Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Thứ Năm, 05-12-2013 - Nghĩ suy từ hiến pháp mới & Trung Cộng đi lầm nước cờ ADIZ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc” (ĐĐK). – “Hãy đến Trường Sa để chứng kiến sự thay đổi từng ngày” (PNTP). – Những người phụ nữ với cuộc sống ở Trường Sa (DT).
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không thể bóp méo sự thật (ĐĐK).
- Quy trình (TTVH).
Đại sứ Trung Quốc: Bắc Kinh ‘có quyền’ thiết lập vùng phòng không ở Biển Ðông - (VOA)
Dùng chiêu sở hữu cổ vật, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông  (Infonet)  —  Trung Quốc và âm mưu “thôn tính” Hoa Đông, Biển Đông  (Infonet)   —Liêu Ninh thử súng, Trung Quốc muốn ‘ăn’ cả xác tàu đắm  (ĐV)
TQ lập vùng phòng không ở Biển Đông?  (BBC)    —-Việt Nam sẽ nói gì?  (BBC) -  Liệu VN có thể phản ứng mạnh về vùng phòng không TQ?
Đài Loan sẵn sàng tự vệ đảo Đông Sa   (BBC)   -Humphrey Hawksley là phóng viên quốc tế đầu tiên được cho tiếp cận đảo Đông Sa hiện do Đài Loan kiểm soát.
Vùng phòng không của Trung Quốc: Phép thử cho biển Đông?  (VOA)   —Tình báo Đài Loan: Đang bàn với Trung Quốc về ADIZ ở Biển Đông  (GDVN)
‘Mỹ phải ngăn ý đồ vùng phòng không’  (BBC /nghe)  -Thạc sỹ Hoàng Việt nói ông trông đợi Việt Nam trong trường hợp đó sẽ có phản ứng mạnh mẽ như Hoa Kỳ và Nhật Bản.  Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Kế Thanh, nói rằng nước bà có ‘quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không tại một vùng biển khác tương tự nh  (BBC) -ư họ đã làm trên Biển Hoa Đông’, hãng tin Mỹ AP đưa tin.
Nga, Trung liên tục ‘quấy phá’ Mỹ   (TVN)
Hiến pháp mới: Đổi hay không đổi?  (BBC) -Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trả lời các câu hỏi quanh tranh cãi về Hiến pháp mới của Việt Nam.
Nghĩ suy từ hiến pháp mới  (RFA)  -Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam    —-Hiến pháp của đảng hay của dân?  (RFA)
Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân  (RFI)   —Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ thăm Việt Nam  (RFA)   —-Chuẩn bị cho việc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ Việt Nam tại LHQ  (RFA)  -Phòng Thông tin UPR đã mời các phái đoàn chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ đến tham khảo và góp ý tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, LHQ ở Genève. Hiện diện có 32 phái đoàn chính phủ tham dự, cho thấy mối quan tâm của thế giới trước tình trạng nhân quyền sa sút tại Việt Nam.
Xã hội dân sự: Kiện các nhà máy thủy điện, Tại sao không!   (RFA)   —-Dân chúng khổ sở vì lũ thủy điện  (RFA)
Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính  (RFA)   —-Nạn cò vé và buôn lậu ở các ga tàu hỏa phía Bắc  (RFA)
Việt Nam : Người nhiễm HIV/AIDS vẫn chịu nhiều kỳ thị  (RFI)   —-Nhọc nhằn người khuyết tật VN   (BBC) -Vì sao công việc giúp người khuyết tật ở Việt Nam vẫn gặp cản trở?
‘Giới hạn cho phép’ hay ‘xa mặt cách lòng’?   (TN)  -Tiêm chủng vắc xin luôn luôn là một vấn đề gây tranh luận. Ở Việt Nam, có lí do chính đáng để tranh luận về tiêm chủng vắc xin, vì đã có trên 10 trẻ em bị tử vong sau khi tiêm một vắc xin mới.
Lương thấp hơn nhân viên, sếp nhà nước ấm ức   (VEF.VN) – Quy định khống chế trả lương cho lãnh đạo DNNN của Chính phủ mới đây đang khiến nhiều vị sếp ấm ức. Nhiều khả năng, lương giám đốc thấp hơn cả lương cán bộ cấp dưới.
Có nên ấn trẻ em theo lối nghĩ một chiều?  (TVN) - Chớ để nó nghĩ “tùm lum chiều” là “tự sát” sao?- Không được “phải định hướng”.
Hàn Quốc và bài học 40 năm cho Việt Nam  (TVN)    —-90,5% người dân đồng ý tên 2 quận mới là Bắc, Nam  (VNN)   —-Phiên chất vấn HĐND Hà Nội ‘nóng’ vụ Cát Tường  (VNN)   —   Khoa học công an thúc đẩy nhiều ngành nghiên cứu khác  (CP)
Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% kinh phí  (NLĐ)   — TP HCM thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm  (NLĐ)
Nóng chuyện thưởng Tết của EVN và Petrolimex  (GDVN)    —-Tăng bồi dưỡng phải hết mãi lộ  (LĐ)
16 năm phát triển Internet tại Việt Nam: Từ dịch vụ xa xỉ thành bình dân là thành công lớn  (LĐ)
Nhà vệ sinh dát vàng:Không thể phê duyệt như thế được!  (ĐV)    —Người Việt sống ốm đau nhiều năm do ăn bẩn độc? (ĐV)   —WHO nói gì về vaccine ở Việt Nam? (ĐV)

Lịch-sử-của-những-cái-cớ  -(Hoàng ngọc Tuấn -RFA)
Lực lượng nào khiến đảng cộng sản khiếp sợ?  -(DLB)   —Từ Đoàn Kết đến Tự Do-(DLB)   —-Trèo rào phá Tường-(DLB)
Tuổi trẻ Việt Nam: Mù lòa chính trị & thế hệ bị vứt bỏ -(DLB)   —-Độc quyền: Cái tiền đè cái lý! -(DLB)   —Ngu và Hèn-(DLB)
Nhà cầm quyền Hà Nội xóa dấu vết Tu viện DCCT Thái Hà-(DLB)   —Tự vấn-(DLB)
TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG-( XHDS / DL)
Lâm Thế Nguyên – Phải có một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát với đảng CSVN-(DL)
Thiếu tướng Lâm Văn Cương – “Cận cảnh” nguyên nhân Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sụp đổ-(DL)-(DL)
Mark Beeson – Bắc Kinh đang làm gì đấy?-(DL)   —   Xích Tử – Hiến pháp, pháp luật, đạo đức và tham nhũng-(DL)

Lê Phú Khải – Nguyễn Kiến Giang, hạt giống đỏ Mác-xít trở thành nhà lý luận Dân chủ tiên phong  -(DL)
Oan án Nguyễn Thanh Chấn: “có vấn đề” rồi! -(XHDS)
Nhà văn Võ Thị Hảo : “Đừng phản bội thế hệ sau, đừng vô cảm, và im lặng”  -(XHDS)
Trong cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc, người dân không được phép tham dự   -Shannon Tiezzi, The Diplomat, 28 tháng Mười Một 2013    -Trần Ngọc Cư dịch  -(Boxitvn)
Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi   -Đỗ Kim Thêm – Asia Sentinel  -Bản dịch từ tiếng Anh của BVN – (Boxitvn)
Vĩnh biệt người con yêu của dòng sông Kiến Giang   -Nguyễn Thị Khánh Trâm – (Boxitvn)
Người chống “độc quyền chân lý”   – Nguyễn Hoàng Linh – Hoàng Hoa Khôi – (Boxitvn)
GS Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam  – (Boxitvn)
CHIẾM ỦY BAN …… (Bùi Hằng)
Hiến pháp một lần nữa khẳng định tư tưởng bất diệt của dân tộc Việt Nam là đề cao quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân, phản ánh giá trị cao quý bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  (Nguoilotgach)
Thư ngỏ gửi ông Dương Chí Dũng  (Quechoa)

Philippines gấp rút hoàn tất hồ sơ kiện Trung Quốc  (SM)
Viễn ảnh 2014  (RFA)  -Chúng ta sắp đi hết năm 2013 nên đã đến lúc phải làm tổng kết và bước qua năm tới, tình hình kinh tế sẽ hưng thịnh ra sao là điều mà nhiều người muốn biết. Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong loạt tổng kết cuối năm do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.
Thủ tướng Việt Nam: TPP giúp thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ  (VOA)    —-  Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính  -(RFA)    —-TT Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các nhà tài trợ nước ngoài-(RFA)
Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam -(RFA)    —-Việt-Miên hoàn tất việc cắm mốc biên giới năm 2015-(RFA)
Việt – Mỹ họp lần 8 về chất độc da cam ở Đà Nẵng-(RFA)    —   ‘Get Lost. Be Found.’ – Du học sinh Việt viết sách về nước Mỹ   (VOA)

KINH TẾ
- Giá ga tăng: Phải tính trước cho dân (ĐĐK).
Vốn ‘vàng’ cho sản xuất  (TN)  -Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong 10 nước nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới với khoảng 11 tỉ USD trong năm nay. Con số này ngang bằng số tiền giải ngân từ các dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); lớn hơn hẳn vốn vay ODA…
Quất cảnh đổ bệnh hàng loạt giáp Tết người trồng thiệt hại hàng tỷ đồng  (SM)    —- Lãi gấp 3 khi buôn xe BMW từ Mỹ  (SM)

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Kinh gốm (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Học sinh Việt Nam giỏi hay không?    (BBC) – Nhà giáo Phạm Toàn nói kết quả xếp hạng cao của Việt Nam trong chương trình đánh giá học sinh PISA ‘không có ý nghĩa’.   >>>VN đang ‘chảy máu trẻ con’?  (BBC /nghe)
Sát hạch Pisa  (BBC) -Đánh giá thế nào để nói giáo dục Việt Nam hơn Anh?   —‘Học sinh VN vượt xa Mỹ: Tôi cay sống mũi’  (VNN)
Dũng cảm tham gia PISA để xem điểm yếu của mình đang mức nào  (GDVN)
Đổi mới tuyển sinh đại học – Kỳ 3: Sẽ không còn ‘đất’ cho dạy thêm tiêu cực  (TN)   —‘Chăm học có phải đã hay’  (VNN)   —-‘Giáo dục phổ thông có phần yên tâm’  (VNN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ TÀU SIMA SAPPHIRE ĐÂM VA TÀU CÁ TG 92819TS: Thuyền phó nước ngoài chủ quan, 8 ngư dân Việt Nam thiệt mạng (NLĐ).
Nước đá đầy vi khuẩn  (TN)  -100% mẫu nước đá do Báo Thanh Niên chủ động phối hợp lấy mẫu khảo sát đều cho kết quả nhiễm vi khuẩn, trực khuẩn mủ xanh.
Tôi đi làm thủ tục hải quan ở sân bay Tân Sơn Nhất   (TNO)   -Sau vụ việc hải quan sân bay Tân Sơn Nhất để lọt lô hàng chứa 600 bánh heroin, PV Thanh Niên Online đã thử đi làm thủ tục hải quan, nhận một lô hàng nhập khẩu ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Người Sài Gòn đảo lộn cuộc sống bởi triều cường cao kỷ lục Video  (VNN)   —-Đỉnh triều cao ở TP.HCM ngày càng thường xuyên hơn  (TN)
Vỡ bờ bao, hàng trăm hộ dân TP.HCM di tản trong đêm  (TT)   –  Ì ạch thi công đường ngàn tỉ  (NLĐ)

Ông trùm quyền lực chuyên bảo kê vỉa hè  (VNN)   —-Tình tiết bất ngờ vụ bác sỹ Tường gây án  (VNN)   —-30 năm tìm công lý, xuống suối vàng chưa được minh oan  (VNN)   —Người hấp hối thường nuối tiếc nhất điều gì?    (VNN)  —Gái phượt dễ dãi, trai phượt ăn dơ!    (VNN)
Dân mang cả xe ba gác ra hôi của, mặc tài xế van xin  (VNN)   —-Nữ sinh say rượu bị bạn trai hiếp dâm, quay clip sex  (VNN)   —-Tiết lộ gây sốc về các chiêu làm tiền của bác sĩ thẩm mĩ  (VNN)   —Phẫu thuật ngay tại nhà bệnh nhân  (TT)

Cướp giật túi xách bị bắt quả tang, camera ghi hình  (TT)   —“Nóng” khai thác cát lậu, tội phạm gia tăng  (TT)
Làm ca đêm về, một công nhân bị cướp chém gục   (NLĐO)    —Bị truy đuổi, con bạc dùng gạch “chọi” vỡ đầu công an(NLĐO)    –Cho 10 ngàn, nhiều lần làm chuyện người lớn với bé gái 13 tuổi(NLĐO)   —Giận người tình, châm lửa đốt xe(NLĐO)

QUỐC TẾ 
Phó Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc  -(BBC)   —-Vùng phòng không : Phó tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh để giải tỏa căng thẳng  (RFI)
Ông Biden gặp Chủ tịch TQ, không công khai nói tới vùng phòng không   (VOA)   —  Ông Biden kêu gọi hợp tác hướng tới kết quả với Trung Quốc  (VOA)   —-Tập Cận Bình và Joe Biden đều im lặng về khu nhận diện PK Hoa Đông  (GDVN)   —TQ: Nước nào không nộp kế hoạch bay qua Hoa Đông là vô trách nhiệm?!  (GDVN)
Quân đội Mỹ tạm ngưng vận chuyển xuyên qua Pakistan  (VOA)   —Mỹ ngưng triệt thoái quân bị từ Afghanistan -(RFI)    —–Washington đòi Cuba trả tự do cho công dân Mỹ -(RFI)
Mỹ : Detroit được quyền tuyên bố phá sản -(RFI)  -Bị nợ đến hơn 18 tỷ đô la, vào hôm qua 03/12/2013, chính quyền thành phố Detroit – tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ) – đã được ngành tư pháp Mỹ cho phép tuyên bố phá sản.
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc : Nhiệm vụ bất khả thi? -(RFI)   —-Trung Quốc bất lực nhìn Nga giúp Việt Nam về quân sự -(RFI)
Đài Loan muốn cứu 2 điệp viên bị bắt tại Trung Quốc -(RFI)   —Hồng Kông tham khảo ý dân về bầu cử dân chủ -(RFI)
Sinh viên TQ bị nghi dính líu tới một vụ gián điệp công nghiệp ở Úc   (VOA)   —-Ngoại trưởng NATO, Nga ủng hộ hòa đàm Syria   (VOA)
Nato lên án Ukraine trấn áp biểu tình-(BBC)    —-Ukraina : Kiến nghị bất tín nhiệm bị bác, đối lập duy trì áp lực đường phố -(RFI)   —-Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga -(RFI)   —Thủ tướng Ukraina cảnh cáo người biểu tình   (VOA)
Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt-(BBC)  -Nhà chức trách ở đảo Phuket, Thái Lan, ra lệnh truy nã hai người Việt bị tình nghi ăn trộm 50.000 đôla từ máy rút tiền tự động   —-Tình hình Thái Lan tạm lắng dịu trước sinh nhật của Nhà vua -(RFI)    —-Thêm 4 dân làng Thái Lan bị hạ sát ở miền Nam -(RFI)    —-Johnny Hallyday hoãn lưu diễn Châu Á do tình hình Thái Lan -(RFI)
Thái Lan: lãnh đạo biểu tình giải thích về “hội đồng nhân dân”  (RFA)    —Biểu tình tại Thái Lan tạm ngưng trước sinh nhật của Quốc vương  (VOA)
Bắc Hàn : Tranh đấu quyền lực-(BBC)   —-Bí ẩn vẫn bao trùm vụ cách chức nhân vật số 2 của Bình Nhưỡng -(RFI)   —Seoul: Dượng của Kim Jong Un có phần chắc đã bị cách chức  (VOA)   —- Nam Triều Tiên thận trọng về cuộc cải tổ chính trị ở Bắc Triều Tiên   (VOA)
Chuyên gia Pháp loại bỏ giả thuyết Arafat bị đầu độc -(RFI)   —-Chỉ huy Hezbollah ‘bị ám sát’-(BBC)   —- Israel bị tố cáo giết chỉ huy Hezbollah ở Beirut  (VOA) -  —Ngoại trưởng Úc thăm Indonesia  (RFA)
WTO: Ấn Độ bác bỏ thỏa hiệp về chính sách nông nghiệp -(RFI)   —- Một cựu lãnh đạo Nasa kêu gọi giữ nhiệt độ Trái đất như hiện tại -(RFI)   —Khoan đáy biển tìm nguyên nhân động đất sóng thần  -(RFI)
Campuchia sẽ nối lại chương trình con nuôi năm 2014  (RFA)    —Tòa Indonesia tuyên án tù 14 người Hồi giáo Rohingya đến từ Myanmar  (RFA)
Xe tải chở vật liệu hạt nhân bị đánh cắp ở Mexico   (VOA)
Brazil đã sẵn sàng cho Cúp bóng đá thế giới 2014 ? -(RFI)   —–World Cup 2014: thực lực các đội tuyển Châu Á (RFA)   —-World Cup 2014: những đội bóng đại diện cho CONCACAF  (RFA)
Thủ tướng Nhật được lợi từ vùng phòng không Hoa Đông  (VNN)    —–TQ tung găng sắt về phía Mỹ  (TVN)  —Chế tài là vấn đề thiết yếu trong các cuộc đàm phán về Iran(VOA)    —–TT Obama: Bất bình đẳng kinh tế đang gây thiệt hại cho tương lai nước Mỹ(VOA)

Nguyễn Ngọc Già - Nghĩ suy từ hiến pháp mới

Vì không chấp nhận quan hệ "mật thiết" theo đòi hỏi "gắn bó" yêu đương, một cô gái đã nhận lãnh ca acid từ tên côn đồ [1]. Cùng với cô gái đáng thương, còn 5 người vô tội khác hứng chịu lây. Gã này đã hạ nhục đàn ông Việt Nam bằng hành vi hèn hạ.

Biểu tượng Quốc gia Việt Nam bên ngoài Phủ chủ tịch tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 21 tháng 11 năm 2013
Trong điều 4 hiến pháp vừa "thông qua", có đoạn:
“Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.”
Một tổ chức hoạt động không giấy phép hàng chục năm, với vô số chủ trương và hành động trên thực tế mang đậm thuộc tính khủng bố, giờ vẫn "gan cùng mình" tuyên bố: "phục vụ dân"; "chịu sự giám sát của dân"; "chịu trách nhiệm trước dân". Không những thế, đến mức trơ trẽn, ĐCSVN đơn phương đòi... "gắn bó mật thiết với dân". Nghe thật hãi hùng!
Nếu có, cơ hội đã bỏ lở từ lâu.
Dù "gắn bó mật thiết"; dù "gắn bó" nhưng không "mật thiết"; dù chẳng có nhu cầu "gắn bó mật thiết", bất kỳ ai, kể cả những người "chịu yêu Đảng", sớm hay muộn cũng phải nhận lãnh các loại tai họa từ những tên "phục vụ", những kẻ "chịu trách nhiệm". Những hậu quả như vậy, nhiều và đa dạng đến mức không cần thiết phải dẫn ra.
Trước, trong và sau cái gọi là "hiến pháp mới" ra đời đang bị nhiều người lên án, những trận diễn tập "chống bạo loạn, khủng bố" như lời cam đoan chắc nịch, người cộng sản luôn sẵn sàng... "gắn bó" với dân, bất kỳ khi nào có dấu hiệu dân không còn muốn "mật thiết" với đảng nữa (!).
Hiến Pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên hiến pháp.
- Benjamin Barber -
Thật vậy, dù các ông (bà) gọi là "đại biểu quốc hội" có đồng ý 100% cũng không nói lên điều gì khác, ngoài hình ảnh người cộng sản đang hốt hoảng ôm chặt lấy nhau, cố tỏ ra bình tĩnh hô to: "tán thành"!
Hiến pháp chỉ có giá trị thực tiễn, khi tổ chức làm ra nó là của dân. Tại Việt Nam, ai cũng biết, hiến pháp dù có hay không, chẳng giải quyết được gì, cũng không nói lên bất kỳ giá trị nào khác, ngoài việc bóc trần sự tiếm quyền dân của người cộng sản.
Trong hoàn cảnh bơ vơ côi cút, ĐCSVN quyết định "bình thường hóa quan hệ" với Trung Cộng vào năm 1991. Ngay sau đó, Hiến pháp 1992 ra đời. Hai sự kiện lớn này đặt trong bối cảnh Việt Nam bị cô lập và bỏ rơi hoàn toàn, khi Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu kéo nhau sụp đổ. Hiến pháp 1992 trở thành "phép thắng lợi tinh thần" tỏ ra hiệu quả cho ĐCSVN.
Không biết "thâm cung bí sử" quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ ra sao, nhưng nếu có thể gọi là "phép màu", đó chính là việc Hoa Kỳ quyết định bãi bỏ cấm vận Việt Nam vào 1994, tạo tiền đề quan trọng cho vấn đề viện trợ, vay mượn, đầu tư để vực dậy "thân xác" Việt Nam rời rã sau 20 năm lỡ... "đi theo đảng" (!). Đây cũng chính là thời cơ quá tốt cho Việt Nam rũ bỏ mọi quá khứ sai lầm bằng một hiến pháp tiến bộ, trên nền tảng đẩy mạnh dân chủ ngay vào lúc đó. ĐCSVN đã bỏ qua.

Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam
Do đó, nếu phải "tiếc một cơ hội bị bỏ lở" [2] như tổ chức HRW bày tỏ, đó nên là thời điểm của thập niên 90, thế kỷ trước. Vì suy cho cùng, "hiến pháp mới" cho thấy hậu bối cộng sản tiếp tục hành trình độc đạo đi vào "tử địa" do tiền bối cộng sản mở lối sẵn. Cái đáng tiếc là những bộ não cộng sản không chấp nhận sự vận động theo hướng văn minh không thể cưỡng lại. Những giai đoạn khác nhau với tình hình khác nhau, nhưng người cộng sản vẫn chọn phương án giống nhau - chống lại quy luật tiến hóa nhân loại và chống lại dân tộc Việt Nam. Đó là sai lầm chết người của hậu bối cộng sản, trong tình hình hiện nay.
Toàn bộ nội dung "hiến pháp mới" không cho thấy yếu tố "hội nhập quốc tế". Đây là điều tối quan trọng, bởi người cộng sản, bây giờ có muốn cũng không còn cơ hội biến Việt Nam trở thành "ốc đảo", cách ly với thế giới, như Bắc Triều Tiên. Đó là sai lầm đáng lên án, bởi họ vừa muốn thống trị "muôn năm" vừa muốn "làm bạn với thế giới". Người cộng sản luôn khinh rẻ dân, họ chỉ sợ những quốc gia nào, thế lực nào có ảnh hưởng và chi phối đến bổn mạng và tài sản của họ.
Tử huyệt "kinh tế thị trường định hướng XHCN"
Song song đó, tử huyệt nguy hiểm nhất ai cũng thấy: "kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Người cộng sản rất gian ngoan khi đề cập đến kinh tế thị trường. Những lợi ích từ kinh tế thị trường mang lại, họ ca tụng, ngược lại những gì bất lợi hay sai lầm hoặc tham nhũng, tệ nạn xã hội lan tràn họ gọi nó là "mặt trái" của kinh tế thị trường [3], vờ kêu gọi "tăng cường quản lý nhà nước", "nâng cao hiệu quả giám sát xã hội" v.v.... nhưng không bao giờ dám đề cập đến tư tưởng "tam quyền phân lập" (!).
Ông Robert M. Dunn Jr. Giáo sư Kinh tế Đại học George Washington, Washington D.C cho biết [4]:
"Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì và cho ai trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ 20, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình... với nhiều người, các nguyên tắc và cơ chế căn bản của một nền kinh tế thị trường, vẫn còn xa lạ hoặc bị hiểu sai.

Bất chấp những thành quả rõ ràng trong việc tăng mức sống ở các nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và châu Á, vẫn còn một số người nhìn nhận các nền kinh tế thị trường (đặc biệt là vai trò của nó trong thương mại quốc tế) với sự hoài nghi. Sở dĩ như vậy một phần là do nền kinh tế thị trường không phải là một ý thức hệ mà là một hệ thống các tập tục và thiết chế đã được kiểm nghiệm qua thời gian để làm sao mọi cá nhân và xã hội có thể sống và thịnh vượng về phương diện kinh tế. Về bản chất các nền kinh tế thị trường là phi tập trung, linh hoạt, thực tế và có thể thay đổi được. Một đặc điểm trọng tâm của các nền kinh tế thị trường là không có một trung tâm điểm..."
Không những khái niệm "kinh tế thị trường định hướng XHCN" vô nghĩa, nó cũng chẳng giải quyết được gì cho lời hẹn với thế giới, đến hết năm 2018, Việt Nam giã biệt "kinh tế phi thị trường".
Thật ra, ai cũng biết, giới cầm quyền Việt Nam hứa hão để vào được WTO. Bên cạnh đó, xin công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, người cộng sản chỉ nghĩ đến những lợi ích đi theo mà không quan tâm những nghĩa vụ nghiêm ngặt đi kèm, tương ứng với những lợi ích họ nhận được. Đó tiếp tục thể hiện tầm nhìn nhất thời, thiển cận và thiếu nghiêm túc, khi gắn với đạo đức kinh doanh của nhiều "doanh nghiệp nhà nước" rất bê bối nhiều năm qua. Không những thế, lời cầu xin "kinh tế thị trường" còn tố cáo nguyên thủ quốc gia vi hiến.
Người cộng sản Việt Nam sẽ trả lời như thế nào để thuyết phục Hoa Kỳ và phương Tây, giả sử với câu hỏi: "Liệu sự công nhận "kinh tế thị trường" có ý nghĩa gì so với "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" mà Việt Nam đã mặc định trong hiến pháp mới?".
"Hiến pháp mới" với "kinh tế thị trường định hướng XHCN" cũng trở thành chướng ngại vật quá lớn để vượt qua nhằm gia nhập TPP, nó vẫn còn biết bao ràn cản, không chỉ mỗi "quyền sở hữu trí tuệ" như tờ thesaigontime "đã thấy âu lo" [5].
Hiến pháp Việt Nam giờ đây không thể gói gọn và xem nó như là câu chuyện nội bộ của người Việt Nam, không dính dấp chút nào đến tác động hữu cơ và mãnh liệt trên nhiều lãnh vực đối với thế giới trong thời đại toàn cầu hóa, ví dụ hiệp định dẫn độ tội phạm [6] Báo Pháp Luật kêu gọi thúc đẩy, sau khi Việt Nam ký quyết định phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC).
Kết
Do đó, "hiến pháp mới" không đáng để gọi "thụt lùi", "có tội với dân tộc", "lịch sử sẽ phán xét", "tang khốc" v.v.... bởi người cộng sản vẫn vẹn nguyên bản chất từ hơn 70 năm qua. Tội ác, sự bịp bợm của họ vẫn đầy đủ và ngày thêm dầy lên trong "quyển sổ" Diêm Vương đang nắm giữ. Người Việt Nam từ 38 năm thống nhất, ngày càng tang thương. Cớ gì phải than khóc thêm? Những lời nói hoa mỹ đậm chất "đau khổ", đổ lỗi cho tổ chức gọi là "quốc hội khóa 13", vỗ ngực mình không "bấm nút" hoàn toàn vô nghĩa, đạo đức giả.
Trong ngày biểu quyết "hiến pháp mới", người dân vẫn xuống đường [7] đòi quyền lợi bị tước đoạt nhiều năm qua. Một lão nông nghèo, hôm 16/10/2013 cho RFA biết [8]: "Năm nay tôi đã 82 tuổi rồi, khổ sở quá rồi. Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống. Nhân dịp ông gọi được tôi, tôi quá mừng. Giờ còn con đường nhờ thế giới, cả thế giới ủng hộ chúng tôi nêu ra tình trạng mất nhân quyền, dân chủ thế này để cứu chúng tôi".
Ngay người dân nghèo mất đất cũng hiểu rõ bộ máy "nhà nước" cùng hệ thống tư pháp, pháp luật không còn là của dân. Đó cũng lý giải thêm, tại sao các tổ chức: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Mạng Lưới Blogger Việt Nam chuẩn bị ra đời vào ngày 10/12/2013, cho đến Hội Phụ Nữ Nhân Quyền vừa thành lập, tất cả có cùng tư tưởng: mọi hoạt động của họ đều bảo đảm tính chất "đấu tranh bất bạo động", đồng thời nhấn mạnh tuân thủ theo chuẩn mực Quyền Con Người của Liên Hiệp Quốc đề ra.
Giới cầm quyền Việt Nam đang ở thế co cụm, cố thủ trong bế tắc và chuẩn bị đối mặt với phiên điều trần nhân quyền diễn ra ngày 28/1/2014 với tư cách vừa trúng cử vào HĐNQLHQ. Thế giới không thể để cho cộng sản Việt Nam tiếp tục hoành hành và cai trị người dân như nô lệ. Hoa Kỳ và các nước văn minh không được phép vì lợi ích quốc gia, tiếp tục dung dưỡng người cộng sản Việt Nam chống lại nhân dân như đã gật gù ký vào BTA hay WTO trước đây. Thậm chí ai cũng biết những khoản vay nợ, viện trợ, về đến Việt Nam, không những vào túi quan tham và phe nhóm, còn bị phá tán hoang phí trong hàng loạt công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kém chất lượng. Tất cả khoản tiền khổng lồ đó, cuối cùng đều trút lên đầu người dân với con số trên 76 tỉ USD nợ công theo đồng hồ nợ thế giới tháng 10/2013.
Cha mẹ không dạy được đứa con hư đốn đành phải để pháp luật ra tay, đó là nỗi bất hạnh và nhục nhã nhưng đành chấp nhận, vì không thể để nó gây họa cho mọi người như gã đàn ông đã tạt acid vào cô gái vô tội. Dân Việt Nam trong hoàn cảnh tương tự như thế, khi trót hạ sinh đứa con "Cộng Sản" và giờ đây đành nhờ pháp luật quốc tế răn dạy. Còn hình thức đấu tranh nào ôn hòa hơn?

Việt Nam 04-12-2013

Nguyễn Ngọc Già
Theo RFA

14 điều VN cam kết khi ứng cử Hội đồng Nhân Quyền LHQ

ĐS. Lê Hoài Trung và TTK UN Ban Ki-Moon
Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Chính phủ Việt Nam đã cam kết 14 điều. Đây là bản tạm dịch do bạn đọc lấy trên internet. Bản gốc tiếng Anh lưu tại trang web của UN. Bạn đọc có thể vào đó tham khảo.

1. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường nguồn lực để bảo đảm tốt hơn cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và quyền chính trị của con người phù hợp với những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.

2. Đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ nhân quyền, trong đó có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia.

4. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường nguồn lực để bảo đảm tốt hơn về an sinh xã hội, phúc lợi và công lý, đặc biệt là quyền của các nhóm dễ bị xâm phạm như phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật và dân tộc thiểu số.

5. Tăng cường giáo dục và đào tạo về nhân quyền, nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan thi hành pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản của người dân.

6. Tiếp tục thực hiện các khuyến cáo mà Việt Nam nhận được trong chu kỳ UPR (Universal Periodic Review=Thẩm định định kỳ phổ quát) đầu tiên trong năm 2009, tham gia một cách có trách nhiệm và xây dựng trong chu kỳ UPR thứ hai.

7. Tăng cường nền tảng dân chủ và sự tham gia của nhân dân vào sự lập kế hoạch và thực hiện các chính sách, cải thiện việc Việt Nam tham gia trong các tổ chức chính trị, xã hội trong lĩnh vực nhân quyền.

8. Tham gia một cách tích cực, xây dựng và có trách nhiệm trong các công tác của Hội đồng (NQ) để góp phần làm gia tăng hiệu năng và hiệu quả của Hội đồng, tính minh bạch, khách quan và cân bằng, trong tinh thần đối thoại và hợp tác.

9. Tăng cường hợp tác và đối thoại với cơ chế Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là các cơ quan điều ước quốc tế và Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền về các thủ tục đặc biệt, bao gồm cả lời mời thêm các nước thăm viếng Việt Nam.

10. Hỗ trợ và tích cực tham gia tham vấn liên chính phủ về nâng cao năng lực và hiệu quả của cơ quan điều ước quốc tế về quyền con người.

11. Tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy sự hợp tác nhân quyền ASEAN, đặc biệt là trong khuôn khổ AICHR và trong việc thực hiện các tuyên bố nhân quyền ASEAN.

12. Duy trì đối thoại nhân quyền song phương và các cơ chế hợp tác với các nước đối tác, với mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

13. Hoàn thành thủ tục sớm gia nhập Công ước chống tra tấn.

14. Làm thủ tục cho việc phê chuẩn Công ước về Quyền của Người khuyết tật.
————————————————
Bản Anh ngữ

To be admitted as a member of the united nations Council of Human rights, the vietnamese government in power has undertook the 14 following voluntary pledgees:

I. Promotion and protection of human rights at the national, regional and international levels.

II. Viet Nam’s voluntary commitments as a member of the Human Rights Council.

1. Adopt policies and measures and increase resources to better ensure all fundamental economic, social, cultural, civil and political human rights in line with internationally recognized norms.

2. Achieve the Millennium Development Goals.

3. Continue to improve the legal and judicial systems, build a rule-of-law State and strengthen national institutions protecting human rights, including the possible establishment of a national human rights institution.

4. Adopt policies and measures and increase resources to ensure social security, welfare and justice, particularly the rights of vulnerable groups, such as women, children, the elderly, people with disabilities and ethnic minorities.

5. Promote human rights education and training to improve the awareness and capacity of law-enforcement agencies to better ensure peoples’ rights and fundamental freedoms.

6. Continue to implement the recommendations that Viet Nam has accepted in the first UPR cycle in 2009, and to participate in a responsible and constructive manner in the second UPR cycle.

7. Strengthen grass-roots democracy and the people’s involvement in the planning and execution of policies, and improve Viet Nam’s engagement with political, social organizations working in the field of human rights.

8. Participate in an active, constructive and responsible manner in the work of the Council to contribute to strengthening the Council’s efficiency and effectiveness, transparency, objectivity and balance, in the spirit of dialogue and cooperation.

9. Strengthen cooperation and dialogue with United Nations human rights mechanisms, particularly treaty bodies and Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights special procedures, including possible invitations for additional country visits to Viet Nam.

10. Support and actively participate in intergovernmental consultations on improving the capacity and effectiveness of human rights treaty bodies.

11. Participate in and contribute to the promotion of ASEAN human rights cooperation, particularly in the AICHR framework and in the implementation of the ASEAN Human Rights Declaration.

12. Maintain bilateral human rights dialogue and cooperation mechanisms with partner countries, with the common goal of promoting and protecting human rights in the world.

13. Complete procedures for early accession to the Convention against Torture.

14. Complete procedures for the ratification of the Convention on the Rights of Persons with Disabilities
(Blog Hiệu Minh)

Trí Thức - Thư ngỏ gửi ông Lê Hiếu Đằng



    Kính gửi ông Lê Hiếu Đằng

Tôi đã được đọc bản li khai đảng cộng sản VN của ông trên blog quê choa. Tôi khâm phục lòng dũng cảm của ông và tôi nghĩ hiện nay có rất nhiều đảng viên ĐCS cũng đang có ý nghĩ như ông , có điều họ không dám công khai như ông, cứ lặng lẽ ra khỏi đảng. Với lại họ có chân trong đảng thì cũng chỉ là bù nhìn, có cái danh hiệu đảng viên chỉ để mà đóng…đảng phí, để rồi sau này kiếm cái giấy xác nhận số tuổi đảng mà thôi.

Tôi đồng tình với hành động của ông. Thiết nghĩ, với những gì đã nghe đã thấy thực trạng hiện nay trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh…dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS thì những người đảng viên càng nhiều năm tuổi đảng chỉ càng thấy xấu hổ mà thôi. Những đảng viên lâu năm được nhận cái huy hiệu, cái danh hiệu nhiều năm tuổi đảng thực chất chỉ là cái bánh vẽ, chẳng nói lên điều gì. Thử hỏi trong bấy nhiêu năm tuổi đảng có bao nhiêu năm ông cống hiến sức lực cho đất nước, cho xã hội? Bao nhiêu năm chỉ ngồi chơi xơi nước để mỗi năm lại tính thêm một tuổi đảng mà thực chất nó chỉ là thêm một tuổi đời . Cũng đừng nên sống giả dối nữa. Đã nghỉ hưu, thôi công tác xã hội thì cũng nghỉ sinh hoạt đảng luôn, giữ lại cái ranh hiệu đảng viên làm gì!

Thiết nghĩ, ham hố vào đảng hiện nay chỉ rặt bọn cơ hội. Chúng muốn có danh hiệu đảng viên để chui vào cơ quan công quyền, đoàn hội mà đục khoét ngân sách nhà nước, mà hà hiếp nhân dân. Trước đây, khi trợ cấp còn ít ỏi thì chẳng đảng viên nào thèm làm tổ trưởng dân phố, trưởng thôn hay các chức danh khác trong các đoàn, hội . Khi thấy có chế độ bổng lộc khá hơn thì rặt đảng viên bất tài được tổ chức đảng bố trí vào các vai trò chủ chốt ở địa phương. Chúng đấu đá tranh cướp nhau như “quần cẩu tranh thực”.

Thưa ông Lê Hiếu Đằng!

Ông ra khỏi đảng chính là ông đã về với nhân dân, từ bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ, có thể là những công lao, cống hiến…Nhưng thà như thế còn hơn là tiếp tục ở lại trong cái đội ngũ càng ngày càng bị nhân dân mất lòng tin và chán ghét.

Tôi còn nhớ một câu chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Vũ Bão đa xuất bản lâu lắm rồi. Chuyện đại thể thế này. Một đảng viên quá tồi, quá đốn mạt, khi bị kỉ luật khai trừ khỏi đảng thì quần chúng ngoài đảng đã la ó lên ngăn rằng : Thôi các ông cứ để nó ở trong đảng, chứ đội ngũ quần chúng ngoài đảng chúng tôi không có người xấu như thế, kiên quyết không cho nó trở lại nhập vào đâu!
Thân ái kính chào ông
Trí Thức
(Quê choa)

Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng đi lầm nước cờ ADIZ

Nước Tàu đã đẻ ra những ông Quản Trọng, Khổng Minh; cho nên khi nói họ đi một nước cờ dại dột chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận lắm. Nhưng suy đi nghĩ lại, vẫn phải nói là nước cờ họ mới đi là sai lầm. Mười ngày trước (23 tháng 11, 2013) Bắc Kinh công bố lập một vùng phòng thủ kiểm soát không lưu (Air Defense Identification Zone - ADIZ) ở Ðông Hải. Nếu tính lợi hại thì chẳng thấy lợi đâu cả. Mà thiệt hại thì thấy ngay trước mắt. Về đủ mọi mặt.
Vùng phòng thủ không lưu ADIZ này bao trùm lên mấy hòn đảo nhỏ li ti đang tranh chấp, tên Nhật Bản là Senkaku, Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư. Bắc Kinh đòi tất cả các máy bay qua vùng này phải thông báo cho họ biết, nếu không sẽ có “biện pháp phòng không,” chẳng nói rõ là sẽ làm gì. Chính phủ Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ, vì ngoài Senkaku, vùng ADIZ của Bắc Kinh trùm lên vùng biển mà Nhật đã ấn định là vùng phòng không của họ. Hán Thành cũng phản đối. Mỹ ở xa, chỉ tỏ ý phàn nàn rằng Trung Cộng đơn phương thay đổi thế cân bằng đang có sẵn. Vùng ADIZ này máy bay thương mại qua lại thường xuyên, trong các chuyến bay giữa Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan, và từ nơi khác tới các nước này. Phản ứng của ba nước cho thấy nếu Trung Cộng muốn ép các nước phải công nhận vùng vùng biển mà họ khoanh ra đòi kiểm soát, thì họ đã hoàn toàn thất bại. Họ không ép được ai cả. Không đạt được lợi lộc nào. Ngược lại, Bắc Kinh đã bị mất mặt.


Lúc đầu, hai công ty hàng không thương mại của Nhật đã tuân theo lệnh, các phi công báo cho Bắc Kinh biết đường bay của họ khi bay qua vùng này. Nhưng sau khi chính phủ Nhật Bản lên tiếng phản đối thì các công ty hàng không Nhật đã ngưng, coi như không. Các máy bay thương mại của Nam Hàn cũng bỏ qua, không làm theo lệnh Bắc Kinh. Cơ quan hàng không Mỹ khuyến cáo các hãng máy bay của họ hãy thông báo đường bay khi qua vùng này, để bảo đảm an toàn cho hành khách. Nhưng chính quyền Mỹ thử bằng hành động: Ngày 26 tháng 11, hai pháo đài bay B52 cất cánh từ đảo Guam đã bay thẳng qua không phận quần đảo Senkaku, mà không hề báo tin cho Bắc Kinh biết, như quy luật họ đặt ra. Chính phủ Mỹ cho biết đây là một chuyến bay diễn tập thường xuyên, và hai máy bay không đem theo bom. Nhưng ai cũng thấy đây là một hành động vừa để cảnh cáo vừa trắc nghiệm xem Trung Cộng sẽ đối phó thế nào. Trung Cộng không làm gì hết. Họ cố gỡ thể diện với lời giải thích rằng các máy bay quân sự Mỹ chỉ bay qua sát đường ranh của vùng kiểm soát phòng không họ đã vẽ mà thôi. Giải thích như vậy người Tàu lục địa nghe có thể tin, nhưng người ngoại quốc sẽ cười thầm. Bởi vì chính quyền Mỹ ngay sau đó cũng thông báo là các chuyến bay quân sự sau này đi qua vùng ADIZ đó cũng sẽ không báo trước cho Bắc Kinh biết. Và các chương trình tập trận giữa quân đội Mỹ với quân Nhật sẽ diễn ra trong vùng biển phía Ðông của Trung Quốc như đã dự trù. Cuộc thao diễn này lấy chủ đề là nếu nước Nhật bị tấn công thì quân hai nước sẽ phối hợp ra sao. Quan trọng nhất, cả bộ trưởng quốc phòng và phó tổng thống Mỹ, trong chuyến công du qua Tokyo, đều nhân dịp này nhắc lại rằng Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh hỗ tương đã ký kết. Và họ nhấn mạnh hiệp ước này bao gồm cả quần đảo Senkaku.

Nếu Bắc Kinh đặt ra vùng ADIZ này để muốn đe dọa các nước chung quanh và Mỹ, thì họ hoàn toàn thất bại. Không ai tỏ ra sợ. Những pháo đài bay B52 còn có ý thử thách, nếu không nói là khiêu khích, mà Bắc Kinh không dám phản ứng. Bắc Kinh đã mất thể diện. Nhưng hậu quả của vụ này sẽ còn kéo dài chứ không biến đi trong mấy tuần hay mấy tháng.

Trước hết là thái độ của dân chúng các nước Nhật Bản và Nam Hàn đối với Trung Cộng sẽ trở nên nhiều nghi ngờ, thêm cứng rắn, và khinh thường sức mạnh của Trung Quốc hơn. Thái độ đó sẽ thể hiện trong các lá phiếu, họ sẽ ủng hộ các nhà chính trị cứng rắn khi đối đầu với Bắc Kinh.

Một hậu quả mà Bắc Kinh chắc không tính trước, là hành động của họ đã đẩy Nam Hàn về phía Nhật Bản. Xưa nay hai nước vẫn thù nghịch, vì Nhật đô hộ Hàn Quốc trong thế kỷ 20 với những chính sách tàn bạo. Nhưng với quyết định ADIZ vừa rồi, người dân Nam Hàn sẽ cảm thấy họ cũng chịu chung một mối đe dọa như dân Nhật. Vùng ADIZ này cũng bao gồm cả mấy hòn đảo Socotra Rock mà Trung Quốc đang muốn tranh với Nam Hàn. Nước này đang xây dựng một căn cứ hải quân tại đảo Jeju, ngay bên cạnh vùng ADIZ của Bắc Kinh. Căn cứ hải quân này chứa 20 chiến hạm, tầu ngầm, nhắm mục đích bảo vệ an ninh đường biển cho các tàu xuất cảng. Cả Nam Hàn và Nhật Bản đều đang xuất cảng và đầu tư vào Trung Quốc, nhưng mối lợi về thương mại này cũng không khiến cho dân chúng chấp nhận nhượng bộ một hòn đảo nào cho Bắc Kinh, và càng bị đe dọa thì họ càng phản ứng mạnh hơn.

Trong tháng Mười, Nhật Bản mới thành lập một Hội đồng An ninh Quốc gia; giống như Trung Cộng cũng vừa mới làm. Hiến Pháp của Nhật, do Mỹ soạn thảo năm 1947, vẫn cấm không cho lập quân đội, chỉ có “lính tự vệ,” như vậy thì lập ra một Hội đồng An ninh Quốc gia để làm gì? Dân Nhật Bản cho đến nay đa số vẫn muốn giữ bản Hiến Pháp hòa bình này. Nhưng nhiều nhà chính trị đang muốn thay đổi hoàn toàn, nghĩa là tái lập quân đội và tái võ trang. Cứ để yên như bây giờ, lực lượng “tự vệ” của Nhật đã mạnh ngang với Trung Quốc, và mạnh hơn về hải quân và không quân. Nếu nước Nhật tái võ trang, liệu họ có tính làm bom nguyên tử hay không?

Gần đây, một máy bay không người lái của Trung Quốc đã bay qua vùng đảo Senkaku không người ở. Người Nhật đe dọa rằng lần sau thấy họ sẽ bắn rớt, và một vị tướng Trung Cộng đã phản ứng, nói rằng làm như vậy coi như là “gây chiến.” Cuộc đối đáp đó cho thấy không khí bang giao đang sôi nóng như thế nào.

Việc bảo vệ an ninh cho Nhật hiện nay do Mỹ phụ trách, với quân đội đóng trên quần đảo Okinawa; nằm sát vùng ADIZ của Trung Cộng. Việc tuần phòng trên biển cũng do hải quân Mỹ làm. Nhưng chính phủ Nhật đang dự trù đưa tới Okinawa những máy bay chiến đấu F-15, cùng với các máy bay quân sự do thám bằng radar, cùng một mẫu hạm cho máy bay trực thăng. Họ cũng sẽ xây dựng một căn cứ quân sự mới, năm 2016 sẽ xong, trên một hòn đảo hiện nay bỏ hoang, nằm gần Senkaku. Trong chính sách chuyển hướng quốc phòng về miền biển phía Nam, chính phủ Nhật cũng đang mua những máy bay không người lái (drone) của Mỹ để tuần tiễu thường xuyên trong vùng biển giữa Nhật và Trung Quốc. Giới quân sự Nhật đang cố vận động tâm lý dân chúng để ủng hộ chương trình canh tân quân đội “tự vệ.” Giới tư bản công nghiệp Nhật sẽ hoan nghênh nếu được trao thêm những hợp đồng quốc phòng. Quyết định lập ra vùng ADIZ của Bắc Kinh tặng cho họ một cơ hội bằng vàng. Nhất là nếu người Nhật cảm thấy nghi ngờ về quyết tâm của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ họ.

Có thể kết luận, việc công bố một vùng phòng không của Bắc Kinh đã đưa tới những hậu quả bất lợi, trước mắt cũng như về lâu dài. Ðiều đáng ngạc nhiên nhất là trước khi đi nước cờ ADIZ vừa rồi họ có vẻ như không tính toán các nước cờ của đấu thủ để biết trước nước cờ sau mình sẽ đi quân thế nào?

Nhưng Trung Quốc là nơi đã sinh ra những Khổng Minh, Tào Tháo; chúng ta phải tự hỏi tại sao đám con cháu ngày nay lại làm ăn kém như vậy?

Chỉ có thể hiểu được nước cờ của Tập Cận Bình là một vụ đánh đổi. Ðổi một quân tốt lấy quân xe hay pháo. Nhưng ông ta đánh hai bàn cờ một lúc. Quân tốt bị mất, là một thất bại trên bàn cờ ngoại giao. Ðổi lại, ăn được quân pháo, là thành công trong bàn cờ chính trị quốc nội. Trong bàn cờ thứ hai này, các đối thủ không phải là nước Mỹ, nước Nhật, nhưng lại là các “đồng chí thân yêu” trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một người mới lên cầm đầu đảng Cộng sản được một năm vẫn chưa đủ vững. Tập Cận Bình lại đang muốn thu góp quyền lực bằng cách nắm hai bộ máy mới quan trọng, là một hội đồng an ninh quốc gia và một nhóm chỉ huy bước cải tổ kinh tế toàn diện thứ nhì, sau Ðặng Tiểu Bình năm 1978. Ðể củng cố quyền hành, Tập Cận Bình phải dẹp ngay những mầm mống phản đối của các tay trong phe bảo thủ, với nhiều mánh khóe có thể đưa ra phá mình. Bữa Bạc Hy Lai bị đưa ra tòa, ông ta tỏ ra rất bướng bỉnh, vì biết còn nhiều tai to mặt lớn vẫn ủng hộ mình. Châu Vĩnh Khang là một đồng đảng với họ Bạc, đã từng nắm toàn bộ guồng máy an ninh trong nước, kiểm soát một ngân sách cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Ngoài đám lãnh tụ cao cấp này, các cán bộ địa phương cũng chỉ mong sao cho Tập Cận Bình chịu thua, không ép họ thay đổi cơ chế kinh tế quá nhiều, làm thiệt hại đến túi tiền của họ. Chưa hết, đám tướng lãnh, đô đốc trong quân đội vẫn chủ trương phải cứng rắn, đương đầu và nếu có thể thì thách thức nước Mỹ; họ không hài lòng khi chuyến công du đầu tiên của Tập Cận Bình đến Mỹ là ngồi trò chuyện ba ngày với Tổng thống Obama.

Ðể giữ vững địa vị, một người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc phải chứng tỏ mình cũng nhiệt thành với mục tiêu đưa nước Tàu lên hàng cường quốc, dám đối đầu với Nhật, với Mỹ. Một hành động như công bố thiết lập vùng ADIZ có thể giúp Tập Cận Bình củng cố lòng tin của giới quân sự, ít nhất là khiến họ không còn lý do gièm pha chính sách ngoại giao của ông. Ðưa nước Tàu vào một cuộc tranh chấp với Nhật, vì lý do kiểm soát vùng biển, sẽ tác động trên tâm lý dân chúng và đảng viên. Họ sẽ chú ý đến vấn đề nóng hổi đó, và bất cứ khi nào một nước gặp hoàn cảnh như vậy thì người dân cũng dễ đứng về phía người lãnh đạo của họ. Như vậy, các mầm mống chống đối trong nội bộ sẽ được giải tỏa, nếu không phải là diệt trừ.

Với nước cờ ADIZ, Tập Cận Bình sẽ củng cố địa vị trong đảng Cộng sản; có thể coi đã bắt được một quân pháo hay quân xe. Còn một quân tốt mất trong bàn cờ ngoại giao thì không đáng kể. Bởi vì, cùng lắm là sau một thời gian vụ này sẽ chìm đi, mọi thứ sẽ trở về tình trạng cũ; rồi mọi chuyện sẽ chẳng còn ai nhớ nữa. Chúng ta không quên rằng trong năm 2010 Bắc Kinh đã nhiều lần gây rắc rối cho cả Nhật lẫn Mỹ, sau khi Mỹ bán vũ khí mới cho Ðài Loan và Nhật bắt một thuyền trưởng Trung Quốc. Có lúc không khí nóng hẳn lên, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Nhưng trong quá khứ, những chuyện như vậy cũng từng xảy ra nhiều lần rồi. Ai cũng còn nhớ thời 1965, Mao Trạch Ðông đã cho đại pháo sắp hàng trên bờ biển, nhiều lần bắn sang các đảo Bành Hồ và Mã Tổ của Ðài Loan, chỉ cách mấy chục cây số. Có lúc bắn liên tiếp mấy tháng. Có lần còn bày trò bắn ngày chẵn, nghỉ ngày lẻ, rồi đổi ngược lại. Nhưng từ đó tới nay, Trung Cộng đã bao giờ gây chiến với Ðài Loan đâu?

Trong khi gặp riêng Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Tập Cận Bình có thể nói nhỏ với ông ta rằng chính sách của Bắc Kinh không thay đổi gì, vẫn giữ nguyên những lời cam kết với ông Barack Obama hồi năm ngoái. Tức là, trên căn bản, vẫn theo chủ trương “Thao quang - Dưỡng hối” do Ðặng Tiểu Bình để lại.

Ngô Nhân Dụng
(Diễn đàn Thế kỷ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét