Hàn Quốclàmột mục tiêu chính của Moscow. Lâu nay câu tục ngữHàn Quốc thường mô tảbán đảo Triều Tiênnhưmột con tômgiữa hai con cá voi: Trung Quốc và Nhật Bản.Khi một trong hai con cá voi di chuyểnthì contômcó thể sẽ bị tổn thương, như đã xảy ratrong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Do vị tríđịa chính trịbấp bênh nên Hàn Quốc thường rấthạn chế các lựa chọn của mìnhtrong khu vực vàthường bị rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn vớiTrung Quốc vàNhật Bản. Ngacó thể trở thành mộtđồng minh tiềm năngđối vớiHàn Quốc–tất nhiên không phải làNhật Bảnhoặc Trung Quốc – vì Nga cách nước này khá xađểkhông trực tiếpđe dọachủ quyềncủa Hàn Quốc (hoặc ngược lại).Tương tự, Nga cầnmột nước mạnh khácđể có thể thay thểTrung Quốcvà Nhật Bản.
Biên giớicủa Ngavới Bắc Triều Tiêndọc theo sôngTulenlà khu vực đất liên duy nhất không liên quan đến Trung Quốc. Khu vực này cách cảng Vladivostok của Ngakhoảng 130km, cách vùng đất rộng lớn phía nam màNgagọi làPrimorsky Krai. Cả khu vực này rộng khoảng 300km, đủ để truy cập vào cảng biểnthông quaVladivostok, cảngnước ấmduy nhất củaNgaở Thái Bình Dương. Primorsky Krailà nền kinh tế lớn nhấtở vùng Viễn Đôngcủa Nga.
Ngacó một quá trình lịch sửphức tạp đối vớibán đảo Triều Tiên vốn có niên đại từcuối thế kỷ 19–đỉnh cao quyền lựccủa Ngaở Thái Bình Dương. Sau khi Pháp và Anh Quốc đánh bại Trung Quốc trongChiến tranh Nha phiếnlần thứ haivào năm 1860, Nga chiếm đượckhu vực NgoạiMãn Châu vàthành lậpcảng ởVladivostok.Nga đã thiết lập quan hệvới Hàn Quốcvào năm 1884và có tầmảnh hưởngchính trịlớn đến nước này, nhưng cuối cùng phải đột ngột kết thúcvào năm 1905sau khi Nga thất bại trong cuộc chiến tranhNga–Nhật.Saunăm 1905,với một Trung Quốcsuy yếuvà một nước Nga bị kiềm chế, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành cường quốc Thái Bình Dươngvàbán đảo Triều Tiêntrở thành thuộc địacủa Nhật Bản.Sự sắp xếp nàyđược giữ cho đếnnăm 1945,khi Hoa Kỳđã tiếp nhậnvai tròcủa Nhật Bản đểkiểm soát toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.
Nhưng trong thời gian kết thúc Đệ nhị Thế chiến, Nga đã cố gắng tìm được một chỗ đứng ở Thái Bình Dương: Bắc Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên, trong đó cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều ủng hộ Bắc Triều Tiên, đã dẫn đến một bán đảo phân vùng. Điều này đã giúp Liên Xô tung ra các chiến lược để chống lại sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương, tương tự như việc phân chia nước Đức ở châu Âu. Liên Xô tiếp tục hỗ trợ Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và quân sự, và trở thành đối tác thương mại chính cũng như chiếm 60% trong tất cả các thương mại song phương với các quốc gia nhỏ bé này vào năm 1988.
Mặc dù Liên Xô ra mặt hỗ trợ cho miền Bắc nhưng Nam Triều Tiên vẫn tìm cách thiết lập các mối thương mại với Liên Xô vào đầu năm 1979, khi nước này ký hiệp định thương mại với Liên Xô thông qua Phần Lan. Năm 1985, sau khi nền kinh tế Liên Xô bị trì trệ dưới sự lãnh đạo của Leonid Brezhnev, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tìm cách làm sống lại nền kinh tế nước này với dòng vốn nước ngoài. Một trong những mục tiêu của Gorbachev là thu hút đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc. Năm 1989, Nam Triều Tiên và Liên Xô đã thiết lập các văn phòng thương mại ở thủ đô của mỗi nước. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã có chuyến thăm đầu tiên đến Nam Triều Tiên trong cương vị nguyên thủ quốc gia và tái lập quan hệ ngoạ giao giữa hai nước vào năm 1992.
Mối quan hệ được tiếp tục duy trì ở mức ngoại giao cho đến năm 2001, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Seoul, tiếp theo là chuyến viếng thăm của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun đến Moscow hồi năm 2004. Những chuyến thăm này chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt căng thẳng giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên. Trong chuyến thăm gần đây nhất của Putin đến Nam Triều Tiên hồi tháng Mười một năm 2013, Moscow và Seoul đã ký 25 hiệp định song phương.
Những biển chuyển gần đây của Nga ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một khách hàng lớn hiện nay đối với các nguồn năng lượng tập trung ở vùng Viễn Đông của Nga. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện đang tăng trưởng mạnh và do thiếu lượng dự trữ năng lượng nên nước này được xếp vào hạng thứ 10 trong số các nước nhập khẩu năng lượng trên toàn thế giới. Nước này đứng thứ hai, chỉ sau Nhật Bản, trong số các ước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, và là nước nhà nhập khẩu than lớn thứ ba trên toàn thế giới. Năm mươi bốn phần trăm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Hàn Quốc được dành cho người tiêu dùng dân cư, thương mại và công nghiệp, và nhu cầu hiện nay đang ngày mỗi tăng mạnh – tăng 125 phần trăm kể từ năm 2001.
Mối liên kết năng lượng giữa Nga và Hàn Quốc đã tăng mạnh mẽ trong những năm qua nhưng Nga vẫn muốn tăng cường xuất khẩu, vốn đã tăng 22 phần trăm từ năm 2008 đến năm 2012. Trong năm 2012, Nga đã xuất khẩu năng lượng lên đến tổng cộng 14 tỷ USD sang Hàn Quốc, hầu hết (11 tỷ USD hoặc khoảng 4,4% tổng số nhập khẩu của Hàn Quốc) là dầu, than và khí đốt tự nhiên. Hồi năm 2004, công ty năng lượng Sakhalin của Nga đã ký thỏa thuận cung cấp 2,04 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm cho công ty nhà nước Hàn Quốc Gas Corp. Ngoài Trung Đông, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường năng lượng của Nga ở Hàn Quốc là Indonesia và Úc.
Trong số cácchương trình khuyến mạiđược ký kếtvào tháng Mười năm 2013 là mộtbiên bản ghi nhớvớicông ty Hàn QuốcDaewoo ShipbuildingvàMarine Engineering để xây dựng13nhà cung cấpkhí đốt tự nhiênhóa lỏngcho Nga nhằm đểhỗ trợ cho việcvận chuyểnkhí đốt hoá lỏngtự nhiên đến Hàn Quốc. Trong một thời gian dài, Hàn Quốcđã trở thành một nhà đầu tưquan trọng trong việctư nhân hóa vàhiện đại hóacác bến cảngvà ngành công nghiệpđóng tàu. Hàn Quốc cũngquốc giachâu Á duy nhấttham giavào các quá trình này ở Nga,đặc biệt giữa lúc Moscow tiếp tục đề cao cảnh giáchai nước láng giềng Nhật Bản vàTrung Quốc.
Tuy nhiên, Nga có một lợi thế mà hầu hết các nhà xuất khẩu năng lượng khác không có: tiềm năng vận chuyển năng lượng trực tiếp đến Hàn Quốc thông qua đường bộ ở Primorsky Krai. Vào tháng Chín năm 2013, Nga đề nghị trở lại các cuộc đàm phán về việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt đến Hàn Quốc xuống bán đảo Triều Tiên thông qua Bắc Triều Tiên. Trong chuyến thăm của ông Putin hồi tháng Mười một cũng cho thấy cuộc đối thoại này đã được tiếp tục đề cập đến, đặc biệt về tuyến đường sắt giữa Hàn Quốc và vùng Viễn Đông của Nga. Trong đó, chặng đầu tiên trong một số tuyến đã được hoàn thành đến cổng Rasaon thuộc Bắc Triều Tiên hồi tháng Chín. Nga hy vọng sẽ mở rộng tuyến đường này xuống thành phố Busan ở Hàn Quốc và muốn Hàn Quốc đảm trách 34% của dự án. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Hàn Quốc với đường sắt Trans-Siberian của Nga. Nga cho biết trên các kênh truyền thông rằng tuyến đường này có thể sẽ thay thế cho tuyến đường biển trong việc vận chuyển hàng hoá từ châu Á đến châu Âu, nhưng thực chất sự liên kết này nhằm phục vụ dự án chuyển than từ vùng Viễn Đông của Nga vào Hàn Quốc. Điều này sẽ có lợi cho Nga bằng cách cung cấp kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn, đối với Hàn Quốc thì được tiếp cận năng lượng nhiều hơn và đặc biệt Bắc Triều Tiên thì không cần ra sức mà chỉ ngồi không thu lệ phí quá cảnh. Hàn Quốc cũng đề cao lợi ích trong việc thúc đẩy nền kinh tế yếu mòn đối với nước láng giềng: Nếu như Bắc Hàn sụp đổ thì đây sẽ là một mối đe dọa lớn đối với Hàn Quốc. Cả hai đường ống dẫn dầu và đường sắt sẽ giúp kết nối mối quan hệ Hàn Quốc với Nga hiệu quả hơn và làm cho nguồn cung cấp năng lượng của Nga dễ tiếp cận hơn các nguồn từ Úc, Indonesia và Trung Đông.
Hàn Quốccũng là một nhà đầu tưtiềm năng và điều này có thể giúp nền kinh tếcủa Ngara bước khỏisự phụ thuộc quá lớn vào chính sách xuất khẩu năng lượng. Hiện tại,các công tyHàn Quốcđã đầu tư rất nhiều vàovùng Viễn Đôngcủa Nga, trong đó bao gồm công ty Hyundai Heavy Industriesmởmột nhà máybiến ápđiện nằm ởphía bắc cảngVladivostokhồi tháng Giêng năm 2014.Trong chuyến thăm Hàn Quốc tháng Mười một của ông Putin, hai nướcđã ký mộtthỏa thuậnmiễn thị thực du lịchđể tạo điều kiệnkết nối vàcùngthành lập một quỹđầu tư chung trí giá 500 triệu USD.Từ năm 2009,đầu tưcủa Hàn Quốcở Ngađã giảm từ 428 triệu USD xuống còn 103 triệu vàcác văn bản ký kết mớinày sễ tìm cáchvực dậy con số vừa nêu.
Các vụ giao dịch kinh tế và năng lượng của Nga với Hàn Quốc là một chiến lược quan trọng đối với cả Nga trong việc tìm kiếm các thị trường cho xuất khẩu năng lượng mới, và đối với Hàn Quốc thì tìm kiếm một đối tác kinh tế trong khu vực. Khu vực Đông Bắc Á là vùng quan trọng đối với Nga trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Moscow về phía đông, và vị trí của Hàn Quốc vốn không có khả năng đe dọa an ninh của Nga – đã làm cho nước này trở thành một đối tác quan trọng và đầy hấp dẫn.
Tiếp theo: Ấn Độ là một đối tác tiềm năng của Nga trong việc ngăn chặn Trung Quốc và là một thị trường xuất khẩu vũ khí lẫn năng lượng đầy tiềm năng.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

-Đôi điều tôi được biết


Biểu tình bên ngoài cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất ở Hà Nội.
Biểu tình bên ngoài cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất ở Hà Nội.

Bùi Tín – VOA

Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên quan đến CCRĐ. Việt nam vẫn còn là một nước nông – công nghiệp, gần 70% số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.
Là người sống giữa nông thôn trong thời kỳ CCRĐ, tôi tự thấy có thể đáp ứng yêu cầu muốn biết rõ thêm của các bạn trẻ, để làm giàu thêm kiến thức của các bạn.
Có bài viết nêu lên con số địa chủ ác bá bị giết chết trong CCRĐ là hơn 172 nghìn, theo số liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, vậy nạn nhân thực sự là bao nhiêu? Có thể ước đoán không sai là ít nhất là gấp 3 đến 5 lần con số ấy, vì cái mũ «liên quan». Liên quan đến địa chủ và cũng bị coi như cùng có tội là gia đình, vợ chồng, con cái, cháu chắt, họ hàng xa gần, cho đến bạn bè, láng giềng cũng bị xem xét, điều tra, phải khai báo, phải có lập trường rõ ràng. Do đó con cái địa chủ phải trốn tránh, có khi đi ăn xin, chết đói, cầu bơ cầu bất; sửa sai rồi vẫn bị hất hủi xa lánh, không được đi học, nhất là lên đại học, hay đi học nước ngòai, không được làm công nhân viên nhà nước …Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì «mâu thuẫn giai cấp», con cái bơ vơ. Có người mới chỉ bị «liên quan» đã mất tinh thần, bỏ trốn, lên rừng, trôi dạt vào Nam, sang Lào, hay tự sát, phát điên, ốm đến chết.
Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên – tiểu tư sản, họ có tham gia lao động, có học thức, tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần lễ Vàng, quỹ Kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân đội Nhân dân. Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc – khi Quốc Dân Đảng TQ thống trị – là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS. Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Ngay từ trong xã quê của tôi (gần Vân Đình/ Hà Đông) và những huyện xã nơi tôi sống trong những năm CCRĐ cũng như nơi quê vợ tôi (xã Hưng Dũng, Nghệ An), CCRĐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Đòn ta đánh ta, ta diệt ta này có hậu quả dai dẳng, chỉ vì theo lệnh từ Stalin, từ Mao, từ tên trùm cố vấn Tàu Triệu Hiểu Quang rất quan liêu, kiêu ngạo.
Chấn chỉnh Tổ chức là chủ trương lớn tiếp theo ngay sau CCRĐ. Đó là sắp xếp lại nhân sự, phân phối lại các chức vụ trong đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức quần chúng, từ xã thôn lên huyện tỉnh và trung ương. Bần cố nông, không ít là kẻ thất học, lưu manh, cơ hội lên ngôi, chùa chiền, nhà thờ đóng cửa, sách vở bị thiêu hủy, sách văn học nghệ thuật, ngoại ngữ, từ điển bị diệt sạch. Hoành phi, câu đối bị vứt xuống làm cầu ao, tượng Phật bị bẻ đầu, chặt tay, bàn thờ trong nhà bị dẹp bỏ, biết bao ảnh kỷ niệm quý hiếm bị đốt hủy. Một thời kỳ u ám tối tăm lan tràn, phong tục tập quán đẹp đẽ lâu đời bị dẹp bỏ. Một nền đạo lý cổ kính bị thủ tiêu. Có cuộc triển lãm nào nói lên được sự mất mát về văn hóa tinh thần như thế, khi ông Chu Văn Biên bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 (gồm cả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên) nêu gương “sáng chói”, dám chỉ vảo mặt mẹ đẻ của mình mà mắng: «Mi đẻ ra tau nhưng mi bóc lột bà con nông dân nên mi là kẻ thù giai cấp của tau, mi phải bị tội chết». Cụ Đặng Văn Hướng, nguyên Tham tri Bộ Tư pháp, có con trai là Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, có biệt danh «Đệ Tứ Lộ Đại Vương» – Vua đường số 4 – bạn rất thân của tôi, Cụ được Hồ Chí Minh cử làm bộ trưởng nhưng, vẫn bị đưa ra đấu tố ở Diễn Châu. Cụ Nguyễn Khắc Niêm từng đậu Hoàng giáp Hán học, cũng từng là Tham tri Bộ Tư pháp có con là Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, và Nguyễn Khắc Dương, bạn rất thân của tôi, cũng bị đấu tố, giam trong chuồng nuôi hươu, ăn cơm thiu bọc trong lá chuối và chết trong thảm cảnh ấy.
Một thời gian ở trong Ban biên tập báo Nhân Dân, rất gần cơ quan trung ương đảng CS Việt Nam, được dự nhiều cuộc họp cán bộ cấp cao, tôi thấy có mối liên quan giữa sai lầm CCRĐ với đường lối bạo lực ở miền Nam. Đầu năm 1956, đảng CS Liên Xô mở Đại hội XX, chống sùng bái cá nhân Stalin, rồi tháng 11/1957 mở Hội nghị 68 đảng Cộng sản toàn thế giới tại Moscow, có Mao Trạch Đông sang tham dự với tình nghĩa Xô – Trung còn gắn bó. Đến tháng 11 năm 1960, Liên Xô lại triệu tập cuộc họp 81 đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế, mâu thuẫn Xô – Trung bộc lộ ngay từ trong các văn kiện chuẩn bị, vu cáo nhau là phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, Trung Quốc lên án Liên Xô là theo chủ nghĩa Xét lại, Liên Xô lên án Trung Quốc theo chủ nghĩa Giáo điều. Tại hội nghị này, hơn 70 đảng tán thành lập trường của đảng CS Liên Xô, nhấn mạnh khả năng giữ vững hòa bình, chung sống hòa bình, thi đua hòa bình giữa các chế độ khác nhau, ngăn ngừa chiến tranh, trong khi đẩy mạnh cả 3 dòng thác cách mạng của thời đại, vì hòa bình, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chuẩn bị cũng như khi dự, đoàn đại biểu VN gồm Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh tỏ ra theo đa số, tán thành đường lối của Liên Xô. Thế nhưng sau đó, khi trở về nước xu hướng theo đường lối chung sống hòa bình của Liên Xô bị đường lối bạo lực của Trung Quốc lấn át.
Suốt năm 1961 và 1962 từ sáng đến khuya đài Tiếng nói Việt Nam phát đi các văn kiện tranh luận Trung – Xô về đường lối cách mạng thế giới, ngày càng ngả về phía chống chủ nghĩa xét lại, coi xét lại là chống đảng, là phản động, là chống lại cuộc đấu tranh bằng bạo lực cách mạng ở miền Nam. Trong Bộ Chính trị từ sau đại hội III (tháng 9/1960), Lê Duẩn chính thức là Bí thư thứ nhất (sau cuộc họp Trung ương 10 sửa sai CCRĐ, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng Bí thư thay Trường Chinh bị mất chức này). Lê Đức Thọ cũng được vào Bộ Chính trị trong cuộc họp Trung ương 10. Cánh Lê Duẩn + Lê Đức Thọ + Phạm Hùng + Nguyễn Chí Thanh + Võ Chí Công + Tố Hữu (ủy viên Ban Bí thư Trung ương) trở thành nhóm chủ đạo cứng rắn chủ trương giải phóng miền Nam bằng bạo lực quân sự, ngày càng có tiếng nói áp đảo. Hồ Chí Minh bị cô lập, đành ngồi yên không tham gia bỏ phiếu, tướng Giáp bị ghép vào tội cầm đầu nhóm xét lại chống đảng, có quan hệ tư túi với Đại sứ Liên Xô Serbakov, may mà được ông Hồ «bảo lãnh» nên còn tại vị, nhưng chán nản, quay sang học đàn dương cầm. Một loạt cán bộ xét lại bị cặp Duẩn – Thọ thải hồi, cho vào tù như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, các Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng… cùng hàng mấy chục nhà báo, nhà văn, nhà điện ảnh khác. Sau khi nhóm xét lại bị gạt bỏ, nhóm chung sống hòa bình, cạnh tranh hòa bình bị chụp mũ là chống đảng, xu hướng chủ chiến càng thêm mạnh, được bổ sung thêm bằng những võ sỹ chủ chiến hạng nặng như Chu Huy Mân, Lê Đức Anh.
Nếu như không có sai lầm trong CCRĐ, có thể Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương đã đứng vững trên cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, được Hồ Chí Minh chủ trì, được Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp tích cực yểm trợ, giữ thế ngả về đường lối hòa bình do Liên Xô chủ đạo và được tuyệt đại đa số phong trào CS quốc tế tán thành, trong khi vẫn giữ quan hệ bình thường độc lập với Trung Quốc. Như thế thì không chắc gì nhóm Duẩn – Thọ có thể đoạt được quyền lãnh đạo. Từ đó, may ra cuộc nội chiến anh em Nam Bắc với hàng mấy triệu sinh linh tử vong đã có thể tránh được.
