Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

“Người ta” đang nghĩ gì về Diễn đàn Xã hội dân sự? & Tôi tin rằng người dân Việt Nam đã sẵn sàng cho một sự thay đổi

“Người ta” đang nghĩ gì về Diễn đàn Xã hội dân sự?

Có lẽ đây là bài báo ngắn nhất từ trước đến nay của tôi. Bài báo phác ra một giả thiết về một cách nghĩ ngợi, đánh giá và suy tưởng của một nhóm người nào đó (xem ý kiến bên dưới) – chúng ta có thể tạm gọi là “người ta” – về trang mạng Diễn đàn Xã hội Dân sự mà Ban Tuyên giáo Trung ương đang đặc biệt lo ngại về sự ảnh hưởng của nó.

Diễn đàn Xã hội dân sự – một tập hợp ý kiến trao đổi được khởi sự vào tháng 9/2013, với mục tiêu “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” – đến nay đã trải qua đúng một quý phôi thai.

Không khác mấy thân phận nhiều trang mạng “lề trái”, Diễn đàn Xã hội Dân sự đang phải chịu những sức ép không nhỏ từ phía giới chức Đảng – những người không buông lơi đường lối kiên định về điều 4 trong hiến pháp cũ và đồng thuận tuyệt đối với những nội dung hết sức tương đối trong bản hiến pháp mới.

Những động thái trên, cùng cách nghĩ và suy tưởng của “người ta” như giả thiết đề cập ở trên, lại đang diễn ra trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam vừa được chấp nhận tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – một địa chỉ mà các thành viên ở đó đều phải cam kết “bảo đảm quyền tự do chính kiến, tự do thông tin và biểu đạt cá nhân”.
 
Phạm Chí Dũng

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

“Diễn đàn Xã hội dân sự” là một âm mưu, thủ đoạn hoạt động xảo quyệt và rất nguy hiểm, tác động tiêu cực đối với xã hội trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ và đấu tranh loại trừ.

Thời gian vừa qua, nhóm mượn danh “nhân sỹ trí thức” lợi dụng vấn đề “dân chủ” đã cho ra một bản “Tuyên bố thực thi quyền dân sự và chính trị”, trong đó kêu gọi, khởi xướng một “diễn đàn” trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta “từ toàn trị sang dân chủ” một cách “ôn hòa” mang tên “Diễn đàn Xã hội dân sự”.

Yêu sách của “Diễn đàn Xã hội dân sự” là “yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”, “Diễn đàn Xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp”…

“Diễn đàn Xã hội dân sự” là một âm mưu, thủ đoạn, hoạt động xảo quyệt và rất nguy hiểm, tác động tiêu cực đối với xã hội trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ và đấu tranh loại trừ, bởi những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội đã triệt để lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”.

“Xã hội dân sự” là một vấn đề mới ở Việt Nam, đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều trí thức, công chức và nhân dân. Có thể hiểu, “xã hội dân sự” là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và của xã hội, hiện thực hoá quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Về bản chất “xã hội dân sự” có nhiều đặc điểm mang tính tích cực (hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý; vì mục tiêu rất tích cực) cần được nghiên cứu, làm rõ và vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, hiện nay kẻ địch và số phần tử cơ hội luôn tìm mọi cách triệt để lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”, hình thành các “diễn đàn, “tổ chức” tự xưng với “danh nghĩa” là “xã hội dân sự”, triệt để lợi dụng đặc tính dễ hình thành nhưng khó kiểm soát của “xã hội dân sự”, lợi dụng tính năng phản biện xã hội (đối với các chủ trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước) của “xã hội dân sự”… để là nơi chúng chuyên nói những điều xằng bậy, tuyên truyền các luận điệu phản động, chống đối, vu khống Đảng, Nhà nước, lừa dối người dân… hòng làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo thuận lợi cho các thế lực chống đối có điều kiện gia tăng hoạt động, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng làm chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam.

Cái gọi là “Diễn đàn Xã hội dân sự” đang được rêu rao trên các trang mạng Internet không chính thống, trên Facebook hiện nay chẳng qua là sự lợi dụng danh nghĩa “xã hội dân sự” để phục vụ mưu đồ đen tối, nguy hiểm của những người khởi xướng. Một diễn đàn mang danh “xã hội dân sự” mà thành phần tham gia chỉ là các tổ chức và nhóm có tư tưởng chống chế độ (tự coi là các nhóm “đấu tranh dân chủ”) như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258…, chứ không phải là các tổ chức, nhóm hình thành tự phát từ những người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp… như cách nhìn nhận phổ quát hiện nay. Về bản chất, “diễn đàn” này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp, tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại thể chế chính trị hiện nay, phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan.

Thủ đoạn này cũng không khác mấy việc núp dưới danh nghĩa đòi trả tự do, công lý cho “nhà đấu tranh dân chủ” Lê Quốc Quân để che giấu, “lờ đi” việc ông này đang bị khởi tố, xét xử về tội danh hình sự “Trốn thuế” theo Điều 161 Bộ luật Hình sự. Cũng không khác mấy với việc nhóm Tuyên bố 258 tự nhận là Mạng lưới Blogger Việt Nam đi vận động quốc tế can thiệp “đấu tranh nhân quyền” cho hơn 100 người ký tên, đòi hủy bỏ Điều 258, không ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.

Thứ hai, bên cạnh lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”, các thế lực thù địch, cơ hội triệt để lợi dụng Internet, đặc biệt là các mạng xã hội hiện nay, với tính năng truyền dẫn nhanh, lây lan rộng khắp và rất khó kiểm soát… để làm phương tiện truyền bá các tư tưởng chống đối, luận điệu phản động, vu cáo, nói xấu chế độ, gây tâm lý hoang mang cho quần chúng nhân dân, tập hợp lực lượng chống Đảng và Nhà nước… Do đó, hoạt động này càng trở nên cực kỳ nguy hiểm. Các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng Facebook để hoạt động chống phá.

Thứ ba, các đối tượng chống đối lợi dụng triệt để các vấn đề tiêu cực, hạn chế, khó khăn của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta để phóng đại, đánh đồng, vu cáo, hạ thấp, phủ nhận thành quả, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, công sức, cố gắng của nhân dân ta.

Thừa lúc tình hình kinh tế đất nước khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và một số tình hình tiêu cực, yếu kém trong nước (đặc biệt là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống), trên “Diễn đàn Xã hội dân sự”, “các nhà dân chủ” ra sức lợi dụng để vu cáo, đánh đồng, xuyên tạc, hòng hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước. Họ cho rằng, Đảng đã thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, phản bội lại nhân dân… Đây là luận điệu tuy không mới, nhưng hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ, họ đã dùng thủ đoạn “vơ đũa cả nắm”, chỉ căn cứ vào một số hiện tượng tiêu cực để quy chụp về bản chất của Đảng.

Phải thấy rằng, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, đa số cán bộ, đảng viên của Đảng đã phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu, năng động, sáng tạo trong công tác, lao động, học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với nhân dân, đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới; góp phần xứng đáng vào thành quả chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không hề che giấu khuyết điểm: đó là, đã có một bộ phận cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất, vi phạm khuyết điểm… mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng đã nêu rõ. Với tinh thần tự phê bình và phê bình, dám nhìn thẳng vào sự thật, đáng giá đúng sự thật, nghiêm túc, kiên quyết tìm mọi cách để sửa chữa, khắc phục, Nghị quyết của Đảng đã đưa ra bốn nhóm giải pháp cần phải thực hiện để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ. Qua hơn một năm nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí, kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm… đã mang lại hiệu quả tích cực, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được củng cố, nâng cao, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho tình hình kinh tế – xã hội của đất nước luôn ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện…

Qua phân tích nêu trên, chúng ta đã thấy rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động rất nguy hiểm và xảo quyệt của các thế lực thù địch, bọn cơ hội khi dựng lên cái gọi là “Diễn đàn Xã hội dân sự”; phản bác lại luận điệu sai trái, phản động, phản khoa học của chúng. Tác giả rất mong muốn mọi người nhận thức đầy đủ và có thái độ kiên quyết đấu tranh lại với âm mưu, hoạt động gây tác hại, tiêu cực đối với xã hội, sự ổn định đời sống của nhân dân.
  (BVN)

Lý Trung Nam - Suy nghĩ về những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo quy luật, phúc nhà hết thường sinh ra con cái hư hỏng; vận nước suy người đứng đầu thường u mê, lú lẫn. ĐCSVN cũng đang trong tình trạng đó, cụ thể:

Trước đây, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM gây lãng phí thời gian, tiền của (xem thực hư việc học tập tấm gương đạo đức HCM); khi vừa về hưu, ông làm việc vi phạm đạo đức của một đảng viên, đạo đức làm người, do ông đã lấy cô vợ là bạn của con trai mình, khi vợ cũ vừa chết chưa xanh cỏ.

Đến nay, ông GS, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều phát biểu hiện rõ của sự lú lẫn, như: “…Mục tiêu XHCN đến hết thế kỷ này vẫn chưa tới…"; hay "chuyện tham nhũng như ngứa ghẻ…”. Trong dịp tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 07/12/2013, đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."


Mang hàm GS, ở cương vị Tổng bí thư mà ông Trọng lại lấy một chuyện hư cấu để nói về chuyện thực, bởi lẽ: các nhân vật Tôn Ngộ Không, Bát Giới… là không có thật… bản thân câu chuyện Tây Du Ký không đại diện cho phật giáo, mà chỉ là hư cấu, mang đậm tính giải trí.

Giả sử đây là câu chuyện có thật thì sự so sánh trên là khập khiểng, bởi lẽ: Tiền thuế của dân đã tri trả tiền lương, các điều kiện làm việc như: Văn phòng làm việc, văn phòng phẩm, điện, nước... cho cán bộ (phần lớn là đảng viên); do vậy, việc anh được chọn làm ở vị trí đó là để phục vụ nhân dân; còn chuyện anh đến lấy Kinh là chuyện khác, vì không ai nuôi người viết kinh, nên anh chi trả tiền giấy bút để duy trì sự tiếp tục viết Kinh là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên triết lý của chuyện Tây Du Ký lại khác: “Ở đây, chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một l thứ kim loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục”. Theo Phật tử Phúc Thịnh.

Việc phát biểu của ông Trọng đang biện minh và bật đèn xanh cho việc tham nhũng, vốn là quốc nạn ở chế độ cộng sản độc quyền, toàn trị. Việc phát biểu này, giống như việc ĐCSVN lấy tiền thuế của dân để nuôi bộ máy của đảng và các đoàn thể; đáng ra, tiền thuế của dân chỉ nuôi bộ máy chính quyền; thậm tệ hơn khi ĐCSVN tự chi trả tiền lương cho cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể cao hơn 1,5 lần các bộ phận khác, vì lý do “cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể thường thu nhập thấp vì không có các chương trình, dự án...” điều này ĐCS đã đương nhiên công nhận chuyện tham nhũng từ các chương trình, dự án… đặc biệt ĐCS chẳng bao giờ công khai kết quả thanh tra, kiểm toán chuyện chi tiêu của đảng.

Thiết nghĩ, các tăng, ni, phật tử cần lên tiếng về việc này để làm sáng tỏ chân kinh, giúp các phật tử, nhân dân được rõ; nếu cứ để các vị “đỉnh cao trí tuệ” mà tiếp tục tuyên truyền kiểu này thì sẽ làm lu mờ chính pháp, tụt giảm lòng tin của phật tử, người dân vào phật pháp.

Việc phát ngôn của người đứng đầu ĐCSVN vừa qua, có người cho là u mê, lú lẫn; cũng có người cho là thật thà, bộc bạch nói lên sự thật mà trước đây và ngày nay rất nhiều đảng viên thường giấu. Nhưng đây là dấu hiệu của sự suy tàn của ĐCS; cũng có thể do sự kỳ diệu siêu hình nào đó đã ứng vào miệng ông Trọng để mỗi lần ông phát ngôn thường chứa đựng sự u mê, lú lẫn và thật thà thiếu suy nghĩ, để mọi người dân dần dần được vén bức mành để được rõ hơn về bản chất của chế độ độc tài, toàn trị; điều này có nghĩa sự suy tàn của ĐCS đã đến gần, vận nước đang lên và sang một trang mới./.
  Lý Trung Nam 
  (Dân luận)

Trương Duy Nhất đã phạm tội gì?

(PetroTimes) - Vốn là một nhà báo nhưng Trương Duy Nhất được biết đến nhiều hơn với vai trò là chủ của trang blog “Một góc nhìn khác”. Điều gì đã khiến một người cầm bút rơi vào vòng lao lý? Trên thực tế, dư luận chưa được tỏ tường những thông tin cụ thể và chính xác về những hành vi vi phạm khiến Trương Duy Nhất bị xử lý…

Tháng 5-2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã bắt giữ Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP Đà Nẵng) – nguyên phóng viên báo Đại Đoàn kết, về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Nhiều người chỉ biết rằng Trương Duy Nhất có thời gian làm việc tại báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó chuyển sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Thời gian sau, Trương Duy Nhất “gia nhập” cộng đồng mạng với tuyên bố “bỏ viết báo, chuyển sang viết blog” và bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận bằng các bài viết bình luận thời sự, nhưng dưới một góc nhìn khác, theo chủ ý của riêng Trương Duy Nhất. Ai cũng biết rằng là người cầm bút chân chính thì tất cả những gì viết ra cho cộng đồng đọc thì phải vì lợi ích của cộng đồng và của xã hội chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Và điều quan trọng là các thông tin trong mỗi bài viết cần đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan. Nhưng đây lại chính là điểm yếu của người “bỏ viết báo, chuyển sang viết blog”. Con đường phạm tội của Trương Duy Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn cho đến ngày 25/5/2013.

Ngày 19/11/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra bản kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương khác. Qua bản kết luận này, có thể thấy rằng Trương Duy Nhất là một trong số ít những người đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, lợi dụng quyền tự do báo chí để viết và đăng tải những bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân.

Sự việc bắt đầu từ ngày 25/5/2013, Công ty cổ phần Viễn thông FPT có Công văn số 294/CV-VP gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kèm theo các tài liệu liên quan về việc phát hiện website của truongduynhat.vn của Trương Duy Nhất, địa chỉ ở số 25, Tống Phước Phổ, TP Đà Nẵng đăng tải nhiều bài viết có góc nhìn tiêu cực về tình hình kinh tế, xã hội, vi phạm quy định pháp luật Nhà nước...

Ngày 26/5, cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Trương Duy Nhất lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khác; ra lệnh và tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, bắt khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất về hành vi đưa thông tin tuyên truyền xuyên tạc, không đúng sự thật trên mạng Internet. Và ngày 13/5, ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trương Duy Nhất về tội danh trên, quy định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự.

Lần theo lý lịch, từ năm 1983 đến 1987, Trương Duy Nhất là sinh viên Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1987, Trương Duy Nhất là phóng viên của Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Đến năm 2011 thì chuyển sang làm phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, văn phòng miền Trung. Năm 2007, Trương Duy Nhất tự lập blog cá nhân có tên miền truongduynhat.vnweblogs.com. Vì blog truongduynhat.vnweblogs.com là blog miễn phí nên tính an toàn và bảo mật thấp, thường xuyên bị tin tặc tấn công nên vào đầu năm 2010, Trương Duy Nhất tự lập thêm blog có tên miền truongduynhat.blogpost.com. Sau khi lập blog truongduynhat.blogpost.com, Trương Duy Nhất không sử dụng blog này do thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật. Ngày 1/12/2010, thông qua Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Micronet có trụ sở tại số 2, Villa E, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội), Trương Duy Nhất đăng ký sử dụng tên miền truongduynhat.vn, lập và quản trị website truongduynhat.vn (mang tên "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác"). Sau khi website truongduynhat.vn hoạt động, Trương Duy Nhất bỏ không sử dụng và tải tất cả thông tin của blog truongduynhat.blogpost.com về website truongduynhat.vn.

Năm 2011, Trương Duy Nhất đã đăng ký mua tên miền truongduynhat.org (khi truy cập địa chỉ http://wwwtruongduynhat.org, sẽ tự động đăng nhập website truongduynhat.vn). Việc lựa chọn, đăng tải, hiển thị tất cả các bài viết và ý kiến bình luận (comment) trên website truongduynhat.vn đều do Trương Duy Nhất tự quyết định, thực hiện. Cây viết này đã đăng tải trên website của mình trên 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác, rồi lựa chọn hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc. Trong nhiều bài viết Trương Duy Nhất đã sử dụng những lời lẽ vô văn hóa, kệch cỡm, xuyên tạc tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước, mang những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc. Trong số 1.000 bài viết, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây:

Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Hơn thế nữa, nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trong bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.

Trước những dấu hiệu vi phạm của Trương Duy Nhất, từ năm 2011 đến năm 2012, Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng… đã 4 lần trực tiếp làm việc, nhắc nhở và yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt hành vi viết, đăng tải, hiển thị trên website truongduynhat.vn các bài viết, ý kiến bình luận có nội dung ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sau mỗi lần làm việc với cơ quan chức năng, Trương Duy Nhất đều đã gỡ bỏ một số bài viết, ý kiến bình luận nhưng thực chất đó chỉ là "động tác giả" vì sau đó, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết, lựa chọn, đăng tải, hiển thị các bài viết và ý kiến bình luận trên website truongduynhat.vn.

Từng là một người làm báo, Trương Duy Nhất chắc chắn hiểu rằng hành vi viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên website của mình, làm giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân về các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, Trương Duy Nhất lại cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn dù đã bị nhắc nhở.

Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình. Tuy nhiên bị can không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi vi phạm của mình. Thời gian tới, hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử. Đến lúc đó, chẳng biết một người vốn ăn học đàng hoàng có nhìn nhận lại “cái quyền tự cho phép mình” được phán xét người khác, phán xét chế độ với những thông tin xuyên tạc chống lại Đảng, Chính phủ và nhân dân?

Han Times - Thêm một lần nói về Trương Duy Nhất!

Đến giờ mà nói chỉ có hai người Hiệu Minh và Trương Duy Nhất. Hiệu Minh nhẹ nhàng thâm thúy, cũng là tay lão luyện từng trải. Trương Duy Nhất cái tên đã thấy "Nhất" không lẫn vào đâu được.


Web site Trương Duy Nhất những ngày còn "Góc nhìn khác"

Dù rằng có lần tôi cồng măng trên trang của Nhất "Ông chẳng duy nhất trong những entry". Nhưng Nhất vẫn là người mà tôi khá ấn tượng và kính trọng. Lý do? Nhất mạnh mẽ và quả quyết trong tưng entry, quả quyết trong câu slogan: "Có thể không đúng, chưa hẳn đã sai nhưng đó là góc nhìn khác" - Góc nhìn đó mang đặc trưng Trương Duy Nhất. Hơn thế Nhất là người có tư duy và phán xét sự vật, hiện tượng xã hội bằng chính tư duy mạnh mẽ của mình.

Điều mà không mấy người có được.

Nhất sở hữu những tin độc, ngang tàng đến mức gần như ngông cuồng.

Đó là Trương Duy Nhất.

Nhất bị bắt, cộng đồng mạng thêm một phen sởn tóc gáy. Không hiểu vì lý gì mãi đến gần đây, việc luận tội Nhất (qua cáo trạng trên báo xăng dầu) mới được công bố? Có thể là cơ quan điều tra bận bụi vì phải thu thập chứng cớ, chứng tỏ Nhất phạm tội "lợi dụng quyền tự do ngôn luận" cũng có thể đến giờ là thời điểm cần thiết để công bố những tin như vậy?

Nhưng cách mà báo xăng dầu kết tội, mới khiến người ta giật mình. Hoặc là vì sự ngu dốt của người viết bài, hoặc cũng có thể đó là một cách lách luật để bạch hóa về một thói quen xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, thói quen khinh dân và hà hiếp dân của những kẻ đang có quyền lực.

Vì một cách gọi chức danh "Thị trưởng" mà bị kết tội nói sai sự thật bởi... Việt Nam không có chức danh "thị trưởng".

Nhất bị kết tội bởi một ước muốn dẹp như hận thù quá vãng, những thắng thua, những cảnh người Việt cầm súng bắn giết người Việt, để 30/4 thôi là ngày Quốc hận, để bắc nam một nhà ta người Việt Nam?

Và chúng ta không được phép bi quan về hiện trạng kinh tế nước nhà, không được phép đau đớn về việc 127 Tập đoàn, Tổng Công Ty Quốc doanh nợ đến 1.35 triệu tỷ đồng. Bởi như thế là "phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước".

Thế dẫm cứt chó thì có được kêu thối không, hay phải hài lòng mà khen thơm, thậm chí phải bốc lên ăn ngấu nghiến cho kỳ hết? Cũng phải thôi, dân đen thì còn cửa nào khác? Cái thuế xe mới được áp dụng (giá 100.000đ/năm cho việc lưu thông trên đường do chính công dân đóng thuế xây nên), nghĩ ra cũng thật đau đớn.

Nhưng dù gì đi chăng nữa giữa lúc quá nhiều người bực bội, thậm chí uất ức vì bản Hiến Pháp mới được thông qua, thì bài Luận tội Trương Duy Nhất (qua Kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”) đến thật đúng lúc.

Chỉ có điều tôi dám chắc rằng sẽ chẳng có một thứ hăm dọa nào khiến người ta thôi khát khao tìm về với sự thực, chẳng một quyền lực nào có thể cản trở công dân tư duy nghĩ khác và nói khác những điều nhà cầm quyền muốn.

Bởi vì công dân là con người và quyền lực của Nhà nước là do nhân dân ban cho.

Đơn giản sông luôn chảy!!!
Han Times 
Theo blog Han Times

Lê Thăng Long - Ai sẽ đi theo bác Lê Hiếu Đằng?!

dieu

Cháu là Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê, cháu cũng là con cháu họ Lê cùng với bác Lê Hiếu Đằng. Cháu xin viết mấy lời này tri ân bác Lê Hiếu Đằng.

Chắc quý vị và các bạn đều rõ về bác Lê Hiếu Đằng hiện nay là  một người Việt Nam khá nổi tiếng, được dư luận trong nước và nước ngoài rất quan tâm trong thời gian gần đây. Bác Lê Hiếu Đằng là người có hơn 40 năm tuổi đảng, là người từng có chức vị cao trong bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) gần đây đã vừa tuyên bố từ bỏ ĐCSVN. Trước đó bác Lê Hiếu Đằng là một trong số 130 trí thức hàng đầu Việt Nam tuyên bố về diễn đàn xã hội dân sự Việt Nam. Bác Lê Hiếu Đằng là một trong những người tiên phong về vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam.

Cháu tin bác Lê Hiếu Đằng là người trí thức đầy nhân cách, có tình yêu thương lớn đối với dân tộc Việt Nam. Những gì bác Lê Hiếu Đằng làm là để cống hiến lợi ích cho dân tộc Việt Nam. Bác Lê Hiếu Đằng hiện nay sức khỏe rất yếu vì căn bệnh ung thư, có lẽ bác sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Vì vậy cháu tin rằng bác hành động hoàn toàn không vì danh lợi của cá nhân. Hiện nay có rất nhiều người lo lắng cho bác Lê Hiếu Đằng, chỉ lo về sức khỏe yếu mà bác sẽ sớm ra đi. Nếu bác sớm ra đi có nhiều người đang lo ngại cho bác sẽ bỏ dở ước vọng lớn của bác sẽ chưa thực hiện xong là thành lập thành công đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam. Rất nhiều người hiện nay đang tự hỏi rằng nếu bác Lê Hiếu Đằng vì lý do sức khỏe mà mất sớm thì hiện có ai nối tiếp lý tưởng của bác hay không?!

Rất nhiều người đang phỏng đoán sau sự kiện bác Lê Hiếu Đằng ra khỏi ĐCSVN thì sẽ có thêm bao nhiêu đảng viên ĐCSVN nữa sẽ làm như bác đã từng làm. Có nhiều người đoán sau một năm nữa sẽ có khoảng 10.000, có người đoán 500.000, có người đoán sẽ có đến 1 triệu đảng viên ĐCSVN sẽ ra khỏi đảng. Có khoảng 50% số người đều tin nếu bác Lê Hiếu Đằng vì lý do sức khỏe mà ra đi sớm thì vẫn sẽ có người tiếp sức cho bác để thành lập thành công đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam. Nhưng cũng có khoảng 50% số người tin nếu bác Lê Hiếu Đằng chia tay dương thế sớm thì sẽ không có ai nối tiếp bác. Do vậy việc bác vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam sẽ bị bỏ dở.

Cha cháu đã 55 năm tuổi đảng. Cha cháu chưa làm được như bác. Vì vậy cháu rất ngưỡng mộ bác Lê Hiếu Đằng vì bác đã làm được hơn cha cháu. Nhưng mấy năm gần đây cha cháu cũng không còn quan tâm nhiều đến việc sinh hoạt ĐCSVN nữa. Cháu hy vọng một ngày không xa cha cháu cũng sẽ làm được như bác.

Cháu thực sự ngưỡng mộ bác Lê Hiếu Đằng vì cháu tuy là hoạt động về quyền con người cho nhân dân Việt Nam nhưng cháu chưa to gan được như bác. Cháu chưa có tham gia lập đảng, lập hội mà đã bị án tù 5 năm tù giam. Cháu mới chỉ rất nhẹ nhàng hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam thôi mà phải bị đi tù như vậy. So sánh với bác cháu cảm thấy cháu còn kém dũng khí của bác. Bác Lê Hiếu Đằng là tấm gương của cháu, bác sẽ mãi mãi trong trái tim và khối óc của cháu. Thay mặt thế hệ trẻ Việt Nam cháu tri ân bác tận sâu trong tâm hồn. Chúc bác mau khỏe để cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc Việt Nam.

Tôi tri ân tất cả mọi người làm theo tấm gương đạo đức của bác Lê Hiếu Đằng, vì tôi kém tài, kém đức chỉ cống hiến được một chút ít về quyền con người cho dân tộc Việt Nam.

Lời cuối cháu chúc bác Lê Hiếu Đằng có nhiều sức khỏe, bình an! Tôi xin chúc tất cả quý vị và các bạn luôn nhiều sức khỏe, bình an, may mắn, thành công, hạnh phúc!

TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 10/12/2013, kỷ niệm 65 năm ngày Nhân quyền Quốc tế!
Thành viên sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam
Website: www.conduongvietnam.org , Facebook: www.facebook.com/quyenconnguoi
© Lê Thăng Long – Lincoln Lê

'Không để dân phòng kiêu binh, làm loạn'

Cần phải đẩy lùi tệ nạn lạm quyền gây bạo hành do dân phòng thi hành với thường dân, theo một số ý kiến quan sát từ Việt Nam.

Gần đây theo báo chí trong nước, đã xảy ra nhiều vụ người dân bị lực lượng trị an giúp việc cho chính quyền địa phương hành hung, hoặc sách nhiễu, vượt qua quyền hạn và chức năng của họ, từ 'bắt hàng rong' cho tới 'chặn bắt' người và phương tiện giao thông trong đời sống thường nhật.

Bình luận hôm 09/12/2013 với BBC, cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, đặt vấn đề về chất lượng của lực lượng được cho là bán chuyên nghiệp này.

"Lực lượng dân phòng để hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát hoặc công an nói chung để giữ gìn trật tự an ninh xã hội về nguyên lý là một việc làm đúng, là tốt. Nhưng lực lượng dân phòng này được tuyển chọn không được kỹ và không được huấn luyện một cách đầy đủ, bài bản, nên nhiêu khi họ thực hiện nhiệm vụ không đúng chức trách mà họ được giao."

"Nhiều cá nhân trong lực lượng này đã vượt qua trách nhiệm và phạm vi quyền lực của họ. Ngay tại Hà Nội, những người này nhiều khi đã gây nên một số hiện tượng phản tác dụng, và nó làm xấu cho bộ mặt nhà nước."

Mới đây, tờ Dân Trí phản ánh vụ việc một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh bị lực lượng dân phòng, trật tự phường hành hung tới mức phải 'nhập viện' vì 'tội' bán hàng rong.

Tờ báo nói "một người bán hàng rong đã bị hàng chục người thuộc tổ công tác gồm: dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố... của phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM đánh đập liên tiếp đến mức phải nhập viện".

Tờ báo nói thêm hôm 06/12, ông Trịnh Xuân Tình, quê ở tỉnh Thanh Hóa, đang tạm chú ở tỉnh Bình Dương, do không đồng ý để cho các lực lượng trị an này đưa về phường xử lý cùng với chiếc xe chở 'rau củ quả' ở một 'khu chợ tự phát', đã bị hành hung nghiêm trọng.

"Những người trong tổ công tác đã dùng tay đánh anh Tình làm anh này té xuống đường. Sau đó lực lượng chức năng xông vào 'đánh hội đồng'. Thậm chí họ còn dùng còng số 8 còng tay anh Tình rồi dùng công cụ hỗ trợ tấn công anh này," tờ Dân Trí nói.

Dân phòng 'đánh dân'
Lực lượng dân phòng và trật tự phường cần được giáo dục thêm về pháp luật, đạo đức, theo ý kiến quan sát
'Loạn kiêu binh?'

Phản ứng trước vụ việc hôm thứ Sáu , từ Huế nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Nguyễn Đắc Xuân cho biết trong lịch sử Việt Nam trước đây, ngoài một số ngoại lệ nhỏ như 'cường hào, ác bá' ở địa phương ra, không nơi nào, triều đình và thể chế nào có một lực lượng kiểu như 'dân phòng, trật tự' hoạt động như hiện nay.
Bàn về nguyên nhân của vụ hành hung hôm thứ Sáu, nhà nghiên cứu nói:
"Trong số đó cũng có người vô đạo đức, không có đạo đức... cho nên họ vô làm đó, họ cũng thấy quyền hành. Họ làm quá quyền hạn, mà cái đó tôi chắc là nhà nước sẽ cấm, chứ không phải là chấp nhật, không thì loạn. Cái đó không dẹp là loạn."
"Loạn là kiêu binh, làm tầm bậy. Họ sẽ không để cho lực lượng đó được tung hoành trên đường phố, hè phố đâu."
Trong một vụ khác, hôm 25/10/2013, tờ Tuổi Trẻ phản ánh việc một người dân đã bị dân phòng dùng gậy đánh bị thương phải nhập viện ở tỉnh Tiền Giang trong khi đang đi xe.
Tờ báo cho hay khi ông Trần Hoài Phương, 36 tuổi, ngụ xã Tân Thuận Bình, ở huyện Chợ Gạo đang đi xe máy thì gặp một tổ dân phòng của xã 'đứng chốt và ra hiệu dừng xe.'
"Lúc mới dừng xe lại thì một người trong nhóm dân phòng dùng gậy ba trắc đánh rất mạnh vào mặt khiến anh choáng váng. Đánh xong cả nhóm dân phòng bỏ đi. Một lát sau hai người bạn của anh Phương đưa anh đi bệnh viện trong tình trạng máu từ miệng chảy rất nhiều. Anh bị khâu 7 mũi ở vùng mặt," tờ báo nêu.
Tờ Nhân Dân trước đó gần một năm cũng đặt vấn đề "dân phòng lạm quyền" ở ngay Thủ đô Hà Nội. Bài báo hôm 21/10/2012 phản ánh việc nhiều dân phòng đã tự cho mình quyền được 'chặn bắt, phạt' những người dân tham gia giao thông.
Tờ báo của Đảng viết: "Lâu nay, trên nhiều tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội, xuất hiện lực lượng dân phòng đứng chặn, bắt người vi phạm luật lệ giao thông. Không ít người dân cảm thấy rất bất bình với lực lượng này bởi tác phong làm việc không đúng mực, lạm quyền trong khi thi hành công vụ."
'Ra oai với dân'

Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói với BBC về việc cần chấn chỉnh và giáo dục lại lực lượng dân phòng, trật tự ở cấp phường, xã này.
Ông nói: "Thứ nhất là bồi dưỡng, giáo dục về mặt pháp luật, phải làm cho họ hiểu được luật pháp như thế nào và phạm vi trách nhiệm của mình được đến đâu, như thế nào.
"Chứ nếu họ cứ nghĩ rằng họ được trang bị một cái dùi cui, một bộ quần áo đồng phục hay một đôi giày, bản thân họ nghĩ rằng mình đây là một lực lượng ghê gớm lắm đây.
"Thứ hai phải giáo dục, bồi dưỡng cho họ về mặt chính trị, tức là làm việc đây là phục vụ nhân dân, chứ không phải là ra oai với người dân. Rất ít người trong lực lượng dân phòng nghĩ đây là phục vụ nhân dân, mà đây là ra oai với người dân."
Cựu Đại tá Công an cho rẳng chính vì nhận thức này, cộng với ý thức pháp luật hạn chế, trình độ nghiệp vụ chưa được đào tọa huấn luyện chu đáo, thì "rất dễ họ va vấp với người dân và chính họ là người vi phạm pháp luật."
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng bày tỏ lo lắng, quan ngại về 'đạo đức xuống cấp' ở Việt Nam, điều mà ông cho rằng Quốc hội và chính quyền đã chưa nhận thức đầy đủ, phù hợp.
"Quốc hội Việt Nam họ không thấy vấn đề quan trọng nhất hiện nay là vấn đề đạo đức xã hội, tôi chưa thấy có một chủ trương, phong trào gì mạnh mẽ, đột khởi để giải quyết vấn đề đạo đức.
"Mà đạo đức xuống cấp, thì không có cách gì anh xậy dựng được cái gì tốt hết," nhà nghiên cứu nhấn mạnh với BBC.
(BBC)

-’Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản’

Lê Thăng Long

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
Cập nhật: 11:49 GMT – thứ tư, 11 tháng 12, 2013

Cựu cán bộ ngành an ninh Phạm Chí Dũng đã bỏ Đảng Cộng sản
Trong thực tế nhiều năm qua đến nay được là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được làm việc trong bộ máy chính quyền Việt Nam thì đó là cơ hội lớn để thăng quan tiến chức nhằm có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Vậy mà nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng lại tuyên bố từ bỏ Đảng, chứng tỏ anh rất dũng cảm.
Tôi sinh năm 1967, kém Phạm Chí Dũng một tuổi, nhưng tư cách của anh rất xứng để tôi coi anh là bậc đàn anh.
Làm anh khó lắm, vì làm anh thì phải làm gương về nhiều mặt. Anh xứng đáng là tấm gương của tôi.
Hành động dũng cảm ra khỏi Đảng Cộng sản của anh làm cho tôi có thêm nhiều sự hứng khởi, dũng cảm.
Vào ngày nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, nhà báo Phạm Chí Dũng ngậm ngùi nói với tôi là anh ấy rất tiếc thương bác Võ Nguyên Giáp.
Anh Phạm Chí Dũng có tâm sự một điều ước, anh ấy nói với tôi rằng là anh ấy cầu nguyện linh hồn đại tướng Võ Nguyên Giáp linh thiêng phù hộ độ trì anh để cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
Vào ngày 22/12/1944, nhận lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã tập hợp 34 chiến sĩ cách mạng dưới gốc đa Tân Trào để thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Đó chính là tiền thân của Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hoàn cảnh bây giờ của Việt Nam không nhất thiết là phải có đủ 34 người mới trở lại gốc đa Tân Trào xưa để tuyên thệ.
Nhiều nơi khắp 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhiều gốc đa lắm. Không có gốc đa thì có gốc bồ đề, gốc me, gốc mận, gốc ổi, gốc mít, gốc sầu riêng, gốc vú sữa, gốc xoài, gốc cây gì gì đó cũng được.
Tôi nghĩ, nếu anh Phạm Chí Dũng ra lời kêu gọi thành lập một tổ chức gì đó tương tự như đội quân tuyên truyền giải phóng năm xưa thì sẽ có ít nhất là 340 người, nhiều có thể là 3400 người và hơn nữa tham gia.
Tôi xin gợi ý cho anh Phạm Chí Dũng nên sớm thành lập Liên minh Dân chủ – Nhân quyền – Yêu nước Việt Nam.
Trong những năm gần đây anh rất tích cực hoạt động, viết bài cổ động cho những hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, yêu nước của người Việt Nam.
Một cây làm chẳng nên rừng, nhiều cây hợp lại là thành rừng.
Một chiếc đũa dễ bẻ gãy, một bó đũa khó bẻ gãy.
Tôi nghĩ đã đến lúc mọi người, mọi nhóm hoạt động dân chủ, vì quyền con người, yêu nước Việt Nam hãy sớm đoàn kết lại.

‘Anh ấy cầu nguyện linh hồn đại tướng Võ Nguyên Giáp linh thiêng phù hộ độ trì’
Nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng có đủ tài năng, tâm huyết để lãnh đạo liên minh.
Cần phải liên minh để hợp tác tốt hơn nhằm diệt tệ nạn tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, cản trở sự phát triển của dân tộc do một lực lượng không nhỏ quan chức chính quyền và Đảng cấu kết với nhau trục lợi đè nén nhân dân tạo nên.

‘Tôi muốn làm ngược lại’

Riêng tôi bây giờ lại muốn làm ngược lại 180 độ với nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng.
Anh xin ra khỏi Đảng thì tôi lại muốn xin vào.
Tôi muốn vào không phải là để tìm kiếm danh lợi cho bản thân mà hoàn toàn là vì tôi muốn cống hiến cho dân tộc Việt Nam.
Tôi muốn vào để giúp Đảng tiếp tục cải cách. Từ khi Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cải cách kinh tế Việt Nam năm 1986 đến nay công cuộc này vẫn còn nửa vời, thiếu triệt để, thiếu toàn diện, mới chỉ ở phần ngọn.
Cải cách tư duy nhận thức mới là cải cách ở phần gốc rễ.
Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện xã hội Việt Nam và lấy hệ lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin làm nền tảng lý luận cơ bản chủ yếu để tư duy lãnh đạo.
Nhưng lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin lại sai lầm và thiếu sót rất nhiều.
Một số chúng tôi đã chắt lọc toàn bộ tinh hoa của hệ lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin và nhiều tinh hoa của các chủ thuyết khác cùng với nhiều sự sáng tạo mới của chúng tôi để viết ra một hệ lý luận mới có tên là hệ lý luận Chủ nghĩa Cộng đồng.

Nếu được làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, trong 11 tháng tôi sẽ làm cho bộ mặt dân tộc Việt Nam thay đổi
Ông Lê Thăng Long (bìa phải)
Tôi muốn trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc trở thành cố vấn cải cách của Tổng bí thư Đảng và tự nguyện làm việc không lương để phục vụ lợi ích cho nhân dân.
Nếu được làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, trong 11 tháng tôi sẽ làm cho bộ mặt dân tộc Việt Nam thay đổi rất nhiều.
Tôi xin được giới thiệu công khai, rộng rãi kế hoạch cải cách Việt Nam của tôi cho toàn thể đảng viên cộng sản, công chức chính quyền, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế tham gia phản biện tưng bừng.
Dù Đảng Cộng sản và chính quyền quảng bá rầm rộ chương trình tái cấu trúc nền kinh tế nhưng từ năm 2011 Việt Nam có hơn 100 ngàn doanh nghiệp bị ngưng hoạt động, giải thể, phá sản, nền kinh tế dần đi đến bế tắc và khủng hoảng lớn.
Nếu tôi được làm Tổng bí thư thì chỉ trong vòng 11 tháng tôi sẽ tái cấu trúc xong toàn diện nền kinh tế Việt Nam.
Tôi đã lập kế hoạch để chỉ trong 10 đến 20 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới, từ 20 đến 30 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Hiện nay trên thế giới có gần 200 quốc gia, Việt Nam vẫn còn là một trong 50 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Tôi muốn nói rất nhiều, viết ra rất nhiều, cống hiến rất nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam nhưng từ những năm qua đến nay tôi bị chính quyền ngăn cản.
Họ đã bắt giam tù oan, xử án oan tôi 5 năm tù giam và nay tôi ra tù nhưng vẫn bị quản chế ba năm.
Những ai còn lương tâm, còn lòng tự trọng hãy đừng đứng cùng hàng ngũ với những kẻ tham nhũng và phản bội lại lợi ích của nhân dân Việt Nam
Chỉ vì hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam mà tôi bị đi tù.
Tôi mong toàn thể đồng bào trong nước và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế hãy cùng bảo vệ quyền con người chính đáng của tôi, xin hãy tạo điều kiện cho tôi được cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
Lời cuối bài viết này, tôi xin kêu gọi toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, công chức chính quyền hãy học theo tấm gương đạo đức, dũng cảm của nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng.
Những ai còn lương tâm, còn lòng tự trọng hãy đừng đứng cùng hàng ngũ với những kẻ tham nhũng và phản bội lại lợi ích của nhân dân Việt Nam.
Những ai không ra khỏi Đảng Cộng sản như nhà báo Phạm Chí Dũng thì xin hãy làm cuộc cải cách triệt để, toàn diện trong Đảng, trong bộ máy chính quyền để chống tham nhũng, lãng phí, cản trở sự phát triển của dân tộc một cách mạnh mẽ, thẳng tay.
Đã đến lúc dân tộc Việt Nam cần trỗi dậy để sớm trở thành cường quốc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Thăng Long, hiện bị quản chế tại gia ở Việt Nam sau vụ xử đầu năm 2010 cùng các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung.

Dự án chống ngập cho TPHCM bị đội vốn 5 lần

(TBKTSG Online) - Gần 5 năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập cho TPHCM (dự án 1547) đến nay đã tăng vốn từ 11.000 tỉ đồng lên 57.800 tỉ đồng mặc dù các hạng mục dự án này chưa triển khai được bao nhiêu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập nước thành phố, dự án 1547 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008) sau khi tính toán đầy đủ đến nay đã tăng vốn lên 57.800 tỉ đồng với các hạng mục chính gồm 149 km đê bao dọc sông Sài Gòn, 9 cống ngăn triều lớn để giải quyết triệt để ngập úng do triều cường và mưa cho toàn thành phố.


Tính đến nay, các hạng mục đã hoàn thành của dự án 1547 chỉ gồm 31/149 km đê bao ven sông Sài Gòn, 1/9 cống ngăn triều lớn. Tuyến đê bao đã xây dựng chủ yếu ven bờ tả sông Sài Gòn và cống ngăn triều lớn Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Trải lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND TPHCM vào đầu giờ chiều 11-12, ông Nguyễn Ngọc Công cho biết lý do dự án chống ngập quan trọng này bị đội vốn là trước đây chưa tính toán đầy đủ giá trị đền bù giải phóng mặt bằng, chưa tính đầy đủ giá vật tư thi công...

Theo ông Công, thời gian qua khu vực bờ tả sông Sài Gòn đã xây dựng được 31 km đê bao và hàng chục cống ngăn triều nhỏ khác nên tình trạng ngập do triều cường ven bờ tả sông Sài Gòn đã giảm, còn lại khu vực bờ hữu sông Sài Gòn chưa có đê bao, cống ngăn triều nên vẫn thường xuyên bị ngập do triều mà điển hình là vụ vỡ bờ bao ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức vào ngày 4-12 vừa qua.

Theo ông Công, hiện nay thành phố đang tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư, vốn tài trợ nước ngoài cho các hạng mục còn lại của dự án 1547. Cụ thể là tình trạng vỡ bờ bao tại khu vực quận 12, quận Thủ Đức sẽ được khắc phục trong quí 1-2014 khi cống ngăn triều nhỏ là cống Gò Dưa và cống Ông Dầu hoàn thành.

Tại phiên chất vấn về vấn đề xóa các điểm ngập cho thành phố, đại biểu Võ Văn Sen nói rằng trong năm 2013 thành phố đã xóa 9 điểm ngập, nhưng điểm ngập phát sinh trong năm nay là 12 điểm.

“Số điểm ngập phát sinh nhiều hơn điểm ngập đã xử lý thì có thể nói chương trình xóa ngập thành phố trong năm qua là không hiệu quả”, ông Sen nói.

Ông Công của trung tâm chống ngập thành phố cho biết thời gian qua các điểm ngập phát sinh chủ yếu là do các đơn vị thi công dự án cải thiện môi trường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm dẫn dòng không hợp lý chứ không phải ngập phát sinh do mưa lớn hay triều cường. Hiện nay còn 8 điểm ngập phát sinh tại khu vực ven kênh Tân Hóa - Lò Gốm.

“Nếu các công trình cải tạo lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm hoàn thành vào đầu quí 3-2014 thì xem như 8 điểm ngập nặng khu vực này sẽ không còn nữa. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay và trong giai đoạn 2015 - 2020, TPHCM sẽ phải đầu tư thêm khoảng 1.500 km cống bao nữa mới giải quyết ngập bền vững được”, ông Công nói.

Còn theo ông Tất Thành Cang, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố, 65% diện tích của thành phố có cao trình dưới 1,5 mét cho nên khả năng bị ngập úng cao. Hiện nay thành phố đang tập trung huy động để xây dựng 8 cống ngăn triều lớn, trước mắt là cống Tân Thuận, Bến Nghé ... Nếu hoàn thành 8 cống ngăn triều lớn thì ngập úng thành phố mới được giải quyết căn cơ.

Sau khi nghe phần trả lời của đại diện trung tâm chống ngập thành phố, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố nói: “hy vọng trong 5-10 năm nữa người dân sẽ không còn nghe cơ quan chức năng giải thích rằng thành phố bị úng ngập do triều cao, ngập do cống thoát nước nhỏ, do mưa lớn ...”.

Theo bà Tâm, ngập nước không chỉ làm thiệt hại hoạt động sản xuất của người dân mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Còn nhiều dự án chống ngập chậm nhưng phần trả lời chất vấn của trung tâm chống ngập thành phố vẫn chưa rõ ràng, các giải pháp chưa quyết liệt, còn chậm trễ và UBND thành phố cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập cho thành phố.

Có đội quản lý đê nhân dân, đê vẫn bị vỡ

Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập TPHCM, vào tháng 3-2013, UBND TPHCM đã thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân tại các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân (quận 12) và phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức). Đội quản lý đê nhân dân trực tiếp quản lý, duy tu, hộ đê, tuần tra, canh gác, lập các chốt canh khi có báo động triều cường từ cấp 1 trở lên. Mức thù lao cho mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân là 1 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, vào tối ngày 4-12-2013, triều cường cao đã làm vỡ bờ bao dài gần 20 mét tại khu vực rạch Cầu Lan, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã gây ngập úng nặng, hàng trăm nhà dân chìm trong nước, hoa màu thiệt hại nặng và ngập úng kéo dài gần 3 ngày đã làm xáo trộn hoạt động lưu thông và sinh hoạt của người dân địa phương nơi đây.
Văn An
 

Chẳng nhẽ lấy Nhục làm Vinh?

Ngày 3-12-2013 vừa qua, Bộ giáo dục đào tạo đã báo cho cả nước biết một tin vui, là Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD (Organization for Eonomic Coopenration and Development) đã công bố bảng xếp hạng “Chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA (Programme for International Student Assement), theo đó Việt Nam được xếp thứ 17 trên 65 nước tham gia, trong khi Anh quốc chỉ xếp thứ 26.
“Thắng lợi của Việt Nam đã gây bất ngờ cho thế giới!” - một quan chức cấp cao Bộ giáo dục đào tạo tuyên bố như vậy. Một quan chức khác, cũng của bộ này kiêu hãnh nói rằng: “Cả thế giới bị thuyết phục!” .

Ôi, vinh hạnh quá!
Ai cũng biết PISA là một cuộc khảo sát chu kỳ 3 năm một lần, để theo dõi tiến bộ của nền giáo dục trong việc phấn đấu đạt các mục tiêu giáo dục cơ bản, nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở tuổi 15, là tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc. Cuộc trắc nghiêm này đặt ra câu hỏi: “Liệu nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho người trẻ tuổi những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”. Phải làm gì để tuổi trẻ bước vào đời bằng chính đôi chân của mình? Bởi thế PISA không chỉ khảo sát trình độ đọc, hiểu, toán, khoa học mà còn hỏi học sinh về động cơ và niềm tin về bản thân mình. Mục tiêu của PISA là “Để chuẩn bị đáp ứng các thách thức của cuộc sống ở mức độ nào!?”.
Với ý nghĩa mục đích mang tính chiến lược và rất nhân văn như vậy, cuộc khảo sát rất nghiêm túc, đòi hỏi sự trung thực tuyệt đối của mỗi quốc gia dự thi. Hiện nay trên thế giới đã có 65 nước tham gia vào chu kỳ khảo sát này, và Việt Nam là thành viên mới nhất.
Mới nhất nhưng lại tiến bộ nhất: Nhảy phắt lên đầu 48 nước ! Và hiên ngang vượt Anh quốc , một đất nước có nền giáo dục hiện đại, 9 bậc.
Bao nhiêu năm qua, ngành giáo dục Việt Nam cải đi, cách lại chả thấy tiến bộ chút nào. Chạy trường, mua lớp, mua điểm, dạy kèm, học chay, bằng giả...vẫn là vấn nạn. Bệnh thành tích hết thuốc chữa. Hình ảnh những ngôi trường tơi tả, những lớp học tạm ở vùng sâu vùng xa, thầy cưỡng bức trò, và bạo lực học đường làm nhói lòng các bậc ông, bà cha mẹ. Bộ trường giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận là một trong những quan chức có phiếu tín nhiệm thấp nhất trong cuộc thăm dò của Quốc hội vừa qua. Vậy mà bùng một phát trở thành ngôi sao sáng chói giữa trời!
Phép mầu nào vậy nhỉ?
Theo nguồn tin của Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh: Từ tháng 5-2011, ngành giáo dục đã chính thức triển khai tập dượt chương trình PISA tại 40 cơ sở giáo dục, thuộc 9 tỉnh thành phố (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, T/p Hồ Chí Minh, Gia Lai, Công Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định). Tháng 4-2012 đã tổ chức khảo sát chính thức PISA tại 162 trường, thuộc 59 tình thành, với 5.100 học sinh tuổi 15. Các thầy cô giáo đã biết rõ điểm yếu của hầu hết học sinh và kết luận: Nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, các em sẽ không thể giải đúng”. Do đó “Trường nào cũng phải cho học sinh hiểu, làm quen với PISA từ 4 đến 8 buổi, trong đó không thể thiếu việc giải đề mẫu để làm quen với hình thức ra đề ở những năm trước” …
Đấy, cái phép mầu để đạt thứ hạng cao PISA của Việt Nam là thế! Chả mới mẻ cao siêu gì, vẫn là trường điểm, đội mẫu, học thuộc, thi thử...những mánh lới luồn lách của anh chàng khôn vặt. Đó là những mánh lới đã từng tạo ra cả một bộ sưu tập các nhà vô địch Olympic toán quốc tế, đặc biệt các cuộc thi Robotcom không thèm đứng thứ nhì!
Không ít người đặt câu hỏi: Học sinh Việt Nam thông minh thế, học giỏi thế, sao ít có những phát minh độc lập, cách hành xử kém văn hóa và rất lạc lõng khi tiếp xúc với cộng đồng thế giới? Sao xã hội ta ngày càng lắm thủ đoạn lừa gạt làm giàu bất chính? Và sâu xa hơn, phổ quát hơn, là sao đạo đức Việt Nam xuống cấp và vẫn nghèo nàn lạc hậu?
Có lẽ ngành giáo dục gián tiếp trả lời qua việc tạo ra cái “kỳ tích xếp hạng PISA”. Đó là thói quen “Lộng giả thành chân!” đánh mất ý chí tự cường và lòng tự trọng.
PISA là để chuẩn bị cho người trẻ tuổi những thách thức của cuộc sống khi bước vào tuổi trưởng thành, giúp họ tự tin vào chính mình để vượt qua những thách thức cam go một cách quang minh chính đại. Nói cách khác, là để giúp tuổi trẻ tiếp cận cuộc sống, phấn đấu đạt được mục đích cuộc sống bằng chính năng lực của bản thân.
Trái với tinh thần ấy, bằng các lảm của mình, ngành giáo dục Việt Nam đã vạch cho họ con đường ngắn nhất để đi đến đích trước mọi người, là gian lận.
Căn bệnh thành tích đẻ ra gian lận. Căn bệnh ấy té ra không chỉ ở cơ sở, từng trường, từng lớp, từng địa phương, từng giáo viên mà ở tận đầu nguồn, không phải cấp tính mà đã ngấm sâu trong não bộ!
Buổi tối hôm ấy ngồi xem TV, nghe thông báo Việt Nam chiến thắng trong cuộc thi sát hạch PISA, mấy người bạn tôi đã phá lên cười, và nói: “Vừa mới được bầu vào Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc với phiếu áp đảo, giờ lại được thứ bậc cao PISA, các ông cộng sản giỏi thiệt!”.
Vâng, rất giỏi. Nhưng có đáng tự hào?
Đài BBC bình luận: “Việt Nam đoạt PISA thứ hạng cao chả có gì bất ngờ” Đài này còn tiết lộ: “Bây giờ các ‘ban chuyên trách’ cũng lại được thành lập tại nhiều cấp và sẽ tiếp tục công tác chuẩn bị cho kỳ sát hạch 2015”.
Thành tích hoặc danh hiệu gì thì cũng nên phản ảnh đúng thực chất, đó cũng là nhu cầu của sự nghiệp đổi mới – nhìn thẳng vào sự thật. Nền giáo dục nước ta hiện nay có xứng đáng được xếp hạng vinh danh được như vậy chưa? Chẳng lẽ vì ‘chạy theo thành tích’ mà bị mang tiếng với dư luận rằng: “Chiến thắng” như thế khác nào lấy nhục làm vinh ?!
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Ngọn hải đăng Nelson Mandela

000_ARP3571183-305.jpg
Một người đàn ông đi ngang bức chân dung của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela bên ngoài bệnh viện Medi Clinic Heart, nơi ông nhập viện hôm 30/6/2013. AFP photo

Tuần này, cả thế giới thương tiếc trong niềm ngưỡng mộ ông Nelson Mandela, một nhà lãnh đạo của Cộng Hoà Nam Phi vừa từ trần ở tuổi 95 sau một đời đấu tranh cho tổ quốc. Nhìn từ giác độ kinh tế, và từ Việt Nam, kinh nghiệm của ông Mandela có gì là đáng nhớ và đáng học hỏi?

Gia Minh: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, tuần này chúng ta sẽ tạm ngưng phần tổng kết cuối năm vì khi thực hiện chương trình này khi Cộng Hoà Nam Phi đang tổ chức lễ quốc táng cho ông Nelson Mandela với sự tham dự của cả trăm nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Từ nhiều năm qua, thế giới ngưỡng mộ nhân vật xuất chúng này với Giải Nobel Hoà Bình, Huân chương Tự Do của Tổng thống Hoa Kỳ và Huân Chương Lenin cho Hoà Bình Quốc Tế của Liên bang Xô viết. Nhìn từ Việt Nam và theo giác độ kinh tế thì ông Nelson Mandela có để lại những kinh nghiệm gì mà chúng ta nên học không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là nếu muốn học thì người ta có thể học được rất nhiều, đầu tiên là từ di sản ông Mandela nhận được từ lịch sử trên mảnh đất gọi là Cộng Hoà Nam Phi.

Khác với Việt Nam đã là quốc gia độc lập trong ý nghĩa là một cộng đồng dân tộc hiện hữu từ mấy ngàn năm trước, nước Cộng Hoà Nam Phi chỉ manh nha thành hình từ giữa thế kỷ 17, khi Công ty Đông Ấn của Hà Lan bành trướng hoạt động xuống miền Nam của Phi Châu để tiến về Ấn Độ dương và qua Châu Á. Vào thời ấy, ta chưa có kênh đào Suez để vận chuyển hàng hóa giữa hai lục địa Âu Á bằng đường biển mà phải vòng qua Mũi Hảo Vọng ở cực Nam Phi Châu.

Sau Hà Lan, các nước Âu Châu khác cũng tìm đến vùng đất này làm tiền trạm phát triển cơ sở kinh doanh và còn tranh chấp hoặc gây chiến với nhau. Khi đó, lãnh thổ xứ này có các bộ lạc của nhiều sắc tộc khác nhau và trở thành một quốc gia của di dân da trắng, gọi là dân Afrikaners. Họ chỉ là thiều số, ngày nay khoảng 9%, mà thống trị đa số còn lại gồm có 80% là người Phi Châu da đen, 9% là dân da màu và chừng 2,5% là người gốc Á Châu, đa số là Ấn Độ.

Khi muốn giành quyền bình đẳng cho dân da đen, ông Mandela đấu tranh trong một tổ chức do Đệ tam Quốc tế của Liên Xô lập ra tại Nam Phi, là Nghị Hội Quốc Gia Phi Châu, gọi tắt là ANC. Ông ta thành công vì sớm hiểu rằng tổ chức này xuất phát từ lòng dân chứ không thể là định chế khai sinh ra quốc gia như nhiều người cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn lẩm tưởng và làm người dân hiểu lầm theo, rằng không có đảng Cộng sản thì Việt Nam không có độc lập.

Vũ Hoàng: Ông nêu ra bài học về ý thức dân tộc lồng trong sự kiện tổ chức đấu tranh ANC này của Nam Phi lại do Liên Xô lập ra, có lẽ chẳng khác gì đảng Cộng sản Việt Nam từ đầu nguồn vào chín mươi năm về trước.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng vậy. Vì nước Nam Phi này do người da trắng lập ra với chế độ phân biệt chủng tộc "apartheid", là một từ ngữ Hà Lan, dân Nam Phi da đen có thể lầm tưởng quốc gia của họ chỉ thành hình từ khi có tổ chức Nghị hội ANC, chứ dân Việt Nam thì đấu tranh chống thực dân Pháp từ thế kỷ 19, và trước khi có chủ nghĩa cộng sản. Đó là một bài học.

Bài học thứ hai từ quá trình đấu tranh của ông Nelson Mandela là ta có nhiều phương thức khác nhau. Xứ Nam Phi ở giữa Đại Tây Dương ở hướng Tây và Ấn Độ Dương tại hướng Đông đã tiếp nhận nhiều di dân Ấn Độ. Ngày xưa, lãnh tụ Gandhi của người Ấn đã từng tới Nam Phi quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động. Nhìn lại thì cũng không khác gì chủ trương ôn hòa của cụ Phan Châu Trinh nếu so với tinh thần bạo động của cụ Phan Bội Châu. Nhưng dù có khác biệt về chủ trương, hai cụ không coi nhau là kẻ thù phải tiêu diệt. Ban đầu, luật sư Nelson Mandela cũng theo chủ trương ôn hòa của Gandhi, khi thấy không thành công thì mới đổi qua phương thức bạo động và đánh bom các cơ sở an ninh của người da trắng. Vì vậy mà ông bị kết án năm năm tù rồi đổi qua tù chung thân từ năm 1964. Trong 27 năm ngồi tù, ông nghiền ngẫm lại bài học đấu tranh và chuyển về phương thức ôn hòa bất bạo động căn cứ trên hoàn cảnh của đất nước.

Vũ Hoàng: Thưa ông hoàn cảnh của Nam Phi khi đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên Nam Phi có một lãnh thổ rất lớn, rộng gấp bốn Việt Nam, với nhiều tài nguyên đáng kể hơn các nước Phi Châu ở chung quanh. Ngoài canh nông, xứ này có trữ lượng rất cao về kim cương và vàng để bán cho các nước Âu Châu và một kho kim loại hiếm rất cần thiết cho các nước muốn công nghiệp hóa tại Á Châu. Vào thời đó, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này nằm trong tay các tập đoàn kinh tế Tây phương và dân da đen chỉ làm công ở dưới và bị thiểu số da trắng ngược đãi. Chính là chế độ bất công ấy mới bị thế giới kết án và trừng phạt qua chính sách phong toả kinh tế, gọi là cấm vận. Gặp hoàn cảnh đó, ai cũng có thể nghĩ tới giải pháp triệt để là lật đổ và tiêu diệt chế độ cai trị của người da trắng để dân da đen lên làm chủ đất nước. Ông Mandela lại nghĩ khác.

Vũ Hoàng: Khi đó, ông Nelson Mandela chủ trương những gì?

000_Par7735542-200.jpg
Một bức chân dung của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại Bảo tàng Nelson Mandela, Nam Phi hôm 07/12/2013. AFP photo
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Là lãnh tụ kỳ cựu của dân da đen ở trong tù, Mandela được chính quyền da trắng tiếp xúc khi xứ Nam Phi của dân da trắng bị thế giới lên án và trừng phạt. Qua các cuộc tiếp xúc ở trong tù, ông Mandela thương thảo ngay về quy chế sống chung giữa đa số da màu và thiểu số da trắng. Rồi chính là sự thiết tha của Mandela về số phận của dân da trắng mới làm Tổng thống Nam Phi khi ấy là F. W. de Klerk tin vào thiện chí hòa giải và bắt đầu tiếp xúc. Từ các cuộc tiếp xúc và đàm phán ấy mới có quyết định ân xá ông Mandela vào năm 1990 và việc tổ chức bầu cử sau này. Nhờ thiện chí của đôi bên mà cả hai ông Mandela và de Klerk đều được Giải Nobel Hoà Bình vào năm 1993, một năm trước khi ông Mandela đắc cử Tổng thống và ông de Klerk làm Phó Tổng thống. Ta không quên là trong cuộc tranh cử để thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, ông Mandela có sự ủng hộ của nhiều người da trắng vì họ tin vào thực tâm sống chung của ông. Bài học ở đây của Mandela là ta muốn sống thì phải để người khác sống, chứ tiêu diệt người khác thì xứ sở không có hoà bình thịnh vượng. Đây không là giả thuyết mà là thực tế nếu ta để ý đến hoàn cảnh bi đát của một nước láng giềng là Cộng Hoà Zimbabwe sau khi dân da đen nổi lên và tiêu diệt Cộng Hoà Rhodesia của dân da trắng từ năm 1979 trở về sau.

Vũ Hoàng: Sau khi đắc cử Tổng thống trong tinh thần thật sự hoà giải, ông Nelson Mandela đã làm những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có một chi tiết do Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi kể lại là đầu năm 1992, ông Mandela dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos của Thụy Sĩ. Nơi đây ông có gặp đoàn đại biểu của Trung Quốc và Việt Nam và trình bày với họ chủ trương của tổ chức Nghị hội ANC một khi thắng cử. Đó là quốc hữu hóa các doanh nghiệp để nhà nước tập trung quản lý.

Ta nhớ rằng Nghị hội ANC là một tổ chức cộng sản bên trong có nhiều xu hướng khác nhau nhưng đa số còn lầm tưởng về con đường xã hội chủ nghĩa. Thế rồi nhờ tiếp xúc với bên ngoài, kể cả các viên chức của Bắc Kinh và Hà Nội, ông Mandela mới thấy rằng quốc hữu hóa tư doanh và quản lý theo kiểu tập trung là đi ngược trào lưu phát triển. Khi trở về, ông dùng uy tín rất lớn của mình để thuyết phục các đảng viên. Nếu ông ta dại dột cải tạo kinh tế theo kiểu lạc hậu thì xứ Nam Phi sẽ chứng kiến nạn tẩu tán tài sản rồi di tản, và xứ sở non yếu sẽ kiệt quệ vì thiếu tư bản và kỹ thuật khai thác nguồn tài nguyên phong phú của họ. Khi đó, dân Nam Phi sẽ chết đói trên đống vàng và chắc chắn là bị khủng hoảng. Đấy là một bài học về lý luận dựng nước.

Vũ Hoàng: Có lẽ chi tiết ông vừa nêu là điều khá lý thú mà vẫn có ý nghĩa hiện đại nếu ra nhớ tới tình trạng tiêu cực của hệ thống quốc doanh tại Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, ông còn thấy bài học nào khác từ ông Mandela khi ông ta lên làm Tổng thống?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng các nước nhược tiểu Á Phi đều có một nếp văn hóa rất tệ là "ở đời muôn sự của chung". Vì là của chung, những kẻ có quyền rất dễ tự nhiên biến quyền thành lợi. Họ trưng thu công sản làm tài sản riêng cho gia đình, tay chân, thân tộc hay thị tộc. So với nhiều lãnh tụ Á Phi, Tổng thống Mandela ít bị tai tiếng như vậy chính là do tinh thần đạo đức của ông ta hơn là vì cơ chế dân chù hay luật lệ minh bạch. Lý do là sau Mandela, nhiều lãnh tụ Nam Phi chẳng được như vậy và bị phê bình khá nặng về tội tham nhũng và chính sách bất công.

Bài học còn quan trọng hơn là sau khi làm Tổng thống hết nhiệm kỳ năm năm, ông Mandela thật sự rút khỏi chính trường để làm thường dân. Ta thấy nhiều anh hùng độc lập Á Phi đã nhiễm bệnh mê quyền và tưởng rằng họ là người không ai thay thế được. Hoặc thiếu họ là xử sở sẽ bị loạn. Từ đó, họ biến dần thành nhà độc tài và được tay chân tổ chức ra việc sùng bái để trục lợi. Vì vậy, sau khi các quốc gia này giành lại độc lập là bị ách độc tài di cùng nạn tham nhũng khiến xứ sở và người dân còn lụn bại hơn thời trước. Sau khi ra về, với uy tín rất cao, ông Mandela không thủ vai thái thượng hoàng hoặc đồng chí Cố vấn để tiếp tục chi phối vào chính trường. Ông chỉ có tiếng nói của tinh thần đạo đức và để người kế nhiệm quyết định về việc lãnh đạo. Tôi nghĩ rằng đây là bài học của nền dân chủ, rằng chẳng có ai là người không thay thế được.

Vũ Hoàng: Nếu đếm lại thì có lẽ người ta tiếp nhận được sáu bảy bài học từ đạo đức tới chính trị và kinh tế của ông Nelson Mandela. Lời kết của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông Nelson Mandela nhận lãnh di sản địa dư và lịch sử trên một xứ sở có nhiều tài nguyên và lợi thế lẫn nhiều thách đố và vấn đề. Ông ta hy sinh bản thân, giải quyết vấn đề của đất nước và để lại một di sản tốt đẹp hơn cho các thế hệ về sau. Thế giới kính phục và ngợi ca ông Mandela chính là vì các đức tính hiếm hoi đó, nhất là tinh thần khắc kỷ quên mình, và vì ông tin vào sự tử tế của con người, một niềm tin có khía cạnh tôn giáo, của người đốt đuốc soi đường cho người khác.

Sau đó, là ngày nay đây, Cộng Hoà Nam Phi cũng có rất nhiều vấn đề kinh tế và xã hội mà các thế hệ nối tiếp phải cùng nhau giải quyết. Tang lễ dành cho ông Mandela có thể là cơ hội cho các thế hệ này suy ngẫm và có can đảm giải quyết như ông Mandela đã từng làm khi còn tại thế.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Gia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-12-11

Chu Vĩnh Khang đang bị quản thúc tại gia?

(TNO) Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, từng là một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Trung Quốc trong thập niên qua, đã bị quản thúc tại gia trong thời gian chính phủ điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông này, một số nguồn tin của Reuters tiết lộ ngày 11.12.

Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang - Ảnh: Reuters

“Tự do của ông Chu Vĩnh Khang đã bị giới hạn và mọi cử động của ông này đều bị giám sát”, các nguồn tin có liên hệ với chính phủ Trung Quốc nói với Reuters và yêu cầu được giấu danh tính.

Nguồn tin cũng cho biết ông Chu không được phép rời khỏi nhà mình ở Bắc Kinh hoặc tiếp khách mà không có sự cho phép.

Trước đó, vào ngày 21.10, tờ South China Morning Post dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa mới về hưu vào cuối năm 2012.

Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ông Tập hiện vẫn chưa quyết định có truy tố công khai ông Chu hay không, do cuộc điều tra nội bộ chưa thể hoàn tất, nguồn tin của Reuters cho hay.

Chủ tịch Trung Quốc từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch “bắt hổ đập ruồi”, hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt “những con hổ" lớn như ông Chu và cả “những con ruồi” tham nhũng nhỏ.

“Ông Tập đã nhổ toàn bộ răng của con cọp”, nguồn tin của Reuters cho biết, ý muốn nói đến vụ ông Tưởng Khiết Mẫn, từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc gia Trung Quốc, được xem như "đệ tử ruột" của Chu Vĩnh Khang, đang bị điều tra vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

“Nay Chu Vĩnh Khang chỉ còn là một con cọp mất nanh, giống như một con cọp chết rồi vậy. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu ông Tập có lột da hổ hay không?”, nguồn tin này nói thêm, ám chỉ đến phiên tòa xét xử ông Chu.
Hoàng Uy
(Thanh niên)

Tôi tin rằng người dân Việt Nam đã sẵn sàng cho một sự thay đổi

Phỏng vấn- cô Kateřina Procházková, phóng viên thường trú của Đài Phát thanh Séc tại khu vực châu Á vừa có chuyến đi tới Việt Nam, gặp gỡ bloger và những nhà hoạt động xã hội. Dưới đây là một số nhận xét của cô về tình hình ở Việt Nam hiện nay trong bài phỏng vấn của Nguyễn Cường.
Cô Kateřina Procházková trong một cuộc gặp gỡ (Ảnh: Nguyễn Lân Thắng)
Lý do gì để chị có cảm hứng thực hiện chuyến đi tới Việt Nam?
Từ nhiều tháng trước, tôi đã chuẩn bị và có kế hoạch đi Việt Nam, vì tôi vẫn theo dõi tình hình không chỉ ở đây mà còn cả khu vực. Động lực cho chuyến đi này của tôi chính là những ngăn cấm hà khắc và vô lý của chính phủ Việt Nam đối với những bloger và những người hoạt động xã hội, không khác gì ở Trung Quốc hay bắc Triều Tiên. Tôi muốn được tận mắt thấy tình hình và xác minh những gì xảy ra, đang thay đổi ở đất nước vẫn theo chế độ cộng sản này.
Là nhà báo từ CH Séc, chị có gặp khó khăn gì khi xin thị thực nhập cảnh vào Bắc Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam không?
Có, đặc biệt khi xin visa với danh nghĩa là nhà báo tôi vẫn luôn gặp khó khăn, nhất là ở Trung Quốc nơi tôi làm việc. Với chuyến đi Việt Nam, do điểm xuất phát của tôi là Hồng Kong nên thị thực tôi nhận được dễ dàng. Nhưng tất nhiên điều này cũng có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Bởi ở Việt Nam tôi không phải là nhà báo được phê chuẩn và cấp phép hoạt động chính thức. Qua bạn bè trong ngành và các đồng nghiệp tôi được biết điều này càng khó khăn hơn.
Chuyến đi VN của chị thế nào? Chị đi những đâu và gặp gỡ được nhiều người không?
Với sự giúp đỡ của bạn bè Việt Nam qua quen biết trong thời gian làm việc khá lâu ở khu vực, tôi đã được gặp rất nhiều người thú vị. Đó là những facebooker và những người hoạt động xã hội hàng đầu ở Việt Nam (thành viên của Mạng lưới Blogers Việt Nam 258, của phong trào No-U ở Hà Nội và thành phố HCM). Đó là những người đang đấu tranh vì nhân quyền và tự do và họ không hề sợ hãi trước sự đe dọa của chính quyền đối với cá nhân, với người thân trong gia đình họ. Tôi nhận thấy mong muốn của họ là tranh đấu cho nhân quyền và tự do. Thật sự là những buổi gặp gỡ rất ấn tượng.
Chị có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam? Chị có thể so sánh với tình hình Trung Quốc, Bắc Triều Tiên?
Nhìn từ xa thì tình hình Việt Nam có thể nói ổn định và hài hòa hơn so với Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên. Nhưng sự thật thì số blogger và số người hoạt động xã hội bị bắt giữ, giam cầm lại nhiều hơn so với Trung Quốc. Những quy định ngăn cản hay cấm đoán ở Việt Nam cũng chẳng khác gì ở Trung Quốc, những vi phạm quyền con người hay cản trở tự do cũng phức tạp và ở mức độ nghiêm trọng tương tự. Nhưng thật ngạc nhiên là ít người nói tới điều đó, cứ như không có Việt Nam vậy. Như là không có ai trên thế giới thấy hoặc để ý tới. Liệu có phải do chính người Việt Nam đang sợ thay đổi, sợ biến động hay sợ không ổn định?
Mới đây tại Praha, tôi có tham dự một buổi gặp mặt với nhà văn Trung Quốc Jen Lien-kche (Nhân dịp ra mắt sách Bốn Quyển Sách, ông Jen Lien-kche, nhà văn TQ đã được mời tới nói chuyện tại Thư viện Vaclav Havel, Praha-ND). Trả lời cho câu hỏi của thính giả về tình hình TQ, ông Jen đã nói, đại ý là bản thân họ (người dân Trung Quốc) và cá nhân ông ấy cũng không biết được ngày mai TQ sẽ thế nào và đang đi về đâu? Trong khi những người cộng sản TQ và cả VN đều nói về sự ổn định nhưng có lẽ tình hình thực tế hoàn toàn không phải vậy. Liệu chúng ta có sắp chứng kiến những biến đổi như Đông Âu thời kỳ 80 thế kỷ trước hay những thay đổi ở thế giới Ả Rập, Libye… cách đây vài năm?
Sau những lần gặp gỡ với các bạn Việt Nam cả ở miền Bắc lẫn miền Nam, tôi tin rằng người dân Việt Nam đã sẵn sàng cho một sự thay đổi. Vấn nạn tham nhũng và hối lộ đã đến mức, theo tôi là không thể chấp nhận được. Còn chính phủ thì không hề có bất cứ động thái nào. Ít ra, như ở Trung Quốc, một số quan chức cao cấp còn bị trừng trị, đằng này ở Việt Nam không có gì xảy ra. Chỉ thấy những người có chức quyền chia chác của cải và ăn cắp của dân nghèo, của tầng lớp người dân trung bình và của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có người giầu ở Việt Nam là càng giầu thêm. Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao giờ thì người dân Việt Nam xuống đường, liên kết lại và đòi hỏi sự thay đổi. Tất nhiên, nếu có sự thay đổi hay biến động ở Trung Quốc thì sự thay đổi ở Việt Nam sẽ càng nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Chị có nghĩ là dư luận CH Séc còn biết quá ít về những vi phạm về nhân quyền ở Việt Nam? Trong thời gian sang thăm VN, Chị có tiếp xúc với một số cá nhân trong Mạng lưới Blogger 258, nhóm No-U Hà Nội và thành phố HCM. Cảm tưởng của chị ra sao?
Đúng thật là người Séc biết quá ít về Việt Nam và về những gì đang xảy ra ở đất nước này. Điều này càng kỳ lạ là cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng thiểu số có số lượng người nhiều thứ 3 ở đất nước chúng tôi. Nhưng có lẽ, một phần cũng do sự khép kín, sự bưng bít thông tin của quốc gia này. Hoặc có thể như nhiều người khẳng định là bởi người Việt Nam không muốn công khai , không muốn được quan tâm tới khó khăn, đau khổ của mình.
CH Séc có thể và có nên tham gia vào việc hỗ trợ, ủng hộ các phong trào đối lập ở VN không? Đại sứ quán CH Séc ở HN có thể hỗ trợ và giúp đỡ họ như những ngoại giao đoàn các nước như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Hoa kỳ…ở Hà Nội không?
Chắc chắn. Ở Cộng hòa Séc có rất nhiều tổ chức phi chính phủ có thể giúp đỡ người Việt Nam. Nhưng theo tôi, họ không biết nhiều về tình hình…
Chị có thể nói một chút về bản thân mình?
Tôi sinh ra và học ngành báo chí ở khoa Triết, đại học Ostrava và đại học Glasgow, Scotland. Sau đó tôi tiếp tục theo học ở châu Á, thường xuyên có mặt từ năm 1997 và sống ở đó đã 10 năm nay. Từ năm 2011 tôi làm việc như phóng viên của Đài phát thanh CH Séc tại châu Á.
Cảm ơn chị đã dành thời gian trả lời.

Nguyễn Cường
(vietinfo.eu) 

“Bóc” bí mật quan hệ Dương Chí Dũng và đối tác bán ụ nổi 83M

(Dân trí) - Cáo trạng truy tố Dương Chí Dũng của VKSND Hà Nội thể hiện, Dũng quan hệ thân thiết với ông Goh Hoon Seow (GĐ Cty AP mà Vinalines mua ụ nổi 83M với giá chênh hơn 6 triệu USD) từ năm 2000. Con gái Dũng sang Singapore học cũng qua ông Goh.
Về hành vi lập, phê duyệt Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng thừa nhận đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, trong đó có hạng mục lắp đặt ụ nổi, quyết định nâng tổng mức đầu tư dự án lên 19,5 triệu USD là trái ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc cũng khai nhận việc ký trình, đề nghị HĐQT TCty phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khi chưa được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là cố ý làm trái.
Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai (12/12)
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Trong việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, khảo sát, ký hợp đồng mua ụ nổi Dock No 83M, VKS viện dẫn lời khai của Dương Chí Dũng, bị cáo đã ký các quyết định phê duyệt dự án đầu tư mua ụ nổi không tuân theo nguyên tắc chào hàng cạnh tranh, không thực hiện nguyên tắc đấu thầu. Khi Phó Tổng GĐ Vinalines kiêm Trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam Trần Hữu Chiều đến phòng làm việc báo cáo các thông tin sau khi khảo sát ụ nổi 83M tại Nga (ụ nổi của công ty Nakhodka, công ty AP – Singapore chỉ là nhà môi giới, ụ nổi già quá tuổi, hư hỏng nhiều, không còn hoạt động, đã bị Nga dừng phân cấp từ năm 2006, chủ sở hữu đưa giá đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD…), Dũng vẫn chỉ đạo làm thủ tục để Dũng ký quyết định mua ụ nổi này qua công ty AP.
Tương tự, Mai Văn Phúc cũng được báo cáo nội dung này nhưng vẫn ký tờ trình đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư mua ụ nổi từ 14,1 triệu USD lên 19,5 triệu USD, ký hợp đồng mua bán ụ nổi này với công ty AP.

Bị cáo Trần Hữu Chiều khai bản thân báo cáo đủ thông tin nắm được và nhận được chỉ đạo của Dũng, Phúc “các anh hoàn thiện báo cáo là mua được ụ nổi 83M và phải mua qua công ty AP” nên đã yêu cầu Trần Hải Sơn (Phó Trưởng BQLDA), Mai Văn Khang (Phó trưởng ban đóng mới tàu biển Vinalines) lập báo cáo khảo sát với nội dung sai lệch “ụ nổi ở trạng thái hoạt động bình thường, công ty AP là người bán ụ”.

Với hành vi này, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều bị VKS truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 156 BLHS với tình tiết phạm tội gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt từ 15-20 năm tù giam.

Ngoài ra, các bị cáo có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc nhất định từ 1-5 năm.

Quyết mua ụ nổi từ… “bạn thân”

Về hành vi tham ô tài sản, cáo trạng của VKSND Hà Nội dẫn lại lời khai của Dương Chí Dũng. Cựu Chủ tịch Vinalines không thừa nhận được chia 10 tỷ đồng trong số 1,66 triệu USD công ty AP chuyển về cho Trần Hải Sơn thông qua công ty Phú Hà của em gái Sơn. Dũng cũng phủ nhận việc thỏa thuận trước với ông God Hoon Seow (GĐ Công ty AP) về việc mua bán ụ nổi 83M. Dũng chỉ thừa nhận có nhận lời giúp ông God Hoon Seow về việc giao dịch bán ụ nổi cho Vinalines tại cuộc hội thảo “giới thiệu công nghệ ụ nổi” tại TPHCM khi đó.

Về mối quan hệ với ông Goh, quá trình tạm giam, lúc đầu Dũng khai không quen biết, chưa bao giờ gặp người này. Sau đó Dũng lại khai biết, quan hệ thân thiết với ông Goh từ năm 2000 thông qua việc giao dịch mua bán tàu cuốc (khi Dũng là GĐ Cty nạo vét và xây dựng đường thủy I). Năm 2003, 2 con gái của Dũng học ở Singapore cũng nhờ ông Goh giới thiệu tìm thuê nhà, nhờ thăm kiểm tra việc sinh hoạt. Có 2 lần vợ chồng Dũng sang Singapore thăm con đã đến nhà công Goh chơi. Ông này cũng từng đến nhà bố mẹ đẻ Dũng tại Hải Phòng.

Vị GĐ Cty môi giới bán ụ nổi này thì xác nhận bản thân có mối quan hệ thân thiết với Dương Chí Dũng. Trước khi ký hợp đồng mua ụ nổi từ Nga, ông Goh đã dang Việt Nam, trực tiếp đàm phán, giao dịch với BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, đã gặp riêng Dũng và Tổng GĐ Mai Văn Phúc, được Dũng “đồng ý giúp đỡ”. Trước khi Vinalines lý hợp đồng mua ụ nổi này với công ty AP thì AP đã ký hợp đồng với chủ sở hữu ụ nổi (công ty Nakhodka, Nga) mua ụ nổi chỉ với giá 2,3 triệu USD để sau đó bán cho Dũng với giá 9 triệu USD.

Bị cáo Trần Hải Sơn cũng khai, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi 83M với công ty AP, khoảng đầu tháng 3/2008, ông Goh Hoon Seow gặp Sơn tại trụ sở Vinalines nói “ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền lại quả (kickback), tôi đã thống nhất với đông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ấy nói là giao cho ông nhận số tiền lại quả là 1,666 triệu USD”. Thời gian thống nhất trước khi ký hợp đồng khoảng 1 tháng.

Theo Sơn, ông Goh còn nói lại theo yêu cầu của Dương Chí Dũng thì công ty AP phải chuyển lại 20% giá trị hợp đồng mua bán ụ nổi 83M, Mai Văn Phúc cũng đồng ý phải chuyển lại 20% cho phía Việt Nam.

Sau cuộc gặp này, Trần Hải Sơn đến phòng làm việc của Dương Chí Dũng nói lại nội dung ông Goh đã trao đổi, Dũng xác nhận là đúng, giao cho Sơn nhận khoản tiền này. Dũng còn dặn ‘chia theo tỷ lệ 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho Phúc, còn lại cho em. Sơn cũng đến phòng làm việc gặp Phúc thuật lại nội dung này, Phúc nói “anh đồng ý, em xúc tiến nhanh nhé”.

Mai Văn Phúc cũng xác nhận với CQĐT đã gặp ông Goh một lần tại văn phòng Vinalines trước khi ký hợp đồng mua ụ nổi từ công ty AP. Phúc biết việc ông Goh và Dương Chí Dũng có gặp nhau.

Kết quả điều tra xác minh, đối chất như tài liệu tương trợ tư pháp, tài liệu thu nhập tại công ty Phú Hà của em gái Trần Hải Sơn, kết quả xác minh tại các ngân hàng và kết quả đối chất giữa các bị cáo, người liên quan thể hiện sự phù hợp diễn biến về việc thực hiện nhận, chia 1,666 triệu USD. Vì vậy, dù Dũng, Phúc không thừa nhận việc “ăn” 10 tỷ đồng mỗi người từ thương vụ mua bán ụ nổi 83M, nhưng cơ quan công tố cho rằng, đủ cơ sở kết luận hành vi chia nhau 28 tỷ đồng của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn đã phạm tội “tham ô tài sản”.

Cả 4 bị cáo bị truy tố theo khoản 4, Điều 278 của BLHS về tội danh này với khung hình phạt kên đến 10 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình vì các tình tiết (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác).

Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và 8 bị cáo khác bắt đầu tại TAND Tp.Hà Nội vào sáng mai, 12/12, dự kiến kéo dài ít nhất 3 ngày. Dân trí sẽ cập nhật liên tục diễn biến phiên tòa đến bạn đọc.

P.Thảo
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét