Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Thứ Năm, 19-12-2013 - Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? Phải nói không với điện hạt nhân!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- Nghĩa tình đất liền với Trường Sa (QĐND).  – Khánh Hòa: Trao tiền mua thiết bị dạy học cho Trường Sa (GD&TĐ).
- Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên ở Khánh Hòa (NLĐ).
- “Săm soi” góc cạnh chiến hạm Type 45 Anh ở Việt Nam (KT).
- Kerry: ‘TQ đừng lập ADIZ trên Biển Đông’ (BBC).  – Trung Quốc khuyên Mỹ thận trọng về tranh chấp Biển Đông (Zing).  – Philippines hy vọng TQ không lập vùng phòng không ở Biển Đông (VOA).
- Bắc Kinh dịu giọng sau khi “cố tình” khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông (RFI). – TQ xác nhận vụ va chạm trên Biển Đông (BBC).  - Trung Quốc xác nhận vụ tàu chiến suýt đâm tàu Mỹ (VOA).  – Trung Quốc “có thể muốn đấu với Mỹ” (NLĐ).  – Trung Quốc lén thâu tóm vũ khí Mỹ thế nào? (VNN).
- Indonesia, Trung Quốc sẽ tập trận chung ở Biển Đông (KT).
- Trung-Hàn phản ứng về chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản (VOV).
- Người đàn ông “lạ” đe dọa chị Trần Thị Nga 18-12-2013 (Long Hoang). – Sáng hàng xóm quét kim tiêm có máu ở cửa nhà mình, giờ nhận được tin nhắn đe dọa này (FB Thúy Nga).
- Hội Bầu bí tương thân: Những tín hiệu tốt lành (Nguyễn Tường Thụy).
- Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền (1998) (VNWHR). – Video: Giải thưởng Mạng lưới Nhân quyền năm 2013 tai Paris (Paris2013SBTN). – Video: Phụ nữ Paris ủng hộ PN NQ VN - Kỷ niệm 65 năm ngày Nhân Quyền Quốc Tế: Hãy vượt qua sự sợ hãi của mỗi chúng ta! (ĐCV). - Chính quyền VN liên tiếp vi phạm nghiêm trọng nhân quyền đối với phụ nữ (VNWHR). – Hành động cá nhân vs hành động tập thể (DLB). – Thư tòa soạn: Hai biến cố, một ý nghĩa (Blog Tổ Quốc).
- 2013: Năm đàn áp khốc liệt đối với ký giả, blogger tại Việt Nam (VOA). “…đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên”. Việt Nam trong danh sách 5 chế độ cầm tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới (RFI).  - Trịnh Hội: Tốt hay Tệ hơn? (Blog VOA).
- Hội Bảo vệ Quyền trẻ em lên tiếng về vụ hành hạ trẻ mầm non (VOV).  – Khởi tố hai cô giáo hành hạ trẻ em (BBC).  – Vụ bảo mẫu đày đọa trẻ: Khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử (NLĐ).  – Bảo mẫu đâu rồi!   – Đừng mơ hồ với cái ác (PNTP).  – Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ: Hậu họa từ sự thiếu quyết liệt (DT).  – Video: Xử lý trách nhiệm vụ bạo hành trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh (VTV).  – Vụ bạo hành trẻ em – Phóng viên kể chuyện tác nghiệp.  – Dấu hiệu tâm lý để nhận biết trẻ mầm non bị bạo hành (TN).   – Bảo mẫu tương lai nói gì về “ác mẫu” TP HCM? (KT).  – Vụ đày đọa trẻ mầm non: Sau cú sốc, đau đáu tìm chỗ gửi con (LĐ).
- “Thùng rỗng” của những kẻ tiếm danh chống Nhà nước (CAND/DĐXHDS). ”Gần đây nữa là sự xuất hiện cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” do nhóm người tự xưng là nhân sĩ trí thức điều hành. … nhưng thực chất chỉ là “diễn đàn” cho một số kẻ chống Nhà nước, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam …” – Đỗ Như Ly: Cấp “Tướng” xuất hiện—Đôi điều với Giáo sư-Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa (DĐXHDS).
- Người giàu là xấu? (Pín). “Người cộng sản cướp được chính quyền chính nhờ những người nông dân nghèo, với lòng hận thù ghanh ghét luôn đầy tràn với kẻ giầu là những tên thực dân, những thằng địa chủ, những tên tư sản, tất cả bọn chúng đều đáng ghét vì thừa ăn thừa mặc, nhà chúng luôn kín cổng cao tường và nghêng ngang xe-pháo“. – Gọi loài ký sinh cộng sản là “chúng nó” có chính xác? (DLB).
- Tống văn Công: KÌA! CÁI TẤT YẾU ĐANG LỪNG LỮNG ĐI TỚI! (DĐXHDS). – Giới trẻ và bản Hiến pháp 1992 sửa đổi (RFA).  – 65 năm qua chưa có ĐBQH nào trình sáng kiến pháp luật (TT).
- Kháng thư tố cáo gởi Chủ tịch tỉnh Kontum (DCCT).
- Bài này trên báo Lao Động đã không còn: Hà Nội: Hàng loạt hành động “kỳ lạ” của CSGT. Mời bà con đọc ở đây và ở đây: Hành động ‘kỳ lạ’ của CSGT Hà Nội: Sẽ xử nghiêm cán bộ vi phạm (VTC).
- Vụ trật tự đô thị bị tố đánh người: Xin lỗi và đền bù gần 8 triệu đồng (TN). – CHỦ TỊCH PHƯỜNG CÔNG KHAI XIN LỖI NGƯỜI BÁN HÀNG RONG TRÊN BÁO (Tân Châu).
- Một người dân kiện cục trưởng CSGT: Tòa bác đơn kiện (TN).  – Hoãn xử vụ đánh chết người “dám” cự cãi CSGT (PNTP).
- AFR Dân Nguyễn: Dê tế thần (Quê Choa). “Vậy sao Dũng họ Dương vẫn ‘Lãnh đủ’ từ việc làm rất lấy làm bình thường trong hệ thống quan lại nước nhà? Số 10 tỷ quá là nhạt. Còn ‘Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’, mới có vài trăm tỷ đã la làng…đúng là đảng bỏ rơi Dũng thật rồi“.
- Nguyễn Hùng: Phản đối hai bản án tử hình đối với đồng chí Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (DĐXHDS).
- Vụ “bắt giam… hòn đá”: Tiếp tục rắc rối (NLĐ).
- Xã hội hóa tìm mộ liệt sĩ không phải muốn là đào (VNN).
- Mạc Văn Trang: Nhà trẻ con đẻ của nhà nước! (Quê Choa). – Nguyễn Vạn Phú – Mạng xã hội và bảo mẫu (FB Nguyễn Vạn Phú/ Dân Luận).
- Joseph S. Nye: Ngoại giao CÔNG CHÚNG và sức mạnh MỀM (Bùi Văn Bồng).
- Nước Áo có ngoại trưởng trẻ không bằng cấp (Trần Kinh Nghị).
2- Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? Phải nói không với điện hạt nhân! (Save VN). – Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? (Boxitvn).
- Các dân biểu Pháp tranh cãi về vấn đề Tây Tạng (RFI). =>
- Đồng hồ hàng hiệu, nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc răn đe quan chức trước Tết (NLĐ).
- VẬT THẾ CHẤP CHO CÁC CƯỜNG QUỐC (Hồ Hải). – Patrick M. Cronin – Kim Jong Un ngày càng trở nên nguy hiểm (Pacific Chronicle/ Dân Luận).
- Thay đổi nhân sự cấp cao Bắc Hàn (BBC).  – Thủ tướng Trung Quốc: Triều Tiên đang ‘tự bắn vào chân mình’ (Soha).  – Đã qua thời Trung Quốc kiểm soát Triều Tiên (NLĐ).  – Seoul: Không có dấu hiệu Bình Nhưỡng sắp thử hạt nhân (VOA). – Hàn – Triều nhất trí đàm phán cùng quản lý Kaesong (Tin tức). – Mỹ cấm vận thêm 3 công ty Miến Điện buôn bán vũ khí với Bắc Triều Tiên (RFI).
- Phe đối lập Thái Lan chuẩn bị biểu tình lớn vào cuối tuần (TTXVN).


- Huỳnh Ngọc Tuấn: Ưu tư về hiện tình Giáo Hội PGVNTN (DCCT).
- Song Chi: Từ một vụ “hôi bia”… (Blog RFA).
KINH TẾ
- Ai tính giá phải trả cho tái cơ cấu? (DNSG).
- Thủ tướng: Nguy cơ ngân hàng đổ vỡ vẫn còn (ĐT).  – Quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (Tin tức).  – Ngân hàng khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2013 (TBKTSG).  – WB đề nghị tăng tính chủ động cho NHNN.
- ‘Dứt khoát độc quyền vàng’ (BBC).  – Nhìn lại thành công thị trường vàng năm 2013 (TC Tài chính).
- Vận tải biển Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức (TTXVN).  – TP.HCM đào tạo cán bộ có trình độ về lĩnh vực biển đảo.
2- Xăng, dầu đồng loạt tăng giá (TBKTSG).  – “Tăng giá xăng dầu không tác động lớn đến thị trường Tết” (TTXVN).  – Gần tết gas tăng, xăng tăng, dân rầu (CATP).  – Nặng gánh với giá xăng dầu (NLĐ).
<- Nông nghiệp thêm một năm lạc đường (RFA). – Tìm tên cho hạt gạo Việt Nam (DNSG).
- Tại sao không vì cộng đồng mà mua đường đắt hơn chút ít (TBKTSG).  – Sau 2015, cây mía Việt Nam sẽ ra sao?   – Đường lậu đại náo (NLĐ).
- Gần 5.000 container hàng bị… “bỏ quên” (NLĐ).
- Cả ngàn công nhân nắm chắc tết không lương, không thưởng! (LĐ).
- Giá tiền ảo Bitcoin “rơi tự do” vì lệnh cấm mới từ Trung Quốc (VnEco).

- Tăng giá sữa: Con trẻ khổ vì người lớn (PT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhiều mâu thuẫn trong việc bảo tồn Hoàng thành Thăng Long (TTXVN).
- Bảo hộ quyền tác giả văn học: Sống dở chết dở (QĐND). – Tận tình đưa sách về nông thôn.
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 103) (Nhật Tuấn).
2- ANH ĐÀO HÙNG VỚI NXB ĐÀ NẴNG (Trần Kỳ Trung).
- Truyện cực ngắn: Cố vấn đặc biệt (Nguyễn Hoa Lư).
- Bốn trụ (Da Màu).
- Đã có đầu ra cho phim ngắn (PNTP).
- Giao lưu trình diễn “Nghi lễ Chầu văn-Saenam Gut” (TTXVN). =>
- Nghe lại vài ca khúc phổ thơ trong mùa Giáng Sinh (Blog VOA).
- Từ Botticelli cho đến Vespa Primavera (Dr. Nikonian).
Phim lạ (Da Màu).
- Đại thắng Malaysia, bóng đá nữ Việt Nam vào chung kết (Tin tức).  – Bạo động bóng đá sau khi Myanmar bị loại (BBC).  – U23 để lời xin lỗi mà nhắm rượu tự trọng (LĐ).  – Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 27 ngày 18/12 (TTXVN).


- LÝ NAM (Vũ Nho).
- Anh Cu Bịp (Quê Choa).
- Doãn Quốc Sỹ: Con Cá Mắc Cạn (Phay Van).
- THĂM LẠI VƯỜN XƯA (Lê Nhật).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Luật định và quyền tự chủ (GD&TĐ).
- Dạy học tích hợp – hấp dẫn như người lạ quen biết (GD&TĐ).
- ĐH Nông lâm TP.HCM bỏ tuyển sinh bậc CĐ (TN).
- Những điều thú vị tại chợ “chồm hổm” sinh viên dịp cuối năm (MTG).
- 5 bài học lớn nhất từ mạng xã hội năm 2013 (VnEco).
2<- “Vòng quanh thế giới” xem trẻ Việt học ở mẫu giáo Tây (Afamily).
- Chị FairfaxVA: Trường chuyên, lớp chọn không hoàn toàn dở (Hiệu Minh). – Ở Mỹ không có cái gọi là “trường chuyên” theo kiểu Việt Nam! (FB Ngọc Thu). “Ở Mỹ hầu hết các trường đều có chương trình dạy các lớp nâng cao, trung bình và thấp, đúng khả năng của học sinh, chứ không có loại trường chuyên theo kiểu VN là chỉ đào tạo học sinh giỏi không thôi. Các ‘trường chuyên’ ở Mỹ không chỉ chú trọng đến những học sinh giỏi, mà còn quan tâm đến những em học sinh kém phát triển“. – Mời xem lại: Rồi mình cũng có tin vui cuối ngày… (FB Ngọc Thu). – TIẾN TRÌNH ĐỀ CỬ SINH VIÊN VÀO HỌC TẠI CÁC HỌC VIỆN QUÂN SỰ MỸ
- Đọc lại Machiavelli (Da Màu).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khánh Hòa: Thêm một tàu cá và 11 ngư dân đang gặp nguy hiểm (VOV).
- Những sự vụ y tế gây rúng động dư luận năm 2013 (KT).  – Bệnh nhân tâm thần “đói” thuốc (NLĐ).
2- Bé gái bị người giữ trẻ xâm hại? (PNTP).
- Làm mứt trên nắp hố ga (PNTP).
- Tầng lớp trung lưu, giàu có tại Việt Nam sẽ nhân đôi vào năm 2020 (VOA).
- Biến đổi khí hậu: Còn xem nhẹ (NLĐ). – Tuyết ở Sa Pa: Thảm họa hay cơ hội? (TN). =>
- Công nhân Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối nghị định mới (VOA).
- Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ (VOA).
- Quốc tế mở chiến dịch chống thu thập nội tạng bất hợp pháp tại TQ (VOA).
- 40 tấn xương ba ba chết bệnh được dùng làm thuốc tại Trung Quốc (Tin tức).  – Một phụ nữ tử vong vì dòng virus cúm gia cầm mới ở TQ (VOA). – Trung Quốc : Một phụ nữ tử vong vì virus cúm gia cầm chủng mới (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ thăm miền trung Philippines bị bão tàn phá (VOA). – Bão Haiyan: Mỹ viện trợ bổ sung 25 triệu đô la cho Philippines (RFI). – Philippines công bố kế hoạch tái thiết hậu bão Haiyan (TTXVN).
- Sản xuất ma túy tăng nhanh ở Miến Điện (BBC).  – LHQ: Sản lượng thuốc phiện của Miến Ðiện gia tăng (VOA).


Sốt vé xe tết (TT). - “Nóng” tàu xe (ĐĐK).
QUỐC TẾ 
- Ông Kerry: Không có giải pháp nào thay thế Hội nghị Syria (VOA).
- Cảnh sát ôm kẻ đánh bom liều chết để cứu người dân (TT).
- Ai Cập: Ông Morsi sẽ hầu tòa vì tội hoạt động gián điệp (Tin tức).
- Giao tranh ‘sắc tộc’ đẫm máu ở Nam Sudan (BBC).
- Trực thăng Đài Loan mua của Mỹ có lỗi kỹ thuật (RFI).
- Ấn Độ quyết « bằng mọi giá » hồi hương nhà ngoại giao bị bắt tại Mỹ (RFI). – Leo thang căng thẳng ngoại giao Mỹ-Ấn Độ (VOV).  – Mỹ xuống nước trong vụ bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ (TTXVN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Ai sẽ là Nelson Mandela trong tương lai? (Blog VOA)
- Ảnh hưởng kinh tế, chính trị trong quan hệ Pháp-Châu Phi (VOA).
- Nga tăng cường hỗ trợ cho Ukraine (BBC).  – Ông Putin có biện pháp táo bạo để giữ Ukraina trong quỹ đạo của Nga (VOA).  – Nga hứa bán khí đốt giá rẻ, cấp viện trợ cho Ukraina.  – Nga lấy lòng Ukraine (NLĐ).  – Ukraina trước ngã ba đường (Tầm nhìn).  – Thủ tướng Ukraina ca ngợi thỏa thuận với Nga (VOA). – Nga hào phóng và khôn khéo kéo Ukraina vào quỹ đạo của mình (RFI). – Ukraina : Chính quyền tán dương thỏa thuận với Nga và cảnh cáo đối lập.
- Kết thúc có hậu với cuộc hôn nhân ‘Chị Đen – Anh Đỏ’ (Tin tức). – Thủ tướng Đức khởi đầu nhiệm kỳ thứ ba với chuyến công du Paris (RFI).
- Tân Tổng thống Chile công bố kế hoạch quốc phòng (TTXVN).
2<- Singapore trục xuất 53 người sau bạo động (BBC).
- Hoa Kỳ sẽ kháng cáo phán quyết về theo dõi điện thoại (VOA).  – Brazil chưa xem xét cho Snowden tị nạn (PNTP).
- Năm 2013: 52 phóng viên thiệt mạng (NLĐ).


* Video: + Bản tin video tối17-12-2013; + Bản tin video sáng 18-12-2013.

* VTV: + Chào buổi sáng – 18/12/2013;  + Điểm báo – 18/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 18/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 18/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 18/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 18/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 18/12/2013;  + Bản tin quốc tế 17h – 18/12/2013;  + Thời sự 12h – 18/12/2013;  + Thời sự 19h – 18/12/2013.

Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? Phải nói không với điện hạt nhân!

18/12/2013 (Save Vietnam's Nature) - Trận động đất ngày 11/3/2011, nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ cho nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng.
Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.
Đến nay, gần 3 năm sau ngày xảy ra tai họa, chính phủ Nhật vẫn đang bị thế giới chỉ trích vì các rò rỉ phóng xạ vẫn đang chảy ra biển. Một vùng rộng lớn quanh nhà máy phải bị bỏ hoang khoảng nửa thế kỷ trước mặt. Một số căn bệnh lạ cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Ông Naoto Kan là cựu thủ tướng Nhật và trong thời gian tại chức, vì quyền lợi Nhật Bản, ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Sau tai họa Fukushima ông mới ngộ ra rằng công nghệ hạt nhân rất nguy hiểm chứ không an toàn chút nào và do đó tỏ lòng hối hận. Đầu tháng 6/2013 vừa qua, ông Kan tuyên bố với báo chí: “Trước ngày 11 tháng 3 đó, tôi chào mời các nước nhập khẩu công nghệ hạt nhân vì tôi cảm thấy các nhà máy điện hạt nhân an toàn. Nhưng sau ngày 11 tháng 3 suy nghĩ của tôi đã đổi chiều 180 độ. Bây giờ tôi rất tiếc đã làm những việc đó”.
Lạ lùng thay, người Nhật hối hận vì đã muốn xuất khẩu một công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho quốc gia khách hàng, còn người Việt Nam thì dường như không biết sợ, cứ điềm nhiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân. 
Tại Việt Nam, với hiện tượng công trình xây dựng luôn bị rút ruột; với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên ngành nguyên tử lực gần như ở số không; với sự pha trộn kỹ nghệ tứ phương từ Nhật, Nga, Tàu, Mỹ; và các dẫn chứng điều hành vô trách nhiệm đang thấy khắp nơi như qua các vụ xả lũ đập thủy điện, v.v... đâu là những điều rất đáng lo âu cho người Việt Nam trên cả nước và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á trước dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận?
Trong khi đó, ngoài một thiểu số người có lòng và nhận biết được sự nguy hiểm của Điện Hạt Nhân, dường như quần chúng vẫn chưa hiểu rõ tầm nguy hiểm của vấn đề, kể cả nhiều nhà trí thức có trình độ và hiểu biết cao, chủ yếu do bị bưng bít thông tin cũng như tuyên truyền một chiều của các tập đoàn công nghệ hạt nhân với sự tiếp tay của các quan chức (học sinh đi dự ngày học tập đạo đức bác Hồ nhưng phải xem phim của Rosatom quảng cáo cho điện hạt nhân an toàn). Dĩ nhiên sống trong nước bị kềm kẹp đủ bề, mới chỉ lên tiếng trái chiều lập tức bị xã hội đen sách nhiễu hay bị nhốt vào tù vì các điều 88, 258... thì những ai muốn quảng bá sự hiểu biết về mối nguy hại của điện hạt nhân và lên tiếng chống đối điện hạt nhân sẽ bị áp bức trù dập, đe dọa (do thế lực của các nhóm lợi ích quá mạnh) mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội v.v.
Nhưng sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự mới đây như Mạng lưới blogger Việt Nam, Diễn đàn Xã Hội Dân Sự, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam ... cho chúng ta nuôi hy vọng và thêm động lực! Liệu có thể có một Mạng lưới hay Diễn đàn "Nói Không Với Điện Hạt Nhân Việt Nam" chăng?
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cuốn phim 52 phút "Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản" do một độc giả của Diễn đàn Xã Hội Dân Sự chuyển ngữ và làm phụ đề, một cuốn phim ghi lại những giờ phút căng thẳng nhất và các hệ quả tại vùng Fukushima mà nhiều thập kỷ nữa vẫn không dứt.
Ngoài ra là một phim tài liệu về Thảm Họa Nổ NMĐHN Chernobyl do Hùng Nguyễn làm phụ đề tiếng Việt.

Ngoại giao CÔNG CHÚNG và sức mạnh MỀM

* Joseph S. Nye
(Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang)
Sức mạnh mềm là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua chuộc bằng tiền. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn hóa, các giá trị và chính sách của mình. Một chính sách quyền lực khôn khéo phải biết kết hợp cả hai nguồn lực sức mạnh cứng và mềm. Ngoại giao công chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của một quốc gia và cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giành phần thắng trong Chiến tranh Lạnh.
Cuộc chiến hiện nay chống lại nạn khủng bố xuyên quốc gia chính là cuộc chiến nhằm giành được trái tim và khối óc, do vậy việc tin tưởng quá mức vào duy nhất sức mạnh cứng không phải là con đường dẫn đến thành công trong cuộc chiến này. Ngoại giao công chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của sức mạnh thông minh. Tuy nhiên, ngoại giao công chúng khôn khéo đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về vai trò của sự khả tín, sự tự phê và xã hội dân sự trong việc hình thành sức mạnh mềm.
Sức mạnh (hay quyền lực – NBT) là khả năng tác động của chủ thể tới người khác để đạt được mục đích mong muốn. Có ba cách chính để tác động lên hành vi của người khác, đó là: đe dọa (cây gậy); dụ dỗ, mua chuộc (củ cà rốt); và lôi cuốn, hấp dẫn. Một quốc gia có thể đạt được những gì mình muốn trên chính trường quốc tế khi được các quốc gia khác lắng nghe, ngưỡng mộ các giá trị, bắt chước các ví dụ và/hoặc hay khao khát có được sự thịnh vượng và cởi mở thể chế như quốc gia đó. Theo đó, việc thiết lập chương trình nghị sự và thu hút các quốc gia khác trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần ép buộc họ thông qua đe dọa hay sử dụng các vũ khí quân sự hay kinh tế, là rất quan trọng. Thứ sức mạnh mềm này, tức là khiến người khác muốn các kết quả mà mình muốn, sẽ giúp tập hợp mọi người bằng cách thu hút hơn là cưỡng ép họ.
Khả năng định hình
Sức mạnh mềm cũng dựa vào khả năng định hình mong muốn của người khác. Ở cấp độ cá nhân, chúng ta đều biết đến sức mạnh của sự thu hút và hấp dẫn. Những nhà lãnh đạo chính trị từ lâu đã biết đến thứ sức mạnh có được từ việc thiết lập chương trình nghị sự và định hình khuôn khổ của một cuộc tranh luận. Sức mạnh mềm là yếu tố quen thuộc trong hoạt động chính trị dân chủ thường nhật. Khả năng hình thành các mong muốn của người khác thường đi liền với những giá trị phi vật chất như cá tính hấp dẫn, văn hoá, các giá trị và thể chế chính trị, các chính sách được xem là hợp pháp và có thẩm quyền đạo đức. Nếu tôi có thể khiến anh muốn làm những điều tôi muốn, lúc đó tôi không phải buộc anh làm những gì anh không muốn làm.
Mặc dù cũng là một nguồn tạo ra ảnh hưởng nhưng sức mạnh mềm hoàn toàn không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng. Ảnh hưởng cũng có thể đến từ sức mạnh cứng như đe dọa hay mua chuộc. Còn sức mạnh mềm không chỉ là thuyết phục hay lay chuyển người khác bằng lập luận dù cho việc thuyết phục hay lay chuyển đó cũng là một phần quan trọng trong sức mạnh mềm. Nó còn là khả năng lôi kéo và hấp dẫn. Xét về hành vi, sức mạnh mềm là sức mạnh hấp dẫn người khác. Xét về nguồn lực, nguồn lực của sức mạnh mềm là những tài sản tạo ra sự hấp dẫn đó. Việc một tài sản có phải là một nguồn lực sức mạnh mềm hấp dẫn hay không có thể được đo lường thông qua các cuộc thăm dò ý kiến hoặc các nhóm phỏng vấn tập trung. Việc sức hút đó có thể mang lại những kết quả chính sách mong muốn hay không phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc sức mạnh được đo lường với tư cách là nguồn lực có khoảng cách với sức mạnh được đánh giá bằng kết quả của hành vi không phải chỉ xảy ra ở sức mạnh mềm. Việc này xảy ra với mọi dạng sức mạnh. Ví dụ, trước khi Pháp rơi vào tay Đức năm 1940, Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Đức, nhưng lợi thế về sức mạnh quân sự đó đã không nói trước chính xác được điều gì về kết cục của trận chiến.
Điểm khác biệt này giữa sức mạnh thể hiện qua các kết quả hành vi và qua nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu  mối quan hệ giữa sức mạnh mềm và ngoại giao công chúng. Trong nền chính trị quốc tế, những nguồn lực tạo ra sức mạnh mềm nảy sinh từ các giá trị mà một tổ chức hay một quốc gia thể hiện, qua những mẫu mực mà nó đặt ra thông qua các thực tiễn và chính sách bội bộ, và qua cách thức mà nó giải quyết các mối quan hệ với những tổ chức hay quốc gia khác. Ngoại giao công chúng là một công cụ mà các chính quyền sử dụng để huy động những nguồn lực trên nhằm giao tiếp với và thu hút công chúng của những nước khác chứ không đơn thuần chỉ chính quyền của các nước đó. Ngoại giao công chúng cố gắng trở nên hấp dẫn bằng cách thu hút sự chú ý đối với những nguồn lực tiềm năng đó thông qua các chương trình phát sóng, trợ cấp cho xuất khẩu văn hóa, các chuyến giao lưu trao đổi, vv… Nhưng nếu nội dung văn hóa,  giá trị và chính sách của một quốc gia không hấp dẫn, thì ngoại giao công chúng với vai trò là công cụ quảng bá chúng sẽ không tạo ra sức mạnh mềm. Thậm chí nó còn phản tác dụng. Việc xuất khẩu phim ảnh của Hollywood đầy rẫy những hình ảnh khỏa thân và bạo lực tới các nước Hồi giáo bảo thủ có thể gây phản cảm hơn là tạo ra sức mạnh mềm. Và việc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ca tụng hiệu quả của các chính sách chính phủ bị một vài quốc gia cho là cao ngạo sẽ chỉ trở thành những khẩu hiệu hô hào và không tạo ra bất kỳ sức cuốn hút nào.
Đôi khi các chính quyền gặp khó khăn trong việc quản lí và thực thi sức mạnh mềm, nhưng điều này không làm mất đi tính quan trọng của nó. Chính một cựu bộ trưởng ngoại giao Pháp là người đã nhận thấy rằng Hoa Kỳ hùng mạnh vì nước này có thể “thôi thúc mơ ước và sở nguyện của người khác thông qua những hình ảnh mang tính toàn cầu mà Hoa Kỳ thể hiện qua phim ảnh, và bởi chính vì lý do đó mà Hoa Kỳ đã thu hút được rất nhiều du học sinh tới theo học (Vedrine và Moisi 2011, 3).
Sức mạnh mềm là một thực tế quan trọng. Những ai theo chủ nghĩa hiện thực tự xưng phủ nhận tầm quan trọng của sức mạnh mềm chính là những người không hiểu về sức mạnh của sự quyến rũ. Họ mắc phải thứ “ngụy biện cụ thể” (concrete fallacy) – theo đó họ không coi thứ gì đó là nguồn sức mạnh trừ khi thứ đó có thể được thả xuống một thành phố hay xuống chân họ.2 Trong cuộc gặp với Tổng thống John F. Kennedy, chính trị gia kỳ cựu John J. McCloy đã tức giận trước ý định quảng bá và thu hút trong chính trị thế giới: “Ý kiến của thế giới? Tôi không tin vào ý kiến đó. Cái duy nhất tôi tin là sức mạnh.” Nhưng như Arthur Schlesinger đã chỉ ra “cũng giống như Woodrow Wilson và Franklin Roosevelt, Kennedy hiểu rằng khả năng thu hút người khác và lay chuyển ý kiến là một thành tố của sức mạnh” (McCloy và Schlesinger, được trích trong Haefele 2001, 66). Biên tập viên người Đức Josef Joffe đã từng tranh luận rằng sức mạnh mềm của Hoa Kỳ thậm chí còn mạnh hơn kinh tế và quân sự. “Văn hóa Hoa Kỳ lan tỏa ra ngoài với cường độ như Đế chế La Mã trước kia – nhưng phát triển theo một cách mới. Sự thống trị của văn hóa La Mã và Liên Xô dừng lại trong biên giới quân sự trong khi sức mạnh mềm của Hoa Kỳ thống trị cả một đế chế nơi mặt trời không bao giờ lặn” (Joffe 2001, 43). Mặc dù vậy, sức mạnh mềm của văn hóa có thể bị hạn chế bởi các chính sách không hợp pháp. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc xâm chiếm Iraq, sức mạnh mềm của  Hoa Kỳ đã giảm sút. Ví dụ như cuộc thăm dò ý kiến của đài BBC năm 2007 đã cho thấy một nửa trong 25 nước tham gia cuộc thăm dò nói rằng Hoa Kỳ đóng một vai trò chủ yếu là tiêu cực trên thế giới (New York Times, 2007).
Sự phát triển của ngoại giao công chúng
Sức mạnh mềm của một quốc gia chủ yếu nằm ở ba nguồn lực: văn hóa (ở những điểm gây lôi cuốn người khác), các giá trị chính trị (khi quốc gia đó đáp ứng được các giá trị này cả ở trong và ngoài nước) và các chính sách đối ngoại (khi chúng được xem là hợp pháp và có thẩm quyền đạo đức). Văn hóa là hệ thống các phong tục, thông lệ mang lại ý nghĩa cho xã hội, và biểu hiện của văn hóa rất đa dạng. Thật dễ dàng để phân biệt giữa văn hóa bác học với văn hóa bình dân, một bên là văn chương, nghệ thuật và giáo dục – những thứ cuốn hút giới thượng lưu, một bên tập trung vào việc giải trí, tiêu khiển cho quần chúng. Sau khi bại trận trong chiến tranh Pháp – Phổ, chính quyền Pháp tìm mọi cách cứu vãn thanh thế đã sụp đổ của mình bằng cách quảng bá ngôn ngữ và nền văn chương của mình thông qua tổ chức Alliance Francaise được thành lập vào năm 1883. “Chiến lược mở rộng văn hóa Pháp ra nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong ngoại giao của Pháp” (Pells 1997, 31). Ý, Đức và một số nước khác đã sớm học tập Pháp. Thế Chiến thứ nhất đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong các nỗ lực triển khai sức mạnh mềm khi hầu hết các chính quyền ra sức thiết lập các cơ quan tuyên truyền của quốc gia mình. Hoa Kỳ không chỉ thành lập cơ quan riêng mà còn là mục tiêu trọng tâm của những nước khác. Trong suốt những năm đầu trước khi Hoa Kỳ tham chiến, Anh và Đức đã tranh giành nhau để tạo nên hình tượng tốt đẹp trong lòng công chúng Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là  quốc gia có ý tưởng sử dụng thông tin và văn hóa phục vụ ngoại giao tương đối muộn. Năm 1917, Tổng thống Woodrow Wilson đã thành lập Ủy ban Thông tin Công cộng (Committee on Public Information) do một bằng hữu của ông điều hành – nhà báo George Creel. Theo lời Creel nói, công việc của ông như một sự nghiệp kinh doanh vĩ đại, một thử thách lớn nhất thế giới trong lĩnh vực quảng cáo” (Rosenberg 1982, 79). Creel quả quyết rằng các hoạt động của cơ quan này không nhằm mục đích tuyên truyền mà chỉ đơn thuần là phục vụ giáo dục và cung cấp thông tin. Nhưng thực tế đã đi ngược lại lời phủ nhận đó. Creel đã tổ chức các chuyến đi, xuất bản các cuốn cẩm nang “Niềm tin về chủ nghĩa Hoa Kỳ”, thiết lập dịch vụ tin tức do chính quyền điều hành, đảm bảo chắc chắn rằng những nhà làm phim được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu vốn cực kỳ khan hiếm trong thời chiến, đồng thời đảm bảo rằng những bộ phim được làm ra sẽ khắc họa chân dung  Hoa Kỳ một cách tích cực. Đã có những nghi ngờ cho rằng cơ quan này sẽ bị xóa bỏ ngay sau khi hòa bình lập lại.
Sự ra đời của sóng vô tuyến vào những năm 1920 đã đưa rất nhiều quốc gia bước vào vũ đài phát sóng bằng tiếng nước ngoài, và trong những năm 1930, phe cộng sản và phe phát xít đã tranh nhau củng cố hình ảnh trong lòng công chúng nước ngoài. Bên cạnh việc phát sóng ra nước ngoài, Đức quốc xã cũng cho ra mắt những bộ phim tuyên truyền. Năm 1937, Ngoại trưởng Anh Anthony Eden nhận xét về phương thức truyền thông mới như sau: “Thật hiển nhiên và đúng tuyệt đối khi nói rằng truyền bá văn hóa không thể giúp khắc phục những thiệt hại mà chính sách đối ngoại yếu kém đã gây ra, nhưng cũng không quá khoa trương khi nói rằng kể cả những chính sách ngoại giao tốt nhất cũng thất bại nếu sao nhãng công tác diễn giải và thuyết phục – những điều mà bối cảnh hiện đại đòi hỏi” (trích trong Wagnleitner 1994, 50).
Cho tới gần cuối những năm 1930, chính quyền của ông Roosevelt đã phải thừa nhận rằng “an ninh của Hoa Kỳ phụ thuộc vào khả năng thỏa hiệp và thu phục sự ủng hộ của các nước khác” (Pells 1997, 33). Tổng thống Roosevelt đã rất lo ngại về tuyên truyền của Đức ở khu vực Mỹ Latinh. Năm 1938, Ủy ban Quốc gia đã thành lập Cục Quan hệ Văn hóa (Division of Cultural Relations), và hai năm sau bổ sung thêm Văn phòng các vấn đề Liên Mỹ (Office of Inter-American Affairs) mà dưới thời Nelson Rockefeller đã tích cực đẩy mạnh thông tin và văn hóa Hoa Kỳ vào các nước Mỹ Latinh. Năm 1939, chương trình phát sóng của Đức kéo dài với thời lượng 7 giờ/tuần ở Mỹ Latinh trong khi thời lượng của Hoa Kỳ là 12 tiếng. Mãi đến năm 1941, Hoa Kỳ mới phát sóng suốt ngày đêm.
Sau khi bước vào cuộc chiến, màn tấn công về văn hóa của chính quyền Hoa Kỳ đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Năm 1942, Roosevelt thành lập Sở Thông tin Thời chiến (Office of Wartime Information – OWI) để xử lí thông tin chính xác, trong khi đó tổ chức tình báo – Sở Chiến lược (Office of Strategic Service) có nhiệm vụ phân tán tin tức để đánh lạc hướng đối phương. Thậm chí Sở Thông tin Thời chiến chỉ có nhiệm vụ biến Hollywood thành một công cụ tuyên truyền hiệu quả, đưa ra quyết định bổ sung hay từ chối cấp phép đối với các bộ phim không phù hợp. Các lãnh đạo Hollywood đã rất vui vẻ hợp tác trên nền tảng lòng yêu nước và lợi ích tự thân. Ngay trước Chiến tranh Lạnh, “các nhân viên quản lí về doanh nghiệp và quảng cáo của Hoa Kỳ, cũng như lãnh đạo các xưởng phim của Hollywood không chỉ bán sản phẩm của họ mà còn bán văn hóa và giá trị Hoa Kỳ – bí kíp thành công của Hoa Kỳ – ra toàn thế giới” (Pells 1997, xiii). Các nguồn lực của sức mạnh mềm thời chiến một phần do chính phủ tạo ra, phần khác là tự phát sinh. Ví dụ, chương trình phát thanh Hoa Kỳ VOA đã phát triển mau lẹ trong suốt Thế Chiến thứ nhất. Mô phỏng theo chương trình của đài BBC, cho đến năm 1943, chương trình này đã có 23 trạm phát đưa tin với 27 thứ tiếng.
Khi mối đe dọa từ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh tăng lên, ngoại giao công chúng tiếp tục được mở rộng và cuộc tranh cãi về việc nên sử dụng ngoại giao công chúng như một công cụ thông tin của chính quyền hay là một đại diện độc lập của văn hóa Hoa Kỳ cũng nổ ra. Các chương trình phát thanh đặc biệt được thêm vào như Đài Phát thanh Tự do và Đài Phát thanh châu Âu Tự do – các chương trình này sử dụng dân lưu vong để phát thanh tới khối các nước phía Đông. Nhìn chung, việc Chiến tranh Lạnh gia tăng đã tạo ra sự phân chia rạch ròi giữa một bên là những người ưa thích phương tiện truyền thông chậm của ngoại giao văn hóa như nghệ thuật, sách, các chuyến viếng thăm – “những thứ tạo ra hiệu quả nhỏ giọt” và một bên là những người ưa thích phương tiện thông tin nhanh nhạy như đài phát thanh, điện ảnh, phim thời sự – những thứ nóng hổi và rõ ràng “đáng đồng tiền bát gạo”. Cho tới tận ngày nay, căng thẳng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, nhưng các dạng ngoại giao công chúng này đã làm bào mòn lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản phía sau Bức màn Sắt.3 Khi bức tường Berlin sụp đổ hoàn toàn vào năm 1989, nó sụp xuống bởi búa và xe ủi, chứ không phải bằng bom đạn quân sự.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ đã tập trung vào tiết kiệm ngân sách hơn là đầu tư cho sức mạnh mềm. Từ năm 1963 đến năm 1993, ngân sách liên bang tăng gấp 15 lần trong khi ngân sách của Sở Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency – USIA) chỉ tăng 6,5 lần. Sở Thông tin Hoa Kỳ có hơn 12.000 nhân viên lúc cao điểm vào giữa những năm 1960, nhưng đã giảm xuống còn 9.000 nhân viên vào năm 1994 và 6.715 nhân viên trước khi bị tiếp quản bởi Bộ Ngoại giao. Sức mạnh mềm có vẻ như không được chú trọng. Từ năm 1989 tới năm 1999, ngân sách của Sở Thông tin Hoa Kỳ tiếp tục bị cắt giảm xuống 10% sau khi đã tính tới lạm phát. Nếu như trong suốt Chiến tranh Lạnh, các chương trình phát sóng được chính phủ tài trợ hàng tuần có thể đến với nửa dân số Liên Xô và khoảng 70-80% quần chúng Đông Âu thì đến đầu thế kỉ mới chỉ khoảng 2% dân Ả-rập nghe đài VOA (Blinken 2003, 287). Nguồn lực phục vụ cho phái đoàn Sở Thông tin Hoa Kỳ ở Indonesia – nước Hồi giáo lớn nhất thế giới – đã bị cắt giảm phân nửa. Từ năm 1995 đến 2001, số lượt trao đổi văn hóa và học thuật hàng năm giảm từ 45.000 xuống 29.000, cùng lúc đó rất nhiều trung tâm văn hóa và thư viện bị đóng cửa (Johnson và Dale 2003, 4). Để so sánh, lượng thính giả nghe Đài BBC World Service hàng tuần chỉ bằng một nửa so với số thính giả của VOA. Ngoại giao công chúng được gắn liền với công cụ chiến đấu trong chiến tranh lạnh đến nỗi ít người Mỹ nào nhận ra rằng khi cuộc cách mạng thông tin nổ ra, sức mạnh mềm càng trở nên quan trọng hơn. Các chính sách của chính quyền đã phản ánh thái độ người dân. Bằng chứng là tỉ lệ các bài viết về quan hệ quốc tế trên trang nhất của các tờ báo Hoa Kỳ giảm xuống khoảng một nửa (Hiatt 2007). Cho tới sau sự kiện tháng 9/2001, Hoa Kỳ mới lại nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công cụ sức mạnh mềm.
Ngoại giao công chúng trong thời đại thông tin
Thúc đẩy các hình ảnh tích cực của một quốc gia là việc không mới nhưng các điều kiện triển khai sức mạnh mềm trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhanh chóng. Thứ nhất, gần nửa quốc gia trên thế giới đi theo hướng dân chủ. Mô hình cạnh tranh sức mạnh mềm trong Chiến tranh Lạnh đã không còn phù hợp. Trong khi vẫn tồn tại nhu cầu cung cấp thông tin chính xác tới người dân ở một số nước như Miến Điện hay Syria, nơi thông tin vẫn chịu sự quản lí của chính quyền, thì lại nảy sinh nhu cầu cần giành được thiện cảm của công luận tại những nước như Mexico hay Thổ Nhĩ Kỳ, nơi quốc hội giờ đây có thể ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Ví dụ, khi Hoa Kỳ tìm kiếm ủng hộ cho cuộc chiến tại Iraq, như việc Mexico bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc hay việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép quân đội Hoa Kỳ quá cảnh, thì việc suy giảm sức mạnh mềm khiến Hoa Kỳ khó có thể có được một môi trường thuận lợi để thực thi các chính sách của mình. 
 Định hướng công luận thậm chí quan trọng hơn khi các chính quyền độc tài bị xóa bỏ. Sự ủng hộ của công chúng không quan trọng lắm khi Hoa Kỳ giành được thành công quyền sử dụng các căn cứ ở những quốc gia chuyên chế, nhưng lại trở thành nhân tố quyết định trong các điều kiện dân chủ mới ở Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả khi các lãnh đạo ở nước ngoài tỏ ra thân thiện, công việc sẽ vẫn bị chậm trễ nếu công chúng và nghị viện nước đó có cái nhìn tiêu cực về Hoa Kỳ. Trong những trường hợp đó, ngoại giao hướng tới công luận trở nên quan trọng đối với kết quả không kém liên lạc ngoại giao truyền thống giữa các lãnh đạo.
Thông tin là sức mạnh, và ngày nay loài người càng có nhiều cơ hội tiếp cận được sức mạnh này. Đã xa rồi những ngày mà “từng toán nhỏ những nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ lái những chiếc xe Jeep vào sâu trong vùng đất Mỹ Latinh và các vùng sâu vùng xa trên thế giới để chiếu những thước phim đến những khán giả ở những khu vực hẻo lánh” (Ross 2003, 252). Những tiến bộ trong công nghệ đã giảm thiểu chi phí sản xuất và lưu hành thông tin. Kết quả là sự bùng nổ thông tin đã tạo ra “nghịch lí của sự thừa thãi” (Simon 1998, 30-33). Thông tin dư thừa làm người ta ít chú ý đến. Khi con người bội thực với hàng tá thông tin trước mặt, họ khó có thể biết nên tập trung vào đâu. Vì thế sức chú ý lại trở thành tài nguyên khan hiếm hơn thông tin, và những ai có thể phân biệt được đâu là thông tin đáng giá giữa đống hỗn độn kia chính là người nắm giữ sức mạnh. Nhu cầu đối với các nhà biên tập và những người đưa gợi ý (cue-giver) ngày càng tăng và đây chính là nguồn sức mạnh đối với những người có thể cho ta biết nên tập trung sự chú ý vào đâu.
Đối với những nhà biên tập và những người đưa gợi ý, sự khả tín là thứ nguồn lực thiết yếu và là một nguồn quan trọng của sức mạnh mềm. Danh tiếng trở nên quan trọng hơn so với thời trước đó và các cuộc chiến chính trị nổ ra xung quanh việc tạo dựng và phá vỡ sự khả tín. Các chính quyền cạnh tranh để lấy được sự khả tín không chỉ với các chính quyền khác mà còn là lượng lớn các phương tiện truyền thông, các tập đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xuyên chính phủ và các mạng lưới cộng đồng khoa học.
Chính trị trở thành chiến trường tranh giành lòng tin. Thế giới của chính trị cường quyền truyền thống thường xoay quanh việc quân đội hay nền kinh tế của ai giành phần thắng. Chính trị trong thời đại thông tin “có thể cuối cùng xoay quanh việc câu chuyện của ai hấp dẫn nhất” (Arquila và Ronfeldt 1999). Các chính quyền cạnh tranh với nhau và với các tổ chức khác để tăng cường sự khả tín của họ và làm suy yếu sự khả tín của các đối thủ. Hãy xem xét cuộc cuộc chiến giữa Serbia và NATO trong việc định hình cách giải thích các sự kiện ở Kosovo năm 1999 và các sự kiện tại Serbia một năm sau đó. Trước các cuộc biểu tình dẫn tới việc Slobodan Milosevic bị lật đổ hồi tháng 10/2000, đã có 45% người trưởng thành ở Serbia bị lôi cuốn bởi chương trình Đài phát thanh châu Âu Tự do và VOA. Ngược lại, chỉ có 31% theo dõi đài phát thanh quốc gia – đài Belgrade (Kaufman 2003). Hơn nữa, đài phát thanh trong nước khác – đài B92 – cũng tiếp tay trong việc truyền bá tin tức của phương Tây, và khi bị chính quyền ngăn cấm, đài này đã cung cấp tin qua mạng Internet.
Danh tiếng luôn luôn là vấn đề quan trọng trên chính trường, nhưng sự khả tín lại đóng vai trò quan trọng hơn gấp bội vì “nghịch lí của sự thừa thãi”. Các thông tin nghiêng về tuyên truyền có thể bị xem nhẹ hoặc phản tác dụng nếu nó làm suy yếu danh tiếng về sự khả tín của một đất nước. Những cáo buộc phóng đại về việc Saddam Hussein sử dụng vụ khí hủy diệt hàng loạt và có dính líu đến Al Qaeda đã giúp huy động sự ủng hộ trong nước đối với cuộc chiến tại Iraq; tuy nhiên, việc sự phóng đại đó được vạch trần đã giáng một đòn mạnh vào sự khả tín của Hoa Kỳ. Tương tự, cách đối xử với tù nhân ở Abu Ghraib và Guantanamo đã đi ngược lại với các giá trị tốt đẹp của Hoa Kỳ và bị coi là một hành vi đạo đức giả bất chấp Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát sóng những hình ảnh về cuộc sống tươi đẹp của người Hồi giáo trên đất Mỹ. Trên thực tế, các giá trị sản xuất chải chuốt của đài truyền hình vệ tinh mới của Hoa Kỳ Alhurra không khiến cho nó có tính cạnh tranh cao hơn ở khu vực Trung Đông – nơi mà Alhurra được coi là đóng vai trò công cụ tuyên truyền của chính quyền Mỹ. Trong bối cảnh mới của thời đại thông tin, hơn bao giờ hết việc quảng bá bằng cách thu hút, mời gọi tỏ ra hiệu quả hơn hẳn các cách thức cứng rắn. Nếu không có sự khả tín của quốc gia, những công cụ của ngoại giao công chúng không thể chuyển các nguồn lực văn hóa thành sự cuốn hút của sức mạnh mềm. Tính hiệu quả của ngoại giao công chúng được đo bằng việc thay đổi suy nghĩ (thể hiện trong phỏng vấn hay khảo sát công luận), chứ không phải là ngân sách hay các hình thức sản xuất chương trình chải chuốt được tạo ra.

(NGQT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét