Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ngày 26/3/2014-Việt Nam sẽ giống kịch bản Romania?

  • Chủ trương lớn của Đảng – Tai họa khủng cho dân (RFA) - Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, tại sao không phản đối được những chủ trương hại nước, hại dân lại hùa theo và vâng lệnh vô điều kiện khi đã có nhiều người can ngăn việc khai thác bôxit?
  • Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam (RFA) - Theo bản tin của báo mạng VNexpress thì những người này bị tạm giam để điều tra việc một số vốn lớn của ngân hàng phát triển VN lên đến hàng ngàn tỉ đồng bị dùng sai mục đích thay vì cho các doanh nghiệp thủy sản địa phương vay với lãi suất thấp.
  • Hành hung ngoài đường, hạ nhục sàm sở trong đồn và còn gì nữa? (RFA) - Sau khi dùng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến trên đường phố, nhà riêng nay lực lượng công an đã tiến sang một bước mới là hạ nhục, sàm sở với phụ nữ trong đồn công an. Mặc Lâm ghi nhận lại lời kể của các nạn nhân mới nhất sau đây.
  • Nga bàn giao cho Việt Nam tàu ngầm Kilo thứ ba (RFA) - Con tàu này đã được thử nghiệm trong thời gian qua tại vùng biển Baltic và hiện đang chờ gặp thủy thủ đoàn Việt nam. Dự kiến đến cuối năm nay con tàu mới về tới Việt Nam.
  • Obama dọa trừng phạt Nga (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo có thể cấm vận ngân hàng, các ngành tài chính, nếu Nga có thêm hành động xâm phạm lãnh thổ Ukraine.
  • Putin không dám tấn công vào vành đai của NATO (RFI) - Sau khi hoàn toàn kiểm soát Crimée, liệu quân Nga có dừng lại ở đây hay sẽ tiến thêm? Sự kiện quân đội Nga tập trung lực lượng ở biên giới phía đông của Ukraina gây lo ngại cho Kiev và Nato. Hoa Kỳ và châuÂu lênán tham vọng của Putin muốn vẽ lại bản đồ châuÂu.
  • Nga bị loại khỏi G8 (RFI) - Ngày 24/3/2014, tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh nhất trí trừng phạt Nga sáp nhập Crimée. Bảy cường quốc công nghiệp phát triển quyết định huỷ hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2014 tại Sotchi. G8 sẽ được thay thế bằng thượng đỉnh G7 họp tại Bruxelles, không có Nga.
  • Ô nhiễm không khí : Hung thần mới của thời đại (RFI) - Riêng trong năm 2012,ô nhiễm không khí đã sát hại 7 triệu người trên thế giới. Trên đây là tiếng chuông báo động được Tổ chức Y tế Thế giới OMS gióng lên trong một công trình nghiên cứu công bố ngày 25/03/2014.
    Để đối phó, OMS kêu gọi các nước nhanh chóngáp dụng các biện pháp giảm việc thải khí độc hại từng được mệnh danh là sát thủ vô hình đối với con người.
  • Thêm 1000 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến Úc (RFI) - Vào đầu tháng 4/2014, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại căn cứ Darwin, miền BắcÚc, sẽ lên đến 1150 quân, thay vì 250 như hiện nay. Quyết định tăng cường quân số tạiÚc đã được lực lượng thiện chiến nhất của quân đội Mỹ cho biết ngày 24/03/2014.
  • Trung Quốc đòi “công bằng”, Mỹ đổ thêm quân vào châu Á (BaoMoi) - ANTĐ - Trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng, khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, thì Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội nước này có kế hoạch gửi đến căn cứ ở Australia thêm 1.150 lính thủy đánh bộ.
  • Quốc tế ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Báo Inquirer (Philippines) ngày 24-3 cho biết hôm 19-3, hội nghị thường niên của BCH Liên minh Quốc tế Dân chủ ôn hòa (62 thành viên thuộc 54 nước) ở Brussels (Bỉ) đã thông qua nghị quyết lên án hành động đơn phương chiếm bãi cạn Scarborough bằng vũ lực của Trung Quốc (TQ).
  • Hộ chiếu có đường ‘lưỡi bò’ đã chạm tới Indonesia (BaoMoi) - Tạp chí Diplomat đã dẫn lời Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ an ninh phụ trách về học thuyết chiến lược quốc phòng Indonesia phản ánh tình trạng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã lấn sâu vào vùng biển chủ quyền của nước này.
  • Aung San Suu Kyi khó trở thành Tổng thống Miến Điện ? (RFI) - Tại Miến Điện, chỉ còn gần hai năm nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống. Nữ chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi thì dù hiện tại đã cóý tranh cử, nhưng phe quân đội nắm quyền có để cho bà được thỏa nguyện hay không ?
    Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải đáp với dòng tựa :« Các đối thủ của bà Aung San Suu Kyi muốn cản đường bà».
  • Ukraina cách chức bộ trưởng Quốc phòng (RFI) - Tại La Haye, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Ukraina được Hoa Kỳ tái xác định ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ. Trong bản thông cáo chung với Kiev, Washington lênán“hành động quân sự đơn phương của Nga, phá hoại cấu trúc an ninh toàn diện và đe dọa hòa bình”.
  • Tổng thống Đài Loan chấp thuận đối thoại với sinh viên phản kháng (RFI) - Ngày 25/03/2014, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đề nghị đối thoại với các lãnh đạo vinh viên chống dự luật thương mại với Trung Quốc. Sau một tuần lễ biểu tình phản kháng, chiếm đóng Quốc hội, bao vây các cơ sở của Quốc dân đảng cầm quyền, phong trào sinh viên Đài Loan giành được chiến thắng đầu tiên.
  • Thân nhân ở Bắc Kinh phẫn nộ (BBC) - Thân nhân của hành khách Trung Quốc trên máy bay MH370 đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài sứ quán Malaysia tại Bắc Kinh.
  • Công nghệ nào giúp tìm ra MH370? (BBC) - Công nghệ nào đã được sử dụng để tìm ra hướng đi của máy bay Boeing 777-200 bị mất tích của Malaysia Airlines.
  • Obama cố hàn gắn quan hệ Nhật-Hàn (RFI) - Tranh thủ hội nghị thượng đỉnh về an ninh Hạt nhân tại La Haye -Hà Lan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cố gắng hàn gắn vết rạn ngày càng sâu rộng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ tại châuÁ.
    Nỗ lực củaông Obama có dấu hiệu thành công bước đầu vào tối 25/03/2014 : lần đầu tiên, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chấp nhận một cuộc họp tay ba.
  • Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp (RFI) - Ông Tập Cận Bình sẽ được trải thảm đỏ tiếp đón tại điện Elysée, thăm viếng lâu đài Versailles với tất cả lễ nghi danh dự trong ba ngày công du nước Pháp. Theo đúng chương trình, chủ tịch Trung Quốc đến thành phố Lyon vào chiều nay 25/03/2014. Tại phủ tổng thống Pháp, một buổi lễ trọng thể được tổ chức để ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác đầu tư.
  • Bắc Triều Tiên răn đe Mỹ bằng hạt nhân (RFI) - Ngày 24/3/2014 tại Liên hiệp quốc, đại diện của Bắc Triều Tiên đưa ra lời cảnh cáo sẽ phải dùng đến các« biện pháp» hạt nhân nếu Hoa Kỳ không chấm dứt " các hành động khiêu khích".
  • Miến Điện cấm xuất khẩu gỗ tròn (RFA) - Miến Điện cấm xuất khẩu gỗ tròn, và lệnh cấm có hiệu lực vào tuần tới. Tin này được đưa ra trong một thông báo của công ty gỗ quốc gia Miến điện hồi hôm qua.
  • Đập thủy điện Xayaburi đã hoàn thành được 30% (RFA) - Đây là một công trình thủy điện lớn trị giá đến 8.3 tỉ đô la gây nhiều tranh cãi mà nước Lào đã khởi động hồi tháng 11 năm 2012 trên dòng chính của sông Mekong, bất chấp các nước ở hạ lưu là Việt nam và Cambodia phản đối.
  • Tiểu chảy nặng do uống kháng sinh ở trẻ (RFA) - Việc cho trẻ uống kháng sinh có thể dẫn đến tiêu chảy nặng ở trẻ, chủ yếu là do bị nhiễm vi khuẩn C difficile hay còn gọi là C diff, một loại vi khuẩn gây chết người. Điều đáng chú ý là phần lớn trẻ nhiễm C diff tại nhà chứ không phải tại bệnh viện như quan niệm xưa nay về các trường hợp nhiễm C diff. Hiện trạng này nguy hiểm thế nào?
  • Thượng đỉnh G-7 ủng hộ Ukraine bảo toàn lãnh thổ (RFA) - Tuyên bố của các nguyên thủ quốc gia 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới nêu rõ: hành động thôn tính lãnh thổ của Nga vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, thách thức pháp quyền và sẽ trở thành mối quan ngại của tất cả các quốc gia.
  • Quan chức Nhật: Trung Quốc muốn giành Senkaku như Nga sáp nhập Crimea (BaoMoi) - Ông Yasutoshi Nishimura, Thứ trưởng, phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ngày 25.3 phát biểu trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP, Hong Kong) rằng việc Trung Quốc muốn chiếm đoạt quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng tương tự hành động của Nga khi sáp nhập Crimea.
  • Trung Quốc đòi Mỹ công bằng trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tại cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại The Hague (Hà Lan) hôm qua (24/3), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Washington có cách tiếp cận công bằng khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Thành phố Quy Nhơn - hòn ngọc đang tỏa sáng (BaoMoi) - Nhiều người con xa xứ và nhiều du khách sau vài năm trở lại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, hôm nay không khỏi ngạc nhiên và tấm tắc ngợi khen trước sự phát triển vượt bậc của thành phố Quy Nhơn như một “hòn ngọc” tỏa sáng bên bờ biển Đông.

Tổng thống Obama khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc song phương với Tổng thống Mỹ Obama tại The Hague

Tại cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều tối ngày 24.3 tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại The Hague (Hà Lan), Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hoan nghênh những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các hội nghị hạt nhân và khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam.

Trong cuộc tiếp xúc, Tổng thống Obama nhấn mạnh về những tiến triển quan trọng đã đạt được tại các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cam kết sẽ có sự linh hoạt và đối xử khác biệt phù hợp với điều kiện Việt Nam; cam kết mở cửa thị trường cho hàng dệt-may, da-giày, nông-thuỷ sản.

Tổng thống Obama cho rằng với quyết tâm chính trị, các nước thành viên sẽ hoàn tất đàm phán TPP theo tinh thần tuyên bố chung Honolulu 2011.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới, tích cực trong quan hệ hai nước và mong muốn nỗ lực đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm cùng Hoa Kỳ và các thành viên sớm kết thúc đàm phán TPP, đề nghị Hoa Kỳ quan tâm thoả đáng tới các lợi ích cốt lõi của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán. Thủ tướng cũng yêu cầu Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước tham dự hội nghị, trong đó có Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon…

Trong trao đổi giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên mong muốn Uỷ ban Cchỉ đạo hợp tác song phương sớm họp bàn để tìm ra các biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, hy vọng hai nước sẽ sớm kết thúc đàm phán FTA, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn phía Hàn Quốc đã tiếp nhận lại và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc. 
  (Lao động) 

Việt Nam sẽ giống kịch bản Romania?

Diển viên diển lại vợ chồng Ceausescu bị bắt giữ vào năm 1989 (AFP)
Không giống cuộc Cách mạng mùa thu khá “nhẹ nhàng” năm 1989 tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, sự sụp đổ của chính quyền cộng sẩn ở Romania gần như một điều kỳ lạ khi thể chế cộng sản của quốc gia này có vẻ vững chãi nhất bởi một bộ máy an ninh công an quân đội khổng lồ hoạt động ráo riết như tình hình Việt nam ngày nay. Hồi đó, tổng bí thư Ceauşescu “đặt hàng” cho một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông trước đây hiền như đàn cừu bỗng la ó phản đối khi ông nói. Sau đó là các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.

Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Romani đột nhiên quay súng. Cuộc cách mạng làm chết tới 1.104 người.

Tổng bí thư Ceauşescus phải đối mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản bằng bạo lực.

Ở Trung quốc, Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi thể chế, đường lối chính trị. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm của thanh niên sinh viên trong những cuộc biểu tình đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới như sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990.

Việc Liên Xô bị giải thể êm ái cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên xô.

Có lẽ chính Trung quốc là bức tường che chắn làn gió dân chủ từ phương Tây và người cộng sản Việt nam đang núp sau bức tường ấy. Cũng có thể người cs Việt nam cũng không mấy an tâm. Họ vừa núp vừa dáo dác để phòng trường hợp bức tường Vạn lý trường thành già cỗi này rung rinh là họ ù té chạy thoát thân nên mới có chuyện họ đi dây đôi dây ba với Mỹ và các nước EU…

Các phong trào dân sự trong nước thật ra rất có thiện chí với thể chế. Sự chuyển đổi dân chủ là chiếc phao cho người cộng sản nắm lấy trước cơn giông bão không thể tránh khỏi trong tương lai nhưng hình như họ vẫn khước từ.

Một vài người lãnh đạo công an, quân đội không thể dắt mũi được toàn bộ dân chúng. Khi chiếc phao đã ở quá xa tầm với, tình hình Việt nam sẽ như Romania?

Mai Xuân Dũng
Theo blog Mai Xuân Dũng

TQ yêu cầu Mỹ ‘công bằng’ ở Biển Đông

Hai nguyên thủ Mỹ-Trung đang có chuyến công du châu Âu cùng lúc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai ngày 24/3 rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, hãng tin Anh Reuter đưa tin.

“Về vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình,” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói với người đồng cấp Mỹ.

Hai ông Obama và Tập Cận Bình có cuộc gặp bên lề tại Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Hai ngày 24/3.

Ông Tập cũng nói ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự và thực hiện thêm nhiều cuộc tập trận chung để giúp ‘tránh hiểu lầm và tính toán sai’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai nhà lãnh đạo đã đạt được 10 thỏa thuận, trong đó có thống nhất quy tắc về hoạt động quân sự và hàng hải trong vùng biển quốc tế, theo tờ China Daily.

Cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo tại The Hague còn xoay quanh các chủ đề Ukraine, Bắc Hàn và quan hệ quân sự giữa hai nước, theo Reuters.

Phía Mỹ cho biết Tổng thống Obama đã ‘nhắc lại mối quan ngại về vùng nhận dạng phòng không (trên Biển Hoa Đông) mà Trung Quốc mới thiết lập’, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo hôm 24/4.

Cũng theo ông Rhodes thì ông Obama ‘đã bày tỏ quan ngại về việc cần phải giảm căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông’ nhưng cũng lưu ý rằng ‘Mỹ không phải là một bên có tranh chấp’.

“Tổng thống nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này,” ông Ben Rhodes cho biết.

“Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên tổng thống đã nhắc lại sự ủng hộ của ông cho an ninh của các nước đồng minh là Nhật Bản và Philippines.”
Theo BBC 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Mỹ gặp nhau

Bộ trưởng Robert Gates gặp Tướng Phùng Quang Thanh và dự cuộc họp ở Hà Nội năm 2010

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ là khách của Lầu Năm Góc cùng các bộ trưởng khác của Asean trong sự kiện đặc biệt tại Hawaii.

Sự kiện ngày 1 đến 3/4 là cuộc họp lần đầu tiên do một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tổ chức với Asean.

Giới quan sát nói sự kiện có một phần gợi hứng từ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.

Cuộc họp tại Hawaii là dịp để Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Asean trong bối cảnh lo ngại về sự cứng rắn của Trung Quốc trên biển.

Theo ông Brian Harding, từng làm việc trong Văn phòng bộ trưởng quốc phòng Mỹ, sự kiện ở Hawaii bắt nguồn từ chuyến thăm Lầu Năm Góc tháng 12/2009 của Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Gặp người đồng cấp Robert Gates, ông Thanh hỏi liệu Mỹ có quan tâm tham dự lần gặp đầu tiên của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean mở rộng (ADMM+).

Sau khi ông Gates tham dự cuộc họp tại Hà Nội năm 2010, quan hệ quốc phòng của Mỹ với Asean đã gia tăng.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kế tiếp, Leon Panetta, đã dự hội nghị của Asean năm 2011 và 2012.

Năm 2013, đến lượt ông Chuck Hagel dự ADMM+ ở Brunei.

Dự kiến cuộc họp ở Hawaii sẽ bàn đến nhiều chủ đề từ an ninh khu vực đến hỗ trợ thiên tai.

Các bộ trưởng Asean cũng sẽ được nghe báo cáo và xem diễn tập của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo BBC 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét