Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Ngày 25/11/2013 - Hiểu thế nào cho đúng về Hiến pháp?

  • Honduras bầu cử tổng thống (VOA) - Cử tri Honduras đi bỏ phiếu bầu tổng thống trong một cuộc đua sát nút mà có thể sẽ không có được một kết quả chiến thắng dứt khoát
  • Đột phá sau cuộc họp ở Geneva (BBC) - Iran đồng ý hạn chế một số hoạt động hạt nhân để quốc tế giảm nhẹ trừng phạt, sau nhiều ngày họp tại Geneva.
  • TQ thử thành công phi cơ tàng hình (BBC) - Trung Quốc thiết lập khu vực phòng không ở vùng Biển Hoa Đông, bao gồm một số đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
  • LHQ bênh vực Điếu Cày và các blogger (BBC) - Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày và tôn trọng quyền tự do thông tin.
  • Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự? (BBC) - Cho phép đóng tiền thay thế làm nghĩa vụ quân sự là một bước lùi trong luật thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, theo chuyên gia từ trong nước.
  • ‘Điều tra lại vụ án oan 10 năm’ (BBC) - Luật sư Lê Thị Công Nhân nói lẽ ra Bộ Công an phải 'lắp camera' và có các biện pháp chống nhục hình, ép cung trong điều tra từ lâu.
  • Đạt thỏa thuận hạt nhân Iran (BBC) - Thỏa thuận được Iran ký với Mỹ và năm nước khác tại Geneva là thành tựu ngoại giao quan trọng nhất giữa Washington và Tehran.
  • Mỹ bày tỏ lo ngại về căng thẳng mới ở vùng biển Hoa Đông (BaoMoi) - Ngày 23-11, Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia và Lầu Năm Góc đều bày tỏ quan ngại về những căng thẳng mới xuất hiện ở vùng biển Hoa Đông, sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản về nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư.
  • Mỹ, Nhật phản đối Trung Quốc lập khu vực phòng không (BaoMoi) - (Toquoc)- Nhật Bản cho rằng việc Trung Quốc lập khu vực phòng không trên biển Hoa Đông là một động thái "rất nguy hiểm". Mỹ tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi thực hiện của Hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ - Nhật
  • Mỹ, Nhật chỉ trích Trung Quốc về ADIZ (BaoMoi) - Chính phủ Mỹ hôm 23-11 đã bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và gọi đây là động thái gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
  • Nhật cảnh cáo Trung Quốc về vùng phòng không (BaoMoi) - Nhật Bản hôm nay cảnh cáo “những sự việc không thể lường trước” có thể sẽ xảy ra, sau khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp.
  • Trung Quốc tuần tra vùng phòng không mới (BaoMoi) - Ngày 24/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng Tokyo không công nhận Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc mới thiết lập trên biển Hoa Đông, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tồn tại tranh chấp.
  • Quan chức Nhật lo ngại có thể xảy ra xung đột với Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Một chính trị gia cấp cao Nhật Bản ngày 24.11 đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cùng ngăn chặn khả năng xảy ra “tình huống nguy hiểm”, sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Vùng nhận dạng bay của Trung Quốc: Đưa tranh chấp từ biển lên trời (BaoMoi) - (Tin Nóng) Với việc công bố vùng nhận dạng bay (ADIZ) trên biển Hoa Đông và có hiệu lực từ 10 giờ sáng 23.11, Trung Quốc đã chính thức đưa tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ vùng biển lên vùng trời, theo nhận định của tạp chí The Diplomat (Mỹ) ngày 23.11.
  • Căng thẳng mới ở vùng biển Hoa Đông (BaoMoi) - Theo Roi-tơ, ngày 24-11, Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia và Lầu năm góc đều bày tỏ quan ngại về những căng thẳng mới xuất hiện ở vùng biển Hoa Đông sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.
  • Trung Quốc lập vùng nóng: Mỹ cam kết, Nhật điều xe tăng (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả khu vực tranh chấp với Nhật.
  • Mỹ phản đối Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (BaoMoi) - (Tin Nóng) Chiều tối 23.11 (giờ Washington), Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đồng loạt ra thông báo phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc ban hành vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, ôm trọn quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, theo VOA.
  • Dịch vụ trực thăng bay tới khu an nghỉ Võ Đại tướng (BaoMoi) - Tổng công ty Trực thăng VN thực hiện các chuyến bay cấp cứu du khách trên tuyến du lịch mạo hiểm khám phá hang Sơn Đoòng, bay tham quan di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với các chuyến tham quan hang Én, hang Tú Làn (Minh Hóa) và bay đến vùng biển vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch), nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • Hoa Đông: Mỹ bác bỏ Vùng phòng không của Trung Quốc (BaoMoi) - Hôm qua (23/11), Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết nước này “quan ngại sâu sắc” trước thông báo của Trung Quốc về Vùng phòng không trên biển Hoa Đông bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Mỹ “quan ngại sâu sắc” trước quyết định của Trung Quốc (BaoMoi) - TTO - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” trước việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông” bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Mỹ chỉ trích vùng phòng không mới của TQ, thề bảo vệ Nhật (BaoMoi) - Mỹ chỉ trích vùng phòng không mới của TQ, thề bảo vệ Nhật
    4 5 24
    Mỹ chỉ trích vùng phòng không mới của TQ, thề bảo vệ Nhật
    Mỹ hôm 23/11 tuyên bố "lo ngại sâu sắc" và thề sẽ bảo vệ Nhật sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông.
    Trong động thái mà Nhật - đồng minh của Mỹ coi là "rất nguy hiểm", Trung Quốc đã lập "vùng nhận dạng phòng không" trên các hòn đảo mà hai nước đang tranh chấp để "bảo vệ những mối nguy tiềm tàng từ trên không".
    Trong một tuyên bố tương tự, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói, Mỹ "lo ngại sâu sắc" về những động thái của Trung Quốc - quốc gia thường phái không quân đi thực thi sứ mệnh tuần tra ở vùng mới thiết lập.
    "Hành động đơn phương đó là một nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng tại Hoa Đông", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố. "Hành động leo thang chỉ làm tăng căng thẳng trong vùng và tạo nên một vụ việc nguy hiểm".
    Ngoại trưởng Kerry nói, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc "cẩn trọng và kiềm chế" đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không hành động sau tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không. "Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh không biến đe dọa thành hành động với những máy bay không nêu tên tuổi hay không tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh".
    Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel nhắc lại rằng hiện thời Nhật đang quản lý quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật)/ Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc). Và rằng, theo hiệp ước an ninh Nhật Mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực đó bị tấn công.
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định rõ ràng rằng Mỹ - hiện duy trì hơn 70.000 quân tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không tôn trọng tuyên bố kiểm soát vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc.
    Vùng nhận dạng phòng không - được thể hiện trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc và tài khoản Twitter của truyền thông quốc gia nước này, bao gồm một khu vực rộng lớn ở Hoa Đông, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Mỹ tuyên bố, không đứng về phía nào trong vụ tranh c
  • Mỹ phản đối “vùng phòng không” của Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Mỹ ngày 23-11 đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, coi đây là “nỗ lực gây bất ổn để thay đổi hiện trạng trong khu vực” của Trung Quốc.
  • Mỹ chỉ trích Trung Quốc lập vùng phòng không (BaoMoi) - Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản, sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả khu vực tranh chấp với Nhật.
  • Mỹ lo ngại về căng thẳng mới ở vùng biển Hoa Đông (BaoMoi) - Ngày 23/11, Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia và Lầu Năm Góc đều đồng thanh bày tỏ quan ngại về những căng thẳng mới xuất hiện ở vùng biển Hoa Đông sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản về nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.

Hiểu thế nào cho đúng về Hiến pháp?

pháp luật bao gồm cả Hiến pháp làm nền tảng cho cả hệ thống pháp luật lẫn các đạo luật cụ thể dựa vào Hiến pháp hoặc chỉ có hiệu lực theo Hiến pháp nên muốn hiểu được đúng đắn về Hiến pháp, trước hết cần phải hiểu được đúng đắn về pháp luật. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm câu trả lời chính xác cho các các câu hỏi quan trọng sau đây: 1/ Pháp luật là gì? 2/ Tại sao cần phải có pháp luật hoặc pháp luật bắt nguồn từ đâu? 3/ Pháp luật dẫn đến những hệ quả gì? 4/ Pháp luật chỉ tồn tại được với những điều kiện nào? 5/ Làm thế nào để có pháp luật? Sau đây tôi sẽ trả lời lần lượt từng câu hỏi đó.

1/ Pháp luật là gì?
Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung đối với mọi cá nhân cấu thành xã hội được quy định đồng thời được bảo đảm thực hiện bởi ý chí chung biểu hiện thành những chuẩn mực chung về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ: được làm gì, đồng thời phải làm gì.
2/ Tại sao cần phải có pháp luật hoặc pháp luật bắt nguồn từ đâu?
Vì nhân loại nói chung cũng như mỗi cá nhân nói riêng luôn luôn có bản tính vị kỷ (ích kỷ, tư lợitham lam) nên cần phải có pháp luật để pháp luật ngăn ngừa người ta làm điều xấu xa đồng thời khuyến khích người ta làm điều tốt đẹp. Điều tốt đẹp làm lợi cho người ta đối lập với điều xấu xa gây hại cho người ta. Nói như vậy tôi muốn chứng minh cho Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755), triết gia chính trị người Pháp, đã khẳng định đúng đắn rằng pháp luật bắt buộc người ta phải hành xử theo đạo đức, tức là đạo đức được lấy làm động cơ cho pháp luật. Chứng minh như vậy tôi cũng muốn khẳng định rằng pháp luật bắt nguồn từ bản tính vị kỷ nhưng chính pháp luật lại làm cho bản tính vị kỷ trở thành động cơ đạo đức cho các hành vi đạo đức.

Bản tính vị kỷ biểu hiện thành xu hướng tâm lý lấy mình làm mục đích đồng thời lấy mọi thứ khác làm phương tiện để thoả mãn mình; xu hướng đó biểu hiện thành ba phẩm chất cơ bản: ích kỷ, tư lợitham lam, như đã được trình bày ở trên. Chính bản tính vị kỷ làm động lực tuyệt đối cho toàn bộ lịch sử của nhân loại từ trước đến nay. Chủ nghĩa Marx đã xác quyết sai lầm rằng đấu tranh giai cấp làm động lực tuyệt đối cho lịch sử nhân loại. Tại sao có đấu tranh giai cấp? Chủ nghĩa Marx đã cho rằng tại vì có sở hữu tư nhân nên mới có đấu tranh giai cấp. Tại sao có sở hữu tư nhân? Chủ nghĩa Marx không sao trả lời được câu hỏi đó. Đó chính là lý do sâu xa nhất làm cho Chủ nghĩa Marx phủ nhận pháp luật hoặc gán ghép tính chất giai cấp cho pháp luật để từ đó gây nên vô số tai họa cho bất cứ nước nào lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thống, ở các nước đó Hiến pháp cũng như pháp luật chỉ được dùng làm sáo ngữ để thực thi quyền lực độc đoán.
3/ Pháp luật dẫn đến những hệ quả gì?
Pháp luật làm cho mọi cá nhân đều được tự do. Tự do là tình trạng được làm tất cả những gì có lợi cho mình đồng thời cũng có lợi cho cả người khác biểu hiện thành toàn bộ các quyền làm người cho mỗi cá nhân nhất định hoặc nhân quyền như vẫn thường gọi. Làm cho mọi cá nhân đều được tự do, pháp luật đã nghiễm nhiên xác lập sự bình đẳng giữa người với người. Bình đẳng là như nhau hoặc giống nhau về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ làm cho nghĩa vụ luôn luôn đi theo quyền lợi để tạo nên sự công bằng, tức là sự cân bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ. Tự do cũng bao hàm luôn cả bác ái. Bác ái là yêu thương người khác như yêu thương chính mình. Như vậy tức là pháp luật dẫn đến các hệ quả tự nhiên nhấtTự doBình đẳngBác ái. Tại Liên hiệp Âu châu (EU), pháp luật đã loại bỏ án phạt tử hình. Đó chính là kiệt tác về lập pháp làm cho pháp luật đạt được mục đích tuyệt đối vốn cho thấy pháp luật không nhằm tiêu diệt sự sốngphải nhằm bảo tồn sự sống.
4/ Pháp luật chỉ tồn tại được với những điều kiện nào?
Pháp luật chỉ tồn tại được với nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước tồn tại theo pháp luật: quản lý bằng pháp luật đồng thời cũng chỉ được bảo tồn bằng pháp luật. Làm điều kiện cho pháp luật tồn tại, nhà nước này phải dựa trên ba thiết chế cơ bản: 1/ Quy chế phân lập tam quyền, theo đó nhà nước pháp quyền phải được phân chia độc lập về nhân sự thành ba cơ quan khác nhau để thực hiện ba quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các nhà cầm quyền không thể lạm dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng, theo đó nhà nước pháp quyền phải bị kiểm sát chặt chẽ bởi xã hội dân sư với nhiều tổ chức độc lập để ngăn ngừa các điều luật bất công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Chế độ bầu cử tự do, theo đó mọi cá nhân đều phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng đều phải được ứng cử làm người lãnh đạo, nhưng chỉ được ứng cử vào một trong ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, nếu ứng cử vào cơ quan này thì không được ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ nắm được một trong ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp. Quy chế phân lập tam quyền ngăn ngừa được các nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bảo đảm cho nhân dân làm chủ được các nhà cầm quyền. Chế độ bầu cử tự do làm cho các nhà cầm quyền phải phụ thuộc vào nhân dân mà phục vụ nhân dân; chế độ bầu cử đó phải tuân thủ cả quy chế phân lập tam quyền lẫn nguyên tắc đa nguyên bình đẳng để thực hiện được triệt để cả hai thiết chế đó, tức là ba thiết chế đó bổ sung cho nhau đồng thời cùng nhau bảo tồn pháp luật.
5/ Làm thế nào để có pháp luật?
Muốn pháp luật, trước hết phải làm ra pháp luật; làm ra pháp luật rồi lại phải sử dụng pháp luật; trong khi sử dụng pháp luật lại phải giữ gìn hoặc bảo vệ pháp luật. Nhưng muốn làm được ba việc đó lại đòi hỏi phải có ba quyền lực tương ứng: quyền lực lập pháp, quyền lực hành phápquyền lực tư pháp; trong đó quyền lực lập pháp bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp, chính vì bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp nên quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản; chức năng quy định là chức năng tự mình ra lệnh hoặc tự mình sửa lại quyết định đã được đưa ra bởi người khác; chức năng ngăn cản là chức năng làm vô hiệu hoá quyết định đã được đưa ra bởi người khác, nhưng nếu đã có thể ngăn cản được thì cũng có thể phê chuẩn được, mà đã phê chuẩn tức là lại không ngăn cản nữa. Mối quan hệ giữa ba quyền lực đó sẽ cấu thành ba trật tự khác nhau để tổ chức xã hội.
Trật tự thứ nhất được gọi là chính thể chuyên chế, theo đó cả ba quyền lực nói trên đều được tập trung cả vào một cá nhân duy nhất hoặc một nhóm cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ, trong đó lại chỉ có một cá nhân duy nhất làm thủ lĩnh nắm quyền quyết định, tức là xét đến cùng chính thể chuyên chế chỉ tập trung cả ba quyền lực nói trên vào một cá nhân duy nhất mà thôi. Cá nhân đó được gọi là nhà độc tài (dictator), tức là một người quyết định mọi việc. Nhà độc tài tập hợp một đám tay chân thân tín thành nhà nước chuyên chế hoặc nhà nước độc tài; trên cơ sở đó, nhà độc tài chỉ làm ra mệnh lệnh rồi lại sử dụng mệnh lệnh đồng thời bảo vệ mệnh lệnh mà không thể làm ra pháp luật rồi lại không thể sử dụng pháp luật đồng thời cũng không thể bảo vệ pháp luật. Mệnh lệnh nhằm bảo tồn mâu thuẫn đối kháng giữa người cai trị với người bị cai trị vốn chỉ biểu hiện thành các quy tắc độc đoán không chỉ gây nên xung đột giữa nhà độc tài với dân chúng mà còn gây nên xung đột giữa cá nhân này với cá nhân khác, từ đó gây nên xung đột giữa nhóm người này với nhóm người khác, làm cho mọi cá nhân đều bị đau khổ như nhau; tức là các quy tắc đó không chỉ ngăn cản người ta làm điều tốt đẹpcòn thúc đẩy người ta làm điều xấu xa làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính xấu xa. Bằng mệnh lệnh, chính thể chuyên chế gò ép mỗi cá nhân nhất định vào một khuôn khổ biệt lập phải sống bằng kinh tế tự túc làm cho mỗi cá nhân đó trở thành một phần tử cô lập hoặc một cá nhân phi xã hội. Hệ quả này cho thấy mệnh lệnh không những không nhắm đếncòn đi ngược lại mục đích chân chính đã được đề ra từ trước cho pháp luật, tức là chính thể chuyên chế làm cho pháp luật trở thành con số không với các điều luật loại trừ nhau, theo đó các điều luật công bằng bị vô hiệu hoá bởi các điều luật xiêu lệch hoặc các điều luật bất công. Hãy làm một phép toán đơn giản để hiểu biết được đúng đắn sự thể đó: aa = 0 hoặc a + (– a) = 0, từ đó suy ra rằng chính thể chuyên chế không có pháp luật hoặc pháp luật không thể tồn tại được với chính thể chuyên chế.
Trật tự thứ hai được gọi là chính thể quý tộc, theo đó ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được phân chia cho hai cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp đồng thời thực hiện cả quyền lực tư pháp đối lập với cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp đồng thời cũng thực hiện cả quyền lực tư pháp, làm cho cơ quan này có thể bị xét xử bởi cơ quan kia. Chính vì cùng thực hiện quyền lực tư pháp làm cho cơ quan này có thể bị xét xử bởi cơ quan kia nên cơ quan lập pháp chỉ thực hiện được nửa vời quyền lực lập pháp cũng như cơ quan hành pháp chỉ thực hiện được nửa vời quyền lực hành pháp mà thôi. Cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đều chỉ được thực hiện nửa vời làm cho chính thể quý tộc cũng không có pháp luật, y như chính thể chuyên chế, mà chỉ có các quy tắc nửa vời. Các quy tắc này làm cho mọi cá nhân đều phải hành xử theo danh diện (bao gồm cả danh dự lẫn thể diện), theo đó mỗi người phải biết hành xử theo một chuẩn mực riêng được quy định cho mình phải làm mà không được hành xử theo các chuẩn mực khác được quy định cho người khác phải làm, tức là chính thể quý tộc chỉ có thể tồn tại được bằng danh diện. Danh diện chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất, đó là sự điều độ, theo đó cái gì cũng phải điều độ. Nhưng vì cá nhân nào cũng có bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợitham lam, nên tuyệt đối không thể có cái gì làm tiêu chuẩn hoặc cơ sở cho sự điều độ. Sự điều độ không có cơ sở nào hoặc tiêu chuẩn nào để hiện hữu làm cho chính thể quý tộc chỉ tồn tại mập mờ mà thôi, tức là chỉ được xác định tương đối. Thực tế cho thấy chính thể quý tộc chỉ làm bước quá độ giữa chính thể chuyên chế với chính thể dân chủ.
Trật tự thứ ba được gọi là chính thể dân chủ, theo đó ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được phân chia độc lập với nhau cho ba cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành phápcơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; ba cơ quan đó cấu thành nhà nước dân chủ hoăc nhà nước pháp quyền, tức là nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền để ngăn ngừa quan chức nhà nước lạm dụng quyền lực nhà nước. Do quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản, nên cơ quan lập pháp phải được phân chia thành hai thiết chế khác nhau: Thượng Nghị viện phân biệt với Hạ Nghị viện về cả số lượng thành viên lẫn nhiệm kỳ hoạt động. Để ngăn chặn sự liên kết bất chính giữa ba cơ quan đó, chính thể dân chủ phải có xã hội dân sự biểu hiện thành nhiều tổ chức độc lập hoạt động bình đẳng theo nguyên tắc đa nguyên để nếu một tổ chức nào đó mà nắm được cả ba quyền lực kia thì tổ chức đó sẽ phải bị kiểm sát chặt chẽ (kiểm tra kết hợp với giám sát) bởi tất cả các tổ chức khác, làm cho ba cơ quan kia phải thật sự độc lập với nhau để cùng nhau thực hiện ý chí chung. Tiếp theo, muốn cho nguyên tắc đa nguyên được thực hiện triệt để, chính thể dân chủ phải có chế độ bầu cử tự do để ngăn ngừa được tệ nạn quan liêu trong nhà nước dân chủ hoặc bảo đảm được sự bình đẳng thật sự giữa nhà nước dân chủ với toàn thể nhân dân bao gồm mọi cá nhân đều được quy định thành công dân; chế độ bầu cử tự do làm cho người ta lựa chọn được những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng làm cho người lãnh đạo chỉ phụ thuộc vào nhân dân mà phải phục vụ nhân dân, tức là làm cho nhân dân thật sự làm chủ đối với cả ba cơ quan khác nhau cấu thành nhà nước dân chủ. Vậy xét đến cùng, chính thể dân chủ làm cho mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp. Mọi cá nhân đều làm ra pháp luật rồi lại đều sử dụng pháp luật đồng thời đều bảo vệ pháp luật. Theo bản tính vị kỷ thúc đẩy, mọi cá nhân đều phải làm ra pháp luật bằng các phương pháp công bằng, rồi sử dụng (thi hành) pháp luật bằng các phương pháp tự do đồng thời bảo vệ pháp luật đó bằng các phương pháp bác ái. Nói như vậy tức là pháp luật chỉ tồn tại được với chính thể dân chủ mà thôi.
Vậy chúng ta có thể xác quyết chắc chắn mà không sợ sai rằng: muốn có pháp luật, nhất thiết phải tổ chức xã hội theo chính thể dân chủ.
Để có thể làm cho quý độc giả dễ dàng hiểu được đúng đắn vấn đề hệ trọng được đặt ra ở đây, tôi sẽ phân chia pháp luật thành hai loại pháp luật khác nhau: pháp luật trừu tượng khác biệt với pháp luật cụ thể về đối tượng tác động. Pháp luật trừu tượng nhằm vào bản tính vị kỷ nhưng pháp luật cụ thể lại chỉ nhằm vào lĩnh vực hoạt động được thúc đẩy bởi bản tính vị kỷ. Tuy khác biệt nhau về đối tượng tác động nhưng pháp luật trừu tượng thống nhất với pháp luật cụ thể thành một hệ thống pháp luật, trong đó pháp luật trừu tượng phải làm cơ sở chung cho pháp luật cụ thể để pháp luật cụ thể chỉ biểu hiện cụ thể pháp luật trừu tượng trong từng lĩnh vực nhất định mà thôi.
Pháp luật trừu tượng là pháp luật phải quy định các nguyên tắc chung nhất biểu hiện thành chính thể dân chủ với các quy tắc chính trị bảo đảm cho cả hệ thống pháp luật tồn tại để bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp hoặc động cơ đạo đức thúc đẩy người ta làm điều tốt đẹp hoặc ngăn chặn người ta làm điều xấu xa; pháp luật trừu tượng biểu hiện thành HIẾN PHÁP hoặc HIẾN CHƯƠNG (hoặc một cái gì đó tương tự như vậy). Vì chỉ nhằm vào bản tính vị kỷ mà không hề nhằm vào bất cứ hành vi nào được thúc đẩy bởi chính bản tính đó nên pháp luật trừu tượng được lấy làm đối tượng chính cho việc nghiên cứu ở đây, tức là việc nghiên cứu ở đây chủ yếu chỉ nhằm vào pháp luật theo ý nghĩa rộng nhất cho danh từ đó.
Pháp luật cụ thể là pháp luật chỉ quy định các nguyên tắc riêng cho các hành vi cụ thể được thúc đẩy bởi bản tính vị kỷ; pháp luật cụ thể chỉ biểu hiện pháp luật trừu tượng trong từng lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như dân sự hoặc hình sự, v. v., pháp luật cụ thể cũng có thể phải bao gồm cả pháp luật trừu tượng nhưng chỉ bao gồm pháp luật trừu tượng với một bộ phận nhất định mà thôi, tức là pháp luật cụ thể cũng có thể phải bao gồm một số quy tắc chính trị nhưng các quy tắc này chỉ bao chiếm một bộ phận nhất định cho lĩnh vực chính trị hoặc chỉ làm hệ quả cho lĩnh vực đó, chẳng hạn như đạo luật về đảng phái hoặc đạo luật về bầu cử, v. v.. Chính vì chỉ biểu hiện cụ thể pháp luật trừu tượng trong từng lĩnh vực nhất định hoặc chỉ bao gồm một số quy tắc chính trị mà không thể bao gồm tất cả các quy tắc chính trị nên ở đây pháp luật cụ thể không được xem xét chi tiết trong quan hệ với chính nó mà chỉ có thể được đề cập khái quát trong quan hệ với pháp luật trừu tượng.
Pháp luật trừu tượng biểu hiện thành Hiến pháp hoặc Đạo luật Cơ bản (cũng có thể được gọi là Hiến chương) nhưng pháp luật cụ thể lại chỉ biểu hiện thành các đạo luật cụ thể phù hợp với Hiến pháp hoặc chỉ có hiệu lực theo Hiến pháp.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm cơ sở pháp lý cho chính thể dân chủ, bao gồm các điều luật khái quát nhất quy định cả quyền lẫn nghĩa vụ cho mọi cá nhân đồng thời quy định chính quyền phải hoạt động theo nguyên tắc dân chủ nhằm bảo đảm cho mọi cá nhân đều thực hiện được cả quyền lẫn nghĩa vụ.
Về nội dung, Hiến pháp phải bao gồm các điều luật khái quát nhất chỉ quy định chung nhất các quy tắc chính trị bảo đảm cho mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, đòi hỏi phải phân chia chính quyền thành ba cơ quan khác nhau hoạt động độc lập với nhau để mỗi cơ quan nhất định thực hiện độc lập một quyền lực nhất định trong ba quyền lực đó, nhằm bảo đảm Tự do – Bình đẳng – Bác ái cho xã hội, cũng tức là bảo đảm cho mọi cá nhân đều thực hiện được cả quyền lẫn nghĩa vụ. Hiến pháp không được bao gồm các điều luật chi tiết quy định cụ thể một lĩnh vực nào đó ngoài các quy tắc chính trị. Ví dụ: Hiến pháp có thể phải quy định khái quát nhất cả quyền lẫn nghĩa vụ về kinh tế nhưng không cần phải quy định chi tiết những cái gì đó được rút ra từ cả quyền lẫn nghĩa vụ về kinh tế, tức là không cần phải quy định chi tiết nền kinh tế hoạt động như thế nào; vì nền kinh tế hoạt động như thế nào sẽ được suy ra từ cả quyền lẫn nghĩa vụ về kinh tế đã được quy định ngay trong Hiến pháp nên Hiến pháp không cần phải quy định chi tiết nền kinh tế hoạt động như thế nào. Tương tự như vậy, Hiến pháp không cần phải quy định chi tiết nền văn hoá hoạt động như thế nào; vì nền văn hoá hoạt động như thế nào sẽ được suy ra từ cả quyền lẫn nghĩa vụ về văn hoá đã được quy định ngay trong Hiến pháp nên Hiến pháp không cần phải quy định chi tiết nền văn hoá hoạt động như thế nào. Tóm lại, Hiến pháp phải đặt trọng tâm vào các nguyên tắc chính trị mà không được sa đà vào những hoạt động cụ thể ngoài các nguyên tắc chính trị mới thể hiện được sự khôn ngoan. Hiến pháp phải thể hiện sự khôn ngoan để phát tiết sự khôn ngoan chứ không được áp đặt sự khôn ngoan để tiêu diệt sự khôn ngoan, hoặc không được lấy sự khôn ngoan làm vỏ bọc để thể hiện bất cứ cái gì đó trái ngược với sự khôn ngoan, làm như vậy sẽ tiêu diệt sự khôn ngoan.
Với nội dung đó, Hiến pháp có thể được định nghĩa chính xác hơn như sau: Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm cơ sở pháp lý cho chính thể dân chủ, bao gồm các điều luật khái quát nhất chỉ quy định chung nhất các quy tắc chính trị bảo đảm cho mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, đòi hỏi phải phân chia chính quyền thành ba cơ quan khác nhau hoạt động độc lập với nhau để mỗi cơ quan nhất định thực hiện độc lập một quyền lực nhất định trong ba quyền lực đó, nhằm bảo đảm Tự do – Bình đẳng – Bác ái cho xã hội, cũng tức là bảo đảm cho mọi cá nhân đều thực hiện được cả quyền lẫn nghĩa vụ.
Như vậy, Hiến pháp phải quy định xã hội được tổ chức theo chính thể dân chủ, tức là quy định chế độ chính trị phải bảo đảm cho mọi cá nhân đều làm chủ bản thân bằng pháp luật. Trong chính thể dân chủ, mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, nhưng mỗi cá nhân nhất định sử dụng như thế nào cả ba quyền lực đó sẽ phụ thuộc vào khả năng riêng ở từng cá nhân nhất định: nếu có hiểu biết hoặc hiểu biết cao thì có thể sử dụng trực tiếp cả ba quyền lực đó nhưng nếu không hiểu biết hoặc hiểu biết thấp thì có thể sử dụng gián tiếp cả ba quyền lực đó thông qua thân nhân hoặc các cơ quan đại diện được bầu chọn bởi chính nhân dân.
Nội dung như vậy làm cho Hiến pháp ắt phải có tính chất nhất quán với các điều luật khái quát thống nhất với nhau hoặc liên quan hữu cơ với nhau: vừa bổ sung cho nhau vừa làm tiền đề cho nhau tồn tạikhông hề loại trừ nhau hoặc không triệt phá nhau, không có điều luật này tiêu diệt điều luật khác cũng như không có điều luật này vô hiệu hoá điều luật khác, Hiến pháp không có gì khó hiểu khi có điều luật nọ viện dẫn điều luật kia để thể hiện tính chất nhất quán. Nội dung đó cũng làm cho Hiến pháp có tính chất khách quan với tất cả các điều luật khái quát nhất đều thể hiện chân thực ý chí chung cho mọi cá nhân khiến mọi cá nhân đều chấp nhận Hiến phápkhông có cá nhân nào chống lại Hiến pháp. Nội dung đó cũng đương nhiên làm cho Hiến pháp có tính chất phổ quát với các điều luật khái quát vượt qua mọi giới hạn về cả không gian lẫn thời gian mà trở thành giá trị chung cho cả nhân loại. Ví dụ: Hiến pháp Mỹ không có điều luật chi tiết quy định cụ thể cả lãnh thổ quốc gia lẫn nghi thức quốc gia (quốc kỳ, quốc hiệu, quốc ca, v. v.) làm cho Hiến pháp Mỹ được tiếp nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia khác ngoài nước Mỹ; tính chất phổ quát làm cho Hiến pháp Mỹ bành trướng ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên khắp thế giới đến mức độ mà càng bị chống cự sẽ càng bành trướng mạnh mẽ hơn. Tất nhiên, Hiến pháp Mỹ cũng có tính chất đặc thù được quy định bởi hoàn cảnh ra đời khác hẳn với tính chất phổ quát được quy định bởi nguyên tắc dân chủ.
Nói như vậy để hiểu rằng: muốn có tính chất nhất quán, Hiến pháp phải thực hiện được mục đích cho pháp luật; muốn có tính chất khách quan, Hiến pháp phải được làm ra bằng phương pháp khách quan mà không thể được làm ra bằng phương pháp chủ quan, tức là phải được làm ra bởi tất cả các thành phần khác nhau trong nhân dân mà tuyệt đối không thể được làm ra bởi một cá nhân nhất định hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ; muốn có tính chất phổ quát, Hiến pháp phải hướng tới pháp luật trừu tượng để trở thành pháp luật trừu tượng mà không được sa đà vào pháp luật cụ thể để rồi chỉ trở thành pháp luật cụ thể.
Về hình thức, Hiến pháp có thể được phân chia thành hai loại Hiến pháp khác biệt nhau về cách thức thể hiện: Hiến pháp Hữu hình khác biệt với Hiến pháp Vô hình. Hiến pháp Hữu hình là Hiến pháp được biểu hiện độc lập thành một đạo luật độc lập với một văn bản độc lập làm cơ sở chung cho cả hệ thống pháp luật, chẳng hạn như Hiến pháp Mỹ. Hiến pháp Vô hình là Hiến pháp không được biểu hiện độc lập thành một đạo luật độc lập với một văn bản độc lậpchỉ được biểu hiện phụ thuộc qua nhiều đạo luật cụ thể với các văn bản cụ thể nhưng vẫn làm cơ sở chung cho cả hệ thống pháp luật, chẳng hạn như Hiến pháp Anh. Dù khác biệt nhau về cách thức thể hiện như vậy, nhưng cả Hiến pháp Hữu hình lẫn Hiến pháp Vô hình đều thể hiện chung thành các điều luật khái quát nhất có nội dung nhất quán như đã được trình bày khái quát ở trên.
Về cấu trúc hoặc bố cục, Hiến pháp có ba phần khác nhau tương ứng với ba chế định cơ bản.
Phần thứ nhất là chế định về xã hội công dân, trong đó phải bao gồm cả xã hội dân sự. Phần này bao gồm các điều luật quy định cả quyền lẫn nghĩa vụ cho mọi cá nhân để mỗi cá nhân trở thành một công dân, trong đó phải nhấn mạnh đặc biệt các quyền chính trị để mọi công dân đều có thể làm chủ đối với nhà nước dân chủ hoặc nhà nước pháp quyền, theo đó Quyền lực Hiến pháp hoăc Quyền lực Lập hiến phải thuộc về mọi công dân.
Phần thứ hai là chế định về nhà nước dân chủ hoặc nhà nước pháp quyền, bao gồm các điều luật quy định nhà nước này phải dựa trên ba thiết chế cơ bản như đã được trình bày ở trên, bao gồm: 1/ Quy chế phân lập tam quyền ngăn ngừa được các nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực nhà nước. 2/ Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bảo đảm cho nhân dân làm chủ được các nhà cầm quyền. 3/ Chế độ bầu cử tự do làm cho nhà nước dân chủ phải phụ thuộc vào nhân dân mà phục vụ nhân dân; chế độ bầu cử đó phải tuân thủ cả quy chế phân lập tam quyền lẫn nguyên tắc đa nguyên bình đẳng để thực hiện được triệt để cả hai thiết chế đó, tức là ba thiết chế đó bổ sung cho nhau đồng thời cùng nhau bảo tồn pháp luật. Phần này nhất thiết phải quy định cách thức cụ thể để thực hiện từng quyền lực nhất định trong ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, để sao cho mỗi quyền lực nhất định trong ba quyền lực đó phải bị chế ước bởi hai quyền lực kia: nếu được sử dụng sai lầm dẫn đến quyết định sai lầm thì mỗi quyền lực nhất định trong ba quyền lực đó phải bị phủ quyết đối với quyết định sai lầm bởi hai quyền lực kia.
Phần thứ ba là chế định về bảo vệ hiến pháp bao gồm các điều luật quy định cơ chế tự vệ cho Hiến pháp để Hiến pháp phải được bảo vệ bởi chính nó, theo đó Hiến pháp không thể chỉ được bảo vệ bởi một cá nhân duy nhất hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồphải được bảo vệ bởi mọi cá nhân.
Tùy theo trình độ nhận thức cùng với bản sắc văn hóa mà mỗi cộng đồng nhất định sẽ làm Hiến pháp cho mình theo một cấu trúc nhất định nhưng nói chung Hiến pháp luôn luôn có ba phần khác nhau như đã được trình bày trên đây, trong đó mỗi phần nhất định liên quan chặt chẽ với các phần khác để cả ba phần đó đều phải bảo đảm Quyền lực Hiến pháp hoặc Quyền lực Lập hiến thuộc về mọi công dân.
Về hiệu lực, Hiến pháp có thể được phân chia thành hai loại đối lập nhau: Hiến pháp Chân chính đối lập với Hiến pháp Giả nguỵ. Hiến pháp Chân chính đã được định nghĩa ở trên, nhờ quy định chính quyền phải hoạt động theo nguyên tắc dân chủ mà Hiến pháp Chân chính bảo đảm được cho mọi cá nhân đều thực hiện được cả quyền lẫn nghĩa vụ để xã hội có Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Hiến pháp Giả nguỵ là một văn kiện chính trị làm công cụ pháp lý cho chính thể chuyên chế hoặc chế độ độc tài, bao gồm các điều luật chi tiết vừa mâu thuẫn với nhau vừa mâu thuẫn với chính mình nhằm bảo đảm tập trung quyền cho một cá nhân nhất định hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ đồng thời tập trung nghĩa vụ cho tất cả các cá nhân khác. Hiến pháp Giả nguỵ tách quyền với nghĩa vụ làm cho người nào hưởng quyền sẽ trở thành chủ nhân đối lập thù địch với người nào làm nghĩa vụ sẽ trở thành nô lệ, đồng thời tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháptư pháp, vào một cá nhân nhất định hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ làm cho tất cả các cá nhân khác bị mất hết cả ba quyền lực đó. Quả thật, chính vì chỉ có các điều luật chi tiết vừa mâu thuẫn với nhau vừa mâu thuẫn với chính mình nên Hiến pháp Giả nguỵ trở thành con số không (0); con số không cho thấy Hiến pháp Giả nguỵ không có những yếu tố cần thiết cho Hiến pháp, tức là Hiến pháp Phi–Hiến pháp. Không có những yếu tố cần thiết cho Hiến pháp, Hiến pháp Giả nguỵ không thể bảo đảm cho hệ thống pháp luật tồn tại; hệ thống pháp luật không tồn tại làm cho xã hội không có tự do, không có bình đẳng, không có bác ái. Hiến pháp Giả nguỵ xuất hiện nhiều trên khắp thế giới từ đầu thế kỷ XX đến nay thể hiện xu hướng lạm dụng đối với Hiến pháp. Chính vì nắm bắt được xu hướng đó nên Friedrich August von Hayek (1899 – 1992) đã phải phân biệt Hiến pháp Tự do với Hiến pháp Nô lệ bằng một tác phẩm trứ danh được xuất bản vào năm 1960 nhằm ngăn ngừa xu hướng đó: The Constitution Of Liberty (Hiến pháp Về Tự do).
Ở đây cần phải khắc phục một sự ngộ nhận đáng tiếc về Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755) cho rằng ông đã phát triển toàn diện quy chế phân lập tam quyền, sự ngộ nhận đó làm cho người ta thường nghĩ ngay đến tên tuổi của ông mỗi khi nhắc tới quy chế phân lập tam quyền. Thật ra, C. S. Montesquieu chỉ đóng góp một phần nhất định tuy nổi bật nhất nhưng không quan trọng nhất vào lý thuyết khoa học về quy chế phân lập tam quyền mà không hề xây dựng tất cả lý thuyết đó.
Dựa vào C. S. Montesquieu, người ta tin tưởng chắc chắn rằng, quy chế phân lập tam quyền làm nền tảng cơ bản nhất cho chính thể dân chủ, niềm tin tưởng đó chỉ có thể có cơ sở trên lý thuyết nhưng thực tế đã cho thấy rằng, quy chế phân lập tam quyền chỉ tồn tại được với ít nhất hai thiết chế khác (bao gồm cả nguyên tắc đa nguyên bình đẳng lẫn chế độ bầu cử tự do) làm điều kiện cần thiết cho quy chế kia tồn tại. Sự thể này cho thấy thực tiễn chính trị đã vượt qua C. S. Montesquieu.
Không thể phủ nhận được rằng C. S. Montesquieu đã có ảnh hưởng lớn đối với Hiến pháp Mỹ nhưng có thể khẳng định được rằng ảnh hưởng đó không có tác dụng quyết định đối với Hiến pháp Mỹ. Cho dù chính quyền được tổ chức theo “quy chế phân lập tam quyền” nhưng nếu cả ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đều chỉ bị kiểm soát bởi một phe nhóm nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ mà không hề bị kiểm sát bởi toàn thể nhân dân vốn dĩ bao gồm nhiều thành phần khác nhau về cả quyền lợi lẫn ý đồ thì quy chế phân lập tam quyền sẽ trở nên vô nghĩa. Sự thể đó cho thấy rằng nguyên tắc đa nguyên bình đẳng quan trọng hơn nhiều so với quy chế phân lập tam quyền. Ở ngay chính nước Mỹ vẫn có những cơ chế tổ chức chỉ thuộc về chính thể quý tộc, như Thượng Nghị viện có số lượng thành viên bằng nhau cho các bang khác nhau về dân số, Thượng Nghị viện thực hiện quyền lực tư pháp đối với Tòa án, hoặc có vẻ nghiêm trọng hơn cho Bang Nebraska chỉ có Nghị viện Tập trung mà không phải có Nghị viện Phân tán thành Thượng Nghị viện độc lập với Hạ Nghị viện, v. v.. Tuy nhiên, vì có nguyên tắc đa nguyên bình đẳng được thể hiện rõ ràng qua Tuyên ngôn Về Nhân quyền trong Hiến pháp nên cơ chế đó bị mất tính chất quý tộc mà hầu như chỉ có tính chất dân chủ.
Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để có chính thể dân chủ? Phải đấu tranh ôn hòa bằng các giải pháp hòa bình. Đấu tranh ôn hòa bao gồm cả đấu tranh tư tưởng lẫn đấu tranh chính trị. Đấu tranh tư tưởng nhằm xây dựng Văn hóa Dân chủ nhưng đấu tranh chính trị lại phải nhằm thiết lập chính thể dân chủ đồng thời bảo vệ chính thể đó. Đấu tranh tư tưởng tuy khác biệt đấu tranh chính trị về cả mục đích lẫn phương tiện nhưng đấu tranh tư tưởng lại mở đường cho đấu tranh chính trị đi đến thành công. Hơn nữa, giữa đấu tranh tư tưởng với đấu tranh chính trị cần phải có một sự giống nhau cơ bản nhất, đó là loại bỏ bạo lực.
Vì sao phải loại bỏ bạo lực? Vì bạo lực chỉ làm tổn thương sự sống hoặc thậm chí có thể tiêu diệt sự sống nên cần phải loại bỏ bạo lực để bảo tồn sự sống. Vì ai cũng có bản tính vị kỷ khiến ai cũng muốn bảo tồn sự sống cho mình nên cần phải loại bỏ bạo lực để bảo tồn sự sống cho tất cả các bên tranh chấp: cả người đấu tranh lẫn người bị đấu tranh. Vì ai cũng có bản tính vị kỷ khiến ai cũng muốn cầu lợi cho mình nên cần phải loại bỏ bạo lực để bảo đảm nguyên tắc cùng thắng cho đấu tranh ôn hòa: cả người đấu tranh lẫn người bị đấu tranh đều thắngkhông người nào bị thua. Nguyên tắc cùng thắng cho phép tất cả các bên tranh chấp đều có thể biến kẻ thù thành bạn hữu hoặc biến đối thủ thành đối tác. Vì ai cũng có bản tính vị kỷ khiến ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, nên cần phải loại bỏ bạo lực để bảo đảm cho tất cả mọi người đều được sống, được tự do và được hạnh phúc trong chính thể dân chủ vốn phải lấy Hiến pháp làm cơ sở pháp lý cho mình.
Hòa bình luôn luôn làm linh hồn cho Hiến pháp.
Hà Huy Toàn
(Diễn đàn XHDS)

  • Forbes names Wang Asia's businessman of the year (Washington Post) - Wang Jianlin's real estate empire rests on a power trio of values: structure, culture and execution. They added up to his being named Forbes Asia's 2013 Businessman of the Year on Thursday.
  • Irregularities on the rise: CSRC (Washington Post) - The quantity of violation cases handled by the China Securities Regulatory Commission in the first 10 months of the year has exceeded the amount for the whole of last year
  • Reform is to serve as stimulus to new growth (Washington Post) - China's economic vitality will be stimulated after the Third Plenum of the 18th Central Committee of the CPC, with the country expected to see a relatively high growth rate until 2020.
  • Tackling overcapacity is top priority (Washington Post) - "Although overcapacity is an old and periodic problem that arises about every five years, it was not as serious before as it is now," said Li Zhongjuan.
  • Govt mulls measures to deepen reform (Washington Post) - The government will select some investment projects in the fields of finance, oil, electricity, railways, telecommunications, resource development and public services for private investment.
  • Suning sets up R&D center (Washington Post) - Expecting more tax revenue, local employment and future acquisition opportunities, Silicon Valley rolled out the red carpet on Tuesday for Suning, a Chineseprivately owned retail giant.
  • Snowboarder aims to show the Wei (Washington Post) - As China's only, and Asia's highest-level, world snowboarding tournament, the Redbull Nanshan Open is now entering its 12th year.
  • A blooming marvelous show (Washington Post) - More than 100,000 potted chrysanthemums are blooming at the Shanghai Gongqing Forest Park, while the city begins its winter days.
  • Guardian of good taste (Washington Post) - He has been in Beijing for 15 years, he says, and still speaks with a slight accent that testifies to the fact. Chary Jo, from South Korea, is restaurant manager of the Yun Hai Korean Restaurant inside the Kunlun Hotel in Beijing.
  • Feel-good stories ask questions of us all (Washington Post) - To dispel the gloom of the day, there is nothing like a heartwarming true story. Make it two stories, a perfect pair, as a matter of fact, that took place across the Pacific Ocean almost simultaneously.
  • Diabetes has its day on stage (Washington Post) - A boy who was diagnosed with diabetes at the age of 5 is living a comfortable life well into old age, because he follows doctors' suggestions on medications, diet and exercise.
  • Hamlet en pointe (Washington Post) - A star choreographer packages the madness, grief and rage of Shakespeare's prince of Denmark into a dance drama all her own, Chen Nan reports.
  • Unspoken shame (Washington Post) - When prosecuting and public security authorities jointly released an order on Oct 24 stipulating harsher punishment for perpetrators of sexual assault against minors under 12, the move was greeted with enthusiasm from the public.
  • TCM gains ground (Washington Post) - Earlier this year, Dongzhimen Hospital, a TCM hospital affiliated to Beijing University of Chinese Medicine, opened its international clinic in the heart of Beijing, to provide high-end health services to patients, using traditional Chinese medicine treatments and practices.
  • Reforms to boost Sino-EU ties (Washington Post) - In advance of today's EU-China summit in Beijing, European leaders possibly have been studying the reform package agreed at the Third Plenum last week. Following initial disappointment at the rather vague communiqu, the details published in recent days have been more positive and have set the stage for a successful meeting.
  • Envoy hails typhoon aid to Philippines (Washington Post) - China's decision to send three medical teams to the typhoon-hit Philippines is in line with its policy of good-neighborly diplomacy, the top Chinese envoy to the country said on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét