NHỮNG ĐIỀU LUẬT CHỐNG THAM NHŨNG CỦA TRIỀU NGUYỄN

         Ngô Minh

          Tham nhũng, hối lộ  là vấn đề bức xúc của tất cả các triều đại từ xưa đến nay. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả,  phải ban hành những điều luật cụ thể , chi tiết và thực thi luật rất nghiêm minh. Chứ không như ta, hô thì to mà không ai ra tay vung kiếm diệt trừ tham nhũng cả. Bắt đầu từ 1/7/2006, Luật chống tham nhũng Quốc hội thông qua trong kỳ họp trước sẽ bắt đầu có hiệu lực. Nghĩa là đã 7 năm Luật chôgns tham nhugnx ra đời, tham nhũng ngày trước là con lợn, bây giờ đã thanh con voi rồi !

          Chúng tôi xin cung cấp đôi điều về các điều luật chống tham nhũng dưới Triều Nguyễn để bạn đọc tham khảo .Triều Nguyễn không có một bộ luật chống tham những riêng, nhưng  theo Quốc Sử Quán triều Nguyễn,  Đại Nam thực lục, sau khi lên ngôi 14 năm, Gia Long đã ban hành  bộ Hoàng triều luật lệ trong đó hàng chục điều luật về tội hối lộ, tham nhũng áp dụng cho quan lại triều đình rất khắt khe. Xin cung cấp  đôi điều tóm lược để bạn đọc tham khảo:

          Điều 312 : “ Quan lại thọ tài” ( quan lại nhận tiền đút lót) quy định : “Nhận của đút lót thì  tính theo số tang vật mà xử tội”,” là quan thì truy đoạt chức tước, bỏ tên trong sổ , là lại thì bãi dịch du số tang chỉ 1lạng bạc, đều không được bổ dụng nữa .Về bọn đưa tiền, của đút lót,  nếu là người có lương lộc, xử kém người nhận đút lót 2 bậc . Nhưng nếu tiền tang do bị yêu sách, , bắt nộp, đe dọa nạt, lừa dối hay xong việc rồi mới đưa tiền thì không xử theo luật này . Như vậy  cố ý hối lộ và cố ý nhận hối lộ sẽ bị xử  tội nặng hơn.

          Điều 313 “ Tọa tang trí tội” ( Vì tiền tang mà nên tội) . Đó là tội tự tiện bắt đóng tiền của, thu nhiều nộp ít, tuy không lấy cho mình.  Luật này quy định ,nếu hai bên cùng bằng lòng cho và nhận tiền ( hối lộ) thì người cho tiền bị xử  kém người nhậntiền 5 bậc, trong đó trừng trị kẻ  nhận itền hối lộ ( là quan lại) nặng hơn , kể cả bắt ép hối lộ.

          Điều 314: “Sự hậu thọ tài” ( Việc xử xong rồi mới nhận tiền đút lót) . Vi phạm vào tội này nếu là pháp quan ( tức quan tòa) thì mức phạt sẽ tăng lên 2 bậc. Nguời không có bổng lộc xử án giảm  so với người có bổng lộc 1 bậc tội.

          Điều 315: “ Quan lại thinh hứa tài vật” ( quan lại nhận lời người hứa đem cho tiền của) .Điều này quy định : Nếu số tang đến mức  phải xử tử , thì được giảm xuống một bậc, tức là phạt 100 trượng, lưu đày 3000 dặm. Nếu số tang  nhỏ hơn xử tử , lại giảm xuống một bậc nữa, tức chỉ phạt 100 trượng và khổ sai 3 năm. Chỉ mới hứa nhận tiền hối lộ, chứ chưa thực sự nhận tiền , tuy có được giảm nhẹ so với đã nhận tiền, nhưng cũng rất nghiêm khắc.

Điều 317 : “Tại quan cầu sách tá hóa nhân tài vật” ( Người làm việc quan cậy thế yêu sách vay mượn tiền của người khác )  cũng được coi là hối lộ. “ Những người làm việc ( quan) lâu ngày mà yêu sách , dọa nạt, lừa dối lấy tiền, xoay nhiều mối tệ, thì chiếu  theo lệ kẻ chức dịch đục khóet, lừa dối lấy tiền nà trị tội và chiểu theo luật về tội trộm cắp. Kẻ nào mới phạm lầnd dầu thích hai chữ tang phạm vào cánh tay, can phạm lần thứ hai thì thích hai chữ ấy vào mặt !

Điều 319 :” Nhân công khai liễm” ( Nhân việc công bắt đóng góp ) . Điều này quy định , đối với người “không có lương bộc” mag phạm tội này sẽ bị xử kém người có lương bộc 1 bậc . Số tang đến  120 lạng bạc sẽ bị xử xảo giam hậu ( treo cổ, giam chờ) ,nếu giảm 1 bậc  tội chỉ đến xử  phạt 100 trượng, lưư đày 3000 dặm.

Điều 320 :” Khắc lưu đạo tang” ( Bớt lại tang vật trộm cướp ) quy định : Nhưng quan lại đi tuần , đã bắt được tang vật ăn trộm, ăn cướp mà bớt lại tang vật, không giải nộp lên quan trên sẽ bị xử đánh 40 roi...

Điều 229  Luật Gia Long ghi :” Kho của vua gọi là Nội Phủ, nó ở  trong cấm địa của Hoàng Thành. Hễ lấy trộm ở đó món gì, dù nhiều hay ít cũng bị tội chém đầu”. Ngoài ra, nhữîng hành vi như Hữu sự dĩ tài thỉnh cầu ( có việc đem tiền thỉnh cầu) , Gia nhân cầu sách  ( người nhà quan yêu sách)  cũng là một hình thức của bắt ép hối lộ, và nhận hối lộ  cũng thành những điều luật riêng .

Qua những trích dẫn trên đây, ta thấy, Luật Gia Long về chống tham nhũng, hối lộ rất nghiêm khắc và rất chi tiết về các dạng phạm tội, không chỉ là nhận tiền mà còn dạng thức hối lộ khác như yêu sách để kiếm tiền, lợi dụng chức vụ để vay mượn, nhận lời người hứa đem cho tiền của.v.v..Tất cả những tội này đều bị phạt  nặng những kẻ chủ động nhận hối lộ. Mức phạt nhận 120 lạng bạc sẽ bị xử xảo giam hậu là rất nghiêm khắc. Nhưng điều luật trên là bài học quý cho việc chống chống tham nhũng đang là vấn đề rất bức bác ở nước hiện nay.