Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc: Cưỡng chế di dời là vi phạm quyền con người
Danluan
Trần Thị Ngự chuyển ngữ
Cưỡng chế di dời rất phổ biến và ảnh hưởng đến
người ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Do mối liên quan và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền con người, cưỡng chế di dời thường
xuyên vi phạm các nhân quyền khác. Như vậy, trong khi cuỡng chế di dời
rõ ràng vi phạm các quyền được quy định trong Công Ước, việc này cũng có
thể đưa đến việc vi phạm các quyền dân sự và chính trị, chẳng hạn như
quyền được sống, quyền được an toàn của con người, quyền không bị can
thiệp vào đời tư, gia đình và nhà ở, và quyền được thụ hưởng tài sản một
cách hoà bình.
Quyền có nhà ở đấy đủ (Art.11.1): Cưỡng chế di dời: 1997/05/20.Nhận
xét tổng quát số 7 của Công Ước về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hoá
(Covenant on Economic, Social and Cultural Rights). (Nhận xét tổng quát)NHẬN XÉT CHUNG Số 7Quyền có nhà đầy đủ (Điều 11.1 của Công ước):
Cuỡng chế di dời(Phiên họp thứ 17, 1997) [*]1. Trong phần nhận xét chung số 4 (1991), Ủy Ban của Công Ước nhận thấy rằng mọi người phải có một mức độ an toàn về quyền hưởng dụng đuợc bảo vệ bởi pháp luật để chống lại cưỡng chế di dời, các sự quấy rối và các đe dọa khác. Ủy ban kết luận rằng cưỡng chế di dời trước hết không phù hợp với các yêu cầu của Công Ước. Sau khi xem xét một số lượng khá lớn các báo cáo về cưỡng chế di dời trong những năm gần đây, gồm cả các trường hợp mà Ủy Ban xác định rằng các nghĩa vụ mà quốc gia thành viên cam kết đã bị vi phạm, Ủy Ban hiện đang tìm cách làm sang tỏ hơn về ý nghĩa của các việc thực hành đó đối với các nghĩa vụ nêu trong Công Ước.2. Cộng đồng quốc tế đã công nhận từ lâu rằng vấn đề cưỡng chế di dời là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 1976, Hội nghị Liên hợp quốc về định cư của con người lưu ý rằng cần phải đặc biệt chú ý đến việc “chỉ nên thực hiện các hoạt động giải phóng mặt bằng rộng lớn khi việc bảo tồn và phục hồi không khả thi và các biện pháp tái định cư phải được thực hiện.” [1] Năm 1988, trong Chiến Lược Toàn Cầu về Nhà Ở Cho Đến Năm 2000, được thông qua bởi Đại Hội Đồng trong Resolution 43/181, đã công nhận “nghĩa vụ cơ bản [của chính phủ] là để bảo vệ và cải thiện, chứ không phải làm hư hại hoặc tiêu hủy, nhà ở và các khu dân cư.” [2] Chương trình nghị sự số 21 nói rằng “mọi người phải được pháp luật bảo vệ để chống lại cưỡng bức di dời một cách bất công khỏi nhà hoặc đất của họ.” [3] Trong Nghị Trình về Nhà Ở, các quốc gia đã cam kết “bảo vệ tất cả dân chúng không bị cưỡng chế di dời trái với luật pháp, và bảo đảm công lý và việc khôi phục vơi sự quan tâm đến nhân quyền; [và] khi trục xuất không thể tránh khỏi, đảm bảo đưa ra các giải pháp thay thế phù hợp.” [4] Ủy ban Nhân Quyền cũng đã chỉ ra rằng “cuỡng chế di dời là một vi phạm trắng trợn các quyền con người.” [5] Tuy nhiên, mặc dù quan trọng, các tuyên bố trên đã mở ra một trong những vấn đề quan trọng nhất, cụ thể là xác định những tình huống cho phép cưỡng chế di dời và giải thích rõ các sự bảo vệ cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng các quy định có liên quan của Công Ước. 3. Trong một số khía cạnh, việc sử dụng thuật ngữ “cuỡng chế di dời” có vấn đề. Thuật ngữ này có ý nói đến sự tùy tiện và bất hợp pháp. Tuy nhiên đối với nhiều nhà quan sát, nói đến “cưỡng chế di dời” chỉ là thừa, trong khi những người khác đã chỉ trích khái niệm “trục xuất bất hợp pháp” trên căn bản giả định rằng luật pháp đã bảo vệ đầy đủ quyền nhà ở và phù hợp với Công Ước, mà thực tế thì không phải luôn luôn là như vậy. Tương tự như vậy, có ý kiến cho rằng thuật ngữ “trục xuất không công bằng” thậm chí còn có tính chủ quan hơn vì nó đã không đề câp đến bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cả. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh của Ủy ban Nhân Quyền, đã chọn từ “cưỡng chế di dời”, chủ yếu là vì tất cả các lựa chọn thay thế được đề nghị cũng có những khiếm khuyết như vậy. Thuật ngữ “cưỡng chế di dời” được sử dụng trong Nhận Xét Chung này được định nghĩa là bị di dời vĩnh viễn hoặc tạm thời khỏi nhà hay đất đai đang ở trái với ý muốn của cá nhân, gia đình hay cộng đồng, mà không có sự bảo vệ của luật pháp, hay được tiếp cận với pháp luật hoặc các hình thức sự bảo vệ khác. Tuy nhiên, việc cấm cưỡng chế di dời không áp dụng cho trục xuất được thực hiện bởi lực lượng phù hợp với pháp luật và phù hợp với các quy định của Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền.
4. Cưỡng chế di dời rất phổ biến và ảnh hưởng đến người ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Do mối liên quan và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền con người, cưỡng chế di dời thường xuyên vi phạm các nhân quyền khác. Như vậy, trong khi cuỡng chế di dời rõ ràng vi phạm các quyền được quy định trong Công Ước, việc này cũng có thể đưa đến việc vi phạm các quyền dân sự và chính trị, chẳng hạn như quyền được sống, quyền được an toàn của con người, quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình và nhà ở, và quyền được thụ hưởng tài sản một cách hoà bình.
5. Mặc dù việc thực hành cưỡng chế di dời có vẻ xảy ra chủ yếu ở những khu vực đô thị đông dân cư, nó cũng xảy ra cùng với việc cưỡng bức di chuyển dân số, rời chỗ ở trong nước, cưỡng bách di dân trong bối cảnh xung đột vũ trang, di cư tập thể và phong trào tị nạn. Trong tất cả các bối cảnh đó, quyền có nhà ở thích hợp và không thể bị cưỡng bức trục xuất có thể bị vi phạm thông qua một loạt các hành vi hoặc thiếu sót của các quốc gia thành viên. Ngay cả trong trường hợp cần đặt ra các hạn chế về các quyền trên, việc tuân thủ hoàn bộ Điều 4 của Công Ước là cần thiết vì bất cứ hạn chế nào đặt tra phải được “qui định bởi pháp luật khi luật này phù hợp với bản chất của những [quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa] và chỉ nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.”
6. Nhiều trường hợp cưỡng chế di dời có liên hệ đến bạo lực, như di dời do các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, xung đột nội bộ và bạo lực công xã hoặc sắc tộc.
7. Có trường hợp cưỡng chế di dời xảy ra với danh nghĩa phát triển. Di dời có thể được thực hiện do liên quan đến xung đột về quyền sử dụng đất, sự phát triển và các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như việc xây dựng các đập thủy điện, hay các dự án năng lượng với quy mô lớn, các biện pháp thu hồi đất liên quan đến cải tiến đô thị, cải tạo nhà ở, các chương trình làm đẹp thành phố, dọn dẹp đất cho các mục đích nông nghiệp, đầu cơ đất đai không kiềm chế, hoặc tổ chức các sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội Olympic.
8. Về bản chất, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước liên quan đến cuỡng chế di dời dựa trên Điều 11.1, đồng thời với các quy định khác có liên quan. Đặc biệt, Điều 2.1 buộc các quốc gia phải sử dụng “tất cả các biện pháp thích hợp” để thúc đẩy quyền có nhà ở thích hợp. Tuy nhiên, với bản chất của việc thực hành cưỡng chế di dời, việc tham khảo Điều 2.1 để đạt được tiến bộ căn cứ vào sự sẵn có của các nguồn lực sẽ hiếm khi có liên quan. Các quốc gia phải hạn chế việc cưỡng bức di dời và đảm bảo rằng pháp luật sẽ được áp dụng đối với các nhân viên chính phủ hay các thành phần thứ ba thực hiện việc cưỡng bức di dời (như quy định tại khoản 3 ở trên). Hơn nữa, phương pháp này được củng cố bởi Điều 17.1 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị vốn bổ sung cho các quyền không bị cưỡng bức đuổi ra khỏi nhà mà không sự bảo vệ thích đáng. Điều khoản đó công nhận, ngoài những điều khác, quyền được bảo vệ chống lại “sự can thiệp tùy tiện hay trái pháp luật” vào nhà ở. Cần ưu ý rằng nhà nước không được cân nhắc đến các nguồn lực sẵn có trong nghĩa vụ đảm bảo sự tôn trọng quyền nhà ở.
9. Điều 2.1 của Công ước yêu cầu các nước thành viên sử dụng “tất cả các biện pháp thích hợp” bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp lập pháp, để thúc đẩy tất cả các quyền được bảo hộ theo Công ước. Mặc dù Ủy ban đã chỉ ra trong Bình luận chung của số 3 (1990) rằng các biện pháp như vậy không thể thiếu trong mối quan hệ với tất cả các quyền, rõ ràng là pháp luật về chống cưỡng chế di dời phải là cơ sở thiết yếu để xây dựng một hệ thống bảo vệ có hiệu quả. Pháp luật này phải bao gồm các biện pháp:
(a) bảo đảm an toàn tốt nhất về thời han của người chiếm dữ nhà và đất,
(b) phù hợp với Công ước và
(c) được thiết kế để kiểm soát chặt chẽ các trường hợp theo đó trục xuất có thể được thực hiện. Pháp luật cũng phải áp dụng cho tất cả viên chức hoạt động dưới thẩm quyền của Nhà nước hoặc người có trách nhiệm. Hơn nữa, với xu hướng ở một số quốc gia nhằm giảm thiểu trách nhiệm của chính quyền trong lĩnh vực nhà ở, các quốc gia thành viên phải đảm bảo có luật pháp và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, và nếu cần, để trừng phạt việc cưỡng chế di dời mà không có biện pháp bảo vệ thích đáng bởi các cá nhân hoặc cơ quan tư nhân. Do đó, các quốc gia thành viên nên xem xét lại pháp luật và các chính sách có liên quan để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các nghĩa vụ phát sinh từ quyền có nhà ở và bãi bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ pháp luật hay chính sách nào không phù hợp với các yêu cầu của Công ước.
10. Phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người bản địa, người dân tộc và các dân tộc thiểu số, và cá và các nhân hay nhóm dễ gặp nguy cơ tất cả đều phải chiu cuỡng chế di dời nhiều hơn một cách không cân xứng. Đặc biệt trong tất cả các nhóm, phụ nữ dễ bị nguy cơ trước các định chế và các sự kỳ thị áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản (kể cả quyền sở hữu nhà), hoặc quyền truy cập tài sản hoặc chỗ ở, và họ đặc biệt có nguy cơ trước hành vi bạo hành hay lâm dụng tình dục nếu họ trở nên vô gia cư. Quy định không phân biệt đối xử của điều 2.2 và 3 của Công ước áp đặt một nghĩa vụ bổ sung cho các Chính phủ để đảm bảo rằng ở nơi trục xuất xảy ra, biện pháp thích hợp phải được thực hiện để đảm bảo không có hình thức phân biệt đối xử xảy ra.
11. Trong khi một số trục xuất có thể hợp lý, chẳng hạn như trong trường hợp kéo dài tình trạng không thanh toán tiền thuê nhà hoặc các thiệt hại gây ra cho tài sản thuê mà không có lý do chính đáng, các cơ quan liên hệ có phận sự đảm bảo rằng họ thực hiện đúng pháp luật phù hợp với Công ước và những người bị ảnh hưởng có đầy đủ các phương tiện pháp lý và các biện pháp khắc phục.
12. Cưỡng chế di dời và phá hủy nhà ở như một biện pháp trừng phạt cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước. Tương tự như vậy, Ủy ban lưu ý đến các nghĩa vụ được quy định trong Công ước Geneva năm 1949 và Nghị định thư bổ sung năm 1977 liên quan đến quy định cấm di dời thường dân và phá hủy tài sản cá nhân bởi vì những điều đó lien hệ đến việc thực hành cưỡng chế di dời.
13. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo, trước khi thực hiện bất kỳ cưỡng chế di dời nào, và đặc biệt là cưỡng chế di dời một số đông, rằng tất cả các lựa chọn thay thế khả thi đã được tìm hiểu trong khi tham vấn với những người bị ảnh hưởng, nhằm tránh, hoặc ít nhất để giảm thiểu, sự cần thiết phải sử dụng vũ lực. Biện pháp khắc phục hoặc thủ tục pháp lý cần được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh di dời. Các quốc gia thành viên cũng phải quan sat để biết rằng các cá nhân được quan tâm có quyền được bồi thường đầy đủ cho bất kỳ tài sản cá nhân hay hang hoá bị ảnh hưởng. Cũng cần thiết để nhắc lại điều 2.3 của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo “biện pháp khắc phục có hiệu quả” cho những người mà quyền của họ đã bị vi phạm và các nghĩa vụ của “cơ quan có thẩm quyền để thực thi các biện pháp khắc phục khi được ban hành.”
14. Trong trường hợp trục xuất được coi là hợp lý, việc trục xuất cần được thực hiện theo đúng các quy định có liên quan tới luật quốc tế nhân quyền và phù hợp với nguyên tắc chung về sự hợp lý và tương xứng. Về vấn đề này, cần phải nhắc lại Bình Luận Chung số 16 của Ủy Ban Nhân Quyền, liên quan đến Điều 17 của Công Uớc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị quy định rằng sự can thiệp vào nhà ở của một người chỉ có thể diễn ra” trong trường hợp có dự kiến của pháp luật.” Ủy Ban nhận thấy rằng pháp luật “phải phù hợp với các quy định, mục đích và mục tiêu của Công Ước và phải được hợp lý trong các trường hợp đặc biệt.” Ủy Ban cũng cho thấy “pháp luật có liên quan phải xác định một cách chi tiết các trường hợp chính xác được phép can thiệp.”
15. Cách bảo vệ thích hợp và theo đúng thủ tục là những khía cạnh thiết yếu của tất cả các quyền con người nhưng nó đặc biệt liên quan đến vấn đề như cưỡng chế di dời vốn liên hệ đến nhiều quyền được nhìn nhận trong cả Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền. Ủy Ban cho rằng các cách bảo vệ cần được áp dụng trong cưỡng chế di dời bao gồm:
(a) một cơ hội để tham khảo ý kiến một cách thành thật với những người bị ảnh hưởng,
(b) thông báo đầy đủ và hợp lý đến tất cả những người bị ảnh hưởng trước ngày dự kiến di dời;
(c) thông tin về đề xuất di dời và, nếu có thể, về mục đích khác của việc xử dụng đất đuợc thông báo trong thời gian hợp lý cho những người bị ảnh hưởng;
(d) đặc biệt là khi một số đông người bị di dời nhân viên chính phủ hay các đại diện phải có mặt trong lúc di dời;
(e) tất cả những người thực hiện việc di dời phải được xác minh;
(f) di dời không được diễn ra trong lúc thời tiết đặc biệt xấu hoặc vào ban đêm, trừ khi người bị ảnh hưởng đống ý;
(g) cung cấp các biện pháp khắc phục về pháp lý, và
(h) cung cấp, nếu có thể, trợ giúp pháp lý cho những người cần dùng để tìm cách khắc phục từ tòa án.
16. Trục xuất không nên dẫn đến tình trạng cá nhân trở thành vô gia cư, hay gặp nguy cơ trước các sự vi phạm nhân quyền. Ở những nơi người bị ảnh hưởng không thể tự sinh sống, các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp, xử dụng đến mức tối đa các nguồn lực sẵn có nếu có thể được, để đảm bảo việc thay thế nhà ở đầy đủ, tái định cư hoặc truy cập vào đất sản xuất.
17. Ủy Ban biết được rằng nhiều dự án phát triển trong vùng lãnh thổ của các quốc gia thành viên được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế đã dẫn đến việc cưỡng chế di dời. Về vấn đề này, Ủy Ban nhắc lại Bình luận chung số 2 (1990), trong đó nêu ra, ngoài những điều khác, rằng “các cơ quan quốc tế cần nghiêm ngặt tránh tham gia vào các dự án, ví dụ như …nhằm thúc đẩy hoặc củng cố phân biệt đối xử đối với cá nhân hoặc các nhóm trái với quy định của Công Ước, hoặc liên quan đến di dới với quy mô lớn mà không đưa ra các bảo vệ và bồi thường thích hợp. Mọi nỗ lực phải được thực hiện ở từng giai đoạn của một dự án phát triển để đảm bảo rằng các quyền ghi trong Công Ước phải được quan tâm. [6]
18. Một số tổ chức , chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã áp dụng các qui định về di dời hoặc tái định cư nhằm hạn chế quy mô và sự đau khổ của con người liên quan đến cưỡng bức trục xuất. Việc áp dụng các qui định thường xảy ra với các dự án phát triển quy mô lớn, như xây dựng đập nước và các dự án năng lượng lớn khác. Tôn trọng đầy đủ các qui định như vậy, trong chừng mực chúng phản ánh các nghĩa vụ nêu trong Công ước, là điều cần thiết cho cả các cơ quan và các quốc gia thành viên của Công Ước. Trong lĩnh vực này Ủy ban nhắc lại Tuyên Bố Vienna và Chương Trình Hành Động có nêu lên rằng “trong khi phát triển thức đẩy việc hưởng thụ các quyền con người, sự thiếu phát triển không thể được viện dẫn để biện minh cho việc xâm phạm các quyền con người được quốc tế công nhận” (Phần I, đoạn. 10).
19. Để phù hợp với các qui định về báo cáo với Ủy Ban, các quốc gia thành viên được yêu cầu cung cấp các loại thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hành cưỡng bức trục xuất, bao gồm thông tin liên quan đến
(a) “số người bị trục xuất khỏi nhà trong vòng năm năm qua và số người hiện đang thiếu bảo vệ pháp lý chống lại trục xuất tùy tiện hoặc các loại trục xuất khác,”
(b) “pháp luật liên quan đến quyền lợi của người đi thuê về sự an toàn của thời hạn thuê để khỏi bị trục xuất ” và (c)” pháp luật cấm bất kỳ hình thức trục xuất nào.” [7]
20. Thông tin cũng cấn được biết như “các biện pháp thực hiện, ngoài những điều khác, trong các chương trình đổi mới đô thị, các dự án tái phát triển, nâng cấp các vị trí, chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế (Thế vận hội và thi đấu thể thao khác, triển lãm, hội nghị, vv) chiến dịch làm đẹp thành phố, v.v., trong đó đảm bảo chống trục xuất hoặc bảo đảm cho trở lại nhà ở dựa trên sự đồng thuận bởi bất kỳ người nào sống ở trong hay gần các khu vực bị ảnh hưởng.” [8] Tuy nhiên, rất ít quốc gia thành viên đưa các thông tin cần thiết vào trong báo cáo của họ gởi cho Ủy ban. Do đó, Ủy ban muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp nhận những thông tin đó.
21. Một vài quốc gia thành viên đã cho biết các thong tin loại đó không có sẵn. Ủy Ban nhắc lại rằng việc giám sát có hiệu quả quyền có nhà ở thích hợp, hoặc là do Chính phủ đuợc quan tâm hoặc do Ủy Ban, sẽ không thể thực hiện đuợc nếu không có việc thâu thập dữ liệu thích hợp và sẽ yêu cầu tất cả các nước thành viên đảm bảo các dữ liệu cần thiết được thu thập và được phản ánh trong các báo cáo do họ đệ trình đình theo Công Ước.
Cuỡng chế di dời(Phiên họp thứ 17, 1997) [*]1. Trong phần nhận xét chung số 4 (1991), Ủy Ban của Công Ước nhận thấy rằng mọi người phải có một mức độ an toàn về quyền hưởng dụng đuợc bảo vệ bởi pháp luật để chống lại cưỡng chế di dời, các sự quấy rối và các đe dọa khác. Ủy ban kết luận rằng cưỡng chế di dời trước hết không phù hợp với các yêu cầu của Công Ước. Sau khi xem xét một số lượng khá lớn các báo cáo về cưỡng chế di dời trong những năm gần đây, gồm cả các trường hợp mà Ủy Ban xác định rằng các nghĩa vụ mà quốc gia thành viên cam kết đã bị vi phạm, Ủy Ban hiện đang tìm cách làm sang tỏ hơn về ý nghĩa của các việc thực hành đó đối với các nghĩa vụ nêu trong Công Ước.2. Cộng đồng quốc tế đã công nhận từ lâu rằng vấn đề cưỡng chế di dời là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 1976, Hội nghị Liên hợp quốc về định cư của con người lưu ý rằng cần phải đặc biệt chú ý đến việc “chỉ nên thực hiện các hoạt động giải phóng mặt bằng rộng lớn khi việc bảo tồn và phục hồi không khả thi và các biện pháp tái định cư phải được thực hiện.” [1] Năm 1988, trong Chiến Lược Toàn Cầu về Nhà Ở Cho Đến Năm 2000, được thông qua bởi Đại Hội Đồng trong Resolution 43/181, đã công nhận “nghĩa vụ cơ bản [của chính phủ] là để bảo vệ và cải thiện, chứ không phải làm hư hại hoặc tiêu hủy, nhà ở và các khu dân cư.” [2] Chương trình nghị sự số 21 nói rằng “mọi người phải được pháp luật bảo vệ để chống lại cưỡng bức di dời một cách bất công khỏi nhà hoặc đất của họ.” [3] Trong Nghị Trình về Nhà Ở, các quốc gia đã cam kết “bảo vệ tất cả dân chúng không bị cưỡng chế di dời trái với luật pháp, và bảo đảm công lý và việc khôi phục vơi sự quan tâm đến nhân quyền; [và] khi trục xuất không thể tránh khỏi, đảm bảo đưa ra các giải pháp thay thế phù hợp.” [4] Ủy ban Nhân Quyền cũng đã chỉ ra rằng “cuỡng chế di dời là một vi phạm trắng trợn các quyền con người.” [5] Tuy nhiên, mặc dù quan trọng, các tuyên bố trên đã mở ra một trong những vấn đề quan trọng nhất, cụ thể là xác định những tình huống cho phép cưỡng chế di dời và giải thích rõ các sự bảo vệ cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng các quy định có liên quan của Công Ước. 3. Trong một số khía cạnh, việc sử dụng thuật ngữ “cuỡng chế di dời” có vấn đề. Thuật ngữ này có ý nói đến sự tùy tiện và bất hợp pháp. Tuy nhiên đối với nhiều nhà quan sát, nói đến “cưỡng chế di dời” chỉ là thừa, trong khi những người khác đã chỉ trích khái niệm “trục xuất bất hợp pháp” trên căn bản giả định rằng luật pháp đã bảo vệ đầy đủ quyền nhà ở và phù hợp với Công Ước, mà thực tế thì không phải luôn luôn là như vậy. Tương tự như vậy, có ý kiến cho rằng thuật ngữ “trục xuất không công bằng” thậm chí còn có tính chủ quan hơn vì nó đã không đề câp đến bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cả. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh của Ủy ban Nhân Quyền, đã chọn từ “cưỡng chế di dời”, chủ yếu là vì tất cả các lựa chọn thay thế được đề nghị cũng có những khiếm khuyết như vậy. Thuật ngữ “cưỡng chế di dời” được sử dụng trong Nhận Xét Chung này được định nghĩa là bị di dời vĩnh viễn hoặc tạm thời khỏi nhà hay đất đai đang ở trái với ý muốn của cá nhân, gia đình hay cộng đồng, mà không có sự bảo vệ của luật pháp, hay được tiếp cận với pháp luật hoặc các hình thức sự bảo vệ khác. Tuy nhiên, việc cấm cưỡng chế di dời không áp dụng cho trục xuất được thực hiện bởi lực lượng phù hợp với pháp luật và phù hợp với các quy định của Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền.
4. Cưỡng chế di dời rất phổ biến và ảnh hưởng đến người ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Do mối liên quan và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền con người, cưỡng chế di dời thường xuyên vi phạm các nhân quyền khác. Như vậy, trong khi cuỡng chế di dời rõ ràng vi phạm các quyền được quy định trong Công Ước, việc này cũng có thể đưa đến việc vi phạm các quyền dân sự và chính trị, chẳng hạn như quyền được sống, quyền được an toàn của con người, quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình và nhà ở, và quyền được thụ hưởng tài sản một cách hoà bình.
5. Mặc dù việc thực hành cưỡng chế di dời có vẻ xảy ra chủ yếu ở những khu vực đô thị đông dân cư, nó cũng xảy ra cùng với việc cưỡng bức di chuyển dân số, rời chỗ ở trong nước, cưỡng bách di dân trong bối cảnh xung đột vũ trang, di cư tập thể và phong trào tị nạn. Trong tất cả các bối cảnh đó, quyền có nhà ở thích hợp và không thể bị cưỡng bức trục xuất có thể bị vi phạm thông qua một loạt các hành vi hoặc thiếu sót của các quốc gia thành viên. Ngay cả trong trường hợp cần đặt ra các hạn chế về các quyền trên, việc tuân thủ hoàn bộ Điều 4 của Công Ước là cần thiết vì bất cứ hạn chế nào đặt tra phải được “qui định bởi pháp luật khi luật này phù hợp với bản chất của những [quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa] và chỉ nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.”
6. Nhiều trường hợp cưỡng chế di dời có liên hệ đến bạo lực, như di dời do các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, xung đột nội bộ và bạo lực công xã hoặc sắc tộc.
7. Có trường hợp cưỡng chế di dời xảy ra với danh nghĩa phát triển. Di dời có thể được thực hiện do liên quan đến xung đột về quyền sử dụng đất, sự phát triển và các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như việc xây dựng các đập thủy điện, hay các dự án năng lượng với quy mô lớn, các biện pháp thu hồi đất liên quan đến cải tiến đô thị, cải tạo nhà ở, các chương trình làm đẹp thành phố, dọn dẹp đất cho các mục đích nông nghiệp, đầu cơ đất đai không kiềm chế, hoặc tổ chức các sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội Olympic.
8. Về bản chất, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước liên quan đến cuỡng chế di dời dựa trên Điều 11.1, đồng thời với các quy định khác có liên quan. Đặc biệt, Điều 2.1 buộc các quốc gia phải sử dụng “tất cả các biện pháp thích hợp” để thúc đẩy quyền có nhà ở thích hợp. Tuy nhiên, với bản chất của việc thực hành cưỡng chế di dời, việc tham khảo Điều 2.1 để đạt được tiến bộ căn cứ vào sự sẵn có của các nguồn lực sẽ hiếm khi có liên quan. Các quốc gia phải hạn chế việc cưỡng bức di dời và đảm bảo rằng pháp luật sẽ được áp dụng đối với các nhân viên chính phủ hay các thành phần thứ ba thực hiện việc cưỡng bức di dời (như quy định tại khoản 3 ở trên). Hơn nữa, phương pháp này được củng cố bởi Điều 17.1 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị vốn bổ sung cho các quyền không bị cưỡng bức đuổi ra khỏi nhà mà không sự bảo vệ thích đáng. Điều khoản đó công nhận, ngoài những điều khác, quyền được bảo vệ chống lại “sự can thiệp tùy tiện hay trái pháp luật” vào nhà ở. Cần ưu ý rằng nhà nước không được cân nhắc đến các nguồn lực sẵn có trong nghĩa vụ đảm bảo sự tôn trọng quyền nhà ở.
9. Điều 2.1 của Công ước yêu cầu các nước thành viên sử dụng “tất cả các biện pháp thích hợp” bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp lập pháp, để thúc đẩy tất cả các quyền được bảo hộ theo Công ước. Mặc dù Ủy ban đã chỉ ra trong Bình luận chung của số 3 (1990) rằng các biện pháp như vậy không thể thiếu trong mối quan hệ với tất cả các quyền, rõ ràng là pháp luật về chống cưỡng chế di dời phải là cơ sở thiết yếu để xây dựng một hệ thống bảo vệ có hiệu quả. Pháp luật này phải bao gồm các biện pháp:
(a) bảo đảm an toàn tốt nhất về thời han của người chiếm dữ nhà và đất,
(b) phù hợp với Công ước và
(c) được thiết kế để kiểm soát chặt chẽ các trường hợp theo đó trục xuất có thể được thực hiện. Pháp luật cũng phải áp dụng cho tất cả viên chức hoạt động dưới thẩm quyền của Nhà nước hoặc người có trách nhiệm. Hơn nữa, với xu hướng ở một số quốc gia nhằm giảm thiểu trách nhiệm của chính quyền trong lĩnh vực nhà ở, các quốc gia thành viên phải đảm bảo có luật pháp và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, và nếu cần, để trừng phạt việc cưỡng chế di dời mà không có biện pháp bảo vệ thích đáng bởi các cá nhân hoặc cơ quan tư nhân. Do đó, các quốc gia thành viên nên xem xét lại pháp luật và các chính sách có liên quan để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các nghĩa vụ phát sinh từ quyền có nhà ở và bãi bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ pháp luật hay chính sách nào không phù hợp với các yêu cầu của Công ước.
10. Phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người bản địa, người dân tộc và các dân tộc thiểu số, và cá và các nhân hay nhóm dễ gặp nguy cơ tất cả đều phải chiu cuỡng chế di dời nhiều hơn một cách không cân xứng. Đặc biệt trong tất cả các nhóm, phụ nữ dễ bị nguy cơ trước các định chế và các sự kỳ thị áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản (kể cả quyền sở hữu nhà), hoặc quyền truy cập tài sản hoặc chỗ ở, và họ đặc biệt có nguy cơ trước hành vi bạo hành hay lâm dụng tình dục nếu họ trở nên vô gia cư. Quy định không phân biệt đối xử của điều 2.2 và 3 của Công ước áp đặt một nghĩa vụ bổ sung cho các Chính phủ để đảm bảo rằng ở nơi trục xuất xảy ra, biện pháp thích hợp phải được thực hiện để đảm bảo không có hình thức phân biệt đối xử xảy ra.
11. Trong khi một số trục xuất có thể hợp lý, chẳng hạn như trong trường hợp kéo dài tình trạng không thanh toán tiền thuê nhà hoặc các thiệt hại gây ra cho tài sản thuê mà không có lý do chính đáng, các cơ quan liên hệ có phận sự đảm bảo rằng họ thực hiện đúng pháp luật phù hợp với Công ước và những người bị ảnh hưởng có đầy đủ các phương tiện pháp lý và các biện pháp khắc phục.
12. Cưỡng chế di dời và phá hủy nhà ở như một biện pháp trừng phạt cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước. Tương tự như vậy, Ủy ban lưu ý đến các nghĩa vụ được quy định trong Công ước Geneva năm 1949 và Nghị định thư bổ sung năm 1977 liên quan đến quy định cấm di dời thường dân và phá hủy tài sản cá nhân bởi vì những điều đó lien hệ đến việc thực hành cưỡng chế di dời.
13. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo, trước khi thực hiện bất kỳ cưỡng chế di dời nào, và đặc biệt là cưỡng chế di dời một số đông, rằng tất cả các lựa chọn thay thế khả thi đã được tìm hiểu trong khi tham vấn với những người bị ảnh hưởng, nhằm tránh, hoặc ít nhất để giảm thiểu, sự cần thiết phải sử dụng vũ lực. Biện pháp khắc phục hoặc thủ tục pháp lý cần được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh di dời. Các quốc gia thành viên cũng phải quan sat để biết rằng các cá nhân được quan tâm có quyền được bồi thường đầy đủ cho bất kỳ tài sản cá nhân hay hang hoá bị ảnh hưởng. Cũng cần thiết để nhắc lại điều 2.3 của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo “biện pháp khắc phục có hiệu quả” cho những người mà quyền của họ đã bị vi phạm và các nghĩa vụ của “cơ quan có thẩm quyền để thực thi các biện pháp khắc phục khi được ban hành.”
14. Trong trường hợp trục xuất được coi là hợp lý, việc trục xuất cần được thực hiện theo đúng các quy định có liên quan tới luật quốc tế nhân quyền và phù hợp với nguyên tắc chung về sự hợp lý và tương xứng. Về vấn đề này, cần phải nhắc lại Bình Luận Chung số 16 của Ủy Ban Nhân Quyền, liên quan đến Điều 17 của Công Uớc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị quy định rằng sự can thiệp vào nhà ở của một người chỉ có thể diễn ra” trong trường hợp có dự kiến của pháp luật.” Ủy Ban nhận thấy rằng pháp luật “phải phù hợp với các quy định, mục đích và mục tiêu của Công Ước và phải được hợp lý trong các trường hợp đặc biệt.” Ủy Ban cũng cho thấy “pháp luật có liên quan phải xác định một cách chi tiết các trường hợp chính xác được phép can thiệp.”
15. Cách bảo vệ thích hợp và theo đúng thủ tục là những khía cạnh thiết yếu của tất cả các quyền con người nhưng nó đặc biệt liên quan đến vấn đề như cưỡng chế di dời vốn liên hệ đến nhiều quyền được nhìn nhận trong cả Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền. Ủy Ban cho rằng các cách bảo vệ cần được áp dụng trong cưỡng chế di dời bao gồm:
(a) một cơ hội để tham khảo ý kiến một cách thành thật với những người bị ảnh hưởng,
(b) thông báo đầy đủ và hợp lý đến tất cả những người bị ảnh hưởng trước ngày dự kiến di dời;
(c) thông tin về đề xuất di dời và, nếu có thể, về mục đích khác của việc xử dụng đất đuợc thông báo trong thời gian hợp lý cho những người bị ảnh hưởng;
(d) đặc biệt là khi một số đông người bị di dời nhân viên chính phủ hay các đại diện phải có mặt trong lúc di dời;
(e) tất cả những người thực hiện việc di dời phải được xác minh;
(f) di dời không được diễn ra trong lúc thời tiết đặc biệt xấu hoặc vào ban đêm, trừ khi người bị ảnh hưởng đống ý;
(g) cung cấp các biện pháp khắc phục về pháp lý, và
(h) cung cấp, nếu có thể, trợ giúp pháp lý cho những người cần dùng để tìm cách khắc phục từ tòa án.
16. Trục xuất không nên dẫn đến tình trạng cá nhân trở thành vô gia cư, hay gặp nguy cơ trước các sự vi phạm nhân quyền. Ở những nơi người bị ảnh hưởng không thể tự sinh sống, các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp, xử dụng đến mức tối đa các nguồn lực sẵn có nếu có thể được, để đảm bảo việc thay thế nhà ở đầy đủ, tái định cư hoặc truy cập vào đất sản xuất.
17. Ủy Ban biết được rằng nhiều dự án phát triển trong vùng lãnh thổ của các quốc gia thành viên được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế đã dẫn đến việc cưỡng chế di dời. Về vấn đề này, Ủy Ban nhắc lại Bình luận chung số 2 (1990), trong đó nêu ra, ngoài những điều khác, rằng “các cơ quan quốc tế cần nghiêm ngặt tránh tham gia vào các dự án, ví dụ như …nhằm thúc đẩy hoặc củng cố phân biệt đối xử đối với cá nhân hoặc các nhóm trái với quy định của Công Ước, hoặc liên quan đến di dới với quy mô lớn mà không đưa ra các bảo vệ và bồi thường thích hợp. Mọi nỗ lực phải được thực hiện ở từng giai đoạn của một dự án phát triển để đảm bảo rằng các quyền ghi trong Công Ước phải được quan tâm. [6]
18. Một số tổ chức , chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã áp dụng các qui định về di dời hoặc tái định cư nhằm hạn chế quy mô và sự đau khổ của con người liên quan đến cưỡng bức trục xuất. Việc áp dụng các qui định thường xảy ra với các dự án phát triển quy mô lớn, như xây dựng đập nước và các dự án năng lượng lớn khác. Tôn trọng đầy đủ các qui định như vậy, trong chừng mực chúng phản ánh các nghĩa vụ nêu trong Công ước, là điều cần thiết cho cả các cơ quan và các quốc gia thành viên của Công Ước. Trong lĩnh vực này Ủy ban nhắc lại Tuyên Bố Vienna và Chương Trình Hành Động có nêu lên rằng “trong khi phát triển thức đẩy việc hưởng thụ các quyền con người, sự thiếu phát triển không thể được viện dẫn để biện minh cho việc xâm phạm các quyền con người được quốc tế công nhận” (Phần I, đoạn. 10).
19. Để phù hợp với các qui định về báo cáo với Ủy Ban, các quốc gia thành viên được yêu cầu cung cấp các loại thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hành cưỡng bức trục xuất, bao gồm thông tin liên quan đến
(a) “số người bị trục xuất khỏi nhà trong vòng năm năm qua và số người hiện đang thiếu bảo vệ pháp lý chống lại trục xuất tùy tiện hoặc các loại trục xuất khác,”
(b) “pháp luật liên quan đến quyền lợi của người đi thuê về sự an toàn của thời hạn thuê để khỏi bị trục xuất ” và (c)” pháp luật cấm bất kỳ hình thức trục xuất nào.” [7]
20. Thông tin cũng cấn được biết như “các biện pháp thực hiện, ngoài những điều khác, trong các chương trình đổi mới đô thị, các dự án tái phát triển, nâng cấp các vị trí, chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế (Thế vận hội và thi đấu thể thao khác, triển lãm, hội nghị, vv) chiến dịch làm đẹp thành phố, v.v., trong đó đảm bảo chống trục xuất hoặc bảo đảm cho trở lại nhà ở dựa trên sự đồng thuận bởi bất kỳ người nào sống ở trong hay gần các khu vực bị ảnh hưởng.” [8] Tuy nhiên, rất ít quốc gia thành viên đưa các thông tin cần thiết vào trong báo cáo của họ gởi cho Ủy ban. Do đó, Ủy ban muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp nhận những thông tin đó.
21. Một vài quốc gia thành viên đã cho biết các thong tin loại đó không có sẵn. Ủy Ban nhắc lại rằng việc giám sát có hiệu quả quyền có nhà ở thích hợp, hoặc là do Chính phủ đuợc quan tâm hoặc do Ủy Ban, sẽ không thể thực hiện đuợc nếu không có việc thâu thập dữ liệu thích hợp và sẽ yêu cầu tất cả các nước thành viên đảm bảo các dữ liệu cần thiết được thu thập và được phản ánh trong các báo cáo do họ đệ trình đình theo Công Ước.
Nguyễn Trọng Vĩnh: VÀI SỰ VIỆC ĐÁNG NÓI
TễuNguyễn Trọng Vĩnh
Một phiên tòa không bình thường
Thông thường thì những phiên tòa có vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật quân sự thì mới xử kín, còn phiên tòa xử Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc về tội tham ô mà cũng xử kín, đến nỗi ông Nguyễn Bá Thanh phụ trách chống tham nhũng mà cũng không được vào dự trực tiếp tại phòng xử án, phải ngồi ở phòng bên theo dõi qua TV.
Thông thường khi bị can bị tòa tuyên án tử hình thì òa khóc hoặc ngất xỉu. Ở phiên tòa này, khi nghe kiểm sát viên đề nghị án tử hình thì Dương Chí Dũng lại rất bình thản, còn đọc thơ nữa, ra vẻ thách thức quan tòa. Có lẽ anh ta tin rằng có ông to nào đó cũng dính líu sẽ có những thủ đoạn gian xảo gì đó để cứu mình. Ông to nào đó có thể dân cũng đoán được.
Tham ô không bị khởi tố
Đảng, Chính phủ nhiều lần tuyên bố kiên quyết diệt trừ tham nhũng. Thế mà ở Hà Giang, ông Phạm Ngọc Thành, giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật cùng kế toán và thủ quỹ biển thủ 181 triệu đồng tiền cứu trợ, thì kiểm sát, công an lại họp bàn thống nhất không khởi tố.
Số tiền 181 triệu đồng tuy không lớn nhưng đối với những kẻ táng tận lương tâm ăn chặn cả của trẻ tàn tật mà vẫn được dung dưỡng, thì “kiên quyết”, “nghiêm minh” ở đâu? Làm sao phát huy được tác dụng răn đe!
Lại cưỡng chế, lại đàn áp
Ngày 10/12/2013, xảy ra vụ cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh để là sân golf. Với luận điệu “chống người thi hành công vụ”, công an đã dùng roi điện đánh dân khiến nhiều người bị thương nặng và bắt đi 15 người.
Nước ta diện tích không lớn, lại là nước đương phát triển, còn nghèo mà đã có 20 sân golf thừa thãi, nay do động cơ nào, lợi ích nào chính quyền Hà Tĩnh lại cưỡng chế nông dân lấy đất canh tác để làm sân golf nữa. Môn thể thao này chỉ phục vụ số ít người, sao lại phung phí bao nhiêu ha ruộng một cách phi kinh tế thế. Ai cũng biết do biến đổi khí hậu, tương lai nước biển dâng cao sẽ ngập mất một diện tích rất lớn ruộng đất của nước ta, nhất là ở Nam bộ, dân số lại tăng thêm, sẽ là mối nguy mất an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau. Những người nắm quyền mà phí phạn ruộng đất là có tội.
Tàu cá Quảng Ngãi bị TQ đập phá
Không kể trong năm đã có nhiều vụ ngư dân ta bị tấn công khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của chúng ta (bị TQ cướp và chiếm đóng), mới đây ngày 01/12/2013 lại xảy ra vụ tàu cá Qng 92046 của ông Nguyễn Văn Lâm gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt, cập đảo Phú Lâm để nhờ cấp cứu cho thuyền nhân gặp nạn thì bị phía TQ khống chế, đập phá máy móc.
Thế mà trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn hát lại bài: “Kiên trì phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Trung – Việt là tài sản quý báu…”. Thiên hạ đã đúc kết: “Chớ vội tin lời người TQ nói, hãy xem việc họ làm”, quả không sai.
N.T.V
Sau lũ lụt miền trung: ai đồng nhất với bất công, ai kết mình với công lý ?
Dienngon.vn
Bình Lê
Địa hình miền trung dốc, các lòng chảo hẹp,
dòng chảy xiết vì thế việc xây dựng các công trình thủy lợi và thủy
điện rất không phù hợp. Không phù hợp vì các công trình này sẽ dẫn đến
phá rừng (làm cho dòng chảy càng xiết do mất rừng), và rủi ro vỡ đập rất
cao vì khi công trình được xây trên độ dốc lớn. Điều đơn giản này không
phải học chuyên sâu mới biết được. Nhưng tại sao các công trình thủy
điện vừa và nhỏ vẫn được xây dựng tràn lan ở miền trung? Hậu quả là khi
mưa lớn, thủy điện không “cắt lũ” được như trong dự án đệ trình, mà
ngược lại xả lũ làm bá tánh làm than? Tình trạng người dân khắc khổ miền
trung bơi trong lũ, hàng chục người chết và mất tích, nhà cửa tan
hoang, hoa màu thối nát, dòng bùn đỏ do hồ chứa bị vỡ vì lũ tràn ngập
thôn xóm nói lên điều gì?
Ảnh: hồ chứa bùn titan bị lũ đánh vỡ tràn vào khu dân cư (nguồn: báo Tuổi Trẻ)
Trước tiên đó là sự hèn kém của đội ngũ trí thức thời đại ngày nay.
Những người biết rất rõ hậu quả của việc xây dựng thủy điện ở miền trung
nhưng không dám lên tiếng. Một số người phát biểu ở đâu đó, nhưng khi
chính quyền không nghe thì cũng coi mình đã hoàn thành nghĩa vụ, không
còn thấy áy náy gì. Những trí thức xả thân vì chính nghĩa, vì sự thật,
vì trách nhiệm xã hội không còn nữa. Họ hài lòng ngồi trong phòng lạnh
của những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh, và nghĩ
rằng “dân chết, môi trường hủy hoại ở đâu đó không hẳn vì trách nhiệm
của mình”.Thứ đến là chính quyền, những người phê duyệt các quyết định đầu tư qua các giải trình lợi ích và chi phí do các nhà đầu tư tự lập. “Chúng ta cần năng lượng để phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh” là nguyên lý tối thượng nhấn chìm những rủi ro và thiệt hại khác. Những cánh rừng bị mất do phải dọn mặt bằng thi công, phải ngập nước làm thủy điện mang lại lợi ích ngay lập tức cho nhà đầu tư. Chưa cần biết làm thủy điện có lãi hay không, nhưng gỗ đã là một nguồn thu béo bở. Chính vì vậy, nhiều công trình bị bỏ dở vì thiếu vốn, nhà đầu tư bỏ chạy cùng các xe gỗ cuối cùng. Nhiều đê đập bị vỡ, hỏng khi mới đưa vào sử dụng . Không hiểu khi chính quyền phê duyệt các dự án này, động cơ của họ thực sự là gì?
Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa chính là sự cấu kết của quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị trong việc phê duyệt các dự án thủy điện này. Điều này chỉ xảy ra ở trong những xã hội quyền lực không được kiểm soát. Tất nhiên, những người dân đơn lẻ, bơi trong lũ, khóc trong mưa không thể kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế. Suy cho cùng, họ chỉ là những người nông dân lầm lũi sống sau lũy tre làng cầu mong mưa thuận gió hòa để cuộc sống bình yên. Sự thiếu hụt ở đây, chính là một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ, có năng lực kỹ thuật và khả năng huy động người dân trong việc kiểm soát quyền lực.
Khi người dân miền trung bơi trong lũ, không biết họ nghĩ gì về chính quyền của mình? Họ có hiểu những quả bom nước treo lơ lửng trên núi là đồng thuận giữa chính quyền của họ và các nhà đầu tư hay không? Nhiều khi, họ chỉ nghĩ đơn giản việc phá rừng xây thủy điện ở miền núi là việc ở miền núi, còn họ ở đồng bằng đâu có dính dáng gì? Những cộng đồng dân cư trên kia phải di rời, mất đất, mất rừng là chuyện của ai đó. Tiếc rằng, họ giờ đây là nạn nhân tiếp theo của các công trình thủy điện, và tất nhiên điều này sẽ không kết thúc ở đó, nếu họ tiếp tục kêu trời vì trời đã trút quá nhiều mưa.
Thực tế phũ phàng là sự bất công không đứng ngoài căn nhà và mảnh vườn của người nông dân. Sự bất công không dừng lại trước tấm cửa kính văn phòng làm việc của người trí thức. Sự bất công khi được nuôi dưỡng nó sẽ lan tràn vượt qua tất cả biên giới, dù là hàng rào đơn sơ nơi thôn quê hay bức tường xi măng của các tòa nhà cao ốc. Đó là lý do tại sao, bất công chỉ có thể ngăn chặn bởi các hành động tập thể.
Người trí thức không dám lên tiếng vì họ thấy đơn độc. Người nông dân cầu mong yên lành vì họ thấy bất lực. Nhưng điều đó sẽ khác khi họ kết nối và cùng hành động tập thể. Khi con người, dù nhỏ bé và yếu đuối đến đâu tụ họp, lòng tự tin và sức mạnh của họ sẽ tăng lên gấp bội vì họ có công lý. Đó chính là chân lý của các cuộc cách mạng, các phong trào xã hội từ trước đến nay.
Khi con người tụ họp, những thế lực đen tối sẽ lo sợ và chống đối vì quyền lực và lợi ích của họ bị đe dọa. Nhưng khi những người cùng khổ lên tiếng, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của những người yêu công lý, sự thật và lẽ phải. Sức mạnh của quần chúng nhân dân không phải chỉ là vì số đông, mà vì trí tuệ và tâm huyết được kết nối với tất cả mọi người.
Quốc hội Việt Nam và Đảng cộng sản gần đây đã lên tiếng rất nhiều về việc xây dựng bừa bãi thủy điện vừa và nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, hàng trăm dự án đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, những quyết định muộn màng thường nhắm đến việc giải quyết hậu quả hơn là ngăn chặn sai lầm. Quốc hội và Đảng cần một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ để có thể lắng nghe tiếng nói người dân và ý kiến trí thức về các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị khi nó đang còn manh nha trong thời kỳ trứng nước.
Suy cho cùng, xã hội dân sự phải bắt đầu từ người dân, và khởi xướng bởi người dân. Khi con người chung mục đích, chung nỗi lo và chung sứ mệnh phát triển họ sẽ tìm đến cùng nhau. Họ đến cùng nhau để những sai lầm như thủy điện xả lũ hại dân không còn xảy ra nữa. Họ đến cùng nhau để bùn đỏ titan không gây hại cho môi trường, sinh kế và sức khỏe của người dân nữa. Họ liên kết với nhau để chống lại sự cấu kết quyền lực, tham nhũng cũng như vi phạm quyền con người. Nếu ai sợ xã hội dân sự, ngăn chặn sự phát triển của nó, e rằng họ đang tự đồng nhất mình với những bất công và quốc nạn mà tập thể người Việt chúng ta đang hàng ngày phải đối mặt.
Trà Giang – Tương lai
Tác giả gửi tới Dân Luận
Tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực chuẩn bị cho một tương lai gần, là
nhiệm kỳ 2016 – 2021, tập trung vào việc lo hình thành lớp con người/
giới lãnh đạo mới, thường được gọi một cách mỹ miều là phương án/đề án công tác nhân sự.Lâu nay, cùng với cả nước, ở vấn đề này, thường được nghe nói, tức là đánh giá, rằng bị hẫng hụt, thiếu sự chuẩn bị từ trước, nên đang có khủng hoảng, bế tắc.
Khi Trung Quốc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XVIII của Đảng CSTQ, trong đó có việc “bồi dưỡng” để Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất và rồi phương án đó thành công, ở nước ta bắt đầu thấy lo, rằng liệu Việt Nam có được cách làm đó không, bởi ở Việt Nam, với chất lượng văn hóa còn thấp, thể hiện ở rất nhiều khía cạnh thực tiễn như ích kỷ, tham lam, cục bộ địa phương, họ hàng, bà con, đồng hương, cánh hẫu, phe phái, nhóm lợi ích, được thâm nhiễm vào sự vận hành của cơ chế chính trị hiện hành, sẽ rất khó có sự nhường nhịn, thừa nhận, tôn vinh nhau ở cấp cá nhân và sự đồng thuận tập thể ở cấp độ chính trị – xã hội để chọn lựa những người thay cho mình.
Quảng Ngãi cũng không ngoài lệ đó. Do vậy, trong công tác này, nhóm lãnh đạo cao nhất của tỉnh hiện nay, vừa thực hiện hướng dẫn của trung ương về kế thừa đúng độ tuổi đối với số có hướng phát triển, vừa bổ sung số mới có các tiêu chuẩn kế cận về cấp chức đang giữ, đã có qui hoạch trước, theo hướng bảo đảm cơ cấu số lượng về giới, độ tuổi, dân tộc, lĩnh vực địa bàn hoạt động và được đề nghị, phát hiện, tín nhiệm từ cấp dưới lên theo đúng nguyên tắc, qui trình “công tác cán bộ”. Tuy nhiên, với chừng ấy yêu cầu, danh sách vẫn chưa đủ, lãnh đạo tỉnh đã mở rộng phương án bằng qui trình tiến cử trực tiếp thông qua vai trò giới thiệu của những người hiện nay là tỉnh ủy viên, tập trung quyền lực quyết định ở Ban thường vụ, rồi thường trực. Đây chính là cái sân để theo phân cấp quyền lực đó, những người lãnh đạo hiện nay tha hồ “cài cắm” người của mình. Trong danh sách đã xuất hiện những đối tượng mới, không cần phải chọn lựa từ thực tiễn công tác, từ dưới lên, từ sự cống hiến đóng góp và thành tích công tác, không cần bảo đảm các yêu cầu tuần tự về cấp chức…, nhưng lại thấy đó là con, cháu, em và đàn em, người thân, đồng hương, chiến hữu và cánh hẫu. Những người không có các đối tượng này thì biết đâu lại tìm những mối và phương thức mà nghị quyết trung ương 4 gọi là chạy, không loại trừ được.
Nhìn hiện tượng đó, lại nghĩ đến như Triều Tiên, khi Kim Jong-un ngay một lúc vượt 27 bậc hàm của quân đội để trở thành Thống soái, đồng thời là lãnh đạo cao nhất, và mới đây, sau vụ thanh trừng ông dượng, đã được gọi là lãnh tụ của đất nước, hoặc như con của ông Nguyễn Tấn Dũng được chính cha mình bổ nhiệm thứ trưởng mà không cần qui hoạch hay bất cứ tiêu chuẩn nào, kể cả học chủ nghĩa mác-lênin theo chương trình trong nước. Chính trong cái cách tạo nên người lãnh đạo như vậy mới có việc cháu cho bắt dượng ngay trong buổi họp Bộ chính trị mở rộng, và xử tử ngay sau 2 ngày với một phiên tòa chỉ kéo dài trong một buổi. Trong khi đó, ở Thái Lan, cũng một tình huống tương tự, tức là phe đối lập muốn lật đổ Thủ tướng, công khai yêu cầu hẳn hoi bằng biểu tình và phát ngôn, lại được “xử” bằng những giọt nước mắt trên khuôn mặt của nữ Thủ tướng xinh đẹp với phát ngôn hết sức nữ tính, như trong phim nhiều tập : “Các người thật quá đáng…”, chứ không phải bằng những viên đạn súng máy mua bằng tiền của dân.
Đó là hai cách làm khác nhau. Một bên là tạo nên khung hệ thống, nhân sự chỉ lấp đầy bằng hình thức bầu cử tự do. Nếu đổ, chỉ là đổ nhân sự đó; hệ thống vẫn còn, chờ người khác. Một bên, hệ thống và nhân sự hòa vào một, hoặc ít nhất đã trở thành quan hệ nhân quả với nhau. Nếu đổ nhân sự, toàn bộ hệ thống có thể sụp. Cách thứ hai, vì vậy, đã có những kiểu lựa chọn con người mà cách thứ nhất không có, chẳng hạn lý lịch, truyền thống gia đình, hạt giống đỏ, tiêu chuẩn chính trị v..v…Có điều, chỉ lo, với cách ấy, vừa tạo ra tiêu cực hiện tại cho cả đời sống kinh tế văn hóa xã hội và sự phát triển, vừa tích tụ những mâu thuẫn nội tại có màu sắc như là mâu thuẫn giai cấp từ thời phong kiến “con vua thì…” trong cơ chế kinh tế tư bản, dẫn đến sụp đổ tất yếu trong tương lai và nhân dân sẽ khó xử vô cùng với cái đám xà bần ấy khi nó sụp đổ.
Từ đỉnh cao danh vọng đến trại giam của Bầu Kiên
Vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) được VKSND tối cao truy tố với 4 tội danh, dự kiến đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm. Câu hỏi đặt ra: Vì sao một
ông bầu đầy quyền lực, danh vọng trong bóng đá, đại gia thống soái ngân
hàng thương mại cổ phần, người từng làm "nổ tung" giới truyền thông,
chỉ sau thời gian ngắn lại nhanh chóng "rớt đài" với hàng loạt tội lỗi?
Một thời thẳng lối
Thật ra, cái tên Nguyễn Đức Kiên (SN 1964) đã nổi từ lâu, cả về danh
tiếng lẫn quyền lực trong giới ngân hàng thương mại và bóng đá.
Sự nghiệp khởi đầu của bầu Kiên xem cũng khá xuôi ngọt. Cha ông là
Nguyễn Đức Lung, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà
Nội, nơi ông theo học cấp III. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ
thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sự nghiệp
bùng nở như hoa đúng dịp mưa thuận gió hòa, chỉ sau một năm học tại Học
viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Trường Kỹ thuật
Quân sự Zalka Maté Hungary.
Nguyễn Đức Kiên quan sát từ khán đài khi còn là ông bầu. |
Ông Kiên từng nổi danh với tên gọi "bầu Kiên" hay "Kiên bạc", có vẻ như
chỉ điều đó cho thấy tên tuổi ông gắn với bóng đá hơn là tài chính, tiền
tệ, còn "Kiên bạc" hẳn khỏi bàn khi mái đầu ông khó tìm thấy sợi tóc
đen.
Ông là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
(Ngân hàng TMCP Á Châu). Ngoài ra ông Kiên còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty
Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công
ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
Giám đốc Tập đoàn Tài chính Á Châu và là Phó Chủ tịch Công ty cổ phần
Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội...
Xem như thế thì chức danh của ông ghi hàng trang giấy, từ thống lĩnh
ngân hàng thương mại cổ phần đến du lịch, rồi ông bầu bóng đá, ở lĩnh
vực nào cũng vai vế "khủng".
Danh tiếng bầu khủng
Tuy nhiên danh tiếng bầu Kiên thực sự đốt nóng dư luận chỉ sau Hội nghị
tổng kết mùa giải 2011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Dù không
được mời tham dự, ông Kiên đã bất ngờ lên phát biểu với hàng loạt "khẩu
đại liên" nhằm vào những tiêu cực, yếu kém của giải bóng đá và trách
nhiệm VFF. Những phát biểu của ông được báo chí coi là "quả bom" chưa
từng có tại các hội nghị tổng kết. Khi đó, ông bầu tóc bạc "nổ".
Với sự kiện lịch sử này, một đề án thành lập công ty cổ phần tổ chức sự
kiện bóng đá do bầu Kiên (Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội) soạn thảo,
đã được 6 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ủng hộ và đại diện những đội
bóng này cùng ký tên vào. Bản đề án này cũng được phân phát cho giới
truyền thông, tạo áp lực xã hội đối với VFF.
Kết quả, ngày 29/11/2011, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đại
diện VFF cùng 25 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, gồm 14 câu lạc bộ
đang thi đấu ở V-League và 10 câu lạc bộ đang thi đấu ở Giải bóng đá
hạng Nhất quốc gia Việt Nam, đã họp và đi tới thống nhất ký vào các văn
bản theo thủ tục luật định để trình lên Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội xin
cấp phép hoạt động cho VPF.
Đây được xem như Đại hội cổ đông thành lập VPF, với vốn điều lệ ban đầu
là 30 tỷ đồng, trong đó Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cổ đông lớn nhất
nắm giữ 35,4% vốn điều lệ; 14 câu lạc bộ tham dự Giải V-League đóng góp
54,6% vốn điều lệ và 10 câu lạc bộ bóng đá tham dự Giải hạng Nhất quốc
gia đóng góp 10% vốn điều lệ.
Một tháng sau, Đại hội đồng cổ đông lần thứ I của công ty đã bầu ông Võ
Quốc Thắng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn
Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức là Phó Chủ tịch.
Rõ ràng, sự ra đời của VPF với rất nhiều ban bệ, nhưng người ta chỉ biết
đó là kết quả của ông bầu tóc bạc Nguyễn Đức Kiên. Khi đó, ông được báo
chí tung hô như người hùng, với tư cách người dám chọc trực diện vào
những tiêu cực, những mảng tối của làng bóng đá, chứ không ai đặt câu
hỏi động cơ đằng sau phát biểu đó là gì, vì mục đích gì. Bầu Kiên được
báo giới tung hô lên mây xanh và làm "say lòng" hàng loạt độc giả.
Một độc giả viết: "Hoan hô bầu Kiên. Kể từ ngày Lã Xuân Thắng của Hà Nội
đá phản lưới nhà thì tôi đã không còn đến sân cổ vũ bóng đá ở giải
V-League nữa mà thay vào đó tôi dành thời gian đến sân cổ vũ hết mình
không ngại mưa nắng cho các giải bóng đá nhi đồng, U.18, U.21 và giải
bóng đá trẻ em đường phố...
Tôi không muốn nhắc và cũng không còn gì xứng đáng để tôi nhắc tới một
số con người trong VFF và trọng tài V-League nữa. Tôi chỉ muốn nói với
bầu Kiên một câu thế này: Mong anh và những người có tâm với bóng đá
Việt Nam tổ chức được giải FP-League (Fair Play League) vì người hâm mộ
chân chính của bóng đá Việt Nam và vì tương lai tốt đẹp của bóng đá Việt
Nam".
Tuy nhiên, số phận của VPF không như mường tưởng, cả những người sáng
lập cũng có đường đi lạ kỳ. Tới nay, trong số 6 thành viên sáng lập VPF
thì chỉ còn 2 người vẫn còn vai vế ở đây là bầu Đức, bầu Thắng. Những
người khác mỗi phận một chứng, đáng nói nhất là việc bầu Kiên sau tuyên
bố hùng hồn làm “nổ tung” làng bóng đá, lại tra tay vào còng.
Chủ tịch K.Khánh Hòa Lê Tiến Anh thì lùi hẳn lại vì K.Khánh Hòa giải
thể, còn bầu Hoàng Mạnh Trường (V.Ninh Bình), bầu Nguyên Văn Đệ (Thanh
Hóa) theo báo giới thì họ đã không chịu đóng tiền cổ đông cho tới cuối
tháng 10/2013, khi bị dọa "nghỉ chơi" V.League mới chịu đóng tiền. Thậm
chí có người còn bày tỏ sự nghi ngờ về tính minh bạch trong các hoạt
động tài chính ở VPF... Với VFF, đương nhiên họ không mặn mà gì với một
tổ chức do các ông bầu bóng đá sáng lập, vốn làm tổn hại đến chính quyền
lợi và uy danh của mình.
Xem như thế, các sự ra đời của "liên minh" bóng đá do bầu Kiên "nổ súng"
hai năm trước như sóng ngoạm bờ, đột dưng lặng dần và chưa biết sẽ vỡ
lúc nào.
Quyền lực ở ngân hàng thương mại
Đình đám với những "đại liên" trong làng bóng đá, tuy nhiên đó chỉ là
lĩnh vực nổi, còn điều làm nên sự nghiệp đủ quyền lực, tài chính để gọi
đại gia phải kể đến tài chính, ông lão tóc bạc có những bước tiến khủng.
Từng theo quân ngũ nhưng ông không hoạt động trong quân ngũ mà vào làm
việc tại Tổng Công ty Dệt may với 8 năm khá yên lặng ở đây. Năm 1994,
khi vừa tròn 30 tuổi, Nguyễn Đức Kiên nhảy sang lĩnh vực ngân hàng và
nhanh chóng chứng tỏ vị thế của một ông lớn.
Ông Kiên có vị trí trong Hội đồng quản trị của ACB từ năm 1994 và đến
ngày 17/10/2006 đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB, trong khi vợ ông
nắm 4,5 triệu cổ phiếu ACB, 3 người em của ông Kiên nắm 10,7 triệu cổ
phiếu ACB (tổng khối lượng lưu hành của ACB lúc này là hơn 110 triệu đơn
vị, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ).
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như
Eximbank, Kiên Long Bank, Vietbank, Đại Á, Techcombank. Cùng với thống
soái ngân hàng thương mại cổ phần, bầu Kiên còn nhúng tay đầu tư vào rất
nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc, bất động sản.
Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch
của Liên doanh KFC Việt Nam. Còn trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên
cũng có "ghế" trong Hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
và CTCP Du lịch Thiên Minh (Công ty Thiên Minh nổi danh với thương vụ
chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
Nhưng, khi mọi sự đang như tàu vận hành thẳng băng trên đường ray, bất
ngờ cơ quan tiến hành tố tụng sờ gáy. Từ đây, hàng loạt phi vụ được lộ
tẩy...
(Công An Nhân Dân)
BẢN TƯỜNG TRÌNH SỐ 2.-Nguyễn văn Thạnh.
Boxitvn
Kính gửi: quí bạn hữu, quí trang mạng, quí hãng thông tấn.
Lời đầy tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã dõi theo vụ việc của tôi.
Sau khi sự việc xảy ra, tôi có bản tường trình tại đây: (các bạn có thể thay link để phù hợp với trang tin của các bạn). Bản tường trình này, được xem như bản số 1.
Để cập nhật thông tin cho quí bạn, tôi xin làm bản tường trình số 2.
Phần I:
Tôi cho rằng đây là một kiểu làm việc tùy tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp, cuộc sống bình yên của công dân. Là một công dân nhỏ bé, theo tinh thần “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật“, tôi làm đơn trình báo lên các cơ quan bảo vệ luật pháp.
Ngay trong buổi chiều hôm đó (17.12.2013), tôi đã trình báo vụ việc này lên:
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân Tp. Đà Nẵng.
2. Bí thư Tp. Đà Nẵng.
3. Chủ tịch hội đồng nhân dân Tp. Đà Nẵng.
4. Viện kiểm sát nhân dân Tp. Đà Nẵng.
Ngoài ra tôi còn đến UB mặt trận tổ quốc Tp Đà Nẵng nhưng do đơn bị lỗi nên chưa gửi được. Tôi còn định gửi đến Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường Tp Đà Nẵng, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát điều tra-CA TP Đà Nẵng nhưng do hết giờ làm việc nên cũng chưa gửi được. Tôi dự định sẽ gửi vào ngày mai (18.12.2013).
Vì sao tôi phải gửi đơn đi nhiều nơi như vậy?
Tôi cho rằng vụ việc này rất nghiêm trọng, có một thế lực nào đó đạo diễn, vì thời gian qua tôi liên tục bị theo dõi, sách nhiễu, bị đánh,…
Các bạn có thể xem thêm vụ việc ở đây: http://www.danquyen.org
Đó là lý do tôi cần trình báo nhiều nơi để các cơ quan bảo vệ luật pháp nơi đây (Tp Đà Nẵng) không thể làm ngơ và đây cũng là cách để sau này các vị đó không còn nói rằng “sự việc xảy ra thật đáng tiếc, nhưng tôi không nhận được tin báo,…” khi có sự việc trầm trọng xảy ra.
Đi cùng tôi, có hai người bạn tuyệt vời là Lãng Tử Lang Thang và Nguyễn Mạnh Hiền.
Xin thông tin thêm:
Anh tài xế chở đồ cho tôi cũng bị liên lụy, anh nói anh bị phạt nhiều tiền (vì lỗi gì đó tôi không rõ), xe bị giam giữ một ngày nay, không làm ăn được. Số điện thoại anh ấy: 0905. 293.666. Tầm 5h chiều cùng ngày (17.12.2013), anh liên tục gọi điện cho tôi báo là cơ quan chức năng đã tiến hành khám hàng trên xe, tịch thu tầm 30 cuốn sách của tôi, hiện xe anh được phép ra khỏi đồn, anh gọi tôi đến nhận hàng để anh xuống hàng đặng còn đi chở chuyến khác kiếm tiền bù lỗ, nhưng vì bận đi trình báo nên tôi không thể đến được. Với lại, tôi cho rằng hàng hóa trên xe bị khám trái phép và tịch thu một số đồ đạc nên tôi cần giải quyết vấn đề theo đúng tinh thần, trình tự của pháp luật. Sau đó tôi không biết tình hình số hàng trên như thế nào.
Cùng với những cuộc điện thoại thúc dục của tài xế thì vị chủ nhà tên Phương Anh (số điện thoại: 0905.070.156) cũng thúc dục không kém, chị không chỉ gọi cho tôi mà còn gọi, nhắn tin cho vợ tôi nữa. Chị bảo dọn nhà gấp để trả nhà cho chị. Trong hoàn cảnh vậy, vợ tôi đâm ra hoảng loạn, mất tinh thần.
Tình cảnh nhà mới không đến, nhà cũ chưa đi, tối đó, vợ chồng tôi không biết ở đâu? Chúng tôi lên nhà đứa em trai tôi, hiện đang trọ học ở phường Hòa Minh (Phường có vụ đánh người, cướp của ngày 10.12.2013), sau khi xin phép chủ nhà, em tôi sang ngủ nhờ nhà bạn, vợ chồng tôi qua đêm ở đó bình an trong một thân thể không được tắm rửa, vô cùng mệt mỏi.
Sáng hôm sau, 18.12.2013, chúng tôi quay lại nhà trọ cũ, tôi tiếp tục làm đơn trình báo 3 nơi theo thứ tự: Thủ trưởng cảnh sát điều tra-CA Tp Đà Nẵng, Chủ tịch MTTQ Tp Đà Nẵng, Chi cục trưởng-chi cục quản lý thị trường Tp Đà Nẵng.
Trong quá trình tôi đi trình báo cho đúng thủ tục pháp luật thì ở nhà vợ tôi liên tục gọi điện, nhắn tin, van xin tôi về. Lý do là trước nhà hiện có anh tài xế, chủ nhà và rất nhiều người yêu cầu tôi về nhận hàng. Họ chửi bới rất kinh và còn đòi hành hung vợ tôi. Qua điện thoại tôi nói với vợ tôi là nói họ giữ bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó, hiện số hàng trên tôi chưa thể nhận lại được, bỡi lẽ nó đã được giam giữ, khám xét, tịch thu trái phép nên cần giải quyết theo đúng qui định của pháp luật, ai sai người đó chịu. Trong trường hợp không có ai bồi thường thiệt hại do xe anh không đi làm ăn được thì tôi sẽ bồi thường.
Tuy nhiên, vô ích, họ không nghe. Tình hình ngày càng căng thẳng, nghe vợ tôi nói có đông công an? và nhiều người đến, giọng nói có vẻ hốt hoảng, sau đó tôi không liên lạc được. Lát sau vợ tôi nhắn tin là sợ quá nên có vô chùa (hay nhà thờ gì đó) gần đó trốn cho an toàn.
Tuy rất lo lắng nhưng việc trình báo là cần thiết nên tôi phải đi cho xong việc. Khi xong việc tôi hẹn gặp vợ ở quán café ven đường, một người bạn về thám thính xem tình hình thế nào thì thấy không còn ai ở trước nhà tôi nữa.
Trưa đó vợ tôi đi dạy mà không có đồ để mặc cho đàng hoàng vì rất nhiều hàng hóa, vật dụng gia đình đã chất hết lên xe. Riêng tôi, hai ngày nay ngược xuôi ngoài đường làm đơn trình báo mà có một bộ đồ để mặc. Có muốn thay cũng không có đồ.
Sự việc đến đó thì dừng, tôi phải đi lo một số công việc cho cuộc sống cá nhân như: sửa máy tính, sửa máy chụp hình (hôm sự việc ngày 10.12.2013, tôi có cho một người bạn mượn máy ảnh, không biết giằng co thế nào máy ảnh này bị hỏng),…
Đến thời điểm tối ngày 18.12.2013, số hàng trên đi đâu tôi không biết, cho đến lúc 8h11 phút tối 18.12.2013, anh tài xế nhắn tin thông báo cho tôi là sáng mai 19.12.2013, đúng 8h30, đến tại 80 Lê Lợi, CA Tp Đà Nẵng, phòng bảo vệ chính trị để làm việc.
Tôi đang suy nghĩ, có mấy thứ vật dụng gia đình như: bàn ghế, nồi niêu, xoong chảo, chén bát, đũa muổng, quần áo,… tất cả đã qua sử dụng mà làm mất an toàn chính trị hay sao mà nó đến vị trí trên?
Phần II:
Tối 18.12.2013, hai vợ chồng tôi đến phòng trọ đứa em trai tôi, nơi tôi ở tối trước. Ngày này, đứa em này có việc về quê, đưa chìa khóa lại để vợ chồng tôi mở khóa vào. Tôi dự định ở đây làm việc chút rồi đi thuê nhà nghỉ ngủ, phòng bị làm phiền về kiểm tra tạm trú, điều mà tôi đã bị ở Hà Nội cách đây vài tháng. Tôi nghĩ họ đã theo dõi tôi thì việc gì họ không dám làm?
Sau một ngày mệt nhọc, vợ tôi nằm trên giường ngủ thiếp đi trong mệt mỏi, vận nguyên một bộ đồ mặc cả ngày nay, trong khi tôi viết bảng tường trình những việc hôm nay để các bạn rõ. Tôi viết tầm 20 dòng thì có tiếng gõ cửa rất to và gấp. Tôi hỏi ai đó? Có tiếng trả lời là: tôi là công an, yêu cầu mở cửa chúng tôi vào kiểm tra tạm trú. Liếc nhìn đồng hồ, tôi thấy tầm 11h kém (23h kém).
Tôi nói vọng ra là chờ tôi xíu, tôi cần thay đồ.
Họ lại gõ cửa gấp hơn, yêu cầu mở gấp, tôi nại lý do là tôi và vợ cần thay đồ rồi mở cửa, tôi tranh thủ tắt máy tính đang mở, vì tôi ngại rằng họ hành xử kiểu tịch thu đồ như các nơi. Tôi vừa tắt máy tính, vừa gọi vợ dậy, nói đi thay đồ, có công an đến kiểm tra.
Tôi chưa tắt xong máy tính họ đã giật bung cánh cửa sổ (cửa sổ trước đó đóng kín), giọng người to tiếng bên ngoài yêu cầu tôi mở cửa để kiểm tra hành chính. Giọng như ra lệnh.
Tôi nói cần phải để tôi chuẩn bị đàng hoàng rồi mới mở cửa, mời các anh vô làm việc, họ không chịu, họ đòi phải mở ngay.
Lúc này, vợ tôi đã thức dậy, rất hoảng loạn, vì cả ngày nay bị tài xế và đám đông chửi bới, dọa đánh, trong người đã vô cùng mệt mỏi, chán nản. Vợ tôi ngồi nép ở một góc, người tái nhợt, run rẩy và khóc thút thít.
Dưới ánh sáng do bóng đèn trong phòng hắt ra, tôi thấy rất đông người, có cả người mặc sắc phục công an, có cả công an mặc áo chống đạn, có cả người mặc thường phục, có cả áo phục của lực lượng dân phòng.
Tôi thấy đông người quá, trong đó có loáng thoáng gương mặt tôi thấy ở đám người mặc thường phục đánh dã man bạn bè tôi ngày 10.12.2013 vừa qua nên tôi kiên quyết không mở. Tôi lấy lý do là vợ tôi cần thay đồ. Trong đám đông bên ngoài, có người nói: đồ mặc trên người được rồi, không cần thay, mở cửa mau. Tôi đôi co là cần phải thay đồ khác cho đàng hoàng. Công dân có quyền chuẩn bị đàng hoàng, rồi mời các anh vào làm việc.
Bên ngoài có nhiều tiếng nói lao xao, trong đó có nhiều tiếng nói rất hung hăng, dọa nạt: đánh chết mẹ nó, nó không mở, phá cửa,… Họ còn mời cả chủ nhà lên để nói chuyện nhưng tôi quyết không mở, tôi nói “chúng tôi cần chuẩn bị tươm tất, và vợ tôi bình tĩnh trở lại rồi sẽ mở”.
Sau một thời gian lời qua, lời lại như vậy, họ đạp cửa xông vào.
Họ nói tôi vi phạm luật cư trú, không trình báo nên họ lập biên bản. Tôi bảo, đây là phòng em trai tôi, tôi đến đây làm việc rồi định đi thuê nhà nghỉ, tôi thấy mình chẳng vi phạm gì.
Họ mời tôi về đồn công an làm việc, tôi phản đối. Khi đó, có người kéo tay tôi ra khỏi phòng, có người đánh tôi một cú vào mặt, một tát vào má, và một cú vào vai. Khi đó tôi và vợ tôi có vẻ gào lên to tiếng, vì thấy hành vi côn đồ, dã man quá. Thấy tôi và vợ gào to như vậy thì đám đông dãn ra, họ yêu cầu tôi vô lập biên bản.
Sau thời gian cù cưa, lý luận, họ không lập biên bản với tôi được, họ đành lập biên bản với chủ nhà vì cho người ở mà không trình báo, nghe chủ nhà nói ngày mai phải đến đồn công an làm việc, nộp phạt 1,5 triệu.
Họ yêu cầu chủ nhà đuổi hai vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì lý do đây là hai người lạ mặt xâm nhập trái phép. Tôi bảo đây là nhà em trai tôi thuê, tôi có quyền ở, họ không chịu.
Cuối cùng, dù tôi có nói là ra ngoài đêm tối hiện giờ rất nguy hiểm vì có thể côn đồ chặn đường đánh, nhưng họ nhất quyết đuổi chúng tôi ra khỏi nhà giữa đêm khuya.
Sau khi ra khỏi nhà, đứng ngoài đường thời gian thì bạn tôi đến đón, đưa đi chỗ cư trú an toàn.
Xin thông tin thêm:
Khi sự việc xảy ra, tôi có gọi cho một anh bạn, với suy nghĩ là nhờ anh ta đến giúp vì thấy đám đông này hung hãn quá. Sau khi bên kia bắt máy trao đổi, vì tình hình lộn xộn nên tôi quên tắt máy, và các âm thanh vụ việc vừa rồi được truyền âm trực tiếp. (điều này tôi biết được khi nghe đầu dây bên kia nói cả thể giới đang nghe việc của em).
Trong bối cảnh lộn xộn, xô bồ vậy, tôi nói hơi to tiếng, có vẻ hàm hồ (nhiều người nhận xét thế).
Đúng là lúc đó tôi có vẻ to tiếng, một phần muốn hàng xóm nghe, một phần tôi muốn lấn át, làm cho những kẻ côn đồ sợ hãi mà không có hành động quá manh động nguy hiểm. Từ khi chứng kiến, bạn tôi bị đánh dã man ở trước đồn công an Phường Hòa Minh, tôi quá hiểu những con người này nguy hiểm như thế nào.
Tôi viết xong bản tường trình này vào lúc 4h sáng ngày 19.12.2013
Nguyễn Văn Thạnh.
0984.973.376
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Lời đầy tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã dõi theo vụ việc của tôi.
Sau khi sự việc xảy ra, tôi có bản tường trình tại đây: (các bạn có thể thay link để phù hợp với trang tin của các bạn). Bản tường trình này, được xem như bản số 1.
Để cập nhật thông tin cho quí bạn, tôi xin làm bản tường trình số 2.
Phần I:
Tôi cho rằng đây là một kiểu làm việc tùy tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp, cuộc sống bình yên của công dân. Là một công dân nhỏ bé, theo tinh thần “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật“, tôi làm đơn trình báo lên các cơ quan bảo vệ luật pháp.
Ngay trong buổi chiều hôm đó (17.12.2013), tôi đã trình báo vụ việc này lên:
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân Tp. Đà Nẵng.
2. Bí thư Tp. Đà Nẵng.
3. Chủ tịch hội đồng nhân dân Tp. Đà Nẵng.
4. Viện kiểm sát nhân dân Tp. Đà Nẵng.
Ngoài ra tôi còn đến UB mặt trận tổ quốc Tp Đà Nẵng nhưng do đơn bị lỗi nên chưa gửi được. Tôi còn định gửi đến Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường Tp Đà Nẵng, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát điều tra-CA TP Đà Nẵng nhưng do hết giờ làm việc nên cũng chưa gửi được. Tôi dự định sẽ gửi vào ngày mai (18.12.2013).
Vì sao tôi phải gửi đơn đi nhiều nơi như vậy?
Tôi cho rằng vụ việc này rất nghiêm trọng, có một thế lực nào đó đạo diễn, vì thời gian qua tôi liên tục bị theo dõi, sách nhiễu, bị đánh,…
Các bạn có thể xem thêm vụ việc ở đây: http://www.danquyen.org
Đó là lý do tôi cần trình báo nhiều nơi để các cơ quan bảo vệ luật pháp nơi đây (Tp Đà Nẵng) không thể làm ngơ và đây cũng là cách để sau này các vị đó không còn nói rằng “sự việc xảy ra thật đáng tiếc, nhưng tôi không nhận được tin báo,…” khi có sự việc trầm trọng xảy ra.
Đi cùng tôi, có hai người bạn tuyệt vời là Lãng Tử Lang Thang và Nguyễn Mạnh Hiền.
Xin thông tin thêm:
Anh tài xế chở đồ cho tôi cũng bị liên lụy, anh nói anh bị phạt nhiều tiền (vì lỗi gì đó tôi không rõ), xe bị giam giữ một ngày nay, không làm ăn được. Số điện thoại anh ấy: 0905. 293.666. Tầm 5h chiều cùng ngày (17.12.2013), anh liên tục gọi điện cho tôi báo là cơ quan chức năng đã tiến hành khám hàng trên xe, tịch thu tầm 30 cuốn sách của tôi, hiện xe anh được phép ra khỏi đồn, anh gọi tôi đến nhận hàng để anh xuống hàng đặng còn đi chở chuyến khác kiếm tiền bù lỗ, nhưng vì bận đi trình báo nên tôi không thể đến được. Với lại, tôi cho rằng hàng hóa trên xe bị khám trái phép và tịch thu một số đồ đạc nên tôi cần giải quyết vấn đề theo đúng tinh thần, trình tự của pháp luật. Sau đó tôi không biết tình hình số hàng trên như thế nào.
Cùng với những cuộc điện thoại thúc dục của tài xế thì vị chủ nhà tên Phương Anh (số điện thoại: 0905.070.156) cũng thúc dục không kém, chị không chỉ gọi cho tôi mà còn gọi, nhắn tin cho vợ tôi nữa. Chị bảo dọn nhà gấp để trả nhà cho chị. Trong hoàn cảnh vậy, vợ tôi đâm ra hoảng loạn, mất tinh thần.
Tình cảnh nhà mới không đến, nhà cũ chưa đi, tối đó, vợ chồng tôi không biết ở đâu? Chúng tôi lên nhà đứa em trai tôi, hiện đang trọ học ở phường Hòa Minh (Phường có vụ đánh người, cướp của ngày 10.12.2013), sau khi xin phép chủ nhà, em tôi sang ngủ nhờ nhà bạn, vợ chồng tôi qua đêm ở đó bình an trong một thân thể không được tắm rửa, vô cùng mệt mỏi.
Sáng hôm sau, 18.12.2013, chúng tôi quay lại nhà trọ cũ, tôi tiếp tục làm đơn trình báo 3 nơi theo thứ tự: Thủ trưởng cảnh sát điều tra-CA Tp Đà Nẵng, Chủ tịch MTTQ Tp Đà Nẵng, Chi cục trưởng-chi cục quản lý thị trường Tp Đà Nẵng.
Trong quá trình tôi đi trình báo cho đúng thủ tục pháp luật thì ở nhà vợ tôi liên tục gọi điện, nhắn tin, van xin tôi về. Lý do là trước nhà hiện có anh tài xế, chủ nhà và rất nhiều người yêu cầu tôi về nhận hàng. Họ chửi bới rất kinh và còn đòi hành hung vợ tôi. Qua điện thoại tôi nói với vợ tôi là nói họ giữ bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó, hiện số hàng trên tôi chưa thể nhận lại được, bỡi lẽ nó đã được giam giữ, khám xét, tịch thu trái phép nên cần giải quyết theo đúng qui định của pháp luật, ai sai người đó chịu. Trong trường hợp không có ai bồi thường thiệt hại do xe anh không đi làm ăn được thì tôi sẽ bồi thường.
Tuy nhiên, vô ích, họ không nghe. Tình hình ngày càng căng thẳng, nghe vợ tôi nói có đông công an? và nhiều người đến, giọng nói có vẻ hốt hoảng, sau đó tôi không liên lạc được. Lát sau vợ tôi nhắn tin là sợ quá nên có vô chùa (hay nhà thờ gì đó) gần đó trốn cho an toàn.
Tuy rất lo lắng nhưng việc trình báo là cần thiết nên tôi phải đi cho xong việc. Khi xong việc tôi hẹn gặp vợ ở quán café ven đường, một người bạn về thám thính xem tình hình thế nào thì thấy không còn ai ở trước nhà tôi nữa.
Trưa đó vợ tôi đi dạy mà không có đồ để mặc cho đàng hoàng vì rất nhiều hàng hóa, vật dụng gia đình đã chất hết lên xe. Riêng tôi, hai ngày nay ngược xuôi ngoài đường làm đơn trình báo mà có một bộ đồ để mặc. Có muốn thay cũng không có đồ.
Sự việc đến đó thì dừng, tôi phải đi lo một số công việc cho cuộc sống cá nhân như: sửa máy tính, sửa máy chụp hình (hôm sự việc ngày 10.12.2013, tôi có cho một người bạn mượn máy ảnh, không biết giằng co thế nào máy ảnh này bị hỏng),…
Đến thời điểm tối ngày 18.12.2013, số hàng trên đi đâu tôi không biết, cho đến lúc 8h11 phút tối 18.12.2013, anh tài xế nhắn tin thông báo cho tôi là sáng mai 19.12.2013, đúng 8h30, đến tại 80 Lê Lợi, CA Tp Đà Nẵng, phòng bảo vệ chính trị để làm việc.
Tôi đang suy nghĩ, có mấy thứ vật dụng gia đình như: bàn ghế, nồi niêu, xoong chảo, chén bát, đũa muổng, quần áo,… tất cả đã qua sử dụng mà làm mất an toàn chính trị hay sao mà nó đến vị trí trên?
Phần II:
Tối 18.12.2013, hai vợ chồng tôi đến phòng trọ đứa em trai tôi, nơi tôi ở tối trước. Ngày này, đứa em này có việc về quê, đưa chìa khóa lại để vợ chồng tôi mở khóa vào. Tôi dự định ở đây làm việc chút rồi đi thuê nhà nghỉ ngủ, phòng bị làm phiền về kiểm tra tạm trú, điều mà tôi đã bị ở Hà Nội cách đây vài tháng. Tôi nghĩ họ đã theo dõi tôi thì việc gì họ không dám làm?
Sau một ngày mệt nhọc, vợ tôi nằm trên giường ngủ thiếp đi trong mệt mỏi, vận nguyên một bộ đồ mặc cả ngày nay, trong khi tôi viết bảng tường trình những việc hôm nay để các bạn rõ. Tôi viết tầm 20 dòng thì có tiếng gõ cửa rất to và gấp. Tôi hỏi ai đó? Có tiếng trả lời là: tôi là công an, yêu cầu mở cửa chúng tôi vào kiểm tra tạm trú. Liếc nhìn đồng hồ, tôi thấy tầm 11h kém (23h kém).
Tôi nói vọng ra là chờ tôi xíu, tôi cần thay đồ.
Họ lại gõ cửa gấp hơn, yêu cầu mở gấp, tôi nại lý do là tôi và vợ cần thay đồ rồi mở cửa, tôi tranh thủ tắt máy tính đang mở, vì tôi ngại rằng họ hành xử kiểu tịch thu đồ như các nơi. Tôi vừa tắt máy tính, vừa gọi vợ dậy, nói đi thay đồ, có công an đến kiểm tra.
Tôi chưa tắt xong máy tính họ đã giật bung cánh cửa sổ (cửa sổ trước đó đóng kín), giọng người to tiếng bên ngoài yêu cầu tôi mở cửa để kiểm tra hành chính. Giọng như ra lệnh.
Tôi nói cần phải để tôi chuẩn bị đàng hoàng rồi mới mở cửa, mời các anh vô làm việc, họ không chịu, họ đòi phải mở ngay.
Lúc này, vợ tôi đã thức dậy, rất hoảng loạn, vì cả ngày nay bị tài xế và đám đông chửi bới, dọa đánh, trong người đã vô cùng mệt mỏi, chán nản. Vợ tôi ngồi nép ở một góc, người tái nhợt, run rẩy và khóc thút thít.
Dưới ánh sáng do bóng đèn trong phòng hắt ra, tôi thấy rất đông người, có cả người mặc sắc phục công an, có cả công an mặc áo chống đạn, có cả người mặc thường phục, có cả áo phục của lực lượng dân phòng.
Tôi thấy đông người quá, trong đó có loáng thoáng gương mặt tôi thấy ở đám người mặc thường phục đánh dã man bạn bè tôi ngày 10.12.2013 vừa qua nên tôi kiên quyết không mở. Tôi lấy lý do là vợ tôi cần thay đồ. Trong đám đông bên ngoài, có người nói: đồ mặc trên người được rồi, không cần thay, mở cửa mau. Tôi đôi co là cần phải thay đồ khác cho đàng hoàng. Công dân có quyền chuẩn bị đàng hoàng, rồi mời các anh vào làm việc.
Bên ngoài có nhiều tiếng nói lao xao, trong đó có nhiều tiếng nói rất hung hăng, dọa nạt: đánh chết mẹ nó, nó không mở, phá cửa,… Họ còn mời cả chủ nhà lên để nói chuyện nhưng tôi quyết không mở, tôi nói “chúng tôi cần chuẩn bị tươm tất, và vợ tôi bình tĩnh trở lại rồi sẽ mở”.
Sau một thời gian lời qua, lời lại như vậy, họ đạp cửa xông vào.
Họ nói tôi vi phạm luật cư trú, không trình báo nên họ lập biên bản. Tôi bảo, đây là phòng em trai tôi, tôi đến đây làm việc rồi định đi thuê nhà nghỉ, tôi thấy mình chẳng vi phạm gì.
Họ mời tôi về đồn công an làm việc, tôi phản đối. Khi đó, có người kéo tay tôi ra khỏi phòng, có người đánh tôi một cú vào mặt, một tát vào má, và một cú vào vai. Khi đó tôi và vợ tôi có vẻ gào lên to tiếng, vì thấy hành vi côn đồ, dã man quá. Thấy tôi và vợ gào to như vậy thì đám đông dãn ra, họ yêu cầu tôi vô lập biên bản.
Sau thời gian cù cưa, lý luận, họ không lập biên bản với tôi được, họ đành lập biên bản với chủ nhà vì cho người ở mà không trình báo, nghe chủ nhà nói ngày mai phải đến đồn công an làm việc, nộp phạt 1,5 triệu.
Họ yêu cầu chủ nhà đuổi hai vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì lý do đây là hai người lạ mặt xâm nhập trái phép. Tôi bảo đây là nhà em trai tôi thuê, tôi có quyền ở, họ không chịu.
Cuối cùng, dù tôi có nói là ra ngoài đêm tối hiện giờ rất nguy hiểm vì có thể côn đồ chặn đường đánh, nhưng họ nhất quyết đuổi chúng tôi ra khỏi nhà giữa đêm khuya.
Sau khi ra khỏi nhà, đứng ngoài đường thời gian thì bạn tôi đến đón, đưa đi chỗ cư trú an toàn.
Xin thông tin thêm:
Khi sự việc xảy ra, tôi có gọi cho một anh bạn, với suy nghĩ là nhờ anh ta đến giúp vì thấy đám đông này hung hãn quá. Sau khi bên kia bắt máy trao đổi, vì tình hình lộn xộn nên tôi quên tắt máy, và các âm thanh vụ việc vừa rồi được truyền âm trực tiếp. (điều này tôi biết được khi nghe đầu dây bên kia nói cả thể giới đang nghe việc của em).
Trong bối cảnh lộn xộn, xô bồ vậy, tôi nói hơi to tiếng, có vẻ hàm hồ (nhiều người nhận xét thế).
Đúng là lúc đó tôi có vẻ to tiếng, một phần muốn hàng xóm nghe, một phần tôi muốn lấn át, làm cho những kẻ côn đồ sợ hãi mà không có hành động quá manh động nguy hiểm. Từ khi chứng kiến, bạn tôi bị đánh dã man ở trước đồn công an Phường Hòa Minh, tôi quá hiểu những con người này nguy hiểm như thế nào.
Tôi viết xong bản tường trình này vào lúc 4h sáng ngày 19.12.2013
Nguyễn Văn Thạnh.
0984.973.376
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc
Cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ biểu tình phản đối Trung Quốc – Reuters
Thụy My -RFI
Báo chí Trung Quốc cho biết hôm nay 19/12/2013 lại có thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu tại tỉnh Cam Túc. Theo các phương tiện truyền thông của người Tây Tạng, thì vụ tự thiêu này nhằm phản kháng chính sách của Bắc Kinh.
Tài khoản trên mạng xã hội của Tân Hoa Xã nói rằng nhà sư này 43 tuổi
và là người Tây Tạng. Trang web Phayul.com đặt tại Ấn Độ cho biết tên
của nhà sư là Tsuiltrim Gyatso, đã qua đời sau khi tự thiêu để « phản
đối nhà cầm quyền Trung Quốc ».Trang mạng này đăng bức ảnh cho thấy thân
thể của nhà sư bị ngọn lửa bao trùm, da bị cháy đen. Chính quyền Cam
Túc từ chối đưa ra lời bình luận.
Từ năm 2009 đến nay đã có hơn 120 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh, hầu hết đều tử vong sau đó. Cao điểm của các vụ tự thiêu diễn ra vào dịp Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11, và đã giảm đi lúc gần đây.
Theo đài RFA và các nhóm bảo vệ nhân quyền Tây Tạng, vào đầu tháng này một người đàn ông Tây Tạng đã tự thiêu. Tháng trước, là một nhà sư ở Thanh Hải, còn vào tháng Tư, hai nhà sư Tây Tạng cũng đã tự thiêu và qua đời tại huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên.
Bắc Kinh luôn lên án hành vi tự thiêu, quy cho lãnh tụ Tây Tạng lưu vong là Đạt Lai Lạt Ma xúi giục nhằm mục đích ly khai. Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền khẳng định đây là hành động phản kháng chính sách kiểm soát tôn giáo chặt chẽ và âm mưu Hán hóa của Bắc Kinh đối với Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, giải Nobel hòa bình đã sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 sau thất bại của vụ nổi dậy chống quân Trung Quốc xâm lược, mô tả tự thiêu là một hành động tuyệt vọng và ngài bất lực trong việc ngăn chận.
Từ năm 2009 đến nay đã có hơn 120 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh, hầu hết đều tử vong sau đó. Cao điểm của các vụ tự thiêu diễn ra vào dịp Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11, và đã giảm đi lúc gần đây.
Theo đài RFA và các nhóm bảo vệ nhân quyền Tây Tạng, vào đầu tháng này một người đàn ông Tây Tạng đã tự thiêu. Tháng trước, là một nhà sư ở Thanh Hải, còn vào tháng Tư, hai nhà sư Tây Tạng cũng đã tự thiêu và qua đời tại huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên.
Bắc Kinh luôn lên án hành vi tự thiêu, quy cho lãnh tụ Tây Tạng lưu vong là Đạt Lai Lạt Ma xúi giục nhằm mục đích ly khai. Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền khẳng định đây là hành động phản kháng chính sách kiểm soát tôn giáo chặt chẽ và âm mưu Hán hóa của Bắc Kinh đối với Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, giải Nobel hòa bình đã sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 sau thất bại của vụ nổi dậy chống quân Trung Quốc xâm lược, mô tả tự thiêu là một hành động tuyệt vọng và ngài bất lực trong việc ngăn chận.
Rộ tin đồn Kim Jong-un bị các tướng lĩnh khống chế
(Dân trí) - Tờ Chosun của Hàn Quốc hôm nay 19/12 đưa tin, hiện đang
ngày càng có nhiều tin đồn cho rằng các tướng lĩnh “diều hâu” ở Triều
Tiên đứng sau vụ xử tử chú của ông Kim Jong-un và ông Kim chỉ là con
tốt trong tay họ.
Những nhân vật được cho là cố vấn quyền lực mới bên cạnh ôg Kim Jong-un.
Tờ Chosun Ilbo cho rằng, nếu tin đồn trên là đúng, Hàn Quốc có nguy cơ cao đối mặt với những khiêu khích quân sự từ phía Triều Tiên.
Theo ông Park Hyung-joong, Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, vụ thanh
trừng ông Jang Song-thaek, chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim
Jong-un, là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái
trong quân đội mà ông Jang đã tước mất những hoạt động kinh doanh “béo
bở” của họ.
Các lực lượng phản đối ông Jang, được xem là những người có quan điểm
ôn hòa, đã dùng cái cớ ông Jang thách thức quyền lực của nhà lãnh đạo
Kim để tiến hành vụ thanh trừng ông Jang và giành quyền kiểm soát các
hoạt động “đẻ” ra tiền trước đây của họ.
Theo nhà phân tích, nếu thông tin này đúng sự thật, thì chỉ có một phe
duy nhất ở Triều Tiên có đủ sức mạnh để tạo ra một âm mưu như thế: đó
là quân đội, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy quyền lực ở
Triều Tiên.
Thomas Schafer, đại sứ Đức ở Triều Tiên, gần đây cũng cho rằng ông Kim
bị quân đội ép buộc thanh trừng ông Jang và ông “không có lựa chọn” nào
khác.
Một số chuyên gia tin rằng ông Kim chỉ là con rối bị những lực lượng vô
hình giật dây. Một cựu bộ trưởng ở Hàn Quốc, người từng phụ trách vấn
đề ngoại giao và an ninh quốc gia, cho biết với tờ Chosun Ilbo:
“Nhìn vào án phạt đối với ông Jang Song-thaek và các sự kiện xung
quanh vụ việc, tôi ngờ rằng ông Kim Jong-un đang bị một nhân vật vô
hình thúc ép.”
Theo cựu bộ trưởng này, những tội mà ông Jang bị quy kết, như phá hoại
kinh tế Triều Tiên và điều kiện sống của người dân nước này cùng âm mưu
lật đổ chính quyền, sẽ được xem là “phạm thượng” đối với nhà lãnh đạo
Triều Tiên và được xem là cấm kỵ ở Triều Tiên.
Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao ông Kim lại liều lĩnh làm suy
yếu cơ sở ủng hộ mình bằng cách loại bỏ người chú quyền lực và người
bảo vệ của mình? Một nhà nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu nhà nước Hàn
Quốc được tờ Chosun dẫn
lời cho hay: “Nếu một nhóm các nhân vật quyền lực đang khống chế ông
Kim Jong-un, việc lợi dụng ông hoàn toàn hợp lý bởi ông có tư cách hợp
pháp”, do là người thừa kế trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Vũ Quý
Theo Chosun
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét