Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thứ Năm, 12-12-2013 - VIỆT NAM CẦN HỌC TẬP TINH THẦN “SỰ THẬT VÀ HÒA GIẢI”CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN NELSON MANDELA & Loạn thờ cúng do đâu?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2- Sáng ngời y đức giữa Trường Sa (QĐND). – Đồng ý tiếp nhận khối tài sản trăm tỷ của bà Nguyễn Phương Hằng tặng bộ đội Trường Sa (TN&MT).
- Nhìn lại 2013: Xung đột kịch tính thế giới 2013 (VNN).
- Chuyên gia quân sự TQ đề nghị đưa tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông (VOA).  – Trung Quốc chi 9 tỉ USD để đóng mới 2 tàu sân bay (TN).
- Nhật Bản tăng cường quân sự để đối phó với Trung Quốc (VOA).  – Nhật kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự (NLĐ).
- Xem người Việt hải ngoại biểu tình ngày nhân quyền (Người Buôn Gió). “Mình xem trọn cuộc biểu tình, không thấy công an, mật vụ, dân phòng và các phần tử phá hoại. Cuộc biểu tình diễn ra suôn sẻ giữa thanh thiên bạch nhật, đúng khu trong tâm thủ đô Bỉ lắm người qua lại mà chả có bóng dáng cảnh sát nào“.
- Lời xin lỗi và cám ơn của Nguyễn Hoàng Vi (DLB). “Dù buổi lễ ra mắt đã bị các anh an ninh phá hỏng nhưng chúng ta – Mạng Lưới Bloggers Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hoạt động theo những mục tiêu và tiêu chí đã đề ra: Tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, phẩm cách và giá trị của con người là mục tiêu, là khát vọng, và cũng là lý do duy nhất cho sự ra đời của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Khi nào các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tiếp diễn, thì Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn còn lý do để tồn tại…” – Cảm ơn Hoàng Vi, cảm ơn Mạng Lưới Blogger Việt Nam! (DLB).
- Nhân quyền và bạo quyền (DLB). – Hoàng Dũng – Chúng tôi nhỏ bé, nhưng không hề sợ hãi (Dân Luận). “Sử dụng bạo lực và tù đầy dù đứng trên một chính nghĩa nào sáng ngời đến mấy cũng là điều không khuyến khích. Thật kỳ lạ là con người ta đã phát minh ra nhà tù để trừng phạt một thiểu số, một cá nhân nào đó đi ngược lại mong muốn của đa số.  Và cuối cùng, tất nhiên là tôi vẫn tiếp tục đi trên con đường đã chọn, cùng anh em chúng tôi. Ít nhất 2 lần chúng tôi đã hỏi nhau: Sợ không? Không!
- MẸ NẤM GẤU: ĐÔI LỜI CÙNG CHỊ BEO HỒNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp“. – Bồi bút Việt nên sang Bắc Hàn học cách viết bài kết án bọn thế lực thù địch! (Hà Hiển/ DL).
Trương Duy Nhất đã phạm tội gì? (PT/DĐXHDS).
- Tôi tin rằng người dân Việt Nam đã sẵn sàng cho một sự thay đổi (Vietinfo). – Trần Vũ Hải: VIỆT NAM CẦN HỌC TẬP TINH THẦN “SỰ THẬT VÀ HÒA GIẢI” CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN NELSON MANDELA (DĐXHDS). – Lâm Bình Duy Nhiên – Nelson Mandela (Dân Luận).
- Nguyễn Mộng Hoài: Con nhà nòi (Quê Choa). “Bao nhiêu ‘đường dây’ cán bộ từ “truyền thống con ông cháu cha” này nắm nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước. Chúng nó là đảng viên thật nhưng chúng nó coi đảng chẳng ra cái quái gì nên chúng nó rắp tâm phá từ bên trong khi có điều kiện và cơ hội. Các vị cho con cái vào các hệ thống này nên suy nghĩ lại một chút cho dân nhờ“.
- Lê Diễn Ðức – Bỏ đảng để trở thành tự do (NV/ Dân Luận). “Bỏ đảng CSVN là tự dứt mình khỏi ràng buộc và trở thành con người tự do, là đúng với lương tri và trách nhiệm của công dân. Bởi vì thực chất, đảng CSVN hiện nguyên hình là một băng đảng tội phạm có tổ chức, một tập đoàn của các phe nhóm lợi ích và thân hữu, thâu tóm toàn bộ đặc quyền vào tay của một số ít để chia xẻ, trục lợi tài sản và tài nguyên của quốc gia“. - Con số khủng của Thanh tra Chính phủ (Bùi Văn Bồng).
- ‘Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản’ (BBC). – Thư gửi Ban chấp hành TW Hội cựu chiến binh (Nguyễn Tường Thụy). Bình luận liên quan đến 2 bài sau: – Đảng, đoàn, hội quốc doanh – vào, ra, hay ở lại? (DĐXHDS).
- ‘Người VN có tình cảm với Lenin’ (BBC). Tiến sỹ Vũ Minh Giang: “Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình”.
- Cù Huy Hà Vũ – chứng nhân và bi kịch của thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh (ĐCV). – Phần 2: Cù Huy Hà Vũ – chứng nhân và bi kịch của thời đại đồ đểu HCM
- Phạm Chí Dũng: “Người ta” đang nghĩ gì về Diễn đàn Xã hội dân sự? (Boxitvn).
- Nguyễn Trung Chính: Sau sự cưỡng bức Hiến Pháp tình hình sẽ rõ thêm (DĐXHDS). – Hiến pháp mới thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta (ĐBND).
- Đôi lời với người Việt ở nước ngoài và trong nước (DLB).
- Lý Trung Nam – Suy nghĩ về những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (Dân Luận). “Thiết nghĩ, các tăng, ni, phật tử cần lên tiếng về việc này để làm sáng tỏ chân kinh, giúp các phật tử, nhân dân được rõ; nếu cứ để các vị ‘đỉnh cao trí tuệ’ mà tiếp tục tuyên truyền kiểu này thì sẽ làm lu mờ chính pháp, tụt giảm lòng tin của phật tử, người dân vào phật pháp“. – ÔNG TỔNG TRỌNG ĐẦU TÔM VÀ QUỐC NẠN THAM NHŨNG (Quỳnh Trâm).  – HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 131): “Phật tổ mà biết nói năng …” (Nhật Tuấn). – Cảm ơn bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (Quê Choa). – Vụ quan chức tham nhũng hơn 180 triệu đồng của trẻ tàn tật: Hà Giang ‘xử lý người tố cáo’ (BBC).
- Hôm nay xử vụ Dương Chí Dũng (VNN).  – Xét xử ‘đại án’ tham nhũng tại Vinalines: Dương Chí Dũng có tới 3 luật sư bào chữa (TN).  – Ông Dương Chí Dũng và “bậu sậu” chuẩn bị hầu tòa: Kỳ 1: Vung tay cố ý làm trái (PL&XH).  – Kỳ 2: Gật đầu mua “sắt vụn”, đút túi 10 tỷ đồng.
- GỬI CHỦ TỊCH TỈNH HÀ TĨNH, SAI BÉT RỒI (Nguyễn Quang Vinh). “Tiền thương binh của Nhà nước trả, chứ không phải của tỉnh nhé, các anh hành động hồ đồ như thế là sai, sai bét nhè ra rồi, là nói như quê các anh hay nói ‘nỏ được’ nhé. Trả tiền chế độ cho người ta đi“.
- Nói vậy là nói tầm bậy (FB Nguyễn Vạn Phú/ PB). “Vậy Tổng cục Thống kê giải thích như thế nào? Việc thay đổi con số GDP như thế tác động ra sao đến trần nợ công, tỷ lệ bội chi ngân sách, thậm chí đến việc tự dưng nhiều người dân thoát nghèo?
- Nói ít thôi, xin hãy làm đi (TQ).
- Minh Diện: CHẲNG LẼ LẤY VINH LÀM NHỤC ?! (Bùi Văn Bồng).
Trượt giá? Hay ông Thăng trượt đà? (Bùi Văn Bồng).
2<- Hoang phí cảng 29 tỉ đồng (NLĐ).
- Cần khách quan với việc thủy điện xả lũ (CT).  – ‘Nóng’ vấn đề thủy điện xả lũ và nuôi tôm trên cát (Tin tức).  – Quảng Nam: Yêu cầu thủy điện đền bù cho dân (PNTP).
- Chủ tịch quận Bình Thạnh: Dùng còng là sai rồi (VNN).  – Người bán hàng bị còng tay đến gặp luật sư (TT).
- Chỉ cho tôi một cái lỗ nẻ (Đào Tuấn). “Dẫu sao, trong đám đông loạn lạc về lòng tự trọng, vẫn còn đó lương tri: Một cô sinh viên treo những tấm băng rôn về hai chữ xấu hổ. Một người mẹ nói về sự nhục nhã. Nhục nhã vì điều khủng khiếp nhất là hình ảnh người mẹ xông vào cướp bia ngay trước mắt đứa con gái nhỏ. Nhục nhã, vì đứa bé hỏi một câu mà người lớn không thể trả lời ‘Mẹ lấy bia làm gì’?
- Sốt ruột với ngập nước, xe buýt (NLĐ).  – 10 năm trợ giá, hiệu quả xe buýt chưa như mong đợi (TBKTSG).
- Phát sinh điểm ngập mới là do dự án… chống ngập (PNTP).  – Dự án chống ngập cho TPHCM bị đội vốn 5 lần (TBKTSG).  – Vụ vỡ đê bao ở TPHCM do “nhân tai” (KP).
- Bị ép theo phong trào “văn hóa” (NLĐ).
- Đừng để dân nghĩ tiền phá luật lệ (TT).
- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung “thách đố cả Bộ trưởng và Thủ tướng” (NCT).
- Theo vết 600 bánh heroin trên xứ Đài (MTG).
- Biến đổi khí hậu và dự án Điện hạt nhân ở Việt Nam (RFI).
- Time chọn Đức Giáo hoàng làm nhân vật của năm 2013 (RFI). – Giáo hoàng Francis là Nhân vật của năm 2013 (TTXVN).  – Time bình chọn Đức Giáo Hoàng Francis là Nhân vật của năm (TT).
- Chu Vĩnh Khang đang bị quản thúc tại gia? (TN).
- Làm thế nào những người quản lý Internet lan truyền thông điệp ở Trung Quốc (ĐKN).
- Diễn Đàn Hồng Kông Tìm Cách Đối Phó Hiệu Quả Với Nạn Thu Hoạch Nội Tạng Ở Trung Quốc (ĐKN).
- Kim Jong Un dùng bạo lực để giành vị trí độc tôn (RFI). – Kim Jong un xử người giữ 4 tỉ USD tại Thụy Sĩ (MTG).  – Chú Kim Jong Un bị bắt, Triều Tiên bắt đầu cải cách? (TP). – Ông Jang Song-thaek bị đồn ‘tòm tem’ vợ Kim Jong-un (TN).  – Triều Tiên bán vàng cho Trung Quốc (NLĐ).
- Cánh cổng mở rộng (Phan Ba). “Cái bây giờ đang lột xác thành hình là một đất nước phụ thuộc vào Trung Quốc mà trong đó giới tinh hoa đang làm giàu quá đáng và xem người dân như là nô lệ lao động“. – Miến Điện thể hiện đổi mới qua SEA Games (BBC). – Miến Điện thả thêm 44 tù nhân chính trị (RFI).
- Đảng đối lập, chính phủ Campuchia mở các sinh hoạt nhân quyền khác nhau (VOA).
- Thủ tướng Thái Lan tin quân đội sẽ không đảo chính (Tin tức).  – Gia tộc Shinawatra bị đe dọa (NLĐ).  – Bầu cử sớm khó chấm dứt biểu tình ở Thái Lan (TQ).
- Cảnh sát giải tỏa quảng trường Độc Lập và bao vây Tòa Thị chính Kiev (RFI). – Giới ngoại giao phương Tây tìm cách tháo gỡ bế tắc chính trị Ukraina (VOA).  – Cảnh sát Ukraine rút lui (BBC).  – Ukraine “nắn gân” EU với đề nghị cần viện trợ 20 tỷ euro (VOV).  – Cuộc chiến Ukraine: Chờ đợi hiệp 2 giữa ông Putin và bà Merkel (Tin tức).  – Phe đối lập Ukraine kêu gọi chiếm trụ sở chính quyền (TTXVN).  – Giới chức tôn giáo Ukraine cảnh báo nguy cơ nội chiến.  – Tình hình Ukraine tiếp tục biến động theo hướng thuận nghịch (TQ). – UKRAINA dậy sóng – Đấu tranh vì tương lai (DLB).

- Dự đoán kịch bản ‘chiến tranh’ Đông Bắc Á: Nếu Nhật Bản nhận Bắc Kinh làm ‘bá chủ’ mới? (VNN). - Nhật tăng cường bảo vệ biển đảo (TP).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam sẽ “đi ngang” bao lâu (RFA). – Năm 2014, nền kinh tế còn “rung rinh” (TQ).
- Phỏng vấn Tiến sĩ Võ Trí Thành: Bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ làm gia tăng hoạt động đầu cơ (VOV).
- Tái cơ cấu vẫn ngập ngừng (TBNH).
- Sếp DNNN bị trừ lương nếu lơ là quản lý nợ (ĐT).  – Quy định mới về xử lý nợ phải thu tồn đọng của DNNN (CP).
- Ngân hàng hết thời đánh quả kiếm lời (ĐT).
- Mượn chuyện nông nghiệp, nói chuyện tỷ giá (TBKTSG).
- Chính danh cho hàng trăm tấn vàng vô danh (ĐT).
- Gói 30.000 tỉ đồng: mới giải ngân được 1,6% (TT).
- Giá gas tăng, ai hưởng lợi? (DĐDN).
- Tăng cường kiểm soát giá bia (PNTP).  – Chặn đà tăng giá bia (NLĐ).  – Người Việt uống bia quá nhiều!
- Vụ “7 ngân hàng tranh chấp 1 kho hàng càphê ở Bình Dương”: Có dấu hiệu tẩu tán, lừa đảo (LĐ).  – 800 tấn rác trong kho cà phê đại gia thế chấp ngân hàng (VNE).
- Sức ép từ nhập siêu với TQ (BBC). – Audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Hậu quả từ nhập siêu với TQ? “Một nền kinh tế nhập siêu nặng như vậy thì phải chịu nhiều hậu quả, một là mất ngoại tệ, hai là mất thị trường trong nước và ba là công nhân trong nước mất công ăn việc làm”.
2- Không có việc ồ ạt bán vịt đẻ cho thương lái Trung Quốc (NLĐ). =>
- Giáp tết Nguyên đán: Bất an với rau quả nhập khẩu (PNTP).
- Miến Điện kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế (RFI).
- Mỹ quy định hạn chế giao dịch chứng khoán của ngân hàng (VOA).
- Chính phủ Mỹ rút vốn khỏi General Motors (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhiều phát hiện có giá trị tại Hoàng thành Thăng Long (TTXVN).
04-gin-giu-34513-450a1- Video: Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV (VTV).
<- Gìn giữ không gian văn hóa đình làng (ĐBND).
- Hòn đá khắc chữ cổ ở Gia Lai lại gây chú ý (NLĐ).
- Còn lại cuối cùng là bản sắc văn hóa (QĐND).
- Hưng Yên: Đúc tượng tổ để giữ nghề (DV).
- Giới trẻ đang đọc gì? (VH).
- Nỗi sợ của đàn bà (Quê Choa). – Chuyện đời lắm nẻo – 3
- GỬI MỘT TÌNH YÊU (Bautx). – DỐI LÒNG
- Tản văn CÁI LẠNH ĐẦU MÙA (Trọng Bảo).
- NỖI BUỒN KHUYẾT TRĂNG (Bùi Văn Bồng).
- LOSSLESS VÀ CUỘC CHIẾN MỚI CỦA NHẠC SỐ: Hết đường chôm chỉa? (NLĐ).
- Cha con “người rừng” lên phim (TT).  – Phim Philippines “hút hàng” ở Việt Nam (PNTP).
- Giọng hát Việt: Khán giả ở đâu, là ai? (PNTP).
- André Maurois về Marcel Proust (Nhị Linh).
- Sea Games 27 khai mạc (RFI). – SEA Games 2013 khai mạc ở Miến Điện (BBC).  – Khai mạc SEA Games 27: Lễ hội âm thanh, ánh sáng (VOV).  – Video màn diễu hành của đoàn Việt Nam ở lễ khai mạc SEA Games (TTXVN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đại học An Giang (Nguyễn Văn Tuấn).
- Chất lượng chưa chuẩn, làm sao tự chủ tuyển sinh? (PL&XH).
- Giáo viên tiếng Anh thiếu chuẩn gây lo lắng (NLĐ).  – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Trung thực, thực chất, lấy chất lượng làm đầu (GD&TĐ).
Nhật Bản viện trợ hơn 700.000 USD cho ngành giáo dục (CATP).
- Cô thi dạy giỏi, trò buồn (TT).  – Thi dạy giỏi: học trò hay là “diễn viên múa phụ họa”.
- GS.TSKH Trần Văn Nhung: “Từng có 2 người bị tước chức danh PGS” (Infonet).
- Vụ Đà Nẵng “bán hụt” trường mầm non công lập cho Cty lương thực: “Xã hội hóa” = cho không! (LĐ).
1811_quang_ngai2- 36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng! (TT).
- Nghiêm khắc chấn chỉnh dạy thêm, thu – chi, sử dụng sách tham khảo sai quy định (GD&TĐ).
- Sạt lở đất đe dọa tính mạng học sinh ở Sơn Tây- Quảng Ngãi (VOV). =>
- Đang chào cờ, cả loạt nữ sinh Đồng Tháp ngất xỉu (DV).
- Nhân viên văn thư đánh học sinh ngất xỉu (TT).
- Trung Quốc lừa quốc tế trong bảng điều tra về giáo dục Pisa (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Một cháu bé tử vong sau khi uống thuốc do trạm y tế xã cấp (TN).  – BV Phụ sản Từ Dũ: Câu giờ mổ, trẻ bị bại não? (PNTP).  – Phát hiện thêm 1 phòng khám tư hoạt động “chui” (LĐ).  – VỤ “CÔN ĐỒ TÁC OAI TÁC QUÁI Ở BỆNH VIỆN”: Bệnh nhân vẫn bị ép mua cơm (NLĐ).
- Nhiều người chảy máu liên tục ở Bắc Giang do nhiễm wafarin (VOV).
- Video: Rượu nếp 29 có nồng độ cồn Methanol cao hơn 2000 lần mức cho phép (VTV).  – Thấy gì ở nơi sản xuất “rượu độc” ? (VH).
- Khởi tố vụ “hôi bia” gây phẫn nộ tại Đồng Nai (DT).  – Công an trả lại xe tải để tài xế vụ “hôi bia” tiếp tục mưu sinh.  – Cảnh sát triệu tập hơn 10 người hôi bia ở Đồng Nai (SK&ĐS). – Khởi tố vụ án ‘hôi’ hơn 1.000 thùng bia (VNN). – Lật xe, sữa hộp đầy đường, không ai hôi của (VNN).
- Nghẹt thở vụ khống chế đòi giết con tin, tự sát ở Đà Nẵng (TN).
131211100149_temple_at_mid_january_vietnam_512x288_afp<- Loạn thờ cúng do đâu? (BBC). – Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ (RFA).
- Xét xử vụ thách cắn “của quý”: Bác kháng cáo bồi thường 180 triệu đồng (PL&XH).
- Ở nơi ‘với tay là đụng máy bay’ (TN).
- Cháy ở khu tập thể Nam Đồng: 5 hộ dân “mất trắng” (VOV).
- Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa (BBC).
- Cháy chợ ở Thâm Quyến, 16 người chết (BBC).

QUỐC TẾ 
- Các nước vùng Vịnh tỏ thái độ cứng rắn trên hồ sơ Syria (RFI). – Mỹ ngừng viện trợ không sát thương cho phe đối lập Syria (VOV).
- Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Quốc hội hoãn chế tài Iran (VOA).  – Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách gia tăng thương mại với Iran.
- Quan hệ Pakistan-Afghanistan cải thiện trong năm 2013 (VOA).  – Afghanistan đối mặt với năm 2014 đầy khó khăn.
- Các nhà lập pháp Mỹ ra mắt thỏa thuận về ngân sách (VOA). – Quân Pháp giải giới Trung Phi (RFI).
- Ấn Độ duy trì luật trừng phạt đồng tính có từ thế kỷ XIX (RFI).
- Obama-Castro : Một cú bắt tay mang tính chất tiên tri ? (RFI). – Obama chủ động bắt tay chủ tịch Cuba (BBC).  – Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Castro tại Nam Phi (VOA). =>
- Quân Pháp đến Trung Phi ‘là cần thiết’ (BBC).   – Tổng thống Pháp đến Trung Phi (NLĐ)
2- Thi hài Mandela được quàn ở Pretoria (BBC).  – Dân Nam Phi ‘thích Obama hơn Zuma’.  – Bùi Tín: Con người Người nhất hành tinh (Blog VOA).  – Bê bối phiên dịch ‘giả mạo’ trong lễ tang ông Mandela (Tin tức).  – Video: Lễ tang của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (VTV). – Ngọn hải đăng Nelson Mandela (RFA). – Thi hài Nelson Mandela được quàn tại Pretoria (RFI).
- Một sĩ quan Đài Loan bị kết án chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc (RFI).
- Ba nhà báo bị sát hại trong hai tuần ở Philippines (RFI). – Nhà báo thứ ba bị giết ở Philippines trong hai tuần (TT).
- Nhân vật châu Á nổi bật 2013 : Tập Cận Bình – Shinzo Abe đồng hạng (RFI).
- Singapore trấn áp người nhập cư sau các vụ bạo động (RFI).

* VTV: + Chào buổi sáng – 11/12/2013;  + Điểm báo – 11/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 11/12/2013;  + 360 độ Thể thao – 11/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 11/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 11/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 11/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 11/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 11/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 11/12/2013;  + Thời sự 12h – 11/12/2013;  – Thời sự 19h – 11/12/2013.

VIỆT NAM CẦN HỌC TẬP TINH THẦN “SỰ THẬT VÀ HÒA GIẢI”CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN NELSON MANDELA

Trần Vũ Hải
1)      Lễ tưởng niệm Nelson Mandela tại Sân vận động Soccer City Stadium, Soweto, ngoại ô Johannesburg ngày 10/12/2013 đã được truyền đi khắp thế giới. Chúng ta thấy hàng trăm nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong lễ tưởng niệm này, trong đó có tổng thống Mỹ Obama và và 3 cựu tổng thống Mỹ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Chủ tịch Cuba Raul Castro, tổng thống Iran. Trung quốc cử một đại diện cao cấp là Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều, Việt Nam cử một vị mang hàm Bộ trưởng nhưng không ai rõ tên tuổi. Tất cả các nhà lãnh đạo từ tả sang hữu, từ tư bản đến cộng sản đều ca ngợi hết lời Mandela, người khổng lồ của lịch sử.

Sáng cùng ngày, ở Việt Nam, một số trí thức tham gia Diễn đàn xã hội dân sự đã đến tưởng niệm tại Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội, mang theo bài thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc “Mandela”. Sau đó vài giờ, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đến viếng tại đây với lời ghi chú Mandela là lãnh tụ kiệt xuất của các dân tộc bị áp bức.
2)      Rất ngạc nhiên khi không có báo chí Việt nam nào của Đảng nhắc đến Mandela đã là một người cộng sản. Trong thông cáo ngày 6/12/2013 của ANC (Đảng cầm quyền Nam Phi hiện nay) đã khẳng định Mandela không chỉ là nhà lãnh đạo của ANC mà còn là nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi. Khi còn sống, nhiều người khẳng định Mandela là đảng viên cộng sản, tuy nhiên Mandela không chối bỏ mà cũng không khẳng định điều đó. Ông từng viết “There will always be those who say that the Communists were using us, but who is to say that we were not using them?”, tạm dịch “Sẽ luôn có những người nói rằng những người Cộng sản đã lợi dụng chúng tôi, nhưng ai có thể nói rằng chúng tôi không lợi dụng họ?”
3)      Mối tương duyên giữa Mandela và Đảng cộng sản Nam Phi hình thành từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, Mandale bị truy đuổi theo Đạo luật ngăn chặn cộng sản của chế độ Apartheid (gần giống như Đạo luật 10-59 của Ngô Đình Diệm). Sau khi cho rằng đấu tranh bất bạo động không thể thành công, ông đã trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt phái đấu tranh bạo động của ANC. Ông đã liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi để đấu tranh vũ trang, và trở thành nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi nhưng không được Đảng cộng sản Nam Phi công bố. Phe chủ trương bạo động của ANC đã học tập chiến tranh du kích của những người nổi dậy Algeri chống thực dân Pháp, những người Algeri này lại học những người cộng sản Việt Nam đã biết cách thắng thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Suy rộng ra, Mandela có thể coi là “học trò đấu tranh vũ trang” của Cộng sản Việt Nam. Ông đã bị kết án chung thân vào năm 1964 vì tội bạo động chống chính quyền Apartheid. Ông cũng bị Mỹ, Anh quốc liệt vào danh sách những kẻ khủng bố. Hàng mấy chục năm tù, Mandela đã khiến một số người phương Tây khâm phục đã viết bài hát “Free Nelson Mandela” và đã trở thành bài hít nhất vào những năm 1980. Phong trào đòi tự do cho Mandela ở các nước Châu Âu và Mỹ mạnh mẽ như phong trào phản chiến chống Mỹ can thiệp ở Việt Nam (1960-1970). Phong trào này buộc chế độ Apartheid phải trả tự do cho Mandela. Sau khi Chris Hani lãnh tụ Đảng cộng sản Nam Phi và ANC bị ám sát chết và người bạn, đồng nghiệp Olive Tambo- Chủ tịch ANC chết vào năm 1993, Nam Phi rơi vào khủng hoảng trầm trọng, có khả năng xung đột giữa các màu da, nhà cầm quyền Apartheid và nhân dân Nam Phi nhận ra không ai khác ngoài Mandela có khả năng hàn gắn các chủng tộc của Nam Phi. Năm 1964, Nelson Mandela đắc cử tổng thống Nam Phi với 62% số phiếu bầu. Ông làm tổng thống đúng một nhiệm kỳ 5 năm, đặt cơ sở cho nền dân chủ đa chủng tộc ở Nam Phi, phục hồi và phát triển nền kinh tế thị trường của Nam Phi. Ông đã lập Ủy ban sự thật và Hòa giải để khép lại quá khứ. Sau khi thôi không làm Tổng thống, ông còn hoạt động tích cực 5 năm nữa và chỉ thực sự về hưu vào năm 2004. Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông là vào 2010 (nhân dịp World Cup được tổ chức tại Nam Phi, việc đăng cai thành công chủ yếu nhờ vào uy tín và nỗ lực của Mandela).
4)      Những điều tạo nên sự khác biệt giữa Người cộng sản Mandela và các nhà lãnh đạo cộng sản khác.
(i) Mặc dù đã từng lãnh đạo bạo động, nhưng Mandela trở thành tổng thống sau một cuộc bầu cử dân chủ, hòa bình. Ông chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ. Trong khi hầu hết các nhà lãnh tụ cộng sản khai quốc trên thế giới làm lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ bằng bạo lực chế độ cũ hoặc do kết quả của một cuộc chiến, và họ đều lãnh đạo hết đời hoặc cho đến khi bị thanh trừng.
(ii) Thay vì tìm cách duy trì sự thống trị độc đảng cho phe mình (ANC hoặc Đảng cộng sản), Mandela đã xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, các đảng đều có thể cạnh tranh với ANC, kể cả những đảng đối lập của người da trắng lẫn người da đen. Người ta giải thích có thể do Mandela là một luật sư, và ông hiểu một nhà nước dân chủ, pháp quyền không thể là một nhà nước độc đảng. Điều đó chưa chắc đã đúng, vì Phidel Castro trước khi trở thành lãnh tụ cộng sản Cuba đã là một luật sư tài ba.
(iii) Sau khi nắm quyền, Mandela đã không chủ trương quốc hữu hóa nền kinh tế như các nước cộng sản hoặc theo khuynh hướng cánh tả. Có người cho rằng ông đã nghe lời khuyên từ Lý Bằng (nguyên Thủ tướng Trung quốc, 1987-1998), với kinh nghiệm của Trung Quốc. Ông đã mời những chuyên gia kinh tế hàng đầu để xây dựng lại nền kinh tế thị trường. Với sự sát sao và kinh nghiệm của một luật sư, ông đã tham gia hoạch định chính sách kinh tế, phục hồi và phát triển nền kinh tế Nam Phi từ một đất nước bị thế giới bỏ rơi, tẩy chay, cấm vận.
(iv) Ông không công khai là đảng viên cộng sản, vì Đảng cộng sản của ông cũng đã nhận thấy hình mẫu chế độ Xô viết (dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản) không còn hấp dẫn cho quần chúng và thế giới, do sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu vào thời điểm ông được tự do và trở thành người lãnh đạo Nam Phi.
(v) Sự khác biệt lớn nhất là Mandela đã lập Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Ủy ban này không nhằm mục đích trừng phạt kẻ thù của ANC và người da đen, mà nhằm làm sáng tỏ sự thật về những tội ác trong thời kỳ Apartheid, chủ trương hòa giải giữa những người đã theo chủ nghĩa Apartheid và gây tội ác với những nạn nhân của chủ nghĩa này, bồi thường cho nạn nhân của tội ác. Những người đã tham gia chế độ Apartheid vẫn được tiếp tục tham gia đời sống kinh tế chính trị của Nam phi, sau khi họ đã từ bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ủy ban Sự thật và Hòa giải không chỉ tìm sự thật về những tội ác của chế độ Apartheid và những người da trắng đối với người da đen, mà còn làm sáng tỏ những hành vi bạo lực quá mức của những thành viên của ANC và những người da đen (kể cả gây ra đối với người da trắng) trong thời kỳ Apartheid. Mandela không chỉ là người đấu tranh lật đổ chế độ Apartheid, ông trở thành người khổng lồ của lịch sử chính vì ông là người hòa giải vĩ đại. Ông sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã tù đầy ông hàng chục năm, sống hòa bình với họ, thậm chí tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid Nam Phi đã trở thành bạn thân của ông. Cái bắt tay giữa hai người đứng đầu của hai nước thù địch là Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong lễ tang Mandela đã thể hiện các nhà lãnh đạo này đã biết học tập tinh thần hòa giải của Nelson Mandela.
Tinh thần sự thật và hòa giải của Nelson Mandela xứng đáng là tấm gương cho những người cộng sản Việt Nam cũng như những nhà chính trị, những người đấu tranh khác noi theo./

Loạn thờ cúng do đâu?

Đi chùa ngày rằm tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng ở một ngôi chùa
Một xu hướng, hay có thể nói một hiện tượng – thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều người – từ dân nghèo tới đại gia đến quan chức, và thậm chí một vài cơ quan nhà nước – ‘đi chùa’, ‘thờ cúng’ hay ‘cầu siêu’.
Nhu cầu tâm linh, ít hay nhiều ai cũng cần, xã hội nào cũng có. Nhưng điều làm dư luận quan tâm là việc thờ cúng tại Việt Nam không chỉ đang xảy ra tràn lan, bất chấp quy cách mà còn bị biến tướng, lạm dụng, gây nhiều phản cảm, phản tôn giáo, phản tâm linh.
Câu hỏi đặt ra là tại sao có ‘hiện tượng’ này và đặc biệt vì đâu có việc ‘loạn thờ cúng’ như vậy?

Thực hư lẫn lộn?

Dù đúng hay sai, ít nhiều phải thừa nhận rằng con người tìm đến với tôn giáo hay coi trọng đời sống tâm linh một phần cũng vì thấy mình bất lực hoặc phải đối diện với nhiều tai ương, khốn khó trong cuộc sống, trong cuộc đời của mình.
Và khi càng thấy mình bất lực, càng gặp nhiều khó khăn người ta lại càng cần đến thần linh hay một đấng vô hình nào đó.
Trong một xã hội nhiều rủi ro – từ thực phẩm đến giao thông – như Việt Nam, chuyện người dân tìm đến chùa chiền hay tổ chức thờ cúng để cầu phước, cầu may cho mình hay cho người thân của mình cũng không khó hiểu.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã có đến gần 8.000 người tử vong và hàng chục nghìn người bị tàn phế vì tai nạn giao thông.
"Một câu hỏi khác và quan trọng hơn được đặt ra là tại sao Bộ Giao thông - Vận tải – một cơ quan của một nhà nước thế tục, hơn nữa theo ý thức hệ cộng sản và chủ trương vô thần – lại đứng ra tổ chức một nghi lễ tôn giáo như thế?"
Đó là con số không nhỏ chút nào. Khi biết tai nạn luôn rình rập, có thể đến lúc nào, bất cứ ở đâu và với bất cứ người nào, chắc ai cũng muốn cầu mong chính mình và gia đình mình không rơi vào cảnh đau thương, mất mát ấy.
Và xem ra không chỉ người dân mà các quan chức Việt Nam cũng thấy ‘bất lực’ trước tình trạng tai nạn giao thông nhiều và càng ngày càng tăng như vậy.
Giữa tháng 11 vừa qua có một Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân giao thông tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và được biết đây cũng là lần thứ hai Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông với quy mô quốc gia được tổ chức tại Việt Nam.
Việc một tôn giáo tổ chức một nghi lễ tín ngưỡng như thế để cầu cho linh hồn, hương linh những người tử vong được siêu thoát hoặc phần nào xoa dịu, an ủi chia sẻ bao mất mát, đau thương với người nhân của những người bị nạn – hay qua một nghi lễ như vậy mời gọi, nhắc nhở mọi người biết ý thức hơn về việc chấp hành luật giao thông – là một điều tốt, nên làm.
Có điều Đại lễ Cầu siêu ấy lại do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, và điều này đã làm nhiều người đặt câu hỏi.
Phải chăng Ủy ban An toàn Giao thông và Bộ Giao thông - Vận tải nói riêng đang bó tay, bất lực trước tình trạng tai nạn giao thông tràn lan và phải ‘cầu siêu’ để đối phó với tình trạng ấy?
Một câu hỏi khác và quan trọng hơn được đặt ra là tại sao Bộ Giao thông - Vận tải – một cơ quan của một nhà nước thế tục, hơn nữa theo ý thức hệ cộng sản và chủ trương vô thần – lại đứng ra tổ chức một nghi lễ tôn giáo như thế?
Nếu cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này chắc ai cũng có tìm thấy được những nguyên nhân khác – gián tiếp hay trực tiếp – dẫn đến tình trạng loạn thờ cúng ở Việt Nam. Trong số đó có sự nhập nhằng, mập mờ, nửa thực, nửa mơ của một nền ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Với những ai quan tâm hay theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam chắc ít nhiều cũng có cảm giác rằng tại quốc gia này mọi thứ dường như đang lẫn lộn, không biết đâu là giả, đâu là thật.
"Vì luật pháp không rõ ràng, nghiêm minh, vì thiếu cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị, muốn làm ăn xuôi chảy, muốn có tiền tài danh vọng, muốn được thăng quan tiến chức, người ta phải ‘đi chùa’, phải ‘khấn vái’ cầu may."
Vì luật pháp không rõ ràng, nghiêm minh, vì thiếu sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị, muốn làm ăn xuôi chảy, muốn có tiền tài danh vọng, muốn được thăng quan tiến chức, người ta phải ‘đi chùa’, phải ‘khấn vái’ cầu may.
Nếu pháp luật thực sự nghiêm minh, nếu có một xã hội bình đẳng và một cơ chế minh bạch – nơi đó hay qua đó mọi người có thể cạnh tranh lành mạnh, có thể làm giàu hay ‘làm quan’ chính đáng bằng chính nỗ lực, khả năng, tài đức của mình – chắc ít ai phải cần đến ‘âm trợ, dương phù’ như vậy.
Và khi biết mình trở thành ‘đại gia’ hay được ‘làm quan’ nhanh một phần vì ‘nhờ sự hỗ trợ của thần linh’, người ta lại càng cảm thấy mình cần phải đến đền chùa. Đến một phần để ‘tạ ơn’, một phần để xin cho mình giữ được chức, khỏi bị nạn.
Hơn nữa, có thể khi đã có tiền, có quyền nhưng thấy trống vắng, bất an, người ta lại cảm thấy cần đi chùa, cần thờ cúng nhiều hơn để cầu an.
Có người cũng vì giàu quá nhanh, có quá nhiều tiền và muốn để lại ‘công đức’ hay vì muốn tạo ‘tiếng thơm’ cho mình, dòng họ của mình, họ đã bỏ tiền xây dựng những ngôi chùa lớn, hoành tráng ghi tên mình.
Nhưng có thể còn có một lý do khác ít hay nhiều dẫn đến nạn thờ cúng tràn lan và tùy tiện hiện nay ở Việt Nam.
Tượng phật ở Việt Nam

Đảng thành ‘tôn giáo’?

Nếu quan sát các nghi lễ, cách vận hành, tổ chức, hoạt động, lãnh đạo – hoặc đọc các văn kiện – của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ai cũng có thể nhận ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS) không còn là một đảng chính trị thuần túy mà là ‘một tôn giáo’ vì nó có không ít những hành vi, cử chỉ không khác gì một tín ngưỡng, một tôn giáo hay một dòng tu.
Lời Mở đầu của Bản Hiến pháp sửa đổi, vừa mới được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 28/11, viết: ‘Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ... , Hiến pháp này...’.
Đọc đến đây, chắc nhiều người – đặc biệt những ai đã từng xem qua các văn bản quan trọng của các tôn giáo, dòng tu như luật dòng – sẽ có cảm giác rằng mình không phải đang đọc một bản Hiến pháp của một quốc gia mà là một hiến chương hay luật của một tôn giáo, một dòng tu.
Tại những kỳ họp quan trọng, chính thức của ĐCS và các cơ quan Nhà nước hay tại các phòng họp của các công sở hoặc tại các cuộc mítting của các ban ngành ở Việt Nam, đều có một khán đài hay một bàn thờ. Trên đó, luôn có tượng hay hình của ba người – được coi là ba ‘vị thánh tổ phụ’ – là Mác, Lênin và Hồ Chí Minh. Đối với người Việt Nam, vì quá quen nên ít ai quan tâm đến những chi tiết này.
Nhưng với người nước ngoài hay những ai hay để ý, chắc chắn họ cảm thấy như mình đang vào trong một nhà nguyện, một ngôi chùa hay đang tham dự một nghi lễ tôn giáo.
"...Hình tượng của Lênin bị lật đổ, đập vỡ tại nhiều nước Đông Âu khác trước đây – hay như ở Ukraina trong những ngày qua – giới lãnh đạo Việt Nam vẫn quyết đi theo ‘ánh sáng’ của họ và ‘tôn thờ’ họ."
Gần đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng tha hóa, nham nhũng nơi ‘một bộ phận không nhỏ’ quan chức của mình, ĐCS phát động chiến dịch ‘tự kiểm điểm’. Thái độ, hành vi tự kiểm điểm hay tự sám hối cũng là một cử chỉ được nhiều tôn giáo khuyến khích, thực hành.
Hơn nữa, chính quyền Việt Nam còn phát động chiến dịch ‘học tập tư tưởng Hồ Chí Minh’. Việc học hỏi và noi theo các nhân đức của những vị thánh, những vị tiền nhân đầy đức hạnh cũng là một điều thường thấy nơi các tôn giáo.
Chưa hết, tại Việt Nam ảnh tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo, được đặt, được ‘thờ’ hầu như khắp mọi nơi và xác thì được tẩm liệm rồi đặt trong hòm kính và trưng bày trong một lăng lớn nằm ngay giữa quảng trường lớn nhất, quan trọng nhất ở thủ đô.
Xem ra, khi làm như vậy, Đảng và chính quyền Việt Nam ‘thờ’ ông không khác gì – thậm chí còn hơn – những tín đồ của các tôn giáo thờ kính những người sáng lập tôn giáo của mình.
Điểm lại một vài trường hợp trên để thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước họ lãnh đạo vận hành, hoạt động không khác gì một tôn giáo.
Và việc ĐCS và Nhà nước Việt Nam – một đảng và một nhà nước có khuynh hướng hay chủ trương vô thần – lại có những hành vi, cử chỉ, nghi lễ rất tôn giáo, rất tín ngưỡng như thế đã và đang góp phần làm nảy sinh nhiều ‘hiện tượng’ khác trong đó có tình trạng loạn thờ cúng.
Không cần phải có nhiều kiến thức, nếu quan tâm thời cuộc, chắc ai cũng có thể biết chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lênin chủ trương, khởi xướng đã thất bại ngay tại nơi chúng được hình thành. Và chắc không ít người trong giới quan chức Việt Nam hiện hành cũng hiểu rõ điều này.
Nhưng trong khi học thuyết, chủ nghĩa của họ bị vứt bỏ và hình tượng của Lênin bị lật đổ, đập vỡ tại nhiều nước Đông Âu khác trước đây – hay như ở Ukraina trong những ngày qua – giới lãnh đạo Việt Nam vẫn quyết đi theo ‘ánh sáng’ của họ và ‘tôn thờ’ họ.
Việc cả một hệ thống chính trị ‘tôn thờ hai vị thánh’ ấy và coi chủ nghĩa của họ là ‘ánh sáng’ chỉ đường khi nhiều người biết nó rất đen tối, mù mờ – hay ngay cả chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đến ‘cuối thế kỷ 21 chưa chắc Việt Nam có Chủ nghĩa xã hội’ trong một phát biểu được báo chí trích thuật và dư luận bình phẩm nhiều gần đây – chuyện quan chức và đặc biệt người dân Việt Nam thiếu hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, dẫn đến tình trạng mà có người gọi là ‘cầu cúng, giết mổ, ngoại cảm’ ở Việt Nam hiện nay cũng không có gì lạ.
Hơn nữa, chắc cũng không ít người tự hỏi nếu coi mình là ‘sáng suốt’, ‘quang vinh muôn năm’, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại không bằng chính khả năng, kiến thức, tài đức của mình tìm ra một hướng đi thích hợp, tốt cho mình, cho đất nước và người dân của mình mà phải cứ viện vào ‘ba vị thánh tổ phụ’ ấy và dựa vào chủ nghĩa, tư tưởng của họ.
Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC gần đây, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian đã nhận xét rằng càng ngày càng có nhiều quan chức Việt Nam tìm đến thế giới tâm linh và tự hỏi phải chăng họ làm như vậy vì họ ‘thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình’.
Nhưng, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dựa vào Mác, Lênin và Hồ Chí Minh để tìm sự chính danh hay nhờ vào ‘ánh sáng’, tư tưởng của họ để vận hành, để duy trì quyền lãnh đạo phải chăng không chỉ từng đảng viên và quan chức Việt Nam thiếu niềm tin vào cá nhân mình, vào đảng của mình mà cả Đảng Cộng sản và hệ thống chính quyền Việt Nam cũng đang thiếu niềm tin vào chính mình?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc, gửi cho BBC Tiếng Việt từ London.

Nghề tụng kinh cho đám tang, đám giỗ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-12-11
Tụng kinh cho người quá cố (ảnh minh họa)
Tụng kinh cho người quá cố (ảnh minh họa)
Source baophapluat
Nghe bài này
Trong vài năm trở lại đây, dịch vụ tụng kinh thuê cho đám tang, đám giỗ xuất hiện rầm rộ. Đặc biệt, có một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm giữa những người làm nghề này với nhau khiến vấn đề cầu siêu, cầu an cho người đã khuất trở nên lộn xộn, khó phân định được đâu là sự chân thành, đâu là sự giả tạo nhằm kiếm tiền và ngay cả với người là con cái người đã khuất cũng trở nên không bình thường. Thay vì sự báo hiếu thuần túy cộng với những sinh hoạt tâm linh nhằm kiến giải những khuất tất về nghiệp chướng thì đâu đó, sự ngụy tạo cũng không ít.
Tụng kinh là một dịch vụ?
Ông Hướng, một người có thâm niên hơn ba mươi năm sinh hoạt Phật Tử và đã chính thức bỏ chùa, về nhà lập một bàn thờ để tụng kinh hằng đêm, mở chiếc loa có cường độ âm thanh tương đương với loa chùa để rồi hai năm trở lại đây, ông chuyển hẳn sang dịch vụ tụng kinh, ăn nên làm ra. Vốn là người có giọng hát hay trước đây, khi chuyển sang tụng kinh, giọng tụng của ông nhanh chóng đi vào lòng người nghe, ông có cả một lượng fan hâm mộ khá lớn, nên chi mỗi khi có đám tang, đám giỗ, ông là người được mời đầu tiên để tụng kinh.
Ông Hướng nói với chúng tôi là nghề này không phải ai cũng làm được, và không phải ai cũng đủ dũng cảm xem nó là cái nghề để kiếm cơm độ nhật, thậm chí để làm giàu. Vì phần đông, người hành nghề tụng kinh lại đặt mình vào kiến chấp về công đức và đâu đó, còn có người xem mình là bậc bồ tát hoặc cận bồ tát, có thể dùng năng lực trì chú, tụng kinh để giải nghiệp cho người khác và vô hình trung, trong họ, có sự nhập nhằng giữa kiếm cơm và làm công đức, hoạt động tâm linh. Chính vì sự nhập nhằng này, họ không bao giờ dám đặt thằng vấn đề về tiền bạc, và đôi khi sự dấm dúi này lại làm khó cho gia chủ.
Sự nhập nhằng giữa kiếm cơm và làm công đức, hoạt động tâm linh. Chính vì sự nhập nhằng này, họ không bao giờ dám đặt thằng vấn đề về tiền bạc, và đôi khi sự dấm dúi này lại làm khó cho gia chủ
Với ông Hướng thì khác, ông cho rằng đã đến lúc con người, nhất là những người hành nghề tụng kinh giống như ông phải nhìn nhận lại vấn đề, phải sòng phẵng với bản thân và sòng phẵng với những hoạt động, những đối tác của mình. Nghĩa là, nếu người tụng kinh không nhận thức rõ ràng việc mình đi tụng thuê kiếm cơm, sẽ vướng kẹt vào kiến chấp về công đức, sẽ chấp thủ rằng hành động tụng kinh, cầu siêu cầu an của mình là hóa giải, cứu rỗi cho người khác, như vậy sẽ rơi vào chấp thủ.
Trạm dịch vụ bán hoa và thầy tụng. RFA
Trạm dịch vụ bán hoa và thầy tụng. RFA
Và hơn nữa, muốn cứu rỗi, hóa giải tâm linh, mà chỉ bằng một vài lần tụng kinh thì e rằng chỉ có bậc bồ tát hoặc là các bậc đã chứng quả La Hán, hoặc giả ít ra thì những bậc đại sư, đã có ông phu tu tập thâm hậu mới có thể làm được, nhưng khi làm được như thế, các vị ấy chắc sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình làm để lấy đức. Chính vì thế, với ông Hướng, ông nhất quyết rằng hãy cứ nói mình là một thợ tụng, hãy tụng thật hay và dồn hết tâm lực, sự tập trung trong lúc trì chú và chánh niệm điều thiện lành trong lúc tụng, càng chánh niệm, càng tập trung thì tay nghề càng cao, càng xứng đáng để lấy tiền của khách hàng.
Tuyệt đối không nên xem việc tụng kinh là một sự ban ơn theo kiểu làm việc tích đức nhưng gia chủ cúng tiền thì lặng lẽ bỏ túi, trong khi đó lại không cho ra một định giá cụ thể, rất khó cho gia chủ, khiến họ lúng túng trong khái niệm Cúng Dường. Với ông Hướng, hãy cứ cho mức giá rõ ràng, nếu chủ nhà không có tiền thì nấu ông một bữa cơm chay cũng tốt rồi, chừng đó cũng làm ông vui, không đòi hỏi gì thêm. Như để kết thúc quan điểm của mình, ông Hướng nói rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông thôi, và quan điểm này không thể so sánh dù đứng trên bất kỳ góc độ nào đối với hoạt động tâm linh của các vị sư chân chính và đáng kính.
Một người đàn ông có mẹ vừa qua đời và nhờ ông Hướng tụng kinh cầu siêu, chia sẻ với chúng tôi: Đầu tiên mình tụng cho vong linh siêu thoát, tất nhiên là mình tụng để hồn đi, còn mời nhà sư là để xem ngày giờ, mình phải có cát sét, mình phải chuẩn bị mấy cái đó để vong linh đi thong thả. Mời nhà sư vì mục đích coi ngày giờ hạ huyệt, địa lý, kiêng cử họ rành hơn. Còn bản thân mình trước đó phải chuẩn bị tất cả trước khi người nhà đi, kinh kệ đàng hoàng để họ siêu thoát không lưu luyến mình!
Mời nhà sư vì mục đích coi ngày giờ hạ huyệt, địa lý, kiêng cử họ rành hơn. Còn bản thân mình trước đó phải chuẩn bị tất cả trước khi người nhà đi, kinh kệ đàng hoàng để họ siêu thoát không lưu luyến mình
Dịch vụ nở rộ, thật giả khó phân biệt
Một vị ni sư ở Huế, yêu cầu chúng tôi đừng nêu pháp danh vì một số vấn đề tế nhị: Người tôn giáo bây giờ nó cũng là “cái việc”. Có những người họ ăn không ngồi rồi cũng nhiều lắm, họ bám vào, đau khổ họ bám vào, thiếu thốn họ cũng bám vào. Cúng thê cũng nhiều, bởi vì cái nhu cầu quá nhiều đi mà! Cái gì cũng cúng, cúng đất cũng cúng, cúng nhà cũng cúng, đám giỗ cũng cúng… Cái gì cũng cúng hết! Bây giờ những cái đạo tràng, những ông thầy còn rứa nữa chứ đừng nói đến các vị Phật Tử. Có vị thì sáng suốt, nhưng cũng có vị cũng làm rứa, cũng theo cao trào. Bây giờ tôn giáo đang cao trào mà, nhà nước bật đèn xanh cho tôn giáo phủ sóng…
Cũng theo vị ni sư này, các hoạt động tâm linh luôn là hoạt động cần thiết đối với đời sống, không riêng gì Phật Giáo mà tất cả các tôn giáo đều có hoạt động tâm linh. Có một điểm chung giữa các tôn giáo trong hoạt động tâm linh là nhằm hóa giải những cái không tốt đẹp để mang lại những điều thiện lành, hướng đến chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên, dường như bên cạnh những sinh hoạt tâm linh thuần túy của tôn giáo, vẫn hiện hữu những hoạt động mang tính lợi dụng, mượn niềm tin tâm linh để trục lợi.
Và điều này không dừng ở những người ngoài xã hội mượn tiếng chuông, câu kệ để kiếm sống mặc dù không hiểu gì về Phật Pháp. Nhưng dẫu sao họ cũng đáng được thông cảm bởi đó là kế sinh nhai, mặc dù là kế sinh nhai trắc ẩn và nhiều hệ lụy. Đáng tiếc hơn cả là nhiều vị đã xuống tóc, vào chùa để tu nhưng lại mang tâm tham ngoài đời vào chùa, mượn màu sắc Phật Pháp để trục lợi.
Rất nhiều đồng môn đã không lo chuyên tâm tu tập, suốt ngày đi tụng kinh cho đám giỗ, đám tang để giao du, ăn chơi, thậm chí có vị còn dùng tiền cúng dường để hút hít, uống bia ôm, nhậu nhẹt, ăn mặn, phạm trầm trọng vào giới luật nhà Phật
Một sư cô
Vị sư cô này cho biết thêm là hiện tại, bà biết rất nhiều đồng môn đã không lo chuyên tâm tu tập, suốt ngày đi tụng kinh cho đám giỗ, đám tang để giao du, ăn chơi, thậm chí có vị còn dùng tiền cúng dường để hút hít, uống bia ôm, nhậu nhẹt, ăn mặn, phạm trầm trọng vào giới luật nhà Phật. Bà tiếc nuối về những khoảng thời gian trước đây, thời trước 1975, các sư chỉ biết chuyên tâm tu tập dưới sự giám soát và hướng dẫn ủa Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất. Còn bây giờ, mọi việc trở nên rối rắm, khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả.
Vị ni sư này tiết lộ thêm là bà rất đau lòng cho đạo pháp vì hầu như các chùa quốc doanh, ở đâu cũng có một vài vị sư biến thái, đàn đúm và thậm chí, có sư còn thủ cả súng trong người, bà không hiểu vì sao đã đi tu mà còn có súng? Và như vậy có chính xác là nhà tu hay là loại người nào khác trà trộn vào cửa Phật.
Vị sư cô này bày tỏ sự đồng cảm với ông Hướng, dù có nhiều vấn đề cần bàn thêm nhưng dẫu sao, thái độ rõ ràng, sòng phẵng đưa ra giá cả để tụng kinh và nếu như gia chủ nghèo quá thì tụng miễn phí, ăn một bữa cơm chay rồi ra về cũng thể hiện thái độ, chính kiến của ông một cách rõ ràng, không dấm dúi và không làm cho gia chủ thấy lúng túng, bối rối vì vụ cúng dường. Và hơn hết, trong một xã hội thiếu minh bạch ở bất kỳ lĩnh vực nào, thì lĩnh vực tâm linh cũng nên có sự minh bạch, sòng phẵng và vô tư.
Nói đến đây, vị ni sư vừa thở dài nhưng lại vừa mỉm cười, một nụ cười mãn nguyện và vô ưu.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Cảm ơn bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Zhivago Yuri 
Kính gửi bác TBT Nguyễn Phú Trọng:

Trước hết, cháu xin tự giới thiệu về mình. Cháu là một công dân Việt Nam và về tuổi tác thì chỉ đáng tuổi con bác. Cháu viết thư này để cảm ơn bác đã gỡ rối cho cháu một vấn đề mà cháu cứ trăn trở mãi. Chuyện là  thế này ạ.


Sau khi xem cái clip "Xe chở bia gặp nạn, nhiều người đổ xô hôi của" trên báo Tuổi Trẻ, cháu cảm thấy rất là bức xúc. Tại sao một đám đông lại có thể lao vào ăn cướp của một người bị nạn như thế nhỉ? Cháu dùng từ ăn cướp, chứ không phải hôi của. Và lại là giữa ban ngày ban mặt, giữa đường giữa chợ chứ? Họ có còn tí tẹo nào liêm sỉ, tự trọng, chứ chưa nói đến tình người không?
Suy nghĩ của cháu lại càng trở nên rối tinh rối mù sau khi đọc những dòng này trên báo Người Lao Động:
"Những gì vừa xảy ra cho thấy con người cấu xé, cướp giật nhau để kiếm sống. Thậm chí, không phải để kiếm sống mà chỉ vì thói quen, vì quán tính của cái xấu, cái ác trong con người. Cũng cần phải nghiền ngẫm một câu hỏi, tại sao hôm nay chúng ta rêu rao nhiều giá trị đạo đức, nhưng cũng là lúc mà lòng nhân ái, tình người bị xem thường nhất, thiếu vắng nhất.

Có thể chỉ ra cụ thể ai là người chịu trách nhiệm về một lĩnh vực, một ngành kinh tế nghèo nàn, giáo dục, y tế lạc hậu, hạ tầng giao thông yếu kém; nhưng thật khó để chỉ ra ai phải chịu trách nhiệm về một nền đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp trầm trọng hiện nay!"

Câu hỏi ấy cứ khiến cháu trăn trở mà chẳng biết trả lời thế nào. Một câu hỏi lớn không lời đáp! Nhưng vài ngày sau, cháu đọc được phát biểu này của bác trên VTC: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."
Eureka! Bây giờ thì cháu đã hiểu!
Chao ôi! Bác Trọng ạ, đọc những lời vàng, ý ngọc của bác, cháu thấy mới là mát lòng, mát dạ chứ! Bao nhiêu uẩn khúc cứ thế là thông suốt, tỏ tường. Cái cảm giác khi ta ngộ ra một vấn đề gì đó trăn trở bấy lâu, nó sung sướng lắm bác ạ. Đến ở nước Phật còn có nạn hối lộ, thì trách chi đám dân quê nước ta đi ăn cướp tập thể phải không bác?
Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Có những câu nói khiến con người trở nên bất tử. Câu nói của bác, cháu xin ghi lòng tạc dạ. Đời con, đời cháu, đời chắt, đời chút, đời chít của cháu, cháu dứt khoát sẽ dạy cho bọn nó sống mà nhớ lấy, bác TBT hồi xưa đã nói vậy đấy, để chúng nó có cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt hơn và bao dung hơn.
Nhân bác nói chuyện nhà Phật, cháu cũng xin nói chuyện nhà Phật, gọi là câu chuyện làm quà cho vui thôi ạ. Đức Phật đã dạy rằng vạn pháp là vô thường, có sinh có diệt. Đừng nên bám víu vào cái gì mà phải biết xả bỏ tất cả. Không chỉ của cải, danh vọng, thậm chí người thân, mà ngay cả giáo pháp của Đức Phật, Ngài cũng dạy rằng khi nào không cần đến nó nữa thì phải biết buông xả nó: cũng như cái bè đưa ta qua sông, qua đến bờ bên kia rồi thì phải biết bỏ nó lại mà đi tiếp chứ đừng khiêng nó theo.
Thế đấy bác ạ, Phật Pháp nhiệm màu thế, do chính Đức Phật truyền dạy mà Ngài còn dặn chúng sinh phải biết buông xả. Đức Phật chưa bao giờ dạy tăng ni Phật tử phải "tuyệt đối trung thành" với Phật Pháp cả. Cháu chào bác nhé và một lần nữa xin cảm ơn bác đã cho cháu sáng mắt, sáng lòng ạ.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

ÔNG TỔNG TRỌNG ĐẦU TÔM VÀ QUỐC NẠN THAM NHŨNG

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, đã được nâng lên tầm QUỐC NẠN.

Theo ngữ nghĩa học thì "tham nhũng" hay "tham ô" là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”

Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International, công bố năm 2010 và 2011 thì Việt Nam được 2.7 điểm trên 10 điểm với những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao. Việt Nam, vì vậy tình trạng tham nhũng được xem là đại quốc nạn.
Một cuộc khảo sát trên phạm vi 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc, và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Lý do rất đơn gian và dễ hiểu là vì anh phó thường dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng được. Người có quyền hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn, lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cở địa phương, lãnh đạo nhà nước thì tham nhũng theo tầm cở quốc gia. Như vậy chống tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó là không không bao giờ xãy ra, bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao giờ cắn lại chính nó.
Vì vậy, để lấp liếm về tệ nạn tham nhũng cứ ngày một tăng thêm như một bệnh dịch, hầu xoa dịu sự phẫn nộ của nhân dân, trong dịp tiếp xúc với cử tri Hà Nội vào sáng ngày 7 tháng 12 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một cách hết sức cuồng ngôn, loạn ngữ rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt…”
Hẳn nhiều người từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đều khó có thể quên được chi tiết A nan và Ca diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đây chính là chi tiết mà Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến để lấp liếm cho hành động tham nhũng của chính bản thân mình cũng như tệ nạn tham nhũng đang trở thành quốc nạn, mà những kẻ gây ra cái quốc nạn đó chính là những đồng chí, đồng đảng của Trọng. Điều đó, cho thấy rằng cái đầu của Tổng Trọng không hơn gì cái đầu tôm khi hiểu rằng A nan và Ca diếp đòi ăn hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các”Lậu Hoặc” - nhứt thiết lậu tận, tức là sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các “lậu hoặc” tức là các “ô nhiễm trong tâm”. Thực vậy, bậc A-la-hán thường là các bậc “lậu tận” không còn vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý rằng muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục, tức là phải giác ngộ hoàn toàn. Hành động của Đường tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng của sự “Lậu Tận”, của sự giác ngộ hoàn toàn, chứ không hề hàm nghĩa đút lót hay ăn hội lộ, như quốc nạn ở nước ta hiện nay đâu.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A nan và Ca diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.” Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng: “Đạo pháp bất khinh truyền” mà! Cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi đến cả thân xác của mình, chứ không phải chỉ là cái bình bát vàng thôi đâu – VÔ NGÃ mà! Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn đánh đổi, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”.
Vậy, việc đánh đổi chiếc bình bát bằng vàng để thỉnh nhận được “hữu tự kinh” mang ý nghĩa cao cả của sự đắc đạo khi và chỉ khi đã giác ngộ hoàn toàn, đã diệt sạch tâm sở THAM, SI và TÀ KIẾN – tức là đạt đến LẬU TẬN.

Nhận thức như Nguyễn Phú Trọng, rằng tình huống đánh đổi bình bát bằng vàng để thỉnh nhận Kinh Thư là một hành động tham nhũng và đưa nhận hối lộ, vừa thể hiện cái ngu lú của một vị tổng bí thư, lại vừa là một xúc phạm nặng đến Phật Giáo.
Thiên hạ đã ban cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cái hỗn danh TRỌNG LÚ, quả không sai. Chỉ tủi hổ cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến lại đặt dưới sự trị vì của một con người với cái đầu tôm như Trọng Lú thì trách sao mà nước chả nghèo dân chả khổ?
Nguyễn Thu Trâm, 8406

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét