Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Lượm lặt - Vì đâu người Việt “còi cọc“ & CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HIỆN THỰC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Ra mắt sách ‘Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông’ (TTVH).
Philippines gấp rút hoàn tất hồ sơ kiện Trung Quốc  (SM)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc lập ADIZ là ‘không khôn ngoan’  (Tintuc)
Viễn ảnh 2014  (RFA)  -Chúng ta sắp đi hết năm 2013 nên đã đến lúc phải làm tổng kết và bước qua năm tới, tình hình kinh tế sẽ hưng thịnh ra sao là điều mà nhiều người muốn biết. Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong loạt tổng kết cuối năm do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.
Thủ tướng Việt Nam: TPP giúp thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ  (VOA)    —-  Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính  -(RFA)    —-TT Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các nhà tài trợ nước ngoài-(RFA)    —Thủ tướng dự Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam  (Tintuc)
Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam -(RFA)    —-Việt-Miên hoàn tất việc cắm mốc biên giới năm 2015-(RFA)
Việt – Mỹ họp lần 8 về chất độc da cam ở Đà Nẵng-(RFA)    —   ‘Get Lost. Be Found.’ – Du học sinh Việt viết sách về nước Mỹ   (VOA)

Triều cường lịch sử gây ngập sâu trung tâm Thủ Dầu Một  (Tintuc)   ===>>>
Thành phố lớn thứ 4 Mỹ muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam  (Tintuc)

Ảnh xúc động về cựu tù tự mổ bụng ở địa ngục Phú Quốc  (Kienthuc.net.vn) – Cựu tù từng mổ bụng phản đối sự đàn áp của giặc tại trại giam “địa ngục trần gian” Phú Quốc xúc động gặp lại bạn sau gần 40 năm xa cách.
Cử tri kêu ca về hội chứng “làm đúng quy trình”  (PLVN)   —- Động đất 3,8 độ richter ở Điện Biên   (Tamnhin)    —-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp cải cách tư pháp   (Tamnhin)
Hàng vạn người có công bị “treo” chế độ   -(PLVN) – Thương binh Trần Văn Thành cho rằng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) Nam Định đã “bớt xén 8.809.430.000 đồng” tiền điều dưỡng của hơn 2,7 vạn người có công với cách mạng….
Lạ và không lạ  (TN) – Từ chức là biểu hiện của liêm sỉ, tôn trọng tính liêm sỉ của nhà quản lý, biểu hiện của sự dũng cảm, tự trọng, khảng khái và trong một số trường hợp, biểu hiện của sự cao thượng.
Rồi cái ngữ không biết liêm sỉ là gì làm sao mà từ chức – Mặt dày hơn mặt đường thì có liêm sỉ đâu-… – Từ chức bốc cứt mà ăn à ? -Cái việc từ chức chỉ dành cho những người vì cộng đồng , biết tự ái Dân tộc và cá nhân , có đạo đức làm người… – Động vật có biết từ chức là gì – Cụ Tô Hải bị bệnh chớ mấy năm nay Cụ bán mo cau hay mo nang gì đó rất chạy , cứ hỏi Cụ xem.
__________________________________________________________________
Suy nghĩ xung quanh việc ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố công khai ra khỏi Đảng – Nguyễn chí Đức (ĐHLV)
Một nghị định phản nhân quyền  -(Lê diễn Đức -RFA)
Hiến pháp được toàn dân phúc quyết sẽ thực sự là của nhân dân?  -(Kami -RFA)
KIẾN NGHỊ của HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 về “Ngày hội Tôi Tự Do và Hội thảo Hiểu và Hành Động vì Quyền con Người”- (DL)
Tóm lược báo cáo tình hình quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”) tại Việt Nam- (DL)
Sự Kiện Tôi Tự Do và Tọa đàm Hiểu và Hành động vì Quyền con người bị hoãn- (DL)
Phạm Văn Điệp – Đơn đề nghị đối thoại gửi Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang- (DL)
Trí Thức – Thư ngỏ gửi ông Lê Hiếu Đằng – (DL)

Nguyễn Hoàng Linh, Hoàng Hoa Khôi – Người chống “độc quyền chân lý”- (DL)
Nam Phương Hoàng Hậu: 100 năm sinh nhật và 50 năm kỵ nhật tại ParisĐỗ Kim Thêm – Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi  - (DL)
Nam Phương Hoàng Hậu: 100 năm sinh nhật và 50 năm kỵ nhật tại Paris »   – - (ĐCV) - Với Hoàng Hậu Nam Phương, mọi người khi nhắc tới, cũng đều tỏ lòng thương tiếc và kính trọng. Điều rất hiếm đối với nhiều mệnh phụ phu nhơn khác từ sau khi.. ===>>>
Nhớ một mùa đông Ba Lan »  -  -(ĐCV) - Ở đây thì “ăn có nơi, chơi có chốn”, các khu dân cư thế này chả được phép mở những loại kinh doanh dịch vụ như bố nói. …
CA Hà Nội vây bắt, sách nhiễu gia đình anh Phạm Văn Trội   -CTV Danlambao – Lúc 14 giờ chiều nay, 5/12/2013, anh Phạm Văn Trội và gia đình đã bị lực lượng công an Hà Nội tổ chức vây bắt và sách nhiễu khi đến dự đám giỗ của mẹ vợ.
Phía CA sau đó đã áp giải vợ anh Trội là chị Nguyễn Thị Huyền Trang cùng con gái 7 tuổi đưa về câu lưu tại trụ sở công an xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
____________________________________________________________________________
Nhà báo Kazianis: Đánh cược rằng Trung Quốc sắp áp ADIZ ở Biển Đông  (GDVN)   —Đài Loan sẵn sàng tự vệ đảo Đông Sa  (BBC /nghe xem)
Việt Nam quan ngại về tình hình biển Hoa Đông  (RFA)   —Đại sứ Trung Quốc: Bắc Kinh ‘có quyền’ thiết lập vùng phòng không ở Biển Ðông  (VOA)
Đàm phán TPP Mỹ Việt ‘còn một số vấn đề’  (BBC)   —   Thủ tướng Việt Nam: TPP giúp thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ  (VOA)
Philippines cảm ơn người Việt tị nạn  (BBC)  -Đại sứ Philippines cảm ơn cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ trao hơn 400.000 đô la Mỹ giúp đỡ các nạn nhân bão Haiyan.
12 tổ chức nhân quyền và báo chí kêu gọi Việt Nam thả LS Lê Quốc Quân  -(RFI)
Chọn ‘đại đế’ hay ‘tàn bạo’?  (TVN) -  LTS: Đến Việt Nam trong chuyến thăm, làm việc theo lời mời của Nhà nước Việt Nam từ ngày 19 – 29/11/2013, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về các quyền văn hóa, bà FaridaShaheed tập trung tìm hiểu về quyền thụ hưởng nghệ thuật, sáng tạo và biểu đạt nghệ thuật và vấn đề về dạy lịch sử trong nhà trường. Một trong những nội dung bà từng đề cập được trong Báo cáo chuyên đề về viết sách sử và dạy sử trước Đại hội đồng LHQ tháng 7/2013.
Người Việt Nam thu nhập gần 2.000 USD  (VNN)  -Quy mô nền kinh tế nước ta hiện đã đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo.    —Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: chấm dứt đầu tư ngoài ngành  (TT)
Trung cộng vào đất mìnhViệt Nam hôm nay, ngày 05.12.2013Cảnh sát giao thông: Bánh mỳ và nước lọc?

KINH TẾ
Vốn ‘vàng’ cho sản xuất  (TN)  -Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong 10 nước nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới với khoảng 11 tỉ USD trong năm nay. Con số này ngang bằng số tiền giải ngân từ các dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); lớn hơn hẳn vốn vay ODA…
Ngân hàng ‘săn’ nông dân: Tiền nhiều không là tất cả    (VEF)   —–Bất động sản Việt Nam đã thoát đáy(VEF)   —-‘Siêu thị’ di động trên xe máy len lỏi khắp Hà Thành  (VEF)
Doanh nghiệp Canada sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam  (CP)    —-Trốn thuế kéo dài vẫn vô tư!  (NLĐ)
50% sản phẩm đóng gói trên thị trường không đủ khối lượng  (GDVN)   —Dâu tây Trung Quốc mác Đà Lạt tràn ngập thủ đô  (Infonet)   —-Sẽ xóa bỏ 1.000 doanh nghiệp nhà nước  (ĐV)
VAMC chẳng khác gì… anh ve chai  (Đautu)   >>>>NHNN có mua vàng vào để “chống ế”?  >>> Sẽ cho phép doanh nghiệp nhà nước thoái vốn lỗ
Báo Mỹ đang tô màu hồng cho BĐS Việt Nam  (SM)    —–Xuất khẩu chính ngạch bị ‘lép vế’ trước tiểu ngạch  (SM)

Quất cảnh đổ bệnh hàng loạt giáp Tết người trồng thiệt hại hàng tỷ đồng  (SM)    —- Lãi gấp 3 khi buôn xe BMW từ Mỹ  (SM)

Mỗi năm nhập khẩu 1,2 triệu tấn sữa  (DV)    —-Nông dân loay hoay trên đống nợ vì ngô lai  (DV)
Thôn quê náo loạn vì chủ hụi ẵm tiền tỷ… biến mất  (KT)    —-Chống lạm phát thành công là do sức mua kiệt quệ  (TBKTSG)
Cạnh tranh yếu, có nên tiếp tục bảo hộ?   (TBKTSG) – Hiện người tiêu dùng trong nước phải mua đường với giá cao hơn 30-40% so với giá thế giới. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục bảo hộ hay đặt ngành đường vào môi trường cạnh tranh để tăng tính hiệu quả?
Đối diện doanh nghiệp FDI  : Phải thêm “sân tập” cho doanh nghiệp tư nhân -(SGTT) – Như “dẫn hổ về nhà chơi”
Ngân hàng nói kinh tế đi ngang, chuyên gia bảo xuống đáy  (ĐV)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Học sinh Việt Nam giỏi hay không?    (BBC) – Nhà giáo Phạm Toàn nói kết quả xếp hạng cao của Việt Nam trong chương trình đánh giá học sinh PISA ‘không có ý nghĩa’.   >>>VN đang ‘chảy máu trẻ con’?  (BBC /nghe)
Sát hạch Pisa  (BBC) -Đánh giá thế nào để nói giáo dục Việt Nam hơn Anh?   —‘Học sinh VN vượt xa Mỹ: Tôi cay sống mũi’  (VNN)
Dũng cảm tham gia PISA để xem điểm yếu của mình đang mức nào  (GDVN)
Đổi mới tuyển sinh đại học – Kỳ 3: Sẽ không còn ‘đất’ cho dạy thêm tiêu cực  (TN)   —‘Chăm học có phải đã hay’  (VNN)   —-‘Giáo dục phổ thông có phần yên tâm’  (VNN)   —-Kiến nghị ban hành thêm Luật Nhà giáo  (GDVN)
Phụ huynh cá biệt  (TT)   —-Sách nhảm vào trường mầm non  (TT)    —-Thanh Hóa: Góp tiền nuôi… giáo viên  -(DV) -
Nghi ngờ ‘ăn gian” trong bảng xếp hạng giáo dục   (VNN)   —-Chúng ta phải phân biệt có tiêu cực trong dạy, học thêm hay không  (GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nước đá đầy vi khuẩn  (TN)  -100% mẫu nước đá do Báo Thanh Niên chủ động phối hợp lấy mẫu khảo sát đều cho kết quả nhiễm vi khuẩn, trực khuẩn mủ xanh.
Tôi đi làm thủ tục hải quan ở sân bay Tân Sơn Nhất   (TNO)   -Sau vụ việc hải quan sân bay Tân Sơn Nhất để lọt lô hàng chứa 600 bánh heroin, PV Thanh Niên Online đã thử đi làm thủ tục hải quan, nhận một lô hàng nhập khẩu ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Người Sài Gòn đảo lộn cuộc sống bởi triều cường cao kỷ lục Video  (VNN)   —-Đỉnh triều cao ở TP.HCM ngày càng thường xuyên hơn  (TN)
Vỡ bờ bao, hàng trăm hộ dân TP.HCM di tản trong đêm  (TT)   –  Ì ạch thi công đường ngàn tỉ  (NLĐ)
Ông trùm quyền lực chuyên bảo kê vỉa hè  (VNN)   —-Tình tiết bất ngờ vụ bác sỹ Tường gây án  (VNN)   —-30 năm tìm công lý, xuống suối vàng chưa được minh oan  (VNN)   —Người hấp hối thường nuối tiếc nhất điều gì?    (VNN)  —Gái phượt dễ dãi, trai phượt ăn dơ!    (VNN)
Dân mang cả xe ba gác ra hôi của, mặc tài xế van xin  (VNN)   —-Nữ sinh say rượu bị bạn trai hiếp dâm, quay clip sex  (VNN)   —-Tiết lộ gây sốc về các chiêu làm tiền của bác sĩ thẩm mĩ  (VNN)   —Phẫu thuật ngay tại nhà bệnh nhân  (TT)

Cướp giật túi xách bị bắt quả tang, camera ghi hình  (TT)   —“Nóng” khai thác cát lậu, tội phạm gia tăng  (TT)
Làm ca đêm về, một công nhân bị cướp chém gục   (NLĐO)    —Bị truy đuổi, con bạc dùng gạch “chọi” vỡ đầu công an(NLĐO)    –Cho 10 ngàn, nhiều lần làm chuyện người lớn với bé gái 13 tuổi(NLĐO)   —Giận người tình, châm lửa đốt xe(NLĐO)
Đại ca giang hồ chém gục đối thủ trước mặt… công an  (DV)   —-Clip bạn đọc: Xe chở bia gặp tai nạn, nhiều người đổ xô hôi của  (TT)   —-Cà Mau: hiệu trưởng treo cổ tự tử  (TT)   —-Bị rạch hơn 15 nhát vào mặt, cổ, đầu do ghen tuông  (TT)   —Cướp gần ‘chốt’ 141, hai thanh niên bị tóm gọn  (TP)    —-Triệt phá sòng bạc trong ‘lòng đất’ ở Sài Gòn  (TP)    —-Bốn người tử vong ở Quảng Ninh vì ngộ độc rượu   (TP)
Kỹ nghệ ‘luộc’ xe siêu tốc ở Sài Gòn (TP)   —-Xe bồn chở xăng kéo lê 2 phụ nữ hàng chục mét  (TP)
Bị phát hiện đang “tình tang” trong giờ sáng, công chức bỏ chạy  (NLĐ)

QUỐC TẾ 
Phó Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc  -(BBC)   —-Vùng phòng không : Phó tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh để giải tỏa căng thẳng  (RFI)
Ông Biden gặp Chủ tịch TQ, không công khai nói tới vùng phòng không   (VOA)   —  Ông Biden kêu gọi hợp tác hướng tới kết quả với Trung Quốc  (VOA)   —-Tập Cận Bình và Joe Biden đều im lặng về khu nhận diện PK Hoa Đông  (GDVN)   —TQ: Nước nào không nộp kế hoạch bay qua Hoa Đông là vô trách nhiệm?!  (GDVN)
Quân đội Mỹ tạm ngưng vận chuyển xuyên qua Pakistan  (VOA)   —Mỹ ngưng triệt thoái quân bị từ Afghanistan -(RFI)    —–Washington đòi Cuba trả tự do cho công dân Mỹ -(RFI)
Mỹ : Detroit được quyền tuyên bố phá sản -(RFI)  -Bị nợ đến hơn 18 tỷ đô la, vào hôm qua 03/12/2013, chính quyền thành phố Detroit – tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ) – đã được ngành tư pháp Mỹ cho phép tuyên bố phá sản.
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc : Nhiệm vụ bất khả thi? -(RFI)   —-Trung Quốc bất lực nhìn Nga giúp Việt Nam về quân sự -(RFI)
Đài Loan muốn cứu 2 điệp viên bị bắt tại Trung Quốc -(RFI)   —Hồng Kông tham khảo ý dân về bầu cử dân chủ -(RFI)
Sinh viên TQ bị nghi dính líu tới một vụ gián điệp công nghiệp ở Úc   (VOA)   —-Ngoại trưởng NATO, Nga ủng hộ hòa đàm Syria   (VOA)
Nato lên án Ukraine trấn áp biểu tình-(BBC)    —-Ukraina : Kiến nghị bất tín nhiệm bị bác, đối lập duy trì áp lực đường phố -(RFI)   —-Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga -(RFI)   —Thủ tướng Ukraina cảnh cáo người biểu tình   (VOA)
Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt-(BBC)  -Nhà chức trách ở đảo Phuket, Thái Lan, ra lệnh truy nã hai người Việt bị tình nghi ăn trộm 50.000 đôla từ máy rút tiền tự động   —-Tình hình Thái Lan tạm lắng dịu trước sinh nhật của Nhà vua -(RFI)    —-Thêm 4 dân làng Thái Lan bị hạ sát ở miền Nam -(RFI)    —-Johnny Hallyday hoãn lưu diễn Châu Á do tình hình Thái Lan -(RFI)
Thái Lan: lãnh đạo biểu tình giải thích về “hội đồng nhân dân”  (RFA)    —Biểu tình tại Thái Lan tạm ngưng trước sinh nhật của Quốc vương  (VOA)
Bắc Hàn : Tranh đấu quyền lực-(BBC)   —-Bí ẩn vẫn bao trùm vụ cách chức nhân vật số 2 của Bình Nhưỡng -(RFI)   —Seoul: Dượng của Kim Jong Un có phần chắc đã bị cách chức  (VOA)   —- Nam Triều Tiên thận trọng về cuộc cải tổ chính trị ở Bắc Triều Tiên   (VOA)
Chuyên gia Pháp loại bỏ giả thuyết Arafat bị đầu độc -(RFI)   —-Chỉ huy Hezbollah ‘bị ám sát’-(BBC)   —- Israel bị tố cáo giết chỉ huy Hezbollah ở Beirut  (VOA) -  —Ngoại trưởng Úc thăm Indonesia  (RFA)
WTO: Ấn Độ bác bỏ thỏa hiệp về chính sách nông nghiệp -(RFI)   —- Một cựu lãnh đạo Nasa kêu gọi giữ nhiệt độ Trái đất như hiện tại -(RFI)   —Khoan đáy biển tìm nguyên nhân động đất sóng thần  -(RFI)
Campuchia sẽ nối lại chương trình con nuôi năm 2014  (RFA)    —Tòa Indonesia tuyên án tù 14 người Hồi giáo Rohingya đến từ Myanmar  (RFA)
Xe tải chở vật liệu hạt nhân bị đánh cắp ở Mexico   (VOA)
Brazil đã sẵn sàng cho Cúp bóng đá thế giới 2014 ? -(RFI)   —–World Cup 2014: thực lực các đội tuyển Châu Á (RFA)   —-World Cup 2014: những đội bóng đại diện cho CONCACAF  (RFA)
Thủ tướng Nhật được lợi từ vùng phòng không Hoa Đông  (VNN)    —–TQ tung găng sắt về phía Mỹ  (TVN)  —Chế tài là vấn đề thiết yếu trong các cuộc đàm phán về Iran(VOA)    —–TT Obama: Bất bình đẳng kinh tế đang gây thiệt hại cho tương lai nước Mỹ(VOA)
Hơn 30 lãnh đạo của Wal-Mart bị ‘sờ gáy’ trong vụ ‘đi đêm’ ở nước ngoài  (SM)   —-Báo Nga: Mỹ muốn có cả Mặt Trăng lẫn Mặt Trời  (Tintuc)
Chuyện chưa biết về Paul Walker: Tặng nhẫn kim cương cho vợ chồng quân nhân nghèo  (TN)    —-Mỹ: Lộ đường dây các nữ binh sĩ bán dâm cho cấp trên (NLĐO)-
Hàn Quốc: Kim Jong-un không báo TQ trước vụ cách chức Jang Song-thaek  (GDVN)   —–Con trai Chu Vĩnh Khang bị giam lỏng ở Bắc Kinh phục vụ điều tra  (GDVN)    —-Trung Quốc gian lận trong khảo sát giáo dục PISA?  (NLĐ)
Học viên thiếu sinh quân Nga buộc phải biết tiếng Trung Quốc  (GDVN)

Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu Bắc Kinh giảm căng thẳng trong khu vực  (RFI)   —Chiến thuật « dương đông kích tây » của Bắc Kinh tại Hoa Đông (RFI)    —-Tây Tạng : Lại có thêm người tự thiêu phản kháng chính quyền (RFI)
Ông Biden: Xung đột với Trung Quốc không phải không thể tránh được  (VOA)   —Mỹ đối mặt với các chọn lựa khó khăn để giữ vững cam kết nhân quyền   (VOA)   —-Mỹ muốn hỗ trợ quân sự cho Miến Điện (RFI)   —Philippines sẵn sàng giúp Miến Điện dân chủ hóa (RFI)
Ngoại trưởng Mỹ cố gắng đẩy mạnh hòa đàm Israel-Palestine  (VOA)
Thái Lan : Nhà Vua kêu gọi đoàn kết giữ ổn định (RFI)   —Khủng hoảng chính trị Thái Lan bắt nguồn từ nhiều năm trước  (VOA)
Đối lập Ukraina được sự ủng hộ của các cường quốc phương Tây (RFI)
Ân xá Quốc tế tiết lộ hình ảnh mới về các trại tù Bắc Triều Tiên (RFI)   —Hãm hiếp, giết chóc lan tràn trong các nhà tù Bắc Triều Tiên  (VOA)
Nhật Bản : Dự luật ”bảo vệ bí mật quốc gia” bị báo chí đồng loạt phản đối (RFI)    —Nhật Bản và ASEAN đàm phán về thỏa thuận trao đổi ngoại tệ (RFI)
Ngư dân Indonesia đối mặt với lệnh trục xuất khỏi Nam Phi  (VOA)

Con trai Chu Vĩnh Khang bị giam lỏng ở Bắc Kinh phục vụ điều tra


(GDVN) - Reuters dẫn 3 nguồn tin riêng ngày 4/12 cho biết, Chu Bân - con trai của nhà lãnh đạo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị giam lỏng ở Bắc Kinh để phục vụ điều tra tham nhũng liên quan tới loạt quan chức cấp cao của nước này, bao gồm cha mình.

Theo một trong các nguồn tin của Reuters, người có quan hệ gần gũi với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, Chu Bân bị giam lỏng ở Bắc Kinh phục vụ công tác điều tra chống lại Tưởng Khiết Mẫn, người bị bắt hôm 1/9 vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" và liên quan tới tham nhũng.


Ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng ban Chính pháp trung ương, phụ trách an ninh nội bộ.

Tưởng Khiết Mẫn trước đây từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Quốc gia (China National Petroleum Corp), nơi Chu Vĩnh Khang từng giữ chức Chủ tịch từ năm 1996-1998, và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).

Ông Mẫn (59 tuổi) là một nhà kinh tế cấp cao và hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dầu khí Trung Quốc. Tưởng Khiết Mẫn được xem như “đệ tử ruột” của Chu Vĩnh Khang.

Ba nguồn tin nói với Reuters rằng Chu Bân đang bị giam lỏng ở ngoại ô Bắc Kinh để hỗ trợ cuộc điều tra chống tham nhũng. Anh ta đã bị hạn chế đi lại và cấm rời Trung Quốc 6 tháng để phục vụ công tác điều tra.

"Chu Bân đã đồng ý trở về Trung Quốc để tham gia cuộc thẩm vấn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc", nguồn tin thứ hai nói.

Hiện Chu Bân và gia đình không đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên. Chính quyền Trung Quốc cũng từ chối bình luận về vụ việc.


Tưởng Khiết Mẫn.

Chu Bân (40 tuổi), một doanh nhân kinh doanh ngành năng lượng, đã kết hôn với một người Mỹ gốc Trung Quốc và hiện đang thường trú tại Mỹ.

Trước đó, tờ United Daily News của Đài Loan hôm 2/12 dẫn nguồn giấu tên từ Bắc Kinh loan tin cho rằng cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt với cáo buộc tham nhũng.

"Chu Vĩnh Khang 100% đang dính vào rắc rối. Câu hỏi đặt ra là liệu ông có được đưa ra xét xử công khai hay chỉ xử lý trong nội bộ đảng", Ho Pin - Tổng biên tập tờ Mingjing News có trụ sở tại New York cho biết. Tờ báo này đã đăng tải nhiều thông tin liên quan tới vụ bê bối của Chu Vĩnh Khang kể từ khi ông nghỉ hưu hồi năm ngoái.

Một nguồn tin thứ 3 nói với Reuters rằng Chu Vĩnh Khang chắc chắn sẽ bị kết tội, nhưng nói thêm rằng vẫn chưa chắc việc Chu Bân bị giam lỏng ở Bắc Kinh.

Chu Vĩnh Khang là một trong những người hỗ trợ nhiều nhất cho cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư Trùng Khánh, Trung Quốc Bạc Hy Lai, người đã bị kết án tù chung thân hồi tháng 9 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Con-tr...-tra/327877.gd


Re: Con trai Chu Vĩnh Khang bị giam lỏng ở Bắc Kinh phục vụ điều tra

Về những người lãnh đạo Trung Quốc


Hùng Tâm

I. Ðại Hội 18 của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa

Nếu không có gì thay đổi thì trung tuần tháng 10 tới, đảng Cộng Sản Trung Hoa sẽ tổ chức Ðại Hội Khóa 18. Nếu có trục trặc, mà e rằng có, người ta phải đợi đến thượng tuần tháng 11. Nghĩa là lãnh đạo đảng mất thêm hai tuần để thống nhất quan điểm.

Lý do trục trặc là 5 năm vừa qua, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quá nhiều đổi thay và gặp những thách đố mới. Vào dịp khác, “Hồ Sơ Người-Việt” sẽ nói về những thách đố mà thời sự hàng ngày đã có thể cho thấy.

So với đại hội trước, Ðại Hội 18 vào năm nay có tầm quan trọng 10 năm mới thấy một lần, vì đảng sẽ đề cử những người lãnh đạo cho thập niên tới và chuẩn bị tìm người cho thập niên sau đó. Giới quan sát Trung Quốc gọi đó là “Thế hệ lãnh đạo thứ năm.” Thế hệ sẽ giải quyết những thách đố mới và chuyển giao cho thế hệ thứ sáu, sẽ lãnh đạo từ năm 2022 trở đi, nếu như đảng Cộng Sản vẫn tồn tại.

“Hồ sơ Người-Việt” tuần này mở đầu với chuyện thế hệ và nói về những đổi thay nhân sự trên thượng tầng đảng.

Năm thế hệ lãnh đạo

Quy ước thông thường của giới nghiên cứu về đảng Cộng Sản Trung Hoa định nghĩa như sau về các thế hệ lãnh đạo.

Thế hệ thứ nhất là những người đã trưởng thành và tham gia việc thành lập đảng năm 1921 và cuộc Vạn Lý Trường Chinh trong thập niên 1930. Họ lên lãnh đạo Trung Quốc từ 1949 đến 1976. Mao Trạch Ðông là người tiêu biểu.

Thế hệ thứ nhì là các đảng viên dưới quyền lãnh đạo của Mao đã tham gia kháng chiến chống Nhật (Thế Chiến II) và lên lãnh đạo khi Mao tạ thế, từ năm 1976 đến 1992. Khuôn mặt tiêu biểu là Ðặng Tiểu Bình và các “lão đồng chí” đã đẻ ra nhóm “Thái tử đảng” hiện nay.

Thế hệ thứ ba là những người trưởng thành thời nội chiến Quốc-Cộng và tham gia xây dựng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949, rồi lên lãnh đạo từ 1992 đến 2002. Giang Trạch Dân là người tiêu biểu cho thế hệ đó.

Cả ba thế hệ này đều có một đặc tính chung là “cách mạng” - chống ngoại xâm và xây dựng xã hội chủ nghĩa trong một chuỗi mưu thuật chính trị đầy chất gian hùng.

Khi nhìn lại thì từ Mao Trạch Ðông (1893-1976) qua Ðặng Tiểu Bình (1904-1997) đến Giang Trạch Dân (sinh năm 1926), lớp người lên lãnh đạo đều trải qua nhiều cuộc chính biến và thanh trừng đẫm máu trong đảng, từ những năm 1927 đến 1989. Như Giang Trạch Dân lên lãnh đạo khi Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương bị cách chức rồi bị quản thúc tại gia năm 1989 (vụ thảm sát Thiên An Môn) cho đến khi từ trần năm 2005.

Giữ vị trí bản lề giữa ba thế hệ, Ðặng Tiểu Bình đã chứng kiến và vượt qua ngần ấy hoạn nạn. Ba lần bị “xuống chuồng bò,” nghĩa là hạ tầng công tác và bị giam lỏng, thậm chí bị truy lùng, mà ông vẫn vượt thoát và trở lại nắm quyền để đưa đảng và đất nước qua hướng khác.

Rút kinh nghiệm đó, Ðặng Tiểu Bình là người chọn Giang Trạch Dân cùng Kiều Thạch, Lý Bằng và Chu Dung Cơ lên cầm quyền. Cũng chính ông đã tuyển người sẽ lên lãnh đạo thuộc thế hệ thứ tư. Tiêu biểu nhất là đương kim Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, sinh năm 1942, bên cạnh là Ngô Bang Quốc (1941), Ôn Gia Bảo (1942)...

Thế hệ thứ tư này là những người trưởng thành trong thời khủng hoảng của Trung Quốc là “Bước Nhảy Vọt Vĩ Ðại” (Ðại Dược Tiến, từ 1958 đến 1961) và “Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Ðại” (Ðại Văn Cách, từ 1966 đến 1976). Ðộng lực kinh tế rồi chính trị của Mao đã gây biến động kéo dài nên ảnh hưởng đến tâm tư và cách ứng xử của họ. Là các kỹ thuật gia dè dặt, kín đáo, họ giữ nét chung là sự chừng mực. Nhưng nổi bật nhất là nỗi sợ hãi “cách mạng” - hiểu theo nghĩa phiêu lưu.

Thế hệ thứ năm là những người không nhớ hoặc không thể biết (vì sinh sau) những gian nan thời “dựng nước” là các biến cố trước 1949. Tuổi ấu thơ của họ còn bị vết hằn của Ðại Văn Cách vì đi chăn bò khi trường đóng cửa. Họ trưởng thành từ những năm 1970 về sau và tương đối có học hơn các thế hệ trước. Nét chung là nếu đa số thế hệ thứ tư là những người tốt nghiệp kỹ sư thì thế hệ thứ năm có nhiều người học luật, kinh tế, khoa học nhân văn và cả bang giao quốc tế.

Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình (sinh năm 1953) và Phó Thủ Tướng Lý Khắc Cường (1955) thuộc vào thế hệ đó. Ðấy là hai người sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc sau Ðại Hội 18. Vì sao người ta đoán như vậy?

Thường Vụ Bộ Chính Trị

Trên lý thuyết, lãnh đạo đảng là Ðại Hội Toàn Ðảng, năm năm tổ chức một lần. Sự thật lại là sự chọn lựa từ trên xuống chứ không từ dưới lên. “Dân chủ Tập trung” là vậy.

Tham dự đại hội là hơn 2400 đại diện của 80 triệu đảng viên. Ðại hội bầu ra Ban Chấp Hành Trung Ương gồm hơn 200 Ủy viên Trung ương và khoảng 170 Ủy viên Dự khuyết. Ban Chấp Hành bầu ra Bộ Chính Trị gồm 25 người, cao nhất bên trong là 9 người của Thường Vụ Bộ Chính Trị, và 6, 7 người trong Ban Bí Thư Trung Ương.

Thường Vụ BCT là cơ quan lãnh đạo tối cao sau khi tham khảo ý kiến của cả Bộ Chính Trị. Còn lại, chuẩn bị nghị trình thảo luận để quyết định là Ban Bí Thư. Sau thời Hồ Diệu Bang làm tổng bí thư (1982-1987), Ban Bí Thư này hết còn tầm quan trọng như xưa.

Do một quy luật bất thành văn của Ðặng Tiểu Bình, những người lãnh đạo phải về hưu ở tuổi 70. Sau đó, nhu cầu trẻ trung hóa đã hạ mức hồi hưu xuống 68 tuổi, và lần này có thể còn thấp hơn.

Do quy luật đó, 7 trong 9 người của Thường Vụ BCT hiện nay sẽ phải về hưu, hai người trẻ nhất còn lại là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Họ sẽ lãnh đạo cùng các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay được nâng vào Thường Vụ. Như vậy, nếu Ðại Hội 18 quy định số ủy viên Thường Vụ vẫn là 9 người thì trên nguyên tắc có 7 cái ghế sắp trống. Từ mấy năm qua, mọi cuộc vận động, tranh thủ hoặc đấu tranh trên thượng tầng đều nhắm vào 7 chỗ trống này.

Nhưng quyết định chung cuộc vẫn do sự dồng thuận giữa 9 ủy viên được đưa vào Thường Vụ BCT qua các Ðại Hội 16 năm 2002 và Ðại Hội 17 năm 2007. Họ là những ai?

Thứ bậc bên trong

Thực ra, Thường Vụ BCT cũng có đẳng trật trong nội bộ. Báo chí quốc doanh có nhiệm vụ tôn trọng đẳng trật đó khi tường thuật. Muốn hiểu rõ về đẳng trật cao thấp và quyền uy thực tế của từng người khi họ chuẩn bị nhân sự lãnh đạo sau này thì ta còn phải hiểu thêm về cách tổ chức của đảng.

Trung Quốc có ba cơ chế lãnh đạo quan trọng nhất là đảng, nhà nước rồi tới quân đội.

Bên trong đảng thì đó là lần lượt Thường Vụ Bộ Chính Trị, Bộ Chính Trị và các ủy ban Trung Ương Ðảng mà họ gọi là Ủy Hội. Bên trong bộ máy nhà nước thì có 1) Ðại Biểu Nhân Dân (Quốc Hội), thường được gọi tắt là “Nhân Ðại,” mà thật sự lãnh đạo là Thường Vụ Quốc Hội, rồi 2) Quốc Vụ Viện (Hội Ðồng Chính Phủ) mà người cầm đầu là tổng lý, tức là thủ tướng, rồi 3) một cơ chế tư vấn gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị, thường được gọi tắt là “Chính Hiệp.”

Cơ chế đảng và nhà nước cùng nhau lãnh đạo quân đội qua hai cơ quan có cùng tên, cùng thành phần nhân sự và cùng chức năng. Ðó là Trung Ương Quân Ủy Hội của đảng và của nhà nước. Tổng bí thư đảng, số một trong Thường Vụ BCT, là chủ tịch cả hai cơ quan cùng tên này, thường được gọi tắt là Quân Ủy, bên dưới mới là các tướng lãnh cầm đầu Bộ Quốc Phòng và quân đội. Chính cái thế hai mũ một chức vụ khiến quân đội và các tướng lãnh có ảnh hưởng chìm mà mạnh trong đảng và nhà nước mặc dù quân đội “phải nằm dưới sự chỉ huy của đảng.”

Ðại Hội 17 đã đưa 9 người lên lãnh đạo theo đẳng trật từ cao đến thấp sau đây:

1. Hồ Cẩm Ðào (1942), Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch hai Quân Ủy Trung Ương của đảng và của nhà nước.

2. Ngô Bang Quốc (1941), Bí thư đảng trong Thường Vụ Quốc Hội và Chủ Tịch Quốc Hội.

3. Ôn Gia Bảo (1942), Bí thư đảng trong Quốc Vụ Viện, tức là Tổng Lý Quốc Vụ Viện mà ta gọi là Thủ Tướng. Dù vẫn được thời sự nhắc đến hàng ngày, trong hệ thống đảng, ông này còn thấp hơn Ngô Bang Quốc.

4. Giả Khánh Lâm (1940), Bí thư đảng kiêm Chủ tịch Chính Hiệp, cơ quan tư vấn quy tụ các đoàn thể quần chúng do đảng lập ra và thực tế lãnh đạo, từ “mặt trận tổ quốc” đến công đoàn.

5. Lý Trường Xuân (1944), Trưởng ban Kiến thiết Tinh thần Văn minh của Trung ương đảng.

6. Tập Cận Bình (1953), Phó chủ tịch nước, Phó Chủ tịch hai Quân Ủy của đảng và nhà nước, Trưởng ban Bí Thư Trung ương và Giám đốc Trường đảng (Trung Ương Ðảng Giáo) cơ quan đào tạo 1.300 đảng viên ưu tú sẽ lên lãnh đạo sau này.

7. Lý Khắc Cường (1955), Phó Bí thư Quốc Vụ Viện nên cũng là Phó Thủ tướng.

8. Hạ Quốc Cường (1943), Bí thư (Trưởng ban) Kiểm Tra Kỷ Luật của Trung ương đảng.

9. Chu Vĩnh Khang (1942), Bí thư (Trưởng ban) Chính Trị và Pháp Luật Trung Ương.

Trong lối tổ chức này, người có nhiều quyền uy nhất phải lãnh đạo cả đảng, nhà nước lẫn quân đội. Kế tiếp là người của đảng có nhiệm vụ lãnh đạo Quốc Hội, sau đó mới là lãnh đạo Chính phủ và các đoàn thể quần chúng (Chính Hiệp).

Khi nhìn vào cách tổ chức, người ta cũng có thể thấy vai trò quan trọng của tư tưởng xuyên qua vị trí của nhân vật số năm, Lý Trường Xuân, ông ta chỉ đạo các ban tuyên truyền, huấn luyện và kiểm soát tư tưởng, truyền thông báo chí.

Song song, vai trò của Ban Kỷ Luật Trung Ương (Hạ Quốc Cường) cũng đáng kể vì có nhiệm vụ thanh lọc hàng ngũ đảng viên, và còn quan trọng hơn Ban Tổ Chức. Hạ Quốc Cường từng là Trưởng ban Tổ Chức trước khi Lý Nguyên Triều lên thay thế.

Sau cùng, trong hệ thống lãnh đạo, Chu Vĩnh Khang là người cuối bảng, cầm đầu Ban Chính Pháp với nhiệm vụ chỉ đạo hai bộ máy nội vụ (Bộ Công An) và an ninh (Bộ An Toàn Quốc Gia). Bộ Công An chỉ huy lực lượng cảnh sát, có võ trang hay không, và Bộ Quốc An chỉ huy hệ thống tình báo, an ninh và phản gián. Chu Vĩnh Khang là bộ trưởng Công An từ 2002 đến 2007 và đang bị dính líu đến việc nâng đỡ hoặc bênh vực Bạc Hy Lai.

Chín người trong Thường Vụ Bộ Chính Trị này phải dàn xếp để chọn trong số ủy viên Bộ Chính Trị còn lại những ai sẽ lên kế vị. Ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, các nhân vật có triển vọng hiện nay là Trưởng Ban Tổ Chức Lý Nguyên Triều (1950), Bí thư Quảng Ðông Uông Dương (1955), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn (1948), Trưởng ban Tuyên Truyền Lưu Vân Sơn (1947), Phó Thủ tướng Trương Ðức Giang (1946), người vừa thay Bạc Hy Lai làm Bí thư Trùng Khánh.

Ngoài ra, cũng có chút hy vọng là Lưu Yến Ðông (1945) Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Hiệp Chính - phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính Trị - kế đó là Trương Cao Lệ (1947) Bí thư thành phố Thiên Tân, hay Ðại tướng Từ Tài Hậu (1943), Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, sĩ quan duy nhất trong Bộ Chính Trị hiện nay.

Nếu nhớ lại tiêu chuẩn về hưu là 67 hay 68 tuổi thì ai sinh vào quãng 1944 coi như ít hy vọng (Từ Tài Hậu và Lưu Yến Ðông) và nếu có thì chỉ được một nhiệm kỳ, đến Ðại Hội 19 vào năm 2017 là phải đi (Trương Ðức Giang, Trương Cao Lệ hay Lưu Vân Sơn). Chi tiết đó nói lên một khía cạnh khác: việc quy định tuổi tác có thể là yếu tố đấu tranh.

Sau khi mô tả hệ thống tổ chức, vào một kỳ sau, “Hồ Sơ Người-Việt” giới thiệu tiếp các phe phái trong trận, như “Thái tử đảng,” “Ðoàn phái,” “cánh Thượng Hải” và “Thái thượng hoàng,” các lãnh tụ đã hoặc sắp về hưu như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào.

II. Phe phái trong Cộng Ðảng Trung Hoa

Chúng ta nhớ lại Giám đốc Công an Vương Lập Quân đã vào tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ xin tỵ nạn hôm mùng 6 tháng 2, sau đó là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh qua lời thông báo chính thức của Lý Nguyên Triều, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương vào ngày 15 tháng 3. Ngày hôm trước, khi kết thúc kỳ họp thứ 5 của Quốc Hội khóa 11, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo báo động là Trung Quốc có thể bị nguy cơ khủng hoảng như trong vụ Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976.

Thời sự nóng hổi lại bị nhồi trong tin đồn qua 4 ngày 19-22 tháng 3 về một âm mưu đảo chánh quân sự do Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, trưởng Ban Pháp Chính Trung Ương, tiến hành. Sau đấy, ngày 10 tháng 4 thì Bạc Hy Lai bị đuổi ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, một chuyện khá hy hữu bất ngờ.

Những biến cố đó khiến dư luận xôn xao mà quên mất lời báo động của Ôn Gia Bảo, kèm theo là một phát biểu còn lạ hơn: “Sẽ có lúc chúng ta phải nhìn lại vụ Thiên An Môn năm 1989.”

Phải chăng ông ta hàm ý là đảng nên tự kiểm điểm về vụ này? Hơn 20 năm sau, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa mới hé răng nói đến một vụ tàn sát thường dân. Mà nhắc tới điều ấy trước khi có đại hội để đưa thế hệ thứ năm lên lãnh đạo và chuẩn bị nhân sự cho thế hệ thứ sáu, những người sẽ lãnh đạo Trung Quốc sau năm 2023.

Chi tiết ấy khiến ta chú ý đến sự kiện là những người sắp lên lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đều trưởng thành sau vụ Thiên An Môn nên rất sợ tái diễn khủng hoảng: 90 năm sau khi thành lập đảng Cộng Sản (năm 1921), hơn 60 năm sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ra đời (1949) và sau hơn 30 năm cải cách kinh tế (1979), Trung Quốc chưa tìm ra thể thức chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, yên ổn. Và mươi năm một lần, đến thời chuyển quyền xứ này lại gặp bất ổn vì đấu tranh nội bộ.

Nhớ lại khung cảnh chung rồi, chúng ta mới lần giở hồ sơ về các phe phái hay vây cánh trong trận đánh về quyền lực sắp tới.

Hai quan niệm về quyền lực

Đảng Cộng Sản Trung Hoa tự nhận là đại diện của 1) các lực lượng sản xuất tiên tiến, 2) nền văn hóa tiên tiến và 3) đại đa số quần chúng nhân dân. Ðấy là lý luận “tam cá đại biểu” của Giang Trạch Dân khi ông tổng hợp 80 năm kinh nghiệm của đảng và thông báo tại Ðại Hội 16 vào năm 2002, trước khi trao quyền cho thế hệ thứ tư là Hồ Cẩm Ðào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo.

Phần lý thuyết là vậy. Thực tế vẫn là vì đảng giữ vị trí độc quyền, các đảng viên đều cố lên vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị, vì quyền hay vì lợi. Lý luận “dân chủ tập trung” thì giả định là tiến trình tuyển cử lãnh đạo vẫn có đặc tính dân chủ trong đảng, chứ thật ra vẫn là chuyện gây bè kết phái.

Từ hai chục năm qua, người ta thấy chuyện bè phái kết tinh vào hai xu hướng.

Rất hợp lý với mưu thuật chính trị trong một xã hội không có dân chủ, xu hướng thứ nhất đi từ trên xuống. Họ là thành phần tự coi là tinh hoa của đảng khi tốt nghiệp hệ thống đào tạo cao cấp nhất hoặc xuất thân từ gia đình công thần. Xu hướng này cũng có lãnh tụ các tỉnh duyên hải xây dựng sự nghiệp quanh họ Giang và liên kết với nhau theo chủ trương là phải cải cách kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của xứ sở trên trường quốc tế. Nơi có sức cạnh tranh cao nhất chính là các tỉnh miền Ðông. Nhờ ưu thế chính trị và quan hệ thân tộc, họ bị mang tiếng là cấu kết và tham nhũng. Trong xu hướng gọi là “tinh hoa,” người ta có “Cánh Thượng Hải,” “Cánh Thanh Hoa” và nổi tiếng nhất là “Thái tử đảng.”

Xu hướng thứ hai đi từ quần chúng lên. Ở tuổi trung niên, họ phục vụ tại các địa phương có nhiều vấn đề rồi lên chức trong mạng lưới xây dựng nhân sự tương lai của đảng là Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản (“Cộng Thanh Ðoàn”). Ðặc tính của họ là “thân dân,” “đại chúng,” hay “mị dân,” tùy cách gọi. Khi lên tới chức vụ cao cấp thì họ nâng đỡ nhau với chủ trương tăng cường quyền lực trung ương để phân bố lại tài nguyên cho các tỉnh lạc hậu bên trong hầu có thể phát triển một xã hội hài hòa và ổn định. Xuất thân từ nguồn gốc đó, Hồ Cẩm Ðào là người dẫn đầu và nâng đỡ xu hướng này, mà người ta gọi là “Ðoàn phái.” Tuy nhiên, trong số này cũng có người tốt nghiệp các trường ưu tú như Ðại Học Bắc Kinh hay Phục Ðán ở Thượng Hải.

Chúng ta khó nhìn ra cái hợp lý của chuyện phe phái nếu không chú ý tới hai hướng “tinh hoa” và “thân dân” đó. Hồ sơ này xin dùng chữ một cách vô tư để diễn tả cái nhìn của kẻ trong cuộc, là các diễn viên trên chính trường Trung Quốc. Còn chuyện cách mạng, lý luận vô sản hay các khẩu hiệu khác, như “cải cách quốc gia” hay “bảo vệ chế độ,” đều chỉ là bề mặt.

Tuy nhiên, tút tỉa kinh nghiệm Cách Mạng Văn Hóa thuở ấu thơ và biến cố Thiên An Môn 1989 ở tuổi trưởng thành, các đảng viên đang tiến lên vị trí lãnh đạo đều ý thức được rằng còn đảng mới còn quyền. Cho nên, dù có tranh chấp và bè phái đến mấy, họ cũng rất sợ gây ra khủng hoảng trong đảng và vận dụng tối đa mưu lược cho việc chiếm tay lái mà không làm đắm thuyền.

Từ những nét chung đó, chúng ta đi vào từng phe.

Cánh Thượng Hải

Ðây chỉ là một phe trong đảng, quy tụ các trung ương ủy viên đã lên chức tại Thượng Hải nhờ sự cất nhắc của Giang Trạch Dân, xưa kia từng là bí thư Thượng Hải. Ngoài ra cũng có các đảng viên cao cấp từng phục vụ dưới quyền của họ Giang. Cách gọi tên phản ảnh một sự phê phán về âm mưu củng cố quyền lực của Giang khi đã phải về hưu từ sau Ðại Hội 16 vào năm 2002 mà vẫn gài người vào để chi phối hệ thống lãnh đạo của Hồ Cẩm Ðào, như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Tăng Bối Viêm.

Cánh Thượng Hải bị tai tiếng nặng với vụ bí thư Thượng Hải là Trần Lương Vũ bị ra tòa và năm 2008 lãnh án 18 năm tù vì tội tham nhũng. Chu Vĩnh Khang, người nâng đỡ Bạc Hy Lai cũng thuộc cánh này. Chi tiết ấy khiến ta nên lưu ý đến lập trường hay sự im lặng của Giang Trạch Dân trong vụ khủng hoảng Trùng Khánh vừa qua. Vì lý do tuổi tác, cánh này mất dần ưu thế, nhưng vẫn có một đại diện sáng giá là Tập Cận Bình, người có hy vọng thay thế Hồ Cẩm Ðào là thế hệ lãnh đạo thứ năm.

Trong thế hệ này, ngoài họ Tập, Lý Trường Xuân, Trương Ðức Giang, Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lợi cũng thuộc cánh này...

Cánh Thanh Hoa

Ðại Học Thanh Hoa ở Bắc Kinh là ngôi trường nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc và đào tạo ra một lớp đảng viên ưu tú đã lên tới những chức vụ cao cấp nhất trong 10 năm vừa qua. Hồ Cẩm Ðào, Ngô Bang Quốc, Lưu Yến Ðông hay Tập Cận Bình đều xuất thân từ đây. Một số không nhỏ trong cánh này đã dám nghĩ tới việc dân chủ hóa từ dưới lên, nhất là những người tốt nghiệp xong còn được đi học tại Hoa Kỳ. Tuổi thanh niên của họ là dưới trào lưu cải cách của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương (từ 1980 đến 1989) nhưng lý tưởng ấy cũng bị sự biến Thiên An Môn 89 làm giảm bớt nhiệt tình. Tùy từng vấn đề mà họ có thể thiên về xu hướng “tinh hoa” hay quan điểm của Hồ Cẩm Ðào. Nhắc tới Thanh Hoa, người ta lại thấy ra khuôn mặt Tập Cận Bình.

Thái tử đảng

Theo nghĩa hẹp, đây là con cháu của tám công thần thời lập quốc gọi là “Bát đại nguyên lão” (Ðặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Trần Vân, Bành Chấn, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Hoàng Chấn và Tống Nhậm Cầm). Thật ra, họ thuộc tầng lớp “con ông cháu cha” thời cách mạng, con số thật có thể lên đến hơn 200. Trong số này cũng có người tốt nghiệp các đại học uy tín và đã lên tới vị trí cao cấp từ Ðại Hội 17. Ðiển hình là Tập Cận Bình, con trai Tập Trung Huân (hay Tập Trọng Huân? THD) và xuất thân từ trường Thanh Hoa và cũng đã đi học bên Mỹ (chính xác là Tập Cận Bình có đến Muscatine (bang Iowa) ba ngày vào năm 1985 để thăm viếng các nông trại ở đó, chứ không có ghi tên học ở một đại học Mỹ nào -- THD).

Nhóm người này không có một chủ trương hay quan điểm thống nhất ngoài tính chất có vẻ văn minh vì giao du với bên ngoài và liên kết cùng nhau vì quyền lợi. Nổi tiếng tích cực trên doanh trường - và tham nhũng - họ có một đặc tính chung là theo chủ nghĩa cơ hội. Giang Trạch Dân đã khéo vận động thành phần này làm thế lực đôi khi mâu thuẫn với Hồ Cẩm Ðào.

Trong thế hệ thứ năm, các khuôn mặt nổi của đám quý tộc đảng gồm có Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn, con rể của Ðào Y Lâm; Giang Miên Hằng và Tướng Giang Miên Khang, con trai Giang Trạch Dân; Trần Hạo Tô, con trai Thống chế kiêm Ngoại trưởng Trần Nghị; Tướng Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu Kỳ; Trần Nguyên, con trai Trần Vân; Tăng Duy, con trai Tăng Khánh Hồng.... Cùng với Tập Cận Bình, Bạc Hy Lai là ngôi sao sáng nhất của nhóm này thì nay đã rụng.

Ðoàn phái

Trong các phe phái và vây cánh mạnh nhất ngoài tiền trường và trong hậu trường chính trị Trung Quốc có những đảng viên xuất thân và lên chức từ “Cộng Thanh Ðoàn.” Lý do đầu tiên là tổ chức.

Trước khi thành lập năm 1921, đảng Cộng Sản đã xây dựng lực lượng từ đoàn thể thanh niên này và ngày nay, họ có 73 triệu thành viên. Cái khung của việc đoàn ngũ hóa thanh niên làm nguồn nhân lực cho đảng khiến tổ chức này phát triển ở mọi địa phương và có quy củ hơn những kết hợp ngẫu nhiên vì gia cảnh (Thái Tử Ðảng) hay nghề nghiệp, chức vụ.

Từ khi Ðặng Tiểu Bình chọn Hồ Cẩm Ðào lên làm lãnh tụ đời thứ tư, “Ðoàn phái” đã thành hình: Họ Hồ tìm kiếm và nâng đỡ các thành viên rồi đưa họ đi phục vụ từ dưới cơ sở lên và ai thành công thì tiến dần vào hệ thống lãnh đạo của đảng. Mẫu số chung của phái này là nắm vững tình hình địa phương và vào tới trung ương thì tìm cách củng cố quyền lực trung ương để phát triển các địa phương nghèo hầu tạo ra quân bình và ổn định trong xã hội.

Trong thành phần sẽ lên vị trí lãnh đạo từ năm tới có Phó Thủ Tướng Lý Khắc Cường, Trưởng Ban Tổ Chức Lý Nguyên Triệu, Bí Thư Quảng Ðông Uông Dương, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Lưu Yến Ðông (nữ), Phó Trưởng Ban Tổ Chức Lệnh Kế Hoạch, Bí Thư An Huy Trương Bảo Xuân, Bí Thư Tứ Xuyên Lưu Kỳ Bảo, Phó Bí Thư Sơn Tây Viên Thuần Thanh...

***

Nhìn trên toàn cảnh thì ta thấy ra sự tròng tréo về thành phần, xuất xứ, kiến thức và quan hệ giữa ngần ấy phe. Họ cùng nhắm vào thứ nhất một trong bảy ghế của Thường Vụ Bộ Chính Trị, thứ hai là một trong 25 ghế của Bộ Chính Trị, và các chức vụ then chốt trong đảng và nhà nước. Tinh thần chung là xây dựng sự đồng thuận của tập thể và cân bằng lực lượng để không phe nào có thế lực lấn át. Do hoàn cảnh lịch sử, Cánh Thượng Hải còn ưu thế mà mất dần, Ðoàn phái thì có nhân lực thay thế và còn nhắm vào thế hệ thứ sáu. Ðám Thái tử đảng ở giữa thì tìm cơ hội.

Cũng do bản năng tồn tại, thành phần lãnh đạo hiện nay ưu tiên chú ý đến tư tưởng, lý luận, kỷ luật và tổ chức an ninh với một quan niệm xã hội trái ngược với triết lý của Marx hay Engels: không phải những thay đổi vật chất - hay kinh tế - mà là tinh thần và văn hóa mới “cải tạo xã hội.” “Màu sắc Trung Hoa” hay sự tự tôn văn hóa có thể giải thích hiện tượng này.

Chi tiết ấy là điều đáng lo cho người Việt. Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có thể là vô văn hóa và có đầy bằng giả chứ lãnh đạo Trung Quốc thì không.

III. Khẩu súng của Cộng Ðảng Trung Hoa

Đầu tiên xin nhớ rằng đảng có hai hệ thống quân sự. Một là “Trung Quốc Nhân Dân Giải Phóng Quân,” là quân đội theo nghĩa thông thường của các nước, mà họ gọi tắt là “Giải Phóng Quân,” PLA (People's Liberation Army) theo Anh ngữ. Hai là “Trung Quốc Nhân Dân Võ Trang Cảnh Sát Bộ Ðội,” họ gọi tắt là “Cảnh Sát Võ Trang,” PAP (People's Armed Police) theo Anh ngữ, với cấp số còn cao hơn quân đội dù là thoát thai từ quân đội ra kể từ năm 1983. Chi tiết nên ghi là “Cảnh Sát Bộ Ðội.”

Kỳ trước, ta đã chú ý đến đặc tính của đảng là cực kỳ quan tâm đến tư tưởng, lý luận và kỷ luật bên trong đảng. Kỳ này, nói về sức mạnh trấn áp của đảng để duy trì kỷ luật đó thì nên chú ý đến sự kiện bất thường của Trung Quốc: ngân sách và quân số của lực lượng bảo vệ an ninh nội bộ, từ cảnh sát võ trang đến công an và “bộ đội nội an” lại cao hơn của quân đội.

Khi làm báo hay viết sách, nên thấy rằng chi tiết ấy phản ảnh một sự việc: lãnh đạo Bắc Kinh sợ nội loạn hơn ngoại xâm. Xin nhớ nằm lòng sự kiện ấy vì khẩu súng của đảng ưu tiên nhắm vào người dân bên trong hơn là kẻ thù hay đối thủ tiềm thế ở bên ngoài. Chuyện “Lưỡi Bò Ðông Hải” hay hỏa tiễn liên lục địa là có thật, nhưng không thể che giấu nguy cơ nội loạn mà Cộng đảng cho là ưu tiên hơn.

Bây giờ, xin hãy cùng nhìn từ trên xuống...

***

Khẩu súng nội an và quốc phòng

Mao Trạch Ðông đưa ra chân lý khét tiếng: “Vì 'quyền lực đến từ họng súng', đảng mới chỉ huy súng chứ súng không chỉ huy đảng.” Ai cũng có thể hiểu chuyện này.

Từ chân lý đó, ngày nay và cũng là tháng 3 vừa qua mà thôi, Hồ Cẩm Ðào nhấn mạnh đến nghĩa vụ của các lực lượng võ trang là “bảo đảm ổn định chính quyền, hệ thống chính trị và trật tự xã hội nhằm bảo vệ quyền lực đảng.” Ðó là ưu tiên thứ nhất, gọi là “hạch tâm quyền lợi” hay quyền lợi cốt lõi, trước khi quân đội nói đến “nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất toàn dân.”

Chúng ta cứ coi đây là khẩu hiệu, thường được nhắc nhở mỗi khi có kỳ họp của Quốc Hội, mới nhất là vào tháng 3 vừa qua, để các lực lượng võ trang bày tỏ sự tuyệt đối trung thành của họ, không phải với Nhân dân hay Quốc Hội, mà với đảng. Thời sự hàng ngày vẫn loan tin như vậy và người ta coi đó là sáo ngữ của tuyên truyền.

Nhưng đấy là đường hướng chỉ đạo của cả một hệ thống tổ chức chính trị.

Ðảng quan niệm, và Quốc Hội viết thành “Luật Quốc Phòng” ban hành năm 1997, hoặc Bộ Quốc Phòng công bố trong Bạch thư về Quốc Phòng, rằng các lực lượng võ trang của Trung Quốc gồm các đơn vị chủ lực và trừ bị của Quân Ðội Giải Phóng và của Cảnh Sát Võ Trang (báo Mỹ thì viết là PLA và PAP). Giải phóng quân thì “có nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc” (với hàm ý hiếu hòa là phòng thủ chứ không phải là tấn công) nhưng cũng có nhiệm vụ “hỗ trợ trật tự công cộng.” Bảo vệ trật tự công cộng là phần vụ của Cảnh Sát Võ Trang.

Trên mặt nổi thì quân đội đứng trước cảnh sát hay công an, trong thực tế thì quân đội giữ vai trò yểm trợ cho công an bên trong lãnh thổ. Trên mặt nổi thì quân đội nằm dưới quyền điều động của Bộ Quốc Phòng, còn cảnh sát công an nằm dưới quyền điều động của Bộ Công An. Trong thực tế thì cả hai đều nằm dưới quyền lãnh đạo của đảng.

Nhưng làm sao đảng thể hiện cái quyền đó?

Trước hết, Bộ Quốc Phòng chỉ là một bộ phận của Trung Ương Quân Ủy Hội bên phía nhà nước do chủ tịch nước lãnh đạo. Một Trung Ương Quân Ủy Hội khác, có cùng tên và cùng thành phần nhân sự, nằm trong hệ thống đảng mà cũng do tổng bí thư là chủ tịch. Tổng bí thư cũng là chủ tịch nước và hai quân ủy này thực tế là một và đảng thực tế kiểm soát quân đội qua cơ chế đó. Các tướng có lên lon hay đeo sao thì cũng từ đấy mà ra.

Hồ Sơ Người Việt sẽ có dịp tìm hiểu sau về bộ phận này và về vai trò của các tướng lãnh.

Ngoài Bộ Công An, Trung Quốc còn có Bộ An Toàn Quốc Gia hay “Quốc An” có trách nhiệm về an ninh đối ngoại, tình báo và phản gián. Thế giới bên ngoài có thể hiểu lầm khi nghe nói hoặc viết về Ministry of Public Security là “Gongan bu” (Công An Bộ) và Ministry of State Security là “Guoan bu” (Quốc An Bộ). Cả hai Công An Bộ và Quốc An Bộ đều nằm trong vòng kiểm soát và lãnh đạo của Ban Chính Pháp Trung Ương (Chính trị và Pháp luật). Ðấy mới là bàn tay của đảng.

Một thí dụ khác, thời sự vừa nói đến vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành muốn đào thoát và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải xử lý với Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Nhưng Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì mới chỉ là ủy viên Trung Ương Ðảng và người quyết định về ngoại giao là Ủy Viên Quốc Vụ Viện Ðới Bỉnh Quốc. Ông cầm đầu “Trung quốc Ngoại sự Công tác Lãnh đạo Tiểu tổ” - là mọi công tác đối ngoại - một bộ phận thuộc phạm vi trách nhiệm của Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Ðào. Ðới Bỉnh Quốc có thẩm quyền ra lệnh cho ngoại trưởng, sau khi có ý kiến của Tổng Lý Quốc Vụ Viện (cầm đầu Hội Ðồng Chính Phủ tức là thủ tướng) Ôn Gia Bảo và trên cùng là của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Ðào.

Chi tiết ấy giải thích vì sao mà trong khuôn khổ “Ðối thoại về chiến lược và kinh tế,” Ngoại Trưởng Hillary Clinton lại nói chuyện với Ủy Viên Quốc Vụ Viện Ðới Bỉnh Quốc, chứ Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì chỉ giữ vai phụ dù đã tốt nghiệp Ðại Học Luân Ðôn và có văn bằng tiến sĩ Sử học.

Như vậy, khẩu súng hay cái lưỡi về đối ngoại của Trung Quốc vẫn nằm trong tay đảng.

Ðiểm quân tính số

Bây giờ, hãy nói về quân số và tổ chức.

Bộ Công An điều động một lực lượng hơn ba triệu người, gồm một triệu chín trăm ngàn cảnh sát, một triệu cảnh sát võ trang được huấn luyện và trang bị để bảo vệ an ninh (dẹp loạn, phá vỡ biểu tình), và những cơ quan an ninh mà ta hiểu là công an, có đồng phục hay không, với số lượng là bao nhiêu thì bên ngoài không biết. Ngoài ra còn có nhân sự bảo vệ tòa án và quản lý các trại trù.

Lực lượng này được tổ chức từ trung ương xuống các địa phương là tỉnh, thành phố, quận, huyện, hương trấn, v.v... Ngân sách tài khóa 2012 của lực lượng này được tăng từ 629.3 tỷ đồng Nguyên lên tới 701.8 tỷ, tương đương với 111.4 tỷ đô la. Xin hãy nhớ con số 111 tỷ.

Bộ Quốc Phòng thì có ngân sách tương đương với 106.4 tỷ đô la để điều động một lực lượng binh lính là hai triệu ba hiện dịch và nửa triệu trừ bị (tổng cộng là hai triệu tám) qua hệ thống song hành là các quân khu và đảng ủy địa phương. Nhưng các sĩ quan phải làm việc cùng các đảng ủy và cơ quan nhà nước ở cùng cấp bậc, từ tỉnh, thành phố xuống quận huyện, hương trấn.

Trong công vụ thường nhật, Giải Phóng Quân tức là quân đội không nằm trong hệ thống chỉ huy về an ninh của Bộ Công An, nhưng lại được các đảng ủy lãnh đạo, từ cấp trung ương tới địa phương. Khi hữu sự, quân đội là sức mạnh có nhiệm vụ tưởng là thụ động, hiện diện trong trại để hỗ trợ cảnh sát và công an. Nhưng khi có yêu cầu về an ninh, thí dụ như cứu trợ động đất hoặc dẹp loạn, mà cảnh sát, cảnh sát võ trang và công an không giải quyết nổi, thì quân đội ra tay.

Quyết định về việc đó không nằm tại Bộ Quốc Phòng hay các quân khu mà nằm trong đảng, từ trung ương xuống.

Thí dụ như tháng 3 năm 2008, khi có vụ nổi loạn tại Lhasa trong khu Tự Trị Tây Tạng (Lhasa là thủ đô của nước Tây Tạng đã bị Trung Quốc thôn tính và hoàn toàn kiểm soát từ năm 1959), quân đội ra khỏi trại để yểm trợ cảnh sát về chuyển vận và kiểm soát các trục lộ giao thông. Quyết định ấy là do đảng ủy Lhasa yêu cầu sau khi có sự đồng ý của đảng bộ ở cấp cao hơn.

Quan niệm chỉ đạo và cách tổ chức này khiến giới quan sát bên ngoài tranh luận khá lý thuyết về định nghĩa của ngân sách quốc phòng hay quân phí của Trung Quốc. Ngân sách cho cảnh sát võ trang có được coi là quân phí về quốc phòng không?

Nhưng người ta nên nhìn ra một chuyện bất ngờ từ lề lối tổ chức đó.

Quân đội Trung Quốc có những biểu trưng ra ngoài qua hình ảnh chiến cụ tối tân như hỏa tiễn, chiến xa, pháo hạm, v.v... làm thế giới chú ý và lân bang e ngại. Ðấy là phần “danh” của hình ảnh qua các binh chủng như Bộ Binh, Hải Quân, Không Quân và Ðệ Nhị Pháo Binh (hỏa tiễn chiến lược là chữ dễ hiểu). Phần thực là khả năng tác chiến.

Tác chiến với ai khi mục tiêu và nhiệm vụ được ghi ngay trong văn bản là phòng thủ và nhất là bảo vệ an ninh quốc gia, tức là hỗ trợ cảnh sát và công an để dẹp loạn?

Khi ấy, người ta nên chú ý đến việc quân đội vừa mới được trang bị thêm và huấn luyện lại việc sử dụng trực thăng và thiết giáp để yểm trợ an ninh nội địa. Chính thức là để chống khủng bố, thực tế vẫn là để dẹp loạn. Lực lượng Cảnh Sát Võ Trang đã có kinh nghiệm và phương tiện hoàn thành nhiệm vụ này, và thực tế đã có những đơn vị bộ binh cơ động mà xứ khác có thể gọi là khinh binh hay light infantry. Bây giờ mới đến lượt Giải Phóng Quân được huấn luyện về chiến thuật dẹp biểu tình. Nó hơi khác với truy lùng khủng bố.

Từ sự thể ấy, người ta nên chú ý đến các bản tin liên quan đến loại quyết định về nội an.

Mối nguy đến từ đâu?

Tháng 3 vừa rồi, nhân kỳ họp Quốc Hội (Nhân Ðại), Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Ðào hiệu triệu cả quân đội lẫn công an cảnh sát (PLA và PAP theo cách tường thuật của truyền thông quốc tế mà báo chí của ta dịch lại) là “phải quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ trật tự xã hội, kể cả trật tự của lực lượng quân sự.” Khi báo chí phiên dịch mà quên mất thứ tự ưu tiên là nội an rồi mới đến quốc phòng, PAP trên PLA, thì người đọc không thấy ra mối lo của đảng. Và chẳng để ý đến lời căn dặn của Hồ Cẩm Ðào: “Ngần ấy nhiệm vụ, kể cả bài trừ tham nhũng, phải được hoàn thành với ưu tiên là công tác tư tưởng và chính trị nhằm đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng trên mọi lực lượng võ trang.”

Thời sự trong tháng 3 có nhắc đến vụ Bạc Hy Lai và tin đồn đảo chính quân sự do trưởng ban Chính Pháp Trung Ương là Chu Vĩnh Khang dự tính thi hành. Khi phiên dịch và bình luận mà quên mất lời phát biểu của Hồ Cẩm Ðào và ưu tiên công an trên quân đội, chúng ta không giúp độc giả và dư luận thấy ra nỗi lo xương tủy của lãnh đạo Bắc Kinh.

Kết luận ở đây là lãnh đạo Cộng đảng Trung Hoa đang lúng túng về nhận thức và tổ chức. Về nhận thức, họ e ngại nội loạn sẽ gia tăng còn hơn áp lực của Hoa Kỳ hay các nước vây quanh. Trong khi ấy, về tổ chức thì Tổng Cục Chính Trị của quân đội vẫn cho các sĩ quan, đều phải là đảng viên, học tập về yêu cầu đối phó với ngoại xâm. Khoảng cách tâm lý giữa nội an và quốc phòng khiến quân đội đã không cập nhật được khả năng dẹp loạn và đối phó với “các thế lực thù nghịch bên ngoài.” Báo chí quốc tế thì diễn giải thế lực thù nghịch là từ bên ngoài Trung Quốc, thật ra, lãnh đạo Bắc Kinh nói đến thế lực bên ngoài đảng.

Từ chuyện ấy mà suy diễn ra những lúng túng của đảng, ta có thể thấy nỗi khó khăn của Bắc Kinh khi phân bố phương tiện (ngân sách) và nhân sự cho hai lãnh vực quốc phòng và nội an. Bên quân đội thì nhấn mạnh đến mối nguy ngoại xâm qua lời phát biểu của tướng lãnh để vận động ngân sách cho yêu cầu hiện đại hóa lực lượng quân sự. Nhưng ở trên lại ưu lo về nội an và chống động loạn.

Ðảng Cộng Sản cầm súng trong tay mà khẩu súng chưa rõ là phải chĩa vào đâu


IV. Tướng lãnh trong Cộng Ðảng Trung Hoa

Kỳ trước, người ta thấy hai trọng điểm là 1) đảng mới lãnh đạo quân đội và 2) muốn quân đội chú ý đến yêu cầu bảo vệ an ninh nội địa và yểm trợ lực lượng công an và cảnh sát võ trang.

Nhưng như trong mọi tập thể, giới chỉ huy nào cũng có nhu cầu và đòi hỏi riêng, tướng lãnh cũng vậy, nên đảng luôn luôn phải điều chỉnh tầm nhắm của khẩu súng và nhắc nhở các tướng. Trong khi ấy, dư luận quốc tế thì e ngại sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc và ảnh hưởng của các tướng lãnh lên đường hướng lãnh đạo của đảng.

Hồ Sơ Người-Việt kỳ này sẽ trình bày hai mặt có vẻ như mâu thuẫn đó về các tướng lãnh.

Từ Việt Nam đến hiện đại hóa

Sau 10 năm hoảng loạn cuối thời Mao, Ðặng Tiểu Bình giành lại quyền bính và thật sự lãnh đạo sau Hội nghị kỳ 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 11 vào cuối năm 1978. Hai tháng sau, chính cuộc chiến với Việt Nam-Bắc Kinh gọi là... “Ðối Việt Tự Vệ Phản Kích Chiến” - mới là bước ngoặt cho Trung Quốc.

Vì Giải Phóng Quân bị tổn thất quá nặng, các tướng lãnh bảo thủ trên thượng tầng mới ý thức được tình trạng lạc hậu quân sự nên ủng hộ chủ trương cải cách của Ðặng để hiện đại hóa. Nhưng do hậu thuẫn chính trị vào thời điểm chiến lược ấy mà quân đội lại mở rộng ảnh hưởng vào công nghiệp và kinh doanh.

Chiều hướng ấy khiến các tướng giữ vai trò quan trọng trong đảng ủy địa phương và mở ra hệ thống “quân doanh,” doanh nghiệp của quân đội. Lý do chính đáng là để bù vào ngân sách do trung ương chu cấp không đủ. Cuối cùng thì đảng lo ngại là hệ thống quân doanh sẽ cấu kết với doanh nghiệp nội địa và nước ngoài rồi vượt khỏi tầm kiểm soát của trung ương để sẽ rồi nạn lãnh chúa sẽ tái xuất hiện như trong thời nội chiến.

Sau khi Giang Trạch Dân lên cầm quyền từ vụ khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989, đảng cải cách quân đội: tái cấu trúc và hiện đại hóa theo hướng giảm quân số Bộ Binh, tăng cường các quân chủng khác và nâng mức ngân sách, mà quân đội phải ra khỏi doanh trường. Các tướng mà thiếu gì thì đảng cung cấp, nhưng phải giải thể các cơ sở quân doanh. Việc bán chác tài sản doanh nghiệp này cũng đem lại lợi lộc cho nhiều đảng viên và thân tộc ở địa phương, y như tại Liên Bang Nga dưới thời Boris Yeltsin. Cũng từ đó, không có tướng nào được vào Thường Vụ Bộ Chính Trị.

Kế hoạch hiện đại hóa từ năm 1990 trở về sau đem lại cho quân đội một động lực mới, với ba quân chủng Hải Quân, Không Quân và Ðệ nhị Pháo Binh - Tây phương lần lượt gọi là PLAN (Navy), PLAAF (Air Force) và SAC (Second Artillery Corps) - đã giữ vị thế quan trọng hơn thay vì chỉ có Lục Quân như thời nội chiến và cách mạng.

Ngày nay, Giải Phóng Quân được đảng cho bốn sứ mạng lịch sử sau đây:

Trước hết, bảo vệ an ninh nội địa (nội an là một mục tiêu của quốc phòng theo phép PAP trên PLA mà Hồ Sơ Người-Việt đề cập kỳ trước). Quân đội được phái đi cứu trợ thiên tai rất thường xảy ra trong xứ này (như động đất hay lũ lụt vào các năm 1998, 2008, 2010) hoặc đi dẹp loạn tại Tân Cương, Tây Tạng đằng sau các lực lượng cảnh sát võ trang. Hình ảnh bộ đội đi cứu hộ và dẹp loạn cũng là lợi khí tuyên truyền mà đảng rất biết khai thác.

Thứ hai, bảo vệ dòng hải lưu vì Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và cần trao đổi với bên ngoài. Khủng bố, hải tặc, xung đột giữa các nước hoặc âm mưu phong tỏa của các “thế lực thù địch” (như Hoa Kỳ, Ấn Ðộ hoặc Nhật Bản) là những mối nguy khiến Hải Quân phải có phương tiện và kỹ thuật hiện đại hơn.

Thứ ba, xây dựng khu vực “hạch tâm quyền lợi” ngoài biển Hoa Nam (Trung Nam Hải mà ta gọi là Ðông Hải), nơi cũng có tính cách chiến lược như Tân Cương và Tây Tạng trong nội địa. Quan niệm quyền lợi cốt lõi ấy được chính thức công bố từ năm 2010 và quân đội có nhiệm vụ kiểm soát khu vực này như một vùng trái độn quân sự (buffer zone) để... tự vệ.

Thứ tư, cải tiến khả năng tác chiến, với chiến cụ và trang bị tối tân hơn trên cả bốn địa bàn là ngoài biển, trên không gian, bên ngoài không gian và cả không gian điện toán (cyberspace). Mục đích là để thu ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước tiên tiến và khai triển khả năng “chiến tranh bất cân xứng.” Dùng siêu kỹ thuật để lấy yếu đánh mạnh là một phương châm.

Khi có thêm phương tiện nhờ kinh tế và có thêm động lực tinh thần nhờ sứ mạng được gọi là lịch sử, Giải phóng quân cũng có thêm tiếng nói. Trên diễn đàn của quân đội như tờ “Giải Phóng Quân Báo” (PLA Daily), nhiều tướng lãnh đã có bài quan điểm làm dư luận chú ý. Nội dung các bài này đôi khi gây lo ngại vì luận điệu duy chủng (Hán tộc là nhất) và hiếu chiến, nhưng cũng có những bài tiến bộ khi kêu gọi cải cách chính trị. Tuy nhiên, như trên nhiều diễn đàn khác của giới trí thức dân sự, tác giả có quyền nêu ý kiến và thậm chí tranh luận, nhưng vẫn trong vòng “phải đạo,” là không nêu vấn đề về quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng.

Khi ấy, người ta cần nhìn ra ảnh hưởng của các tướng lãnh qua hai cơ chế dồn làm một, là Quân Ủy Trung Ương.

Trung Ương Quân Ủy Hội

Trung Quốc có hai cơ chế quân sự tối cao của đảng và của nhà nước là “Trung Quốc Cộng sản đảng Trung ương Quân sự Ủy viên hội” và “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Trung ương Quân sự Ủy viên hội,” được gọi chung là “Trung Ương Quân Ủy Hội” với cùng thành phần nhân sự hiện nay là 12 người. Lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương đương nhiên là tổng bí thư kiêm chủ tịch Nhà nước, một nhân vật dân sự.

Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương hiện là Hồ Cẩm Ðào và có ba phó chủ tịch, theo thứ tự thâm niên trong cơ chế này là Tướng Quách Bá Xương (sinh năm 1942, vào Quân Ủy từ 2002), Tướng Từ Tài Hậu, sinh 1943, vào Quân Ủy từ 2004), và Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, bí thư Ban Bí Thư Trung Ương và vào Quân Ủy từ tháng 10 năm 2010. Sau khi lên làm tổng bí thư và chủ tịch nước như dự trù, Tập Cận Bình sẽ thay thế Hồ Cẩm Ðào làm chủ tịch Quân Ủy Hội, nhưng không ngay vào năm tới. Chi tiết này đáng chú ý nhưng xin nói sau.

Ngoài bốn người cao cấp nhất, Quân Ủy Hội còn tám thành viên khác, toàn là tướng lãnh chỉ huy tám bộ phận quân sự quan trọng. Theo thứ tự thâm niên khi họ vào Quân Ủy là Bộ Quốc Phòng (Lương Quang Liệt, 2002), Tổng Cục Chính Trị (Lý Kế Nại), Tổng Cục Hậu Cần (Liêu Tích Long), Bộ Tổng Tham Mưu (Trần Bỉnh Ðức, 2004), Ðệ Nhị Pháo Binh (Tĩnh Chí Viễn, 2004), Tổng Cục Tiếp Tế (Thường Vạn Toàn 2007), Hải Quân (Ngô Thắng Lợi, 2007), Không Quân (Hứa Kỳ Lượng, 2007).

Nhìn lại thì đây là chuyện quan trọng: 10 tướng lãnh cao cấp nhất thường gặp hai nhân vật dân sự cao nhất đảng trong các buổi họp của hai Quân Ủy mà không có sự hiện diện của các lãnh tụ còn lại trong Bộ Chính Trị. Quân Ủy Hội không chỉ là cơ chế lấy quyết định về quân sự mà còn là nơi các tướng trực tiếp nói chuyện với lãnh đạo đảng.

Họ nói chuyện gì, làm “công tác tư tưởng” hay “động viên” nhau ra sao, ai thuyết phục ai, cho chuyện gì?

Theo nguyên tắc về tuổi tác, người đến 68 tuổi (sinh vào năm 1944 về trước) phải về hưu. Trong số 10 tướng lãnh, chỉ có Thường Vạn Toàn (1949) và Hứa Kỳ Lượng (1950) là hy vọng ở lại. Sau Ðại Hội 18, có 8 tướng sẽ ra về, may lắm thì Ðô Ðốc Ngô Thắng Lợi sinh năm 1945 sẽ ở thêm một nhiệm kỳ. Tầm quan trọng của Ðại Hội 18 vì vậy cũng bao trùm lên lãnh vực quân sự.

Trước khi ra về, các tướng khuyến nghị những gì với Hồ Cẩm Ðào và Tập Cận Bình, và họ cất nhắc những ai lên thay thế, theo tiêu chuẩn nào?

Ðộng viên nhau theo hướng nào?

Nhớ lại thì sau khi rời hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước từ Ðại Hội 16 vào năm 2002, Giang Trạch Dân vẫn giữ ghế chủ tịch Quân Ủy thêm hai năm để vận động các sĩ quan theo vây cánh của mình. Nhiều phần thì Hồ Cẩm Ðào cũng vậy. Chủ tịch Tập Cận Bình trong tương lai vẫn có lãnh đạo cũ kè ở bên trong Quân Ủy Hội cho đến 2014.

Như Giang Trạch Dân về hưu mà vẫn có ảnh hưởng qua tay chân được gài lại, Hồ Cẩm Ðào, Ngô Bang Quốc hay Ôn Gia Bảo, v.v... cũng tiếp tục có mặt sau hậu trường. Vì thế, ngoài các phe phái đã trình bày kỳ trước, Trung Quốc còn có cánh “Thái thượng hoàng” là các lão đồng chí làm cố vấn ngầm. Nếu Tập Cận Bình (Thái tử đảng và Thanh Hoa phái) được Giang Trạch Dân cất nhắc lên vị trí lãnh đạo, ông vẫn phải thỏa hiệp với vị tiền nhiệm là Hồ Cẩm Ðào, người cầm đầu “Ðoàn phái” và có truyền nhân Lý Khắc Cường sẽ là thủ tướng trong năm tới.

Lãnh đạo Cộng Ðảng ở vào thế “cài răng lược” và dưới vẻ đồng thuận thống nhất, khi đa số đều là dân sự và tranh thủ (hay tranh đấu) với nhau bên sau hậu trường, họ vẫn cần đến quân đội. Ngược lại, các tướng cũng có dịp tác động hoặc mặc cả về đường hướng và nhân sự.

Hồ Sơ Người-Việt không điểm danh các tướng đang hy vọng tiến vào Quân Ủy Hội hoặc đang được Hồ Cẩm Ðào hay Tập Cận Bình vận động vì bài viết sẽ quá dài. Nhưng xin tóm lược một số đặc tính của các tướng, vẫn là địa phương và phe phái, mà được hiện đại hóa.

Xưa kia, các lãnh tụ quân sự đều xuất thân từ các địa phương thành đồng của đảng, như Sơn Ðông, Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây và Liêu Ninh. Ðịa phương tính đó có phản ảnh trong thành phần ủy viên của Quân Ủy, nơi có ít tướng lãnh xuất thân từ Thượng Hải hay Quảng Ðông, Tứ Xuyên hoặc các tỉnh miền Tây. Ngày nay, đặc tính ấy vẫn còn và sẽ có thể chi phối sự chọn lựa sau Ðại Hội 18.

Ðiều mới hơn là sự xuất hiện của các tướng trong “Thái tử đảng.” Họ là con cháu của các đại công thần thời cách mạng, sinh khoảng 1940-1950 trở về sau.

Nếu các nhân vật dân sự trong “Thái tử đảng” chỉ là một tập thể ô hợp và cơ hội, ngẫu nhiên có chung một gốc tích là quý tộc cách mạng, các tướng lãnh lại hơi khác. Do kỷ luật của tổ chức quân đội, họ gắn bó với nhau và dễ có chung một nhận thức nên cũng có ảnh hưởng cao hơn khi cần tác động vào hệ thống chính trị.

Trong số này, nên chú ý đến Hứa Thắng Lợi, Trương Hải Dương, Mã Hiểu Thiên, và Chương Thấm Sinh. Kế tiếp là các tướng đang lên như Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu Kỳ mà rất bảo thủ, hay một sĩ quan kêu gọi cải cách chính trị là Lưu Á Châu.

Trong vụ Trùng Khánh, nhiều tướng lãnh phe Thái tử đảng bị liên lụy vì gia đình quá thân với Bạc Hy Lai, như Trương Hải Dương hay Lưu Nguyên, nên họ ra sức chứng tỏ sự trung thành với đảng. Ngược lại, nhiều tướng khác thuộc Thái tử đảng mà gần với Hồ Cẩm Ðào thì lại thêm cơ hội thăng tiến, như Ðề Ðốc Trương Hải Dương, con rể Hồ Diệu Bang và Chính ủy Học viện Quân sự Trung ương, Thiếu tướng Không quân Lưu Á Châu, con rể Lý Tiên Niệm.

Lồng trong hai đặc tính địa phương và phe phái nói trên, Giải Phóng Quân ngày nay còn có tầm quan trọng rất lớn của Hải Quân, Không Quân và Ðệ nhị Pháo Binh, ba quân chủng đang được ưu tiên trang bị cho thế kỷ 21. Ðấy cũng là một tiêu chuẩn khác để ước đoán về hậu vận của các tướng sau Ðại Hội 18.

Nhưng dù vai trò của tướng lãnh có tăng hay chuyện vận động có thêm yếu tố bất định về phe phái, quân đội Trung Quốc vẫn phục tùng đảng, ngay cả trong giả thuyết là sau đại hội này sẽ có một hai tướng ngồi trong Bộ Chính Trị thay vì chỉ có Tướng Từ Tài Hậu sẽ về hưu. 
 

Phần 1: Vì đâu người Việt “còi cọc“


Cũng như một con người, một dân tộc có phần hồn và phần thể xác. Dân Việt ta cũng vậy. Xin chưa bàn đến phần hồn, hãy bàn với nhau chuyện thể xác. Hãy ra đường, đến sân trường học, cổng các khu chế xuất hoặc ngồi trên vài chuyến xe buýt, bất kỳ ai cũng phải thốt lên: Sao người mình “còi” thế!

Tôi chưa đi được nhiều nước, nhưng thấy người mình “còi” hơn người châu Âu, người Trung Quốc, người Singapore và có thể cả người Lào và người Campuchia, hai nước sau này nghèo hơn nước ta nhiều.

Người Việt miền Bắc “còi” hơn người Việt miền Trung và Nam, người miền núi còi hơn dân duyên hải. Nghịch lý là, công nhân làm cơ bắp lại “còi” hơn cán bộ, cán bộ cấp dưới còi cọc hơn cán bộ cấp trên! Con số buồn: Dân số VN đứng thứ 13 nhưng chỉ số thể hình xếp 103/173 nước trên thế giới.

Một vấn đề văn hóa

Tuy là chuyện thể xác nhưng lại có thể bàn về rất nhiều khía cạnh văn hóa của chuyện còi cọc. Dung nhan cũng là thể diện. Vóc dáng người Việt chính là thể diện – hay người ta thường nói là bộ mặt của đất nước.

Bởi vì không phải ai cũng đọc sử Việt Nam, nghiên cứu di sản tinh thần như “anh hùng, dũng cảm, cần cù, tình nghĩa”, những đức tính tốt đẹp của người Việt. Thậm chí còn có nhiều người trên thế giới chưa nghe nói đến hai tiếng Việt Nam. Xin lỗi những người thích tự sướng, chuyện này là có thật đấy ạ và tôi đã được đọc trong một bài báo về du lịch.

Vậy thì trước hết người ta nhìn “người Việt” bằng mắt thường. Nghĩa là ngắm anh ta đi đứng ra sao, xách cái này, đẩy cái kia, phản ứng thế nào khi có một thằng cướp giật tóm cổ đòi tiền hay đe dọa. Đã là man thì đương nhiên phải manly chứ? Có khỏe mới giữ được nhân cách.

Với phái nữ thì người ta quen nhìn bộ ngực thế nào, vòng hai vòng ba ra sao. Các bà mẹ chồng thường chọn con dâu đẹp đã đành mà con phải có vóc dáng cao lớn, ngực nở vai rộng, xương chậu nở nang để còn làm mẹ, sinh con đẻ cái nối dõi gia tộc cho bà. Chân dài cũng hay nhưng cô con dâu tương lai không thể là cây sào chống thuyền hay làm giàn cho mướp leo!

Công dung ngôn hạnh thời xưa và cả thời nay nữa, có nội hàm một người nữ khỏe mạnh, cứng cáp không phải để bắt cướp mà có khả năng cáng đáng chức nội tướng trong gia đình khi gặp khó khăn.

Có “dung” khỏe chắc thì mới có “công” giỏi giang. Có “dung” có “công” khỏe mạnh thì mới có “hạnh” (không chỉ giữ tiết trinh cho chồng mà còn biết vị tha, giúp đỡ người khác bằng tinh thần, tay chân khi hữu sự, chăm sóc cha mẹ chồng con khi ốm đau), “ngôn” mẫu mực là ăn nói dịu dàng, đúng mực nhưng cũng phải biết hét thật to kêu cứu khi nhà có cướp hay bị xâm hại chứ?

Tóm lại, cái bao trùm “công dung ngôn hạnh” là khỏe mạnh. Còi cọc, ốm yếu thì không có gì hết. Chắc người nước nào, văn hóa nước nào cũng vậy thôi.


Người Việt mình (và cả người Tàu nữa) nói không oan là không biết nhảy. Tôi không kể các cuộc thi nhảy trên TV hầu như dành cho rất ít người có tài này muốn thành chuyên nghiệp, khác với nhiều dân tộc hễ có nhạc nổi lên là họ ngọ nguậy người, chí ít thì cũng đập đập thìa nĩa vào đĩa thức ăn.

Người mình có thể giỏi nghĩ mưu, giỏi đanh đá, chua ngoa, ngôn từ sắc như dao nhưng không giỏi dùng tay chân, cơ thể như một thứ có sẵn trời cho để biểu hiện suy nghĩ, tình cảm của mình trong lễ hội, liên hoan hoặc gặp gỡ, nơi không thể hoặc không tiện dùng tiếng nói, ngay cả hát. Động thái mạnh mẽ nhất là giơ tay lên với cái ly đầy bia như chuẩn bị đâm lê và thét lên mấy tiếng “dzô dzô” hệt người rừng.

Tôi đã hơn một lần nhìn người nước ngoài chán ngán ngắm các anh chị người Việt mình là những người duy nhất ngồi xổm trong nhà nghỉ chân ở sân bay châu Âu như Franfurt, Orly. Họ nhìn mà như gặp người sao Thổ, chán đến vãi!


Thiệt hại về kinh tế

Trên đây có nói tới các bà mẹ chồng chọn vợ cho con. Các ông chủ xí nghiệp- ngay cả người trong nước tuyển công nhân, kỹ sư hay chuyên gia còn khó tính hơn. Công nhân còi cọc thì làm được gì?

Máy móc được sản xuất từ châu Âu châu Mỹ, nơi chiều cao bình quân của đàn ông thường trên một mét bảy (Mỹ 1,78m, Úc 1,82m, Đức 1,81). Top 10 nước “cao” nhất thế giới đều là những nước phát triển rất giàu, có thể giàu nhất như Mỹ, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch...

Cho nên, “tiền nào của nấy”, công nhân mình (với chiều cao trung bình 1,62m) có giá rẻ.
Và cái mà ta thường “tự hào” có nhân công giá rẻ thật ra chỉ là hậu quả của nhiều thứ trong đó có “giá trị thể hiện hình thể”.

Chị em làm máy khâu, công nhân điều khiển cần trục, lái xe tải, xe ben, thậm chí cả phi công lái máy bay Boeing hay Airbus đều phải cố gắng rất nhiều, “vươn người, duỗi chân, duỗi tay” tối đa để có năng suất như ý. Điều đó một người Mỹ hay Đức làm mà chẳng phải cố gắng bao nhiêu. Họ cao hơn ta những 12-15 cm cơ mà!

Trên đồng ruộng người nông dân mình chưa có diễm phúc được máy móc phụ trợ gần 100% như người các nước đã có hàng thế kỷ. 70% công việc đồng áng đều dựa vào sức người. Mọi sự chỉ trông mong vào tăng cường thể lực, nếu không nói là đang dẫm chân tại chỗ hay thụt lùi.

Vùng cao, vùng nghèo vẫn suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu cả người lớn lẫn trẻ em. Vùng thành phố giàu có vẫn suy dinh dưỡng do hấp thu kém hoặc hóa chất độc hại. Nếu sự tăng trưởng thể lực của nông dân (lao động chính và phụ) không tương xứng thì chưa thể có tăng trưởng vững vàng.

Trong lĩnh vực kinh tế tri thức, thể hình của lãnh đạo đến nhân viên cũng là một trở ngại và thiệt thòi. Ngoại hình không thay được năng lực và tri thức. Nhưng trong nhiều lãnh vực kinh tế, nhất là du lịch, ngoại hình của nhân viên và cả CEO nữa có vai trò không thể coi nhẹ.

Dự các cuộc hội thảo quốc tế hay tour lữ hành, nhìn mấy ông chuyên gia, hướng dẫn du lịch người mình với thân gầy, vai so, kính cận mà thương. Tuy kiến thức hay khả năng của họ đâu có kém người nước ngoài. Không phải người nào cũng bất cần ngoại hình như bác học Hawking lừng danh!
Đã có nhà khoa học nào, ngành khoa học nào tổng kết, thống kê được thiệt hại do ngoại hình và thể lực yếu kém của con người đối với nền kinh tế một quốc gia?

Vì đâu nên nỗi ?

Không có thống kê con số nhưng dù sao chúng ta vẫn còn giữ gìn được nhiều chân dung vẽ hoặc ảnh chụp từ thế kỷ trước. Nếu bạn còn nhớ, có một bức ảnh trong bảo tàng chụp nghĩa quân Đề Thám bị thực dân Pháp bắt đi đày. Có nhiều đàn bà tham gia quân khởi nghĩa bên cạnh đàn ông là thuộc hạ thiện chiến của Đề Thám.


Nhiều đàn bà tham gia quân khởi nghĩa bên cạnh đàn ông là thuộc hạ thiện chiến của Đề Thám, bị thực dân Pháp bắt đi đày

Xin bạn hãy nhớ lại những bộ ngực trần của họ chỉ được che bằng một cái yếm trễ nải, cổ mang gông gỗ. Hãy nhớ lại bắp tay, bắp chân của các vị nghĩa sĩ đàn ông đang đút chân vào cùm.

Tất cả họ, nếu tôi không nhầm, có vẻ đều khỏe mạnh, to cao hơn chúng ta ngày nay. Không đâu xa, ngay cả nhìn lại ảnh lính Vệ quốc đoàn hay lính Giải phóng của hai cuộc kháng chiến. Có vẻ như họ khỏe mạnh và lành mạnh, nghĩa là không mập và đít beo bụng ỏng như một số người trong chúng ta!
 
Phần 2: Còi cọc đâu phải là định mệnh?

Vì đâu thể hình người Việt Nam ngày nay có đến mấy trạng thái khó chấp nhận?

Một, do gien di truyền ( bên cạnh ưu điểm là sức đề kháng, chịu đựng cao vì gần gũi thiên nhiên). Gien như vậy nhưng chúng ta lại bế quan tỏa cảng lâu dài, không có chiến lược cải thiện gien giống nòi bằng những cuộc lai giống có tính chiến lược tầm quốc gia.

Một thời kỳ dài người Việt không được yêu, không được lấy người nước ngoài. Những cuộc hôn nhân phối giống tuy không thể nhiều nhưng vẫn có tác dụng cải thiện gien và nếu được kéo dài hàng thế kỷ thì nhất định gien sẽ được cải thiện.

Lấy chồng nước ngoài (dù bằng tình yêu chân thực) không bị cấm đoán thì cũng bị nhìn nhận thiếu thiện cảm. Gọi là người Mỹ, người Đức nhưng thực ra trong họ trộn lẫn rất nhiều dòng máu ngoại lai châu Phi, châu Âu, kể cả châu Á.

Hai, suy dinh dưỡng kéo dài với nhiều mức độ khác nhau do chiến tranh
, do kinh tế và mức sống thấp. Chưa nói nhiều vùng còn thiếu ăn, không chỉ gạo mà thiếu ngay cả ngô khoai sắn, nói gì sữa hay thức ăn tốt cho phát triển cơ thể.

Theo số liệu của Viện dinh dưỡng, người Việt chỉ uống bình quân 6 lít sữa mỗi năm (dù thế, uống sữa vẫn là xa xỉ với đại đa số) trong khi người Thái Lan là 23 lít/năm, Trung Quốc 25 lít/năm. Giá sữa của ta không hiểu sao (có lẽ phải cõng nhiều phí bôi trơn và trung gian) lại cao nhất thế giới.


Nếu lấy bài học từ Nhật Bản thì gái Việt lấy chồng Tây chẳng phải là điều tốt sao? (Ảnh: ca sĩ Đoan Trang và chồng Tây)

Ba, thực phẩm bẩn tràn lan, đặc biệt là có can thiệp của hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Nếu độc giả nào còn hồ nghi hay muốn tìm hiểu thêm về chuyện này xin chịu khó đọc báo hoặc đọc kỹ cuốn Chết dưới tay Trung Quốc của Peter Navarro and Greg Autry, hai nhà báo Mỹ (bản điện tử có ở đây: https://sites.google.com/site/vanhocfamily/cht-di-tay-trung-quc ).

Chẳng những thức ăn thức uống không sạch mà còn độc hại, có tác dụng hủy hoại giống nòi, đến nơi ngồi ăn, đứng ăn, đồ đựng, cách rửa ráy, chế biến phần nhiều khả nghi.

Bốn, ăn nhiều quá.
Vâng, trong khi nông dân, công nhân và sinh viên, cán bộ nghèo thiếu ăn thì nhiều người, trong đó có không ít người cướp được “tiền chùa” đã đành mà sinh viên, người lao động nghèo cũng khá đông, ăn uống ngày dài lại đêm thâu, bia chảy như suối, rượu đế nốc không kịp rót.

Không tin xin hãy dạo phố Hà Nội, Sài Gòn. Hầu như chỗ nào, lúc nào cũng thấy nhậu, thấy ăn. Nguy hại phần đông đều là lớp trẻ. Ăn như vậy là cách nhanh nhất để mập mà không khỏe, làm ra những cái bụng ỏng, những cái đầu hói và trống rỗng, những cánh tay ẽo ợt, những cỗ máy sinh sản thiếu và yếu tinh trùng, tiền đề cho một lớp con cháu thiểu năng trí tuệ hoặc bệnh tật.

Năm, lười vì mất cảm hứng.
Vâng, dân tộc có tiếng là cần cù, chăm chỉ. Nhưng lại “một bộ phận không nhỏ” do thừa hưởng của trời cho nên không làm gì mà vẫn giàu, không động tay chân trí nào mà ăn mấy đời không hết.
Họ lấy hưởng lạc làm mục đích đi tu, lấy “vui là chính” làm lẽ sống. Họ ăn, đi chơi, nghe nhạc, xem chân dài trên sân khấu mỗi lúc có dịp, sẵn sàng tham gia mọi trò du hí dù có tốn sức tốn của, trừ tập thể dục, thể thao. Xem thành tích điền kinh và nhất là bóng đá của nước Việt, ai cũng thấy mức độ rèn luyện của người mình như thế nào.

Trẻ em được nuông chiều như tất cả đều là “em chã”, bố mẹ cho “bú sữa từ thuở ấu thơ đến tuổi già” như trong một câu thơ quảng cáo vú sữa của Maiakovsky. Những trung tâm thể dục buổi sáng, buổi tối thường gồm người già, những người không sinh sản, không làm việc và chỉ còn việc duy nhất là tìm cho mình một cuộc sống khỏe mạnh để trốn chạy cái chết.

Thanh niên ư? Chúng tôi không vội. Nguyên nhân sâu xa là thanh niên không có cảm hứng xã hội, không có niềm vui và ý chí chăm lo hình thể của mình, có vẻ như có hơn một thế hệ không nghĩ rằng mình đang hoặc sẽ là chủ nhân ông của đất nước. Ai đã làm cho họ như vậy?

Sáu, stress. Thanh niên dán mông vào ghế, dán mắt vào màn hình, nút tai lại nghe nhạc trong đó có người do sở thích, nhu cầu công việc hay kiếm sống, nhưng rất nhiều người là đệ tử của games và buôn dưa lê qua NET, vô tình hủy hoại sức đề kháng mà trời và cha ông cho chúng ta như một gia tài quý báu.

Đây là sản phẩm có vẻ bất khả kháng của thời đại công nghiệp hóa, thông tin hóa, nước nào cũng nếm mùi. Nhưng xem ra, thanh niên chúng ta đang hăng hái hơn cả chọn mặt tiêu cực của mấy cái “hóa” ấy mà lao vào như thiêu thân không sợ đèn.



Còi cọc đâu phải là định mệnh

Năm 1945, chúng ta, người Việt còn gọi lính Nhật phát xít là “Nhật lùn”. Đến bây giờ, sau chỉ hơn nửa thế kỷ, chiều cao đàn ông Nhật đã tăng lên 10cm (1,71m) và họ đã cao hơn đàn ông Việt 9cm (1,62)!

Người Nhật đã làm nên quá nhiều điều kỳ diệu, một trong số đó là nâng được chiều cao của dân tộc lên gần kịp với châu Âu, châu Mỹ. Họ làm điều ấy đâu phải chỉ vì yêu Cái Đẹp cơ thể mà chính vì sự hùng mạnh mọi mặt và thể diện của quốc gia, dân tộc Nhật.

Vâng, nếu người Nhật có thể nâng tầm vóc của dân tộc cao hơn 10cm sau mấy chục năm sau kết thúc thế chiến II, thập kỷ cuối cùng thế kỷ 20, Trung Quốc, Thái Lan nâng được 2cm chiều cao, cùng thời gian đó nước ta chỉ nâng được 1cm thì quả thật còi cọc đâu phải trời cho?

Còi cọc hay cao lớn là trong bàn tay chúng ta, trước hết là trách nhiệm của những người dắt dẫn và chăm lo sức khỏe dân chúng, sự tồn vong của giống nòi. Bài học tăng cường sức mạnh thể hình (và cả linh hồn) của một quốc gia đầy rẫy. Chỉ có điều là chúng ta có chịu học hay không mà thôi.
Một trong rất nhiều phương pháp chống còi cho nòi giống của người Nhật có thể coi là một biểu tượng. Đó là trẻ em mẫu giáo của Nhật có giờ thể dục cởi trần chạy bộ ngoài trời bất kể thời tiết nào kể cả băng tuyết. Một hành động điển hình cho sự rèn luyện cơ thể “từ thuở lọt lòng”.

Người Nhật thường nói như đùa mà làm thật: “Đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm”. Phải chăng đối với họ, ốm là dịp tốt nhất để miễn dịch, để kiến tạo một cơ thể lành mạnh về sau. Trẻ con của Nhật được dạy và làm việc vặt trong nhà, điều này các gia đình nông dân ta đã buộc phải làm nhưng cứ 3 trẻ nông dân thì vẫn có 1 đứa còi cọc bởi vì làm mà ăn không đủ. Người Nhật có điều kiện hơn, một cốc sữa tối thiểu hàng ngày là bắt buộc với trẻ em Nhật và họ đã thực hiện được.

Chiến lược nâng cấp thể hình và thể lực giống nòi không thể đề cập hết trong một bài báo. Có lẽ chỉ một câu bao trùm người ta vẫn luôn nói, luôn “nghị quyết” nhưng chưa làm được hoặc làm chưa đến nơi: “dân là gốc”.

Nếu coi dân là gốc thì sự tồn vong của giống nòi, đất nước phụ thuộc vào cái gốc. Nó phải được vững bền, khỏe mạnh và đầy sức sống chứ không phải béo phì nhưng dễ mục. 

2141. CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HIỆN THỰC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 04/12/2013
TTXVN (Hong Kong 2/12)
Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 vừa công b một loạt cải cách quan trọng. Nhng cải cách này đã nhận được nhiều đánh giá trái ngược nhau của giới chuyên gia. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Dường như họ cố tình thực hiện cuộc cải cách này. Ngay sau Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, một tuyên bố ngắn gọn về các cuộc cải cách đầy tham vọng đã được đưa ra. Giới truyền thông phương Tây đã đua nhau thể hiện sự không hài lòng của họ. Sau đó, những thông tin ra đời của hệ thống ngân hàng tư nhân, giảm số lượng tội phạm bị tử hình, cải cách hệ thống hộ khẩu và nhiều vấn đề khác nữa.
Ý nghĩa của những cuộc cải cách quan trọng và đa dạng như vậy có thể được tóm tắt theo một cách đặc biệt: Trung Quốc đang thúc đẩy việc tăng cường cải cách kinh tế và xã hội để tăng thêm sự giàu có và chất lượng cuộc sống cho những người đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình bùng nổ kinh tế. Đây là cách duy nhất mà “con rồng” này có thể lấy lại đà tăng trưởng. Đó là một cách tiếp cận rất thực tế.
Cuộc cải cách chính trị sẽ diễn ra sau, vào đúng thời điểm. Giờ đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý những thay đổi, tìm kiếm một sự cân bằng giữa quản lý nhà nước và sức mạnh to lớn của thị trường. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra thông cáo, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đưa ra thêm những bình luận của mình, giải thích rằng chỉ có tiếp tục “cải cách và mở cửa thì Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác mới có thể phát triển”. Ông Tập Cận Bình nói rằng toàn bộ quá trình này cần phải được hoàn thiện vào năm 2020, và kêu gọi “giải phóng tư tưởng”, một vấn đề ưu tiên hàng đầu để phá vỡ rào cản từ các nhóm lợi ích cố hữu. Ông Tập Cận Bình đã nói về “sự can đảm và khôn khéo” cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải “mạo hiểm”. Không mạo hiểm thì không thể đạt được điều gì. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét chi tiết những cải cách này.
Các lĩnh vực tư nhân và nhà nước
Thay vì một sự giải thể các doanh nghiệp lớn của nhà nước – như những nền tảng cơ bản của thị trường – mục đích cải cách lĩnh vực tư nhân và nhà nước là làm cho những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn thông qua yếu tố cạnh tranh và khuyến khích các nguồn vốn tư nhân đầu tư vào “những gã khổng lồ” của họ. Doanh nghiệp “không có vốn nhà nước” có thể mua cổ phần trong các doanh nghiệp lớn của nhà nước, hướng tới một “hệ thống sở hữu hỗn hợp”, trong khi những “sự độc quyền lớn” cũng phải bị phá vỡ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn của nhà nước phải nộp lại 30% lợi nhuận của họ (tăng gấp đôi mức thuế trước đây). Khoản tiền này sẽ được tái đầu tư để cải thiện sinh kế của người dân. Theo cách tương tự, Trung Quốc sẽ mở rộng lĩnh vực ngân hàng, cho phép thu hút nguồn vốn tư nhân nhằm tạo ra “các ngân hàng vừa và nhỏ có chất lượng”.
Thành phố và nông thôn
Để xóa bỏ “hệ thống kép đô thị và nông thôn”, người nông dân sẽ được phép tham gia thị trường hoặc được tiếp cận tín dụng để sản xuất một cách có hiệu quả hơn trên phần đất của họ, đồng thời trở thành cổ đông của những trang trại mới và có quy mô lớn hơn. Họ đã không thể làm điều này từ trước đến nay, kể từ khi đất đai chính thức thuộc sở hữu tập thể nhưng thực chất là của cán bộ địa phương – những người thường xuyên lấy và bán chúng cho các nhà kinh doanh bất động sản: các dự án đầu cơ lớn lấp đầy ngân sách của chính quyền địa phương và làm giảm diện tích đất canh tác có sẵn. Sau đó, những người nông dân trở thành dân di cư, và một lực lượng lao động được trả công thấp sẽ đổ về các thành phố lớn.
Một ví dụ về sự khác biệt là ở tỉnh Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc, nơi mà nhà chức trách đã bắt đầu thúc đẩy và cung cấp tài chính cho các hợp tác xã của những người nông dân (không phải là “các nhóm dân cư”) cùng tham gia góp đất và khiến lĩnh vực nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn.
Đồng thời, các chương trình nhằm nâng cao chất lượng trường học trong khu vực nông thôn cũng sẽ được tiến hành. Những người muốn bán đất và chuyển đến thành phố, thay vào đó sẽ được giúp đỡ để có được một hộ khẩu thành thị, giấy phép cư trú để đảm bảo các quyền và được hưởng các dịch vụ (từ y tế đến giáo dục) tại nơi mà họ được đăng ký cư trú.
Tóm lại, các biện pháp này sẽ cho phép người nông dân có một sự lựa chọn: Liệu mình sẽ ở lại nông thôn để làm việc trong một lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả hơn hay sẽ nắm bắt những cơ hội của sự đô thị hóa trong một điều kiện ít thiệt thòi hơn?
Sự phân hóa giữa thành phố và nông thôn nằm ở nguồn gốc của nền kinh tế đang bùng nổ tại Trung Quốc, nhưng giờ đây, ngoài việc tạo ra một sự bất bình đẳng không bền vững, tình trạng này còn khiến cho mô hình kinh tế mới mà Bắc Kinh muốn tạo ra trở nên thiếu hiệu quả. Ngày nay, Trung Quốc ít có nhu cầu đối với nhũng người lao động giá rẻ, mà thay vào đó là đòi hỏi sự tiêu dùng của tầng lớp trung lưu hướng vào thị trường trong nước. Đây là quá trình đô thị hóa “xã hội” theo ý tưởng của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trong khi đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “quyết định không thúc ép các chính quyền địa phương ở những khu vực có điều kiện sinh thái kém phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế bất chấp suy thoái môi trường”. Nói cách khác, việc đánh giá các quan chức địa phương sẽ không phụ thuộc vào thành tích của họ trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà dựa nhiều hơn vào các tiêu chuẩn chất lượng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường.
Phúc lợi
Một vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay là tình trạng già hóa dân số. Do vậy mục tiêu hướng tới là một hệ thống lương hưu bền vững. Tài khoản của người lao động sẽ được bổ sung bằng an sinh xã hội, trong khi việc tăng tuổi nghỉ hưu được xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, sẽ có các khoản đầu tư vào ngành dịch vụ cho người cao tuổi. Hệ thống y tế sẽ được dựa trên cơ sở cùng một loại bảo hiểm cá nhân như ở Mỹ, nhưng nhà nước có thể sẽ hợp nhất nó. Vấn đề nhà ở có hỗ trợ cũng được coi là một thách thức lớn; các dự án nhà ở được trợ cấp nhiều làm giảm giá cả và hiện tượng bong bóng nhà đất có thể sẽ tiếp diễn.
Tư pháp
Đã có rất nhiều tranh luận về việc bãi bỏ hệ thống “giáo dục lại thông qua lao động” trong tương lai, một hệ thống được đưa ra từ những năm 1950 cho phép quản lý hành chính – có nghĩa là, không cần xét xử – đối với những người có các vi phạm nhỏ, dựa trên hiệu quả của việc phục hồi khả năng lao động. Trên thực tế, nó đã trở thành một hệ thống lao động cưỡng bức những người nổi loạn chống lại những vụ lạm dụng của các hoạt động vận động hành lang ở địa phương, những người bất đồng chính kiến, các thành viên của các giáo phái tôn giáo (như Pháp Luân Công) hoặc những người chỉ đơn giản là có một số vấn đề cá nhân tự phát với một quan chức địa phương.
Trong khi đó, Bộ Chính trị đã tuyên bố rằng hệ thống tư pháp sẽ được hoạt động độc lập. Các tòa án sẽ được tách ra “một cách hợp lý” khỏi chính quyền địa phương.
Hai cuộc cải cách cùng nhau có thể chấm dứt nhiều sự lạm dụng và “những vụ việc gây tranh cãi” đã được Tân Hoa xã đưa tin chi tiết.
Số lượng phạm nhân chịu án tử hình – hiện là 55 trường hợp – cũng sẽ được “giảm dần”, một động thái đã và đang được tiến hành: trong năm 2011, 13 án tử hình đã được hủy bỏ.
Kiểm soát t lệ sinh
Cái gọi là “chính sách một con” được đưa ra vào cuối những năm 1970, cho phép nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn so với sự gia tăng “số miệng ăn”. Theo ước tính, nếu không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, dân số của Trung Quốc sẽ nhiều hơn 400 triệu người so với mức hơn 1,3 tỷ dân hiện nay.
Cuộc cải cách này quy định rằng mỗi cặp vợ chồng có thể có hai con, nếu ít nhất một trong hai người (bố hoặc mẹ) là con một. Đó là một nỗ lực để kìm hãm sự già hóa của xã hội và giữ mức tăng trưởng dân số “cân bằng”. Tỷ lệ sinh hiện nay trong khoảng từ 1,5 đến 1,6 trẻ trên một phụ nữ, và các chuyên gia nhân khẩu học dự kiến con số này sẽ dần đạt đến mức 1,8, mức được coi là bền vững. Lực lượng lao động đang dần bị thu hẹp và giảm đi 3,5 triệu lao động trong năm 2012, ước tính giảm tới 29 triệu lao động trong thập kỷ này. Ngoài ra còn có một sự mất cân bằng giới tính – cứ 100 bé gái chào đời thì có tới 118 bé trai được sinh ra – như một kết quả của việc phá thai chọn lọc giới tính của nhiều gia đình vì lý do văn hóa và giống nòi.
Có nhiều cải cách quan trọng hơn những cải cách này, nhưng những cải cách này vẫn được coi là quan trọng nhất.
Ngay bây giờ, chúng ta đã có những thông báo về mục đích, chứ không phải các điều luật. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức làm việc của Trung Quốc. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ ra con đường cho 7 năm tới. Giờ đây, vấn đề đối với các cơ quan chính phủ khác nhau sẽ là việc thực hiện và rà soát lại các cải cách. Sẽ có những sự chậm trễ, một số ý kiến phản đối, và những sự điều chỉnh. Nhưng những điểm yếu sẽ được truy tìm và không có con đường quay trở lại.
Từ trên xuống dưi và từ dưới lên trên
Trong dự án lớn này, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đóng một vai trò lớn. Đây là một mạng lưới lớn gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có quyền lực cả với hoạt động nghiên cứu việc thực hiện các cải cách và phê duyệt những dự án cụ thể, cũng như là cung cấp tài chính cho các dự án đó. Trong số các Phó Chủ nhiệm ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia phải kể tới Lưu Hạc, một nhân vật thân tín của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, đồng thời là người có tiếng nói nổi bật trong các cải cách.
Cơ quan này hiện được kết hợp tham gia cùng một cơ quan khác. Sự ra đời cơ quan đó không phải là điều được công bố một cách tình cờ trong ngày đầu tiên sau Hội nghị Trung ương 3. Đó là một “Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách sâu sắc toàn diện.”
Điều gì quan trọng đối với việc phân tách các chức năng này?
Ngoài sự kiểm soát của ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia còn có một mạng lưới các trường đại học và nghiên cứu quân sự, các doanh nghiệp tư nhân, Ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, các tỉnh, các dự án quy mô nhỏ, nên cơ quan mới thành lập có thể sẽ phối hợp với tất cả các thực thể này và áp dụng cùng một phương pháp tiếp cận như ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia.
Điều này có nghĩa là một siêu thực thể mới sẽ được tạo ra, được quản lý trực tiếp bởi Trung ương, và nhằm mục đích hướng tất cả năng lượng tới mục tiêu đã được đặt ra đến năm 2020. Chúng ta sẽ phải chờ đợi tuyên bố về người sẽ phụ trách “Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện” để biết thêm chi tiết.
Một hệ thống mà trong đó hai ủy ban nói trên tạo nên phương thức hoạt động theo hướng từ trên xuống dưới liên quan đến những quyết định lớn, còn từ dưới lên trên thì liên quan đến việc thực hiện và tiếp tục xác định lại các dự án cụ thể.
Lấy vấn đề thuế bất động sản là một ví dụ. Loại thuế này đã được thực hiện tại Thượng Hải và Trùng Khánh, ảnh hưởng đến căn nhà thứ hai (và những căn tiếp theo) sau căn nhà thuộc sở hữu lần đầu. Nó bao gồm cả mục đích kinh tế – làm giảm hoạt động đầu cơ bất động sản và bình đẳng: tính thuế đối với người giàu, tái phân phối các nguồn tài nguyên đã được thu lại. Đã có những tin đồn trong nhiều năm rằng hình thức thuế này sẽ được nhân rộng trên toàn Trung Quốc, nhưng thực tế điều đó vẫn chưa xảy ra. Theo những tin đồn mới đây, nhà chức trách nước này đang cố gắng tìm cách áp dụng thuế bất động sản đối với các địa phương và các loại thu nhập khác. Việc áp dụng loại thuế này sẽ được kéo dài ở cấp quốc gia cho tới khi thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể và trở nên cân bằng hơn giữa các khu vực.
Nhiệm vụ của ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia chính là những sự điều chỉnh đang diễn ra này, và có thể Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện sẽ áp dụng các phương pháp tương tự nhưng trong một phạm vi rộng lớn hơn.
Ý nghĩa của thị trường
Việc cho phép thị trường “phân bổ tốt hơn các nguồn lực” và kết hợp lĩnh vực tư nhân với lĩnh vực công có ý nghĩa như một nỗ lực để chuyển tài sản từ các nhóm lợi ích thâm căn cố đế của các công ty lớn thuộc nhà nước sang xã hội phổ biến.
Michael Pettis, chuyên gia phân tích tài chính nổi tiếng đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, đã giải thích: Mô hình của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình dựa trên đầu tư cao không còn là mô hình bền vững bởi vì “thế giới được cho là không còn khả năng tiếp nhận sản xuất của Trung Quốc, “con rồng” này không có khả năng để hấp thụ luồng vốn riêng của nó hơn nữa”. Trung Quốc không còn cần phải cạnh tranh trong thị trường quốc tế bằng cách sản xuất hàng hóa giá rẻ để làm Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) tăng nhanh hơn so với tiền lương, bởi vì thế giới phương Tây bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ngày càng có ít thu nhập để mua các loại hàng hóa.
Chuyên gia Pettis nói thêm: “Sau đó, bạn phải thay đổi nguồn gốc của tăng trưởng và tăng trưởng bền vững hơn là tiêu dùng trong nước. Có thể nói gần như không thể tránh khỏi sự lựa chọn này. Do đó Trung Quốc nhất thiết phải chuyển sự giàu có tới các gia đình, có nghĩa là chuyển sự giàu có từ các doanh nghiệp lớn của nhà nước sang cho các công ty vừa và nhỏ, những công ty tạo ra công ăn việc làm cho người lao động”.
Thu nhập hộ gia đình hiện nay phải tăng hơn so với sự giàu có của những thành phần nhà nước, và ở đây chúng ta có nghịch lý lớn, chuyên gia Pettis giải thích: “Đến nay, những gì đúng đắn với tầng lớp lãnh đạo cấp cao cũng sẽ phù hợp chợ đất nước. Tuy nhiên, trong những năm tới lợi ích của tầng lớp này sẽ không còn được như vậy trên toàn đất nước”.
Theo một số cách khác nhau, những người nắm giữ quyền lực phải từ bỏ một vài điều gì đó để mang lại động lực mới cho Trung Quốc, điều đem đến cho chúng ta ý tưởng về những thay đổi lớn nhưng phức tạp đang diễn ra, cũng như báo hiệu các cuộc xung đột có thể xảy ra trong Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.
Chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng ra một sự đấu tranh giai cấp cơ bản, mà nguyên tắc của nó là thực hiện đầy đủ “chủ nghĩa xã hội thị trường” theo đúng nghĩa: một quá trình lớn của việc chuyển giao sự giàu có thông qua sự cạnh tranh nhiều hơn, nhiều phúc lợi hơn và hiệu quả cao hơn.
* * *
TTXVN (Algiers 2/12)
Theo tạp chí “Đại Tây Dương“, rất ít khi một Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (BCHTW) lại được bình luận nhiều, khiến nhiều người hy vọng nhưng cũng gây ra nhiều nỗi thất vọng đến như vậy. Tuy nhiên, bối cảnh thì ai cũng biết và giải pháp là hoàn toàn có thể thấy trước được.
Sau hai hội nghị đầu tiên để bàn việc thành lập các tổ chức mới, hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ ba (khóa 18) Đảng Cộng sản Trung Quốc (từ ngày 9 đến ngày 12/11/2013) quyết định những phương hướng đã nhiều lần được công bố trong tháng 11/2012, tại kỳ họp Quốc hội tháng 3/2013, sau đó bị bãi bỏ, rồi lại thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lý Khắc Cường và sự điều hành của Lưu Hạc vào tháng 11/2013. Phần lớn các cuộc cải cách liên quan đến tài chính, công nghiệp, kinh tế và xã hội nhằm hỗ trợ công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đô thị hóa và thay đổi lối sống và tư duy đang diễn ra. Nhưng một số cuộc cải cách trong số đó chắc chắn gây tác động về chính trị vì đụng chạm không những đến mối quan hệ giữa chính quyền và xã hội dân sự, truyền thông, doanh nghiệp Nhà nước lớn và ngân hàng, mà cả lợi ích của các phe nhóm và giới đầu nậu, cũng như khái niệm rất nhạy cảm về quyền sở hữu đất đai của nhà nước trong bản Hiến pháp năm 2004 sửa đổi, nhưng luôn được thực hiện theo phương thức tập thể ở vùng nông thôn và do Nhà nước chủ trì ở thành phố.
Các cuộc cải cách chính trị – khiến Bắc Kinh lưỡng lự nhưng nhiều nhà nghiên cứu, một số nhà lãnh đạo cấp cao, luật sư, nhà hoạt động và nhà báo đòi phải thực hiện – phải làm rõ mối liên hệ giữa chính quyền và ngành tư pháp với tính độc lập rất mong manh và không chắc chắn. Bắc Kinh cũng cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa mình với Hiến pháp vốn bảo đảm quyền tự do cá nhân và bầu cử tự do trong khi quyền tự do cá nhân thường bị các cơ quan an ninh đàn áp vì muốn giữ ổn định xã hội, còn bầu cử tự do chỉ được tố chức ở cấp hành chính thấp nhất và thường bị cán bộ địa phương thao túng.
Việc thực hiện phải nói là khó, nếu không muốn nói là không thể. Ai cũng biết Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại hội nghị trung ương vừa qua, vẫn giương cao các biểu tượng Lêninít, không muốn đặt lại vấn đề đối với giáo lý bất khả xâm phạm về “vai trò lãnh đạo” của mình. Nhưng – và đây là mầm mống có thể gây ra khủng hoảng – một bộ phận trong chính giới, một số nhà nghiên cứu, nhà báo, luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, kể cả trong Trường Đảng Trung ương vốn là trung tâm tư tưởng của chế độ, giải thích rằng nếu tư tưởng không tiến triển theo hướng chấp nhận vô điều kiện tính tối thượng của Hiến pháp như được khẳng định trong Điều khoản V bảo đảm độc lập cho ngành tư pháp, bầu cử tự do, quyền của các cơ quan dân cử địa phương được phản bác chính sách công, Trung Quốc sẽ không thực hiện được các cuộc cải cách kinh tế-xã hội tối cần thiết để đương đầu với những thách thức lớn mà đất nước sẽ phải đối mặt.
Trước những mâu thuẫn hiện hữu đó, ban lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong đó phần lớn số thành viên đã cao tuổi và có tư tưởng bảo thủ, chỉ muốn đạt được thỏa hiệp giữa cái cần thiết và cái có thể. Điều đó dẫn đến nguy cơ đà cải cách tạo ra được từ sau Đại hội Đảng và được nhắc lại tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 3/2013, trở thành một trong những “hành vi hụt” hướng tới cải cách chính trị tạo mốc trong lịch sử của Trung Quốc, nước luôn có ý định cản trở bằng tư tưởng bảo thủ, đôi khi là thụt lùi, với lý do đặc thù văn hóa. Nhưng tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy họ vừa phát động cuộc đấu tranh chống các thế lực cực đoan nhất trong xã hội. Năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ cho biết cuộc đấu tranh đó có mang lại kết quả hay không.
Vấn đề đáng nói ở đây là đà cải cách gặp vô số trở ngại. Cả lần này nữa, tại Đại hội Đảng cũng như trong kỳ họp Quốc hội, chủ đề cải cách được nói đến rất nhiều trong tuyên bố cuối cùng số 01 của Đảng, rồi được khẳng định bằng kế hoạch chính thức được công bố ngày 15/11/2013. Tuy nhiên, kế hoạch đó cũng khá bảo thủ. Bức thông điệp chính thức một mặt nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế-xã hội của các cuộc cải cách và tầm quan trọng của thị trường nhiều hơn là khía cạnh chính trị cúa các cuộc cải cách, mặt khác nói rõ rằng “vấn đề chủ chốt là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chính quyền và thị trường”. Nhằm mục đích đó, một “nhóm lãnh đạo” – đây là một cái mới rất lớn – được thành lập để “thiết kế và giám sát các cuộc cải cách kinh tế tổng thể và sâu rộng”. Điều đó có nghĩa là BCHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc không đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề còn tồn tại. Đằng sau đó là mâu. thuẫn giữa vai trò tốt hơn của thị trường và ý định hiển nhiên của Đảng tiếp tục kiểm soát nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Đảng Cộng sản Trung Quốc một mặt vẫn hứa hẹn hỗ trợ khu vực tư nhân, mặt khác tỏ ra lưỡng lự không muốn thúc đẩy cải cách đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn gây lãng phí lớn, ít hiệu quả, không mấy sáng tạo và là nơi chứa chấp những bổng lộc chính, khi gọi doanh nghiệp Nhà nước là “trụ cột chính của chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc”. Như ông Lý Thành, chuyên gia người Trung Quốc tại Viện Brookings, đã nhấn mạnh “ảnh hưởng dai dẳng- của các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tiếp tục khoét sâu thêm bất công xã hội, cản trở sản xuất và thổi phồng hơn bong bóng bất động sản mà hội nghị BCHTW định điều chỉnh”.
Ý định công khai sửa đổi hoạt động của Nhà nước trước ý muốn cải thiện “công tác lãnh đạo” nhiều lần được Chủ tịch Trung Quốc nói ra, cũng cho thấy có phản xạ bảo thủ vì chế độ Bắc Kinh chưa từ bỏ đặc quyền của mình kiểm soát càng chặt chẽ càng tốt, Điều đó thể hiện trong việc thành lập “ủy ban an ninh Nhà nước” theo mô hình của Mỹ, nhưng thông cáo về việc này không nói rõ thẩm quyền, thành phần cũng như hoạt động của thể chế này trong bối cảnh căng thẳng xã hội và sắc tộc gia tăng với mối đe dọa khủng bố trở thành sự thực.
Một số cuộc cải cách khác như quyền sở hữu đất đai ở các vùng nông thôn -vốn là điều kiện để hiện đại hóa nông thôn – hay phương thức tài trợ của chính quyền địa phương, chính sách một con hay vấn đề hộ khẩu, chỉ là những lời hứa hẹn được đưa ra trước đây rồi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng gặp rất nhiều trở ngại trong việc thực hiện. Chẳng hạn việc xóa bỏ hộ khẩu được nói đến từ nhiều năm nay nhìn chung vấp phải thái độ thù địch của giới trung lưu thành thị vì không muốn tiếp nhận đội quân lao động di cư, cũng không chấp nhận đóng các khoản thuế nảy sinh từ đó.
Tuy nhiên, cuộc cải cách tư pháp, vấn đề cũng được Tổng bí thư Đảng hứa hẹn và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải công tâm và công bằng, sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát của Đảng theo yêu cầu của tất cả những người bác bỏ những “hành vi quá đà của phương Tây” vì theo họ, những sai lệch đó không phù hợp để xây dựng “chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc”. Đó chính là khuôn khổ để ngày 15/11/2013 báo chí Trung Quốc công bố nới lỏng chính sách một con, giảm dần số án tử hình và xóa bỏ hình thức cải tạo lao động đối với hơn 600.000 người bị cho là tội phạm nhưng không được xét xử, song muốn thả phải có quyết định của tòa án.
Có thể trong lĩnh vực kinh tế và tài chính sẽ diễn ra những bước tiến cụ thể nhất vì những dấu hiệu ban đầu đã xuất hiện ở khu miễn thuế Thượng Hải: tự do hóa lãi suất, sắp xếp lại lĩnh vực ngân hàng không chính thức, tiến dần đến tính chuyên đối của đồng nhân dân tệ, đưa ngân hàng Trung Quốc vào cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận một số lĩnh vực mới. Nhưng cần phải mở rộng cuộc thử nghiệm dần dần ra cả nước, do đó cần có thêm nhiều thời gian và một số cuộc đấu quyết liệt chống lại tư tưởng bảo thủ không muốn tiến lên. Tư tưởng này đã bộc lộ ở Thượng Hải qua việc công bố vào cuối tháng 9/2013 bản danh sách 18 hoạt động nhạy cảm không được tiếp nhận đầu tư nước ngoài, kể cả ở Ma Cao và Hong Kong.
Tuy nhiên, sức kháng cự trong Đảng cũng như lĩnh vực kinh tế và xã hội dân sự không phải là nhỏ. Qua thông cáo được Chủ tịch Tập Cận Bình đọc rất trịnh trọng ngày 12/11/2013 trước những biểu tượng mang tư tưởng Lêninít khổng lồ với búa liềm, người ta thấy được một hình ảnh đáng quan tâm về tình trạng mâu thuẫn trong chính sách đối nội của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh một mặt chủ trương cải cách và mở cửa trong lối nói, mặt khác vẫn đưa ra dấu hiệu cho thấy họ không muốn buông lỏng kiểm soát đối với xã hội dân sự và nền kinh tế.
Lực cản cũng đến từ phía những người phát biểu nhân danh tính đặc trưng của Trung Quốc, kể cả trong Trường Đảng trung ương. Dù là người hâm mộ phong cách Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, người ủng hộ phái tả mới, quân nhân, nhà báo hay các nhà nghiên cứu tức giận trước những hành vi quá đà của giới đầu nậu, tình trạng thu nhập quá chênh lệnh, tất cả đều bác bỏ quan điểm thiên về Hiến pháp và tư tưởng của phương Tây, coi đó là mưu đồ chống Trung Quốc và nền văn hóa của nước này. Những người theo quan điểm này tạo thành một tập hợp không rõ ràng phản kháng cải cách chính trị nhưng trung thành với giáo lý “vai trò lãnh đạo của Đảng”, đồng thời phê phán mạnh mẽ chính sách kinh tế-xã hội được Bắc Kinh thực hiện nhưng bị họ coi là nguồn gốc gây ra rạn nứt xã hội, đến mức một vài người trong số đó không ngần ngại đặt lại vấn đề đối với di sản của Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, cũng cần có thêm thời gian mới tổng kết chính xác được. Hướng cải cách dẫu sao cũng được xác định rõ ràng. Trong lĩnh vực tài chính, một êkíp vững vàng đang làm việc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng được thúc đẩy nhanh với một phong cách trực tiếp hơn và sẵn sàng nhằm vào các nhân vật cao cấp trước đây không ai dám đụng đến. Cho dù ngành tư pháp vẫn phải nghe theo Đảng, song áp lực của mạng xã hội và dư luận buộc tòa án phải công tâm và minh bạch hơn. Cuối cùng, những trở ngại được nói đến từ lâu bởi Lưu Hạc, người phụ trách thực hiện cải cách và cũng là người, với sự hỗ trợ của Vương Kỳ Sơn, triển khai một chiến lược nhằm gây khó khăn cho số người này và các cuộc tiến công đầu tiên đã bắt đầu nhằm vào Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Vận tải Viễn dương Trung Quốc (COSCO).
Trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ đưa ra một số thông tin khác chính xác hơn về ý định của mình đối với các lĩnh vực khác nhau, như thông tin được công bố ngày 15/11/2013 về cho phép thành lập ngân hàng tư nhân hay quy định mức đóng góp 30% lợi nhuận của các công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước. Hai sáng kiến này đánh mạnh vào lợi thế của một bộ phận trong giới đầu nậu. Nhưng cũng văn bản đó hứa hẹn sẽ đấu tranh chống tham nhũng, nạn ô nhiễm và sản lượng dư thừa của ngành công nghiệp, những ý định đã được nói đến trong quá khứ.
Hiện nay, phần lớn các nhà quan sát cho rằng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự đồng thuận về sự cần thiết phải cải cách và tiến hành cải cách. Đồng thời, những người có thái độ nghi ngại không ngớt lời phê phán, cụ thể là trên mạng xã hội, một mặt thừa nhận tình trạng thụt lùi về chính trị trước đây và hiện nay, mặt khác nhìn chung phê phán với đủ giọng điệu “lời nói rỗng tuyếch”. Nhưng chỉ có thời gian mới cho phép đánh giá được cả độ chân thành trong ý định cũng như khả năng của chính quyền có vượt qua được trở ngại hay không. Đối với nhiều cuộc cải cách đuực dự kiến với những nét lớn đã được công bố ngày 15/11/2013 với những lời bình luận vừa ca ngợi – như “đà cải cách mạnh mẽ nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay” – vừa thận trọng – như “mọi thứ còn phụ thuộc vào nhịp độ và thực tế cải cách”, bản thân chính quyền cũng xác định thời hạn đầu tiên là năm 2020.
* * *
Trung Quốc vừa lẳng lặng phát động một cuộc cách mạng, nhưng liệu cuộc cách mạng đó có khiến nước này từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không? Tiến sĩ kinh tế học Jean-Joseph Boillot mô tả lộ trình bao gồm khoảng sáu chục biện pháp kinh tế vừa được chính quyền nước này công bố là những biện pháp quan trọng nhất trong ba chục năm trở lại đây và là một bước tiến lớn tới công nhận chính sách kinh tế tự do, trừ cuộc cách mạng chính trị.
Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương” ý nghĩa và tầm quan trọng của những biện pháp được Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, ông Jean-Joseph Boillot, hiện là cố vấn cho câu lạc bộ CEPII chuyên nghiên cứu về nền kinh tế thế giới và đồng chủ tịch Euro-India Group (EIEĐG), nói đó là những biện pháp đầy tham vọng nhằm dần dần đưa nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc thích ứng với bối cảnh trong những năm tới. Các định hướng được đưa ra được xem như một lộ trình đầy tham vọng của ban lãnh đạo mới hình thành từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18, và có thể có cùng bản chất như những định hướng được thông qua bởi êkíp của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970-1980.
Nhưng chuyên gia Jean-Joseph Boillot cho rằng không nên nhầm lẫn vì các biện pháp trên về cơ bản chỉ liên quan đến các khía cạnh kinh tế trong hệ thống của Trung Quốc chứ gần như không đề xuất cải cách chính trị. Từ quan điểm đó, người ta lại đi đến thỏa hiệp cũ: Đảng cộng sản Trung Quốc bảo đảm với dân chúng sẽ tiếp tục phát triển kinh tế, kể cả về môi trường, để đổi lấy một hệ thống chính trị vẫn luôn đeo mác “Mácxít Lêninít”. Tự do hóa kinh tế thì được, tự do hóa chính trị thì không. Điều đó giải thích tại sao vẫn có những lời nhắc nhở phải nhớ đến tư tưởng cộng sản và Maoít trong quyết định được thông qua ngày 12/11/2013.
Theo ông Jean-Joseph Boillot, người cũng là tác giả cuốn “Chính sách châu Phi của Trung Quốc: Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi sẽ tạo nên thế giới ngày mai” (Nhà xuất bản Odile Jacob, tháng 1/2013), như vậy cũng không sao. Đằng sau các quyết định tự do hóa kinh tế là các biện pháp mang tính tự do dĩ nhiên sẽ tác động đến dân chúng. Trước hết, ngoài những thông báo quan trọng về việc chấm dứt chế độ cải tạo lao động, hay giảm số bản án tử hình, vấn đề còn là xóa bỏ chính sách một con. Cho dù quyết định đó xuất phát từ yêu cầu phát triển dân số để tránh hội chứng “già trước khi giàu”, cuộc cải cách này có những khía cạnh mang tính hệ thống quan trọng không chỉ gói gọn trong khía cạnh kinh tế. Có thể nói rằng điều đó liên quan đến gần 80 triệu phụ nữ thành thị hiện ở độ tuổi có con, và như vậy cũng là liên quan đến số đàn ông tương đương, từ nay sẽ không phải báo cáo Đảng và chính quyền về cuộc sống gia đình mình nữa. Trên cơ sở những đánh giá về tâm lý sinh sản của giới trẻ Trung Quốc, có thể sẽ có hơn 10 triệu trẻ em không được sinh ra trong một gia đình có con độc nhất. Điều đó không phải là nhỏ.
Cuộc cải cách chủ chốt về giấy phép cư trú được biết đến dưới tên gọi “hộ khẩu” là một biện pháp cốt lõi khác, trong đó chứa đựng cả ý định của Đảng muốn có hiệu quả kinh tế và nguyện vọng của người dân muốn có được nhiều quyền tự do hơn. Số công dân hạng hai này đến từ các vùng nông thôn và về cơ bản phải chịu bất công so với người có hộ khẩu thường trú và bị cảnh sát cũng như chính quyền muốn đối xử thế nào cũng được. Điều này đã được khẳng định trong dịp diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh khi hàng trăm nghìn người bị chính quyền dùng biện pháp quân sự đẩy trở lại tỉnh xuất xứ của mình. Kèm theo đó là quyền của nông dân được có đất vì chuyển nhượng đất đai ở nông thôn từ nay cũng được thực hiện giống như tại các thị trường đô thị hóa và tự do hóa cách đây khoảng một chục năm.
Tóm lại, một loạt cuộc cải cách đầy tham vọng nhằm mục đích giúp hệ thống kinh tế của Trung Quốc có hiệu quả hơn vào một thời điểm được đánh dấu bằng ba cuộc khủng hoảng. Đó là sự cần thiết phải tìm được những động lực nội tại để bù đắp cho tăng trưởng nhờ xuất khẩu hiện không còn nữa. Đó còn là sự cần thiết phải tăng lợi nhuận trong sản xuất bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn lực, kể cả về phương diện môi trường. Cuối cùng là khuyến khích tạo việc làm trong khi mỗi năm có hàng triệu người Trung Quốc trẻ tuổi (từ 7 đến 10 triệu) học xong đại học và không muốn làm việc trong các “nhà ngục công nghiệp” nữa.
Xuất phát từ quan điểm đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định tính “quyết định” của vai trò của thị trường trong mọi lĩnh vực, kể cả tài chính và đối với các đầu vào cơ bản như nước và điện, là một sự nhượng bộ quan trọng đối với vai trò hiện vẫn mang tính cốt lõi của Đảng, chính quyền và cuối cùng là doanh nghiệp Nhà nước. Số doanh nghiệp này từ nay sẽ phải đóng 30% lợi nhuận vào ngân sách nhà nước và không được để dư thừa sản lượng ngớ ngẩn như từng xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Cơ quan thuế vụ ở cả ba cấp sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng nhằm giảm bớt quyền ra quyết định của chính quyền địa phương.
Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia từ những năm 1980 về Ấn Độ và các nước mới trỗi dậy ở châu Á và từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về phần lớn các vùng lớn mới trỗi dậy trong những năm 1990, đưa ra lời khuyến cáo phải thận trọng đối với những người còn nghĩ rằng việc chuyển sang thị trường ở mức độ cao hơn cho thấy Trung Quốc sẽ “nhẹ nhàng hơn” trong tương lai. Lý do là có ba biện pháp, trái lại, đi theo hướng khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tìm kiếm vai trò siêu cường của nước này từ nay đến năm 2020. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hoạt động theo phương thức tập trung hóa ở mức độ cao hơn. Thứ hai, một ủy ban an ninh quốc gia sẽ được thành lập theo mô hình Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ. Thứ ba, tiếp tục thực hiện kế hoạch biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế chủ chốt, cho dù có phải coi trọng hơn nữa các tác nhân tài chính quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét