Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

3 THẤT VỌNG CỦA VIỆT NAM Ở CÁC VÒNG ĐÀM PHÁN TPP & Xả lũ lên đầu dân: Lập luận đáng sợ của đại biểu

3 THẤT VỌNG CỦA VIỆT NAM Ở CÁC VÒNG ĐÀM PHÁN TPP

Bài đọc liên quan:
TPP - TransPacific Partnership: Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương - vừa kết thúc sau 4 ngày cho vòng đàm phán cuối cùng tại Singapore chiều hôm qua 10/12/2013. Triển vọng đàm phán TPP chưa thể xác định thời điểm kết thúc, vì nhiều vấn đề cốt lõi khó có thể hoàn tất trong một vài năm tới.
Như tôi đã dự đoán cách đây 4 tháng, 3 vấn đề lớn này sẽ là các rào cản cho Việt Nam hội nhập vào TPP trong bài viết: Xóa cấm vận, WTO và TPP: Những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ. Cho nên về phía Việt Nam theo ông Trần Quốc Khánh - thứ trưởng bộ công thương kiêm trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại TPP - có 3 yếu tố mà Việt Nam chưa và sẽ khó có thể vượt qua trong tương lai gần. 
Thứ nhất là, phía Việt Nam yêu cầu 10 thành viên còn lại phải công nhận doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp tư nhân, không nên phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong TPP, làm ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán TPP. Điểm này là điểm bế tắc mọi cửa trong tương lai cho Việt Nam.
Thứ hai là, Việt Nam đề nghị luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các nước đã thừa nhận sự chênh lệch về quyền sở hữu trí tuệ, và các quốc gia được quyền chọn lựa cho mình các bước đi trong lộ trình TPP. Việt Nam yêu cầu các quốc gia đã phát triển có kỹ thuật cao phải đưa ra những qui định phù hợp cho các nước kém phát triễn vì sự chênh lệch trình độ kỹ thuật giữa 11 thành viên trong TPP.
Cuối cùng là, đàm phán về lĩnh vực hàng hóa không có tiến triển như mong đợi. Giá cả hàng hóa nông nghiệp, may mặc và giày da là ưu thế của Việt Nam trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu với Hoa Kỳ. Nên chưa thể đi đến thống nhất.
Với tình hình này, chuyện Việt Nam vào được TPP sẽ tính bằng thập kỷ như quá trình đàm phán WTO trong quá khứ. Liệu kinh tế Việt Nam đang suy thoái như hiện nay thì cái gì sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có thể thoát đáy đang trên đường đi xuống?

Xả lũ lên đầu dân: Lập luận đáng sợ của đại biểu

(Tin tức thời sự) - Một điều bất ngờ là hiện người dân cả nước đang rất quan tâm, bức xúc về thủy điện xả lũ góp phần gây ngập lụt, thiệt hại nặng nề cho vùng hạ du. Thế nhưng, trong báo cáo trả lời ý kiến cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam lần này không thấy có một chữ nào đề cập đến vấn đề nóng này. 
Giải thích cho chuyện này, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết là lũ xảy ra sau đợt tiếp xúc cử tri của các đại biểu.
 
Sáng 10/12, kỳ họp thứ IX khóa VIII của HĐND tỉnh Quảng Nam khai mạc, diễn ra trong 3 ngày từ 10 đến 12/12. 
 
Nông dân vùng hạ du huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề trong trận lũ lụt vừa qua có phần đóng góp của Thủy điện ĐắK Mi 4.
Nông dân vùng hạ du huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề trong trận lũ lụt vừa qua có phần đóng góp của Thủy điện ĐắK Mi 4.
 
Đáng chú ý là trong báo cáo trả lời ý kiến cử tri trong tỉnh tại kỳ họp lần này, có trên 50 ý kiến của cử tri chất vấn về các vấn đề như: nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhưng lại không thấy có một ý kiến nào của cử tri chất vấn về thủy điện xả lũ gây ngập lụt thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho vùng hạ du. 
 
Trong khi đây là vấn đề rất nóng đang được dư luận cả nước quan tâm và bức xúc.
 
Chiều 10/12, trả lời phóng viên về việc xả lũ của thủy điện gây ngập lụt cho vùng hạ du không thấy nêu trong báo cáo trả lời ý kiến cử tri tại kỳ họp lần này, ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam nói: 
 
Rất tiếc là các đại biểu đi tiếp xúc cử tri trước đợt lũ xảy ra chứ không phải sau đợt lũ nên không có trong báo cáo là vậy. Vừa rồi nước lũ về đồng loạt, các Thủy điện Đắk Mi 4, A Vương và Sông Bung 4 sợ vỡ đập nên đã đồng loạt xả lũ rất là nguy hại, nhất là vùng Đại Lộc rất là ảnh hưởng. 
 
Sau đợt tiếp xúc cử tri vừa rồi, lũ xảy ra làm cho nhân dân rất bức xúc việc thủy điện xả lũ”.
 
Ông Nguyễn Văn Sỹ còn nhấn mạnh, về chuyện thủy điện xả lũ gây ngập lụt cho vùng hạ lưu thì UBND tỉnh Quảng Nam phải có giải trình với HĐND. 
 
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam trả lời phóng viên về thủy điện xả lũ.
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam trả lời phóng viên về thủy điện xả lũ.
 
Vừa rồi hội nghị Tỉnh ủy có nêu chuyện thủy điện xả lũ và Tỉnh ủy đã có chỉ đạo cho UBND tỉnh phải làm việc với các hồ chứa về quy trình và phương pháp xả lũ xem thế nào. 
 
Đặc biệt đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri sau kỳ họp vừa rồi nghe cử tri phản ánh rất nhiều về thủy điện xả lũ gây hại cho vùng hạ lưu. Nếu trong kỳ họp lần này có ý kiến chất vấn về vấn đề thủy điện xả lũ thì HĐND sẽ xem xét giải quyết.
 
Trước đó, chiều 2/12, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 11 của tỉnh Quảng Nam, trả lời phóng viên về việc thủy điện xả lũ gây ngập lụt cho người dân vùng hạ du, ông Nguyễn Ngọc Truyền, Chánh văn Phòng UBND tỉnh, người phát ngôn UBND tỉnh thẳng thắn cho biết: 
 
“UBND tỉnh Quảng Nam vừa có ý kiến việc lũ vừa qua gây thiệt hại cho nhân dân hạ du, trong đó có quy trình xả lũ của các thủy điện là có vấn đề. Trong thực tế diễn ra việc gây ngập lụt lên nhanh cho hạ du là có phần của thủy điện do quy trình mình đề ra. 
 
Thủy điện Đắk 4 Mi xả lũ từ ngày 14 đến ngày 16/11 gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân huyện Phước Sơn.
Thủy điện Đắk 4 Mi xả lũ từ ngày 14 đến ngày 16/11 gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân huyện Phước Sơn.
 
Trước sự việc này, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo cho Sở NN-PTNT Quảng Nam làm việc với các thủy điện để xem xét kiểm tra lại quy trình xả lũ của thủy điện nào chưa phù hợp với tình hình của địa phương để có hướng tiếp theo”. 
 
Ông Nguyễn Ngọc Truyền khẳng định: “Cá nhân tôi khẳng định là vừa qua lũ gây ngập lụt cho nhân dân hạ du của tỉnh là có phần của thủy điện. 
 
Xét về mặt nguyên tắc, ai gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
 
Còn đối với chính quyền địa phương là phải lo cho dân, tuyệt đối không để dân đói rét. Còn việc khiếu nại, khiếu kiện là quyền của người dân nhưng phải đúng quy định của pháp luật”.
 
Trận lũ lụt lịch sử vừa qua làm cho cánh đồng Bàu Tròn ở huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề.
 
“Từ khi có thủy điện, dân chúng tôi khổ kêu trời không thấu. Hôm lũ về, tôi đang làm ngoài đồng thấy nước đổ ầm ầm không kịp chạy. Tôi phải bám trên cây chờ vợ chèo thuyền đến đưa về. Thủy điện xả lũ kiểu đó dân chúng tôi chết khi nào không biết được”, ông Phan Đình Hứng (46 tuổi, ngụ thôn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc) bức xúc. 
 
Trong đợt lũ lụt từ ngày 14 đến ngày 16/11, tỉnh Quảng Nam có 5 người chết và 1 người mất tích. Tổng số nhà bị thiệt hại là 79.910 căn (huyện Đại Lộc 34.000 căn, huyện Điện Bàn 18.700 căn, huyện Duy Xuyên 17.000 căn, huyện Quế Sơn 1335 căn và huyện Nông Sơn 1.200 căn và TP.Hội An 6.842 căn). 
 
Về lương thực có 155 tấn bị ngập ướt, hư hỏng tập trung ở huyện Đại Lộc. Có 1.039ha hoa màu bị ngập úng, hư hại. Đất ruộng và đất sản xuất bị sạt lở, bồi lấp 390m3….
 
Thế nhưng, ngày 25/11, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn số 4642 gửi Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO) là chủ đầu tư của Thủy điện Đắk Mi 4 đề nghị xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại cho nhân dân vùng hạ du. 
 
Sau đó, dư luận lại phản ứng khá mạnh là tại sao UBND tỉnh này lại “rụt rè” trong quyết định, chỉ đề nghị chủ đầu tư thủy điện hỗ trợ vậy?
 
Hồng Sơn

Khi "Thần" đã mất thiêng

Tương phản với một số ý kiến tiết lộ rằng “hồi xưa việc vô đảng phải đổi bằng máu”, thì trong thời gian gần đây, xem chừng như chuyện đảng viên đảng CSVN rời bỏ đảng ngày càng nhiều – mà nói theo lời blogger Trí Thức qua bài “Vài lời tâm huyết với đảng CSVN”, thì cách nay mấy ngày, “Sự kiện ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng ly khai khỏi ĐCS Việt Nam khiến xôn xao dư luận.

Thiết nghĩ, đó là điều bình thường, tất yếu xảy ra trong bất cứ xã hội nào, khi mà đảng không còn là thần tượng để người ta tôn thờ”. Tác giả lưu ý:

Đảng nói chung nó như một thứ tôn giáo, dùng thần quyền để chế ngự mọi hành vi của những người đi theo nó. Khi “thần” đã mất thiêng thì không còn vai trò gì nữa. Đảng cầm quyền thể chế hóa luật pháp bằng cương lĩnh của mình, mục đích tối thượng là bảo vệ quyền lợi bản thân, bắt thiên hạ phải tuân thủ mọi ý muốn chủ quan của mình thì nó cũng giống như một chế độ phong kiến “trị quốc, bình thiên hạ”, vậy thôi.

Hậu quả là dùng cường quyền để áp bức, bóc lột và không có dân chủ, nhân quyền. Nó không mang tính khách quan, khoa học và cũng không quản lý được trật tự xã hội. Và một khi luật pháp không có hiệu lực thì mọi mâu thuẫn trong xã hội sẽ được giải quyết bằng những cuộc xung đột đẫm máu. 
 
Đảng không còn là thần tượng
 
Qua Tuyên Bố từ bỏ đảng CSVN, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, giải thích rằng “ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Lên tiếng mới đây với Đài ACTD, ông Lê Hiếu Đằng khẳng định:

Tâm nguyện của tôi là mọi người đừng sợ gì nữa, phải hành động, phải làm việc, phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền - toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, bảo vệ môi trường. Thực tế đó là ba yếu tố vì con người, cho con người. Còn chủ nghĩa xã hội là cái không nói nữa, ngay tại Liên Xô- quê hương của nó, người ta cũng đã chán ngán rồi. Tại sao con cái các ông lãnh đạo đi các nước tư bản học hành, trong khi các ông bắt cả dân tộc này phải đi theo con đường mơ hồ chẳng tới đâu. Do đó, trong thủ bút, tôi nêu rõ đảng Cộng sản nay là lực cản sự phát triển của đất nước. Đó là cái nguy hiểm nhất, phải đấu tranh để ngăn chặn điều đó.

Luật gia Lê Hiếu Đằng nhân tiện cũng lưu ý thêm rằng “Quốc hội đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân”, nhất là “vấn đề nông dân, vấn đề ruộng đất, rồi vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân quyền”. Do đó, ông thấy không thể nào tiếp tục đứng vào hàng ngũ đảng được nữa.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng, nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận của họ.
- Ông Phạm Chí Dũng
Qua bài “Sự sợ hãi và niềm vui”, blogger Hồ Phú Bổng nhận định rằng “ Giữa sợ hãi và niềm vui tự do chỉ trong gang tấc! Ông Lê Hiếu Đằng đang là hiện tượng mới nhất cho những đảng viên còn sợ hãi! Quay đầu lại là bờ! Là hạnh phúc, là niềm vui không chỉ riêng cho cá nhân và gia đình cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, mà cho cả Dân Tộc!”.

Khi đề cập tới chuyện “ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố bỏ đảng”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét:
Anh đi theo đảng từ thời đảng còn gian khó, phải giả dạng ẩn núp dưới danh nghĩa nầy, danh nghĩa nọ, với mong muốn cùng đảng đấu tranh cho một đất nước độc lập, tự do và giàu mạnh, một xã hội dân chủ tiến bộ. Nay đảng của anh đang ở trên đỉnh quyền lực, quyền lực tuyệt đối như các triều đại phong kiến trước đây khi đảng cho ra đời Hiến pháp mới và áp dụng vào đầu năm 2014 để đặt toàn dân dưới sự cai trị tuyệt đối của mình, anh lại tuyên bố từ bỏ cái đảng ấy. Khi nghe anh điện thông báo điều nầy, tôi nói lời chúc mừng anh nhưng trong lòng lại từ từ dâng lên một cảm xúc khó tả. Đắng cay.

Qua thư ngỏ gởi ông Lê Hiếu Đằng, blogger Trí Thức vừa nói nhấn mạnh rằng việc luật gia này “ra khỏi đảng chính là ông đã về với nhân dân, từ bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ, có thể là những công lao, cống hiến…Nhưng thà như thế còn hơn là tiếp tục ở lại trong cái đội ngũ càng ngày càng bị nhân dân mất lòng tin và chán ghét”. Vẫn theo tác giả thì thực trạng hiện nay về mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh…, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS, thì những người đảng viên càng nhiều tuổi đảng chỉ “càng thấy xấu hổ” mà thôi. Tác giả nhận xét tiếp, “những đảng viên lâu năm được nhận cái huy hiệu, cái danh hiệu nhiều năm tuổi đảng thực chất chỉ là cái bánh vẽ, chẳng nói lên điều gì. Thử hỏi trong bấy nhiêu năm tuổi đảng có bao nhiêu năm ông cống hiến sức lực cho đất nước, cho xã hội?”.

Blogger Hoàng Thanh Trúc nêu lên câu hỏi rằng điều gì khiến những thành phần trí thức một thời là con người CS ấy đã dứt khoát từ bỏ đảng CSVN với những lời nói can đảm, nhận xét khẳng khái, công khai như vậy ? Đơn giản là, theo nhà báo Hòang Thanh Trúc, họ “tỉnh ngộ” bởi “thế giới quan, sự trung thực và nhất là lòng yêu nước…”. Và tác giả hỏi tiếp rằng có ai đi làm cách mạng để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài toàn trị như nhóm chóp bu CSVN hôm nay ? Có ai đi làm cách mạng để vi phạm nhân quyền, trấn dẹp nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược như CSVN hôm nay ? Những người “vĩnh biệt đảng” ấy chỉ vì họ không muốn tiếp tục đứng trong “hàng ngũ tội ác” mà thế giới văn minh đã nhận diện. 

Đã quá suy đồi...
000_Hkg7487358-200.jpg
Tổng thư ký ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (P) trò chuyện với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hà Nội hôm 21/6/2012. AFP photo
Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ hy vọng rằng quyết định từ bỏ đảng của ông Lê Hiếu Đằng sẽ là “cơn gió lớn để cuốn hút nhiều ngọn gió nữa tạo ra cơn bão quét sạch những đau khổ cho dân mình”. Và “sau cơn bão lớn, nhất định bầu trời Việt Nam chúng ta sẽ rạng ngời và toàn dân sẽ bắt tay nhau làm lại từ đầu” - một khởi đầu dù muộn màng nhưng vững bền cho “con cháu tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước”.

Một ngày sau khi luật gia Lê Hiếu Đằng ra Tuyên Bố từ bỏ đảng, thì  nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một cây bút phân tích, bình luận sâu sắc, cũng công khai từ bỏ đảng – quyết định mà ông nói là không phải “nhất thời” mà “đã suy nghĩ từ lâu”, phát xuất từ việc ông nhận thấy “đảng CS không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng” cũng như “lời thề” của ông khi vào Đảng. Do vậy, nhà báo Phạm chí Dũng khẳng định rằng ông “không còn phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản” nữa ! Lên tiếng với đài ACTD, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết rằng quyết định bỏ đảng của ông thể hiện sự mong muốn cũng như luật gia Lê Hiếu Đằng, đó là “mọi người còn có cốt cách, còn có lương tâm, còn có suy nghĩ, nhìn lại để thấu hiểu đằng sau, điều gì, nguyên nhân nào, những nguồn cơn nào đã đẩy đất nước đến tình trạng ngày hôm nay”. “Tình trạng ngày hôm nay” ấy, theo blogger Phạm Chí Dũng:
Nếu những cơn sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
- Ông Phạm Chí Dũng
Quá xấu, quá tệ, quá suy đồi. Tất cả mọi thứ đều xuống cấp một cách trầm trọng. Thật sự tôi cũng cầu mong những người Việt ở hải ngoại như các anh thấu hiểu được phần nào tâm trạng của người dân ở Việt Nam, một đất nước khốn khổ như thế nào - khó khăn từ kinh tế, suy thoái đến đạo đức. Vậy ai làm ra những điều đó? Không còn ai khác ngoài sự lãnh đạo toàn diện của đảng thôi. Đảng chỉ đạo làm được cái gì? Trong khi đó, người ta chấp nhận những đối trọng chính trị có phải tốt hơn không. Người ta có cơ chế tam quyền phân lập và đồng thời cơ chế này có thể giám sát người dân từ ngoài xã hội đến trong nội bộ để làm tốt hơn. Những người đảng viên cần nhận thức ra điều đó để thấy là đã đến lúc cần phải có cơ chế mới thay cho cơ chế cũ.

Trước diễn tiến này, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội nhận xét:

Diễn tiến này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình hiện nay, nhất là sau khi dưới sự lãnh đạo của đảng thì Quốc hội nước CHXHCNVN vừa thông qua một bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp lần nầy cũng trở thành công cụ rất rõ ràng của đảng để củng cố vị trí độc tài của đảng CS. Chính vì vậy mà điều đó tác động rất nhiều đến tâm lý của rất nhiều người có lương tri, có suy nghĩ về vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc. Họ đã hành động theo lương tâm.

Từ Saigòn, blogger Phạm Đình Trọng khẳng định:

Theo tôi đây là một hình thức trả lời của những người đảng viên trung thực với bản Hiến pháp vừa được đảng cho ra đời. Đảng với những công cụ của họ, họ tưởng muốn làm thế nào thì làm. Nhưng mà Lê Hiếu Đằng rồi Phạm Chí Dũng tuyên bố ra đảng chính là sự trả lời của họ đối với bản Hiến pháp vừa được thông qua. Tôi thấy việc ra khỏi đảng của anh Lê Hiếu Đằng và anh Phạm Chí Dũng là sự mở đầu cho làn sóng ra khỏi đảng, bởi vì bây giờ, đảng đã bộc lộ đầy đủ sự phản nhân dân, chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đất nước. Với bản Hiến pháp này, đảng đã đứng hòan tòan vào nhóm lợi ích để thao túng đất nước, làm hại dân, thì sự bỏ đảng của anh Đằng và anh Dũng là sự mở đầu để sẽ có một đợt sóng tiếp theo. Đó là điều chắc chắn.

Blogger Trí Thức qua bài “Vài lời tâm huyết với đảng CSVN” cũng không quên cảnh báo rằng “Có thể rồi đây sẽ có hàng loạt đảng viên ly khai khỏi đảng CS. Nhưng điều đó cũng không nguy hiểm bằng những đảng viên ly khai phần lớn là trí thức, cái phần cơ bản làm cho đảng vững mạnh, sáng suốt. Số đông chưa chắc đã mạnh, vấn đề là chất lượng đảng viên kia. Vậy nếu những đảng viên là trí thức cứ rơi rụng dần thì trong đảng chỉ còn lại phần lớn là những người không đủ năng lực giữ vai trò cầm quyền, sớm muộn đảng (CS) không còn giữ được vị trí độc tôn nữa”.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-12-09 

Đồng Phụng Việt - Chuyện nhỏ và chuyện lớn

Với mình, chuyện một cán bộ Thành Đoàn giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn là chính quyền Việt Nam đã tìm đủ cách để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà lại chỉ có thể nghĩ ra, rồi tổ chức những hoạt động ngăn chặn như vậy mới là chuyện lớn.
Chuyện lớn nằm ở chỗ mà cha, anh của cậu thanh niên đó vẫn thường hay nói: “tâm” và “tầm”. “Tâm” như thế và “tầm” chỉ ở mức như vậy thì làm sao “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mãi được (?). Người ta gọi như thế là “qúa phận” đấy!

Với mình, chuyện cậu thanh niên giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền đã từng du học ở Mỹ là chuyện nhỏ.
Học ở đâu, đã thủ đắc những bằng cấp loại nào cũng là chuyện nhỏ. Đâu phải cứ có học, có bằng cấp là thành nhân.
Nhận thức sống để làm gì và sống như thế nào hình như mới là chuyện lớn.
Lịch sử xứ nào, thời nào cũng có không ít kẻ đỗ đạt cao nhưng thiên hạ và hậu thế gọi là “ngu trung”. Dù sao thì tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền cũng thuộc phạm trù “tự do lựa chọn”.
Chỉ muốn nhắc cậu thanh niên đó và những người bạn của cậu ta rằng “tự do lựa chọn” luôn đi kèm với “tự chịu trách nhiệm”, mà trách nhiệm do tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền thì xem lại lịch sử đi. Nó nặng nề lắm, liệu có gánh nổi chăng?
***
Với mình, chuyện cậu cán bộ Thành Đòan nói gì sau sự kiện cậu ta giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn nằm ở chỗ “tai mắt nhân dân”. Có thời, cha, anh của cậu ta hay nói, họ làm được chuyện này, ngăn chặn được chuyện kia là nhờ “tai mắt nhân dân”.
Khoan bàn chuyện cha, anh của cậu ta nói thiệt hay nói dóc, chỉ nhìn mỗi sự kiện cậu ta tạo ra thì thấy “tai, mắt nhân dân” hướng vào ai, ủng hộ và chống cái gì.
Tuy đã “ngụy trang” như “quần chúng tự phát” nhưng cậu ta không thể lọt qua “tai mắt nhân dân”.
Nếu bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được “đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” thì việc gì phải cải trang, phải che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng tên dù “thi hành công vụ”. Khi hiện tượng này phổ biến đến mức trở thành lối hành xử chung của những thành viên trong lục lượng đảm nhận vai trò “bảo vệ chế độ” thì vì lý do nào đó mà muốn tỏ ra mẫn cán, cũng nên ngồi ngẫm lại. Thượng cấp không phải nhân dân và nhân dân bao gồm cả thân nhân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen…
Nên khắc cốt, ghi tâm yếu tố “tai mắt nhân dân”, ngẫm nghĩ rồi hãy hành xử các bạn à!
Đồng Phụng Việt

(FB Đồng Phụng Việt) 

Nguyễn Văn Tuấn - Có nghĩ đến “ngày sau”?


Nhiều lúc tôi tự hỏi: không biết những người đang dùng ngòi bút tấn công các văn nghệ sĩ, hay những người đang mạnh tay đàn áp và gây khó khăn cho các thanh niên [thể hiện thái độ chống China] có nghĩ đến ngày sau chăng? “Ngày sau” là ngày khi họ không còn tại chức, không còn chỗ dựa, không còn “ô dù”, đó là ngày khi họ trở về đời thường làm thường dân, hay nói dễ hiểu là “về với dân”. Lúc đó họ sẽ sống như thế nào, và nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ gì với họ? Con cái của nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ như thế nào với con cái họ?

Tôi tự hỏi như thế là vì nhân đọc mấy bài viết của những “nhà trí thức” thời thập niên 1950 tấn công các nhân vật trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm một cách dã man. Một số người dùng ngòi bút tấn công các nhà trí thức chân chính đó vẫn còn sống. Không biết họ có đọc lại những gì mình viết và nghĩ như thế nào. Đừng biện minh rằng “hồi đó người ta bảo tôi viết thế” nhé. Con cháu họ đọc lại những bài đó sẽ nghĩ gì trong đầu họ? Chắc là xấu hổ lắm. Nỗi xấu hổ lưu truyền trên trang giấy còn rất lâu.

Ở tuổi này tôi đã chứng kiến chuyện có vay có trả, mà ngày xưa có khi mình chỉ nghe ba má hay người lớn cảnh báo thôi. Nhớ thời còn ở trong trại tị nạn bên Thái Lan, có “ban trật tự” (giống như công an trại) được xem như là hung thần. Họ hành hung, đánh đập và khủng bố đồng hương. Họ còn tiếp tay cho các giới an ninh địa phương hành hạ đồng hương Việt Nam. (Nhiều khi tôi nghĩ người Việt có gen xu nịnh ngoại bang). Một anh bạn cùng lên bờ Buli với tôi là nạn nhân của bọn ác ôn này. Anh ấy tên là T, anh là thuỷ thủ tài đánh cá trong hợp tác xã, rồi một ngày “đẹp trời” anh lấy tàu hải sản đi vượt biên. Qua đến trại tị nạn, anh ấy bị ai đó tố cáo là cộng sản, và bị ban trật tự đánh đến nỗi mang tật. Tôi không biết anh, nhưng ai cũng nói anh chỉ là nhân viên thủy sản chứ chẳng cộng sản cộng siếc gì cả. Tôi nhớ hoài đêm ấy anh nằm ngủ bên mùng tôi (thời đó nhiều nhóm nằm ngủ gần kề nhau), anh thề sẽ trả thù. Nói là làm. Đến khi một hay hai người trong ban trật tự đi định cư ở nước ngoài, mới bước xuống phi trường thì đã được anh và hàng chục nạn nhân của họ “chào đón”. Sau này, tôi nghe nói một người trong ban trật tự bị giết chết ngay tại Mĩ! Có vay thì có trả.

Không có quyền lực nào tồn tại vĩnh viễn. Chuyện vợ chồng Nicolae Ceausescu và Elena Ceausescu là một minh chứng sống động. Nicolae Ceausescu là tổng bí thư đảng CS Romania được thần tượng hóa như “cha dân tộc”, còn vợ Elena Ceausescu được hệ thống tuyên truyền của đảng nâng lên thành “mẹ dân tộc”. Hai người này làm mưa làm gió trong chính trường Romania một thời, và gây ra biết bao ân oán, hận thù ngút trời. Đảng CS Romania thời đó dĩ nhiên là “bạn” của đảng CSVN. Năm 1989, ông ĐDT lúc đó là quan lớn trong BCT dẫn đoàn đại biểu đảng CSVN đi dự đại hội đảng CS Romania. Ông Bùi Tín kể lại rằng ông ĐDT đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay bài diễn văn của ông Nichola Ceausescu. Khi về nước ông khen đảng CS Romania rất mạnh, đoàn kết, ổn định và không còn nhờ Nga nữa. Hai tuần sau, vợ chồng Ceausescu bị đem đi đem ra tử hình trước công chúng. Có ai ngờ mới vài tuần trước thì hành xử như vua chúa, mà nay bị phơi thây giữa công cộng. Có ai ngờ 7 người cận thần của cha cậu Ủn lại bị chính cậu ấy hành hình hay đày đoạ. Có ai ngờ ông Lenin ngày nào được sùng bái như thánh mà nay thì tượng bị người ta, có khi chính "thần dân" của ông ấy, kéo xuống và còn lấy búa đập đầu. Tất cả đều có thể xảy ra.

Những cái “mũ” chỉ là đặc danh của người cầm quyền, việc làm mới định hình thực sự. Ông Yasser Arafat là một chính khách gây ra nhiều tranh cãi, vì lúc đấu tranh thì ông bị mang cái mũ “khủng bố”, nhưng khi thành công thì là lãnh tụ - statesman. Nhiều người làm cách mạng ở VN cũng thế, nhưng trớ trêu thay sau này họ lại dùng cái mũ đó cho người khác. Những cái “nhãn hiệu” chỉ là tạm thời, và nó có thể thay đổi theo thời gian. Những người đang đấu tranh cho lí tưởng nào đó hôm nay có thể mang tiếng là phạm pháp, nhưng sẽ có thể có ngày họ là người điều hành đất nước. Ví dụ như ông Nelson Mandela ngày xưa khi còn đấu tranh chống chế độ Apartheid bị gọi là “thân cộng sản”, là khủng bố, v.v. nhưng sau này khi thời cuộc thay đổi thì ông là tổng thống, là chính khách đáng kính. Mà, ông đáng kính thật. Tôi nghĩ có lẽ ông là chính khách vĩ đại nhất của thế kỉ 20/21. Tôi chưa nghĩ ra một chính khách nào trên thế giới, kể cả Việt Nam, có thể sánh với tầm vóc và lòng nhân ái của ông Nelson Mandela.

Bởi vậy, những người đang đánh đập và tra tấn (hoặc bằng thể lực hoặc bằng tinh thần) những thanh niên yêu nước nên nghĩ đến ngày mai, đến ngày mà khi họ không còn quyền lực và vũ khí trong tay để có thể sống với dân. Chợt nhớ đến câu Trịnh Công Sơn nói với Khánh Ly: sống ở đời cần có một tấm lòng.
 
Nguyễn Văn Tuấn 
  Theo FB Nguyễn Văn Tuấn 
 

Bút Chì - em có làm gì đâu?

Dân Luận: Im lặng là nuôi dưỡng cái ác. Bạn đứng một bên nhìn người có quyền lực đè nén người không có quyền lực mà không làm gì, tức là bạn đã đứng về phía người có quyền lực, chứ không phải ở vị trí trung lập. Đất nước này không còn trông mong gì vào Đảng và chính phủ, vận mệnh của nó nằm trong tay bạn. Nếu bạn không làm gì, bạn tiếp tục chôn vùi đất nước này!

“Em có làm gì đâu?” – Người bán hàng rong mếu máo. Em nghe anh ta gào khóc. Em thấy anh ta cầu xin. Em nhìn năm sáu kẻ mặc đồng phục to khỏe băm bổ khống chế anh, hành hung anh bằng mọi cách có thể, rồi để mặc anh nằm ngất xỉu ở xó đường.
“Em có làm gì đâu?” – Người nhân viên “trật tự đô thị” phân bua. Em thấy anh ta đang giải trình với sếp. Và sếp của anh ta, ông chủ tịch phường ấy, có vẻ ông ta cũng không biết gì nhiều hơn. Em nghe ông ta nói với báo chí: anh bán hàng rong đã chống đối và hành hung tổ công tác, rồi sau đó lăn ra ngủ.

“Em có làm gì đâu?” – Người đứng xem nói. Tôi đang mua rau thì họ ập đến. Tôi chỉ kịp dạt sang một bên. Tôi chỉ dám đứng nhìn, vì họ có dùi cui điện. Tôi chỉ kịp dùng điện thoại quay lại một đoạn phim ngắn. Tôi chỉ có thể lên mạng bày tỏ nỗi bất lực, thương xót, căm ghét, khinh bỉ của tôi.

Em bắt đầu thấy gì đó rất quen. Một điều gì em đã nghe quá nhiều lần. “Em có làm gì đâu? Người ta hôi bia đấy chứ!” “Em có làm gì đâu? Họ tham nhũng quá nhiều!” “Em có làm gì đâu? Do máy tự đưa hàng vào luồng xanh!” “Tại trời mưa nên xả lũ.” “Tại lương thấp không đủ mua bánh mì.” “Tại cái nước mình nó thế.” “Em có làm gì đâu?”

Chính là câu hỏi ấy. Câu hỏi nằm bên dưới tất cả các câu trả lời. Câu hỏi được dùng thay cho câu trả lời. Không ai chịu trách nhiệm cho việc mình làm. Ai cũng làm việc họ đang làm vì họ phải làm. Ai cũng là nạn nhân.

Tất cả những sự lộn xộn này, nhiễu nhương này, bất cập này, đều là lỗi của một ai đó khác. Em đổ lỗi cho văn hóa. Em đổ lỗi cho chính trị. Em đổ lỗi cho giáo dục. Đất nước này, địa phương này, bầy đàn này. Em nhiếc móc, em thóa mạ, em chửi rủa. Em thở dài ngao ngán. Em cay đắng mỉa mai. Em cười lên phe phé. Và em lại thở dài.

Nhưng em có làm gì đâu?

Em đã làm gì để lòng thương của em đến được với người nghèo khổ? Em đã làm gì để sự bất bình của em trở thành vũ khí chống lại bất công? Em đã làm gì để viễn tượng của em về một xã hội bình đẳng hơn, hòa hợp hơn, hạnh phúc hơn trở thành hiện thực?

Xúc cảm của em chưa đủ. Tư duy của em chưa đủ. Lời nói của em vẫn chưa đủ. Khi mà hành động của em vẫn như xưa. Khi em chưa nhận trách nhiệm phần mình. Khi em vẫn làm mọi việc theo thói quen, theo quán tính, theo ảnh hưởng của đám đông.

Em mắng chửi bọn trộm chó không tiếc lời, nhưng vẫn tiếp tục ăn thịt chó. Em than phiền nạn tham nhũng tràn lan, nhưng em luôn sẵn sàng dùng tiền để bôi trơn công việc. Em chê hệ thống giáo dục này lạc hậu, nhưng bản thân em mấy năm nay không đọc một cuốn sách nào. Em tránh trách nhiệm, tránh khó khăn, tránh thay đổi. Em tìm cái gì thuận tiện, cái gì nhẹ nhàng, cái gì có sẵn. Và em mong đất nước này sẽ ngày một tốt hơn lên. Còn gì điên rồ hơn như thế không em?

“Nhưng em thì làm được gì?” – Em sẽ hỏi. Được chứ, em làm được nhiều lắm, nhưng em có một kẻ chặn đường. Kẻ đó không ai khác chính là niềm tin của em cho rằng em không làm được gì cả. Rằng em quá bé nhỏ. Rằng em quá yếu đuối. Rằng mọi thứ đã được xếp đặt, an bài. Nếu đúng như thế, lịch sử loài người có lẽ đã chẳng bao giờ thay đổi. Dalai Lama từng nói, nếu em nghĩ rằng em quá bé nhỏ để tạo ra sự thay đổi, hãy thử đi ngủ với một con muỗi.

Bây giờ hẳn em đã nguôi ngoai. Em chẳng còn nhớ chuyện anh bán hàng rong mấy nữa. Hôm nay anh ấy sẽ phải tìm cách khác, hoặc chỗ khác, để mưu sinh. Tổ công tác trật tự đô thị sẽ tiếp tục công tác. Nhưng em vẫn còn ở đây, với câu hỏi ám ảnh của riêng em. Và dường như mọi điều em biết đều dẫn đến chỉ một cách trả lời.

Ngày hôm nay, bây giờ, em hãy làm gì đi.
  Bút Chì
  Dân luận) 

Con trai, con rể Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương băng băng trên đường quan lộ

(GDVN) - Ngày 1/10/2013, ông Bùi Thanh Tùng (SN 1980), con trai của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Cùng với đó là việc HĐND huyện Tứ Kỳ cũng đã bầu ông Lê Hồng Diên (SN 1981, con rể của Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến) giữ chức vụ Chủ tịch huyện Tứ Kỳ - Hải Dương. Như vậy, cả con trai, con rể Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến đều thăng chức chỉ trong một thời gian ngắn và khi tuổi đời còn rất trẻ.
UBKTTW đã có kết luận về vi phạm của ông Bùi Thanh Tùng

Thông tin trên được cổng thông tin của Sở LĐTB&XH Hải Dương chính thức đăng tải. Theo đó, ngày 01/10/2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, bổ nhiệm ông Bùi Thanh Tùng, sinh năm 1980, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 01/10/2013.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng hoa chúc mừng. (Ảnh: Cổng thông tin Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương)


Được biết, ông Tùng là con trai của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến. Ông Tùng là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Cử nhân lý luận chính trị. Trước đây, ông Tùng đã từng giữ chức vụ Trưởng phòng Việc làm An toàn lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.

Đáng chú ý, thời gian ông Tùng nắm giữ chức vụ Trưởng phòng Việc làm An toàn lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cũng là thời gian xảy ra vụ việc lùm xùm liên quan đến việc sử dụng sai mục đích diện tích hơn 4000 m2 đất tại xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và khu vườn với giá trị “khủng” mà báo chí đã đăng tải cách đây không lâu.

Khi vụ việc được phanh phui, ban đầu, nhiều người tưởng như đây chỉ là một trong số hàng trăm vụ việc vi phạm về đất đai bình thường khác đang xảy ra trên cả nước, nhưng tính chất vụ việc này khá nghiêm trọng, nó nghiêm trọng ở chỗ: khi đất nước đang phải gồng mình với những khó khăn, người dân đang phải vật lộn để kiếm miếng ăn và lo giữ đất nông nghiệp cấy cày thì tại một địa phương (xã Ninh Thành), con trai của vị Bí thư Tỉnh ủy lại để xảy ra vi phạm về sử dụng đất đai với diện tích khá lớn, đáng chú ý hơn là trong diện tích của khu vườn này còn có những tài sản trị giá lớn. Tính chất nghiêm trọng của vụ việc trên đã khiến UBKT Trung Ương phải vào cuộc thanh tra, kiểm tra về mức độ vi phạm đó.

Sau nhiều ngày làm việc nghiêm túc của đoàn công tác, bản kết luận của UBKTTW đã chỉ rõ những vi phạm của ông Bùi Thanh Tùng và “nhắc nhở” đương kim Bí thư Tỉnh Hải Dương Bùi Thanh Quyến về những vi phạm trên.

Đối với ông Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, đoàn kiểm tra đã xác minh 4.152 m2 đất và một số công trình xây dựng trên đất trong khu vực dự án thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là đất và công trình xây dựng của ông Bùi Thanh Tùng (con trai ông Bùi Thanh Quyến) đứng tên mua và sử dụng.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Bùi Thanh Tùng đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng và xây dựng các công trình. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng đã xác định các loại đá, cây trồng, cây cảnh, non bộ trong khuôn viên không thuộc loại đá quý, bán quý; không có loại cây thuộc danh mục cây rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ.

UBND huyện Ninh Giang đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bùi Thanh Tùng. Việc chuyển nhượng và nhận quyền sử dụng đất cơ bản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, việc chuyển 500m2 đất nuôi trồng thủy sản sang sử dụng vào mục đích đất ở khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là không đúng quy định tại Điều 31, Luật Đất đai năm 2003; việc dùng 550m2 làm hồ nước và non bộ là không hoàn toàn đúng mục đích sử dụng…

Tuy nhiên, ông Bùi Thanh Quyến cần rút kinh nghiệm và tự phê bình nghiêm túc việc chưa thường xuyên, khuyên bảo, giáo dục con trai tự giác, gương mẫu chấp hành đầy đủ các quy định của Luật đất đai; chưa dứt khoát trong việc để con trai mua và sử dụng đất ở Ninh Thành, Ninh Giang, trong đó có một số khâu chưa đảm bảo đầy đủ các quy định, thủ tục gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và Đảng bộ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm điểm nghiêm túc đối với các tổ chức, cá nhân đã không thực hiện đầy đủ một số khâu theo quy định Luật Đất đai khi giải quyết chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bùi Thanh Tùng; UBND tỉnh cần kịp thời chấn chỉnh việc quản lý và sử dụng đất đai trên toàn tỉnh theo quy định Luật pháp.

Băng băng trên con đường quan lộ 
Cây cổ thụ và đá ở trong khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Tùng. Ảnh chụp năm 2012

Bẵng đi một thời gian dài sau khi có kết luận của UBKTTƯ, cho đến nay, nhiều người cũng chưa hay biết về quá trình xử lý những vi phạm về sử dụng đất đai cũng như có xử lý cán bộ vi phạm hay không của các cấp chính quyền, đoàn thể ở Hải Dương (Huyện Ninh Giang và Sở LĐTBXH, nơi ông Bùi Thanh Tùng sở hữu khu nhà vườn bạc tỷ và cơ quan ông Tùng công tác).

Ngày 9/12/2013, trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Xuân Lục, Chủ nhiệm UBKT tỉnh Hải Dương cho biết: Sau khi có kết luận của UBKTTƯ, Ủy ban thường vụ đã có văn bản giao cho huyện Ninh Giang xử lý, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền. Ông Lục cũng cho biết, trách nhiệm giải quyết vụ việc và người vi phạm là của cấp chính quyền huyện Ninh Giang.

Nhưng khi chúng tôi liên hệ với ông Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang Nguyễn Xuân Thuấn thì được ông này cho biết: UBND huyện đã giải quyết vụ việc và đã có văn bản báo cáo cụ thể lên cho tỉnh. Tuy nhiên khi phóng viên hỏi về kết quả cụ thể trong việc xử lý thế nào đối với diện tích 550 m2 đất của ông Bùi Thanh Tùng sử dụng sai mục đích thì ông Thuấn đã từ chối trả lời?

Dư luận chưa hết bàn tán về câu chuyện UBKTTƯ “nhắc nhở” trong việc “dạy dỗ” con cái của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến thì mới đây, nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng và người dân cả nước nói chung lại bàn tán và tỏ ra “vui mừng” khi thấy con cái của vị Bí thư này đã “khôn lớn, trưởng thành”, khi mà cả con trai và con rể của ông Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến (là ông Lê Hồng Diên – PV) đều được thăng chức. 

Để xác nhận thông tin này, sáng ngày 10/11/2013, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Lương, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tứ Kỳ - Hải Dương. Ông Lương xác nhận: Mới đây, HĐND huyện Tứ Kỳ cũng đã họp và nhất trí bầu ông Lê Hồng Diên (con rể của Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến) giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ - Hải Dương.

Cả con trai và con rể của đương kim Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến đều là những người trẻ cả về tuổi đời, “tuổi nghề” (ông Bùi Thanh Tùng SN 1980, ông Lê Hồng Diên SN 1981) và nếu đúng như lời của ông Bùi Thanh Tùng phân trần trên tờ báo Vietnamnet số ra ngày 24/5/2012 rằng: Số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào…thì việc tỉnh Hải Dương ngày càng có những cán bộ trẻ cả về tuổi đời và “tuổi nghề”, trong đó có con trai và con rể của Bí thư tỉnh Hải Dương được nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền và các Sở, Ban, Ngành, thì đây đúng là điều đáng vui mừng cho nhân dân tỉnh Hải Dương?./.
 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung “ thách đố cả Bộ trưởng và Thủ tướng”

Những ngày gần đây công luận liên tục lên tiếng phê phán phát ngôn gây sốc, xung quanh việc trả lời đơn tố cáo của Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, Giám đốc công ty Du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương. Đáng chú ý trong bài trả lời phỏng vấn với phóng viên VTC về việc hình thành khu dân cư trong khu công nghiệp tập trung, bất ngờ ông Lê Thành Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mang tính thách đố: “có Bộ trưởng hay Thủ tướng cũng không duyệt được”. Thật nực cười khi nghe vị Chủ tịch này trả lời như vậy, không những ngạo mạn, thiếu lễ độ mà còn thể hiện không hiểu biết gì về luật pháp.
Thưa ông Lê Thành Cung, ông làm Chủ tịch đại diện cho một tỉnh dẫn đầu các địa phương, có khu công nghiệp lớn so với cả nước mà ông không chịu nghiên cứu, tìm hiểu về nghị quyết và các văn bản pháp luật của nhà nước để điều hành cho đúng tôn chỉ mục đích thì thật đáng chê trách.
http://xmedia.nguoiduatin.vn/101/2013/11/5/ct.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung
Trong những năm qua nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tạo lập nhà ở. Điều kiện về nhà ở của các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Kể cả các đối tượng nghèo có khó khăn về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại khu vực nông thôn và các vùng thường xuyên bị thiên tai cải thiện nhà ở. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, một số đối tượng xã hội tại khu vực đô thị như học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp còn khó khăn về nhà ở.
Để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng nêu trên, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an ninh xã hội, tại phiên họp ngày 31-03-2009, Chính phủ quyết nghị và sau đó vào ngày 20-04-2009 Chính phủ đã ra nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên ở các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Phần II nghị quyết này nêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp:
– Dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng để cho thuê, theo phương thức xã hội hóa.
- Khi được giao làm chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, Ban quản lí khu công nghiệp của địa phương hoặc doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được giao đồng thời làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở công nhân (Chủ đầu tư cấp I)
- Đối với khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành, chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải tổ chức xác định nhu cầu về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đồng thời tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân gắn với khu công nghiệp đó. Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng khu nhà ở cho công nhân, Chủ đầu tư cấp I có thể tự đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chuyển giao đất, cho thuê đất đã có hạ tầng để các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở (Chủ đầu tư cấp II) đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cho công nhân thuê. Như vậy doanh nhân ông Huỳnh Uy Dũng đã làm đúng quy định này và trình UBND tỉnh nhưng ông Lê Thành Cung không kí để rồi ông kiếm cớ vu khống, xúc phạm người ta.
Tại phần II nghị quyết 18/NQ-CP quy định rõ trách nhiệm của Bộ ban ngành Trung Ương là:
Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp theo quy định của nghị quyết này.
Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp giai đoạn 2009-2015 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý III năm 2009.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bổ sung quỹ đất cho các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp, hướng dẫn thực hiện các ưu đãi về đất đai đối với các dự án theo Nghị quyết này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức, chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu và xây dựng Chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp trên phạm vi địa bàn giai đoạn 2009-2015, hoàn thành trong quý II năm 2009 gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quy định của nghị quyết rành rành như vậy mà ông Lê Thành Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương còn dám ngang nhiên phát ngôn khẳng định, mang tính thách đố Bộ trưởng và Thủ tướng thì đâu còn trật tự, kỉ cương phép nước.

Tiến sỹ, luật sư Nguyễn Thắng Cảnh

(Người Cao tuổi) 
 

Nguyen Tuan FB - Có nghĩ đến “ngày sau”?


Nhiều lúc tôi tự hỏi: không biết những người đang dùng ngòi bút tấn công các văn nghệ sĩ, hay những người đang mạnh tay đàn áp và gây khó khăn cho các thanh niên [thể hiện thái độ chống China] có nghĩ đến ngày sau chăng? “Ngày sau” là ngày khi họ không còn tại chức, không còn chỗ dựa, không còn “ô dù”, đó là ngày khi họ trở về đời thường làm thường dân, hay nói dễ hiểu là “về với dân”. Lúc đó họ sẽ sống như thế nào, và nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ gì với họ? Con cái của nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ như thế nào với con cái họ?

Tôi tự hỏi như thế là vì nhân đọc mấy bài viết của những “nhà trí thức” thời thập niên 1950 tấn công các nhân vật trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm một cách dã man. Một số người dùng ngòi bút tấn công các nhà trí thức chân chính đó vẫn còn sống. Không biết họ có đọc lại những gì mình viết và nghĩ như thế nào. Đừng biện minh rằng “hồi đó người ta bảo tôi viết thế” nhé. Con cháu họ đọc lại những bài đó sẽ nghĩ gì trong đầu họ? Chắc là xấu hổ lắm. Nỗi xấu hổ lưu truyền trên trang giấy còn rất lâu.

Ở tuổi này tôi đã chứng kiến chuyện có vay có trả, mà ngày xưa có khi mình chỉ nghe ba má hay người lớn cảnh báo thôi. Nhớ thời còn ở trong trại tị nạn bên Thái Lan, có “ban trật tự” (giống như công an trại) được xem như là hung thần. Họ hành hung, đánh đập và khủng bố đồng hương. Họ còn tiếp tay cho các giới an ninh địa phương hành hạ đồng hương Việt Nam. (Nhiều khi tôi nghĩ người Việt có gen xu nịnh ngoại bang). Một anh bạn cùng lên bờ Buli với tôi là nạn nhân của bọn ác ôn này. Anh ấy tên là T, anh là thuỷ thủ tài đánh cá trong hợp tác xã, rồi một ngày “đẹp trời” anh lấy tàu hải sản đi vượt biên. Qua đến trại tị nạn, anh ấy bị ai đó tố cáo là cộng sản, và bị ban trật tự đánh đến nỗi mang tật. Tôi không biết anh, nhưng ai cũng nói anh chỉ là nhân viên thủy sản chứ chẳng cộng sản cộng siếc gì cả. Tôi nhớ hoài đêm ấy anh nằm ngủ bên mùng tôi (thời đó nhiều nhóm nằm ngủ gần kề nhau), anh thề sẽ trả thù. Nói là làm. Đến khi một hay hai người trong ban trật tự đi định cư ở nước ngoài, mới bước xuống phi trường thì đã được anh và hàng chục nạn nhân của họ “chào đón”. Sau này, tôi nghe nói một người trong ban trật tự bị giết chết ngay tại Mĩ! Có vay thì có trả.

Không có quyền lực nào tồn tại vĩnh viễn. Chuyện vợ chồng Nicolae Ceausescu và Elena Ceausescu là một minh chứng sống động. Nicolae Ceausescu là tổng bí thư đảng CS Romania được thần tượng hóa như “cha dân tộc”, còn vợ Elena Ceausescu được hệ thống tuyên truyền của đảng nâng lên thành “mẹ dân tộc”. Hai người này làm mưa làm gió trong chính trường Romania một thời, và gây ra biết bao ân oán, hận thù ngút trời. Đảng CS Romania thời đó dĩ nhiên là “bạn” của đảng CSVN. Năm 1989, ông ĐDT lúc đó là quan lớn trong BCT dẫn đoàn đại biểu đảng CSVN đi dự đại hội đảng CS Romania. Ông Bùi Tín kể lại rằng ông ĐDT đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay bài diễn văn của ông Nichola Ceausescu. Khi về nước ông khen đảng CS Romania rất mạnh, đoàn kết, ổn định và không còn nhờ Nga nữa. Hai tuần sau, vợ chồng Ceausescu bị đem ra tử hình trước công chúng. Có ai ngờ mới vài tuần trước thì hành xử như vua chúa, mà nay bị phơi thây giữa công cộng. Có ai ngờ 7 người cận thần của cha cậu Ủn lại bị chính cậu ấy hành hình hay đày đoạ. Có ai ngờ ông Lenin ngày nào được sùng bái như thánh mà nay thì tượng bị người ta, có khi chính "thần dân" của ông ấy, kéo xuống và còn lấy búa đập đầu. Tất cả đều có thể xảy ra.

Những cái “mũ” chỉ là đặc danh của người cầm quyền, việc làm mới định hình thực sự. Ông Yasser Arafat là một chính khách gây ra nhiều tranh cãi, vì lúc đấu tranh thì ông bị mang cái mũ “khủng bố”, nhưng khi thành công thì là lãnh tụ - statesman. Nhiều người làm cách mạng ở VN cũng thế, nhưng trớ trêu thay sau này họ lại dùng cái mũ đó cho người khác. Những cái “nhãn hiệu” chỉ là tạm thời, và nó có thể thay đổi theo thời gian. Những người đang đấu tranh cho lí tưởng nào đó hôm nay có thể mang tiếng là phạm pháp, nhưng sẽ có thể có ngày họ là người điều hành đất nước. Ví dụ như ông Nelson Mandela ngày xưa khi còn đấu tranh chống chế độ Apartheid bị gọi là “thân cộng sản”, là khủng bố, v.v. nhưng sau này khi thời cuộc thay đổi thì ông là tổng thống, là chính khách đáng kính. Mà, ông đáng kính thật. Tôi nghĩ có lẽ ông là chính khách vĩ đại nhất của thế kỉ 20/21. Tôi chưa nghĩ ra một chính khách nào trên thế giới, kể cả Việt Nam, có thể sánh với tầm vóc và lòng nhân ái của ông Nelson Mandela.

Bởi vậy, những người đang đánh đập và tra tấn (hoặc bằng thể lực hoặc bằng tinh thần) những thanh niên yêu nước nên nghĩ đến ngày mai, đến ngày mà khi họ không còn quyền lực và vũ khí trong tay để có thể sống với dân. Chợt nhớ đến câu Trịnh Công Sơn nói với Khánh Ly: sống ở đời cần có một tấm lòng.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét