Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo Trung Quốc - 'Nội lực nhân quyền chưa đủ mạnh' & Luật sư tố VTV công bố tài liệu “mật” quốc gia

(Rất khó tín) Tập Cận Bình : Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo Trung Quốc

truongtansang_tapcanbinh
Lời tác giả: Bài phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế viện Đại học George Mason, nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

Cũng trong cuộc phỏng vấn sẽ được chiếu trên Đài Truyền hình SBTN tối Thứ Sáu (8/11/2013) trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam”, giáo sư Hùng còn giải thích tại sao Trung Quốc phải “cải tổ sâu rộng” trong thời gian tới và có phải Việt Nam đã “nằm gọn” trong quỹ đạo của Trung Quốc, sau chuyến thăm Hà Nội của thủ tướng Lý Khắc Cường ?

Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn :

Hỏi : Thưa giáo sư, như ông đã biết trong tháng 10 vừa qua, hai Lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc là tổng bBí thư và chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường đã thăm một số nước trong vùng Đông Nam Á và đồng thời đề nghị khối ASEAN hợp tác để “phát triển trên biển” và cùng nhau xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" trong thế kỷ 21. Ông có biết tại sao Trung Quốc lại tỏ ra tha thiết muốn hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á vào thời gian này và đâu là lý do khiến họ đặt trọng tâm vào việc yêu cầu khối ASEAN “hợp tác và phát triển trên Biển Đông” ?

Đáp : Đây là chiến dịch “tấn công thiện”cảm đợt 2 (second charm offensive) của Trung Quốc theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Chiến dịch tấn công thiện cảm đợt 1 được khởi động trong những năm đầu thế kỷ nhắm vào các nước Đông Nam Á, trùng hợp với giai đoạn George W. Bush lên cầm quyền với chính sách ngoại giao đơn phương, áp đặt. Nó được thể hiện qua chính sách viện trợ rộng rãi, các ưu đãi thương mại, và việc ký kết “Hiệp ước thân thiện và thân hữu” với ASEAN song song với việc thay cụm từ “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) bằng cụm từ “phát triển hòa bình” (peaceful rise) để giải tỏa mối lo ngại về hậu quả của sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc.

Tình hình này thay đổi từ khi Trung Quốc công khai công bố “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông (2009) và dùng vũ lực để áp đặt đòi hỏi quá đáng của mình. Chính sách này tạo ra phản ứng bất lợi từ phía Mỹ và các nước Á châu khác khiến họ nghiêng về Mỹ và tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Thêm vào đó, việc can thiệp trăng trợn và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN khiến tập thể này không đưa ra được thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang năm 2012 khiến các quốc gia đó cảnh giác và đoàn kết hơn trươc áp lực của Trung Quốc. Tình trạng bất lợi này là nguyên nhân dẫn đến chiến dịch “tấn công thiện cảm” đợt 2, vớí khẩu hiệu “con đường tơ lụa” và “hợp tác để phát triển trên biển”.

Nên nhớ chính sách này chỉ được áp dụng một cách tùy tiện . Trong khi Trung Quốc ve vãn một số các nước Đông Nam Á thì họ lại gia tăng áp lực đối với một số nước mà Trung Quốc cho là cứng đầu và không thể lôi ra khỏi quỹ đạo của Mỹ , như Nhật và Phi Luật Tân. Đây là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vừa ve vãn vừa răn đe các nước Đông Nam Á.

Hỏi : Theo các tài liệu mà tôi đọc được thì các nước trong Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các thành viên “có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ” gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Ma Lai Á, Brunei và Nam Dương tỏ ra “rất dè dặt” với đề nghị mới của Trung Quốc. Theo Giáo sư thì nguyên nhân “dè dặt” của ASEAN bắt nguồn từ đâu ? Vì chưa biết bụng dạ Trung Quốc ra sao hay ASEAN cần có thời gian để suy nghĩ ?

Đáp : Lãnh đạo các nước ASEAN không ngây thơ và dễ tin. Họ dè dặt vì muốn chờ xem hành động cụ thể của Trung Quốc như thế nào. Sư dè dặt này bắt nguồn từ kinh nghiệm của họ với những hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, với đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải quá đáng của Trung Quốc, cũng như quan tâm của họ về ý đồ thực sự của nước này qua chương trình canh tân quân sự, gia tăng nhanh chóng khả năng tấn công của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự dè dặt của các nước ấy cũng khác nhau về mức độ. Trong những nước mà ông kể thì Indonesia không có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và họ còn muốn đóng vai trò trung tâm trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) chứ không phải chỉ trong vùng Á châu-Thái Bình Dương. Tương đối họ không ngại Trung Quốc trừ khi Trung Quốc làm hại đến sự đoàn kết ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality) mà Indonesia là một thành phần chủ lực. Đối với bốn nước còn lại, tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Brunei và Mã Lai Á không gay gắt bằng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Việt Nam và Phi Luật Tân cho nên sự dè dặt của hai nước sau này cũng lớn hơn.

Hỏi : Bài diễn văn đọc trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng : “Trung Quốc và các nước ASEAN như môi với răng, cùng gánh vác trách nhiệm giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực… Chúng ta cần phải từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, tích cực đề xướng quan niệm mới về an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực”.

Ông thấy đề nghị này của họ Tập có “nghiêm chỉnh không” ? Ông có thấy là giới lãnh đạo mới của Trung Quốc không còn có ý đồ “bá quyền” như thời “Diều hâu-Bá đạo” Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không ?

Đáp : Bài diễn văn của ông Tập rất khéo với nhiều hứa hẹn đường mật. Mục đích chính của nó là khuyến cáo cần tránh chiến tranh lạnh, vì chiến tranh lạnh sẽ đưa đến thế đối đầu, liên minh quân sự, tranh vùng ảnh hưởng khiến Trung Quốc có thể lâm vào thế bị Mỹ vây chặn với chính sách be bờ mới (containment).

Còn ý đồ bá quyền là ý đồ tự nhiên của nước lớn mạnh nhất trong vùng, không lãnh tụ Trung Quốc nào tránh được hấp lực của nó.

Diều hâu hay hòa bình ?

Hỏi : Thưa giáo sư Hùng, cũng trong Bài Diễn văn ấy, ông Tập Cận Bình cũng nói : ”Về một số bất đồng và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, hai bên cần phải trước sau như một kiên trì giải quyết bằng biện pháp hoà bình, xử lý thoả đáng thông qua đối thoại bình đẳng và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn đại cục của quan hệ song phương và ổn định của khu vực”. Ông có lạc quan khi thấy ông Tập Cận Bình đã khẳng định dùng ”biện pháp hoà bình” , thay vì võ lực để giải quyết tranh chấp và như vậy phải chăng họ Tập đã kìm chế được phe Diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc vẫn hô hào sử dụng võ lực để đánh chiếm cho thật nhanh các quần đảo còn lại trên Biển Đông, phần lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam ?

Đáp : Đề nghị kể trên của ông Tập không có gì hoàn toàn mới, nó chỉ nhắc lại lập trường và cam kết cũ. Chừng nào mà Trung Quốc chưa chính thức bãi bỏ “Đường lưỡi bò” và tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia tranh chấp không đồng đều thì khó có thể có sự “xử lý thỏa đáng” thông qua “đối thoại bình đẳng được”.

Nói rằng Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình thì đúng, còn bảo rằng ông kiểm soát được “phe Diều hâu hiếu chiến” thì không đúng hẳn. Tôi không nghĩ rằng việc “hô hào xử dụng võ lực để đánh chiếm thật nhanh” các đảo còn lại trên Biển Đông phản ánh lập trường của một phe có thế lực trong Bộ Chính Trị của Trung Quốc, nhất là của phe quân đội, như nhiều nhà bình luận suy đoán. Trong tổ chức chính trị của các đảng cộng sản nói chung và của đảng cộng sản Trung Quốc nói riêng thì “chính trị là thống soái,” quân đội luôn luôn phải ở dưới quyền kiểm soát của lãnh đạo chính trị. Nếu đó là áp lực của quân đội thì tại sao Trung Quốc lại đấu dịu ở Đông Nam Á trong khi làm găng với Nhật ở Bắc Á ?

Hỏi : Thưa giáo sư, ông là chuyên viên về chính trị và ngoại giao quốc tế tại Đại học George Mason, ông đánh giá về “con người Hòa Bình” của Tổng Bí thư đảng cộng sảnTrung Quốc Tập Cận Bình như thế nào sau khi nghe họ Tập nói câu này trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa qua : “Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hoà bình, kiên định bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao hoà bình độc lập và tự chủ, kiên định bất di bất dịch thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng. Sự phát triển của Trung Quốc là sự lớn mạnh của lực lượng hoà bình thế giới, là sự tăng cường cho năng lượng dương hữu nghị, mang lại cơ hội phát triển chứ không phải là đe dọa cho châu Á và thế giới” ?

Đáp : Ở Hoa Kỳ, nếu Tổng Thống Franklin Roosevelt có thể bỏ chủ thuyết Monroe coi Mỹ là thống soái ở Mỹ châu La tinh để thay thế nó bẳng chính sách “láng giềng thân thiện” (good neighborliness) thì người ta cũng có thể hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thật tâm muốn thay đổi chính sách ngoại giao của Trung Quốc như lời ông nói.

Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ rằng các hành động lấn lướt, khiêu khích gần đây của Trung Quốc, như cát giây cáp của tàu Việt Nam và khuynh đảo sự đoàn kết của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ở Nam Vang, đều đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập.

Nói đến lời hứa, tôi xin nhắc đến tuyên bố chắc nịch của Ayatollah Ali Khameini. Nhà lãnh đạo tôn giáo tối cao của Iran từng xác quyết rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử vì hành động này không những “vô ích, nguy hiểm” mà còn là một “cái tội,” không phù hợp với kinh Quran (kinh thánh của Hồi giáo). Cho đến giờ phút này, tôi tin lời của ông Khameini hơn lời hứa của ông Tập.

Trung Quốc cải tổ và Việt Nam

Hỏi : Thưa giáo sư, Hội nghị Trung ương 3 Khoá 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12 tháng 11 này, theo đó một kế họach được gọi là “cải tổ tòan diện và sâu rộng” nhất từ Cuộc cải cách 33 năm trước dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ được đem ra thảo luận. Ông đánh giá như thề nào về quyết định cải tổ lần này và tại sao Trung Quốc lại cần phải có một cuộc “cải tổ sâu rộng” như vậy ?

Đáp : Trước hội nghị trung ương 3 năm nay của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiều tin đồn về “cải tổ toàn diện và sâu rộng” xuất phát từ ngay những người thân cận với ông Tập Cận Bình ; họ cho rằng những cải tổ trung ương 3 khóa 18 lần này nếu không quan trọng hơn thì cũng không kém những cải tổ do Đặng Tiểu Bình đề xuất tại trung ương 3 khóa 11.

Lý do cần có những cải tổ quan trọng vì mức độ phát triển kinh tế của Trung Quốc bị khựng lại trước tình hình kinh tế toàn cầu không có gì là khả quan. Cải tổ của Đặng Tiểu Bình đã đi hết chu kỳ của nó. Mô thức phát triển cũ dựa vào xuất khẩu dùng nhân công rẻ để sản xuất hàng rập khuôn hàng nước ngoài không hữu hiệu nữa khi giá nhân công Trung Quốc gia tăng và khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc ở bên ngoài giảm. Nhiều kinh tế gia cho rằng mô thức phát triển mới của Trung Quốc phải dựa vào tiêu thụ nội địa và vào khả năng sáng tạo và phát minh, nhưng khó có thể khuyến khích sáng tạo trong một môi trường chính trị kiểm soát, thông tin bưng bít. Nhu cầu cải tổ chính trị một cách sâu rộng thì có, làm thế nào để cải tổ mà vẫn giữ được ổn định chính trị là một thử thách lớn cho trung ương 3.

Ngay trong trung tâm quyền lực của Trung Quốc cũng có những đề nghị cải tổ mạnh bạo. Thông Đốc Ngân Hàng Trung Ương Chu Tiểu Xuyên hô hào cải tổ lãnh vực tài chính. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển thuộc Quốc Vụ Viện (Hội đồng Nội các) đề nghị giảm đặc quyền kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh, cho nông dân quyền mua bán ruộng đất, và cho chính quyền địa phương rộng quyền hơn trong việc thu thuế và xử dụng thuế. Những cải tổ này không những chỉ đụng chạm đến tín điều căn bản của xã hội chủ nghĩa mà còn đụng chạm đến đặc quyền đặc lợi của nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Đó là những quyết định nhức nhối mà trung ương 8 của Đảng Cộng sản Trung quốc phải cứu xét và chọn lựa

Hỏi : Sau cùng, xin giáo sư bình luận về Thỏa hiệp mới về “hợp tác trên biển” giữa Việt nam và Trung Quốc vừa công bố trong Tuyên bố chung tại Hà Nội ngày 15/10/2013, tiếp theo sau chuyến thăm hai ngày của thủ tướng Lý Khắc Cường. Tôi muốn hỏi ông rằng, có phải thỏa hiệp Hà Nội đã đáp lại mong muốn của Bắc Kinh như những gì hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã nói trong các chuyến du hành Đông Nam Á của họ trong 2 tuần lễ đầu tháng 10 vừa qua ?

Đáp : Lần trước ông (chủ tịch nhà nước) Trương Tấn Sang đi Trung Quốc (19/06/2013) để ký kết “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Lần này ông Cường thăm Việt Nam, ký tuyên bố chung làm “sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước. Về ngôn từ thì vẫn “16 chữ vàng, 4 tốt, hợp tác cùng phát triển, để ý đến đại cục, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại, dễ trước khó sau…”. Về bản chất thì những cam kết này chỉ nhằm xây dựng quan hệ chằng chịt giữa hai nước và hai đảng về mọi phương diện, mọi cấp bậc, qua cả những dự án xây cất đường xá và phương tiện giao thông nối liền hai nước và chương trình nối kết thế hệ thanh niên hai nưóc, khiến Việt Nam khó thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc không những bây giờ mà còn trong tương lai.

Riêng vấn đề “hợp tác cùng phát triển trên biển,” tuyên bố chung chỉ đưa ra những nguyên tắc đàm phán. Cụ thể là cam kết “kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động phức tạp, mở rộng tranh chấp” và tìm kiếm các “biện pháp có hậu quả để kiểm soát tranh chấp.” Đó chỉ là những lời hứa. Mà lời hứa thì không mất tiền mua.

Phạm Trần (06/11/2013)
 
(Thông luận) 

'Nội lực nhân quyền chưa đủ mạnh'

nhanquyen01

Áp lực đấu tranh đòi tự do, nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam còn chưa đủ mạnh so với các áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, theo quan điểm của một nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC hôm 07/11/2013, bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng do các áp lực này chưa đủ mạnh, chính quyền đang có khuynh hướng tỏ ra coi thường, phớt lờ và không đối thoại với nhiều tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền trong nước.

Bác sỹ Sơn nói : "Áp lực ở trong nước vẫn chưa đạt đến mức cần thiết, ví dụ so với áp lực phía quốc tế, gần như họ (chính quyền) không coi trọng áp lực trong nước bằng phía quốc tế ;

Trong khi sẵn sàng ngồi lại đối thoại, bàn bạc, tranh cãi với các đối tác quốc tế về vấn đề nhân quyền, chính quyền Việt Nam theo ông Sơn, lại chưa từng có một động thái nào cho thấy 'họ cần nói chuyện một cách sòng phẳng', hay 'cần có một tín hiệu đáp ứng một cách ngang bằng' với những tiếng nói phản đối ở trong nước.

Nhà bất đồng chính kiến liệt kê một số đối tác quốc tế mà Việt Nam đang đối thoại : "Hiện nay, họ gần như phớt lờ những tiếng nói ở trong nước, trong khi họ đã chấp nhận ngồi vào bàn làm việc đối với rất nhiều đối tác quốc tế, ví dụ như phía Hoa Kỳ, phía Liên hiệp châu Âu, phía Úc và nhiều nước khác".

Bác sỹ Sơn nói thêm "Chính quyền không chỉ 'phớt lờ' mà còn bất chấp và bắt giữ, trấn áp, dùng truyền thông để bôi xấu, mạ lị, phản bác với những lập luận rất vô lý".

Tuy nhiên, theo ông Sơn về lâu dài, người dân Việt Nam sẽ 'không thể trông cậy mãi' vào áp lực quốc tế được trong quá trình đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền.

'Tiến bộ trông thấy'

Phát biểu của nhà bất đồng chính kiến được đưa ra nhân sự kiện một quan chức Bộ ngoai giao Hoa Kỳ, quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách quyền lao động, dân chủ, nhân quyền vừa hoàn tất chuyến thăm Việt Nam, nơi mà ông đã nêu một số nội dung yêu cầu chính quyền Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Phát biểu với truyền thông Mỹ hôm 06/11, ông Scotty Busby nói Việt Nam phải đạt được "tiến bộ trông thấy" về nhân quyền trong những tháng tới.

Nhà ngoại giao cao cấp nói Hoa Kỳ cần Việt Nam 'chỉ ra những dấu hiệu tiến bộ nhân quyền' trong ngắn hạn.

Ông nói với đài VOA hôm thứ Tư :

"Những dấu hiệu này phải bao gồm việc thả những người đã đang bị bắt giữ, bỏ tù vì thực thi một cách hòa bình các quyền tự do biểu đạt của họ, thông qua và thực thi công ước chống tra tấn, gỡ bỏ bất kỳ và tất cả các hạn chế về Internet, cải thiện tự do tôn giáo và cho phép xã hội dân chủ vận hành tự do."

Ông Busby được trích thuật nói đã "khuyến khích mạnh mẽ" Việt Nam làm việc với các nhà điều tra quốc tế về nhâ quyền do Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Geneva chỉ định.

Việt Nam đang tìm kiếm một ghế thứ 47 trong Hội đồng này ở Đại hội đồng bảo an mà cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra hôm 12/11.

'Toan tính đối phó'

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn nói với BBC chuyến thăm của ông Busby không tập trung gây áp lực vào thời hạn này mà mở rộng hơn tới những vấn đề nguyên tắc trong hợp tác giữa hai nước, mà trong đó đòi hỏi cải thiện hồ sơ và thành tích nhân quyền là một nội dung.

Tuần này, một số tổ chức, trong đó có đảng Việt Tân có trụ sở ở Mỹ, đã gửi thư phản đối Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.

Bình luận về việc 'Việt Tân' được cho là muốn ngăn cản Việt Nam gia nhập Hội đồng này, ông Sơn nói :

"Theo quan điểm của tôi, ngay Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hiện nay cũng cần có những cải tổ nhiều hơn, còn Việt Nam vào hay không vào Hội đồng nhân quyền ấy là vấn đề không quan trọng lắm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, vì trong lịch sử chúng ta đã biết Hội đồng ấy cũng đã có nhiều thành viên vi phạm nhân quyền".

Bình luận những yêu cầu mà Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra với Việt Nam, bác sỹ Sơn lưu ý rằng chính quyền có thể sẽ có những toan tính mang tính đối phó mà không có thay đổi gì một cách thực sự và cơ bản.

"Đương nhiên chính quyền Việt Nam sẽ có những toan tính của họ để làm sao quyền lực, hình ảnh, vị thế chính trị của họ được thuận lợi hơn trong bối cảnh quan hệ quốc tế, cũng như trong quan hệ đối nội của chính quyền," ông nói với BBC.

Được biết trong chuyến thăm bốn ngày từ ngày 29/10 - 02/11/2013, ông Scott Busby đã gặp giới chức chính quyền Việt Nam và đại diện một số "nhóm xã hội công dân".
 
(Thông luận)

Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn: Triệu tập những người bị cho là ép cung

(TNO) Chiều 7.11, ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đã về nhà riêng của ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) để thăm hỏi và động viên, đồng thời cho biết đang chỉ đạo các đơn vị chức năng họp bàn, khẩn trương làm rõ trách nhiệm.

Triệu tập những người mà ông Nguyễn Thanh Chấn cho là đã ép cung
Ông Nguyễn Văn Linh (phải) thăm hỏi, động viên ông Chấn
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Linh cho biết ông mới nghe qua báo chí việc TAND tối cao công bố hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, chứ chưa nhận được báo cáo cụ thể nào từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh.
Theo ông Linh: “Dù vụ việc của ông Chấn đã diễn ra hơn 10 năm nay, nhưng nó vẫn hết sức đau lòng. Hiện phía lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Công an tỉnh tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm, xử lý những trường hợp sai phạm”.
Liên quan tới việc bà Nguyễn Thị Chiến (48 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung) là vợ của ông Chấn, liên tục ròng rã trong hơn 10 năm đi khắp nơi gửi đơn thư kêu oan, ông Linh cho biết: “Mỗi năm tỉnh Bắc Giang nhận hàng chục nghìn lá đơn. Giờ nói có tiếp nhận được đơn thư của bà Chiến hay không thì phải rà lại quyết định cũ. Nhưng gần 3 năm phụ trách tôi chưa nhận được đơn của bà Chiến kêu oan”.
Vẫn theo ông Linh, trong trường hợp tiếp nhận được đơn của bà Chiến thì UBND cũng không có thẩm quyền giải quyết mà sẽ chuyển cho cơ quan tư pháp.
Chiều 7.11, trao đổi với Thanh Niên Online, đại tá Dương Văn Chức, Chánh văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết Công an tỉnh đã cho triệu tập các điều tra viên có liên quan tới vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn lên để viết bản tường trình.
Vẫn theo đại tá Dương Văn Chức, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh có việc các điều tra viên của vụ án ép cung ông Chấn, nhưng sự việc đúng sai thế nào thì phải chờ kết quả xác minh, điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang.
Triệu tập những người mà ông Nguyễn Thanh Chấn cho là đã ép cung 1
Ông Chấn ngày được thả về sau hơn 10 năm ngồi tù
Cùng ngày, bà Bùi Thị Ngân, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang, cũng cho hay cơ quan này đang kiểm tra để làm rõ sai phạm trong việc truy tố của những cá nhân, tập thể trong vụ án ông Chấn ngồi tù hơn 10 năm. Trong số những cá nhân được gọi có cả ông Đặng Thế Vinh là kiểm sát viên, người mà ông Chấn cho rằng đã đánh và ép ông này ký vào bản nhận tội.
Bà Ngân cho biết thêm, ngoài việc kiểm tra tất cả những người liên quan, phía Viện còn kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ xem có sai phạm ở mức độ nào, báo cáo lên Viện KSND tối cao trong thời gian sớm nhất để có hướng xử lý.
Để làm rõ hơn vấn đề, Thanh Niên Online đã nhiều lần tìm gặp, gọi điện trực tiếp vào máy điện thoại di động của các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và kể cả chủ tọa phiên tòa xử ông Chấn nhưng đều bất thành.
Ở hướng thông tin khác, tối 7.11, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hữu Bờ (65 tuổi, ở thôn Me) là bố của nạn nhân Nguyễn Thị Hoan, cho biết: Mới đây vợ của Lý Nguyễn Chung đã gọi điện từ Đắk Lắk để nói lời xin lỗi với ông và gia đình về tội lỗi của người chồng đã gây cách đây hơn 10 năm nay. Vợ Chung cho biết hiện cô đang mang bầu đứa con thứ hai của Chung và hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn nên không thể bắt xe khách ra tạ lỗi cùng gia đình ông Bờ.
Vẫn theo ông Bờ, qua báo chí ông cũng chỉ biết được Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và nhận mình là người giết chị Hoan và ông Chấn được hủy bản án. Nhưng sự thật đúng sai thế nào và ai là hung thủ chính thì phải đợi kết luận của công an. Và hiện ông Bờ cũng không muốn nhắc nhiều tới nỗi đau mà gia đình ông đã phải mang hơn 10 năm nay.
Bài, ảnh: Hà An
(Thanh niên) 

Danh sách cán bộ điều tra gây ra vụ án oan

Một vụ án khi đưa ra xét xử thì bắt buộc phải trải qua khâu đầu tiên là công tác điều tra. Những tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được hầu như có tác dụng quyết định đến việc truy tố, xét xử của Viện Kiểm sát và Tòa án. Chả thế mà người ta đã có câu “án tại hồ sơ”.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trao quyết định tạm hoãn thi hành án cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Trong vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn thì rõ ràng cái sai đầu tiên là thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên đã dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết… cũng đã có quá nhiều sai sót. Vậy những ai đã tham gia điều tra vụ án này từ đầu?
Đó là các ông:
1. Thái Xuân Dũng, khi đó là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra (PC16 ngày ấy). Ông Dũng là người ký kết luận điều tra vụ án để chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Thái Xuân Dũng đã đeo hàm Đại tá và là Chánh thanh tra Công an tỉnh.
2. Ông Lê Văn Dũng, ngày ấy là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dũng là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47).
3. Ông Nguyễn Đình Dung là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dung là Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Ông Trần Nhật Duật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
5. Ông Đào Văn Biên, điều tra viên, nay là Phó trưởng phòng PC45.
6. Ông Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn. Nay là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng.
7. Một điều tra viên tên là Tân, đã mất.
Được biết, chiều ngày hôm qua (7/11/2013), Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Minh đã yêu cầu các cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn phải làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án này.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang cũng sẽ kiên quyết xử lý những ai đã gây nên vụ án oan sai này.
(Petrotimes)

Luật sư Trần Đỉnh Triển tố VTV công bố tài liệu “mật” quốc gia

(Edaily.vn) - Luật sư Trần Đình Triển khẳng định ông có những bằng chứ rõ ràng, mang tính pháp lí và sẽ làm “đến nơi đến chốn”.
Theo dõi vụ việc "VTV "vạch mặt" nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng" Tại đây

Mục đích của luật sư là để “vạch mặt” ngược những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của VTV trong vụ việc tìm kiếm, giám định phần thủ cấp hài cốt liệt sĩ Phùng Kiên.

VTV tiết lộ bí mật quốc gia!?

Mới đây, luật sư Trần Đình Triển vừa “tung” ra bằng chứng về hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước của VTV trong Hội thảo về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên diễn ra sáng 6/11.

Theo đó, ông khẳng định việc VTV cùng với vị trưởng phòng của Viện Pháp y Quân đội cho rằng kết quả tìm kiếm đã được giám định không phải là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà chỉ là 1 chiếc răng lợn cùng 9 miếng mảnh sành là 1 sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật với những chứng cụ thể sau:

Thứ nhất, “Đã xác minh văn bản của Viện Pháp y quân đội gửi Thủ trưởng Tổng cục chính trị được VTV chiếu công khai là văn bản nằm trong tập tài liệu được đóng dấu “mật”. Do đó nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố công khai thì vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước (chính văn bản này là yếu tố quan trọng nhất trong tập tài liệu đó, có lẽ cũng vì văn bản này mới đóng dấu mật)” – ông nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông cho biết “Gia đình bên con cháu cụ Phùng chí Kiên phản đối và bác Giáp đã có một công văn mật. Tập tài liệu phát hôm nay trên tay các bác hôm nay, bìa bên ngoài tôi đã ghi rõ bìa màu đỏ và nâu nâu được đóng dấu mật. Văn bản dấu mật đó đã được VTV đưa lên đây. Văn bản này là văn bản mật nằm trong tập tài liệu mật đó”.

Từ đó, ông đặt ra câu hỏi: Ai đã cho công bố tài liệu mật này? Tại sao tài liệu mật liên quan đến một vị lãnh tụ lại được đem ra công bố? Trên phương diện pháp lý, luật sư Trần Đình Triển cho rằng các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét việc tiết lộ bí mật nhà nước khi chưa được phép để xử lí nghiêm minh.

Thứ hai, cũng theo văn bản được VTV công khai thì Viện Pháp y quân đội không thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phùng Quang Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại công văn số 302-TB/VP-NC ngày 17/7/2008 về việc giao tổ chức giám định ADN xác định 1 phần hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Thay cho việc giám định ADN thì Viện Pháp y Quân đội lại thực hiện ý kiến của Cục Chính sách là tiến hành phân tích mẫu vật (công văn 418/CV-CS ngày 21/8/2008).

“Tôi lưu ý đến yếu tố pháp lý nhiều hơn. Tôi đề nghị mọi người đọc ngay trong văn bản này, chính văn bản ông Toàn kí, Viện trưởng kí được VTV đưa lên thì cái phần đầu tiên được nói đến công văn số 302 của Phó bí thư Đảng Ủy, bác Phùng Quang Thanh chỉ đạo Phó Bí thư kiêm Bộ trưởng Quốc phòng là chỉ đạo “giám định AND” – Ông Triển nói. 

Luật sư Trần Đình Triển khẳng định VTV đã công bố văn bản “mật” quốc gia

Ngược trở lại, phần 2 của công văn 418 của cục chính sách, cấp Cục lại chỉ đạo “tiến hành phân tích mẫu vật”. Bộ trưởng chỉ đạo giám định AND, Cục thì chỉ đạo giám định mẫu vật. Kèm theo lại không có kế hoạch 396. Rõ ràng trong này đã thể hiện, bản thân Viện pháp y rõ ràng đã không thực hiện ý kiến của Bộ trưởng”.

Như vậy, theo luật sư Trần Đình Triển VTV đã sử dụng một tài liệu “mật” để công bố cho “bàn dân thiên hạ” trong phóng sự “Trở về từ kí ức” số 22, vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh quốc gia. Đồng thời, có bằng chứng về việc Viện Pháp y quân đội đã không thực hiện đúng chỉ đạo giám định AND 1 phần hài cốt đồng chí Phùng Chí Kiên của Bộ trưởng bộ Quốc phòng.

“Hay là có sự đánh tráo, tại sao vậy?”

Luật sư Trần Đình Triển cho rằng có nhiều uẩn khúc trong quy trình bàn giao, mẫu vật phần hài cốt còn lại của LS Phùng Chí Kiên.

Theo đó, biên bản bàn giao mẫu vật hồi 9h30’ ngày 15/8/2008 mở niêm phong không có đủ thành phần đã ký vào niêm phong, đặc biệt không có đại diện của thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên.  

Cũng theo ông Trần Đình Triển, nếu chứng minh được rằng có việc làm mất mát, thất thoát, hư hỏng, đánh tráo hoặc thêm bớt các mẫu vật đã thu hồi được so với biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ ngày 18/5/2008 thì có dấu hiệu vi phạm điều 246 Bộ Luật hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt “1. Người nào đào, phá mồ mả chiếm đoạt những đồ vật để trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”. Điều đó là có căn cứ bởi lẽ mẫu vật trong biên bản đào bới, khai quật, biên bản bàn giao mẫu vật khi mở niêm phong; những mẫu vật liệt kê trong bộ phim tài liệu do VTV thực hiện cuối năm 2008 “Đồng chí Phùng Chí Kiên – Chúng tôi tìm đến Người” với mẫu vật trong công văn của Viện Pháp y quân đội mà VTV vừa nêu lên là không trùng khớp, có dấu hiệu không nguyên bản. 

Một vấn đề khác được luật sư này đưa ra là kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội.

“Chúng ta so sánh biên bản khai quật nêu ở đây gồm: răng 1 chiếc và 2 vật thể nghi là răng với 13 mảnh bát vỡ và di vật với đất màu đen được 1 nắm. Trở lại với biên bản bàn giao mẫu vật này thì lại là 13 mảnh sành, thêm nữa, 1 vật thể nhỏ thể hiện các cái chân răng, 4 chân răng và 1 mẫu vật có vật thể lạ. Rõ ràng, cái hộp niêm phong này mở ra có đúng với biên bản hay không? Đó là vấn đề. Hay là có sự đánh tráo, tại sao vậy? Hai cái khác nhau hoàn toàn. Từ 2 cái khác nhau đó lại có cái khác cuối cùng khi VTV đưa lên (có 13 mảnh sành, 3 mảnh đá nhỏ). Trong biên bản mật không có 3 mảng đá nhỏ, vậy thì thêm bớt cái gì đây?” – Luật sư Trần Đình Triển đưa ra lập luận.

Ông nhấn mạnh, kết quả giám định có độ “chênh” so với thực tế. Cụ thể, 13 mảnh vỡ thu được là mảnh sứ (bát sứ) chứ không phải mảnh sành như văn bản của Viện Pháp y quân đội khẳng định (Từ điển Việt Nam đã phân biệt rõ sứ và sành). Đáng lẽ phải phối hợp với cơ quan giám định chuyên môn xem những mảnh bát sứ bị vỡ đó có được sử dụng và sản xuất ở thời kỳ những năm 1941 không? (khi liệt sĩ Phùng Chí Kiên mất).

Ông đưa ra nhiều bằng chứng nêu rõ uẩn khúc trong vụ việc tìm phần còn lại hài cốt LS Phùng Chí Kiên

Vụ việc này từ cuối những năm 2008 thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã làm đơn khiếu nại; đồng thời có ý kiến của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp nhưng Viện Pháp y quân đội 5 năm qua chưa trả lời (theo quy định của Luật khiếu nại thời hạn 60 ngày phải trả lời cho người khiếu nại). Vậy mà Viện Pháp y quân đội lại cung cấp văn bản nói trên để VTV phát sóng là răng lợn. Đây là điều vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Mặt khác, cũng cần phải xem xét việc 1 cán bộ cấp trưởng phòng của Viện Pháp y quân đội phát ngôn trên VTV đã được phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng chưa? – Luật sư Trần Đình Triển nhấn mạnh.

Động cơ, mục đích của VTV là gì?”

Ông Trần Đình Triển phát biểu tại buổi Hội thảo “Tại sao cô Thu Uyên trả lời “cái việc này chúng tôi đã nhen nhóm 2 năm nay”? Đây là một câu hỏi đặt ra, cơ quan pháp luật phải làm rõ. Đây không phải là một phóng sự bình thường hay có sai sót gì. Rõ ràng là có mục đích gì ở đây”.

“Phát ngôn của cán bộ Viện Pháp y quân đội cho rằng việc tìm hài cốt liệt sĩ qua ngoại cảm cho kết quả bằng 0 là một sự phủ định xóa bỏ công lao của những nhà ngoại cảm đích thực và sự phát ngôn tùy tiện, vô nguyên tắc. Tôi đưa ra dẫn chứng: nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (nhà lão thành cách mạng, là bố của bác Lê Xuân Tùng – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội). Việc tìm kiếm này đã được tiến hành giám định AND do Viện Pháp y Quân đội thực hiện khẳng định chính xác, có sự tham gia của ông Nguyễn Lê Cát (chính là người trả lời phỏng vấn VTV trong phóng sự nêu trên)” – Ông Trần Đình Triển nói.

Từ một số nội dung nêu trên luật sư này kết luận: “Phóng sự mà VTV kết hợp với cán bộ của Viện Pháp y quân đội thực hiện vừa qua là non kém về ý thức chính trị, làm ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước “Uống nước nhớ nguồn”, gây bức xúc, hoài nghi trong nhân dân, ngoài ra đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, đưa lại thông tin chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân yên tâm. Đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TƯ ngày 15/5/2013 của Trung ương Đảng về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.

Mặt khác, vụ việc này từ cuối những năm 2008 thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã làm đơn khiếu nại; đồng thời có ý kiến của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp nhưng Viện Pháp y quân đội 5 năm qua chưa trả lời (theo quy định của Luật khiếu nại thời hạn 60 ngày phải trả lời cho người khiếu nại). Vậy mà Viện Pháp y quân đội lại cung cấp văn bản nói trên để VTV phát sóng là răng lợn. “Đây là điều vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Cũng cần xem xét việc 1 cán bộ cấp trưởng phòng của Viện Pháp y quân đội phát ngôn trên VTV đã được phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng chưa?”

Đồng thời, luật sư Trần Đình Triển khẳng định sự việc phải được “làm tới nơi” và truy rõ lỗi thuộc về ai, không thể đổ dồn lên đầu một người phụ nữ là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Ông cho hay, quá trình tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là công lao của cả quân khu 4. Đầu tiên xuất phát điểm là công văn của quân khu 4 gửi cho bác Giáp, từ đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cho tỉnh Bắc Cạn và có cả quá trình tìm rất lâu dài của việc này để điều tra, xác minh địa điểm, khu vực tìm kiếm thủ cấp đồng chí Phúng Chí Kiên. Quá trình tiếm kiếm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên có sự phối hợp chỉ đạo, thực hiện đồng bộ từ Quân khu 4, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Nghệ An và Bắc Cạn, trong đó có công lao đóng góp vô cùng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng chỉ là một thành phần tham gia vào công việc chung.

Qua cuộc hội thảo này, luật sư Trần Đình Triển đề nghị:

Thứ nhất, xử lý, xem xét về việc VTV tiết lộ bí mật quốc gia.

Thứ hai, xem xét, làm rõ về việc có đánh tráo mẫu vật của bác Phùng Chí Kiên không?

Thứ ba, làm rõ động cơ, mục đích của VTV khi đưa công bố thiếu tính khách quan làm đảo lộn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

(Edaily.vn)

Cán bộ ngân hàng PG Bank tráo tiền âm phủ lấy gần 250.000 USD để đánh đề


Số tiền Thủy trộm cắp, đánh tráo bằng tiền âm phủ gần 250.000 USD Ảnh minh họa
Số tiền Thủy trộm cắp, đánh tráo bằng tiền âm phủ gần 250.000 USD Ảnh minh họa
Ngày 6/11, Viện kiểm sát nhân dân Tp Hải Phòng cho biết vừa phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, tạm giam Đỗ Thị Thu Thủy - Nguyên trưởng quỹ kho tiền Ngân hàng xăng dầu (PG Bank) chi nhánh Hải Phòng, về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo tài liệu điều tra, ngày 24/10/2013, khi tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, Ngân hàng xăng dầu (Chi nhánh Hải Phòng) phát hiện thiếu gần 249 nghìn USD và 19,5 nghìn EUR. Bất ngờ hơn, khi kiểm đếm, cán bộ ngân hàng phát hiện trong két đựng tiền có 15 thếp tiền đô la vàng mã.
Vụ việc được báo cho cơ quan công an, kết quả điều tra cho thấy trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2013, lợi dụng việc quản lý kho quỹ tại Ngân hàng PG Bank Hải Phòng có nhiều sơ hở, cụ thể các nhân viên ngân hàng có đồng trách nhiệm quản lý kho quỹ với Thuỷ chỉ kiểm đếm số tiền mặt thực tế trong quỹ theo số lượng cọc tiền bên ngoài, không kiểm tra chi tiết bên trong lõi các cọc tiền, Thuỷ đã bí mật lấy tiền ngoại tệ ở trong két.
Để tránh bị phát hiện khi kiểm quỹ tiền mặt hàng ngày, Thuỷ mua tiền đô la vàng mã xếp lẫn vào với tiền thật cho đủ số lượng các cọc tiền, bên cạnh đó Thuỷ sửa số liệu số dư tiền USD và tiền EUR trên báo cáo khi kiểm tra quỹ tiền mặt.
Vì vậy, trong thời gian dài Ngân hàng PG Bank không phát hiện việc thiếu tiền.
Ngày 24/10/2013 khi tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, Ngân hàng phát hiện trong quỹ thiếu 248.700 USD và 19.500 EUR so với sổ sách do Thuỷ quản lý; trong két đựng tiền có 15 thếp tiền đô la vàng mã. Đối chiếu số dư tiền mặt trên hệ thống máy tính quản lý của Ngân hàng thấy thực tế quỹ tiền mặt thiếu 308.700 USD và 39.500 EUR.
Tại Cơ quan điều tra, Thuỷ thừa nhận hành vi trộm cắp số tiền 308.700 USD và 39.500 EUR. Số tiền trên Thuỷ đã sử dụng vào việc đánh số đề, chỉ còn lại 3.000 USD và 500 EUR.
Theo Pháp luật xã hội
 

Cáp treo Sa Pa : Thảm họa cho du lịch tại « Nóc nhà Đông Dương »

Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, và theo chủ đầu tư là công ty Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan-Sapa thuộc tập đoàn Sun Group, thì đây là hệ thống cáp treo ba dây « dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới » lần đầu tiên có tại Châu Á. Song song với hệ thống cáp treo là « khu nghỉ dưỡng cao cấp » gồm khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi, mua sắm, sân gôn v.v…
Tin bất ngờ này đã gây choáng váng cho những người làm du lịch, sợ rằng đây sẽ là thảm họa cho du lịch bền vững tại một trong những môi trường sinh thái độc đáo hiếm hoi còn sót lại ở nơi được mệnh danh là « Nóc nhà Đông Dương ».RFI Việt ngữ đã trao đổi về sự kiện này với ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Fansipan

RFI : Thân chào ông Nguyễn Văn Mỹ, chắc ông có biết tin về dự án cáp treo Sa Pa ?
Ông Nguyễn Văn Mỹ : Có thể nói là còn hơn cả bất ngờ. Thứ Sáu tuần rồi tôi tình cờ đi ngang bàn làm việc của một em nhân viên, thấy em ấy đang đọc tin về Fansipan. Tôi không biết đã chính thức hay chưa, nhưng tối đó về nhà kiểm tra lại, tôi không tin được và có thể nói là bị sốc thật sự - phải dùng từ là « choáng váng ». Chưa có sự kiện nào ám ảnh tôi như thế, và tôi hoàn toàn không tài nào hiểu được.
Bởi vì trước đây tôi có nghe đồn phong phanh là Fansipan sẽ có cáp treo, mình cũng tưởng là thiên hạ « ngứa miệng đồn chơi » vì ở Việt Nam thì chỗ nào chẳng làm cáp treo – thích là làm, chẳng có quy hoạch gì cả. Tôi tin rằng lãnh đạo ngành du lịch và kể cả những nhà khoa học sẽ bảo vệ Fansipan.
Nhưng bây giờ thì cái chuyện còn hơn cả « Những người thích đùa » là dự án cáp treo đã được tỉnh Lào Cai phê duyệt. Mà tôi càng bị sốc hơn nữa khi biết đây là một dự án không chỉ có cáp treo mà còn cả một khu liên hợp gồm có sân gôn 18 lỗ, các resort cao cấp và nhiều khu vui chơi giải trí khác. Dự án này được triển khai ngay tại núi Fansipan là ngọn núi cao nhất Đông Dương hiện nay, và nằm ngay tại Vườn quốc gia Hoàng Liên. Không có một chính phủ nào lại triển khai một dự án du lịch tầm cỡ trong Vườn quốc gia như vậy.
Ở đây không bàn tới chuyện « bị ảnh hưởng », mà chắc chắn khi triển khai xong, Vườn quốc gia và cảnh quan của Fansipan sẽ bị phá vỡ, hoàn toàn bị xóa sổ. Anh em chúng tôi khi nghe tin như vậy đã gọi điện cho nhau, vò đầu bứt tai và thảng thốt kêu lên rằng : « Thôi rồi, Fansipan ! »
RFI : Công ty ông đã từng tổ chức du lịch đến đây chưa và ông nhận xét khu này như thế nào ?
Một trong những tiêu chí rèn luyện của nhân viên Lửa Việt khi vào làm trong công ty là tất cả phải leo lên đỉnh Fansipan. Tự thân tôi có đưa một đoàn 63 người, có cả người nước ngoài leo lên đó, phải nói là vất vả. Cảnh quan còn hơn cả tuyệt vời !
Có mấy đặc trưng : Fansipan trời rất lạnh. Ở Sa Pa thì lạnh quanh năm, nhưng lên Fansipan thì còn lạnh hơn nữa. Các mỏm núi trên đó rất hẹp, kể cả trên đỉnh Fansipan cũng không có cũng không có những bãi đất trống mênh mông rộng cả hecta. Thứ hai là rừng chập chùng - có những khu rừng đã bị phá. Đặc biệt trong Vườn quốc gia Hoàng Liên có những vườn chè cổ thụ ước tính đã hàng ngàn năm tuổi.
Có rất nhiều loại kỳ hoa dị thảo, đặc biệt là nhiều loại côn trùng. Hôm trước chúng tôi đi, tôi chưa bao giờ trông thấy con giun nào như ở đó - to bằng cỡ ngón tay cái, dài chừng nửa mét, tôi tưởng là con rắn chứ ! Hoặc con nòng nọc to bằng ngón tay, mình tưởng là con cá thòi lòi như ở miền Tây. Rất nhiều điều ngạc nhiên !
Chương trình đó nằm trong chương trình huấn luyện của Lửa Việt. Sau khi các em hoàn tất chương trình cực kỳ vất vả này, khi làm bài thu hoạch thì các em nói một câu thế này : Mình giỏi hơn mình tưởng rất nhiều. Và các em bảo khi vượt qua được Fansipan thì không có việc gì trên đời này không thể vượt qua.
Như vậy đó là một địa điểm outdoor training cực kỳ lý tưởng, không ở đâu có như thế cả. Khí hậu rất thuận tiện, cảnh quan môi trường còn giữ được, đó là điểm thu hút không chỉ lớp trẻ mà cả những người thích thử thách, rèn luyện. Bởi vì đó là nơi rèn ý chí, bản lĩnh, nghị lực, tinh thần đồng đội và nhiều thứ khác, không cần một trường huấn luyện nào. Nếu bây giờ làm cáp treo thì chả ai đi khi trên đầu mình người ta lố nhố, sức đâu mà mình leo. Rồi có người còn lý giải rằng cáp treo chỉ lên tới 2.800 m thôi, từ đó sẽ « bò » lên 3.100 m.
Xin thưa rằng leo núi chứ không phải ngồi mà tán phét theo kiểu « đi tắt đón đầu » - vì « đi tắt đón đầu » cho nên đất nước mới như thế này đây, chứ đi đàng hoàng thì đâu đến nỗi ! Và leo núi thì phải leo từ dưới đất, làm quen với những thử thách và thay đổi nhiệt độ cũng như áp suất không khí, chứ bây giờ tự nhiên một phát leo lên đỉnh là phi lý.
Một điểm nữa, tôi không tài nào tưởng tượng được - những người đã từng lên Fansipan bảo đảm đều có cách nghĩ như tôi – cáp treo đó công suất mỗi giờ hai nghìn khách. Như vậy mỗi ngày có thể vận tải được hai chục ngàn khách, trong khi một ngàn khách là đã không có chỗ chứa rồi ! Như vậy họ sẽ phải phá rừng dựng cáp, phá rừng để dựng những nhà này nhà kia. Chuyện đó thì tôi nhắc lại, về mặt luật pháp họ vi phạm những quy định về Vườn quốc gia, về bảo vệ thiên nhiên rồi.
Càng suy nghĩ càng bức xúc, càng thấy khó hiểu vì sao một dự án lớn như vậy lại không hỏi ai một tiếng, đùng một phát đặt mọi người vào chuyện đã rồi.
Nhà đầu tư lý giải rằng nhờ công trình này lượng khách sẽ tăng lên. Chủ đầu tư công trình này là công ty cáp treo Fansipan-Sapa mà công ty mẹ đã làm cáp treo Bà Nà, và các quan chức viện dẫn rằng nhờ cáp treo mà Bà Nà tăng được 30% khách mỗi năm. Tôi xin lấy sinh mạng ra mà cá là năm năm tới, hậu quả của Bà Nà hiện nay là nhãn tiền.
RFI : Vì sao, thưa ông ?
Có mấy điểm. Thứ nhất, hiện nay khách Tây không lên Bà Nà, họ đi Bạch Mã, mặc dù Bà Nà hồi xưa là một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cực kỳ của họ. Thứ hai, khách lên Bà Nà đông là vì người ta tò mò. Lên xong người ta thấy ngột ngạt bê tông, vì diện tích của Bà Nà cũng hẹp, cho nên khi về họ thất vọng. Tôi nghĩ người ta không lên Bà Nà lần thứ hai đâu. Như vậy có thể vài năm đầu vì tò mò lượng khách sẽ tăng, nhưng cái giá phải trả về lâu dài thì nhãn tiền.
Tiếp theo, ở Đà Nẵng khí hậu nóng, người ta lên Bà Nà cho mát mát một chút thì còn được. Tôi đã lên Bà Nà hàng chục lần, gần đây là năm ngoái. Khách ai muốn đi thì đưa đi nhưng lên đó làm chi, chẳng có gì đặc sắc cả, vui chơi thì có khi ở thành phố còn gần gũi hơn. Tôi cứ tiếc nuối phong cảnh của Bà Nà cách đây khoảng mười mấy năm khi còn hoang sơ, buổi tối ngủ trên đó nghe gió hú, nhìn về Đà Nẵng đẹp lắm ! Bây giờ xi măng, bê tông bít hết. Như vậy tôi xin nhắc lại, Bà Nà trước mắt chỉ có một số số liệu đánh lừa người ta chứ còn về lâu dài cảnh quan môi trường bị phá vỡ, sau này khách sẽ bỏ đi.
Với Sa Pa thì càng không tưởng bởi vì Sa Pa đã lạnh rồi, không ai lên trên Fansipan cho nó cóng lại cả. Năm 2012 khách lên Sa Pa gần một triệu, trong đó chỉ có 30% là khách nước ngoài thôi. Tỉ lệ nghịch tăng trưởng giữa khách trong và ngoài nước đã là một hồi chuông báo động : càng ngày cảnh quan thiên nhiên, chân quê mộc mạc của Sa Pa càng biến mất.
Cho nên khách Tây càng ít lên. Bây giờ nếu làm dự án này, tôi đảm bảo đó là một cách đuổi khách Tây, họ vốn thích thiên nhiên gần gũi.
Tại sao Hà Giang hiện nay là điểm nóng du lịch ? Mặc dù đường đi hiểm trở - chỉ có xe 16 chỗ mới đi được, dịch vụ thì thiếu thốn – chỉ có nhà nghỉ thôi chứ khách sạn chưa có, nhưng mà khách vẫn rất đông. Bởi vì đi về người ta nói với nhau, nhanh chân lên Hà Giang, vì mai mốt không khéo cảnh quan sẽ bị phá vỡ.
Lên Hà Giang bây giờ giống như lên Sa Pa 30 năm trước, giống như lên Đà Lạt cách đây 60 năm. Không khéo Sa Pa sẽ dẫm vào vết chân Đà Lạt, chỉ còn khách nội địa. Và khách nội địa thì lên rồi về, không ở lâu, họ không chi tiêu tiền như khách nước ngoài. Tại sao chúng ta không làm một cách làm khôn ngoan hơn ?
RFI : Ông đã đi nhiều nước, những nơi có cảnh quan tương tự họ tổ chức du lịch như thế nào ?
Tôi muốn dẫn chứng ngọn núi cao nhất Đông Nam Á là Kinabalu. Tôi cũng đã leo lên Kinabalu rồi, phải nói rằng họ làm quá sức đơn giản và tuyệt vời, mà hoàn toàn chúng ta có thể học được. Kinabalu chỉ cho phép mỗi ngày 120 người leo lên thôi, như vậy muốn leo thì phải đăng ký trước năm, bảy tháng, sắp hàng chờ lượt. Mà việc sắp hàng đó cũng làm tăng giá trị thương hiệu của Kinabalu lên.
Khi mình bắt đầu leo núi, họ kiểm tra sức khỏe lại – mặc dù mình có giấy chứng nhận nhưng họ vẫn kiểm tra. Dọc đường đi họ quy định rất là ngặt nghèo : vật dụng mang theo những gì, quy định hướng dẫn đi theo như thế nào, chỗ nào thì dừng để chụp ảnh, để đi vệ sinh…Có cả trực y tế, trực cứu hộ. Trạm nghỉ của họ đơn giản mà tiện nghi, có giường tầng, nệm ấm, có nước nóng, đồ ăn nóng. Và khi kết thúc thì họ trao cho mỗi người một giấy chứng nhận, huy hiệu cực kỳ trang trọng.
Dân du lịch chuyên nghiệp mang những thứ đó về như một niềm tự hào : mình đã chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Nam Á. Mặc dù cảnh quan mỗi nơi có khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng không phong phú và đa dạng như Fansipan. Họ chỉ đi có hai ngày một đêm thôi dù núi cao hơn.
Còn bên mình, bây giờ xem lại Fansipan : nhếch nhác, ai muốn đi bao nhiêu thì tùy hỉ. Có ngày không có ai, có ngày vài người, có ngày lên gần cả ngàn người. Nhà vệ sinh đâu có, toàn là « tự xử ». Rồi phải khiêng máy phát điện lên, đem bếp lên. Dọc đường mà có chuyện gì là chết giấc, khiêng xuống dưới mất cả ngày đường là chết queo rồi !
Đoàn tôi đi 63 người có 9 bác sĩ đi theo. Họ vừa đảm nhận khâu y tế, vừa như một thành viên để tham gia một đợt huấn luyện đặc biệt như thế luôn.
Tai nạn từng xảy ra rất nhiều ở Fansipan. Gần đây là một sinh viên tự đi và mất tích, đến bây giờ không tìm thấy được. Hỏi ra, chả ai biết. Vườn quốc gia mà vào không đăng ký, một Vườn quốc gia như vậy mà như đi chợ ai muốn vô, ra cũng chẳng biết được. Độ an toàn của đường đi cần phải làm kỹ hơn nữa, bảng chỉ đường thì có cái chỉ ngược lên trời chẳng ai sửa lại. Bản đồ lộ trình ở trạm dưới chân núi thì bạc phếch, anh em phải lấy bút Bic chú thích lại.
Thì tại sao mình không lo làm lại cho đàng hoàng. Vừa có thể sánh vai với Kinabalu như một điểm nhấn của cả Đông Dương về chương trình vượt qua chính mình, như một dấu ấn rèn luyện, thử thách bản thân ; thứ đến là phát triển du lịch bền vững được. Ở đó không cần sân gôn ! Nếu làm resort 4 – 5 sao nên dạt ra vùng khác của Sa Pa. Và quan trọng là làm sao đường bộ cho ngon lành, đường xe lửa cho an toàn.
Dĩ nhiên chúng ta không bỏ quên khách nội địa, nhưng hiện nay Sa Pa hút khách Tây thì mình nên làm sao giữ được nguồn khách này. Nếu không, với cách suy nghĩ giản đơn, thiển cận - và tôi nghi ngờ đằng sau dự án này có những vấn đề về lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm - thì xin thưa, du lịch Việt Nam cứ mãi mãi lẹt đẹt đứng đầu tốp cuối Đông Nam Á !
Malaysia họ đâu cần những kỷ lục như là cáp treo dài nhất, phức tạp nhất, hiện đại nhất ; nhưng du lịch của họ bền vững hơn, đứng đầu Đông Nam Á. Họ chỉ có ba di sản thế giới thôi, trong khi Việt Nam có mười bảy di sản thế giới. Nhưng lượng khách của Malaysia gần gấp năm lần, lợi nhuận từ du lịch gấp sáu lần của mình.
Là một người làm du lịch cũng lâu năm, có ít nhiều kinh nghiệm thực tiễn, gắn bó với nghề, tới giờ phút này tôi vẫn bàng hoàng. Không thể nào tưởng tượng được.
RFI : Chắc cũng có không ít người có cùng suy nghĩ với ông ?
Chiều nay tôi vừa dạy ở trường đại học Sư phạm, có một lớp chuyên về du lịch. Tôi hỏi các em điều gì quan tâm nhất, thì các em đều trả lời là dự án cáp treo. Hỏi các em nghĩ sao ? Mười phát biểu thì chỉ có hai em nghĩ là có cáp treo, lâu nay không đi được thì bây giờ mình cũng leo lên được, thế thôi. Chứ còn lại các em đều phản đối, mặc dù chưa có dịp đi nhiều.
Với tư cách là công dân, tôi có đề nghị Tổng cục Du lịch nên kiến nghị với Bộ Kế hoạch Đầu tư và Thủ tướng Chính phủ - chứ không là Phó thủ tướng nữa, vì đã lên trên đó dự khai trương rồi – xem xét lại dự án một cách nghiêm túc. Các hiệp hội du lịch cũng cần phải có tiếng nói, có trách nhiệm của mình.
Được đầu tư, phát triển thì ai chẳng mừng bởi vì mình đang nghèo, thiếu. Nhưng đầu tư thế nào, đầu tư chỗ nào, kẻo lợi bất cập hại. Tôi tin rằng với áp lực dư luận, cũng có thể dự án được xem xét lại.
Trước đây khi tôi đến Vườn quốc gia Cát Tiên, các anh ở ban quản lý cũng đang rất bức xúc vì dự án thủy điện 6A sẽ sử dụng một diện tích khá lớn của Vườn quốc gia. Khi đó các anh có đề nghị mỗi người một tiếng nói tác động để dừng dự án này lại. Trước áp lực của dư luận, của các nhà khoa học, dù đã bỏ ra một số tiền khá lớn nhưng dự án thủy điện Đồng Nai 6A buộc phải dừng lại theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo môi trường và phát triển sinh thái bền vững.
Tôi nghĩ rằng 6A (làm thiệt hại) một thì thảm họa của dự án khu liên hợp cáp treo rồi du lịch giải trí…ở Fansipan còn gấp ba, gấp bốn, chứ không dừng lại ở quy mô như thủy điện 6A sông Đồng Nai – chỉ gây tác hại một phần vườn quốc gia Cát Tiên.
RFI : Dạ nhưng 6A Đồng Nai chỉ mới là dự án, còn Sa Pa đã khởi công luôn rồi ?
Khởi công thì vẫn có thể dừng, muộn còn hơn không, thậm chí xây nửa chừng vẫn có thể ngưng lại ! Tôi cho rằng những nhà đầu tư và kể cả những người có trách nhiệm hết sức xem thường dư luận. Một dự án hoành tráng như vậy, tại sao không tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các đơn vị làm du lịch, các nhà quản lý những Vườn quốc gia ?
RFI : Chắc người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh rút ngắn thời gian hai ngày đêm chinh phục Fansipan xuống còn 15 phút ?
Hoàn toàn không nên như thế ! Những người ủng hộ vì lâu nay họ không leo núi - có nhiều lý do : không chịu rèn luyện, không có sức khỏe, không muốn chịu thử thách…Họ muốn leo một phát lên núi thì thật ra chẳng có gì sai cả, nhưng nếu không leo được thì thôi, hoặc mình làm khinh khí cầu, hoặc trực thăng. Cho họ thuê trực thăng leo lên đỉnh, tuy mắc tiền một chút cũng được. Chứ còn phải giữ môi trường như thế và để còn có điểm nhấn cho loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch rèn luyện…
Cứ chỗ nào được được là làm cáp treo, thì bây giờ thanh niên còn chỗ nào để thử thách, để xả bớt calori, còn chỗ nào để tự hào với nhau là « tớ vừa lên Fansipan về » như một « idol » về ý chí, về nghị lực vượt qua chính mình. Nếu còn một điểm duy nhất mà dẹp mất thì còn đâu nữa.
Tôi đang băn khoăn là Đà Lạt bây giờ cũng có xe jeep lên tới nơi rồi. Bà Rá, rồi chỗ nào có núi…chưa kể tôi nghe nói trong dự án đó sẽ làm một « khu tâm linh ». Bây giờ chỗ nào cũng tâm linh, cũng ngoại cảm, dân càng ngày càng hoang mang.
RFI : Ở Việt Nam đã có những chỗ nào có cáp treo rồi thưa ông ?
Cáp treo thì hiện nay hầu như ở tất cả các núi, đầu tiên là ở Bà Đen. Đây là một phương tiện du lịch rất tốt, chẳng có gì sai cả nhưng cũng đừng lạm dụng quá. Trà Cú từ khi có cáp treo người ta không đi đường bộ nữa. Chúng tôi đi trở lại đường bộ, bị bỏ lâu quá lại phát sinh nhiều thứ khác, mà đó là con đường lên cũng rất đẹp.
Tôi không phản đối dự án cáp treo, nhưng không phải chỗ nào cũng làm, và riêng Vườn quốc gia thì không nên đụng tới. Không làm chùa gì trên đó hết, cứ để tự nhiên như hiện nay. Chỉ cần làm đường lại, đảm bảo các trạm cứu hộ, trạm y tế cho an toàn và tổ chức sao cho chu đáo. Có thể lấy tiền vé vào cửa mắc lên một chút cũng được nhưng phải chu đáo và an toàn chứ không thể bát nháo như hiện nay.
…Yên Tử có cáp treo, rồi bất cứ chỗ nào có độ cao là làm cáp treo. Người ta bảo văn hóa của người Việt bây giờ cứ một bước là leo lên xe – xe hơi rồi xe Honda, cứ hai bước là leo lên cáp treo. Không chịu đi bộ, không chịu rèn luyện. Như thế sẽ yếu về thể lực, hèn về ý chí và nhụt về tinh thần.
Và khi khởi công chắc chắn con đường sẽ không còn như cũ, việc leo núi sẽ giảm liền. Người ta sẽ đi leo chỗ khác, sắp hàng qua Malaysia leo. Ở đây nếu làm tốt tôi nghĩ mình sẽ không kém cạnh Kinabalu của Malaysia, và mấy ông quản lý Fansipan cũng nên đi qua bên đó một lần cho biết. Kinabalu còn làm du lịch biển rất hay, chúng tôi đi về tâm phục khẩu phục. Họ cũng là người Đông Nam Á và tiềm năng tự nhiên chưa chắc đã hơn mình, mà cách làm lại hơn hẳn.
Tự trong thâm tâm tôi vẫn có niềm tin là dự án này sẽ được xem xét lại, còn hỏi tại sao thì tôi không biết.
RFI : Tóm lại sau khi Đà Lạt không còn nên thơ như trước, Bà Nà không còn cái vẻ hoang sơ của nó, đến lượt Sa Pa có nguy cơ không còn du lịch bền vững nữa ?
Vừa rồi chúng tôi có đón một đoàn khách Hàn Quốc. Họ dùng một từ rất lạ là « du lịch cộng đồng », và đi tới đâu họ cũng chê. Họ bảo muốn tới những chỗ còn tự nhiên chứ không phải giả tạo, chỗ đó không được xâm hại thiên nhiên, không được hành hạ súc vật.
Chỗ tát mương bắt cá, họ bảo hồi xưa người ta đâu có tát bằng cái rổ nhựa, xô nhựa đâu. Họ đòi tát bằng dụng cụ hồi xưa, đi tìm mửa mật không có ! Quần áo mặc họ bảo không giống hồi xưa. Còn khách của mình thì sao cũng được, cho nó vui thôi.
Đi vô những chỗ có câu cá sấu, họ bảo chỗ này hành hạ súc vật nên không vô ! Những chỗ làm cao rắn rồi cao khỉ họ cũng không chịu vô. Mấy chỗ hát đờn ca tài tử, họ bảo cái này là diễn cho người ta coi. Kể cả du lịch mà họ gọi là homestay cũng thế, họ cần trải nghiệm tự nhiên, ở với người dân thật sự chứ không phải ở trong một cái nhà cho thuê.
Những điều này người làm du lịch phải suy nghĩ, có nhiều loại cho khách lựa chọn, có nhiều loại khách để mình chọn lựa, nhưng phải biết chọn cái nào chính.
Tôi xin nhắc lại, điều cần cho Sa Pa là đường xe lửa an toàn hơn – thỉnh thoảng nó vẫn trục trặc. Đường bộ vẫn chưa tốt, sân bay nếu chưa có được thì phải lo đường bộ và xe lửa. Sa Pa theo tôi biết điện đóm vẫn chập chờn - ở Việt Nam, ngay Sài Gòn này điện vẫn chập chờn. Nếu điện như thế và đường vẫn cà rịch cà tàng, tắc nghẽn, hỗn loạn thì đầu tư không thể phát huy hiệu quả được.
RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Thụy Mi
(RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét