Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 2) - Đinh mệnh tự hủy diệt của mô hình kinh tế XHCN

Đinh mệnh tự hủy diệt của mô hình kinh tế XHCN

VRNs (21.02.2014) – VietTUDAN - Mô hình Kinh tế dựa trên Tập quyền Chỉ huy như ở Trung quốc và Việt Nam, gọi là định hướng XHCN, để lộ cái bệnh hoạn của mình từ những năm 2010-2011 khi mà cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm tụt giốc mãi lực của những Thị trường tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Au. Từ đó, cái bệnh hoạn mỗi ngày mỗi trở thành trầm trọng cho đến hiện tình tác hại lên đời sống của quần chúng dân nghèo. Cái bệnh hoạn này tự phát sinh từ chính chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã là định mệnh tự hủy diệt mà chính Lý Luận của Karl Marx hé cho thấy.
14022100Thực vậy, Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã cáo chung với Nga và Đông Âu. Trung quốc và Việt Nam vẫn bấu víu lấy nội dung của mô hình, mà chỉ thêm cái đuôi “định hướng XHCN“ vào Kinh tế Thị trường để đánh lừa thiên hạ. Nội dung vẫn giữ chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế mà chúng tôi gọn lại là Mô hình Kinh tế XHCN.
Đã từ cuối năm 2011, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, Ông Robert ZOELLICK, cũng như Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Bà Christine LAGARDE, đều họp báo tại chính Bắc Kinh thôi thúc Trung quốc phải cấp bách Cải tổ từ căn nguyên Mô hình Kinh tế XHCN bởi vì với Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới hiện nay, Kinh tế XHCN đã bước xuống một cái giốc mà không thể cưỡng lại và Mô hình Kinh tế ấy đang làm phá sản Kinh tế quốc dân để có thể đi đến bạo loạn Xã hội và lan sang Chính trị.
Tại Trung quốc, chính Thủ tướng On Gia Bảo, từ năm 2010, đã nói trước Quốc Hội, về những bất ổn Chính trị như hậu quả Kinh tế:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Bản Tin của AFP, từ Hà Nội ngày 11.12.2012, đã nói về nhận định của Bà Victoria KWAKWA , Giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, về việc xuống giốc của Kinh tế XHCN Việt Nam:
“HÀ NỘI, 11.12.2012 (AFP) – Việt nam có nguy cơ rơi vào lâu dài trong “cái bẫy thu nhập rất kém“ nếu nhà nước không cải cách hệ thống ngân hàng và những xí nghiệp nhà nước, vừa không có hiệu quả vừa chất chồng những nợ nần.
Độ phát triển Kinh tế của xứ cộng sản này vào năm 2012 là ở mức độ thấp nhất kể từ năm 1999. đó là lời nhận định của Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế giới trong cuộc Họp thường niên cuối năm nay tại Hà Nội.
Kinh tế mất đi nặng nề về tính sinh động và những ràng buộc thuộc Cơ chế càng ngày càng nặng nề gây thụt lùi trầm trọng tính cạnh tranh và độ tăng trưởng, Bà Victoria KWAKWA thẳng thắng nói như vậy trong bản công bố vào chiều tối thứ Hai 10.12.2012.
Việt Nam đã được coi như một quốc gia nhiều hy vọng vào những năm 90. Một số người còn coi đây là con rồng tương lai Á châu. Nhưng tiếc thay, Chế độ đã không bao giờ muốn hay thành công, dù muốn, trong việc cải cách MÔ HÌNH KINH TẾ, nhất là không rời bỏ những phương pháp sản xuất từ thời cũ nát KINH TẾ CHỈ HUY HOẠCH ĐỊNH. (ceb/ltl/dla/abl–AFP 110734 GMT DEC 12)
Bài viết này nhằm cắt nghĩa những lý do đưa đến tụt giốc Kinh tế và tan rã của Mô hình Kinh tế XHCN. Có những lý do thuộc nội tại của Mô hình. Có những lý do từ sự mất tin tưởng và từ sức ép của nền Kinh tế Tự do Thị trường nước ngoài. Những lý do ấy được trình bầy qua những điểm sau đây:
=> Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx
=> Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
=> Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những biện pháp vá víu
Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx - Lý luận của Karl Marx: TƯ BẢN tự hủy diệt
Ý thức hệ Cộng sản dựa trên lý luận của Karl Marx về Định mệnh Kinh tế Tư bản (Fatalité Economique Capitaliste). Kinh tế Tư bản đặt Tiền đề là TƯ HỮU. Vì tư hữu (Propríeté Privée) mà phải có Tự do kinh doanh (Liberté d’Entreprise) và rồi Tự do Trao đổi ở Thị trường (Libre Echange au Marché).
Karl Marx lý luận rằng nền Kinh tế Tư bản Tự do và Thị trường gồm những bóc lột của giới Tư bản đối với giới Lao động. Nền Kinh tế ấy vô sản hóa giới Lao động (Prolétarisation des Travailleurs) đến độ giới này chịu không nổi mà phải đứng lên làm Cách Mạng Vô sản đòi lại những Tư sản cho giới vô sản của mình. Dựa trên cách đo lường bằng sức Lao động cho những Giá trị sản phẩm Kinh tế mà nhà đại Kinh tế gia cổ điển Anh, David RICARDO, đã có sáng kiến đặt ra, Karl Marx nói đến việc đấu tranh của giới Lao động. Theo David RICARDO, Giá trị của một sản phẩm Kinh tế được đo lường bằng sức Lao động hội nhập vào sản phẩm. Tư bản vì vậy được coi là sự chiếm hữu sức Lao động từ giới Thợ thuyền để làm sở hữu của giới Tư bản. Giới này quay lại dùng Tư bản để bóc lột thêm giới Thợ thuyền nữa. Karl Marx gọi đây là vông thân Kinh tế (Alíenation Economique), nghĩa là Tư bản thuộc Thợ thuyền, nhưng Thợ thuyền đưa tặng cho giới Tư bản để rồi giới Tư bản quay lại bắt Thợ thuyền làm đầy tớ cho Tư bản.
Lénine lấy Lý luận này của Karl Marx làm ý thức hệ cho Cách Mạng Vô sản và kêu gọi đấu tranh giai cấp: NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN HÃY ĐỨNG LÊN ĐÒI LẠI TƯ BẢN CHO ĐOÀN NGŨ THỢ THUYỀN, dù bằng những biện pháp đẫm máu (Lutte des Classes sanglante). Nhưng giới Vô sản là đám đông, phải có một Nhóm người đứng ra quản trị những Tư sản vừa thu hồi được. Nhóm người này là đảng Cộng sản. Những Tư hữu trở thành Công hữu và do đảng Cộng sản nắm giữ, chỉ huy và làm Kinh tế. Đó là nền Kinh tế Chỉ huy (Economie Dirigiste) với Công hữu (Propríeté Collective) và với những Hoạch định Kinh tế của Nhà Nước (Plans Economiques Etatiques).
Theo dòng Lý luận của Karl Marx, TƯ BẢN ĐỎ bóc lột cũng theo Dịnh Mệnh tự hủy diệt
Nếu Karl Marx gọi việc Vô sản hóa là một tiến trình tự động (Processus automatique) và việc sụp đổ của nền Kinh tế Tư bản là một Định Mệnh của chính Tư bản (Fatalité d’auto-destruction du Capitalisme), thì Lịch sử sự sụp đổ của Thế giới Cộng sản cũng cho thấy một Định mệnh tự hủy diệt của TƯ BẢN ĐỎ bóc lột giới vô sản, đó là việc tự sụp đổ của Cộng sản do chính giới Vô sản thiếu ăn đến cùng cực (Fatalité d’auto-destruction du Communisme/du Capitalisme rouge).
Thực vậy, trong lúc nền Kinh tế Tư hữu Tự do và Thị trường tiếp tục phát đạt và Tư sản hóa dần dần giới Lao động, thì nền Kinh tế Công hữu và Chỉ huy lại càng vô sản hóa giới Lao động đến cùng cực. Đến lúc mà giới Lao động này quá đói khổ trong một nền Kinh tế do đảng Cộng sản chỉ huy, thì họ đứng lên lật đổ nền Kinh tế chỉ huy này và đảng Cộng sản độc tài chỉ huy.
Nga và các nước Đông Aâu đã bỏ độc tài độc đảng và lấy lại nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Viet Nam và Trung quốc vẫn cố tình ngụy biện bám víu Ý thức hệ đã sai lầm lịch sử ấy. Dù cố tình ngụy biện vì quyền hành cho độc đảng của mình, nhưng cái Định mệnh tự hủy diệt vẫn lạnh lùng diễn ra.
Sau khi Nga và Đông Âu từ bỏ mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Trung quốc và Việt Nam khép kính của để cố thủ giữ lấy nội dung mô hình Kinh tế Cộng sản cũ khiến dân chúng đói nghèo đến cùng cực với việc khép kín. Trung Cộng và Việt Nam đành phải tuyên bố MỞ CỬA cho Thế giới Tư bản với nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Cái Định Mệnh Tự Hủy Diệt (Fatalité d’auto-destruction) cứ lù lù tiến tới và tăng tốc khi giai đoạn MỞ CỬA cho dân thấy sự thành công của Thế giới tư bản. Giai đoạn MỞ CỬA có những phát triển Kinh tế do sự làm ăn với Thế giới tư sản Tự do Thị trường. Đảng cố tình tuyên truyền rằng đó là công của đảng. Nhưng Dân chúng khám phá ra những tham nhũng và lãng phí có hệ thống của đảng, đó là kẻ thù của phát triển. Phải nói rằng sự phát triển hiện nay là do sự nhẫn nại làm ăn của Dân chúng Việt Nam, do nguồn vốn cung cấp hàng năm của khối người Tỵ nạn Cộng sản ở nước ngoài, do tiếp cận hạn hẹp làm ăn với Thế giới Tư bản. Chính đảng Cộng sản làm thất thoát và trì hoãn việc phát triển này mới đúng. MỞ CỬA và HỘI NHẬP với nền Kinh tế Thị trường tư bản, Kinh tế Trung quốc và Việt Nam có những thu nhập, nhưng những thu nhập này lại lọt vào tay những đảng viên cầm quyền khiến hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi khơi rộng. Thu nhập Kinh tế nằm trong tay một thiểu số nhóm lợi ích TƯ BẢN ĐỎ, còn quần chúng thì bị bóc lột đến đói nghèo. Quần chúng đói nghèo này trở thành lớp VÔ SẢN mà lý luận của Karl Marx đã coi như giai cấp nồng cốt lật lại giai cấp TƯ BẢN dù XANH trước đây hay ĐỎ hiện nay. Việc đứng lên của giới VÔ SẢN lật lại TƯ BẢN XANH hay ĐỎ là một Định mệnh Tự hủy diệt (Fatalité d’autodestruction).
Xin nhắc lại là đã từ năm 2010, chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, đã báo trước về Định mệnh tự hủy diệt này:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
Cái Mô hình chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Nếu cái Định mệnh tự hủy diệt, theo lý luận của Karl Marx, đến từ giới VÔ SẢN do TƯ BẢN XANH hay ĐỎ tạo ra, thì việc làm tan rã Mô hình Kinh tế XHCN hiện hành còn đến từ chính giới Lạnh đạo xâu xé nhau về THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
Trong Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa XI được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 5 vừa qua, Nguyễn Phú Trọng nói chính yếu về vấn đề tham nhũng. Đó cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất được Ban chấp hành Trung ương đảng thảo luận trong suốt cuộc hội nghị kéo dài đến chín ngày. Trước đây, nhiệm vụ Phòng chống Tham nhũng được giao cho Nguyễn Tấn Dũng (Nhà Nước), nay việc đó được chuyển về chính Bộ Chính trị (Đảng). Khi nói đến việc chống Tham nhũng thì cả người trách nhiệm Đảng cũng như Nhà Nước đều lấy “Tinh thần Cách Mạng “ làm phương tiện để diệt Tham nhũng. Nhìn như vậy thì việc chống Tham nhũng không đi vào thực tế của vấn đề. Thực vậy, “Tinh thần Cách Mạng“ đã chết nghoẻo từ lâu rồi. Đảng (Bộ Chính trị) và Nhà nước (Nguyễn Tấn Dũng), từ thằng trên xuống thằng dưới đều THAM NHŨNG, thì làm thế nào đứng giữ trách nhiệm Phòng Chống Tham nhũng được. Đừng nói đùa để bịp bợm.
Hãy vào sự thực căn nguyên của THAM NHŨNG.
Nhân chi sơ, Tính tham lam
Năm 1964, cách đây gần nửa Thế kỷ, tôi bắt đầu hội nhập đời sống Chính trị Sinh viên tại Sài gòn, chống lại HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC của Bác sĩ Lê Khắc Quyến khởi xướng từ Huế tràn vào Miền Nam. Một Vị lão luyện trong Chính trường đã khuyên tôi: “Khi cậu hoạt động Chính trị, thì phải tránh hai điều: (i) đừng động chạm đến những vấn đề lăng nhăng đàn bà con gái; (ii) đừng liên hệ đến những điều không sáng tỏ về tiền bạc. Khi tránh được hai vấn đề ấy thì quần chúng sẽ tha thứ, cho dù cậu có dốt về Chính trị “.
Ngày nay, suy nghĩ về hai vấn đề này, tôi thấy đây là hai vấn đề thuộc về thể xác từ khi chào đời, nghĩa là thuộc bẩm sinh. Có thể nói là “Nhân chi sơ, tính Dâm dục và Tham lam!”. Cuộc sống thân xác của một con người mang hai tính đó. Freud đã khẳng định rằng mọi hành động của một con người có thể cắt nghĩa từ tính Dâm dục. Tính Dâm dục là sự thỏa mãn thân xác cho xung động ham thích. Còn tính Tham lam của cải vật chất là để trước hết bảo toàn sự sống còn thân xác. Hai tính đó có ngay từ lúc con người mới sinh ra va mang cái xác con người. Khi lớn lên với Giáo dục, từ Văn Hóa đến Tôn Giáo, người ta dậy cho những GIÁ TRỊ thuộc phạm vi Tinh thần nhằm kềm chế hai cái Tính bẩm sinh thuộc Thân xác là Dâm dục và Tham lam vật chất. Vì vậy khi một đảng viên Cộng sản không còn Tinh thần Tôn Giáo, Văn hóa hay Cách Mạng, thì không còn phương tiện kềm chế hai tính bẩm sinh Dâm dục và Tham lam vật chất. Phòng chống Tham nhũng được trách nhiệm bởi Nhà Nước (Nguyễn Tấn Dũng) hay bởi Đảng (Nguyễn Phú Trọng), rồi cả hai lấy “Tinh thần Cách Mạng “ ra để chống, thì đều là chuyện mây gió bịp bợm.
Phải diệt cái Hoàn Cảnh làm Phát sinh và Lan tràn Tính Dâm dục và tính Tham lam
Hai cái Tính Dâm dục và Tham lam vật chất thuộc bẩm sinh con người, thì ở Xã hội nào cũng có giống nhau. Điều hệ trọng là Tổ chức Xã hội khả dĩ ngăn chặn sự phát sinh và triển nở hai cái Tính bẩm sinh ấy. Chúng tôi xin kể ra đây một vài tỉ dụ cho thấy rằng phải diệt cái HOÀN CẢNH làm nẩy sinh và phát triển tính Dân dục và tính Tham lam, chứ không phải diệt hai Tính bẩm sinh ấy.
Tỉ dụ thứ nhất về Tính dâm dục. Chúng tôi còn nhớ lại rằng khi sống tu trì trong Chủng viện, mỗi lần gặp khách đến thăm, nhất là phái nữ, thì phải gặp ở Phòng Khách mở cửa sổ quang đãng, mọi người có thể nhìn thấy. Thực vậy, cho dù một Thánh nhân, đã trải qua nhiều năm “diệt dục“, nhưng khi Thánh nhân bị nhốt trong phòng tối cùng với một mỹ nhân, không ai nhìn thấy, thì có ngày lòng Dục bẩm sinh nổi lên và Thánh nhân có thể hú hí với mỹ nhân.
Tỉ dụ thứ hai về Tính Tham lam vật chất. Một người được giáo dục và thực hành Công lý nhiều năm. Nếu lúc này cho người đó Quyền hành độc đoán sinh sát người khác và đặt bên cạnh người ấy một đống vàng, thì có lúc người đó cũng lượm mấy thỏi vàng vào túi làm của riêng bảo đảm cho cuộc sống thân xác của mình. Nếu ai nghi ngờ, thì người có quyền và đã biển thủ vàng sẽ dùng quyền độc tài mà bịt miệng kẻ khác. Điều quan trọng là đã tạo cho con người biển thủ trên đây cái HOÀN CẢNH vừa có quyền độc tài, vừa ngồi bên cạnh đống vàng. Xin nhắc lại rằng ở thời Mao Trạch Đông, quyền độc tài còn mạnh hơn thời nay, nhưng THAM NHŨNG ít hơn vì thời Mao Trạch Đông, không có đống vàng ở bên cạnh mà biển thủ, chứ không phải thời Mao Trạnh Đông được giáo dục về Công lý kỹ càng hơn.
Dứt bỏ Cơ chế CSVN là diệt HOÀN CẢNH làm nẩy sinh và phát triển THAM NHŨNG
Cơ chế CSVN chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Đó là HOÀN CẢNH làm nẩy sinh tham nhũng, lãng phí. Không cần phải đưa Phòng chống tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều không chống nổi tính Tham lam bẩm sinh tự con người, mà PHẢI TÁCH RỜI ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ thì mới có thể kềm chế được THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ. Nó giống như việc đừng nhốt chung trong Phòng tối một Thánh nhân và một Mỹ nhân, cũng như đừng cho một nhà Độc tài quyền hành Chính trị có toàn quyền về đống Vàng ở bên cạnh.
Chống THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ không phải là diệt tính bẩm sinh THAM LAM VẬT CHẤT của cá nhân, mà là diệt cái HOÀN CẢNH làm phát sinh và tràn lan tinh THAM LAM. Bãi phân là HOÀN CẢNH để nẩy sinh và lan tràn giòi bọ. Giao bãi phân cho Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng săn sóc, thì bãi phân vẫn là bãi phân, nghĩa là vẫn một HOÀN CẢNH, mà giòi bọ vẫn nhung nhúc. Phải HỐT ĐI BÃI PHÂN, thì giòi bọ mới hết chỗ (HOÀN CẢNH) nẩy sinh và lan tràn vậy.
Mô hình Kinh tế XHCN tạo ra THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ để tự đánh nhau giữa cấp Lãnh đạo làm suy thoái Kinh tế quốc dân. Phải đập tan cái Mô hình Kinh tế XHCN ấy vậy.
Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những Cải tổ không đi vào căn nguyên
Từ cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên mô hình Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu căn nguyên của tụt giốc Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là dứt bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.
Chúng tôi chờ đợi việc cải tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn nguyên hay không. Trong tuần này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng khủng hoảng Kinh tế không những tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy rằng việc giảm Lãi suất của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu nguy Kinh tế, mà còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc lao nhanh hơn vào tử huyệt.
Tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế hiện nay
Bản Tin của VietBao tuần này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản Tin viết:
“HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.
Trang báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn.
“Trao đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.”
Thê thảm là nước mắm cũng ứ đọng.
Bản tin VEF ghi nhận từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.
Bản tin cho biết, theo bản khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn 50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.
Bản tin viết, Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5/2012.
HSBC cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.
“Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử… Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.
Các ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng… thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.
Thực tế đang cực kỳ bi thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi mới, dân nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)
Phân tích những lý do tụt giốc
CSVN ngoài lý do căn bản tụt giốc Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích những lý do đang làm độ phát triển Kinh tế chỉ còn 5.2% và tình trạng tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư doanh, phải từ từ đóng cửa.
Kinh tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co cụm sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính phía CẦU là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu vào Mãi lực tiêu thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp sau đây làm tụt giốc Kinh tế VN và TQ:
=> Tình trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu giảm hẳn xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên giảm xuống và làm cho hàng hóa TQ và VN không xuất cảng nổi để phải tồn đọng. Thêm vào đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến hai khối Thị trường này phải đưa ra những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân chúng giảm và Nợ công khiến các quốc gia phải tiết kiệm. Tất cả trong chiều hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất từ Trung quốc và Việt Nam.
=> Mãi lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể trợ lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của Cơ chế, Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG dồi dào. Mãi lực quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng giữ thăng bằng được giữa CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.
=> Các Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất nghiệp tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc. Chính vì vậy, để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là Liên Aâu đưa ra những Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm giảm thiểu đi phía CẦU nhập cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.
=> Đặc biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc nội, Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết sản xuất tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn cản nhập cảng hàng nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng Trung quốc để cạnh tranh với chính hàng sản xuất nội địa.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

 Những khoảng cách xa mà gần và tội ác

Lê Diễn Ðức
Sự trùng hợp ngẫu nhiên, những khoảng cách xa mà rất gần. Tính từ năm 1974 đến năm 1979 là 5 năm, từ năm 1979 tới 1988 là 8 năm, nhưng các biến cố lịch sử diễn ra trong ba tháng đầu năm. Từ gần 30 năm nay, sau kỷ niệm về cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, thì tiếp đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 và cuối cùng là cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, pháo từ các chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa nã đạn vào tàu chiến của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, mở màn cho cuộc hải chiến không cân sức, trong đó 74 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam. Ðây là cuộc chiến khốc liệt với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học” của Ðặng Tiểu Bình. Sáu trăm ngàn quân Trung Quốc ào ạt lấy thịt đè người, đã tàn phá tan tành 6 tỉnh biên giới. Nhưng sự tấn công của Trung Quốc đã gặp lại sự phản công mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 Trung Quốc đã phải rút quân kéo theo sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng, ước tính 26.000 người chết (theo báo chí phương Tây) hay 62.500 người (theo báo Việt Nam). Khoảng 10 ngàn binh sĩ và dân thường của phía Việt Nam bị tử vong.

Cùng với các cuộc xung đột biên giới cục bộ tiếp theo, ngày 13 tháng 3 năm 1988, quân Trung Quốc đưa quân xâm chiếm các bãi đá Cô Lin, Len Ðao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ. Ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, 64 chiến sĩ thiệt mạng. Kể từ đó Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đảo đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Tưởng niệm ba sự kiện liên tiếp trong ba tháng đầu năm, người Việt không khỏi uẩn ức, căm thù. Không phải chỉ vì ba sự kiện này là bằng chứng cho thấy dã tâm bành trướng lãnh thổ của Trung Nam Hải xuống phía Nam và Biển Ðông không lúc nào thay đổi suốt từ hai thiên niên kỷ nay. Mà là, thế cuộc xoay vần, lịch sử bị đánh cắp, tập đoàn cai trị cộng sản Hà Nội hiện nguyên hình là kẻ nối giáo cho giặc, rước voi giày mả tổ.

Bất kỳ người Việt yêu nước nào cũng cảm thấy bị xấu hổ và đau xót trước một tập đoàn cai trị hèn nhát, nhu nhược, vì cái ghế quyền lực mà chà đạp lên lòng kiêu hãnh và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của tổ tiên. Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) đã định hướng lòng yêu nước của người dân theo thân phận của một kẻ nộ lệ, chư hầu.

Năm 1989-1990, hệ thống cộng sản ở Ðông Âu và Liên Xô phá sản, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn. Ðể có thể duy trì độc quyền cai trị, ÐCSVN không còn cách nào khác là quay đầu trở lại đeo bám Trung Quốc.

Ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư ÐCSVN, Ðỗ Mười, thủ tướng chính phủ và Phạm Văn Ðồng, cố vấn ban chấp hành trung ương ÐCSVN, đã ký kỷ yếu hội nghị đồng thuận tại Thành Ðô với Giang Trạch Dân, tổng bí thư ÐCS Trung Quốc và Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc, mở đầu một trang sử tối tăm, nhục nhã trong quan hệ Việt- Trung.

Loại bỏ cụm từ “kẻ thù truyền kiếp” ra khỏi bản Hiến pháp 1980, gắn bảng hiệu “4 Tốt” và “16 chữ vàng”, bất chấp lợi ích dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, những cú bắt tay tại Hội Nghị Thành Ðô là chính sách nhất quán của ÐCSVN. Ðiều này được thể hiện trong thái độ cư xử với các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc và trong kinh tế.

74 chiến sĩ của quân lực VNCH tử trận ở Hoàng Sa cho đến nay vẫn bị xem là “lính ngụy”, không được tôn vinh, tưởng niệm, gia đình của họ bị phân biệt đối xử.

Từ hội nghị Thành Ðô cuộc chiến chống quân xâm lược của Trung quốc hầu như không còn được nhắc đến trên báo chí, truyền thông nhà nước tại Việt Nam nữa. Cuộc tượng niệm ngày 16 tháng 2 năm 2014 tại Hà Nội của những người yêu nước dưới chân tượng đài Lý Thái tổ bị nhà cầm quyền ngăn chặn bằng mở nhạc ầm ĩ và một đám đông khiêu vũ “mừng đảng mừng Xuân”! Những người đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 đã bị lãng quên một cách có ý thức. Trong khi đó, một tác phẩm nói về lính Trung Quốc chết trong cuộc chiến của nhà văn Mạc Ngôn do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009. Những tên lính xâm lược thậm chí còn được gọi là “liệt sĩ”, mồ mả được tôn tạo ngay trên đất Việt.

Trong ngày 1 tháng 1 năm 2013, trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ Online, Thượng Tướng Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói:

“Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đảng cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”

Trong cái “ủng hộ và hợp tác cùng có lợi cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” đó, đến hơn 90% các dự án trọng điểm của Việt Nam lọt vào tay tổng thầu Trung Quốc. Lấy lý do giá chào thầu rẻ, nhưng thực tế tiến độ thi công của dự án nào cũng chậm trễ, công nghệ đưa vào Việt Nam lạc hậu.

Trung Quốc còn tham gia vào dự án nhạy cảm, như thuê 50 năm gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn để “trồng rừng”, dự án Bauxite Tây Nguyên, các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, v.v...

Cùng với các dự án là đội quân lao động Trung Quốc lên tới hàng chục ngàn kéo qua sống và làm việc, rải khắp từ Bắc chí Nam.
Nguồn khoáng sản của Việt Nam bị Trung Quốc khai thác ồ ạt, trực tiếp, hoặc đứng phía sau. Ở các tỉnh miền Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu hiệu của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Trung Quốc còn giết chết hàng hóa Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch. Nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, chạy theo mẫu mã, thị hiếu, rẻ tiền và độc hại tràn lan, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, không hề được kiểm soát, ngăn chặn. Việt Nam trở thành thùng đổ rác khổng lồ của các ngành công nghiệp địa phương Trung Quốc.

Gần đây, số lượng các công ty Trung Quốc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày một nhiều. Trong năm 2014-2015, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có kế hoạch cổ phần hóa 500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, là cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào. Nếu như họ mua nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị thì cái vỏ là Việt Nam nhưng thực chất là công ty Trung Quốc.

Theo số liệu tổng kết của Tổng Cục Thống Kê năm 2013, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, chủ yếu nguyên liệu, khoáng sản thô, chỉ đạt 13,1 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam hiện rõ là một bức tranh lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc. Tờ Global Times trong ngày 10 tháng 02, 2014 đã đe dọa “không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam có thể bị lung lay”.

Trong khi ôm chân Trung Quốc, tập đoàn Hà Nội vẫn phải bám riết lấy thị trường Mỹ, hiện đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu qua Mỹ năm 2013 đạt trên 25 tỷ USD, trong khi nhập khẩu khoảng 5 tỷ USD. Thặng dư bao nhiêu trong cán cân thương mại Việt-Mỹ thì tậạp đoàn Hà Nội mang đi vỗ béo hết cho hàng hóa của Trung Quốc.

“Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Thời gian nhạt nhòa trôi qua, nhưng những khoảnh khắc sống động của lịch sử con người vẫn khắc vào tâm khảm. Gần 2000 năm sau, nhân dân và lịch sử vẫn nhớ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40; hơn một thiên niên kỷ sau vẫn nhớ trận Bạch Ðằng dìm quân Nam Hán của Ngô Quyền vào năm 939; hơn 600 năm sau vẫn nhớ Lê Lợi đánh tan tác quân Minh và 4 thế kỷ sau vẫn nhớ đại thắng quân Thanh của Nguyễn Huệ.

Mới chỉ 26 năm kỷ niệm hải chiến Trường Sa 1988, 40 năm hải chiến Hoàng Sa 1974 và 35 năm cuộc chiến biên giới năm 1979. Những khoảng thời gian rất ngắn trong trang sử hào hùng của dân tộc, vĩnh viễn và vô tận.

Triều đại cộng sản Việt Nam tồn tại được bao lâu nữa để giấu giếm những sự kiện trên? Nhưng dù thế nào thì nhân dân cũng không bao giờ quên. Bởi vì, vì danh lợi mà quên máu xương của những người đã nằm xuống bảo vệ non sông gấm vóc là tội ác.

Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN
quy-9be5b-305.jpg
Tướng Phạm Quý Ngọ, ảnh minh họa chụp năm 2009.
File photo
Kể từ khi ông Phạm Quý Ngọ tạ thế vào tối 18/2/2014, dõi theo hơn chục trang diễn đàn với hàng trăm phản hồi, người ta thấy đầy những đồn đãi, nghi ngờ, bàn tán theo nhiều quan điểm và lý lẽ khác nhau.

"Hậu" Phạm Quý Ngọ

Ngay trong giới luật gia - luật sư, có vẻ cũng còn nhiều ý kiến trái chiều quanh vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước". Tất nhiên, ai cũng biết "khởi tố vụ án" và "khởi tố bị can" là hai quyết định riêng rẽ. Ông Ngọ không phải người duy nhất là nghi can trong vụ án, bởi còn một số người bị Dương Chí Dũng xướng đích danh.
Nguyễn Như Phong - một người rất thân và rất tôn quý Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, một nhà báo nổi tiếng xả thân vì sự nghiệp "báo chí cách mạng", từng bị nhiễm độc nặng [1] do tự tay dùng nước giếng cổ tại sa mạc Sahara rửa mặt và nhấp thử một ngụm, nhưng may mắn đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa - cho biết [2]:
"Trước Tết Giáp Ngọ, tôi được nói chuyện với ông qua điện thoại và được ông cho biết sẽ đi nước ngoài để kiểm tra lá gan để cấy ghép. Ông cũng nói rằng: “Anh chẳng còn được bao lâu nữa đâu. Các bác sỹ bảo cấy ghép gan cùng lắm là được 6 năm. Nhưng anh đã được hơn 5 năm rồi”. Rồi ông cũng nói về việc rất mong muốn các cơ quan chức năng sẽ làm rõ sự thật về những lời khai của Dương Chí Dũng trước Tòa. Mặc dù không nói thẳng, nhưng trong câu chuyện ông tỏ ra rất buồn, bởi ông ra đi mà sự việc chưa được làm sáng tỏ".
Đúng vậy. Ung thư các loại thường kéo dài trong một số năm nhất định. Người ta cũng biết, căn bệnh này sau nhiều năm "ủ" âm thầm, bệnh nhân mới phát hiện. Một chút nước độc trong giếng cổ thấm vào lưỡi vào môi ông Phong, không chắc ảnh hưởng dài lâu sức khỏe và cũng không thể làm giảm đi nhiệt huyết của nhà báo có tâm và sung sức.
Tâm nguyện cuối đời của ông Ngọ thông qua nhà báo Nguyễn Như Phong thật chính đáng, do đó phải làm sáng tỏ vụ việc để trả lại thanh danh cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Nếu gia đình anh em Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng được tôn kính bằng cách gọi [3] "danh gia vọng tộc đất Cảng", thì ông Phạm Quý Ngọ xứng đáng để gọi là "đỉnh cao thanh bạch nước CHXHCNVN". Vả lại, cơ quan điều tra Việt Nam được ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, khẳng định là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới với việc phá án nhanh, nhất định không thể để dây dưa như việc đặt mìn tại nhà Giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên, dù tốn trên hai năm vẫn chưa thể đưa thủ phạm ra trước vành móng ngựa [4] mà Thứ trưởng Bộ Công an - Đặng Văn Hiếu cho biết do người trong nội bộ công an gây ra.
Trả lại sự thanh bạch cho ông Ngọ là việc cần làm ngay. Điều này không chỉ cho riêng dòng tộc ông Thượng tướng công an cống hiến công sức trong nhiều năm, nó còn trở thành cơ hội rất tốt để giúp dập tắt tất cả đàm tiếu đang dậy sóng dư luận, ảnh hưởng nặng nề uy tín của "đảng và nhà nước". Điều này hoàn toàn trong tầm tay ông Thủ tướng, với "Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm" (tức là Ban 138CP) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu [5].
Ban 138CP được lập ngày 01/10/2013, trên cơ sở sáp nhập "Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em" cùng với "Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm" và xét trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an - Trần Đại Quang [6].

Casino và kỹ nghệ tình dục

000_Hkg9081458-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 10/10/2013 (hình minh họa).
Ông Nguyễn Tấn Dũng chưa thể yên với nỗi lo lớn lao về kinh tế bao lấy nội các chính phủ, khi kỳ đại hội đảng diễn ra vào năm 2016, đang đếm lùi thời gian.
Nền kinh tế Việt Nam trở nên rất tồi tệ với nhiều biểu hiện u ám và đầy khuất tất, trong đó nổi rõ nhất là ngân sách nhà nước thất thu và bội chi trong nhiều năm qua. Dù bằng mọi cách để thoát khỏi tình trạng này, nhưng hệ thống chính trị - tư tưởng cùng quan điểm, luật lệ, cung cách quản lý hiện nay đã cản trở và kéo lùi đất nước tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới. Nếu không dám "xé rào" để tìm lối thoát, quả thật Việt Nam không thể "ngóc đầu" lên nổi.
Để vượt qua, cần phải có... "tiền". Có thật nhanh và thật nhiều. Nguồn thu từ đâu? Hiện nay, có thể nói casino và kỹ nghệ tình dục trở thành phương tiện thiết thực nhất, trong khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần.
Đối với lợi ích từ casino, có lẽ không còn gì để bàn cãi, khi nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh hiệu quả về nhiều mặt do nó mang tới trong hành chục năm qua, ngay cả quốc gia có vẻ nghiêm khắc như Singapore cũng đã chấp nhận loại hình này với doanh thu vọt lên hơn 6 tỉ đô/năm, sau chỉ 3 năm hoạt động.
Dù Việt Nam coi bài bạc là bất hợp pháp, trên thực tế, mỗi ngày có hơn 1.300 người Việt qua Campuchia [7] đánh bài. Lượng tiền đổ vào bài bạc tại Việt Nam ước tính hàng chục triệu USD một ngày, mỗi năm lên tới hàng tỷ USD [8]. Trong khi đó, mỗi năm riêng thuế của lĩnh vực này, nếu được hoạt động có thể thu đến 800 triệu USD, đó là chưa kể doanh thu các dịch vụ và chi phí ăn uống đi kèm. Loại hình kinh doanh này cũng giúp giải quyết khá nhiều lao động thất nghiệp ngày một gia tăng, cùng các ngành xuất nhập khẩu và nông - thủy sản v.v... đang cần vực dậy.
Ước tính Việt Nam có thể thu được hơn 3 tỉ USD mỗi năm [9] từ casino khi đi vào hoạt động và trong lương lai, doanh thu có thể tăng nhanh nếu quản lý khoa học với nghệ thuật, kinh nghiệm kinh doanh do các chủ đầu tư thế giới mang tới. Hiện nay, theo VNExpress: "Các hãng casino lớn cho biết họ đang theo sát thị trường Việt Nam, nhưng vẫn không đặt cược vào sự thay đổi chính sách ở đây". Sự e dè này xuất phát từ lý do ai cũng hiểu.
Phóng sự mang tên "The invisible children of HCM city" [10]  do đài RFA thực hiện cho thấy cảnh trạng não lòng của rất nhiều trẻ em, thiếu niên đường phố. Biết bao nhiêu nguy cơ rình rập, đe dọa và sẵn sàng cướp ngay sinh mạng, cuộc đời chúng. Những đứa trẻ bơ vơ tội nghiệp, không thân phận, không nguồn gốc, tìm đến nhau. Một bé gái bị xã hội đẩy vào con đường mại dâm để kiếm sống và trở thành mẹ vào tuổi 15. Cô bé cho biết, sẵn sàng quay trở lại "nghề" nếu như không còn con đường nào khác để lo cho hai đứa con, trong đó một bé bị bại não!
Năm 2013, thống kê (chưa đủ) cho biết có hơn 33.000 người bán dâm [11]. Trẻ mồ côi trên 150.000 người, nhưng chỉ khoảng 12.000 trẻ tạm coi là được chăm sóc [12], cùng hàng ngàn cô gái, bé gái kể cả bé trai và mại dâm nam vẫn là hiện thực không thể chối bỏ.
Không cần phải e ngại và xấu hổ khi đề cập đến hai lĩnh vực này, một khi nó được hoạt động hợp pháp theo luật định. Hãy bỏ qua nếp nghĩ thiển cận và đạo đức giả bấy lâu nay, như người viết đề cập trong phần 1. Thời đại bây giờ, làm gì có lợi cho dân tộc, cho quốc gia lại không vị phạm chuẩn mực nhân quyền thế giới mà lại thiết thực, cần mạnh dạn thực hiện. Nhu cầu đánh bạc và mại dâm vẫn tồn tại, dù có cấm ngặt đi chăng nữa. Do đó, vấn đề là quản lý hữu hiệu với luật pháp được xây dựng khoa học, nghiêm minh, thay vì ngăn cấm nó để rồi phát sinh hậu quả nghiêm trọng, rộng khắp mà nhà nước này không thể nào gánh nổi, trong khi mọi thiệt thòi,  đau khổ đều trút hết lên người dân.
Dường như các "cao ốc" bỏ hoang, các "thành phố ma" không bóng người có vẻ cũng có chút khao khát được cứu rỗi khi hai loại hình này hoạt động?
Mặt khác, khi casino và kỹ nghệ tình dục hoạt động công khai, hợp pháp theo luật định, nó còn giúp cho người lao động trực tiếp hành nghề ngày càng thêm kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ, cũng như xã hội giảm dần đến mức thấp nhất và trong vòng kiểm soát được các loại tệ nạn: cho vay nặng lãi, bảo kê, ma cô, tú bà, bạo hành v.v... và cả bảo vệ danh dự người lao động cũng như phòng tránh hữu hiệu các loại bệnh về tình dục. Từ đó, Quyền Con Người được phổ cập nhanh và mở rộng hơn trong thành phần mà nhiều người e ngại họ chưa đủ khả năng để tiếp cận và hiểu rõ.
Casino và kỹ nghệ tình dục hoạt động hợp pháp là một trong các cách giải quyết hiệu quả mệnh đề nâng cao dân trí đi đôi với cải thiện dân sinh tại Việt Nam.

UPR và nhân quyền

Ông Nguyễn Tấn Dũng càng khó yên với tình hình nhân quyền Việt Nam hiện nay. Tất nhiên từ "nhiều thế lực" như ông Phạm Bình Minh đã phàn nàn. Một trong các "thế lực" đó xuất phát trước nhất từ lực lượng "công an nhân dân".
Trả lời phỏng vấn báo VNN sau phiên điều trần UPR vào hôm 05/2/2014, Hà Kim Ngọc - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Trưởng phái đoàn Việt Nam khẳng định [13] : "Với những ý kiến thể hiện định kiến [về nhân quyền], chưa phản ánh đúng tình hình trong nước, do thiếu thông tin hay vì những lý do khác, theo tôi, cách tốt nhất đối với những người có ý kiến như vậy là về Việt Nam để tận mắt chứng kiến những thực tế đã đạt được trong 4 năm rưỡi qua...".
Ngày 13/2/2014, nghĩa là chỉ cách phiên điều trần 1 tuần lễ, báo Tuổi Trẻ cho biết [14]: "Thêm một người chết sau khi làm việc với công an" tại tỉnh Đắc Nông. Ngoài bức ảnh cho thấy 95% tấm lưng của nạn nhân tím rịm máu bầm, bài báo nói:  "... khám nghiệm tử thi ban đầu, nạn nhân N. có tổng cộng 33 vết thương, vết bầm tím trên cơ thể, trong đó có chín vết bầm tím trên đầu, mặt" . Trước đó, cũng tại tỉnh Đắc Nông, một hình ảnh không kém ghê rợn của ông Hoàng Văn Ngài [15] với thân thể tím đen vào tháng 3 năm ngoái, cũng do công an đánh đến chết.
Thay vì ông Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cần quốc tế đến Việt Nam "tận mắt chứng kiến" thêm nữa thì xin mời ông coi tiếp [16]: hình ảnh cặp đùi đầy máu bầm được khâu lại của xác chết ông Nguyễn Mậu Thuận do công an Đông Anh - Hà Nội gây ra, hay người thanh niên Nguyễn Hữu Phước nhập viện với cặp mông phù nề đầy máu bầm do công an huyện Bình Chánh Tp.HCM thay phiên đánh đập, cho đến cậu bé 12 tuổi Ngô Đình Phát tại thành phố Huế cũng bị công an đánh dã man.
Nếu chưa thuyết phục được một người làm ngoại giao như ông Hà Kim Ngọc, có lẽ phải nhắc lại hình ảnh thương tâm của ông Trịnh Xuân Tùng bị công an Hà Nội đánh gãy cổ hay anh Nguyễn Công Nhựt bị hành hạ tới chết với hình ảnh bầm dập từ cổ kéo cho đến cả bộ phận sinh dục của nạn nhân cùng với việc gạ tình và gạ tiền vợ anh Nhựt - cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền, nhưng bất thành từ công an Bình Dương.
Những hình ảnh thực tế vừa vật vã vừa xót xa đó, so ra còn bi thương hơn cả những viên đạn ghim thẳng vào tim, bởi nó kéo dài sự hành hạ đau đớn cho nạn nhân trước khi chết hẳn (?).
Những dẫn chứng trên không nhằm mục đích nung nấu lòng thù hận trong dân chúng, nhưng lẽ ra bên cạnh những hình ảnh Hoàng Dũng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vy v.v... bị công an đánh đổ máu, những người Việt Nam xuất hiện tại kỳ UPR vừa qua cất tiếng thay hàng triệu dân trong nước, nên tố cáo rõ ràng, bởi nó là sự thật. Một sự thật ghê rợn, tàn khốc mà những nạn nhân đó không có cơ hội cất tiếng kêu và cũng bởi vì những nạn nhân đáng thương đó, họ không hề làm một điều gì thuộc về cái gọi là "thế lực thù địch" (!).

Tạm kết

Quả thật, với cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đang đứng trước quá nhiều thử thách khốc liệt từ kinh tế cho đến nạn tham nhũng, hối lộ, bè phái, lợi ích nhóm và ông cũng phải đối diện với chính lương tâm mình về nhân quyền Việt Nam.
Liên Hiệp Quốc vừa đòi đưa Kim Jong Un ra Toà án Hình sự Quốc Tế (ICC), sau một năm khẩn trương điều tra về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của xứ sở cộng sản này. Những tội ác từ nhiều đời cộng sản Bắc Hàn dồn lại, đang đối mặt với dư luận toàn thế giới.
Hình như mức độ nhẫn nhịn của nhân loại văn minh đối với các chính thể độc tài dưới mọi hình thức đã đến lằn ranh chịu đựng cuối cùng? Ông Nguyễn Tấn Dũng có biết?
(còn nữa)
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 21-02-2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm cua RFA.
_______________
[1]  http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/nha-bao-nguyen-nhu-phong-bi-nhiem-doc-nang-tu-nuoc-gieng-co-o-sa-mac-sahara.html
[2]  http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/tu-gia-bat-luan.html
[3]  http://www.tinmoi.vn/bi-kich-mang-ten-duong-chi-dung-o-gia-dinh-danh-gia-vong-toc-dat-cang-011218633.html
[4]  http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131025/tim-ra-thu-pham-dat-min-truoc-nha-giam-doc-cong-an-tinh-thai-nguyen.aspx
[5]  http://dantri.com.vn/phap-luat/lap-ban-chi-dao-phong-chong-toi-pham-cua-chinh-phu-687777.htm
[6]  http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-236-QD-BCD138-CP-nam-2013-Quy-che-Ban-Chi-dao-phong-chong-toi-pham-vb208952.aspx
[7]  http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/562748/1-300-nguoi-viet-sang-campuchia-danh-bac-moi-ngay.html
[8]  http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Hang-chuc-trieu-USD-bi-dot-vao-chieu-bac-moi-ngay/88326.vtv
[9]  http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/casino-co-the-mang-lai-3-ty-usd-moi-nam-cho-viet-nam-2951185.html
[10]  http://www.youtube.com/watch?v=VGhG6lv-Te4
[11]  http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2m_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
[12]  http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1i_tr%E1%BA%BB_m%E1%BB%93_c%C3%B4i
[13]  http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/162305/khong-chap-thuan-khuyen-nghi-nhan-quyen-dinh-kien.html
[14]  http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/594558/them-mot-nguoi-chet-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an.html
[15]  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-new-case-of-death-at-the-police-station-03232013143358.html
[16]  http://www.tinmoi.vn/tong-hop-nhung-hinh-anh-canh-sat-bi-to-danh-dan-011129927.html

Một cái chết được chờ đợi

Nam Nguyên, phóng viên RFA
hoinghi-f50bd-305.jpg
Tướng Phạm Quý Ngọ tại một hội nghị về an toàn giao thông trước đây, ảnh chụp ngày 22/3/2013.
Courtesy chinhphu.vn


Thông tin thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần gây sự chú ý đặc biệt trên công luận báo chí. Ông Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an bị tố giác nhận hối lộ 1,5 triệu đô la đã qua đời, chỉ vài ngày sau khi Phó Ban Nội chính Trung ương nói rằng, về nguyên tắc thì phải đình chỉ chức vụ của tướng Ngọ để phục vụ công tác điều tra.

Có tội hay không có tội?

Trả lời Nam Nguyên tối 20/2, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định là, có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng đình chỉ vụ án làm lộ bí mật Nhà nước.
“Có những ý kiến người ta mong rằng cần phải làm sáng tỏ ông này có tội hay không có tội. Cũng cần mở rộng xem ngoài ông Phạm Quý Ngọ còn ai nữa… Về cơ sở pháp luật thì thực sự đây là khởi tố vụ án làm lộ bí mật công tác bí mật nhà nước, chứ không phải khởi tố ông Phạm Qúy Ngọ mà nhiều người nói là đình chỉ vụ án.”
Có những ý kiến người ta mong rằng cần phải làm sáng tỏ ông này có tội hay không có tội. Cũng cần mở rộng xem ngoài ông Phạm Quý Ngọ còn ai nữa…
-LS Trần Quốc Thuận
Theo Người Lao Động bản tin trên mạng ngày 19/2, Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh Tòa Hình sự TP Hà Nội, người đã công bố quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước”, cho biết vụ án này sẽ phải đình chỉ.  Vẫn theo lời vị thẩm phán, vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” sẽ đình chỉ theo tinh thần điều 107 của Bộ Luật hình sự.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân trụ sở  ở Hà Nội nhận định rằng, nếu vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” không chỉ có có một mình ông Ngọ mà còn có những người khác nữa thì sẽ đình chỉ bị can với ông Ngọ nhưng vẫn tiến hành điều tra như bình thường.
Nhắc lại, tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 7/1/2014 xét xử cựu đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh mình là ông Dương Chí Dũng nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn, ông Dương Chí Dũng đã bất ngờ tố giác người báo tin cho mình bỏ trốn nếu không sẽ bị bắt, chính là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình trong một phiên xử trước đó, nhưng đã được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng trong phiên xét xử ông Dương Tự Trọng và các đồng phạm.
000_Hkg9290277-305.jpg
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines, tại Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 14/12/2013
Tại phiên xử này, tử tội Dương Chí Dũng còn khai thêm đã hối lộ tướng Phạm Quý Ngọ 510.000 USD về vụ điều tra sai phạm ở Tổng Công ty Hàng hải Vinalines, ngoài ra còn môi giới đưa 1 triệu USD khác cho tướng Ngọ, liên quan đến dự án kinh tế mở rộng Cảng Saigon, cộng chung là 1.510.000 USD.
Tòa án Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” ngay cùng phiên xử ngày 7/1, sau khi tử tội Dương Chí Dũng tố giác người báo tin cho ông ta bỏ trốn. Lúc đó TS Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM nói với chúng tôi là ông Dương Chí Dũng có khả năng thoát án tử, nếu làm rõ hơn được những người đứng đàng sau thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
“Người ta đặt vấn đề sau ông Phạm Quý Ngọ là ai nữa, ông Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nhưng cũng chỉ là hàm Ủy viên Trung ương Đảng. Như vậy trên Ủy viên Trung ương Đảng là cái gì và là ai, người ta đang đặt câu hỏi này.”

Không thể dừng vụ án

Đáp câu hỏi của chúng tôi về khả năng tướng Phạm Quý Ngọ không nhận hối lộ một mình, mà trên ông còn có các người khác có quyền lực cao hơn và tử tội Dương Chí Dũng sẽ khai thêm những người khác ngoài ông Phạm Quý Ngọ. Trong trường hợp này không thể dừng vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” dù ông Phạm Quý Ngọ đã mất. LS Trần Quốc Thuận phát biểu:
“Theo dõi diễn biến vụ án Dương Chí Dũng thì thấy Dương Chí Dũng là một người có những mối quan hệ rất đặc biệt. Kể cả chuyện bổ nhiệm ông ta cũng là không bình thường, đương làm Tổng giám đốc Vinalines mà điều về Cục đường Biển, quyết định của Thủ tướng cũng không bình thường, chức trách này là của ông Bộ trưởng Giao thông chứ không phải việc để ông Thủ tướng ký. Quyết định này ghi rõ điều chuyển về Bộ Giao thông để nhận chức vụ đó, tại sao phải rất chắc ăn như vậy, thì đó cũng là một câu chuyện. Ngoài ra còn chuyện Cảng Sài Gòn nữa… Nếu ông này nêu được chứng cứ làm rõ thì sẽ có màn khai thêm và ông ta sẽ làm như vậy thì mới thoát chết.”
Một người dám tổ chức cho anh mình trốn như thế, huy động cả bộ máy để tổ chức như thế không phải đơn giản. Ít người chú ý chỗ đó, nhưng tôi cho đó là điểm quan trọng.
-LS Trần Quốc Thuận
Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích thêm là vẫn còn một yếu tố rất quan trọng. Cựu đại tá Công an Dương Tự Trọng, nguyên phó Giám đốc Công an Hải Phòng một người có thâm niên trong ngành, không thể chỉ hành động vì tình cảm gia đình mà tổ chức cả một đường dây hoàn hảo để ông anh Dương Chí Dũng bỏ trốn ra ngoại quốc. Ông Dương Tự Trọng đã bị xử 18 năm tù, vị cựu đại tá chắc chắn là người biết quá nhiều nhưng hiện vẫn còn im lặng.
“Dương Chí Dũng muốn em mình phải khai ra, anh đã nói với em là vì người kia báo tin nên em phải tổ chức cho anh trốn an toàn không có vấn đề gì, nhưng về sau tình hình đi ngược lại. Nó còn một đầu mối quan trọng là Dương Tự Trọng phải khai ra, đó là nhiệm vụ của các cơ quan điều tra. Đây không phải vấn đề tình cảm đạo đức anh em, mà phải có cái niềm tin về nghiệp vụ. Một người dám tổ chức cho anh mình trốn như thế, huy động cả bộ máy để tổ chức như thế không phải đơn giản. Ít người chú ý chỗ đó, nhưng tôi cho đó là điểm quan trọng.”
Người dân Việt Nam quá quen thuộc với vấn đề tham nhũng từ nhỏ tới lớn, họ cho rằng chẳng có cán bộ nào ăn tiền một mình mà có thể nuốt trôi, tất cả đều có phe nhóm với nhau. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội, một người tranh đấu cho sự công khai minh bạch nói rằng, ông đã hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống và vụ án làm lộ bí mật nhà nước sẽ chìm xuồng.
“Tôi thì lúc đầu cũng như những người dân thường mong muốn ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng mạnh tay xử lý các vụ việc. Nhưng lúc này chín chắn nhìn lại thì ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là Trưởng Ban Nội chính thôi, thực tế quyền hành không thể vượt được ông Thủ tướng, hay những người khác. Chắc chắn ông ấy sẽ bị vô việu hóa, chưa kể yếu tố tham nhũng bảo kê ở Việt Nam đã thành một đường dây, tầng tầng lớp lớp đan chéo nhau, bảo vệ nhau rất chặt chẽ thì làm sao một mình ông Nguyễn Bá Thanh làm được. Việt Nam cần hàng ngàn ông Nguyễn Bá Thanh ở tất cả các cấp… dẫu sao cũng nên có những người như ông ấy.”
Theo tiểu sử được các báo phổ biến, ông Phạm Quý Ngọ hưởng dương 60 tuổi, ông có đường quan lộ thênh thang lên nhanh như diều gặp gió. Từ cấp đại tá, bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, trong vòng 8 năm ông đã leo tới chức Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực bộ Công an. Bên cạnh công danh, điều không may với ông Phạm Quý Ngọ chính là vấn đề sức khỏe, ông đã bị ung thư gan và duy trì cuộc sống được 5 năm nhờ được ghép gan ở Singapore và điều trị nhiều lần ở nước ngoài. Tướng Ngọ cũng từng qua Nhật để thực hiện liệu pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công.
Chung quanh câu hỏi cố thượng tướng Phạm Quý Ngọ có thực sự nhận hối lộ từ tử tội Dương Chí Dũng 1.510.000 USD hay không? Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam cần làm rõ để trả thanh danh lại cho một cán bộ cao cấp trong guồng máy.
Nhiều chuyên gia trong đó có TS Phạm Chí Dũng từng nói với chúng tôi, điều tra xác minh nguồn gốc tài sản của bất cứ cán bộ nào thì cũng có thể biết người ấy có tham ô, tham nhũng, bất minh hay không.

Danlambao 21/2/2014.

“Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia”


Nguyễn Nhơn (Danlambao) – Trích: “Nói một cách tóm tắt, ở Việt Nam hiện nay, có hai xu hướng đối lập nhau: nhà cầm quyền thì đề cao ý thức hệ, tiếp tục nhìn thế giới qua lăng kính ý thức hệ xưa cũ, trong khi đó, dân chúng, hoặc ít nhất một bộ phận càng lúc càng lớn của dân chúng, lại đề cao chủ nghĩa quốc gia, xem chủ nghĩa quốc gia như một lý tưởng để tranh đấu, trước hết, chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc” – Nguyễn Hưng Quốc
Không đúng!
Cần phân biệt giữa “Chủ nghĩa Quốc gia”“Tinh thần Dân tộc”

Từ Đỉnh Cao xuống Đít Tàu


Đảng là em út Anh Hai
Xin đừng trách đảng nhảy ca Ngày Buồn
Buồn kia là của nhân dân
Nhảy ca này đảng chào mừng Anh Hai…
Không riêng gì người Việt Nam mà cả thế giới hẳn phải ngạc nhiên thắc mắc: mới ngày nào “đảng ta” tự hào mình là đỉnh cao, nào là cái nôi nọ, phẩm giá kia, nào là đánh bại tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, cớ sao nay lại hạ mình dưới đít Tàu múa nhảy ca hát cha cha cha nhạc Trung Hoa đú đởn dưới chân tượng Lý Thái Tổ trong ngày kỷ niệm giặc phương Bắc tràn qua biên giới tàn sát đồng bào Việt Nam cách đây chỉ có 35 năm như vậy?

Muốn Bắc thuộc xin “bệ hạ Tổng Bí Thư” đừng lo!


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)“Nếu đồng chí “bệ hạ Tổng Bí Thư” muốn Bắc thuộc đại Hán thì đừng lo, bọn hạ thần đã chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân trước một bước rồi”.
Đó là dụng ý của lãnh đạo thủ đô Hà Nội như muốn nói với TBT Nguyễn Phú Trọng qua sự kiện tổ chức “nhảy đầm” trước tượng đài Lý Thái Tổ để phụ họa với quân xâm lược TQ chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày cướp đảo Hoàng Sa và 35 năm ngày vượt biên giới vào tàn phá, giết hại nhân dân Việt Nam.

“Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước”


Nhóm Hành Khất (Danlambao) – Trong một chiều hướng nhằm chỉ đạo cho cách sinh hoạt của xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào ngày 19 tháng Hai năm 2014, đã nói rõ: “Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước.”(*)

Tổng hợp tin chuyện đồng chí X nói về cuộc chiến biên giới 1979


“Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước. Tới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ họp báo cáo lại các bác, các cụ về chỉ đạo của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị vừa rồi nghe hai phiên về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, về Trường Sa – Hoàng Sa và chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần lợi ích cao nhất của đất nước. Chúng ta không sợ ai đâu. Thực ra, dân tộc này, đất nước này, Đảng và nhà nước không sợ gì cả nhưng làm gì cũng phải tính lợi ích chung…”Nguyễn Tấn Dũng.

Ai ô nhục – hèn hạ – tay sai Trung Cộng ở Việt Nam?


Phạm Trần (Danlambao) – Ngày 16 tháng 02 năm 2014, tại Thủ đô Hà Nội đã có những lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam bị lên án “ô nhục”, “hèn hạ” và “tay sai ngọai bang”. Họ cũng là những người bị cáo buộc đã đạo diễn  hai cuộc nhảy múa vô liêm sỉ để chà đạp lên xương máu của 60,000 quân-dân đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược 35 năm trước đó.
Nhưng họ là ai?

Giải pháp cho Việt Nam tìm thấy ở Kenya


Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) – Việt Nam xét riêng về mặt tham nhũng chưa đứng ở hạng cuối cùng nhưng nếu xét về mặt rộng thì Việt Nam đã ở mức cuối cùng của sự sa đọa. Nhiều nước khác cũng có tham nhũng, công an ở nhiều nước khác cũng tham nhũng và hành hạ dân chúng có thể hơn công an Việt Nam, như Mexico chẳng hạn. Nhưng không nước nào có tình trạng tham nhũng sa đọa ở lãnh vực văn hóa, giáo dục, và y tế như ở Việt Nam. Tôi đã có dịp đi quan sát nhiều nước kể cả hầu hết những nước nghèo Đông Âu và Nam Mỹ, ở đó chỉ thấy người ta vạch tội tham nhũng và hành hạ dân chúng của công an. Tôi chưa nghe người dân ở nước nào lên án giới giáo dục và y tế nước họ tham nhũng. Chỉ ở Việt Nam mới có tham nhũng và sa đọa ở mọi ngành, mọi cấp, mọi cơ quan và ở mọi địa phương theo như bài “Mafia Cộng Sản Việt Nam lừa bịp và đàn áp nhân dân đến bao giờ?”(1)

Những Già Đô mới


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Bà Bùi Minh Hằng, và ông Trương Minh Đức – ngó bộ – đều không hiền lành như ông bà Bùi Ngọc Tấn ngày nào. Họ không ngại “ăn thua đủ” với lực lượng công an để bảo vệ hai người bạn tù vừa mới được tha: Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí.
Hai nhân vật này, rõ ràng, cũng không dễ “nuốt” như Già Đô xưa cũ. Thay vì làm đơn xin trở lại tù, ngày 13 tháng 2 năm 2014, họ đã cùng nhiều nhân vật khác (của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam) đứng tên dưới một Kháng Thư phản đối “việc Công An Đồng Tháp vi phạm pháp luật khi bắt giam người tùy tiện, vi phạm công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa tham gia ký kết.”

Ngoại giao của Obama, nhiệm kỳ nhì


Chu Chi Nam (Danlambao) – Thường những tổng thống Hoa Kỳ muốn để lại ấn tượng của mình trong lịch sử, nhất là trong lãnh vực ngoại giao và vào nhiệm kỳ nhì: tổng thống Reagan muốn đẩy mạnh tiến trình sụp đổ của thế giới cộng sản, nên đã không ngần ngại đến Berlin, nước Đức, thách thức Gorbachev hãy phá bỏ Bức tường Berlin; Bill Clinton đã cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề giữa Palestine và Do Thái, mặc dầu không thành v.v… Ngày hôm nay với Obama cũng không ngoại lệ.
Nhưng đâu là chính sách ngoại giao của Obama, nhiệm kỳ nhì? Chú tâm, đặt ưu tiên vào vùng nào? Trong lãnh vực gì?

Quyền Con Người tại Việt Nam bị đánh tráo


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) – Chỉ trong mấy ngày của tháng 2/2014, hàng loạt những sự kiện đáng buồn đã liên tiếp xảy ra tại Việt Nam ngay sau khi Việt Nam vừa kết thúc phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Geneve. Chỉ sơ qua vài sự kiện gần đây chúng ta đã có thể thấy rằng bản chất của một chủ thuyết vô thần chuyên lừa đảo và đánh trao Quyền con người của nhân dân và lừa dối cả công đồng Quốc tế mà hiện nay đảng Cộng sản Việt Nam đang vận dụng làm nền tảng xã hội nó làm cho đất nước Việt Nam ngày một thụt lùi về mọi mặt. Chúng ta thấy rằng:

Anh là ngọn nến sáng tươi


Như Ngọc (Danlambao) – Cảm tác khi nhìn bức ảnh luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đứng trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 2 năm 2014. Đây là đôi dòng thơ mộc mạc Như Ngọc kính tặng anh Quân, người con yêu quý của Tổ Quốc Việt Nam, người con trung kiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ân nhân của người khốn khổ trong xã hội Việt Nam thời XHCN).

Huynh Thuc Vy’s family members brutally attacked by security agents


Huynh Thuc Vy – Accepting an invitation from the Venerable Thich Vien Đinh, my father Huynh Ngoc Tuan and my younger brother Huynh Trong Hieu travelled from Quang Nam to Binh Dinh on Feb. 19, 2014, to attend a memorial ceremony for the late Venerable Phuoc Hue (1869-1945) at Thap Thap temple of the Vietnamese Unified Buddhist Church.
A joined force of Quang Nam security service and Binh Dinh police had been chasing my father and my brother all the way from Quang Nam to Binh Dinh. The memorial anniversary on January 21st of the lunar calendar is an important feast of the Vietnamese Unified Buddhist Church. Hundreds of Binh Dinh police were utilized to monitor the monks and Buddhist followers at Thap Thap temple in Binh Dinh.

An ninh liên tục nhắm đòn thù vào gia đình Huỳnh Thục Vy * Thư kêu cứu của ông Huỳnh Ngọc Tuấn và anh Huỳnh Trọng Hiếu


Huỳnh Thục Vy – Ngày 19 tháng 2 năm 2014, ba tôi ông Huỳnh Ngọc Tuấn và em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu từ Quảng Nam vào Bình Định dự lễ giỗ quốc sư Phước Huệ  tại Tổ đình Thập Tháp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất theo lời mời của Hòa thượng Thích Viên Định.

Video: Con trai Bùi Hằng lên tiếng kêu cứu cho mẹ

Mùa dịch đảng


Uyển Thi (Danlambao) -
Tưởng là dịch chó dịch gà
Bỗng dưng dịch đảng thật là mừng vui
Đang mùa dịch Ngọ chết toi
Bởi ôm trọng án sắp lòi tham quan

Thông báo gỡ bài viết


Các bạn thân mến,
Ngày 20/2/2014, BBT Danlambao có đăng tải bài bình luận “Trương gia đình trị!” của tác giả Nguyên Anh. Sau khi bài viết được lên trang, nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến phản hồi về việc một số thông tin, dữ kiện trong bài viết được cho là không đúng sự thật.
Sau một số liên lạc và trao đổi, xét rằng nội dung bài viết có những thông tin không thể kiếm chứng, BBT Danlambao quyết định gỡ bài viết  “Trương gia đình trị!” vào cuối ngày 20/2. Xin thông báo để bạn đọc cùng biết.

Chuyện lá gan của ngọ


Hải Huỳnh (Danlambao) – Cái chết của ông thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ nhằm ngay thời điểm Bộ Chính Trị quyết định đình chỉ mọi chức vụ của ông ta. Vụ việc ồn ào với cáo buộc ông ta ăn hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ lệnh truy nã cho Dương Chí Dũng để đối tượng chạy trốn. Truyền thông lề đảng đồng loạt đưa tin là ông Phạm Quý Ngọ qua đời vì bịnh ung thư gan. Báo Tuổi Trẻ thì còn cho biết thêm ông Ngọ được ghép gan 5 năm trước đây. Lá gan được ghép cho ông Ngọ là lá gan của một thanh niên trẻ trung mạnh khỏe. Tại sao đến bây giờ hơn 5 năm mới bị thải ghép nhằm ngay cái thời điểm ” nhạy cảm ” hiện nay?

Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ


Vũ Đông Hà (Danlambao) – Cái chết của Phạm Quý Ngọ không nằm trong phạm vi của một cá nhân bình thường. Đó là cái chết của một ủy viên Trung ương đảng – thành viên của bộ phận đang nắm giữ quyền lãnh đạo đất nước; của một Thứ trưởng Bộ Công An – bộ phận nắm giữ quyền thi hành pháp luật; của một mắc xích quan trọng trong một vụ án lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến bộ máy cầm quyền. Do đó, chết không thể… hết. Hết là điều mà những thế lực cai trị đen tối mong muốn như kết quả mà họ sẽ đạt được: Đình chỉ vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” (1).
Trong bộ máy toàn trị không có tam quyền phân lập, không có truyền thông độc lập và tất cả mọi sinh hoạt chính trị đều bị khống chế bởi đảng cộng sản, những bí mật cung đình, những cái chết như của Phạm Quý Ngọ sẽ không bao giờ có được những dữ kiện, bằng chứng cụ thể. Chúng ta buộc phải dựa vào những phân tích, suy luận để có thể đi đến những giả thuyết gần với sự thật nhất. Bài viết này dựa trên tinh thần đó: những giả thuyết liên quan đến cái chết của Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ.

Ngựa chết Rắn cũng quay đầu


Trần Trường Sa (Danlambao) – Anh Quý Ngọ ra đi, một làn sóng dư luận rầm rộ nổi lên trong mấy ngày nầy. Có người tiếc vì vụ án hấp dẫn phải khép lại, có người hài lòng vì cho rằng luật trời báo ứng rành rành. Nhưng rõ ràng nhất, đa phần dư luận đều cho đó là điều tất nhiên phải đến đúng lúc này. Không biết anh Bá Thanh có dự cảm trước như thế hay không? Nếu có thì anh đã triển khai biện pháp phòng ngừa gì chưa? Hay là anh đã quay đầu?

Cơ hội nào cho tôi sống và phát triển trong chế độ này?


Paulo Thành Nguyễn – Thực lòng đã nhiều lần tôi muốn “tạm im lặng” quên đi việc lên tiếng vì Hoàng Sa – Trường Sa, muốn “làm ngơ” các vụ việc xâm phạm các giá trị tư do cơ bản của con người để tập trung xây dựng công ty, lo cho ba mẹ, lo cho gia đình nhỏ của tôi vốn đang bấp bênh vì kinh tế chưa ổn định.
Nhưng cứ mỗi khi có “sự kiện” gì sắp xảy ra như phiên xử một tù nhân lương tâm nào đó, hoặc có lời kêu gọi biểu tình là nhà tôi lại bị gần chục an ninh thường phục và công an sắc phục canh giữ. Họ ngang nhiên ngăn cản tôi đi lại, giam lỏng tôi trong nhà cho đến hết ngày hôm đó. Trong thời gian vợ tôi đang mang thai, con tôi trong bụng đói họ cũng không cho tôi chở vợ đi ăn. Họ sẵn sàng đánh đập nếu tôi phản ứng lại, với lý do đơn giản là “vì an ninh…”

Mùa Xuân nào cho Em


Nguyễn Trường Kỳ (Danlambao) - Hai mươi năm, từ ngày không còn làm việc ở Á Châu, tôi về thăm Việt Nam để tìm lại hương vị ngày Tết mà đã gần 39 năm chưa nếm lại. Về thăm đất nước có một chút vui vì gặp được bè bạn, người thân, nhưng cũng đầy lo âu cho tương lai bấp bênh và những rủi ro đang chờ đổ thêm lên đầu người dân mà từ gần 40 năm vẫn chưa cởi bỏ được gánh nặng quá khứ, của số phận người dân nghèo trên một đất nước nghèo.

Từ nhảy xòn đô mì đến nhảy cha cha cha


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – “Sự cố” nhà đảng cho “một bộ phận không nhỏ” đồng chí cán đực cán cái rững mỡ ôm nhau nhảy cha cha cha mừng quá ta, hát “Con Bướm Xuân” trong ngày kỷ niệm 35 năm Tàu xâm lăng nước ta, giữa công viên Lý Thái Tổ của thủ đô ngàn năm văn vật khiến Cu Tèo dật mình liên tưởng tới thời kỳ quàng khăn đỏ nhảy xòn-đô-mì, hát “Dân Liên xô vui hát trên đồng hoa, vui bao la…” và bỗng dưng buồn… thắc mắc: có chăng mối tương quan môi hở răng lạnh giữa hai cái nhảy tập thể này?

UPR và sự hóa thân của Liên Hiệp Quốc


Nguyễn Gia Kiểng (Thông Luận) – Phải nói thực là cho tới vài năm gần đây tôi ít quan tâm tới Liên Hiệp Quốc, còn Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì tôi chỉ coi như một trò hề. Không phải vì tôi khinh thường Liên Hiệp Quốc, con kiến đâu dám coi thường trái núi.  Tôi không quan tâm tới Liên Hiệp Quốc vì một lý do khác xin được trình bày sau.

CSVN: Báo cáo Nhân quyền & Tình hình thực tế


Lê Thiên (Danlambao) - Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc dành cho Việt Nam, kiểm điểm các vấn đề quyền con người ở Việt Nam diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 07/02/2014.
Trong dịp này, các tổ chức Nhân quyền quốc tế có mặt tại Geneva cùng với một số người Việt hải ngoại cũng như một số nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam với đầy đủ tài liệu hình ảnh chứng minh sự vi phạm nhân quyền trắng trợn của CSVN đối với người dân trong nước.

Tướng Ngọ, hay đảng CS bị ung thư?


Ông Bút (Danlambao) - Chiều hôm qua một niên trưởng lớn, gọi phone hỏi: Ê Bút, mầy hay tin tướng Ngọ chết chưa? Dạ thưa em mới nghe, tại sao nó chết vậy mậy? Dạ, chắc hết thở là chết chớ sao! Mầy được cái tật nói huề vốn không à. Tau nghĩ tụi nó giết thằng này, để bịt đầu mối mầy hén, niên trưởng biết tỏng, còn hỏi em chi nữa, ghê quá tụi nó còn hơn mafia mầy ơi. Dạ đúng, mafia muốn có thể lực, phải “kinh qua” một quá trình mua chuộc rất nhiêu khê, CS (1) đảng mafia trực tiếp cầm quyền, nên làm chuyện ám muội gọn lẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét