Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) được xem là một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng. |
Lâu nay, những người quan tâm đến tình hình chính trị thường than thở là
điều thiếu nhất, và do đó, cần nhất, trong quá trình tranh đấu cho dân
chủ tại Việt Nam là vấn đề lãnh tụ: Chúng ta chưa có một gương mặt và
một tên tuổi nổi tiếng được cả nước cũng như quốc tế biết đến và ngưỡng
mộ như Nelson Mandela ở Nam Phi trước đây hoặc Aung San Suu Kyi ở Miến
Điện hiện nay.
Đành là đúng. Hiển nhiên đó là một điều đáng tiếc. Nhưng từ sự đáng tiếc
ấy mà đâm ra bi quan lại là một sai lầm. Có hai lý do chính: Một, trên
thế giới, trong thời gian vừa qua, xuất hiện một số phong trào tranh đấu
cho dân chủ mà không hề có lãnh tụ nào cả (ví dụ tiêu biểu nhất là các
cuộc xuống đường lật đổ các chế độ độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi vào
đầu năm 2011); và hai, lãnh tụ thường xuất hiện TRONG và VỚI chứ không
phải TRƯỚC quá trình tranh đấu; nói cách khác, chúng ta phải tranh đấu
trước, từ đó, sẽ xuất hiện một hoặc một vài cá nhân nổi bật lên đóng vai
lãnh tụ thay vì chờ đợi có lãnh tụ rồi mới xuống đường tranh đấu.
Đằng sau sai lầm ấy là một sai lầm khác: phần lớn chúng ta hình dung
lãnh tụ là những tên tuổi lớn, theo nghĩa, một, có tuổi tác; hai, có
bằng cấp cao; và ba, được xã hội cũng như quốc tế biết và kính trọng.
Những quan niệm sai lầm ấy không những phổ biến ở những người bình
thường mà còn xuất hiện ở cả những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân
quyền ở Việt Nam: Ở họ, tôi thấy nhiệt tình và can đảm thì có thừa,
nhưng vẫn có cái gì đó như thiếu tự tin: Họ vừa hoạt động vừa loay hoay
chờ đợi lãnh tụ. Nhiều lần, tôi cứ tự hỏi: Tại sao lãnh tụ lại không
phải là họ, chính những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam
nhỉ? Nói cách khác, tại sao lãnh tụ lại không phải là một Nguyễn Phương
Uyên hay một Đinh Nguyên Kha hay bất cứ một ai đó nhỉ? Họ trẻ quá hoặc
còn thiếu kinh nghiệm quá ư?
Những thắc mắc ấy có thể được trả lời qua kinh nghiệm của Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tại Hong Kong hiện nay.
Sinh ngày 13 tháng 10, 1996, Joshua Wong có một thân hình khá gầy gò,
khuôn mặt hơi choắt, gò má hóp, đôi kính cận dày, trông có vẻ như một
học sinh trung học hơn là một sinh viên năm thứ nhất ở đại học. Khuôn
mặt ấy còn trẻ hơn cả Nguyễn Phương Uyên lúc cô xuất hiện với chiếc áo
sơ mi trắng trước toà án tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5, 2013. Trẻ hơn
bất cứ một người hoạt động nào được biết đến ở Việt Nam lâu nay. Trẻ
đến độ khiến mọi người phải kinh ngạc trước khi khâm phục.
Vậy mà chính người thiếu niên 17 tuổi lại làm cả guồng máy lãnh đạo đông
đảo, hung hãn và mạnh mẽ ở Bắc Kinh phải lo lắng. Hệ thống tuyên truyền
nhà nước ở Trung Quốc không ngớt vu khống và bôi xấu Joshua Wong. Họ
xem anh như một phần tử quá khích, kẻ kích động quần chúng, một nhân vật
nguy hiểm của chế độ không những chỉ ở Hong Kong mà còn ở Trung Quốc
nói chung: Ai cũng biết Hong Kong chỉ là một phần của Trung Quốc, bất cứ
phong trào dân chủ nào tại Hong Kong, nếu thành công, cũng đều có ảnh
hưởng dây chuyền đến các địa phương khác trong nội địa Trung Quốc.
Chưa hết, người thiếu niên ấy, mặc dù chỉ mới 17 tuổi, đã có một bề dày
tranh đấu nhiều năm, ngay từ năm 2011, lúc Joshua mới 14 tuổi. Ngày ấy,
cùng với một người bạn học, Ivan Lam (Lâm Lương Ngạn), Joshua thành lập
một phong trào gọi là Học Dân Tư Triều (Scholarism) nhằm tranh đấu chống
lại âm mưu chính trị hoá giáo dục của Trung Quốc tại Hong Kong. Phong
trào, với lực lượng nòng cốt trên 300 học sinh và sinh viên, vào năm
2012, tổ chức các cuộc biểu tình có lúc lôi kéo đến 100,000 người tham
dự, khiến, cuối cùng, chính quyền Trung Quốc phải bãi bỏ âm mưu nhồi sọ
học sinh Hong Kong ấy.
Suốt mấy năm vừa qua, Joshua Wong không ngừng hoạt động, thường xuyên
post bài lên facebook (với hơn 200,000 người theo dõi thường xuyên), trả
lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông các nơi, hơn nữa, còn viết
cả cuốn sách nhan đề Tôi không phải là anh hùng (I am not a Hero). Trẻ,
nhưng Joshua Wong có khả năng lý luận mạch lạc và chặt chẽ, một khả
năng diễn đạt hùng hồn và lôi cuốn, có thể đánh bại nhiều đối thủ lớn
tuổi, học thức cao và dày dặn kinh nghiệm chính trị tại Hong Kong.
Joshua Wong được xem là một “lãnh tụ”, một nhà hoạt động kiểu mới của
thời đại liên mạng (wired activist), lúc nào cũng cầm điện thoại di động
trên tay để nói chuyện với người này, thuyết phục người khác, viết và
post bài lên facebook. Joshua có những tuyên bố rất ấn tượng, chẳng hạn,
“cải cách chính trị là một vấn đề nòng cốt của mọi vấn đề” hay “Học
sinh sinh viên đến đứng ở tuyến đầu của mỗi thế kỷ” hay “Chúng ta tranh
đấu cho mục tiêu [dân chủ] mà không cần phân tích khả năng thành công
bởi vì nếu nghĩ quá nhiều đến điều đó, bạn sẽ không dám dấn thân làm gì
cả”.
Giới quan sát cho một trong những thành công lớn nhất của Joshua Wong là
đã thức tỉnh được đông đảo học sinh và sinh viên tại Hong Kong, những
người thường hờ hững và dửng dưng trước các vấn đề chính trị. Nhiệt tình
của anh, như một ngọn lửa, làm bùng cháy ý thức dấn thân của bạn bè
cùng thế hệ.
Khi các phóng viên bày tỏ sự ngạc nhiên trước tuổi tác của Joshua Wong,
anh nói: “Đúng là không phải là chuyện thường thấy một học sinh 15 tuổi
lãnh đạo một phong trào quần chúng chống lại chính quyền một cách hoà
bình […] Chỉ ở Hong Kong, chuyện ấy mới xảy ra”. Rồi Joshua Wong kể, một
cách tự tin, mới rồi, một học sinh 12 tuổi xin tham gia vào phong trào
của anh.
Niềm tự hào của Joshua Wong hoàn toàn chính đáng. Nhưng những gì xảy ra ở
Hong Kong cũng có thể xảy ra ở những nơi khác. Kể cả Việt Nam. Đã đành
hoàn cảnh khác, nhưng lòng khao khát dân chủ và ý chí tranh đấu để được
sống như một con người thì ở đâu cũng giống nhau.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết
trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Nguyệt Quỳnh - Nghĩ về Joshua Wong và tuổi trẻ Việt Nam
Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng
trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm
của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ
thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi
Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim
người Hồng Kông và thế giới. Những thanh niên sinh viên khác đã cùng hát
to, hô vang những khẩu hiệu và cố giành giật để cứu anh thoát khỏi tay
cảnh sát nhưng vô hiệu.
Tôi tin nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã xúc động khi đọc lời nhắn gởi của Joshua Wong:
"Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn".
Cảnh
sát đã xịt hơi cay vào người biểu tình. Một số sinh viên bị thương, khi
bị dẫn ra ngoài, họ bật khóc. Hàng trăm những sinh viên trẻ khác cùng
đứng khoác tay, khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh họ bằng khiên chắn
kim loại, một số đã hô vang "bất tuân dân sự". Những ngày sau đó, hàng
ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người dân Hồng Kông đã kéo đến cùng biểu tình
để hỗ trợ các sinh viên này. Quang cảnh tràn ngập người trên các đường
phố của Hồng Kông đã gợi lại nỗi khát khao về một nền dân chủ của các
sinh viên Thiên An Môn 25 năm về trước. Nỗi khát khao này được ghi trong
bản tuyên ngôn của sinh viên, trí thức và người lao động đã tham gia
phong trào Thiên An Môn:
Dù những đôi vai
của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất
khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không
có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó… Với
vong linh của người đã khuất – chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự
tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này –
chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh
thì còn ai sẽ làm điều đó đây?
Joshua Wong
và tuổi trẻ Hồng Kông làm chúng ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước mình, nhớ
đến những người trẻ Việt Nam với một niềm hãnh diện xen lẫn một chút xót
xa. Xót xa vì những người trẻ của chúng ta, những Nguyễn Đình Hà, Huỳnh
Phương Ngọc, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị
Minh Hạnh… vẫn còn rất đơn độc. Chúng ta chưa có được hàng ngàn những
người trẻ cùng đứng khoác tay nhau trên đường phố như những người bạn
của Wong. Chúng ta cũng chưa có được con số hàng ngàn người đổ ra đường
để hỗ trợ các bạn trẻ này đòi dân chủ, dù nỗi khát khao dân chủ, nỗi
khát khao được sống với những phẩm chất của tự do và quyền con người của
chúng ta cũng cháy bỏng không thua gì người dân Hồng Kông. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn đang có vô số điều để hãnh diện về tuổi trẻ Việt Nam. Giữa
lao tù, giữa cô đơn, giữa những trấn áp hung bạo, những người trẻ Việt
Nam vẫn âm thầm làm phần nhiệm vụ mà lịch sử giao phó cho họ. Dù những
đôi vai ấy vẫn chưa đủ sức mạnh, nhưng các bạn đó đã cho chúng ta thấy
rõ sự kiên định về điều họ đã chọn lựa. Họ nhận trách nhiệm với chính
thế hệ của mình. Tôi muốn được nói đến những hành động đấu tranh bền bỉ
của các thanh niên Công giáo và Tin Lành.
Ngày
3/9/14 vừa qua, chúng ta lại nhận được tin tù nhân lương tâm Nguyễn Đình
Cương đã tuyệt thực để phản đối các vi phạm của quản giáo trại giam.
Theo gia đình anh Cương cho biết anh bị kỷ luật và bị cùm chân là do đã
lên tiếng để bảo vệ một tù nhân cùng phòng đã bị quản giáo đánh đập.
Suốt từ năm 2011 cho đến nay, từ khi các bạn trẻ này bị bắt giam, chúng
ta vẫn không ngừng nghe nói về cách hành xử và những hoạt động đấu tranh
của họ, xin đơn cử một vài trường hợp:
- Sau nhiều năm bị bắt giam, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu vẫn không chấp nhận mặc áo tù.
- Ngày 21/6/13 anh Trần Minh Nhật tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam Nghi Kim liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với chính anh.
- Tháng 8 năm 2013, anh Trần Hữu Đức bị ban giám thị trại tù K3 Phú Sơn 4, tỉnh Thái Nguyên “vô cớ còng tay, còng chân và biệt giam suốt 9 ngày đêm”. Hay tin này, 4 tù nhân lương tâm khác gồm các anh Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Thanh và Chu Mạnh Sơn đã đồng loạt tuyệt thực để phản đối. Nhờ vậy, Trần Hữu Đức mới hết bị còng và biệt giam.
- Tại trại giam Nam Hà, do không cúi chào cán bộ, Paulus Lê Sơn đã bị hai quản giáo dùng dùi cui đánh đến gãy chân. Tù nhân Vi Đức Hồi đã phản đối hành vi dã man này của công an khiến ông bị kỷ luật rồi bị biệt giam. Tuy nhiên, sau đó cũng chính Lê Sơn là người đã xin cho viên quản giáo hành hung anh khỏi bị kỷ luật.
- Và cách đây không lâu, hai sinh viên Trần Minh Nhật và Trần Hữu Đức đã tuyệt thực để đòi quyền được thực hành niềm tin tôn giáo của tù nhân trong trại tù.
Trong một xã hội
mà sự tử tế trở nên khan hiếm, người ta chợt tìm thấy niềm an ủi và hy
vọng từ những tù nhân trẻ tuổi này. Họ gồm có mười bảy người, bị bắt gần
như đồng loạt, chỉ cách nhau trên dưới một tháng. Họ là những thanh
niên đi cứu trợ đồng bào lũ lụt, góp nhặt ve chai gây quỹ, đi lượm nhặt
các thai nhi bị vất bỏ, vận động các bà mẹ không nạo phá thai, giúp đỡ
những thanh niên cai nghiện, v.v. Vậy mà những người trẻ này đã và đang
phải gánh chịu những bản án bất công, có người phải chịu đến 13 năm tù
như trường hợp hai anh Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
Những
thanh niên Công giáo và Tin Lành này là hiện thân của những giá trị mà
chúng ta muốn vực dậy. Điều đáng nói ở đây là chúng ta có đang thờ ơ với
những hy sinh và nỗ lực của họ hay không?
Một
nhà văn đã nói: nhân cách của một con người được nhìn thấy rõ hơn khi họ
bị xô ngã. Chúng ta đã bị xô ngã, tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam
cũng đã bị xô ngã đến sấp mặt, chúng ta đã làm gì để vực dậy chính mình?
Trong
buổi biểu tình ngày 29/9 vừa qua ở Hồng Kông, một tài xế lái taxi 55
tuổi, ông Edward Yeung đã nói với hàng rào cảnh sát chống bạo động rằng:
“Nếu tôi không đứng lên hôm nay, tôi sẽ ghê tởm bản thân mình trong
tương lai. Ngay cả khi phải bị khép tội hình sự vì hành động này thì đó
sẽ là một điều vinh quang”.
Joshua Wong,
tức Hoàng Chi Phong, không chỉ làm rung chuyển Hồng Kông, mà có lẽ anh
còn đánh thức cả thế giới, bao gồm luôn giới trẻ Việt Nam và tầng lớp
thống trị. Lãnh tụ hay minh chúa đâu nhất thiết phải là người cực kỳ
"tài cao hiểu rộng", không nhất thiết phải có một "thành tích lẫy lừng",
... chỉ cần có "thiện tâm và quyết tâm" trong tinh thần trách nhiệm với
chính mình và lòng yêu thương lẽ phải. Có lẽ những yếu tố trên đã đem
hàng vạn người Hồng Kông đến đứng sau lưng chàng sinh viên 17 tuổi này.
Trở
lại với những người trẻ của chúng ta, không lâu trước khi được phóng
thích, tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh đã có dịp gặp anh Đặng Xuân Diệu
trong trại giam. Anh Diệu lúc đó rất xanh xao vì vừa trải qua một giai
đoạn tuyệt thực dài. Khi chào từ giã nhau, Đặng Xuân Diệu đã nói với bà
Minh rằng anh tin đất nước anh sẽ phải thay đổi trong vòng hai năm trước
mặt. Liệu niềm tin của Đặng Xuân Diệu có trở thành sự thật không?
Xin
được gởi giúp những người trẻ bất khuất đầy “thiện tâm và quyết tâm”
này một lời nhắn. Một niềm hy vọng thiết tha mà tôi tin rằng họ muốn
nhắn gởi đến các bạn trẻ và người dân Việt Nam trên khắp đất nước:
“Tương lai tổ quốc Việt Nam tùy thuộc vào chính bạn và tôi”.
N. Q.
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)
Song Chi - Từ Hong Kong nhìn về Việt Nam
Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ngày 28 tháng 9 năm 2014. |
Những ngày này tin tức về cuộc biểu tình lớn nhất từ hơn hai thập kỷ qua
ở Hong Kong thường xuyên xuất hiện trên các báo, đài truyền hình quốc
tế. Cũng như các nước khác, rất nhiều người Việt Nam đang dõi theo tình
hình ở Hong Kong. Không chỉ báo chí “lề trái”, ngay cả một số tờ báo nhà
nước cũng đưa tin về phong trào biểu tình của sinh viên, học sinh Hong
Kong. Trên các trang mạng xã hội, những người Việt Nam yêu thích tự do,
dân chủ liên tục cập nhật tin tức và có những status, bài viết, bình
luận về sự kiện này.
Khâm phục, ngưỡng mộ
Vốn có một niềm ác cảm chung với chế độ độc tài toàn trị ngạo mạn của Trung Quốc, những người VN yêu thích tự do, dân chủ lập tức bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ đối với tinh thần dũng cảm, cách tổ chức biểu tình đầy khoa học, sự đoàn kết của sinh viên, học sinh và người dân Hong Kong. Đặc biệt là bản lĩnh, trí tuệ của giới trẻ Hong Kong khi họ biết rất rõ mình muốn gì, họ đấu tranh mạnh mẽ nhưng tỉnh táo, không để phạm sai lầm, bị gài bẫy bạo loạn, họ trả lời phỏng vấn trôi chảy. Và trong số họ có những khuôn mặt thủ lĩnh chỉ mới 17 tuổi như Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) và cả những em học sinh 12, 13 tuổi.
Phong trào biểu tình bất tuân dân sự ở Hong Kong rõ ràng đã tạo cảm hứng và cả niềm hy vọng cho những người Việt Nam còn nặng lòng với vận mệnh của đất nước. Trong sự ngưỡng mộ, có cả nỗi ngậm ngùi cảm thán cho tinh thần của người VN và một câu hỏi nhức nhối trong tâm trí, trên môi và trên đầu ngọn bút của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo, mỗi blogger VN: “Bao giờ cho đến VN? Bao giờ thì người VN mới thức tỉnh, đứng lên vì vận mệnh của đất nước, dân tộc, vì tương lai của chính mình, con cháu mình?”
Người dân các quốc gia Đông Âu đã đứng lên, người dân các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông đã đứng lên, người Ukraina đã đứng lên, quyết định thay đổi con đường đi, thay đổi vận mệnh của đất nước, dân tộc. Người Duy Ngô Nhĩ- Tân Cương, người Tây Tạng và và bây giờ là người dân Hong Kong…đã xuống đường, chống lại sự độc tài, mỗi dân tộc một phương pháp khác nhau, thậm chí bằng cái cách tuyệt vọng nhất như người Tây Tạng. Ít nhất, các dân tộc ấy đã cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Và ngay cả dân Trung Quốc, với sự kiện Thiên An Môn đẫm máu…
Còn VN, bao giờ?
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 28 tháng 9 năm 2014 |
Có cả những lời cảm thán khi so sánh tuổi trẻ Hongkong với tuổi trẻ VN.
Nhưng thật ra khó mà so sánh như vậy. Tuổi trẻ Hong Kong và tuổi trẻ VN
quá khác nhau. Người Hong Kong đã từng được hưởng một nền dân chủ thực
sự trong suốt hơn một trăm năm là nhượng địa của Anh, đã quen sống trong
một xã hội biết tôn trọng con người và biết thượng tôn pháp luật. Thế
hệ tuổi trẻ Hong Kong hôm nay vẫn là sản phẩm của nền giáo dục cũ. Họ
biết rõ không thể để cho Bắc Kinh tước đoạt đi nền tự do dân chủ đó,
tròng vào đầu vào cổ họ cái thể chế độc tài và một nền giáo dục ngu dân.
Còn học sinh, sinh viên VN ngày nay đã bị nhồi sọ, tẩy não qua bao thế
hệ bởi một nền giáo dục lạc hậu, sai trái, chỉ đào tạo ra những con
người chạy theo bằng cấp, chức tước, địa vị, tiền bạc mà không quan tâm
đến chính trị, tự do, dân chủ, chỉ biết nghĩ cho cá nhân, gia đình mình
mà không biết hy sinh vì quyền lợi chung của đất nước, dân tộc. Một nền
giáo dục nhồi nhét những kiến thức chết mà không dạy con người biết làm
người đúng nghĩa, biết nhục vì cái nghèo cái lạc hậu của đất nước thay
vì cứ tuyên truyền tự hào về một quốc gia từng mấy lần “chiến thắng” các
đế quốc to. Một nền giáo dục bóp méo lịch sử, bóp méo sự thật, dối trá,
tôn sùng lãnh tụ, sợ hãi trước sức mạnh của bạo lực, thể chế và quỵ lụy
vì sức mạnh của vật chất.
Tuổi trẻ VN hôm nay không chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục tệ hại. Tuổi trẻ VN hôm nay còn lớn lên trong một xã hội tệ hại ở đó họ luôn được dạy rằng đừng dính đến chính trị, mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo, rằng nhờ có đảng và nhà nước cộng sản, VN mới có được ngày hôm nay (!), rằng yêu nước là yêu đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, và mọi ý kiến, suy nghĩ đi ngược lại với đường lối chính sách của nhà nước đều là phản động. Tuổi trẻ VN hôm nay lớn lên trong một xã hội ở đó họ chỉ được nhồi về học thuyết Mác Lênin và “tư tưởng của Bác Hồ” ngoài ra không được học được biết về bất cứ nhà tư tường, học thuyết hay nền triết học nào khác.
Tuổi trẻ VN hôm nay lớn lên trong một xã hội mà phần lớn mọi người đều có một quan niệm sống mũ ni che tai, chăm lo cho bộ lông của mình, không quan tâm đến chuyện nước mình chứ đừng nói đến chuyện thế giới. Một xã hội ở đó cái xấu cái ác sự không tử tế đã trở thành phổ biến, bình thường và ngày càng lan rộng như cỏ dại, trong khi cái thiện cái đẹp sự tử tế đã trở thành hiếm hoi, bất thường. Một xã hội mà những kẻ bât tài nhưng là con ông cháu cha, có thân thế, có tiền hoặc những kẻ cơ hội, nịnh bợ, đội trên đạp dưới luôn luôn trèo cao, leo lên đầu lên cổ người khác còn người tài nhưng lương thiện, có lòng tự trọng luôn bị thiệt thòi, chà đạp.
Tuổi trẻ VN hôm nay không chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục tệ hại. Tuổi trẻ VN hôm nay còn lớn lên trong một xã hội tệ hại ở đó họ luôn được dạy rằng đừng dính đến chính trị, mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo, rằng nhờ có đảng và nhà nước cộng sản, VN mới có được ngày hôm nay (!), rằng yêu nước là yêu đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, và mọi ý kiến, suy nghĩ đi ngược lại với đường lối chính sách của nhà nước đều là phản động. Tuổi trẻ VN hôm nay lớn lên trong một xã hội ở đó họ chỉ được nhồi về học thuyết Mác Lênin và “tư tưởng của Bác Hồ” ngoài ra không được học được biết về bất cứ nhà tư tường, học thuyết hay nền triết học nào khác.
Tuổi trẻ VN hôm nay lớn lên trong một xã hội mà phần lớn mọi người đều có một quan niệm sống mũ ni che tai, chăm lo cho bộ lông của mình, không quan tâm đến chuyện nước mình chứ đừng nói đến chuyện thế giới. Một xã hội ở đó cái xấu cái ác sự không tử tế đã trở thành phổ biến, bình thường và ngày càng lan rộng như cỏ dại, trong khi cái thiện cái đẹp sự tử tế đã trở thành hiếm hoi, bất thường. Một xã hội mà những kẻ bât tài nhưng là con ông cháu cha, có thân thế, có tiền hoặc những kẻ cơ hội, nịnh bợ, đội trên đạp dưới luôn luôn trèo cao, leo lên đầu lên cổ người khác còn người tài nhưng lương thiện, có lòng tự trọng luôn bị thiệt thòi, chà đạp.
Làm sao để trưởng thành?
Với một thể chế chính trị như vậy, trong một môi trường xã hội và một nền giáo dục như vậy, tuổi trẻ VN làm sao trưởng thành được như tuổi trẻ Hong Kong? Khi sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường, bên cạnh họ là sư ủng hộ của cha mẹ, giáo viên, nhà trường, và những người lớn khác.
Còn khi tuổi trẻ VN xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng có mưu đổ bành trướng, xâm chiếm VN về lâu về dài, nhà trường theo lệnh của nhà cầm quyền sẽ điểm mặt những người đi biểu tình để trừ điểm hạnh kiểm, thậm chí đuổi học. Thầy cô giáo sẽ được lệnh phải đến tận nơi biểu tình gây áp lực với các em, dạy dỗ các em đừng nghe kẻ xấu xúi giục, hãy nghĩ đến điểm số và tương lai của mình, nghĩa là vừa đe vừa xoa. Còn bố mẹ các em, tùy theo mỗi gia đình, sẽ mắng chửi, từ mặt con hoặc khóc lóc để con xuôi lòng đừng tham gia vào ba cái chuyện chính trị làm gì cho nó khổ thân, khổ bố mẹ.
Khi phong trào biểu tình bất tuân dân sự ở Hong Kong bùng nổ, cảnh sát Hong Kong cũng chỉ mới dám dùng khói tiêu, hơi cay xịt vào đoàn biểu tình, còn dân chúng tích cực tham gia hoặc ủng hộ, tiếp tế nước uống, thực phẩm, áo mưa, khẩu trang…Và người Hoa rõ ràng có sự đoàn kết với nhau. Người lớn cũng không ngần ngại nhường cho giới trẻ tiến lên phía trước, sẵn lòng nghe theo lời kêu gọi của những thủ lĩnh sinh viên mặt còn non choẹt.
Còn ở VN, nếu có một phong trào chỉ cần nhỏ bằng một phần ngàn như vậy nổ ra, thì nhà cầm quyền không ngần ngại sử dụng mọi trò bẩn lẫn bạo lực để dẹp tan. Công an, cảnh sát các loại được huy động sẵn sảng thượng cẳng chân cẳng tay với người biểu tình, đối xử với ngưởi biểu tình như những con vật, đám công an chìm, dư luận viên, đoàn viên sẽ trà trộn vào đám đông tìm cách kích động, gây chia rẽ, phá thối hoặc gài bẫy bằng cách có những hành vi bạo loạn để công an từ đó có cớ đàn áp.
Hoặc đem những chiêu rẻ tiền như sử dụng loa thật to, chiếm lấy những chỗ biểu tình bằng cách cho đám dông ra cưa đục ầm ỹ hoặc nhảy múa khiêu vũ loạn xạ…Báo chí nhà nước sẽ được lệnh bôi nhọ, vu khống những người biểu tình. Còn đám đông người dân đứng ngoài thì bàng quan nhìn ngó, bình phẩm: lũ điên đi biểu tình vì bị xúi giục, đi biểu tình vì được nước ngoài cho tiền v.v…
Với một trình độ nhận thức chính trị chung của đám đông như thế, một nhóm người xuống đường trở thành lẻ loi, đơn độc và dễ bị tách ra, để nhà cầm quyền có những cách thức khác nhau tùy từng mặt, mà đối phó, và chiêu trò nào cũng bẩn thỉu, hèn hạ đến khó tin nhưng lại được cái nhà nước này không ngần ngại sử dụng. Từ ném mắm tôm, ném chất thối vào nhà, khóa của ngoài không cho ra, ép xe cho té ngoài đường, gọi lên đồn “làm việc”, cắt đường học vấn nếu là học sinh sinh viên, cắt đường công ăn việc làm, hạn chế đi lại…cho tới bắt bỏ tù dài hạn và tiếp tục hành hạ trong tù.
Và ngay trong chính những người dân chủ cũng chưa bao giờ đoàn kết thành một khối. Đất nước VN với mấy chục năm bị chia cắt, những gánh nặng của lịch sử, hệ quả của sư nhồi nhét tuyên truyền, cộng với tính cách của dân tộc, khiến người VN rất khó đoàn kết với nhau. Người miền Nam, người miền Bắc, người sinh ra và lớn lên dưới chế độ VNCH cũ hay dưới chế độ XHCN ở miền Bắc, hoặc sinh ra và lớn lên trong nước với người Việt ở hải ngoại, vẫn còn nhiểu điều chưa đồng ý hết với nhau.
Trong cái nhìn đối với chế độ, đối với nhà cầm quyền cũng khác nhau. Có những người cả một đời đi theo đảng cộng sản, hoặc sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, hoặc lớn lên trong một gia đình có dính dáng với nhà cầm quyền, có khi hết cả đời vẫn chỉ phản tỉnh được một phần. Chẳng hạn, họ có thể chán ghét chế độ hiện tại nhưng vẫn cố bào chữa cho đảng cộng sản trong quá khứ, rằng thời kỳ đầu đảng cộng sản là vì quyền lợi của đất nước, dân tộc, là chính danh, được lịch sử chọn lựa; hoặc bênh vực ông Hồ Chí Minh, rằng mọi cái sai lầm của chế độ là do đám ở dưới gây ra chứ Bác không bao giờ muốn thế; và ghét chế độ VNCH, ghét cờ vàng, cảm thấy bị xúc phạm nếu phải thừa nhận chế độ ở miền Nam trước kia có nhiều điểm khá hơn chế độ ở miền Bắc v.v….
Phong trào dân chủ ở VN, vốn đã mỏng, yếu, rời rạc, không/chưa thể có được một cuộc biểu tình nào mà hàng trăm ngàn con người tham gia như ở Hong Kong, nhưng chỉ cần một nhúm chừng vài trăm con người, đã có sự chia rẽ, nghi kỵ, thậm chí tỵ nạnh với nhau. Ngườ nào nổi lên là lập tức bị moi móc, dìm hàng, bị nghi kỵ nếu không bị nghi là thân Cộng, là con chim mồi do đảng gài vào thì lại bị nghi là người của…Việt Tân, chẳng hạn! Không ai nể ai đã đành, nếu có một sinh viên 17 tuổi đứng ra kêu gọi ở VN chắc chẳng mấy ai chịu nghe theo “đồ nhãi ranh” mà còn phải chờ ai đáng mặt anh hào kia.
Từ bao nhiêu lâu nay chúng ta vẫn ngồi chờ, hết chờ cho nhà nước này tự thay đổi, lại chờ cho nhà nước này sụp đổ, chờ trông Mỹ giúp một tay lại chờ cho Tàu nó sụp thì chế độ này cũng phải sụp theo, rồi chờ một nhân vật nào đó có đủ tâm đủ tầm xuất hiện…
Cho đến tận bây giờ trong rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, biểu tình của dân oan, của công nhân, nông dân, tiểu thương…người ta vẫn mang theo lá cờ đỏ sao vàng, hình ông Hồ, vẫn giương lên những biều ngữ kiểu như “Đảng ơi chính phủ ơi bác Hổ ơi cứu dân” mà không nghĩ ra là chính chế độ này, chính cái đảng này đã gây ra mọi oan ức sai lầm trong xã hội.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tuyệt vọng để rồi lại chờ đợi. Suy cho cùng, con người ở đâu trên thế gian này cũng có những đòi hỏi, mong muốn giống nhau, và chế độ nào đi ngược lại với quy luật phát triển của nhân loại, chà đạp lên quyền con người và mọi quyển lợi cơ bản của nhân dân, chế độ đó chắc chắn phải bị đào thải. Và chính người dân, chứ không thể trông chờ vào bất cứ ai bất cứ điều gì khác, sẽ làm điều đó.
Chỉ hy vọng rằng đối với người VN hôm nay, những hình ảnh đang diễn ra ở Hong Kong sẽ không chỉ là niềm ngưỡng mộ suông rồi qua đi, như đã từng như vậy, với những gì diễn ra tại các nước Đông Âu, Bắc Phi cho tới Myanmar… trước kia!
Song Chi
30/09/2014
(RFA)
“Cách mạng cây dù” và báo chí Việt Nam
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 28 tháng 9 năm 2014 |
Cuộc biểu tình của dân chúng và sinh viên học sinh Hong Kong đang diễn
ra đã được báo chí Việt Nam đưa tin một cách toàn diện ở những góc nhìn
khác nhau. Hiện tượng này đã đặt ra nhiều dấu hỏi liệu có sự thay đổi
nào đó trong nội bộ các tờ báo hay còn một tín hiệu nào khác trong đảng
Cộng sản Việt Nam nhất là từ Ban Tuyên giáo trung ương?
Hong Kong là một trong các nước gần gũi với Việt Nam từ nhiều chục năm nay. Từ trước năm 1975, Hong Kong được người dân Việt Nam biết đến như một thể chế dân chủ mặc dù sống dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Cho tới năm 1997, khi Anh trao trả đảo quốc này về cho Trung Quốc trở thành một đặc khu hành chính của Bắc Kinh thế giới lo ngại một cuộc chuyển đổi thể chế chính trị từ dân chủ sang độc tài sẽ khiến Hong Kong trở thành rối loạn và làn sóng di dân sẽ xô người dân Hong Kong vào những chuyến đi bất định.
Tuy nhiên khi ký vào văn bản trao trả, Anh quốc đã thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một thể chế được gọi là “Một quốc gia, hai chế độ”. Thuật ngữ này khiến dân chúng Hong Kong tạm an lòng tiếp tục sống trên vùng đất của mình khai phá.
“Một quốc gia hai chế độ” bảo đảm cho dân chúng Hong Kong tiếp tục chọn lựa hệ thống chính trị cho mình, tức là mọi thứ quyền mà một quốc gia dân chủ có được trong đó có quyền bầu và ứng cử.
Bắc Kinh chấp nhận sự nhân nhượng này vì mục đích kinh tế, muốn nắm giữ ưu thế tài chánh mà Hong Kong có được vì là một trong ba thủ đô tài chính của thế giới lúc đó. Sau London và New York, trung tâm tài chính Hang Seng của Hong Kong đã làm bước đệm không thể thiếu cho tài chánh Trung Quốc. Thời cơ lợi dụng có thể đã đủ khiến Bắc Kinh có quyết định cứng rắn hơn với Hong Kong khi tuyên bố cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017 Hong Kong sẽ phải theo khuôn khổ “Bắc Kinh cử còn dân Hong Kong đi bầu”, một kịch bản mà tất cả các nước cộng sản đều áp dụng.
Người dân Hong Kong không chấp nhận sống hoàn toàn trong thế giới cộng sản căn cứ vào văn bản ký kết giữa Anh quốc và Trung Quốc trước đây. Họ cảm thấy bị bội ước khi quyền tự do ứng cử và bầu cử của họ bị xâm phạm. Sinh viên, học sinh trung học cấp ba và cuối cùng là dân chúng cùng nhau xuống đường phản đối đã đẩy Hong Kong ra trước truyền thông toàn thế giới, trong đó có báo chí Việt Nam.
Nguyên nhân cuộc xuống đường vĩ đại nhất của dân chúng Hong Kong trong hơn hai chục năm qua được tờ Thanh Niên nhắc lại trong các bài viết của mình. Tiểu sử của chàng thanh niên Joshua Wong, người hai lần lãnh đạo thanh niên Hong Kong chống Bắc Kinh được tờ Thanh Niên trân trọng đưa lên và lượt người đọc chiếm con số kỷ lục. Các tờ báo khác như Dân Trí, Người Lao động, Giáo Dục, VNEspress hay VNEconomy, Vietnamnet đều có bài vở hình ảnh của cuộc cách mạng mang tên “cây dù” của Hong Kong.
Báo chí lên tiếng, truyền thông im lặng
Hong Kong là một trong các nước gần gũi với Việt Nam từ nhiều chục năm nay. Từ trước năm 1975, Hong Kong được người dân Việt Nam biết đến như một thể chế dân chủ mặc dù sống dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Cho tới năm 1997, khi Anh trao trả đảo quốc này về cho Trung Quốc trở thành một đặc khu hành chính của Bắc Kinh thế giới lo ngại một cuộc chuyển đổi thể chế chính trị từ dân chủ sang độc tài sẽ khiến Hong Kong trở thành rối loạn và làn sóng di dân sẽ xô người dân Hong Kong vào những chuyến đi bất định.
Tuy nhiên khi ký vào văn bản trao trả, Anh quốc đã thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một thể chế được gọi là “Một quốc gia, hai chế độ”. Thuật ngữ này khiến dân chúng Hong Kong tạm an lòng tiếp tục sống trên vùng đất của mình khai phá.
“Một quốc gia hai chế độ” bảo đảm cho dân chúng Hong Kong tiếp tục chọn lựa hệ thống chính trị cho mình, tức là mọi thứ quyền mà một quốc gia dân chủ có được trong đó có quyền bầu và ứng cử.
Bắc Kinh chấp nhận sự nhân nhượng này vì mục đích kinh tế, muốn nắm giữ ưu thế tài chánh mà Hong Kong có được vì là một trong ba thủ đô tài chính của thế giới lúc đó. Sau London và New York, trung tâm tài chính Hang Seng của Hong Kong đã làm bước đệm không thể thiếu cho tài chánh Trung Quốc. Thời cơ lợi dụng có thể đã đủ khiến Bắc Kinh có quyết định cứng rắn hơn với Hong Kong khi tuyên bố cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017 Hong Kong sẽ phải theo khuôn khổ “Bắc Kinh cử còn dân Hong Kong đi bầu”, một kịch bản mà tất cả các nước cộng sản đều áp dụng.
Người dân Hong Kong không chấp nhận sống hoàn toàn trong thế giới cộng sản căn cứ vào văn bản ký kết giữa Anh quốc và Trung Quốc trước đây. Họ cảm thấy bị bội ước khi quyền tự do ứng cử và bầu cử của họ bị xâm phạm. Sinh viên, học sinh trung học cấp ba và cuối cùng là dân chúng cùng nhau xuống đường phản đối đã đẩy Hong Kong ra trước truyền thông toàn thế giới, trong đó có báo chí Việt Nam.
Nguyên nhân cuộc xuống đường vĩ đại nhất của dân chúng Hong Kong trong hơn hai chục năm qua được tờ Thanh Niên nhắc lại trong các bài viết của mình. Tiểu sử của chàng thanh niên Joshua Wong, người hai lần lãnh đạo thanh niên Hong Kong chống Bắc Kinh được tờ Thanh Niên trân trọng đưa lên và lượt người đọc chiếm con số kỷ lục. Các tờ báo khác như Dân Trí, Người Lao động, Giáo Dục, VNEspress hay VNEconomy, Vietnamnet đều có bài vở hình ảnh của cuộc cách mạng mang tên “cây dù” của Hong Kong.
Báo chí lên tiếng, truyền thông im lặng
Bán báo dạo ở VN. AFP photo |
Tuy nhiên khác với báo chí, các cơ quan truyền thông chính thống của
Đảng vẫn giữ im lặng trước cuộc cách mạng này. Nhà báo Phạm Đình Trọng
cho biết nhận xét của ông về sự liên quan này:
Tình hình Hong Kong nó giống như Việt Nam, cũng đảng cử dân bầu nhưng dân Hong Kong họ phản đối quyết liệt điều này, tức là cho bầu ai thì bầu người ấy thành ra nó rất giống Việt Nam, rất giống hoàn cảnh Việt Nam đã diễn ra mấy chục năm nay rồi tuy nhiên dân Hong Kong mới diễn ra thì họ đã không chấp nhận.
Các báo lớn của nhà nước hay đài truyền hình, thông tấn xã hay báo Nhân Dân…họ im lặng có đưa đâu? Bởi vì nếu họ đưa thì nó sẽ là cái tin hướng dẫn, tin làm gương cho người dân Việt Nam nó sẽ kích thích và liên tưởng đến Việt Nam rất rõ.
Sự im lặng này cũng bình thường như đã từng xảy ra trong các cuộc cách mạng trước đây ngoại trừ chưa có bài xã luận nào của báo chí trung ương phê phán gay gắt cuộc biểu tình như quan điểm của Nga và Trung Quốc. Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên đài Truyền hình Trung ương cho rằng việc này cũng có thể do xu thế của người làm báo nắm thời cơ và loan tin khi chưa bị cấm cản:
Theo tôi xu thế của anh em làm báo nói chung, bất kỳ những ai có máu làm báo thì đều muốn đưa những thông tin nóng hổi thu hút người xem đó là quy luật chung. Nếu bây giờ hiện tượng xảy ra ở Hong Kong như thế thì tôi nghĩ rằng ai có máu làm báo thì đều phải đưa. Đến khi nào nhà nước người ta thấy không có lợi thì người ta ngăn cấm thì đó là chuyện khác. Quy luật chung không ai muốn tờ báo của mình chả ai đọc cả.
Tôi nghĩ vấn đề này nó xa xôi đối với Việt Nam nó không sát nách, không sát sườn người ta nghĩ rằng không có gì phải làm cho nó căng thẳng lên để rồi lại mang tiếng là mình bưng bít thông tin. Ngày xưa ông Võ Văn Kiệt có nói một câu mà tôi còn nhớ đó là “nếu như trận địa mình bỏ trống thì lập tức sẽ có người đứng vào chỗ đó, người ta sẽ chiếm lĩnh trận địa đó”. Thế thì nếu bây giờ một hiện tượng như thế anh không nói thì báo chí toàn cầu nó nói, tất cả mọi người đều nói. Tôi nghĩ rằng nếu tôi là người điều hành thì tôi cũng để cho nói chứ không có gì phải lo cả, đây là xu thế của thời đại rồi.
Khi được hỏi liệu thông tin về tự do bầu cử của Hong Kong có làm cho dân chúng Việt Nam so sánh và nảy sinh cảm giác bị áp đặt hay không, nhà báo Lê Phú Khải cho biết:
Đặc biệt là số đông giới trí thức có học thôi. Tình trạng chung của nước mình mưu sinh nó còn chiếm tất cả mọi suy nghĩ, tình cảm của họ cho nên sự suy diễn đó nó chỉ xảy ra trong một tỷ lệ dân số không lớn, người ta nghĩ như thế nên người ta lờ đi. Khi nào nó sát sườn với Việt Nam, những người có ý thức chính trị thì nhà cầm quyền người ta mới can thiệp thôi.
Tuy nhiên không phải tờ báo nào cũng tường thuật mọi góc cạnh của cuộc cách mạng này. Báo Tuổi Trẻ, nơi từng nổi tiếng khi loan các tin tức nhạy cảm trước đây đã tỏ ra thụt lùi trước các tờ báo bạn. So với Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã bỏ lỡ cơ hội lớn trong việc đưa tin về biến cố quan trọng này. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người làm việc cho tờ Thanh Niên hơn 15 năm nay đã về hưu cho biết:
Tờ báo Thanh Niên từ đó tới giờ vẫn là tờ báo tiến bộ, vẫn tìm mọi cách để phản biện trong khuôn khổ cho phép cũng giống như một số cán bộ nhà nước mình hiện nay, thấy Đảng của mình sai lầm mà nói thì không dám nói nhưng nếu có cách thì vẫn cứ nói. Thanh Niên trong dạng này báo Tuổi Trẻ cũng vậy, nói được cái gì mà không cấm thì cố gắng thể hiện. Trong vụ Hong Kong có lẽ báo Thanh Niên muốn đưa thông điệp nào đó đến với bạn đọc.
Vì báo Thanh Niên là báo của trung ương còn báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn do Thành ủy kiểm soát có khi một ông thành ủy nào đó hăm he cho nên báo Tuổi Trẻ người ta sợ. Báo Thanh Niên thuộc Trung ương đàon mà trung ương chưa hăm he nên người ta làm được.
Cuộc cách mạng của Hong Kong tuy chưa lớn và đủ mạnh để thay đổi một thể chế nhưng cũng cho thấy phản ứng của người dân Hong Kong trước quyền thực hành dân chủ là quan trọng như thế nào. Liệu sau khi đọc các bài báo trung thực trên những tờ lề phải có khiến người dân Việt bừng tỉnh hay không, và nếu họ bừng tỉnh trong một ý nghĩa nào đó thì việc xét lại các bài báo có bị Đảng triệt để áp dụng?
Tình hình Hong Kong nó giống như Việt Nam, cũng đảng cử dân bầu nhưng dân Hong Kong họ phản đối quyết liệt điều này, tức là cho bầu ai thì bầu người ấy thành ra nó rất giống Việt Nam, rất giống hoàn cảnh Việt Nam đã diễn ra mấy chục năm nay rồi tuy nhiên dân Hong Kong mới diễn ra thì họ đã không chấp nhận.
Các báo lớn của nhà nước hay đài truyền hình, thông tấn xã hay báo Nhân Dân…họ im lặng có đưa đâu? Bởi vì nếu họ đưa thì nó sẽ là cái tin hướng dẫn, tin làm gương cho người dân Việt Nam nó sẽ kích thích và liên tưởng đến Việt Nam rất rõ.
Sự im lặng này cũng bình thường như đã từng xảy ra trong các cuộc cách mạng trước đây ngoại trừ chưa có bài xã luận nào của báo chí trung ương phê phán gay gắt cuộc biểu tình như quan điểm của Nga và Trung Quốc. Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên đài Truyền hình Trung ương cho rằng việc này cũng có thể do xu thế của người làm báo nắm thời cơ và loan tin khi chưa bị cấm cản:
Theo tôi xu thế của anh em làm báo nói chung, bất kỳ những ai có máu làm báo thì đều muốn đưa những thông tin nóng hổi thu hút người xem đó là quy luật chung. Nếu bây giờ hiện tượng xảy ra ở Hong Kong như thế thì tôi nghĩ rằng ai có máu làm báo thì đều phải đưa. Đến khi nào nhà nước người ta thấy không có lợi thì người ta ngăn cấm thì đó là chuyện khác. Quy luật chung không ai muốn tờ báo của mình chả ai đọc cả.
Tôi nghĩ vấn đề này nó xa xôi đối với Việt Nam nó không sát nách, không sát sườn người ta nghĩ rằng không có gì phải làm cho nó căng thẳng lên để rồi lại mang tiếng là mình bưng bít thông tin. Ngày xưa ông Võ Văn Kiệt có nói một câu mà tôi còn nhớ đó là “nếu như trận địa mình bỏ trống thì lập tức sẽ có người đứng vào chỗ đó, người ta sẽ chiếm lĩnh trận địa đó”. Thế thì nếu bây giờ một hiện tượng như thế anh không nói thì báo chí toàn cầu nó nói, tất cả mọi người đều nói. Tôi nghĩ rằng nếu tôi là người điều hành thì tôi cũng để cho nói chứ không có gì phải lo cả, đây là xu thế của thời đại rồi.
Khi được hỏi liệu thông tin về tự do bầu cử của Hong Kong có làm cho dân chúng Việt Nam so sánh và nảy sinh cảm giác bị áp đặt hay không, nhà báo Lê Phú Khải cho biết:
Đặc biệt là số đông giới trí thức có học thôi. Tình trạng chung của nước mình mưu sinh nó còn chiếm tất cả mọi suy nghĩ, tình cảm của họ cho nên sự suy diễn đó nó chỉ xảy ra trong một tỷ lệ dân số không lớn, người ta nghĩ như thế nên người ta lờ đi. Khi nào nó sát sườn với Việt Nam, những người có ý thức chính trị thì nhà cầm quyền người ta mới can thiệp thôi.
Tuy nhiên không phải tờ báo nào cũng tường thuật mọi góc cạnh của cuộc cách mạng này. Báo Tuổi Trẻ, nơi từng nổi tiếng khi loan các tin tức nhạy cảm trước đây đã tỏ ra thụt lùi trước các tờ báo bạn. So với Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã bỏ lỡ cơ hội lớn trong việc đưa tin về biến cố quan trọng này. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người làm việc cho tờ Thanh Niên hơn 15 năm nay đã về hưu cho biết:
Tờ báo Thanh Niên từ đó tới giờ vẫn là tờ báo tiến bộ, vẫn tìm mọi cách để phản biện trong khuôn khổ cho phép cũng giống như một số cán bộ nhà nước mình hiện nay, thấy Đảng của mình sai lầm mà nói thì không dám nói nhưng nếu có cách thì vẫn cứ nói. Thanh Niên trong dạng này báo Tuổi Trẻ cũng vậy, nói được cái gì mà không cấm thì cố gắng thể hiện. Trong vụ Hong Kong có lẽ báo Thanh Niên muốn đưa thông điệp nào đó đến với bạn đọc.
Vì báo Thanh Niên là báo của trung ương còn báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn do Thành ủy kiểm soát có khi một ông thành ủy nào đó hăm he cho nên báo Tuổi Trẻ người ta sợ. Báo Thanh Niên thuộc Trung ương đàon mà trung ương chưa hăm he nên người ta làm được.
Cuộc cách mạng của Hong Kong tuy chưa lớn và đủ mạnh để thay đổi một thể chế nhưng cũng cho thấy phản ứng của người dân Hong Kong trước quyền thực hành dân chủ là quan trọng như thế nào. Liệu sau khi đọc các bài báo trung thực trên những tờ lề phải có khiến người dân Việt bừng tỉnh hay không, và nếu họ bừng tỉnh trong một ý nghĩa nào đó thì việc xét lại các bài báo có bị Đảng triệt để áp dụng?
Mặc Lâm
(RFA)
Tuấn Khanh - Im lặng nghe thấy phận người
Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết
bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý
và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có
đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình
Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời
thở than về cuộc đời.
Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm
năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng
giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm
cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.
Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai
của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã
được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố
tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn
ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc
gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để “gỡ tội”
như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây.
Việt Nam, trong bối cảnh công an thẩm vấn nghi can, lại liên tục xuất
hiện những cái chết, chấn thương vô lý cho công dân… việc đưa quyền im
lặng vào luật đang là cách hữu hiệu để giảm thiểu những bức ép trong xã
hội hôm nay, mà mỗi ngày người ta có thể đọc trên các trang báo, như một
sự hỗn loạn và thiếu kiểm soát của ngành điều tra.
Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị
thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc
gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều
áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của
Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với
tên gọi luật Miranda.
Luật Miranda dựa vào tên của một nghi can người gốc Mexico là Ernesto
Miranda trong một vụ án năm 1963 tại bang Arizona, Mỹ. Bị cáo này khép
tội bắt cóc người, nhưng sau đó bản án được huỷ vì khi bị bắt, Ernesto
Miranda đã không được biết rằng có một đạo luật cho phép im lặng để bảo
vệ mình. Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng nghi can có thể bị đánh, bị ép
cung nên đã khai tội ngay tại chỗ. Miranda Warning (báo cho biết về luật
Miranda) là điều được ghi trong tu chính án số 5 của Tối Cao Pháp viện
Mỹ vào năm 1966, áp dụng cho ngành cảnh sát và giới điều tra nhằm bảo vệ
nghi can, tránh việc ép cung và tra tấn cưỡng tội.
Từ xưa, việc sử dụng một đại diện luật pháp khác để làm chứng và xét
lại hiện trạng sự vụ, đã có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Để tránh
nạn ép cung, tra tấn nghi can để buộc nhận tội, vua Minh Mạng đã lập ra
cơ quan xử án tối cao của triều đình, gọi là Tam Pháp ty. Sách Đại Nam
Thực Lục ghi đó là nơi tập hợp ba cơ quan tư pháp là Bộ Hình (Tư pháp),
Đô Sát viện (viện Giám sát) và Đại Lý tự (toà Phá án) để giải quyết
những đơn kêu oan của dân. Chuyện đánh trống kêu oan, hay gọi là trống
Đăng Văn cũng từ đó mà có. Chiếc trống gióng lên là nơi nương tựa tinh
thần của người đang vướng lao lý. Ở một ý nghĩa nào đó, việc im lặng và
cậy nhờ luật sư đại diện cũng giống như nương nhờ tinh thần ở một tiếng
trống minh bạch. Tổ tiên người Việt xưa đã nghĩ đến sự công minh và
quyền con người đến vậy.
Một nền luật pháp mạnh và văn minh, là khi người dân bị gọi tên là
nghi can, cũng có thể bình tâm bước vào vì biết quyền con người của mình
đã được bảo vệ. Có thể ĐBQH Đỗ Văn Đương còn chưa đủ động tâm với số
phận của anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an điều tra ở Phú Yên đánh đến
chết để ép nhận tội. Có lẽ ông Đương cũng chưa thấy hình ảnh con gái ông
Phùng Văn Cung tức tưởi quỳ lạy trước cửa toà án Gia Lai-Kon Tum trong
vụ án, mà sau 10 năm mới được giải oan.
Không cần là một người làm luật, ai cũng hiểu rằng nếu ông Nguyễn
Thanh Chấn ở Bắc Giang khi bị bắt nếu im lặng và nhờ luật sư đại diện
trong khi thẩm vấn, thì ông đã không bị tra tấn đến mức phải nhận tội
giết người, ngồi suốt 10 năm tù với án tử lơ lửng trên đầu. Tại Daklak,
nếu ông Y Két Bdap rành tiếng người Kinh và có luật sư đại diện, thì đã
không bị đánh đến chết, thi thể nát tan bởi 2 công an xã. Những câu
chuyện như vậy chưa đủ lâu để quên đi, cũng như sẽ không bao giờ phai mờ
trong lịch sử luật pháp Việt Nam, khi nào quyền con người chưa được
kiện toàn.
Xã hội Việt Nam đang có những dấu hiệu mở, song hành cùng văn minh
nhân loại khi những câu chuyện về quyền con người, về xã hội – luật pháp
bắt đầu được bàn tán mạnh mẽ ở nhiều nơi. Dĩ nhiên, trong mọi lời bàn,
người ta có thể tìm thấy những phản biện cần thiết. Nhưng dù loại lý
luận nào đi nữa, việc tán dương cho bạo hành và áp đặt kiểm soát con
người, cũng đều là hủ bại.
Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng
dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành
Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu
oan. Vua vẫn dặn rằng “làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu
oán, thì chỉ là phường vô lại”. Trăm năm trước, người xưa mông muội còn
biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì?
—————————————
Thông tin thêm:
Thông tin thêm:
Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm
27-09/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban
Tư pháp của quốc hội đã nói rằng:
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là
quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện
chức năng gỡ tội cho họ”.
Phát biểu trên được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa
quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn
chặn tình trạng người bị giam giữ bị công an ép cung hay dùng nhục hình
trong quá trình điều tra.
Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, là
đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp
của Quốc hội.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Vương Trí Dũng - Đất nước những năm tháng thật buồn
Khi
viết dòng tiêu đề đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể
nào kìm được. Người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời,
trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ, sống sót qua khói
bom lửa đạn, mà có thể mềm lòng đến thế này ư?
Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc chắn có hàng vạn người
đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất nước những năm tháng thật
buồn.
Giả dối lộng hành
Sẽcó người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật.
Không chỉ giả đối để lừa đảo trộm cắp. Sự giả dốiđó có từ
ngàn đời và không bao giờ hết. Nhưng sự giả dối trong xã hội
ta hiện nay ở mức đau đớn bởi vì nó hiện diện khắp mọi nơi
với mức độ đáng sợ.
Xã hội hiện đại là một xã hội thị trường nơi mà hàng hóa
ngự trị. Và ta thử nhìn lại xem, có nơi nào là không có hàng
hóa giả. Ngay cả những lĩnh vực nguy hiểm cho sinh mạng con
người như thuốc men thực phẩm cũng không ngoại lệ.
Không chỉ là hàng hóa, đến giấy tờ bằng cấp cũng giả. Thậm chí đến con người cũng giả.
Sự giả dối không chỉ trong hàng hóa hay hành động. Sự giả dối
lộng tràn trong cả nhận thức và hành vi. Không chỉ trong người
dân mà trong toàn bộ bộ máy công quyền. Lấy một vài thí dụ
cụ thể.
Để vào bộ máy công quyền, từ vị trí lao công cho đến lãnh
đạo, không vị trí nào mà không mất tiền. Điều này ai cũng
biết. Nhưng khi các cơ quan chức năng điều tra việc chạy chức
chạy quyền thì không phát hiện ra. Thật là một sự giả dối
trớ trêu.
Có ai trong bộ mấy công quyền không thấy hệ thống của chúng ta
có lỗi phải cải cách căn bản? Có ai trong bộ máy công quyền
không thấy cái đuôi “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là vô nghĩa?
Có ai trong bộ máy công quyền không thấy ghi sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến Pháp là phi lý? Tất cả họ
đều thấy nhưng đều giả vờ không thấy. Đó mới là sự giả dối
đáng kinh sợ.
Donhững người trong bộ máy công quyền giả dối nên xã hội đang
được điều hành bằng một bộ máy giả dối. Bộ máy giả dối
không chỉ vì những người tham gia có hành vi giả dối. Mà sâu xa
hơn, bộ máy giả dối bởi nó không xứng đáng được quản lý.
Tất cả những điều giả dối đang tồn tại ngập tràn trong xã
hội bởi chính vì xã hội đang được điều hành bởi một bộ máy
quản lý giả dối. Đó là tai họa kinh khủng.
Sự truy sát bạo tàn thời trung cổ
Edward Snowden gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ
Mỹ,nhưng bố mẹ của anh ta vẫn bình yên vô sự. Osama Bin Laden bị
truy sát khắp mọi nơi, nhưng người thân họ hàng không ai bị truy
sát.
Nhưng ở chế độ Stalin, Mao Trạch Đông và mọi nơi mà các Đảng
Cộng sản thống trị, chỉ cần tuyên bố 4 từ “Kẻ thù chế độ”,
“Kẻ thù nhà nước”, “Kẻ thù giai cấp”, là bị thủ tiêu không
cần xét xử. Không chỉ có thế, bố mẹ,vợ con,anh em họ hàng,
bạn bè đều bị liên đới, bị truy sát,bị đe dọa, bị quản thúc,
bị cô lập, bị ngược đãi. Không chỉ một năm, mà cả đời. Không
chỉ ở quê nhà,mà khắp mọi nơi cư trú. Một kiểu truy sát bạo
tàn kiểu Thương Ưởng.
Đã 69 năm sau ngày cách mạng tháng Tám, nhưng vẫn phải kê khai
lý lịch: thành phần trước cách mạng tháng Tám, trong cải cách
ruộng đất…Các thế hệ sinh ra trong các thập niên 80,90 trở lại
đây có liên quan gì mà phải phân biệt? Đẻ ra ở đâu, đẻ ra lúc
nào không phải là người Việt ư? Chuyện của hôm qua là của hôm
qua, sao phải đeo đẳng mãi về sau?
Đã hơn 400 năm rồi, ở châu Âu chỉ thực thi chính sách ai làm
người đó chịu. Đằng sau sự dân chủ là một triết lý ngời
sáng: Tự do thể hiện. Chỉ có không liên lụy đến bất cứ ai,
ngoại trừ bản thân mình, con người mới tự do thể hiện những
suy tư sáng tạo, tự do dấn thân vì ước mơ hoài bão.Đó có thể
là điều mang lại lợi ích, nhưng cũng có thể là điều tồi tệ.
Nhưng cái tôi tự do cho phép mỗi cá nhân được tỏa sáng theo
cách của mình. Và xã hội vì thế mà không ngừng phát triển đa
dạng. Còn chính sách truy sát bạo tàn thời trung cổ tiêu diệt
hết mọi khả năng tỏa sáng, dẫu sự tỏa sáng đó có lợi cho
tiến bộ xã hội, nhưng mà bất lợi cho kẻ cầm quyền.
Bất công ngập tràn
Khẩu hiệu của cách mạng là “Người cày có ruộng”. Nhưng chúng
ta đã tước đi quyền sở hữu đất đai của người dân. Để ném vào
một khái niệm ngu xuẩn: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Thực
chất là không thuộc của bất cứ người dân nào cả. Mà chỉ
thuộc quyền phán quyết của một thiểu số.
Bởi vậy mới tạo nên hằng hà sa số bất công trong xã hội.Tịch
thu, lấy đất đền bù giá rẻ của người này để ban phát cho
người khác. Không hoàn toàn vô tư, mà nhiều phần bị chi phối
bởi quyền lợi.
Bị thất thoát thảm hại, chúng ta buộc phải đi ngược trở lại,
là cổ phần hóa các tài sản của “toàn dân”. Tức là đưa tài
sản của nhà nước vào tay một số người. Cũng không phải hoàn
toàn vô tư. Mà cũng bởi vì quyền lợi.Bởi thế lại tạo ra một
hệ thống bất bình đẳng mới trong xã hội.
Mục tiêu của cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội” là đem lại công
bằng cho người dân, nhưng trên thực tế những người cầm quyền đã
tạo nên một sự bất bình đẳng phi lý nhất trong lịch sử phát
triển dân tộc.
Tiềm lực quốc gia trống rỗng
Một quốc gia hơn 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, mà thu
nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ đứng
thứ 136/191 vùng quốc gia lãnh thổ (số liệu của Ngân hàng thế
giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 13-2-2014). Tổng thu nhập
quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD trong khi
Singgapore (5 009 236 người) có GDP là 293 tỷ USD, còn Thái Lan
(66 982 746 người) là 370 tỷ USD, vàMalaysia (27 763 309 người)
đạt 290 tỷ USD.
Đau xót nhất không phải là thứ hạng về thu nhập GDP, mà là
tiềm lực công nghiệp – cột sống của sức mạnh kinh tế quốc gia –
trống rỗng. Đến cái bu lông cũng không sản xuất được.Vừa
quahãng Samsung đưa ra đơn đặt hàng phụ kiện,nhưng các doanh
nghiệp Việt Nam không cung cấp được thậm chí chỉ vỏ điện thoại…
là một bằng chứng vô cùng đớn đau.
Chỉ cần nói đến các quốc gia Bắc Âu. Thụy Điển với số dân 9
592 552 người (2013) mà GDP đạt 557,94 tỷ USD. Điều quan trọng hơn
là Thụy Điển có nền công nghiệp hàng đầu với những tập đoàn
công nghiệp nổi tiếngnhư Volvo, Ericsson… Năm2013 xuất khẩu vũ
khí của Thụy Điển xếp hàng thứ 11 thế giới. Na Uy có số dân 5
109 059 người,nhưng đạt GDP 512,6 tỷ USD thuộc loại giàu có
nhất thế giới. Na Uy có tập đoàn dầu khí khổng lồStatoil với
doanh số 111,6 tỷ USD, tập đoàn thiết bị công nghiệp Norsk Hydro
doanh số 16,3 tỷ USD. Còn Đan Mạch (dân số 5 591 000 người) có
công nghệ đóng tàu vận tải container bậc nhất thế giới, tập
đoàn Novo Nordisk về thiết bị y tế doanh thu 11,6 tỷ USD, có công
nghệ xi măng và tourbin giónhiều nước phải đặt hàng.Phần Lan
với dân số 5,4 triệu người và GDP 256,84 tỷ USD (2013), có tập
đoàn Nokia danh giá (doanh thu 50,1 tỷ USD), có nền công nghệ lọc
dầu Neste Oil tiên tiến (doanh thu 20 tỷ USD).Các nước Bắc Âu,
chẳng được “dưới sự lãnh đạo” của ai cả,chẳng phải “định
hướng” về đâu cả, mà có nền kinh tếvà đời sống xã hội phồn
hoa giàu có bậc nhất địa cầu.
Có thể lấy một thí dụ khác là Israel. Dân số vỏn vẹn có 8
252 500 người, nhưngGDP của Israel xếp thứ 16 trên thế giới với
291,36 tỷ USD. Tuy có GDP xấpxỷ Singgapore và thu nhập bình quân
đầu người đứng sau Singapore, nhưng Israel xếp thứ 8 về xuất
khẩu vũ khí.Tiềm lực của Israel rất khác biệt với Singapore.
Singapore giàu có cơ bản vì thương mại, còn Israel hùng mạnh vì
khoa học và công nghiệp. Israel xứng đáng là một cường quốc.
Còn Việt Nam thân yêu chúng ta? Càng nghĩ càng ứa nước mắt.
Bị ngoại bang chèn ép
Vì đói nghèo tụt hậu nên bị ngoại bang chèn ép. Bị lũng đoạn
về kinh tế. Bị chi phối về nhân sự. Bị ảnh hưởng về đường
lối. Bị xâm hại cả tài nguyên lẫn lãnh thổ.
Trong hai mươi lăm năm gần đây, mỗi ngày một thêm bị lệ thuộc
vào Trung Quốc. Điều nguy hiểm không chỉ là nền kinh tế bị
Trung Quốc chi phối mà còn ở chỗ người Trung Quốc đang tràn
sang sống khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Thảm họa kinh tế có
thể khắc phục. Nhưng tai vạ sắc tộc thì khó có thể vượt qua.
Dân tộc bị phân biệt
Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa không đẻ ra sang
hèn. Nhưng người Việt Nam bị tra xét thảm hạimỗi lần qua biên
giới. Công dân Việt Nam không được bảo vệ, bị xem thường, bị
ngược đãinhiều nơi trên đất nước người.
Những người phụ nữ Việt Namdịu hiền đáng yêu,chịu thương chịu
khó, bị bán đi tìm chồng xứ khác, bị liệtvào hàng thấp cấp,
bị trả tiền rẻ mạt ở những chốn ăn chơi.
Tạo hóa không sinh ra đẳng cấp. Con người tự làm nên đẳng cấp.
Tất cả là do đói nghèo tụt hậu.Tất cả bởi lỗi tại chính
mình.
Ai bắt chúng ta phải đói nghèo?
Trước đây chúng ta nói rằng dân chúng bị lầm than khổ cực là
do thực dân phong kiến. Chúng ta đã đánh đuổi thực dân,đã lật
đổ phong kiến mà sao không tránh được đói nghèo lầm than? Đừng
nghĩ rằng đói nghèo là chỉ bởi thiếu ăn, lầm than là phải lao
động khổ cực. Đói nghèo lầm than còn phải hiểu là so với ai
và ở vị trí nào trên thế gian này vào cùng thời điểm với
các dân tộc khác.
Đã 40 năm rồi sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự toàn trị,
chúng ta càng ngày càng tụt hậu so với bạn bè quốc tế. Tụt
hậu ở tất cả các phương diện.Sự toàn trị là nguyên nhân của
tụt hậu. Sự toàn trị là chiếc khóa giam cầm bước tiến của
dân tộc. Sự toàn trị đã trở thành kẻ thù của dân tộc.
Chìa khóa là dân chủ. Không ai ngăn cấm ta dân chủ. Không kẻ thù
nào cản phá ta dân chủ. Dân chủ nằm trong tay chúng ta. Tại sao
chúng ta lại ngăn cản chính mình? Tại sao chúng ta lại tự giam
hãm mình?
Trời làm thì trách trời. Người làm thì trách người. Nhưng
chính mình tự gây ra cho mình thì không thể không khóc.
Đất nước những năm tháng thật buồn.
Vương Trí Dũng
(Bauxitevn)
Bùi Tín - Những bước đi đẹp của sự thật
Nhà báo Trần Đĩnh (Ảnh: Danlambao) |
Cuốn sách Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối (do Tri Vũ Phan Ngọc Khuê
ghi chép) và cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là sự kiện chính trị - văn học
đặc sắc của năm 2014.
Đọc đi đọc lại 2 tác phẩm trên, tôi thật sự khâm phục 2 “hiệp sỹ thông tin” của thời đại, bị đối xử thậm tệ, bao vây, kiểm soát, trừng phạt, bị lao động cải tạo kéo dài, ngậm đắng nuốt cay suốt gần nửa thế kỷ (cho triết gia Trần Đức Thảo) và hơn nửa thế kỷ (cho nhà báo Trần Đĩnh), để cuối cùng khi về già bình thản kể lại nhiều sự thật lớn bị che dấu.
Giới chính trị giáo điều bảo thủ cầm quyền trong nước rất lo lắng thấy nhiều sự thật lịch sử được phơi bầy bởi những nhân chứng trong cuộc, lại là 2 nhân chứng có giá trị lớn cả về tài năng lẫn nhân cách.
Sự thật, vốn cực hiếm dưới chế độ độc đảng, đang đi những bước mạnh mẽ trên đất nước ta, làm cho hệ thống cầm quyền và giới tuyên huấn dị ứng với sự thật nháo nhác. Giáo sư Vũ Quang Hiển, một dư luận viên gạo cội, vội đưa ra nhận định trên đài BBC rằng «cuốn Đèn Cù có nhiều điều bịa đặt, xuyên tạc với dụng ý xấu». Ông ta chỉ đưa ra một dẫn chứng rằng «nói Đảng Lao động lúc ấy theo lệnh của quốc tế Cộng sản là nói sai, vì lúc ấy Đệ Tam Quốc tế đã giải tán». Đây là một sự chống chế vụng dại. Ai cũng biết việc Đệ Tam Quốc tế giải thể (năm 1943) chỉ là giả vờ, cũng giống như việc giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương (năm 1946) cũng chỉ là giả vờ, vì phong trào Cộng sản quốc tế vẫn tồn tại do Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô điều khiển. Do đó Hồ Chí Minh phải đệ trình Stalin kế hoạch Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đã được Lưu Thiếu Kỳ xét duyệt trước.
Xin nhắc lại một sự kiện lý thú: Tháng 5/2013, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được lệnh tổ chức một cuộc hội thảo về «Tư tưởng triết học và giáo dục của Gs Trần Đức Thảo». Gs Nguyễn Đình Chú chủ tọa cuộc hội thảo nói rõ: «Trần Đức Thảo là triết gia hàng đầu thế giới, là triết gia duy nhất của Việt Nam». Ông nhắc lại lời của Gs Trần Văn Giàu nói rằng «trên đất nước này nếu có một triết gia thì đó là Trần Đức Thảo». Trong dịp này các tác phẩm triết học của Trần Đức Thảo được công bố và thống kê lại đầy đủ. Cuộc hội thảo đã phục hồi phần nào trí tuệ, nhân cách của triết gia Trần Đức Thảo, 20 năm sau khi ông qua đời.
Thế nhưng cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo rất có hậu. Tháng 5/2014 cuốn Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối chào đời, Trần Đức Thảo như bật dậy, sống lại giữa xã hội đang khao khát sự thật, như trò chuyện tay đôi với từng đồng bào ruột thịt của mình, qua mấy chục băng ghi âm tâm sự thầm kín nghiền ngẫm kỹ suốt đời mình, bằng giọng nói của mình, bằng suy tư của mình. Chúng ta biết ơn nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê và giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh, đã lặng lẽ làm một công việc tuyệt vời, vượt qua hệ thống công an mật vụ của sứ quán Việt Nam tại Paris, để ghi âm trên mấy chục cuốn băng độc đáo.
Trong cuốn sách này, Trần Đức Thảo nhận xét về Hồ Chí Minh như sau: «Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển…Vì thế ‘ông cụ’ không nhận ai trong đám ở quanh ngang mình. Không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai! Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của người dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người.(trang 318).
Qua quan sát tinh tế để suy luận theo tư duy triết học, Trần Đức Thảo nói thêm: «Tôi nói nhiều về ‘ông cụ’ là tôi muốn phân tích một thân phận. Thân phận ấy đã chi phối cả một dân tộc. Đặc biệt là cái cuồng vọng lãnh tụ là một đam mê đã tác động mãnh liệt như là một thứ thuốc phiện. Nó có sức mạnh tàn phá ghê gớm tâm trí con người. Nó làm cho con người mất hết nhân tính, tình cảm, mất hết đức tính nhân bản, mất cả những đạo đức thông thường như liêm sỉ, lương tri… Nó đã khiến ‘ông cụ’ sống thản nhiên trước bạo lực của hận thù của cách mạng. Vì cuồng vọng quyền lực mà ‘ông cụ’ đã không ngần ngại, lộ liễu viết sách, dù đã ký với những tên khác, để tự ca ngợi, tự tôn vinh chính mình. Tự lựa chọn chi tiết nhỏ nhặt nhất để đề cao, để sùng bái lãnh tụ là chính mình».
Triết gia của nước ta nhận xét thêm rằng: «Cuộc đời ấy là một hành trình thành đạt rất gập ghềnh, đầy bí mật, khác lẽ thường! Phải biết thật rõ từng bước thành đạt ấy, thì mới hiểu được những quyết định lịch sử của ‘ông cụ’. Đó là cả một ý chí cương quyết vươn lên đỉnh cao quyền lực bằng bất cứ giá nào, với bất cứ phương tiện nào, với quyết tâm thoát ra khỏi số phận một con người bình thường. Từ ý định rất thực tiễn của lá đơn xin vào học Trường Hành chính Thuộc địa, là trường dạy ra để làm quan phục vụ phong kiến, thực dân, nhưng lá đơn ấy đã không được chấp thuận. Rồi sau là những bước lưu lạc muôn nơi, muôn nẻo, phải thay tên đổi họ cả trăm lần, từ bước sinh họat trong đảng xã hội Pháp để rồi tham gia vào việc thành lập đảng CS Pháp, nhưng cũng không mang lại lợi lộc gì… Sau thì ngả hẳn sang phía Đệ Tam Quốc tế…nhưng rồi cũng tới những lúc bị bỏ rơi, bị nghi kỵ, bị tống khứ khỏi Liên Xô…Biết bao đoạn đường khó khăn, bao lần thất bại, bị ruồng bỏ, bị lên án, bị khai trừ… Tất cả những chướng ngại ấy cuối cùng đã tác thành một con người có tung tích bí ẩn, có tâm thức đa nghi, có phản xạ đa diện, nhạy bén, sẵn sàng chụp bắt kịp thời mọi cơ hội, dù là mâu thuẫn với lý tưởng, với học thuyết, đối nghịch với lương tri, nhưng điều cốt yếu là để đạt tới mục tiêu. Với những kinh nghiệm của cuộc sống muôn mặt, muôn hướng, lúc thì vịn vào bên này, lúc bám vào bên kia, cuối cùng ‘ông cụ’ đã đạt tới vị thế tột đỉnh của quyền lực! Và những bước tiến thân khác thường ấy đã tạc ra một vóc dáng chính trị ly kỳ, muôn mặt, muôn vẻ” (sđd – trang 253)
Trong khi lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ XII sẽ họp vào năm 2016, dự thảo các văn kiện quan trọng của đại hội, toàn đảng rất nên nghe rõ tiếng nói của triết gia Trần Đức Thảo, một tinh hoa tư tưởng - văn hóa - triết học được trong và ngoài nước công nhận. Trước khi từ biệt thế giới này, con người uyên thâm về chủ nghĩa Mác đã kết luận rằng “chính Kác Mác đã sai, sai không phải chỉ vì bị vận dụng sai, bị hiểu sai mà chủ nghĩa Mác sai từ học thuyết gốc gác của nó về đấu tranh giai cấp, nó sai hoàn toàn, nó chỉ có hại”. Trước khi từ giã cõi đời triết gia uyên thâm về chủ nghĩa Mác đã g công khai nói rõ rằng “chủ nghĩa Mác là đích danh thủ phạm” , đem áp dụng ở đâu là gây tai họa ở đó, dù là ở Liên Xô cũ hay ở Trung Quốc, ở Đông Âu hay ở Việt Nam, ở Bắc Triều Tiên hay ở Campuchia. Đây có thể coi như khám phá quan trọng nhất của ông, có giá trị cảnh tỉnh mọi người Việt Nam, nạn nhân bi thảm kéo dài của một học thuyết sai lầm từ gốc.
Rất mong các nhà lý luận có trình độ cao của đảng Cộng sản trong Học viện chính trị quốc gia mang tên Hồ Chí Minh nghiên cứu để tranh luận, phản biện với triết gia Trần Đức Thảo mà quan điểm lập trường được trình bày rõ trong cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối đang lan truyền trong và ngoài nước.
Hai cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối và Đèn Cù là những bước đi của sự thật chiếu rọi ánh sáng vào lịch sử đất nước ta, làm giàu thêm hiểu biết về chính trị của thế hệ đương thời để cùng nhau tìm ra con đường sáng cho hiện tại và tương lai.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)