Vâng, thưa các bạn chúng ta đau về những gì đã mất, hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp. Chuyển hóa dân chủ là biện pháp duy nhất để chuộc lại những sai lầm dai dẳng, những tàn phá kinh hoàng, để làm bừng dậy sức sống vô tận của dân tộc Việt Nam trong một kỷ nguyên dân chủ đang ở trong tầm tay chúng ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

-Tại sao không thể cho phá sản các ngân hàng ở VN?

Thủ tướng và chủ trương rất “dũng” và “cảm”…
Hệ thống gần 40 các NHTM VN năm 2014 đang có nạn dịch ung thư nợ xấu từ nhiều năm nay mà đợt sát nhập các NH yếu kém dạng “ép hôn” với các NH chưa yếu kém” do NHNN đạo diễn “chủ hôn” 2-3 năm nay vẫn chưa “dập” được dịch, dẫn đến những cái chết “tiền lâm sàng” của một số ngân hàng lớn như Agribank và nhỏ như NH Xây dựng…
Hơn thế nữa, nạn dịch đó còn bùng phát trong số các NH “hùng mạnh” lâu nay “nổi danh” với bao nhiêu “danh hiệu và giải thưởng quốc tế” như nhóm 8 NH: Vietinbank, Vietcombank, ACB, Military Bank, Eximbank, BIDV và SHB, cùng Agribank tạo nên Nhóm G(8+1) nổi danh…
Trong tình hình đó Thủ tướng đã “sáng suốt” ra chủ trương rất “dũng” và “cảm” là cho phá sản các NHTM yếu kém. Chủ trương rất “dũng” thì rõ rồi, vì đó là lời Thủ tướng, còn “cảm” (sốt) là vì: việc đó có luật điều tiết chứ, sao lại phải có chủ trương? Nền kinh tế này hóa ra không hoạt động theo luật, mà theo chủ trương thôi ư?
Thế mà, sự “sáng suốt” vừa “dũng” vừa “cảm” đó lại không khả thi, vì mấy nguyên nhân cộm cán sau:
Luật phá sản hay Luật cấm phá sản?
Dù VN đã có Luật phá sản doanh nghiệp (DN) từ lâu, nhưng trong suốt những năm qua mới chỉ có khoảng trên 100 DN phá sản theo luật, trong khi mỗi năm có hàng trăm ngàn DN chết lâm sàng hay “biến mất”… tức là chết không được chôn. Tại sao vậy?
Nguyên nhân đầu tiên là Luật phá sản chí có tác dụng cấm cản phá sản, và trên phương diện đó nó đã rất thành công, xứng đáng được cả thế giới đến VN học hỏi – vì ít DN phá sản tức các DN đều phát triển tốt, kinh tế lành mạnh XHCN!
Với 9 chương và gần 100 điều khoản, Luật phá sản đã dựng lên vô số rào cản và hù dọa thành công (bằng luật hình sự) để những người muốn bảo vệ quyền lợi của mình bằng biện pháp cuối cùng bất đắc dĩ là kiện DN phá sản phải phá sản ý định dùng luật phá sản bảo vệ quyền lợi của mình. Nó, Luật phá sản của VN, cũng thành công trong việc đẩy hoàn toàn hệ thống Tòa án các cấp tỉnh, huyện về phía DN và bảo vệ sự tồn tại của nó, bất cần sự tồn tại đó có lành mạnh cho nền kinh tế hay không.
Nền kinh tế hầu như không có DN phá sản, như là cơ thể không có bài tiết tự nhiên (không đại tiểu tiện) và càng không có phẫu thuật cắt các khối u ung thư di căn?! Nhưng đó chính là hình ảnh “đẹp thơm nhất thế giới” của nền kinh tế Việt Nam hôm nay!
Đối với chủ trương “dũng và cảm” của ông Thủ cũng thế, lấy ai dũng cảm đứng ra nộp đơn phá sản cho các NHTM đã và đang chết đây, và có đủ lực và dũng cảm nhiều hơn nữa để đi qua rừng thủ tục phá sản mà Luật phá sản do chính VPCP của Thủ đã đệ lên cho QH “gật qua”?! Khó! Quá khó! Đó là lý do thứ nhất.
Chính phủ đã đẩy các NHTM đến bệnh dịch ung thư vô phương cứu chữa
Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây có ba “chính sánh lớn” để siết chặt và củng cố chất lượng hệ thống NHTM thì hậu quả của cả ba chính sách đó để lại hiện nay làm cho chủ trương “cắt khối u” tức “cho phép” phá sản NHTM trở nên bất khả thi. Nói cách khác, không NHTM nào sẽ được chết, vì nếu thế thì chúng sẽ chết hàng loạt và cả hệ thống mất, tức cả nền kinh tế…
Đó là…
 
Thứ nhất, chính sách tăng vốn Điều lệ bắt buộc… buộc NH phạm luật
Đã là chính sách thì phải khả thi, và muốn biết có khả thi thì phải khả kiểm. Đầu tiên, chính phủ bắt buộc các NHTM phải có vốn góp trên 1,000 tỷ. Đó là chính sách khả thi, nhưng khả thi rất khó khăn (đã đến giới hạn của các NH và xã hội nếu đó là góp tiền tươi thóc thật…), nhưng các NHTM lại đã hết sức cố gắng và hầu như vượt qua hết, bằng mọi cách, mọi giá…,
Nhưng chính phủ lại không có kiểm tra sâu sát việc thực thi lệnh đó của các NH, xem họ làm nó ra sao, đúng hay sai luật, có khó khăn gì, đã hết sức chưa… nên CP tưởng xã hội VN là mỏ vàng ngon ăn. Ngất ngây với thành công đó, chỉ khoảng 1 năm sau chính phủ đã nâng hạn mức vốn huy động của các NHTM lên ngay 3,000 tỷ đồng.
Lần này thì chỉ có khoảng 30-40% số NHTM có đủ sức thực hiện (đó là các NHTM nhà nước và 1-2 ngân hàng CP tư nhân thôi), nhưng không NH nào muốn chết hay bị sát nhập cả. Họ “bắt buộc” phải tăng vốn ảo, bằng nhiều cách, bằng mọi cách. Và hầu như tất cả cũng đã “đạt yêu cầu CP”…
Ví dụ, một ông bạn tôi có chân trong HĐQT một NHTM CP “nhớn”, có cổ đông là cả tư nhân và các tập đoàn nhà nước như Bảo Việt và tập đoàn NN mà ông bạn tôi là đại diện, đã thật thà tâm sự như sau: “Lấy chó tiền đâu mà nâng vốn “đùng một cái” từ 1,000 tỷ lên 3,000 tỷ! Vẽ cũng không kịp, vì đó là kế hoạch 5 năm, có khi 10 năm của NH, vì vừa mới cố chết nâng vốn lên 1,000 tỷ xong. Thế nên chúng nó – HĐQT NH – đi học các NH khác, chia và giao trách nhiệm cho các cổ đông chính tự nâng vốn của mình lên theo tỷ lệ “được chia” sao cho tổng vốn mới nâng thêm là 2,000 tỷ, ảo! Ví dụ, tập đoàn tớ đã góp 100 tỷ giữ 10% vốn điều lệ NH thì sẽ cử một công ty con đứng ra vay NH 200 tỷ “để kinh doanh”, rồi công ty con đó phải nộp lại ngay cho tập đoàn, rồi tập đoàn “góp vốn bổ sung nâng vốn” vào NH. Bằng cách đó, hàng loạt công ty “khách hàng” khác của các cổ đông khác cũng được chỉ định đứng ra “vay kinh doanh” rồi nộp “góp vốn” lại NH, các cổ đông tư nhân cũng thế – được chỉ định người nhà đứng ra “vay kinh doanh-góp vốn” như thế. Bằng cách đó chúng tớ vẫn giữ nguyên 10% cổ phần NH nay đã có vốn 3,000tỷ mà chả có thêm đồng nào, chỉ ôm thêm một khối nợ ngoài ý muốn và chưa biết bao giờ mới trả được…” Tôi thắc mắc: “Thế người ta không kiểm tra cách các ông lấy tiền đâu ra mà nâng vốn nhanh như… thánh thế à?” “Có chứ, nó kiểm tra sổ sách ở NH thôi, còn các công ty mới góp vốn nó không kiểm tra. Nó thừa biết mẹo lừa vặt của bọn tao, vì hầu như NH nào cũng phải làm thế, nên bọn tao chỉ cần “lót tay” chúng nó – bọn thanh tra NHNN ấy mỗi thàng một phong bì khoảng chục ngàn đô với ba bữa đi nhậu tới bến, là xong!”...
Tóm lại, chính sách tăng vốn điều lệ NHTM bất chấp khả năng thật của thị trường vốn cho NH của chính phủ đã đẩy các NHTM “bắt buộc” phạm luật vì góp vốn ảo và ôm một đống nợ thật cùng hai hệ thống sổ sách đều… “thật” để theo dõi!
Thứ hai, chính sách nới lỏng hạn mức huy động vốn tín dụng lên 20 lần
Chính sách nới lỏng hạn mức huy động vốn tín dụng lên 20 lần của chính phủ cho các NHTM (từ mức trước đó là 14?) đã giúp các NHTM “phóng tay” cho vay, nhất là cho vay BĐS, vì sợ “dư tiền”, cho DNVVN vay kinh doanh thì “mệt” và đòi lâu, khó đòi… và thành tích tổng tín dụng kém.
Đối tác hàng đầu mà các NHTM “phóng tay” cho vay là chính các cổ đông đã “có công” góp vốn tăng lên 3,000 tỷ, và họ cần thêm vốn để kinh doanh kiếm lời để… nộp vốn thật! Thế là các NHTM hàng 5-7 năm qua đều rất nhàn nhã với hai nhóm khách hàng đó (BĐS và các DN tay trong) mà tăng trưởng tín dụng cao, lợi nhuận cao, lương khủng… cho đến khi các khoản phóng tay cho vay đó nhiều khoản sẽ không bao giờ trở về! Và đó là tình trạng nợ xấu của các NHTM hiện nay.
Đặc điểm chung và xấu của nợ xấu của các NHTM và NHĐT ở VN hiện nay là người cho vay và người vay thường là thân quen, ràng buộc với nhau, hay thậm chí là cùng một chủ, cùng một nhóm chủ đi vay và cho vay đó, còn tiền dùng “tạo nên nợ xấu” là huy động từ dân đen…
Vì thế nợ xấu ở VN đều là cực xấu – người cho vay không muốn đòi và kẻ đi vay không hề muốn trả! Kể cả khi NH cho vay phải phá sản họ cũng vẫn “toàn thắng”…
Thứ ba, chính sách luôn ứng cứu, ép sát nhập các NHTM yếu kém
Chính sách luôn ứng cứu, ép sát nhập các NHTM yếu kém của chính phủ VN những năm qua do NHNN đạo diễn, tạo ra thông lệ và thói quen là các NH khó khăn sẽ được ứng cứu bằng tiền chính phủ.
Tại sao chính phủ luôn làm vậy? Bởi vì trong số cổ đông của tất cả các NHTM CP của VN đều có các công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các nhóm lợi ích của các thế lực trong đảng, chính phủ, quân đội, công an… nên chúng đều không thể chết. Nếu chúng lỡ bị “yếu kém” thì NHNN sẽ ép các NHTM chưa yếu kém khác hành đơc, sát nhập… làm thành các cuộc ép duyên triền miên, nếu không thì… tất cả chúng ta cũng chết! Nếu các NHTM khác không cứu nổi thì chính NHNN sẽ phải cứu, bằng tiền chính phủ in ra…
Tóm lại, lợi ích của chính phủ và NHNN là trong việc ứng cứu các NH yếu kém, không phải để cho chúng phá sản, cho nên chúng càng không thể phá sản!
Cái kết… bị kẹt không muốn nói ra!
Cuối cùng thì ai sẽ phải phá sản ở đây? Dân đen thôi. Vì nếu có vượt qua rừng luật cấm phá sản thì các NH cũng sẽ phải lộ ra hai hệ thống sổ sách phạm pháp “thực” của mình với những đống vốn ảo, cổ đông ảo và con nợ ảo…
Rồi vì phá sản, phải phơi ra hết các “khách hàng thân hữu” là chính cad cổ đông ngân hàng và các nhóm lợi ích trong chính phủ, đảng, quân dội, công an…
Và hơn nữa, một NHTM chết thật sẽ kéo chùm các NH khác phải chết, vì chả lẽ NH của công an lại chết mà nhân hàng quân đội không sao? Chả lẽ ngân hàng của nhóm lợi ích trong chính phủ đổ bể mà nhân hàng của đảng không chịu sứt mẻ gì?
Thôi thì chúng ta cũng sống, để “nhân dân Việt Nam dũng cảm” chịu chết vậy!
Sao thủ tướng không huỵch toẹt ra là đảng và chính phủ luôn luôn có chủ trương cho phép toàn dân đen tự do phá sản nhỉ?! Chứ các NH thì “cho phép phá sản” làm sao được, vì chúng còn phải cùng chính phủ phục vụ nhân dân tiếp nữa chứ?!
Phan Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com
  • Một nhóm thánh chiến khẳng định đã hành quyết con tin Pháp (RFI) - Trong một cuộn băng video được công bố trên internet hôm nay, 24/09/2014, một nhóm thánh chiến có liên quan đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, tuyên bố đã chặt đầu con tin người Pháp, bị bắt hôm Chủ nhật 21/09, tại Algeri.C43AC4DD-1314-4F89-8505-65F4511DC62E
  • Úc: Một nghi can khủng bố bị bắn hạ (RFI) - Một thanh niên bị tình nghi khủng bố đã bị bắn hạ sau khi đâm bị thương hai cảnh sát tối hôm qua, 23/09/2014, tại vùng ngoại ô Melbourne, Úc. Vụ này xảy ra sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo kêu gọi người Hồi giáo giết các công dân phương Tây, trong đó có Úc.
  • Ấn Độ thành công với chương trình sao Hỏa « nhanh và rẻ » (RFI) - Ấn Độ đã có được thành công lịch sử trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ với việc đưa thành công phi thuyền thăm dò lên quỹ đạo sao Hỏa. Chương trình nghiên cứu sao Hỏa của Ấn Đội còn có thể coi là kỷ lục bởi giá thành rẻ và nhanh.
  • Dư luận trong nước về việc Mỹ sắp bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam (RFA) - Vấn đề Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam được nhiều người quan tâm cho rằng là điều cần thiết trong tình hình căng thẳng tại Biển Đông; khi mà Bắc Kinh tiến hành những động thái lấn lướt, quyết đoán ở đó. Trước tin này, giới quân sự cũng như người quan tâm đến tình hình đất nước suy nghĩ gì?
  • Cải cách điền địa ở VNCH ra sao? (BBC) - Trong khi miền Bắc làm Cải cách Ruộng đất tiêu diệt 'địa chủ' thì miền Nam VN đã trao đất cho dân, thực hiện công bằng xã hội.
  • 'Khởi tố' Chủ tịch VN Pharma (BBC) - Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma, bị khởi tố để điều tra về hành vi buôn lậu.
  • Sau vụ “chặt đầu ba ba” trên truyền hình quốc gia (RFA) - Câu chuyện thí sinh tham dự “Vua Đầu Bếp” chặt đầu một chú ba ba khi tham gia tiết mục nấu ăn được phát sóng trên giờ vàng của VTV3 đang khiến dư luận chỉ trích mạnh mẽ về tính giáo dục, nhân văn của các gameshow tại Việt Nam.
  • Đôi điều tôi được biết (VOA) - Cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất dự định kéo dài đến cuối năm nhưng đã vội đóng cửa sau hai ngày...vì sao?
  • Một ông Hồ khác (RFA) - Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, lên án nó, để vĩnh viễn không cho nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
  • Hoa Kỳ xích lại gần công ước chống mìn sát thương (RFI) - Hôm qua 23/09/2014, Hoa Kỳ thông báo những biện pháp mới hạn chế việc sử dụng mìn sát thương cá nhân, qua đó nhích lại gần hơn Công ước Ottawa, nghiêm cấm sử dụng, tích trữ, sản xuất hoặc cung cấp loại vũ khí này. Cho đến nay, Washington vẫn chưa ký kết văn bản này.
  • Barack Obama : Chống thánh chiến không chỉ là cuộc chiến của riêng Mỹ (RFI) - Hôm qua 23/09/2014, chỉ vài giờ sau khi quân đội Mỹ cùng Liên quân chống thánh chiến tại vùng Vịnh mở các cuộc oanh kích vào lực lượng thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Syria, Tổng thống Mỹ trước khi tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã có bài phát biểu ngắn về chiến dịch quân sự chống thánh chiến Hồi giáo.
  • Cuộc chiến chống ‘‘Nhà nước Hồi giáo’’ sẽ thắng khi thế giới Ả Rập tự cải cách (RFI) - Áp lực khủng bố đè nặng lên nước Pháp, thể hiện cụ thể nhất với số mạng treo trên sợi tóc của ông Hervé Gourdel, người vừa bị một nhóm vũ trang tuyên bố trung thành với tổ chức « Nhà nước Hồi giáo » bắt cóc để đòi Paris ngừng không kích tại Irak, đúng vào thời điểm liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu mở màn cuộc tấn công « Nhà nước Hồi giáo » tại Syria. Báo chí Pháp ngày hôm nay đặt rất nhiều câu hỏi về các mục tiêu, hình thái và các thách thức của cuộc chiến tranh chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo mà Pháp tham gia.
  • Pháp : Cảnh sát bắt hụt ba người nghi tham gia thánh chiến (RFI) - Ba công dân Pháp bị nghi tham gia thánh chiến từ Syria đã trở về Pháp qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua, 23/09/2014 một cách thoải mái, trong khi cảnh sát lại thông báo sẽ bắt giữ họ. Vụ này đang là một tai tiếng gây bối rối cho chính phủ Pháp.
  • Ukraina : Ly khai miền đông thông báo bầu cử riêng (RFI) - Hôm qua 24/09/2014, các phe ly khai thân Nga tại miền đông Ukraina bác bỏ kế hoạch hòa bình của Kiev đồng thời thông báo tổ chức bầu cử Tổng thống và Quốc hội riêng vào tháng 11 tới.AA1A518B-0208-4008-9B29-367862AE7E49
  • Philippines lo ngại hoạt động của tàu nghiên cứu thủy văn TQ (RFA) - Liên quan đến Trung Quốc và tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, hôm qua Tổng thống Beniqno Aquino nói với hãng thông tấn AP rằng ông lo ngại về hoạt động của hai chiếc tàu nghiên cứu thủy văn của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hồi tháng sáu.
  • TQ sắp tập trận bắn đạn thật trên vùng biển gần Hoàng Sa (RFA) - Báo Dân trí ở Việt Nam trích nguồn tin từ Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức tệp trận bắn đạn thật trên một vùng biển rộng lớn kéo dài từ phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc đến khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.
  • Ấn Độ - TQ lại căng thẳng quân sự vùng biên giới (RFA) - Căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại tái diễn ở vùng biên giới, căng thẳng tới mức Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Ấn phải hủy bỏ chuyến viếng thăm Bhutan, để ở nhà theo sát tình hình và trực tiếp điều động quân đội.
  • Bàn đạp tấn công các nước trong khu vực (BaoMoi) - ANTĐ - Theo thông tin đăng tải trên chuyên san quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly (trụ sở tại London, Anh quốc) cuối tuần qua, hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và không gian Airbus cho thấy, Trung Quốc đã có những bước đi nguy hiểm với các công trình xây dựng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Chuyên gia Mỹ: Việt Nam và Philippines nên khảo sát ngay các đảo (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn tờ Deustche Welle của Đức, ông Gregory Poling - chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược CSIS (Mỹ) - cho rằng, bất chấp sự phản đối của các nước, Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của họ trước khi tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
  • Vì sao Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở biển Đông? (BaoMoi) - (PL)- Trả lời đài phát thanh Deutsche Welle (Đức) hôm 19-9 (giờ địa phương), chuyên gia Gregory Poling làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) khẳng định không phải ngẫu nhiên Trung Quốc (TQ) nạo vét và bồi đắp để biến năm vị trí đá ngầm ở biển Đông thành đảo nhân tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét