Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Ngày 06/12/2013 - Từ câu chuyện của nước Thái Lan rồi nghĩ về đất nước Việt Nam

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Từ câu chuyện của nước Thái Lan rồi nghĩ về đất nước Việt Nam.

Chúng ta hẳn không ai lạ gì tình hình chính trị của vương quốc Thái Lan trong thời gian qua có nhiều biến động làm cho cả thế giới phải quan ngại.
Cách đây mấy hôm, cơ quan an ninh đã sử dụng đến vòi rồng để hòng có thể dập tắt cuộc xuống đường của những người đối lập phản đối chính quyền hiện tại , thế nhưng dẫu vậy, phong trào đối kháng vẫn bùng phát mạnh mẽ thêm, bất chấp những biện pháp mà chính quyền của Thái Lan sử dụng. Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy là chính quyền hiện tại của thủ tướngYingluck Shinawatra là một chính quyền hình thành nên do lá phiếu của những cử tri Thái Lan lựa chọn trong một cuộc bầu cử công bằng và dân chủ. Thế nhưng, những tay chân thân tín của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai đương kim thủ tướng đã thông đồng nhau đưa ra điều luật hòng có thể tha bổng cho cựu thủ tướng Thaksin. Điều này đã làm cho những người đối lập tức giận biểu tình. Mặc dù đương kim thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bỏ điều luật này, thế nhưng những người đối lập đã tiến thêm một bước nữa là đòi hỏi đương kim thủ tướng Thái Lan phải từ chức.
Chúng ta hãy đọc một bản tin từ tờ báo Tiền Phong Online ở trong nước, một tờ báo thuộc cơ quan trung ương của ĐTNCSHCM của Cộng Sản Việt Nam với tựa đề: Thủ tướng Thái có thể chấp nhận từ chức.
Sau tiêu đề của bài báo này, một đoạn tiếp theo của bài báo đã nêu: “Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua tuyên bố sẽ từ chức hoặc giải tán Hạ viện, nếu những điều đó có thể khôi phục hòa bình và trật tự cho đất nước. Trước đó, thủ lĩnh phe đối lập Suthep Thaugsuban hôm 1/12 ra tối hậu thư yêu cầu bà Yingluck phải thôi chức sau 2 ngày.” Đây là tựa đề cũng như là một phần của bài báo của một tờ báo thuộc cơ quan trung ương ĐTNCSHCM ở trong nước viết và đăng tải. Bây giờ thử đặt ngược vấn đề: Nếu giả sử như toàn dân Việt Nam không thấp nhận Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng và cũng xuống đường đòi Nguyễn Tấn Dũng từ chức, chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ có lối hành xử đạo đức như đương kim thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra là sẽ từ chức hay là sẽ dùng bạo lực để trấn áp người dân. Chúng ta chắc chắn một điều là nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ không bao giờ có lối hành xử đạo đức như những người đang cầm quyền của chính quyền Thái Lan hiện tại. Chắc chắn là sẽ không bao giờ và không bao giờ. Thay vào đó, chúng sẽ có lối hành xử côn đồ của một đám lưu manh chính trị, sẽ đàn áp người dân trong biển máu miễn là chúng giữ được chiếc ghế của chúng được yên vị. Từ đây, chúng ta có thể gọi những người đang cầm quyền tại Thái Lan dẫu có mất lòng dân và người dân không đồng ý, đòi phải từ chức thì họ vẫn xứng đáng được gọi là “chính quyền”. Còn những kẻ đang cầm quyền trên đất nước Việt Nam hiện tại không thể nào và không bao giờ có thể gọi là chính quyền mà chỉ có thể gọi là “ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam” hoặc là “tà quyền Cộng Sản Việt Nam” mà thôi.
Và chúng ta ao ước rằng giá như đất nước ta có người thủ tướng đầy lòng nhân ái như đương kim nữ thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
THEO PHI VŨ

Tái cơ cấu doanh nghiệp: ‘Cối xay người’ quật ngã sếp lớn

 
Hàng trăm lãnh đạo đã mất chức, rời bỏ chức vụ trong năm nay khi các doanh nghiệp (DN) tiến hành tái cơ cấu. Vì thế, quá trình tái cơ cấu được xem như chiếc cối xay người khổng lồ.

Dồn dập thay người
Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) hôm 2/12 vừa quyết định miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Phạm Văn Trung. Trước đó đó, ông Trung cũng đã bị miễn nhiệm chức Tổng giám đốc NKG vào ngày 14/10.
NKG cũng đã bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Hùng (nguyên Phó TGĐ, kiêm thành viên HĐQT) làm TGĐ kể từ ngày 2/12 sau một thời gian khá dài DN trong tình trạng không có người điều hành trực tiếp.
NKG cũng đã có khá nhiều các quyết định thay đổi nhân sự cao cấp khác ở các vị trí kế toán trưởng và thành viên ban kiểm soát.
Trước đó, trong cả năm 2013, NKG cũng lên tục gây chú ý trên thị trường với những thay đổi liên tiếp trong dàn lãnh đạo cấp cao. Hiện tượng xáo trộn nhân sự dồn dập tại NKG diễn ra trong bối cảnh DN có tiếng tăm trong ngành thép này hoạt động khá kém hiệu quả trong vòng hơn 2 năm gần đây với nhiều quý lỗ đậm hoặc lãi rất thấp, trái ngược với với tình hình hoạt động khá tốt của một trong các đối thủ là Tôn Hoa Sen (HSG).
Trong quý III/2013, Thép Nam Kim lãi ròng chưa đến 2 tỷ đồng (so với vốn 300 tỷ đồng và doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng).
Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội-Hanic (SHN) cũng cho biết, 2 thành viên HĐQT là ông Dương Mạnh Hải và ông Nguyễn Thanh Sơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ông Đinh Hồng Long thay thế ông Hải làm chủ tịch HĐQT.
Hanic thay chủ tịch trong bối cảnh kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 của DN này vẫn rất bê bết, với lỗ lũy kế gần 63 tỷ đồng (so với kế hoạch lãi 100 triệu cho cả năm 2013). Tính tới cuối tháng 9/2013, lỗ sau thuế của DN này lên tới 320 tỷ đồng, suýt soát bằng vốn điều lệ 324 tỷ đồng của DN.
Trước đó vài tháng, thị trường cũng đã chứng kiến hàng loạt các vụ “thay đổi” lãnh đạo ở nhiều DN như vụ “ra đi” ồn ào của Trương Đình Anh – cựu Tổng giám đốc FPT; chủ tịch HĐQT Chứng khoán Sacombank ông Kiều Hữu Dũng từ nhiệm (từ 19/8) sau hơn một năm tại vị; 2 sếp lớn HAGL từ nhiệm theo kế hoạch của “bầu” Đức; ông Trần Xuân Nam rời “ghế nóng” Chứng khoán Phương Đông; Địa ốc Dầu khí thay đổi chủ tịch; Cienco8 có CEO mới; bà Đặng Thị Hoàng Phượng từ nhiệm thành viên HĐQT Đô Thị Kinh Bắc (KBC)
Trong khối ngân hàng, rất nhiều đơn vị cũng đã có những thay đổi nhân sự cấp cao trong vài tháng qua như: Eximbank (bổ nhiệm CEO mới), VIB (bổ nhiệm chủ tịch mới, CEO mới), SHB (giáng chức cựu CEO Habubank sau sáp nhập), Techcombank (chia tay CEO ngoại Simon Morris), DaiABank (bầu mới chủ tịch), TrustBank – nay là Ngân hàng Xây dựng (thay đổi cả cơ cấu HĐQT và Ban kiểm soát)…
Thay người để đổi vận?
Có thể thấy, làn sóng thay đổi nhân sự trong cộng đồng các DN Việt Nam tiếp tục diễn ra rất mạnh mẽ trong năm 2013. Hiện tượng này diễn ra song hành cùng với quá trình tái cấu trúc DN..
Nói về vấn đề tái cấu trúc, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng, điều quan trọng nhất không hẳn là tiền, không phải đổ tiền vào là giải cứu DN, vực được DN dậy, mà là yếu tố con người. Xoay vốn cho DN có thể dựa vào các NĐT tài chính. Mấu chốt giúp DN hồi phục thực sự chính là người lèo lái DN.
Lịch sử hoạt động của nhiều DN lớn trên thế giới đã chứng minh điều này. Apple và Samsung phát triển vượt bậc là nhờ CEO xuất sắc; GM hồi phục cũng nhờ CEO giỏi; Yahoo tụt lùi thì phương án thay CEO cũng được ưu tiên hàng đầu. Trong nước, sự thành công của Bianfishco, ACB… là những ví dụ như vậy.
Làn sóng thay đổi nhân sự cao cấp, đặc biệt là hàng loạt các vụ thay đổi nhân sự giữa nhiệm kỳ nói trên cho thấy các DN đang nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, không phải cứ thay lãnh đạo là DN sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nhiều trường hợp thay đổi nhân sự liên tục nhưng DN vẫn làm ăn bi bét.
Với SBS, trước khi ông Kiều Hữu Dũng ra đi, hồi tháng 3/2013, CTCK này cũng đã thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo công ty sau 9 tháng “ngồi ghế nóng”. Vụ thay đổi toàn bộ bộ máy lãnh đạo vào tháng 6/2012, khi 4 thành viên HĐQT được bầu mới, dường như đã không mang lại hiệu quả cho DN này.
SHN, DN đã có những thay đổi về nhân sự cao cấp nhất và giới đầu tư chứng khoán đang rất kỳ vọng vào lần thay đổi này (cổ phiếu đang tăng trần mạnh). Tuy nhiên, khó khăn của DN này vẫn còn rất lớn.
Với Nhà Khang Điền (KDH), kỳ vọng vào thay đổi lớn của DN này sau khi ông Andy Ho – giám đốc điều hành VinaCapital lên giữ chức chủ tịch HĐQT cũng đã phai mờ khi DN này liên tiếp công bố 2 quý lỗ nặng vừa qua.
Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) cũng đang vật lộn trong khó khăn, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng cho dù từ đầu năm tới nay “đế chế” này đã thay đổi đủ các vị trí cao cấp nhất, từ chủ tịch HĐQT cho đến TGĐ, phó TGĐ, kế toán trưởng rồi cả người công bố thông tin.
Có thể thấy, quá trình tái cơ cấu các DN đang là những chiếc ‘cối xay người’. Các DN liên tục thay đổi nhân sự cao cấp để tìm lối thoát. Tuy nhiên, thành công lại tìm đến với rất ít DN. Có thể do các DN lún quá sâu vào bùn lầy, nền kinh tế chung còn khó khăn hoặc còn DN chưa tìm được những người phù hợp.
Theo VNEconomy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét