Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Ngày 08/11/2013 - Tổng bí thư

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Tổng bí thư (1&2)

Tổng bí thư được coi là nhân vật có quyền lực nhất trong thiết chế chính trị của các nước XHCN trước đây và một số rất ít nước – có thể đếm trên đầu ngón tay, hiện còn lại trên thế giới, trong đó có VN.
Thoạt tiên, vai trò của Tổng bí thư không phải là quan trọng nhất mà chỉ có ý nghĩa như người đứng đầu văn phòng của Đảng, chủ yếu giải quyết các công việc hành chính. Khi Lênin chưa mất, Trotsky ở vị trí thứ hai thì vai trò của Xtalin với tư cách Tổng bí thư là như vậy. Sau cái chết của Lênin, Trotsky phạm sai lầm chiến lược lớn, không trở về từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin, Xtalin thay mặt Đảng Bônsêvích đọc bài vĩnh biệt, sau này đi vào lịch sử với tên gọi “các lời thề của Đảng”. Uy tín của Xtalin tăng rất nhanh. Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động, mặc dù có sự phê phán của Lênin, Xtalin vẫn được bầu làm Tổng bí thư và thực sự đứng đầu ban lãnh đạo đất nước.
Đặng Tiểu Bình cũng đã từng giữ chức Tổng bí thư ĐCS TQ, song quyền lực tối cao nằm trong tay Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông. Tương tự, ở VN, Chủ tịch đảng Hồ Chí Minh mới là người nắm quyền lực cao nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy, chức Chủ tịch đảng chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh.

Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN và “ba dòng thác cách mạng” đang ở thế tiến công trên khắp thế giới, tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” trở nên quen thuộc đối với người VN chúng ta. Đây, Liên Xô – quê hương cách mạng là đồng chí Lê-ô-nít Brêgiơnép, CHDC Đức: đồng chí Ê-rích Hô-nếch-cơ, Rumani: đồng chí Xê-au-xê-xcu, Bulgaria: đồng chí Tô-đo Gíp-cốp, Tiệp khắc: đồng chí Guxtáp Hu-xắc, Mông Cổ: đồng chí Xê-đen-ban…Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, các hội nghị hay các cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva làm tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” vang dội trên toàn thế giới! Những tiếng vỗ tay của các “đồng chí Tổng bí thư” dường như làm rung chuyển Nhà trắng. Có vẻ các Tổng thống phương Tây không được hưởng nhiều vinh quang như các “đồng chí Tổng bí thư” kính mến của chúng ta. Song, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ bằng việc ca ngợi lẫn nhau, hệ thống XHCH đã đi đến đâu!
Trở lại lịch sử ĐCS VN, Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên, nổi tiếng với Luận cương chính trị năm 1930, bác bỏ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất, thành lập ĐCS VN. Hà Huy Tập, người đã từng báo cáo phê phán Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế CS, chỉ trích Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cải lương. Và Nguyễn Văn Cừ nổi tiếng với tác phẩm Tự chỉ trích.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước khi hoa mơ và hoa kim anh nở trắng trên biên giới Việt – Trung:
“Ôi sáng xuân nay, xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về…Im lặng…Con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu). “Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác về. Xa nước ba mươi năm một câu Kiều người vẫn nhớ. Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa. Lòng son ngời như buổi mới ra đi” (Chế Lan Viên).
Lòng vẫn son ngời, song vì nhiều lý do, Hồ Chí Minh từ chối và Hội nghị TW đã bầu Trường Chính làm Tổng bí thư. Sau năm 1945, ĐCS tuyên bố tự giải tán – một nước cờ chiến thuật rất cao của Hồ Chí Minh, tới Đại hội II, năm 1951, Trường Chính tiếp tục làm Tổng bí thư. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa tên tuổi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp vang dội trên khắp thế giới và tên tuổi của người anh Cả Trường Chinh cũng chói sáng. Đùng một cái, xẩy ra sai lầm cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh buộc phải từ chức Tổng bí thư. Đến năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, ông trở lại làm Tổng bí thư và các nhà nghiên cứu cho rằng, ông là tác giả chính của công cuộc “đổi mới” ở VN. Một người cực kỳ giáo điều, kinh viện, lại dám rẽ ngoặt trong tư duy vào cuối đời, đó là bản lĩnh rất lớn của ông. Mấy nhà lãnh đạo – Tổng bí thư đã làm được điều đó?
Cách mạng tháng Tám, kháng chiến, đổi mới là những cống hiến nổi bật của Trường Chinh. Đó là đánh giá của Võ Nguyên Giáp. Còn Hoàng Tùng, từng là Bí thư TW Đảng cho rằng, nếu không có Trường Chinh trong những giờ phút hiểm nghèo trước và sau năm 1945, sẽ không có ngày nay đâu!
Trường Chinh rất am hiểu văn hoá, văn nghệ. Ông đã từng trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá VN làm giới trí thức hết sức nể phục. Văn chính luận của Trường Chinh trong sáng, đầy cuốn hút mà không kém phần hùng biện. Phong cách của Trường Chinh bao giờ cũng từ tốn, cẩn thận, nghiêm trang, đúng mực. Khi phát biểu ở Bộ Chính trị, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hay nói chen ngang, khi đó ông im lặng, không nói gì và từ từ ngồi xuống. Khác với Lê Thanh Nghị, khi phát biểu, xung quanh ai nói gì cũng mặc, ông cứ nói cho hết ý mình. Còn Nguyễn Văn Trân thì tự hào rằng phát biểu của mình hết sức chặt chẽ, Lê Duẩn không thể xen ngang được và khi ông ta xen vào nói thì “tôi đã phát biểu xong rồi”.
Nhớ lại năm 1956, sau khi Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng bí thư một thời gian, với hai trợ lý giúp việc là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh. Năm 1957, Hồ Chí Minh gọi Lê Duẩn ra Bắc và Đại hội III ĐCS VN, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW. Ông giữ chức Bí thư thứ nhất cho đến năm 1976, Đại hội IV ĐCS VN mới chính thức bầu Lê Duẩn làm Tổng bí thư. Cần lưu ý, năm 1976, Lê Duẩn mới giữ chức Tổng bí thư, trước đó – Bí thư thứ nhất. Không ít những cuốn hồi ký, những cuốn sử hay những phim truyện về lịch sử nhầm lẫn như vậy. Song, không nghi ngờ gì nữa, quyền lực của Tổng bí thư Lê Duẩn thật sự bao trùm tất cả.
Những năm kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn làm Bí thư xứ uỷ Nam Bộ và phải thừa nhận ông là một nhà lãnh đạo giỏi. Dù ở xa TW, ông thực hiện nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn và rất được lòng dân. Xử lý vụ Bảy Viễn (một tướng cướp giang hồ Bình Xuyên khét tiếng theo kháng chiến) về thành đầu Tây là một ví dụ. Trung tướng Nguyễn Bình, Ủy viên quân sự Nam Bộ, sau khi nắm rõ hoạt động “đi đêm” của Bảy Viễn với Pháp, quyết định bắt Bảy Viễn để đưa ra tòa án tối cao xét xử. Nhiều người đồng ý với Nguyễn Bình, song ý kiến Lê Duẩn lại khác. Ông đề nghị cứ để Bảy Viễn tự do đưa quân về Rừng Sác. Nếu ông ta kéo quân về thành đầu Tây là ông ta tự ký bản án kết thúc sinh mạng chính trị của ông ta. Lâu nay ông ta theo cách mạng thì nhân dân kính trọng. Nay đột nhiên ông ta bỏ về thành là tự ông ta vạch trần cái mặt nạ ông ta đeo trong ba năm qua. Tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa ông ta ra xử cho rắc rối – Lê Duẩn giải thích.
Cuộc biểu quyết đã nghiêng về ý kiến Lê Duẩn. Là một nhà chính trị, phải nói viễn kiến của Lê Duẩn trong việc giải quyết vấn đề này rất sâu rộng.
Một cuộc hội nghị khác của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương in giấy bạc giả để phá hoại kinh tế của địch, có nhiều người đồng ý. Song, Lê Duẩn không nhất trí và phân tích, ai sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất về chủ trương đó? Chính là số đông quần chúng lao động – không thể làm điều gì thiệt hại đến họ.
Tuy vậy, với sự xuống dốc thê thảm của VN sau năm 1975 đã gây nên rất nhiều tranh cãi về tài năng lãnh đạo của Lê Duẩn trong giai đoạn này.
Cùng thời với Lê Duẩn, đó là Lê-ô-nít Brêgiơnép, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô. Ông ta được ngồi ghế Tổng bí thư như là một giải pháp dung hoà, tạm thời của ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô, bởi vì ông không phải là người xuất sắc nhất. Không ngờ, khi đã nắm quyền lực, ông ta trở nên không ngoan hơn và rốt cuộc, ông ta ngồi ghế Tổng bí thư khá dài – gần 20 năm.
Thời kỳ Brêgiơnép cầm quyền, trừ thời gian đầu, có thể nói là thời kỳ đỉnh cao trì trệ của Liên Xô. Người ta biết thừa rằng, vào những năm cuối đời, Brêgiơnép không thể lãnh đạo Đảng và điều hành đất nước được nữa. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Brêgiơnép ngồi như người mất hồn, không hiểu ngồi ở đâu và mọi người tụ tập ở đây làm gì. Ông ta đọc lẫn lộn các văn bản chữ rất to được các trợ lý chuẩn bị sẵn, đôi lúc nhận ra sự bất lực của mình, ông giương cặp mắt đầy thương hại nhìn mọi người. Do không ý thức được hết tình trạng của mình, ông vẫn thủ vai Tổng bí thư. Đúng hơn, những người xung quanh ông thủ vai của chính ông. Chúng ta thấy điều đó nguy hiểm cho đất nước như thế nào.
Thế rồi, ngày 10.11.1982, ông lặng lẽ chết trên giường. Sau đó, Iu.V. Anđrôpốp được bầu làm Tổng bí thư, chỉ cầm quyền được 15 tháng. Tiếp đó là C.U. Chécnencô nắm chức Tổng bí thư cho đến tháng 3.1985 thì qua đời.
Quảng trường Đỏ liên tục lặng đi trong niềm tang tóc, vĩnh biệt các Tổng bí thư. Hàng loạt đại bác tiễn biệt vang lên làm hoảng loạn lũ bồ câu trên tháp chuông nhà thờ thánh Ivan Đại đế. Những vị khách phương Tây co ro run rẩy trong làn áo mỏng giữa những ngày mùa Đông nước Nga.
Một cái tên sắp xuất hiện làm thay đổi thế giới: M.X. Goócbachốp.
Và vì vậy, câu chuyện về Tổng bí thư của chúng ta cũng chưa thể kết thúc…
Tin về sự ra đi của C.U.Chécnencô đến với Goócbachốp khi ông ta đang đi dạo cùng với vợ – Raixa Macximốpna. Ngay lúc đó, ông ta đã nói với bà rằng, ông sẽ phải nhận về mình sứ mạng một nguyên thủ và chịu toàn bộ trách nhiệm về số phận của đất nước. Lập tức, Goócbachốp yêu cầu Văn phòng thông báo cho tất cả các Ủy viên chính thức và dự khuyết BCT, các Bí thư TW Đảng quay về Kremlin.
Một lần nữa, Quảng trường Đỏ tràn ngập cả biển người nhưng hình như lần này mọi người đến đây không phải để cố làm ra vẻ đau buồn. Trên lễ đài xuất hiện quan khách từ các nước cộng hòa và cả các vị khách nước ngoài. Một lần nữa, Magaret Thatcher lập cập khua đôi giày thời thượng đi lên vì chưa quen với thời tiết băng giá của Liên Xô.
Sự ra đi của Chécnencô không phải là một điều bất ngờ, song các nhà lãnh đạo Liên Xô chưa chuẩn bị cho việc bầu chọn một lãnh tụ mới. Các Ủy viên BCT tập trung trong căn phòng gỗ hồ đào và Hội nghị BCT ngày 10.3.1985 đã không giải quyết được việc tìm người thay thế Chécnencô. Goócbachốp hiểu rằng, tiếng nói của Grômưcô – Bộ trưởng ngoại giao có uy tín, một nhà hoạt động quốc tế, có ý nghĩa quyết định. Nếu ông ấy nói Goócbachốp là Tổng bí thư thì tất cả sẽ biểu quyết mà không ai dám phát biểu khác, vì có thể gây nguy cơ chia rẽ BCT. Một phái viên bí mật của Goócbachốp đã đến chỗ Grômưcô và rất nhanh chóng nhận được câu trả lời.
Một ngày sau đó, Hội nghị toàn thể Ủy ban TW đầy lo lắng đã tới. Grômưcô tiến ra lễ đài bằng những bước đi chắc chắn, đầu ngẩng cao, nói bằng giọng buồn tẻ, không cần nhìn vào bài viết:
- Tôi được giao phó trình Hội nghị toàn thể Ủy ban TW về vấn đề ứng cử Tổng bí thư Ủy ban TW ĐCS Liên Xô. BCT thống nhất đề cử M.X.Goócbachốp làm Tổng bí thư Ủy ban TW Đảng.
Với những hình dung từ bất ngờ, đầy hình tượng, những lý lẽ không mang tính truyền thống, những kết thúc lôgíc, Grômưcô khẳng định rằng Goócbachốp xứng đáng được bầu vào vị trí này. Goócbachốp là một nhà lãnh đạo có tài năng không thể đánh giá hết, có tính nguyên tắc, quyết đoán, nắm vững nguyên lý lêninnit, làm chủ được nghệ thuật phân tích.
Goócbachốp phát biểu, hứa phục vụ đất nước một cách tận tâm, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng và Lênin.
Chiến lược tăng tốc, cải tổ bắt đầu. Tại Liên Xô dấy lên một không khí hào hứng chưa từng có. Các nước XHCN cũng hòa vào làn sóng cải tổ đó – dĩ nhiên, ở VN cũng không ngoại lệ.
Nhớ lại năm 1986, sau khi Lê Duẩn qua đời, trong Hội nghị bất thường BCH TW ĐCS VN, Phạm Văn Đồng đứng lên giới thiệu Trường Chinh làm Tổng bí thư, được Hội nghị hoàn toàn nhất trí.
Trước đó, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội VI đã được chuẩn bị do Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo, với các cây bút cự phách như Tố Hữu, Trần Quỳnh, Trần Việt Phương…Nhưng sau khi nghiên cứu tình hình, tìm hiểu thực tế, Trường Chinh đã chỉ đạo một nhóm 10 người khác viết lại Báo cáo Chính trị với những quan điểm đối mới trình Đại hội VI thông qua. Dĩ nhiên, những tư tưởng “cải tổ” của Liên Xô có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách mới của VN.
Có quan điểm cho rằng, người VN chỉ biết bắt chước, nói theo, làm theo; bắt chước, nói theo, làm theo Tàu, theo Tây, theo Nga; không có sáng tạo gì đặc sắc của mình. Xưa thì “Tử viết”, sau này là “Lênin nói”! Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh phản bác lại quan điểm này, đại ý: Phải, người VN có tinh thần phóng khoáng, giỏi tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, lấy của người làm của mình. Nhưng cũng đã tỏ khả năng sáng tạo. Người Tống thuộc binh thư Tôn Tử, binh thư Mạnh Đức, Ngô Khởi hơn ta mà Tống Hoa Hạ mất về tay Nguyên Du Mục, còn Đại Việt thì thì thắng Nguyên đến ba lần, ắt không phải vì cơ may mà vì chiến lược, chiến thuật giỏi, sao dám bảo quân tướng nhà Trần dốt binh thư, chỉ biết học lỏm mà không sáng tạo?
Cho nên, “Đổi mới” ở VN có những điểm giống nhưng cũng có những điểm khác với “cải tổ” của Liên Xô. “Đổi mới” được thực hiện từng bước, một cách vững chắc, có tính kế thừa và ưu tiên đổi mới kinh tế trước.
Những tư tưởng “cải tổ” của Goócbachốp tiếp tục lan rộng. Người ta đang mong chờ VN sẽ xuất hiện một “Goócbachốp mới”. Và Đại hội VI ĐCS VN, Nguyễn Văn Linh đã được bầu làm Tổng bí thư, nhanh chóng đưa đến một làn gió mới.
Nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng kể lại, vào năm 1979, Nguyễn Văn Linh là Ủy viên BCT, phụ trách công tác dân vận, trong một chuyến công tác, sau khi làm việc xong ở Hậu Giang, tiếp tục đi An Giang. Ông không biết tỉnh Hậu Giang cho xe con đi theo hộ tống. Phát hiện ra việc này, ông rất tức giận, hỏi Phó ty Công an Hậu Giang, ai bày ra chuyện “còi hụ” này? Ông này hoảng quá, bèn trả lời là làm theo nghi thức đã quy định.
- Không có nghi thức gì cả! Đi làm việc mà tiền hô hậu ủng thế này xấu hổ lắm. Đồng chí về Cần Thơ đi, chúng tôi đi một xe là đủ. Ông Linh nói.
Ông Phó ty lại báo cáo, An Giang cử một xe đón đoàn ở phía trước. Ông Linh càng tức giận:
- Đoàn gì? Cán bộ đi công tác mà kêu là đoàn. Còn xe cảnh sát An Giang, tôi vô nhà đồng bào nghỉ!
Ông Trần Bạch Đằng xen vào, nói với ông Phó ty: đồng chí gặp ngay xe cảnh sát An Giang, bảo họ về Long Xuyên, còn đồng chí quay lại, về Cần Thơ…
Tại An Giang, thái độ nghiêm khắc của ông trong xử lý công việc đã làm cả Thường vụ tỉnh ủy phát khóc. Dạo đó, Pôn Pốt hay vượt biên giới đánh sang VN, An Giang lại có đông đồng bào Khơme nên một tay “quân sư quạt mo” của ta đề xuất với Bộ Chính trị cho di tản số đồng bào Khơme xuống Sóc Trăng. Đọc báo cáo của tay “quân sư quạt mo”, ông Linh kêu bằng “quân sư quạt máy” và thêm bức điện của một Ủy viên BCT, ông Linh nổi sùng.
Ông nói với Trần Bạch Đằng:
- Anh thảo một bức điện, gửi anh Ba Duẩn, tôi ký tên; nói thật, thà Pôn Pốt hốt dân về bên đó tôi chịu hơn là ta đuổi dân ra khỏi nơi họ lập nghiệp hằng bao nhiêu thế kỷ. Tại sao ta không tăng cường lực lượng quân đội giữ biên giới?
Phong cách đó của Nguyễn Văn Linh thật ấn tượng và tôi chợt nhớ đến những chuyến đi thăm, làm việc với địa phương của lãnh đạo hiện nay. Với cương vị Tổng bí thư, ông tiếp tục tạo được những ấn tượng rất tốt như loạt bài báo ký tên N.V.L, cuộc gặp gỡ nổi tiếng với văn nghệ sỹ…
Trở lại với Liên Xô và Goócbachốp. Hình như một số tai họa đã báo trước chiều hướng xấu đối với Tổng bí thư.
Trước tiên là thảm họa Trécnôbưn, diễn ra đêm 26.4.1986 (cách đây 25 năm). Vào thời điểm ấy, hậu quả của thảm họa đã không được đánh giá đầy đủ. Nỗi lo lắng của các nhà lãnh đạo Liên Xô không lớn lắm. Trong khi đó, phương Tây đặc biệt lo ngại và đã lên tiếng rất nhiều lần. Goócbachốp không đi đến tận nơi xẩy ra sự cố trong những ngày khó khăn đó, cũng không hề đi thăm những vùng nóng bỏng khác trong nước.
Rồi vụ một chiếc máy bay thể thao Đức hạ cánh dễ dàng ở Quảng trường đỏ được cả Liên Xô xem như một tiếng sét đánh giữa ban ngày. Giải thích của các nhà quân sự không thuyết phục được Goócbachốp. Kết cục, Bộ trưởng quốc phòng phải từ chức, nhiều người khác bị cắt chức, một số bị đưa ra tòa.
Sự choáng ngợp ban đầu của “cải tổ” đã lùi xa. Trong một cuộc gặp, có mặt cả Reagan, Bush (cha) hỏi Goócbachốp về cơ may thành công của cải tổ. “Đến Chúa cũng không thể trả lời nổi câu hỏi ấy” – Goócbachốp đáp. Thời gian mà lịch sử dành cho một Tổng bí thư sắp kết thúc!

Tháng Tư 28, 2011 — Lê Mai
(Blog Lê Mai)

Công an tra tấn ông Nguyễn Thanh Chấn được Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an khen thưởng 

Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án chung thân oan uổng và đã thụ án được 10 năm vừa tố cáo một số cán bộ Công an Bắc Giang tra tấn, ép cung bắt nhận tội giết người. Một trong những sỹ quan Công an này tuy vẫn tiếp tục bị kiện vì tra tấn và bức cung trong một vụ tử hình oan khác lại vừa được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, người này đã leo lên vị trí lãnh đạo một cơ quan thuộc Công an tỉnh Bắc Giang. Một người nữa thì được đề bạt và nâng quân hàm sau vụ anh Chấn và hiện là Phó trưởng công an huyện Lục Nam.
Thượng tá Đào Văn Biên: điều tra viên, người trực tiếp tra tấn, ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn. Sau vụ này, ông Biên được thăng quân hàm và đề bạt lên chức Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang. Thượng tá Đào Văn Biên hiện còn bị gia đình bị cáo Hàn Đức Long (huyện Tân Yên) tố cáo việc Thượng tá Biên tra tấn, đánh đập, ngụy tạo chứng cứ, hồ sơ vụ án khiến anh Hàn Đức Long bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang kết án tử hình oan năm 2011. Anh Long đang chờ thi hành án tử hình trong trại giam Kế.
Mặc dù nổi tiếng tại tỉnh Bắc Giang với cái mác “chuyên gia tra tấn” nhưng Thượng tá Biên vẫn được Bộ trưởng Bộ Công an (tại tờ trình số 1358/TTr-BCA-X11) và được Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương (tại tờ trình số 917/TTr-BTĐKT) đề nghị khen thưởng và sau đó được Thủ tướng cấp Bằng khen (tại Quyết định số 919/QĐ-TTg) vì đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Theo thông tin bên trong, ông Biên dự kiến được cơ cấu lên làm lãnh đạo Công an tỉnh.
Còn điều tra viên Ngô Đình Dung, người cũng trực tiếp tham gia tra tấn, bức cung ông Nguyễn Thanh Chấn, kết thúc chuyên án oan, cũng được thăng quân hàm và đề bạt lên giữ chức vụ Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Cái Quyết định khen thưởng chết tiệt kia đã lý giải tại sao anh X im thin thít trong vụ này. Còn chú Tư thì lên ngay báo đưa ra mấy tuyên bố cực kỳ hùng hồn.
THEO CẦU NHẬT TÂN

Chứng minh hài cốt tướng Kiên là răng lợn, nhà khoa học bị đuổi xuống

Được mời lên tham gia phần thảo luận trước hội thảo nhưng Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện pháp y quân đội đã bị ban tổ chức mời xuống khi đang đưa ra các chứng cứ chứng minh chiếc răng trong phần hài cốt được cho là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên đích thực là răng lợn.
Tại Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tổ chức hôm qua, đại tá Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Pháp Y Quân đội cho rằng, ngoai cảm cũng là một nhà khoa học nhưng phải chung thực, khách quan, đặc biệt là khoa học. Theo đó, việc thẩm định kết quả tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm cũng phải khoa học.
Với phần hài cốt (thủ cấp) của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, ông Hòa cho biết, đó chỉ là nắm đất lẫn với mấy mảnh sành và thứ duy nhất được gọi là hài cốt thì là một cái răng lợn.

Đưa dẫn cứ chứng minh chiếc răng lẫn trong nắm đất đen được cho là phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên đích thị là răng lợn, Viện trưởng Viện pháp y quân đội đã bị Ban tổ chức hội thảo mời xuống khi ông đang phát biểu.
“Một số ý kiến cho rằng, mẫu giám định có sự đánh tráo nhưng tôi hỏi, nếu giám định ADN, chúng tôi có danh tiếng không? Làm sao phải đánh tráo? Cái gì cũng phải khách quan và dựa vào những gì chúng tôi thấy. Và thực tế, những thứ chúng tôi nhìn thấy chỉ là mảnh sành (sứ) và cái duy nhất được gọi là hài cốt là răng con lợn”, ông Hòa nói.
Nói về ý kiến cho rằng, viện Pháp y quân đội đã làm trái ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh là phải giám định AND, ông Hòa cho biết, theo quy trình, thử ADN là khâu cuối cùng của quy trình giám định. Theo đó, đầu tiên, phải xác định đó là xương không, xương người hay xương động vật, nếu là xương người mới giám định ADN. Nhưng trong trường hợp này, toàn mảnh sành và răng lợn thì giám định làm gì”.
Tiếp đó, ông Hòa đã chiếu các hình ảnh chụp chiếc răng trong phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên và đối chứng với hình ảnh răng lợn để chỉ ra những điểm khác nhau giữa răng người và răng lợn. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Hòa đã phải dừng lại theo yêu cầu của ban tổ chức.
Sau lời phát biểu của Đại tá Nguyễn Văn Hòa, đại diện gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Nam phản ứng gay gắt và cho rằng, viện pháp y quân đội đã ăn cắp phần niêm phong hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.  Người cũng đề nghị Bộ quốc Phòng bàn giao phần thủ cấp còn lại cho gia đình để làm lễ chôn cất, toàn thây cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà không cần xét nghiệm ADN.
Không những thế, trong khi ông Hòa phát biểu ý kiến, rất nhiều người phía dưới tỏ thái độ, nhao nhao nói “ông sai rồi, nói gì nữa”. Một người phát biểu trước đó được giới thiệu là cựu tù Phú Quốc đã lên chỉ thẳng tay vào mặt đại tá Hòa, mặt hằm hằm nói những lời chỉ trích.

Hình ảnh Ban tổ chức hội thảo cung cấp được cho là ghi lại việc cất bốc phần đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên ngày 8/5/2008 – Phần mộ do bà Phan Thị Bích Hằng tìm bằng ngoại cảm.
VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm là sai trái?
Ở phần thảo luận trước đó, giáo sư Nguyễn Lân Cường – một người nghiên cứu xương người hơn 60 năm cho biết, dựa vào bức ảnh ông được cung cấp (bức ảnh được cho là chụp lại phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi khai quật) thì đúng là phần sọ người. Bức ảnh thể hiện rõ có răng ở hàm trên.
“Dựa vào ảnh, ngoài đất màu vàng, tôi nhìn rất rõ phần sọ, phần gò má, hốc mắt, mũi nên tôi tin đó là hộp sọ người. Nhìn ảnh cũng cho thấy rõ hàm trên có răng nhưng không hiểu sao kết quả xét nghiệm lại là răng lợn. Hôm bốc phần mộ, chị Hằng không có mặt nên có thể răng lợn lẫn vào”, ông Cường nói.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Đăng Nhật cũng khẳng định, quá trình bốc cất diễn ra công khai, hàng trăm con mắt đều quan chiêm, thấy cả hộp sọ hóa thổ, hố mắt hóa thổ, cụm răng và xương hàm của liệt sĩ. Xong xuôi, niêm phong cũng tiến hành công khai. Không thể nào có răng lợn vào đấy.
“Cách giám định sai nguyên tắc và phải chăng cách giám định sai nguyên tắc là nguyên nhân và kết quả của việc giám định không chính xác”, ông Nhật nói.
Cũng theo tiến sĩ Nhật, điểm thắt nút của vụ việc chính là cụm răng của liệt sĩ Phùng Chí Kiên hóa thành răng lợn. Sự tráo đổi đó có quan hệ nhân quả với 5 điều sai khi thực hiện giám định.
“Khẩn thiết đề nghị viện pháp y, quân đội trả lại cho gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên và các cơ quan liên quan hộp đựng phần còn lại của thủ cấp liệt sĩ Phùng chí Kiên với đầy đủ số lượng và đúng chất lượng, tính chất của chúng”, ông Nhật đề xuất.
GS Hoàng Xuân Liệu thì cho rằng, hội nghị chưa đi đến đâu, chưa giải quyết được vấn đề dư luận đang quan tâm. Tuy nhiên, ông nhận thấy, trong sự việc này, có rất nhiều thiếu sót của các cơ quan nhà nước.
“Cần phải xem lại giá trị của bản đánh giá kết luận nhanh chóng thô bạo khi nói phần hài cốt gia đình đồng đội liệt Phùng Chí Kiên tìm được không phải là đầu của Phùng Chí Kiên. Tôi đã khóc rất nhiều và khẳng định là thủ cấp của Phùng Chí Kiên. Việc VTV phát phóng sự vừa qua liên quan đến việc này là sai trái”, ông Liệu nói.
PHANTHIBICHHANG
“Mấy ngày nay gia đình tôi áp lực vô cùng. Mẹ tôi áp lực quá mà bị đột quỵ, con cái không dám đi học vì chúng bạn nói xấu”, bà Phan Thị Bích Hằng nói.
Phan Thị Bích Hằng: Mẹ đột quỵ, con không dám đi học
Tại hội thảo, bà Phan Thị Bích Hằng cũng đã thuật lại quá trình tìm phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên như đã trình bày ở một cuộc giao lưu trực tuyến trước đó và cũng không đưa ra được những căn cứ khoa học để phản bác lại những ý kiến trái chiều dư luận đưa ra mấy ngày qua.
Nói về những ngày gần đây, bà Hằng cho biết, bà và gia đình chịu áp lực quá lớn từ dư luận. “Mẹ tôi áp lực quá nên bị đột quỵ, con tôi không muốn tới trường vì sợ các bạn nói xấu, nói rằng VTV nói mẹ lừa đảo”. Tôi đau đớn vì việc chúng tôi làm được đâu phải lúc nào cũng nói. Tôi không muốn nói nhiều vì tôi tin vào lời bố tôi đã từng dạy “Hãy nhìn anh ta làm chứ đừng nghe anh ta nói”, bà Hằng nói.
Ngoài ra, bà cũng chia sẻ rằng bà cũng chỉ là người phụ nữ bình thường với những sân si, hỉ nộ, ái ố như tất cả mọi người.
“Tôi cũng sinh ra, lớn lên bằng cơm cha áo mẹ, sống với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có những thiên chức của người phụ nữ… Tôi mong muốn được hưởng cuộc sống như những người bình thường, có những ngày chủ nhật với gia đình….nhưng những ngày đó, đối với tôi lại phải khoác ba lô lên đường để tìm mộ liệt sĩ. Con tôi chỉ thích trong tủ quần áo của tôi chỉ toàn là váy, bởi vì “mẹ mặc váy là mẹ ở nhà với con, còn mẹ mặc quần áo là mẹ lại đi tìm mộ liệt sĩ. Tôi còn nhớ, khi VTV phát sóng chương trình “Mãi mãi tuổi hai mươi”, con tôi đã ôm tivi và khóc với bà: “Bà ơi, con không thích mẹ là liệt sĩ đâu. Cháu còn bảo tôi: “ Có 2 sự lựa chọn, một là liệt sĩ, hai là con, mẹ chọn đi”. Tôi đã vô cùng đau đớn bởi sự thiệt thòi của các con tôi không ai hiểu được”, bà Hằng chia sẻ.
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN

VẬN ĐỘNG đại biểu QH KHÔNG NÓI về tham nhũng

LENHUTIEN-QUOCHOI
ĐB Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo địa phương “vận động” DDBQH không nói về tham nhũng


Sáng nay 7-11, lên tiếng tại QH, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu QH trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
Ngày 7-11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao và Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao; và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH – cho rằng chúng ta đã bài binh bố trận một cách rất hoành tráng, “tung” ra lực lượng hùng hậu, hỏa lực dữ dội nhưng cuối cùng nói tỉ lệ sát thương chẳng được bao nhiêu.
“Kết quả phòng chống tham nhũng cho thấy khâu triển khai thực hiện đang có vấn đề. Tình trạng “nợ xấu lòng tin” và “tồn đọng trách nhiệm” đang ở mức báo động. Thảo luận ở tổ, nhiều ĐBQH đã nó rằng nên tập trung vào chiến dịch bắt hổ với những siêu vụ án gây thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng hơn là chăm chăm đi bắt những vụ nhỏ nhặt như hiện nay” ĐB Tiến nói.
Theo ĐB Tiến, báo cáo của TAND Tối cao về tiến độ xét xử một số vụ án cho thấy việc xử lý mới chỉ dừng lại ở những tập đoàn, tổng công ty lớn. Tuy nhiên những nơi này không thể tự mình gây thất thoát nếu không có sự đồng lõa, đồng phạm, tiếp tay, bao che của cán bộ cơ quan quản lý trung ương.
“Liên minh ma quỷ đó khiến ngân khố quốc gia ngày càng bị bòn rút. Thế nhưng hầu hết các cán bộ ở các bộ ngành này đang đứng ngoài cuộc, vô can. Chúng ta mới chỉ bắt được sâu nhỏ, chưa bắt được sâu lớn và điều đó mới là nguyên nhân chính khiến suy kiệt xã hội”- ĐB Tiến nhìn nhận. Theo ông, việc xử lý người đứng đầu cơ quan tham nhũng mới chỉ dừng ở kiểm điểm, điều chuyển công tác, chỉ là “sơ suất”, “khuyết điểm” gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Dẫn ra chuyện cơ quan phòng chống tham nhũng tầng tầng lớp lớp từ cấp trung ương tới địa phương, ĐB Lê Như Tiến cho biết thực trạng đáng buồn là hầu hết các vụ án tham nhũng được người dân và cơ quan truyền thông báo chí phát hiện.
“Thế nhưng, bây giờ đang có một thực trạng đáng lo ngại, đó là việc người dân cũng đang vô cảm với công tác phòng chống tham nhũng. Họ tố cáo tham nhũng nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết, phản hồi. Thậm chí họ còn bị những kẻ tham nhũng không từ một thủ đoạn nào để trả thù, dằn mặt, bắt cóc người thân để gây áp lực, vứt ma túy vào nhà. Người tố cáo, chống tham nhũng đang trở nên đơn thương độc mã, nhiều người còn khuyên ĐB QH nên im lặng là vàng” – ĐB Tiến bức xúc.
Đáng lo ngại hơn, theo ĐB Tiến, đã xuất hiện tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” các ĐB Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
ĐB Lê Như Tiến cũng chỉ ra là việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức hiện nay rất hình thức. Kê khai rồi xếp vào ngăn kéo của các cơ quan quản lý mà không được công khai để dân giám sát.
“Có một cán bộ cấp phòng ở một thành phố mà tài sản tăng thêm một năm lên tới hàng chục tỉ đồng. Có cậu bé mới lớn mà đã có tiền tỉ, nhà cửa trong phố. Khi người dân không kiểm soát được thu nhập của công bộc thì kê khai chỉ là hình thức, tham nhũng khó được phát hiện, ngăn chặn kịp thời” – ĐB Tiến nêu dẫn chứng.
ĐB Lê Như Tiến kiến nghị QH xem xét tới việc thành lập Cục Điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, có trong tay “thượng phương bảo kiếm”, có thể xử ngay các quan tham nhũng.
Trong khi đó, ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) cho rằng tình trạng tội phạm ở nhiều nơi còn gia tăng, gây bức xúc người dân. “Khi bắt giữ một số trường hợp phạm tội dưới dạng băng nhóm, chúng đã có trong tay sổ bệnh án, điều trị, kết luận của cơ quan giám định bệnh lý tâm thần, để trốn tránh trách nhiệm. Tôi cho rằng chúng ta phải áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam ngay rồi mới tiến hành giám định sau”- ông Trường nói.
ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói việc vi phạm pháp luật về môi trường đang ở mức báo động. Hàng loạt vụ việc vi phạm về môi trường xảy ra công ty Nicotex (Thanh Hóa) vừa qua, Hào Dương (TP HCM)… nhưng chưa nơi nào bị xử phạt tới 500 triệu đồng, chưa ai bị xử lý hình sự nên không đủ sức răn đe.
“Trong các vụ việc ấy đều có sự thiếu trách nhiệm, dung túng bao che, của cán bộ môi trường, thanh tra, kiểm tra,… Quốc hội cần vào cuộc mạnh mẽ hơn. Những vụ việc nghiêm trọng như vậy cần xem xét xử lý hình sự” – ĐB Nga kiến nghị.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho “cậu Thủy”: “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi?

“Vẽ” ra quá nhiều ghế, ban,bệ với đại diện từ các bộ, ngành từ TƯ tới địa phương, trong khi hoạt động cho vay, thu hồi nợ kém hiệu quả…”là những nghi ngại về hoạt động của mô hình Ngân hàng Chính sách xã hội.

Sự việc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trả 7,9 tỷ đồng cho “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh cậu Thủy) tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhưng lại là những hài cốt giả đã gây chấn động dư luận thời gian qua.
Dù “cậu Thủy” đã bị cơ quan điều tra bắt giữ để phục vụ công tác điều tra, nhưng dư luận đặt không ít nghi ngờ về nguồn gốc số tiền mà NHCSXH có được để trả thù lao cho đối tượng này. Việc tổ chức bộ máy cồng kềnh cũng được cho là điểm yếu của tổ chức này.


Nhìn vào danh sách hội đồng quản trị ngân hàng này nhiều người không khỏi giật mình về cách tổ chức bộ máy cồng kềnh với nhiều ban, phòng “phủ” tới tận huyện, xã/phường.
Theo cơ cấu tổ chức được công bố trên website, NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở TƯ, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Bộ máy quản trị, gồm: HĐQT và bộ máy giúp việc ở TƯ; ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh, huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp, gồm: Hội sở chính ở TƯ, Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm CNTT; 63 chi nhánh cấp tỉnh và 618 Phòng giao dịch cấp huyện. Số điểm giao dịch tại xã, phường là 10.899 trên tổng số 11.138 xã,phường.
Đề cập tới bộ máy tổ chức của NHCSXH, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, bộ máy NHCSXH đang được tổ chức quá cồng kềnh với đầy đủ ban, bệ “đặc thù” của một cơ quan Nhà nước.
Luật sư Đức phân tích: Cùng chung cái tên “ngân hàng” nhưng mô hình hoạt động của NHCSXH khác hoàn toàn với NHTMCP. Nếu các NHTM phải tự vận động sức mình để kinh doanh để phát triển dịch vụ, có lợi nhuận duy trì hoạt động và trả lương nhân viên… thì NHCSXH là một tổ chức của Nhà nước, nguồn thu của ngân hàng này từ “bầu sữa” ngân sách.
Với đặc thù hoạt động chính là thực hiện những chính sách cho vay, cấp vốn của Nhà nước tới các đối tượng chính sách, người nghèo, phát hành trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh…, và trước đây “nằm” trong NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) nên mạng lưới của NHCSXH “phủ” rất dày, với tổng số cán bộ lao động lên tới gần 10.000 người. Nguyên với số lượng người lao động rất lớn, mỗi năm số tiền ngân sách dành cho việc chi trả lương của ngân hàng này không phải là nhỏ.
Chưa kể, chính sách cho vay đối với những đối tượng ưu tiên đã có sẵn, ngân sách cứ rót xuống, nếu không thu hồi được nợ thì cùng lắm là bị khiển trách, kỷ luật, chứ không “đánh” vào kinh tế như hệ thống NHTM.
“Cứ với cơ chế lãi họ hưởng, mất đã có Nhà nước “gánh” thì khó nói tới chuyện bộ máy sẽ tinh giản, gọn nhẹ được. Với cách tổ chức tuyển dụng đủ ban, bệ… thì bộ máy sẽ không dừng lại như hiện nay mà có thể sẽ “nới rộng” thêm trong tương lai”- Luật sư Đức nêu quan điểm.
“Soi” vào hoạt động của NHCSXH thời gian qua, nguyên Thống đốc NHNN – TS. Cao Sĩ Kiêm cũng thừa nhận, cơ bản chính sách đã hướng tới đúng đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh, sinh viên… nhưng cơ cấu bộ máy và cách quản lý của ngân hàng này chưa “ổn”.
Theo ông, hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn nên số lượng nhân sự cũng có thể nhiều hơn những ngành, nghề khác. Nhưng nếu quản lý lỏng lẻo, vi phạm nguyên tắc quản trị mà không có sự kiểm soát chặt chẽ thì bộ máy sẽ “đẻ” ra nhiều nhân sự, cồng kềnh, trong khi hiệu quả hoạt động lại không cao.
Khả năng thu hồi nợ thấp từ những chính sách cho vay của ngân hàng này, theo Nguyên thống đốc, có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do chính sách cho vay hướng tới đối tượng đặc biệt, khả năng trả nợ thấp nên công tác thu hồi nợ cũng gặp khó khăn. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do cách quản lý thiếu chặt chẽ, tiêu chuẩn cho vay đặt ra thiếu rõ ràng, thẩm định hồ sơ dễ dàng… dẫn tới nhiều sơ hở, sai phạm.
Rủi ro đem lại xuất phát từ những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tại, địch họa…. thì ngân sách phải bù vào. Còn nếu rủi ro đến từ quản lý yếu kém thì phải dứt khoát quy trách nhiệm chứ không thể “nâng đỡ” mãi. “Bầu sữa” ngân sách không thể ban phát mãi cho những rủi ro từ hoạt động yếu kém, trong khi bộ máy hành chính quá cồng kềnh, kém hiệu quả.
“Chúng ta đã “đẻ” ra quá nhiều ghế, khiến bộ máy nhà nước phình to không ngân sách nào chịu nổi. Đã tới lúc cần nhìn lại, cơ cấu lại bộ máy ngân hàng này theo hướng gọn nhẹ, nâng cao quản lý điều hành để hoạt động hiệu quả hơn”- ông Kiêm thẳng thắn.
Theo VNEconomy

Bình Dương chưa kể hết sự thật về ông Dũng lò vôi?

Có một sự thật khác mà UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa “mạnh dạn” báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong vụ việc Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty cổ phần Đại Nam kiện Chủ tịch tỉnh này.
Xung quanh vụ ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Công ty cổ phần Đại Nam – gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD), ngày 30/10/2013, UBND tỉnh Bình Dương ra báo cáo số 132/BC-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, nhằm nói lên “sự thật” vụ việc trên… Tuy nhiên, có một sự thật khác mà UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa “mạnh dạn” báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ…

Ông Dũng “phân lô, bán nền”, “phá vỡ quy hoạch”…

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương cho biết: Từ tháng 10/2008, Cty Đại Nam đã phân lô bán nền khu đất ở cho cán bộ, CNV với giá từ 1,8 – 3 triệu đồng/m2/nền đất (120m2).
Ngày 14/11/2008, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn số 3259/UBND-KTTH, yêu cầu Công ty Đại Nam sử dụng đúng mục đích quy hoạch khu đất ở (61,4ha).
Ngày 24/8/2009, UBND tỉnh BD ra công văn số 2460/UBND-KTTH, về kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3.
Kết quả tới thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư đã phân ra 2.630 lô đất, với diện tích 32,3ha và thu tiền bán đất nền với tổng số tiền là 414,3 tỉ đồng.
Ngày 5/10/2009, Tỉnh ủy ra thông báo số 339/TB-TU kết luận Cty Đại Nam “chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức thỏa thuận góp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (mà thực chất là phân lô bán nền) là sai với quy hoạch được duyệt và trái quy định pháp luật”.
Từ đó, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – ra công văn số 3184/UBND-KTTH ngày 21/10/2009, không cho phép Cty Đại Nam chuyển nhượng khu đất ở trong KCN dưới bất cứ hình thức nào.
Riêng việc Công ty Đại Nam 3 lần nộp hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết, chia tách KCN Sóng Thần 3 thành 2 dự án, trong đó giảm đất công nghiệp và tăng đất dân cư đô thị…, theo UBND tỉnh Bình Dương, “việc đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết của chủ đầu tư nói trên là nhằm hợp thức hóa diện tích khu ở đã phân lô bán nền…” và việc “xin điều chỉnh của chủ đầu tư sẽ phá vỡ quy hoạch chung của khu liên hợp” v.v…

… và còn một sự thật khác chưa dám nói?

Thật lạ, báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ có rất ít văn bản ủng hộ quan điểm của UBND tỉnh Bình Dương. Trong khi, một sự thật không thể phủ nhận: Từ năm 2004 – ngày 21/10/2009 (thời điểm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra văn bản cấm DN chuyển nhượng QSDĐ), lại có rất nhiều văn bản của các sở, ngành tỉnh Bình Dương khẳng định Công ty Đại Nam làm đúng luật pháp. Kể cả việc “thỏa thuận huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng” cũng không sai.
Đầu tiên là Quyết định số 3505/QĐ-UBND ngày 1/8/2006, UBND tỉnh Bình Dương cho phép Công ty cổ phần Sóng Thần (tức Cty Đại Nam hiện nay) sử dụng 61,4ha đất làm khu ở trong KCN. Tổng vốn đầu tư toàn bộ KCN Sóng Thần là 935,9 tỷ đồng (không có chi phí đầu tư công trình kiến trúc trong khu đất ở). UBND tỉnh Bình Dương còn cho phép Công ty Đại Nam “ứng vốn trước từ khách hàng”.
Sau khi Công ty Đại Nam nộp đủ tiền sử dụng đất, UBND tỉnh BD đã cấp 75 sổ đỏ cho Công ty Đại Nam. 75 sổ đỏ này ghi rõ mục đích sử dụng đất là “đất khu ở” .
Ngày 7/7/2008, UBND tỉnh BD ra Quyết định 2089/QĐ-UBND, xác định thêm lần nữa khu đất ở 61,4ha đã cấp sổ đỏ cho Cty Đại Nam có mục đích sử dụng là “đất ở”, “thời hạn sử dụng là lâu dài”.
Đến tháng 8/2009, sau khi UBND tỉnh BD chỉ đạo kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3, ngày 25/8/2009, đoàn công tác gồm nhiều cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã có cuộc họp.
Trong cuộc họp này, ông Bùi Văn Hai – Phó GĐ Sở TNMT tỉnh Bình Dương – đã kết luận: “Theo Điều 110, Luật Đất đai thì chủ đầu tư có các quyền góp vốn, chuyển nhượng QSDĐ gắn với hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.
Do đó, chủ đầu tư kêu gọi góp vốn từ khách hàng là đúng quy định của pháp luật (theo Luật Đất đai và Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ). Đề nghị chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500 cho khu ở thuộc KCN Sóng Thần 3”.
Ngày 4/9/2009, Sở Xây dựng tỉnh BD ra báo cáo số 2021/BC-SXD, báo cáo “kết quả kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3”. Ngay trong báo cáo này, “Đoàn kiểm tra thống nhất việc thỏa thuận góp vốn của chủ đầu tư là phù hợp với quy định của pháp luật”.
Đoàn kiểm tra cũng dẫn chứng Quyết định số 3505 của UBND tỉnh Bình Dương, “cho phép ứng vốn trước từ khách hàng, huy động vốn từ các nguồn vốn khác”.
Như vậy rất rõ, cái mà UBND tỉnh Bình Dương sau này gọi là “phân lô, bán nền”, thực chất là “thỏa thuận góp vốn” với những cán bộ, công nhân viên mà Công ty Đại Nam thực hiện, là có sự cho phép của UBND tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng đã khẳng định việc làm trên của Cty Đại Nam là đúng quy định luật pháp, thì giờ đây, UBND tỉnh BD không thể… hai lời, quay ngược 180 độ, quy chụp Cty Đại Nam “phân lô, bán nền”, làm sai luật pháp.
Ngày 17.1.2008, UBND tỉnh Bình Dương ra thông báo số 11/TB-UBND, thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó là ông Nguyễn Hoàng Sơn.
Ông Sơn chỉ đạo “đối với các KCN tiếp giáp với trung tâm hành chính tập trung của tỉnh (thuộc khu đô thị mới) cần giảm bớt diện tích KCN, chuyển sang phát triển dịch vụ để đảm bảo về cảnh quan cho khu hành chính”.
Chưa hết, tại biên bản họp số 784/SXD-QH, ngày 16.4.2009 và biên bản họp số 915/SXD-QH, ngày 4/5/2009 – đều do Sở Xây dựng ban hành, với sự có mặt của các sở, ngành chức năng – cũng thể hiện sự ủng hộ Cty Đại Nam điều chỉnh KCN theo hướng giảm đất KCN, tăng đất đô thị…
Và, nhiều chủ đầu tư các KCN khác như các Cty: Hưng Thịnh, Việt Nam – Singapore, 3/2, Đại Đăng và Kim Huy đều đồng ý với chủ trương “giảm KCN, tăng đất đô thị” của UBND tỉnh BD và muốn xây dựng khu nhà ở CN…
Do đó, mới có chuyện Công ty Đại Nam 3 lần ra văn bản xin điều chỉnh quy hoạch. Như vậy, tại sao UBND tỉnh Bình Dương mới đây báo cáo Thủ tướng Chính phủ lại quy chụp cho Cty Đại Nam “xin điều chỉnh quy hoạch” là “phá vỡ quy hoạch chung của khu liên hợp”?
Nếu có chuyện đó, thì cần hỏi ngược UBND tỉnh BD: Phải chăng, chính UBND tỉnh Bình Dương chủ trương “giảm KCN, tăng đất đô thị” để các chủ đầu tư phá vỡ quy hoạch?
Báo cáo Thủ tướng cần phải đầy đủ, trung thực mới khách quan, đúng bản chất sự việc. Nhưng ở đây, UBND tỉnh BD chỉ báo cáo Thủ tướng bằng vài văn bản sơ sài mà bỏ qua rất nhiều văn bản pháp lý khác (?!).
Bỏ sót một phần sự thật, không báo cáo Thủ tướng Chính phủ, phải chăng UBND tỉnh Bình Dương không dám nhìn thẳng vào sự thật “tiền-hậu bất nhất” trong công tác điều hành và không trung thực, nhằm giấu nhẹm chứng cứ thể hiện cái sai của mình trong vụ tranh cãi pháp lý hy hữu với ông Huỳnh Uy Dũng và Cty Đại Nam?
THEO VTC

Ma Xó Ba Đình
Con chồn chúa ngày xưa hang Bắc Bó
Suốt cuộc đời gieo thống khổ tai ương
Hai bàn tay vấy máu triệu dân lương
Khi chết xuống trở thành con ma xó.
Con ma xó cũng đua đòi di chúc:
“Ta sẽ về thăm Các Mác Lê Nin
Báo cáo người hai cái đảng đàn anh
Đấu đá mãi ta vô cùng đau đớn.”
Xác ma xó đã trương sình hôi thối
Lũ yêu tinh bèn móc ruột moi gan
Độn mũi, đeo râu,  đặt giữa áo quan
Trong cái nhà ma làm thần hộ mạng.
Thần hộ mạng sẽ trợ phò cho đảng
Mượn oai hồ lừa phỉnh đám dân đen
Đám dân đen u muội sẽ tin rằng
Bác vĩ đại, đảng tiền phong vô địch.
Đảng đâu biết đã hoài công vô ích
Vì bác ta đã hiện rõ nguyên hình
Tên gian hùng, dâm đảng, đại lưu manh
Quân bán nước, đồ tay sai mạt hạng.
Thần hộ mạng trở thành thần hại mạng
Bác kính yêu thành ma xó kinh hoàng
Lăng Ba đình thành động quỷ sa tăng
Kinh thành Hà nội ngập mùi uế trược.
Mùi chướng khí lan tràn ra cả nước
Xú uế hồn, ung thối óc người dân
Bao lâu kia ma xó được phong thần
Thì xứ sở còn đắm chìm vận hạn.
Đất nước sẽ không thể nào ngẩng mặt
Nhân dân còn cùm kẹp kiếp vong nô
Nòi giống ta còn tàn mạt cơ đồ
Khi ma xó còn thờ trong nhà xác.
Đã đến lúc phải liệng vào đống rác
Cái xác hồ, bùa trấn yểm dân ta
Dẹp bỏ cái lăng, hang ổ tà ma
Diệt sạch yêu tinh, đảng đoàn Cộng phỉ.
Có như thế mới bảo toàn nguyên khí
Giống Rồng Tiên của quốc tổ Hùng vương
Dân tộc ta mới thanh thản lên đường
Dân chủ tự do cùng năm châu thế giới.
PhanHuy
http://fdfvn.wordpress.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét