Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 08-11-2013 - Án oan Hàn Đức Long ở Bắc Giang (cũng điều tra viên vụ Nguyễn Thanh Chấn)

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬTTặng sách cho Hải quân Trường Sa (ND).
- Phạm Trần: Gs Nguyễn Mạnh Hùng: Rất khó tin vào Tập Cận Bình – Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc (DLB).

3<- Việt Nam phản đối Đài Loan xây dựng cầu tàu trên đảo Ba Bình (VOA).
Nga đã ký kết văn bản bàn giao tàu ngầm Kilo cho Việt Nam (TN).  - Báo Nga: Tàu ngầm Kilo Việt Nam là ‘hố đen đại dương’ (VTC).  – Phỏng vấn ông Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga: ‘Tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền’ (BBC).  – Video: Nga bàn giao tàu ngầm cho Việt Nam.  - Những dấu mốc quan trọng của tàu ngầm Hà Nội (VNE).  - Thế giới 24h: Việt Nam nhận tàu ngầm “hố đen” (VNN). - Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam (TN).
Nhật Bản bố trí tên lửa tại cửa ngõ Thái Bình Dương (PNTP). - Nhật đưa tên lửa không đầu đạn lên đảo Miyako (RFI). - Chiến tranh lạnh Trung –Nhật (RFI).
Mỹ triển khai F-35B ở châu Á – TBD đối phó Trung Quốc? (KT). - Nghị sĩ Mỹ đồng loạt cảnh báo chiến tranh chống Trung Quốc (MTG).
Ðàm phán quân sự Philippines, Mỹ bế tắc vì bất đồng (VOA).
Việt Nam dần dần trở nên nồng ấm với giới quân sự Mỹ (Boxitvn).
Công an vi phạm tự do tôn giáo tại phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương (DCCT).
Việt Nam “tự tin” sẽ trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (Bangkok Post/QĐND/DĐXHDS). =)) =)) =))
‘Việt Nam phải đạt tiến bộ về nhân quyền để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ’ (VOA).
‘Nội lực nhân quyền chưa đủ mạnh’ (BBC). “Chính quyền không chỉ ‘phớt lờ’ mà còn bất chấp và bắt giữ, trấn áp, dùng truyền thông để bôi xấu, mạ lị, phản bác với những lập luận rất vô lý.”  - ‘Cản VN ứng cử Hội đồng Nhân quyền’.  – Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị: Việt Nam mong muốn đóng góp tích cực vào nỗ lực chung để bảo vệ quyền con người (QĐND).
Ân xá Quốc Tế: Hàng chục nhân vật bất đồng vẫn bị giam cầm vì đã lên tiếng (VOA). - Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền (RFI). - Những tiếng nói bị dập tắt (RFA).
- Lại thêm một “Việt kiều” lên tiếng cho chiến dịch “Chống diễn biến hòa bình”: Không có sự trở về nào là quá muộn (ND/DĐXHDS).
Thời cơ đã đến cho một chế độ đa đảng ở VN? (RFA).
Xã hội dân sự và công việc từ thiện (RFA/DĐXHDS).
Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm. (BBC).  – Audio phỏng vấn Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu: ‘Ngô Đình Diệm là người yêu nước’.  – Audio phỏng vấn sử gia Dương Trung Quốc: VN chưa có ‘nhu cầu’ nghiên cứu ông Diệm.
Tình đồng chí và một điều ước (DLB). “Có lẽ do vậy mà ‘đảng ta’ cứ hết cảnh người chột dẫn đường đến người đui dẫn đường đi lên ‘thiên đường’ CNXH… he he…”  Vũ Biện Điền & phiên bản tình yêu (DLB).
Thực chất việc biểu quyết sửa đổi Hiến pháp tại QH (RFA).
Tham nhũng: Chưa diệt được “sâu” lớn (NLĐ).  - QH nên giám sát những vụ tham nhũng lớn (HQ).  - Đại biểu Quốc hội hiến kế chống tham nhũng (ND).  - Tham nhũng ở DNNN và đầu tư công(TBKTSG).  - Lo phát hành thêm trái phiếu là “vay tiền nuôi tham nhũng” (VnEco).
“ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG – “SÂU BỰ” VŨ QUỐC HẢO CÓ THAM Ô HAY KHÔNG? (Tân Châu). - Thanh Thượng phương bảo kiếm và lưỡi kiếm Damocles (Đào Tuấn). “Sau đấu tranh là cô đơn. Sau đấu  tranh là tẩy chay. Sau đấu tranh là bị trả thù. Sau đấu tranh là bi kịch. Và Bi kịch của Thầy Khoa cũng chính là bi kịch chung của những người đương đầu với tiêu cực, tham nhũng“.
Cho ý kiến về việc tăng thêm Phó Thủ tướng Chính phủ (TTXVN).
“Khủng hoảng niềm tin” cũng là nguyên nhân phát sinh tội phạm (VnEco).
“Ơn đảng, ơn chính phủ” (Blog RFA). - KHÔNG CÓ GÌ LÀ BẤT THƯỜNG (Nguyễn Quang Vinh). – Võ Văn Tạo: Về vụ ‘Oan án Nguyễn Thanh Chấn”: Nói lời xin lỗi mà cũng khó thế a? (Bùi Văn Bồng).
Công an tra tấn ông Nguyễn Thanh Chấn được Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an khen thưởng (Cầu Nhật Tân). Đó chính là: Thượng tá Đào Văn Biên (Ngô Ngọc Trai). Đào Văn Biên còn bị cáo buộc liên quan tới vụ tra tấn Hàn Đức Long: “Trong quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Hàn Đức Long nhiều lần trình bày bị cán bộ điều tra Đào Văn Biên đánh đập nhục hình, hiện ông này là Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang, năm 2012 được thủ tướng tặng bằng khen do điều tra vụ Lê Văn Luyện“.
Chánh án TAND Tối cao hứa giải quyết triệt để vụ án oan 10 năm (DT).  - Tòa án, Viện kiểm sát nói gì về án oan 10 năm? (VNN).  - Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC).  – Luật sư Ngô Ngọc Trai: Tù oan và lối thoát. - Cần làm rõ chuyện ép cung (NLĐ).  - Triệu tập điều tra viên.  - Bộ trưởng Công an: Án oan sai giảm đáng kể (VNN).
Vụ 10 năm oan sai: Ông Chấn sẽ được bồi thường khoảng 520 triệu đồng (LĐ).  - Dù sao, Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng đủ làm … rung dư luận (TQ).  - Ký ức hằn sâu của người tù một thập kỷ kêu oan (VNE).  - Người quản giáo và mối linh cảm (ANTĐ).
VỤ ÁN HÀN ĐỨC LONG: SẮP BỊ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH DÙ BỊ CÁO KHÔNG NGỪNG KÊU OAN (FB Tin Không Lề). “Ông William Blackstone, luật gia nổi tiếng người Anh đã từng viết: ‘It is better that ten guilty persons escape than that one innocent suffer.’ Nghĩa là, ‘thà bỏ sót 10 người phạm tội hơn là để một người vô tội phải chịu án oan’. Ở các nước văn minh, nếu không có chứng cứ vững chắc, bị can sẽ được thả vì người ta quan niệm rằng, thà tha lầm hơn giết oan, bởi những án oan như án tử hình, một khi đã thi hành án rồi mà phát hiện án oan sai, sẽ không còn cơ hội làm cho người chết sống lại“.
Tư duy chôn bừa, xả lén  (TBKTSG).
Thay tám lãnh đạo bốn công ty công ích TP.HCM (TT).
Bị chặn bắt xe vô cớ, người dân kéo lên công an tỉnh phản ứng (TN).
Nổ súng tại trạm CSGT Suối Tre: Kiểm điểm 11 cán bộ, chiến sĩ (NLĐ).
Cáp treo Sa Pa : Thảm họa cho du lịch tại « Nóc nhà Đông Dương » (RFI).
Viên chức lãnh sự Mỹ nhận tội nhận hối lộ bán visa ở Việt Nam (VOA).  - Viên chức lãnh sự Mỹ nhận tội (BBC).  - Cựu nhân viên lãnh sự Mỹ ở TP.HCM thú nhận tội hối lộ (TTXVN).
Khám phá biểu tượng bất tử của Liên Xô (KT).
Tepco lên kế hoạch di chuyển các thanh nhiên liệu hạt nhân tại Fukushima * Tepco plans removal of Fukushima fuel rods (DLB).
Trung Quốc : Giới chuyên gia hoài nghi về cải cách kinh tế (RFI).
Nghi vấn về tuyên bố của Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn (VOA).  - Báo chí Trung Quốc ‘làm nhẹ’ vụ nổ bom ở Sơn Tây (TN). - 5 nghi can nhận tấn công khủng bố Thiên An Môn (Tin tức).  - Trung Quốc tập trận sau vụ khủng bố Thiên An Môn (VNE).  - 5 tháng, 7 vụ bạo động rung chuyển Trung Quốc (Soha). - Báo chí Trung Quốc chỉ nói phớt qua về vụ nổ bom ở Tỉnh ủy Sơn Tây (RFI).
Ðài Loan-Singapore ký hiệp định thương mại tự do với sự nhượng bộ của TQ (VOA).
Bình Nhưỡng bắt ‘gián điệp Nam Triều Tiên’ (VOA). - Bình Nhưỡng thông báo bắt một gián điệp Hàn Quốc (RFI).

- Ai Phản đối Đài Loan xây cầu tàu mới tại Trường Sa của Việt Nam ? À! Đó là … báo Pháp luật&Đời sống, không phải “Người phát ngôn”.
- Mò mẫm nghĩ cách Không cho bị can, bị cáo có thời gian chạy án trong các vụ án tham nhũng (TN). Nghe như chuyện tìm nước trên … Sao Hỏa.
- Đại biểu QH-LS Trương Trọng Nghĩa: Cán bộ phải gương mẫu chấp hành luật (PLTP). - Quan chức đi họp sẽ bị hạn chế “kính thưa” và không được “nhận quà”! (PLĐS). Không biết tới kiếp nào mới sửa được hết những tính xấu cho lũ quan lại phong kiến đỏ này? - “Cấm tặng quà” khác nào bắt CEO trùm đầu bịt mắt bắt tay đối tác! (Infonet).
Triệu tập những người đẩy ông Chấn vào tù (GTVT). - Án oan 10 năm và lời nhắc người “công bộc” (VNN). Hôm nay là Ngày Pháp luật VN đấy! Coi chừng nó thành “Ngày Luật rừng VN”!
KINH TẾ
Kinh tế VN và các ‘mảng sáng tối’ (BBC).
- Video: Tiến trình mua bán nợ xấu của hệ thống ngân hàng (VTV).  - Ngân hàng khốn đốn vì “mời” đại gia vay vốn (DT).
Nới một loạt điều kiện vay gói 30.000 tỷ (VnEco).  - Nới lỏng điều kiện cho vay gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng (NLD).  - Ngân hàng Nhà nước thúc giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ (VNE).
Nhà đầu tư đã chán vàng? (VNE).  - Doanh nghiệp nữ trang kỳ vọng những năm sau (TBKTSG).
-  Cà phê Tây Nguyên và điệp khúc được mùa mất giá: Bài 1: Cà phê mất giá, doanh nghiệp và nông dân lao đao (VOV).
Cung – cầu chưa gặp nhau (NLĐ).
Cổ phiếu Twitter được định giá 26 đôla (BBC).

- Còn 7 năm nữa là VN “cơ bản thành nước công nghiệp phát triển”, thế mà giờ thì Xe đạp điện Tàu ‘tổng tấn công’ thị trường Việt (VEF).
VĂN HÓA-THỂ THAO
“Cứu hỏa” di tích (ND).
Sân khấu: Chinh phục khán giả với đề tài lịch sử (TTXVN).
Nghề chạm khắc đá Làng Nhồi đang dần bị lãng quên (TQ).
Vụ dân đưa tượng ra khỏi chùa: Sư trụ trì “nhiều chuyện lắm” (NLĐ).
Nhà văn Hồ Trường An: Giai Thoại Hồng (trích) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Đức: KHÍ PHÁCH HỦ NHO ĐẮC ĐẠO GÌ? (Nguyễn Tường Thụy).
Truyện cực ngắn: Sự xúc phạm khó tha thứ (Nguyễn Hoa Lư). - Sách của Nguyễn Hoa Lư được khen
DẶM VỀ – Bài thơ có ‘số phận đặc biệt’ (Bùi Văn Bồng).
- Văn Công Mỹ: ĐOẠN TỤNG CA TÌNH YÊU NGÀY BÃO RỚT (Ba Sàm).
Đọc Thơ (Da Màu).
HUẾ: GIỚI THIỆU TẬP THƠ TÌNH NGUYỄN MIÊN THẢO (Võ Quê).
Y MIẾU nhạt nhòa bóng dáng thần y (Lê Thiếu Nhơn).
LIẾN LÁU TRONG CÁCH DÙNG CHỮ (Lê Nhật).
Trần Việt Trung: Tùy bút: NHÌN LẠI NƯỚC MỸ QUA CHUYẾN ĐI ĐẦU TIÊN    -   Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ (2)   -    Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ… (3)   -  Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ… (4) (Bạn Trỗi).
LHQ xin lỗi vì khẩu hiệu ở Hà Nội (BBC).  - Những lỗi “khó đỡ” trên băng rôn, khẩu hiệu ở Việt Nam (Afamily).
Ba mối tình của văn hào Maksim Gorky (SK&ĐS).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bi đát trường ngoài công lập (NLĐ).  - Trường tư thục ngắc ngoải.
Mô hình trường học mới – bước đột phá về cách dạy và cách học (GD&TĐ).
Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Cần sự vào cuộc của địa phương (CP).
Những em nhỏ mưu sinh nuôi gia đình, vẫn học giỏi (Tiin).
Tòa thụ lý vụ kiện hành chính Bộ trưởng Bộ GDĐT (CP).
Trường ĐH Tây Nguyên buộc thôi học 189 SV (GD&TĐ).
Phụ huynh Hàn Quốc “nín thở” chờ con thi đại học (NLĐ).
Hàn Quốc tê liệt vì kỳ thi tuyển vào đại học (RFI).
12 nhà, hay là 12 góc quan sát (Nguyễn Tiến Dũng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem toàn quốc (Tin tức).
- Thừa Thiên-Huế: Xả lũ thủy điện: 3 người bị cuốn trôi, 1 nữ sinh tử vong (LĐ).  - Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Bao bị lũ cuốn trôi (ANTĐ).  - Nước lũ cuốn trôi hai anh em (TN).  - Gồng mình chống lũ (NLĐ).  - Chống lũ lụt ở VN ‘thiếu tầm nhìn xa’ (BBC).  - Giải cứu đàn bò do thủy điện xả lũ (TT).  - TP HCM: Nhiều nơi ngập sâu (NLĐ).  - Đường thành sông, bơi xuồng giữa phố(PLTP).  - Hình ảnh dở khóc dở cười ở Sài Gòn mùa nước ngập (VTC).
Giá đắt dự báo! (NLĐ).
Bấp bênh sau tái định cư (NLĐ).
Mái ấm Hoa Mẫu Đơn trục lợi trên thân phận trẻ thơ (NLĐ).
Những ông bố, bà mẹ tuổi 15 (PNTP).  - Sống thử” SOS! (GD&TĐ).
Thủ tướng chỉ đạo chủ động đối phó với siêu bão Haiyan (TTXVN).  - Hàng ngàn cư dân Philippines sơ tán trước ‘siêu bão’ Haiyan (VOA).
Đảo rác đang di chuyển đến bờ biển của Hoa Kỳ (Dal.by/ Kichbu).

QUỐC TẾ 
“Chỉ còn 1 kho vũ khí hóa học ở Syria chưa được kiểm tra” (TTXVN).  - Thổ Nhĩ Kỳ thu giữ nhiều đầu đạn gần biên giới Syria (TTXVN).
Iran và P5+1 khởi động đàm phán hạt nhân ở Geneva (TTXVN).
Ai Cập : Huynh Đệ Hồi Giáo vẫn bị cấm hoạt động (RFI).
Al Qaida Bắc Phi tự nhận là thủ phạm hành quyết hai nhà báo RFI (RFI). - Al-Qaeda thừa nhận giết hai nhà báo Pháp (BBC).  - Pakistan bắt phụ tá thân cận của thủ lĩnh al-Qaeda (TTXVN).
Mỹ vẫn hy vọng về hòa bình Israel-Palestine (VOA).
Tân thủ lĩnh Taliban muốn ‘trả thù’ (BBC).  - Pháo thủ UAV thú nhận (NLĐ).
Cựu Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman trắng án (VOA).
Yasser Arafat ‘có thể đã bị đầu độc’ (BBC).  - Các cuộc giảo nghiệm cho thấy ông Arafat có thể đã bị đầu độc (VOA).  - Palestine kêu gọi điều tra quốc tế cái chết của ông Arafat (TTXVN). -Palestine: Ông Arafat bị đầu độc bằng polonium ? (RFI).
Giáo hoàng Francis I sẽ tiếp Tổng thống Nga Putin (TTXVN).
Không tặc Mỹ đào tẩu trở về nước sau 30 năm sống ở Cuba (VOA).
Vụ NSA nghe lén: Vì sao Barack Obama sẽ không xin lỗi (RFI).
Mức độ nghèo ‘thật sự’ tại Hoa Kỳ cao hơn các số liệu chính thức (VOA).
Nghị viên Al Hoàng thất cử ở Texas (RFA).
Nhật sắp dỡ các thanh nhiên liệu hạt nhân (BBC).
Biểu tình ở Thái Lan phản đối dự luật ân xá (VOA).  - Thái Lan triệu tập cuộc họp an ninh đối phó với biểu tình (TTXVN).  - Thủ tướng Thái kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình.  - Hạ viện Thái Lan rút dự luật ân xá (TN).

* RFA: Audio: Tối 06-11-2013  Sáng 07-11-2013  Tối 07-11-2013  * RFI: 
Video: +
* VTV:  + Chào buổi sáng – 07/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 07/11/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 07/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 07/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 07/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 07/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 07/11/2013;  + Thời sự 12h – 07/11/2013;  + Thời sự 19h – 07/11/2013.

2095. XUNG QUANH HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 06/11/2013
TTXVN (Paris 5/11)
Các phanh phui về hoạt động gián điệp điện tử, gồm đọc trộm thư điện tử và tin nhắn, nghe lén điện thoại ở quy mô hàng loạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), trong đó ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và ngoại giao Pháp cũng là mục tiêu, đang gây tranh cãi gay gắt và rộng khắp ở châu Âu. Tuy nhiên, đối với giới chuyên gia tình báo và phản gián, hoạt động này không có gì mới mẻ bởi nó thường xuyên diễn ra ở mọi quốc gia và mọi cấp độ.
Là tờ báo Pháp đầu tiên công bố loạt bài phanh phui việc tình báo Mỹ tiến hành hoạt động gián điệp với cả các đồng minh châu Âu, kể cả đồng minh hàng đầu là Pháp, nhật báo Le Monde mới đây nhận định trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển ở tốc độ nhanh như hiện nay, hoạt động gián điệp điện tử là điều tất yếu diễn ra và theo một cách rất dễ dàng, nhằm vào tất cả các nước và không loại trừ bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Chỉ có điều là mỗi nước, mỗi cơ quan tình báo sẽ có các ưu tiên và mục đích khác nhau. Chẳng hạn, tình báo Trung Quốc ưu tiên cho các nỗ lực rút ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ quân sự và hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế, trong khi các cơ quan đặc biệt Pháp ưu tiên cho các nỗ lực chống khủng bố và tội phạm quốc tế.
Tuy nhiên, ở trình độ, công nghệ thông tin hiện nay, và do 98% số máy chủ tin học được đặt ở Mỹ, Pháp cũng có rất nhiều yếu tố để đương nhiên trở thành mục tiêu ưa thích của các cơ quan tình báo nước ngoài, tất nhiên cả tình báo Mỹ. Các tài liệu do Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ làm việc cho NSA, cung cấp làm bằng chứng cho báo chí đã hé lộ quy mô vượt ngoài mọi sự tưởng tượng về hoạt động gián điệp điện tử của Mỹ đối với thế giới. Một số tài liệu cho thấy các cơ quan đặc biệt Mỹ đã phát triển các chương trình rất tinh vi để thực hiện những nhiệm vụ gián điệp truyền thống.
Le Monde đã được cung cấp một số tài liệu nội bộ của NSA cho thấy cơ quan này đã sử dụng phổ biến kỹ thuật chỉ điểm điện tử để hoạt động gián điệp đối với các lợi ích ngoại giao của Pháp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng như ở Washington. Ví dụ, trong đó có một tài liệu kỹ thuật dài 2 trang được đóng dấu “tối mật” ngày 10/9/2010, dành cho các nhân viên NSA sử dụng hàng ngày các công cụ chặn nghe. Tài liệu này cho phép hỗ trợ các kỹ thuật viên không “bị lạc” trong ma trận mật mã và các từ viết tắt đang được sử dụng rất phổ biến. Hành động của NSA đã biến các dãy số đơn giản và những ký hiệu tưởng chừng như vô hại trở thành trung tâm của một cuộc chiến tranh điện tử thực sự.
Người ta có thể phát hiện ra bằng chứng tồn tại của chương trình “Genie”, một trong những chương trình thịnh hành nhất của NSA, cho phép cơ quan này cài cắm gián điệp từ xa vào các máy tính ở khắp nơi. Trên lãnh thổ Mỹ, mốt “đánh chặn” này được đặt tên là “US-3136″; đối với các mục tiêu ở nước ngoài, nó có tên là “US-3137″. Về phần theo dõi đại sứ quán Pháp tại Washington, chương trình được đặt tên mã là “Wabash”, trong khi theo dõi đại diện Pháp tại Liên Hợp Quốc là “Blackfoot”.
Tài liệu 2 trang nêu trên nói rõ kỹ thuật được sử dụng để theo dõi các liên lạc của ngoại giao Pháp, “Highlands”, để xâm nhập các máy tính nhờ việc cài cắm gián điệp điện tử từ xa; “Vagrant” có nhiệm vụ thu tin từ các màn hình máy tính; và cuối cùng là PBX, chuyên chặn thu các cuộc thảo luận của ngoại giao Pháp như thế NSA trực tiếp tham gia một hội nghị bằng điện thoại. Thực ra các kỹ thuật này cũng đã được một số cơ quan đặc biệt nước khác sử dụng, nhưng cũng giống như toàn bộ các cơ quan mật vụ lớn trên thế giới, NSA đã sáng tạo ra các công cụ riêng chưa từng có ở đâu trên thế giới.
Các báo cáo ngân sách năm 2011 của Mỹ, trong đó có một phần quan trọng dành cho NSA, cho biết rằng chỉ riêng phần dành cho dự án “cài gián điệp” đã lên tới 652 triệu USD. Cũng trong năm này, dư luận được biết đã có “hàng chục triệu máy tính” bị tấn công theo cách như vậy và dự án này còn được mở rộng hơn nhờ vai trò trung gian của chương trình có tên là “Turbine”. Đơn vị mũi nhọn của NSA thực hiện các chiến dịch tấn công trong dự án này là “Tailored Access Operation”. Theo tờ Washington Post, chương trình Genie sẽ kiểm soát từ xa, trong thời gian đến cuối năm 2013, 85.000 ổ gián điệp được cài cắm trong hệ thống các máy tính toàn thế giới.
Một tài liệu khác soạn vào tháng 8/2010 còn cho biết rõ hơn các trung tâm được Mỹ quan tâm trong hệ thống gián điệp từ xa nêu trên. Là tác phẩm của Cục Tình báo Điện tử thuộc NSA, tài liệu này khẳng định các thông tin mật lấy cắp được từ các trụ sở hoạch định chính sách ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm tiếng nói đồng thuận, ngày 9/6/2010, đối với một nghị quyết tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Đó là một nghị quyết được Mỹ nhiệt thành bảo vệ trong tình trạng Washington lo ngại vấp phải sự phản đối của nhiều nước, nhất là các nước đang trỗi dậy. Nga và Trung Quốc ủng hộ dự thảo tại LHQ, nhưng Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết phản đối, cho rằng họ đang cùng với Iran đề xuất một lựa chọn cho các biện pháp trừng phạt. Trong khi Liban, với chính phủ gồm nhiều thành viên là người của phong trào Hezbollah, đồng minh của Iran, muốn bỏ phiếu trắng.
Để hiểu được động cơ của NSA, có thể tưởng tượng rằng Pháp đã có thời điểm làm Mỹ lo lắng sau khi Paris, vào ngày 18/5/2010, bầy tỏ thái độ “thừa nhận” và “hoàn toàn ủng hộ Tổng thống Lula vì những nỗ lực mà ông đã thực hiện” để tiến tới một thỏa thuận với Iran. Nhưng các tuyên bố của Pháp trước hết hàm chứa nhũng động lực thương mại Pháp-Brazil gắn chặt với thương vụ máy bay chiến đấu Rafale. Một nhà ngoại giao Pháp từng tham gia thảo luận thắc mắc: “Thực ra Washington đã biết rất rõ rằng chúng tôi theo quan điểm của Mỹ, chúng tôi đã gặp các phái đoàn của Bộ Tài chính Mỹ tại Paris vì nội dung các biện pháp trừng phạt. Tôi không biết tại sao họ còn làm như vậy”. Sau đó Pháp đã bở phiếu ủng hộ nghị quyết tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran tại LHQ.
Nhưng điều đó không cản trở NSA đánh giá, trong tài liệu nêu trên, chiến dịch gián điệp nhằm vào đại diện Pháp tại LHQ là “một thành công thầm lặng tạo thuận lợi cho chính sách đối ngoại của Mỹ”. Để ca ngợi công lao, NSA đã dẫn lời Susan Rice, nữ đại sứ Mỹ tại LHQ, về việc làm của cơ quan này: “Điều đó đã giúp tôi hiểu được (…) sự thật, đã xác định được quan điểm của các nước về các biện pháp trừng phạt và cho phép chúng tôi giữ được lợi thế trong các cuộc đàm phán”.
Để làm sáng tỏ hơn những tranh cãi liên quan đến hoạt động gián điệp điện tử mà NSA tiến hành với các nước mà không phân biệt đồng minh hay đối lập, báo Le Figaro mới đây đã có cuộc phỏng vấn Bernard Squarcini, nguyên giám đốc Cục Tình báo Nội địa Trung ương Pháp (DCRI), từng phụ trách lĩnh vực phản gián và chống khủng bố của Pháp trong một thời gian dài. Nội dung phỏng vấn như sau:
+ Các nhà lãnh đạo chính trị Pháp, trong đó có Thủ tướng Jean-Marc Ayrault, vừa phát biểu là “rất sốc” trước việc NSA tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm vào nước Pháp. Chẳng lẽ không có ai thông tin cho họ biết?
-Tôi thấy hốt hoảng trước sự bối rối ngây thơ này. Cứ như thể các chính khách của chúng ta không được đọc các báo cáo được gửi tới cho họ. Thực ra không có gì phải ngạc nhiên. Trước hết, Snowden từng công khai rằng Đức đã bị gián điệp theo dõi, sau đó đến Pháp. Nhưng anh ta chỉ tiết lộ từng ít một các phanh phui của mình, và Pháp là đối tượng xuất hiện cuối cùng trong chuỗi thông tin được công bố cho dư luận. Các cơ quan đặc biệt thừa biết rằng tất cả các nước, ngay cả khi có sự hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, cũng có sự theo dõi lẫn nhau giữa các nước đồng minh. Mỹ tiến hành hoạt động gián điệp với chúng ta trên lĩnh vực thương mại và công nghiệp, cũng như chúng ta đang làm với họ, bởi vì lợi ích quốc gia là phải bảo vệ các doanh nghiệp của chúng ta.            + Dư luận từng cáo buộc DCRI che giấu một nội các đen để tiến hành tình báo đối với chính trị nội địa…
- Ngược lại, chiếu theo tinh thần cải cách mà Jacques Foumet, nhân vật cánh tả từng lãnh đạo Tổng cục Tình báo (RG) và Cục Giám sát Lãnh thổ (DST), mong muốn, chúng ta đã làm tất cả để đoạn tuyệt với các biện pháp thiếu minh bạch ngay sau khi thành lập DCRI. Chúng ta đã từ bỏ hoạt động tình báo chính trị vòng trong để tập trung cho các lĩnh vực kỹ thuật khủng bố quốc tế, tin tặc hoặc tình báo kinh tế. Kể từ năm 2008, RG kiểu cũ không còn tồn tại. Tất cả chỉ có vậy, chấm hết.
+ Tuy nhiên, vẫn còn những ngờ vực cố hữu về hình ảnh “cảnh sát mật” gắn với các cơ quan đặc biệt…?
-Đó là điều tôi gọi là lời nguyền của các Pharaon: tất cả những ai dính líu đến các cơ quan mật vụ đều bị đóng dấu ngờ vực. Các cơ quan đặc biệt Pháp quả thực đã chịu một thiếu hụt về hình ảnh trong khi đó là một nghề nghiệp đúng nghĩa! Các nhân viên của chúng ta đều mong muốn chịu sự kiểm soát của một ủy ban tình báo nghị viện và một vị trí điều phối viên quốc gia về tình báo mà Nicolas Sarkozy cho lập ra ở cấp cao nhất của nhà nước. Vì vậy, mọi hành động bất nhã lố lăng đều đã thuộc về quá khứ. Nhưng vẫn cần phải duy trì một đội quân trong bóng tối để quan tâm tới tất cả mọi người.
+ Tại sao phải cải cách tình báo nội địa năm 2008?
-Bởi hai cơ quan cũ, DST và RG, hoạt động không còn hiệu quả. Chúng ta không còn đủ trang thiết bị để giữ lợi thế như vốn có sau các vụ tấn công khủng bố năm 1995, Nhưng trước hết, cần phải xác lập sự gắn kết giữa mối đe dọa nội địa với mối đe dọa từ bên ngoài, với việc tăng cường sự hợp tác rất chặt chẽ với Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE).
+ Trước khi cải tổ tình báo nội địa năm 2008, ông từng là cảnh sát trưởng Marseille, một thành phố mà ông từng cho là phòng thí nghiệm duy nhất của chủ nghĩa khủng bố…
-Marseille là một thành phố cảng lịch sử, với một nền kinh tế ngầm, tình trạng nhập cư bất hợp pháp trầm trọng, di chuyển lén lút giữa các nước Bắc Phi và châu Âu. Các cơ quan đặc biệt của chúng ta đã thấy rất nhiều chuyện xẩy ra ở khu vực hành lang qua lại này, trong đó có sự tiềm ẩn các hoạt động hỗ trợ hậu cần cho chủ nghĩa khủng bố. Ở cấp độ quốc gia, các mạng lưới nhỏ tại đây có thể hợp lại thành các các mạng lưới đôi khi hoạt động xuyên biên giới.
+ Vì vậy, trước sự phức tạp của tình hình, cần phài có biện pháp nâng cao hiệu quả của lực lượng cảnh sát?
-Đó chính là những gì chúng ta đã làm khi phải huy động hơn 3.500 nhân viên, cả nam lẫn nữ, cho một DCRI mới! Pháp nổi tiếng về sự hiểu biết sâu sắc các mạng lưới bởi theo truyền thống, phần lớn các vấn đề của chúng ta có nguồn gốc từ một Bắc Phi, nơi có quan hệ gần gũi với chúng ta về mặt lịch sử, và cũng là nơi căn bệnh Hồi giáo cực đoan đã trở nên di căn liên quan đến khu vực châu Phi đen. Nhìn chung, các trao đổi kỹ năng của chúng ta đều được đánh giá cao. Chúng ta cũng đã làm việc về các phần tử Hồi giáo Chesnia và Uzbekistan, và Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã đánh giá cao các chiến dịch mà Pháp thực hiện nhằm vô hiệu hóa các đối tượng bị tình nghi đã tham gia các âm mưu tấn công hệ thống tầu điện ngầm ở Moskva. Chúng ta đã thành công nhưng vẫn cần phải tăng cường khả năng để ứng phó từ các mối đe dọa cấp bách, đa dạng và đến từ rất xa.
+ Vì vậy mà các đơn vị DGSE và DCRI, với quân số chỉ bằng 10% quân số của một cơ quan như NSA, buộc phải phối hợp các nỗ lực?
-Đương nhiên, cần có sự tương hỗ tối đa để giảm các chi phí không cần thiết, bởi tình báo là hoạt động rất tốn kém. Trong thời buổi ngân sách eo hẹp, không thể chi quá nhiều cho những vấn đề mà lẽ ra việc hợp tác có thể giải quyết được. Trong một cuộc khủng hoảng quốc tế mà mối đe dọa lên tới mức sôi sục, thách thức của chúng ta là phát hiện ra các đầu mối có thể chuyển thành hành động hoặc làm lây nhiễm các ứng cử viên thánh chiến cài cắm trên đất Pháp. Nhiệm vụ còn tế nhị hơn khi các mục tiêu của chúng ta di chuyển đơn độc, ngoài mọi mạng lưới đã được lên danh sách. Chỉ có sự hợp tác quốc tế rất chặt chẽ mới cho phép chúng ta thực hiện được nhiệm vụ. Khi một phần tử thánh chiến đến Afghanistan, chúng ta sẽ chuyến “gói ADN” cho các cơ quan tình báo bạn bè và ngược lại, họ sẽ chuyển cho chúng ta thông tin chi tiết về hoạt động tại chỗ của đối tượng. Nhờ đó chúng ta sẽ biết được đối tượng sẽ trở lại dưới một nhận dạng giả vào lúc nào để xử lý trong những điều kiện pháp lý tốt nhất.
+ Các cơ quan đặc biệt Pháp hiện còn thiếu những gì?
- Một khung luật về hoạt động tình báo cho phép xác định các hoạt động của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ngoài nước, nhất là trong việc bảo vệ các nhân viên. Hiện nay, còn nhiều thủ tục xét xử hiện hành chống lại những người dám mạo hiểm tính mạng đế nỗ lực giải thoát các con tin Pháp trên lãnh thổ đối phương, chẳng hạn ở Mali hoặc Niger.
* **
TTXVN (Hong Kong 5/11)
Theo Thời báo châu Á Trực tuyến, một loạt quốc gia đang đồng loạt lên tiếng chỉ trích hoạt động do thám mạng bừa bãi của Mỹ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một quốc gia với các phương tiện và động cơ thúc đẩy cho việc sử dụng sự oán giận đang gia tăng của quốc tế để thách thức quyền lãnh đạo của Mỹ. Sự giám sát của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đối với các đồng minh của Mỹ đã mở ra hai mặt trận quan trọng mà ở đó Trung Quốc có thể làm suy yếu sự thống trị toàn cầu của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố một cách khoa trương và hoa mỹ, gọi an ninh mạng là “một vấn đề về chủ quyền.” Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề thông qua khuôn khổ của Liên Hợp quốc, và để làm như vậy, “Trung Quốc và Nga đã đệ trình một kế hoạch dự thảo, trong một nỗ lực nhằm giúp thế giới cùng chung tay giải quyết vấn đề.”
Đề nghị chung Nga-Trung này nhằm chiến đấu với sự giám sát điện tử của NSA phù hợp với một sáng kiến song song được đưa ra bởi hai đồng minh của Mỹ. Đức và Brazil đang cùng nhau làm việc để cho ra đời một nghị quyết Liên Hợp Quốc nhằm mục đích giảm bớt hoạt động gián điệp điện tử. Cả hai nước này đã công khai bầy tỏ sự tức giận với Washington sau khi xuất hiện những tiết lộ rằng NSA đã do thám nhũng thông tin cá nhân của cả Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong nhiều năm liền.
Các nhà ngoại giao Brazil và Đức dự kiến hoàn thành bản dự thảo nghị quyết trong vòng một tuần và sau đó gửi văn kiện này lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc. Theo chuyên gia khoa học chính trị Gunther Maihold, “sự quan tâm chính của Brazil là vụ này sẽ dẫn đến quy định quốc tế bởi Liên Hợp Quốc.”
Quy định quốc tế như vậy về việc do thám điện tử sẽ bị phần lớn chính giới Mỹ ghét cay ghét đắng, những người tin rằng việc do thám không giới hạn của NSA là nhằm đề phòng mối đe dọa liên tục về “chủ nghĩa khủng bố”.
Bắc Kinh có thể đang ủng hộ những nỗ lực chống do thám mạng tại Liên Hợp Quốc chính là bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông đợi những nỗ lực như vậy sẽ làm bẽ mặt Mỹ. Những ảnh hưởng từ việc Washington ngăn chặn nhũng sáng kiến chống giám sát tại Liên Hợp Quốc có thể làm đỗ vỡ chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
Những nỗ lực của Liên Hợp Quốc do Trung Quốc ủng hộ nhằm ngăn chặn các hoạt động của NSA có thể làm suy yếu quyền bá chủ của Mỹ bằng cách phá vỡ các liên minh của Mỹ. Những liên minh này đã củng cố sự thống trị toàn cầu của Mỹ trong phần lớn thế kỷ qua. Tuy nhiên, sự phản đối của Bắc Kinh đối với hoạt động do thám mạng của Mỹ là nhằm vào một mức độ lớn hơn của chiến thuật phòng thủ.
Theo báo Der Spiegel, NSA điều hành các trạm nghe trộm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Hong Kong và Đài Bẳc.
Hơn nữa, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng trong năm 2011, NSA đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Tokyo nhằm nghe trộm điện thoại qua các đường cáp quang qua Nhật Bản. Hoạt động này gần như chắc chắn chủ yếu nhằm thu thập những thông tin kinh tế và chính trị quan trọng từ Trung Quốc – những kẻ khủng bố có nguồn gốc ở Đông Á nhìn chung không bị coi là một mối đe dọa lớn đối với nước Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đã từ chối đề nghị nói trên của NSA bởi vì việc can thiệp vào hệ thống viễn thông với một quy mô lớn như vậy sẽ là một hành động bất hợp pháp theo luật pháp Nhật Bản.
Trung Quốc, quốc gia từ lâu vẫn bị Washington cáo buộc hợp tác với các quốc gia cứng đầu cứng cổ vô pháp luật, đã được bảo vệ tránh khỏi sự giám sát của Mỹ theo luật pháp của Nhật Bản.
Các vấn đề đạo đức
Mặt trận thứ hai, trong đó Bắc Kinh có thể tranh thủ lôi kéo các nước chống lại Washington trong bối cảnh dư luận quốc tế đang phản đối Mỹ vì hoạt động gián điệp mạng của NSA, Các nhà lãnh đạo Mỹ từ lâu đã ủng hộ hình ảnh của nước Mỹ là một quốc gia có đạo đức nhất, “một thành phố ở trên một ngọn đồi,” một cường quốc đạo đức lý tưởng mà các quốc gia muốn hướng tới.
Hành động bí mật theo dõi hàng chục triệu cuộc gọi điện thoại của các đồng minh – trong đó có thông tin liên lạc của một vài người bạn thân thiết nhất của Mỹ – đã làm hoen ố nghiêm trọng hình ảnh này. Truyền thông chính thức của Trung Quốc giờ đây đang lợi dụng diễn biến này. Hôm 30/10, bài đăng trên báo điện tử Trung Quốc có tiêu đề “Vụ bê bối do thám sẽ làm suy yếu uy tín toàn cầu của Mỹ.”
Truyền thông tiếng Trung Quốc thậm chí còn làm ầm ĩ hơn. Kênh 4 Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) còn phát bình luận của Tướng Trương Triệu Trung, một chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng, nói rằng: “Giờ đây, nếu như Mỹ muốn quay trở lại tự do dân chủ và quân quyền, họ nên xin lỗi toàn thể thế giới, và nói rằng: Tôi xin lỗi, chúng tôi đã thiết kế một số phần mềm như vậy, trong tương lai chúng tôi sẽ quản lý nó nghiêm ngặt hơn.
Thời gian đã thay đổi như thế nào? Chỉ cách đây vài tháng, Chính phủ Mỹ ngày một lớn tiếng trong việc chỉ trích hoạt động do thám mạng của Trung Quốc. Trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một quan chức Nhà Trắng đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế và nói với các phóng viên rằng “các chính phủ chịu trách nhiệm đối với các vụ tấn công mạng xẩy ra bên trong biên giới nước họ.”
Trung Quốc muốn nhắc nhở giới quan sát trong nước và quốc tế về hành động đạo đức giả của quan chức Mỹ, giờ đây hành động đạo đức giả như vậy đã bị phơi bầy trên quy mô toàn cầu.
Đạo đức – hay hơn thế, sự nhận thức về đạo đức – đóng một vai trò đáng kể trong những mục tiêu chính sách ngoại giao của Mỹ. Mỹ, vì tất cả những sai lầm và thiếu sót của họ, đã đánh mất những người khâm phục và ủng hộ trên toàn thế giới nhờ sự cởi mở và những lý tưởng dân chủ mà họ đã gieo trồng.
Ngược lại, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã có ít mối tương quan với tư tưởng trong vài thập kỷ qua. Bắc Kinh củng cố các mối quan hệ của họ với các quốc gia bên ngoài xung quanh lợi ích bản thân song phương, thường là về kinh tế.
Bắc Kinh bám sát lợi ích từ việc nhấn mạnh tổn thất tự gây ra về danh tiếng đạo đức của Mỹ. Sau Vịnh Guantanamo và cuộc chiến tranh Iraq Washington không thể đủ khả năng gánh chịu một tổn thất hơn nữa về tính liêm chính. Nếu như Mỹ ngày càng được hiểu là một cường quốc vi phạm luân lý và có thói giả nhân giả nghĩa, thì những chính sách của Trung Quốc về nhũng lợi ích kinh tế thực tiễn và không can thiệp chính trị có thể ngày càng hấp dẫn.
Một điều đáng chỉ ra là Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, và thương mại song phương giữa Trung Quốc và Đức có giá trị cao hơn so với thương mại giữa Đức và Mỹ.
Khi những tiết lộ về hoạt động gián điệp mạng của NSA tiếp tục gây ầm ĩ Bắc Kinh sẽ tiếp tục làm nổi bật trò lá mặt lá trái về đạo đức của Mỹ. Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ những sáng kiến tại Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn hoạt động do thám mạng, tiềm ẩn khả năng khoét sâu những chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh của Washington. Tuy nhiên, tổn hại phần lớn thuộc về những kẻ đã tự gây ra. Những hòn đá từng được ném vào Trung Quốc đã bay trở lại để đập vỡ ngôi nhà kính về đạo đức và tính liêm chính của Mỹ.
 ***
 TTXVN (Paris 4/11)
Bắc Kinh không chỉ theo dõi các phần tử ly khai mà còn giám sát các công dân bình thường của mình, đồng thời cũng tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm vào các nước phương Tây để bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp và quân sự. Đó là nhận định của báo Le Figaro ngày 25/10 về một chính sách ngầm của Bắc Kinh, nơi giới lãnh đạo đã nâng hoạt động gián điệp lên thành một môn “thể thao quốc gia” của Trung Quôc.
Theo nhật báo trên, ở bên trong các đường biên giới, Bắc Kinh đã dựng lên một đội quân chuyên theo dõi các công dân bình thường của mình đặc biệt trên mạng Internet, để sẵn sàng dập tắt từ trứng nước mọi hành động phản kháng, ở bên ngoài, Trung Quốc đã biến tình báo thành một vũ khí phục vụ công cuộc phát triển kinh tế. Thứ vũ khí này cũng được áp dụng thường trực với các phần tử ly khai, các đối tượng đấu tranh người Tây Tạng và các thành viên của giáo phái Pháp luân công lưu vong ở các nước.
Theo báo chí chính thức, Bắc Kinh đang nuôi khoảng 2 triệu “cảnh sát mạng” có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên khoảng 500 triệu người sử dụng Internet. Tập trung vào các nhân vật có tiếng tăm hay phê phán chế độ hoặc các từ khóa gợi nhắc “các chủ đề nhậy cảm”, đội quân này có nhiệm vụ hàng ngày làm biến mất hàng triệu từ, bình phẩm được đăng trên mạng xã hội Weibo, vốn được coi là mạng Twitter của Trung Quốc, hoặc trên các trang Internet. Bị theo dõi gắt gao, hoạt động của người sử dụng Internet trong thế giới ảo có thể dẫn đường cho cảnh sát đến cửa nhà mình để tra hỏi hoặc bắt bớ. Các phanh phui về hoạt động gián điệp điện tử của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và những cáo buộc xâm phạm tự do cá nhân đối với cơ quan này đã được Bắc Kinh hồ hởi đón nhận vì tránh được sự cô lập.
Ở bên ngoài, các trung đoàn “cá nước sâu”, tức là rất nhiều nhân viên mật vụ của Trung Quốc được phái đi thực hiện nhiệm vụ săn lùng mọi bí mật công nghiệp và quân sự để phục vụ mục tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế và ưu thế chiến lược của Bắc Kinh. Trụ sở Bộ Công an, tòa nhà nằm gần quảng trường Thiên An Môn, là bề ngoài của tình báo Trung Quốc. Được tái tổ chức năm 1983, giai đoạn đầu của kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, cơ quan này đã có sự điều chỉnh lại các chức năng, nhiệm vụ phản gián và tình báo đối ngoại với mục tiêu mới là hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Mỹ, Canada, Đức, Anh và Pháp, thậm chí cả đồng minh Nga, đều là mục tiêu ưu tiên của tình báo Trung Quốc. Trong lĩnh vực công nghiệp cũng như quân sự, các cơ quan tình báo Trung Quốc có nhiệm vụ thu tin góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ với các nước phát triển… Bất chấp các tuyên bố hùng hồn của Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn còn bị bỏ xa trong nhiều lĩnh vực công nghệ mũi nhọn mà thực tế, nước này đã không đạt được bước tiến đáng kể nào. Nhiều thử nghiệm công nghệ đầy tham vọng đang gặp bế tắc. Đó chính là lý do khiến Bắc Kinh chủ trương dùng gián điệp để thu hẹp khoảng cách công nghệ.
Lực lượng tình báo công nghiệp Trung Quốc nhận được sự đầu tư rất lớn. Các hoạt động này còn được chính các doanh nghiệp của Nhà nước tiến hành, dựa trên rất nhiều cơ sở mang nhãn hiệu viện “nghiên cứu” hay “hợp tác quốc tế”. Các điệp viên tiềm năng của Bắc Kinh có thể được tuyển lựa trong số 180 nghìn sinh viên Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới, cũng như trong hàng ngũ những người nước ngoài từng học tập tại Trung Quốc hay cộng tác với Trung Quốc.
Các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc cũng bị hoạt động gián điệp một cách không ngượng ngùng. “Làm ơn nói tiếng Anh đi”, mới đây một nhà công nghiệp Pháp đang nói chuyện điện thoại với trụ sở trung tâm thì bị cắt ngang một nhân viên nghe trộm không làm chủ được tiếng Pháp. Có thể đây là một giai thoại gây cười nhưng nó không có nghĩa lý gì so với sự kiểm soát cực kỳ chặt chẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ các “liên doanh”.
Có rất nhiều ví dụ chứng tỏ các hoạt động gián điệp ráo riết của Trung Quốc tại nước ngoài trong những năm vừa qua. Năm 2011, Noshir Gowadia, một kỹ sư làm việc trong lĩnh vực máy bay ném bom tảng hình, đã bị một tòa án liên bang Mỹ kết án 32 năm tù vì tội chuyển giao công nghệ quân sự nhậy cảm cho Trung Quốc. Tại Pháp, Li Li Huang, một nữ thực tập sinh làm việc tại nhà máy thiết bị xe hơi Valeo, đã bị bắt giữ năm 2005 vì tội đánh cắp tài liệu công nghệ. Trong một vụ việc khác nổi tiếng thế giới, nam diễn viên Kinh kịch Shi Pei Pu đã thành công trong việc thuyết phục một nhà ngoại giao Pháp rằng ông ta là đàn bà để hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc về tội điều các tin tặc và “những con ngựa thành Troia” (một loại vi rút) tấn công Lầu Năm Góc hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Năm 2007, Berlin đã tố cáo các tin tặc có liên quan đến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đột nhập vào các máy tính của Chính phủ Liên bang Đức… Chính máy tính của Angela Merkel đặt tại phủ thủ tướng cũng là một mục tiêu. Vụ việc đã kéo theo hàng loạt biện pháp an ninh mạng – điều đã không đủ để ngăn chặn các hoạt động gián điệp điện tử của NSA.
Về chủ đề hoạt động gián điệp giữa các nước trong bối cảnh mới, báo Le Figaro còn có bài viết “Gián điệp Nga đặt chân trở lại châu Âu”, nội dung cho biết sau sự sụp đổ của Liên Xô, các cơ quan tình báo đối ngoại Nga, cụ thể là SCR thoát thai từ Tổng cục I của KGB, đã tăng cường độ hoạt động lên gấp đôi kể từ khi Vladimir Putin, một cựu sĩ quan KGB, nắm quyền Tổng thống Nga. Theo đánh giá của một số chuyên gia, trình độ gián điệp của Nga tại châu Âu đã đạt tới mức ngang bằng thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Các cơ quan mật vụ Nga tỏ ra đặc biệt tích cực tại các nước thuộc Liên Xô cũ, nhất là các nước có thiên hướng xích lại gần NATO và EU. “Tại Gruzia, người của KGB được cài vào các cấu trúc an ninh. Tại Ukraine và Belarus, tình báo Nga cũng thâm nhập rất sâu, buộc KGB địa phương phải chịu sự chi phối của Moskva”, một nhà ngoại giao công tác tại khu vực nhận định. Các vụ việc liên quan đến hoạt động gián điệp đã đặt dấu ấn lên đời sống chính trị khu vực. Năm 2008, Herman Simm, một quan chức cấp cao Estonia, đã bị bắt tại Tallinn vì tội hoạt động gián điệp cho Nga.
Việc EU và NATO vội vàng mở cưa đón nhận các nước Đông Âu đã tạo cơ hội thuận lợi hiếm có để Nga xâm nhập. Hàng loạt mạng lưới chìm đã được kích hoạt trở lại. Tại Ba Lan, văn phòng của Cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) từng được xây dựng ngay trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Tại Bulgaria, trên nền khủng hoảng chính trị, chính phủ đã phục quyên cho các cựu quan chức mật vụ thời kỳ cộng sản. Trong một báo cáo gần đây, các cơ quan đặc biệt của Cộng hòa Czech đánh giá rằng Nga đang duy trì một mạng lưới gián điệp năng động nhất tại nước này.
Sự trở lại ngoạn mục này cũng liên quan đến Tây Âu và Mỹ. Theo một quan chức ngoại giao châu Âu giấu tên, tại Brussels, nơi đặt trụ sở NATO, EU và Cơ quan Phòng thủ châu Âu (AED), có rất nhiều công chức xuất thân từ các nước Đông Âu, đặc biệt tại Hungary và Bulgaria, mới đây đã bị cách ly một cách bí mật vì làm việc cho Nga. Năm 2010, Cục Tình báo Trung ương Nội địa Pháp (DCRI) đã được báo động về dự án xây dựng – vốn bị đình chỉ từ lâu – một nhà thờ Chính thống giáo Nga tại Quai Branly, một vị trí trong tầm nghe điện tử của Điện Élysée. Khi đó, một nhà chức trách của DCRI đã tiết lộ với báo chí rằng hoạt động của các cơ quan đặc biệt Nga tại Pháp có cường độ tương đương năm 1985. Tháng 6/2010, 10 gián điệp Nga thâm nhập bộ sậu của Tổng thống Mỹ Obama đã bị bắt giữ. Các cơ quan phương Tây, hiện đang tập trung cho các nỗ lực chống mạng lưới al-Qaeda và chủ nghĩa khủng bổ, được trang bị không đầy đủ để có thể đối diện với các cuộc tấn công bí mật này.
Được tiếp sức nhờ chi phí quốc phòng tăng cao, các cơ quan tình báo đối ngoại Nga quan tâm trước hết đến các lĩnh vực vũ trang, khoảng không vũ trụ và hạt nhân. Một chuyên gia phương Tây nhận định: “Các cơ quan này duy trì một khả năng thực sự trong hoạt động nghe lén điện tử”. Gần đây, tình báo Nga được tăng cường nhờ việc điều động các tầu ngầm đến Địa Trung Hải. SVR cũng theo dõi hoạt động của các nước đối lập và các nước thuộc khu vực Caucasus. Vì các mục đích chiến lược, họ cũng sử dụng các dân tộc thiểu số Nga tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. SVR còn bị cáo buộc đã sử dụng lại các biện pháp “thanh toán” được áp dụng thời Stalin đối với các “kẻ thù” của chế độ ở nước ngoài. Vụ ám sát Alexandre Litvinenko, cựu nhân viên KGB, bàng thuốc độc tại London năm 2006 chưa bao giờ được làm sáng tỏ.
Các chuyên gia phương Tây cũng lưu ý ảnh hưởng trở lại của SVR ở Azerbaijan và Kazakhstan. Các cơ quan đặc biệt Nga cũng hiện diện trở lại Việt Nam và Malaysia. Tuy nhiên, nếu ngoại trừ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, về mặt hoạt động gián điệp, Nga còn lâu mới đạt tới nhịp độ từng lên đến đỉnh cao thời Liên Xô. Thomas Gomart, một chuyên gia thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, nhận định: “Thời kỳ đó, chế độ chính trị được tổ chức xung quanh KGB. Nhưng đó không phải là trùng hợp hiện nay”./.
 

2096. Án oan Hàn Đức Long ở Bắc Giang

ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
Số: 17/2013/CV-VPLS
V/v Tổng hợp về vụ án Hàn Đức Long
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o———
Nam Định, ngày 26 tháng 06 năm 2013

KÊU CỨU KHẨN CẤP

(Bị cáo sắp bị thi hành án tử hình)
Kính gửi:
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
- TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG
- CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ

Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý Ông, Quý cơ quan lời chào trân trọng, kính mong được giúp đỡ một việc như sau:
Tử tù Hàn Đức Long đang bị giam giữ tại Trại giam Kế tỉnh Bắc Giang hiện nằm trong danh sách chuẩn bị thi hành án tử hình theo chính sách mới của chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/6/2013 (Nghị định 47/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc).
Là luật sư từng tham gia bào chữa cho bị cáo và có đầy đủ chứng cứ chứng minh bị cáo bị oan, mặc dù đã kêu cứu nhiều nhưng kết cục vẫn như hiện nay. Đã tròn 8 năm kể từ ngày xảy ra vụ án (26/6/2005) và cũng ngần ấy thời gian bị cáo Long chịu nỗi oan khuất nơi ngục tối, điều này không khỏi làm day dứt lương tâm con người.
Vụ án oan này là tổng hợp của mọi khiếm khuyết của nền tư pháp nước nhà, trong đó bao gồm nhưng không chỉ tình trạng truy bức nhục hình trong giai đoạn điều tra và tình trạng án tuyên được duyệt từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hiện tại Đảng và nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp và để chính sách thành công rất nên kết hợp với một vụ án điển hình như vụ Hàn Đức Long.
I/ NỘI DUNG VỤ ÁN
Khoảng 7 giờ chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con đâu, cháu gái được 5 tuổi, mọi người đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau người dân đi làm sớm phát hiện thấy xác cháu tại mương nước ngoài đồng. Khám nghiệm dấu vết hiện trường và tử thi cho thấy âm đạo bị rách chứng tỏ cháu bị hiếp dâm sau đó bị dìm cho chết. Cơ quan công an khám nghiệm tử thi cho kết quả: Phổi xung huyết, diện cắt có dịch bọt màu đỏ lẫn máu chảy ra. Lòng khí phế quản xung huyết có dị vật lẫn bùn đất. Kết luận xác định: Nạn nhân chết do ngạt nước.
Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra đã phải ra quyết định tam đình chỉ điều tra vụ án, đồng thời với đó cơ quan công an phát động nhân dân trong thôn xóm tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, gồm cụ Ngô Thị Khuyến (sn 1930) và người con gái Trương Thị Năm (sn 1960) đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung Hàn Đức Long đã thú nhận việc hiếm dâm hai mẹ con bà cụ, ngoài ra khai nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên án tử hình Hàn Đức Long, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy hai bản án yêu cầu điều tra lại. Đến năm 2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên án tử hình, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm lần 2 cũng tuyên án tử hình.
Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã thú nhận tội, các bản lời khai của bị cáo đều thừa nhận tội với nội dung diễn biến hành vi phạm tội được khai báo thống nhất và giống nhau, nhưng mọi khi ra tòa bị cáo đều chối tội. Bị cáo khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình ép phải nhận tội. Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng bị cáo chối là do sợ hãi trước hình phạt nghiêm khắc, HĐXX tin vào lời khai nhận tội của bị cáo trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo tại phiên tòa.
II/ DIỄN BIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG HÔM XẢY RA VỤ ÁN
  1. 1.      Về phía gia đình cháu bé
Nhà anh Sơn, chị Liễu nằm ở rìa xóm nơi ngã ba có lối đi nhiều ngả và giáp cánh đồng, gia đình có một quán tạp hóa nhỏ bán đồ lặt vặt. Chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh chị nhổ lạc ngoài ruộng cách nhà khoảng 200m, cháu Yến 05 tuổi chơi ở quán.
Khoảng 6 giờ chiều chị Liễu nghe vọng ra tiếng chó sủa, sau đó thấy tiếng con gái gọi mẹ ơi về bán hàng, chị Liễu đi về bán cho ông Nguyễn Văn Giang sinh năm 1953 ở cùng thôn một chai coca để uống ngay tại quán. Khi ông Giang uống thì có anh Lục cùng thôn đến hỏi chị Liễu bán cho viên đá lạnh nhưng không có. Anh Lục mượn xe máy của ông Giang đi mua đá lạnh nơi khác, sau đó quay lại trả xe ông Giang rồi đi về nhà. Chị Liễu sau đó đem quang gánh và dây thừng ra ruộng, đến khi về thì không còn thấy con đâu.
2. Về phía bị cáo Hàn Đức Long
Khoảng 4 giờ chiều ngày 26/6/2005 Hàn Đức Long (sinh năm 1959 trú tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chở ngô thóc bằng xe cải tiến tới quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam người cùng thôn. Do mất điện nên Long để thóc ngô tại đó đi về làm việc nhà. Khoảng 6 giờ 30 khi đó đã có điện, Long đi ra quán xát thì có bố con ông Đỗ Danh Soạn, Đỗ Danh Xuân đang chờ xát. Khi thấy chưa đến lượt mình Long đi bộ về nhà bảo con trai làm cơm tối, bắt vịt thịt. Lúc quay trở ra Long gặp ông Soạn, ông Soạn nói chú ra nhanh lên còn ít người lắm. Khi đến nơi Long vẫn phải chờ hai người nữa là chị Nguyễn Thị Yên, chị Đặng Thị Sổ xay xong. Trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông giữa hai gian xay xát và gian bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình anh Diêm Quảng Nam. Sau khi Long xát xong đi về, anh Nam tiếp tục xay xát cho vài người nữa. Thời điểm Long về đến nhà là 19 giờ 47 phút (các số liệu giờ giấc trên đây do cơ quan điều tra thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án).
Quán xay xát nhà anh Nam cách nhà cháu Yến khoảng 70m, nhà cháu Yến chếch một đầu ao còn quán xát thóc nhà anh Nam ở một đầu ao. Đoạn đường 70m giữa hai nhà là đường đất hai bên đường cây cỏ bụi rậm không có nhà ở. Buổi chiều hôm đó mất điện, đến chập tối mới có điện nên mọi người phải chờ đợi nhau xay xát thóc ngô. Khi vụ án xảy ra Cơ quan điều tra lấy lời khai anh Nam xem chấp tối ngày hôm cháu Yến bị nạn có thấy việc gì bất thường không thì anh Nam chỉ khai hôm đó tập trung xay thóc nên không biết gì. Cơ quan điều tra hỏi anh Nam xem có những ai xay thóc chiều hôm đó thì anh Nam kể tên 7 người trong đó có Hàn Đức Long.
Khi khám nghiệm hiện trường CQĐT thu giữ được một số lông tóc nên đã khoanh vùng nghi phạm tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng KHÔNG bao gồm những người hôm đó xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam.
III/ CĂN CỨ KẾT TỘI CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CQĐT cho rằng chiều tối ngày hôm đó, trong lúc chờ đợi chị Yên, chị Sổ xay xát rồi đến lượt mình Long đã đi sang nhà cháu Yến, khi thấy cháu ở nhà một mình đã nảy sinh ý định phạm tội nên đã bắt ôm bịt miệng đưa cháu ra cánh đồng để thực hiện hành vi hiếp và giết cháu, sau đó quay trở lại quán xay xát như không có việc gì xảy ra.
Quan điểm kết tội dựa vào các chứng cứ:
1. Bị cáo đã đầu thú vào ngày 19/10/2005 về việc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Trong quá trình khai báo, bị cáo đã tự nguyện viết đơn đầu thú về việc hiếp giết cháu Yến. Bị cáo thừa nhận đã hiếp dâm mẹ con cụ Khuyến và giết hiếp cháu Yến, đây là cơ sở chính.
2. Trong các bản hỏi cung và bản tự khai bị cáo đã tự nguyện khai báo tỉ mỉ, cụ thể các hành vi phạm tội trong vụ án cháu Yến, bị cáo tự vẽ sơ đồ đường đi gây án mô tả cánh đồng nơi gây án. Lời khai của bị cáo phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, phù hợp với biên bản khám nghiệm tử thi, phù hợp với kết quả giám định.
3. Sau khi nhận tội, vì ân hận về việc làm của mình, Hàn Đức Long đề nghị Cơ quan điều tra cho được tự tay viết thư gửi chị Nguyễn Thị Mai là vợ Long và anh Nguyễn Đình Báu là bác ruột của cháu Yến. Nội dung thư gửi chị Mai có đoạn viết: “Mai sang bảo anh Sơn chị Liễu bình tĩnh đừng nóng vội làm việc gì đó đáng tiếc xảy ra” (BL79); Nội dung thư gửi anh Báu có đoạn viết: “Anh chót hãm hại cháu Yến con chú Sơn vào ngày 26/6/2005 anh đã thành khẩn khai báo với công an. Vậy anh mong chú xuống bảo vợ chồng chú Sơn không hành động những gì nóng quá để xảy ra những việc đáng tiếc. Anh ngàn lần xin các chú tha thứ cho anh…” (BL 80, 81). Đồng thời Long đề nghị Cơ quan điều tra được gặp anh Báu để dàn xếp sự việc. Ngày 06/11/2005, trước mặt anh Nguyễn Đình Báu, Long thú nhận về việc đã hãm hại cháu Yến và mong anh tha thứ. Anh Báu đã cam kết sẽ không gây thù oán ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của gia đình Long (BL 90).
4. Trước cáo buộc sử dụng nhục hình, Cơ quan điều tra khẳng định: Không có việc bị cáo bị ép viết theo lời điều tra viên đọc vì nhiều tình tiết trong vụ án chỉ có bị cáo biết như vấn đề xay xát gạo, thứ tự những người xay xát gạo, các tình tiết và hoạt động của Long trước, trong và sau khi gây án, … Những vấn đề này chỉ bị cáo mới biết, điều tra viên không biết nên không ép bị cáo khai báo như vậy, do vậy không có việc điều tra viên đọc cho bị cáo viết.
IV/ CĂN CỨ GỠ TỘI VÀ CHỨNG CỨ VÔ TỘI NHƯ SAU
  1. 1.      Về lời cáo buộc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm
Hồ sơ điều tra thể hiện Long khai nhận hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Nhưng khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam và tại phiên tòa Long phủ nhận và cho rằng việc vụ cáo là vụ oan giá họa là do mâu thuẫn hằn thù gia đình. Hội đồng xét xử (HĐXX) không tin Long nhưng do không đủ căn cứ kết tội nên tại 4 lần mở phiên tòa HĐXX các cấp đều tuyên bị cáo Long KHÔNG PHẠM TỘI hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm.
Vụ hiếp dâm cụ Khuyến chị Năm cũng giống như vụ hiếp cháu Yến đều chỉ dựa vào lời khai nhận của Long mà không có chứng cứ trực tiếp nào, vậy thì tại sao một vụ lại tuyên không phạm tội, một vụ lại tuyên phạm tội?
Trong quá trình điều tra lại vụ án, ông Dương Khương Duy cán bộ Công an tỉnh Bắc Giang là người chỉ đạo trực tiếp điều tra việc điều tra vụ án bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông này thì thấy có 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong đó có một số tài liệu thu thập từ UBND xã cho thấy trước thời điểm tố cáo bị hiếp dâm chừng một tháng, gia đình cụ Khuyến chị Năm và Hàn Đức Long đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho con trai của bà cụ và vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc Hàn Đức Long bồi thường cho gia đình bị hại 1,6 triệu đồng và Long chưa bồi thường hết. NGƯỜI CON DÂU bị đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng (cụ Khuyến) và chị chồng (chị Năm) tố cáo bị Long hiếp dâm.
Đối với cơ quan điều tra thì sự việc hiếp dâm bà Khuyến, chị Năm chính là cơ sở để bắt Long qua đó có được thông tin Long thú nhận giết hiếp cháu Yến. Nếu không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì cũng vô lý khi kết tội bị cáo hiếp giết cháu Yến vì hai vụ việc đều không có chứng cứ trực tiếp mà chỉ dựa vào lời khai nhận của Long.
Vụ án xảy ra từ năm 2005, trong thời gian điều tra lại năm 2011, bị hại Trương Thị Năm và anh Trương Văn Sáu con trai cụ Khuyến đã XIN RÚT ĐƠN đề nghị xử lý Hàn Đức Long. Đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, cơ quan điều tra đã lấy lại lời khai của gia đình Trương Văn Sáu:
- Bút lục 1185, Biên bản ghi lời khai của NGƯỜI CON DÂU là Nguyễn Thị Chung, Chung cho biết cụ Khuyến đã già yếu, không đi lại được, trí nhớ bị lú lẫn, hỏi không trả lời được.
- Bút lục 1181 Biên bản ghi lời khai của chồng Chung là Trương Văn Sáu, nội dung Sáu trả lời cho Điều tra viên như sau:
Hỏi: Anh Sáu cho cơ quan điều tra biết anh quan hệ thế nào với bà Khuyến ở cùng thôn?
Đáp: Tôi (Sáu) xin trình bày: Tôi là con trai của bà Khuyến, hiện nay mẹ tôi đã già yếu và đang ở cùng với tôi tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.
Hỏi: Anh được biết gì về việc bà Khuyến bị tên Long hiếp dâm vào thời gian đầu năm 2005?
Đáp: Sự việc tôi được biết như sau: Tôi nhớ vào thời gian đầu năm 2005 tôi có được nghe mẹ tôi là bà Khuyến nói cho nghe là vào một hôm mẹ tôi xuống nhà anh trai tôi là Lành ở gần nhà anh Long chơi, khi qua cổng nhà Long thì Long gọi mẹ tôi vào nhà và có hành vi sàm sỡ ôm mẹ tôi và thò tay vào trong quần mẹ tôi, thấy vậy mẹ tôi có bảo: Mày không bỏ ra tao kêu lên con tao nó đến đập chết mày. Nghe vậy Long có bảo mẹ tôi là cháu cho bà một trăm nghìn, nhưng mẹ tôi bảo tao thèm vào.
Nghe mẹ tôi nói thì tôi nói là thôi chuyện chỉ có vậy thì bỏ qua. Nhưng sau đó một thời gian thì tôi lại nghe nói là chị gái tôi là Năm cũng bị tên Long hiếp dâm, tôi hỏi chị Năm thì chị Năm đã thừa nhận là có việc đó. Sau đó vợ tôi là Chung đã viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị tôi.
Hỏi: Giữa gia đình anh và Long có mâu thuẫn gì không?
Đáp: Sau thời gian mẹ và chị tôi bị Long cưỡng hiếp được khoảng một hai tháng gì đó thì Long đã dùng đá đập vào đầu vợ tôi do mâu thuẫn gia đình. Vợ tôi phải đi viện điều trị, sau đó vụ việc được chính quyền xã Phúc Sơn giải quyết, anh Long đồng ý bồi thường cho vợ tôi 1.500.000đ (một triệu năm trăm nghìn đồng) nhưng anh Long chỉ bồi thường cho vợ tôi 1.200.000đ còn 300.000đ Long không trả mà còn có lời lẽ xúc phạm gia đình tôi nhưng tôi cũng nhịn để tránh xô xát xảy ra.
Hỏi: Việc gia đình anh viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị anh do ai gợi ý, xúi giục?
Đáp: Việc này do gia đình tôi tự giác, không có ai gợi ý, xúi dục gì cả.
Lý do gia đình tôi viết đơn là do anh Long đã hiếp dâm chị và mẹ tôi, sau này Long lại đánh cả vợ tôi, sau thời điểm đó công an tỉnh Bắc Giang có phát động mọi người tố giác tội phạm đã giết cháu Yến con anh Sơn chị Liễu ở cùng thôn với tôi, từ đó gia đình tôi đã tố giác anh Long hiếp dâm mẹ và chị tôi, hơn nữa tôi còn được nghe dân làng nói là tên Long có tính xấu hay sàm sỡ với chị em phụ  nữ ở trong thôn.
Hỏi: Vậy tại sao sau này khi làm việc với cơ quan điều tra anh lại xin rút đơn đề nghị xử lý tên Long?
Đáp: Đúng là tôi đã có ý kiến như vậy, tôi có ý kiến như vậy là do nay mẹ tôi đã già yếu không đi lại được, trí nhớ thì lẫn lộn không nhớ được gì nữa. Còn việc mẹ và chị tôi bị Long hiếp là sự thật, nếu cơ quan điều tra và các ngành pháp luật tiếp tục xử lý tên Long thì tôi xin tiếp tục đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tên Long về hành vi hiếp dâm mẹ và chị tôi.
Những nội dung trên cho thấy khả năng Long bị vu oan giá họa là sự thực.
  1. 2.      Về nguyên nhân cái chết của cháu bé
Lời khai nhận của Long trong hồ sơ như sau: Bị cáo sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm tại bờ mương bê tông đã bế cháu bé tới một đoạn mương nước bờ đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về.
Kiểm tra mương nước cho thấy: lòng mương rộng 1,6m, có nhiều cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m. Với mực nước 35cm thì khó có thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao 1,07m. Chỉ cần cháu ngồi là đã cao hơn mực nước, do vậy khả năng là cháu bị dìm cho chết sặc nước chứ không phải do bị ngã xuống nước.
Khám nghiệm tử thi thì thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh, chứng tỏ bị dìm cho chết ngạt chứ không phải ngã đuối nước. Như vậy mô tả trong hồ sơ không phù hợp với thực tế khách quan, sẽ xảy ra hai trường hợp hoặc là Long khai dối hoặc là thủ phạm không phải là Long. Nhưng nếu Long đã viết đơn đầu thú nhận tội rồi thì còn khai dối làm gì.
Đây là tình tiết đặc biệt quan trọng cho thấy tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác không đúng với mô tả trong hồ sơ. Nhiều khả năng thủ phạm là một người khác, và hành vi phạm tội được thực hiện theo một cách khác.
  1. 3.      Về một đoạn nội dung kết luận điều tra chứa đựng nhiều mâu thuẫn
Hồ sơ điều tra mô tả khi bị cáo bế cháu bé ra cánh đồng tới đoạn mương bê tông:“…Long đặt cháu Yến ngồi trên bờ mương bên trái, hai chân buông thõng xuống lòng mương. Long ngồi bờ mương đối diện, 2 chân đặt dưới lòng mương. Lúc này cháu Yến đã bất tỉnh nên tay phải Long giữ vai cháu Yến, tay trái tụt quần cháu Yến và ném xuôi theo dòng nước. Sau đó Long dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay trái lách vào âm hộ cháu Yến…”
Tài liệu điều tra không làm rõ cháu Yến bị bất tỉnh ở thời điểm nào, vì lý do gì mà chỉ nêu rằng lúc này cháu Yến bất tỉnh. Trước đó bị cáo chỉ bế cháu bé mà không có hành vi đánh đập nên việc nêu cháu bé bị bất tỉnh là không có cơ sở. Phải chăng nêu điều này để khỏi tránh những điểm vô lý về sau? Bởi lẽ nếu không bị bất tỉnh thì khi bị đau đớn cháu bé sẽ kêu la, sẽ rất nguy hiểm bởi cánh đồng trống trải khi đó, ruộng vừa mới cấy, không gian thông thoáng, thời tiết mùa hè ngày 26/6 khi đó lúc 6,7 giờ thì trời vẫn còn sáng.
Trường hợp cháu ngất thật sự thì tại sao lại để cháu ngồi mà không đặt cháu nằm ra bờ mương cho dễ thực hiện các thao tác? Cháu ngồi bệt ở bờ mương như thế thì với một tay giữ vai, tay kia làm sao cởi được quần cháu ra? Thực tế cháu phải đứng hoặc nằm thì mới cởi được quần, ngồi thì làm sao cởi quần lại chỉ với một tay? Và tư thế cháu ngồi như vậy thì âm hộ cháu áp sát vào bờ mương bê tông, làm sao bị cáo móc 3 ngón tay vào được? Bàn tay của bị cáo sẽ bị cọ sát với bờ mương bê tông thô ráp, khó thể móc vào âm hộ. Nếu cháu Yến ngửa người ra phía sau, bị cáo móc tay vào được thì khả năng âm hộ bị rách, sẽ rách về đằng trước, đằng này âm hộ cháu bị rách rộng thêm một phần da tầng sinh môn về phía sau (cáo trạng trang 5).
Chỉ một đoạn ngắn mô tả hành vi phạm tội đã cho thấy một loạt điểm bất hợp lý, không logic khách quan, điều này cho thấy nhiều khả năng tội phạm được thực hiện theo một tư thế diễn biến cách thức khác, có thể ở một địa điểm khác. Bị cáo Hàn Đức Long không phải là thủ phạm trong vụ án này, mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự tưởng tượng hình dung của cán bộ điều tra, từ sự hình dung đó đã ép bị cáo khai báo theo hướng diễn biến như vậy. Nhưng vì không đúng như sự thật đã diễn ra nên bộc lộ nhiều điểm vênh bất hợp lý.
  1. 4.      Về bằng chứng ngoại phạm thứ 1
Chiều tối hôm cháu Yến bị sát hại, Long xay thóc tại nhà anh Diêm Quảng Nam đây là thông tin chính xác. Ngay hôm phát hiện ra cháu bé bị chết, chiều hôm đó cơ quan điều tra đã hỏi anh Nam xem tối hôm trước có thấy điều gì bất thường không và hoi thêm có những ai xát thóc, anh Nam kể ra 7 người trong đó có Long. Nhiều người cùng xay thóc xác nhận điều này như ông Soạn, anh Xuân, chị Yên, chị Sổ, chính bản thân Long cũng thừa nhận mình có xay thóc, và đây chính là bằng chứng ngoại phạm của bị cáo.
Việc Long xay thóc nhà anh Nam chính là bằng chứng ngoại phạm của Long.
Cơ quan điều tra thu thập được một số lông tóc ở hiện trường nên đã khoanh vùng nghi phạm tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng không bao gồm những người xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam hôm đó. Như vậy ngay từ ban đầu CQĐT cũng không xác định những người có mặt xát thóc tại nhà anh Nam là nghi phạm.
Nhưng về sau này hồ sơ điều tra lại chuyển hóa theo hướng Long là thủ phạm, trong khi chờ đợi đến lượt xay xát thóc đã sang nhà cháu Yến để thực hiện hành vi phạm tội sau đó quay về xay thóc.
Bằng chứng ngoại phạm thứ 2
Thời điểm chết của cháu Yến là bằng chứng ngoại phạm của Long
Tại bản kết luận giám định pháp y số 363/PY ngày 04/7/2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang, xác định trong dạ dày nạn nhân có chứa ít thức ăn đã nhuyễn và xác định nạn nhân chết sau bữa ăn cuối cùng khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Cơ quan điều tra hỏi bố mẹ cháu Yến cháu ăn bữa cuối cùng lúc mấy giờ thì được xác định là khoảng 12 giờ trưa cùng ngày. Từ đó xác định thời điểm cháu Yến bị giết là khoảng từ 4 giờ đến 6 giờ chiều. Mặt khác, theo lời khai chị Liễu thì khoảng 6 giờ chiều cháu Yến gọi chị về bán hàng cho ông Giang, như vậy kết hợp hai thông tin trên thì thời điểm cháu chết xê dịch cận đúng hơn là về khoảng 6 giờ (chứ không phải cận đúng về khoảng 4 giờ chiều).
Nhưng tài liệu điều tra lại ghi nhận Hàn Đức Long 6 giờ 30 mới đi ra quán xay xát, và khi đến nhà là 19 giờ 47 phút. Như thế thì thời điểm Long đi xay thóc thì cháu Yến đã chết. Tất cả các thông tin giờ giấc đều do cơ quan điều tra thu thập được thể hiện trong hồ sơ.
Cần lưu ý là lúc 6 giờ 30 Long ra quán xát còn chờ ông Soạn, anh Xuân xát xong, Long đi về nhà nói con trai bắt vịt thịt rồi mới quay trở lại ngồi chờ cho chị Sổ, chị Yên xát. Cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc tức là khoảng thời gian còn kéo dài về phía 7 giờ, càng sai so với thời điểm cháu Yến chết.
Sau này CQĐT làm một việc gượng ép thiếu thuyết phục là tiến hành thực nghiệm xác định lượng thóc và thời gian xay xát của chị Sổ, chị Yên và thực nghiệm lại diễn biến hành vi phạm tội để tính lượng thời gian tiêu tốn cần thiết thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó cho ra kết quả xác định thời gian xay thóc đủ lâu để bị cáo thực hiện hành vi phạm tội và trở về.
Đây là việc làm rất thiếu độ chính xác bởi lẽ thứ nhất là khó đảm bảo chị Yên, chị Sổ nhớ chính xác hôm đó (nhiều tháng năm trước) mình xát bao nhiêu kg thóc. Thứ hai, chủ quán xay thóc khai rằng điện lưới hôm đó yếu nên hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy lần lượt từng động cơ một và thời điểm thực nghiệm lại sau nhiều năm thì động cơ máy đã được thay mới. Với những dữ kiện như thế CQĐT vẫn thực nghiệm và cho ra khoảng thời gian làm căn cứ để kết tội.
Tất cả những việc thực nghiệm là để tỏ ra việc điều tra là kỹ lưỡng, số liệu chính xác khách quan nhưng thực chất đó là việc làm giả tạo che dấu đi vấn đề không thể bác bỏ là tính về mặt giờ giấc thời điểm cháu bé chết trước khi Long đi ra quán xay thóc.
  1. 5.      Về lời tố bị truy bức nhục hình và bản đơn xin đầu thú của Long
Khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam và tại phiên tòa Long khai báo đã bị cán bộ điều tra đánh đập tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi điều tra, Long phải khai nhận theo những nội dung cán bộ điều tra đọc cho để viết. Khi Long không viết liền bị cán bộ điều tra cầm bút đâm thẳng vào bàn tay, ngoài ra là bị đánh đập hành hạ bằng nhiều dụng cụ khác.
Điều này lý giải vì sao các bản khai nhận tội do cán bộ điều tra viết và Long ký vào cuối đều rất giống nhau và lý giải tại sao lời khai nhận của Long phù hợp với hiện trường phạm tội, phù hợp với các tài liệu thu thập khác của cơ quan điều tra.
Khi khám phá tủ hồ sơ của ông Dương Khương Duy bị chết thì trong số 49 bút lục tài liệu bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án, có một số bản viết tay không hoàn chỉnh đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long.
Trước khi điều tra lại thì trong hồ sơ chỉ có một bản Đơn xin đầu thú viết ngày 29/10/2005 trong khi đó bị cáo bị bắt từ ngày 19/10/2005. Câu hỏi đặt ra là Điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian 10 ngày từ khi bị bắt đến khi có đơn xin đầu thú? Phải chăng có các bản đơn xin tự thú viết dở dang trước đó là do bị bức ép viết, viết mỗi ngày một ít, viết cho quen, viết cho cam chịu dần, viết cho nét chữ ngay thẳng hàng dần và tới ngày 29/10/2005 mới có bản Đơn xin đầu thú hoàn chỉnh?
Khi xem nét chữ viết tại bản đơn xin đầu thú ngày 29/10/2005 gồm 4 trang giấy có thể thấy rõ cứ cách một đoạn nét chữ viết đứng thẳng, cách một đoạn nét chữ viết lại nghiêng. Sự khác nhau về nét chữ sau mỗi đoạn chứng tỏ có sự dứt quãng nghỉ ngơi rồi mới viết tiếp, điều này cho thấy lời khai bị cáo bị ép viết là có cơ sở cho là đúng. (Xin gửi kèm bản đơn xin đầu thú của Long).
V/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT
Vụ án oan sai là sự thực, việc bắt giam và kết tội Long không dựa trên bất cứ một chứng cứ trực tiếp nào mà chỉ dựa vào lời khai nhận tội và suy diễn. Sau 04 tháng không tìm ra thủ phạm, cơ quan điều tra dựa vào lời tố cáo hiếp dâm của cụ Khuyến, chị Năm để bắt Long sau đó có được lời thú tội vụ cháu Yến. Nhưng suốt 8 năm với 4 phiên tòa HĐXX đều tuyên Long KHÔNG PHẠM TỘI hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm trong khi bị hại còn sống nhưng lại vẫn tuyên được là Long giết hiếp cháu Yến mặc dù bị hại đã chết.
Từ vụ án này cho thấy nổi lên hai vấn đề đặc biệt đáng quan tâm của hệ thống tư pháp mà lâu nay dư luận đã phản ảnh nhiều, đó là tình trạng truy bức nhục hình trong quá trình điều tra và tình trạng duyệt án từ trước và không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Qua vụ án này xin kiến nghị một số vấn đề pháp lý như sau:
Thứ nhất: Quyền được giữ im lặng của bị can bị cáo
Xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình, việc khai báo ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ nhờ truy bức nhục hình thì mới buộc được người ta phải khai báo.
Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ luật pháp, bảo vệ các quyền công dân, như vậy việc bức hiếp buộc khai báo đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng cần được pháp luật bảo vệ, đó là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân.
Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt nếu sử dụng nhục hình thì đó lại là cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của việc điều tra xử lý tội phạm. Đây là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Thực tế việc truy bức nhục hình vẫn xảy ra dưới hình thức này hình thức khác. Để giải quyết tình trạng này cần quy định bị can bị cáo được quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa. Đây cũng là quy định văn minh tiến bộ mà tố tụng hình sự nhiều nước đã quy định.
Thứ hai: Quy định lời khai của bị can bị cáo không là chứng cứ
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định chứng cứ như sau:
Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
A) Vật chứng;
B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
C) Kết luận giám định;
D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Quy định như trên chỉ coi trọng về quy trình thu thập chứng cứ mà không coi trọng tính chân thực của chứng cứ. Quy định chứng cứ là những gì có thật là chưa đủ, cần bổ sung thêm chứng cứ phải mang giá trị khách quan.
Xét ví dụ lời khai của bị cáo có là chứng cứ hay không thì thấy: Đương nhiên có việc bị cáo khai báo, đó là cái có xảy ra và đó là sự thật. Nhưng điều quan trọng không phải là sự thật về bản thân việc khai báo mà quan trọng là sự thật trong nội dung khai báo. Chứng cứ cần sự khách quan nhưng lời khai lại thường không khách quan, vì dù bị cáo khai có lợi hay bất lợi cho chính mình thì cũng không khách quan. Nếu bị cáo khai báo có lợi cho mình thì có thể nghi ngờ bị cáo gian dối chối tội, nếu bị cáo khai bất lợi cho mình thì đó là điều không bình thường trong hành vi con người, có thể nghi ngờ việc khai báo đó không đảm bảo yếu tố an toàn về thân thể hoặc tỉnh táo về tinh thần.
Chứng cứ cần phải liên hệ và tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án, như thế mới có thể giúp làm sáng tỏ vụ án. Các tài liệu như biên bản hoạt động điều tra, biên bản ghi lời khai, thì đây là các giấy tờ phát sinh sau này, không tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án. Đó đơn thuần chỉ là các tài liệu trong hồ sơ vụ án giống như các quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt giam, đó không phải là cơ sở để xác định diễn biến sự việc đã xảy ra như thế nào.
Quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ nên thực tế đã xảy ra tình trạng là cơ quan điều tra thay vì nhọc công đi tìm các tài liệu bằng chứng xác thực khác, họ chỉ xoáy sâu vào việc bắt giam sau đó truy bức nhục hình cho người này khai nhận hành vi phạm tội, từ đó cho ra kết luận điều tra.
Thứ ba: Điều tra viên phải là người tham gia tố tụng
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định Điều tra viên là người tiến hành tố tụng mà không phải là người tham gia tố tụng, điều này cần sửa lại theo hướng điều tra viên phải tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Nhiều tài liệu chứng cứ cần thiết phải được xác định lại nguồn gốc quy trình thu thập từ đó xác định chứng cứ có được thu thập hợp pháp hay không để có đủ giá trị pháp lý cũng như độ tin cậy hay không.
Hiện nay điều tra viên không phải tham gia tố tụng do vậy không có điều kiện để thẩm định lại quy trình thu thập chứng cứ, không có cơ hội đối chất giữa cán bộ điều tra và bị cáo trong việc xác định có hay không sự truy bức nhục hình?
III/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ án oan Hàn Đức Long là điển hình cho việc trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Những người phải chịu trách nhiệm về vụ án oan này hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo trong các ngành.
2. Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
3. Chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Như thế Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây dựng pháp luật thuộc mảng vấn đề thẩm quyền của Ban nội chính trung ương. Do vậy kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị cáo trong vụ án oan sai này.
4. Kính mong các cơ quan báo chí đưa tin phản ánh về vụ án oan khuất này, được như thế là đã đóng góp dựng xây cho nền tư pháp nước nhà vốn còn nhiều khiếm khuyết rất cần được chung tay xây dựng.
Rất mong nhận được sự quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641
Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Tầng 3 Số 62 Thái Thịnh II, Hà Nội
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
TRƯỞNG VĂN PHÒNG

Đào tuấn - Thanh Thượng phương bảo kiếm và lưỡi kiếm Damocles

8Thanh Thượng phương bảo kiếm đang chỉ hua trong không khí. Chém ai, chém vào đâu được khi giờ đây, trên đầu những người tố cáo đang lơ lửng lưỡi gươm damocles

4 năm sau khi nhận lời chúc từ Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Thiện Nhân “giữ mãi được chữ nhân của người VN, chữ nghĩa của phận làm cha và chữ đức của người làm thầy”, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã buộc phải giã từ ngôi trường Vân Tảo.
Mái tóc xanh năm nào của “biểu tượng cuộc chiến chống tiêu cực” trong ngành giáo dục đã nhuốm bạc sau chỉ 4 năm. “Người đương thời” một thời bấy giờ bảo việc ông phải giã từ ngôi trường đã thân thuộc là “một quyết định khó khăn”. Nhưng ông không còn sự lựa chọn nào khác. “Tôi cũng thấy “đấu tranh” chán quá rồi, không “đấu” được nữa”.
Không bạc tóc không được khi sau vinh quang của chiến thắng, là sự cô độc khi người ta tránh ông như tránh… hủi. Sau thăm hỏi, chúc tụng, tung hô, người ta tung tin bôi xấu ông như một kẻ tâm thần “lúc nào cũng kè kè cái máy ghi âm”. Áp lực của miệng lưỡi đến nỗi cô con gái nhiều lúc đã không dám nhận là con bố Khoa. Cô đơn, giống như sự tẩy chay, đến nỗi người vợ có lúc như phát điên, định bế con đi khỏi nhà.
Sau đấu tranh là cô đơn.
Sau đấu  tranh là tẩy chay.
Sau đấu tranh là bị trả thù.
Sau đấu tranh là bi kịch.
Và Bi kịch của Thầy Khoa cũng chính là bi kịch chung của những người đương đầu với tiêu cực, tham nhũng.
Sáng nay, trước nghị trường, ĐBQH Lê Như Tiến đã khảng khái nói thẳng 4 chữ “Nợ xấu niềm tin” như một món nợ, một hệ quả, một phái sinh của cuộc chiến chống tham nhũng. Và vì thế, cần một thanh Thượng phương bảo kiếm, vừa để chém giặc nội xâm tham nhũng, vừa như một biểu tượng bảo vệ những người tố cáo.
“Có một hiện tượng đáng buồn là Người dân đã thờ ơ, không mấy mặn mà, thiếu lửa, giảm nhiệt” khi những thông tin tham nhũng hoặc không được xử lý hoặc rơi tõm xuống hố sâu của sự “im lặng đáng sợ”.
Đó là món “nợ xấu” khi người đấu tranh đôi khi lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng với việc “kẻ tham nhũng, vốn có tiền, không từ một thủ đoạn đê hèn nào, từ gây ra TNGT, ngụy tạo chứng cớ, tố cáo ngược người chống tham nhũng, lén bỏ ma túy vào nhà, vào xe, giương bẫy tình, bắt cóc người thân. để đây áp lực”.
Đó là tình trạng “Người tố cáo trở thành đơn thương độc mã”.
Đó là tâm lý xã hội người ngay sợ kẻ gian, tâm lý thờ ơ, vô trách nhiệm hoặc makeno”.
Có người ví hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng như những viên đạn không đầu.
Có người giải thích thanh Thượng phương bảo kiếm đã được rút ra nhưng không biết chém vào đâu khi mà “một bộ phận không nhỏ” ở đâu đó, khi- nói như ông Lê Như Tiến- “Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, bộ phận không nhỏ ở nơi khác, cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác”.
Hầu hết các vụ tham nhũng đều được phát hiện từ những người tố cáo. Nhưng khoản “nợ xấu niềm tin” hay lẽ công bằng cho những người dân dũng cảm chừng nào còn chưa trả được thì chừng đó thanh thượng phương bảo kiếm vẫn chỉ hua trong không khí mà thôi.
Chém ai, chém vào đâu được khi giờ đây, trên đầu những người tố cáo đang lơ lửng lưỡi gươm damocles.

"ĐẠI ÁN" THAM NHŨNG - "SÂU BỰ" VŨ QUỐC HẢO CÓ THAM Ô HAY KHÔNG?

Facebook: Tân Châu


(Tân Châu) - Như đã đưa tin: Trong phần thẩm vấn tại tòa sáng ngày 7/11. Phiên tòa xét xử “đại án” tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II), Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc công ty này cho rằng mình không tham ô, Hảo chỉ muốn công ty mình vững mạnh để thuận cho việc cổ phần hóa. Thực sự có phải như lời Hảo khai trước tòa?.


Vũ Quốc Hảo đã rút ruột ALC II để đầu tư bất động sản như thế nào:

Công ty cổ phần Hải Cường do bà Hà Ngọc Oanh (em gái vợ Đặng Văn Hai) làm giám đốc. Thực chất công ty này do Đặng Văn Hai thành lập và điều hành. Ngày 2/3/2009, Công ty ALC II  ký quyết định số 030/9/QĐ-ALCII cho thuê tài chính với công ty Hải Cường, tài sản cho thuê là Cần cẩu thủy lực bánh xích 280 tấn, hiệu IHI loại CCH2800, trị giá 135 tỷ đồng. Cùng ngày, Vũ Quốc Hảo cũng ký hợp đồng mua bán số 030/09/HĐMB/ALCII với công ty Quang Vinh, tài sản mua bán là Cần cẩu thủy lực bánh xích 280 tấn, hiệu IHI loại CCH2800, trị giá 135 tỷ đồng, thời hạn bàn giao là tháng quý I/2010. Công ty ALC II đã 5 lần chuyển tiền thanh toán cho công ty Quang Vinh của Đặng Văn Hai với tổng số tiền 120 tỷ đồng. Nhận được số tiền này, Đặng Văn Hai đã chuyển 75 tỷ đồng cho ông Lê Đoàn Tám (Công ty CP đóng tàu Đại Dương), nhằm trả nợ cá nhân cho Vũ Quốc Hảo; chuyển cho ông Hoàng Ngọc Tuấn (Công ty Phúc Long) vay 24 tỳ đồng; chi hoa hồng môi giới cho Tôn Quang Việt (phó phòng cho thuê công ty ALC II) 2,5 tỷ đồng. Việt nhận tiền theo chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo và chuyển lại cho Hảo số tiền này (950 triệu đồng).

Ngày 24/7/2012, kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xác định thiệt hại của hợp đồng 030/09 ngày 2/3/2009 là 120 tỷ đồng.

Liên quan tới hợp đồng này (số 030/09 ngày 2/3/2009), Cơ quan điều tra xác định: Vũ Quốc Hảo nhiều lần vay tiền của Lê Đoàn Tám (Giám đốc Công ty đóng tàu Đại Dương, Hải Phòng), số tiền vay mượn là 60 tỷ đồng, sau đó Hảo chuyển số tiền vay này cho Lê Văn Phong đầu tư đầu tư vào Dự án căn hộ Trường An (Thuận An, Bình Dương); mua đất tại quận 7, TP.HCM. Để có tiền trả nợ Vũ Quốc Hảo đã ký hợp đồng cho thuê tài chính với Công ty Quang Vinh nhằm rút tiền của Công ty ALC II nhằm lấy tiền trả nợ riêng. Cơ quan điều tra kết luận hợp đồng gây thiệt hại cho Công ty ALC II 120 tỷ đồng, hiện đã kê biên tài sản là khu căn hộ Trường An (số 88/10 khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương).


Vũ Quốc Hảo tại tòa chiều ngày 7/11

Tư túi từ tiền khách hàng trả cho ALC II:

Doanh nghiệp tư nhân Anh Phương (do Lê Văn Phong thành lập và điều hành), có ký với Công ty ALC II 7 hợp đồng thuê tài chính , trong đó có 4 hợp đồng đã tất toán, 3 hợp đồng chưa tất toán, trị giá tài sản cho thuê là hơn 37 tỷ đồng. Ngày 5/4/2006, Công ty ALC II quyết định thu hồi toàn bộ tài sản của 3 hợp đồng chưa tất toán và giao lại cho DN Anh Phương 22 xe ô tô để sửa chữa, DN Anh Phương đã thanh toán cho Công ty ALC II 11,6 tỷ đồng. Công ty ALC II đồng ý cho DN Anh Phương đứng tên chủ quyền 22 chiếc xe nói trên. Ngày 22/8/2008, DN Anh Phương bán 22 xe cho Công ty CP Cơ khí giao thông vận tải Đồng Nai. Sau khi thương vụ mua bán này hoàn tất, Vũ Quốc Hảo đã nhận trực tiếp 4,9 tỷ đồng, ngày 18/3/2008, Hảo đưa Lê Thị Minh Huệ (em dâu vợ Hảo) 4 tỷ đồng để Huệ đưa hộ cho ông Tô Phước Vĩnh (Giám đốc Công ty TNHH Tô Châu) 2,8 tỷ đồng (ông Vĩnh mua hộ đất cho Hảo); Huệ trả lại cho Hảo 1,16 tỷ đồng. Số tiền còn lại trong số 4,9 tỷ đồng mà Hảo tư túi, Hảo tiêu xài cá nhân.

Với hai phi vụ tư túi trên, Hảo đã rút ruột Công ty ALC II tiền tỷ, thế nhưng trước tòa, Vũ Quốc Hảo đã đề nghị HĐXX xem lại tội danh tham ô, phán quyết của tòa sẽ ra sao? Câu hỏi sẽ được giải đáp vào ngày 20/11 – ngày tòa dự kiến tuyên án.

KHÔNG CÓ GÌ LÀ BẤT THƯỜNG


Trả lời PV báo Pháp Luật TP.HCM xung quanh vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh Văn phòng và là người phát ngôn của Công an tỉnh Bắc Giang nói: Cách đây hai ngày, Công an tỉnh Bắc Giang đã triệu tập buổi làm việc có sự tham gia của các điều tra viên (trừ một điều tra viên đã mất) trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn. “Buổi làm việc chủ yếu lắng nghe trình bày của các điều tra viên về việc tiếp nhận và xử lý đơn thư của gia đình ông Chấn, báo chí và của Thứ trưởng Bộ Công an chuyển đến chứ không đánh giá đúng sai hay trách nhiệm của ai” - ông Chức cho biết. Theo ông Chức, Công an tỉnh Bắc Giang đã rà soát hồ sơ về vụ án, đọc lại các lời khai của ông Chấn. “Qua đó chúng tôi kết luận hồ sơ không có gì bất thường”. Ô hô. Bắt người ta, ép người ta, xử người ta, tù oan người ta tới mức chung thân, nay thằng phạm chính đầu thú, người ta được tự do mà bảo chỉ là gặp mặt các điều tra viên thôi, gặp mặt thôi, nghe trình bày thôi, kiểu như gặp mặt đầu xuân, chứ không đánh giá đúng sai, rồi lại khẳng định, hồ sơ không có gì bất thường...Không có gì bất thường nghĩa là sao? Nghĩa là các điều tra làm đúng? Nghĩa là đúng án? Nghĩa là tội đúng? Hả? Không có gì bất thường hay tâm thần các ông bất thường? Hả? Nói như thế trước nhân dân vào lúc này mà nói được sao?

Không có gì bất thường, nhỉ, khi mà một Cán bộ ngân hàng tên là Đỗ Thị Thu Thủy, trưởng quỹ kho tiền Ngân hàng xăng dầu (PG Bank) chi nhánh Hải Phòng tráo đôla trong ngân quỹ bằng tiền âm phủ để ăn cắp quỹ
249.000 USD và 19.500 EUR. Bất ngờ hơn, trong két đựng tiền có 15 thếp tiền đôla vàng mã.

Không có gì bất thường, nhỉ, như lão tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc hội liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng – UIA đã kể câu chuyện "ba liệt sĩ chia sẻ hài cốt để tạo thành hài cốt của đồng đội thứ 4" là do các liệt sĩ yêu cầu nhà ngoại cảm làm như thế và khen: là hành động rất nhân văn. Nhân văn hả ông tiến sĩ? Tìm được 3 hài cốt, chia ra thành bốn, thành năm, dối trá, khốn nạn như thế rồi lừa gia đình, lừa đoàn thể, lừa chính quyền nói là các liệt sĩ thống nhất đề nghị với nhà ngoại cảm, chuyện này chỉ có nhà ngoại cảm và các liệt sĩ biết...Mẹ kiếp, các ông bao che, ngoạc mồm ngụy biện, chắn nhau, lấy cái gọi là khoa học tâm linh lừa từ người dương xuống người âm mà nhân văn hả ông? Các ông mang danh khoa học khoa hiếc, nghiên cứu nghiên kiếc, nhân văn nhân viếc để vét, khoắng, nhón, vón, nhặt từng xu cuối cùng của chính những gia đình có công với nước là bình thương thôi các ông nhỉ, ông Khanh nhỉ? Các nhà ngoại cảm nhỉ? Hèn.

Những dòng cuối cùng là thông tin làm "nức lòng" dư luận, khi ông này, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nhận định, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới . Ông tuyên bố như vậy có gì bất thương đâu ông nhỉ, chẳng bất thường chút nào, vì ông vẫn luôn đứng trong tốp những người tôn sùng số 1 mà, Việt Nam nhiều cái số 1, thêm cái số 1 về tài năng điều tra thì có gì là bất thường ông nhỉ, và lời kết luận hùng hồn của ông với báo chí lại xảy ra đúng vào thời điểm nóng nhất vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn, chứng tỏ, các ông Nghị nhà mình luôn biết cách chọn thời điểm để "vinh danh" mọi thứ số 1 cho đất nước, ô hô. Nhè vào cái lúc cả nước đang bàng hoàng vì trò ép cung làm án ấu trĩ, vô trách nhiệm nhất của cơ quan điều tra công an Bắc Giang 10 năm trước, thì ông hồ hởi tuyên một câu như thế có gì bất thường không ông?
-----------
Vâng, xin trân trọng giới thiệu, chân dung ông Nguyễn Đình Quyền, tác giả của phát hiện to lớn: Cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới- Vâng, xin cám ơn ông đã lên hình trên fb của Trưởng thôn...

Nói lời xin lỗi mà cũng khó thế a?

Về vụ ‘Oan án Nguyễn Thanh Chấn”

   * VÕ VĂN TẠO
(Cựu Hội thẩm nhân dân - TAND T.p Nha Trang)
Một quyết định dũng cảm:
Ngày 4-11-2013, với việc trả tự do cho dân oan Nguyễn Thanh Chấn theo quyết định đình chỉ thi hành hành án, VKSNDTC đã gỡ lại phần nào niềm tin của nhân dân. Công luận ghi nhận, trong oan án tai tiếng này, công lý - dù mải “ngao du đâu đó” hơn 10 năm trời đằng đẵng - rốt cuộc cũng quay về.
Mặc dù đến cuối chiều 6-11-2013, kết thúc phiên tái thẩm, Hội đồng xét xử TANDTC chỉ tuyên hủy 2 bản án sơ và phúc thẩm oan sai đối với ông Chấn, không tuyên ông vô tội; và một vài yếu nhân trong ngành tư pháp vẫn tuyên bố ông Chấn chưa chính thức vô tội, những ai am hiểu pháp luật ở ta đều đoan chắc, việc chính thức công dân Nguyễn Thanh Chấn vô tội chỉ là vấn đề thủ tục.                                                 > Chưa tuyên ông Chấn vô tội là chưa thoả đáng !  .
Bởi lẽ, với chức trách và nghiệp vụ của mình, cũng như theo “tập quán” bàn bạc, thống nhất liên ngành lâu nay đối với những vụ trọng án (trái với quy định của luật pháp: các cơ quan này phải độc lập tác nghiệp và chỉ tuân theo pháp luật), VKSNDTC không đơn phương ra quyết định đình chỉ thi hành án ông Chấn. Nếu không xác định 100% ông Chẩn thực sự oan uổng, có ăn gan trời thì VKSNDTC cũng chẳng dám thả khỏi trại giam một người vẫn trong tình trạng còn bị nghi ngờ phạm trọng tội “giết người”.
Dĩ nhiên, trước khi quyết định trả tự do cho ông Chấn, VKSNDTC không thể không cân nhắc thật kỹ càng và lường trước những hệ lụy tiếp theo (tùy mức độ sai phạm, hàng loạt cán bộ công an, VKS và tòa án liên can sẽ phải bị xử lý hình sự hoặc hành chính, nếu pháp luật không bị ngồi xổm lên). Theo chức năng được pháp luật hình sự hiện hành quy định, mọi sai sót của cơ quan điều tra và/hoặc của tòa án, đều có trách nhiệm của ngành kiểm sát. Trong quá trình công an điều tra, VKS có trách nhiệm giám sát, uốn nắn các lệch lạc. Sau khi cơ quan điều tra hoàn tất hồ sơ, VKS có trách nhiệm xem xét, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung, thậm chí đình chỉ truy tố - nếu nhận thấy chưa đủ căn cứ thuyết phục để tiến hành truy tố.. Nếu thấy đủ căn cứ và thuyết phục, mới ra cáo trạng. Việc khởi tố bị can, tạm giam, đều phải được VKS phê chuẩn - nếu phù hợp với quy định của pháp luật. Tại tòa, VKS giữ quyền công tố và hoàn toàn có quyền rút lại hoặc điều chỉnh lời buộc tội, yêu cầu Hội đồng xét xử và các bên tham gia tố tụng tuân thủ nghiêm túc luật pháp tố tụng. Rõ ràng, trong tố tụng hình sự, pháp luật giao chức năng, quyền lực cho ngành kiểm sát rất lớn. Trong vụ án này, không chỉ có sự tham gia của VKS tỉnh Bắc Giang, mà còn có VKSNDTC (vì TANDTC xử phúc thầm). Vì vậy, ra quyết định đình chỉ thi hành án ông Chấn (như phân tích ở trên, đồng nghĩa trả tự do cho người vô tội bị oan sai) cũng có nghĩa như VKSNDTC tự vả vào mặt mình và đồng nghiệp một cú tát trời giáng. Quá đau đấy! Nhưng phải cố mà chịu, để tỉnh táo lại trên tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng.
Sai phạm cả 3 cơ quan, 2 cấp
Như thông tin nhiều cơ quan truyền thông đã đăng tải, sai phạm bắt nguồn từ cung cách làm việc cẩu thả, tùy tiện, chủ quan, thậm chí vi phạm pháp luật một cách quá thô bạo của các điều tra viên  Công an tỉnh Bắc Giang. Bằng hành hạ, dọa dẫm, bức cung, tạo hiện trường và chứng cứ giả mạo, bỏ lọt nhiều tình tiết sự thật quan trọng, họ buộc ông Chấn “thú tội”.
Tuy nhiên, luật pháp quy định quy trình xử lý một vụ án hình sự rất chặt chẽ. Công an kết luận là việc của công an. VKS có trách nhiệm xem xét lại, nếu thấy chưa rõ ràng, phải yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ khởi tố. Khi VKS đồng ý truy tố, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ và căn cứ diễn biến xét xử tại tòa, nếu thấy căn cứ buộc tội chưa thuyết phục, thẩm phán và Hội đồng xét xử phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ tố tụng… Luật pháp cũng quy định, thủ tục xét xử có 2 cấp: sơ thẩm và phúc thẩm (chưa kể các thủ tục đặc biệt: giám đốc thẩm và thái thẩm). Cấp phúc thẩm có toàn quyền sửa sai hoặc tuyên hủy bản án sơ thẩm - nếu phát hiện tòa sơ thẩm sai lầm. Rõ ràng, khi quy định 3 cơ quan và 2 cấp như vậy, luật pháp không nhằm mục đích “vô duyên” “đẻ” thêm biên chế - tổn hại ngân sách, mà nhằm hạn chế đến mức thấp nhất (có thể) tình trạng oan sai.
Rất tiếc, nhiều quan chức VKS Bắc Giang và VKSNDTC đã không thực hiện đúng chức trách, quyền hạn và nghiệp vụ của mình. Rất tiếc, tại tòa 2 cấp, lời ông Chấn rập đầu kêu oan, tố bị bức cung; những bằng chứng ngoại phạm và lập luận có giá trị của luật sư Nguyễn Đức Biền bị Hội đồng xét xử và công tố viên bỏ ngoài tai. Rất tiếc, đơn kêu cứu của vợ chồng ông Chấn từ các năm 2003, 2004 đến VKSNDTC không được cứu xét kịp thời. Rất tiếc, đơn kêu cứu gửi năm 2006 đến Văn phòng Chính phủ, lại “nằm” bất động ở đó (theo giải trình của VKSNDTC tại họp báo 5-11-2013). Khó có thể nói khác: thói vô cảm, vô trách nhiệm ở các “công bộc” đã trở thành cố tật và ở bất cứ ngành, cấp nào cũng đầy rẫy.
Nói lời xin lỗi mà cũng khó thế a?
Công bằng mà nói, tại các nước văn minh, hệ thống luật pháp chặt chẽ và cơ bản được tôn trọng, dù hiếm hoi, án oan sai vẫn khó tránh. Thực tế đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng để nhiều nước bỏ án phạt tử hình. Có điều, ở ta, tình trạng công an lạm dụng vũ lực, đánh đập, bức cung, tạo chứng cứ giả, chà đạp thô bạo pháp luật tố tụng không phải hiếm. Và vụ ông Chẩn chỉ là một trong rất hiếm hoi các vụ án oan sai kết thúc có hậu.
Khó định lượng được tổn thất nặng nề về mọi khía cạnh vật chất, tinh thần, sức khỏe, danh dự của dân oan Nguyễn Thanh Chấn cùng gia đình.
Sai phạm của các cán bộ, cơ quan liên quan trong kỳ án này là không thể phủ nhận. Thế nhưng, từ khi báo chí đưa tin ông Chấn bị oan đến nay, chưa thấy một cá nhân, tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm, nói một lời xin lỗi với dân oan khốn khổ Nguyễn Thanh Chấn cùng gia đình, xin lỗi nhân dân – đã đóng thuế để nuôi bộ máy công quyền các cấp.
Đặt vấn đề như thế có khắt khe chăng?
Vì sao sau chiến tranh thế giới nhiều thập kỷ, lãnh đạo các quốc gia gây hấn như Đức, Nhật… vẫn chính thức nói lời xin lỗi người dân các nước phải chịu thống khổ?
Còn nhớ vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ trong khi thi công (26-9-2007), làm 54 công nhân ta thiệt mạng. Lập tức Đại sứ Nhật tại Hà Nội Norio Hattori và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Hitoshi Kimura sang Việt Nam công cán sau đó đều có lời chia buồn, xin lỗi gia đình các nạn nhân và nhân dân Việt Nam (cầu Cần Thơ được Nhật tài trợ ODA. Liên danh 3 hãng tư nhân Nhật gồm Taisei, Kajima và Nippon là nhà thầu chính).
Phải chăng, tính tự trọng, thái độ phục thiện, biết ăn năn xin lỗi để tiến bộ là thứ gì đó quá “xa xỉ” với quan chức Việt Nam ta?
V.V.T.
 
"Nơi nào mà luật pháp bị xem thường thì luật sư cũng không được coi trọng. Để luật pháp và luật sư cùng được coi trọng thì mỗi luật sư bằng chính hoạt động hàng ngày của mình cần vun đắp cho hệ thống luật pháp được trở nên công minh tiến bộ".
                                                                                                                        Luật sư Ngô Ngọc Trai
Đoàn luật sư tỉnh Nam Định 

Thượng tá Đào Văn Biên

Trong quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Hàn Đức Long nhiều lần trình bày bị cán bộ điều tra Đào Văn Biên đánh đập nhục hình, hiện ông này là lãnh đạo ngành điều tra công an tỉnh Bắc Giang, năm 2012 được thủ tướng tặng bằng khen do điều tra vụ Lê Văn Luyện.
Bổ sung ngày 08/11/2013 ông Đào Văn Biên còn được báo chí nhắc đến là người tham gia truy bức nhục hình ông Nguyễn Thanh Chấn dẫn đến án oan 10 năm.
 
 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_______________
Số:   919/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________
Hà Nội, ngày   17  tháng 7 năm 2012
 QUYẾT ĐỊNH
Về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 
––––––
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại Tờ trình số 1358/TTr-BCA-X11 ngày 04 tháng 5 năm 2012 và của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại Tờ trình số 917/TTr-BTĐKT ngày 02 tháng 7 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 02 tập thể và 02 cá nhân thuộc Công an tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an (có danh sách kèm theo), đã lập chiến công trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và tập thể, cá nhân có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Ban Thi đua – Khen thưởng TW;
- VPCP: PCN Phạm Viết Muôn, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b). LHN, 10b
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
  
(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TẶNG
BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số  919/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012
 của Thủ tướng Chính phủ)
_________
1. Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an;
2. Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang,
Đã lập chiến công trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
3. Thượng tá Phạm Đình Độ, Trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
4. Thượng tá Đào Văn Biên, Phó Trưởng phòng, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an,
Đã lập chiến công trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­____________________


Vũ Biện Điền & phiên bản tình yêu

Bảo Trọng Cư (Danlambao) - PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là một tác phẩm công phu, tâm huyết, nặng trí tuệ, có tính điển hình cao với một văn phong độc đáo, đa dạng, sắc bén, quyết liệt nhưng cũng đầy chất thơ.
Ắt hẳn vẫn có vài nhược điểm mà độc giả có thể nhìn thấy đâu đó, nhưng đây là một tác phẩm xứng tầm lịch sử – cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Tôi tin PHIÊN BẢN TÌNH YÊU sẽ cùng tồn tại với bi kịch lịch sử mang tên Việt Nam.
Tự do là cảm hứng vô biên cho mọi loài phát triển năng lực sinh tồn. Riêng về nhân loại – động vật linh trưởng thượng đẳng – tự do còn là thuộc tính vinh danh con người hướng tới chân thiện mỹ. Do đó, chiều hướng chính trị hiện đại của cả thế giới coi tự do không những là cội nguồn ủa dân chủ, mà còn là cốt lõi của nhân quyền. Nên chi, ngay sau khi Liên Hiệp Quốc được thành lập đã có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, minh định một số tự do cơ bản của con người ở khắp mọi miền trên trái đất.
Các nước văn minh tiến bộ, bước đầu soạn thảo hiến pháp đều xác lập thể chế Tam Quyền Phân Lập, cũng là cách tỏ rõ quyết tâm đảm bảo tự do. Riêng các quốc gia chậm phát triển, các nước độc tài, đặc biệt độc tài Cộng Sản, thì hằm bà lằng một mớ. Sự nhập nhằng luộm thuộm đó, một phần do ngu dốt hoặc do quán tính bầy đàn như kiểu bộ lạc, một phần do ý đồ chuyên quyền của một người, một phe nhóm hay một đảng phái.
Nhà văn, cũng như mọi người trên hành tinh, mong được sống an vui trong một đất nước thanh bình và thể hiện khả năng mình bằng công việc yêu thích, dùng ngôn ngữ chuyển tải tâm tình, sau đó gởi thành quả nghệ thuật đến xã hội. Đó là tương giao, là hòa hợp công bằng.
Vậy tại sao trước đây và mãi đến bây giờ trong những quốc gia độc tài, nhà văn hay đụng độ với chính quyền? Và rồi, vì tay không và đơn lẻ nhà văn phải bị đọa đày hay ngồi tù với tội danh hình sự chẳng khác côn đồ du đãng. Rất đơn giản, có độc tài nào mà không độc quyền, đã độc quyền thì độc lợi, đã độc lợi thì độc ác. Mặc dầu không tranh quyền đoạt lợi của ai, nhưng sự chẳng đằng đừng, nhà văn xây dựng tác phẩm bằng chất liệu cuộc sống – sự kiện lịch sử, hiện thực xã hội, biến động thời đại. Độc tài thì tham quyền vô tận âm mưu thu tóm lập pháp, hành pháp và tư pháp vào một tay mình, bạo ngược như thế làm sao không ở trong tầm ngắm của nhà văn. Chưa hết, độc tài thường lưu manh xảo trá và nuôi tham vọng bất tử, hành xử độc ác nhưng muốn lưu lại lương thiện trong sử sách.
Là con đẻ của Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ, là con nuôi của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang xập xình, là huynh đệ với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Cu Ba đang đói rách, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hội đủ những di căn của độc tài quốc tế, từ thượng vàng đến hạ cám. Đã cùng duộc, Cộng Sản Việt Nam không có sách lược nào khác.
Sau năm 1954, làm chủ được nửa nước, chủ tịch Hồ Chí Minh vội vã thanh trừng trí thức và văn nghệ sĩ trên đất Bắc, biết bao nhà văn đã treo cổ tác phẩm của mình lên để xưng tội rồi sau đó lột xác làm bồi bút.
Sau năm 1975, làm chủ cả nước, với hứng khởi đó nhưng thâm hiểm hơn, bí thư thứ nhất Lê Duẩn hối hả đốt sạch văn hóa phẩm miền Nam, bắt đi tù cải tạo một số nhà văn, chỉ xuất bản và phát hành sách báo quốc doanh, gia tăng kiểm duyệt dưới dạng biên tập bản thảo. Hơn nửa thế kỷ qua, với sách lược đàn áp văn học nghệ thuật ấy, Cộng Sản Việt Nam đã làm nên những kỳ tích gì?
Đánh tráo văn học nghệ thuật bằng một thứ công cụ phục vụ chính trị đang đi vào ngõ cụt. Rất nhiều nhà xuất bản ăn lương nhà nước, thay vì gạn đục khơi trong tác phẩm lại làm cái việc chặt chém.
Có một đội ngũ hung thần gọi là công an văn hóa ăn lương nhân dân và sẵn sàng tiêu diệt văn hóa chân chính. Đã hình thành một đoàn quân bồi bút hùng hậu, cực kỳ dốt nát văn học nhưng nhanh nhạy tung hô lãnh tụ, ngợi ca chế độ. Lập một trường viết văn sản xuất bồi bút từng lứa như gà vịt đẻ. Cho ra một khối lượng lớn sách báo vô chất lượng và không mấy người đọc…
Xem ra khá chỉn chu, công phu, đồ sộ. Mặc dầu đã có tuyên huấn mỗi tỉnh mỗi huyện, mặc dầu rất tốn kém nuôi cơm hội Nhà Văn Việt Nam, và một số hội Văn Học Nghệ Thuật ở các tỉnh thành, nhưng Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn cảnh báo nội bộ, bóng gió đe dọa những người cầm bút tự do.
Vì sao? Dưới bàn tay sắt máu, Cộng Sản biết có những nhà văn chân chính coi sự nghiệp sáng tác như một thiên lương, như một sứ mệnh đối với nhân dân và lịch sử, không bao giờ khuất phục bạo quyền, không chịu bán mình bằng cách uốn cong ngòi bút.
Không ai rõ đội ngũ văn nghệ sĩ thầm lặng ấy có bao nhiêu người, nhưng quyết chắc họ sống đời cơ cực, thiếu thốn tiện nghi và đôi khi bị coi khinh. Tôi biết Vũ Biện Điền, bạn tôi, là một cây bút kiên cường trong số ấy. Vậy Vũ Biện Điền là ai mà thoáng nghe mới toanh trong làng văn?
Xin thưa đó chỉ là bút hiệu tạm thời.
Đáng ra với chức năng của người giới thiệu, tôi sẽ nói rõ chân tơ kẽ tóc tác giả với độc giả. Nhưng oái ăm thay, tôi không được phép và cũng không nên làm vậy.
Chỉ sơ lược thế này, Vũ Biện Điền là một người sinh ra và lớn lên trong cả hai cuộc chiến, mẹ bị Tây giết, chú và anh bị Cộng Sản giết, cha một thời miệt mài theo kháng chiến chống ngoại xâm. Sinh ra ở phố, ba năm sống ở ruộng đồng. Trước khi vào đời, anh đã tốt nghiệp hai trường đại học.
Một năm sau mùa xuân đại thắng 1975, anh xin thôi dạy học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Rồi vì cuộc sống, anh làm nhiều nghề không phải chuyên môn của mình, rất vất vả mới nuôi nổi vợ yếu con thơ.
Vũ Biện Điền viết văn từ hồi còn là sinh viên, trước và sau 1975 đều có tác phẩm gây tiếng vang. Gần mười năm làm việc và ăn lương của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vì sự nghiệp sáng tác, anh bị ganh ghét vu cho là Việt Cộng. Khi Việt Cộng chiến thắng, cũng vì sự nghiệp sáng tác, báo đảng và cán bộ quy chụp anh là tay sai Mỹ Ngụy.
Tôi biết chế độ nào cũng muốn mua anh. Người ta thường phấn đấu vào đảng để tranh thủ chức quyền, tôi biết anh suốt 50 năm đã năm lần tinh tế phấn đấu để được ở ngoài các đảng phái, kể cả đảng Cộng Sản. Và khi gạ gẫm mà mua không được, người ta ghét anh như muốn đào mà đổ đi.
Lao đao quá, nhọc nhằn quá và nguy hiểm quá, có một thời gian dài anh im hơi lặng tiếng. Thấy anh khổ, một người bà con, nay đang định cư ở Mỹ, giúp anh vượt biên miễn phí, nhưng anh quyết không rời đất nước.
Quẫn quá, đôi lần không nơi thu giấu, không ai dám cất giùm, anh đã đốt một số sáng tác của mình. Trong chúng tôi, anh là người viết khá khỏe, có sáu bảy tập đã xuất bản – tiểu thuyết và truyện ngắn, ở trong và ngoài nước – và một số lượng lớn coi như tồn cảo. Như người ta, ở cái tuổi bảy mươi, lão giả an chi, thì đã bằng lòng, nhưng anh thì không. Bạn bè bảo anh có những truyện để đời rồi, nhưng anh cảm thấy mình chưa viết được gì!
Có lẽ vì thế mà sáu năm qua, khi các con đã tự lực mưu sinh, anh âm thầm ngồi viết PHIÊN BẢN TÌNH YÊU (*). Đó là một khoảng thời gian dài cô đơn và khổ hạnh trên một thị trấn miền cao heo hút, rót tinh lực cuối đời vào tác phẩm với mong muốn thể hiện những gì đã sống, đã trải qua với con tim tự do vui buồn và phẫn nộ trước hiện thực của đất nước đầy tai ương và bi kịch. Anh nói với tôi, quá trình sáng tác, rất nhiều đêm ngồi trước máy vi tính, anh đã khóc với nhân vật của mình.
Tác động chính trị rền rĩ xuyên suốt tác phẩm, cốt lõi PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là chuyện đời và chuyện tình của một nhân vật rất đặc biệt nhưng không cá biệt, nhiều tình tiết rất ly kỳ cũng rất hiện thực... Tác phẩm có cả trăm nhân vật thuộc nhiều thành phần xã hội của hai thời kỳ.
Ở Miền Nam trước 1975, có các nhân vật là sinh viên, học sinh, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư đại học, bác sĩ, vợ lính, những Việt Cộng nằm vùng, Việt Cộng ở núi, người dân vùng xôi đậu.
Và sau 1975, có đủ loại nhân vật liên quan đến guồng máy chế độ mới, chủ yếu là quan chức đảng, chính quyền, các ban ngành từ tỉnh đến cơ sở. Họ có nguồn gốc xuất thân khác nhau, từ đảng viên cải cách đến cán bộ tập kết, cán bộ chi viện, cán bộ nằm vùng, những kẻ ăn theo. Đặc biệt có vài nhân vật là gái điếm.
Chính vì thời gian của tác phẩm xuyên suốt từ 1954 đến tận hôm nay, với những nhân vật đặc trưng và dụng ý rõ rệt của tác giả, đây không phải chỉ là chuyện đời, chuyện tình của nhân vật chính và một số người liên quan mà gắn kết với những vấn đề lịch sử và chính trị hệ trọng của đất nước thông qua suy tư, tranh luận và hành vi của các nhân vật.
Nguồn gốc cuộc chiến tranh Việt Nam, nhận định và phê phán các nhân vật lịch sử cả hai miền Nam Bắc, sai lầm và tác hại của chủ nghĩa Cộng Sản, bản chất của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa… Những vấn đề này không được trình bày khô khan qua lý thuyết mà bằng những hình ảnh sống động của các nhân vật trong từng giai đoạn và sự cố.
Các nhân vật có quá trình và tính cách hoàn toàn khác nhau được mô tả một cách sắc sảo và chân xác, hình thành một bức tranh tổng thể, một vở kịch lịch sử bi tráng, phần nào lý giải sự thất bại của miền Nam dù có tự do dân chủ và mức sống cao hơn miền Bắc, trong cuộc chiến vừa qua.
Miền Nam là một chế độ dân chủ còn phôi thai, với những cấp lãnh đạo bất tài, một số đảng phái xôi thịt, nhưng lại có những con người trong sáng, nhân hậu, lý tưởng dù theo hay chống chính quyền. Ngoài thiếu sót phát huy chính nghĩa độc lập dân tộc, miền Nam chưa có người đáng mặt vì dân vì nước đứng lên lãnh đạo, lại thêm nhận thức lệch lạc của đồng minh Mỹ về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.
Xốn xang làm sao, chính cái thiện, cái đẹp trong những con người thành tâm lại vô tình góp một phần vào nguyên nhân thất bại khi đối đầu với Cộng Sản lưu manh, xảo trá nhưng nhanh nhạy khai thác sơ hở của đối phương, kích động căm thù đấu tranh giai cấp giữa thôn quê và thành thị, sẵn sàng xử dụng bạo lực tối đa để khủng bố trấn áp, bỏ đói rồi bày trò hứa hẹn hão huyền…
Ngay sau chiến thắng, Cộng Sản mở trại tù khắp đất nước, đẩy dân thành phố lên vùng sâu vùng xa, tịch thu nhà cửa đất đai ruộng vườn, tận thu lương thực và thực phẩm, cải tạo công thương…
Càng thi hành chính sách bao nhiêu, nhân dân càng đói khổ bấy nhiêu, Cộng Sản vẫn to mồm tiếp tục huênh hoang. Trên đà say men chiến thắng, họ nào ngờ bây giờ không còn che giấu được ai nữa. Mỹ và những quốc gia đồng minh của Mỹ cấm vận Việt Nam. Liên Xô chiếm Cam Ranh để cấn nợ. Khmer Đỏ mở mặt trận quấy rối biên giới Tây Nam. Trung Quốc xua quân xâm chiếm sáu tỉnh phía Bắc. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bất hợp tác. Công Giáo âm thầm chống đối. Nhân dân bất mãn và một số đã quyết tử đứng dậy. Từ Bắc vô Nam, nông dân đồng loạt đấu tranh đòi lại đất đai. Những trò hề bầu bán giả hiệu dân chủ khiến người ta đã ngấy đến lợm mửa. Tham ô từ trung ương đến địa phương.
Quả thật đây là một “cú lừa lịch sử vĩ đại”, đầu nậu là Hồ Chí Minh, bài bản là của Mác–Mao... Nhưng canh bạc bịp nay đã lộ tẩy. Treo bảng Cộng Hòa sao lại Vô Sản Chuyên Chính? Treo bảng Độc Lập sao nhất nhất mỗi việc phải thông qua Nga, qua Tàu? Treo bảng Tự Do sao độc đảng đơn nguyên? Treo bảng Hạnh Phúc sao nhân dân đói rặt từ Nam chí Bắc?
Staline dựng chiêu bài giải phóng Đông Âu khỏi họa Phát Xít Đức rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay các quốc gia đó đã ngẩng cao đầu sau khi Liên Xô sụp đổ. Hồ Chí Minh dựng chiêu bài độc lập kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay Việt Nam vẫn còn trầm luân.
Tại sao? Đang nhờ Trung Quốc chống lưng. Có người bảo cái gì đã qua hãy cho qua đi. Nhưng theo tôi chưa qua được. Hãy cùng Vũ Biện Điền thảo luận một lần cho rốt ráo. Tháp Eiffel ngất nghểu, De Gaule trắng trợn phủi tay, được chưa? Người Mỹ không phải thực dân, đúng rồi, nhưng vì nể thực dân mà coi nhẹ độc lập của một dân tộc đang bị nô lệ dưới chiêu bài bảo hộ, liệu có đáng mặt lãnh đạo đồng minh chiến thắng trong thế chiến II? Liên Xô sụp đổ rồi, không nói nữa, nhưng đại Hán Trung Hoa còn đó, mất đất trên bộ mất đảo ngoài biển làm sao đây? Phật Giáo Quốc Doanh đang lan tỏa và nuốt chửng Phật Giáo Thống Nhất, những Phật tử vì đạo pháp vì dân tộc nghĩ sao? Và cả Công Giáo nữa, cuộc chiến chống Cộng Sản mang ý nghĩ gì?
Chúng ta cứ trung thực trao đổi, xé toạc bức màn vô minh như mây mù lưng lửng bao quanh mỗi cá nhân, mỗi phe phái…không cho chúng ta nhận ra nhau. Theo tôi, nếu can đảm, thẳng thắn, khách quan, bỏ qua định kiến cục bộ, vượt lên những tham vọng hèn hạ, chúng ta sẽ thấy được con đường Việt Nam... Riêng với người Cộng Sản, 70 năm qua, sức tàn lực tận rõ rồi, không cần biện bác nữa. Chỉ có điều muốn hỏi, năm 1975 tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông ta chịu gập mình vác cờ trắng để chấm dứt cái họa cốt nhục tương tàn, nay những người Cộng Sản đến bao giờ mới chịu chuyển giao – chí ít cũng đổi thay từ gốc rễ, cho Việt Nam ta vươn lên?
Tuy nhiên, trước và sau, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU vẫn là một câu chuyện tình. Một chuyện tình xuyên thời gian, xuyên chế độ chính trị, xuyên thế hệ, xuyên hoàn cảnh, xuyên tuổi tác, vượt qua mọi ràng buộc luân lý, thói tục, quan điểm…nhưng cũng rất người, rất phải đạo, và cũng rất thánh thiện.
Mới nghe qua ai cũng nghĩ đây là cuộc gặp gỡ định mệnh, nhưng theo tôi, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là dồn nén đau nhức của cả một dân tộc từ nửa thế kỷ vừa qua. Vì thế PHIÊN BẢN TÌNH YÊU có thể coi như một loại “quốc sử diễn ca” cho một giai đoạn.
Tác phẩm viết theo lối song tuyến đồng hiện. Quá khứ và hiện tại xen kẽ, từng bước làm hiện rõ cuộc đời và biến chuyển của từng nhân vật trước và sau dấu mốc lịch sử năm 1975. Việc đưa các vấn đề tư tưởng, chính trị vào suy tư và đối thoại của các nhân vật, hòa quyện với chuyện đời, chuyện tình ở đây là một thủ pháp nhà nghề để đạt tới một bức tranh hiện thực sinh động.
Thông qua hình tượng để phê phán, nhiều đoạn là những bài chính luận sắc bén. Thông qua những đôi co oái ăm, nhiều đoạn rất trào lộng nhưng mỉa mai cay độc. Thông qua những tình cảm chân thành, nhiều đoạn là những khúc tình ca não nuột…
Trong tác phẩm có nhiều chương đắng cay đến đau thắt, tưởng như tác giả bi lụy hóa. Nhưng rồi tôi nhìn quanh, ôn cố suốt nửa thế kỷ đau thương của dân tộc, nghiệm lại rất ư là hiện thực. Trong tác phẩm có rất nhiều chương đoạn rất ly kỳ tưởng như tác giả đã đi quá xa trong hư cấu. Nhưng rồi tôi nhìn vào tim tôi, ôn cố suốt một đời người, nghiệm lại rất ư là trung thực.
Trong tác phẩm có nhiều chương đoạn huyền ảo tưởng như tác giả đi quá xa trong hoang tưởng. Nhưng rồi tôi hướng về khát vọng, tra cứu sử sách, nghiệm lại rất xác thực.
Vũ Biện Điền nói với tôi, anh mất sáu năm, nhưng theo tôi, anh đã chung chi vào đó cả cuộc đời. Một nhà văn nữ, bạn anh, cũng có hân hạnh đọc bản thảo, đã đề nghị tác giả tự xuất bản, cô ta hứa sẽ bới cơm tù cho anh tới ngày mãn hạn. Nhưng anh không đồng thuận, không phải ngại lao tù mà muốn dành khoảng thời gian cuối đời tiếp tục sáng tác.
Tôi đã đọc PHIÊN BẢN TÌNH YÊU theo ba cách. – Đọc từ A01 đến A70 (chữ đứng) rồi từ Z01 đến Z45 (chữ nghiêng), cảm giác đi từ hiện tại lùi dần về quá khứ, mỗi bước một xót xa. – Đọc từ Z01 đến Z45 rồi từ A01 đến A70, cảm giác đi từ quá khứ dần về hiện tại. mỗi bước một uất hận. Hai cách này giúp ta nắm bắt cốt truyện và tình tiết dễ dàng. – Hay hơn cả, theo tôi, là đọc chương đoạn A và Z xen kẽ như đã trình bày, cảm giác cùng tác giả, cùng nhân vật sống chung một giai đoạn lịch sử. Nhưng đọc cách nào, tôi thấy tác phẩm vẫn không giảm sức cuốn hút. Được thế, không những do tình tiết ly kỳ, miêu tả chính xác sinh động, bút pháp sắc sảo, còn do đóng góp của hàng trăm chú thích tỉ mỉ, đầy thuyết phục. Một lối kết cấu tiểu thuyết độc đáo, khá lạ lùng!
Tóm tắt, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là một tác phẩm công phu, tâm huyết, nặng trí tuệ, có tính điển hình cao
với một văn phong độc đáo, đa dạng, sắc bén, quyết liệt nhưng cũng đầy chất thơ.
Ắt hẳn vẫn có vài nhược điểm mà độc giả có thể nhìn thấy đâu đó, nhưng đây là một tác phẩm xứng tầm lịch sử – cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Tôi tin PHIÊN BẢN TÌNH YÊU sẽ cùng tồn tại với bi kịch lịch sử mang tên Việt Nam. Đôi dòng giới thiệu trên không là gì cả đối với một trường thiên tiểu thuyết hơn bốn trăm ngàn từ. Đó là chưa lý tới hạn chế khi tôi đang trong tình trạng sức khỏe không được tốt và phải nhấp nhem đọc tác phẩm ngay trên máy vi tính. Nhưng dù gì, lời chào mời thô thiển này hy vọng cũng làm được nhịp cầu tri ngộ nho nhỏ giúp bạn đọc bước vào tác phẩm, chung chia với tác giả gánh đau thương của dân tộc đang nổi trôi trên non sông Việt Nam.
Trong tâm thái sáng tác, một mình một cõi, tác giả có được tự do múa bút. Nhưng khi công bố, tác giả không thể không đắn đo vì nội dung “khủng khiếp” của tác phẩm. Lại nữa, kinh cung chi điểu, tác giả đã từng no đòn vì “họa văn chương” trong chế độ độc tài. 
Vì thế anh đã chọn cách dùng bút hiệu mới khi xuất bản tác phẩm. Tôi hân hạnh được đọc tác phẩm khi còn là bản thảo với đề nghị viết đôi lời giới thiệu để ghi nhớ 50 năm tình bạn sắt son, đầy ắp hoài bão sáng tác, cũng lấy một bút hiệu khác. Đây là một hạn chế không tránh khỏi nhưng hy vọng độc giả có thể cảm thông. Vấn đề là nội dung và giá trị tác phẩm. Dù là của bất cứ tác giả nào, dưới bút hiệu nào, tác phẩm có sức nặng và tỏa sáng hay không mới là điều đáng kể.

Ảnh bìa 2 tập sách
Việt Nam, tháng 8.2012
Bảo Trọng Cư (Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

____________________________

Chú thích:
(*) Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá xin viết chi phiếu 25 MK cho (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ:

Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. tphongvu@yahoo.com
ĐT: (949) 485 – 6078. 
Mua hai cuốn tập I và II cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét