Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Cứu một người chết đuối và cứu một dân tộc chết chìm - Thời đại mới của Chủ nghĩa Dân tộc

Vòng xoáy tội ác.

Ít ai nghĩ vị Bs khả kính trong hình lại phạm tội ác kinh khủng.
Ban đầu, ông ấy cũng như bao người, xuất thân từ quê nghèo, học hành chăm chỉ để thành Bs. Trong chế độ này, dù là Bs lương cũng chỉ ba cọc ba đồng, thế là ông ấy mở thẩm mỹ viện để kiếm thêm. Việc này là hoàn toàn hợp lý.
Bi kịch xảy ra khi trong thể chế hiện nay với bao tầng tầng lớp lớp hành chính, nếu muốn làm đúng có khi đến tết Conggo chưa xong. Thế là vị Bs này như bao nhiêu người khác, chọn giải pháp làm chui và cống nạp cho quan anh. Hai bên đều vui vẻ, cứ thế mà làm.
Rủi ro tiếp theo là có một vị khách hàng biến chứng chết. Thế khó cho Bs "khả kính" này là, nếu thông báo cho cơ quan chức năng như một rủi ro nghề nghiệp thì lại dính tội hành nghề không phép. Không còn đường nào khác, ông ta đi vào con đường tội ác: ném xác xuống sông để.phi tang. Vì là một cá nhân bình thường, ông ấy không thể một tay che trời, do vậy ông bị trả giá đắt cho hành vi này.
Giả thuyết nếu ông ta có quyền lực thì vòng xoáy tội ác có thể tiếp tục: ông ta có thể sẽ ra lệnh bịt miệng báo chí, giết những nhân chứng qua trọng để diệt khẩu,...Nói thế để các bạn thấy rằng nhiều khi tội ác xuất hiện hết sức bình thường rồi ngày càng khốc liệt.
Xin trở lại câu chuyện nóng hổi hai ngày nay là cái chết đột tử của thượng tướng Ngọ. Có cơ sở để công luận tin rằng ông bị giết hay tự nhận cái chết để kết thúc một đại án hối lộ 1.5 triệu $ nhằm vào ông. Ông chết đồng nghĩa vụ án đóng lại, mang lại an toàn cho rất nhiều người. Ông chấp nhận chết hay bị giết là điều rất có khả năng. Cái chết của ông là một minh chứng cho vòng xoáy tội ác, nếu đúng như công luận suy đoán.
Bản thân tôi cũng cảm nhận sâu sắc vòng xoáy tội ác. CA Đà Nẵng tấn công tôi liên tục là nhằm bẻ gãy, "tiêu diệt" tôi để bịt miệng tôi. Càng tấn công tôi thì cái ác, cái tàn bạo của họ càng bị phơi bày cho công luận thấy. Thế là họ lại gia tăng truy kích tôi. Đây chính là vòng xoáy bạo lực, tội ác trong một chế độ độc tài, phi nhân muốn ra sức bịt miệng người dân.
Chế độ này, từ khi ra đời, có lẽ ban đầu cũng có mong muốn tốt đẹp như vị Bs nọ. Nó bắt đầu phạm tội ác qua các vụ CCRĐ, nhân văn giai phẩm, đánh tư sản, công hàm 1958, ngược đãi quân nhân bên kia,....Tất yếu, bằng quyền lực tuyệt đối, nó ra sức bảo vệ mình, hủy diệt những ai chỉ ra tội ác của nó. Càng gây tội ác, càng sợ bị trừng phạt, nó càng ra sức bấu víu quyền lực để bao che tội ác. Một vòng xoáy tội ác kinh hoàng cứ thế tiếp diễn.
Bạn có thấy bi kịch dân tộc ta hiện nay không? Bạn có giải pháp nào cho vấn đề không?
Tôi thấy và tôi rất đau lòng.

Cứu một người chết đuối và cứu một dân tộc chết chìm.

Kinh nghiệm cho thấy khi một người bị đuối nước, nếu không biết cách thì người cứu có thể chết cùng. Lý do là trong cơn tuyệt vọng, người đuối nước sẽ ôm chặt người cứu bằng mọi giá. Chính bản năng sinh tồn của người đuối nước đã giết chết cả ân nhân cứu mình. Do điều này mà người có kinh nghiệm thường để người đuối kiệt sức-sắp chết rồi họ mới cứu được.
Nguyên lý trên cũng đúng cho việc cứu một dân tộc chết chìm.
Trong một dân tộc, có người này, người nọ nhưng tổng quan, một dân tộc thất bại thì bi kịch sẽ đến với tất cả mọi người. 
Dân tộc cũng được cấu tạo từ từng con người và mọi người đều có bản năng sinh tồn như nhân vật chết đuối trên. Trước hết ai cũng phải lo việc sinh tồn của mình.
Khi xã hội đi vào suy thoái, giới lạnh đạo bằng mọi cách gia tăng quyền lực độc tôn của mình. Chi tiền nuôi đậm các công cụ bạo lực để chúng đi đàn áp, hủy diệt tiếng nói đối lập. Những kẻ này được lương hẫu hĩnh nên sẽ làm bất cứ điều gì ông chủ muốn. 
Trong xã hội như vậy người giàu tìm chốn an toàn bằng cách tranh thủ đoạt lợi, rút vô vỏ ốc an toàn, bịt mắt, che tai trước nỗi đau đồng bào.
Người nghèo thì gia tăng thời gian kiếm ăn, giành giật, không có thời gian cũng như trình độ để quan tâm xã hội.
Trong bối cảnh như vậy, những ai muốn cứu một dân tộc chết chìm đều bất lực và có thể gánh lấy hậu quả.
Từ năm 2006, anh Trần Huỳnh Duy Thức thấy được khủng hoảng, cảnh báo nhưng mấy ai nghe? Cả xã hội lao đầu vào cơn sốt cổ phiếu và bất động sản. Kết quả là anh đi tù 16 năm, cả xã hội dửng dưng.
Tôi thấy VN cần phải bi kịch thêm nữa, mọi giới, mọi ngành, từ chính trị gia, tướng tá, doanh nhân, dân thường phải nếm trải điều tồi tệ hơn nữa thì may ra họ mới quan tâm đến xã hội hơn.
Nhân bàn chuyện này, tôi có một câu hỏi cho các bạn: khi một người bị đuối nước, nếu bạn biết bơi, đủ điều kiện nhưng ko cứu, thì sẽ bị công luận lên án vì sự vô cảm nhưng tại sao nếu bạn có điều kiện nhưng lại không góp một tay để cứu một dân tộc chết chìm thì được cho là bình thường, nhiều khi còn được thông cảm?

 

Thời đại mới của Chủ nghĩa Dân tộc

Zachary Keck – DCVOnline lược dịch
nationalism1‟Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Iraq hay Afghanistan.” – Hillary Clinton.
Chủ nghĩa dân tộc chứ không phải tôn giáo hay văn hóa sẽ định nghĩa Thế kỷ 21.
Thủ tướng Anh Tony Blair bình luận trên tờ The Guardian, những mặt trận lớn của thế kỷ này sẽ là nơi đấu tranh tôn giáo, chứ không phải vì khác nhau ở ý thức hệ. Tony Blair,
‟Chiến tranh của thế kỷ này ít có có thể là kết quả của tư tưởng chính trị cực đoan – như chiến tranh trong thế kỷ thứ 20 – nhưng chúng có thể dễ dàng xảy ra vì về sự khác biệt văn hóa hay tôn giáo.”
Xung đột chủ quyền. Nguồn: Onthenet
Xung đột chủ quyền. Nguồn: Onthenet

Ông chỉ ra một số cuộc xung đột đang xả ra hiện nay để làm bằng. Tuyệt đại đa số những xung đột đều đang xảy ra trong thế giới Ả Rập và Pakistan, và Tony Blair cũng ném Nga, Trung Á, Miến Điện, Thái Lan và Philippines vào cho đủ bộ.
Hầu như không Blair là người đầu tiên lập luận như vậy. 20 năm về trước, Samuel Huntington lập luận những nền văn minh, kể cả Hồi giáo, sẽ thay thế ý thức hệ là quyền lực quan trọng nhất trong chính trường quốc tế. Đặc biệt là kể từ ngày 11/9, nhiều người đã cảm thấy tôn giáo là động lực trong chính trường thế giới ngày nay.
Nhưng Blair đã phạm một vài sai sót trong khi đi dến kết luận sai lầm của ông rằng tôn giáo và văn hóa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Đầu tiên, như đã nói ở trên, ông đặt trọng tâm vào vùng Trung Đông. Dù đã có rất nhiều có thể thay đổi trong 84 năm qua, nhưng không có gì cho thấy thế kỷ này thuộc về Trung Đông. Như bà Hillary Clinton nói,
‟Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Iraq hay Afghanistan.”
Thứ hai, Blair bỏ qua tầm quan trọng của các cường quốc như các động lực lớn trong chính trường quốc tế. Với ngoại lệ có thể có là Nga, không nước nào trong số các quốc gia Blair đưa ra trong ví dụ nêu trên đang chia rẽ sâu sắc về mặt tôn giáo sẽ trở thành các cường quốc trong thế kỷ 21. Đó là những vai phụ trên sân khấu thế giới. Và những quốc gia giữ vai phụ trên thế giới có thể giựt tít, gây xôn xao trong một giai đoạn ngắn – đặc biệt khi đang chìm trong những cuộc nội chiến – nhưng các quốc gia này sẽ không thay đổi thế giới về lâu về dài.
Khả năng sẽ đó tiếp tục thuộc quyền của các cường quốc lớn hơn. Thế kỷ 19 là thế kỷ của Anh hoặc châu Âu Châu Âu Bởi vì cường quốc lowsn nhất thế giới nằm ở đó. Thế kỷ 20, mặt khác, là thế kỷ của Mỹ Bvì Hoa Kỳ đã giữ một phần lớn sức mạnh của thế giới tại những điểm quan trọng trong thế kỷ thứ 20, như thời gian ngay sau Thế chiến II và trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Bằng thước đo dó, thế kỷ 21 gần như chắc chắn sẽ là thế kỷ của Thái Bình Dương, với những vai quan trọng đang được các thế lực đang lên ngoài châu Á như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và có thể kể cả Iran đang nắm giữ. Và ở châu Á, cũng như ở nhiều cường quốc đang lên ngoài khu vực, chủ nghĩa dân tộc là yếu tố ý thức hệ quan trọng nhất. Thật vậy, đối với cường quốc đang lên không thuộc phương Tây – nhiều quốc gia đã thiệt thòi vì chủ nghĩa thực dân hoặc gần như chủ nghĩa thực dân – chủ nghĩa dân tộc tiếp tục giữ tầm quan trọng hơn thường thấy tại các quốc gia Tây phương.
Chỉ với lý do này thôi, thế kỷ 21 có khả năng sẽ là một thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải của tôn giáo. Nhưng ngay cả ngoài khu vực châu Á, kể cả những nơi tôn giáo đanh chiếm ưu thế, chủ nghĩa dân tộc là vẫn thường là ý thức hệ quan trọng nhất. Lấy Trung Đông làm ví dụ, nơi tôn giáo và chủ nghĩa giáo phái chiếm thượng phong. Không phủ nhận tầm quan trọng của tôn giáo và chủ nghĩa bè phái ở Trung Đông, chúng ta đã thấy chủ nghĩa dân tộc liên tiếp là con bài chủ so với những nhân tố này. Ví dụ, khi Saddam Hussein xâm lược Iran vào những năm 1980, ông tin chắc là người Sunni ở phía bên biên giới Iran sẽ đứng lên chống lại chế độ ở Tehran. Trái lại, họ đã chiến đấu chống đồng bào Iraq của họ một cách quyết liệt. Khi Iran xâm lược Iraq sau đó với niềm tin dân Shiite của Iraq sẽ tham gia lực lượng chống lại Saddam đã không xảy ra.
Tương tự như vậy, khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, người Sunni từ khắp nơi trên thế giới Ả Rập đổ về Iraq để chống lại những kẻ ngoại đạo. Không có gì đáng ngạc nhiên, họ ẩn náu trong cộng đồng Sunni của Iraq. Nhưng người Sunni của Iraq, xem họ hoàn toàn là người nước ngoài và chẳng bao lâu sẽ ôm lấy những kẻ ngoại đạo kiếm viện trợ để chống lại người Sunni nước ngoài.
Ngay cả al–Qaeda chính nó là bị kích động mạnh hơn vì những động cơ dân tộc hơn là vì tinh thần Hồi giáo. Osama bin Laden, ví dụ, rõ ràng quan tâm nhất cướp chính quyền ở Saudi Arabia, minh họa bằng những diễn văn đả kích của ông chống lại chế độ quân chủ Saudi và quyết định lập những tổ al–Qaeda tại vương quốc này ngay sau vụ 11/9. Và cũng chính người Saudi và Yemen (dòng dõi gia đình của bin Laden bắt nguồn từ Yemen) là những phần tử chính theo al–Qaeda nhất là trong những năm trước khi xảy ra vụ 9/11.
Chuyên gia Chủ nghĩ Hồi giáo Fawaz Gerges gọi bin Laden và Ayman al–Zawahiri làn ‟những người siêu-quốc gia sùng đạo” và đã nhận xét: ‟Phần lớn lính của al–Qaeda, như chúng ta đã thấy, là dân Saudi và Yemen, biểu hiện bối cảnh địa phương tínhtrong cuộc đấu tranh dân tộc của bin Laden, ngược với, lời phát biểu cho toàn thế giới không biên cương. Tước bỏ sự hùng biện và đóng kịch, lời kêu gọi của bin Laden chỉ nhằm kích động chống lại người Saudi và làm mất ổn định chế độ đó.”
Và điều này cũng đúng ở những nơi khác ở đó giới lãnh đạo sử dụng tôn giáo và sắc tộc làm lý cớ để có sự ủng hộ cho những phong trào đó với mục đích sau cùng là chiếm quyền lực nhà nước. Điểm mấu chốt là các cuộc chiến tranh đó ở Trung Đông và châu Phi ngày nay vì quyền lực quốc gia, không phải vì tôn giáo như những trường hợp của thời đại của những cuộc thánh chiến.

Nguồn: The New Age of Nationalism . By Zachary Keck, The Diplomat. January 30, 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét