Các nhà hoạt động “đưa nhân quyền VN ra thế giới”.
Phạm Lê Vương Các
Cùi Các
Trong một chiến lược đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thế giới, một trang tin bằng Anh ngữ mang tên Vietnamrightnow ra
đời nhằm cung cấp và phổ biến thông tin về tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam vào đúng dịp Liên Hiệp Quốc kỷ niệm cho ngày của “Quyền được
biết” 24/3.
Sự ra đời của trang tin nhân quyền này đúng vào ngày giỗ lần thứ 88 của cụ Phan Châu Trinh – người đã đề xướng tư tưởng nhân quyền và dân quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Theo như tuyên bố, Vietnam right now được thành lập bởi một mạng lưới
xuyên quốc gia của các nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự độc
lập trong và ngoài nước.Sự ra đời của trang tin nhân quyền này đúng vào ngày giỗ lần thứ 88 của cụ Phan Châu Trinh – người đã đề xướng tư tưởng nhân quyền và dân quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Nói về lý do ra đời, Tiến sĩ Nguyễn Công Huân cho biết “chúng tôi đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và báo cáo về nhân quyền trên các diễn đàn quốc tế, nhưng điều đó là không đủ để cho thế giới hiểu đầy đủ về những gì đang diễn ra ở đất nước chúng tôi”.
Qua đó ông Huân nhận định, Vietnam right now sẽ đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong thời điểm này để cung cấp tin tức và tập hợp dữ liệu về tình hình nhân quyền Việt Nam, là một trong các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới.
Cảm hứng từ Irrawaddy
Qua việc phân tích dữ kiện và ghi nhận lại những gì đang xảy ra tại
Việt nam, sau đó phổ biến bằng tiếng Anh ra thế giới, tiến sỹ Huân còn
cho biết “chúng tôi hy vọng biến dự án này thành một nỗ lực chung của
người Việt trên toàn thế giới nhằm khắc phục tình trạng vi phạm nhân
quyền nghiêm trọng đang diễn ra trong nước.”Có cùng tiếng nói với tiến sỹ Huân, Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết “các nhóm nhân quyền ở các nước Đông Nam Á đều có trang web tin tức và dữ liệu bằng tiếng Anh”.
Lấy dẫn chứng từ trang Irrawaddy của Miến Điện mà luật sư Long đánh giá là “đã có đóng góp rất nhiều vào quá trình cải cách ở nước này”.
Được biết, Irrawaddy là một trang tin bằng Anh ngữ được thành lập vào năm 1993 bởi các nhà hoạt động trẻ của Miến Điện.
Những
người này buộc phải chạy sang Thái Lan để trốn khỏi cuộc đàn áp của chế
độ quân phiệt ở Miến Điện trong cuộc nổi dậy dân chủ năm 1988. Tại đây,
các nhà hoạt động này đã thành lập Irrawaddy để loan báo với cộng đồng
quốc tế về những tội ác xảy ra tại quê hương của họ.
Với
sự năng động và lòng nhiệt huyết của các nhà hoạt động trẻ, tờ
Irrawaddy nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng thế giới tập
trung đến Miến điện vào thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đang tồn tại khá
nhiều chế độ độc tài toàn trị vi phạm nhân quyền đáng báo động.
Sau
gần 20 năm ghi lại tất cả các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền
Miến Điện để loan báo ra thế giới, họ đã góp phần làm nên lộ trình đi
tới dân chủ cho Miến Điện như ngày hôm nay.
Đưa thế giới đến Việt nam
Sau
khi Miến điện cải cách đi đến dân chủ, những nhà hoạt động ở Việt nam
đang có hy vọng thu hút được sự chú ý của thế giới vào tình hình tại
Việt Nam.
Vietnam
right now được mở ra như là “cánh cổng đưa thế giới đến với Việt nam
hiện tại”, bằng cách “cung cấp thông tin khách quan, chính xác, và kịp
thời về tình hình chính trị-xã hội tại Việt Nam”.
Đóng
góp vào những tiếng nói đầu tiên cho Vietnam Right Now, một nhà hoạt
động nổi bật là Luật sư Lê Công Định trong một cuộc trả lời phỏng vấn
hiếm hoi kể từ khi ra tù, phát biểu trên web này rằng: “Tại Việt Nam
người giàu có thể mua công lý bằng cách trả tiền hối lộ cho các thẩm
phán để có một kết quả của phiên tòa mà họ muốn thấy…. Phòng xử án bây
giờ trở thành một nơi bán đấu giá, nơi mà bất cứ ai trả giá cao nhất thì
sẽ có cơ hội tốt hơn để giành được chiến thắng pháp lý”.
Một
khi hệ thống tư pháp không còn là nơi bảo vệ cho công lý, mà là nơi bao
che và tiếp tay cho các hành vi chà đạp vào phẩm giá con người, thì
tiếng gọi công lý sẽ được chuyển tải tới cộng đồng quốc tế.
Đây là một biểu hiện khách quan khi mà các tiếng nói đóng góp cho chính quyền không được tôn trọng.
Mở đầu cho chiến lược này là “Tuyênbố xóa bỏ điều luật 258”
được các bạn trẻ trong nước mang đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền , cùng
với đó là các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao như EU,
Thụy Điển, Đức… để loan báo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, qua
đó vận động quốc tế áp lực lên chính quyền để xóa bỏ các điều luật nhằm
hạn chế quyền con người.
Và
cũng là lần đầu tiên các hội đoàn xã hội dân sự từ trong nước sang
Gieneva đóng đóp tiếng nói của mình vào quá trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ
quát Nhân quyền dành cho chính quyền Việt Nam tại trụ sở của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc.
Hay
mới đây nhất là hai buổi “Cafe nhân quyền” diễn ra tại Sài Gòn và Hà
Nội với sự tham dự của báo chí quốc tế và các cơ quan ngoại giao là chỉ
dấu cho thấy thế giới đang cần thông tin, cũng như sự ủng hộ nhiệt thành
cho các phong trào nhân quyền Việt Nam.
Bên
cạnh đó, nhiều người đã biết đưa câu chuyện của mình lên báo chí quốc
tế, cũng như sử dụng đến cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ
cho các hoạt động nhân quyền của mình.
Từ
các hoạt động này cho thấy, các phong trào nhân quyền đã biết vận dụng
tối đa sự ảnh hưởng và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam.
Quốc tế đáp lời
Sau
nhiều năm, cộng đồng thế giới bắt đầu tỏ ra hoài nghi cho tính hiệu quả
từ việc “đối thoại nhân quyền” với chính quyền Việt Nam qua con đường
ngoại giao.
Các
cam kết cải thiện nhân quyền được nhà cầm quyền đưa ra không đồng hành
cùng các biện pháp tổ chức thực hiện, mà thay vào đó là sự bóp nghẹt các
quyền tự do dân chủ của người dân.
Từ việc đối thoại, giờ đây thế giới đã có phần mệt mỏi cho quá trình này và đã bắt đầu tính đến việc “trừng phạt”.
Các “Dự luật nhân quyền ViệtNam” được đưa ranhư là biểu thị thái độ quyết liệt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống, được các dân biểu từ các quốc gia đệ trình lên Quốc hội nhằm trừng phạt chính quyền Việt Nam.
Trong đó tiêu biểu làDựluật HR 4254vừa mới được công bố, với các biện pháp trừng phạtnhắm vào các quan chức chính quyền bao gồm ngăn chặn tài sản, hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính cá nhân, và nhập cảnh vàoHoa Kỳ.
Dự
luật này còn nêu rõ, không chỉ những quan chức có tên trong danh sách
vi phạm nhân quyền bị trừng phạt, mà cả những người thân trong gia đình
của họ có thể không được nhập cảnh hoặc di trú vào Hoa Kỳ, không được
nhận nhập cư hợp pháp trong bất kỳ tình trạng nào, kể cả lý do du học
hoặc đủ điều kiện tài chánh để định cư.
Có
thể nhiều quan chức Việt nam cho rằng đây là những Dự luật “dở hơi” vì
một đời họ và người thân của mình không cần đến Mỹ. Nhưng dù gì thì nó
cũng sẽ là một gánh nặng tâm lý và đè bẹp thanh danh đến muôn đời.
Nếu
Liên minh Châu Âu cùng chung tay góp sức như Dự luật này, thì điều đó
đồng nghĩa với việc các quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền sẽ “kết
thúc hy vọng đi tới tương lai”, cũng như cánh cổng bước vào thế giới văn
minh sẽ bị đóng lại đối với họ.
Qua
đó minh chứng cho một điều xác thực rằng, tương lai của cộng đồng nhân
loại sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào mang
tính hệ thống từ quan chức chính quyền nhắm vào người dân.
Về nghi án Nhật hối lộ đường sắt VN
LS Ngô Ngọc Trai
Báo chí Việt Nam đang đưa nhiều tin bài về
nghi án đưa hối lộ xảy ra tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam từ tiền
ODA của Nhật Bản nhưng giải quyết vụ này thế nào sẽ còn là
một vấn đề vì hai nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp.
Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong số các nước đầu tư vốn ODA cho
Việt Nam, hai nước có nhiều mối quan hệ giao thương và đã ký nhiều Hiệp
định về kinh tế như:Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư năm 2003, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2008, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế năm 1995, Hiệp định hợp tác phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân và nhiều thỏa ước kinh tế dân sự khác
Còn nhiều nước chưa ký
Riêng hiệp định tương trợ tư pháp Nhật Bản – Việt Nam lại chưa ký.Hiệp định tương trợ tư pháp nếu có sẽ giúp phối hợp giải quyết các vướng mắc pháp lý về dân sự, hình sự giữa công dân hai nước.
Mấy chục năm qua Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam, công dân hai nước đã có nhiều hoạt động di trú làm ăn, nguy cơ phát sinh các vướng mắc về pháp luật là có, tiền lệ xấu đã xảy ra vậy tại sao hai bên không ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp?
Phải chăng giới chức phía Nhật không thiện chí hợp tác trong việc này?
Mở rộng tìm hiểu thì thấy, cho tới hiện tại Việt Nam mới ký Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước.
Nhưng với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia có quan hệ đầu tư làm ăn với Việt Nam, nhiều công dân Việt Nam cư trú ở đó nhưng lại chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp.
Hội nghị La Hay
Nếu không ký Hiệp định song phương thì Việt Nam có thể gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.Đây là hội nghị được thành lập từ năm 1893 và tới nay đã có hàng trăm nước, gồm cả Nhật Bản tham gia. Hội nghị này cho ra đời nhiều công ước khác nhau giúp cho việc giải quyết xung đột pháp luật giữa các quốc gia thành viên, tạo hành lang pháp lý thông suốt xử lý các vấn đề tư pháp dân sự, hình sự giữa các nước.
Từ năm 2011 ở Việt Nam đã diễn ra các hoạt động hội thảo nghiên cứu tìm hiểu về Hội nghị La Hay, nhưng không hiểu sao tới nay chính phủ vẫn chưa quyết định ký kết tham gia?
Nếu Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, thì hành vi sai phạm của công dân Nhật Bản (hoặc công dân của một quốc gia thành viên khác) trên đất nước Việt Nam sẽ dễ dàng được hai bên phối hợp xử lý.
Các hoạt động tương trợ tư pháp như triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; sẽ là trách nhiệm của giới chức hai bên.
Vậy nếu Việt Nam chưa gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và cũng chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Nhật Bản thì việc tìm kiếm thông tin chứng cứ được thực hiện như thế nào?
Năm 2007 Quốc Hội Việt Nam ban hành Luật tương trợ tư pháp, theo đó hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt nam và các nước được thực hiện theo điều ước quốc tế, nếu giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
Như thế việc xử lý thông tin báo chí Nhật đưa ra về nghi án đưa hối lộ tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo hình thức tương trợ tư pháp đơn lẻ theo vụ việc, trên nguyên tắc trợ giúp có đi có lại.
Đình chỉ công tác đã đủ căn cứ?
Việc làm này đã cho thấy trách tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo ngành chức năng, công chúng cũng thấy hợp lý đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bình tĩnh xem xét thì thấy việc tạm đình chỉ công tác chưa chắc đã đảm bảo căn cứ.
Theo Nghị định số 59/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng thì việc quyết định tạm đình chỉ công tác chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
Nghị định cũng hướng dẫn thêm, được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý khi người đó có một trong các hành vi:
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật; Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
Trong trường hợp này mấy người bị tạm đình chỉ công tác đã có những hành vi nêu trên chưa? Theo báo chí đưa tin thì họ mới chỉ vừa bị yêu cầu giải trình về sự việc?
Nêu ra vấn đề này để người dân giám sát việc am hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật.
Ngoài ra cũng cho thấy nghị định của chính phủ hướng dẫn khắt khe hơn so với luật phòng, chống tham nhũng khi bổ sung thêm những điều kiện ràng buộc trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ.
Vai trò của Viện kiểm sát
Có thông tin Thứ trưởng Bộ giao thông sẽ lên đường sang Nhật để thu thập thông tin về sự việc.Cụ thể Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm: tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
“Hoạt động xác minh điều tra xử lý tội phạm là hoạt động thuộc khối cơ quan tư pháp nhưng chính phủ là cơ quan hành pháp lại chỉ đạo, và cán bộ chính phủ lại trực tiếp làm việc này, liệu có ổn?“
Hoạt động xác minh điều tra xử lý tội phạm là hoạt động thuộc khối cơ quan tư pháp nhưng chính phủ là cơ quan hành pháp lại chỉ đạo, và cán bộ chính phủ lại trực tiếp làm việc này, liệu có ổn không?
Việc chỉ đạo cho thấy lãnh đạo chính phủ có trách nhiệm cao nhưng cũng là điều không bình thường vì hành pháp can thiệp vào tư pháp.
Khác với các nước, ở Việt Nam cơ quan điều tra lại nằm trong hệ thống công an, cho nên không rạch ròi giữa hành pháp và tư pháp, mà đúng ra phải tách bạch hai hệ thống này.
Tóm lại, về tổng thể Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng ra phải là cơ quan có động thái xử lý thông tin đầu tiên và có tiếng nói quyết định việc thực hiện hoạt động thu thập thông tin chứng cứ từ cơ quan chức năng bên Nhật Bản, thế mà cơ quan này lại hoàn toàn im ắng.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Tại sao, Việt Nam?
Tại sao, Việt Nam?
Vào đầu tháng 1/2011, vài ngày trước cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập chấn động Ai Cập (25/1/2011), một nhà văn người Thụy Điển từng có thời gian sinh sống ở Việt Nam và quan tâm đến tình hình Việt Nam hỏi tôi: ''Vì sao các blogger Việt Nam ''ít nói'' vậy? Tôi theo dõi và thấy rằng ở Việt Nam chính quyền hà khắc, đàn áp nghiêm trọng ngang với Iraq, Iran, Myanmar… mà dường như thế giới không hề biết điều đó. Họ chỉ biết có Myanmar là nước độc tài quân sự và Việt Nam thì luôn là một mẫu mực về phát triển kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Họ chỉ biết đến các blogger Iran, Iraq, và tờ báo đối lập Irrawaddy nổi tiếng của Myanmar. Họ không hề biết Nhà nước Việt Nam độc tài đến mức nào và người dân Việt Nam khổ ra sao. Tại sao vậy? Phải chăng vì các blogger Việt Nam chỉ viết cho nhau đọc?''.
Khi ấy tôi hơi lúng túng. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới thực tế đó. Tôi cũng không biết đến tờ báo Irrawaddy nào của Myanmar (phương Tây hay gọi là Burma) cả; nhưng đúng là tôi cũng có cảm tưởng Myanmar là một nhà nước độc tài hà khắc. Chắc hẳn rất nhiều công dân trên thế giới đều nghĩ như thế về Myanmar, nhưng không mấy ai biết và càng chẳng ai quan tâm đến một nước Việt Nam khác, không gắn với những luận điệu sáo mòn kiểu như ''anh hùng'', ''phát triển năng động'', ''gái đẹp'', ''phở ngon'', ''con người thân thiện'', v.v.
Tôi nói với nhà văn Thụy Điển đó rằng ở Việt Nam cũng có một số blogger chính trị nổi tiếng, nhưng chỉ là nổi tiếng trong cộng đồng của họ mà thôi, tức là cộng đồng những người quan tâm đến chính trị; và giới ấy quá nhỏ bé, có xu hướng co cụm lại với nhau, dân trong nước còn chẳng biết đến họ nữa là bên ngoài.
Nhà văn cho rằng không hẳn như thế: Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì số người quan tâm đến chính trị cũng chiếm tỷ lệ thấp, và càng ở xứ toàn trị thì người ta càng được khuyến khích là nên sống yên phận, mình biết việc mình hơn là quan tâm đến xã hội.
Tôi chuyển sang cách giải thích khác, rằng có thể do đa số các blogger Việt Nam không viết bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn nữa, là không có một tờ báo nào phản ánh tiếng nói của họ ra thế giới cả. Trong khuôn khổ một buổi cafe sáng hôm ấy, không còn cách giải thích nào hợp lý hơn như thế nên chúng tôi tạm chấp nhận lý do đó.
Vào đầu tháng 1/2011, vài ngày trước cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập chấn động Ai Cập (25/1/2011), một nhà văn người Thụy Điển từng có thời gian sinh sống ở Việt Nam và quan tâm đến tình hình Việt Nam hỏi tôi: ''Vì sao các blogger Việt Nam ''ít nói'' vậy? Tôi theo dõi và thấy rằng ở Việt Nam chính quyền hà khắc, đàn áp nghiêm trọng ngang với Iraq, Iran, Myanmar… mà dường như thế giới không hề biết điều đó. Họ chỉ biết có Myanmar là nước độc tài quân sự và Việt Nam thì luôn là một mẫu mực về phát triển kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Họ chỉ biết đến các blogger Iran, Iraq, và tờ báo đối lập Irrawaddy nổi tiếng của Myanmar. Họ không hề biết Nhà nước Việt Nam độc tài đến mức nào và người dân Việt Nam khổ ra sao. Tại sao vậy? Phải chăng vì các blogger Việt Nam chỉ viết cho nhau đọc?''.
Khi ấy tôi hơi lúng túng. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới thực tế đó. Tôi cũng không biết đến tờ báo Irrawaddy nào của Myanmar (phương Tây hay gọi là Burma) cả; nhưng đúng là tôi cũng có cảm tưởng Myanmar là một nhà nước độc tài hà khắc. Chắc hẳn rất nhiều công dân trên thế giới đều nghĩ như thế về Myanmar, nhưng không mấy ai biết và càng chẳng ai quan tâm đến một nước Việt Nam khác, không gắn với những luận điệu sáo mòn kiểu như ''anh hùng'', ''phát triển năng động'', ''gái đẹp'', ''phở ngon'', ''con người thân thiện'', v.v.
Tôi nói với nhà văn Thụy Điển đó rằng ở Việt Nam cũng có một số blogger chính trị nổi tiếng, nhưng chỉ là nổi tiếng trong cộng đồng của họ mà thôi, tức là cộng đồng những người quan tâm đến chính trị; và giới ấy quá nhỏ bé, có xu hướng co cụm lại với nhau, dân trong nước còn chẳng biết đến họ nữa là bên ngoài.
Nhà văn cho rằng không hẳn như thế: Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì số người quan tâm đến chính trị cũng chiếm tỷ lệ thấp, và càng ở xứ toàn trị thì người ta càng được khuyến khích là nên sống yên phận, mình biết việc mình hơn là quan tâm đến xã hội.
Tôi chuyển sang cách giải thích khác, rằng có thể do đa số các blogger Việt Nam không viết bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn nữa, là không có một tờ báo nào phản ánh tiếng nói của họ ra thế giới cả. Trong khuôn khổ một buổi cafe sáng hôm ấy, không còn cách giải thích nào hợp lý hơn như thế nên chúng tôi tạm chấp nhận lý do đó.
''Viết cho đồng bào tôi đọc''
10 ngày sau, vào ngày 25/1/2011, cách mạng mùa xuân bùng nổ ở Ai Cập trong một cuộc biểu tình hơn 50.000 người trên quảng trường Tahrir. Biểu tình kéo dài liên tục. Tới ngày 31/1, phóng viên đài Al Jazeera ước tính số người tham gia đã lên đến ít nhất 250.000. Và phong trào biểu tình hàng nghìn người này xuất phát từ những lời kêu gọi trên Facebook.
Dường như được tạo cảm hứng mãnh liệt bởi cuộc cách mạng 2.0 ở xứ Bắc Phi, các blogger Việt Nam bắt đầu tăng cường sử dụng mạng để chia sẻ thông tin, viết bài và kết nối hơn. Ngày 5/6/2011, cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đầu tiên kể từ sau năm 2007, diễn ra tại cả Hà Nội và Sài Gòn, đánh dấu khuynh hướng tập hợp của các blogger chính trị, bắt đầu từ mạng Facebook.
Gần một năm sau, vào tháng 4/2012, các blogger cũng là lực lượng đi tiên phong trong việc đưa tin, đăng ảnh, viết bài – mà họ gọi là ''làm truyền thông'' - về vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang. Từ mùa hè biểu tình 2011 đến chiến dịch làm truyền thông Văn Giang 2012 này, lạc quan mà nói, giới blogger chính trị hay là ''báo lề trái'' ở Việt Nam đã tiến một bước dài. Họ không chỉ ngồi chờ ''lề phải'' đăng tin, rồi họ dẫn lại và đay thêm vài câu chua chát. Họ đi xa hơn thế:
- Họ viết bài bình luận, thậm chí tìm kiếm thông tin bổ sung. Dù rằng cách viết còn cảm tính (nói cách khác là ''bản năng'') và để lộ sự thiếu chuyên nghiệp, nhưng họ đã mở rộng bình luận, tức là làm cái mà báo chí lề phải không dám làm và/hoặc không được làm.
- Họ chủ động gặp gỡ và phỏng vấn sâu phía nạn nhân, là những người mà báo chí lề phải không tiếp xúc nhiều – phần vì lý do ''ngại nhạy cảm'', phần vì sợ bài mất tính khách quan.
(Có một phóng viên tự do người Nauy, cô Jessica Ryan, từng nói với tôi rằng cô không hiểu tại sao các nhà báo Việt Nam lại có tư duy như vậy nếu họ làm việc cho báo chí quốc doanh: ''Các nhà báo làm cho những tờ báo của chính quyền rồi, thì họ càng phải đưa tin về phía đối lập với chính quyền, phản biện chính quyền, nói rộng ra là về nhân dân, cho cân bằng. Thế mới là khách quan chứ?'').
Dù đã tiến một bước dài, nhưng công cuộc làm truyền thông của giới blogger Việt Nam vẫn hướng đến độc giả người Việt là chủ yếu; nói cách khác, họ vẫn là ''viết cho nhau đọc'', ''tôi viết cho đồng bào tôi đọc''. Mọi bài viết trên báo chí tiếng Anh, nếu có, chỉ là thảng hoặc, nhờ vào sự chú ý tình cờ của một phóng viên nước ngoài nào đó về tình hình Việt Nam, thông qua mối quen biết dây mơ rễ má của phóng viên nọ với cá nhân A, cá nhân B trong cộng đồng blogger chính trị Việt Nam.
10 ngày sau, vào ngày 25/1/2011, cách mạng mùa xuân bùng nổ ở Ai Cập trong một cuộc biểu tình hơn 50.000 người trên quảng trường Tahrir. Biểu tình kéo dài liên tục. Tới ngày 31/1, phóng viên đài Al Jazeera ước tính số người tham gia đã lên đến ít nhất 250.000. Và phong trào biểu tình hàng nghìn người này xuất phát từ những lời kêu gọi trên Facebook.
Dường như được tạo cảm hứng mãnh liệt bởi cuộc cách mạng 2.0 ở xứ Bắc Phi, các blogger Việt Nam bắt đầu tăng cường sử dụng mạng để chia sẻ thông tin, viết bài và kết nối hơn. Ngày 5/6/2011, cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đầu tiên kể từ sau năm 2007, diễn ra tại cả Hà Nội và Sài Gòn, đánh dấu khuynh hướng tập hợp của các blogger chính trị, bắt đầu từ mạng Facebook.
Gần một năm sau, vào tháng 4/2012, các blogger cũng là lực lượng đi tiên phong trong việc đưa tin, đăng ảnh, viết bài – mà họ gọi là ''làm truyền thông'' - về vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang. Từ mùa hè biểu tình 2011 đến chiến dịch làm truyền thông Văn Giang 2012 này, lạc quan mà nói, giới blogger chính trị hay là ''báo lề trái'' ở Việt Nam đã tiến một bước dài. Họ không chỉ ngồi chờ ''lề phải'' đăng tin, rồi họ dẫn lại và đay thêm vài câu chua chát. Họ đi xa hơn thế:
- Họ viết bài bình luận, thậm chí tìm kiếm thông tin bổ sung. Dù rằng cách viết còn cảm tính (nói cách khác là ''bản năng'') và để lộ sự thiếu chuyên nghiệp, nhưng họ đã mở rộng bình luận, tức là làm cái mà báo chí lề phải không dám làm và/hoặc không được làm.
- Họ chủ động gặp gỡ và phỏng vấn sâu phía nạn nhân, là những người mà báo chí lề phải không tiếp xúc nhiều – phần vì lý do ''ngại nhạy cảm'', phần vì sợ bài mất tính khách quan.
(Có một phóng viên tự do người Nauy, cô Jessica Ryan, từng nói với tôi rằng cô không hiểu tại sao các nhà báo Việt Nam lại có tư duy như vậy nếu họ làm việc cho báo chí quốc doanh: ''Các nhà báo làm cho những tờ báo của chính quyền rồi, thì họ càng phải đưa tin về phía đối lập với chính quyền, phản biện chính quyền, nói rộng ra là về nhân dân, cho cân bằng. Thế mới là khách quan chứ?'').
Dù đã tiến một bước dài, nhưng công cuộc làm truyền thông của giới blogger Việt Nam vẫn hướng đến độc giả người Việt là chủ yếu; nói cách khác, họ vẫn là ''viết cho nhau đọc'', ''tôi viết cho đồng bào tôi đọc''. Mọi bài viết trên báo chí tiếng Anh, nếu có, chỉ là thảng hoặc, nhờ vào sự chú ý tình cờ của một phóng viên nước ngoài nào đó về tình hình Việt Nam, thông qua mối quen biết dây mơ rễ má của phóng viên nọ với cá nhân A, cá nhân B trong cộng đồng blogger chính trị Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế quan tâm – có cần thiết không?
Có ý kiến cho rằng không cần thế giới phải biết đến tình hình Việt Nam, nhất là chuyện chính quyền xâm phạm nhân quyền của người dân. Bởi vì, dù có biết, cộng đồng quốc tế cũng chẳng làm gì. Suy cho cùng, mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước làm, kể cả công cuộc đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ.
Đi đến tận cùng của vấn đề, thì đúng vậy: Mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước giải quyết.
Nhưng, giữa những cái xấu phải chọn cái ít xấu hơn, giữa những cái tốt phải chọn cái tốt hơn. Sống trong thế giới thời toàn cầu hóa, hội nhập tốt hơn là không hội nhập. Cuộc đấu tranh của những blogger Việt Nam vì quyền tự do sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, khía cạnh quan trọng của chuyện này là, nhiều khi chính quyền Việt Nam, với truyền thống ''khôn nhà dại chợ'', ''bạo dạn xó bếp'', lại có xu hướng e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Ông Ismail Wolf, Giám đốc Điều hành tổ chức Đại biểu Quốc hội ASEAN vì Nhân quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR), nhận xét: ''Cùng một vấn đề nhân quyền, nhưng nếu chính phủ một nước láng giềng trong ASEAN đưa ra thì sẽ dễ được Chính phủ Việt Nam chấp nhận hơn là để người dân trong nước nói''.
Chính quyền cộng sản nào cũng không thích sự minh bạch, nhưng lại thích được ''đánh giá cao'', thích giữ hình ảnh đẹp trong mắt dư luận thế giới. Khi được hỏi, Nhà nước Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không, một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Geneva từng nói riêng với một số blogger Việt Nam: ''Tôi không muốn dùng từ ''sợ'', tôi muốn dùng từ ''quan tâm''. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy. Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ. Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng... Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối''.
Trung Quốc, mặc dù là nước lớn và mang tư tưởng đại Hán, kiêu ngạo hơn Việt Nam nhiều, nhưng cũng có một câu chuyện có thể chứng minh cho việc chính quyền Bắc Kinh e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Vào tháng 10/1999, một phóng viên tờ Khoa học Công nghệ Hà Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tên là Zhang Jicheng, sau khi ngồi cùng chuyến tàu với hai người dân làng Wenlou ở tỉnh Hà Nam, nghe thông tin từ họ và tìm hiểu thêm, đã phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: Dân làng này bị nhiễm HIV/AIDS qua việc truyền máu tại các trung tâm hiến máu nhân đạo. Có những gia đình tứ đại đồng đường với khoảng 50-60 thành viên, gần như tất cả đều nhiễm HIV dương tính.
Có ý kiến cho rằng không cần thế giới phải biết đến tình hình Việt Nam, nhất là chuyện chính quyền xâm phạm nhân quyền của người dân. Bởi vì, dù có biết, cộng đồng quốc tế cũng chẳng làm gì. Suy cho cùng, mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước làm, kể cả công cuộc đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ.
Đi đến tận cùng của vấn đề, thì đúng vậy: Mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước giải quyết.
Nhưng, giữa những cái xấu phải chọn cái ít xấu hơn, giữa những cái tốt phải chọn cái tốt hơn. Sống trong thế giới thời toàn cầu hóa, hội nhập tốt hơn là không hội nhập. Cuộc đấu tranh của những blogger Việt Nam vì quyền tự do sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, khía cạnh quan trọng của chuyện này là, nhiều khi chính quyền Việt Nam, với truyền thống ''khôn nhà dại chợ'', ''bạo dạn xó bếp'', lại có xu hướng e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Ông Ismail Wolf, Giám đốc Điều hành tổ chức Đại biểu Quốc hội ASEAN vì Nhân quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR), nhận xét: ''Cùng một vấn đề nhân quyền, nhưng nếu chính phủ một nước láng giềng trong ASEAN đưa ra thì sẽ dễ được Chính phủ Việt Nam chấp nhận hơn là để người dân trong nước nói''.
Chính quyền cộng sản nào cũng không thích sự minh bạch, nhưng lại thích được ''đánh giá cao'', thích giữ hình ảnh đẹp trong mắt dư luận thế giới. Khi được hỏi, Nhà nước Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không, một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Geneva từng nói riêng với một số blogger Việt Nam: ''Tôi không muốn dùng từ ''sợ'', tôi muốn dùng từ ''quan tâm''. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy. Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ. Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng... Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối''.
Trung Quốc, mặc dù là nước lớn và mang tư tưởng đại Hán, kiêu ngạo hơn Việt Nam nhiều, nhưng cũng có một câu chuyện có thể chứng minh cho việc chính quyền Bắc Kinh e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Vào tháng 10/1999, một phóng viên tờ Khoa học Công nghệ Hà Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tên là Zhang Jicheng, sau khi ngồi cùng chuyến tàu với hai người dân làng Wenlou ở tỉnh Hà Nam, nghe thông tin từ họ và tìm hiểu thêm, đã phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: Dân làng này bị nhiễm HIV/AIDS qua việc truyền máu tại các trung tâm hiến máu nhân đạo. Có những gia đình tứ đại đồng đường với khoảng 50-60 thành viên, gần như tất cả đều nhiễm HIV dương tính.
Zhang viết bài, nhưng tòa soạn không đăng. Anh gửi bài sang báo
khác, tờ Hoa Tây Đô Thị của tỉnh Tứ Xuyên, và đến ngày 18/1/2000 thì bài
báo về ''căn bệnh lạ'' ở Hà Nam được đăng tải trên Hoa Tây Đô Thị.
Zhang bị đuổi việc (nhưng tòa soạn bí mật giữ lại để anh viết bài, lấy
tên khác). Bốn tháng sau, tờ Đại Hà Nhật Báo tiếp bước với một chuyên đề
về ''Dịch AIDS ở Hà Nam'', số đầu tiên ra ngày 11/5/2000. Tờ này bị xử
lý ngay, tổng biên tập bị cách chức.
Thực tế là quả bom tấn đã chỉ thực sự bùng nổ sau khi tờ báo mang tầm quốc tế New York Times vào cuộc ngày 28-10 với bài báo 1.600 từ của Elizabeth Rosenthal: ''Nông thôn Trung Quốc với cái giá quá đắt của nghèo đói: Chết vì AIDS''. Truyền thông quốc tế và báo chí Trung Quốc gần như đổ xô về Hà Nam. Câu chuyện dân nghèo bán máu kiếm sống và nhiễm AIDS bị phơi bày ra thế giới theo một cách mà chính quyền không thể kiểm soát được. Chỉ từ lúc ấy, chính phủ Trung Quốc mới thực sự có những chính sách bảo vệ sức khỏe và tính mạng dân chúng trước nạn lây nhiễm AIDS qua truyền máu.
Kỳ sau: Báo chí đối kháng ở Việt Nam
Thực tế là quả bom tấn đã chỉ thực sự bùng nổ sau khi tờ báo mang tầm quốc tế New York Times vào cuộc ngày 28-10 với bài báo 1.600 từ của Elizabeth Rosenthal: ''Nông thôn Trung Quốc với cái giá quá đắt của nghèo đói: Chết vì AIDS''. Truyền thông quốc tế và báo chí Trung Quốc gần như đổ xô về Hà Nam. Câu chuyện dân nghèo bán máu kiếm sống và nhiễm AIDS bị phơi bày ra thế giới theo một cách mà chính quyền không thể kiểm soát được. Chỉ từ lúc ấy, chính phủ Trung Quốc mới thực sự có những chính sách bảo vệ sức khỏe và tính mạng dân chúng trước nạn lây nhiễm AIDS qua truyền máu.
Kỳ sau: Báo chí đối kháng ở Việt Nam
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét