Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Tin thứ Tư, 11-12-2013v - Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hai lần bỏ chạy của cán bộ đoàn hay là trên internet, công lý đã chiến thắng (Nguyễn Đình Bon). “Và hành động đóng facebook của chính mình là thêm một lần nữa kẻ này bỏ chạy… Công lý đã chiến thắng, tiếc là nó mới chiến thắng trên internet, dù sao đó cũng là một bước tiến dài cho những ai có cái tâm hướng về một xã hội công chính, minh bạch!
- Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế (US Embassy).”Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích của mình, bao gồm cả việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc“.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chuyện đời lắm nẻo – 3 (Nguyễn Quang Lập).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Nguồn: Chris Connolly (2005). “The American Factor: Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War, 1968–72”, Cold War History, Vol. 5, No. 4, pp. 501-527.
Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Vương Thảo Vy
Download: Trung My xich lai gan nhau – chien tranh VN.pdf
Bài liên quan: #59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75
Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ khi công khai các tài liệu từ thời chính quyền Nixoncông bố các công trình học thuật bằng tiếng Trung gần đây, chưa một nghiên cứu hệ thống nào về mối liên hệ giữa hai quá trình chính trị này. Bài viết sau đây ghi chép lại tác động của việc Trung-Mỹ xích lại gần nhau lên thái độ của Bắc Kinh đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, và đã khiến Trung Quốc thay đổi tới mức độ nào chính sách của mình đối với Việt Nam.
Giới thiệu
Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa hai quan điểm ấy, và xem xét mối liên hệ giữa hai sự kiện đúng như bản chất của chúng. Đó là một quá trình chuyển biến thực sự bất thường từ chỗ Bắc Kinh hoàn toàn phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Paris (hay bất cứ nơi nào khác), tới việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) yêu cầu rằng Mao không nên tiếp tổng thống Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (và yêu cầu này đã bị từ chối)
Tuy nhiên, phần lớn hiểu biết của chúng ta về vai trò của Trung Quốc là dựa trên hồi ký của những người Mỹ quan trọng tham gia vào những sự kiện đó, và một phần ít hơn là dựa vào lời thuật lại từ phía Việt Nam trong cay đắng bởi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba (hay Chiến tranh biên giới Việt – Trung). Báo cáo khoa học của Dự án Lịch sử quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh, 77 Cuộc Hội đàm giữa Lãnh đạo Trung Quốc và Nước ngoài về Chiến tranh ở Đông Dương, 1964-1977,1 đã đem lại hiểu biết mới về các cuộc thảo luận của lãnh đạo Trung Quốc, trong lúc những năm gần đây các sách báo xuất bản chính thức mới và công trình của một số học giả Trung Quốc – những người được tiếp cận với tài liệu lưu trữ của Trung Quốc – đã nâng cao kiến ​​thức của chúng ta về các hành động của quốc gia này.
Nhằm phục vụ mục đích của bài viết này tác giả đã tập hợp lại một số những công trình đó, và kết hợp chúng với nghiên cứu riêng của mình tại Hoa Kỳ và Cục Lưu trữ Quốc gia Anh để cố gắng phác họa một bức tranh tổng thể về mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh – Washington từ mùa hè 1968, là lúc Bắc Kinh kịch liệt phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với người Mỹ, cho tới mùa hè 1972, khi Mao bắt đầu thúc giục các đồng chí Việt Nam chấp nhận Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Nam Việt Nam là một đối tác trong chính phủ liên hợp để tạo điều kiện cho người Mỹ rút khỏi Đông Dương. Tác giả đã cố ý né tránh cụm từ mối quan hệ ‘tam giác’, vì phạm vi của bài viết này không xem xét các cuộc đàm phán của Bắc Việt Nam với Hoa Kỳ, cũng như không dành chỗ để nghiên cứu sâu về mối quan hệ của Bắc Kinh hoặc Hà Nội với Matxcơva. Tuy nhiên, bài viết này đề cập đến những câu hỏi như việc Trung-Mỹ xích lại gần nhau làm thay đổi thái độ của Trung Quốc đối với chiến tranh Việt Nam tới mức độ nào, và khi nào, tại sao và tới mức độ nào mà Trung Quốc bắt đầu cố vấn cho Bắc Việt Nam để đi đến thỏa thuận với Hoa Kỳ trong một giải pháp thương lượng.
Phản đối đàm phán
Cho tới tháng Mười năm 1968, những người cộng sản Bắc Việt Nam không còn nghi ngờ gì về quan điểm của Trung Quốc đối với quyết định tháng Tư của họ về việc mở đàm phán với chính phủ Hoa Kỳ. Ngay từ tháng 12/1965, sau khi Nghị quyết 12 (cho phép mở các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ) được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai của Đảng Lao động Việt nam (ĐLĐVN), Chu Ân Lai đã khuyên Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Nam Nguyễn Duy Trinh là “chúng tôi không phản đối ý tưởng rằng khi chiến tranh đạt đến một giai đoạn nhất định đàm phán sẽ là cần thiết. Nhưng vấn đề là thời điểm chưa chín muồi”.2 Đây là một quan điểm mà Trung Quốc đã không ngừng duy trì trong suốt thời gian xen giữa. Tuy nhiên, để đáp lại tuyên bố ngày 31 tháng 3 năm 1968 của Lyndon Johnson đình chỉ ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra để tạo điều kiện cho các cuộc hòa đàm, ngày 03 tháng Tư Bắc Việt Nam đã trả lời theo chiều hướng tích cực, và rõ ràng đã không thông báo trước cho đồng minh Trung Quốc của mình.3 Hà Nội đã đề xuất Vácsava là một địa điểm thích hợp cho các cuộc tiếp xúc ban đầu, sau khi người Mỹ từ chối Phnom Penh; tuy nhiên Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ các đồng chí Bắc Việt của mình về hai hành vi thỏa hiệp này: “Từ kinh nghiệm của bản thân mình, chúng tôi thấy rằng đàm phán chỉ nên bắt đầu khi chúng ta có một vị thế mạnh hơn, không phải là thế yếu… Tình hình cho thấy các đồng chí Việt Nam đã dễ dàng thỏa hiệp. Nhân dân thế giới không thể không nghĩ rằng các đồng chí đang gặp phải khó khăn trong cuộc đấu tranh của mình”.4
Quan hệ của Trung Quốc với Bắc Việt Nam xấu đi trong suốt mùa hè 1968, và đã có bước ngoặt lớn theo chiều hướng tệ hơn sau khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc vào ngày 20 tháng Tám, một sự kiện làm kinh động các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngày 22 tháng 8, Mao gặp gỡ các nhân vật cấp cao của đảng, trong đó có Chu Ân Lai và nhóm “Tứ trụ Nguyên soái” (Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh), để thảo luận phản ứng của họ đối với cuộc xâm lược. Tối hôm sau, sau khi tham vấn với đại sứ Rumani tại Bắc Kinh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, quyết định được đưa ra là cũng ngay tối hôm đó Chu Ân Lai sẽ đích thân tham dự một buổi lễ tiếp tân tại Đại sứ quán Rumani nhân ngày Quốc khánh của nước này, tại đây ông sẽ có bài phát biểu tuyên bố phản ứng của Trung Quốc. Việc chọn thời điểm có thể nói là thuận lợi, ít nhất là  trong bối cảnh lúc đó: chỉ có Bucharest là cảm thấy bất an hơn vì sự kiện này so với Bắc Kinh, do vậy Đại sứ quán Rumani đã trở thành một diễn đàn công khai của phe “chủ nghĩa xã hội”, nơi mà tất cả đại sứ của các nước Hiệp ước Vacsava sẽ có mặt, để tại đây Chu có thể biểu lộ cơn thịnh nộ của Trung Quốc. Vậy là, ngày 23 tháng 8, Chu Ân Lai lần đầu tiên công khai buộc tội Liên Xô đã trở thành “đế quốc xã hội chủ nghĩa” và cùng lúc, truyền thông Trung Quốc cũng ra lời tố cáo cay độc về các sự kiện ở Tiệp Khắc. Dù học thuyết Brezhnev về “chủ quyền hạn chế” phải mấy tháng sau mới được đưa ra, nhưng những ẩn ý (của sự kiện này) đối với Trung Quốc dường như đã quá rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo nước này: Liên Xô bây giờ là mối uy hiếp đối với an ninh Trung Quốc còn lớn hơn so với Mỹ.5
Đáng lo ngại cho giới lãnh đạo Trung Quốc, Bắc Việt Nam lại bày tỏ sự ủng hộ cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng đối với hành động của Liên Xô, điều chắc chắn làm Trung Quốc tức giận và bất an. Mặc dù tình trạng quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh khá ảm đạm, phản ứng kiên quyết một cách rõ ràng của Hà Nội làm ngạc nhiên ngay cả nhiều nhà quan sát nước ngoài tại Hà Nội.6 Thậm chí trước khi Trung Quốc chính thức hóa lập trường của họ, truyền thông Bắc Việt đã phát ra tuyên bố ủng hộ cuộc xâm lược. Người phát ngôn của Bắc Việt Nam tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, Nguyễn Lê Thanh, tiếp tục đưa ra bình luận tích cực, công khai ủng hộ mục tiêu của cuộc xâm lược là “tăng cường tính thống nhất của phe xã hội chủ nghĩa”.7
Vì Bắc Việt Nam tăng cường ủng hộ hành động của Liên Xô, do vậy Trung Quốc cũng gia tăng cường độ công kích, đối với cả Liên Xô lẫn những người “nuôi dưỡng ảo tưởng về chủ nghĩa xét lại Xô viết và chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Lời buộc tội của Chu Ân Lai (trong cùng bài phát biểu) vào ngày 2 tháng 9 năm 1968 là “đã đến lúc [họ] phải thức tỉnh!”8 Lời tuyên bố này, biểu lộ rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng làm cho Bắc Việt phải mất mặt ngay ngày quốc khánh của mình, phản ánh sự không hài lòng và bất mãn sâu sắc của Trung Quốc. Các nguồn tư liệu có sẵn cho thấy dường như có rất ít các cuộc tiếp xúc khác giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong khoảng thời gian còn lại của tháng Chín, phản ánh tình trạng rất xấu trong quan hệ Trung-Việt thời gian này. Ngày 01 tháng Mười, trong lễ kỷ niệm Quốc khánh đánh dấu lần thứ mười chín ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa, các quan chức cấp cao Bắc Việt Nam tham dự lễ ở Bắc Kinh thấy mình bị xếp sau những đại biểu của Đảng Cộng sản Úc (theo chủ nghĩa Mác-Lê).9 Ngày 06 tháng 10, Chu Ân Lai đánh điện cho Đại biện lâm thời Trung Quốc tại Hà Nội chỉ thị cho ông ta thông báo với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng “vì bận việc trong nước” Trung Quốc không còn có thể tiếp phái đoàn Bắc Việt Nam đang có ý định sang thăm.10 Một cuộc họp gay gắt giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Bắc Việt Nam Lý Ban và Chu Ân Lai diễn ra vào ngày 09 tháng Mười, khi Chu cho rằng các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến một sai lầm ở mức độ tương tự như Hiệp định Geneva 1954, trong lúc đó cũng vào khoảng thời gian này Trung Quốc đã bắt đầu rút một bộ phận công binh và các tiểu đoàn phòng không đi kèm vốn đã đóng quân ở Bắc Việt Nam từ tháng Sáu năm 1965.11
Những căng thẳng gia tăng giữa hai bên lên đến đỉnh điểm trong một cuộc tranh luận bên lề giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị và ủy viên Bộ Chính trị Bắc Việt Nam, trưởng đoàn đàm phán tại Paris Lê Đức Thọ. Trần Nghị phê phán các đồng chí Bắc Việt về bốn vấn đề: họ đã để mất thế chủ động khi chấp nhận hòa đàm để đổi lấy việc chấm dứt ném bom một phần; bằng cách chấp nhận đàm phán bốn bên họ đã làm suy yếu vị thế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam; lập trường của họ có thể sẽ giúp cho Hubert Humphrey giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11; và cuối cùng Trần đã buộc tội rằng họ đã “chấp nhận đề xuất thỏa hiệp và đầu hàng mà những kẻ theo chủ nghĩa xét lại Xô-viết đưa ra… Vì thế, không còn gì hơn để bàn luận giữa hai đảng và chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc chúng ta… do vậy chúng tôi sẽ xem xét những thay đổi tình hình trong tháng 11″.12 Thọ không có ý chịu khuất phục, nên khi Trần Nghị nhắc lại những sai lầm trong việc ký kết Hiệp định Geneva năm 1954, Thọ vặn lại rằng họ mắc phải sai lầm “Vì [người Việt Nam] chúng tôi nghe theo lời khuyên của các ông”.13
Đằng sau những lời lẽ gay gắt của Trần Nghị ẩn chứa một thực tế rằng quyết định mở đối thoại với Hoa Kỳ của Bắc Việt Nam đã mâu thuẫn trực tiếp với đường lối mà Trung Quốc tán thành. Trong bầu không khí căng thẳng của cuộc Cách mạng Văn hóa, Việt Nam đã bị coi là tâm điểm của tất cả những mâu thuẫn trên thế giới, tức là tâm điểm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, và Trung Quốc đã thường xuyên nhắc nhở các đồng chí Việt Nam của mình rằng trong đấu tranh những gì không giành được trên chiến trường thì cũng không thể giành được trên bàn thương lượng.14 Trung Quốc cho rằng, những nhượng bộ của Bắc Việt Nam đồng nghĩa với việc tiếp cận đàm phán một cách thụ động và không giữ thế thượng phong trên mặt trận quân sự; rút cục là, điều này sẽ gây tổn hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, và sự nghiệp cách mạng thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc lo sợ hai siêu cường có thể sẽ vì các mục tiêu của mình mà thông đồng với nhau và buộc Bắc Việt Nam phải chấp nhận một giải pháp không mang lại thắng lợi.
Sự thành công của Bắc Việt Nam quan trọng đối với Trung Quốc vì nhiều lý do. Thứ nhất, lãnh đạo Trung Quốc đồng cảm thực sự với cuộc đấu tranh của Việt Nam, theo cách tương tự mà họ đã quan tâm đến những vấn đề của Triều Tiên. Mối quan ngại vượt qua những toan tính địa chính trị đơn thuần: đối với Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên là một phần của “vũ trụ văn hóa” của họ, những quốc gia mà vận mệnh gắn với Trung Quốc trên cơ sở quan hệ lịch sử, và Trung Quốc có nghĩa vụ đối với những nước này. Sự tiếp tục tồn tại của chế độ ở Bình Nhưỡng và Hà Nội không chỉ quan trọng đối với Bắc Kinh về mặt địa chính trị, mà còn cả ý nghĩa về mặt tinh thần: sự thất bại của chủ nghĩa xã hội tại một trong hai quốc gia này, hay thực ra là một sự tuyệt giao vĩnh viễn giữa Bắc Kinh với một trong hai nước, hẳn sẽ là thất bại trong trù hoạch của Mao Trạch Đông và vai trò lãnh đạo của Trung Quốc. Ngoài ra, về mặt địa chính trị mà nói, trong mắt của Mao Trạch Đông, sự thất bại của cách mạng Việt Nam không chỉ làm nguội bớt ngọn lửa cách mạng trên toàn thế giới và giảm nhẹ nỗi lo cho Hoa Kỳ mà còn làm tăng cường thế trận bao vây chống Trung Quốc. Trên tầm ý thức hệ điều đó cũng sẽ tiếp tục làm suy yếu những lập luận của Mao về tính tất yếu của chiến tranh và cách mạng. Vì vậy, Trung Quốc quyết tâm không dính dáng đến các cuộc đàm phán Paris, và lên án chúng là “gian lận”.
Tuy nhiên, lập trường của Bắc Việt Nam và phản ứng của Trung Quốc về các sự kiện ở Praha cũng gắn kết chặt chẽ với các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris. Kể từ khi Khrushchev bị lật đổ, không giống như hầu hết các đảng cộng sản khác trên thế giới, Bắc Việt Nam đã giữ một đường lối tương đối kiên định giữa bối cảnh rạn nứt Trung – Xô ngày càng gia tăng, và do đó thành công trong việc duy trì sự ủng hộ của cả hai “anh cả”. Tuy nhiên, sự ủng hộ nhiệt thành của Việt Nam DCCH đối với hành động của Liên Xô cho thấy Hà Nội đã tính toán rằng bằng cách biểu thị mạnh mẽ sự ủng hộ đối với Liên Xô, họ sẽ đạt được lợi ích tốt nhất.15 Việc khối Xô-viết cung cấp thiết bị quân sự hiện đại rõ ràng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quyết định này, dù chỉ tới năm 1968 giá trị viện trợ của Liên Xô mới vượt xa viện trợ của Trung Quốc.16 Tuy nhiên, sự ủng hộ ngoại giao mạnh mẽ đối với chiến lược đàm phán của Hà Nội là việc mà Matxcơva đã làm chứ không phải Bắc Kinh, do vậy việc ủng hộ cuộc xâm lược Tiệp Khắc chắc hẳn được xem như là một cử chỉ đền đáp của Việt Nam đối với Liên Xô, và là cử chỉ thách thức bất chấp sự chỉ trích của Trung Quốc về chiến lược ngoại giao mà Hà Nội đang theo đuổi.
Dẫu sao cũng không có gì ngạc nhiên khi việc Hà Nội liên kết chặt chẽ với Liên Xô trên lưng một vấn đề mang tính kích động như học thuyết “chủ quyền hạn chế” trong một năm mà căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô liên tục gia tăng lại làm Trung Quốc nổi giận như chúng ta đã thấy. Tác động của nó là làm cho Trung Quốc càng thêm lo lắng về bất kỳ thỏa thuận hòa bình ‘có tính chất đầu hàng’ nào mà các cuộc đàm phán Paris có thể đưa đến (có thể thấy là Liên Xô đã góp phần trong đó), và lo ngại về tiến trình tương lai trong chính sách của Bắc Việt Nam. Khi các cuộc đàm phán nghiêm túc ở Paris lấy được đà tăng tốc cho suốt tới đầu tháng Mười, và triển vọng của một giải pháp thương lượng trở nên thực tế hơn, sự chống đối của Trung Quốc cũng gia tăng và trở nên rõ ràng hơn. Tình thế này do vậy đã có tác dụng buộc Bắc Việt phải liên kết chặt chẽ hơn với Liên Xô vốn là nguồn ủng hộ về ngoại giao cho đường lối hành động mà họ đã lựa chọn. Về vấn đề này, Bắc Kinh đã trở thành một nạn nhân của chính hệ tư tưởng và hoạt động tuyên truyền của họ, và do đó, tới giữa tháng Mười, Trung Quốc đã gần như tự đẩy mình vào góc tường. Nếu đàm phán thành công bất chấp việc họ phản đối để gây sức ép, thì Trung Quốc thậm chí có thể bị cách ly nhiều hơn trên trường quốc tế, đường lối của Bắc Kinh có thể bị mất tín nhiệm nặng nề, và Bắc Việt Nam sẽ có khả năng xích lại gần hơn với Liên Xô, những người bây giờ thậm chí là mối đe dọa còn lớn hơn nữa đối với Bắc Kinh so với khi chúng mới xuất hiện lúc đàm phán Paris bắt đầu hồi tháng Năm. Các lựa chọn của Bắc Kinh thực ra rất khó khăn.
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ khó chịu giữa Trần Nghị và Lê Đức Thọ, đài phát thanh Trung Quốc lần đầu tiên đã nhắc đến sự tồn tại của các cuộc đàm phán ở Paris, báo hiệu bắt đầu có sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán ở Paris. Đồng thời việc đưa tin về các trận đánh ở miền Nam Việt Nam và đánh bom của Mỹ ở miền Bắc cũng giảm đi. Trong tuần lễ trước ngày diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ vào mùng 5 tháng 11, Trung Quốc đột ngột ngừng toàn bộ việc đưa tin về Việt Nam (và các cuộc đàm phán ở Paris). Với kỳ vọng rằng một thỏa thuận nào đó rất có thể được dàn xếp ngay trước ngày bầu cử (nhiều người mong đợi ​​Johnson “bất ngờ đưa ra kế gì đó” để thắng cử trước ứng cử viên đảng Dân chủ Hubert Humphrey), sự im lặng hoàn toàn của Bắc Kinh phản ánh tình thế khó xử mà nước này đang lâm phải: nếu đàm phán thất bại, thì lập trường của lãnh đạo Trung Quốc hẳn sẽ được biện hộ, mặt khác, nếu tiếp tục lên án các cuộc đàm phán một khi chúng thành công sẽ làm Bắc Việt xa cách hơn nữa và đẩy họ sâu hơn vào vòng tay của ‘những kẻ xét lại’ (tức Liên Xô – NBT). Do đó, im lặng ngự trị trong suốt những ngày cuối tháng 10, và những ngày đầu tiên của tháng 11 cho đến mùng 03 tháng 11, tờ Nhân dân Nhật báo công bố toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc Việt Nam, kèm theo nguyên văn lời đáp của chính phủ Việt Nam DCCH. Đối với công chúng Trung Quốc thông điệp cơ bản của sự kiện này là chính phủ Trung Quốc tạm hoãn phán xét Việt Nam “cho đến khi các cuộc đàm phán hoặc có tiến triển – hoặc ngược lại”: về bản chất là để cho người Việt Nam tự quyết định.17
Chấp thuận thận trọng
Trên thực tế, câu nói rằng để cho người Việt Nam tự quyết định là ngôn từ Mao Trạch Đông đã sử dụng chưa đầy hai tuần sau khi nghe báo cáo về cuộc gặp gỡ của Chu Ân Lai với Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng.18 Hai ngày sau đó, đích thân Mao nói với phái đoàn Việt Nam đến thăm Trung Quốc: “Chúng tôi nhất trí với khẩu hiệu của các bạn là vừa đánh vừa đàm. Có một số đồng chí lo rằng Hoa Kỳ sẽ đánh lừa các bạn. Nhưng tôi bảo họ không việc gì phải [lo]. Đàm phán cũng như thể là chiến đấu. Các bạn đã rút được kinh nghiệm, hiểu rõ các nguyên tắc”.19
Cuộc gặp gỡ giữa Mao và Phạm Văn Đồng vào ngày 17 tháng Mười năm 1968 là một sự kiện quan trọng và nhạy cảm đối với cả hai bên. Sự chấp thuận của Mao đối với chiến lược của Việt Nam vẫn là có điều kiện. Ông lái cuộc trò chuyện sang đề tài Hội nghị Geneva 1954 và, mặc dù khá lúng túng khi ông tuyên bố có thể không “nhớ hết toàn bộ câu chuyện”, nhưng ông cũng thừa nhận rằng lúc đó thỏa hiệp là sai lầm, và rằng việc đưa vào trong bản thỏa thuận “một điều khoản về việc rút quân tập kết” về miền Bắc là một cơ hội bị đánh mất. Cũng như để tiến tới cải thiện quan hệ với Bắc Việt Nam sau nhiều tháng rất sóng gió, Mao đã tìm ra những nét tương đồng với vòng đàm phán hiện tại, và gián tiếp khuyên Việt Nam về những gì họ nên và không nên chấp nhận.20 Ông cũng bắt đầu thăm dò thử quyết tâm tiếp tục chiến đấu của Việt Nam, và xem Việt Nam có sẵn lòng thỏa hiệp với việc cho phép quân đội Mỹ ở lại Nam Việt Nam hay không. Theo thói thường, Mao đã cố tình khiêu khích, khi nói với các vị khách Việt Nam rằng người Mỹ sẽ để cố vấn của họ ở lại Việt Nam. Khi nghe lời đáp lại chân thành cam đoan với Mao rằng họ [Việt Nam] sẽ không chấp nhận bất kỳ người Mỹ nào ở lại, ngay cả với tư cách là cố vấn, và rằng cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục “cho đến khi miền Nam được hoàn toàn độc lập và tự do, cho đến khi đất nước thống nhất. Có làm như vậy, chúng tôi mới trung thành với lời dạy của chủ tịch [Hồ Chí Minh] của chúng tôi cũng như [chỉ dẫn] của đồng chí”, Mao có vẻ hài lòng. “Nghĩ theo cách đó thì tốt… Nếu các đồng chí dựa vào đàm phán để buộc Mỹ phải ra đi thì rất khó”.21
Sau giai đoạn tồi tệ nhất trong quan hệ Trung – Việt xảy ra vào tháng Mười, cuộc gặp gỡ này cũng là một cơ hội tốt để Bắc Việt Nam cải thiện mối quan hệ với “người anh lớn” của họ: thực ra, chính họ là người yêu cầu được gặp chủ tịch Mao.22 Phạm Văn Đồng cố gắng gần như ngay lập tức chỉ ra rằng phái đoàn gồm có hai đồng chí miền Nam, là Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc)23 và Lê Đức Anh, những người được Ban chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu “tháp tùng các đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị sang Trung Quốc để báo cáo với Chủ tịch Mao, Phó Chủ tịch Lâm Bưu, và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc về tình hình miền Nam”.24 Thông điệp ở đây là nhằm đảm bảo rằng họ sẽ không làm theo lời khuyên “đầu hàng” của “những kẻ theo chủ nghĩa xét lại”  Liên Xô và phản bội đồng bào miền Nam của mình. Trong suốt cuộc nói chuyện, ngôn ngữ của Nguyễn Văn Linh gần như là khúm núm, nói với Mao rằng lời khen ngợi của ông ta là sự khích lệ lớn lao đối với họ, rằng “chiến thắng giành được ở miền Nam, phần lớn là nhờ có sự giúp đỡ cũng như sự động viên của nhân dân Trung Quốc và [sự khích lệ] của đồng chí, Chủ tịch Mao … Quân đội của chúng tôi rất cảm động khi biết rằng Chủ tịch Mao thậm chí cũng quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi”.25 Rõ ràng là phía Việt Nam đã nỗ lực hết sức để thuyết phục Trung Quốc về quyết tâm đấu tranh đến cùng của họ, như lời Mao đã khuyên. Về phần Trung Quốc, Mao cố gắng động viên Việt Nam rằng chiến lược “vừa đánh vừa đàm” của họ là thích hợp cho giai đoạn này của chiến dịch.
Đối với cả hai bên, điều làm cho giọng điệu mới đầy tôn trọng và hợp tác trở nên khả thi và đáng mong muốn, chính là việc Richard M. Nixon thắng cử trở thành Tổng thống Hoa Kỳ chưa đầy hai tuần trước đó. Đối với Bắc Việt Nam, với danh tiếng “Chiến binh Chiến tranh lạnh” của Nixon, thắng lợi của ông ta làm cho triển vọng một giải pháp nhanh bằng thương lượng dường như xa vời hơn, và do đó sự tiếp tục hỗ trợ của Trung Quốc, cả về tinh thần lẫn vật chất, là cần thiết. Tuy vậy, mặc dù có tiếng là cứng rắn với chủ nghĩa cộng sản, Nixon đã bày tỏ mong muốn có một hình thức mới trong quan hệ với Trung Quốc, đáng chú ý nhất là trong bài viết của ông vào tháng 10 năm 1967 cho tạp chí Foreign Affairs được xuất bản rộng rãi, do vậy mà khả năng của một mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được nâng lên trong bối cảnh mối đe dọa chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng tăng từ phía Liên Xô. Bầu không khí mới tạo ra bởi việc thắng cử của Nixon, cùng với khả năng đem lại “những đổi mới” của nó, được Chu Ân Lai nhấn mạnh trong bài phát biểu ​​với phái đoàn của Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia ngày 30 tháng 11, 1968.26 Tuy nhiên, những đổi mới này đồng thời làm phát sinh mâu thuẫn mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: làm thế nào để tiếp tục hỗ trợ Bắc Việt Nam và cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong khi vẫn theo đuổi việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.
‘Những đổi mới’
Trong suốt năm 1969, chiến lược toàn cầu của Trung Quốc có sự điều chỉnh lớn vì tình hình an ninh trên biên giới phía bắc của nước này xấu đi. Đầu năm 1969 đích thân Mao Trạch Đông ra lệnh công bố diễn văn nhậm chức của Nixon, trong đó tổng thống mới của Mỹ bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Bài diễn văn này được đăng tải lại trên các tờ báo địa phương trên khắp Trung Quốc: một sự kiện thực sự chưa từng có. Vào tháng Ba năm 1969, diễn ra các cuộc đụng độ vũ trang lớn giữa các lực lượng Trung Quốc và Liên Xô tại đảo Trân Bảo trên sông Ussuri, con sông vạch một phần biên giới giữa hai quốc gia. Mặc dù bạo lực xảy ra là do Trung Quốc khai chiến trước, nhưng sức mạnh phản ứng của Liên Xô đã làm lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ. Tại Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng Tư năm đó, nước này đã tuyên bố Liên Xô là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia không kém gì Mỹ; hơn nữa, xung đột vũ trang nghiêm trọng hơn đã xảy ra dọc biên giới tây bắc của Trung Quốc vào tháng Tám.27
Trong bối cảnh của những sự kiện ấy, đã diễn ra một cuộc thảo luận nội bộ, mà biểu hiện rõ nhất là các báo cáo của “Tứ trụ Nguyên soái”, những người đã được Mao và Chu yêu cầu chú tâm đến và bàn thảo các vấn đề quốc tế quan trọng, rồi báo cáo lại về tình hình quốc tế. Giữa tháng Ba và tháng Mười, bốn nguyên soái đệ trình bốn báo cáo, với ba kết luận chủ chốt. Kết luận thứ nhất là, do những mâu thuẫn giữa hai bên, chiến tranh rất có khả năng xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô hơn là giữa một trong hai, hoặc cả hai nước đó với Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn đối với Trung Quốc, và rằng Trung Quốc nên lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước kia. Phân tích này mang lại những hàm ý quan trọng cho quan điểm của Mao về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiểu rõ rằng châu Âu là ưu tiên chiến lược chính cho cả Mỹ và Liên Xô, kết hợp với sự khẳng định rằng Liên Xô bây giờ là một ‘đế quốc – xã hội chủ nghĩa’, có nghĩa là cuộc đấu tranh ở Đông Dương không còn là tâm điểm của tất cả những mâu thuẫn trên thế giới. Về phía Việt Nam, phân tích này có ý nghĩa lâu dài rất to lớn: trong khi Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cuộc đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam đánh đuổi người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, phương thức mà người Mỹ ra đi giờ đây đối với Bắc Kinh ít quan trọng hơn rất nhiều. Trước đây Mao tìm cách hạ nhục Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, và phản đối mạnh mẽ bất cứ chính sách nào không làm được điều đó, nhưng giờ thì kết luận tất yếu của đường lối mới được lựa chọn tại Bắc Kinh là việc không hạ nhục Mỹ thực ra có lẽ lại được ưa chuộng hơn.28
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thái độ của Trung Quốc đối với cuộc chiến Việt Nam phần lớn vẫn không thay đổi. Trên thực tế, các cuộc đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Liên Xô đã khiến Trung Quốc thay đổi quan điểm ủng hộ thận trọng mà Mao đưa ra vào tháng 11 đối với chiến lược “vừa đánh vừa đàm” của Bắc Việt Nam vì lo ngại rằng khả năng Xô-Mỹ bắt tay thỏa hiệp tại Việt Nam một lần nữa lại gia tăng. Tháng Hai năm 1969, đài phát thanh Bắc Kinh không đưa tin gì về cuộc tổng tấn công đợt 4 ở miền Nam Việt Nam, trong lúc sự quan ngại của Trung Quốc gần như chắc chắn tăng lên với nhận xét của Nixon hồi giữa tháng Ba nhấn mạnh định hướng chống Trung Quốc của chương trình ‘Phòng vệ’ ABM (chống tên lửa đạn đạo) mà ông đã phê chuẩn, và ngụ ý rằng Mỹ và Liên Xô có lợi ích chung trong việc ngăn chặn Trung Quốc. Nỗi lo của Trung Quốc về tình trạng thông đồng (Xô – Mỹ) tăng lên, đi kèm với lo ngại về vai trò mà Việt Nam có thể có trong đó: cho tới tháng Tư một báo cáo về “cuộc cách mạng châu Á” đã không còn nhắc đến Việt Nam như một vị trí “tâm bão” của cách mạng. Một đoàn đại biểu của Văn phòng Trung ương Cục miền Nam Việt Nam (cơ quan lãnh đạo chiến tranh ở miền Nam Việt Nam) đã đến Bắc Kinh trong dịp Đại hội lần thứ 9 ĐCSTQ, và hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai, qua đó làm bộc lộ sự đảo chiều trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Tất nhiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cảnh báo các đồng chí Việt Nam của mình đừng đặt niềm tin vào việc đàm phán ở Paris, và quay lại đường lối đã thống lĩnh hầu như suốt năm 1968 bằng việc nhấn mạnh giải pháp quân sự cho cuộc xung đột. Trong các cuộc họp tiếp theo một tuần sau đó khi có sự hiện diện của Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng, Chu làm rõ hơn quan điểm của Trung Quốc, bày tỏ quan ngại về lập trường đàm phán mà Việt Nam đang áp dụng trong hội đàm ở Paris, cảnh báo họ “không thể nào nghĩ rằng các đồng chí có thể đánh lừa được Hoa Kỳ và những kẻ theo chủ nghĩa xét lại Liên Xô bằng chiến thuật của mình”. Ông kết luận với lời răn đe “các đồng chí nên dành ít ngoại tệ và [thời gian] của các cán bộ hơn cho việc đàm phán ở Paris”. Các quan điểm này sau đó được nhắc lại tương tự trong cuộc trò chuyện với Lê Đức Thọ nhân chuyến thăm của Lý Tiên Niệm.29
Nghi ngờ của Trung Quốc về ý định tiếp tục chiến đấu của Bắc Việt Nam kéo dài đến tận mùa hè năm 1969, khi khả năng về một cuộc xung đột lớn giữa Trung Quốc và Liên Xô tăng lên. Vào cuối tháng Tám năm 1969, những cuộc đụng độ vũ trang đặc biệt nghiêm trọng xảy ra dọc biên giới Tân Cương của Trung Quốc với Liên Xô. Cũng vào khoảng thời gian đó, Lê Thanh Nghị dẫn đầu một phái đoàn Bắc Việt Nam sang Trung Quốc trao đổi thêm một lần nữa về viện trợ của Trung Quốc trong năm sau. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Việt Nam chẳng nhận được gì hơn ngoài sự hỗ trợ tinh thần. Đối mặt với khả năng xảy ra chiến tranh với Liên Xô, Trung Quốc miễn cưỡng cam kết cung cấp nguồn lực cho đồng minh Việt Nam của họ, và nhấn mạnh với Việt Nam về tầm quan trọng của việc tự lực cánh sinh.30 Phương hướng chiến lược tương lai của những người cộng sản Việt Nam cũng được Bắc Kinh quan tâm “Các đồng chí muốn tiếp tục chiến đấu hay muốn hòa bình? Trung Quốc phải biết câu trả lời trước khi xem xét vấn đề viện trợ?”31
Tuy nhiên, đây không phải là sự đe dọa ‘trắng trợn’, như các nguồn tư liệu Việt Nam đã ngụ ý, mà đúng hơn là nỗ lực để có được sự đánh giá thực tế về nhu cầu của Bắc Việt Nam trong hoàn cảnh mà an ninh quốc gia của chính Trung Quốc đang bị đe dọa. Bản thân Trung Quốc cũng đã thông đồng với các đồng minh Bắc Việt Nam cất trữ trên đất Trung Quốc hàng hóa Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam DCCH mà Việt Nam chưa cần đến vào thời gian đó, nhưng họ “không muốn nói với Liên Xô rằng [các mặt hàng ấy] là không cần thiết”.32 Sau đó, vào mùa hè năm 1969, Bắc Kinh không muốn thấy sự giúp đỡ của họ cho Việt Nam rơi vào tình cảnh tương tự, nên nhu cầu quân sự của bản thân Trung Quốc đã được ưu tiên hơn. Tác động của điều này lên viện trợ của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam là rõ ràng: trong sáu tháng đầu năm 1969 Bắc Kinh chỉ thực hiện được 31,4% viện trợ như đã hứa cho Hà Nội. Các bộ phận quân hậu cần Trung Quốc tiếp tục rút khỏi Bắc Việt Nam sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hết sức dè dặt ký vào bất kỳ thỏa thuận viện trợ nào cho năm tới. Cho tới cuối mùa hè, cũng như 12 tháng trước đó, giữa Trung Quốc và các đồng chí Bắc Việt Nam đã có những bất đồng nghiêm trọng.33
Tuy nhiên, một bước ngoặt quan trọng xảy ra vào đầu tháng Chín khi Hồ Chí Minh qua đời. Hồ vẫn luôn là mối liên kết chính yếu giữa những người cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử. Ông vốn là một nhà cách mạng cùng thế hệ với Mao và Chu, có mối quan hệ cá nhân từ những ngày đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương và Đảng Cộng sản Trung Quốc, và có quan hệ cá nhân thân thiết với Chu Ân Lai từ những ngày họ cùng hoạt động ở Paris sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Ông nói được nhiều phương ngữ Trung Quốc và uy tín cùng với quan hệ cá nhân của ông với Trung Quốc chắc chắn có ảnh hưởng tạo nên sự ôn hòa cho quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Khi ông không còn nữa, khả năng Bắc Việt thậm chí liên minh chặt chẽ hơn nữa với Liên Xô sẽ tăng lên. Vì vậy, chưa đầy ba tuần sau lễ tang của Hồ Chí Minh, hiệp định viện trợ kinh tế và quân sự cho năm 1970, vốn bị trì hoãn từ tháng Tư, đã được ký kết với những điều kiện mà Hà Nội cho là hào phóng đến bất ngờ. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện tức thì giữa Trung Quốc và Liên Xô giảm đi (sau cuộc gặp của Chu với Kosygin tại sân bay Bắc Kinh sau lễ tang của Hồ Chí Minh) đã cho phép lãnh đạo Trung Quốc nhìn xa hơn các yêu cầu an ninh quốc gia trước mắt để hướng tới một nền an ninh lâu dài, và điều này đòi hỏi phải duy trì quan hệ thân thiện với Bắc Việt Nam. Thêm vào đó, khi không còn Hồ Chí Minh, Trung Quốc cần thể hiện cử chỉ để khẳng định lại sự hậu thuẫn của mình đối với các đồng chí Việt Nam. Việt Nam đã chào đón hiệp định này như là “một biểu hiện rực rỡ mới của tình hữu nghị và đoàn kết chiến đấu ngày càng được củng cố và phát triển giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc anh em”. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam trong năm 1970 đạt mức thấp nhất trong các năm kể từ 1964, dẫn đến kết luận rằng viện trợ kinh tế chắc hẳn phải rất lớn.34
Những chuyến thăm tiếp theo của các quan chức cấp cao Bắc Việt Nam đã diễn ra. Ngay sau ngày ký kết hiệp định viện trợ, Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh để tham dự lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong thời gian đó ông đã tổ chức ba đợt hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc trước khi lên đường tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh Đông Đức và ghé thăm Liên Xô vào ngày 3 tháng Mười. Trong thời gian ông vắng mặt, Chu cũng đã tổ chức một loạt các buổi trao đổi với Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, và Chủ tịch Ban Cố vấn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, nhấn mạnh hơn nữa sự đoàn kết của Trung Quốc với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của Việt Nam và mong muốn cải thiện quan hệ. Sau một loạt các cuộc hội đàm khác nữa với Phạm Văn Đồng (khi ông ghé qua Bắc Kinh trên đường trở về Hà Nội) vào cuối tháng Mười, báo chí chính thức của cả hai bên đều đăng tải những bài tường thuật nồng nhiệt về tình hữu nghị vốn có giữa hai dân tộc.
Rõ ràng là vấn đề Việt Nam một lần nữa có tầm quan trọng trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và vào cuối tháng Chín đích thân Mao, trong một cuộc gặp gỡ với Phạm Văn Đồng, đã đề nghị thành lập các Nhóm chỉ đạo giúp đỡ Việt Nam tại bốn tỉnh của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hồ Nam) để thực hiện chức năng ‘Căn cứ Trợ giúp Việt Nam’. Nhằm nâng cao hiệu quả việc giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam, các nhóm của bốn tỉnh này sẽ phải tổ chức hội đàm với các tỉnh đối tác phía Việt Nam là những nơi được nhận viện trợ. Một hiệp định thương mại tiếp theo được ký kết tại Bắc Kinh vào cuối tháng Mười. Nhu cầu quốc phòng riêng của Trung Quốc đã hạn chế khả năng của họ cung cấp vũ khí cho Bắc Việt Nam, nhưng mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc chứng kiến những nhà cộng sản Việt Nam hất cẳng người Mỹ ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam thì không thay đổi.35
Trong thời gian này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi những bước đi đầu tiên để xích lại gần nhau. Thông qua các nhà trung gian hòa giải người Rumani và Pakistan, Nixon truyền đi thông điệp rằng ông tin là Châu Á không thể “tiến lên” nếu một dân tộc lớn như Trung Quốc vẫn còn bị cô lập.36 Ông tiếp tục chỉ thị cho đại sứ Mỹ tại Ba Lan, Walter Stoessel, tiếp cận với Trung Quốc nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán cấp đại sứ tại Vacsava vốn bị trì hoãn kể từ tháng Giêng 1968. Stoessel đã nắm lấy cơ hội trong một cuộc trình diễn thời trang tại Đại sứ quán Nam Tư ở Vacsava vào đầu tháng 12 năm 1969, và thông điệp được vội vã chuyển đến Bắc Kinh rồi được Chu chuyển lên cho Mao. Sau khi được Mao chấp thuận, Chu thông báo cho Đại biện lâm thời Trung Quốc ở Vacsava (đại sứ đã được gọi về Bắc Kinh trong thời gian Cách mạng Văn hóa) phản ứng tích cực với sáng kiến ​​của Mỹ, đồng thời ra lệnh thả hai người Mỹ bị bắt giữ vào hồi tháng Hai do xâm nhập trái phép vào vùng lãnh hải của Trung Quốc. Tin tức về việc phóng thích này đã được truyền đến người Mỹ thông qua đại sứ của họ tại Ba Lan. Việc liên lạc đã được thiết lập lại.37
Vào ngày mùng 8 tháng Giêng, Đại biện lâm thời Trung Quốc, Lôi Dương (Lei Yang), và đại sứ Mỹ đã gặp mặt không chính thức tại Đại sứ quán Hoa Kỳ và đồng ý tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên của họ vào ngày 20 tháng Giêng. Nhà sử học ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Trương Bái Giả (Zhang Baijia) đã viết:
Chu Ân Lai vẫn ấp ủ mối ngờ vực đáng kể về ý định của Nixon và do đó xử lý việc nối lại các cuộc đàm phán cấp đại sứ hết sức thận trọng. Trước đó Đài Loan vốn từng là vấn đề chính trong các cuộc đàm phán Trung-Mỹ, nhưng sau đó Hoa Kỳ rất ít nói đến đề tài này. Đối với Trung Quốc, một giải pháp về vấn đề Đài Loan là không thể tránh khỏi, bởi vì đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.38
Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong một bức điện Washington nhận được vào ngày 15 tháng Giêng thông qua đại sứ Nam Tư ở Kabul, nhưng thêm vào một tình tiết bất ngờ: “Việt Nam không ảnh hưởng gì đến quan hệ Trung-Mỹ”. Như Kissinger đã giải thích với tổng thống Mỹ: “Chúng ta phải rút khỏi Đài Loan. Tại Việt Nam, cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải rút đi… Trung Quốc thúc bách chúng ta rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và không nên nêu lên vấn đề này ở Vacsava. Chuyện này không ảnh hưởng gì đến quan hệ Mỹ-Trung”.39
Cuộc gặp gỡ giữa Lôi và Stoessel đã diễn ra sau đó năm ngày, và Stoessel bày tỏ việc chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng gửi một phái viên đến Bắc Kinh, hoặc chấp nhận một phái viên đến Washington để thảo luận kỹ lưỡng hơn. Lôi trả lời rằng nếu Washington quan tâm đến việc “tổ chức các cuộc họp ở cấp cao hơn hoặc thông qua các kênh khác” thì họ phải trình bày các đề xuất cụ thể hơn. Trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 20 tháng Hai, Trung Quốc trả lời rằng họ sẵn sàng tiếp một đại diện của tổng thống Mỹ tại Bắc Kinh, và cũng bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ trên cơ sở của năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.40 Tuy nhiên, đây dường như là cuộc họp cuối cùng của các cuộc đàm phán cấp đại sứ ở Vacsava, khi tình hình ở Đông Nam Á đã tạo thêm nhiều trở ngại cho cuộc đối thoại Trung-Mỹ.
Campuchia
Vào giữa tháng Ba, Hoàng thân Campuchia Norodom Sihanouk, trong khi đang ở nước ngoài, đã bị lật đổ và thay thế bởi tướng Lon Nol thân Mỹ. Để tỏ cử chỉ ủng hộ Sihanouk, người đã từng ẩn náu ở Bắc Kinh, Trung Quốc hoãn vòng 137 trong tiến trình đàm phán Vacsava. Vì có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tưởng Kinh Quốc (con trai Tưởng Giới Thạch) vào tháng Tư, người Mỹ sau đó đã hoãn cuộc họp đến ngày 20 tháng 5. Tuy nhiên, không phải là lần đầu tiên cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á đã ảnh hưởng đến các sự kiện, và các cuộc đàm phán Vacsava đã không bao giờ được nối lại.41
Vào tháng Ba và tháng Tư, thông qua phản ứng đối với cuộc đảo chính ở Phnom Penh, các lãnh đạo Trung Quốc đã gửi một thông điệp rõ ràng đến Washington rằng dù tình hình ở Việt Nam như hiện tại không nhất thiết là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, thì việc mở rộng chiến tranh hơn nữa sẽ chính là trở ngại. Cách thức công khai nhất mà qua đó thông điệp này được chuyển tải là Hội nghị thượng đỉnh nhân dân Đông Dương diễn ra vào cuối tháng Tư tại khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Tòng Hóa (Conghua), tỉnh Quảng Đông. Những người tham dự chủ chốt (Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Ban Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng thân Souphanouvong, lãnh tụ của Pathet Lào, và, tất nhiên, Sihanouk) nhận được sự hỗ trợ của Chu Ân Lai, người đã tham gia vào lễ bế mạc của sự kiện này để biểu lộ sự ủng hộ hoàn toàn của chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với tuyên bố chung mà hội nghị đưa ra, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mặt trận không thể phá vỡ được của nhân dân các nước Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Campuchia, Lào và Việt Nam, những người sẽ “cùng nhau đoàn kết, chiến đấu và chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng”.42
Khi Nixon ra lệnh xâm nhập bất ngờ vào Campuchia ngày 1 tháng 5 để xóa bỏ các căn cứ của cộng sản Việt Nam ở đó, Trung Quốc đã có những biện pháp để cho thấy rằng sự cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không cần thiết phải đạt được bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên ban đầu, Trung Quốc chỉ đơn thuần đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc về hành động khiêu khích trắng trợn của Hoa Kỳ, và bày tỏ sự ủng hộ đối với Hội nghị nhân dân các nước Đông Dương.43 Đích thân Mao thể hiện quan ngại của mình về bước ngoặt các sự kiện ở Đông Dương với các đồng chí Bắc Việt Nam tới thăm. Đồng thời, thể hiện lại quan điểm ủng hộ thận trọng đối với chiến lược của Việt Nam đưa ra 18 tháng trước, Mao nhắc Lê Duẩn rằng “Tôi không nói rằng các đồng chí không thể thương lượng, nhưng các đồng chí nên tập trung sức lực cho chiến đấu”. Mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ rõ ràng cũng nằm trong tâm trí của Mao trong cuộc trò chuyện này, và Mao đặt ra nhiều câu hỏi tu từ đề cập đến một Nixon không có mặt ở đó – “Các ông xâm lược một đất nước khác, vậy thì có gì sai khi chúng tôi ủng hộ nước này?” Bản chất nghịch lý của các chính sách mà Trung Quốc đang theo đuổi rõ ràng được cân nhắc rất nhiều, khi ông kết luận: “Chúng tôi không cần phải sợ hãi. Phân tích đến cùng thì chúng tôi không có quan hệ gì với các ông. Các ông đã chiếm đảo Đài Loan của chúng tôi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ chiếm Long Island của các ông”.44
Ngày 16 tháng Năm Trung Quốc quyết định hoãn vòng tiếp theo của cuộc đàm phán cấp đại sứ ở Vacsava dự định diễn ra vào ngày 20 tháng Năm. Tuy nhiên, để nhấn mạnh tính chất có điều kiện của các cuộc tiếp xúc tiếp theo, và để tỏ ra rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ các đồng chí Đông Dương của mình, Mao còn được đề nghị cần phải đưa ra một tuyên bố nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương và chính phủ Sihanouk. Sau đó quyết định đã được đưa ra nhằm tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 21 tháng Năm có sự tham dự của Mao, Lâm Bưu, Chu và cả Sihanouk vừa mới bị lật đổ, người đã lập ra một chính phủ lưu vong ở Bắc Kinh. Những hành động này cũng được vạch ra để kiểm tra phản ứng của Hoa Kỳ, và mức độ nghiêm túc của họ trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc.45
Việc hủy bỏ đàm phán được thông báo vào ngày 18 tháng Năm và rõ ràng đã làm Nixon lo ngại, đặc biệt khi các chiến dịch ở Campuchia trùng với các dấu hiệu tiến bộ trong cuộc đàm phán biên giới Trung-Xô. Tổng thống Mỹ hỏi cố vấn an ninh quốc gia của mình, “Nga và Trung Quốc lại đang có ‘trò’ nữa. Không có hòa dịu (détente), phải không?” Kissinger cam đoan với tổng thống rằng phản ứng của Trung Quốc, dẫu vẫn hiếu chiến như vậy, nhưng là những gì tốt nhất có thể hy vọng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nhưng tổng thống rõ ràng vẫn quan ngại về các tác động có thể ảnh hưởng đến sách lược Trung Quốc của ông, và ra  lệnh cho Kissinger “mở lại kênh liên lạc qua Paris ngay lập tức”.46
Tuyên bố ngắn nhân danh Mao vào ngày 20 tháng Năm, với tiêu đề “Nhân dân thế giới, hãy đoàn kết lại để đánh bại bọn xâm lược Mỹ và tất cả bè lũ tay sai của chúng!” mang rất nhiều sắc thái, đi chệch khỏi đường lối của Đại hội lần thứ 9 bằng việc chỉ chọn riêng Mỹ để đánh bại, và không nhắc gì đến cái tên Liên Xô. Tuy nhiên, quan trọng nhất là một thực tế rằng việc lên án Hoa Kỳ phần lớn bỏ qua khía cạnh tư tưởng, và chỉ tập trung vào các vấn đề chủ quyền quốc gia. Thông điệp dành cho Nixon đã rõ ràng: việc cải thiện quan hệ Trung – Mỹ phụ thuộc vào việc Mỹ tiếp tục xuống thang không can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhằm tiến tới rút khỏi đó hoàn toàn. Một khi thực hiện được những điều như vậy mới có thể hợp tác được với nhau.47
Nhận chỉ thị của Nixon về việc thiết lập kênh Paris trước khi bản tuyên bố “Nhân dân thế giới đoàn kết lại” của Mao Trạch Đông được công bố, ngày 15 tháng 6 Thiếu tướng Vernon Walters, tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Paris, người chịu trách nhiệm bí mật tiếp xúc với Bắc Việt Nam ở đây, được lệnh chuyển một bức điện tới đối tác Trung Quốc của ông, trong đó bày tỏ mong muốn của Washington mở một kênh riêng khác để liên lạc. Trung Quốc không đáp lại những sáng kiến ​​này, mặc dù vào tháng Bảy họ tuyên bố phóng thích khỏi nhà tù James Walsh, một giám mục người Mỹ, bị bắt giữ từ năm 1958 về tội hoạt động gián điệp và đang hấp hối vì bệnh ung thư. Không nản lòng bởi sự im lặng của phía bên kia, Mỹ tiếp tục tiến tới bằng những cử chỉ và tín hiệu thiện chí riêng của mình, nới lỏng một loạt các hạn chế thương mại được áp đặt để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn không có phản ứng nào khác trong suốt mùa hè 1970. Điều này một phần nhằm khiển trách Nixon về vấn đề Campuchia, nhưng thực ra Mao cũng còn phải bận tâm với các công việc nội bộ: suốt cả mùa hè 1970 việc tranh chấp giữa Mao và Lâm Bưu chi phối bức tranh chính trị của Trung Quốc.48
Để Hà Nội làm những gì họ muốn
Ảnh hưởng của Lào
Quan hệ cá nhân: Chu Ân Lai và Kissinger
Chính trị hội nghị thượng đỉnh
Kết luận
Chú thích
Tài liệu tham khảo
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Trung My xich lai gan nhau – chien tranh VN.pdf

Phố” Trung Quốc tại Đà Nẵng

Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng chỉ mới lập biên bản, yêu cầu tháo dỡ và nhắc nhở chứ chưa xử phạt vi phạm hành chính.

Đó là phản ánh của nhiều người dân và du khách khi đến khu vực đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Chỉ trong một đoạn khoảng 5 km chạy dọc ven biển vào phố cổ Hội An (Quảng Nam), ở hai bên đường có tới hàng chục nhà hàng, khách sạn, quán ăn, tiệm cho thuê xe, quán bar…, thậm chí cả tiệm massage treo bảng hiệu, bảng quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc.
Anh Nguyễn Văn Thanh, giáo viên Trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế, bày tỏ: “Ghé vào một nhà hàng trên đường Hoàng Sa, tôi đớ người vì từ bảng hiệu đến thực đơn đều ghi bằng tiếng Trung Quốc. Vì sao có tình trạng này mà TP Đà Nẵng không xử lý gì hết?”.
Theo ghi nhận của PV, các cơ sở kinh doanh như Lộc Phương, Phượng Thành, Bé Ni, Châu, Đại Dương, Dana Beach, Sampan… đều treo bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc với khổ chữ lớn, kéo dài, lấn át cả phần tiếng Việt. Để đối phó cơ quan chức năng, chủ các điểm kinh doanh này ghi tên quán bằng tiếng Việt ở trên tiếng Trung Quốc nhưng bảng hiệu dựng ngoài lề đường chỉ ghi bằng tiếng Trung Quốc. Thậm chí một số điểm kinh doanh như Restaurant-Hotel 18, A Hạnh, Mỹ Khê… trên hai con đường này lại dựng bảng hiệu quảng cáo bằng tiếng Trung kèm một ít tiếng Anh và Hàn Quốc nhưng chẳng có lấy một chữ tiếng Việt.

Hoàn toàn không có chữ tiếng Việt nào trên bảng hiệu của nhà hàng, khách sạn này. Ảnh: LÊ PHI
Chiều 9-12, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng, cho biết: “Thanh tra Sở đã kiểm tra các nhà hàng vi phạm ghi bảng hiệu bằng chữ nước ngoài quá lớn, lập biên bản sáu cơ sở và yêu cầu họ sửa lại cho đúng quy định. Lâu nay chúng tôi chủ yếu vẫn nhắc nhở chứ chưa xử phạt”. Tuy nhiên, ngay sau khi tiếp nhận thông tin do PV phản ánh, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng, khẳng định: “Đây là trường hợp vi phạm Luật Quảng cáo và các quy định pháp luật có liên quan. Chúng tôi sẽ yêu cầu Thanh tra Sở xử lý ngay”.
Trong khi đó, ông Ngô Mai, Chánh Văn phòng UBND quận Ngũ Hành Sơn, cho biết: Với những nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trên đường Trường Sa, việc kiểm tra, xử lý các bảng hiệu quảng cáo do Sở VH-TT&DL quản lý. “Quận chỉ kiểm tra các hàng quán nhỏ. Những hàng quán nhỏ sử dụng bảng hiệu quảng cáo chỉ bằng tiếng Trung Quốc hay bất cứ tiếng nước ngoài nào sẽ bị quận xử lý nghiêm” - ông Mai nói.
Còn ông Nguyễn Tự, Chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà, tỏ ra khá bất ngờ về thông tin trên khu vực đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc quận quản lý lại xuất hiện nhiều bảng hiệu sử dụng tiếng Trung Quốc. Sau khi ghi nhận thông tin, ông Tự cho hay: “Tôi sẽ cho lực lượng chức năng của quận xuống kiểm tra và buộc các đơn vị kinh doanh này tháo dỡ ngay”.
Luật Quảng cáo quy định: Trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới tiếng Việt…
Điều 33 Nghị định 75/2010 về xử lý vi phạm trong quảng cáo cũng nêu rõ: Đối với việc không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên bảng hiệu sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng. Mức phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với các vi phạm: Trên bảng hiệu của cơ quan, tổ chức Việt Nam không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài; chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam; kích thước chữ bằng tiếng nước ngoài lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam và trên bảng hiệu có kèm quảng cáo.
LÊ PHI

Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3
Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG
Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”
Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”...
Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.
Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?
Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:
Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!
Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.
Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.
Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.
Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?
Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?
Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..
Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.
Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.
Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động... đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.
Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.
GS Nguyễn Lân

Thưa toàn thể thế giới: Chúng mày chỉ là những thằng ngu

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo 
Thưa toàn thể Nhân dân được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Với tất cả niềm tự hào của những người dân được sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa tươi đẹp, chúng tôi có thể nói rằng: Việt Nam chúng tôi được bầu với số phiếu rất cao vào ghế Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc vừa qua không chỉ là một sự cố gắng vĩ đại mà là một minh chứng hùng hồn rằng Nhân quyền ở Việt Nam là một vấn đề cần quan tâm và đã rất được quan tâm.
Theo một số tờ báo lá han ở Việt Nam – những tờ báo tạo cho người đọc hội chứng ghẻ ngứa và dị ứng, thậm chí là nhảy xồn xồn - điều đó chứng tỏ rằng, cả thế giới đánh giá cao Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Nói theo cách của Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam sau khi nèo nẽo để được thăm Vatican: “Mình có thế nào thì người ta mới đón tiếp”.
Điều này không chỉ thúc đẩy Việt Nam thể hiện rõ hơn, vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong vấn đề thúc đẩy nhân quyền không chỉ ở Việt Nam, mà là trên toàn thế giới.

Cuộc gặp nhân ngày Quốc tế nhân quyền tại Hà Nội 7/12/2013
Muốn vậy, ngay ở Việt Nam, chúng ta tự thấy là càng phải mẫu mực và đi tiên phong trong việc thực hiện thúc đẩy nhân quyền để làm gương mẫu. Và chúng ta đã làm điều đó rất tích cực bằng những hành động cụ thể và thiết thực. Chỉ xin đơn cử một vài ví dụ và hình ảnh để thấy sự tích cực đó như sau:
Ngày 7/12/2013, tại Hà Nội, một số công dân tổ chức gặp gỡ với Đại sứ các nước EU, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ… để hội đàm, giáo dục cho họ biết thế nào là nhân quyền Việt Nam. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, nhờ sự tài giỏi của lực lượng công an, chúng ta đã thấy việc giáo dục cho những kẻ đó là không cần thiết và mất thời gian. Vì thế chúng ta đã huy động  đông đảo cán bộ an ninh, công an, dân phòng và nhiều lực lượng đến “khuyên bảo”, dọa nạt, ngăn chặn, theo dõi, can thiệp… để cuộc gặp gỡ trở thành điển hình việc thúc đẩy quyền con người theo mô hình của chúng ta, đồng thời kiên quyết bác bỏ những nội dung đã ghi trong Bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đó chỉ là những điều cần cho các quốc gia khác không phải là xứ thiên đường XHCN.

Khi cuộc họp đã diễn ra, các vị đại sứ của những đất nước đã bầu chúng ta vào Hội đồng Nhân quyền ngồi chưa ấm chỗ, thì lực lượng hóa trang của chúng ta đã kịp thời hành động. Chúng ta đã buộc nhà hàng trả lời khách là hết mọi thứ để phục vụ, dù bọn chúng đã đặt trước. Trước lực lượng hùng hậu áp đảo của an ninh, nhà hàng đã phải khuất phục.
Ngày 8/12/2013, một số blogger, nhiều người dân tập trung ở các công viên hai đầu đất nước để học hỏi, trao đổi về quyền con người, chào mừng ngày Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Bọn họ cứ tưởng rằng ở đất nước này, cứ nghe đảng và nhà nước nói là thật, nên dám mang theo những chiếc bóng bay trên đó ghi rõ: “Chúng ta là con người, chúng ta có quyền”. 
Để thể hiện cho bọn dân đen biết rằng: Đảng ta lãnh đạo tuyệt đối, nên việc nghĩ, việc nói cũng phải xin phép và đặc biệt là phải theo định hướng không phải nói thế là nó thế. Do vậy chúng ta đã kiên quyết ngăn chặn triệt để. Để làm việc đó thành công, chúng ta đã huy động nhiều bộ phận và lực lượng. Đặc biệt là lực lượng hóa trang, giả đóng vai côn đồ đã phát huy hết sức hiệu quả. Đội quân đó đã sẵn sàng đánh, đập không thương tiếc, gây thương tích cho một số thanh niên dám đòi nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế mà không chịu chấp nhận nhân quyền do đảng ta ban phát. Hàng loạt đồng chí đã hóa trang cướp bóng bay, dùng thuốc lá châm nổ bóng bay trên tay trẻ em, phụ nữ, người già… đó là những hành động đáng được tuyên dương và phát huy.
Việc dùng công an, kết hợp côn đồ hoặc giả côn đồ (thường gọi là lực lượng hóa trang) là việc làm hết sức hiệu quả, khi mà giữa rừng máy quay, máy chụp ảnh có thể ghi lại hình ảnh bất cứ lúc nào. Nhưng, khi quá lạm dụng biện pháp này, chúng ta cũng không thể bảo toàn danh dự, bởi dân chúng đã biết quá nhiều “những biện pháp nghiệp vụ” này. Thậm chí, người dân còn nói thẳng là công an kết hợp côn đồ.
Đáng tiếc là trong đó, lực lượng mang sắc phục đã không hoàn thành nhiệm vụ khi cướp công khai chiếc balo của một thanh niên và khi bị hô hoán thì bỏ chạy thục mạng. Việc này tuy có làm ảnh hưởng đôi chút hình ảnh của Công an nhân dân mà lại ngang nhiên đi ăn cướp. Nhưng xét tổng thể thì đây cũng chỉ là thêm một hành động “bôi nhọ đít nồi” mà thôi. Ngành công an vốn đã được dân phong tặng nhiều danh hiệu cao quý hơn thế. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân đã cải biên câu ca dao sau đây: “Con ơi, nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc, cướp ngày: Công an”. Bởi ngoài công an, đố ai dám ra đó mà cướp.

Chạy thục mạng sau khi cướp được balô
Một sáng kiến hay, thể hiện vị thế của chúng ta “Chánh nghĩa sáng ngời” – Lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết – là chúng ta đã dùng mắm tôm lén lút ném vào đám đông thanh niên, sinh viên tập trung dám phát bản tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền tại Sài Gòn. Đó là điều sỉ nhục đối với đảng ta, nhà nước và nhân dân ta vốn đã quyết tâm không đi theo những tiêu chuẩn của văn bản đó, dù chúng ta đã ký kết, nhưng xét ra chỉ có cách này may ra có hiệu quả mà thôi.
Hiệu quả đạt được, là một số trong đó sẽ phải mang theo cái thối tha của chúng ta về nhà. Trong trường hợp phải tắm gội cả đêm, nếu bị cản lạnh, thì bộ phận y tế của chúng ta lại tăng doanh thu… nhất cử đa tiện.
Với sáng kiến này, chỉ duy nhất một điều có hại, đó là uy tín của nhà nước, của đảng, của ngành công an đi theo mấy nắm mắm tôm kia, trôi theo dòng nước và những bãi nước bọt của người dân mà thôi.
Tiếp đến, ngày hôm nay 10/12/2013, trên các mạng xã hội đã liên tiếp thông tin nhiều vụ việc, hành động của chúng ta trên khắp đất nước, thiết thực chào mừng  ngày Quốc tế nhân quyền, rất cụ thể, “biện chứng và… khách quan” – Nguyễn Phú Trọng.
Đầu tiên, phải kể đến việc hốt gọn hàng trăm người dân oan đổ về Hà Nội kêu oan nhân ngày Quốc tế nhân quyền. Họ kêu oan là việc của họ bao năm nay, nhưng, thay vì việc xếp hàng vào lăng kính cẩn viếng bác, họ đã giương cao khẩu hiệu nói lên oan khuất của mình. Đồng thời họ hô vang các khẩu hiệu khó nghe, kêu gọi Quốc hội, Thủ tướng và cả Đảng cứu họ. Những điều đó, thể hiện sự ấu trĩ và ngu xuẩn của đám dân bị ta cướp ruộng đất, tài sản và nhà cửa. Bọn chúng cứ làm như Quốc hội, Thủ tướng và cả Đảng sinh ra là để lo những việc vớ vẩn đó. Đám dân đó đã không nghe mới đây Tổng Bí thư đã khẳng định “Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh còn phải hối lộ”. Điều đó có nghĩa là: vậy thì đảng viên ta có tham nhũng, hối lộ hoặc ngay cả ăn cướp ở chốn bẩn thỉu này có sao đâu. Đúng là bọn này thừa lòng tin vào đảng và thiếu thực tế. Do vậy việc dẹp chúng là một thắng lợi lớn trong ngày Nhân quyền Quốc tế.

Dân oan các tỉnh tại Hà Nội, cạnh lăng Hồ Chí Minh
Kế đến, từ Hà Tĩnh, vang dậy tiếng la hét, tiếng chửi bới và những tiếng động quen tai của việc khoảng 300 công an, kết hợp các lực lượng cưỡng chiếm đất đai của dân hai xã Xuân Thành và Cương Gián để làm sân golf. Mặc dân kêu khóc và hễ cưỡng lại thì… đánh - Sinh ra công an mà không đánh thì sinh ra để làm gì? Vậy nên đã có 15 tên dân bị bắt vì dám giữ đất. Nhiều tên bị thương. Điều này để chứng minh rằng: Quyền tư hữu đất đai là chuyện vớ vẩn, đất đai là của toàn dân, nhưng chỉ có đảng mới có quyền mua, bán, chiếm, lấy, cho… thỏa sức.
Từ Sài Gòn xa xôi, một thanh niên có tên Hoàng Dũng, rất đẹp trai đã đưa hình ảnh lên mạng với cái mặt bê bết máu. Lực lượng của chúng ta đã hành động hơi thô lỗ nên đã bị tố cáo. Thế nhưng, dù sao đó cũng là một thành tích chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền của lực lượng này sau khi đã nhốt một số chị em vào nhà của họ. Vụ này chúng ta chỉ thiệt hại mất vài ổ khóa để khóa ngoài cửa nhưng hiệu quả lại cao.

Chưa hết, từ Đà Nẵng miền Trung, những hình ảnh sống động được tới tấp gửi lên mạng. Ở đó, lực lượng của ta đã bắt nhiều người, đánh đập thỏa thích khi dám đến cơ quan công quyền hỏi về việc đang đêm bị đột nhập phòng ở trái pháp luật để bắt người.
Những hình ảnh máu me đầy mặt, đầy người, những nạn nhân trong bệnh viện vì chấn thương sọ não nhờ ơn đảng và ơn Công an… lan truyền chóng mặt. Những hình ảnh này chứng minh chiến công của các chiến sĩ “còn đảng còn mình”. Nhưng còn có tác dụng răn đe không chỉ người dân Việt Nam, mà cả các tổ chức quốc tế, các nước khác có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam” rằng: Ngon thì vào, cỡ chúng mày có mấy cái đầu để chịu chấn thương sọ não mà dám?
Cho đến giờ này khi ngồi viết bản báo cáo tổng kết ngày nhân quyền Quốc tế này trên đất nước tươi đẹp, quyền làm người được đảm bảo của chúng ta, thì Lê Thị Phương Anh, vợ nạn nhân Lê Anh Hùng đang bơ vơ không nơi trú thân tại Đà Nẵng và gửi đi những tiếng kêu thống thiết. 

Kính thưa toàn thể thế giới
Nếu so với sự đặc thù của nhân quyền ở Việt Nam, thì đó là những bài học và kinh nghiệm mà cả thế giới cần học tập: Đàn áp, bắt bớ, cướp giật, tính mạng và máu người dân, chỉ là chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Đó là việc đảm bảo một cách tuyệt đối về quyền con người dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Chủ nghĩa Mác – Lênin lấy bạo lực làm trọng.
Bởi tất cả cần phải theo nguyên lý: Không có quyền nào, dù là quyền con người đi nữa mà lớn hơn quyền lãnh đạo độc tài của đảng.
Nhưng, điều đáng tiếc, là phần còn lại của thế giới lại thừa nhận một nguyên tắc dân chủ, nhân quyền khác xa, thậm chí đi ngược lại những tiêu chí Việt Nam đang thực hiện.
Dù vậy, thì cả thế giới vẫn bầu Việt Nam vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc? Điều này có ý nghĩa hết  sức to lớn và sâu sắc. Nghĩa là cả thế giới phải nghiêng minh mà kính phục cách phát huy quyền con người bằng những bàn tay nhuốm máu dân lành.
Và cả thế giới sẽ phải câm lặng, dù có đau, dù có xót. Bởi chính các người đã giơ tay bầu chúng ta với bàn tay ấy điều khiển lĩnh vực nhân quyền của thế giới.
Nói một cách đơn giản hơn: Nó chỉ có một ý nghĩa lớn lao và bao quát mà chúng ta phải gào to lên: “Hỡi phần còn lại của thế giới, chúng mày chỉ là một lũ ngu”.

Hà Nội, Tổng kết ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2013

·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét