Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài - Quảng ninh đề xuất cho Trung cộng thuê đất 120 năm - Cực tham và cực thâm

Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài


Nhà khoa học chính trị Erica Chenoweth cũng như nhiều người khác đã từng tin rằng bạo lực là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ bệ một kẻ độc tài. Dù sao thì lịch sử vẫn đầy dẫy những cuộc đảo chính, cách mạng, và nội chiến. Cô ấy không xem trọng các cuộc biểu tình công cộng và các hình thức chống đối ôn hòa khác cho lắm; làm sao các biện pháp ôn hòa này lại có thể phá bỏ được những thể chế độc tài đầy quyền lực?

Nhưng rồi, như Chenoweth đã thuật lại trong một chương trình của Ted Talk được trình chiếu trên mạng hôm thứ Hai, cô ta đã tổng kết một số dữ liệu và đã bất ngờ bởi những gì cô ta khám phá ra. “Tôi thu thập dữ liệu về tất cả các cuộc vận động bất bạo động và bạo động để lật đổ một chính quyền hay giải phóng một thuộc địa kể từ năm 1900. Các dữ liệu này đã khiến tôi rất kinh ngạc.” - cô phát biểu về hàng trăm trường hợp cô nghiên cứu.

Đây là biểu đồ của cô ta. Nó nêu rõ rằng các phong trào bất bạo động có khả năng thành công nhiều hơn:

chen-topline-chart.png

Biểu đồ 1: Xác suất thành công của các Cuộc nổi dậy Ôn hòa và Bạo động, 1900-2006 (Erica Chenoweth/Youtube). Cột màu đỏ thể hiện đấu tranh bạo động, cột màu xanh da trời thể hiện đấu tranh bất bạo động. Success = Thành công, Partial Success = Thành công một phần, và Failure = Thất bại.

Và xu hướng đó [bất bạo động] trong biểu đồ đang “gia tăng theo thời gian,” Chenoweth phát biểu thêm. “Các cuộc vận động bất bạo động càng ngày càng trở nên thành công hơn.” Bên dưới là một biểu đồ của các cuộc vận động thành công từ 1940 đến 2006.

chen-chart-2.png

Biểu đồ 2: Xác suất thành công qua các thập kỷ, 1940-2006 (Erica Chenoweth/Youtube). Màu đỏ thể hiện đấu tranh bạo động, còn màu xanh da trời thể hiện đấu tranh bất bạo động.

Dữ liệu trong đó cho thấy một sự gia tăng mạnh mẽ của các cuộc đấu tranh bạo động thành công từ thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, có thể là kết quả của hai cuộc hóa giải thực dân - sự rút chân khỏi vùng Châu Phi hạ Sahara của các đế quốc Âu Châu nối tiếp bởi một số cuộc đụng độ đẫm máu tranh giành quyền lực – và Chiến Tranh Lạnh mà trong đó, các phong trào phản kháng bạo lực của kháng chiến quân được thành công với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết. Nhưng xu hướng đó đã bị đảo ngược một cách đáng kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc với con số đấu tranh bất bạo động thành công gia tăng.

“Các nhà nghiên cứu thường nói rằng không một chính quyền nào có thể tồn tại nếu có 5 phần trăm dân số đứng lên chống lại nó,” Chenoweth nói. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng con số thực sự có thể ít hơn đó nữa. Không một cuộc vận động đơn lẻ nào trong thời gian đó thất bại sau khi nó đạt đến và duy trì số người tích cực hưởng ứng nó ở mức 3.5 phần trăm dân số.” Chenoweth nói thêm, “Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Tất cả những cuộc vận động đơn lẻ vượt qua mức 3.5 phần trăm hưởng ứng đều là một cuộc vận động bất bạo động. Những cuộc vận động bất bạo động trung bình đều lớn hơn các cuộc vận động bạo động gấp 4 lần.”

Tất nhiên, 3.5 phần trăm dân số là một con số rất đông. Thí dụ như ở Iran chẳng hạn, nó tượng trưng cho 2.7 triệu người. Ở Trung Quốc thì đó là 47 triệu người. Dù vậy, điều này vẫn xảy ra. Số người Ai Cập tham gia cuộc biểu tình vào tháng Hai 2011 dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak thật ra không rõ chính xác là bao nhiêu, nhưng đạt được mốc điểm 2.9 triệu người không phải là không khả thi.

Chenoweth chú tâm các buổi nói chuyện của cô vào mức quan trọng của việc đạt được con số 3.5 phần trăm dân số tham gia biểu tình để có thể hạ bệ một chính phủ và tại sao đối đầu bất bạo động là biện pháp tốt nhất để đạt được con số đó. Tôi sẽ biện hộ rằng các lý do khiến bất bạo động hữu hiệu hơn bạo động vượt qua giới hạn của câu hỏi chung quanh biện pháp nào hữu hiệu hơn trong việc thuyết phục người ta xuống đường.

Luận văn thạc sĩ của tôi nói về các cuộc đàn áp của chính quyền đối với sự nổi dậy của đám đông. Nó bao gồm những đề tài liên quan đến hiện tượng này. Nói cho rõ hơn, tôi không có chủ đích gì khi đề cập đến chuyên môn của Giáo sư Chenoweth; và so với hàng trăm trường hợp mà cô ấy đã xem qua, tôi đã chỉ nghiên cứu khoảng 30 trường hợp mà thôi. Dù vậy, tôi vẫn tìm được một vài điều hỗ trợ cho kết luận của cô ấy rằng đối đầu bất bạo động hiệu quả hơn.

Một trong số những điều tôi khám phá ra là một cuộc nổi dậy có 50% thất bại nếu nó trở thành bạo động. Hầu như trong mọi trường hợp khi người biểu tình cầm súng lên, sự đàn áp bằng bạo lực của chính quyền đáp trả lại được hợp thức hóa. Nói theo cách khác, các lực lượng an ninh rất có thể sẽ nổ súng – cũng như các các nhân cảnh sát và quân nhân rất có thể sẽ tuân theo lệnh nổ súng đó – nếu phe đối lập nổ súng bắn họ. Đó là phản ứng của con người vì không ai thích mình bị bắn cả. Nhưng, điều đó [quyền đàn áp hợp thức bằng bạo lực] lại quan trọng đối với chính sách đối nội của các chính quyền. Các cuộc nổi dậy thường sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên trong chính quyền về tính chính danh của nó, đặc biệt trong trường hợp quan hệ rạn nứt giữa thành phần lãnh đạo quốc gia và lực lượng quân đội cùng/hoặc an ninh. Điều này [quan hệ rạn nứt] tiếp sau đó dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Cuộc nổi dậy càng bạo động, khả năng chính phủ [lãnh đạo lẫn quân đội] đoàn kết lại càng cao.

Điều đáng ghi nhớ là chính phủ hầu như lúc nào cũng có lực lượng quân đội trong tay để sai khiến, đủ để nghiền nát bất kỳ cuộc nổi dậy nào. Điều này đặc biệt đúng kể từ khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, sau khi hầu như quốc gia nào cũng có chiến xa, súng máy và các quân cụ khác không một nhóm đối kháng nào có thể sánh bằng trên chiến trường. Tôi khám phá ra rằng một cuộc nổi dậy sẽ có xác suất thất bại 50% nếu quân đội trực tiếp can thiệp. Và chuyện quân đội trực tiếp can thiệp hầu như không xảy ra nếu cuộc nổi dậy được duy trì ở dạng bất bạo động.

Sử dụng bạo lực cũng làm giảm đi sự ủng hộ của công chúng đối với một cuộc nổi dậy. Chenoweth cho rằng đây là vì nổi dậy bằng bạo động đòi hỏi nhiều sức lực và lại nguy hiểm, cho nên nó khiến những người ủng hộ sợ và tránh xa, nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng bạo lực là đề tài còn được tranh cãi nhiều và có thể dẫn đến sự thương hại đối với nhân viên công lực và quân nhân đứng trước mũi súng của những người nổi dậy. Một cuộc nổi dậy bạo động có thể dẫn đến kết cuộc người dân hướng sự ủng hộ của họ về phía chính phủ, trong khi đó thì sự đàn áp biểu tình của chính phủ có thể làm giảm sự ủng hộ của người dân đối với thể chế.

Chenoweth tiếp tục nói về một điểm quan trọng: Các phong trào chống kháng bạo động cho dù thành công vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn nạn lâu dài. “Cách bạn chọn để đối kháng thật ra cũng rất quan trọng trên đường dài,” cô ấy nói và giải thích rằng dữ liệu cô ta thu thập cho thấy rằng các quốc gia sử dụng biện pháp nổi dậy bất bạo động “có khả năng rất cao trong việc kiến tạo một thể chế dân chủ.” Các quốc gia này cũng có 15% khả năng không “lại vướng vào” nội chiến so với các quốc gia nổi đậy qua bạo động. Dù sao thì phong trào đối kháng bất bạo động vốn đã có tính chất dân chủ trong đó, như là một sự thể hiện quan điểm công chúng rộng rãi bên ngoài thùng bỏ phiếu. Trong khi đó thì phong trào đối kháng bạo động, không cần biết nó mang ý nghĩa gì trong đó, lại thể hiện một một sự hợp thức hóa quyền lực qua bạo lực. Thật không khó chút nào để nhận ra được những thành viên tham gia nó [phong trào bạo động] rồi cũng sẽ bảo vệ quyền lực của họ bằng bạo lực là chính.

Tất nhiên đây vẫn còn là một đề tài còn đang được khai triển; và một thứ rất phức tạp như một cuộc nỗi dậy lan rộng không thể nào có thể đoán trước được như là một biến số duy nhất. Cho dù phần lớn các cuộc nổi dậy bạo động đều thất bại, một số tuy thành công, bất bạo động lúc nào cũng hiệu quả hơn không phải là một quy tắc nhất định. Để tìm hiểu thêm, hãy tìm đọc “Tại Sao Đối Kháng Dân Sự Thành Công [Why Civil Resistance Work] do Chenoweth và Maria Stephan cùng biên soạn.

Max Fisher
Hoàng Triết chuyển ngữ - Washington Post
Max Fisher là một blogger về ngoại giao của tờ Washington Post. Anh có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh từ ĐH Johns Hopkins.
(Dân luận)

Quảng ninh đề xuất cho Trung cộng thuê đất 120 năm

http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/quang-ninh-qua-mao-hiem-voi-de-xuat-cho-thue-dat-120-nam

Quảng Ninh quá mạo hiểm với đề xuất cho thuê đất 120 năm!

Ngay sau khi đề nghị với Trung ương để phát triển Móng Cái, Vân Đồn thành đặc khu kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục đề xuất đặc cách cho phép các doanh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được phép thuê quyền sử dụng đất lên tới 120 năm.
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Bí thư Thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sử dụng đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư. Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Ông Chính cho biết, trước hết tỉnh Quảng Ninh sẽ đề nghị được áp dụng những chính sách này thí điểm ở Vân Đồn. Đi kèm với chính sách ưu đãi về đất đai ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc biệt về thuế như miễn 15 năm thuế nhập doanh nghiệp với dự án công nghệ cao; 20 năm với dự án dịch vụ; giảm 70% thuế thu nhập cá nhân trong 15 năm cho bất kể ai làm việc ở đây; miễn 100% thuế đối với các khoản thưởng hằng năm với lao động có trình độ cao…
Có thể thấy, so với những chính sách về miễn giảm thuế hiện nay thì những đề xuất của Quảng Ninh thể hiện một sự ưu ái chưa từng có trong lịch sử mời gọi đầu tư của các tỉnh. Ông Bí thư Thành ủy cũng khẳng định rõ ràng, mục tiêu chính là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, giảm thiểu sự can thiệp của chính quyền vào thị trường. Được biết, các đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được sự đông thuận từ các Bộ, ngành.
Những đề xuất về hai đặc khu kinh tế của Quảng Ninh ở Móng Cái và Vân Đồn cộng với hàng loạt các chính sách ưu đãi tối đa về đất đai và thuế được đưa ra song song với chuyến thăm và làm việc tại Quảng Đông, Trung Quốc của bà Phó Bí thư Thường trực Đỗ Thị Hoàng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh cho thấy, Quảng Ninh đang hướng về các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người lo ngại, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện một thái độ thiếu thiện chí trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt các vùng lãnh hải hợp pháp của Việt nam. Không chỉ có vậy, thương lái Trung Quốc luôn để lại tai tiếng qua các hoạt động thương mại mang tính phá hoại đối với hàng nông lâm hải sản ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Còn các nhà thầu xây dựng Trung Quốc cũng quá “nổi tiếng” với kiểu làm ăn bát nháo, bỏ của chạy lấy người. Liệu có thể tin tưởng được những nhà đầu tư kiểu như vậy khi vào Móng Cái hoặc Vân Đồn sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội của Việt Nam?
Với vị trí giáp ranh với Trung Quốc của Vân Đồn và Móng Cái, đề xuất mở toang cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài – mà cận kề nhất là người Trung Quốc tới làm ăn của Quảng Ninh khiến nhiều người lo lắng.  Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta.
Trường Giang

Bùi Tín - Cực tham và cực thâm

“…Đã đến lúc Bộ Chính trị phải tỉnh lại, nhân dân ta buộc Bộ Chính trị phải tỉnh lại, xoay chuyển tình thế, thoát ra bằng mọi giá cạm bẫy chết người, chết cả dân tộc mà bọn bành trướng nham hiểm đã giương ra và nhử Bộ Chính trị ở Hà Nội chui vào một cách nhẹ dạ, tưởng là khôn hóa ra là dại, dại chết người…”

Thế là chính quyền Việt Nam đã thực sự ngăn cấm, cản trở và phá đám lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đi ngược lại mong muốn chính đáng của người dân, đi ngược lại truyền thống yêu nước, ghi ơn những liệt sỹ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc chống quân xâm lược, truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam.
Vì không có lý do chính đáng có sức thuyết phục, họ bày trò khiêu vũ giữa ban ngày, cách thúc ép, mua chuộc một số người dựng sân khấu và nhảy múa một cách hình thức, trâng tráo và tẻ nhạt bên cạnh một khẩu hiệu cũng trơ trẽn không kém -‘’Mừng Đảng Mừng Xuân‘’ khi đã qua rằm tháng Giêng!
Một sáng kiến tối tăm nhục nhã. Tổng Bí thư đảng cộng sản và Bộ Chính trị cộng sản đã thực hiện chỉ thị khẩn cấp trực tiếp qua đường điện thoại nóng của chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình nói với ông Nguyễn Phú Trọng ngày 22 tháng 1/2014 vừa qua, theo tin tiết lộ từ các cơ quan trung ương đảng, được nhiều báo mạng ở Hà Nội nhất loạt loan tin, như Dân Làm Báo, Dân Luận, Diễn đàn xã hội dân chủ, Việt Nam Express.
Như vậy là nhóm lãnh đạo Việt Nam đã coi lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc như cấp trên của mình, tự nguyện để họ can thiệp trắng trợn vào tình hình trong nước ta, xúc phạm nặng nề vong linh hàng chục vạn liệt sỹ và nhân dân ta bỏ mình vì cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trứơng phương Bắc. Đây là thái độ xấu xa “hèn với giặc, ác với dân”, từ bỏ vai trò tiên phong dẫn đường của người lãnh đạo, vi phạm cực kỳ nghiêm trọng hiến pháp và pháp luật do chính họ tạo nên, tự phơi bày bộ mặt nhu nhược phản dân hại nước của chính họ.
Hàng chục ngàn dư luận viên, báo chí lề phải ăn nói làm sao, có tài gì để bảo vệ thái độ ươn hèn như thế của lãnh đạo trước thế lực bành trướng hung hãn. Sao lại cấm việc tưởng niệm những người thân yêu nhất bỏ mình vì dân vì nước ?
Lúc này hơn lúc nào hết, toàn dân ta nên hiểu thật sâu, thật rõ bản chất của tập đoàn cộng sản Đại Hán Trung Quốc. Bản chất cộng sản phi dân chủ, độc đoán, giáo điều ảo tưởng vốn đã nguy hiểm tàn ác rồi, lại còn được tăng thêm gấp bội bởi cái bản chất cao ngạo tự cao tự đại, vỗ ngực là trung tâm nhân loại - Trung Quốc - với một dân tộc lâu đời nhất, đông đảo nhất loài người là Đại Hán.
Lòng tham của nhóm lãnh đạo cộng sản Đại Hán là lòng tham vô hạn, lòng tham không đáy, tham bành trướng ra mọi hướng về địa lý, hướng chính hiện là về phương Nam giàu tài nguyên, nhân lực. Họ tham đất, tham biển, tham tài nguyên khoáng sản, tham có nhiều chư hầu, tay sai, tuy đất đã rộng, dân đã đông, đã chinh phục các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng …
Đã vậy họ còn nguy hiểm gấp nhiều lần vì bản chất ‘’thâm’’, ‘rất thâm’’. Thâm đây không phải là thâm sâu về hiểu biết, về đạo hay triết lý, mà thâm độc, thâm hiểm về đối xử, về mưu đồ. Xin cử ra vài thí dụ nổi bật nhất. Khi kéo gần nửa triệu quân vào 6 tỉnh biên giới nước ta, Đặng Tiểu Bình rêu rao đây là cuộc ‘’ trừng giáo’’ để răn dạy Việt Nam đã ăn hiếp nước nhỏ Campuchia. Khi tháo chạy quân Trung Quốc được lệnh tàn phá triệt để phố xá bản làng để dân ta trở về không còn sống nổi. Ngay giữa tháng 3/1979 tôi lên Lạng Sơn, Đồng Đăng, trực tiếp thấy cảnh không có một thanh đường sắt nào không bị phá gãy cong, thư viện bị đốt, nhà dân bị đập phá từ giường tủ đến nồi niêu soong chảo, bát đĩa, trong nhà trẻ nôi của trẻ em bị chặt nát, đúng là quân giặc đã mất hết tính người. Chúng còn hãm hiếp các em nhỏ rồi vứt xác xuống giếng khơi, tận cùng man rợ. Đây là nỗi nhục hằn mãi trên lá cờ 5 sao nhuộm đỏ máu dân lành.
Ở Thành Đô là một kiểu thâm độc khác. Chúng trịch thượng triệu tập lãnh đạo cao nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười, Cố vấn Phạm Văn Đồng … sang Thành Đô những ngày đầu tháng 9/1990, thừa biết đó là kỷ niệm ngày Quốc Khánh chẵn 45 năm ( 2/9/1945 - 2/9/1990 ), cũng là ngày giỗ ông Hồ Chí Minh. Hồi ký của phía Trung Quốc còn cho biết họ nhử ông Phạm Văn Đồng bằng cách hé ra khả năng họ sẽ cho ông gặp lãnh tụ cao nhất, Đặng Tiểu Bình, điều mà ông Đồng tỏ ra rất khao khát ( xem hồi ký Nhớ lại và Suy Ngẫm của Trần Quang Cơ ). Trong lời mời họ cố tình không ghi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, và quả nhiên ông Thạch bị mất chức và bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị ngay sau sự kiện ‘’đầu hàng giặc’’ ở Thành Đô. Ông Thạch nhận định ‘’Thành Đô mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm‘’.
Đã đến lúc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đảng, Quốc hội, Chính phủ, toàn đảng cộng sản và toàn dân ta phải giật mình khi thấy từ sự kiện Thành Đô (8/1990) đến nay, bọn bành trứơng Trung Quốc đã lấn lướt, được đằng chân lân đằng đầu, gặm nhấm dần biên giới, hải đảo, vùng biển, rồi xâm nhập sâu vào nội địa nước ta ra sao, khi nắm trọn ngành khai khoáng, đưa hàng chục vạn dân vào định cư khắp nơi.
Đã đến lúc Bộ Chính trị phải tỉnh lại, nhân dân ta buộc Bộ Chính trị phải tỉnh lại, xoay chuyển tình thế, thoát ra bằng mọi giá cạm bẫy chết người, chết cả dân tộc mà bọn bành trướng nham hiểm đã giương ra và nhử Bộ Chính trị ở Hà Nội chui vào một cách nhẹ dạ, tưởng là khôn hóa ra là dại, dại chết người.
Hãy có dũng khí để nói "KHÔNG" với họ. Hãy trả lại 16 chữ vàng vì đó là vàng mã, vàng giả, vì chính họ đã tỏ ra không là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, mà ngược lại. Họ đã liên tiếp chơi xấu với ta, lập cơ quan hành chính Tam Sa trong đó có quần đảo Hoàng Sa, lập căn cứ quân sự, giết hại ngư dân ta, độc chiếm tài nguyên trong vùng. Ta có cái lý vững chắc là chủ quyền thuộc về ta, ta có quyền lựa chọn bạn để chơi, để kết thân, kết liên minh khi cần, không ai ép được.
Hiện nay đất nước ta đang đứng trước 2 vấn đề chiến lược cấp bách cần giải quyết : chuyển hóa dân chủ trong đối nội và liên minh đối ngoại với những nước nào. Đã đến lúc cần một cuộc trao đổi ý kiến cấp toàn dân, rồi một cuộc trưng cầu dân ý nếu cần thiết. Chuyển hóa dân chủ từ độc đảng sang hệ thống đa đảng theo pháp quyền dân chủ. Và từ bỏ kiểu liên minh cộng sản quốc tế (Việt Nam - Trung Quốc - Cu Ba) để chuyển sang xây dựng quan hệ chiến lược thân thiết toàn diện Việt Nam với các nước dân chủ truyền thống : Việt Nam - Philippines, Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Indonesia, Việt Nam - Malaysia, Việt Nam -Singapore trong ASEAN, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam - Liên Âu, Việt Nam - Hoa Kỳ...
Với Trung Quốc hiện còn nằm dưới ách cai trị độc đoán của đảng cộng sản Trung Quốc chúng ta chủ trương duy trì mối quan hệ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, quan hệ láng giềng tốt giữa nhân dân 2 nước, giải quyết các tranh chấp qua thương lượng hòa bình, chấm dứt mối quan hệ trên thực tế không bình đẳng, lấn lướt chèn ép kiểu nước lớn như vừa qua.
Việt Nam ta là nước trung bình, không quá nặng nề để chuyển đổi cả hệ thống như Trung Quốc, cần và có thể không phải chờ Trung Quốc chuyển đổi trước, rất có khả năng chuyển trước Trung Quốc vài ba đến hàng chục năm. Sẽ rất có lợi là đi trước sẽ thoát nhanh ra khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, xã hội, lòng tin, sớm mang lại ổn định và phúc lợi cho toàn dân. Thế và lực của ta trong và ngoài nước sẽ đột biến khác hẳn trước.
Mấu chốt hiện nay là lòng dân đã đồng, sốt ruột mong chờ chuyển đổi sớm, nhưng lãnh đạo không theo kịp, do lòng tham còn quá nặng. Chỉ cần một bộ phận lãnh đạo tỉnh ngộ, hiểu ra rằng hãy lo cho dân, không thể để cảnh quan cộng sản rất giàu dân rất nghèo, trái ngược hẳn với tôn chỉ lý tưởng của đảng cộng sản là xóa bỏ bóc lột, hy sinh thì người cộng sản đi trước, hưởng thụ thì đi sau quần chúng. Không gì xấu, nhục bằng.
Lãnh đạo hãy biết giật mình. Nhân dân không thể chịu đựng thêm nữa. Bày trò nhảy nhót, kèn trống phá đám cuộc tưởng niệm nghiêm trang các liệt sỹ và đồng bào hy sinh 35 năm trước, do run sợ trước sự răn dạy hống hách của bọn thái thú Trung Quốc cộng sản là trò hề ô nhục.
Hãy hiểu cho rõ tâm địa cực kỳ tham lam và thâm độc của bọn bành trướng Trung Quốc, chúng cố tình làm nhục nhóm chư hầu, nghĩ rằng do bị nhục như thế nên nhóm chư hầu càng phải rạp mình quỵ lụy tuân theo lệnh của chúng để khỏi bị quần chúng quật ngã.
Hãy tỉnh ngộ và đi theo sự mách bảo của lương tâm, của trí khôn dân tộc, kịp thời cứu dân và cứu nước, cũng là tự cứu lấy mình vậy.
Bùi Tín (VOA)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét