- Mêhicô : Nghĩa địa bí mật chôn người bị buôn nội tạng ? (RFI) - Tại Mêhicô, ngay sau khi nhận được một giải thưởng do Thống đốc tiểu bang Puebla trao tặng, linh mục Alejandro Solalinde, người thành lập một khu giúp đỡ dân nhập ...
- Châu Âu hợp tác thu tiền phạt vi phạm giao thông (RFI) - Kể từ hôm qua, 07/11/2013, các công dân Châu Âu, nếu vi phạm luật giao thông tại một nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu, sẽ nhận được biên bản và giấy báo phạt gửi đến tận nhà. Biện pháp này được quy định trong một chỉ thị của Liên Hiệp Châu Âu, được thông qua từ năm 2011 nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các nước, liên quan đến các hành vi vi phạm luật giao thông.
- Mỹ thông qua đạo luật chống kỳ thị giới đồng tính ở sở làm (RFI) - Sự kiện mang tính lịch sử : Hôm qua, 07/11/2013, với 64 phiếu thuận, 32 phiếu chống, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật nghiêm cấm việc phân biệt đối xử nhắm vào những người đồng tính, chuyển giới, tại nơi làm việc.
- Đàm phàn hạt nhân Iran : Ngoại trưởng Mỹ và Châu Âu khẩn cấp tới Genève (RFI) - Hôm nay, 08/11/2013, theo AFP, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bỏ dở chuyến công du Cận Đông để tham dự hội nghị về chương trình hạt nhân Iran tại Genève. Ngoại trưởng ba nước Châu Âu Pháp, Anh và Đức cũng khẩn cấp tới Genève để cùng ngoại trưởng Mỹ tham gia giai đoạn then chốt của các đàm phán. Các bên hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân Iran sau nhiều năm bế tắc.
- Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc : Những thách thức lớn (RFI) - Bắt đầu từ thứ 7 này, 205 thành viên của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp trong bốn ngày để đưa ra những định hướng kinh tế lớn cho đất nước trong những năm tới. Nhân Hội nghị Trung ương này, báo Les Echos quan tâm tới những bất cập của tăng trưởng kinh tế và những bất công mà người dân 'thấp cổ bé miệng' phải hứng chịu.
- Trung Quốc theo dõi các quan chức lạm dụng xe công vụ (RFI) - Trong khuôn khổ chiến dịch tiết kiệm của công, tô điểm lại hình ảnh của đảng và cán bộ Trung Quốc do ông Tập Cận Bình khởi xướng, thành phố Nhạc Dương-tỉnh Hồ Nam có sáng kiến trang bị máy định vị cho 4 000 chiếc xe công vụ. Mục tiêu đơn giản là để hạn chế các hành vi lạm dụng xe nhà nước trong các sinh hoạt riêng tư.
- Tập Cận Bình muốn kỷ niệm đơn giản 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 08/11/2013 kêu gọi kỷ niệm 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông một cách đơn giản, sau khi bị chỉ trích dữ dội về số tiền khổng lồ dự định bỏ ra để tổ chức các lễ hội trong dịp này.
- Indonesia không nhận thuyền nhân do Úc cứu vớt (RFI) - Hai nước láng giềng Úc và Indonesia đôi co nhau trên số phận của một nhóm thuyền nhân. Một chiến hạm Úc, sau khi cứu cấp một chiếc tàu gỗ gặp nạn ngoài khơi đảo Java đã tìm cách đưa 60 thuyền nhân về đất liền của Indonesia. Tuy nhiên Jakarta tuyên bố không nhận các thuyền nhân tìm đường tỵ nạn, đúng theo chính sách của Indonesia.
- Điều tra về cái chết của Arafat đe dọa tiến trình hòa bình Cận đông (RFI) - Hôm qua, 07/11/2013, Viện nghiên cứu vật lý phóng xạ Lausanne (Thụy Sĩ) công bố một báo cáo y khoa sơ bộ khẳng định nguyên nhân gây ra cái chết của cố lãnh tụ Palestine Yasser Arafat năm 2004. Theo đó, có khả năng rất lớn là ông Arafat bị đầu độc bằng chất polonium
- Phó chủ tịch tập đoàn hàng hải Trung Quốc bị điều tra (RFI) - Phó chủ tịch tập đoàn hàng hải lớn nhất Trung Quốc là COSCO đang bị điều tra tham nhũng. Hãng tin AFP hôm nay 08/11/2013 dẫn thông cáo của tập đoàn này cho biết như trên.
- Báo chí của Đảng cộng sản Trung Quốc bác bỏ cải cách chính trị (RFI) - Các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay 08/11/2013 kiên quyết bác bỏ việc cải cách chính trị theo kiểu phương Tây, trong lúc an ninh đang được siết chặt vào lúc thời điểm một ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương lần thứ ba.
- Bão lớn tàn phá Philippines và tiến về Việt Nam (RFI) - Cơn bão lớn nhất năm 2013 đã tràn vào Philippines trong ngày hôm nay (08/11/2013) với những ngọn gió từ 215 km đến 275 km/giờ và gây ra những ngọn sóng cao từ 5 đến 6 mét. Sau Philippines, bão Haiyan mà Việt Nam gọi là Hải Yến sẽ tiến về hướng Việt Nam và Trung Quốc.
- Fukushima: Một nghị sĩ Nhật trao thư tận tay Hoàng đế (RFI) - Hôm nay, 08/11/2013, Thượng nghị viện Nhật Bản ra lệnh cấm một nghị sĩ tham dự nghi lễ có sự tham gia của các thành viên hoàng gia Nhật. Nghị sĩ Taro Yamamoto bị khiển trách vì đã cả gan trao một bức thư tay cho Nhật hoàng, để lưu ý ông về những hậu quả của thảm họa hạt nhân Fukushima. Đây là một hành động chưa từng xẩy ra tại nước Nhật quân chủ từ hơn một thế kỷ nay.
- Vụ nổ bom trước Tỉnh ủy Sơn Tây : Trung Quốc bắt một nghi can (RFI) - Công an Trung Quốc hôm nay 08/11/2013 bắt giữ một nghi can có thể là tác giả một loạt vụ nổ trước Tỉnh ủy Sơn Tây hôm thứ Tư làm một người chết, chỉ vài ngày sau vụ tấn công Thiên An Môn tại Bắc Kinh.
- Nhà giáo Đinh Đăng Định bị đưa về tù, khi đang điều trị ung thư (RFI) - Hôm nay, 08/11/2013, nhà giáo Đinh Đăng Định bị đưa từ bệnh viện, nơi ông đang được điều trị ung thư, trở về trại giam. Gia đình nhà bất đồng chính kiến hết sức bất ngờ khi ông Đinh Đăng Định đột ngột bị đưa đi vào lúc ông vừa mới được điều trị bằng hóa trị từ năm ngày nay, và ông đang ở trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
- Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm tài chính của Pháp (RFI) - Hôm nay, 08/11/2013, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Standard & Poor's ra thông báo hạ điểm tín nhiệm tài chính của Pháp, từ AA+ xuống AA đối với các khoản vay dài hạn. Đây là một tin xấu trong bối cảnh chính phủ Pháp đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế và căng thẳng xã hội.
- Nhận diện nghi can hành quyết hai phóng viên RFI (RFI) - Danh tính kẻ được xem là << nghi can số một >> bắt cóc và sát hại hai đặc phái viên RFI đã được tiết lộ : Bayes Ag Bakabo. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình điều tra vụ phóng viên Ghislaine Dupont và Claude Verlon bị bắt cóc và hành quyết ở bắc Mali ngày 02/11/2013.
- Hong Kong đề nghị hạn chế du hành đối với Philippin (VOA) - Vụ tranh cãi ngoại giao giữa Philippin và Hong Kong trở nên trầm trọng hơn sau khi giới lập pháp Hong Kong chấp thuận 1 dự luật hạn chế thị thực đối với công dân Philippin
- 3 người thiệt mạng trong trận bão Haiyan ở Philippines (VOA) - Nhiều khu vực của Philippines bị cúp điện và cắt đứt liên lạc với bên ngoài hôm thứ Sáu, giữa lúc bão Haiyan đổ bộ vào các đảo Leyte và Samar
- TT Obama xin lỗi lần nửa những trục trặc về bảo hiểm y tế (VOA) - Lời xin lỗi trên truyền hình của Tổng Thống Obama đánh dấu lần thứ nhì trong 10 ngày, Tổng Thống thừa nhận việc áp dụng bảo hiểm y tế đã không diễn ra suôn sẻ
- Bắc Triều Tiên đồng ý đàm phán về khu công nghiệp Kaesong (VOA) - Bắc Triều Tiên chấp thuận đề nghị của Nam Triều Tiên tổ chức các cuộc thảo luận cấp công tác nhằm cải thiện hiệu năng khu công nghiệp Kaesong
- Đàm phán về hạt nhân Iran còn nhiều cách biệt quan trọng (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói 'hãy còn nhiều cách biệt quan trọng' trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran
- Hàng không mẫu hạm Mỹ tiếp sĩ quan TQ trong khi tuần tra Biển Đông (VOA) - Bốn sĩ quan cao cấp Trung Quốc cùng đoàn ký giả được mời đi tham quan tàu trong lúc một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc tháp tùng chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ
- Việt-Mỹ thảo luận về Quyền Sở hữu Trí tuệ, An ninh Mạng (VOA) - Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- Nga sắp giao cho Việt Nam thêm 2 tàu ngầm hố đen (VOA) - Các tàu ngầm này được mệnh danh là những “hố đen trong đại dương” vì gần như chúng không thể bị phát hiện khi lặn dưới nước
- Việt-Ấn tổ chức đối thoại chiến lược lần thứ 8 (VOA) - Hai nước trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương và phát triển quốc phòng
- Trung Quốc bắt nghi can đánh bom văn phòng Đảng Cộng sản (VOA) - Nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ một người bị tình nghi thực hiện một loạt vụ nổ bên ngoài các văn phòng của Đảng Cộng sản tại miền Bắc
- 2 tổ chức phi chính phủ phải rời Miến Điện vì biểu tình phản đối (VOA) - Hai tổ chức phi chính phủ quốc tế phải rời thị trấn Pauktaw vì các cáo buộc cho rằng một tổ chức đã đứng về phía người Hồi Giáo Rohingya
- Việt Nam có thể trở lại biện pháp xử bắn (VOA) - Việt Nam định trở lại biện pháp xử bắn đối với các phạm nhân bị tuyên án tử hình vì những khó khăn về độc dược
- ICJ sắp phán quyết vụ tranh chấp lãnh thổ Thái Lan-Kampuchea (VOA) - Thứ hai tới, Tòa án Công lý Quốc tế, ICJ, sẽ loan báo phán quyết về việc nước nào sẽ được vùng đất quanh một ngôi đền Hindu cổ
- Ngoại trưởng Mỹ dự đàm phán về hạt nhân Iran sau cuộc hội đàm với Israel (VOA) - Ông Kerry đến Thụy Sĩ từ Israel, nơi ông lại gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu vào sáng thứ sáu
- Cơn bão mạnh nhất trong năm đổ bộ vào miền trung Philippines (VOA) - Trong mùa mưa bão hàng năm, Philippines phải hứng chịu trung bình khoảng 20 cơn bão, và Haiyan là cơn bão số 24 tràn vào nước này
- Siêu bão đang tấn công Philippines (BBC) - Việt Nam đang chuẩn bị cho trường hợp phải chịu ảnh hưởng của siêu bão Hải Yến hiện đang tàn phá miền Trung Philippines và đã bắt đầu tiến vào Biển Đông.
- Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa (BBC) - Nhiều người dân kéo tới trụ sở Công an tỉnh Thành phố đòi làm rõ việc 'công an bảo kê' bắt giữ xe chở thủy sản của dân, theo báo VN.
- Chính phủ Hoa Kỳ hoạt động trở lại (BBC) - Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức 2,8% trong quý ba so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn quý hai và mức dự đoán trước đó.
- Taliban ở Pakistan bàn lập tân lãnh đạo (BBC) - Taliban vừa thông báo ông Mullah Fazlullah là thủ lĩnh mới, sau khi người tiền nhiệm Hakimullah Mehsud thiệt mạng vài ngày trước.
- Gaza - thành phố của tôi (BBC) - Một cuộc khảo nghiệm mẫu vật từ thi hài cố tổng thống Palestine cho thấy có thể ông đã bị đầu độc bằng chất phóng xạ.
- Siêu bão đang tấn công Philippines (BBC) - Trận bão mạnh nhất thế giới trong năm nay, bão Haiyan, tràn vào Philippines khiến hàng ngàn người phải sơ tán.
- Nhật đóng cửa lò hạt nhân cuối cùng (BBC) - Nhật sắp sửa làm một công việc mạo hiểm và phức tạp là di dời các thanh nhiên liệu tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
- Pháp tiêu diệt hàng trăm dân quân ở Mali (BBC) - Al-Qaeda lên tiếng nhận trách nhiệm sát hại hai nhà báo của RFI để trả thù cuộc ‘Thập tự chinh’ của người Pháp.
- Việt kiều bị bắt trong vụ thị thực lậu (BBC) - Cựu viên chức phụ trách visa của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa.
- Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt (BBC) - Một loạt diễn biến đáng chú ý vừa diễn ra, cho thấy tiến triển trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước cựu thù, Việt Nam và Mỹ.
- Twitter bị tin tặc tấn công (BBC) - Twitter yết giá 26 đôla một cổ phiếu trước thềm đợt chào cổ phiếu ra công chúng lớn nhất của một công ty công nghệ sau Facebook.
- Tín dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu' (BBC) - Truyền thông nước ngoài đưa ra đánh giá về thực trạng kinh tế Việt Nam với các yếu tố lạc quan và bị quan lẫn lộn.
- Lãnh đạo tình báo Mỹ biện hộ nghe lén (BBC) - Việt Nam đã yêu cầu Úc và Mỹ 'xác minh' cáo buộc nghe lén ở Việt Nam để duy trì quan hệ, theo lời Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- Nhiều công an bị tố 'bạo hành' (BBC) - Một công dân ở Hà Nội tố cáo gần 10 công an phường Thụy Khuê đánh ông tới 'gãy xương sườn'.
- Quảng Bình sẽ gồng mình chống siêu bão (BBC) - Giới chức chống bão lụt tại Quảng Bình nói tỉnh đã sẵn sàng chống bão nhưng tinh thần là tực lực.
- Cuba ưu đãi cho Trung Quốc vào đầu tư (BBC) - Cuba vừa mở đặc khu kinh tế đầu tiên ở cảng Mariel và có hàng loạt chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
- Dân tố công an 'đánh gãy xương sườn' (BBC) - Ông Trương Văn Dũng kể chuyện bị nhiều công an phường Thụy Khuê, Hà Nội đánh tới gãy xương.
- Những năm sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (BBC) - Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh kể lại về những năm tháng hậu Ngô Đình Diệm ở Huế và Sài Gòn.
- Nga bàn giao tàu ngầm cho Việt Nam (BBC) - Việt Nam và Nga ký kết văn bản chuyển giao tàu ngầm Kilo636 đầu tiên, trong gói hợp đồng 6 chiếc, cho Việt Nam.
- Bão số 11 'có thể vào Quảng Bình' (BBC) - Cựu thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Đào Xuân Học nói có thiếu sót và thiếu tầm nhìn trong việc phòng chống lũ lụt ở Việt Nam
- 'Ngô Đình Diệm là người yêu nước' (BBC) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu kể về thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa và đánh giá cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.
- 'Cần dân xúc tác để đối thoại vì nước' (BBC) - Vì sao ông Hoàng Duy Hùng thất cử và để mất chức vào tay một nghị viên ít người biết đến ở Houston?
- Tầm quan trọng của Hội nghị TƯ 3 (BBC) - Ông Tập Cận Bình bị áp lực phải ra những thay đổi kinh tế lớn trong kỳ họp then chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam? (BBC) - Nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cho rằng áp lực đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước còn chưa đủ mạnh so với áp lực quốc tế.
- Giải nhiếp ảnh HIPA: Vẻ đẹp ánh sáng (BBC) - Phóng viên của BBC tới xem sân bay vũ trụ nơi Nga cho phóng tên lửa Soyuz mang theo ngọn đuốc Olympic 2014.
- Hạm đội tàu ngầm Việt Nam (BBC) - Chuyên gia quốc phòng Nga phân tích ý nghĩa của chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên mà Việt Nam nhận bàn giao ngày 7/11.
- Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC) - Từ vụ oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn nhìn lại xu hướng thế giới về án tử hình
- TQ và 'Con đường tơ lụa trên biển' (BBC) - Xã hội Trung Quốc ngày nay mang màu sắc gì sau 35 năm Đặng Tiểu Bình đặt ra luận đề 'Mèo đen hay trắng cũng tốt'?
- Trung tâm Minh Triết Việt tôn vinh chủ biên “Kỷ yếu Hoàng Sa” (BaoMoi) - Ngày 8/11, ông Lê Phú Nguyện, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) cho hay, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt (thuộc Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam) vừa trao tặng bằng tôn vinh hành động vì biển, đảo cho Chủ tịch UBND huyện đảo Đặng Công Ngữ.
- Đông Nam Á: Mua nóng máy bay quân sự (BaoMoi) - Bí mật lực lượng đặc nhiệm Hải quân Thái Lan Hải quân Thái Lan chạy đua sắm tàu ngầm Sức mạnh Hải quân Malaysia khi trang bị 6 chiến hạm mới Philippines trang bị những gì chống Trung Quốc chiếm Biển Đông?
- Truyền thông quốc tế 'ngả mũ' trước tàu ngầm Kilo Việt (BaoMoi) - "Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga được mệnh danh là hố đen đại dương. Các nước không thể coi thường loại tàu ngầm này", Xinhua nhận định.
- Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo Bộ Ngoại giao, từ ngày 11 - 12/11/2013, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”.
- Tướng Lê Kế Lâm nói về cách đánh của tàu ngầm (BaoMoi) - (GDVN) - Theo Chuẩn Đô đốc, Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, hoạt động tàu ngầm rất đa dạng nhưng có mấy cách đánh chính đó là:
- Các nước mải lo bão, Trung Quốc điều Hải tuần vào Trường Sa (BaoMoi) - Trong khi siêu bão Haiyan đã đổ bộ, gây thiệt hại lớn cho Philippines và đe dọa các nước trong khu vực thì Trung Quốc đã điều tàu Hải tuần 21 cùng tàu cứu hộ của hạm đội Nam Hải tới sát quần đảo Trường Sa với nhiệm vụ “tuần tra”.
- Tàu sân bay Mỹ tiếp sĩ quan Quân đội Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington nói rằng Mỹ muốn xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.
- Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân VN (BaoMoi) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam hôm nay (7/11), lực lượng Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt: từ lực lượng đến khí tài. Cách đây không lâu, Việt Nam đã nhận bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
- "Không có Hạm đội 7 của Mỹ, TQ sẽ chiếm gọn Biển Đông, Hoa Đông" (BaoMoi) - Nếu không có Hạm đội 7, khó có thể tránh khả năng Trung Quốc sẽ đánh chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Hoa Đông bằng vũ lực, đánh bật lực lượng đồn trú của các quốc gia khác, Steven Mosher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số Mỹ cho biết.
- Ấn định thời điểm và dự đoán đường về Việt Nam của tàu ngầm Hà Nội (BaoMoi) - Theo thông tin mới nhất từ nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi, tàu ngầm Hà Nội sẽ bắt đầu khởi hành về Việt Nam trong ngày 11/11 tới đây. Trong khi đó, dựa vào hải trình của các tàu chiến khác mà Việt Nam từng mua của Nga, có thể con tàu Kilo đầu tiên này cũng sẽ đi theo đường mà Molniya, Tarantul, Gepard 3.9 từng qua.
- Đối ngoại Việt Nam 2013 và những dấu ấn (BaoMoi) - (PetroTimes) - Một trong những thành công và dấu ấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong năm 2013 là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với một loạt nước ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, thông qua các chuyến thăm, làm việc, các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ tại các diễn đàn đa phương về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có thông điệp xây dựng lòng tin chiến lược, chúng ta đã truyền tải mạnh mẽ chính sách của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và thế giới, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, khẳng định sự tự tin, chủ động của chúng ta đối với những vấn đề của thế giới và khu vực...
- Nối gót HQ-182 Hà Nội, tầu ngầm Kilo Hồ Chí Minh về nước tháng 1-2014 (BaoMoi) - ANTĐ - Chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 (NATO gọi là Kilo) thứ 2 mang tên Hồ Chí Minh, có thể nhận tiếp vào tháng 1-2014, trong khi Kilo Hải Phòng đã được hạ thủy...
- Tàu Philippines mắc cạn ở đá Chữ Thập, TQ phái Hải tuần "canh giữ" (BaoMoi) - (GDVN) - Vị trí tàu Philippines mắc cạn cách điểm Trung Quốc đóng quân bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa khoảng 7,6 hải lý về phía Đông Bắc.
- TQ trang bị toàn bộ tàu ngầm hạt nhân Project 094 cho Hạm đội Nam Hải? (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc triển khai toàn bộ tàu ngầm hạt nhân Project 094 ở Biển Đông do có 3 điều kiện có lợi, nhưng loại tàu này dễ bị dò tìm hơn cả tàu Delta Nga.
- Hải chiến Biển Đông, tàu ngầm Kilo sẽ chiến đấu thế nào? (BaoMoi) - Báo Nga ca ngợi ưu thế sát thủ của Kilo Việt Nam Nga đã ký chuyển giao tàu ngầm cho Việt Nam
- Khu trục hạm Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 7/11, khi đang tuần tra trên Biển Đông, các thành viên của cụm tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã phát hiện một khu trục hạm Trung Quốc theo phía sau, chỉ cách khoảng 30km.
- Tàu sân bay Mỹ đón khách Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes)- Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ hôm 6/11 đã chào đón một đoàn quan chức Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) và truyền thông Bắc Kinh tham quan “ngôi sao của Hạm đội 7”, trong một cử chỉ nhằm duy trì quan hệ quân sự trơn tru với Trung Quốc.
- Tôn vinh tổ chức, cá nhân bảo vệ chủ quyền biển, đảo (BaoMoi) - (PL)- Ngày 7-11, tại UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Minh Triết (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã tôn vinh ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, vì đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Tàu chiến Mỹ “nhe nanh múa vuốt” ở Biển Đông (BaoMoi) - Bất chấp tình cảnh cắt giảm ngân sách cho quân đội Mỹ đang làm dấy lên những hoài nghi về khả năng tồn tại của chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của cường quốc số 1 thế giới, một chiếc tàu sân bay đầy uy lực của nước này vẫn “nhe nanh múa vuốt” ngay trước mắt Trung Quốc ở Biển Đông.
- Chuyến thăm VN của Tổng thống Nga có gì đặc biệt? (BaoMoi) - (VTC News) – Chuyên gia kỳ cựu về Liên Xô, LB Nga phân tích những điều đặc biệt trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 12/11.
- Phản đối Đài Loan xây cầu tàu mới trên đảo Ba Bình ở Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 5.11, Đài Loan (Trung Quốc) thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên “đảo Thái Bình” - tức đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông, khu trục hạm Trung Quốc đi sau 30km (BaoMoi) - (GDVN) - Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, Tư lệnh Cụm tàu sân bay USS George Washington chỉ tay về phía tàu khu trục Trung Quốc đang bị che khuất bởi mây mù và thừa nhận những chuyện chạm trán giữa các cường quốc đối thủ hiện nay phổ biến như cơm bữa.
- Đội hình chiến hạm oai hùng của Hải quân Việt Nam (BaoMoi) - Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt, từ lực lượng đến khí tài với việc sở hữu hàng loạt chiến hạm oai dũng trên biển Đông.
- Báo Trung Quốc tự mãn với năng lực quân sự, xem thường Nhật Bản (BaoMoi) - Trong lúc tranh chấp Nhật - Trung về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) vừa có bài xã luận nhận định rằng tranh chấp sẽ còn kéo dài nhưng chiến tranh sẽ không xảy ra do Nhật Bản "không đủ can đảm" gây chiến với Trung Quốc.
- Tàu ngầm Kilo, quả đấm có uy lực ở biển Đông - Kỳ 2: Sức mạnh để bảo vệ hòa bình (BaoMoi) - (TNO) Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng), đã dành cho Thanh Niên Online cuộc trao đổi xung quanh sự kiện Việt Nam tiếp nhận tàu ngầm Kilo 636.
- Mỹ cảnh báo Nhật-Trung sắp đối mặt ‘hậu quả thảm khốc’ (BaoMoi) - Phát biểu tại Hội nghị ở Tokyo ngày 6/11, ông Thomas Schieffer - cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản - cho rằng: Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền Senkaku đang leo thang nhanh chóng và có thể dẫn đến “hậu quả thảm khốc”. Từ đó, ông Thomas Schieffer kêu gọi thắt chặt liên minh Mỹ - Nhật nhằm giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Nhà giáo Đinh Đăng Định bị đưa về tù, khi đang điều trị ung thư
Ông Đinh Đăng Định (Ảnh TNCG)
Trọng Thành (RFI)
Hôm nay, 08/11/2013, nhà giáo Đinh Đăng Định bị đưa từ bệnh viện, nơi ông đang được điều trị ung thư, trở về trại giam. Gia đình nhà bất đồng chính kiến hết sức bất ngờ khi ông Đinh Đăng Định đột ngột bị đưa đi vào lúc ông vừa mới được điều trị bằng hóa trị từ năm ngày nay, và ông đang ở trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
Tháng 11/2012, tòa án Việt Nam y án sơ thẩm 6 năm tù giam, căn cứ trên điều 88 Luật hình sự về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », đối với nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, bị bắt vào tháng 11/2011. Tháng 9/2013, người tù lương tâm Định Đăng Định được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện TP Hồ Chí Minh để phẫu thuật cắt khối u dạ dày.
Hiện tại, ông Đinh Đăng Định đang được điều trị hóa trị chữa ung thư. Đầu tháng 10/2013, gia đình đã làm đơn đề nghị chính quyền miễn hình phạt tù cho ông Định Đăng Định, đang ở trong tình trạng bệnh tật rất hiểm nghèo.
Sau đây là phần phỏng vấn của RFI với bà Đặng Thị Dinh, vợ ông Đinh Đăng Định.
Bác sĩ nói cũng đang đề nghị xin ở lại nhưng mà không biết có được không. Tôi nói với bác sĩ là bây giờ bệnh nhân đang yếu lắm, vừa mới điều trị hóa chất sao mà về, thì sức khỏe làm sao mà được bác sĩ. Bác sĩ nói đang yêu cầu ở lại nhưng không biết có được không, còn nếu mà phải về, thì khi nào đến ngày điều trị hóa chất, thì lại đến. Tôi quay về nói với chồng tôi là, khả năng anh ra viện rồi. Tôi mới chạy về phòng trọ để nấu cho anh ấy bát cơm. Tôi vừa mới nấu được bát cơm cầm đến cho anh ấy, thì xe của trại giam đã chuẩn bị hết, và anh ấy đang chuẩn bị đồ để ra xe. Tôi chỉ có kịp xách hộ anh ấy mấy bộ đồ, xe chở anh ấy về trại giam luôn.
Về tình hình sức khỏe của anh ấy bây giờ rất yếu, vì anh ấy không ăn được, vì cắt ba phần tư dạ dày, mà ung thư lại giai đoạn gần cuối rồi, nên sức khỏe yếu lắm. Tôi e rằng, về trại giam, điều kiện ăn uống, chăm sóc không được, thì chắc chắn anh ấy không thể qua được cơn nguy hiểm như trong lúc này.
RFI : Chị có biết vì sao anh ấy lại bị đưa trở về trại giam không ?
Bà Đặng Thị Dinh : Tôi cũng không hiểu là, đây chắc là chỉ đạo của trên rồi, ở đâu nữa, thì tôi không hiểu, nhưng mà… Vì chồng tôi mới điều trị hóa chất mới được ngày thứ năm. Mà ngày điều trị hóa chất, thì ngày hôm trước, thì hôm sau anh ấy phản ứng với thuốc nên đau bụng dữ dội, đau mấy trận liền. Không biết tự dưng ở đâu, ai chỉ đạo mà… trong khi đó anh rất yếu như vậy. Bệnh nhân rất yếu, ăn uống không được, mà lại đưa anh ấy về ngay tức tốc như thế này.
Tôi chỉ có muốn rằng là tất cả mọi người, ở trong nước và trên cả thế giới, lên tiếng ủng hộ để anh ấy được đưa ra ngoài, có thể về nhà, hoặc đi chữa bệnh ở một nơi nào đó, chuyên môn về ung thư, để chồng tôi được điều trị trong lúc bệnh tật hiểm nghèo. Nếu không để như thế này mà vào trại giam, thì chắc chắn điều kiện chăm sóc, thứ hai là không có đủ phương tiện, thì chắc chắn sức khỏe của anh ấy không thể kéo dài được.
Xin cảm ơn bà Đặng Thị Dinh
Đặng Tiểu Bình và đàn mèo Trung Quốc
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Nhãn quan của ông Đặng vẫn định hướng cho tương lai Trung Quốc
Cuối tuần này, Trung Quốc khai mạc kỳ hội nghị trung ương
Đảng quan trọng với tham vọng mở ra một hướng đi mới kể từ năm
1978, khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình Hiện
đại hóa, làm biến đổi toàn diện Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình khi đó đã diễn giải chính sách cải cách Đổi mới và Mở cửa qua cách nói bình dân rằng “Bất kể hắc miêu, bạch miêu cứ bắt được chuột là tốt".
Sau hơn ba thập niên Khai phóng, Trung Quốc đã vượt qua một chặng đường dài và thực tế cuộc sống cũng khác hẳn với hình dung của ông Đặng mà đến lúc qua đời vẫn nhấn mạnh con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước đã xóa bỏ từ lâu các nông trường, công xã, giảm đi hàng vạn doanh nghiệp nhà nước và gần đây nhất, Lý Thủ tướng còn tung ra sáng kiến về Khu vực Đầu tư Tự do Thượng Hải trị giá trên 40 tỷ USD.
Người dân Trung Quốc cũng say mê với đầu tư và đầu cơ địa ốc, chứng khoán và các trào lưu hướng ngoại và con cháu các lãnh đạo cao nhất cũng du học hay ở lại sống tại các nước Phương Tây.
Các nhà quan sát gọi đây là mô hình tư bản đỏ hay tư bản nhà nước vốn đang có sức mạnh khiến các nền dân chủ tư sản Phương Tây phải lo sợ.
Thế giới hâm mộ hay lo ngại Trung Quốc là chuyện quốc tế, còn ở đây tôi muốn bàn đến con đường riêng của Trung Quốc.
Trong một xã hội như thế, nếu diễn giải tiêu chuẩn ‘tốt-xấu’ một cách hình ảnh theo ý của ông Đặng thì đàn mèo của ông nay mang màu lông gì?
Theo tôi, các tấm gương ‘điểm hình’ về con người ở Trung Quốc hiện nay gồm cả hai màu đen trắng.
Mèo trắng có các gương mặt kinh doanh giỏi, các văn nghệ sỹ đoạt thành tích cao, diễn viên, đạo diễn lừng danh toàn cầu, các nhà thể thao danh tiếng, đang góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia, cho thấy một Trung Quốc vươn ra bên ngoài, đặc sắc, tinh tế, giàu truyền thống và tham vọng quốc tế.
Nhưng Trung Quốc cũng không thiếu mèo đen, chủ yếu nằm trong số trên 80 triệu đảng viên.
Báo chí ngày nào cũng tìm ra các con mèo đen, mà đa phần là quan chức ‘tham nhũng, trác táng, dâm ô’ từ mọi cấp, mọi vùng trong quốc gia 1,3 tỷ dân.
Vẫn theo cách hiểu của Đảng, một số con đã to lên khủng khiếp, thành 'hắc hổ' cần bị tiêu diệt như gia đình họ Bạc.
Còn lại là các con mèo đen khá bự, là quan chức tỉnh, thành phố đã bị bắt và xử.
Nhưng có những chú mèo đen bị xử chỉ vì ‘vô cảm’ như Dương Đạt Tài, cựu Giám đốc Sở An toàn Lao động tỉnh Thiểm Tây, cười khi thấy tai nạn xe chết người, hay vì ‘tiêu hoang’ như Mạc Lâm Tường ở Bắc Kinh, chi cho đám cưới con trai 260 nghìn USD.
Nhỏ hơn nữa, có khi mèo đen chỉ là vài anh dân phòng hay công an viên chặn đánh người ở cấp xã bị tố cáo và ra tòa.
Họ thực ra cũng là dân, được thuê vào, khoác áo chính quyền để làm những việc kiểm soát xã hội nhỏ nhất, theo một mô hình họ cũng không chọn ra.
Xét về mặt đạo đức, mọi hành vi bạo lực, lừa đảo, gian dối đều đáng lên án nhưng tôi không tin rằng hàng chục triệu Đảng viên ở Trung Quốc đều là mèo đen.
Cả bộ máy gồm cả các quan chức tham nhũng cũng chỉ hoạt động trong các chiều kích đến từ giải pháp thực dụng áp dụng từ thời Đặng Tiểu Bình.
Đến Hội nghị Trung ương III, khóa 11 của Đảng (12-1978), dù không
nhận chức vụ chính thức cao nhất như Mao và Hoa, ông đã nắm
toàn bộ quyền lực tại Trung Quốc.
Bị ám ảnh bởi các cuộc thanh trừng nội bộ liên tiếp mà ông là nạn nhân, Đặng Tiểu Bình muốn vừa ngăn Tả phái, vừa chống Hữu phái để ổn định.
Mối lo về ổn định cũng là một lý do Đặng Tiểu Bình cho đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 và cả bộ máy tốn kém được bồi đắp để giữ an ninh bằng mọi giá.
Cho tới lúc qua đời, ông quan niệm rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tránh xa đường lối ‘Tả phái cứng nhắc’, thực ra là mô hình Mao, nhưng cũng không được phép ‘lạc lối’ về hướng tư bản chủ nghĩa, nhất là ‘tự do kiểu tư sản’.
Trang Bấm Nhân dân Nhật báo hiện còn viết, “Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra rằng nếu Trung Quốc thành nước tư bản chủ nghĩa, cả xã hội sẽ trở nên không thể nào hiện đại hóa được.”
Theo ông Đặng, cải cách tự nó là quá trình liên tục nhằm vào mục tiêu chính trị và hiện đại không có nghĩa là chấp nhận các giá trị tự do dân chủ phương Tây.
Vẫn trang báo trên trong mục về Đặng Tiểu Bình ghi lại lời ông, “cải cách liên tục là tối quan trọng để khắc phục xu hướng và ảnh hưởng của tư duy cứng nhắc cũng như chống tự do hóa tư bản”.
Như thế, Đặng Tiểu Bình không đưa ra một lý luận hay tư tưởng gì trọn vẹn.
Ngày nay, khi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội bị đẩy xa tới mức qua khỏi đường chân trời, công cuộc Khai phóng của Trung Quốc chỉ còn là một phương thức thúc đẩy bộ máy ‘nắm vững thực tế’ nhằm ‘hiện đại hóa’ đất nước.
Nhưng khi nào thì hoàn thành ‘hiện đại hóa’ và đạt tiêu chuẩn về con người theo màu sắc ý thức hệ, đỏ hay xanh, đen hay trắng lại không được nói rõ.
Vì thế, không lạ khi Đảng và quân Giải phóng hiểu ‘hiện đại
hóa’ là phình to bộ máy, kiểm soát truyền thông, bành trướng
quân sự ra bên ngoài.
Xã hội thì chạy theo các tiêu chuẩn ‘hiện đại’ do họ tự tìm ra, hoặc làm giàu tối đa, hoặc bắt chước lối sống Hàn, Nhật, tiêu dùng kiểu Pháp, Anh, Mỹ...và không ít chỉ quý Mèo vàng.
Các cô gái Trung Quốc thì muốn lấy chồng ngoại như một ghi nhận gần đây của Bấm BBC News.
Ông Đặng quả là khó tính khi muốn dân Trung Quốc làm giàu thả phanh nhưng đảng viên phải sống đạo đức, khắc khổ, thậm chí hy sinh cho cộng đồng theo tinh thần từ thời Vạn lý Trường Chinh mà vẫn lãnh đạo tốt các doanh nghiệp tiền tỷ.
Tiêu chuẩn cho người của bộ máy ngày càng khác xa tiêu chuẩn của xã hội nhưng vẫn tiếp tục được thổi lên bằng cách phong trào hồi cổ, nhắc lại quá khứ 'trong sạch'.
Đôi khi, để chấn chỉnh hàng ngũ hoặc nhân danh chống tham nhũng để giải quyết tranh chấp nội bộ, lãnh đạo chọn từ đàn mèo có màu xam xám, quy thành màu đen để xét xử.
Nhưng vấn đề cơ bản sẽ vẫn còn đó và Hội nghị Trung ương III lần này chắc sẽ khó tìm ra giải pháp, trừ khi lãnh đạo Trung Quốc bỏ lại đằng sau vấn đề Đen - Trắng cho một xã hội đã phát triển rất đa dạng.
Đặng Tiểu Bình khi đó đã diễn giải chính sách cải cách Đổi mới và Mở cửa qua cách nói bình dân rằng “Bất kể hắc miêu, bạch miêu cứ bắt được chuột là tốt".
Sau hơn ba thập niên Khai phóng, Trung Quốc đã vượt qua một chặng đường dài và thực tế cuộc sống cũng khác hẳn với hình dung của ông Đặng mà đến lúc qua đời vẫn nhấn mạnh con đường xã hội chủ nghĩa.
Hai màu đen trắng
Trung Quốc chính thức vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng trên thực tế cả Đảng và dân đã và đang ồ ạt tư bản hóa.Nhà nước đã xóa bỏ từ lâu các nông trường, công xã, giảm đi hàng vạn doanh nghiệp nhà nước và gần đây nhất, Lý Thủ tướng còn tung ra sáng kiến về Khu vực Đầu tư Tự do Thượng Hải trị giá trên 40 tỷ USD.
Người dân Trung Quốc cũng say mê với đầu tư và đầu cơ địa ốc, chứng khoán và các trào lưu hướng ngoại và con cháu các lãnh đạo cao nhất cũng du học hay ở lại sống tại các nước Phương Tây.
Các nhà quan sát gọi đây là mô hình tư bản đỏ hay tư bản nhà nước vốn đang có sức mạnh khiến các nền dân chủ tư sản Phương Tây phải lo sợ.
Thế giới hâm mộ hay lo ngại Trung Quốc là chuyện quốc tế, còn ở đây tôi muốn bàn đến con đường riêng của Trung Quốc.
Trong một xã hội như thế, nếu diễn giải tiêu chuẩn ‘tốt-xấu’ một cách hình ảnh theo ý của ông Đặng thì đàn mèo của ông nay mang màu lông gì?
"Mèo Trung Quốc nay không chỉ có hai màu đen và trắng"
Mèo trắng có các gương mặt kinh doanh giỏi, các văn nghệ sỹ đoạt thành tích cao, diễn viên, đạo diễn lừng danh toàn cầu, các nhà thể thao danh tiếng, đang góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia, cho thấy một Trung Quốc vươn ra bên ngoài, đặc sắc, tinh tế, giàu truyền thống và tham vọng quốc tế.
Nhưng Trung Quốc cũng không thiếu mèo đen, chủ yếu nằm trong số trên 80 triệu đảng viên.
Báo chí ngày nào cũng tìm ra các con mèo đen, mà đa phần là quan chức ‘tham nhũng, trác táng, dâm ô’ từ mọi cấp, mọi vùng trong quốc gia 1,3 tỷ dân.
Vẫn theo cách hiểu của Đảng, một số con đã to lên khủng khiếp, thành 'hắc hổ' cần bị tiêu diệt như gia đình họ Bạc.
Còn lại là các con mèo đen khá bự, là quan chức tỉnh, thành phố đã bị bắt và xử.
Nhưng có những chú mèo đen bị xử chỉ vì ‘vô cảm’ như Dương Đạt Tài, cựu Giám đốc Sở An toàn Lao động tỉnh Thiểm Tây, cười khi thấy tai nạn xe chết người, hay vì ‘tiêu hoang’ như Mạc Lâm Tường ở Bắc Kinh, chi cho đám cưới con trai 260 nghìn USD.
Nhỏ hơn nữa, có khi mèo đen chỉ là vài anh dân phòng hay công an viên chặn đánh người ở cấp xã bị tố cáo và ra tòa.
Họ thực ra cũng là dân, được thuê vào, khoác áo chính quyền để làm những việc kiểm soát xã hội nhỏ nhất, theo một mô hình họ cũng không chọn ra.
Xét về mặt đạo đức, mọi hành vi bạo lực, lừa đảo, gian dối đều đáng lên án nhưng tôi không tin rằng hàng chục triệu Đảng viên ở Trung Quốc đều là mèo đen.
Cả bộ máy gồm cả các quan chức tham nhũng cũng chỉ hoạt động trong các chiều kích đến từ giải pháp thực dụng áp dụng từ thời Đặng Tiểu Bình.
Không còn cẩm nang?
Nhắc lại thời kỳ hơn ba thập niên trước, vào tháng 8/1977, ông Đặng đã toàn thắng trong cuộc đấu đá loại Hoa Quốc Phong, khép lại kỷ nguyên Mao.Bị ám ảnh bởi các cuộc thanh trừng nội bộ liên tiếp mà ông là nạn nhân, Đặng Tiểu Bình muốn vừa ngăn Tả phái, vừa chống Hữu phái để ổn định.
Mối lo về ổn định cũng là một lý do Đặng Tiểu Bình cho đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 và cả bộ máy tốn kém được bồi đắp để giữ an ninh bằng mọi giá.
Cho tới lúc qua đời, ông quan niệm rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tránh xa đường lối ‘Tả phái cứng nhắc’, thực ra là mô hình Mao, nhưng cũng không được phép ‘lạc lối’ về hướng tư bản chủ nghĩa, nhất là ‘tự do kiểu tư sản’.
Trang Bấm Nhân dân Nhật báo hiện còn viết, “Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra rằng nếu Trung Quốc thành nước tư bản chủ nghĩa, cả xã hội sẽ trở nên không thể nào hiện đại hóa được.”
Theo ông Đặng, cải cách tự nó là quá trình liên tục nhằm vào mục tiêu chính trị và hiện đại không có nghĩa là chấp nhận các giá trị tự do dân chủ phương Tây.
Vẫn trang báo trên trong mục về Đặng Tiểu Bình ghi lại lời ông, “cải cách liên tục là tối quan trọng để khắc phục xu hướng và ảnh hưởng của tư duy cứng nhắc cũng như chống tự do hóa tư bản”.
Như thế, Đặng Tiểu Bình không đưa ra một lý luận hay tư tưởng gì trọn vẹn.
Ngày nay, khi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội bị đẩy xa tới mức qua khỏi đường chân trời, công cuộc Khai phóng của Trung Quốc chỉ còn là một phương thức thúc đẩy bộ máy ‘nắm vững thực tế’ nhằm ‘hiện đại hóa’ đất nước.
Nhưng khi nào thì hoàn thành ‘hiện đại hóa’ và đạt tiêu chuẩn về con người theo màu sắc ý thức hệ, đỏ hay xanh, đen hay trắng lại không được nói rõ.
Xã hội thì chạy theo các tiêu chuẩn ‘hiện đại’ do họ tự tìm ra, hoặc làm giàu tối đa, hoặc bắt chước lối sống Hàn, Nhật, tiêu dùng kiểu Pháp, Anh, Mỹ...và không ít chỉ quý Mèo vàng.
Các cô gái Trung Quốc thì muốn lấy chồng ngoại như một ghi nhận gần đây của Bấm BBC News.
Ông Đặng quả là khó tính khi muốn dân Trung Quốc làm giàu thả phanh nhưng đảng viên phải sống đạo đức, khắc khổ, thậm chí hy sinh cho cộng đồng theo tinh thần từ thời Vạn lý Trường Chinh mà vẫn lãnh đạo tốt các doanh nghiệp tiền tỷ.
Tiêu chuẩn cho người của bộ máy ngày càng khác xa tiêu chuẩn của xã hội nhưng vẫn tiếp tục được thổi lên bằng cách phong trào hồi cổ, nhắc lại quá khứ 'trong sạch'.
Đôi khi, để chấn chỉnh hàng ngũ hoặc nhân danh chống tham nhũng để giải quyết tranh chấp nội bộ, lãnh đạo chọn từ đàn mèo có màu xam xám, quy thành màu đen để xét xử.
Nhưng vấn đề cơ bản sẽ vẫn còn đó và Hội nghị Trung ương III lần này chắc sẽ khó tìm ra giải pháp, trừ khi lãnh đạo Trung Quốc bỏ lại đằng sau vấn đề Đen - Trắng cho một xã hội đã phát triển rất đa dạng.
Báo chí của Đảng cộng sản Trung Quốc bác bỏ cải cách chính trị
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Thụy My (RFI)
Các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay 08/11/2013
kiên quyết bác bỏ việc cải cách chính trị theo kiểu phương Tây, trong
lúc an ninh đang được siết chặt vào lúc thời điểm một ngày trước khi
diễn ra Hội nghị trung ương lần thứ ba.
Bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo khẳng định : Đảng « phải bảo vệ quyền lãnh đạo…trước một số người trong xã hội ủng hộ việc bắt chước hệ thống phương Tây ». Bài xã luận chiếm hẳn một trang báo biện hộ cho cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, lên án những người chỉ trích Mao là muốn làm suy yếu Đảng.
Hội nghị trung ương 3 dự kiến khai mạc ngày mai và sẽ kéo dài bốn ngày, với khoảng 380 ủy viên trung ương tham dự. Người ta chờ đợi sẽ có một số cải cách kinh tế và tài chính, nhưng hệ thống chính trị độc đoán thì vẫn không thay đổi.
Trước những cuộc hội nghị quan trọng tại Trung Quốc thường diễn ra các vụ bắt bớ các nhà ly khai hay những dân oan khiếu kiện – những người dân từ khắp nước đổ xô đến thủ đô để khiếu nại với chính quyền trung ương.
Các tổ chức nhân quyền và các nhà tranh đấu tố cáo trong những ngày gần đây đã có nhiều người bị bắt giữ. Trong một thông báo hôm nay, nhóm bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defenders cho biết có hai người đến Bắc Kinh trước hội nghị đã bị nhốt trong một « hắc lao » - từ ngữ để chỉ các nhà tù bất hợp pháp do chính quyền các địa phương lập ra để giam giữ dân oan đi khiếu kiện vượt cấp.
Nhà ly khai nổi tiếng Hồ Giai (Hu Jia) nói với AFP là ông đang bị quản thúc tại gia « vì Hội nghị trung ương 3 ». Chẳng bao lâu sau khi Tân Hoa Xã thông báo thời điểm diễn ra hội nghị, đã thấy các nhân viên an ninh túc trực trước cửa nhà ông.
Tờ báo chính thức Global Times vốn có quan hệ chặt chẽ trong Đảng, đã cố gắng làm giảm nhẹ ước vọng cải cách chính trị nơi những người dân bình thường. Theo tờ báo này, khi điều tra 1.300 người dân đô thị thì chỉ có 33% muốn có đổi mới về chính trị, trong khi 80% muốn cải cách hệ thống an sinh.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ các cuộc thăm dò dư luận tại Trung Quốc, vì các công dân có nguy cơ bị trả thù nếu công khai bày tỏ sự chống đối lại Đảng Cộng sản.
Các quan chức Trung Quốc cho biết sẽ có những cải cách quan trọng được loan báo tại Hội nghị trung ương lần thứ ba. Nhưng các nhà phân tích nói rằng chỉ có những cải cách rộng rãi về mặt kinh tế sẽ được đưa ra, một phần là do sự chống đối cải tổ ngay trong Đảng.
Bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo khẳng định : Đảng « phải bảo vệ quyền lãnh đạo…trước một số người trong xã hội ủng hộ việc bắt chước hệ thống phương Tây ». Bài xã luận chiếm hẳn một trang báo biện hộ cho cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, lên án những người chỉ trích Mao là muốn làm suy yếu Đảng.
Hội nghị trung ương 3 dự kiến khai mạc ngày mai và sẽ kéo dài bốn ngày, với khoảng 380 ủy viên trung ương tham dự. Người ta chờ đợi sẽ có một số cải cách kinh tế và tài chính, nhưng hệ thống chính trị độc đoán thì vẫn không thay đổi.
Trước những cuộc hội nghị quan trọng tại Trung Quốc thường diễn ra các vụ bắt bớ các nhà ly khai hay những dân oan khiếu kiện – những người dân từ khắp nước đổ xô đến thủ đô để khiếu nại với chính quyền trung ương.
Các tổ chức nhân quyền và các nhà tranh đấu tố cáo trong những ngày gần đây đã có nhiều người bị bắt giữ. Trong một thông báo hôm nay, nhóm bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defenders cho biết có hai người đến Bắc Kinh trước hội nghị đã bị nhốt trong một « hắc lao » - từ ngữ để chỉ các nhà tù bất hợp pháp do chính quyền các địa phương lập ra để giam giữ dân oan đi khiếu kiện vượt cấp.
Nhà ly khai nổi tiếng Hồ Giai (Hu Jia) nói với AFP là ông đang bị quản thúc tại gia « vì Hội nghị trung ương 3 ». Chẳng bao lâu sau khi Tân Hoa Xã thông báo thời điểm diễn ra hội nghị, đã thấy các nhân viên an ninh túc trực trước cửa nhà ông.
Tờ báo chính thức Global Times vốn có quan hệ chặt chẽ trong Đảng, đã cố gắng làm giảm nhẹ ước vọng cải cách chính trị nơi những người dân bình thường. Theo tờ báo này, khi điều tra 1.300 người dân đô thị thì chỉ có 33% muốn có đổi mới về chính trị, trong khi 80% muốn cải cách hệ thống an sinh.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ các cuộc thăm dò dư luận tại Trung Quốc, vì các công dân có nguy cơ bị trả thù nếu công khai bày tỏ sự chống đối lại Đảng Cộng sản.
Các quan chức Trung Quốc cho biết sẽ có những cải cách quan trọng được loan báo tại Hội nghị trung ương lần thứ ba. Nhưng các nhà phân tích nói rằng chỉ có những cải cách rộng rãi về mặt kinh tế sẽ được đưa ra, một phần là do sự chống đối cải tổ ngay trong Đảng.
Vụ nổ bom trước Tỉnh ủy Sơn Tây : Trung Quốc bắt một nghi can
Ảnh chụp vụ nổ bom ở thủ phủ tỉnh Sơn Tây đăng trên mạng Vi Bác - DR
Thụy My (RFI)
Công an Trung Quốc hôm nay 08/11/2013 bắt giữ một nghi can có thể là tác
giả một loạt vụ nổ trước Tỉnh ủy Sơn Tây hôm thứ Tư làm một người chết,
chỉ vài ngày sau vụ tấn công Thiên An Môn tại Bắc Kinh.
Nghi can trên bị bắt vào lúc ngày mai tại thủ đô Bắc Kinh sẽ khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chế độ độc đảng hiện nay xem việc duy trì ổn định xã hội là chính sách hàng đầu. Hội nghị quan trọng được giữ an ninh nghiêm ngặt này sẽ đưa ra các cải cách kinh tế, và củng cố quyền lực của nhân vật số một là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ công an nói rằng nghi can Phong Chí Quân (Feng Zhijun), 41 tuổi, từng có tiền án, đã « thú nhận » trách nhiệm trong việc cho nổ những quả bom thủ công trước trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây ở thành phố Thái Nguyên. Người này đã bị câu lưu vào lúc 2 giờ sáng nay (18 giờ GMT thứ Năm). Công an khi khám xét nhà, xe của nghi phạm đã tịch thu được « rất nhiều chứng cứ », trong đó có các vật liệu chế tạo bom.
Cũng theo Tân Hoa Xã, Phong Chí Quân ngụ tại Thái Nguyên, từng ngồi tù 9 năm vì tội trộm cắp, đã nhận là tác giả vụ nổ bom tiến hành vào lúc 8 giờ sáng thứ Tư 6/11. Đài truyền hình Nhà nước CCTV còn cho biết nghi can đã « thú nhận toàn bộ tội lỗi ».
Tuy nhiên ban Hoa ngữ của đài RFI đã xác minh và được biết ở thành phố Thái Nguyên không có người nào tên Phong Chí Quân đã từng ở tù.
Ngoài ra không có chi tiết nào khác về các vụ nổ cũng như về cuộc điều tra. Theo tờ China Business News, thì công an tìm kiếm một nghi can đã rời khu vực đánh bom trên một chiếc xe hơi màu đen hiệu Volkwagen. Động cơ của vụ đánh bom mà thủ phạm được cho là Phong Chí Quân cũng không rõ.
Tuy nhiên theo AFP, giả thiết đây là hành động phản kháng của người dân địa phương trước chính quyền có lẽ đáng tin nhất, trong một đất nước mà hố sâu giàu nghèo quá cách biệt, và người dân không thể trông cập vào một nền tư pháp độc lập. Một số người bất mãn đôi khi có những hành động cực đoan chống lại chính quyền cộng sản.
Một tờ báo Trung Quốc cho biết, địa điểm bị đánh bom ở Thái Nguyên ở ngay kế lối vào cơ quan tiếp nhận khiếu kiện. Khoảng 200 công nhân vừa bị sa thải đã biểu tình ngay trên con đường này vài ngày trước đó. Theo tờ Tài Kinh, nhiều quan chức phụ trách an ninh và khiếu kiện của Sơn Tây đã họp khẩn sau loạt vụ nổ.
Hồi tháng Sáu, một người muốn « thỏa mãn tư thù » - theo như cách nói của chính quyền, đã đốt cháy một chiếc xe buýt ở thành phố Hạ Môn (Xiamen) tỉnh Phúc Kiến làm 47 người chết.
Hôm qua, báo chí chính thức Trung Quốc cũng cố làm giảm tầm quan trọng của vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh hôm 28/10 làm năm người chết và khoảng 40 người bị thương. Nhân dân Nhật báo chỉ đưa có vài dòng ở tận cuối trang 9. Chính quyền nói rằng vụ tấn công này do Phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) hỗ trợ, trong khi các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ vì tính chất nghiệp dư cũng như Hồi giáo chính thống không bắt rễ tại Trung Quốc.
Nghi can trên bị bắt vào lúc ngày mai tại thủ đô Bắc Kinh sẽ khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chế độ độc đảng hiện nay xem việc duy trì ổn định xã hội là chính sách hàng đầu. Hội nghị quan trọng được giữ an ninh nghiêm ngặt này sẽ đưa ra các cải cách kinh tế, và củng cố quyền lực của nhân vật số một là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ công an nói rằng nghi can Phong Chí Quân (Feng Zhijun), 41 tuổi, từng có tiền án, đã « thú nhận » trách nhiệm trong việc cho nổ những quả bom thủ công trước trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây ở thành phố Thái Nguyên. Người này đã bị câu lưu vào lúc 2 giờ sáng nay (18 giờ GMT thứ Năm). Công an khi khám xét nhà, xe của nghi phạm đã tịch thu được « rất nhiều chứng cứ », trong đó có các vật liệu chế tạo bom.
Cũng theo Tân Hoa Xã, Phong Chí Quân ngụ tại Thái Nguyên, từng ngồi tù 9 năm vì tội trộm cắp, đã nhận là tác giả vụ nổ bom tiến hành vào lúc 8 giờ sáng thứ Tư 6/11. Đài truyền hình Nhà nước CCTV còn cho biết nghi can đã « thú nhận toàn bộ tội lỗi ».
Tuy nhiên ban Hoa ngữ của đài RFI đã xác minh và được biết ở thành phố Thái Nguyên không có người nào tên Phong Chí Quân đã từng ở tù.
Ngoài ra không có chi tiết nào khác về các vụ nổ cũng như về cuộc điều tra. Theo tờ China Business News, thì công an tìm kiếm một nghi can đã rời khu vực đánh bom trên một chiếc xe hơi màu đen hiệu Volkwagen. Động cơ của vụ đánh bom mà thủ phạm được cho là Phong Chí Quân cũng không rõ.
Tuy nhiên theo AFP, giả thiết đây là hành động phản kháng của người dân địa phương trước chính quyền có lẽ đáng tin nhất, trong một đất nước mà hố sâu giàu nghèo quá cách biệt, và người dân không thể trông cập vào một nền tư pháp độc lập. Một số người bất mãn đôi khi có những hành động cực đoan chống lại chính quyền cộng sản.
Một tờ báo Trung Quốc cho biết, địa điểm bị đánh bom ở Thái Nguyên ở ngay kế lối vào cơ quan tiếp nhận khiếu kiện. Khoảng 200 công nhân vừa bị sa thải đã biểu tình ngay trên con đường này vài ngày trước đó. Theo tờ Tài Kinh, nhiều quan chức phụ trách an ninh và khiếu kiện của Sơn Tây đã họp khẩn sau loạt vụ nổ.
Hồi tháng Sáu, một người muốn « thỏa mãn tư thù » - theo như cách nói của chính quyền, đã đốt cháy một chiếc xe buýt ở thành phố Hạ Môn (Xiamen) tỉnh Phúc Kiến làm 47 người chết.
Hôm qua, báo chí chính thức Trung Quốc cũng cố làm giảm tầm quan trọng của vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh hôm 28/10 làm năm người chết và khoảng 40 người bị thương. Nhân dân Nhật báo chỉ đưa có vài dòng ở tận cuối trang 9. Chính quyền nói rằng vụ tấn công này do Phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) hỗ trợ, trong khi các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ vì tính chất nghiệp dư cũng như Hồi giáo chính thống không bắt rễ tại Trung Quốc.
Điều tra về cái chết của Arafat đe dọa tiến trình hòa bình Cận đông
Ông Francis Bochud, giám đốc Viện nghiên cứu vật lý phóng xạ Lausanne trả lời báo chí - REUTERS/Denis Balibouse
Trọng Thành (RFI)
Hôm qua, 07/11/2013, Viện nghiên cứu vật lý phóng xạ Lausanne (Thụy Sĩ)
công bố một báo cáo y khoa sơ bộ khẳng định nguyên nhân gây ra cái chết
của cố lãnh tụ Palestine Yasser Arafat năm 2004. Theo đó, có khả năng
rất lớn là ông Arafat bị đầu độc bằng chất polonium, do hàm lượng chất
này trong cơ thể ông Arafat cao hơn 20 lần so với mức bình thường.
Sau tuyên bố của cơ sở nghiên cứu Thụy Sĩ, chính quyền Palestine bị đặt trước áp lực rất lớn phải đưa vấn đề này ra trước tòa án quốc tế, trong bối cảnh quan hệ Palestine và Israel vốn đang rất căng thẳng.
Ngày 11/11/2004, ông Yasser Arafat qua đời ở tuổi 75, sau một cơn bệnh bí hiểm. Tháng 11 năm ngoái khoảng 60 mẫu xét nghiệm đã được lấy ra từ thi hài của ông, để phục vụ cho các nghiên cứu được tiến hành đồng thời tại Pháp và Thụy Sĩ, cũng như tại Nga, theo đề nghị của chính quyền Palestine.
Hôm qua, 07/11, trả lời phỏng vấn AFP, ông Wassel Abou Youssef, thành viên Ủy ban hành pháp của Tổ chức Giải phóng Palestine, việc kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy ông Arafat bị đầu độc bằng polonium, một hóa chất chỉ có các quốc gia mới có thể sở hữu, cho thấy « hành vi tội ác này do một nhà nước chủ trương ». Một lãnh đạo của Fatah, đảng của cố lãnh đạo Palestine, cũng loại trừ nguyên nhân cái chết do một người thân thích gây ra như quả phụ của ông Arafat đã từng nhắc đến.
Theo nhà phân tích Hani al-Marsi, việc công bố các kết quả điều tra về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat « có thể phá hủy các đàm phán chính trị » Israel-Palestine đang diễn ra. Tổ chức Hamas, cầm quyền tại dải Gaza, ngay sau khi kết quả điều tra sơ bộ được công bố, kêu gọi ngưng lập tức các đàm phán hòa bình với Israel.
Về vấn đề nguyên nhân cái chết của ông Arafat, trong một tuyên bố ngày thứ Tư, 06/11, bà Souha Arafat, vợ của lãnh đạo quá cố, không cáo buộc đối với bất cứ ai hay bất cứ nước nào. Quả phụ của Yasser Arafat chỉ nhắc lại rằng nhà lãnh đạo lịch sử của Tổ chức Giải phóng Palestine đã từng có rất nhiều kẻ thù, đặc biệt trong các xung đột với Israel. Năm 1993, ông Arafat đã ký kết hiệp định hòa bình tạm thời với Tel Aviv tại Oslo, rồi tiếp tục lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Palestine, vào năm 2001, sau khi các đàm phán thất bại.
Về phần mình, ngày hôm qua, 07/11, Nhà nước Do Thái khẳng định rằng không có bất cứ một trách nhiệm nào trong cái chết của ông Arafat. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel, Yigal Palmor, nhận định « các lời đồn thổi » về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat là kỳ cục. Theo một cựu lãnh đạo Israel, Tel Aviv không bao giờ quyết định đầu độc cố lãnh đạo Palestine, và cho dù một cuộc đầu độc như vậy là có thực, thì xáo động hiện nay xung quanh cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat, chỉ là « cơn bão trong một tách trà ».
Theo các nhà quan sát, báo cáo pháp y Thụy Sĩ, được kênh truyền hình Al-Jazeera công bố, chỉ khẳng định thêm niềm tin vốn bắt rễ sâu sắc trong công luận Palestine rằng Israel tham gia vào vụ đầu độc này.
Theo bình luận của nhà chính trị học Abdelmajid Souilem, « mục tiêu của Israel giết ông Arafat là để làm rối loạn chính trường Palestine và để cho ra đời một ban lãnh đạo mới có thái độ nhân nhượng hơn (ám chỉ chính quyền của Tổng thống Abbas hiện nay), có thể ký kết một thỏa thuận hòa bình với Israel trong thời gian gần ».
Trên thực tế, còn nhiều bí ẩn xung quanh nguyên nhân gây ra cái chết của Yasser Arafat. Nghiên cứu tại Nga cho thấy những kết quả khác. Vào tháng 10/2013, theo hãng thông tấn Interfax, phụ trách cơ quan pháp y Nga đã tuyên bố không có lý do gì để khẳng định việc ông Arafat bị đầu độc. Tuy nhiên, ngay sau đó, chính cơ quan này đã tuyên bố bác bỏ việc có một thông tin như vậy.
Một số chuyên gia đưa ra nhận xét rằng, nếu polonium là chất được dùng để đầu độc ông Arafat, thì cố lãnh đạo Palestine sẽ phải tử vong ngay sau đó, như trường hợp cựu điệp viên Nga Litvinenko, bị đầu độc ở Luân Đôn năm 2006. Mà, trên thực tế cố lãnh đạo Palestine đã có thời gian hồi phục tạm thời, trong thời gian ông bị mắc căn bệnh bí hiểm.
Sau tuyên bố của cơ sở nghiên cứu Thụy Sĩ, chính quyền Palestine bị đặt trước áp lực rất lớn phải đưa vấn đề này ra trước tòa án quốc tế, trong bối cảnh quan hệ Palestine và Israel vốn đang rất căng thẳng.
Ngày 11/11/2004, ông Yasser Arafat qua đời ở tuổi 75, sau một cơn bệnh bí hiểm. Tháng 11 năm ngoái khoảng 60 mẫu xét nghiệm đã được lấy ra từ thi hài của ông, để phục vụ cho các nghiên cứu được tiến hành đồng thời tại Pháp và Thụy Sĩ, cũng như tại Nga, theo đề nghị của chính quyền Palestine.
Hôm qua, 07/11, trả lời phỏng vấn AFP, ông Wassel Abou Youssef, thành viên Ủy ban hành pháp của Tổ chức Giải phóng Palestine, việc kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy ông Arafat bị đầu độc bằng polonium, một hóa chất chỉ có các quốc gia mới có thể sở hữu, cho thấy « hành vi tội ác này do một nhà nước chủ trương ». Một lãnh đạo của Fatah, đảng của cố lãnh đạo Palestine, cũng loại trừ nguyên nhân cái chết do một người thân thích gây ra như quả phụ của ông Arafat đã từng nhắc đến.
Theo nhà phân tích Hani al-Marsi, việc công bố các kết quả điều tra về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat « có thể phá hủy các đàm phán chính trị » Israel-Palestine đang diễn ra. Tổ chức Hamas, cầm quyền tại dải Gaza, ngay sau khi kết quả điều tra sơ bộ được công bố, kêu gọi ngưng lập tức các đàm phán hòa bình với Israel.
Về vấn đề nguyên nhân cái chết của ông Arafat, trong một tuyên bố ngày thứ Tư, 06/11, bà Souha Arafat, vợ của lãnh đạo quá cố, không cáo buộc đối với bất cứ ai hay bất cứ nước nào. Quả phụ của Yasser Arafat chỉ nhắc lại rằng nhà lãnh đạo lịch sử của Tổ chức Giải phóng Palestine đã từng có rất nhiều kẻ thù, đặc biệt trong các xung đột với Israel. Năm 1993, ông Arafat đã ký kết hiệp định hòa bình tạm thời với Tel Aviv tại Oslo, rồi tiếp tục lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Palestine, vào năm 2001, sau khi các đàm phán thất bại.
Về phần mình, ngày hôm qua, 07/11, Nhà nước Do Thái khẳng định rằng không có bất cứ một trách nhiệm nào trong cái chết của ông Arafat. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel, Yigal Palmor, nhận định « các lời đồn thổi » về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat là kỳ cục. Theo một cựu lãnh đạo Israel, Tel Aviv không bao giờ quyết định đầu độc cố lãnh đạo Palestine, và cho dù một cuộc đầu độc như vậy là có thực, thì xáo động hiện nay xung quanh cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của Yasser Arafat, chỉ là « cơn bão trong một tách trà ».
Theo các nhà quan sát, báo cáo pháp y Thụy Sĩ, được kênh truyền hình Al-Jazeera công bố, chỉ khẳng định thêm niềm tin vốn bắt rễ sâu sắc trong công luận Palestine rằng Israel tham gia vào vụ đầu độc này.
Theo bình luận của nhà chính trị học Abdelmajid Souilem, « mục tiêu của Israel giết ông Arafat là để làm rối loạn chính trường Palestine và để cho ra đời một ban lãnh đạo mới có thái độ nhân nhượng hơn (ám chỉ chính quyền của Tổng thống Abbas hiện nay), có thể ký kết một thỏa thuận hòa bình với Israel trong thời gian gần ».
Trên thực tế, còn nhiều bí ẩn xung quanh nguyên nhân gây ra cái chết của Yasser Arafat. Nghiên cứu tại Nga cho thấy những kết quả khác. Vào tháng 10/2013, theo hãng thông tấn Interfax, phụ trách cơ quan pháp y Nga đã tuyên bố không có lý do gì để khẳng định việc ông Arafat bị đầu độc. Tuy nhiên, ngay sau đó, chính cơ quan này đã tuyên bố bác bỏ việc có một thông tin như vậy.
Một số chuyên gia đưa ra nhận xét rằng, nếu polonium là chất được dùng để đầu độc ông Arafat, thì cố lãnh đạo Palestine sẽ phải tử vong ngay sau đó, như trường hợp cựu điệp viên Nga Litvinenko, bị đầu độc ở Luân Đôn năm 2006. Mà, trên thực tế cố lãnh đạo Palestine đã có thời gian hồi phục tạm thời, trong thời gian ông bị mắc căn bệnh bí hiểm.
- Registration eased for foreign firms (Washington Post) - Foreign firms in China should see an easing of registration requirements like the ones their Chinese counterparts enjoy, an official said.
- Vehicle sales still driving fast (Washington Post) - China's passenger vehicle sales continued robust growth in October because of a low base in the corresponding month last year, while Japanese automakers experienced increased growth following a market dive amid the Diaoyu Islands territorial row.
- Huawei has eye on 5G (Washington Post) - Chinese telecom equipment vendor Huawei Technologies Co Ltd announced on Wednesday that it will invest at least $600 million in research and development of fifth-generation mobile technology by 2018.
- World to see boom in big firms (Washington Post) - Report: Nation to be 'engine' for companies
- Bleat of the hybrid ushers in new era (Washington Post) - Transfer technology is producing a type of sheep that flourishes in the harsh conditions of Qinglong county, Guizhou province, while lifting many local farmers out of poverty.
- Brazil welcomes China's oil investments (Washington Post) - China is beginning to take a larger stake in Brazil's oil industry, a move that the South American nation welcomes, said Brazilian Ambassador to China Valdemar Carneiro Leao.
- Shanghai FTZ tribunal opens to boost trade (Washington Post) - A tribunal for the China (Shanghai) Pilot Free Trade Zone was established on Tuesday to provide judicial services to investors in the zone.
- Fair sees nearly 11% slump in deals (Washington Post) - Overseas demand for Chinese goods has yet to fully recover after a dramatic decline in transactions during the fall session of China's largest trade fair, organizers said on Monday.
- New warning on overcapacity (Washington Post)
- China's central ministries on Monday sent a stern message about the
implementation of a key document aimed at tackling excess industrial
capacity.
China issues guideline to cut overcapacity
- Reform roadmap (Washington Post) - Ahead of the Communist Party's much awaited plenum that begins on Nov 9, expectations are high that the meeting will provide the future reform agenda for China and clear the decks for sustainable, balanced development. As the 200 members and 170 alternate members of the Party's Central Committee get ready to meet in Beijing to discuss among other things China's economic blueprint, experts agree that reforms will undoubtedly be the main point of discussions.
- Survey: Rising domestic car quality (Washington Post) - Owners report fewer problems, gap with foreign brands closing
- Beijing Blue, Beijing Gray (Washington Post) - He tasted his first soft French cheese at an orientation party thrown to welcome foreign students to Auvergne.
- Music that connects (Washington Post) - Almost a decade ago, two French art-lovers discovered a new world of music independent of each other.
- Both ends of the Heihe River struggle for water (Washington Post) - Zhangye has never been so thirsty for water as it is today. Its fall as a trade and military center came after the Ming Dynasty (1368-1644), when Chinese turned to marine navigation for international trade. Its decline as an agricultural-production base and human habitat is happening now with the shortage of water.
- Taking risks in a firestorm (Washington Post) - Showbiz sensation Andy Lau is well known for his acting and music career, but he is also an ambitious film producer who is willing to take risks, physical and financial.
- Watching the water (Washington Post) - When Quzhou lawyer Dong Zheng noticed paddy fields turning barren from the illegal dumping of untreated waste water, he knew something had to be done. He has now become a dedicated environmental crusader.
- Not talking trash (Washington Post) - A garbage collector with a flair for English savors his online celebrity in Beijing and Hangzhou.
- Truck racers show their mettle off-road (Washington Post) - Water splashes, dust blows, and heavy wheels bounce over the dirt and rocks along the Juma River in Laishui county, Hebei province.
- Movie director Feng leaves a lasting impression in Hollywood (Washington Post) - Chinese film director Feng Xiaogang left his handprint in cement outside the TCL Chinese Theatre on Friday as groups of Chinese onlookers snapped photos of entertainment stars' names on the Avenue of Stars.
- Growing up with style (Washington Post) - Children's fashion does not only belong to the cute Harper Seven Beckham in Great Britain, or Hong Kong baby celebrities like Lucas and Quintus Tse. Children in Chinese mainland are also dressing to impress with chic styles.
- Premier Li promises reasonable growth rate (Washington Post) - Premier Li Keqiang has pledged to keep economic growth within a reasonable range and push forward with economic restructuring.
- Strained ties dissolve hope for trilateral conference (Washington Post) - A meeting of senior diplomats from China, Japan and the ROK failed to agree on holding a trilateral summit amid Japan's tensions with its neighbors.
- Envoy seeks path of peace on peninsula (Washington Post) - China's top nuclear envoy continued his shuttle diplomacy on Wednesday with a trip to Pyongyang in the hopes of narrowing the differences among countries for an early resumption of the suspended Six-Party Talks.
- Minister seeks bigger UN role in cybersecurity (Washington Post) - It is time to discuss international rules of conduct and to expand cooperation between countries to protect cybersecurity, a Chinese official said on Tuesday.
- Govt must enact land reform (Washington Post) - China's agricultural sector is struggling to keep up with the demand for food from its increasingly urbanized population, a situation that experts say could be addressed by government reforms.
- Govt to focus on better service (Washington Post) - Senior officials are likely to discuss establishing a service-oriented government and giving more rights to the market and society during the Party's plenary session starting on Saturday, analysts say.
- Xi calls for targeted policies to fight poverty (Washington Post) - Xi said he hopes the company will continue to step up its innovation and R&D efforts to maintain its edge in the market.
- Separatists spreading terror skills over Net (Washington Post) - The Internet and social media are the main channels and tools for "East Turkistan" separatists to promote their beliefs among young people in the Xinjiang Uygur autonomous region, an expert said.
- Fresh new ideas urged on Taiwan issue (Washington Post) - Around 300 people, including Chinese officials, scholars and advocates worldwide for peaceful reunification of China, put their heads together during a two-day summit brainstorming how to construct a breakthrough in the current Cross-Straits relationship between Beijing and Taipei.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét