Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Sự dối trá bao giờ cũng bị trả giá - Ai ô nhục – Hèn hạ – Tay sai Trung Cộng ở Việt Nam? - “NHÚN MÌNH” HAY TỰ TRÓI MÌNH?

“NHÚN MÌNH” HAY TỰ TRÓI MÌNH?

Hoa Bảy                                                             phiếm đàm 
...  (cái chính là) trói tay người mình?
Nhân đọc qua bài của viên “đại tá” nào đó nói với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về “sách lược” mềm dẻo và khôn khéo để đối phó với “ông bạn” khổng lồ phương bắc khó chơi, chợt nhớ lại lời một người mà chắc là không vào loại “chống đối” hay “ăn theo bọn chống đối” ở VN. Trong diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự tại trường đại học Y khoa Hà Nội (ngày 13/12/2010), giáo sư Thạch Nguyễn đã “lưu ý” người nghe: Không phải cứ quị lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”. Hẳn là nhân nhượng để lấy lòng thì cũng rứa! 

Đến đây, lại sực nhớ đến một chuyện tuồng như là ngộ nhận. Hồi xây sân vận động Mĩ Đình, người ta “quyết” chọn nhà thầu TQ, trong khi giới am hiểu muốn chọn nhà thầu Đức tuy đắt hơn một chút. Xây xong, ai cũng thấy rõ ràng là xấu, -gíá dùng đồ án của Đức mới đáng đồng tiền! Về chất lượng thì vừa bế mạc SEA Games 23 đã phải lo tu sửa và thay hàng loạt trang thiết bị nội thất! Vậy là rẻ chăng? Chưa nói về mặt mĩ quan! Chưa nói chuyện dài lâu, chuyện “di sản” có thể để lại cho con cháu! -Hãy thử ngó sang sân vận động “tổ chim” ở Bắc kinh, một niềm tự hào hiện tại có thể để lại cho mai sau (mà họ đâu có tự làm lấy, phải thuê người phương Tây)-. Mấy vị giáo sư trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: giới kiến trúc chẳng một ai tán thành nhưng được giải thích “vì lí do chính trị”. Chắc là có sự “nghe nhầm” hoặc lời phán “thất thiệt” của cá nhân ai đó, chứ chẳng nhẽ một sự “lấy lòng” trẻ con như kia mà mong đổi lại sự “nới tay” nào đấy trong các chuyện quốc gia đại sự sao?!]. Giáo sư Thạch còn cho biết: gần 20 năm giảng dạy ở TQ ông chưa từng nghe thấy “bất cứ sử gia chân chính người TQ” nào, hay “giáo sư TQ nào” ca ngợi những Trần Ich Tắc, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống ; trong khi đó Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung “luôn được kính trọng và ngưỡng mộ” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở “Trung Quốc và ngay tại Mĩ” nữa.
Trong ba nhân vật phản diện mà GS Thạch nêu tên thì họ Trần, họ Lê rõ là việt gian bán nước, “cõng rắn cắn gà nhà” rồi, còn sao lại Mạc Đăng Dung? Tuy các sử gia VN ta thời trước lên án ngưòi này là nghịch thần cướp ngôi nhà Lê và có tội với nước vì cắt đất dâng cho TQ; song, những năm gần đây nhiều người trong giới sử học, cả ngoài giới này, đã “chiêu tuyết” cho người sáng lập nhà Mạc. Người ta nhấn mạnh công lao của ông thời xã hội loạn li, vua quan hư hỏng; và nước Việt dưới triều Mạc cũng có hồi thịnh trị;...
Đúng là không nên coi nhà Mạc là ngụy triều. Việc lật dổ một triều đại đã suy vi, thối nát là hợp qui luật tiến hoá, là có công với xã hội đương thời và với lịch sử. Đáng hành động, và có thể hành động được, mà không nắm lấy thời cơ lại để kéo dài sự trì trệ xã hội, sự thống khổ lê dân thì là có tội với dân tộc, đất nước, với lịch sử. Mặt khác, một số vua nhà Mạc, trước hết là Mạc Đăng Doanh, cũng có những công lao nhất định trong việc trị nước. Tuy nhiên, cái việc Mạc Đăng Dung quì mọp ở cửa ải, nộp sổ sách đầu hàng (nhưng xin vẫn được giữ ngôi) và cắt một phần đất đai của Tổ quốc mà Lí Thường Kiệt phải kiên trì đấu tranh mới đòi lại được dâng cho kẻ thù truyền đời của nước Việt thì không một người dân Việt chân chính nào ngay thời ấy và trong suốt lịch sử từ bấy dến nay, cả mai sau nữa, có thể nuốt được cái nhục quốc thểcái hận mất đất. Có nhà “sử học” biện luận rằng: thời và thế lúc ấy buộc Mạc Đăng Dung phải làm vậy mới giữ được nước, lại còn lấy trường hợp khác ra để biện hộ và thanh minh cho họ Mạc. Giữ nước hay giữ quyền lực, quyền lợi của ông ta, của phe cánh ông ta, dòng họ ông ta?! Chuyện của lịch sử thì không nên và không thể nói chuyện “gíá như” thế này thế khác nhưng cũng có thể ngẫm và soi vào chính những tấm gương lịch sử. Hồ Quí Li cũng là người thoán nghịch ; có thể buộc tội ông để mất nước, song không thể lên án ông coi rẻ đất đai của Tổ quốc và làm điếm nhục quốc thể một cách hạ đẳng, không thể chê trách nhân cách của ông trước cường quyền ngoại bang. Lê Hoàn cũng là “cướp” ngôi vua (một cách “hòa bình”) vào lúc quân giặc nước lớn đang rục rịch sang xâm lược, đã sắp sẵn kế hoạch, không phải đi cầu xin tha tội, mà đón tiếp quân địch một cách đích đáng. Khỏi nói các trường hợp nhà Lí, nhà Trần, sau khi lấy được ngôi vua, cùng với việc lo ổn định quốc nội, đã nghĩ ngay đến việc đối phó với tham vọng của nước láng giềng phương bắc. Lập luận để bảo vệ Mạc Đăng Dung đáng chú ý hơn cả là: MĐD làm vậy là có sách lược khôn ngoan, chịu mất một ít đất và đầu hàng ngoại nhân trên danh nghĩa để dành sức dối phó với quân phò Lê đang trấn ngự từ Thanh Hóa trở vào, tránh được thế kẹt hai mặt thụ địch; không làm thế thì có cơ mất nước. Song le, nếu như không thể biện hộ cho Hồ Quí Li theo kiểu “thà để mất nước còn hơn chịu nhục, đầu hàng” thì cũng không thể bào chữa cho Mạc Đăng Dung theo kiểu “thà chịu nhục, đầu hàng còn hơn để mất nước”. Vấn đề là để giữ được nước, giữ được quyền lợi cho dân tộc mà cần “hi sinh” quyền lực, quyền lợi cá nhân, dòng tộc, phe cánh thì anh có dám không?
Nói đến Mạc Đăng Dung hẳn là giáo sư Thạch Nguyễn không muốn có những Mạc Đăng Dung mới.
Giáo sư còn dẫn lời một giáo sư Nhật nhắc các học giả, viên chức chính phủ Nhật khi đến Bắc kinh làm việc: “Nếu bạn xử sự như một con lừa thì đừng ngạc nhiên khi có một ngày bị người khác cưỡi lên lưng, lên cổ”. Xem ra cả hai vị giáo sư (gốc) Việt và Nhật đều hiểu người Trung Quốc lắm lắm! Những ai trông cậy ở sự “nương tay” của giới cầm quyền TQ, hãy ngẫm câu của chính Đặng Tiểu Bình từng răn bộ hạ: “Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn; ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”. Với đối tác, chắc họ Đặng cũng nghĩ như vậy nhưng thêm vế sau, tất nhiên là chẳng nói ra: “Nhưng ta vẫn xoa đầu anh, vừa nắn gân anh vừa lấn tới”.
4 - 2012 
Hoa Bảy
(Bài được gởi trực tiếp đến blog nầy với văn phong và quan điểm riêng của tác giả.)
 

Sự dối trá bao giờ cũng bị trả giá

Mạc Văn Trang
Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2014 2:33 PM
Mấy ngày nay tôi có vài việc lu bu, không xem tivi, đọc tin trên mạng đều, nhưng cũng biết sáng ngày 16/02/2014, tại Hồ Gươm Hà Nội, có nhiều người đã tham gia cuộc tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chống quan xâm lược Trung Quốc bành trướng vào đầu năm 1979. Tôi không tham gia được, chi kịp gửi lời qua trang web của TS Nguyên Xuân Diện để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn đến mọi người đã tham gia cuộc tưởng niệm đó. Hôm nay con bé cháu gái học lớp 6 hỏi: “Sao quân Trung quốc đánh mình, lại không được kỷ niệm?...” Tôi thấy cần viết vài dòng về điều này, không thể để cho dân ta, con cháu ta mơ hồ về một cuộc chiến tranh như thế được.
Trước hết xin kể câu chuyện đời thường. Hai vợ chồng một người khá giả không có con, đã nhờ môi giới xin được một đứa bé trai sơ sinh, nhưng giấu tông tích, cứ nhận là con đẻ của mình. Khi chàng trai 23 tuổi, làm ăn thành đạt, thì chính người môi giới khi xưa nói cho cậu biết: mẹ đẻ cậu đang sống nghèo đói, bênh tật, sắp chết, cậu nên gặp mẹ. Cậu được đưa về gặp người mẹ nghèo ở một làng quê hẻo lánh. Mẹ đã kể lại hồi con gái ra phố làm giúp việc và trót dại nên có con. Mẹ mong con tha thứ, vì lúc đó không có cách nào, phải cho con đi và về quê sống trong tủi nhục… Nhưng mẹ đã kịp cắt một nhúm tóc của con và một mảnh băng rốn để mang theo mình cho đến nay, hy vọng có ngày tìm lại con… Người con đã bàng hoàng trước sự thật, xúc động không biết nhường nào, đem mẹ đi bệnh viện chạy chữa… Và chàng trai ấy đã vô cùng oán giận, thậm chí nguyền rủa, xúc phạm năng nề, không thể tha thứ cho sự ích kỷ, dối trá của cha mẹ nuôi. Phải hàng năm sau, bình tĩnh lại, được nhiều người khuyên nhủ, nhất là mẹ đẻ, cậu mới lấy lại thăng bằng, để đối xử đúng mực với cha mẹ nuôi. Nhưng mặc cảm về việc bị “lừa dối” vẫn khó xóa đi được.
Ngược lại, ở phương Tây, những người cha mẹ nuôi luôn nói rõ nguồn gốc xuất thân của con nuôi. Hơn nữa họ còn tìm mọi cách để con nuôi tìm về nguồn cội, duy trì văn hóa của quê hương… Những người con nuôi ấy vẫn tìm về cha mẹ đẻ và càng kính trọng biết ơn cha mẹ nuôi hơn. Họ đã không bị lừa dối. Chỉ có sự thật mới thực sự cảm hóa lòng người...
Đấy là chuyện một con người, còn chuyện của cả một dân tộc sẽ lớn biết chừng nào!
Bản thân tôi cũng đã bị lừa dối nhiều chuyện, trong đó có chuyện về quan hệ của Trung quốc đối với Việt Nam, bởi sự che dấu của nhà nước ta. Tôi đã phải tự mình tìm ra sự thật để hiểu rõ tâm địa những người cầm quyền Trung hoa được coi là “đồng chí, anh em” khi mình đã ngoài 70 tuổi! Tôi cũng như chàng thanh niên nọ, vô cùng phẫn nộ trước sự che đậy, dối trá và khó có lý do gì để tha thứ được. Tôi xin trích lại một đoạn trong bài viết đã đăng trên trang Buaxite ngày 03/3/2011, nói về hai sự việc, tôi mới hiểu về những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.
03/03/2011
Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người
… Vấn đề nghiên cứu động cơ chính trị, động cơ trong hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, nhưng cả về lý thuyết cũng như thực tế, không biết ở ta đã và đang được tiến hành ở mức nào. Bản thân tôi chưa được tiếp xúc với công trình nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này. Gần đây được đọc một vài tài liệu mới thực sự hiểu ra một số hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam mà từ trước vẫn mơ hồ.
Nhớ lại, sau Hiệp định Genève 1954, hòa bình lập lại ở Việt Nam, bọn thanh thiếu niên chúng tôi suốt ngày múa hát “thắm thiết tình Việt – Trung - Xô”, cứ tưởng Trung Quốc với mình là anh em, đồng chí, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của Việt Nam … Đến khi đọc lời giới thiệu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ do Francois Joyaux, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc biên soạn, được hoàn thành vào tháng 3 năm 1979,“đúng vào thời điểm tập đoàn phản động Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc nước ta”. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Thông tin lý luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981. Chỉ đọc lời giới thiệu cuốn sách trên blog anhbasam ngày 31/12/2010 đã thấy rõ: Trung Quốc “đi đêm” với Pháp và Mỹ để ép Việt Nam phải ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương theo kịch bản của Trung Quốc. Vì “…việc tiến hành thương lượng về Đông Dương hoàn toàn đáp ứng các lợi ích dân tộc của Trung Quốc: làm dịu tình hình căng thẳng ở Viễn –đông cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, gạt bỏ nguy cơ can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Đông Dương, tạo khả năng cho Trung Quốc chấm dứt được sự bài xích của phương Tây, chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc trên sân khấu thế giới và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với phương Tây”. Trung Quốc còn vì nhiều mục tiêu khác:“…Trung Quốc rõ ràng tán thành chia cắt lâu dài, Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đã hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơnevơ, đặc biệt đã gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ý đồ của Bắc Kinh còn ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thãi ở Nam Kỳ, Bắc Việt chỉ còn có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm còn thiếu”…; “Chiến lược của Bắc Kinh rõ ràng là muốn Đông Dương bị xé ra thành nhiều nước nhỏ ,”đa dạng” về chính trị, dễ dàng bị Trung Quốc chi phối và buộc phải đi theo quỹ đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Cho nên Bắc Kinh ngầm tán thành sự tồn tại lâu dài của một Nhà nước Nam Việt Nam, duy trì các chính phủ vương quốc ở Lào và Campuchia. Đó chỉ là một sự nối tiếp chính sách của các đế chế Trung Hoa”.(13). Nhớ lại những ngày Trung Quốc hết lời ca ngợi Việt Nam đánh Mỹ và “hết lòng chi viện”…, thì có một nhà báo phương Tây đã nói “Trung Quốc muốn ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Họ quá thâm hiểm, động cơ sâu kín thật! Đúng là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”!
Còn Trung Quốc tiến đánh Việt Nam tháng 3 năm 1979, tôi cứ nghĩ chủ yếu do họ cay cú vì bị Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, lật đổ tập đoàn Khơ me đỏ Pôn-pốt, tay sai của họ, nên họ “dạy cho Việt Nam một bài học” theo kiểu côn đồ: “Mày đánh con ông, thì ông đánh bố mày”… Hóa ra không phải thiển cận, nông cạn như vậy! Chỉ khi đọc bài “Một gương mặt khác của Lưu Á Châu” do Dương Danh Di dịch nốt phần bài nói của vị tướng đang nổi danh của Trung Quốc phân tích về “những đóng góp to lớn của quân GPND Trung Quốc cho cải cách mở cửa” là tiêu diệt cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và tiến hành “cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979” mới rõ cái động cơ sâu xa của giới lãnh đạo Trung Quốc. Lưu Á Châu nói: “Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại "Lưỡng Sơn" (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này (…) Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó "lũ bốn người" vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….
Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự
vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc
chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh. Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này…”(14)
Nghiên cứu động cơ quả là khó, nhưng “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng tòi ra”. Lưu Á Châu ở trong “ruột” của Đặng Tiểu Bình, “tòi ra” như thế, khó có ai phân tích cho ta hiểu rõ động cơ thực sự của việc Trung Quốc “dạy Việt Nam” bài học năm 1979, rõ hơn như thế…
Tôi xin nhắc lại: nhưng người dối trá sẽ phải trả giá. Chỉ khi biết rõ sự thật, người ta mới có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành lên về mọi mặt và có thái độ ứng xử cân bằng, đúng đắn.
Hà Nội, ngày 18/02/2014
MVT

Muốn Bắc thuộc xin “bệ hạ Tổng Bí Thư” đừng lo!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Nếu đồng chí “bệ hạ Tổng Bí Thư” muốn Bắc thuộc đại Hán thì đừng lo, bọn hạ thần đã chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân trước một bước rồi”
Đó là dụng ý của lãnh đạo thủ đô Hà Nội như muốn nói với TBT Nguyễn Phú Trọng qua sự kiện tổ chức “nhảy đầm” trước tượng đài Lý Thái Tổ để phụ họa với quân xâm lược TQ chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày cướp đảo Hoàng Sa và 35 năm ngày vượt biên giới vào tàn phá, giết hại nhân dân Việt Nam.
Đây! Những con “đười ươi nhảy đầm” chào mừng ngày đại tang 50.000 quân dân đồng bào hy sinh chống TQ xâm lược 17/2/1979:
Như kết cấu ngôi nhà truyền thống Việt Nam, để vững chãi chống chỏi với phong ba bão táp tất yếu phải trông nhờ vào hàng ngũ “cột, kèo”.
Tương tự như vậy, ngày xưa thì các triều đại vua chúa, ngày nay thì chính phủ hay nhà nước, tất cả đều phải có những “cột kèo” quần thần tề tựu xung quanh. Vận nước thịnh suy, danh thơm anh hùng hay hèn mạt tiểu nhân, phần lớn tùy thuộc vào nhân cách, dũng lược hay nhu nhược hèn mọn từ các “quần thần” này, điển hình nổi bật nhất mà sử sách còn ghi tạc là hai yếu nhân công thần nhà Trần, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông mạnh lớn hơn nhiều lần, đã để lại cho hậu thế dân tộc Việt Nam một ý chí kiên cường bất khuất qua 2 câu nói bất hủ, như lời hịch quân dân tận trung với nước, khắt sâu vào lòng người, bất biến với thời gian…
Trần Hưng Đạo: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã". Trần Thủ Độ: " Đầu hạ thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".
Còn hơn thế, để tỏ rõ ý chí giết giặc, năm 1258 Tướng lĩnh quan quân nhà Trần trước khi lâm trận hết thảy đều đồng lòng thích lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (thề giết quân Thát Đát-tức quân Mông Cổ).
Quá khứ tiền nhân chúng ta đã để lại tấm gương kiên cường là như vậy thì hơn 700 năm sau một cảnh tượng mà cả dân tộc Việt phải uất hận khi “quần thần” của triều đại CSVN xử sự với toàn dân qua hai sự kiện 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm trận chiến Bắc biên giới trước đài liệt sĩ Lý Thái Tổ tại thủ đô Hà Nội vừa qua, hành vi ấy họ như muốn nói với chóp bu CSVN rằng:
“Nếu đồng chí “bệ hạ Tổng Bí Thư đảng ta” muốn Bắc thuộc đại Hán thì đừng lo, bọn hạ thần đã chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân trước một bước rồi”. 
Không thể nào đổ vạ cho là các thế lực thù địch xuyên tạc. Trăm nghe không bằng một thấy, những hình ảnh phi đạo lý hèn mọn không thể nào tồn tại trong lòng một dân tộc hiên ngang 4000 năm dựng nước, ngày nay lại được thực hiện từ một “nhà nước đảng CS ” gọi là của dân do dân và vì dân, diễn ra công khai không biết xấu hổ, dưới mắt đồng bào trong và ngoài nước.
Trong khi cùng thời điểm 17/2, hàng vạn gia đình quân, dân, các tỉnh dọc Bắc biên giới một lần nữa lại quặn lòng thắp hương tưởng nhớ lần thứ 35 ngày người thân mình bị giết hại một cách đau thương bởi chống lại quân xâm lược Trung Quốc thì tại thủ đô lấy lý do để thực hiện nếp sống “văn hóa văn minh”!? Bọn quần thần của nhà nước đảng CS đã chỉ đạo thuộc cấp chiếm lĩnh toàn bộ quảng trường Liệt Sĩ Lý Thái Tổ dựng sân khấu và tổ chức “nhảy đầm” (trong ngày đại tang của dân tộc) để cản trở không cho đồng bào nhân dân đến đây tổ chức đặt vòng hoa dâng hương tưởng niệm 50.000 các anh hùng quân dân đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Bắc biên giới tháng 2/1979.
Người biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong 
lễ tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, ngày 16/2/2014. 
Ngược lại, đối diện bên kia biển Đông, quốc gia láng giềng Philippines, trước việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, bãi cạn Scarborough, nhân dân Phi biểu tình qui mô kịch liệt phản đối lên án Trung Quốc trước công luận quốc tế. Trung Quốc phản ứng, Tổng Thống Philippines Benigno Aquino điềm nhiên trả lời rằng: “Biểu thị lòng yêu nước chống lại mọi sự xâm phạm lãnh hải quốc gia của người dân Phi là tất nhiên, hoàn toàn hợp pháp, chúng tôi không thể ngăn cấm”! và kêu gọi các quốc gia trên thế giới ủng hộ nhiều hơn nữa cho Philippines trong nỗ lực chống lại các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một sự tương phản khác biệt mà bất cứ ai cũng nhận ra được: Chính Phủ Philippines một nhà nước của nhân dân từ nhân dân dựng nên, chính phủ và quốc hội Phi 100% thành viên là từ nhân dân và của nhân dân.
Ngược lại, nhà nước Việt Nam của đảng và do đảng CSVN độc quyền lập nên, Quốc Hội và “quần thần” triều đại CSVN 100% là đảng viên CS. Trước đây họ, CSVN, thần phục quốc tế CS, từ khi CS Nga và CS Đông Âu tan chảy CSVN quay sang ôm chân CS Tàu nương tựa, họ coi nhân dân đồng bào trong nước có hành vi chống Trung Quốc bành trướng là mầm mống đe dọa sự sống còn của chính họ, họ ra sức triệt tiêu dập tắt ý chí bất khuất này của dân tộc, họ hỗ trợ tiếp tay cho TQ biến “3 mũi thuốc” Cướp Hoàng Sa ngày 19/01/1974, Tấn công biên giới phía bắc ngày 17/02/1979, đánh chiếm một số đảo ở GacMa Trường Sa ngày 14/03/1988 thay vì như các liều thuốc chủng ngừa cảnh báo để tăng sức đề kháng mãnh liệt chống lại mọi mưu đồ và hành động bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam thành 3 mũi thuốc “tê liệt” phản xạ thần kinh trong tư duy đề kháng xâm lược.

Bọn “quần thần ” nô bộc vong bản này hoàn toàn cúi đầu câm lặng trước các hình ảnh nhà nước đại hán bá quyền CS Trung Quốc rầm rộ tổ chức biểu tình tôn vinh binh lính còn sống và đã chết của họ trong trận chiến dạy cho CSVN một bài học năm 1979 - còn Việt Nam thì bị “nhà nước đảng ta” cấm tiệt, không một cơ quan nào đặt một vòng hoa hay nén nhang tưởng niệm!?
Họ xem máu xương đồng bào như nước lã, gỗ mục (dù là gần 50.000 tử trận, hơn 100.000 bị thương) ngần đó cũng là không đáng kể, rất nhỏ bé, so với nổi sợ rất to lớn hơn nhiều... đó là sự sống còn của “đảng ta”.
Lịch sử không có trái tim, liêm sĩ không có tổ quốc vì vậy cả hai sẽ rất công bằng và vô tư lạnh lùng ghi nhận lại một giai đoạn vong bản đen tối nhất từ “triều đại CSVN” trong sử Việt với quần thần và vua chúa CS là một tập đoàn không biết đọc và viết lên nhóm từ “Độc lập và Liêm Sĩ”.
 

Ai ô nhục – Hèn hạ – Tay sai Trung Cộng ở Việt Nam?

 VRNs (20.02.2014) - Washington DC, USA - Ngày 16 tháng 02 năm 2014, tại Thủ đô Hà Nội đã có những Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam bị lên án  “ô nhục”, “hèn hạ” và “tay sai ngọai bang”.  Họ cũng là những người bị cáo buộc đã đạo diễn  hai cuộc nhảy múa vô liêm sỉ để chà đạp lên  xương máu của 60,000 quân-dân đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược 35 năm trước đó.
Nhưng họ  là ai ?
Không ai biết tên người giấu mặt, nhưng ở Việt Nam việc gì cũng phải do 16 người của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định. Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu còn có 15 người khác xếp hàng theo thứ tự : Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Bộ trường Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và  Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI ?
Trong số 16 người,  ai cũng chia sẻ trách nhiệm của mình nhưng có 4 người được coi có  nhiệm vụ chủ chốt trong quyết định tổ chức “nhảy múa lố bịch và phản bội ” để phá  buổi  truy điệu 60,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược.
Họ là các ông Nguyễn Phú Trọng,Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.
Tại sao ? Bởi vì việc gì của đảng, dù lớn hay nhỏ có liên quan đến Trung Cộng cũng phải được bàn thảo và chấp thuận bởi Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng “thân Bắc Kinh”  có quyết định sau cùng.
- Người thứ hai, ở chức vụ Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội  Ông  Phạm Quang Nghị, phải được báo cáo từ cấp dưới và tán thành cho áp dụng các kế họach của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.  Không thể ông không biết gì về việc cho  công an trá hình công nhân thực hiện “màn kịch cắt đá thi công”   tại tượng đài Lý Thái Tổ ngày 19/01/2014 để phá lễ  40 năm kỷ niệm và tri ân 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến chống Quân Trung Cộng cưỡng chiếm  Hòang Sa ngày 19/01/1974.

Vào dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng qua 6 Tỉnh biên giới ngày 17/02/1979, thành phố Hà Nội đã cho dựng lên một sân khấu chỉ để choáng chỗ  nhằm ngăn chặn buổi tưởng niệm dự trù diễn ra sáng ngày 16/02 trước tượng đài Lý Thái Tổ và dựng cái thứ 2 tại khu vực tượng đài Cảm Tử gần đó để chận đứng mọi dự tính  đến  tưởng niệm của dân.
Ngoài vật liệu để ngổn ngang tại cả hai nơi, thành phố Hà Nội đã  đem đến một số người ăn mặc hở hang, phô diễn áo quần dạo phố ăn chơi và đòan viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mặc áo  đồng phục xanh nhảy múa vô văn hóa theo điệu nhạc chói tai phát ra từ các  máy phóng thanh mở lớn với các bài hát  Con Bướm Xuân, Cha Cha Cha, Trống Cơm !
Riêng bài “Con Bướm Xuân” của Hồ Quang Hiếu, theo Nhà báo tự do Thùy Trang đã sao chép sang tiếng Việt từ bài hát nguyên thủy “Trung Quốc Chính Nghĩa” của Trung Cộng ra đời cách nay 30 năm, đã từng được  Ca sỹ nổi tiếng Kim Khánh của Trung Hoa trình bày.
Như vậy, có phải chính quyền Thành phố Hà Nội và Ban Tuyên giáo đảng muốn chà đạp lên xương máu của những người đã nằm xuống, hay có dụng ý nào khác  khi sử dụng bài hát này ?
Nhưng những “con thiêu thân” nhảy múa điên loạn này  là lọai người nào, từ đaq6u đến  mà đã bị người dân lên án “bỉ ổi, đê tiện” hay có người còn gọi là “trò khỉ của đám đười ươi,trong thành phố” ?
Nhà báo Xã hội (Blogger) Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) cay đắng viết : “ Kịch bản nhảy nhót đàng điếm của bọn sồn sồn và nhí nhố của lũ choai choai chắc chắn hài lòng Trung Quốc gấp bội lần kịch bản bắt về trại Lộc Hà hỏi cung qua quýt cho hết thời gian rồi thả về… Kẻ bán rẻ tài nguyên còn nhìn thấy, kẻ bán rẻ con người cũng dễ nhìn thấy. Nhưng kẻ bán tinh thần, văn hóa dân tộc rất khó nhận. Cũng như kẻ xốc nách bạn quẳng lên xe buýt cũng dễ nhận thấy, nhưng kẻ bắt tâm hồn của bạn mang đi rất khó nhận ra… Bởi chúng nham hiểm hơn những kẻ xốc nách bạn rất nhiều. Bạn có nhận ra điều ấy trong ngày chủ nhật vừa qua?”
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cũng viết khinh miệt từ Hà Nội : “Rồi hôm nay, họ dùng những đám đàn bà trơ trẽn, thô bỉ đáng kinh tởm mà không biết xấu hổ đứng nhảy nhót, dạng háng dạng chân trước mặt vua Lý nhằm chiếm chỗ người tưởng niệm với những bó hương, những cành hoa và những băng nhỏ ghi ơn các anh hùng Liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc trên biên giới trong cuộc chiến 2/1979 trên tay.”
- Người thứ  ba có trách nhiệm là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.  Ông  đã  cho phép Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP Hà Nội huy động hàng trăm công an, cảnh sát chìm nổi đến chụp hình, quay phim, phóng loa phá rối, dồn ép, nói năng hồ đồ, giở giọng phản bác chụp mũ người dân yêu nước để phá  tan buổi lễ như  họ đã phá lễ kỷ niệm 40 năm (19/01/1974 – 19/01/2014)  Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm. 

Hôm 16/02/2014  một số  công an Hà Nội còn gỉa dạng “nhân dân tự phát”  toan cướp đi các bó hoa tưởng nhớ có hàng chữ “17/2 – Nhân dân không quên” đã được đặt ở Tháp Bút đền Ngọc Sơn, sau khi đòan biểu tình bị ngăn chặn ở đền Lý Thái Tổ .
Báo chí tự do cũng đã thu vào ống kính hình ảnh và tiếng nói của cán bộ tuyên truyền sặc mùi “phù Trung chống Việt”  Trần Nhật Quang khi ông ta  phải đối đầu với đòan người biểu tình  đang hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Đả đảo tay sai bán nước”.
Cán bộ Quang nói như con vẹt vừa ra khỏi lớp tuyên huấn : “Mục đích của các ngươi là gì? Các ngươi muốn thúc đẩy Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Để Trung Quốc thù địch Việt Nam. Để Trung Quốc cấm vận Việt Nam”.
“Trung Quốc cấm vận Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có phần bị suy giảm, đời sống nhân dân có phần bị sụt xuống. Để nhân dân bất mãn, để nhân dân theo các ngươi. Để đưa các ngươi lên cầm quyền”.
Có người hỏi lại : “Ai lên cầm quyền ?”, nhưng Quang không trả lời rồi bạnh hàm nói tiếp:
“Cái giã tâm của các ngươi cực kỳ nhâm hiểm và độc ác”.
Chen giữa tiếng “loa kèn” của Quang là những tiếng cười khinh bỉ khúc khích của người biểu tình.
Trần Nhật Quang còn  hạch hỏi người dân tại sao không đòi tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới Tây nam giữa Việt Nam và Cao Miên (Quân Khmer đỏ) từ 1977 đến 1978 mà lại đòi kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
Đi bên cạnh Quang là 2 cán bộ cò mồi trẻ hơn, người trước kẻ sau cùng đội mũ an tòan, đã nhắc ông ta nói thêm về “giải phóng” và việc đòi tưởng nhớ công lao bảo vệ Tổ quốc của các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống Trung Cộng ở Hòang Sa năm 1974.
Thế là cán bộ Quang được trớn nói liều: “Cái ngày mà bọn bán nước Ngụy Sài Gòn đánh nhau với bọn cướp Trung Quốc. Cái ngày mà hai bọn cướp đấy đánh nhau để tranh ăn thì các ngươi lại kỷ niệm. Nhục nhã chưa?”.
Rất tiếc không ai hỏi lại Quang: “ Vậy chứ “bọn cướp Trung Quốc” năm 1974  và  “bọn giặc Trung Quốc “ năm 1979 ở biên giới và bây giờ ở Biển Đông có khác nhau không ?
Sau đó, Quang lại lên giọng giống hệt như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều Lãnh đạo khác, kể cả Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh  khi họ đem lá bài “cần ổn định”  để dọa người biểu tình rằng:”Đất nước cần phải được bình yên để mà xây dựng và phát triển, đừng có mà quấy phá!”
- Người thứ bốn  phải gánh trách nhiệm là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh .  Ông Huynh cũng đã từng nói trong một số lần về chuyện “đất nước cần ổn định để phát triển”, hay “mọi việc đã có đảng lo” khi có dân nổi lên biểu tình chống Trung Cộng.  Ông cũng là người đã chỉ thị cho các Ban Tuyên giáo không để cho báo chí đăng những  bài viết “nhậy cảm” làm  phương hại đến mối giao hảo Việt-Trung.
Nhiều bài viết đụng chạm đến Trung Cộng ở Hòang Sa, trên Biển Đông và chung quanh cuộc chiến biên giới 1979 đã bị gỡ xuống sau khi đăng.
Ông Huynh còn có trách nhiệm trong việc ra lệnh cho các báo “chính thống” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyền Giáo, Tạp chí Dân Vận không được viết hay đăng các bài nói về trận chiến Hòang Sa trong lần kỷ niệm 40 năm 19/01/2014.
Một số báo “ngọai ngạch” như ViệtnamNet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Giáo dục Việt Nam, Dân Trí, Dân Việt v.v… cũng được lệnh phải “hạ nhiệt” các bài viết về trận chiến về Hòang Sa và chiến sỹ VNCH khi gần đến ngày kỷ niệm.
Tình hình báo chí trong  lần kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Cộng  17/02/1979 cũng không thay đổi.  Các báo “chính thống”  ngậm miệng như thóc ngâm. Có một số báo “ngoài luồng” được đăng lai rai theo dạng phỏng vấn hay hồi ký về cuộc chiến biên giới, tiêu biểu như  các báo Dân Việt, VietNamExpress, VietNamNet, Petrotimes (báo Năng Lượng), Người Cao Tuổi, Diễn đàn Công nhân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế Giới v.v…
Từ Hà Nội,  Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về “thái độ  quay lưng” của các báo “chính thống” như thế này: “Những ngày này, những tờ báo mạo danh nhân dân như: Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Hà Nội mới và hàng trăm tờ báo, Đài truyền hình dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CS, đã không nửa lời nhắc đến các anh. Trớ trêu thay, chính những tờ báo này lại là những tờ báo kêu gào mạnh nhất, hối thúc mạnh nhất khi đưa các anh ra chiến trận để rồi bỏ mình trên đó. Trớ trêu và độc ác hơn, những tờ báo này giờ đã trở thành mũi tên xung kích chống lại chính người dân, chính đồng đội các anh, gia đình, bạn bè và anh em của các anh, những người muốn đất nước tiến bộ, muốn dân tộc trường tồn và đó cũng là mục đích của sự hy sinh của các anh.”
Người thứ năm “có trách nhiệm liên đới” làm giảm tình thần yêu nước trong hai lần kỷ niệm Hòang Sa và chiến tranh 1979 là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ông  Nhân còn là  Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.
Trong thời kỳ giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo năm 2006, không ai nghe thấy ông  Nhân thắc mắc tại sao sách giáo khoa của Việt Nam không hề ghi hai cuộc chiến Trung Cộng chiếm Hòang Sa và cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979.
Tại  “Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc nhiệm kỳ V  ngày 10/07/2012, ông Nhân nói rằng:“Tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là tài sản quý báu của nhân dân hai nước”.
Ông khẳng định: “Hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”, và “mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc sẽ quán triệt phương châm quan trọng này trong các hoạt động cụ thể của mình để góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Lời tuyên bố của ông Nhân đưa ra vào đúng thời kỳ Trung Cộng gia tăng đàn áp và giết hại các ngư dân Việt Nam trên Biển Đông khiến dư luận trong dân rất bất mãn.
Phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” là những chữ của Trung Cộng trao cho Việt nam thi hành.  Phiá Trung Cộng chưa bào giờ giữ lời hứa “sống hòa bình” với Việt Nam, nhưng Lãnh đạo Việt Nam  không  dám chống lại các hành động làm hại Việt Nam của Trung Cộng.
CÁC ÔNG THANH- DŨNG – SANG THÌ SAO ?
Người thứ sáu là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng phải chịu trách nhiệm đã  “vô ơn bạc nghĩa” không hương khói cho những người lính đã hy sinh tại 6 Tỉnh dọc biên giới Việt-Trung trong suốt 10 năm kháng chiến chống quân xâm lược Trung Cộng từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến tháng 9 năm 1989, sau các trận đánh đẫm máu tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang.
Từ 35 năm qua các Binh đòan từng tham chiến ở biên giới không có bất cứ việc làm nào để tưởng niệm các đồng đội hay trả ơn các gia đình tử sỹ nhân ngày 17/2.
Chẳng những thờ ơ như thế mà Tướng Thanh  còn “nịnh bợ” Trung Cộng  tại buổi lễ  “kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (1-8-1927/1-8-2012)” tại Hà Nội hôm 28/07/2012: “QĐND Việt Nam luôn luôn mong muốn đất nước Trung Quốc anh em phát triển hòa bình, thịnh vượng và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới…Trong những năm tới, hòa bình, hữu nghị hợp tác trong khu vực và trên thế giới vẫn là xu thế lớn. Nhưng, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung, đang đặt ra những khó khăn, phức tạp mới cho Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai nước”.
Có lẽ chưa bị Trung Cộng “dạy cho bài học thứ hai” nên ông Thanh chưa hãi sau 1979, hay nghĩ  cứ “co như giun” sẽ có ngày ông được đãi ngộ ?
Đến phiên người thứ Bảy là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Khi  có người nhắc đến  biến cố Trung Cộng  chiếm Hòang Sa năm 1974  thì ai cũng nghe ông nói “phải kỷ niệm”  ở  buổi họp với Hội Khoa học Lịch sử ngày 30/12/2013.
Ông Dũng nói : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Trong số ra ngày 30/12/2013 báo Thanh Niên online viết: “Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Đến ngày 18/01/2014, Huyện Hòang Sa của Thành phố Đà Nẵng nhận được lệnh phải hủy bỏ buổi lễ tri ân và hướng về Hòang Sa. Tại Đền Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào sáng ngày 19/01/2014,  Công an đội lốt công nhân đem đá đến cưa chơi cho bụi bay tung toé để phá lễ tưởng niệm 74 Chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại Hòang Sa. Một đội ngũ Công an, dân phòng và côn đồ khỏang chừng 400 người đã bao vây, không chế  đòan người chừng 200 người biểu tình chống Trung Cộng bằng cách  la lối “ra khỏi nơi thi công” qua máy phóng thanh  cực mạnh chĩa thẳng vào mặt mọi người, kể cả các Phóng viên báo chí người nước ngòai !
Thủ tướng Dũng nín thinh.
Rồi ngày 17/02/2014  cũng “lạnh nhạt” qua đi im rơ sau màn nhảy nhót  “cực kỳ phản động” của  đám “người Việt lạ dòng” diễn ra trước mắt Tượng Vua Lý Thái Tổ.
Bỗng dưng đến ngày 19/02 (2014) ông Dũng lại nói  vuốt đuôi như “đinh đóng cột” rằng : “ “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc.”
Thủ tướng của CSVN đã nói như thế tại cuộc họp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Báo Lao Động viết thêm : “Tại cuộc họp nói trên, nhiều thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã khuyến nghị dư luận đang trông chờ một quan điểm chính thống, sau khi xuất hiện nhiều bài viết, ý kiến về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc ngày 17.2.1979 trong thời gian qua.
Trước các ý kiến trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên sự kiện này, và công lao của các đồng chí đồng bào đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống xâm lược 1979”.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, hiện tất cả các liệt sĩ hy sinh đều được quy tập ở các nghĩa trang để hương khói tưởng nhớ. “Song kỷ niệm thế nào để có lợi nhất cho đất nước. Bộ Chính trị đã nghe 2 phiên về đề án biên giới phía bắc và Trường Sa-Hoàng Sa. Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ về các vấn đề này, với tinh thần vì lợi ích cao nhất của đất nước, chứ Đảng, Chính phủ, đất nước và dân tộc Việt Nam không sợ ai. Chúng ta đã có đề án, phân công nhiệm vụ cụ thể về vấn đề này” .
Nhưng “chỉ đạo chặt chẽ” của Bộ Chính trị là làm gì mà chưa thấy thi hành, hay đến bao giờ mới thi hành ?
Phải chăng vì  phải đặt lợi ích Việt-Trung lên “tầm cao chiến lược” mới, phải luôn luôn vì “đại cục”  và phải giữ lời hứa  thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ và 4 tốt theo lệnh của Trung Cộng là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ? 
Còn Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có trách nhiệm gì quanh hai chuyện tưởng niệm Hòang Sa và cuộc chiến biên giới 1979 không ?
Cả hai ông  đều “miệng ngậm hột thị” . Riêng ông Hùng thì phải trả lời nhân dân tại sao Quốc hội có tới 500 Đại biểu mà không thấy ai, dù chỉ một người, dám mở mồm nói được đôi điều yêu nước cho  mát ruột các anh linh chiến sỹ và thân nhân 60,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng ở biên giới ?
Tại sao lại “lạnh như tiền”  đến thế, hỡi những người Cộng sản Việt Nam ? Hay là vì, như tiết lộ của Thiếu tướng Nguyen Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh Nguyễn Trọng Vĩnh  tiết lộ : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt, lấn ta, phá kinh tế của ta… Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979…”  nên 60,000 quân-dân Việt Nam vẫn chưa được thanh thản an giấc ngàn thu ?
Vậy Nguyên Tổng Bí thư đảng Đỗ Mười, đang còn sống tại Hà Nội là người  cùng đi Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng dự họp với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng có giám trả lời tướng Vĩnh không, hay sẽ giữ mãi nỗi hận lịch sử này đến cuối đời ?
Phạm Trần
(02/014)

Thủ tướng: “Đảng và nhà nước không sợ gì cả nhưng …” chỉ sợ … “bạn vàng” và sợ “đồng chí của mình”

Chẳng biết cái Bộ chính trị Đảng CSVN họp những hai phiên để nghe “đề án” liên quan tới việc tổ chức kỷ niệm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và trận Hải chiến Hoàng Sa kết cục ra sao, mà nội dung kín như bưng, còn thực tế thì đã thấy rõ trong mấy ngày vừa qua, trên báo chí và tại khu vực Bờ Hồ, Hà Nội, tượng Trần Hưng Đạo, TPHCM.

Chỉ đến khi có cuộc gặp giữa ông Thủ tướng với Mặt trận tổ quốc hôm qua, hai phiên nghe đề án” mới được hé lộ. Nhưng không phải là ông Thủ tướng chủ động phổ biến (việc này có nhà báo tham dự cũng đã xác nhận), mà chỉ đến khi vài vị nhân sĩ trong Mặt trận thắc mắc, ông mới “bật mí” một chút, và “đẩy quả bóng” cho ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Chủ tịch Mặt trận. Liệu cuộc “báo cáo lại” của ông Nhân trước Mặt trận tới đây sẽ ra sao, các vị đại biểu Mặt trận phản ứng thế nào, được báo chí phản ánh tới đâu, chúng ta lại phải chờ xem.
Nói là “sợ” từ “bạn vàng” cho tới “đồng chí của mình” trước những vấn đề trọng đại của cả nước là như vậy. Vì với “đế quốc Mỹ”, “thực dân Pháp” thì ngược hẳn (không “sợ”), cũng hữu nghị, cũng xóa bỏ hận thù xưa, nhưng không thể kể hết những cuộc kỷ niệm, lễ lạt, từ “mừng chiến thắng” cho tới “lên án thảm sát”, v.v.. được nhà nước cộng sản VN tổ chức. Sắp tới đây là kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã lên kế hoạch tổ chức rầm rộ.
Tìm đỏ mắt qua nhiều tờ báo (*), mới nắm bắt được thông tin tương đối chi tiết, xin trích nội dung trên báo Người lao động, có nhiều chi tiết hơn so với các báo:
Theo GS-TS Phạm Thị Trân Châu, quyền Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học – giáo dục của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, báo chí đã có một số bài viết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 thì nhà nước phải có quan điểm rõ ràng. “Cụ thể là có tưởng niệm, xây tượng đài, đưa vào sách giáo khoa hay không? Việc này cần sự rõ ràng vì chúng ta đang dân chủ thông tin” – GS Châu đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Túc bộc bạch: “Nhiều người dân đặt câu hỏi tại sao chúng ta tưởng niệm chiến tranh biên giới Tây Nam nhưng chưa tưởng niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979”.
Về băn khoăn của 2 vị chủ nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, nhà nước không bao giờ quên việc này; không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979. Tất cả chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu này đều yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ và được hương khói thường xuyên, không có chuyện đem đi chỗ khác.
“Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước. Tới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ họp báo cáo lại các bác, các cụ về chỉ đạo của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị vừa rồi nghe hai phiên về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, về Trường Sa – Hoàng Sa và chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần lợi ích cao nhất của đất nước. Chúng ta không sợ ai đâu. Thực ra, dân tộc này, đất nước này, Đảng và nhà nước không sợ gì cả nhưng làm gì cũng phải tính lợi ích chung” – Thủ tướng nhấn mạnh.

* Xem: – Không bao giờ quên ngày 17-2-1979 (NLĐ). - Thủ tướng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′ (VNE). – “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979” (PT). – Thủ tướng: Không bao giờ quên công lao chiến sĩ biên giới (ĐV). - Thủ tướng: Chiến tranh biên giới không bị lãng quên (VNN).

Từ Đỉnh Cao xuống Đít Tàu

Đảng là em út Anh Hai
Xin đừng trách đảng nhảy ca Ngày Buồn
Buồn kia là của nhân dân
Nhảy ca này đảng chào mừng Anh Hai...
Không riêng gì người Việt Nam mà cả thế giới hẳn phải ngạc nhiên thắc mắc: mới ngày nào “đảng ta” tự hào mình là đỉnh cao, nào là cái nôi nọ, phẩm giá kia, nào là đánh bại tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, cớ sao nay lại hạ mình dưới đít Tàu múa nhảy ca hát cha cha cha nhạc Trung Hoa đú đởn dưới chân tượng Lý Thái Tổ trong ngày kỷ niệm giặc phương Bắc tràn qua biên giới tàn sát đồng bào Việt Nam cách đây chỉ có 35 năm như vậy?
“Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu”! Nhớ lúc xưa còn chỗ dựa vào Liên Xô, Đông Âu Cộng Sản, dựa vào người dân Việt cả tin nơi “lý tưởng giải phóng dân tộc” mà chẳng hay thực chất cuộc chiến “ta đánh Mỹ là đánh cho ông Liên Xô, ông Trung Quốc”; chỉ nghe bác Hồ “ra đi tìm đường cứu nước” mà không biết “bác” trở về nước với sứ mạng có ăn lương của một điệp viên cho CS quốc tế theo lệnh Staline, nên “bác” mới dám to gan hỗn xược với Đức Thánh Trần, “tôi đưa năm châu đến đại đồng”; “bác” cứu nước khỏi đô hộ Thực dân Pháp để tròng cả dân tộc này vào thòng lọng độc tài CS. “Oanh liệt” nhờ dựa thế ngoại bang và lừa mị giỏi đồng bào mình; dựa vào bọn phản chiến ngu muội đứng về phe kẻ cướp thay vì phía nạn nhân, và ngay cả một số đứng đầu tổ chức tôn giáo thế giới cũng bị hoa mắt trước mánh lưới tuyên truyền của khối CS cùng luận điệu một chiều của đám truyền thông phương Tây bất lương...
Nhưng nay thì những chỗ dựa ấy đã cùng chung số phận với Bức tường Bá Linh, đã sụp đổ tan tành.
Ngày “ông” Liên Xô còn khỏe mạnh, mới chỉ mình “bác” Staline chết mà đảng ta đã khóc hơn cha chết  “Thương cha thương mẹ thương chồng. Thương anh thương một, thương Ông thương mười”, huống chi “ông” Liên Xô ngủm cùng đồng chí thế giới CS theo về với giun thì đảng ta chẳng còn biết than với ai bèn quay ra khóc thương mình rồi quay sang ôm chân “anh cả” Khựa mà dựa. Thế là cả bầy đoàn kéo nhau đi hội nghị Thành Đô 1990 để đưa cả nước vào vòng Bắc Thuộc lần nữa, như lời ngoại trưởng phe ta Nguyễn Cơ Thạch.
Cách đây 1930 năm (1084) Vua Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão cả nước trước thềm điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hòa hay nên chiến khi quân Mông sang xâm lăng Việt Nam lần thứ hai và cả vua tôi đồng thanh “quyết chiến, thề quyết chiến” chống lại quân thù.
Còn bây giờ thì bô lão toàn là “phản động”, trí thức lương thiện thì “thù địch”, nhân dân thì “bị bọn xấu lợi dụng” đi kêu oan khắp nước... Đảng biết dựa vào ai để bảo vệ giang sơn.
Nhưng giang sơn là gì? Há chẳng thấy “Mừng Đảng, mừng Xuân”, mới tới phiên “mừng Đất Nước”? Giang Sơn bây giờ là hàng thứ yếu. Thà mất Nước chứ quyết không mất đảng.
Để không mất đảng, đảng chỉ còn con đường duy nhất là từ đỉnh cao tụt xuống chui vào đít Tàu. Ai chửi gì mặc kệ. Vì Không gì quý hơn chỉ 16 tay, mà bọn chống phá tổ cò gọi là “người không ra người, ngợm không ra ngợm”, ngồi trên đầu trên cổ, nắm trọn quyền sở hữu sinh mạng, tài sản của 90 triệu người dân Việt, cùng toàn bộ tài nguyên đất nước; muốn dâng cho ai thì dâng, muốn bán đi đâu thì bán.
Dân chửi gì thì chửi, đảng cứ đường đảng đảng đi. Đường liếm trôn Tàu Khựa.

Năm 2014. Triều đại Cộng sản, năm thứ 70

Nhiệm kỳ Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng-Nguyễn Sinh Hùng-Nguyễn Tấn Dũng, năm thứ 4

Ngày 5
Phái đoàn VN bắt đầu bảo vệ hồ sơ nhân quyền qua báo cáo và đối thoại trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR). Báo đài nhà nước đưa tin bài không nhiều, chủ yếu tóm lược nội dung bản báo cáo. Báo đài nước ngoài tiếng Việt và trên mạng tự do từ trước, sau nhiều ngày có rất nhiều bài viết tường thuật, phản ánh nhiều nội dung chất vấn đoàn VN, những tố cáo của các tổ chức, cá nhân người Việt trong, ngoài nước tham gia thảo luận nhân dịp này.

Ngày 11
Dân xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên tố cáo trên mạng và với đài nước ngoài trong hai ngày 10, 11 bị côn đồ dùng súng hoa cải tấn công làm bị thương nhiều người. Dân cho là thủ phạm đằng sau là chủ khu đô thị Ecopark, được chính quyền, công an bao che.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF công bố Chỉ số Tự do Báo chí 2014, gồm 180 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 184, vẫn nằm trong 10 nước đứng cuối bản về tự do báo chí, có lời nhận xét của một đại diện tổ chức này:“Việt Nam vẫn là một nhà tù lớn thứ nhì thế giới trong đó giam giữ nhiều bloggers và nhiều thành viên mạng…”
Ngày 13
Một tàu cứu hộ ngư dân bị nạn của Đà Nẵng trên vùng biển Hoàng Sa cấp cứu một ngư dân bị cá cắn, bị tàu Trung Quốc bám theo yêu cầu rời khỏi khu vực nhưng tàu của VN không chấp nhận.
Dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm bùng phát ở 16 địa phương, gồm 64 ổ dịch, đã có người chết. Tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp giới Việt Nam có dịch cúm A/H9N7 cực độc, chết nhiều người; chính quyền VN thông báo các biện pháp ứng phó.
Ngày 14
Báo nhà nước đưa tin tập đoàn TaTa Ấn Độ thông báo dừng dự án thép trị giá 5 tỉ USD tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sắp đến ngày kỷ niệm 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, có lời kêu gọi trên mạng của Nhóm NO-U về việc tổ chức lễ tưởng niệm tại Hà Nội ngày 16-2 và lấy ngày 17 tháng 2 làm Ngày Biên giới Việt Nam. Một lời kêu gọi khác sau đó, có tên 70 trí thức TPHCM, Hà Nội cũng có đề nghị tương tự.
Một số báo trên mạng của nhà nước đăng bài về cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, nhưng rồi lại gỡ bỏ. Đài BBC phỏng vấn Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương về việc này thì Kỷ phủ nhận việc có chỉ thị ngăn cấm các báo đăng bài về sự kiện này. Ngay sau đó có thêm một số báo khác đăng bài về cùng chủ đề, nhưng không thấy phải gỡ bỏ.
Trên mạng tự do có rất nhiều bài viết về cuộc chiến tranh này và những chỉ trích nặng nề thái độ của nhà cầm quyền cộng sản VN quanh việc ngăn chặn các hoạt động kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Quốc cộng sản.
Ngày 16
Một cuộc tuần hành quanh Hồ Gươm, Hà Nội của khoảng 100 người dân, nhân sĩ, trí thức nhân kỷ niệm 35 năm ngày nổ ra cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Trước đó vài ngày đã có lời kêu gọi được loan trên mạng tổ chức lễ tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ. Chính quyền Hà Nội đã cho quây rào, dựng sân khấu, cho một số nam nữ lớn tuổi tổ chức nhảy đầm trong khuôn viên tượng đài, tại khu vực tượng đài Quyết tử cũng có tổ chức một nhóm thanh niên nhảy nhót. Những người dân muốn tổ chức lễ kỷ niệm cho đây là hành động có chủ ý của chính quyền để ngăn chặn hoạt động kỷ niệm, nhằm làm vừa lòng Trung Quốc, nên đã thay đổi kế hoạch, tổ chức tuần hành quanh Hồ Gươm, rồi tập trung quanh Tháp Bút, đọc Văn tế, đặt hoa tưởng niệm liệt sĩ. Chính quyền không có hành động đàn áp, chỉ phát loa đề nghị giải tán, cho cảnh sát giao thông, trật tự viên đi theo giữ trật tự. Có rất nhiều thanh niên mặc thường phục, có thể là công an, đi theo, quay phim chụp ảnh người tuần hành.
Những ngày tiếp theo có rất nhiều bài viết trên mạng chỉ trích hành động ngăn chặn của chính quyền, cho đó là việc làm vô văn hóa. Báo đài nước ngoài, hãng tin phương Tây cũng đưa tin.
Ngày 18
Hơn 25 nhân sĩ, trí thức ở TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm nhân 35 năm ngày nổ ra cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 tại tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh, Quận 1. Khoảng 40 nhân viên an ninh nhà nước vây quanh, không xảy ra đụng độ gì.
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên trung ương đảng CSVN Phạm Quý Ngọ qua đời vì ung thư. Ngọ đang được dư luận rất quan tâm do bị tử tù Dương Chí Dũng khai là đã tiết lộ Dũng sẽ bị truy nã, để đổi lại khoản tiền hối lộ hơn nửa triệu USD. Nhiều bài viết trên cả báo nhà nước và mạng tự do, đài nước ngoài bình luận về việc Ngọ qua đời sẽ ảnh hưởng thế nào tới vụ án và chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSVN được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Ngày 19
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Mặt trận tổ quốc VN. Có 2 Chủ nhiệm hội đồng của Mặt trận đưa đề nghị tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài, quan tâm tới đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Nguyễn Tấn Dũng cho biết Bộ chính trị đã họp 2 phiên về vấn đề cuộc chiến này và Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng không nói rõ nội dung, chỉ cho biết Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân sẽ báo cáo sau với Mặt trận. Một số báo nhà nước đưa tin, trích lời nói của Dũng: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″.
Báo nước ngoài đưa tin hãng đánh giá tín dụng Moody’s vừa đưa số liệu nợ xấu của ngân hàng VN thấp nhất là 15% tổng tài sản, cao gấp 3 số liệu Ngân hàng nhà nước VN công bố cuối năm 2013 là 4,7%.
(Đang cập nhật … )

Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc (hết)

Hình bìa báo Der Spiegel số 9 năm 1979
Hình bìa báo Der Spiegel số 9 năm 1979
Trong tháng Ba 1978, ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có trận chiến đầu tiên giữa hai liên đoàn xe tăng thù địch rồi – việc mà cả hai bên kiên quyết phủ nhận. Một nhà ngoại giao Á châu ở Hà Nội nói với SPIEGEL: “Bắc Kinh bực tức những đứa trẻ con hỗn xược trong ngôi vườn ở phía Nam của Trung Quốc.”
Trong đêm rạng sáng ngày 1 tháng Năm 1970, khi quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã lý giải quyết định xâm lấn của ông trên truyền hình: “Khi các con bài được lật ngữa”, thì Hoa Kỳ không được phép được đứng đó như một “tên khổng lồ bất lực đáng thương hại”. “Cái được thử thách vào đêm nay không phải là sức mạnh của chúng ta, mà là ý chí và tính cách của chúng ta.
Trung Quốc cộng sản cũng đã nhiều lần sẵn sàng chứng minh một cách kỳ lạ như vậy cho những rủi ro từ quyền lực của nhà nước. Ở Triều Tiên, người Trung Quốc đánh đuổi người Mỹ, những người đã cân nhắc tới việc tấn công bằng bom nguyên tử, từ biên giới Jalu với Trung Quốc về cho tới vỹ tuyến 38. Họ dừng lại ở đó – một chiến dịch có giới hạn.
Năm 1958, họ đấu pháo binh với Đài Loan trên các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ – và mặc dù vậy vẫn không đổ bộ lên các hòn đảo. Năm 1962, họ tấn công Ấn Độ – và sau nhiều tháng chinh chiến trên núi đã đơn phương tuyên bố ngưng bắn. Họ trao trả các từ binh và vũ khi thu được.
Năm 1969, họ có giao tranh ở biên giới với Liên bang Xô viết cạnh sông Ussuri – và không để xảy ra chiến tranh lớn. Một nhà ngoại giao Xô viết sau đó đã nói với SPIEGEL, Moscov đã dạy cho Trung Quốc “một bài học” mà họ sẽ không thể quên được. Thế như hòn đảo bị tranh chấp Damanski/Trân Bảo cho tới nay vẫn thuộc Trung Quốc.
Thời gian dài chuẩn bị tấn công Việt Nam cho thấy chính khách Bắc Kinh cũng đã cân nhắc và lập kế hoạch cẩn thận cho chiến dịch này.
Họ di tản gần nửa triệu người Trung Quốc từ biên giới với Liên xô sâu vào 30 kilômét và qua đó đã tính toán trước với một phản ứng của Nga. Hoa Kỳ và Nhật Bản được Đặng đích thân thông báo trước về đại cương, ngay cả khi không được thông báo về thời điểm và quy mô. Ba ngày trước lần tấn công, tờ báo Đài Loan “Lien-ho” nói rằng ở Nhật Bản, người ta đã được thông báo trước về những biện pháp phản công có thể có của Trung Quốc.
Rủi ro, nước ngoài Phương Tây có thể quay mặt đi với một Trung Quốc hung hãn, rõ ràng là được xem nhẹ. Với cuộc “phản công”, Trung Quốc cũng tính toán trước rằng mình sẽ không bị ưa thích trên thế giới, tờ “Politika” của Nam Tư tường thuật hồi tuần trước từ Bắc Kinh. Nhưng nó tin rằng phản ứng có hại này sẽ không kéo dài. Người Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác.
Cho tới cuối tuần vừa rồi, dẫn sao đi nữa thì họ cũng đã tính toán đúng. Vào thứ Tư, trong lúc chiến sự đang diễn ra, ủy viên Liên minh châu Âu Roy Jenkins đến Bắc Kinh. Tại buổi tiệc chiêu đãi đầu tiên của mình, ông xác nhận: “Mỗi người trong chúng ta đều có một mối quan tâm đặc biệt tới sức mạnh và thịnh vượng của người kia.” Phái viên của tập đoàn Liên bang Đức MBB ký kết ở Bắc Kinh một hiệp định về bán vệ tinh truyền hình, trực thăng và dụng cụ y khoa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Blumenthal bắt đầu chuyến đi theo kế hoạch của ông tới Bắc Kinh. Chuyên gia Xô viết của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Marshall Shulman, thông báo đường hướng của Hoa Kỳ: không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam (việc này sắp sửa xảy ra), không hoãn việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, việc đã được lên kế hoạch cho tuần này. Shulman: “Bình thường hóa nằm trong mối quan tâm của chúng tôi.”
Đối với Moscov, cuộc tấn công của Đặng thì lại là kết quả một sự cộng tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc – đồng thời, Điện Kreml cũng ra hiệu cho người dân của họ, rằng cả những khả năng can thiệp của mình cũng bị giới hạn, nếu như không muốn thách thức người Mỹ và qua đó là mạo hiểm một cuộc chiến tranh lớn. Sự mỉa mai của chiến lược Trung Quốc: họ dự tính rằng Liên bang Xô viết sẽ lui lại trước một cuộc chiến tranh thế giới.
Liên bang Xô viết cũng hầu như không thể tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân, vì ngày nay Trung Quốc đã có khả năng điều khiển tên lửa tầm xa có đầu đạn hạt nhân cho tới Moscov. Vì vậy và các nhà lập kế hoạch ở Bắc Kinh rõ ràng là cũng đánh giá thấp mối nguy hiểm của một cuộc can thiệp bằng phương tiện quân sự của Xô viết vào xung đột với Việt Nam.
Có thể nghĩ tới một cuộc chinh phạt Xô viết: một chiến dịch nhanh với những tập đoàn lớn, cơ động, tiến tới các trung tâm của Trung Quốc, trở về lại bên này biên giới sau khi phá hủy chúng.
Theo tính toán của Trung Quốc, một chiến dịch săn lùng như vậy có thể được tiến hành từ Mông Cổ hướng về Bắc Kinh hay về vùng thưa dân cư Tân Cương hay trải ra trên những vùng công nghiệp và mỏ dầu ở Mãn Châu – trong trường hợp nào thì cũng là một chiến dịch liều lĩnh.
Ngay mùa Đông lạnh giá là đã chống lại những hành động như vậy rồi: vùng Amur và Ussuri đang có tuyết cao bốn mét. Chuyên gia người Mỹ Shulman cho rằng những trận tấn công như vậy là “không có thể”.
Vì việc hết sức đáng ngờ là liệu Liên bang Xô viết có muốn chấp nhận những rủi ro như vậy vì nước Việt Nam xa xôi hay không. Moscov luôn có khuynh hướng để cho những nhóm hỗ trợ mang hạt dẻ ra khỏi đám lửa đang cháy, như người Cu Ba.
Liên bang Xô viết – nếu như họ không muốn đứng đó như là con cọp giấy – chỉ còn cách tăng sự giúp đỡ cho Việt Nam. Và vì vậy mà trong tuyên bố đầu tiên ủa họ, người Xô viết ca ngợi khả năng của Việt Nam, chiến thắng bằng chính sức lực của mình.
Đó thật sự là mối nguy hiểm lớn nhất cho Trung Quốc – rằng cuộc trừng phạt thất bại tại con số nạn nhân. Dự tính, sau khi đưa ra “bài học”, tức là tiêu diệt nhiều đơn vị lớn của Việt Nam, sẽ rút lui về từ đất địch, rõ ràng là đã không thành công ở cuối tuần vừa rồi.
“Quyền lực của Trung Quốc chỉ xa như bộ binh của họ có thể hành quân tới”, một nhà ngoại giao quân sự ở Viễn Đông mô tả khái quát khả năng của Quân đội Giải phóng Nhân dân lạc hậu về kỹ thuật. Nhưng bộ binh Trung Quốc muốn hành quân xa cho tới đâu?
Hôm thứ Ba, thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Tĩnh thông báo cho đại sứ Libanon như là trưởng đoàn đoàn ngoại giao ở Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu rút lui về nước. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận tin này.
Cuộc phản công của Việt Nam vừa mới bắt đầu vào thời điểm này: khéo léo về chiến thuật – theo nguyên tắc của Mao: “Kẻ địch tấn công, chúng ta lui lại” –  Hà Nội đã rút phần lớn quân chính quy của họ ra khỏi các vùng đất biên giới và để cho lực lượng dân quân địa phương chống cự đầu tiên. Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ: “Bắc Kinh không tính trước với việc là người Việt Nam sẽ làm điều mà người Trung Quốc sẽ làm khi người Nga tấn công họ.”
Thế nhưng người Việt cũng đã phải cho các đơn vị chính quy từ Bắc Lào hành quân về tỉnh Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc Việt Nam và người ta còn cho rằng đã rút một phần ba lính của họ từ Campuchia về – đúng theo tính toán của Trung Quốc, lôi kéo Việt Nam vào trong một cuộc chiến hai mặt trận.
Vì ở Campuchia, chiến tranh không hề chấm dứt. Ở đó, có ước chừng 20.000 du kích quân của Khmer Đỏ đang chiến đấu chống lại những kẻ chiếm đóng người Việt.
Đài phát thanh bí mật của họ, đóng ở Nam Trung Quốc, loan báo cả chục cuộc tấn công vào tuần trước. Trước đây ba tuần, Khmer Đỏ chiếm tỉnh lỵ Takéo và giữ nó ba ngày liền.
Theo nhận biết của tình báo Thái Lan, những người kháng chiến này có xe bọc thép và đại bác. Vũ khí, đạn dược và lương thực được mang lên núi với số lượng lớn trước khi người Việt tiến vào.
 Kho hàng trong các thành phố đã trống rỗng, những người chiếm đóng đang gặp khó khăn về cung cấp. Từ lý do này mà người dân còn chưa trở về các thành phố.
Người ta cho rằng tinh thần chiến đấu của những người chiếm đóng không được tốt: du kích quân không bắt tù binh. Họ giết chết các trưởng làng do người Việt bổ nhiệm. Lòng căm thù truyền thống của người dân Campuchia đối với người Việt bắt đầu xua đi nỗi niềm vui mừng được giải phóng khỏi chủ nghĩa cộng sản đồ đá của Khmer Đỏ.
Vì vậy mà vào tuần vừa rồi trông có vẻ như một cuộc chiến kéo dài mới ở Đông Dương đang bắt đầu thay thế cho “chiến dịch có giới hạn” của Trung Quốc, với tổn thất nặng cho tất cả các bên.
“Các anh chị nghĩ rằng chúng tôi không có cơ hội chống lại người Trung Quốc ư?” Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch hỏi nhà báo hồi tuần rồi ở Liên Hiệp Quốc. “Các anh chị hãy nhớ rằng trong lịch sử của mình, Việt Nam đã chiến đấu thành công chống lại một một vài nước rất lớn.”
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 9 năm 1979:  http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-40350993.html
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét