Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Lượm lặt - “Ơn đảng, ơn chính phủ”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tôn vinh tổ chức, cá nhân bảo vệ chủ quyền biển, đảo (PLTP).
Hắn cũng là bồ tát (ĐCV). “Như vậy, Thích Quảng Đức, Hồ Chí Minh thành bồ tát được, Thích Minh Phượng cũng xứng đáng lắm chớ! Sao người dân lại ‘bức xúc’ và hẹp hòi? Thấy có hơi bất công, hắn cũng là bồ tát đấy!
Tổng bí thư (4) (Lê Mai). “Trong cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, tác giả Tân Tử Lăng có dẫn hồi ức của Liuba, cháu gái Leonid Ilich Brezhnev, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô nói với người em trai: ‘Chủ nghĩa cộng sản là cái quái gì, đều là những lời nói trống rỗng lừa bịp dân chúng’.  Ta có thể nghĩ gì về nhận xét đó của Tổng bí thư? Nếu như ngay chính bản thân Tổng bí thư cũng không tin tưởng gì ở cái CNCS nữa, mà vẫn tiếp tục lấy lý luận ấy làm ý thức hệ chính trị để lừa gạt dân chúng, chẳng lẽ ông ta không sợ bị lịch sử lên án?
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn – Hai việc cần làm ngay bây giờ! (Hà Hiển). - Các pháp quan, hãy nhảy xuống sông đi (Đào Tuấn/NĐT/DĐXHDS). “Phân định sự thật bằng cách lặn nước có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn cười về sự ngô nghê. Nhưng nỗi nhục thà được gột rửa bằng một sự ngô nghê chứ không thể văn minh bằng cách lạnh lùng thảy ra hai chữ xin lỗi và bồi hoàn bằng tiền thuế do người khác đóng“. - Lạm bàn về tù oan & chế ngự sự vô minh nhà Sản (Gocomay).
Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của LHQ (VNN). - FB Tin Không Lề: “Nhưng làm sao để giám sát chuyện này? Có lẽ các nhà làm luật cần sửa lại luật, quy định cảnh sát điều tra không được phép hỏi cung khi không có sự hiện diện luật sư của nghi phạm và nghi phạm có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu không có mặt luật sư.  Các trại giam, các cơ quan an ninh cũng cần đặt camera để theo dõi, giám sát 24/24, phòng khi các nghi phạm hoặc tù nhân tự tra tấn mình rồi đổ lỗi cho cán bộ trại giam và cơ quan điều tra. Khi bị nạn nhân kiện cáo cơ quan điều tra về các vết tra tấn trên người, nhà chức trách cần có sẵn video ghi lại hình ảnh, để chứng minh đó là do nạn nhân tự gây ra“.
Một lời xin lỗi (pro&contra).

KINH TẾ
Có mấy Vinashin? (Nguyễn Vạn Phú).

VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Quá nóng vội (TN).
Hoả Tinh hăng máu (Nguyễn Tiến Dũng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Công nhân lao động chơi gì sau giờ làm: Bài 2: Thiết chế văn hóa không tới nơi (LĐ).
- Khổ vì được… hỗ trợ xây nhà ở: Mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ (DV).

QUỐC TẾ 

Khó khăn mới (ĐĐK).

“Ơn đảng, ơn chính phủ”.

  blog
Cả nước đang nóng lên khi câu chuyện của người tù Nguyễn Thanh Chấn xuất hiện trên mặt báo. Mười năm oan sai là cái cớ để người dân khắp nơi soi lại chính mình trong xã hội mà họ đã cảm thấy nhiễu nhương nhưng chưa thật sự xác định rằng một ngày nào đó chính họ sẽ là nạn nhân của những điều mà mặt báo mấy ngày vừa qua khai thác hết mức.
Nguyễn Thanh Chấn nghiễm nhiên trở thành một trường hợp điển hình về hành vi bất nhân của công an điều tra và sự toa rập của hệ thống tòa án. Hai ngày sau khi hình ảnh của ông xuất hiện trên mặt báo, những người trách nhiệm xa gần từ Bộ trưởng công an, Bộ trưởng Tư pháp, Chủ tịch nước rồi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...tất cả có vẻ hấp tấp tuyên bố trước dư luận báo chí về việc mà họ gọi là phải nhanh chóng đưa những người trách nhiệm ra pháp luật và đồng thời đền bù thỏa đáng cho ông Chấn.
Ông Chấn bị bắt, bị kết án giết người cướp của và cơ quan điều tra đã mang ông ra tòa mà không có vật chứng hay nhân chứng nào. Hội đồng xét xử nghe cáo buộc của Viện kiểm sát và kết luận cuối cùng của thẩm phán Nguyễn Minh Năng với bản án tử hình nhưng sau khi xét rằng cha của bị can là liệt sĩ nên đã ân xá thành chung thân.
Sự sống đối với ai cũng quý và đối với người bị kêu án tử lại càng quý hơn. Con người được sinh ra để chiến đấu cho sự sống còn của bản thân và chân lý này không ngoại lệ cho bất cứ một ai. Ông Nguyễn Thanh Chấn tuy không phạm tội vẫn thấy mình may mắn không bị tử hình nhờ sự đóng góp máu xương của cha mình.
Trước khi ra tòa và bị nhốt 10 năm, ông Chấn đã trải qua những đêm dài khủng khiếp. Ông bị tra tấn như một gián điệp. Những kẻ trực tiếp tra tấn ông hầu hết đều còn sống và còn đang mang thẻ đảng viên. Kinh nghiệm nghiệp vụ của những kẻ này dư sức cho họ biết ông Chấn không phải là phạm nhân nhưng động cơ nào thúc đẩy họ làm như vậy?
Thứ nhất chỉ tiêu, thứ nhì máu lạnh.
Mỗi một vụ án mạng xảy ra cơ quan điều tra bị cấp trên dán mắt vào ngày đêm không phải vì lo lắng cho vụ án mà vì lo lắng cho chỉ tiêu không đạt được. Áp lực tăng dần tùy theo chi tiết vụ án có lan rộng ngoài xã hội đe dọa tới tính "ổn định chính trị" hay không.
Từ bị áp lực, nhân viên điều tra dễ dàng nhìn thấy ai cũng là kẻ phạm tội. Chỉ cần một chi tiết có vẻ trùng hợp là nạn nhân trở thành tội phạm. Nếu không khai như ý của điều tra viên mà họ gọi là "hợp tác" thì nạn nhân khó thể thoát nhục hình. Trong trường hợp của ông Chấn nhân viên điều tra tiến xa hơn: bắt ông thực hiện hành vi giết người theo kịch bản của công an.
Theo lời kể của ông Chấn với phóng viên tờ Dân Trí: "ông đã phải thức suốt mấy đêm liền để tập diễn lại hành động giết người của mình. Dùng một người tù khác giả làm nạn nhân để tập bê, tập đâm bằng thìa, tập bao giờ cho thuần thục thì thôi. Sau đó, ông Chấn được di lý tới một ngôi nhà dân ở ngoài trại để quay phim thực nghiệm hiện trường trong một buổi sáng".
Lâu dần với cách điều tra như vậy máu của những con người này lạnh dần với nạn nhân và lạnh cả với chính họ. Cảm giác phạm tội đã chết hẳn, trong mắt loại người này sự đau khổ của kẻ khác là nấc thang danh vọng cho chúng.
Người tù Nguyễn Thanh Chấn bổng trở thành nổi tiếng. Ông nổi tiếng vì oan khuất, vì con số 10 năm trong trại giam và vì một câu nói sau khi ra tù: "Ơn đảng ơn chính phủ ông mới được tha như được tái sinh một lần nữa".
Ai nghe câu này mà không giận ông?
Phản ứng dư luận cùng giống như nhau: ông quá u mê không còn thuốc chữa mới nói một câu như vậy. Bởi chính cái đảng, cái nhà nước mà ông mang ơn ấy là kẻ đã tạo chứng cứ giả, ép cung, tra tấn, hành hạ và tạo ra kịch bản bắt ông học cho thuộc về việc ông giết người, điều mà ông hoàn toàn không làm.
Hàng ngàn trang blog, facebook đã thở dài vì câu nói này. Có người cho rằng ông đần độn, có người xa hơn cho là ông nên ngồi tù thêm 10 năm nữa để sáng mắt ra.
Thật ra ông Chấn chỉ là một sản phẩm tuyệt hảo của chế độ sau khi bị cấy lá bùa "ơn đảng, ơn chính phủ" vào người. Lá bùa ấy sẽ tác động khi người ta gặp một hoàn cảnh bi thương vượt sự kiểm soát của chính họ. Chẳng hạn như trường hợp của ông Chấn.
Ông bị bắt trong một tình trạng bất ngờ nhất. Sau khi bị bức cung, bị giam chung với đầu gấu, bị đánh đập, tra tấn và cuối cùng phải tham gia vở kịch mà cán bộ điều tra đạo diễn. Rồi ra tòa từ bản án tử hình được giảm xuống còn chung thân nhờ người cha liệt sĩ đã tạo cho ông cảm giác rằng số phận của ông chưa phải là chấm dứt.
Cảm nhận may mắn lâu ngày biến thành mang ơn vì mình còn sống, mặc dù sống trong tăm tối và đau đớn khôn cùng. Mang ơn ai thì khá mơ hồ nhưng sự mang ơn đối với ông là có thật nhất là khi vợ ông đã vì ông không ngại gian khó tiếp tục kêu gào cho đến khi đơn của ông được cứu xét, được mang ra ánh sáng và từ đó ông trở về với tự do.
Khi mới ra tù ông không biết rằng chính vợ ông là người phát hiện ra kẻ sát nhân và tố cáo nó với chính quyền chứ không phải tự thân chính quyền điều tra xác minh cho ông.
Ông buột miệng kêu "ơn đảng, ơn chính phủ" không có gì là khó hiểu.
Chính ông Chấn là người hiểu hơn ai hết ý nghĩa việc ông kêu lên câu bùa chú nầy vì ông nghĩ sự tự do của ông chưa chắc là có thật. Ông vẫn có thể vào tù lại bất cứ lúc nào và từ đó, bản năng tự vệ khiến ông kêu to lên như để đánh động với đảng, với chính phủ rằng ông là một tín đồ thuần thành của đảng, của chính phủ và quan trọng hơn hết tuy bị oan khiên suốt 10 năm nhưng ông không hề oán giận đảng hay chính phủ.
"Ơn đảng, ơn chính phủ" qua tiếng kêu thống thiết của ông Chấn còn có một tầng ngầm ý nghĩa khác. Nó cho thấy sự sợ hãi của nạn nhân đối với chế độ đã lên tới tột đỉnh, tiếng rên xiết biến thành cảm thán là phản xạ có điều kiện. Ông Chấn có ba điều kiện để tạo thành phản xạ ấy.
Điều kiện thứ nhất: cha ông là liệt sĩ. Nhờ cha mà ông không bị tử hình. Từ tiềm thức tâm lý biết ơn nảy sinh.
Điều kiện thứ hai: vợ ông kêu gào trong 10 năm trường đến nỗi nhiều lần nằm viện tâm thần. Nỗi ám ảnh này làm một người cứng cỏi có thể hận thù mãn kiếp nhưng đối với người yếu đuối nó sẽ vắt kiệt những phản ứng cuối cùng. Khi không còn phản ứng, lời cám ơn là cách duy nhất để biểu cảm còn việc cám ơn ai không thành vấn đề.
Điều kiện thứ ba: bốn đứa con thất học, mẹ già như đóm lửa tàn, đói khát hàng ngày tấn công vào trí não của ông rồi cuối cùng khi gặp lại họ ông bật ra tiếng kêu như một con thú bị thương. "Ơn đảng, ơn chính phủ".
Người có đạo khi gặp trường hợp này sẽ la to: "Tạ ơn Chúa". Người theo tôn giáo khác sẽ kêu lên "Tạ ơn Trời Phật". Ông Chấn cũng cần một chỗ để giải tỏa niềm khao khát ấy nhưng lại không có tôn giáo nào để kêu.
Ông Chấn không bao giờ quên bọn người cùng toa rập mang ông vào tù nhưng mười năm trong tù và những đau khổ do nhà tù gây ra tạo cho ông niềm tin rằng đảng, chính phủ là nơi duy nhất có thể hóa giải tù tội cho ông tự do, mặc dù ông cũng biết rằng sức mạnh của nó là sức mạnh của quái vật, nó có thể cứu mà cũng có thể tiêu diệt.
Niềm tin của ông giống như thuở sơ khai con người tin vào mọi loại thần linh kể cả các quái vật hung ác. Tin chúng như một cách để tồn tại.
Quái vật trở thành linh thiêng đối với hoàn cảnh của ông Chấn không phải là chuyện diễn giải. Nó logic và đang hình thành khắp nơi trên dải đất Việt Nam.
Nếu không là quái vật thì làm sao một nhân viên điều tra lại có thể ung dung tạo dựng một kịch bản giết người và bắt người khác đóng để sau đó kết tội sát nhân?
Nếu không phải là quái vật thì tại sao từ Chánh án, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa sơ thẩm và phúc thẩm khi dư sức biết bằng chứng là ngụy tạo vẫn kết án tử hình đối với một con người đang sống bình thường và chưa một lần phạm pháp?
Nếu không phải là quái vật thì tại sao trong 10 năm trời người vợ bất hạnh cùng khổ ấy chạy kêu cứu khắp nơi mà không một cơ quan nào đoái hoài tới dù chỉ là một lời kính chuyển?
Nếu không là quái vật thì tại sao bản án đã được thi hành gần mười năm, bị can đang nằm trong tù mà phóng viên báo chí vẫn viết bài khơi lại diễn tiến câu chuyện như đang xảy ra và kết luận rằng đã giết người lại còn kêu oan!
Nếu không là quái vật thì tại sao tới hôm nay những tay giết người hay liên can đến vụ án ấy vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật và vẫn lên tiếng như những nhà đạo đức? Bộ trưởng Tư pháp không cảm thấy có liên đới. Bộ trưởng công an lại càng không. Viện trưởng viện kiểm sát tối cao vô can, Thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao cũng vẫn còn rất xa với đường ranh trách nhiệm.
Những quái vật ấy nếu không được ông Nguyễn Thanh Chấn quỳ lạy như lạy thần linh với câu bùa chú "Ơn đảng, ơn chính phủ" thì mới là chuyện lạ.
Chuyện lạ hơn: đảng, chính phủ đã trở thành quái vật nhưng vẫn không tự biết mà cứ mãi bàn chuyện của con người.

Truyện cực ngắn. Sự xúc phạm khó tha thứ

500_2fa0e170-ec97-4cb1-8b46-7c4179125090
1.Hơn hai ngàn năm nay, loài người vẫn ca tụng câu truyện ngụ ngôn của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh. Thiên hạ bảo rằng đó là câu chuyện ngụ ngôn ngắn nhất thế giới, rằng nó cô đúc triết lý “Tề vật luận” (coi mọi vật là bình đẳng) của Trang, rằng nó mang tinh thần phóng khoáng và chất nghệ sĩ của phái Lão Trang. Nguyên văn truyện ngụ ngôn đó như sau.
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn mà không biết mình là Chu nữa. Rồi bỗng tỉnh dậy ngạc nhiên thấy mình là Chu, tự hỏi không biết là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay bướm mộng thấy hóa Chu.
Những cánh bướm bay lượn trong truyện ngụ ngôn này đã gây cảm hứng cho biết bao thi nhân, triết gia và học giả đời sau.
Gần đây có nhà ngôn ngữ học, một giáo sư đáng kính, ứng cử viên danh giá của giải Nobel. Công trình đồ sộ của ông có tên: “Giải mã ngôn ngữ của loài bướm” đã gây được sự chú ý rộng khắp trong giới chuyên môn khắp thế giới.
Hóa ra bướm cũng có lịch sử, ngôn ngữ và văn tự riêng. Nhưng đó là một câu chuyện khác, xin được hầu độc giả vào một dịp sau.
Giáo sư vừa sưu tầm được một văn bản cổ của loài bướm, đó là hồ sơ tố cáo sự phạm thượng của loài người gửi Thượng Đế.
2. Trang Chu thật ngông cuồng khi dám mơ hóa ra bướm bay lượn vui vẻ. Loài người xấu xa làm sao lại có được giấc mộng đẹp như thế được! Hãy xem cách cư xử với nhau thì rõ. Các bộ tộc thì hè nhau chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, âm mưu gây chiến tranh, đầu rơi máu chảy hàng ngày… Trong cùng một bộ tộc thì cá lớn nuốt cá bé, kéo bè kết đảng cướp đất dân lành, vu oan bắt bớ giam cầm người vô tội, lại lên đăng đàn ba hoa xằng bậy về những chủ thuyết lỗi thời để lừa dối đồng loại…
Chưa hết, Trang Chu còn mắc tội dám hạ nhục loài bướm. Bảo rằng bướm nằm mộng thấy Trang. Đó là sự vu oan không thể tha thứ. Hóa ra giống người ư? Loài bướm hồn nhiên vui vẻ làm sao lại có những cơn ác mộng như vậy được.
3.Giáo sư toát mồ hôi, không dám đọc tiếp. Ông ngồi đăm chiêu suốt đêm. Trước khi trời sáng, người ta nhìn thấy ông đốt một đống lửa trước sân. Sau mới biết công trình mấy vạn trang mà ông cần mẫn và sáng tạo trong gần năm mươi năm đã tan thành tro bụi trước khi mặt trời ló dạng.
Không ai biết giáo sư đi đâu. Lũ trẻ chăn trâu làng Đoài bảo thỉnh thoảng chúng lại thấy giáo sư trên những bãi cỏ xanh bên khe nước gần bìa rừng. Giáo sư đang nô đừa với lũ bướm hoang rất vui vẻ…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét