Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Ngày 22/2/2014 - Vì Sao Khủng Hoảng Tại Ukraine Lại Làm Putin Bủn Rủn? - Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi

  • Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi (RFA) - Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các các chức danh chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội được Quốc hội Việt Nam thực hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2013 và dự kiến thực hiện hàng năm. Tuy vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 21/2/2014 cho biết việc này sẽ dừng lại theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
  • Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 2) (RFA) - Kể từ khi ông Phạm Quý Ngọ tạ thế vào tối 18/2/2014, dõi theo hơn chục trang diễn đàn với hàng trăm phản hồi, người ta thấy đầy những đồn đãi, nghi ngờ, bàn tán theo nhiều quan điểm và lý lẽ khác nhau.
  • Chế độ Bắc Triều Tiên có thể bị đưa ra tòa án quốc tế (RFI) - Tình hình nội chiến căng thẳng tại thành phố Kiev (Ukraina) vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay. Riêng về thời sự tại châuÁ, báo Libération đăng bài viết :« Bắc Triều Tiên : Liên Hiệp Quốc đối diện với các trại tử thần».
  • Tổng thống Mỹ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma : Bắc Kinh nổi giận (RFI) - Theo chương trình dự kiến, Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng vào hôm nay, 21/02/2014 tại Nhà Trắng. Ngay khi thông tin về cuộc gặp được loan báo, Trung Quốc đã lập tức lên tiếng đe dọa, đòi Hoa Kỳ hủy bỏ ngay cuộc hội kiến.
  • Phải chăng quan hệ Mỹ - Nga quay lại thời kỳ Chiến tranh lạnh ? (RFI) - Tổng thống Mỹ Barack Obama không thừa nhận là Washington và Matxcơva đang lao vào một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Thế nhưng, các cuộc khủng hoảng hiện nay, từ Syria đến Ukraina, làm cho mọi người nhớ lại những giờ phút uám trong quan hệ trước đây giữa hai cường quốc.
  • Đại nhân hành tiểu sự (BaoMoi) - (PetroTimes) - Nhiều người cho rằng, Trung Quốc không khỏi choáng váng và tức giận khi Mỹ liên tiếp công khai chỉ trích những đòi hỏi chủ quyền thái quá của họ ở Biển Đông trong thời gian qua. Những động thái gần đây của Mỹ cũng cho thấy, Washington không thể ngồi yên trước việc Bắc Kinh quyết liệt đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi chiếm tới 10% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu, chứa nguồn dầu mỏ lớn và là tuyến giao thương của 5.000 tỉ USD hàng hóa/ngày.
  • Ân xá Quốc tế viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên từ nhiều thập niên (RFI) - Lần đầu tiên từ nhiều thập niên qua, một phái đoàn của tổ chứcÂn xá Quốc tế ( Amnesty International ) đã đến thăm Việt Nam trong tuần này để thảo luận về tình hình nhân quyền. Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm qua, 20/02/2014,Ân xá Quốc tế cho biết chuyến viếng thăm 3 ngày ở Hà Nội của bốn thành viên trong đoàn là nối tiếp chuyến đi của Phó giám đốc phân bộ Mỹ củaÂn xá Quốc tế tới Việt Nam trong năm 2013.
  • Đà Nẵng có thể khởi kiện Bộ TN-MT (BBC) - Lãnh đạo ngành của Đà Nẵng khẳng định sẽ khởi kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu cơ quan này không sửa đổi dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước.
  • 'Đà Nẵng đủ chứng cứ để kiện Bộ TN-MT' (BBC) - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Đà Nẵng khẳng định thành phố có đủ chứng cứ để kiện Bộ Tài nguyên Môi trường vì những chi tiết trong dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước.
  • Mỹ: khó khăn ngân sách, nhiều tiểu bang muốn cho phép kinh doanh cần sa (RFI) - Kể từ ngày 01/01/2014, tiểu bang Colorado là nơi đầu tiên tại Hoa Kỳ cho phép kinh doanh cần sa, tương tự như bán rượu. Đây là một trong những nguồn thu thuế quan trọng cho ngân sách địa phương, có thể lên tới 90 triệu đô la trong năm tài khóa này. Do vậy, ngày càng có nhiều tiểu bang quan tâm đến việc có nên cho phép buôn bán cần sa hay không.
  • Tỷ lệ nợ xấu của VN chỉ khoảng 9% (RFA) - Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam nếu tính một cách thận trọng chỉ khoảng 9%. Đó là ý kiến chính thức của Ngân hàng Nhà nước VN khi công bố tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng VN vào ngày hôm qua 21/2.
  • LHQ kêu gọi Australia xem xét lại chính sách tị nạn (RFA) - Văn phòng nhân quyền LHQ hôm qua 21/2 lên tiếng kêu gọi Australia xem xét lại chính sách đưa người xin tị nạn đến đảo Papua New Guinea và giam giữ họ tại đó, nhất là sau khi một vụ bạo động xảy ra tại trung tâm lưu giữ người tị nạn khiến một người thiệt mạng.
  • Liên Hiệp Quốc yêu cầu Úc xét lại chính sách với người tỵ nạn (RFI) - Hôm nay, 21/02/2014, Phủ cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hối thúc chính quyềnÚc xét lại chính sách đưa các thuyền nhân tỵ nạn sang giam giữ tại Papua New Guinea. Tuyên bố trên được đưa ra sau các bạo động mới đây tại một trại giam khiến một người thiệt mạng.
  • Ukraine sẽ 'tổ chức bầu cử sớm' (BBC) - Tổng thống Ukraine nói sẽ cho 'tổ chức bầu cử sớm' và chấp nhận sửa hiến pháp sau khi thỏa thuận hòa bình đổ vỡ với phe đối lập.
  • Ukraina : Vai trò không thể thiếu được của Nga (RFI) - Nỗ lực trung gian hòa giải của quốc tế có thành công hay không là tùy thuộc phần lớn vào sự can dự của Nga, quốc gia có vai trò không thể thiếu được trong cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay.
  • Ukraina: Tổng thống loan báo những nhân nhượng quan trọng (RFI) - Hôm nay, 21/02/2014, tổng thống Ukraina Viktor Ianukovitch loan báo những nhân nhượng quan trọng với phe đối lập, trong đó có việc tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn. Vào cuối ngày, các lãnh đạo đối lập Ukraina và tổng thống Ianukovitch đã ký thỏa thuận nhằm chấm dứt khủng hoảng. .
  • Obama ở xa còn Nga ở gần (BBC) - Vị trí địa lý và ràng buộc với Nga khiến lộ trình đi về phía Tây của một phần xã hội Ukraine không dễ dàng.
  • Nữ doanh nhân TQ bị loại khỏi CPPCC (RFA) - Một nữ doanh nhân Trung Quốc từng được xếp hạng là một trong 50 người giàu nhất Hoa Lục vừa bị sa thải khỏi một tổ chức chính trị cấp cao sau khi truyền thông trong nước cho hay bà này có liên hệ với một cựu quan chức đang bị đối mặt với những cáo buộc hối lộ.
  • Nam-Bắc Triều Tiên có thể kéo dài chương trình đoàn tụ gia đình bị ly tán (RFI) - Tại khu du lịch ở núi Kim Cương trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, hàng trăm người trong cùng một gia đình nhưng bị chiến tranh ly tán vẫn còn được gặp lại nhau trong khuôn khổ ba ngày đoàn tụ, khởi sự từ hôm qua 20/02/2014 và kết thúc vào ngày mai. Theo kế hoạch được Bình Nhưỡng cho phép, sau đợt một này, sẽ có đợt đoàn tụ thứ hai, bắt đầu vào Chủ nhật 23/02 tới đây.
  • Cam Bốt xử phúc thẩm một nhà báo Pháp về tội (RFI) - Tòa phúc thẩm Phnom Penh vào hôm nay, 21/02/2014, đã mở phiên xét xử nhà báo Pháp Daniel Lainé, từng bị tư pháp Cam Bốt kếtán tù trong một vụ bị quy là« tổ chức mãi dâm». Nhà báo này có triển vọng được trắngán.
  • Thủy điện Don Sahong đe dọa cá heo Mêkông và đời sống dân cư hạ lưu (RFI) - Hôm qua, 20/02/2014, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) báo động dựán thủy điện Don Sahong tại nam Lào trên dòng Mêkông đe dọa làm tuyệt chủng loài cá heo quý Irrawady. WWF kêu gọi đình hoãn dựán. Don Sahong là một trong số 11 dựán đập thủy điện trên dòng chính Mêkông. Việc xây dựng các đập thủy điện đe dọa cuộc sống của 60 triệu cư dân sống dựa vào dòng sông này.
  • Pháp: Bốn cựu kháng chiến quân được đưa vào điện Pantheon (RFI) - Điện Panthéon, một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng ngay lòng thủ đô Paris, nơi yên nghỉ của những danh nhân nước Pháp, sắp tiếp nhận thêm di hài của bốn kháng chiến quân kỳ cựu, theo quyết định của Tổng thống François Hollande .
  • Nga buộc tội 8 người biểu tình chống Putin (RFI) - Cách đây hơn hai năm, ngày 06/05/2012, đối lập Nga tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ phản đối việcông Putin đắc cử tổng thống. Trong số hàng trăm người bị câu lưu vào thời điểm đó, có khoảng 30 người bị truy tố. Theo AFP, hôm nay 21/02/2014 tư pháp Nga vừa ra phán quyết buộc tội tám nhà đối lập bị truy tố trong đợt bắt bớ này. Họ bị cáo buộc gây rối trật tự. Cả nghìn người có mặt trước tòaán để kêu gọi trả tự do cho các bị cáo.
  • Chính phủ Thái hứa trả nợ, nông dân rút đe dọa chiếm sân bay (RFI) - Hôm qua 20/02/2014, hàng nghìn nông dân Thái Lan cùng máy cày đổ về Bangkok đòi chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra trả nợ tiền mua gạo, trong lúc phong trào biểu tình của đối lập đòi bà Yingluck từ chức không ngừng gâyáp lực. Theo AFP, hôm nay 21/02, các nông dân Thái Lan quyết định trở về nhà, tạm hoãný định xâm chiếm sân bay chính của thủ đô, sau khi đạt được một hứa hẹn từ phía chính phủ.
  • Ukraina : Xung đột gia tăng, Châu Âu cố thúc đẩy thoả hiệp (RFI) - Hôm nay, 21/02/2014, các nhà ngoại giao châuÂu cố thúc đẩy một thỏa hiệp giữa chính quyền Kiev với phe đối lập để giải quyết khủng hoảng ở Ukraina, vào lúc xung đột gia tăng cường độ khiếnít nhất 60 người chết ở Kiev hôm qua.
  • Venezuela điều thêm quân đến khu vực đụng độ người biểu tình (RFA) - Chính phủ Venezuela vừa điều thêm quân tới vùng biên giáp ranh với Columbia trong bối cảnh những người biểu tình chống chính phủ là sinh viên tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là sau khi Tổng thống Nicolas Maduro từ chối lời kêu gọi của Hoa Kỳ cần có một cuộc đối thoại.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) - Trong tuần qua, có 3 sự kiện dư luận đặc biệt quan tâm. Mục trao đổi thư tín kỳ này sẽ lần lượt trích đăng các ý kiến của quý khán thính giả và độc giả gửi về đài xoay quanh những sự kiện này.
  • Hội ngộ thân nhân Nam - Bắc Hàn bị chính trị xen vào (RFA) - Cuộc hội ngộ một số gia đình thuộc hai miền Nam - Bắc Triều Tiên hiện đang diễn ra bị vấn đề chính trị xen vào. Một số người từ miền Nam được gặp thân nhân miền Bắc lên tiếng than phiền như thế.
  • Thái Lan: nông dân ngưng biểu tình vì được hứa trả nợ (RFA) - Tại Thái Lan, những nông dân phẫn nộ vì không được chi trả theo kế hoạch trợ giá lúa gạo của chính phủ thủ tướng Yingluck Shinawatra, hôm nay hủy bỏ kế hoạch lái máy cày đến biểu tình tại phi trường chính của thủ đô Bangkok, sau khi được hứa sẽ nhận được khoản tiền đang bị chính phủ nợ đó.
  • Mỹ giảm nhẹ nhận định về chiến tranh Trung - Nhật (BaoMoi) - Hôm qua, Lầu Năm Góc ra tuyên bố giảm nhẹ ý nghĩa của việc một sĩ quan tình báo hải quân Mỹ cấp cao cho rằng Trung Quốc đang huấn luyện lực lượng cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
  • Philippines mua 12 máy bay chiến đấu của Hàn Quốc (BaoMoi) - Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách hậu cần của Philippines, ông Fernando Manalo, ngày 21/2 cho biết nước này sẽ đặt mua một phi đội máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc trong thỏa thuận trị giá 422 triệu USD nhằm tăng cường khả năng bảo vệ hải giới trong bối cảnh căng thẳng vẫn âm ỉ ở Biển Đông.
  • Trung Quốc nổi giận vì Obama gặp Đạt Lai Lạt Ma (BaoMoi) - Trung Quốc đang kêu gọi tổng thống Mỹ Obama hủy bỏ cuộc gặp với nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma với lời cảnh báo sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến mối quan hệ giữa hai nước.
  • Tham mưu trưởng quân đội Philippines thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines, tướng Emmanuel Bautista hôm qua (20/2) đã tuyên bố sẽ bảo vệ ngư dân nước này trước mọi sự “tấn công khủng bố hay đe dọa” của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Mỹ giảm nhẹ vụ tiết lộ Trung Quốc chuẩn bị đánh Nhật chớp nhoáng (BaoMoi) - (Tin Nóng) Ngày 20.2, chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng thông tin của đại tá tình báo hải quân James Fanell về việc Trung Quốc chuẩn bị cuộc chiến tổng lực chớp nhoáng với Nhật Bản để chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ là "ý kiến cá nhân", theo Reuters.
  • Trung Quốc tập chiếm Senkaku chớp nhoáng (BaoMoi) - (NLĐO)- Đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 19-2 tiết lộ quân đội Trung Quốc đã tập luyện chiến đấu chớp nhoáng chống Nhật nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku.
  • Biển Đông: Tướng Philippines thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines – Tướng Emmanuel Baustita hôm qua (20/2) đã lên tiếng thề sẽ bảo vệ các ngư dân của nước này trước bất kỳ hành động “dọa dẫm hay khủng bố” nào từ phía Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là dấu hiệu mới nhất về tình hình căng thẳng ngày một leo thang ở một trong những điểm nóng nhất trên toàn cầu.
  • Philippines: Quân đội sẽ bảo vệ ngư dân nếu bị Trung Quốc tấn công (BaoMoi) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng AP ngày 20.2, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines – Tướng Emmanuel Baustita (ảnh) - tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là “vô lí”, đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ ngư dân nước này chống lại bất kì “đe dọa hay hành động khủng bố” của Trung Quốc.
  • "Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc chiến nhanh gọn với Nhật" (BaoMoi) - Đài RFI đêm 20/2 dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Putin và Ukraine - Những Chuyển Động Đáng Sợ

(Vì Sao Khủng Hoảng Tại Ukraine Lại Làm Putin Bủn Rủn?)
Tình hình tại Cộng hòa Ukraine đã bước qua một khúc quanh mới, có thể là điểm lật vì dẫn tới nhiều thay đổi lớn, với hậu quả lan rộng vào tận Liên bang Nga...
Có ba yếu tố mới rất đáng chú ý ở đây, nếu ta để ý tới địa dư và lịch sử.
Sau nhiều tuần lễ biến động tập trung tại thủ đô Kiev, phong trào đấu tranh chống việc Chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovich ngả theo Liên bang Nga đã lan tới nhiều nơi khác, ở miền Tây. Dân chúng đã biểu tình bạo động tại năm thành phố và khu vực hành chánh ở phía Tây là (từ Tây qua Đông) Uzhhorod - thành phố giáp giới với nước Hung và Slovakia - rồi Liviv, Ivano-Frankivsk, Ternopil và Khmetnytskyi.
Từ Kiev đến các trung tâm này, từ hôm Thứ Tư 19, dân biểu tình chiếm nhiều công thự, thậm chí bắt giữ cảnh sát và trưng thu được nhiều võ khí cá nhân. Mấy chục người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại quảng trường Độc Lập (Maidan, có tên thật là "Quảng trường Âu châu") của thủ đô và ở cả Khmetnytskyi. Tình hình tại chỗ thay đổi hàng giờ bất chấp thỏa thuận hưu chiến giữa Tổng thống Yanukovich với các lãnh tụ đối lập.
Bài này được viết trong khung cảnh đột biến nóng hổi ấy.
***
Yếu tố đáng chú ý trước nhất là việc dân biểu tình tại Lviv đã ra tuyên ngôn độc lập. Họ muốn Lviv khỏi ra xứ Ukraine.
Đáng chú ý vì Lviv là thành phố Âu Châu nhất của Cộng hoà Ukraine mà cũng là nơi xuất phát tinh thần quốc gia của dân Ukraine. Chuyện hơi lạ mà ít được truyền thông Mỹ nhìn ra vì mắc tật dốt nát kinh niên về lịch sử thế giới.
Từ thế kỷ 16 đến 18, khu vực Lviv này có tên là Lwow, thuộc Cộng đồng Thịnh vượng Ba Lan và Lithuania (Polish-Lithuanian Commonwealth) cho tới khi bị Đế quốc Habsburg của Áo cai trị và cải danh ra Lemberg khi Cộng đồng Thịnh vượng kia bị xẻ ra nhiều mảnh. Sau Thế chiến I (1914-1918), Lemberg trở về với Ba Lan nhưng rồi bị Liên bang Xô viết thôn tính và được đổi tên là Lvov trong lãnh thổ Ukraine. Khi Liên Xô tan rã năm 1991, Cộng hòa Ukraine tuyên bố độc lập cũng từ những vận động phát sinh từ Lvov, khi ấy được đổi tên thành Liviv.
Trải bốn thế kỷ, qua các thời kỳ có tên là Lwow, Lemberg, Lvov rồi Liviv, khu vực này có một định mệnh riêng.
Lviv là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, thi ca và nhất là ý thức quốc gia của dân Ukraine. Phong trào đấu tranh của dân Ukraine để biệt lập với Đế quốc Nga và Xô viết xuất phát từ đây, không phải từ miền Đông và khu vực Donbass, hậu cứ của Viktor Yanukovich thân Nga.
Người dân nơi đây nói tiếng Ukraine và từ chối tiếng Nga. Họ hãnh diện với xuất xứ Âu Châu và dân Âu Châu gọi thành phố này là "Tiểu Paris của Ukraine" (Little Paris!). Danh nhân và anh hùnbg của họ là văn hào và nhà thơ Taras Shevchenko, người đã phát huy ngôn ngữ và tinh thần dân tộc của Ukraine. Hoàng Diệu và Phan Khôi hay Nguyễn Du và Phan Bội Châu dồn làm một!
Vì những yếu tố sâu xa đó, Lviv ít bị ảnh hưởng của Nga, thậm chí rất kỵ dân Nga La Tư Slav, và thiên về Âu Châu cùng lý tưởng dân chủ sau khi Liên Xô tan rã.
Bây giờ, phong trào chống đối tại Lviv đòi ly khai để trở thành một nước độc lập và không còn lệ thuộc gì vào chế độ Yanukovich thân Nga. Khi đó, người dân Ukraine ở nơi khác sẽ tính sao? Ngả về Tây hay về Đông?
Và lãnh tụ Vladimir Putin của Nga sẽ tính sao khi các nước Âu Châu như Ba Lan, Áo, và cả Liên hiệp Âu châu cùng Hoa Kỳ đều ngỏ ý can gián Yanukovich - để can thiệp?
***
Yếu tố mới thứ hai cũng đáng chú ý là trong Chính quyền Yanukovich đã có nhiều dấu hiệu rạn nứt.
Hôm Thứ Tư 19, Tổng thống Yanukovich cách chức Tổng Tư lệnh và Tham mưu trưởng của Tướng Volodymyr Zaman và chỉ định người thay thế là Tư lệnh Hải quân, Đế đốc Yuriy Ilyin. Quyết định ấy cho thấy Yanikovich đang tính tới một giải pháp khác: cho quân đội đi dẹp loạn.
Cho tới nay, chế độ mới chỉ sử dụng công an và cảnh sát với kết quả tạm gọi là "bất phân thắng bại".
Cảnh sát kiểm soát được trung tâm Maidan tại thủ đô mà chưa dẹp nổi các khu vực biến động. Yanukovich có thể trông cậy vào phản ứng bạo động của những thành phần quá khích nhất để tranh thủ hậu thuẫn của quần chúng và cô lập đám biểu tình. Nhưng bạo động lại lan khỏi thủ đô qua các tỉnh miền Tây. Mà trong số này, Lviv thì không đòi lật đổ hoặc thay thế chế độ thân Nga ở Kiev. Họ muốn ly khai và lập ra một nước mới, một nước khác!
Giải pháp của Yanukovich có thể là đưa quân đội ra khỏi trại lính để vãn hồi trật tự.
Nhưng việc ông ta thay thế người cầm đầu quân đội cho thấy là lực lượng này thiếu thống nhất. Nhiều tướng lãnh không muốn ủng hộ quyết định ấy. Sau những do dự, thậm chí hòa giải của nhiều đơn vị an ninh và cảnh sát tới độ giao nộp vũ khí cho dân biểu tình, Yanukovich đã nói tới nhu cầu "chống nổi dậy" và đề cao sức mạnh của quân đội Ukraine.
Chưa chắc là quân đội đã muốn vậy. Ba chân kiềng bảo vệ chế độ là cảnh sát, an ninh và quân đội, đều có vẻ lung lay. Và không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Đấy là mối lo của kẻ xa lửa mà vẫn rát mặt là Vladimir Putin.
***
Tuần qua, Tổng thống Nga đã nêu một sáng kiến có tính chất hòa giải cho Ukraine, đó là thiết lập thế chế liên bang. Sáng kiến đó không gây tiếng vang mà bị chìm trong tiếng súng.
Là người có trí nhớ, Putin không quên được những gì đã xảy ra tại Ukraine 10 năm về trước và nghĩ tới.... Moscow.
Năm 2004, dân Ukraine cũng đã biểu tình tại quảng trường Maidan của Kiev để phản đối cuộc bầu cử mà họ cho là có gian lận. Kết quả là Viktor Yanukovich bị lật đổ, cuộc Cách mạng Da cam đưa lên một Chính quyền thân Tây phương tại Kiev, với hai lãnh tụ phong trào chống đối là Viktor Yushchenko lên làm Tổng thống và bà Yulia Timoshenko làm Thủ tướng.
Vào thời đó, các cuộc cách mạng muôn màu dân chủ tại Georgia, Kyrgyzstan và Serbia đã gây khó chịu cho Putin. Nhưng Cách mạng Da cam tại Kiev mới gây lo sợ! Lại xin một bài học chớp nhoáng khác về lịch sử.
Đã nói về Lviv với sức hút của Âu châu thì phải nói về Kiev. Ukraine là vùng đất sinh sống của dân Nga La Tư Slav, với đa số vẫn nói tiếng Nga hơn là tiếng Ukraine (vì vậy chuyện Lviv mới đáng chú ý). Tại Ukraine, Kiev là một trung tâm văn hóa và chính trị của Nga, một bậc thềm cho tiến trình Tây phương hóa và hiện đại hóa nước Nga từ Thế kỷ 19.
Với một lãnh tụ có tinh thần đề cao Đế quốc Nga muôn thuở như Putin thì Ukraine chỉ là một thành phần, một tỉnh, một địa phận của nước Nga bát ngát. Và Kiev là nơi tỏa sáng tinh hoa Nga La Tư về hướng Tây.
Thời ấy, 10 năm về trước, Putin đang củng cố lại chế độ chính trị Nga, với khái niệm quái lạ là nền "dân chủ có chủ quyền", để dưới nhãn dân chủ tập trung lại quyền lực vào khu vực trung ương, vào Moscow và điện Kremlin. Tức là vào trong bàn tay sắt của mình, dù có bọc nhung thì vẫn là bàn tay sắt.
Vậy mà, thời ấy Kiev lại có loạn và phong trào dân chủ dẫn tới phong trào Âu châu hóa, Tây phương hóa. Dưới con mắt của Putin, những gì xảy ra tại Kiev đều có thể xảy ra tại Moscow!
Tại Moscow, Putin đã xây dựng được chế độ tập quyền rất kiên cố và dẹp tan mọi mầm chống đối của trí thức hay nghệ sĩ. Dưới tuyết lạnh căm căm thì mọi tay chống đối đều phải co vòi. Hay vào tù. Những kẻ khác thì có thể mua chuộc bằng quyền lợi kinh tế.
Nhưng dưới tuyết lạnh căm căm, dân chúng Kiev vẫn biểu tình mà Yanukovich lại dẹp không nổi! Gói quà mua chuộc trị giá 15 tỷ đô la được Putin hứa tặng chế độ chư hầu tại Kiev cũng chẳng có vẻ gì là công hiệu!
Ngày nay, dân chúng Moscow theo dõi sự biến tại Ukraie với nhiều cảm nghĩ linh tinh! Vừa khâm phục dân chúng ở thủ đô Kiev vừa hãi sợ kịch bản độc lập của Liviv.
***
Ngẫm lại thì phong trào cách mạng dân quyền và dân chủ tại Âu Châu vào thế kỷ 19 đã khiến Vladimir Illich Lenin hãi sợ mà dựng lên lý luận về Đế quốc. Chủ yếu là để gây phân hóa tại Âu Châu và củng cố chế độ cộng sản của mình ở tại Nga.
Lần này, hình như lịch sử tại tái diễn ngược, và ở ngay Ukraine.
Đã từng chứng kiến sự sụp đổ của chế độ Cộng sản tại Nga vào một mùa Đông 1991, Putin thấy rét căm căm mà không vì tuyết lạnh tại Thế vận Sochi....
Đúng là lời nguyền rủa của Thế vận hội!
Nguyễn Xuân Nghĩa
(Dainamax Tribune)

Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi

000_Hkg8602379-305.jpg
Một Kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP
Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các các chức danh chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội được Quốc hội Việt Nam thực hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2013 và dự kiến thực hiện hàng năm. Tuy vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 21/2/2014 cho biết việc này sẽ dừng lại theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
“Con bài dân chủ”

Nam Nguyên phỏng vấn TS Nguyễn Quang A, thuộc nhóm trị sự diễn đàn xã hội dân sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ việc dừng lại này là một việc dễ hiểu vì bản thân việc lấy tín nhiệm ở trong Ban Chấp hành Trung ương đã bị Bộ Chính trị gạt đi mất rồi. Thế thì có thể nói rằng, một chủ trương lúc đầu có vẻ tiến bộ, có vẻ dân chủ nhưng khi người ta dùng cái gọi là “con bài dân chủ” trong ngoặc kép đó để đánh nhau, thì hóa ra con bài đấy nó có thể sát thương tất cả mọi người. Chính vì chuyện đó cho nên Bộ Chính trị đã dừng cái chủ trương ấy ở ngay bản thân Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương ấy đã được thực hiện một lần ở Quốc hội, nhưng bây giờ ở trong Bộ Chính trị trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị dẹp lâu rồi, thì hiển nhiên việc đó cũng phải được dẹp ở Quốc hội và là một hệ quả tất nhiên của quyết định đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một chủ trương lúc đầu có vẻ tiến bộ, có vẻ dân chủ nhưng khi người ta dùng cái gọi là “con bài dân chủ” trong ngoặc kép đó để đánh nhau, thì hóa ra con bài đấy nó có thể sát thương tất cả mọi người.  -TS Nguyễn Quang A
Nam Nguyên: Thưa khi kết thúc phiên họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói là tạm dừng như thế này là trái với Nghị quyết 35 trước đó, thành ra kỳ họp tới sẽ phải thảo luận xin ý kiến Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 35. Việc này cho thấy có trục trặc về thủ tục và thể hiện việc Quốc hội Việt Nam không thể tự quyết định hoạt động của mình mà nhất nhất theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Như thế này có thể gọi là dân chủ được không và làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này?

TS Nguyễn Quang A: Làm sao mà có dân chủ được, chuyện ông Chủ tịch Quốc hội nói thế chẳng qua chỉ là vấn đề thủ tục thôi. Đúng là về thủ tục Quốc hội đã ra một nghị quyết và bây giờ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bảo rằng Quốc hội dẹp cái ấy đi. Quốc hội sẽ phải ngoan ngoãn nghe, nhưng cũng phải theo một hình thức của nó, tới phiên họp tới người ta sẽ bảo các đại biểu Quốc hội rằng, hãy thông qua một Nghị quyết khác phủ quyết cái Nghị quyết trước kia của mình và tôi đảm bảo là Quốc hội sẽ cung cúc ngoan ngoãn làm theo.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, mặc dù cách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần trước vẫn là né tránh không lấy phiếu bất tín nhiệm, nhưng nó cũng phản ánh được sự đánh giá cán bộ. Nay dừng lại có là một bước lùi đối với sự hy vọng của nhân dân?

1377872923-250.jpg
TS Nguyễn Quang A, ảnh minh họa chụp trước đây.
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn nó là một bước lùi, một bước lùi để cho thấy rằng, mình đừng tin vào những điều mà Đảng Cộng sản nói. Tất nhiên nó là một bước lùi nhưng tôi nghĩ không phải là lùi nhiều lắm. Bởi vì Quốc hội mà có bỏ phiếu thì thực sự nó cũng đã có sự định hướng rồi, và cuộc bỏ phiếu theo kiểu như thế này thực sự nó chỉ để phục vụ cuộc đấu đá mà thôi. Chứ nó không phục vụ một chút gì cái gọi là dân chủ hóa cho đất nước cả, bởi vì để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, ông vừa nói đến việc phục vụ cho mục đích đấu đá. Thông tin cho thấy sự phân hóa trong Đảng là nghiêm trọng, hiện nay cập nhật tình trạng đó thì sự phân hóa trong Đảng có thể được đánh giá như thế nào?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ việc luôn luôn có sự đấu đá, luôn luôn có phe này phe kia ở trong bất kỳ một tổ chức nào, không riêng Đảng Cộng sản Việt Nam là chuyện hết sức bình thường. Tôi nghĩ rằng ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay nó luôn luôn là như vậy. Nhưng chỉ có một điều là vì dối trá nên người ta bảo là luôn luôn có sự nhất trí cao độ ở bên trong Đảng. Đấy là một điều không phải là sự thật và tôi nghĩ những biểu hiện ra thì mọi người đã nhìn thấy. Người dân phải quen dần với cái chuyện có các phe này phe nọ và càng công khai những chuyện cạnh tranh nội bộ của họ ra bao nhiêu, thì càng tốt cho bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu có bước tiến gì ở trong nội bộ thì đấy là điều đáng khích lệ.

Nam Nguyên: Như thế là dù chế độ độc đảng, nhưng ở trong đảng có nhiều ý kiến khác nhau thì cũng là một điều tốt trên một phương diện nào đó. Thưa có phải là như vậy?

TS Nguyễn Quang A: Vâng đúng như vậy, có những phe phái khác nhau ở trong Đảng, có những ý kiến khác nhau ở trong Đảng mà những ý kiến đó được tranh luận một cách công khai, được người dân chất vấn và không chỉ là các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là một dấu hiệu tốt.

Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã trả lời Đài RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-21

Truyện ngắn: Quy hoạch …Chợ ?!

Truyện Ngắn
Đoàn Hữu Hậu
Chợ Tròn nằm cạnh con sông của một vùng quê, vốn lặng lẻ im lìm, bỗng huyên náo, xôn xao hẳn lên, khi có tin quy hoạch chợ !…
Chuyện xảy ra khi có sự xuất hiện của ba người đàn ông lạ mặt .Ba người nầy trông vừa giống công nhân ngành xây dựng ,vừa giống một anh công nhân cầu đường ,lại vừa mang vấp dáng của một anh đo đạc . Họ đang cặm cụi làm việc . Một người đặt cái cây 3 càng , trên có trên có ống ngắm lắp mắt vào chăm chú ngắm. Một anh bên cạnh cầm cuốn sổ, ghi chép Đàng kia một anh cắm một cái cây dài có sơn màu trắng, đỏ,xê dịch từng chút theo cái khoát tay hướng dẫn của anh ngắm .Có tiếng người vang lên :
- Quy hoạch !…. Quy hoạch chợ bà con ơi !… Vô mánh rồi !…
- Coi chừng người ta mở đường đó chớ ! Một tiếng nói của người đàn ông khác cải lại .
- Cái kiểu nầy đúng quy hoạch trung tâm thương mại ở xã rồi !…Hiện đại hóa nông thôn mà !… Tiếng một người khác lớn hơn vang lên .
Bọn trẻ con chạy đi chạy lại lăng xăng theo mấy anh đo đạc. Vài ba người bán hàng gần đó cũng bu lại xem các anh làm . Cái tin quy hoạch chợ lan ra khắp chợ .Lát sau mọi người kéo tới chật nít, bao vây các anh vào giữa .Họ không biết gọi các anh là gì cho đúng . Một người nào đó kêu bằng “cán bộ “ . Cũng hay vì cái từ nầy bao gồm chỉ những người làm việc cho Nhà Nước. Bất kỳ họ là ai, đo đạc, quy hoạch , đầu tư, xây dựng …hoặc cái gì đó, gọi là cán bộ đều đúng cả !…
Ông Tám Tàn chủ quán cà phê Karaoke, nảy giờ đứng sát anh cán bộ đang ghi chép,lên tiếng mời :
- Anh em nghỉ tay một chút ,mời lại quán tui uống cái gì lai rai cho đỡ mệt roi hãy làm tiếp !… gấp gáp gì chuyện Nhà nước mà !…Thấy anh em coi bộ cực quá !…
- Dạ cảm ơn anh – Để anh em làm xong cái đã …Còn chút nửa !…Một anh cán bộ trả lời .
- Không mệt nhưng bu quanh như vầy làm sao mà làm ăn gì được !?…
Ông Tám Tàn cố gắng mời cho được các anh về quán mình .
Bà ba hàng xén nhảy vào :
- Chú hai trên tỉnh chắc biết thằng Sơn cán bộ Sở Nông nghiệp !…Nó là em cô cậu ruột với tui … Hôm trước, nhậu nhà tui, nó nói có mấy thằng bạn thân ở Sở Kế hoạch đầu ..tư xây dựng… địa chính gì đó … Chắc là các chú đây chớ gì !… Oi ! không biết thì thôi, biết ra thì cũng bà là con với nhau cả !… Ghé qua nhà tui ăn cơm nghen !…
- Tiệm nhà bà đồ đạc tùm lum tùm la chổ đâu mà ngồi ?!… Nhậu với ai ?!… Nhậu với bà à ?!… Tư Chó chen vào, cắt ngang hứng khẩu bà ba . Rồi quay sang mấy anh cán bộ : “ Thôi nghỉ chút đi. Bửa nay tui có con chó mực tiền … làm tiết canh anh em mình làm lai rai !… Đây nhà tui sát bên đây !…Người dân xóm nầy gọi ông là Tư Chó, vì ông ta thứ tư, chuyên mua chó ,làm thịt bán ở chợ . Bản thân Tư Chó cũng không hay cái tên nầy đã chết danh từ hồi nào …Và trông y có vẻ khoái cái tên nầy lắm !…
- Theo tui,hay là tụi mình hùn nhau chơi với mấy anh cho vui !…
Sáng kiến của Tám Tàn nầy được mọi người đồng ý .
****
Trong lúc các anh cán bộ đang lai rai tại nhà Tư Chó với mấy ông chủ quán nước , sạp thịt heo,quầy hàng xén, thì cả chợ xôn xao bàn tán về chuyện quy hoạch chợ, Bà năm xé số chạy lăng xăng từ nhà nầy, sang sạp tiệm nọ, vừa nói vừa múa :
- Kỳ nầy Dzô-xê rồi bà con ơi !… Sở xây dựng và đầu tư kế hoạch ,quy hoạch chợ mình thành trung tâm thương mại xã !...
- Trung tâm thương mại là cái gì ?!… Bà Bảy đồ tươi cau mày hỏi lại .
- Bà thấy trung tâm thương mại 30/4 ở Rạch Gía chưa !? …Bà chưa tới đo, nên bà không biết !…Cái chợ bự lắm… xây dựng giữ lắm …Nhà lầu không hà !…Trời ơi bán đủ thứ hết !…nào là …Oi thôi hằm bà lằn !…Chợ mình tới đây cũng làm như vậy, nhưng nhỏ hơn một chút !… Mấy ông trên tỉnh xuống đo đó …Đo rồi bồi thường … Bồi thường là Dzô … một mét vuông thấp nhất cũng năm triệu !…Cái sạp nầy của bà ít nhất cũng được trăm triệu !…Nhà tui bèo lắm cũng phải tới trăm ngoài !…
Cứ thế bà đi giáp chợ :” Kỳ nầy dzô rồi !…Quy hoạch chợ !…” .Chiều hôm đó “mụ ta” phải ôm sấp vé số mà dò ,vì không bán được tấm vé số nào. Ban đầu còn có người tỏ ý nghi ngờ, nhưng sau đó họ tin là có “quy hoạch chợ”. Và rồi ta người ta nghiểm nhiên chờ đợi đến ngày được bồi thường, được cái chợ mới …
Xong bửa tiệc, các anh cán bộ tiếp tục làm việc. Các anh trông có vé lầm lì, ít nói ,hơi bí mật. Càng không nói bà con càng bu đông, càng hỏi. Anh Tám quán nước Karaoke, chỉ ngay nhà mình :
- Đây là quán tui, dài chắc mười ba mười bốn gì đó, ngang bốn tấc hai trèm trèm bốn tất ba … đo cho chính xác đi !…cho chắc ăn !…
Các anh lại đo, nhưng không đo từng nhà mà đo thẳng từ đầu chợ đến cuối dãy . Rồi từ đó kéo thẳng ra bờ sông . Tiếng một người vang lên : “Từ đây xuống sông khỏi bồi thường !…” Một người cải lại : “sao không , đất của tui mà …bất quá giá thấp hơn chút đỉnh thôi chớ ... làm gì không thường !…”.
Tối hôm đó cái chợ quê lẹp xẹp, lù mù ngày nào bỗng dưng đèn đuốc sáng choang, râm ran tiếng cười, nói . Quán anh Tám nhậu nhẹt ca hát gần suốt sáng . Người ta cố nài 3 anh cán bộ “quy hoạch ” ở lại đãi “bia lon” . Ai cũng cố mời cho bằng được anh cán bộ về nhà mình . Cuối cùng để cho công bằng, ba anh phải chia nhau mỗi người về nghỉ một nhà . Các ông chủ nhà cố khai thác các anh “quy hoạch cái gì ?! …giá cả bồi thường ra làm sao ?!…” Càng hỏi các anh càng ẩm ờ . Càng ẩm ờ người ta nghi, càng hỏi .
Mới tờ mờ sáng, thì Tư chó đã lay anh cán bộ thức dậy để đo nhà mình.Thấy anh dần dừ, hắn ta đi lại nắm tay anh kéo đi. Cực chẳng đã anh cán bộ phải lấy thước dây ra căng đo nhà, theo cái chỉ tay của chủ . Vừa đo xong 2 cạnh ngang, dài của cái nhà ,Tư Chó chỉ tay ra phía sau :
- Đó là phần đất của nhà tui, nhờ chú đo luôn thể !
Anh cán bộ tỏ vẻ khó chịu . Tư Chó móc túi xấp giấy bạc, nhét vội vào tay ,rồi lẹ làng kéo anh ta ra ngoài.
Chủ nhà chỉ tay :
- Từ đây …tới đó… Ừ !…Tới chổ nầy …ghi đi …Tám thước hai …rồi được rồi !… Còn cái hầm cá dồ , đo luôn đi … cái hầm nầy cũng của tui …bỏ lâu nó bị lạn… Tui sẽ lắp lại…
Vài ba người bên cạnh thấy vậy ,vội chạy sang kéo tay anh cán bộ nhờ đo đất cho nhà mình . Hai anh cán bộ kia đang ngủ ở hai nhà bên cạnh cũng bị chủ nhà xốc ngồi dậy , nhờ đo dùm nhà, đất mình !… Cuối cùng ba anh cán bộ phải viện cớ là lệnh cấp trên phải đi gấp , hẹn vài ngày sau sẽ trở lại đo tiếp …
****
Mấy ngày sau, cả chợ tập trung lo làm hàng rào, rào nhà, rào đất . Nhà, đất của ai, người ấy nấy cặm, rào .Người thì rào bằng chì gai , người rào bằng lưới B40, người thì rào bằng tre chẻ mỏng, kẻ khó khăn hơn cũng căng tạm bằng dây chì …. Cái chợ vốn đã nhỏ ,chật chội nay lại càng thấy ngộp hơn . Từ sạp tiệm nầy, sang tiệm nhà kia, trước đây chỉ bước một bước là tới, bây giờ phải đi đánh vòng ra phía trước sân rồi mới vào được. Khoảng đất phía trước hàng quán , trước được coi là của chung , công cộng, nay phân chia, giành giựt nhau từng tất đất .
Bà Bảy đồ tươi, xưa nay vốn hiền lành đã phải phát cáu lên :
- Ê !… Cái con ba “đồ khô”!… Tại sao hôm trước đống cứt heo ngay chổ nầy,mầy nói là của sân tao … bắt tao hốt .Sao bây giờ mầy gìanh chổ nầy là đất của mầy ?!…Bộ mầy tưởng …
- Bà nhìn kỹ lại coi à !… Xin lỗi à !…Cái đóng cứt heo hôm trước nằm chổ nầy nè – đúng hông !… Chổ đó là của bên bà - Còn chổ nầy là của bên tui !...Bà ba đồ khô cãi lại .
- Hổng dám chổ nầy đâu ba !… Cái dấu len tao hốt còn đây nè !… Tới đâu tao cũng đi !…Tính ăn gian hả ?!…Tao đi thưa !…
Ai cũng cố nới rào phần đất mình ra xa .Cái chợ mới hôm nào con heo Bà tư sổng chuồng, đi tuồng luông không đầy 5 phút là giáp vòng. Bây giờ có sổng,nó cũng chỉ lẫn quẫn trong sân nhà bà .
Nhìn cái chợ từ xa,người lớn tuổi ở đây nói là nó giống như “ấp chiến lược”. Còn lớp trẻ sòn sòn thì cho là giống trại giam ,một số ít người thì nói là giống chuồng khỉ !… Vào tiệm mua đồ khó khăn , vì phải đi vòng vo qua các hàng rào , mà người bán thì có vẻ cũng chẳng màng đến thiết tha chào mời. Khách hàng xứ nầy , vốn ít mua sắm ,nay cảm thấy chán ngấy cái chợ “chuồng khỉ” . Họ đã chán ngấy cái chợ nầy .Không thèm mua bán gì ở đây nửa , thà mất công đi xa một chút xuống chợ kia còn sướng hơn !…
Đây lần đầu tiên trong đời người dân ở “Chợ khỉ ”nầy mới biết đến việc làm giấy” chủ quyền nhà” . Vì theo Bà Năm vé số thì ai có giấy chủ quyền, giá bồi thường sẽ cao hơn . Do vậy họ lo chạy chọt hỏi thăm phương thức làm thủ tục, giấy tờ nhà , đất . Không biết phải bắt đầu từ đâu, cuối cùng họ thống nhất hùn tiền lại, rồi cử người lên tỉnh xin mẫu đơn, thuê cán bộ địa chính về đây làm giấy chủ quyền .
Ông Tổ trưởng, người từng có kinh nghiệm trường đời,là một trong những người nghi ngờ về cái chuyện “quy hoạch chợ ”,thấy bà con xôn xao trước thông tin hơi lạ, đã cho họp ngay bà con trong tổ chợ Tròn :
- E .hem!… Hôm nay đại diện chính quyền tổ chợ Tròn, lưư ý bà con một số vấn đề … Về cái chuyện quy hoạch chợ. Bà con hãy bình tỉnh, lo làm ăn đừng nghe lời bọn xấu tung tin đồn nhãm !… Làm gì có cái chuyện quy hoạch chợ ở đây !…Tui lãnh đạo ở đây mà không hay biết gì cả !….”.
- Bộ ông tính ém chuyện quy hoạch để ăn một mình hả ! Bộ ông tưởng tụi nầy ngu hết à ?!..Ông làm chính quyền, mà quyền lợi của dân ông không hay biết gì !?… Tư Chó phản nói một cách mạnh mẽ .Mọi người nhao nháo hùa theo “ Đúng .Hay quá tiếp đi !….
- Hừ !…Ông làm như !…chuyện nầy chỉ có một mình ông biết !….
Tức quá chỉ vào mặt bà Năm vé số, Tổ trưởng nói:
- Chính bà là người tào lao nhất trong vụ nầy !…
Bà Năm không vừa,đứng lên đỏ mặt, nổi gân cổ :
- Nè ! nè !Tui nói cho ông biết,không phải tui không đâu mà tất cả bà con ở đây đều biết quy hoạch chợ !… Đừng có giả bộ !…Ông tính ém nhẹm chuyện nầy để mua đất rẽ của tụi tui, để Nhà nước đền bù gấp trăm lần…ông dzô-xê chớ gì !?…Hổng dám đâu .tui còn biết giá cả bồi thường ra làm sao nửa kìa!… Mỗi mét vuông nhà, bồi thường 5 triệu đồng …Đúng hông ?!... Từ dưới sông lên 50 thước ,mỗi mét vuông 3 triệu
…đúng hông ?!… Trụ sở của ông là đất Nhà nước , nên không có bồi thường …Đúng hông ?!…
- Hay nhỉ ?!…Ở đâu vậy ?!… ông Tổ trưởng lầm thầm, mắt không rời Bà Năm . Thấy không xong ông đứng lên cắt ý kiến Bà Năm :
- Ờ !… Thôi thì quy hoạch !…
- Thấy chưa !… Mọi người đồng thanh, rồi giải tán .
****
Qua ngày sau,người ta lại thấy mấy anh em dân quân cặm cọc, làm hàng rào trụ sở của tổ, rồi treo lên tấm bảng đề :” Ban quản lý chợ “ thay cho tấm bảng “Tổ tự quản chợ Tròn ”.Và các anh cũng lấn rào lấn ra vài tất đất như mọi người . Dân ở chợ xầm xì :” Đúng là thằng cha nầy gian thật !… Thằng chả mị dân giỏi thiệt !…Rõ ràng ông nầy có ý đồ !… Còn riêng ông tổ trưởng, ai nói gì thì nói, chỉ biết rằng từ ngày có vụ “quy hoạch chợ” ông luôn có chuyện để làm .Nào là xử tranh chấp đất đai, nhà cửa,đập phá hàng rào, ký giấy xin hợp thức hóa nhà-đất, xác nhận đất hương hỏa !…hoà giải chia đất trong gia đình … Khác hẳn như trước đây,thường là ở không .Dù không khoái ông,nhưng đi tới đâu , cũng được chào mời tới đó …tiệc tùng liên miên, quà cáp tới tấp !…
Tư chó ngồi nhìn hàng rào, phả thuốc khói thuốc cuồn cuộn, run đùi, nhịp cẳng ,nghỉ đến ngày được bồi thường vài trăm triệu,đắc ý mĩm cười . Yđang nghỉ tới một trung tâm thương mại xã . Dù không biết cái trung tâm đó ra làm sao , nhưng y cảm thấy nó lớn lắm,toàn nhà tường, trong đó có căn nhà của y Rồi cái miệng y lép nhép : “ Mình sẽ một cái bảng lớn ðề :“Tý Chó ðặc biệt 10 món ãn âu, á ! … Hay quá !… hà hà!… Tý Chó 10 món … ” Rồi ðây Quán chó mình sẽ thu hút hết khách, cả trên tỉnh xuống … “Rồi đây quán Tám Tàn sẽ sạt nghiệp !…” Nghỉ tới đó y sướng run cả người !…
Hai hôm trước trong lúc nhậu ở nhà Tám Tàn ,gia chủ khoe là tới đây sẽ mở quán “bia ôm” đèn mờ,lên tỉnh kiếm vài ba choai choai mắt xanh,mỏ đỏ về làm tiếp viên… Mở ra cái nầy thì quán thịt chó coi như đi bụi !… Tư Chó nghe tức lắm, chỉ vào mặt Tám Tàn mà rằng :” Nhà của ông không có bồi thường !…vì phân nửa là nhà sàn . Nhà nước chỉ tính phần đất trên bờ thôi. Như vậy nghĩa là ông có nửa cái nhà thôi ! ...Nửa cái nhà bồi thường được bao nhiêu tiền mà bày đặt mở quán bia ôm !…” Tám Tàn rống cổ lên cãi .Cãi không lại anh ta đá Tư Chó một cái văng xuống sông. Tư Chó đau quá, định ăn thua đủ, anh em can ra . Một hồi nghỉ lại “Nhà nó chỉ bồi thường có nửa cái” ,nên bớt giận, chưởi láp giáp vài câu rồi về nhà. Ngả mình lên võng, nghỉ tới ngày trả thù làm cho quán Tám Tàn sạt nghiệp,Tư Chó sướng quá cười một mình, lầm thầm: “ Rồi đây mình sẽ giàu nhất xứ !… mình sẽ giàu hơn thằng Tám !...hà hà!…Từ nay không thèm đi bắt chó nửa. Lấy gì tụi nó kêu mình Tư Chó nửa.”. Nói là làm, kể từ đó Tư Chó ăn rồi nằm chờ, không thèm đi mua chó nửa.
Không chỉ Tư Chó, hầu hết các chủ hàng, quán khác ở cái chợ nầy ai cũng run đùi !…hy vọng !…nằm chờ !…
****
Sau hơn 3 tháng bỏ công ăn việc làm , bỏ tiền của chạy vạy làm giấy chủ quyền nhà,đất, mà cái chợ “quy hoạch” đâu không thấy . Ba anh cán bộ ngày nào cũng biệt tăm, người ta bắt đầu nhao nháo lên . Bà Năm vé số lúc nầy cảm thấy quê không oang oang cái miệng như trước nửa .Người ta quá nhàm chán cái giọng điệu “tuần sau … tháng tới có đội thi công… ”của bà .
Nhiều người tỏ vẻ nghi ngờ, họ kéo nhau lên xã hỏi,thì được đại diện Chính quyền ở đây cho biết : “Người ta đo lộ để chuẩn bị cặm cột kéo điện về nông thôn… theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã niệm kỳ 2 năm ….Còn chuyện quy hoạch chợ thì …không nghe nói !…/.

Đoàn Hữu Hậu,

Đoàn Hữu Hậu
Là nhà văn, nhà báo được đào tạo tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền TP Hồ Chí Minh, hiện đang sống và làm việc tại Rạch Giá - Kiên Giang, Việt Nam....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét