CHÍNH TRỊ – PHÁP LUẬT
- Quan hệ Việt-Nhật được nâng lên cấp Đối tác Chiến lược Sâu rộng (RFI).
- Nga bàn giao kỹ thuật tàu ngầm thứ 3 cho Việt Nam (DT).
- Nguyễn Trung Tôn – Cơ quan công an huyện Lấp Vò đánh đố luật sư và gia đình Bùi Thị Minh Hằng (Dân Luận). – Những vết hằn! (DLB).
- Người Tù Chính Trị Nguyễn Hữu Cầu Đã Được Trả Tự Do — Ông Là Ai? (Việt Thức). “Trong hơn 20 năm tù ngục, đi qua các trại tù dã man khắc nghiệt của bạo quyền Việt gian CS, tôi đã được gặp và thực sự ngưỡng phục một số anh em tù chính trị ‘Giữa địa ngục trần gian trải qua bao lần thập tử nhất sinh mà vẫn ngất trời khí thế’, trong đó có TT Thích Thiện Minh, LM Nguyễn văn Luân, Nhân sĩ Phan Đức Trọng Cao Đài, cố Thi sĩ Trần Thúc Vũ … Vũ Đình Thụy* và Nguyễn Hữn Cầu, người bạn chiến đấu và cũng là người em kết nghĩa sống chết trong tù“. – Thông tin mới về ông Nguyễn Hữu Cầu (RFA).
- Ngũ ngôn kính phạm (Da Màu). “nghe tin anh bị bắt/ rồi tin anh bị tù/ tuy chưa quen biết anh/ mà phục anh sát đất/ hơn chán bọn bầy tui/ nghe hăm đà mất mật/ phường văn với anh đầy/ chỉ rúc buồng trợn mắt/ ra ngoài chốn bàn dân/ mắt tên nào cũng toét…”
- Dự luật HR 4254: Chế tài giới chức cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền (DCCT).
- Phạm Chí Dũng: Cấm bắt giam người khiếu kiện: Việt Nam học gì từ Trung Quốc? (Boxitvn).
- KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN (Boxitvn).
- Viết nhân cái chết của họa sĩ Trần Duy – Thủ lĩnh cuối cùng của Nhân văn giai phẩm: Khốn nạn truyền kiếp (Bà Đầm Xòe).
- Nguyễn Ngọc Dương: Chuyện buồn cười (Boxitvn). – Bất thường quanh một luận văn (BBC). – VỀ HỘI ĐỒNG BÍ MẬT CHẤM LẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÃ THUYÊN (GNLT).
- Cuộc gặp lạ vì góc khuất Tạ Đình Đề (TP).
– Thư gửi những nhà trí thức Dân chủ.
- Những “thành quả” đi ngược xu thế tiến bộ (RFA). =>
- Thiện Tùng: Đổ lỗi khách quan (Boxitvn).
- Một chiến dịch phản công mới của “Nhóm lợi ích” bằng lợi dụng mạng xã hội (?) (Chép sử Việt). “Điều nguy hiểm hơn cho Đảng CSVN nếu như cách này là một ý đồ thâm hiểm nhằm khoét sâu, hoặc tạo nên mâu thuẫn giữa nhiều cá nhân trong giới chóp bu, giữa các “phe nhóm” (nếu có). Đây sẽ là một chủ đề lớn, sẽ được bàn kỹ trong bài tới có tựa đề Thử hình dung “Cuộc chiến Ba-Tư ảo” và “Liên minh Dũng-Sang thật”.”
- Công ty JTC xác nhận đang điều tra nghi án hối lộ 130 triệu yên (RFA). – Công ty tư vấn Nhật JTC điều tra nội bộ về nghi vấn hối lộ các quan chức nước ngoài (RFI). – Thêm 3 quan chức đường sắt bị điều tra nghi án hối lộ 80 triệu yên (RFA). – VN đình chỉ thêm cán bộ để điều tra (BBC). – Nghi án hối lộ 16 tỷ đồng: Đình chỉ tiếp 3 quan chức đường sắt (DT). – Nhật ‘chưa cung cấp danh sách’ quan chức Việt Nam nhận hối lộ (VOA).
- Bộ trưởng Thăng cử người đi Nhật xác minh nghi án hối lộ (VOV). – Thứ trưởng GTVT sang Nhật tìm hiểu nghi án hối lộ 16 tỷ (TP). – Bộ GTVT ra ‘tối hậu thư’ cho nhiều nhà thầu (TN). – Nghi án hối lộ ở TCT Đường sắt: Giao Bộ Công an chủ trì điều tra (TBKTSG). – Rốt ráo (NLĐ). – Từ nghi án lót tay 80 triệu yen: Nhìn lại vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ (DV).
- Bộ trưởng Thăng chê chất lượng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (VnEco).- Khi Cảnh sát giao thông trở thành nỗi ám ảnh của dân lành (Sống News).
- Serguei Kouzmic – Cảm ơn hay xin lỗi? (Dân Luận).
- Trời đã sinh ra sân bay sao còn sinh ra sân golf ! (Bà Đầm Xòe).
- “TƯỚNG CƯỚP” TUỔI 20 RƠI LỆ KHI NHÌN THẤY CON THƠ 7 THÁNG TUỔI (Tân Châu). – Mời xem lại: THIỆN NGUYỆN (2) – KHẨN !!! TỐI KHẨN !!! XIN HÃY CÙNG KIẾN NGHỊ THA ÁN CHẾT CHO TỬ TÙ !!! (FB Hà Hồng Lê).
- Hàng trăm người dân phản đối khai thác titan (TT).
- Người điều khiển xe ô tô “điên” là cán cán bộ Sở Giáo dục (Tầm nhìn).
- Tám năm không làm được chứng tử (NLĐ).
- Vụ gián đất: Người nuôi “dọa” kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư (DT). – Cấp phép cho nuôi gián đất do hiểu biết mơ hồ (!) (DT). – Chính quyền nhát hơn gián? (BBC). – Gián đất bị thiêu hủy, ‘chuyên gia Trung Quốc’ xách va ly về nước (Người Việt).
- Việt Nam bảo đảm an ninh hạt nhân (NLĐ).
- Diễn văn của Michelle Obama tại ĐH Bắc Kinh (DĐXHDS).
- Chống trưng thu ruộng đất , một nông dân Trung Quốc bị đốt chết (RFI).
<- Xung đột dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình tại trụ sở chính phủ Đài Loan (RFI).
- Miến Điện: Chủ nghĩa tư bản nhà nước hay pháp quyền? (Diplomat/ TCPT).
- Hàn Quốc duy trì trừng phạt Triều Tiên vì vụ tàu Cheonan (VOV).
- Tiếp tục biểu tình chống chính phủ ở Bangkok (NLĐ).
- Đàm phán giải quyết bất đồng sau bầu cử Campuchia gặp khó (VOV).
- Soái hạm hải quân Ukraine đuổi tàu chiến Nga (Soha). – Nga coi Ukraine đang trong tình trạng vô chính phủ (TTXVN). – Nga yêu cầu Ukraine giữ an ninh cho cơ quan ngoại giao (TTXVN). – Nga tuyên bố không bành trướng ở Ukraine (NLĐ). – Khủng hoảng Ukraine và lời tiên đoán tái lập Liên Xô vào năm 2025 (Soha). – Nga đã kiểm soát toàn bộ đơn vị quân sự Ukraine ở Crimea (Soha).
- Ukraine cương quyết trước đe dọa chủ quyền từ Nga (VOA). – Ukraine lệnh rút quân khỏi Crimea (BBC). – Kiev quyết định triệt thoái lực lượng ở Crimée (RFI). – Kiev quyết định triệt thoái lực lượng ở Crimée (RFI). – Ván cờ Crimea đã kết thúc? (Tin tức). – Vũ khí nào sẽ giúp Mỹ đánh bại phòng không Nga? (Soha). – Lãnh đạo Duma muốn ‘chia cắt Ukraine’ (BBC).
- Bùi Tín: Người hùng Putin cưỡi hổ (Blog VOA).
- Căng thẳng Ukraina: Cuộc điện đàm chủ nhật của Putin và Merkel (LĐ). – Romania cảnh báo Moldova sẽ là ‘mục tiêu tiếp theo’ của Nga (Tin tức).
- Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du với mục tiêu cô lập Nga (VOA). – Ukraina : Tổng thống Mỹ lên tuyến đầu (RFI).
- Thử phân tích vấn đề Crimée qua phát biểu của lãnh tụ khối cánh tả Gregor Gysi trước Nghị viện Đức quốc (Trương Nhân Tuấn).
- Đưa hiến pháp vào cuộc sống: Hội đồng Bầu cử quốc gia phải hoạt động độc lập (HNM). - Chăm lo cho dân nhiều hơn, tốt hơn (PLTP).
- Tiếp bài “Ai thu hồi nhà công vụ của quan chức”?: Nỗi niềm quan chức nghỉ hưu (TP).
- Làm rõ nghi án nhận hối lộ của ngành đường sắt (TN). - Thêm bốn quan chức phải giải trình (PLTP). - Nghi án hối lộ: Sao chỉ nước ngoài phát hiện? (TVN). - Bộ trưởng Thăng “cần công khai danh tính người liên quan” (Infonet). - Xử lý nghiêm cũng chính là phòng ngừa (HNM). - Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai” (LĐ).
- NGHI VẤN 2,8 TRIỆU USD “BÔI TRƠN” DỰ ÁN SING VIỆT (BÌNH CHÁNH, TP.HCM): Ban Nội chính Trung ương sẽ chỉ đạo làm rõ (PLTP).
- Lê Chân Nhân: Cần một chiến dịch “Bàn tay sạch” (DT).
- Bị cáo vụ ‘nhân bản xét nghiệm’ kháng cáo (VNN). - Cựu trưởng khoa xét nghiệm vụ “nhân bản” xin hưởng án treo (ANTĐ).
- Khai thác cát: TP.HCM có vào ‘vết xe đổ’ của Đồng Nai? (MTG). - “Né” lệnh cấm, cát tặc sông Gianh chuyển hoạt động về đêm (Tầm nhìn).
- Ukraine tuyên bố rút quân khỏi Crimea (PLTP). - Ukraine rút quân khỏi Crimea, Moldova lo lắng (TN). - Tàu đổ bộ Ukraine thất thủ sau cuộc tấn công của Tự vệ Crimea (TP)
- Tương lai của Ukraina là một “mớ bòng bong” (VNN). - Khủng hoảng Ukraine: Nhiều nước giật mình vì ngân sách QP teo tóp (Soha)..
- Vladimir Putin – Người hùng khôi phục danh dự dân tộc Nga (PT). – Nga đồng loạt thay đổi bản đồ có ‘khu vực trẻ nhất’ Crimea (Infonet).
- Sợ Putin, Obama khai hỏa: ‘Bố già’ Nga thủ thế (Vef). - Cư dân mạng Nga “chế ảnh”, nhạo báng lệnh cấm vận của Mỹ và EU (Infonet). - Nga công bố lệnh trừng phạt nhằm trả đũa Canada (TTXVN).
- Geoff Dyer: Đường Chín Đoạn (viet-studies). “Người
Trung Quốc đôi khi bảo rằng bản đồ hình chữ U trông giống ‘lưỡi bò’;
một người (tôi) mới gặp đã mô tả nó, ít hoa mỹ hơn một chút, như ‘dái
thòng’.”
- Nguyễn Hưng Quốc: Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược (Blog VOA).
- Phóng sự: Ai gây nên bệnh ung thư cho thầy Đinh Đăng Định (ducme.tv). – BAUXITE TÂY NGUYÊN (Kỳ I)- KHÔNG CHỈ LÀ THUA LỖ ! (FB Nhất Nam/ Châu Văn Thi). – Một ngày Tây Nguyên (DLB).
- Cập nhật thông tin GH Phật Giáo Hoàn Hảo Thuần Túy kỷ niệm ngày thọ nạn của Đức Huỳnh Giáo Chủ (nhấn F5 để cập nhật) (DCCT). “Có
trên 300 người gồm công an, cơ động, xã hội đen, có cả xe cứu hỏa tràn
vào nhà ông Vinh để khống chế mọi người có mặt. ‘Họ dùng vòi rồng xịt
nước ngập tràn trề …, rồi bắt hết mọi người đang ở trong nhà này khoảng
30 tín đồ, bảo phải quỳ xuống rồi đánh đập một cách tàn nhẫn … Ai không
quỳ thì chúng dùng gậy đập ngay chân phải té xuống’.”
- Người VN có thấy được vấn đề của mình (1)? (Nguyễn Văn Thạnh). – Người VN có nhận ra vấn đề của mình (2)?
- Trịnh Hội: Hôm nay, ngày 24 tháng 3, năm 2014 (Blog VOA).
- Các anh có bao giờ tự soi gương? (Dân News).
- Nguyễn Mộng Hoài: Quốc thể (Quê Choa). – VỊ THẾ CAO CẢ NHẤT LÀ VỊ THẾ VỚI NHÂN DÂN MÌNH (Nguyễn Quang Vinh). – AFR Dân Nguyễn: Thư gửi Nhật Hoàng (Quê Choa). – Không có lửa thì làm sao có khói
- Đại Vệ Chí Dị – Thế mạt (Người Buôn Gió). “Nước
Vệ ngày nay không có thiền sư như Vạn Hạnh, không có tuớng tâm phúc vì
chủ như Phạm Cự Lượng. Chủ tướng không quyết đóan như Uẩn .Giấc mơ
chuyển ngôi thanh bình như thế chỉ là giấc mộng mà thôi“.
- VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT? (Nguyễn Minh Tuấn).
- Bộ trưởng Thăng cử Thứ trưởng sang Nhật nắm tin nghi án hối lộ (DT). - Nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng: Đại sứ Nhật nói gì với Bộ GTVT? (TP). - Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông: “Rà soát từng cá nhân tham gia dự án” (LĐ). - Hối lộ 80 triệu yên, quan chức Quốc hội: ‘Lúc họ nôn nóng, tôi đã nghi ngờ’ (VTC). - Nghi án “lại quả 80 triệu yen”: Tiết lộ những khoản “chi phí ngầm” (Infonet). - Điểm danh các dự án JTC tham gia sẽ bị bộ GTVT thanh tra (PLVN).
- “Bùng nhùng” dự án đường nghìn tỷ trước nghi vấn “nắn đường” (DT). - Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông: Giải phóng mặt bằng khu vực nhà ga Cát Linh chậm do đâu? (NCT).
- Cuối năm 2015 hoàn thành 186 cầu treo dân sinh (VOV). - 60 cây cầu treo ở Điện Biên: Người dân chờ đến bao giờ? (ĐĐK).
- Bão hòa là bão hòa nào? (TTVH).
- Đơn chờ giải quyết (DV).
- Sai phạm tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang: Cần có cái nhìn nhiều chiều! (ĐĐK). - Thu hồi gần 1,7 tỉ đồng chi sai tại công ty xổ số Hậu Giang (TT).
- Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh (Dân Luận/ viet-studies). – Nguyễn Đắc Xuân: Ai viết hồi ký Con Rồng An Nam cho Cựu hoàng Bảo Đại? (viet-studies).
- Cảnh sát đàn áp sinh viên biểu tình tại Đài Loan (VOA). – Cảnh Sát Đài Loan Dùng Bạo Lực Sau Khi Sinh Viên Chiếm Văn Phòng Chính Phủ (ĐKN).
- Căng thẳng Ukraine: Cúp điện 4 tiếng đồng hồ ở thủ phủ Simferopol (LĐ). - Lộ băng ghi âm bà Tymoshenko kích động dân Ukraine chống Nga (KT). – Ukraine triệu hồi đại sứ tại Belarus sau tuyên bố về Crimea (VOV).
- Ukraina lựa chọn con đường tự do (Project Syndicate/ TCPT). – Tổng Thống Lâm Thời Ukraine Kêu Gọi Phóng Thích Tư Lệnh Không Lực (ĐKN). – Thế thượng phong của Putin (Người Việt).
- Nga vạch đường đi cho Ukraine (MTG). - Ukraine mất quyền kiểm soát ở biểu tượng kháng cự cuối cùng tại cảng Feodosia (LĐ).
- Cựu Tư lệnh hải quân Ukraine được Nga bổ nhiệm (DT). - Crimea có thể trở thành đặc khu kinh tế của Nga (VOV).
- Ukraine tìm trợ giúp để chống Nga (VOA). - Ukraine “nhờ” lính đánh thuê Mỹ dẹp biểu tình ở miền Đông? (KT). - Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine (VOV).
- Tổng thống Obama: Nga sẽ trả giá vì hành động ở Ukraine (VOA). – Quyết liệt trừng phạt Nga có thể có tác dụng ngược (VOA).
- Venice đua theo Crimea, đòi ly khai khỏi Ý (Infonet).
KINH TẾ- “Ổn định hơn mới nên nghĩ đến bỏ trần lãi suất” (VnEco).
- Luật về doanh nghiệp xã hội (RFA).
- Vàng có thể rơi vào vòng xoáy giảm giá mới (LĐ).
- Tiền đổ vào chứng khoán (NLĐ). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/3 (ĐTCK). – Nhận định chứng khoán ngày 25/3: “Mặt bằng giá mới” (VnEco). – Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/3: VN-Index sẽ kiểm nghiệm vùng 615 (ĐTCK).
- Đã đến lúc rút tiền ngân hàng đầu tư nhà đất? (LĐ).
- Hải Phòng tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI (TTXVN).
- Tạo thông thoáng cho nhà đầu tư (NLĐ).
- Vinashinlines làm thủ tục phá sản (ĐT).
- Thương lái về vùng sâu, vùng xa mua lúa (DT). =>
- Trung Quốc sắp xây kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á (TTXVN). – Trung Quốc đối mặt với những rào cản lớn? (Tin tức).
- Pháp trải thảm đỏ đón các doanh nghiệp và đầu tư Trung Quốc (RFI).
- Sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế (PLTP). - Cấp phép đầu tư FDI: Bớt thủ tục, thu hút vốn (TP). - “Sẽ đơn giản tối đa thủ tục cấp phép đầu tư” (PLTP).
- Chủ động giảm lãi suất, cầu trời tăng tín dụng (Vef). - Ngân hàng quá tay với khách hàng (PLTP).
- Kỳ vọng những dự án “khủng” (HNM).
- Số phận ‘rắn mất đầu’ PVL sẽ ra sao? (VTC).
- Sức mua và niềm tin (TN).
- Gỡ khó cho tín dụng tam nông (DV).
- Học láng giềng cách làm thương hiệu (PLTP).
- Chọn chính sách khôn ngoan, tương lai Việt Nam sẽ sáng lạn (DT). - Câu chuyện quản lý: Phản ứng chính sách… túi nylon (LĐ).
- Lãi suất cho vay giảm thêm mức 1 – 2%/năm là có cơ sở (ĐTCK). - Những điều cần chú ý khi vay tiền công ty tài chính (LĐ).
- Sacombank tăng 16% lãi trước thuế năm 2013 (VOV). - Trực tiếp: Cổ đông Sacombank phản đối sáp nhập (VnEco).
- Bốn câu hỏi cho một đặc khu (CT). - Lấy đâu 12 tỷ USD đầu tư cho Vân Đồn? (ĐTCK).
- Sức mua tháng 3: Tiếp đà giảm mạnh (ĐĐK).
- Bầm dập dưa hấu xuất khẩu (TP).
VĂN HOÁ – THỂ THAO<- Nhanh chóng kiểm tra, xử lý nếu phát hiện vi phạm việc trùng tu di tích đình Quang Húc (Hà Nội) (TTXVN/QĐND).
- Ngành sách lãi tiền tỉ năm 2013 (VNN).
- Còn đâu chất tài tử? (NLĐ).
- Người canh giữ lộc trời (NLĐ).
- “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!” (PLTP).
- THÁP RÙA (Chép sử Việt). – VĂN HÓA PHỐ PHƯỜNG.
- Nhà văn NHẬT TIẾN : Thủa mơ làm văn sĩ – KỲ 15 (Nhật Tuấn).
- Bạn hữu và độc giả tiễn đưa nhà báo Vũ Ánh với lòng ngưỡng mộ (Người Việt).
- VŨ QUẦN PHƯƠNG trông cây lại nhớ đến người (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Hoàng Đức: CÔNG THỨC CỨNG CỦA MỌI SÁNG TẠO VĨ ĐẠI (Nguyễn Tường Thụy).
- Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác (Bà Đầm Xòe).
- Tạp cảm: Hai chữ tri âm (Bà Đầm Xòe).
- TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ BẰNG VĂN VẦN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Sách tháng Ba 2014 (Nhị Linh).
- Diêm Liên Khoa: Sách cấm không đồng nghĩa với sách hay (PBVH).
- Thai phu (Da Màu).
- Bên này bờ Thái Bình Dương… (Hợp Lưu).
- Chay Mala: Dường như tiền đạo Tỷ chơi bóng bằng tay, bà con ơi… (Inrasara).
- PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ TRÁNH NỢ (Sơn Thi Thư). “Theo tôi, nghệ sĩ nên đóng vai Bang chủ Cái bang, tôi tin chắc là sẽ thành công như vai diễn để đời năm xưa !” – Ván bài “Nguyễn Chánh Tín cầu cứu” đang dần lật ngửa (TT).
- Xe máy bằng xương động vật giá 55.000 Mỹ kim (Sống News).
- Ai Cập giới thiệu hai pho tượng Pharaoh khổng lồ (TTXVN).
- Quyền Chủ tịch VFF: “Chọn người đã nói phải làm” (VOV). -“Trọng tài Việt Nam như thuê osin” (KP).
- Bài học đắng SEA Games 22 còn đó (NLĐ). – Tổ chức ASIAD 2019: Cần sớm có câu trả lời (ANTĐ).
- Phan Châu Trinh với văn hóa và giáo dục Việt Nam (TTXVN). - Nhà nghiên cứu người Mỹ nhận Giải văn hóa Phan Châu Trinh (PLTP).
- Nhộn nhịp ngày khai mạc hội sách TP.HCM (PLTP).
- Ai Cập phục dựng ‘siêu tượng’ pharaoh (TTVH).
- Kết luận về vụ làm biến dạng di tích chùa ở An Giang (VTV). - Trùng tu đình Quang Húc: Lại xuất hiện ‘quái thú’ trong di tích quốc gia (TTVH).
- Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Có thể chuyển tải “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm” lên màn ảnh? (DT).
- Lần đầu tiên opera ‘Cô Sao’ về Sơn La (TTVH).
- Trò chuyện trên mạng với nhà văn Vũ Thư Hiên (Kỳ 07) (Du Tử Lê).
- GẶP NHẠC SĨ HUY TẬP Ở THÀNH NAM (Trần Mỹ Giống).
- THƠ PHÓNG TÁC (Hoàng Hải Thủy).
- TRẢI LÒNG VỚI BIỂN (Tương Tri). – CÓ MỘT NƠI NHƯ THẾ
- CỜ NGƯỜI: Chùm thơ TRẦN HỒNG GIANG (Trần Mỹ Giống).
- Lê Diễn Đức: Một chiều ở Warsaw (Người Việt).
- Ông Nguyễn Đức Quân Anh: ‘Câu nói của chú Chánh Tín khiến giọt nước tràn ly’ (TP). – Nguyễn Chánh Tín đòi điều tra người tung băng ghi âm lên mạng (Người Việt).
- Hôm nay, bầu cử ở VFF (TN).
GIÁO DỤC – KHOA HỌC- Làm sao cứu vãn thứ giáo dục phi chuẩn mực này được ? (Vương Trí Nhàn).
- Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở VN (Nguyễn Văn Tuấn).
- Hoàng Tô – Yếu tố Giới hạn (Limiting Factors) (Dân Luận).
- Bộ GD-ĐT họp bàn phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn (TN).
- Tuyển sinh đại học, cao đẳng phía Bắc năm 2014 – có gì mới? (XD).
- Giám đốc ĐH vùng phải có chức danh phó giáo sư trở lên (GD&TĐ).
- SV Khoa Quản trị Bệnh viện cầu cứu Bộ GD-ĐT (DV).
- Khởi tố, bắt tạm giam thầy giáo tạt axit 4 đồng nghiệp (ĐS&PL).
- Abdus Salam – Quân mạc vấn (Boxitvn).
- Năm phương án thay điểm sàn (PLTP). - Đã có phương án thay thế điểm sàn? (PT).
- Không phân biệt đối xử (ANTĐ).
- “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc”? (TT).
- Thầy viết đơn kêu cứu cho trò (TT).
- Tiến sĩ đấu đong không hết (LĐ).
- Hai mệnh lệnh của giáo dục đại học (VNN).
- Thất nghiệp ảo (ĐĐK).
- Đề án bố trí đội ngũ giáo viên ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Gây bức xúc đối với người lao động (LĐ).
- Tống Khứ Sỏi Mật Một Cách Tự Nhiên qua Việc Ăn Táo (ĐKN). – Điều Cần Biết về Vắc Xin Cúm Trước Khi Sử Dụng
XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG- Đùm bọc nhau giữa trùng khơi (NLĐ).
- Chọn mặt gửi vàng (NLĐ).
- Kênh nghẹt rác gây ô nhiễm (NLĐ). =>
- Người mua ve chai được giữ 511 triệu đồng? (TT).
- Phụ hồ tự phong “thánh” chữa bách bệnh (NLĐ).
- Xe buýt lợi hay hại cho giao thông VN? (BBC).
- Xe chở Đoàn văn công Quân khu 4 gặp tai nạn lao xuống vực (Infonet).
- Y án tử hình tướng cướp chặt tay nạn nhân (NLĐ). – Lý do nào để thương tướng cướp Hồ Duy Trúc? (MTG).
- Đà Lạt: Hỏa hoạn dữ dội thiêu rụi xưởng sản xuất hoa khô (TTXVN).
- Việt Nam y án tử hình tướng cướp trẻ tuổi (VOA).
- Sạt lở đất ở bang Washington, 8 người thiệt mạng (VOA). – Tuyết lở ở Sochi, 2 người thiệt mạng (VOA). – 18 người còn mất tích do đất lở ở tiểu bang Washington (Người Việt).
- Mót củi ở Sài Gòn (PLTP).
- Vụ “thu tiền đi Nhật, lái sang Hàn làm việc”: Sẽ gửi công văn đến Bộ Công an đề nghị vào cuộc (PLTP).
- Cuộc đào thoát khỏi nơi tủi nhục (ANTĐ).
- Mỹ: Lở đất kinh hoàng, 108 người mất tích (Infonet).
- Hà Nội: Không lẽ “bó tay” với xe dù và cò xe? (DT).
- “Cột mốc sống” cuối trời Tây Nam (LĐ).
- Tình tiết mới nhất vụ “bắt cóc” con để “tống tình” mẹ (PLTP). - Mẹ Hồ Duy Trúc quỳ lạy luật sư giữa sân tòa (TT).
QUỐC TẾ<- 529 thành viên tổ chức Huynh đệ Hồi giáo bị tuyên án tử hình (VOA). – Tư pháp Ai Cập tuyên án tử hình nhắm vào hơn 500 thành viên Huynh đệ Hồi giáo (RFI).
- Loan tin Iran sao chép tàu sân bay: “Trò đùa nguy hiểm” của tình báo Mỹ? (ANTĐ).
- Ukraina chi phối thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại La Haye (RFI).
- Mỹ phái thêm lực lượng tới Uganda để truy lùng lãnh chúa Kony (VOA).
- Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ giải thích vụ tập đoàn viễn thông Hoa Vi bị NSA theo dõi (RFI). – Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn (VOV. – Ngoại giao mềm (NLĐ).
- Trung Quốc phản ứng Mỹ về hoạt động nghe lén (VOV). – Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc? (VOV).
- Chuyến bay định mệnh MH370 đã đâm xuống Ấn Độ Dương (RFA). – Malaysia: Máy bay MH370 đã rơi xuống Ấn Ðộ Dương (VOA). – MH370 ‘đâm xuống’ Nam Ấn Độ Dương (BBC). – MH370 : Máy bay rơi ngoài khơi Ấn Độ Dương (RFI).
- MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương, không ai sống sót (VOV). – Australia sẽ trục vớt vật thể nghi của MH370 trong vài giờ tới (TTXVN). – Malaysia kết luận máy bay MH370 đâm xuống nam Ấn Độ Dương (TTXVN). – Tan nát cõi lòng nghe tin 239 người không ai sống sót (MTG). – Cơ phó MH370 lần đầu lái Boeing 777 không người giám sát (TTXVN). – 16 ngày hy vọng mong manh và tin buồn xé nát cõi lòng ập xuống (MTG).
- Bàn ngang tán dọc về một chữ “TẶC!” (VLB).
- Nga coi nhẹ việc bị khai trừ khỏi Nhóm G-8 (TTXVN). - “Không có Hội nghị Thượng đỉnh G-8 ở Nga trong năm nay” (TTXVN).
- Máy bay mất tích rơi gần Úc, không ai sống sót (TN). - Toàn cảnh quá trình tìm kiếm MH370 mất tích (Infonet). - Pháp: Quá sớm để tìm MH370 của Malaysia dưới đáy biển (Infonet). - “MH370 đâm xuống Ấn Độ dương do phi công tự sát” (TTXVN). - Tin nhắn thông báo số phận MH370 của Malaysia Airlines (TTXVN). - Malaysia nghi phi công MH370 cố ý lao máy bay xuống biển (VTC). - Vụ máy bay MH370 mất tích: Sức khỏe tinh thần của phi công vào tâm điểm chú ý (TTVH). - Bồi thường không thể xoa dịu thân nhân hành khách chuyến bay MH 370 (MTG).
- MH370: Trung Quốc đòi Malaysia bằng chứng không ai sống sót (Infonet). - Trung Quốc yêu cầu Malaysia cung cấp thông tin về kết luận MH370 đã rơi (MTG).
- Ai Cập kết án tử hình 529 người ủng hộ ông Morsi (VOA). - Ai Cập tuyên tử hình 528 người (TTXVN).
- Trốn trong gầm xe tải để sang Anh (BBC).
- Mỹ đưa hơn 1.000 lính thủy đánh bộ đến Úc (TT). - Mỹ xem xét chấm dứt hoạt động thu thập dữ liệu (TTXVN).
- Nhật trao cho Mỹ 315 kg plutonium (Người Việt).
- Nga không tha thiết ở lại G8 nếu phương Tây không muốn (VOV). - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: Bị loại khỏi G8 không là vấn đề đáng ngại (LĐ). - Các nước G7 tổ chức hội nghị thượng đỉnh riêng (TT). - G7 họp bàn tìm cách tiếp tục đáp trả Nga về vấn đề Crimea (VOV).
- Thời tiết xấu ngăn cản việc tìm kiếm máy bay MH370 (VOV). - Nghi vấn quanh tuyên bố về số phận chiếc MH370 (PT). - Những câu hỏi lớn đặt ra sau kết luận về MH370 của Malaysia (LĐ). - Hành trình kỳ lạ của máy bay MH370 (KP). - MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương: Mất nhiều năm để tìm thấy xác máy bay mất tích (TN). - Phản ứng lạ khi Malaysia nói MH370 rơi ở Ấn Độ Dương (ĐV). - Đau lòng thông tin hành khách MH370 không còn ai sống sót (ĐS&PL). - Kết luận máy bay rơi xuống Ấn Độ Dương là vội vã? (TT). - Công tác trục vớt máy bay sẽ được tiến hành ra sao? (TT). - Mỹ đưa phương tiện dò tìm MH370 đến Ấn Độ Dương (TT). - Công ty vệ tinh Anh tìm ra đường bay của MH370 như thế nào? (DT). - Vì sao MH370 có thể lọt lưới radar quân sự? (DT). - Chạy đua với thời gian để tìm hộp đen chuyến bay MH370 (VOV).
- Cơ phó máy bay Malaysia mất tích lần đầu lái Boeing 777 (DT). - “MH370 rõ ràng đã rơi do hành động tự sát” (DT).
* Video: + VN đặc xá 1 tù nhân lương tâm bị ung thư giai đoạn cuối (VOA); + Báo nhà nước bị phạt vì đăng tin ‘sai sự thật’ (VOA).
* VTV: + Chào buổi sáng – 24/03/2014; + Điểm báo – 24/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 24/03/2014; + Thời sự 12h – 24/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 24/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 24/03/2014; + Thời sự 19h – 24/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 24/03/2014; + Thế giới trong ngày – 24/03/2014; + Thế giới góc nhìn – 24/03/2014
2138. VIỆT NAM NÊN SỚM ĐƯA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG RA TÒA ÁN QUỐC TẾ
Thứ Tư, ngày 19/03/2014
(Đài RFI 15/3 )
Ngày 14/3/2014, đúng 26 năm ngày Trung Quốc ngang nhiên đưa quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 lính hải quân Việt Nam. Năm 2014 cũng là đúng 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa, khiến 74 người lính miền Nam thiệt mạng. Trước một người láng giềng khổng lồ, lại hung hăng, đầy tham vọng như thế, Việt Nam phải đối phó như thế nào? Theo nhận xét của ông Thái Văn cầu, chuyên gia về không gian ở Mỹ, không thể kéo dài tình trạng hiện nay mà cần đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế càng sớm càng tốt.
- Xin chào ông Thái Văn Cầu, ông nhận định như thế nào về thái độ của Việt Nam và Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông?
+ Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 giữa lãnh đạo 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, trong gần 20 năm Việt Nam không hề có một phương án nào ngoài việc đi theo lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trên cơ sở 16 chữ vàng-4 tốt. Trong cùng thời gian đấy, Trung Quốc tranh thủ xây dựng cơ sở vững chắc cho tham vọng chiếm đoạt Biển Đông của họ. Trước hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và trước phản ứng của nhân dân trong nước, lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện lập trường khi vào năm 2011, lần đầu tiên công khai đề cập đến sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó vào năm 2013 cũng lần đầu tiên đề cập đến việc sử dụng công cụ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp. So với các nước khác trong tranh chấp, Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách mạnh mẽ và rõ ràng. Tuy nhiên, các quyết định của tòa án quốc tế trong giải quyết tranh chấp cho thấy thuận lợi về chủ quyền lãnh thổ của một nước không tồn tại lâu dài với nước ấy. Tòa án quốc tế vẫn sử dụng nguyên tắc không làm xáo trộn sự ổn định. Theo nguyên tắc này, tòa án quốc tế có thể đưa phán xét thuận lợi cho một nước đang chiếm giữ một vùng đất, một vùng biển mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong thời gian dài.
- Như vậy, Việt Nam phải đối phó như thế nào?
+ Một trong những phương hướng mà chúng tôi đề nghị là phải tận dụng luật pháp quốc tế. 3 điểm mà tôi thấy Việt Nam cần phải khẩn trương thực hiện trong thời gian tới là: Thứ nhất, Việt Nam phải kiện toàn hồ sơ chủ quyền qua sự đóng góp của giới nghiên cứu người Việt ở trong nước và ngoài nước cũng như qua tham vấn chuyên gia luật pháp quốc tế người nước ngoài. Thứ hai, tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các nước về lập trường sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Thứ ba, quy định ngay cả đảo lớn nhất của Hoàng Sa và Trường Sa có lãnh hải 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế hay trên lục địa để giảm thiểu mức độ xung đột với các nước liên quan và vô hiệu hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc là gì? Họ biết rằng càng kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp thì càng có lợi cho họ. Đấy là dựa trên các quyết định của tòa án quốc tế trong thời gian vừa qua. Do đó, một số người có ý kiến cho rằng vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông rất là khó khăn, đôi khi cần thời gian 100 năm hay lâu hơn nữa. Theo tôi nghĩ, nếu Việt Nam có một chiến thuật tốt thì Việt Nam không cần phải đợi 100 năm nữa mới giải quyết vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trong các tòa án quốc tế, tòa án trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế về luật biển, theo ông, Việt Nam nên đưa vấn đề ra trước tòa án nào?
+ Tòa án quốc tế và tòa án quốc tế về luật biển đòi hỏi các bên phải đồng ý tham dự thì họ mới xét xử. Trong khi đó, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đưa ra hai công thức khác là tòa án trọng tài theo phụ lục 7 và tòa án trọng tài đặc biệt theo phụ lục 8. Tòa án này không cần thiết sự hiện diện của các bên tham dự mà họ vẫn phán xét. Vấn đề Việt Nam nên theo tòa án nào là điều mà hiện nay Việt Nam cần phải nghiên cứu thêm. Mỗi bên đều có cái lợi riêng của nó, ví dụ trong một đề nghị mà tôi muốn đưa ra là Việt Nam có thể cùng Philippines, Malaysia kêu gọi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế. Vì từ trước tới giờ, Trung Quốc luôn khẳng định họ có bằng chứng rất rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, về đường lưỡi bò. Nếu đó là khẳng định dựa trên cơ sở sự thật thì Trung Quốc không có một lý do nào khác để từ chối đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, nhất là khi hiện nay Trung Quốc đang có quan tòa đại diện trong tòa án quốc tế cũng như trong tòa án quốc tế về luật biển.
- Chắc ông cũng biết sự kiện cách đây vài hôm Trung Quốc bao vây một đảo đá ngầm nhỏ hiện do Philippines chiếm giữ ở Trường Sa, tức là Bắc Kinh vẫn tiếp tục lấn chiếm trên Biển Đông?
+ Không ai có thể biết trước được những bước đi tiếp theo của Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta nhận được là nếu chúng ta dùng sự quan tâm của dư luận thế giới về hành động bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông thì đó là một cách có thể ngăn chặn hành động vô lối của Trung Quốc trong thời gian tới. Việt Nam nên nhấn mạnh vào yếu tố đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, đồng nghĩa với đấu tranh để gìn giữ trật tự ổn định trong giao thông hàng hải trên Biển Đông.
- Đó là đối với luật pháp quốc tế, còn ở trong nước thì việc giáo dục về bảo vệ chủ quyền biển đảo lại bị lơi là?
+ Phải nói trong 3 tháng đầu năm 2014 cũng có một số diễn biến gọi là tương đối tích cực dù rằng ta có thể làm tốt hơn. Thứ nhất, Việt Nam đã cho kỷ niệm một cách giới hạn sự kiện Hoàng Sa 40 năm trước. Ngoài ra, gần đây họ đã cho thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông. Bên cạnh đó, người dân trong nước cũng cần phải hiểu được rằng chúng ta đang sống trong thời đại tin học thì nguồn thông tin không chỉ từ nhà nước mà còn từ những nguồn khác. Qua đó, người dân có thể hiểu hơn về những gì đã xảy ra trong lịch sử, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc./.
2139. NGUY CƠ TỪ VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
Thứ Tư, ngày 19/03/2014
(Đài RFA 14/3)
Kinh tế hay chính trị?
Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng, đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:
“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh họ cũng không cho công an vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!
Và nhân kinh nghiệm ở Ukraine làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraine, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra sao?”.
Mô tả thực chất các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mà dư luận cho là bất thường, có thể tiềm ẩn những toan tính khó hiểu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh phân tích:
“Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì không lớn nhưng Trung Quốc có khá nhiều ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam. Việt Nam xây nhà máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc. Trung Quốc có những cách làm không phù hợp với luật pháp của bất kì nước nào, là hối lộ để mua lại các doanh nghiệp Việt Nam, các mỏ khoáng sản là thứ mà Trung Quốc hiện nay đang rất cần. Trung Quốc cũng mua lại một công ty mà hiện nay chiếm 70% thị trường thức ăn gia súc của Việt Nam. Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện Trung Quốc có những dự án ở Tây Nguyên, là địa bàn chiến lược quân sự đối với Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào kín mít và người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính, hay là họ định chuẩn bị cái gì”.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với công luận. Theo đó, về mặt kinh tế thì Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc khá nhiều mặt, nhất là tình trạng nhập siêu nặng nề. Từ trước đến nay có khá nhiều dự án của Trung Quốc vào Việt Nam không qua kênh đầu tư trực tiếp mà qua đấu thầu, trúng thầu EPC đối với các nhà máy quan trọng của Việt Nam như điện, cảng biển, hóa chất… Bà Phạm Chi Lan cho biết:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây rất nhiều thiệt hại cho người Việt Nam. Như chuyện họ nuôi tôm nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hay thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò… Những câu chuyện gần như là thường kì trên báo chí.
Ngoài ra, lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy, các công trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Thí dụ báo chí gần đây nói, họ vào một nhà máy điện, chính quyền địa phương yêu cầu phải làm thủ tục để xin Visa làm việc, xin phép cho người lao động của Trung Quốc ở đó. Nhưng người ta cứ thản nhiên bỏ mặc tất cả những yêu cầu của chính quyền, cứ để người của họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Tất cả những chuyện đó cộng với tất cả những vấn đề về biên giới, biển đảo mà Trung Quốc ngày càng lấn tới và tỏ thái độ ngang ngược hơn thì chắc chắn sẽ gây lo ngại cho người việt Nam. Điều lo ngại của người Việt Nam là hoàn toàn chính đáng và cảnh báo ngay là điều hết sức cần thiết hiện nay”.
Cần có hành động gì?
Trả lời câu hỏi của phóng viên là đứng trước những sự báo động cả về kinh tế lần chính trị mà công luận quan tâm, người Việt Nam sẽ phải có hành động gì. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh phát biểu:
“Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo trình Quốc hội về thực trạng đầu tư của Trung Quốc, họ làm gì, những người nào có phép, những người nào không có phép và nếu như họ dựng hàng rào, không cho công an vào kiềm soát, chúng ta không biết họ ở trong đó xây dựng nhà máy hay đào công sự thì đấy là điều hết sức nguy hiểm. Tôi rất mong Quốc hội kỳ này họp sẽ có ý kiến và yêu cầu Chính phủ báo cáo về những tình hình đó và công bố công khai cho dân biết… Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam”.
Báo Đất Việt Online ngày 11/3 đưa lên mạng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỉ vào Nam Định, thêm lo?” Theo đó, UBND tỉnh Nam Định vừa cấp chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô, Trung Quốc, xây dụng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD, tương đương 1.400 tỉ đồng tại khu công nghiệp Bảo Minh huyện Vụ Bản. Dự án này có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm. Tập đoàn Yulun Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét vải/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm. Ngoài dự án của Yulun, tỉnh Nam Định cũng đang xem xét để trình Chính phủ dự án khu công nghiệp dệt may sử dụng tới 1.000 hécta đất tại huyện Nghĩa Hưng. Tờ báo trích một loạt ý kiến chuyên gia quan ngại Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường Việt Nam.
Bên cạnh sự xâm nhập nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc được cho là sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào ngành may mặc, một phần nhỏ vào ngành dệt nhuộm. Chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may là đón đầu cơ hội Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà bản thân Trung Quốc không tham gia. Theo dự kiến, sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có xuất xứ từ các nước thành viên TPP. Trong bối cảnh doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là gia công, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, thì họ sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh khi TPP trở thành hiện thực.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngành dệt may Việt Nam trông chờ nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bông sợi, dệt nhuộm để có thể đáp ứng điều kiện “tính từ sợi” của TPP, nhưng nay dư luận lại rất lo lắng khi có yếu tố Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Khi mà Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam, tôi cho là một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được, nếu như những nhà máy dệt mà họ đưa vào thực sự hiện đại, tốt cả về hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Nhưng phía Việt Nam phải có được cơ chế kiểm soát tốt về giá trị của đầu tư như thế nào, trình độ công nghệ như thế nào, lượng nhân công làm việc ở nhà máy là bao nhiêu. Còn nếu họ đầu tư theo kiểu một số trường hợp đã diễn ra, họ đưa nhân công của họ vào làm việc tất cả các khâu, kể cả lao động bình thường rất giản đơn không cần kĩ thuật mà không sử dụng người Việt Nam thì đấy lại là vấn đề khác.
Tôi cho là một mặt thì được, nhưng mặt khác vào giai đoạn này Việt Nam cũng rất cần tự mình phát triển ngành dệt và có thể tìm kiếm con đường hợp tác với các đối tác khác nữa, chứ không nhất thiết chỉ có Trung Quốc. Tôi cho là để tránh phụ thuộc lâu dài thì cần tránh phụ thuộc chỉ vào một đối tác, nên có một số nhà đầu tư khác nhau từ các nước khác nhau, ví dụ có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nơi khác để tránh sự phụ thuộc vào nhà đầu tư Trung Quốc. Khi vào Việt Nam quá nhiều, họ nắm phần khống chế ngành dệt Việt Nam thì Việt Nam sẽ lệ thuộc vào họ”.
Theo các chuyên gia, luật pháp của Việt Nam có thể chưa đầy đủ, nhưng chỉ với những quy định hiện hành, cũng có thể kiểm soát sự lũng đoạn kinh tế xã hội Việt Nam từ phía người Trung Quốc. Có chăng là các cấp chính quyền từ cao xuống thấp đã không thực thi pháp luật một cách đúng mực.
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Đáng chú ý, doanh nghiệp Trung Quốc chú trọng đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may, đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày 18/1/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng. Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam.
Lợi dụng thời điểm nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/2 vừa qua đã có bài báo động về nguy cơ này với hàng tựa: “Trung Quốc ‘âm thầm’ thâu tóm doanh nghiệp Việt”. Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (BMI), với ti lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu USD để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacaíe Biên Hòa.
Tại hội thảo “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014” mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam. Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan đặc biệt lo ngại về việc ở Hà Tĩnh thời gian qua, “mức độ,có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi”, đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào nước láng giềng Việt Nam là chuyện bình thường. Nguy cơ ở đây chính là do bản thân nền kinh tế Việt Nam còn quá yếu kém, doanh, nghiệp tư nhân không được tạo điều kiện phát triển, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, nên phải dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Nguyễn Quang A:
+ Xin chào tiến sĩ Nguyễn Quang A. Thưa ông, trong thời gian gần đây người ta nhận thấy đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, đặc biệt trong hai lĩnh vực dệt may và bất động sản đã gia tăng đột biến, và ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc mua lại các cổ phần của các công ty Việt Nam. Vậy xin ông cho biết lý do vì sao bây giờ Trung Quốc lại gia tăng đầu tư vào Việt Nam như vậy?
- Thứ nhất, Trung Quốc lấy tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, qui mô đầu tư chính thức theo thống kê của Nhà nước Việt Nam, mức đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc chưa tương xứng với vị thế đứng thứ hai thế giới và Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, khoảng cách địa lý rất gần. Tôi nghĩ, chuyện đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào Việt Nam nếu tương xứng với qui mô của họ, với môi trường địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc thì chắc Trung Quốc phải đứng thứ nhất hay thứ hai mới hợp lý. Việc đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam xét theo khía cạnh kinh tế như thế là chuyện bình thường, không có gì khác biệt cả. Như anh nói, là trong thời gian gần đây tăng đột ngột trong lĩnh vực dệt may thì có thể có giả thiết để giải thích cho chuyện này, đó là Việt Nam đang đàm phán gia nhập TTP, Trung Quốc chưa tham gia tổ chức này và trong TTP có một điều khoản rất khác biệt, đó là sản phẩm phải có xuất xứ của các nước TTP thì mới được hưởng ưu đãi. Nếu phần lớn là nguyên liệu Trung Quốc như thực tế ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang hoạt động, là mua nguyên liệu Trung Quốc sản xuất ra thành phẩm rồi bán sang các nước
Mỹ, Nhật Bản… thì không được hưởng ưu đãi gì cả. Vậy nên, việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực nguyên liệu dệt may, hoặc bản thân dệt may ở Việt Nam cũng là để đón trước việc khả năng Việt Nam sẽ tham gia TTP trong tương lai. Đó cũng là điều dễ hiểu và cũng là điều bình thường đối với tất cả các nhà đầu tư.
Đối với bất động sản, có thể thấy Trung Quốc đầu tư mua các công ty ở Mỹ, Canada hay các nước EU cũng khá rầm rộ. Chuyện họ vào Việt Nam mua lại công ty này hay công ty kia, hoặc mua cổ phần là một hiện tượng nếu mà xét thuần túy về kinh tế thì cũng không có gì và cũng là điều dễ hiểu.
+ Thưa ông, riêng trong ngành dệt may, một số chuyên gia lo sợ rằng do các công ty dệt may của chúng ta thứ nhất phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Quốc và thứ hai là sức cạnh tranh còn yếu, khi gia nhập TTP, chúng ta sẽ không được hưởng tất cả các ưu đãi của hiệp định này và phần lớn các ưu đãi đó sẽ gián tiếp lọt vào tay Trung Quốc?
- Trong một thế giới hội nhập và phân công như thế này, chúng ta lại muốn cái gì cũng chỉ chúng ta được hưởng lợi thì không bao giờ chúng ta được hưởng cái gì cả. Sự khéo léo ở đây là phải biết mình mạnh cái gì và mình có thể len chân vào một vài khâu nào đó trong một chuỗi cung của cả ngành công nghiệp để phát huy. Tất nhiên, chuyện lo sợ của một số chuyên gia như anh nói là thực tế và tôi nghĩ việc họ biết để họ sợ, để họ thay đổi chiến lược kinh doanh của họ là một điều tốt. Vì cạnh tranh là thúc đẩy và sàng lọc, ai yếu thì sẽ bị loại bỏ, đó là qui luật. Đối với Việt Nam, nếu chúng ta chỉ mong được hưởng những ưu đãi và Việt Nam suốt đời chỉ làm dệt may, thì đó cũng không phải là hay.
+ Thưa ông, có một vấn đề như chúng tôi đã có nói ở phần đầu, đó là ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc mua lại cổ phần của các công ty Việt Nam, nhất là các công ty đang gặp khó khăn buộc phải tìm thêm vốn, nhất là nguồn vốn từ nước ngoài để tiếp tục hoạt động. Liệu có nguy cơ dần dần các công ty Trung Quốc sẽ chiếm cổ phần và chiếm đa số trong hội đồng quản trị, dẫn đến họ sẽ thâu tóm và kiểm soát các công ty lớn của Việt Nam?
- Đó là một nguy cơ có thực không chỉ đối với riêng các công ty có vốn cổ phần của Trung Quốc, mà cả các công ty có vốn cổ phần của Nhật Bản và có vốn cổ phần ở một số nước khác nữa. Đó là một áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và tôi nghĩ rằng, trước nhiều áp lực như thế thì những doanh nghiệp nào có khả năng chịu đựng được, sẽ có cơ hội phát triển và doanh nghiệp nào kém thì đành chịu để các doanh nghiệp nước ngoài nuốt chửng. Trong một nền kinh tế mà chúng ta muốn hội nhập, thì những chuyện như thế là bình thường và sẽ xảy ra. Tất nhiên, trừ những chuyện liên quan đến an ninh quốc gia hoặc những vấn đề lớn, ở một số ngành thì để cho thị trường tự điều tiết; còn ở một số ngành thì sẽ giải quyết trong khuôn khổ của các hiệp định quốc tế mà Việt Nam được phép can thiệp và những vấn đề đó là những vấn đề khác chứ không phải là những vấn đề thuần túy về kinh tế.
+ Vấn đề là hiện nay trong nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự được tạo điều kiện để phát triển và nhất là hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang bị phá sản và gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước chưa được cải tổ theo hướng hoạt động một cách lành mạnh, có hiệu quả và dẫn đến việc chúng ta phải dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài. Phải chăng đó là một nguy cơ tiềm tàng? Nếu như chúng ta cứ phụ thuộc ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ có nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, đúng không thưa ông?
- Đó là một nguy cơ có thực. Một thực trạng như anh nói, là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam yếu, doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam cũng yếu, đó là một sự thật và đó là một hậu quả rất rõ ràng của chính sách phát triển kinh tế chưa đúng đắn trong thời gian qua. Lẽ ra phải cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để và phải tạo điều kiện thuận lợi để khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đủ lớn để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng trong thời gian qua, chính sách của Nhà nước lại không như thế và hiện nay, những điều như anh nói là sự thật, đó là một nguy cơ. Nhưng nếu như chúng ta quá chăm chú vào phát triển doanh nghiệp nội địa của Việt Nam mà hạn chế đầu tư nước ngoài, thì cũng không đúng. Việc làm sao giữ cân đối giữa quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài đối với Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết; và không thể để việc ưu ái cho bên này mà ảnh hưởng đến việc phát triển của bên kia./
2137. TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TẬP CẬN BÌNH
Thứ Ba, ngày 18/03/2014
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) dẫn nguồn trang mạng Project Syndycate cho biết, kể từ khi lên làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã khiến cho các chuyên gia quan sát bối rối và ngạc nhiên. Trong khi chiến lược chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đến việc siết chặt sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề tư tưởng, truy quét các quan chức tham nhũng, đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến và ủng hộ một chính sách ngoại giao mang tính chủ nghĩa dân tộc lớn hơn, thì nhà lãnh đạo này cũng đã công bố một kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo bất thường.
Thế giới sẽ sớm thấy được liệu lộ trình chính trị bảo thủ của ông Tập Cận Bình có nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc cải cách ủng hộ nhân tố thị trường của nhà lãnh đạo này hay không. Với việc đã giành cả năm 2013 để củng cố vị thế và lên chương trình nghị sự của mình, năm nay Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu thực hiện các cam kết của ông và chứng tỏ rằng ông đủ khả năng vận dụng quyền lực như ông đang tích lũy nó. Thành công của ông Tập Cận Bình sẽ phụ thuộc vào việc ông đối phó như thế nào với 3 thách thức lớn dưới đây.
Thách thức đầu tiên là việc thực hiện gói cải cách của ông Tập Cận Bình, điều làm nảy sinh cả sự tò mò và sự hoài nghi kể từ khi nó được công bố hồi giữa tháng 11/2013. Những người lạc quan chỉ ra rằng những mục tiêu tham vọng của gói cải cách này là bằng chứng về cam kết cải cách của ông Tập Cận Bình, trong khi những người chỉ trích lại nói rằng sự mơ hồ và thiếu một thời gian biểu thực hiện là lý do để đánh giá thận trọng về gói cải cách đó.
Để chứng minh những người hoài nghi đã suy nghĩ sai lầm, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phải chuyển những lời nói khoa trương của ông thành chính sách, và phải biến các chính sách thành những kết quả cụ thể, có thể đo đếm được. Điều này có nghĩa là ông Tập Cận Bình phải bắt đầu năm mới bằng việc thực hiện các cải cách mà qua đó chỉ cần hành động của chính quyền, như cấp phép cho các ngân hàng tư nhân, gia tăng sự cạnh tranh bằng việc dỡ bỏ các rào cản đối với các doanh nghiệp tư nhân, tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời mở rộng các quyền công dân cho những người lao động nhập cư ở các thành phố và thị trấn nhỏ.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình sẽ phải thực hiện các biện pháp này với sự phê chuẩn của Quốc hội Trung Quốc, cơ quan sẽ chính thức hóa một số cải cách quan trọng nhất. Ở đây, cải cách đất đai sẽ là vấn đề khó khăn nhất. Chương trình nghị sự của ông Tập Cận Bình chỉ cam kết một cách mơ hồ về việc trao thêm các quyền về đất đai cho người nông dân, trong khi những tuyên bố gần đây của Chính phủ Trung Quốc cho thấy rằng họ muốn hạn chế các quyền như vậy. Trong vấn đề này, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phải thuyết phục công chúng rằng ông sẽ không cho phép các nhóm lợi ích ngăn cản sự thay đổi.
Thách thức lớn thứ hai mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt là việc duy trì và củng cố chiến dịch chống tham nhũng được ủng hộ cao – và có cả nguy cơ lớn – của nhà lãnh đạo này. Do ông Tập Cận Bình đã loại trừ việc huy động công chúng Trung Quốc ủng hộ các kế hoạch cải cách của mình nên biện pháp duy nhất của nhà lãnh đạo này nhằm buộc Trung Quốc tuân thủ theo chương trình nghị sự của ông là sự đe dọa về các cuộc điều tra và truy tố các quan chức tham nhũng.
Tuy nhiên, chiến lược này sẽ khó thực hiện, không chỉ là do phạm vi tham nhũng lớn, mà còn bởi nó sẽ là yếu tố quan trọng gây ra những chia rẽ giữa các phe phái và các nhóm lợi ích. Một chiến dịch chống tham nhũng nhằm mục tiêu vào một số lượng lớn các quan chức Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn đến những xa lánh, bất đồng và chia rẽ trong giới lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.
Phép thử thực sự đối với những ý định của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là liệu chính quyền của nhà lãnh đạo này có truy tố cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang hay không. Chiếc thòng lọng chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã và đang siết chặt xung quanh Chu Vĩnh Khang kể từ các vụ bắt giữ những cứu trợ thủ thân cận của vị cựu Bí thư Chính Pháp Trung ương.
Tuy nhiên, ngay cả việc truy tố một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã về hưu cũng sẽ phá vỡ một điều cấm kỵ. Bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình, chế độ Trung Quốc hậu Mao Trạch Đông đã nỗ lực tìm mọi cách để đảm bảo an toàn cho các quan chức cấp cao nhất của họ, qua đó tránh sai lầm của Mao Trạch Đông về việc biến các cuộc chiến quyền lực thành các cuộc đấu tranh sống còn mà trong đó không ai được an toàn. Do vậy, mặc dù các Ủy viên Bộ Chính trị thông thường đã trở thành mục tiêu tấn công trong quá khứ (đã có người bị kết án tù), nhưng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn nằm trong vùng “cấm đụng chạm”.
Vì thế, giờ đây ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu như ông tuân theo quy tắc bất thành văn là không truy tố ngay cả các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã về hưu, thì nhà lãnh đạo này có nguy cơ bị suy giảm sự tin tưởng vào chiến dịch chống tham nhũng của ông. Nhưng nếu như Tập Cận Bình buộc đồng nghiệp cũ của mình vào tù, thì ông có thể làm suy giảm sự đoàn kết trong ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Thách thức lớn thứ ba mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt là tránh một cuộc xung đột không cần thiết với nước láng giềng Nhật Bản. Tuyên bố của Trung Quốc về việc thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) bao trùm cả quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông đã được đáp trả sau đó bằng chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Điều này cho thấy mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản – vốn đã ở mức thấp nhất trong 40 năm qua – sẽ tiếp tục xấu đi.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và các cố vấn của ông nên từ bỏ niềm tin viển vông rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ tăng cường vị thế của họ với công chúng Trung Quốc. Nhật Bản, với sự ủng hộ của Mỹ, sẽ gây ra một thất bại quân sự nhục nhã cho Trung Quốc.
Với tương lai chính trị phụ thuộc vào khả năng thực hiện các cam kết cải cách của mình, điều cuối cùng ông Tập Cận Bình cần là một sự nới lỏng chính sách ngoại giao gây căng thẳng, loại trừ khả năng một cuộc phiêu lưu quân sự sai lầm đầy bất hạnh.
Những nguy cơ đối với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Trung Quốc trong năm 2014 khá cao. Điều đó có nghĩa là những nguy cơ đối với phần còn lại của thế giới cũng khá cao.
***
Năm 2013, Chính quyền Tập Cận Bình đã
để lại nhiều dấu ấn nổi bật không chỉ với các vấn đề trong nước như
chính sách cải cách chính trị-kinh tế, cuộc chiến chống tham nhũng mạnh
tay mà còn các động thái khiến tình hình trên Biển Hoa Đông ngày càng
leo thang căng thẳng. Bước sang năm 2014, những thách thức của năm cũ
vẫn còn cùng với những thách thức mới nảy sinh đang khiến Chính quyền
Tập Cận Bình phải đưa ra ưu tiên giải quyết nhằm hiện thực hóa “Giấc
mộng Trung Hoa”. Xung quanh chủ đề này, báo Bưu điện Jakarta số ra mới đây có
bài “Thách thức lớn nhất năm 2014 của Tập Cận Bình là giải quyết cuộc
khủng hoảng bản sắc” của Steven Jiang, Phóng viên thường trú CNN tại Bắc
Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:Nhìn bề ngoài, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bước sang năm 2014 với cương vị lãnh đạo quyền lực và nổi tiếng nhất của đất nước hiện nay. Năm mới đến mang theo những kỳ vọng về sự lãnh đạo lâu bền khi ông đã tích lũy được nhiều vốn liếng chính trị hơn hai người tiền nhiệm. Không chỉ lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền, bộ máy nhà nước, chỉ huy lực lượng quân đội với 1,5 triệu biên chế, Tập Cận Bình còn nắm vị trí cao nhất tại hai cơ quan mới thành lập: Hội đồng An ninh quốc gia và Nhóm đặc trách “cải cách toàn diện” đất nước. Uy tín và ảnh hưởng của Tập Cận Bình cũng đang tăng vọt. Chuyến thăm gần đây của Tập Cận Bình tới tiệm bánh bao tại Bắc Kinh đã ngay lập tức biến quán ăn này trở thành địa điểm nổi tiếng với các đám đông xếp hàng chụp ảnh. Ông cũng đã nhận được sự ngưỡng mộ trên các trang mạng xã hội, khi người xem nhận thấy hình ảnh gia đình được ông sử dụng làm hình nền trong tài khoản cá nhân.
Tác giả nói rằng với tất cả vốn liếng chính trị và uy tín cá nhân nổi trội, liệu Tập Cận Bình có đủ mạnh để khởi động quá trình cải cách táo bạo trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự bất mãn trong dân chúng đang gia tăng. Một trong những động thái đáng hoan nghênh nhất kể từ khi Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng – vấn nạn gây bất mãn trên toàn quốc. Tập Cận Bình cam kết không khoan nhượng với bất cứ nhân vật nào khi nói rằng mục tiêu loại bỏ “ruồi và hổ” là như nhau. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, khoảng 108.000 quan chức đã bị xử lý kỷ luật trong chín tháng đầu năm 2013, gần 20 cán bộ cấp bộ trưởng đã phải từ nhiệm từ cuối năm 2012. Phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã trích dẫn vụ án cựu chính trị gia Bạc Hy Lai – mặc dù những người ủng hộ Bạc Hy Lai đồn đoán có động cơ chính trị, ví dụ điển hình về quyết tâm chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Giới quan sát Trung Quốc cũng đã phong thanh về việc ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang bị điều tra và nếu vụ án được công bố, ông Chu sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Một giáo sư kinh tế tại Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh nói rằng có mối liên hệ rõ ràng trong các chính sách của Tập Cận Bình với sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao vốn nhấn mạnh nguyên tắc “phục vụ nhân dân và lối sống thanh đạm”, mở đường cho Chủ tịch Mao thiết lập bộ máy quan liêu tham nhũng tương đối tự do. Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã thất bại trong việc giải quyết gốc rễ của nạn tham nhũng và nếu không có sự cải cách mang tính hệ thống thì các vụ tham nhũng mới sẽ nổi lên trong khi những vụ tham nhũng hiện nay chưa được giải quyết. Giải pháp căn bản để loại bỏ mầm mống tham nhũng chính là ngăn chặn các cơ hội cho các quan chức chính phủ nhận hối lộ trong các lĩnh vực nhạy cảm như quản lý đất đai, kế hoạch hóa gia đình.
Tác giả cho biết vào ngày 26/12/2013, Tập Cận Bình đã tỏ lòng tôn kính Mao Trạch Đông khi thực hiện chuyến thăm lăng Mao nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố chủ tịch. Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bất chấp cảnh báo của Trung Quốc, đến thăm ngôi đền có thờ các tội phạm chiến tranh gây tranh cãi ở Tokyo, kết thúc một năm quan hệ Trung – Nhật xấu đi nhanh chóng xuất phát từ tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên Biển Hoa Đông. Trung Quốc đã quyết liệt thể hiện sức mạnh quân sự kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, phái tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện tại Biển Đông – nơi đang có tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng. Tuy nhiên, đáng lưu ý nhất chính là Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông vào tháng 11/2013. Mặc dù Mỹ và các đồng minh phản đối, Trung Quốc đã cảnh báo sẽ giám sát và ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào trên không phận hoặc các vật thể bay không xác định trên biển. Được cổ vũ bởi chủ nghĩa dân tộc, những người mong mỏi sự trở lại của kỷ nguyên Mao Trạch Đông với lập trường cứng rắn chống lại Mỹ hay Liên Xô, ADIZ được một số nhân vật diều hâu trong Chính quyền Tập Cận Bình quan niệm là nhằm thể hiện sức mạnh, sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc. Sau chuyến thăm đền Yasukuni cửa ông Abe, Bắc Kinh đã tuyên bố ông Abe “không được chào đón” ở Trung Quốc. Hồ giai, một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất của Trung Quốc từng bị cầm tù hơn ba năm nói rằng chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe đã giúp Tập Cận Bình có lý do hoàn hảo để thể hiện sức mạnh của mình cả ở trong và ngoài nước khi nắm lấy cơ hội này chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề khó khăn trong nước. Cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình và lối sống gần dân của ông đã giành được sự ngưỡng mộ từ tầng lớp tri thức trẻ nhưng ông cũng đã bóp nghẹt tự do ngôn luận, đàn áp phong trào xã hội dân sự mới ra đời. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi nhất lại nằm trong bài phát biểu được lưu hành rộng rãi gần đây, Tập Cận Bình nhấn mạnh quan điểm không lấy tình hình thực tế “30 năm thứ hai” để bác bỏ “30 năm đầu tiên” và ngược lại. Ba thập kỷ đầu tiên của chế độ cộng sản sau năm 1949 – thường được gọi là thời đại Mao – phần lớn được phương Tây nhớ tới như một chế độ bị cô lập, nền kinh tế kế hoạch hóa thất bại, quốc gia rơi vào hỗn loạn bởi Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Ba thập kỷ sau đó bắt đầu vào cuối những năm 1970 khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế, mở cửa đất nước khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt cùng với sự gia tăng căng thẳng xã hội do tình trạng chênh lệch giàu nghèo và nạn tham nhũng tràn lan. Đối với những người theo chủ nghĩa Mao, việc phân chia khái niệm “30 năm” dường như là một sự điều chỉnh tự nhiên đối với sự xa rời quan điểm chính thống của Đặng Tiểu Bình của những người kế nhiệm. Mao là người sáng lập đất nước, từ chối ông cũng có nghĩa là từ chối tính hợp pháp của chế độ. Các nhà lãnh đạo cũng nhận thấy những hỗ trợ cần thiết thông qua việc thực hiện chủ nghĩa Mao và hành động để tái khẳng định nền tảng của chế độ. Tập Cận Bình đã có một số tiến bộ khi thực hiện chính sách cải cách trong bối cảnh các nhóm lợi ích kháng cự quyết liệt. Những người theo chủ nghĩa Mao hiện là mối đe dọa lớn nhất của Tập Cận Bình bởi những người này mang nặng quan niệm cải cách mở cửa là hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa, vấn đề là có thể tiến hành cải cách khi không từ bỏ chủ nghĩa Mao hay không đang đặt ra tranh cãi lớn và Tập Cận Bình sẽ ủng hộ ý thức hệ nào, với mục tiêu và giá trị gì.
Tác giả kết luận rằng khác với khái niệm mơ hồ “Giấc mộng Trung Hoa”, có vẻ như Tập Cận Bình đã không đưa ra được đáp án rõ ràng cho những vấn đề đầy thách thức trên. Khi sự chia rẽ trong xã hội Trung Quốc tiếp tục đào sâu hơn nữa, tương lai của hơn 1,3 tỷ người sẽ bị đe dọa.
***
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã
lên nắm quyền được hơn một năm. Trong thời gian này, ông Tập Cận Bình
đã có nhiều động thái quan trọng liên quan đến các chính sách đối nội và
đối ngoại của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng ông Tập Cận Bình là một
nhà lãnh đạo tài giỏi, có khả năng đem lại một tương lai tươi sáng hơn
cho Trung Quốc. Trang mạng “Hồ sơ Trung Quốc” vừa tiến
hành một cuộc thảo luận với các chuyên gia về khả năng liệu ông Tập Cận
Bình có thực sự đem lại một tương lai mới tích cực cho Trung Quốc hay
không. Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia trong cuộc thảo luận này:Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ mới lên nắm quyền được hơn một năm. Gần đây, nhà lãnh đạo này đã có một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại một nhà hàng ở Bắc Kinh, nơi ông mua và tự trả tiền một suất ăn trưa giá rẻ. Ngay sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một Thông điệp năm mới được phát sóng truyền hình từ nơi có vẻ như là văn phòng của nhà lãnh đạo này, trong đó ông chúc các công nhân Trung Quốc và gia đình của họ những điều tốt đẹp. Cả hai động thái này đều thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa các chuyên gia quan sát Trung Quốc. Nhà văn tự do Paul Mooney đã sống và làm việc ở Trung Quốc 18 năm, tháng 11/2013, hồ sơ của ông xin vào Trung Quốc để làm việc cho hãng tin Anh Reuters tại Bắc Kinh đã bị từ chối. Phản ứng của Paul Mooney, một phần trong cuộc trao đổi qua email cá nhân, đã được in lại với sự cho phép của ông – Ban Biên tập “Hồ sơ Trung Quốc”.
Những ý kiến
(1) Paul Mooney – nhà báo tự do người Mỹ chuyên viết về Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong từ năm 1985:
Tôi nhận thấy một số người trong nhóm các nhà quan sát Trung Quốc đang có những suy nghĩ đầy mơ tưởng về đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền và nhà lãnh đạo mới của nước này, ông Tập Cận Bình. Suy nghĩ, mơ tưởng duy nhất của tôi liên quan đến vấn đề này là hi vọng rằng đảng Cộng sản sẽ tuân thủ Hiến pháp riêng của họ. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng điều đó hoàn toàn không có cơ hội xảy ra, bởi nếu đảng Cộng sản Trung Quốc làm điều đó thì đảng này sẽ gặp khó khăn trong việc có thể tồn tại lâu dài. Đây là lý do tại sao ông Tập Cận Bình lại tích cực bắt giữ nhiều người khởi xướng ‘Phong trào Công dân mới’ đến vậy.
Tôi không thể tưởng tượng rằng sẽ có bất kỳ người dân thường Trung Quốc nào nghĩ rằng đây là buổi bình minh của một ngày mới tươi đep. Nếu họ suy nghĩ như vậy, rất có khả năng đó là bởi vì họ không thể nhảy qua ‘Bức tường lửa Trường Thành’ (tường lửa kiểm duyệt Internet của Trung Quốc), và vì thế không biết về những vấn đề mà ông Tập Cận Bình đã gây ra trong năm qua, hoặc có thể họ là những người có các mối liên hệ chặt chẽ với đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu họ đã nỗ lực tối thiểu để tìm hiểu sự thật về những chính sách của ông Tập Cận Bình thì họ sẽ không tin điều gì cả. Tôi chỉ có thể nghĩ rằng sự tin tưởng này đối với ông Tâp Cận Bình là dựa trên sự thiếu hiểu biết. Nếu người dân bị đánh lừa bởi việc ông Tập Cận Bình xuất hiện tại một trong những nhà hàng rẻ nhất của Trung Quốc để mua bánh bao thì đúng là họ không hiểu rõ về tình hình hiện nay ở Trung Quốc. Những “trò đánh bóng trước công chúng” này từ lâu đã được các chính trị gia trên toàn thế giới sử dụng. Không ai thực lòng làm những điều đó.
Tuy nhiên, chắc chắn sẽ là buổi bình minh của một ngày mới với sự đàn áp được đẩy mạnh. Tôi dự’ đoán xa đến mức có thể nói rằng tình hình tự do ngôn luận và tự do cá nhân (như được bảo đảm bởi Hiến pháp của Trung Quốc) tại nước này đang ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 1989, khi tôi ở Bắc Kinh để đưa tin về sự đàn áp tàn bạo đối với phong trào sinh viên.
Tóm lại, một số điều tôi đã và đang đăng tải trên mạng Internet trong một vài tháng qua, thì điều khiến tôi chú ý nhiều nhất trong năm đầu tiên ông Tập Cận Bình cầm quyền là làm thế nào ông ấy lại khiến đất nước thụt lùi nhiều như vậy. Trước hết, tôi nhớ những ngày tháng tươi đẹp dưới thời cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Ngay cả thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng ôn Gia Bảo cũng không tồi tệ như thời của Chủ tịch Tập Cận Bình hiện nay.
Chúng ta đã thấy một nỗ lực chưa từng có của Chính phủ Trung Quốc nhằm đàn áp mạnh mẽ hơn đối với cộng đồng người sử dụng mạng xã hội trên Internet ở nước này. Việc này bao gồm chiến dịch bắt giữ các blogger Trung Quốc và những điều như việc thông qua điều luật để ngăn chặn sự lan truyền ‘những tin đồn sai sự thật’ – hành động đã dẫn đến vụ bắt giữ một cậu bé 16 tuổi gần đây bị cáo buộc phát tán ‘các tin đồn’. Chúng ta từng thấy blogger nổi tiếng Trung Quốc Tiết Tất Quần, người đã có 12 triệu người theo dõi trên trang cá nhân của ông, có một buổi thú tội công khai trên truyền hình quốc gia, ngay cả trước khi ông ấy có quyền được đưa ra tòa xét xử. ông Tiết Tất Quần bị cho là đã bị phát hiện mồi chài mại dâm, nhưng trong lời thú tội trên truyền hình, ông ấy ám chỉ đến những sai lầm mà ông mắc phải trên trang tiểu blog của mình, điều ngầm cho thấy lý do thực sự khiến ông ấy bị bắt giữ. Và chúng ta cũng đã thấy Trân Vĩnh Châu, một nhà báo Trung Quốc, xuất hiện trên truyền hình quốc gia để đưa ra lời thú tội tương tự. Việc này vi phạm luật pháp Trung Quốc. Luật pháp nước này không cho phép các nhà báo tiếp cận với phạm nhân cho đến khi tòa án đưa ra bản án.
Tác động của động thái này thật khủng khiếp. Hiện nay, đa số chủ nhân của các trang tiểu blog đều ‘nằm im’ và các trang mạng này đang rất yên lặng, ngoại trừ một số người vẫn duy trì một sự hiện diện ở đó. Tuy nhiên, việc đàn áp các trang mạng cá nhân như vậy đang gây nhiều lo ngại.
Chúng ta cũng đã từng thấy khoảng 300 luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc bị bắt giữ trong những tháng gần đây, và trong nhiều trường họp, các luật sư của họ đã bị ngăn cản không cho gặp họ. Sự cai trị của pháp luật đã bị ảnh hưởng rất lớn dưới chính quyền mới. Trong số những người bị bắt, có nhiều luật sư và các nhà hoạt động nổi tiếng của Trung Quôc, chẳng hạn như Hứa Chí Dũng, Đinh Gia Hỉ, Quách Phi Hùng, Tống Tắc, Vương Bính Quyền, Lưu Bình, Triệu Trường Thanh… Những người bị bắt giữ đều liên quan đến việc kêu gọi Chính quyền Trung Quốc tôn trọng Hiến pháp hay kêu gọi các quan chức nước này (chẳng hạn như ông Tập Cận Bình) công khai tài sản cá nhân của họ. Và cuối cùng, hãy nhìn vào tình hình truyền thông Trung Quốc hiện nay. Hầu hết các nhà báo Trung Quốc tài năng và được tôn trọng nhất đều bị buộc phải im lặng, bị sa thải hoặc bị bắt giữ như Trần Vĩnh Châu. Và một số người thậm chí đã rời khỏi Trung Quốc trong nỗi thất vọng cùng cực. Tôi chưa từng thấy giới truyền thông địa phương bị ‘bịt miệng’ khủng khiếp đến như vậy kể từ năm 1989.
Cách đối xử với giới truyền thông nước ngoài là điều tồi tệ nhất trong hơn 18 năm tôi làm việc ở Trung Quốc. Có hàng chục phóng viên nước ngoài đang chờ đợi bên ngoài Trung Quốc trong suốt hơn một năm để xin được cấp thị thực báo chí – điều có thể không bao giờ xảy ra. Bản thân tôi cũng đã bị từ chối cấp thị thực và đây là điều rất hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn nhiều là việc cuối năm 2013 có khoảng 20 nhà báo làm việc cho tờ New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg đã phải đối mặt với nguy cơ không được gia hạn thị thực, có nghĩa là họ sẽ bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc và các văn phòng của họ sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động. Và mặc dù dường như tất cả những nhà báo đó, ngoại trừ một số sẽ được gia hạn thị thực, nhưng vẫn có những người như Phil Pan, Chris Buckley và một loạt nhà báo của hãng tin tài chính Bloomberg phải chờ đợi hơn một năm để được cấp thị thực vào Trung Quốc. Và dự kiến, việc gây khó khăn cho các nhà báo nước ngoài sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm tới, như đã từng xảy ra hàng năm kể từ năm 2009.
Tiếp đến, đó là việc hơn 128 người đã tự thiêu ở Khu Tự trị Tây Tạng, số vụ bạo lực ở Khu tự trị Tân Cương cũng gia tăng, và số lượng ngày càng tăng các cuộc biểu tình của người dân nông thôn, lao động nhập cư và công nhân các nhà máy, cùng tình trạng môi trường ngày càng xấu đi. Tôi không thấy bất kỳ ví dụ nào về việc ông Tập Cận Bình thực hiện các bước đi nghiêm túc để giải quyết những vấn đề này.
Cuối cùng, dường như là trong năm qua Trung Quốc cũng đã có nhiều cuộc xung đột với các nước láng giềng ở châu Á hơn so với những năm gần đây. Phải thừa nhận rằng tôi không am hiểu về các xu hướng quốc tế, nhưng ấn tượng của tôi là mọi thứ cũng đã trở nên tồi tệ.
Tôi vừa hoàn thành một bài viết 3000 từ cho tạp chí Nieman Foundation và tôi đã phỏng vấn hàng chục nhà trí thức, nhà báo, blogger nổi tiếng của Trung Quốc. Không ai trong số họ bày tỏ sự lạc quan trước những gì tôi đã đề cập. Các cuộc trò chuyện của tôi với những người có quan hệ gần gũi với đất nước Trung Quốc, chỉ phục vụ cho việc xác nhận niềm tin của tôi rằng mọi thứ đang tồi tệ hơn so với giai đoạn rất lâu trước đây.
(2) Andrew J. Nathan – Giáo sư Khoa học Chính trị thuộc Đại học Columbia (Mỹ). Dưới đây là ý kiến của chuyên gia này dưới hình thức suy nghĩ giả tưởng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình:
Họ gọi chúng tôi là giới quý tộc đỏ. Xem xét cách thức chúng tôi làm việc chăm chỉ để có được vị trí như ngày hôm nay, tôi thấy rằng đó là sự xúc phạm. Tuy nhiên, có một chút sự thật trong cách gọi đó. Cha và ông nội của chúng tôi đã chiến đấu để mang lại cho chúng tôi cuộc sống ngày nay. Chắc chắn, cũng đã có những sai lầm. Tuy nhiên, không ai phải chịu đựng nhiều hơn chính chúng tôi. Chúng tôi đã sống sót và đã đưa mọi thứ trở lại như cũ, song không ai biết ơn chúng tôi vì điều đó. Chúng tôi thông minh hơn, kiên cường hơn, và có sự gắn kết tốt hơn so với phần còn lại. Không ai khác có thể quản lý đất nước ngang bướng này, nhưng chúng tôi đã làm được nhiều hơn thế: chúng tôi đã thành công khi quản lý được đất nước này. Chúng tôi là những người duy nhất hiểu cách thức hoạt động của chế độ này. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại chịu trách nhiệm. Vì vậy, liệu chúng tôi có được hưởng một số đặc quyền cá nhân trong quá trình này? Chúng tôi xứng đáng với điều đó.
Tuy nhiên, đó không phải là những phần thưởng cá nhân khích lệ chúng tôi, đó là thực tế rằng chúng tôi và chỉ có chúng tôi mới có thể làm cho Trung Quốc lớn mạnh. Chúng tôi có những bất đồng trong chính bản thân mình. Đôi khi một hoặc hai anh em họ hàng phải hy sinh vì thể diện. Nhưng tất cả chúng tôi nhất trí rằng không ai ngoài chúng tôi có thể nắm quyền cai trị. Rất nhiều kẻ thù muốn thấy chúng tôi thất bại. Những trí thức què quặt đố kỵ của chúng tôi nói ba hoa và than phiền, những người có suy nghĩ nhỏ mọn, tranh cãi ngang ngạnh về những hy sinh của họ vì sự tiến bộ lịch sử của đất nước. Điều nguy hiểm nhất là kẻ thù của chúng tôi ở phương Tây. Các nhà ngoại giao và các chuyên gia tài chính của họ bên ngoài thì nở nụ cười nhưng trong lòng lại coi khinh lịch sử, văn hóa, hệ thống chính trị và tổ tiên của chúng tôi. Giờ đây, họ cũng bắt đầu lo sợ chúng tôi, thậm chí điều đó còn khiến họ lo lắng hơn và chờ đợi chúng tôi thất bại. Nhưng chúng tôi sẽ không như vậy – miễn là chúng tôi tiêp tục nắm giữ quyền lực. Đó là vị trí số một, chúng tôi phải xem tất cả sự đối lập là điều như nó vốn có – một nỗ lực để làm suy yếu chúng tôi, làm suy yếu đất nước và dứt khoát tiêu diệt nó cho dù nó khéo léo khoác lên mình những khẩu hiệu về pháp luật, công lý, nhân quyền hoặc xu hướng lịch sử. Lịch sử thuộc về kẻ mạnh. Chúng tôi rất mạnh và chúng tôi sẽ giữ vững điều đó.
(3) Giáo sư Orville Schell – chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Quan hệ Mỹ – Trung thuộc tổ chức Asia Society ở New York:
Rất khó đế nghiên cứu danh sách toàn diện của Paul Mooney và không thể không đồng ý với ông ấy rằng theo một cách cơ bản – có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói đó là cách thức nguyên tắc – rất nhiều hành động của ông Tập Cận Bình là sai trái. Gần như không thể tưởng tượng được rằng bất cứ ai ngập chìm trong những giá trị giác ngộ có thể cảm thấy bất cứ điều gì ngoại trừ mối lo ngại về các cuộc tấn công ngày càng tăng của ông Tập Cận Bình chống lại báo chí (trong nước và nước ngoài), Internet, quyền hiến định, tự do hội họp và tự do học thuật, sự chú ý tới tình trạng thù địch mà các chính sách biển đảo của Trung Quốc đã tạo ra với các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ. Có một bước thụt lùi không thể phủ nhận đối với nhiều hoạt động mà ông Tập Cận Bình đã tiến hành trong năm qua và từ một bối cảnh rõ ràng, chúng cho thấy về một buổi hoàng hôn hơn là một buổi bình minh mới.
Tuy nhiên, những đánh giá như vậy về các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ thực sự thuyết phục nếu được đưa ra từ quan điểm của một khung tham chiếu nhân văn. Và do đó chưa chắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ ở Trung Quốc, đặc biệt là trong các nhà lãnh đạo nước này. Như ông Andrew Nathan đã rất thẳng thắn chỉ ra trong lời biện hộ giả tưởng của ông ấy, những điều quan trọng nhất đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều người khác ở Trung Quốc không phải là quá nhiều sự bảo vệ các giá trị nhân văn như vậy, mà là bảo vệ sự giàu có, quyền lực, sự ổn định và đoàn kết của Trung Quốc trong vai trò một nhà nước. (Điều này không phải là để nói rằng không có ai ở Trung Quốc quan tâm đến dân chủ và nhân quyền, mà đơn giản là để nói rằng những người này không phải là những nhà lãnh đạo được yêu thích trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay). Sự phổ biến của những lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Những gì chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã thiết lập là nguyên tắc chỉ đạo của ông ấy. Đó không phải là ví dụ về Thomas Jefferson, John Locke hay Jean- Jacques Rousseau, hoặc thậm chí về Nelson Mandela hay Vaclav Havel, mà là về nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Đây là một nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự quan tâm đến sự cải thiện của người dân Trung Quốc, nhưng mối quan tâm này cũng cho phép ông ta trở thành một người mạnh mẽ, khi cần thiết ông ấy cảm thấy có đầy đủ quyền để hành động đơn phương, thậm chí bắn vào nhân dân để cứu chính bản thân họ, do ông lo sợ việc không hành động sẽ gây nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia. Chẳng hạn, vào năm 1989, quyền cá nhân đã trở thành một vấn đề nổi bật trong số các vấn đề của đất nước Trung Quốc. Sau đó, đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Tiểu Bình đã được trao quyền để làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm duy trì sự ổn định, ngay cả khi những hành động đó vi phạm Hiến pháp, bởi Trung Quốc không có tòa án hiến pháp. Điều đó đã và đang diễn ra, có chút gì đó giống như một thể chế “không răng”.
Vậy làm sao mà tất cả những điều đã được phân tích này lại đại diện cho một ‘buổi bình minh mới’?
Nếu định nghĩa của một ai đó về sự phục hưng, hoặc một sự khởi đầu mới, được đo bằng tinh thần yêu nước mãnh liệt, đoàn kết dân tộc, sự thịnh vượng, sức mạnh quân sự, đoàn kết quốc gia và ảnh hưởng toàn cầu (theo hướng hiện nay các nước khác lo sợ Trung Quốc đủ mạnh để buộc họ phải phục tùng nước này), thì Trung Quốc có thể nói là được hưởng một vài điều gì đó từ một “sự phục hưng”. Mọi người, từ các nhà ngoại giao, các doanh nhân đến các nhà báo và các quỹ đang cố gắng tham gia cuộc đua Trung Quốc. Sự phục hưng của họ có thể không phải là sự phục hưng văn hóa, chính trị, tinh thần của một châu Âu cách đây 600 năm, nhưng nó là sự hồi sinh của một khuynh hướng khác biệt trong các thuộc tính từ lâu đã rất quan trọng với Trung Quốc và khuynh hướng này giúp đảm bảo rằng nước này sẽ không bị bắt nạt hay bị giật dây bởi các cường quốc lớn hơn. Tuy nhiên, nó không đảm bảo rằng Trung Quốc, có được sức mạnh mới, có thể không bị kích động hết lần này đến lần khác, lại tham gia việc bắt nạt và bành trướng sang các nước xung quanh. Chúng ta sẽ chờ xem.
Trung Quốc có thể vẫn còn phải đi một chặng đường dài để giành được sự tôn trọng cần thiết từ phần còn lại của thế giới, nhưng ít nhất sức mạnh ngày càng tăng của nước này cũng đã giúp họ giành được một sự khâm phục miễn cưỡng. Nếu Trung Quốc không được yêu mến – điều rất hiếm – thì ít nhất nước này cũng phải được kính nể.
Bởi vì kiểu bùng nổ sự giàu có và quyền lực này – đã phủ nhận Trung Quốc từ rất lâu – luôn quan trọng đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và trước họ là Quốc Dân đảng, nên thành quả hiện nay đại diện cho một “sự hạ cánh” mới và quan trọng, và không phải là thành tựu nhỏ. Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu nữa cuộc thử nghiệm dài hàng thế kỷ của Trung Quốc trong việc tự làm mới mình mới hoàn thành. Sẽ thật vô lý nếu không nhớ rằng sau mỗi buổi bình minh, luôn có một ngày khác, một buổi hoàng hôn và cả một đêm khác. Đôi khi, chúng ta có thể phàn nàn về việc làm thế nào mà Trung Quốc có được vị trí như ngày nay, và thậm chí cả phương hướng mà Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang lái con tàu Trung Quốc đi theo. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thật ngây thơ nếu không thừa nhận rằng con tàu ấy đang đến bên bờ mà một thế kỷ trước dường như cũng không thể đạt tới. Vì vậy, như ông Andrew Nathan gợi ý, từ một quan điểm chắc chắn được chia sẻ khá rộng rãi tại Trung Quốc, sự kỳ vọng vào Chủ tịch Tập Cận Bình như một người lãnh đạo mạnh mẽ mới ở Bắc Kinh – đặc biệt là sau thời gian cầm quyền không thuyết phục của cựu Chủ tịch Hồ cẩm Đào – đại diện cho một ngưỡng cửa có thể là của một kỷ nguyên mới. Có thể không phải là một kỷ nguyên nhân văn, dân chủ hoặc thậm chí (đôi với những người phương Tây) không phải là một kỷ nguyên đáng quý , nhưng ông Tập Cận Bình, đại diện cho một ban lãnh đạo mới, đang cố gắng định hình một kỷ nguyên mới, một ban lãnh đạo có thể cứng rắn hơn và ‘hiếu chiến’ hơn so với các ban lãnh đạo của Trung Quốc trong quá khứ.
Về tất cả các chính phủ đã cai trị Trung Quốc từ năm 1912, sẽ không có quá nhiều bằng chứng về những nguyên tắc và các giá trị mà những nhà lãnh đạo mới này tán thành, nhưng liệu họ có thể tiếp tục thúc đẩy một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và tôn trọng hơn (nhưng cũng đáng sợ hơn) hay không?”
(4) Eaward Friedman – Giáo sư Danh dự thuộc khoa Khoa học Chính trị của Đại học Wisconsin, Madison:
Hầu hết các chuyên gia phân tích – những người sống ở các nền dân chủ – đều đánh giá thấp sự nổi tiếng của đảng Cộng sản Trung Quốc độc tài trên toàn cầu, và những chuyên gia đánh giá như vậy không chỉ ở Pakistan, nơi Trung Quốc là nước được ủng hộ hơn hẳn. Trong toàn bộ các nước đang phát triển, những người coi mình cùng có chung quá trình hậu thuộc địa với Trung Quốc cho là Trung Quốc đứng về phía họ để chống lại tác động được cho là của chủ nghĩa thực dân mới từ châu Âu và Mỹ. Những người này hân hoan với việc Trung Quốc phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của các cường quốc Chiến tranh Lạnh vào năm 1964. Họ lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đưa Trung Quốc tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm 1971. Họ công khai bác bỏ những lệnh trừng phạt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đối với Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 4/6/1989 dưới chế độ Đặng Tiểu Bình. Họ coi Trung Quốc như đang đứng về phía họ và họ mong muốn Chủ tịch Tập Cận Bình gặp những điều tốt lành. Các nhà lãnh đạo của họ được gia tăng uy tín bất cứ khi nào đất nước họ được nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm.
Nhiều người Trung Quốc, không chỉ trong đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền mà cả trong quân đội nước này, đều hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ mang đến một ngày mới cho Trung Quốc, một ngày mà ở đó tình trạng tham nhũng được kiểm soát và sự công bằng được thúc đẩy. Bức ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đang ăn những chiếc bánh bao bình thường trong một nhà hàng bình dân là nhằm mục đích đánh bóng hình ánh của ông Tập Cận Bình, hay chính xác là hình ảnh mà tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều mong muốn có được.
Tuy nhiên, con đường này, có thể khá dài và sẽ thành công, sẽ đưa Trung Quốc theo hướng hà khắc, quân phiệt và chủ nghĩa độc tài dân túy hơn (một số người gọi nó là chủ nghĩa phát xít). Những chính thể như vậy, tuy họ đối xử khắc nghiệt với các đối thủ và các đối thủ tiềm năng, nhưng có thể rất được lòng những người yêu nước, như trường hợp ở Trung Âu trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Con đường này khiến cho nhiều khả năng các cuộc tranh chấp quốc tế của Trung Quốc sẽ được quân sự hóa. Những cuộc đụng độ quân sự không nhất thiết dẫn đến cuộc chiến tranh tổng lực. Nhưng rất có khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hành động dựa trên một chương trình nghị sự cho thấy (đối với cả trong và ngoài nước) rằng chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc rất cứng rắn và Trung Quốc sẽ chứng minh với mọi người rằng họ thực sự cứng rắn. Mặc dù nguồn gốc của các biện pháp cứng rắn này (cả trong và ngoài nước) nằm bên trong nền chính trị của Trung Quốc, nhưng sẽ là sai lầm khi tưởng tượng rằng các chính phủ hậu thuộc địa sẽ đột nhiên từ bỏ sự nhận thức của họ rằng Trung Quốc là một lực lượng tích cực trên thế giới và đột nhiên coi chính quyền độc tài độc đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính quyền xấu xa.
Sau tất cả, nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng đóng góp nhiều vào sự thịnh vượng của thế giới mỗi năm hơn là Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ, hoạt động nhập khẩu và các khoản vay đã kích thích sự tăng trưởng nhanh hơn ở khu vực châu Phi cận Sahara. Đa số các chính phủ, không chỉ các chính phủ ở những quốc gia kém phát triển nhất, đều sẽ phản đối những chính sách có thể làm họ mất đi những lợi ích tưởng tượng về quan hệ sâu sắc với một Trung Quốc đang bùng nổ kinh tế. Do vậy, những người Trung Quốc ủng hộ chương trình nghị sự của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhà lãnh đạo này đang dẫn dắt người dân Trung Quốc đi tới một tương lai tươi sáng hơn.
(5) Robert Kapp – chuyên gia lịch sử về Trung Quốc trong thế kỷ 20, thuộc Đại học Rice ở Washington, đồng thời là chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung :
Đây là một chủ đề thú vị và hầu hết những gì cần phải nói đã được nói. Tôi sẽ chỉ đơn giản là quan sát, bằng cách tóm tắt, và có lẽ là đúc kết lại những gì ông Orville Schell đã viết, rằng vấn đề liệu năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập Cận Bình có báo hiệu một số sự khởi đầu mới hay không. Theo tôi, điều đó có lẽ phụ thuộc vào điều mà một người nào đó trông đợi và điều mà một người nào đó đang tìm kiếm. Danh sách được phân chia thành từng mục về những diễn biến thụt lùi được cung cấp trong phần thảo luận mở đầu là một sự kết tinh, một bài diễn thuyết tinh túy nhất với hình thức cô đọng nhất, trong số những gì tôi đã thấy và (tôi giả sử) hầu hết người đọc trang “Hồ sơ Trung Quốc” sẽ thất vọng, khinh ghét và đầy hoang mang. Điều đó là “đúng”, nếu các bạn cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, như ông Orville Schell đã chỉ ra ngay trong phần bình luận của ông ấy, vẫn còn một danh sách từ một quan điểm đặc biệt – một quan điểm mà hầu hết người Mỹ đều công nhận và tôn trọng, nhưng cuối cùng nó vẫn chỉ là một quan điểm duy nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hỏi xem điều gì trong năm đầu tiên của Chính quyền Tập Cận Bình có thể quan trọng đối với “người Trung Quốc”, hoặc nói một cách chính trị hơn, là đối với “những người đàn ông/phụ nữ trên phố”, hay đối với một số người khác được xác định là nhóm người thiểu số bên cạnh những người Trung Quốc bị ngược đãi qua những số liệu nổi bật trong phân thảo luận mở đâu. Để viết ra bất cứ điều gì mà “bất kỳ người dân thường Trung Quốc” nào có thể nghĩ về các lý do anh/cô ấy đã không “nỗ lực tối thiểu đề tìm hiểu sự thật”, hoặc bất cứ sự tin tưởng nào đối với Chủ tịch Tập Cận Bình trong số “những người dân thường Trung Quốc” như vậy là “dựa trên sự thiếu hiểu biết”, khiến tôi cảm thấy mình quá tự phụ và không thoải mái khi khẳng định rằng mình biết nhiều hơn về điều mà người dân ở Trung Quốc nghĩ.
Không có bí mật nào đối với bất kỳ ai trong chúng ta, rằng việc phát hiện ra “điều mà người dân Trung Quốc thực sự nghĩ” là một quá trình phức tạp, bị giới hạn bởi nhiều sự kiểm soát ngôn luận, hội họp… – những điều mà tất cả chúng ta đều quen thuộc và nhàm chán. Tuy nhiên, chính vì nó là một quá trình phức tạp như vậy nên tôi nghĩ rằng chúng ta đang tạo ra nguy cơ vô tình gây hiểu lầm giữa chính chúng ta, nếu chúng ta kết luận một cách đơn giản với các độc giả thân thiện của trang “Hồ sơ Trung Quốc”, rằng nếu có bất cứ ai ở Trung Quốc không đồng ý với mô tả cụ thể của chúng ta về thực tế ở Trung Quốc, thì người đó hẳn phải là kẻ lười biếng, bị đánh lừa hoặc bị gian lận hay bị đàn áp bởi những yếu tố tồi tệ nhất của một chế độ hà khắc.
Có lẽ cuộc thảo luận này có thể được cân bằng và mở rộng bởi sự tham gia của một hoặc nhiều cộng tác viên – những người chú ý tới nền kinh tế Trung Quốc và chắc chắn tới cả chương trình cải cách đầu tiên được nêu trong Hội nghị Trung ương 3 của đảng cộng sản Trung Quốc năm 2013 và giờ đây đang trong quá trình xây dựng, thực hiện. Nếu những nỗ lực cải cách đó đạt được tiến triển thực sự thì nó có liên quan đến vấn đề đặt ra ở đây. Còn nếu những nỗ lực cải cách đó chưa tạo được tiến triển thực sự, song dường như đang hướng tới việc thực hiện trong thời gian ngắn và trung hạn, thì cũng nên cân nhắc kỹ cuộc thảo luận của chúng tôi. Mặt khác, nếu họ biến tất cả trớ nên tồi tệ hoặc không thực hiện hay chứng minh được những điều giả dối rỗng tuếch và đầy hoài nghi, thì ít nhất sẽ có thêm căn cứ cho những gì đã được bàn đến trong chủ đề này. ít nhất, chúng ta hãy cố gắng để có được một cái nhìn”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét